1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ luật học địa vị pháp lý của thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở việt nam hiện nay

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm ..... Hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Thanh Tuấn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô hướng dẫn là PGS.TS Bùi Thị Huyền và TS Nguyễn Văn Cương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án

Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô ở Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội đã chỉ bảo, góp ý, hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu cũng như nâng cao phương pháp, kỹ năng viết luận án

Xin cảm ơn các anh chị em là đồng nghiệp tại Tòa án nhân tỉnh Hải Dương, Tòa án nhân dân huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã cổ vũ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn bè đã thổi lửa, tiếp sức cho tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Thanh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 7

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 14

1.3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2 29

LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN 29

TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM 29

2.1 Khái niệm và những thành tố cơ bản của địa vị pháp lý Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm 29

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự 29

2.2 Các yếu tố thể hiện địa vị pháp lý Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm 43

2.3 Mối liên hệ giữa địa vị pháp lý của Thẩm phán với các chủ thể khác khi giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm 51

2.4 Sơ lược hình thành, phát triển địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM 69

3.1 Thực trạng quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm 69

3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm 104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 123

CHƯƠNG 4 124

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 124

VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM 124

4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm 124

Trang 4

4.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải

quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm 127

4.3 Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm 134

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 142

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHỤ LỤC 154

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự

BPKCTT : Biện pháp khẩn cấp tạm thời HTND : Hội thẩm nhân dân

HĐXX : Hội đồng xét xử LSĐBS : Luật sửa đổi bổ sung TANDTC : Tòa án án nhân dân tối cao

TAND : Tòa án nhân dân TTDS : Tố tụng dân sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong hoạt động tư pháp, Tòa án giữ vai trò trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử các vụ án Tòa án cũng được Hiến pháp quy định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ [39]

Theo quy định, thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và dân sự Trong những năm gần đây, tranh chấp về kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và dân sự đều tăng mạnh cả về số lượng và tính phức tạp về nội dung Điển hình là các tranh chấp kinh doanh, thương mại mà hệ thống Tòa án phải thụ lý, giải quyết năm 2018 theo thủ tục sơ thẩm là 15.439 vụ việc, tăng 1.423 vụ việc so với năm 2017 [92] Không chỉ tăng về số lượng các vụ án, tính phức tạp về nội dung ngày càng biểu hiện rõ nét Các tranh chấp không chỉ đơn thuần nằm trong một lĩnh vực nhất định mà liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, như tranh chấp trong hoạt động đầu tư, tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở Điều đó gây không ít khó khăn, vướng mắc cho hoạt động giải quyết vụ án của hệ thống Tòa án Mặc dù vậy, hệ thống Tòa án đã thụ lý, giải quyết khá hiệu quả nhiều tranh chấp dân sự, phần nào đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn cho thấy vẫn còn không ít khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chức năng xét xử của Tòa án Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, làm cho hoạt động xét xử của Tòa án chưa thực sự hiệu quả, chưa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế Đảng Cộng sản Việt Nam thấy được nhu cầu cải cách, hoàn thiện các cơ quan tư pháp và đã đặt ra nhiệm

vụ “cải cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp” từ Đại hội VIII, IX của

Trang 7

Đảng Cụ thể hóa nhiệm vụ trên, cải cách tư pháp, trong đó trọng tâm là cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án đã được nhiều văn kiện của Đảng ghi nhận

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến

lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị

(khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa

án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra” thể hiện rõ tinh thần ấy Thể chế hóa chủ

trương này, nhiều đạo luật và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành, tạo hành

lang pháp lý quan trọng cho TAND thực hiện chức năng xét xử

Hoạt động của hệ thống Tòa án được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động xét xử của Thẩm phán Khi giải quyết vụ án, Thẩm phán tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng, kể cả khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (giám đốc thẩm, tái thẩm), trong đó xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự (gọi tắt là vụ án dân sự sơ thẩm) theo BLTTDS có vai trò và ý nghĩa quan trọng Khi giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục thông thường, ngoài Thẩm phán, còn có sự tham gia của các HTND, nhưng vai trò của Thẩm phán vẫn có ý nghĩa quyết định hàng đầu đối với chất lượng giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm Thẩm phán phải trực tiếp lập hồ sơ vụ án; áp dụng các biện pháp thu thập, tài liệu chứng cứ; tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải; ban hành các quyết định tố tụng và xét xử vụ án Đặc biệt, trong vụ án dân sự sơ thẩm giải quyết theo thủ tục rút gọn, xét xử không có sự tham gia của HTND, Thẩm phán là người duy nhất đưa ra phán quyết đối với tranh chấp dân sự

Thực tế cho thấy, quá trình giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm có nhiều tình huống, vướng mắc và bất cập, gây không ít khó khăn cho Thẩm phán khi tiến hành tố tụng Trong khi đó, địa vị pháp lý của Thẩm phán có mặt còn chưa được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ được đề cao hơn đương sự; nhiều đương sự chưa ý thức được việc chứng minh cho yêu cầu của mình; trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm chưa hợp lý Mặt khác, Thẩm phán giải quyết các vụ án dân sự vẫn còn nhiều sai sót, tình trạng vi phạm TTDS còn nhiều, tỷ lệ bản án dân sự sơ thẩm bị hủy, sửa do lỗi chủ quan vẫn cao, một số vụ án còn để quá hạn luật định; tính chủ

Trang 8

động, sáng tạo của Thẩm phán còn hạn chế; sự phối hợp giữa Thẩm phán với HTND, Thư ký chưa thực sự hiệu quả Cơ chế bảo đảm hoạt động TTDS của Thẩm phán chưa thực sự được quan tâm, hoàn thiện Nói cách khác, địa vị pháp lý của Thẩm phán trong TTDS nói chung và trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm còn nhiều điểm chưa rõ cả về khía cạnh nhận thức lý luận và thực tiễn Những nguyên nhân này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án trong lĩnh vực dân sự, tác động không có lợi đến quyền, lợi ích của Nhà nước và nhân dân Vì vậy, nghiên cứu để nhận thức cho đúng địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, qua đó, đề xuất hoàn thiện các quy định và cơ chế bảo đảm thực hiện hiệu quả địa vị pháp lý của Thẩm phán cùng các thủ tục giải quyết vụ án dân sự có liên quan, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, bảo đảm giải quyết đúng đắn các tranh chấp dân sự (bao gồm cả kinh doanh, thương mại , phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp là hết sức cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn và cách đặt vấn đề như vậy, tác giả lựa chọn đề tài

“Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Luật kinh tế, mã số

9.38.01.07

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống các khía cạnh lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo nghĩa rộng (gồm các vụ án kinh doanh, thương mại; hôn nhân gia đình; lao động và dân sự ; đề xuất hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễn cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau:

- Làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm: Khái niệm địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; vị trí, vai trò, cơ sở quy định địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; mối liên hệ giữa Thẩm phán

Trang 9

với các chủ thể khác trong TTDS;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của

Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; tìm hiểu, so sánh với địa vị pháp lý của Thẩm phán ở một số quốc gia khác khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm;

- Làm sáng tỏ thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật và các biện

pháp bảo đảm địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm;

- Đề xuất, luận chứng yêu cầu, giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm

phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo nghĩa rộng Cụ thể:

- Các quan điểm khoa học đã được công bố ở trong và ngoài nước về địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung và vấn đề địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm nói riêng

- Hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về địa vị pháp lý của Thẩm phán;

- Các quy định của pháp luật Việt Nam địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay;

- Pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở một số quốc gia trên thế giới;

- Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam;

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo nghĩa rộng (gồm các vụ án kinh doanh, thương mại; hôn nhân gia

Trang 10

đình; lao động và dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tính từ khi thụ lý vụ án và Thẩm phán được lãnh đạo Tòa án phân công giải quyết vụ án theo quy định, đồng thời xem xét thực tiễn việc thực hiện địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm

Luận án cũng tìm hiểu các quan niệm, quy định pháp luật của một số nước về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp so sánh và thống kê

5 Những điểm mới của luận án

- Về cách tiếp cận: Luận án không chỉ tiếp cận vấn đề địa vị pháp lý của Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay nói chung, mà tập trung nghiên cứu địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm Địa vị pháp lý của Thẩm phán được nghiên cứu một cách toàn diện ở các khía cạnh: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ; các văn bản dưới luật; các án lệ của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao; các bản án, quyết định dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật

- Luận án đưa ra khái niệm, những thành tố cơ bản và làm rõ đặc điểm của địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay

- Luận án đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những hạn chế, bất cập của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm cũng như những hạn chế, thiếu sót trong quá trình áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm

Trang 11

- Luận án đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án sơ thẩm của Thẩm phán Những giải pháp đưa ra, một mặt hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán, mặt khác hoàn thiện thủ tục tố tụng giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm theo hướng khoa học nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng và đúng pháp luật

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn toàn diện về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; xây dựng, hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự và thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm

- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay cung cấp cho các nhà nghiên cứu, cơ quan xây dựng và thực hiện pháp luật… những thông tin đáng tin cậy để phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Những giải pháp mà luận án đưa ra là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình hoàn thiện pháp luật về

địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm nói riêng, hoàn

thiện pháp luật địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung Luận án có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập trong chuyên ngành luật tố tụng dân sự, luật kinh tế

Chương 3: Thực trạng địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo pháp luật hiện hành

Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam

Ngày đăng: 31/03/2024, 14:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w