Trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khu kinh tế cửa khẩu biên giới KTCKBG là một mô hình thích hợp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN MAI HƯƠNG
Ở TINH LANG SƠN
Chuyên ngònh: kinh tế chính trị XHCN
Ma số : 5.02.01
LUAN VAN THAC SY KHOA HOC KINH TE
Người hướng dẫỗn khoa học: Ts Lê Danh Tốn
| ĐẠI HỌC QUCG GIÁ HÀ HỘI |
| TRUNG TAM THONG TIN.THU VIÊN ||
~T T— _—_——— ‡
i}
!
HÀ NỘI - 2001
Trang 2MỤC LỤC
PHAN MỞ p/U
Chương MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VE KHU KINH TE CUA KHẨU BIEN GIỚI
1.1 Khái luậi về khu kinh tế cửa khẩu biên giới
1.1.1 Khái nệm
1.1.2 Đặc ditm cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu biên giới
1.1.3 Nhữngnhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển khu 11
KTCKBG
1.1.4 Vai tròcủa khu KTCKBG đối với nền kinh tế quốc dân 21
1.2 Quá trìn hình thành các khu KTCKBG ở Việt Nam 25 1.2.1 Các kìu vực CKBG được áp dụng chính sách phát triển khu 25
KTCKBG ở Yiệt Nam
1.2.2 Tình hnh xây dựng các khu KTCKBG ở Việt Nam ry
1.2.3 Nghiér cứu một vài khu KTCKBG 33
Chương 2: QuA TRÌNH HÌNH THÀNH VA PHÁT TRIỂN KHU KINH TE CUA KHẨU 39
BIEN GIỚI © LANG SON
2.2.2 Quá trình xây dựng và qui chế cho khu KTCKBG ở tỉnh Lạng Sơn 50
2.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho khu KTCKBG ở 54
Lạng Sơn
2.2.4 Tình hình thu hút đầu tư 58 2.2.5 Quan hệ thương mại quốc tế trong khu KTCKBG Lạng Sơn 59
2.3 Những kết quả đạt được 62 2.3.1 Về xuất khẩu 62
2.3.2 Về hoạt động du lịch, xuất nhập cảnh 63 2.3.3 Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 65
2.3.4 Về thu ngân sách 67
2.3.5 Góp phần đẩy nhanh quá trình tao dựng cơ sở van hoá-xã hội 68
cho khu KTCKBG nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung
Trang 32.4 Một số tôn tại , khó khăn trong qúa trình xây dựng và phát triển
2.4.5 Tình hình an ninh biên giới tại khu vực cửa khẩu
2.4.6 Năng lực quản lý và kinh doanh
Chương 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI Ở LẠNG SƠN
3.1 Triển vọng phát triển quan hệ Việt-Trung qua khu KTCKBG ở
Lạng Sơn
3.2 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
3.3 Một số quan điểm trong việc xây dựng và phát triển khu KTCKBG
ở Lạng Sơn
3.3.1 Phát triển khu KTCKBG phải đảm bảo được tính hiệu quả kinh
tế-xã hội
3.3.2 Phát triển khu KTCKBG phải hướng tới việc xây dựng một nền
kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
3.3.3 Phát triển khu KTCKBG phải nhằm góp phần thực hiện tốt hai
nhiệm vụ chiến lược "Xây dựng và bảo vệ tổ quốc" của cách mạng
Việt Nam
3.4 Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành và phát
triển khu KTCKBG ở Lạng Sơn
3.4.1 Quy hoạch khu KTCKBG trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế
3.4.2 Day mạnh hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu
3.4.3 Đối với hoạt động du lịch - xuất nhập cảnh
3.4.4 Giải pháp về vốn
3.4.5 Phát triển khoa học và công nghệ
3.4.6 Phát triển nguồn nhân lực
3.4.7 Giải pháp cho các vấn đề xã hội
77
77
79 80
89 91 91
a3
95
Trang 4CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TAT
Kinh tế cửa khẩu biên giới Phân công lao động xã hội
Trang 5PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối mở rộng
quan hệ hợp tác toàn diện với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung
Quốc, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực.
Trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng, Lạng Sơn là một tỉnh có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt trên con đường thông thương Việt Nam - Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng trên bộ giữa hai nước từ lâu đời Kể từ khi mối
quan hệ giữa hai nước được bình thường hoá Mậu dịch biên giới đã làm cho
đời sống kinh tế xã hội của Lạng Sơn Đặc biệt là ở các cửa khẩu biên giới
-biến đổi nhanh chóng Các hoạt động thương mại, đầu tư trong các khu vực
này trở nên nhộn nhịp và sôi động, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế Để “phát huy cao độ nội lực của cả dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” theo đường lối kinh tế của
Đảng, Việt Nam cần dựa vào nhiều mô hình kinh tế Trong điều kiện nền kinh
tế vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khu kinh tế cửa khẩu biên giới (KTCKBG) là một mô
hình thích hợp và có hiệu quả để thúc đẩy hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh
tế đối ngoại ở các vùng biên giới; là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với
nước ngoài Việc hình thành và phát triển các khu KTCKBG ở Việt Nam nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng là nhằm thực hiện định hướng “phát triển tuyến hành lang biên giới, trên cơ sở phát triển các đô thị gắn với kinh tế cửa khẩu”
của Đảng Với ý nghĩa đó tôi đã chọn đề tài “phát triển khu kinh tế cửa khẩu
biên giới ở tỉnh Lang Son" làm luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế.
Trang 62 Tinh hình nghiên cứu.
Xây dựng và phát triển khu KTCKBG ở Việt Nam là một vấn đề mới
nảy sinh từ khi thực hiện chính sách mở cửa Đặc biệt là từ năm 1996, sau khi Đảng và Nhà nước ban hành một số cơ chế chính sách mới về xây dựng thí
điểm khu KTCKBG ở một số tỉnh Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công
trình nghiên cứu khoa học và các bài báo của các tác giả được công bố Tiêu
biểu là những tài liệu sau:
- Chương trình - khai thác kinh tế và quản lý Nhà nước các cửa khẩu quốc tế và quốc gia tỉnh Lào Cai 1995 - 2010 -Trịnh Tất Đạt - Viện kinh tế.
- Quan hệ kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung với việc phát triển kinh tế hàng hoá các tỉnh vùng núi phía bắc - TS.Phạm Văn Linh - Nhà xuất
bản thống kê Hà Nội — 1999.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách
và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thi đối với khu vực cửa khẩu trên bộ
phía Bắc Việt Nam — luận văn thạc si của Nguyễn Thị Kim Dung - Bộ Kế
hoạch - Đầu tư.
- Khuyến khích đầu tư thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt
Nam — Nguyễn Mạnh Hùng - NXB Thống kê - 2000.
Nhìn chung các tác giả mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động
buôn bán qua biên giới và phản ánh thực trạng kinh tế xã hội ở các khu vực cửa
khẩu trong nước Riêng đối với khu vực Lạng Sơn, việc nghiên cứu một cách có
hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về khu KTCKBG vẫn chưa có công trình nào đề cập đến Luận văn sẽ đóng góp vào việc làm rõ vấn đề này.
3 - Mục đích nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở lý luận về khu KTCKBG để phân tích và đánh giá thực
trạng phát triển mô hình khu KTCKBG ở Lạng Sơn Qua đó làm rõ thực tếxuất phát điểm của việc xây dựng mô hình này
Dựa vào các kết quả phân tích và đánh giá thực tiễn để đưa ra các giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khu KTCKBG ở Lạng
Sơn cũng như ở các tỉnh biên giới khác trong cả nước.
z
Trang 74 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Quá trình hình thành và phát triển khu KTCKBG ở Lạng Sơn sẽ được
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề
cơ bản nhất của sự phát triển khu KTCKBG, được xem xét, phân tích trong
mối liên hệ với thực tiễn ở địa phương.
Luận văn lấy sự hoạt động của các khu cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng
Sơn từ khi thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt từ
năm 1997 đến nay để nghiên cứu và phân tích
5 - Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
-Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
-Phương pháp thống kê.
-Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
6 - Đóng góp của luận văn.
-Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về khu KTCKBG.
-Phân tích thực trạng và đưa ra những đánh giá về quá trình hình thành
và phát triển khu KTCKBG ở tỉnh Lạng Sơn.
-Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của khu
KTCKBG ở Lang Sơn.
7 - Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đâu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục theo ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn dé chung về khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển khu KTCKBG ở Lạng Sơn.
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành
và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở Lạng Sơn.
Trang 8CAC THUAT NGU VIET TAT
Kinh tế cửa khẩu biên giới
Phân công lao động xã hội
Trang 9CHUONG |
MOT SO VAN DE CHUNG VE KHU KINH TE CUA KHAU BIEN GIGI
1.1 KHÁI LUẬN VỀ KHU KINH TE CUA KHẨU BIEN GIỚI
1.1.1 Khái niệm.
Để nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành khu kinh tế cửa khẩu biên
giới (KKTCKBG), trước hết cần hiểu rõ một số khái niệm liên quan sau đây:
* Cửa khẩu: Là một địa điểm trên đường giao thông hoặc đầu mối
giao thông ở biên giới hay trong nội địa, được nhà nước quy định làm nơi xuất
khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh
Với khái niệm trên, ta thấy cửa khẩu có một vị trí rất quan trọng Thông
qua cửa khẩu việc, trao đổi hàng hoá và giao lưu quốc tế được thực hiện, phục
vụ tốt cho việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của đất nước Cửa khẩu
được chia thành hai loại : cửa khẩu nội địa (như sân bay quốc tế ), cửa khẩu
biên giới (bao gồm biên giới đường bộ, đường sông và đường biển )
* Khu kính tế Là một thể thống nhất sản xuất địa phương chuyên
nghiệp hoá có ý nghĩa toàn quốc, lấy thành phố lớn và vừa làm trung tâm Là
hình thức thực hiện sự PCLĐXH ở địa phương với điều kiện sau khi nền kinh
tế hàng hoá phát triển đến một giai đoạn nhất định, sản xuất ngày càng được
xã hội hoá , khu vực hoá Căn cứ vào đặc điểm chức năng và cơ cấu khu kinh
tế, khu kinh tế có thể chia thành hai loại hình là khu kinh tế ngành và khu kinh
tế tổng hợp [ 12;30].
Khái niệm khu kinh tế cho thấy trước hết đó phải là một vùng lãnh thổ
đặc thù, có khả năng hoàn chỉnh về mặt kinh tế Các đặc điểm về kinh tế - văn hoá - xã hội ở đó phải làm cho khu kinh tế trở thành một trong những mắt xích của nền kinh tế quốc dân.
Trang 10* Khu kinh tế cửa khẩu biên giới: Cho đến nay ở nước ta chưa có một
định nghĩa hoàn chỉnh về khu KTCKBG Ở Trung Quốc khái niệm này dưới
thuật ngữ “Duyên biên khai phóng “ được hiểu như sau: đó là khu vực thuộc
vùng biên giới nội địa có ưu thế về địa lý tự nhiên , tài nguyên phong phú , lấy
sự phát triển mậu dịch biên giới làm khởi điểm, lấy những thành thị công
nghiệp nội địa phát triển làm chỗ dựa Lợi dụng triệt để nhiều hình thức mậu
dịch kinh tế đối ngoại, cải thiện cơ cấu kinh tế, sáng tạo hoàn cảnh đầu tư,
thúc đẩy giao lưu hai chiều [ 12;32 ]
Qua tham khảo các khái niệm trên và các mô hình kinh tế cửa khẩu ở các nước, khái niệm khu KTCKBG có thể được hiểu như sau: Là một đơn vị kinh tế thuộc khu vực cửa khẩu biên giới nội địa có nhiều ưu thế về địa lý tự
nhiên, là nơi giao lưu giữa kinh tế trong và ngoài nước, trong đó các hoạt động
thương mại phát triển mạnh và làm chỗ dựa để phát triển mối quan hệ kinh tế
đối ngoại, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Khu KTCKBG
phải do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập với hệ
thống các chính sách ưu đãi thông thoáng
Như vậy khu KTCKBG có thể coi là một bước đột phá vào tình trạng
kinh tế đóng cửa, lạc hậu của các tỉnh vùng biên cương nội địa nhằm khai thác
những tiềm năng sắn có của vùng này, để phát triển và thu hút đầu tư Nhờ đó
mà đẩy mạnh sự phát triển kinh tế vùng biên giới và phụ cận, từng bước đưa
nền kinh tế đất nước bước vào nền kinh tế thị trường hiện đại.
Trong quá trình hội nhập để phát triển ,các quốc gia trên thế giới đã
xây dựng được nhiều hình thức hợp tác phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và trình độ kỹ thuật, quản lý Đó là những hình thức khu chế xuất(KCX), khu
công nghiệp,đặc khu kinh tế, khu thương mại tự do Giữa các hình thức này
xét đưới góc độ nào đó có những nét tương đồng với khu KTCKBG Để hiểu
thêm về vấn đề này , hãy xem xét một số khái niệm sau:
* Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp , có
ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế
Nn
Trang 11độ ưu tiên nhất định của Chính phủ hay của địa phương, do Chính phủ hoặc
Như vậy khu chế xuất có thể được coi như một tổ hợp các hoạt động
thương mai và công nghiệp được ưu đãi thuế quan
*Khu thương mại tu do: La một khu vực trong một nước mà tại đó hang hoá nước ngoài nhập vào khu được miễn thuế quan Hàng hoá có thể tự do cất trữ, phân loại, phân cấp, tháo dỡ, chế biến, chế tạo, đóng gói lại, thay đổi nhãn
hiệu, lắp ráp hoặc tái xuất khẩu mà không phải chịu sự giám sát quản lý của hải quan Chỉ khi nào hàng hóa nhập khẩu rời khỏi khu thương mại tự do để
vào nước sở tại, khi đó hàng hoá phải làm thủ tục hải quan nhằm nộp thuế
nhập khẩu [ 12; 30 ]
* Đặc khu kinh tế: Theo luật về đặc khu kinh tế Philippin năm 1995 thì khái niệm đặc khu kinh tế được hiểu như sau: là vùng được lựa chọn với sự
phát triển cao hay có tiềm năng phát triển thành các trung tam công - nông
nghiệp, du lịch giải trí, thương mại, ngân hàng, tài chính Một đặc khu kinh tế
có thể bao gồm bất cứ hay tất cả khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương
mại tự do và các trung tâm du lịch, giải trí và ở đó người ta thiết lập một chế
độ ưu tiên riêng biệt về thuế và quan lý theo quy định của Chính phủ [ 47 ].
Qua xem xét những khái niệm trên ta thấy khu KTCKBG có những
điểm tương đồng với các hình thức trên ở chỗ: sự có mặt của chúng trong đời
sống kinh tế đều phản ánh trình độ chuyên môn hoá sản xuất sâu sắc, sự phát
triển của PCLĐ quốc tế và xu hướng tự do hoá thương mại Sự hình thành của
chúng đều nhằm mục đích thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các hoạt động thương mại để phát triển nền kinh tế và phải do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định Tuy nhiên khu KTCKBG có những nét khác biệt so với
Trang 12các hình thức khu chế xuất, khu công nghiệp, khu thương mại tự do ở một số
điểm như trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu thương mại tự do
không có dân cư sinh sống và ranh giới giữa các khu vực này với bên ngoài
được ngăn cách bởi một hàng rào cứng , có cổng và cửa ra vào riêng Điểm
này không có ở trong khu KTCKBG và đặc khu kinh tế Xét dưới góc độ khác
việc quy hoạch các khu chức năng giữa khu KTCKBG và đặc khu kinh tế có
nhiều nét giống nhau So sánh bảng 1 và 2.
Bảng 1: Định hướng phát triển không gian khu KTCKBG Mộc Bài - Tây Ninh
Diễn giải Diện tích(ha)
Trong đó khu dân cư nông thôn
Hệ thống khu cửa khẩu
Trong đó:
- Cửa khẩu chính (Mộc Bài) 5
- Hai cửa khẩu phụ (Long Thuận và Phước Chỉ) 2
L2 [Khu trung tâm thương mại 50
Trong đó:
- Trung tâm thương mại quốc tế 23
- Kho ngoại quan và chợ biên giới 10
- Các cửa hàng dịch vụ, thương mại, văn phòng đại diện,
| khách san 15
3 | Khu công nghiệp 55
Các công trình văn hoá xã hội 170,4 Vùng nông-lâm nghiệp và rừng bảo tồn sinh thái
Trang 13Bảng 2: Kế hoạch phát triển đặc khu kinh tế Tham Quyến - Trung Quốc.
xi 2
Cac ving Diện tích có thé
(tại các quận Chức năng chính sử dụng (ha)
khác Tản mi —¬
- Du lịch 172
Vùng phía | - Thuỷ sản, nông nghiệp và công nghiệp 578
Đông - Thương mại và nhà ở 260
phía Tây | - Công nghiệp và phát triển tổng hợp.
Vguồn: Luận văn PTS kinh tế - Nguyễn Xuân Sơn - Viện Kinh tế
3ang 1 và 2 cho thấy trong định hướng phát triển không gian, cả khu KTCKBG
rà đặc khu kinh tế đều có sự phân khu với những chức năng hoạt động tương tự
thau như: khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại, khu du lịch, khu công
qghiệp Do vậy có thể coi như khu KTCKBG là sự khởi đâu, là cơ sở để dan
hát triển lên thành các đặc khu kinh tế Qua việc nghiên cứu khái niệm khu
‘TCKBG, có thé thấy khu KTCKBG là khu kinh tế tổng hợp bao gồm những
oạt động đặc trưng như:
Trang 14- Hoạt động thương mại : bao gồm cả xuất - nhập khẩu hàng hoá , phan
phối, bán lẻ, tạm nhập, chuyển khẩu hoặc tái xuất khẩu hàng hóa.
- Hoạt động dịch vụ thương mại : gồm các hoạt động phân loại, đóng gói,
bảo quản, kho tàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, thủ tục hải quan, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tổ chức hội chợ, triển lãm, cho thuê văn phòng giao dich
- Hoạt động sản xuất công nghiệp : bao gồm cả đầu tư sản xuất, gia
công, tái chế nhằm cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm cho hoạt động thương mại,xuất khẩu trong khu KTCKBG cũng như cho tiêu dùng trong nước
- Hoạt động dịch vụ du lịch
1.1.2 Dac điểm cơ bản của khu KTCKBG.
1.1.2.1 Khu KTCKBG là một khu có không gian kinh tế tương đối riêng biệt trong đó hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh.
Không gian kinh tế tương đối riêng biệt biểu hiện ở sự hoạt động về mặt
kinh tế trong khu được dựa vào hệ thống các điều kiện trội của mình (những
điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội) cũng như được vận hành theo một số cơ
chế riêng biệt (ví dụ như chính sách thuế ,cơ chế quản lý ) phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương, của đất nước và thích ứng với các thể
ché kinh tế quốc tế
Trong nền kinh tế khép kín, ngoại thương phát triển với quy mô rất nhỏ
1ẹp, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước Do sựhát triển mạnh của LLSX và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, càng
1gày càng có nhiều quốc gia ở nhiều trình độ phát triển kinh tế xã hội khác
thau ,thuộc nhiều khu vực,lãnh thổ khác nhau cùng tham gia vào thương mại
1uốc tế Trong xu thế đó cửa khẩu biên giới là nơi có nhiều điều kiện để thực tiện và phát triển việc giao lưu hàng hoá giữa hai quốc gia có chung đường biên
xới Điều đó khiến cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh và đóng
/ai trò chủ đạo trong khu KTCKBG
Trang 151.122 Khu KTCKBG là một khu kinh tế hành chính gắn với vùng biên cương.
Đây là đặc điểm đặc thù của khu KTCKBG vì nó chỉ tồn tại ở các vùng
biên giới có cửa khẩu thông thương với nước láng giéng
Về lý thuyết chung, trong một quốc gia mặt kinh tế của khu kinh tế nói chưng và khu KTCKBG nói riêng có thể gắn với cả hai vùng lãnh thổ thuộc
bên trong và bên ngoài khu kinh tế, và tất nhiên sẽ phụ thuộc vào hai khu vực hành chính khác nhau Điều này sẽ gây nhiều cản trở trong việc quản lý hoạt động của khu kinh tế Trong hoạch định xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên
giới người ta thường phải điều chỉnh ranh giới hành chính theo ranh giới kinh
tế để đảm bảo được bản chất khu kinh tế, đồng thời cũng đảm bảo được sự chỉ
đạo và quản lý kinh tế của các cấp chính quyền Khu KTCKBG sau khi có sự
điều chỉnh về mặt hành chính sẽ trở thành khu kinh tế hành chính trong đó
“kinh tế” làm cơ sở hạ tầng còn ”hành chính”là vấn đề thuộc kiến trúc thượng
tầng Sự phù hợp giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - tức giữa kinh tế
và hành chính - chính là cơ sở để khu kinh tế phát triển [38; 43, 44] Theo đó
khu KTCKBG phải là một lãnh thổ vừa có chức năng kinh tế ,vừa có chức fang hành chính và khác với các khu kinh tế hoặc các vùng kinh tế khác là nó
gắn với vùng cửa khẩu biên giới
1.1.2.3 Khu KTCKBG là một trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội quan
trạng phục vu cho các hoạt động giao lưu kinh tế văn hoá chính trị ngoại giao giữa các nước có chung đường biên giới
-Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài, nhìn chung
cát cửa khẩu biên giới tiềm chứa khả năng là những thương trường lớn, những
trung tầm kinh tế - văn hoá - xã hội quan trọng của một nước Trong xu thế
cạnh tranh thương mại quốc tế, để biến những tiém năng của cửa khẩu thành
hiện thự: phải có một không gian kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự thông
thương của hàng hoá với quy mô lớn; phải chuẩn bị các điều kiện kinh tế - xã
hội nhàm tương xứng với nước láng giéng Vì vậy việc xây dựng các khu
KTCK36 cũng đồng thời là một quá trình để cải biến bộ mặt nghèo nàn lạc
10
Trang 16hậu ủa các vùng biên giới Nhờ đó sau khi hình thành, khu KTCKBG trở
thant trung tâm kinh tế văn hoá xã hội hiện đại, làm cơ sở để mở rộng giao
lưu wi nước ngoài
Trong các hoạt động nêu trên, hoạt động chính của khu KTCKBG sẽ là
xuấtnhập khẩu hàng hoá và dịch vụ quá cảnh Có thể hình dung trong khu sẽ
có h¿thống kho hàng, kho ngoại quan, kho chuyên dùng, bãi trung chuyển,
tập lết hàng xuất khẩu chờ giao đi hoặc hàng nhập mới về đang phân toả.
Đồngthời sẽ có những cơ sở sản xuất gia công, chế biến đặc sản hoặc chế tác một jộ phận sản phẩm, lắp ráp hoàn thiện, đóng gói phục vụ cho XNK.Tron; khu KTCKBG cũng có cửa hàng miễn thuế , khách sạn, nhà hang phụcvụ cho khách du lịch; có trung tâm triển lãm quảng cáo , hội chợ quốc tế,các t) chức dich vụ , các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty trong và
nø9à nước
1.13 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển khu
kinhtế cửa khẩu biên giới
1.131 Những nhân tốthuộc môi trường quốc tế.
* Xu thế khu vực hoá, toàn câu hoá về kinh tế.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và
xu thé hoà bình, ổn định, hợp tác, thế giới ngày nay đang diễn ra nhiều biến
đổi su sắc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của nhân loại Lực
lượng sản xuất phát triển nhanh và vượt ra ngoài biên giới quốc gia khiến cho
kin tế có tính quốc tế, khu vực và toàn cầu Điều đó đồng nghĩa với mở cửa
nên kinh tế Các nước có nền kinh tế khép kín phải tiến hành chuyển đổi nền
kinh tế của họ sang nền kinh tế mở và trở thành quốc gia có hoạt động giao
dich quốc tế (hay còn gọi là kinh tế đối ngoại) với các quốc gia hoặc các tổ
chứ kinh tế quốc tế khác trên thế giới Khu vực hoá kinh tế biểu hiện trình độ
phân công lao động quốc tế phát triển cao, là bước khởi đầu và là bước đệm để
các quốc gia tiến tới toàn cầu hoá Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các hoạt
11
Trang 17lộng linh tế đối ngoại phát triển mạnh - đặc biệt là thương mại - và làm xuất
siệnx! thế tự do hoá thương mại Tự do hoá thương mại mang lại nhiều lợi
‘ch plớn cho các quốc gia qua việc tiếp cận thị trường thế giới.Từ đó nó có
thể ạc ra một loạt các sự kiện làm cho các hoạt động kinh tế có thể tập trung
vào mt thành phố hoặc một khu vực có điều kiện phát triển thương mại hơn.
Có tiề thấy, tự do hoá thương mại tác động đến việc hình thành và phát triển
các lhì KTCKBG bằng những biểu hiện cu thể sau:
- Trước hết tự do hoá thương mại làm cho các hoạt động trao đổi thương
mại ạicác khu vực cửa khẩu phát triển mạnh .
- Thương mại phát triển mạnh kéo theo sự ra đời một số cơ sở sản xuất
côngnzhiệp nhằm phục vụ cho hoạt động thương maid kvek
- Bang con đường cung cấp thiết bị hiện đại và các nguồn đầu vào trung
gianvới chất lượng cao, giá rẻ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ở khu vực
cửa hầu, tự do hoá thương mại khiến cho năng suất hoạt động của các cơ sở
sản uất này tăng, giá thành giảm Điều này sẽ kích thích nhu cầu mua hàng
va tlic đẩy việc tăng sản lượng ở các khu vực cửa khẩu.
- Do giá đầu vào rẻ nên lợi nhuận ở các cơ sở sản xuất tăng lên, điều này tu hút được nhiều các hãng tham gia đầu tư cho sản xuất xuất khẩu trong
khu ực cửa khẩu và làm cho qui mô hoạt động thương mại, sản xuất trong
khu ực này tăng lên.
Như vậy theo xu thế của toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại
ngày àng làm tăng tích luỹ cho các quốc gia và trở thành một trong những
nhânố tạo nguồn mới cho các khu kinh tế, có ảnh hưởng nhiều đến việc hình
thanlva phát triển các khu KTCKBG.
* Trinh độ phát triển kinh tế và chính sách của các nước láng giéng.
Theo lý thuyết về phân vùng kinh tế thì sự hình thành và phát triển của
một ùng hoặc một khu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhóm các yếu tố kinh
tế-xã hi Va như vậy khu KTCKBG không chỉ chịu ảnh hưởng của nhóm yếu tố kinhế-xã hội của quốc gia mình mà còn chịu ảnh hưởng của nhóm yếu tố kinh -xã hội của nước láng giéng Trong việc thành lập khu KTCKBG, nếu
12
Trang 18hai nước láng giềng, đặc biệt là hai vùng kinh tế giáp cửa khẩu có trình độ
phát triển tương xứng nhau, dân cư sống hai bên biên giới có những tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thì
đó là một điều kiện hết sức thuận lợi làm xuất hiện yếu tố ”nhu cầu”(nhu cầu
về giao lưu, buôn bán ) Đây là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển
của một ngành hoặc một khu kinh tế trong đó có khu KTCKBG Xét dưới góc
độ khác có thể có những trường hợp tuy trình độ phát triển kinh tế tại khu vực
cửa khẩu biên giới của nước láng giềng còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
lạc hậu Song nếu nước láng giềng đó có nền kinh tế nói chung là phát triển thì giữa hai nước đó vẫn xuất hiện yếu tố "nhu cầu” giao lưu về kinh tế, thương mại, du lịch Yếu tố “nhu cầu” (bắt nguồn từ sự phân công LĐXH) được thể
hiện ở những mối liên hệ kinh tế trong nội bộ một vùng, một quốc gia hay
giữa các vùng hoặc giữa các quốc gia Trong mối liên hệ giữa hai nước láng
giéng, trên cơ sở trình độ phát triển của nền kinh tế, yếu tố “nhu cầu” sẽ thúc
day sự hình thành và phát triển khu KTCKBG, đảm bảo được lợi ích của cả hai
quốc gia.
Như vậy việc hình thành khu KTCKBG chịu sự tác động của các yếu tố
thị trường Song không chỉ có vậy, sự ra đời, tồn tại và phát triển của chúng
còn phụ thuộc vào các chính sách của nước sở tại cũng như phụ thuộc nhiều
vào các chính sách mở cửa, chính sách đối ngoại và thời điểm ra đời của các
chính sách đó ở nước láng giéng có chung biên giới.
Là một nước có chung 4500 km đường biên giới với nhiều nước láng
giềng như Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, do nhận thức được xu thế phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nước ngày càng gia tăng, nước nào tự mình biệt lập sẽ rơi
vào thế khó khăn nên Việt Nam đã thực hiện chính sách “láng giéng than
thiện” và đã có những quan hệ tốt với các nước láng giéng Trên cơ sở những
hiệp ước, những hiệp định về kinh tế-văn hoá, khoa học-kỹ thuật được ký kết giữa Việt Nam và các nước láng giềng, chính phủ các nước bạn đã ban hành
nhiều chính sách thông thoáng về quan hệ thương mại biên giới Đó là một
13
Trang 19yếu tố thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ giao lưu thương mại, phát triển
các khu vực cửa khẩu biên giới thành những khu KTCKBG.
Kể từ khi mở cửa biên giới Việt-Trung (1991),Trung Quốc đã có nhiều
chính sách, tạo điều kiện tốt cho mối quan hệ thương mại Việt-Trung Tại một
số địa phương có cửa khẩu với Việt Nam, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư lớn
cho việc xây dựng những khu kinh tế đặc biệt với cơ sở hạ tầng hiện đại;
khuyến khích mở nhiều dịch vụ và ngành nghề mới; tạo điều kiện thu hút đầu
tư Ví dụ từ năm 1993, Trung Quốc cho phép xây dựng một số điểm của tỉnh
Vân Nam trở thành những điểm buôn bán tự do với Việt Nam, trong đó các
hàng hoá đưa sang trao đổi với Việt Nam được miễn thuế và không cần xin
giấy phép xuất khẩu Hàng năm, Trung Quốc cấp một khoản tiền thích ứng cho việc xây dựng các cửa khẩu và khuyến khích các xí nghiệp vùng biên đầu
tư ra các nước láng giéng [50].Cho đến nay trên tuyến biên giới Việt - Trung
đã có 10 cặp cửa khẩu chính thức được mở, đó là các cặp cửa khẩu sau (xem
bảng 2 trang bên).
Bảng 3: Các cặp cửa khẩu chính thức được mở ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
STT Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
| Móng Cái (Quảng Ninh) Đông Hưng
2 Hoành Mô (Quang Ninh) Đông Tồng |
3 Chi Ma (Lạng Sơn) mi Ai Diém
+ Hữu Nghị (Lang Son) Hữu Nghị Quan
L 5 Đồng Đăng (Lạng Sơn) _— Bằng Tường
6 Bình Nghi (Lạng Sơn) Binh Nhi
7 Tà Lùng (Cao Bằng) Thuỷ Khẩu
§ Thanh Thuỷ (Hà Giang) Thiên Bảo
9 Lào Cai (Lào Cai) Hà Khẩu a
10 Tan Thanh (Lang Son) Po Chai
Nguồn: Phạm Văn Linh: "Quan hệ kinh tế thương mại cửa khẩu biên giới Việt-Trung với
việc phát triển kinh tế hàng hoá các tỉnh vùng núi phía Bắc" - NXB Thống kê - 1999 - tr10.
14
Trang 20Ngoài 10 cặp biên giới quốc gia chính thức được mở như đề cập ở bảng 2
còn có nhiều cặp cửa khẩu biên giới (khoảng trên 10 cặp) và các chợ đường
biên đang hoạt động khiến cho việc giao lưu, buôn bán giữa hai nước thêm phần nhộn nhịp Chính sách cởi mở của Trung Quốc không chỉ tạo điều kiện để phát
triển kinh tế vùng biên ở Trung Quốc mà còn tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện định hướng “phát triển tuyến hành lang biên giới trên cơ sở phát triển các
đô thị gắn với kinh tế cửa khẩu” của Đảng và Nhà nước ta [8;131].
Việt Nam và Lào có khoảng 2020 km đường biên giới Do hạn chế về vị trí địa lý nên đối với Lào, con đường qua Việt Nam ra biển Đông là con đường
ngắn nhất để Lào thực hiện giao lưu quốc tế với các nước trên thế giới Do vậy
từ đầu năm 1986 giữa hai nước đã ký hiệp ước hoạch định đường biên giới
Việt-Lào Năm 1990, hai nước đã thoả thuận mở hai cặp cửa khẩu quốc tế, 8 cặp cửa
khẩu quốc gia và nhiều cặp cửa khẩu địa phương khác Năm 1998 sau khi Hà
Tinh được Chính phủ nước ta cho phép áp dụng một số chính sách ưu đãi về
thương mại, dịch vụ du lịch và đầu tư ở khu vực cửa khẩu Cầu Treo theo quyết định 177 thì về phía Lào, tỉnh Bô-ly-khăm-xay cũng được Chính phủ Lào cho phép thành lập Ban chỉ đạo khu KTCK Nậm Phao để thực hiện các chính sách
đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại khu vực này [20; 47] Do vậy đến nay hai cửa
khẩu quốc tế của Việt Nam nằm sát biên giới Việt - Lào là Cầu Treo (Hà Tĩnh)
và Lao Bảo (Quảng Trị) đang trở thành cửa ngõ giao lưu và hợp tác kinh tế quan
trọng giữa hai nước.
Quan hệ giữa Cămpuchia - Việt Nam ngày càng được củng cố và phát
triển theo chiều hướng tốt đẹp Đầu năm 2000 hai nước đã tiến hành đàm phán
về vấn dé khảo sát biên giới chung giữa hai nước Việc giao lưu kinh tế giữa hai nước đang tiến triển nhanh qua các cửa khẩu biên giới Khu kinh tế cửa
khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi (Kontum) được hình thành là một minh chứng cho kết
quả của chính sách mở cửa và chính sách thương mại của hai quốc gia.
15
Trang 211.1.3.2 Những nhan tốthuộc môi trường trong nước.
* Điều kiên địa lý.
Vị trí địa lý là một yếu tố quy định sự phát triển của một quốc gia cũng
như của vùng kinh tế vì những điều kiện thuận lợi do nó mang lại Vì vậy
trong một quốc gia việc hình thành một vùng hoặc khu kinh tế chịu ảnh hưởng
nhiều của yếu tố này [38; 29].
Xét về lý thuyết thì nhìn chung trong việc tạo vùng, vị trí địa lý tự nhiên
và các yêu tố tự nhiên như : đai, khí hậu, sông ngòi không được coi là nhân
tố quyết định mà chỉ được coi là một khả năng để con người tận dụng và khai
thác Theo các nhà lý luận thì con người - với khả năng sáng tạo vô tận - có
thể khắc phục được những mặt không thuận lợi của vị trí địa lý tự nhiên, biến
cái bất lợi ” thành cái ”có lợi” để phục vụ lợi ích của con người.
Tuy nhiên, nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên Mác cũng đã chỉ rõ: trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong công nghiệp khai khoáng, vấn đề không phải chỉ do năng suất lao động xã hội mà còn ở năng suất lao
động tự nhiên, còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của lao động Năng suất
lao động tự nhiên Mác đề cập ở đây chính là năng suất lao động do điều kiện
tự nhiên mang lại.
Trong việc hình thành và phát triển khu KTCKBG,vị trí địa lý cùng các
yếu tố tự nhiên có một vai trò hết sức quan trọng Chỉ những vùng tiếp giáp
với nước láng giềng bởi một đường biên giới bộ với chiều dài nhất định mới có
các cửa khẩu biên giới, từ đó mới có khả năng để xây dựng thành khu KTCKBG Mặt khác khu vực có cửa khẩu phải nằm ở vị trí có đường giao
thông thuận lợi sang nước láng giéng; phải nằm trong khu vực kinh tế dang phát triển, các yếu tố tự nhiên có khả năng được khai thác thì các cửa khẩu
đó mới có khả năng trở thành trung tâm để xây dựng thành khu KTCKBG Thực tế cho thấy dọc theo tuyến biên giới có rất nhiều cửa khẩu, song không phải bất cứ khu vực cửa khẩu biên giới nào cũng có thể phát triển thành khuKTCKBG.
16
Trang 22Nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - một khu vực năng động nhất
toàn cầu hiện nay và có ý nghĩa chiến lược đối với nhiều nước Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý như có trên 4500 km đường biên
giới bộ, trên 3200 km đường bờ biển Điều này khiến cho việc buôn bán và
giao lưu quốc tế được thực hiện dễ dàng Nguồn tài nguyên thiên nhiên của ta
tuy không nhiều về trữ lượng song lại rất phong phú về chủng loại Đây là một
thế mạnh có thể sử dụng để kích thích và thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài
để phát triển nền kinh tế nói chung, khu KTCK nói riêng
* Su phát triển của nên kinh tế quốc dân
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua sự biến đổi về
mặt lượng và những nét cơ bản về chất của nền kinh tế-xã hội Nó phản ánh
quá trình gia tăng GDP cùng sự gia tăng chỉ tiêu đó trên đầu người Nó phản
ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và kèm theo đó là việc nâng cao không
ngừng mức sống của nhân dân, trình độ văn minh của xã hội [33; 11].
Trong nền kinh tế mở, sự phát triển của nền kinh tế được biểu hiện qua
sự tăng lên của các chỉ tiêu nêu trên Nên kinh tế ngày càng phát triển, càng
thúc đẩy sự phát triển ngoại thương giữa các quốc gia Chính sự phát triển
mạnh của ngoại thương làm nảy sinh nhu cầu phải tạo ra những khu vực mà ở
đó ngoại thương có điều kiện để phát triển Nhờ đó khu KTCKBG được hình
thành Như vậy sự phát triển nhanh hay chậm của các khu KTCKBG phụ
thuộc nhiều vào các hoạt động kinh tế đối ngoại và suy đến cùng là phụ thuộc
vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Xét dưới góc độ khác quá trình hình thành khu KTCKBG thực chất là
một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế-xã hội ở các khu vực cửa khẩu biên giới Đó
là những khu vực vốn hết sức lạc hậu, nghèo nàn về kinh tế-xã hội Do vậy
việc xây dựng khu KTCKBG doi hỏi phải xây dựng mới từ đầu Để giải quyết
một loạt các vấn dé như xây dựng kết cấu ha tang bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, kho bãi cũng như xây dựng các công
Trang 23trình văn hoá-xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí đòi hỏi
phải có một lượng vốn đầu tư cao Một nền kinh tế kém phát triển, tăng trưởng
chậm sẽ không có đủ lực để đáp ứng những yêu cầu trên Ngược lại một nênkinh tế phát triển mạnh, ổn định sẽ có điều kiện để thực hiện những yêu cầucủa quá trình xây dựng và phát triển khu KTCKBG Qua đó có thể thấy sự
hình thành khu KTCKBG nhanh hoặc chậm phụ thuộc nhiều vào trình độ phát
triển của nền kinh tế trong một nước trong đó phải kể đến trình độ phát triển
kinh tế ở vùng biên giới.
Ở nước ta, sau hơn mười lăm năm đổi mới, nên kinh tế đã có những
bước tiến đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (năm 1999 là 4,8% trong
khi đó tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới là 1,5% - 2,8%) Năm 2000, tốc
độ tăng GDP là 6,7%, tăng trưởng không còn dựa vào viện trợ như trước đổimới mà thể hiện rõ sự tự lớn lên của bản thân nền kinh tế Một nền kinh tế có
tích luỹ với nguồn lực vật chất được tăng thêm cho phép chúng ta dân dần thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong đó có việc xây dựng và phát triển khu
KTCKBG Tuy nhiên ta thấy sự hình thành và phát triển của khu KTCKBGcòn phụ thuộc một phần vào trình độ phát triển kinh tế tại địa phương Hiện
nay ở Việt Nam, kinh tế miền núi nói chung và ở vùng biên giới nói riêng vẫn
ở trong tình trạng độc canh, sản xuất tự cấp tự túc, có nơi vẫn duy trì sản xuất
du canh, du cư, năng suất thấp, đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội nghèo nàn.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế và phát triển thươngmại trong khu vực cửa khẩu và ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển
các khu KTCKBG ở nước ta.
* Sự ổn định về chính tri-xã hôi của đất nước và tình hình an ninh nơi
Z1
cửa khẩu biên giới.
Sự phát triển kinh tế- xã hội bao giờ cũng là sự thống nhất giữa khách
quan và chủ quan Điều đó đúng cho toàn xã hội nói chung cũng như cho từng
bộ phận của cơ thể xã hội nói riêng Trong một xã hội, chúng ta có thể xem
những qui luật vận động của nền kinh tế thuộc phạm trù yếu tố khách quan và
18
Trang 24những hoạt động của hệ thống chính trị nói chung thuộc phạm trù yếu tố chủ
quan Do vậy bất kỳ một sự yếu kém hoặc tích cực nào thuộc yếu tố chủ quan
cũng như bất kỳ một sự nhận thức và vận dụng đúng đắn hay sai lệch các quy luật khách quan đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Sự hình
thành và phát triển khu KTCKBG cũng không nằm ngoài sự tác động của mối
quan hệ này Phép biện chứng giữa kinh tế với chính trị cho thấy kinh tế quyết
định chính trị, là mục đích của chính trị Chính trị là biểu hiện tập trung của
kinh tế và có tác động trở lại đối với kinh tế Thông qua các hoạt động chính trị thực tiễn, nó có tác động quan trọng đến việc bảo vệ hoặc xoá bỏ chế độ
kinh tế đang tồn tại.
Sự ổn định và vững mạnh về chính trị là điều kiện cho sự ổn định về mặt
xã hội của một nước và sự ổn định về chính trị và xã hội lại là điều kiện tiênquyết cho sự phát triển của nên kinh tế Một xã hội mà chế độ chính trị luôn
có những biến động và xáo trộn, kỷ cương đất nước bị đảo lộn, pháp luật không nghiêm minh, an toàn xã hội không đảm bảo sẽ làm tiêu tan hết mọi
động lực thúc đẩy sự nỗ lực của con người Một khung cảnh xã hội như vậy sẽkhông gây được sự hấp dẫn để thu hút và phát triển các mối quan hệ quốc tế
Biên giới là nơi tiếp giáp về mặt lãnh thổ giữa hai nước láng giéng Sự
ổn định an ninh biên giới tại các khu vực cửa khẩu chính là cơ sở để phát triển
về các mặt kinh tế-văn hóa-xã hội của mỗi quốc gia Tức là tạo điều kiện để thực hiện chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ thuộc biên giới từ việc bảo vệ lãnh
thổ đến việc xây dựng các trung tâm kinh tế-văn hoá-xã hội
Là nơi cửa ngõ thông thương với nước ngoài và thường nằm ở các vùng
núi hẻo lánh, dân cư thưa thớt, các cửa khẩu biên giới cũng là địa điểm để các lực lượng phản động tập hợp lực lượng, gây rối an ninh về kinh tế-chính trị-
văn hoá vùng biên, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chung của cả nước Vì vậy
muốn xây dựng và phát triển các khu KTCKBG, vấn đề an ninh biên giới cùng với sự ổn định về chính trị là hết sức quan trọng.
Có thể thấy các khu KTCKBG sẽ không tạo được cơ sở ban đầu cũng
như không thể có tăng trưởng nhanh nếu không thu hút được các khoản đầu tư
19
Trang 25lớn, nhất là đầu tư nước ngoài, song các nhà đầu tư sẽ không bao giờ chịu bỏ
vốn để đầu tư vào nơi mà họ cảm thấy môi trường chính trị-xã hội ở đó bất ổn
định Sự thực là nếu không giữ được ổn định chính trị và an toàn xã hội thì
kinh tế không những không phát triển mà còn rơi vào tình trạng hỗn loạn, trì
trệ khó khắc phục Thực tiễn nền kinh tế nước Nga sau mở cửa là một ví dụ về vấn đề ta đang đề cập đến.
Tóm lai: sự Ổn định về chính trị-xã hội và đảm bảo tình hình an ninh
biên giới là điều kiện hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của khu KTCKBG Trước hết nó cho phép tập trung khai thác các tiểm năng phát
triển bên trong nước, cho phép mở rộng các quan hệ đối ngoại, tranh thủ được
sự giúp đỡ quốc tế, thu hút vốn và công nghệ nước ngoài nhằm mục đích tăng
trưởng Quan điểm của Đảng ta là: ”Trong khi đặt trong tâm vào nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ gắn bó
chặt chế” [51; 23].
* Vai trò quan lý kinh tế của Nhà nước.
Vai trò của Nhà nước thông qua việc ban hành chính sách và điều hành
quản lý là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế Trong
nền kinh tế thị trường, Nhà nước không trực tiếp điều khiển các hoạt động
kinh tế bằng chỉ tiêu pháp lệnh và mệnh lệnh hành chính, nhưng lại có vai trò quản lý vĩ mô rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và
với công cuộc xây dựng các khu KTCKBG nói riêng Do vậy việc kiên trì,
nhất quán theo đuổi một chính sách kinh tế (ở đây là chính sách đổi mới và
mở cửa, trong đó có chính sách đối với khu KTCKBG) của Nhà nước là một
nhân tố quan trọng quyết định sự hình thành, phát triển của khu KTCKBG và
sự nhân rộng các tác động tích cực của nó đối với toàn bộ nền kinh tế.
Để có một chính sách kinh tế hợp lý nhằm gây ảnh hưởng sâu rộng cho
khu KTCKBG cũng như cho nền kinh tế nói chung đòi hỏi phải có sự phân
tích hoạt động kinh tế vĩ mô trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế của địa
Trang 26phương, phải tính toán để duy trì sự cân bằng về cung-cầu, xuất khẩu-nhập
khẩu, thu-chi của nên kinh tế Những hoạt động đó chỉ có Nhà Nước mới có
đủ năng lực và quyền lực để thực hiện, không một tổ chức nào khác có thể làm
thay Do vậy mục tiêu xây dựng các khu KTCKBG nhằm tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra các “trung tâm” cho nền kinh tế trước hết phải là sản phẩm của chính sách kinh tế do Nhà nước ban hành và được thực hiện bởi bộ máy quản lý-hành chính của Nhà nước Mặt
khác quá trình tạo ra "sản phẩm" khu KTCKBG lại phụ thuộc nhiều vào những chính sách cụ thể về kinh tế-xã hội của Nhà nước qua từng giai đoạn Do vậy
có thể nói vai trò quản lý kinh tế và những chính sách của Nhà nước là một nhân tố quan trọng, quyết định sự hình thành và phát triển của khu KTCKBG.
1.1.4 Vai trò của khu KTCKBG đối với nền kinh tế quốc dân.
1.1.4.1 Thu hút đầu tư và phát triển ngoại thương.
Sự ra đời của khu KTCKBG như trên đã phân tích, xuất phát từ xu thế
quốc tế hoá kinh tế trên cơ sở phân công lao động quốc tế phát triển và hệ quả
đương nhiên là sự có mặt của các khu KTCKBG sẽ khiến cho các hoạt động
ngoại thương và đầu tư phát triển nhanh, mạnh.
Sự ra đời của khu KTCKBG được gắn với vùng biên giới Nhìn chung
đó là những nơi vốn có nền kinh tế kém phát triển, phần lớn những nguồn lực
ở đó chỉ nằm dưới dạng tiém năng, ít có cơ hội được khai thác do thiếu vốn.Song với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài và với chức năng hoạt
động thương mại, XNK, sự ra đời của khu KTCKBG có một vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tư từ các khu vực trong và ngoài nước Mặt khác, khu
KTCKBG còn là "chiếc cầu" để tiếp nhận và thực hiện việc chuyển giao công
nghệ với các nước Qua đó khai thác được những tiềm năng và tận dụng được
những lợi thế so sánh của vùng cửa khẩu biên giới nhằm tạo ra "cú huých” ban
đầu từ bên ngoài để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng XNK cũng như các
mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy ngoại thương phát triển.
Trang 27Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các hoạt động xuất-nhập
khẩu là một trong những biểu hiện của trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thông thường ở các nước, người ta thường tính hệ số mở cửa nền kinh tế theo
tỷ số phần trăm giữa tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của quốc gia đó: (XK/GDP)% Hệ số (XK/GDP)% càng lớn,
càng thể hiện mức độ mở cửa của nên kinh tế càng mạnh và ngược lại hệ số
này nhỏ thể hiện mức độ mở của nên kinh tế càng yếu Kinh nghiệm phát triển
nền kinh tế mở của các nước cho thấy:
- Hệ số mở cửa dưới 5%: nền kinh tế mở cửa rất yếu.
- Hệ số mở cửa từ 5% - 10%: nền kinh tế mở cửa yếu.
- Hệ số mở cửa từ 11% - 15%: nền kinh tế mở cửa trung bình.
- Hệ số mở cửa từ 16% - 20%: nền kinh tế mở cửa khá mạnh.
- Hệ số mở cửa từ 21% - 30%: nền kinh tế mở cửa mạnh.
- Hệ số mở cửa trên 30%: nền kinh tế mở cửa rất mạnh [34; 23]
Xét về mặt kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế ở một quốc gia
càng lớn thì càng chứng tỏ nền kinh tế đó có một trình độ PCLĐXH sâu rộng,
hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, lực lượng sản xuất phát triển Thực
tiễn ở các khu KTCKBG, những hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh đã
có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kim ngạch ngoại thương của một
quốc gia, góp phần thúc đẩy đầu tư và sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.4.2 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, cơ cấu kinh tế được dịch chuyển theo
hướng những ngành có nhiều lợi thế sẽ phát triển nhanh, chiếm ti trọng ngày
càng lớn trong nền kinh tế, còn những ngành không có lợi thế, chi phí sản xuất
cao sẽ bị thu hẹp dần và nhu cầu về loại sản phẩm của ngành đó sẽ được thoả
mãn bằng con đường nhập khẩu
Sự ra đời của khu KTCKBG khiến cho hoạt động thương mại ở các khu
vực cửa khẩu phát triển mạnh và nhanh chóng hình thành nên một số sản
22
Trang 28phẩm xuất khẩu chủ lực, kéo theo sự ra đời một loạt các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho các mặt hàng chủ lực đó Điều đó đòi hỏi nền kinh
tế cũng như mỗi địa phương phải xác định được hoặc phải thay đổi lại cơ cấu
các sản phẩm hàng hoá xuất nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu của các quan
hệ hợp tác, phân công lao động và thương mại quốc tế ;cũng như phù hợp với
tiềm năng của địa phương Sự thay đổi lại cơ cấu xuất nhập khẩu sẽ kéo theo
sự địch chuyển cơ cấu đầu tư Đến lượt mình, cơ cấu đầu tư được dịch chuyển
hợp lý sẽ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong
việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tận dụng được các lợi thế so sánh
Theo lôgich đó, các khu KTCKBG là những nơi có nhiều ưu thế để phát triển
các ngành thương mại, dịch vụ XNK, du lịch nhằm làm phong phú cơ cấu
kinh tế vốn nghèo nàn ở các vùng biên giới Vì khu KTCKBG là một bộ phận
của nền kinh tế quốc dân và hơn nữa là những “trung tâm” kinh tế-thương mại
của nền kinh tế nên sự tồn tại và phát triển của khu KTCKBG sẽ thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu kinh tế cũng như của cả nền
kinh tế theo hướng CNH, HĐH- một xu thế khách quan đối với tất cả các
nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong xu thế mở cửa hội nhập, thông qua các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, các khu KTCKBG không chỉ là nơi tập trung các nguồn hàng hoá để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất và sinh hoạt của xã hội,
góp phần điều tiết quan hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường và nâng cao mức
sống thực tế của nhân dân mà còn kích thích sản xuất trong nước Qua đó thúc
đầy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương trong cả nước.
1.1.4.3 Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Trong mục 1.1.4.2, luận văn đã phân tích vai trò của khu KTCKBG đối
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đến lượt mình, những biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế sẽ đưa lại sự gia tăng việc làm, và thu nhập cho người
lao động Do đó góp phân từng bước xoá bỏ bất bình đẳng về chênh lệch mức
23
Trang 29sống thực tế giữa các tầng lớp dân cư thuộc các vùng lãnh thổ khác nhau trong
một nước.
Với chức năng hoạt động ngoại thương (Xuất-nhập khẩu) là chủ yếu,
khu KTCKBG là nơi khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào
hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu Lợi
nhuận thu được từ các hoạt động này đã thu hút các nguồn hàng xuất khẩu,
dịch vụ từ các vùng trong nước vào khu KTCKBG cũng như thu hút được
nhiều các nguồn đầu tư cho các hoạt động sản xuất phục vụ cho các hoạt động
xuất-nhập khẩu Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ trong khu
KTCKBG như du lịch, thông tin liên lac, dịch vụ kiều hối cũng khiến cho
nhu cầu về lao động tăng lên, kéo theo một số lượng lớn người lao động không chỉ trong khu KTCKBG mà ở tất cả các vùng trong nước tham gia Nhờ đó, nhu cầu việc làm của một số người lao động được giải quyết.
Ở các tỉnh phía Bắc, thực hiện chính sách mở cửa Việt-Trung và đặc
biệt sau khi chính phủ ban hành một số chính sách áp dụng thí điểm cho khuKTCKBG thì các ngành nghề dịch vụ như: khách sạn, kinh doanh ăn uống,vận tải, bốc xếp hàng hoá vv cũng được hình thành và phát triển tại các thịtrấn, khu vực cửa khẩu biên giới Bên cạnh đó tầng lớp thương nhân cũng phát
triển mạnh Bộ mặt kinh tế - văn hoá - xã hội của vùng biên cương nhờ đó
được thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao Như vậy, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, sự hình thành và hoạt động của khu KTCKBG đã góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập ngày càng nâng cao hơn
cho nhiều người lao động.
Tóm lại khu KTCKBG là sản phẩm của chính sách mở cửa nền kinh tế của một quốc gia Việc xây dựng khu KTCKBG nhằm đẩy mạnh các hoạt
động giao lưu giữa hai nước láng giềng có chung đường biên giới, Qua đó thực
hiện được các mục tiêu đã đề ra như: đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần
tạo mối liên kết và hỗ trợ giữa các địa phương, các vùng kinh tế trong nước;
thu hút đầu tư; tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sắn có để phát triển các
ngành sản xuất phục vụ cho xuất khâủ; giải quyết công ăn việc làm tăng thu
24
Trang 30nhập cho người lao động Có thể nói việc hình thành và phát triển các khu
KTCKBG sẽ góp phan khơi dậy những tiém năng, lợi thé của đất nước Sự
hoạt động kinh tế tại các khu KTCKBG sẽ kéo theo sự hoạt động ngày càng
gia tăng của các ngành kinh tế trong vùng, qua đó ảnh hưởng tích cực tới sự
phát triển của nền kinh tế
1.2 QUÁ TRÌNH HINH THÀNH CÁC KHU KTCKBG Ở VIỆT NAM.
1.2.1 Các khu vực cửa khẩu biên giới được áp dụng chính sách phát triển
khu KTCKBG ở Việt Nam.
Trong tiến trình đổi mới nên kinh tế, Nhà nước ta đã quan tâm chú ýđến việc đẩy mạnh quan hệ buôn bán, giao lưu kinh tế ở các khu vực cửa khẩu
quốc tế và quốc gia Kể từ khi quyết định 675/Ttg ngày 18/9/1996 của Thủtướng chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khuvực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) được ban hành Tính đến cuối năm
2000 cả nước ta đã có thêm 8 tỉnh được Nhà nước quyết định cho áp dụng thí
điểm cơ chế chính sách nhằm hình thành các khu KTCKBG như: Lạng Sơn,
Lào Cai, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Kon Tum, Kiên Giang, Quảng Trị
theo các quyết định sau:
- Quyết định số 748/TTg ngày 11/9/1997: "Việc áp dụng thí điểm một
số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn"
- Quyết định số 100/1998/QD-TTg ngày 26/5/1998: "Về việc áp dụng thí
điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai"
- Quyết định số 158/1998/QD-TTg ngày 3/9/1998: "Về việc áp dung thí
điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Hà Tiên tỉnh Kiên Giang"
- Quyết định số 171/1998/QD-TTg ngày 9/9/1998: "Về việc áp dụng thí
điểm một số chính sách phát triển kinh tế tại một số khu vực cửa khẩu tỉnh
Cao Bằng".
- Quyết đinh số 177/1998/QD-TTg ngày 15/9/1998: "Về việc áp dụng thí
điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh"
25
Trang 31- Quyết định số 210/1998/QD-TTg ngày 27/10/1998: "Về việc áp dung thí
điểm một số chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh".
- Quyết định số 219/1998/QD-TTg ngày 12/11/1998: "Ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo tỉnh
Quảng Bình".
- Quyết định số 06/QD-TTg ngày 5/1/1999: "Về việc phê duyệt dự án
phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi tỉnh Kom Tum"
Bảng 4: Các vùng địa lý được áp dụng chính sách phát triển khu KTCKBG.
Khu vực Các địa phương Việt Nam trong khu vực Cửa khẩu Cửa khẩu nước bạn
Cửa khẩu -|
1 Móng Cái | - Thị xã Móng Cái Đông Hưng,
(Quảng - Các xã: Hải Xuân, Hải Hoà, Bình Ngọc Trà Cổ, Ninh Dương, Vạn | tỉnh Quảng Tây,
Ninh) Ninh, Hải Đông, Hải Tiến, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực Trung Quốc
2 Lang Sơn | - Cửa khẩu Đồng Dang (đường sắt) Hữu Nghị Quan (tỉnh
- Cửa khẩu Hữu Nghị (đường bộ) gồm thị trấn Đồng Đăng và xã Bảo | QT_TQ)
Lâm (huyện Cao Lộc); Pò Chài
- Cửa khẩu Tân Thanh: gồm xã Tân Thanh, Tân Mỹ (huyện Văn
Lãng).
- Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng và xã Tà Lùng (huyện Quảng Hà)
3 Cao Bằng Thuỷ Khẩu
- Cửa khẩu Hùng Quốc và xã Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh) LongBảng(QT - TQ)
4 Lào Cai - CKQT Lao Cai gồm: phường Lào Cai, Phố mới, Cốc Lếu, Duyên | Hà Khẩu (tinh Vân
Hải, xã Vạn Hoà, Thôn Luc Cau, xã Đồng Tuyển (thị xã Lao Cai), | Nam-Trung Quốc)
Thôn Na Mo xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng _ Kiều Đầu
- Cửa khẩu Mường Khương: gồm toàn bộ xã Mường Khương.
5 Cầu Treo | - Xã Kim Sơn và Thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn )
(Hà Tĩnh) Bôlikhamay, Lao
thương mại | - Các xã Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Liên và Tân Hợp | Xavanakhet, Lào
Lao Bảo (huyện Hướng Hóa)
- Các xã: Sa Loong, Bờ Y, DakSu, ĐăkNông, DakDuc, và thị trấn | Giang Giơn,
PleiKần Atapư, Lào
- Các xã: Long Thuận, Thiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh, (huyện | Ba Vét, tỉnh Xvay
Bến Cầu);
- Các xã: Phước Lưu, Bình Thạnh Phước Chỉ (huyện Trảng Bàng)
- Các phường: Tô Châu, Đông Hồ, Bình San, Pháo Đài; xã Mỹ Đức
(thị xã Hà Tiên)
- Xã Mỹ Đức (thị xã Hà Tiên)
Nguồn : Nguyễn Mạnh Hing "Khuyến khích đầu tư thương mại vào các khu KTCK Việt
Nam" Nxb Thống kê - Hà Nội - 2000.
Trang 32Nhìn chung các khu vực cửa khẩu đều là đầu mối giao thông đường sắt hoặc đường bộ của quốc gia và có mối giao thương qua lại với các nước láng giéng từ xa xưa Ngày nay theo xu thế mở cửa mối giao thương đó ngày càng
phát triển và trở thành mục tiêu lựa chọn để hình thành các khu KTCKBG ở
Việt Nam.
1.2.2 Tình hình xây dựng các khu KTCKBG ở Việt Nam.
1.2.2.1 Một số chính sách cia Nhà nước đối với việc hình thành khu
KTCKBG.
* Chính sách khuyến khích đầu tu.
Để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển các khu
KTCKBG, Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp,
dan cư đầu tư vào khu KTCKBG như sau:
_ Các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực KTCKBG được giảm 50% tiền thuê mat đất, mặt nước so với khung giá hiện
hành của Nhà nước đang áp dụng tại khu vực này.
_ Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: tại khu vực cửa khẩu Móng
Cái (Quảng Ninh), các doanh nghiệp được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
với mức thấp nhất trong khung thuế theo luật định trong thời hạn 4 năm kể từ
khi doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế Tại các khu KTCKBG thuộc
tỉnh Lạng Sơn, Kiên Giang, Cao Bằng, Hà Tĩnh, các dự án đầu tư thuộc một số lĩnh vực ngành nghề được hưởng mức thuế suất ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp trong suốt thời gian hoạt động
_ Ưu đãi về thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài: tại các khu KTCKBG thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Kon Tum, Tây Ninh, các nhà đầu
tư nước ngoài được nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế
suất thấp nhất trong khung thuế, theo luật định là 5% Tại khu KTCK Lạng
Sơn và Lào Cai thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được xét giảm thuế chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài.
27
Trang 33_ Các chủ đầu tư trong và ngoài nước, nếu đầu tư vào các lĩnh vực
ngành, nghề ưu tiên theo qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực
cửa khẩu Móng Cái, Đồng Đăng, Hữu nghị, Tân Thanh được miễn giảm thuế
lợi tức theo qui định hiện hành.
* Chính sách huy đông von.
_ Các chủ đầu tư được huy động vốn trong và ngoài nước dưới các hình
thức như vay ngân hàng, vay các tổ chức và cá nhân, phát hành trái phiếudoanh nghiệp, cổ phiếu
_ Cho phép Uỷ ban Nhân dân tỉnh phát hành trái phiếu công trình, phát
hành số xố kiến thiết loại đặc biệt để huy động vốn đầu tư cho các công trìnhtại khu KTCK hoặc được huy động lao động công ích của nhân dân để xâydựng các cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu
_ Nhà nước qui định chính sách thưởng trong thu hút vốn đầu tư như ở
Lào Cai, các tổ chức, cá nhân (không thuộc cơ quan Nhà Nước) nếu huy động
được nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các công trình kinh
tế, xã hội tại khu KTCK thi được hưởng một khoản tiền thưởng từ 1- 3% tổng
giá trị vốn đầu tư không hoàn lại, nhưng mức tối đa tiền thưởng không quá
100000 USD
_ Về đầu tư từ Ngân sách Nhà nước: hàng năm, các khu KTCKBG đều
được Nhà nước đầu tư riêng qua ngân sách với một tỉ lệ nhất định tính trên
tôngr số thu ngân sách trong năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Tuy
nhiên tỉ lệ để lại và thời gian áp dụng giữa các khu KTCKBG khác nhau sẽkhác nhau, cụ thể như:
+ Tại các khu KTCKBG Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao
Bằng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Kiên Giang tỉ lệ để lại ngân sách là 50% Riêng khu
KTCKBG tỉnh Kon Tum, tỉ lệ này là 100%.
+ Đối với các khu KTCKBG tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Kon
Tum, thời gian áp dụng cơ chế để lại ngân sách là 5 năm Đối với các khu
KTCKBGở Lang Son, Lao Cai, Cao Bằng và Kiên Giang là 4 năm.
28
Trang 34* Chính sách phát triển du lịch
Tại khu KTCKBG, giao lưu hàng hoá giữa hai nước cùng chung đường
biên giới diễn ra sôi động hàng ngày đã thu hút một lượng không nhỏ khách
qua lại làm ăn và du lịch giữa hai nước Trước thực trạng đó, để thu hút nhiều
khách đến các khu KTCKBG, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách về
xuất nhập cảnh phù hợp Ở các tỉnh phía Bắc, chính sách này được thể hiện
như sau:
- Công dân Trung Quốc cư trú ở các huyện biên giới đối diện với các
khu vực cửa khẩu Móng Cái, Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh được qua lại
các khu vực cửa khẩu này bằng giấy chứng minh thư hoặc giấy thông hànhxuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc
cấp Thời hạn tạm trú tại các khu vực cửa khẩu này không quá 7 ngày
- Công dân Trung Quốc cư trú ở ngoài các huyện biên giới đối diện với
các khu vực cửa khẩu Móng Caí, Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh được qua
lại các khu vực cửa khẩu này bằng hộ chiếu phổ thông do cơ quan có thẩm
quyền của Trung Quốc cấp, được miễn thị thực nhập xuất cảnh của Việt Nam.
Thời hạn được phép tạm trú tại các khu vực cửa khẩu này không quá 15 ngày
- Người nước ngoài khác được qua lại các khu vực cửa khẩu Móng Cái,
Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh bằng hộ chiếu, được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam Thời han tạm trú tại các khu vực này không quá 15 ngày
Ngoài ra, trong chính sách được áp dụng thí điểm tại các khu KTCKBG,
Nhà nước ta còn có những qui định cho phép phát triển đồng bộ các loại hình
hoạt động trong ngành thương mại từ việc xuất - nhập thu mua, bảo quản
đến các hoạt động dich vụ thương mại [ 14].
1.2.2.2 Thực trạng xây dựng các khu KTCKBG ở Việt Nam.
Nhìn chung tại các tỉnh được thực hiện chính sách áp dụng thí điểm đối
với các khu vực cửa khẩu, sau khi nhận được quyết định, chính quyền tỉnh đã
nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển khu kinh tế như ở
Lào Cai có Ban 100, Lạng Sơn có Ban chỉ đạo 748, ở Lao Bảo có Ban chỉ đạo
29
Trang 35219 Các ban đó đều có chung một chức năng là tư vấn cho UBND Tỉnh xây
dựng các quy chế quản lý khu; đề xuất chủ trương chính sách áp dụng cho khu
vực cửa khẩu; chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hàng năm về đầu tư phát triển
trong khu vực và chỉ đạo xây dựng chỉ tiết khu KTCK
Trong quá trình xây dựng, ưu đãi lớn nhất mà các khu KTCKBG được
hưởng - như đã nêu ở mục 1.2.2.1 - là việc Nhà nước cho phép dé lại 50% tiền
thu ngân sách trên địa bàn thí điểm trong một thời hạn nhất định để địa
phương sử dụng vào việc xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội Tuy
nhiên để hình thành một khu kinh tế với các chức năng hoạt động như khu
KTCKBG đòi hoi rất nhiều vốn Do vậy chính quyền một số tỉnh đã phải huy
động các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng Ví dụ năm 1999 tại khu cửa
khẩu Hà Tiên (Kiên Giang), trong 30,733 tỉ đồng chính quyền tỉnh đầu tư cho
các công trình hạ tầng của khu vực cửa khẩu thì vốn đầu tư qua ngân sách để
lại theo quyết định của Chính phủ là 14 tỉ đồng, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư Còn lại là vốn do tỉnh huy động qua ngân sách của tỉnh, của thị xã và của dân.
đường sá; Khu Lao Bảo (Quảng Trị) đã xây dựng bản đồ địa hình để phân khu
định vị các dự án; Khu Cầu Treo (Hà Tĩnh) được qui hoạch thành 4 phân khu với các chức năng khác nhau như khu thương mại quốc tế Cầu Treo (25 ha), khu du lịch Nước Sốt (130 ha), khu công nghiệp Đại Kim (100 ha), thị trấn
Tay Sơn (600 ha) [20; 46 ]
Việc làm tiếp theo trong tiến trình xây dựng các khu KTCKBG là tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Tại Móng Cái, chính quyền địa phương
đã dành 77% ngân khoản để đầu tư cho giao thông và lưới điện Tại Cao Bằng,
theo báo cáo của UBND tỉnh ngày 14/2/2000 thi sau 1 năm thực hiện thí điểm
30
Trang 36cơ chế, chính sách của Nhà nước, tỉnh đã đầu tư 4 tỉ đồng cho 8 dự án phát triển
kết cấu hạ tầng khu KTCKBG như: bãi đỗ xe Tà Ling : 1,716 tỉ đồng; cải tạo
nâng cấp trạm kiểm soát liên hợp Tà Ling: 851 triệu đồng; Đường dây 35 KV
Đôn Chương - Sóc Giang: 100 triệu đồng; Đoạn đường cửa khẩu (đường 205):
291 triệu đồng; Trạm kiểm soát liên hợp Sóc Giang: 330 triệu đồng
Từ năm 1998 đến nay, mạng lưới giao thông khu KTCKBG Lào Cai cơ bản
đã hoàn thiện theo qui hoạch ; đã xây xong 4 chợ quốc tế cửa khẩu; Thực hiện
xong giai đoạn một của việc kè sông biên giới với tổng số vốn là 27 tỉ đồng
Tại khu cửa khẩu biên giới Lạng Sơn đã có 63 dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng được phê duyệt, trong đó có 18 dự án về giao thông, 11 dự án về điện nước.
Khu Cầu Treo (Hà Tĩnh) : chính quyền tỉnh đã giao cho Ban quản lý
khu vực cửa khẩu triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án Đến tháng 12/1999 đã có 10 dự án xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động của
khu kinh tế cửa khẩu được phê duyệt với mức vốn đầu tư là 63120 triệu
đồng.[20;42 ].
Tại khu Hà Tiên (Kiên Giang): để đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ
tầng Năm 1999 chính quyên tinh đã chi 4,3 tỉ đồng cho công trình cấp nước
giai đoạn | của thị xã với quy mô 300 m*/ngay; đã duyệt 6 dự án để nâng cấp
đường nội đô, tỉnh lộ 28 và đường vào khu du lịch Mũi Nai.[ 20; 62 ]
Nhìn chung tính đến năm 1999, các khu KTCKBG đã thực hiện 237 tỉ
đồng đầu tư cơ sở hạ tâng, đạt 68,8% mức dự kiến tổng số vốn được giữ lại
theo quyết định của Chính phủ
Việc áp dụng thí điểm cơ chế chính sách ưu tiên đối với khu vực KTCKBG đến nay mới được 4 năm (đối với khu Móng Cái - đơn vị thực hiện
đầu tiên ) và khoảng 1 - 3 năm.ở các khu vực cửa khẩu khác Do vậy việc
đánh giá kết quả thực hiện là rất khó và chưa đây đủ Tuy nhiên, trên một số
lĩnh vực, các kết quả đạt được từ các khu KTCKBG là đáng kể và có tác động
tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở các cửa khẩu biên giới, cụ thể:
_ Thu ngân sách trên địa bàn các khu KTCKBG năm 1999 là 2017,681
tỉ đồng, trong đó cửa khẩu Cầu Treo đạt 543,2 tỉ đồng; Tại Lạng Sơn, số thu
31
Trang 37ngân sách là trên 413 tỉ đồng, cửa khẩu Mộc Bài gần | tỉ đồng, tại Móng Cái
là 500 tỉ đồng, Lào Cai là 69,8 tỉ đồng, Cao Bằng là 17,9 tỉ đồng
_ Hoạt động thương mại phát triển mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu
qua các khu KTCKBG năm 1999 là 1152,98 triệu USD Trong đó Móng Cái là
381 triệu USD chiếm 33,1% tổng kim ngạch của các khu KTCKBG, Cầu Treo
là 206,3 chiếm 17,9% tổng kim ngạch của các khu KTCKBG [ 20;19 ]
_ Mức tăng trưởng xuất khẩu của cả nước năm 1999 là 22,3% trong khi
đó ở Cầu Treo là 81% (cao nhất) ở Lang Sơn là 15% (thấp nhất).
_ Số lượng người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tăng lên nhanh
chóng Tại Lào Cai, Cầu Treo, số lượng người xuất nhập cảnh năm 1999 tăng
khoảng 2 lần so với năm 1998 Tại Móng Cái, gấp gần 5 lần so với thời kỳ
1994-1995.
_ Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, kinh tế của 10 tỉnh biên
giới của Việt Nam, nhờ hoạt động của kinh tế cửa khẩu mà tăng trưởng khá.
Năm 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các tỉnh này mới đạt khoảng 8%, nhưng năm 1998 đã đạt mức bình quân khoảng 11%.
_ Các khu KTCKBG đã góp phần trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế
với nước ngoài qua việc thu hút đầu tư Cho đến nay số đầu tư nước ngoài vào
một số cửa khẩu như sau:
Bảng 5: Dự án đầu tư ở một số khu vực cửa khẩu đến năm 1999.
Nhìn chung, sau một thời gian ngắn áp dụng thí điểm các cơ chế chính
sách nhằm phát triển các khu KTCKBG, đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội
của nhân dân được cải thiện ; tỉ lệ hộ nghèo, đói giảm đáng kể; văn hoá, giáo
dục phát triển Mặc dù vậy công tác triển khai xây dựng các khu KTCKBG
vẫn còn nhiều hạn chế, biểu hiện qua việc các địa phương thí điểm còn chậm
32
Trang 38trong xây dựng qui hoạch tổng thể về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; phần lớn
các địa phương mới chỉ tập trung vào thương mại, dịch vụ ăn uống mà chưaquan tâm đến sản xuất và du lịch Do vậy chưa thực hiện được hết các chức
năng của một khu KTCKBG.
Thực tế tại các khu vực cửa khẩu còn cho thấy, quản lý Nhà nước đang được thực hiện theo ngành dọc, có rất nhiều lực lượng cùng tham gia như: hải
quan, thuế vụ, biên phòng, quản lý thị trường Nhưng sự phối hợp giữa các
lực lượng kể trên không chặt chẽ, sự chỉ đạo không rõ ràng Vai trò điều hành
của địa phương bị hạn chế, chủ yếu chỉ tham gia đôn đốc, hoà giải những
vướng mắc liên quan giữa các lực lượng Do vậy trong quản lý còn rất lúng
túng và không có hiệu quả.
1.2.3 Nghiên cứu một vài khu KTCKBG.
1.2.3.1 Khu KTCKBG Móng Cái.
Nằm ở phía Đông - Bắc, Móng Cái là một thị trấn vùng biên thuộc tỉnh
Quang Ninh có nhiều lợi thế tự nhiên Với trên 100000 ha đất, Móng Cái có 92
km đường biên giới (trong đó có 52 km đường bộ, 40 km đường biển) Phía Đông Nam Móng Cái là biên giới với hai thành phố của Trung Quốc Cuối
những năm 80, đây chỉ là một thị trấn vùng biên nghèo, dân cư thưa thớt
khoảng 3000 người, đời sống kinh tế, xã hội thấp kém Từ khi thực hiện chính
sách mở cửa của Nhà nước, cùng với sự giao lưu sang Đông Hưng (Trung
Quốc) - một khu vực có kinh tế phát triển và được chính phủ nước bạn dành cho
nhiều chính sách ưu đãi Móng Cái đã nhanh chóng trở thành một địa điểm có
hoạt động thương mại sôi động nhất vùng biên giới phía bắc Nếu như cuốinhững năm 80, thu ngân sách của huyện Hải Ninh (trong đó có thị trấn Móng
Cái) chỉ đạt từ 2 - 5 tỉ đồng, thì đến năm 1991, mức thu đó đạt 31 tỉ đồng và
tăng lên 88 tỉ đồng trong năm 1993 Năm 1996 là 165 tỉ đồng, 1998: gần 200 tỉ
đồng, năm 2000 : trên 500 tỉ đồng Mức tăng trưởng GDP ở khu vực này rất
cao, đặc biệt năm 1993 là 43%; Sau đó tốc độ tăng có giảm, nhưng luôn cao
hơn tốc độ tăng GDP bình quân của cả nước.(Số liệu tập hợp từ các tạp chí )
33
Trang 39Với sự tăng trưởng kinh tế cao, Móng Cái đã trở thành một điểm nóng
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Đồng thời với việc phía Nhà nước
Trung Quốc nâng cấp khu Khai Phát (Đông Hưng) lên thành thị xã, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 675/TTg ngày 18/9/1996 cho phép tỉnh Quảng
Ninh được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển và cũng là thí điểm xây dựng một
mô hình kinh tế mới dau tiên ở Việt Nam Theo quyết định này, khu vực cửa khẩu Móng Cái bao gồm thị trấn Móng Cái và 11 xã của huyện Hải Ninh sẽ
được hưởng một số ưu đãi đặc biệt trong đầu tư sản xuất, kinh doanh
xuất-nhập khẩu theo chính sách của Nhà nước như đã đề cập ở phần 1.2.2.
Thực hiện quyết định 675/TTg, UBND tỉnh Quảng Ninh đã lên một kế
hoạch chỉ tiết và thành lập một ban chỉ đạo và ban quản lý dự án xây dựng khu
KTCKBG do chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm trưởng ban Nhằm khai thác những tiềm năng nổi trội của khu vực cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
đã tập trung vào các vấn đề sau:
-Phân bố và sử dụng nguồn vốn đâu tu: Trong số thu ngân sách địa
phương được Nhà nước đầu tư trở lại Quảng Ninh đã dành trên 70% cho các
mục tiêu trọng điểm là giao thông và lưới điện Theo con số thống kê của UBND thị xã Móng Cái thì từ đầu tháng 9/1996 đến tháng 8/2000 đã đầu tư cho ngành giao thông 177, 23 tỉ đồng bằng 55, 7% tổng số vốn đã cấp phát,
cho ngành điện, nước 54, 438 tỉ đồng chiếm 17, 19% vốn thực hiện Để đảm bảo giao thông thông suốt cả 4 mùa, một loạt cầu mới được đầu tư xây dựng
thay thế cho các đập tràn Đến nay đã đưa vào sử dụng 12 cầu trên quốc lộ 18
từ Móng Cái về Tiên Yên; đã làm thêm được 55 km đường Móng Cái hiện
nay đang có một hệ thống đường giao thông rất thuận tiện, nối Móng Cái với
các tỉnh trong cả nước và với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) Móng Cái cũng
đã xây dựng được 25 trạm biến thế cùng với 278,3 km đường điện phục vụ cho
sản xuất và đời sống của nhân dân Một nhà máy nước cùng với hệ thống đường ống cung cấp nước sạch theo đúng tiêu chuẩn cho khu đô thị đã được
34
Trang 40xây dựng Ngoài ra địa phương còn cho xây dựng một trung tâm văn hoá để
phục vụ các hoạt động văn hoá, giải trí cho người lao động [ 27 ].
-Về thương mai-dich vụ: để khu KTCK Móng Cái xứng đáng là đầu cầu
giao lưu, trao đổi hàng hoá mang tính quốc tế, một hệ thống chợ (gồm ba khu
chợ) ở Móng Cái được đầu tư nâng cấp Các cơ sở dịch vụ được xây dựng như
bốn kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu Bắc Luân, điểm bán
hàng ở cảng Vạn Gia, bưu điện, ngân hàng, kho bạc, hải quan, giám định hàng
hoá, gian hàng triển lãm Tháng 1/1997 tại Móng Cái đã có một cuộc triển
lãm Quốc tế với hơn 300 gian hàng của 160 doanh nghiệp tham gia.
- Về du lịch: để khai thác tiềm nang du lịch, Quảng Ninh tiến hành cải
tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và hướng các nhà
đầu tư vào bãi biển Trà Cổ Hiện nay trên địa bàn thị xã có hơn 20 đơn vị khai
thác dịch vụ này với nhiều khách sạn, nhà nghỉ đủ cấp loại.
Sau 4 năm thực hiện quyết định 675/Ttg của Thủ tướng Chính phủ, nhờ
có những bước đi hợp lý mà Móng Cái đã có sự phát triển toàn diện về các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh quốc phòng - đặc biệt là về kinh
tế, biểu hiện qua một vài chỉ tiêu sau:
- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái từ 1996 đến
giữa năm 2000 đạt 782 triệu USD.
- Mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1996-1999 là 15% - 16%;
GDP tính theo đầu người tăng từ 360 USD đến 420 USD.
- Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển mạnh, từ sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp là chính, nay đã chuyển hướng sang ngành thương mại, dịch vụ, du
lịch Tỉ trọng các ngành này chiếm 78% trong cơ cấu chung.
- Trong 4 năm ( từ 1996- 2000 ), số khách du lịch, người qua cửa khẩu
làm ăn, buôn bán, thăm người thân lên tới 2821893 lượt người.
- Năm 1997 có 48 đại diện chỉ nhánh ngoài tỉnh đến hoạt động đầu tư.
Đến năm 1999 tăng lên gần 70 chi nhánh
35