1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn quản trị học đại cương đề tài trình bày sứ mệnh mục tiêu và hệ thống các giá trị của tập đoàn vingroup

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày sứ mệnh, mục tiêu và hệ thống các giá trị của Tập đoàn Vingroup
Tác giả Dương Thị Ngọc Huyền, Dương Văn Khoa, Đỗ Trung Tuyến, Triệu Quang Mạnh, Nguyễn Minh Phi, Nguyễn Đắc Long, Ngô Tấn Minh, Vũ Thành Đạt, Phạm Văn Thái, Phạm Như Quỳnh, Nguyễn Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Dần
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Học Đại Cương
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Là bước đầu tiên của quản trị chiến lược.Ở một mắt khác, nó thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao của doanh nghiệp. Bản sứ mệnh tôt cho phép tạo ra và xem xét đến một l

Trang 1

BÁCH KHOA HÀ NỘI - -  

BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Trình bày sứ mệnh, mục tiêu và hệ thống các giá trị

của Tập đoàn Vingroup

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Thanh Dần

Nhóm sinh viên thực hiện:

STT Họ và tên MSSV

1 Dương Thị Ngọc Huyền 20206287

2 Dương Văn Khoa

2020624 4

3 Đỗ Trung Tuyến

2020631 2

4 Triệu Quang Mạnh

2020625 0

5 Nguyễn Minh Phi 20206296

6 Nguyễn Đắc Long 20206291

Trang 2

7 Ngô Tấn Minh 2

8 Vũ Thành Đạt

2020627 5

9 Phạm Văn Thái

2020630 3

10 Phạm Như Quỳnh

2020626 0

11 Nguyễn Thúy Quỳnh 20206259

Hà Nội, năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

PHẦN I : LÝ THUYẾT 4

I.1 SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP 4

I.1.1 KHÁI NI MỆ 4

I.1.2 VAI TRÒ C A S M NHỦ Ứ Ệ 4

I.1.3 TÍNH CHẤẤT C A S M NH DOANH NGHI PỦ Ứ Ệ Ệ 4

I.2 MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP 5

I.2.1 Đ NH NGHĨA M C TIÊU C A DOANH NGHI PỊ Ụ Ủ Ệ 5

I.2.2 VAI TRÒ C A M C TIÊU ĐỐẤI V I DOANH NGHI PỦ Ụ Ớ Ệ 6

I.3 HỆ THÔNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI 6

I.3.1 H THỐẤNG GIÁ TR CỐẤT LÕI LÀ GÌỆ Ị 6

I.3.2 N I DUNG H THỐẤNG GIÁ TR CỐẤT LÕIỘ Ệ Ị 7

PHẦN II : NỘI DUNG THỰC TẾ 8

II.1 GIỚI THIỆU CHUNG 8

II.2 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI 8

II.2.1 TẤẦM NHÌN 8

II.2.2 S M NHỨ Ệ 8

II.2.3 GIÁ TR CỐẤT LÕIỊ 8

PHẦN III : BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC TÌM HIỂU NỘI DUNG 11

III.1 TÌM HIỂU SỨ MỆNH 11

III.2 TÌM HIỂU MỤC TIÊU 11

III.3 HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vô cùng khốc liệt Để tạo nên được uy tín thương hiệu, mỗi doanh nghiệp, tập đoàn sử dụng nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau, đưa ra được tầm nhìn, sứ mệnh mới lạ để tạo ra con đường phát triển riêng tạo nên thành tựu cho họ Vì vậy vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải đưa ra được tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh và giá trị cốt lõi phù hợp với hướng đi của công ty, giúp công ty/doanh nghiệp phát triển được trên thị trường

Trải qua nhiều thách thức, nhiều tập đoàn đã đột phá vươn lên đứng top đầu cả nước cả về thương hiệu lẫn doanh thu, từ đó tạo nên một làn sóng mới trong nền kinh tế nước nhà Qua đặc điểm đó phải kể đến tập đoàn Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp

Để hiểu rõ được tại sao tập đoàn Vingroup có thể phát triển lớn mạnh được như vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề: Trình bày

sứ mệnh, mục tiêu và hệ thống các giá trị của Tập đoàn Vingroup

Từ đó rút ra được bài học về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi, đưa

ra được một số phương pháp, chiến lược hiệu quả cho những công ty

có tiềm năng phát triển khác

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng em xin chân thành cảm

ơn cô Nguyễn Thị Thanh Dần đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn chúng em làm đề tài trong thời gian qua

Trong quá trình làm đề tài, với kiến thức còn hạn chế, ắt sẽ gặp sai sót khó tránh khỏi, chúng em mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình từ cô

Chúng em chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN I : LÝ THUYẾT I.1 SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP

I.1.1 KHÁI NIỆM

Sứ mệnh là một lời tuyên bố, một lời thông báo của doanh nghiệp như một bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài

về thời gian Sứ mệnh mang tính xác định lí do tổ chức tồn tại và phát triển Sứ mệnh phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nhàm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp Là bước đầu tiên của quản trị chiến lược

Ở một mắt khác, nó thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao của doanh nghiệp

I 1 2 VAI TRÒ CỦA SỨ MỆNH

- Sứ mệnh đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong nội bộ doanh nghiệp

- Nó cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức

- Thiết lập tiếng nói chung và môi trường của tổ chức

- Nó tạo điều kiện để chuyển mục đích của hoạt động doanh nghiệp thành mục tiêu thích hợp

- Tạo cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lược của doanh nghiệp

- Nó tạo lập và củng cố hình ảnh cưa doanh nghiệp trước công chúng, tạo sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan

I.1.3 TÍNH CHẤT CỦA SỨ MỆNH DOANH NGHIỆP

a) Bản tuyên bố thái độ

- Bản sứ mệnh là một bản công bố về thái độ và triển vọng hơn

là một báo cáo chi tiết chuyên môn Nó thường có một phạm vi rộng vì các lí do :

 Bản sứ mệnh tôt cho phép tạo ra và xem xét đến một loạt các mục tiêu khả thi có thể được lựa chọn và các chiến lược

mà nó không hạn chế tính sáng tạo trong hoạt động quản trị Sự chuyên biệt quá mức sẽ giới hạn tiềm năng ohats triển sự sáng tạp của tổ chức

 Bản sứ mệnh cần phải rộng nhằm điều hòa một cách hiệu quả sự khác biệt giữa các cổ đông khác nhau, các cá nhân

và nhóm người, họ có phần góp vốn đặc biệt trong công ty

và có quyền đòi hỏi đối với công ty này

b) Giải quyết những điểm bất đồng

Trang 6

- Sứ mệnh là quyết định xác thực và nó phải dựa trên các quan điểm bất đồng để để có cơ hội là một quyết định đúng và có hiệu quả Thay đổi về sứ mệnh luôn kéo theo sự thay đổi về mục tiêu, chiến lược, tổ chức, cách ứng xử Quyết định về sứ mệnh là điều rất quan trọng d đó phải xem xét thật kỹ

c) Định hướng khách hàng

- Bản sứ mệnh phản ánh việc dự đoán khách hàng Thay vì phát triển một sản phẩm rồi sau đó cố tìm thị trường để tiêu thụ, triết lí hoạt động của tổ chức nên :

 Chú trọng vào việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu thụ

 Rồi sau đó cung cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó, bản

sứ mệnh tốt sẽ cho thấy lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng của họ

d) Tuyên bố chính sách xã hội

- Những vấn đề xã hội đòi hỏi các nhà quản trị không chỉ xem xét đến cái mà tổ chức có trách nhiệm với các đối tượng khác nhau của họ mà còn xem xét đến các nghĩa vụ mà công ty có đối với người tiêu thụ, các chuyên gia về môi trường, các nhóm thiểu số, cộng đồng và các nhóm khác

I.2 MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

I.2.1 ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

a) Mục tiêu là gì ?

- Mục tiêu là những kết quả cụ cụ thể mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định, là phương tiện để thực hiện mục đích

- Mục tiêu là một trạng thái tương lai mong muốn mà một tổ chức cố gắng hiện thực hóa Mục tiêu được đưa ra nhằm xác định chính xác những gì phải được thực hiện để công ty có thể đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của mình

- Các mục tiêu được xây dựng tốt có bốn đặc điểm chính sau đây :

 Thứ nhất, tính chính xác và đo lường được Các mục tiêu có thể đo lường cung cấp cho các nhà quản trị một thước đo hoặc tiêu chuẩn để đánh giá hiệu suất của tổ chức

 Thứ hai, tính quan trọng Để duy trì sự tập trung, các nhà quản trị nên chọn một vài mục tiêu chính để đạt hiệu quả hoạt động của và giải quyết các vấn đề quan trọng của công ty

 Thứ ba, tính thách thức nhưng thực tế Tính thách thức khuyến khích tất cả nhân viên cố gắng tìm cách cải thiện hiệu suất của tổ chức Bên cạnh đó, tính thực tế là phải đảm

Trang 7

bảo khả năng thực hiện được, nếu mục tiêu khó quá tức là phi thực tế thì nhân viên có thể từ bỏ nhưng một mục tiêu quá dễ dàng có thể không thúc đẩy các nhà quản lý và nhân viên khác

 Thứ tư, mỗi mục tiêu phải chỉ định một khoảng thời gian cần đạt được Hạn chế về thời gian cho nhân viên biết rằng thành công đòi hỏi phải đạt được mục tiêu trước một ngày nhất định Thời hạn có thể như một động lực, tạo nên một cảm giác cấp bách đối với việc đạt được mục tiêu và hoạt động Tuy nhiên, không phải tất cả các mục tiêu đều yêu cầu

có giới hạn về thời gian

b) Mục tiêu của doanh nghiệp

- Mục tiêu của tổ chức thường biến động qua quá trình phát triển của nó : từ đơn giản đến phức tạp theo biểu đồ phù hợp với chu

kỳ sống của doanh nghiệp Sau khi nhiệm vụ, tầm nhìn và các giá trị chính của tổ chức đã được nêu, bước cuối cùng trong việc thiết lập bối cảnh cho hoạch định chiến lược là thiết lập các mục tiêu tổng quát của tổ chức

- Mục tiêu của doanh nghiệp gồm :

 Mục tiêu kinh tế : được thực hiện đơn lẻ hoặc đồng thời tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp

o Tối đa hóa lợi nhuận (doanh thu - chi phí) hay giá trị mới

do doanh nghiệp tạo ra trong một giai đoạn nhất định

o Bảo đảm an toàn trong kinh doanh : hạn chế rủi ro, phát triển bền vững

o Tối đa hóa sự lựa chọn cho khách hàng: đa dạng về hàng hóa, chủng loại

o Giảm chi phí, tăng vòng quay vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

o Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp : giá trị mà nhà đầu tư đánh giá về doanh nghiệp

 Mục tiêu xã hội :

o Phục vụ tốt nhất các nhu cầu đời sống nhân dân

o Bảo vệ môi môi trường …

I.2.2 VAI TRÒ CỦA MỤC TIÊU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Các mục tiêu được xây dựng tốt cũng cung cấp một phương tiện để đánh giá hiệu quả chiến lược và đánh giá hiệu suất của các nhà quản lý

Hầu hết, các tổ chức kinh doanh thiết lập mục tiêu là lợi nhuận

và tăng trưởng lợi nhuận Do đó, một công ty có thể đặt mục tiêu đạt được ít nhất 10% lợi nhuận từ vốn đầu tư (thước đo chính của lợi

Trang 8

nhuận) và tăng trưởng lợi nhuận ở mức 15% mỗi năm Tuy nhiên, các nhà quản lý không được phạm sai lầm khi quá coi trọng lợi nhuận hiện tại để gây bất lợi cho lợi nhuận dài hạn và tăng trưởng lợi nhuận Mặc dù cắt giảm chi tiêu hiện tại có thể làm tăng lợi nhuận hiện tại nhưng cũng dẫn đến mức đầu tư kém, thiếu đổi mới và khả năng tiếp thị giảm, điều này có thể gây nguy hiểm cho lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn Những chi tiêu cho đầu tư, đổi mới rất quan trọng nếu một công ty theo đuổi sứ mệnh dài hạn, duy trì lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận Mặc dù vậy, các nhà quản trị vẫn có thể đưa ra quyết định giảm chi tiêu đầu tư bởi vì các tác động bất lợi trong ngắn hạn có thể không thành hiện thực hoặc đôi khi họ chịu áp lực lớn trong việc đạt các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn

Các nhà quản trị cần áp dụng các mục tiêu mà việc đạt được

sẽ làm tăng hiệu suất dài hạn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong đó, nhấn mạnh các mục tiêu cụ thể liên quan đến những chỉ tiêu như năng suất, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên và sự đổi mới Ý tưởng ở đây

là nếu các nhà quản trị thực hiện các hành động, ví dụ: tăng năng suất, thì về lâu dài sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn, ngay cả khi điều đó yêu cầu hy sinh một số lợi nhuận hiện tại để hỗ trợ đầu tư cao hơn vào công nghệ nâng cao năng suất

I.3 HỆ THÔNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI

I.3.1 HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI LÀ GÌ

Hệ giá trị cốt lõi là những gì hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa

và phản ánh những phẩm chất giá trị của một công ty.Chúng là bản chất và bản sắc của công ty - các nguyên tắc, niềm tin hoặc triết lý của các giá trị Hệ giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố văn hóa ở những khía cạnh khác nhau, trải qua nhiều thời gian, sự gắn kết những yếu tố đó thành 01 hệ thống giá trị, tạo nên nét riêng biệt của doanh nghiệp Điều này thể hiện thông qua những hành vi sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp Những giá trị này

đã thấm nhầm trong cả doanh nghiệp, đặt trong hệ giá trị mang tính đạo đức kinh doanh

I.3.2 NỘI DUNG HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI

- Hệ giá trị này thể hiện ở những điểm sau :

 Quan niệm về những giá trị đúng cần được noi gương và làm theo, cái xấu cần được loại bỏ

Trang 9

 Quan niệm về những chuẩn mực đạo đức xã hội, cung cấp những sản phẩm giá trị hàng hóa tốt đẹp, hữu ích, và an toàn cho xã hội

 Quan niệm về những cái đẹp, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ngày càng có giá trị hơn cho xã hội

 Quan niệm về xây dựng uy tín cho doanh nghiệp – uy tín với đối tác, với khách hàng…

 Quan niệm về hành động và phương thức kinh doanh, không gian lận và làm những điều trái pháp luật

 Quan niệm về mong muốn tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong doanh nghiệp

 Quan niệm về những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

PHẦN II : NỘI DUNG THỰC TẾ

II.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom,

thành lập năm 1993 tại Ucraina Đầu những năm

2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư

Trang 10

vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới

mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP

Vin group là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô

la Mỹ Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm:

- Công nghệ

- Công nghiệp

- Thương mại Dịch vụ

II.2 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI

II.2.1 TẦM NHÌN

“Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – Thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”

Vingroup định hướng phát triển

thành tập đoàn công nghệ – công nghiệp

– thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực,

không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến

tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ

đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng

cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị

thế của thương hiệu Việt trên trường

quốc tế

II.2.2 SỨ MỆNH

“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”

II.2.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI

TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH – NHÂN

 Tín

- Vingroup đặt chữ TÍN lên vị trí hàng

đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh

tranh và bảo về chữ TÍN như bảo vệ

danh dự của chính mình

Trang 11

- Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện

 Tâm

- Vingroup đặt chữ TÂM là một trong

những nền tảng quan trọng của việc

kinh doanh Chúng ta thượng tôn

pháp luật và duy trì đạo đức nghề

nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn

cao nhất

- Vingroup coi trọng khách hàng và

luôn lấy khách hàng làm trung tâm,

đặt lợi ích và mong muốn của khách

hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công

- Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng

 Trí

- Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là

đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị

khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi

gói sản phẩm – dịch vụ

- Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ

dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng

dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật

và công nghệ mới vào quản lý sản

xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ

- Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình

 Tốc

- Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh — Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh " làm giá trị bản sắc

Trang 12

- Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn” Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu "Không nhanh ầu đoảng” để tự răn mình

 Tinh

- Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp

những con người tinh hoa để làm nên

những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi

thành viên được thụ hưởng cuộc sống

tinh hoa và góp phần xây dựng một xã

hội tinh hoa

- Vingroup mong muốn xây dựng một đội

ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và

Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của minh

- Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa Chúng ta

"chiêu hiền đãi sĩ" và "đãi cát tìm vàng" mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sản sàng sàng lọc những người không phù hợp

 Nhân

- Vingroup xây dựng các mối quan hệ với

khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà

đầu tư và xã hội bằng sự thiên chi, tình

thân ái, tinh thần nhân văn

- Vingroup luôn coi trọng người lao động

như là tài sản quý giá nhất; xây dựng

môi trường làm việc chuyên nghiệp,

năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả CBNV

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w