Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng: Trong điều kiện kinh tế thị trường, về bản chất : Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính tập trung trên một diện tích ruộng đất đủ l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA KINH TẾ
weds
NGUYEN NHAT TAN
PHAT TRIEN KINH TE TRANG TRAI
6 CAC TINH MIEN NÚI PHÍA BAC
CHUYEN NGANH : KINH TE CHINH TRI XA HOI CHU NGHIA
MÃ SO : 50201
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC : TS Va Trường Sơn
' KaqaxwaxxNNGNNE"-vưnn ———_—
| ĐAI HỌC QUỐC GIA HA NỘI |
TRUNG TAM THONG TIN _THƯ ÿ ib
W-Le /, 229,
7
Ha Noi, 2000
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NOI DUNG 4
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VỀ KINH TE TRANG TRAI 4
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại 4
1.1.1 Khái niệm về kinh tế trang trại và các loại hình trang trại 4
1.1.2.Dac trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí nhận dang 9
trang trại.
1.1.3.Điều kiện hình thành và phát triển của kinh tế trang trại trong 15
nền kinh tế thị trường
1.1.4 Sự cần thiết khách quan và xu hướng hình thành, phát triển của 20
kinh tế trang trại ở nước ta
1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 26
1.2.1 Khái quát về quá trình hình thành va phát triển kinh tế trang trại 26
trên thế giới.
1.2.2 Thực trạng kinh tế trang trại trên thế giới chí 1.2.3 Bài học kinh nghiệm 37
Chương 2: THUC TRANG PHÁT TRIỀN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở 42
CÁC TỈNH MIỄN NÚI PHÍA BẮC
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội - Những thuận lợi 42
và khó khăn
2.2 Thực trạng kinh tế trang trại ở các tinh miền núi phía Bac 45
2.2.1 Các yếu tố sản xuất của trang trại 45
2.2.2 Tổ chức hoạt động sản xuất của trang trại 58
2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại 62
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang 72
trại ở các tỉnh miền núi phía Bac
3.1 Quan diém 72
3.2 Phuong hướng 74
3.3 Giải pháp 78
3.3.1 Giải quyết tốt vấn đề giao đất, cho thuê đất va cấp giấy chứng 78
nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại
Trang 33.3.2 Tạo vốn cho kinh doanh của các trang trại 81
3.3.3 Phát triển nguồn nhân luc trong các trang trại 83
3.3.4 Mở rộng thi trường cho kinh tế trang trại 84 3.3.5 Nang cao trình độ ứng dụng khoa hoc công nghệ ở các trang trại 86
3.3.6 Tăng cường cơ sở hạ tang vật chất kỹ thuật ở nông thôn miền 87
núi phía Bắc để phát triển kinh tế trang trại
3.3.7.Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản hỗ trợ cho các 88
trang trại
3.3.8 Tăng cường các hình thức liên doanh liên kết giữa các trang trại 89
với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
3.3.0 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại 91
KET LUAN 92
TAI LIEU THAM KHAO 93
Trang 4MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài :
Trong những năm gần đây, dưới ánh sáng của đường lối Đổi mới, cùng
với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế nông nghiệp và
nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Sau khi có Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (1981), Nghị
quyết 10 cua Bộ Chính trị (1988), Luật đất dai (1993) kinh tế hộ gia đình
trong nông nghiệp đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và đã phát triển mạnh.
Nhiều hộ nông dân từng bước thoát khỏi tình trạng sản xuất tự cấp tự túc vươn
lên thành hộ sản xuất hàng hoá Ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như trên cả
nước đã xuất hiện các mô hình kinh tế trang trai (chủ yếu là các trang trại gia
đình) thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoạt động có
hiệu quả Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, ngày 2/2/2000 Chính phủ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về
kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông
nghiệp và nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tình hình phát triểncủa kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi phía Bắc có ý nghĩa cả về lý luận vàthực tiễn
2- Tình hình nghiên cứu :
Kinh tế trang trại là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta
nói chung và ở miền núi vùng cao phía Bắc nói riêng Do vậy nó đã được đề
cập đến trong một số hội thảo khoa học và các công trình nghiên cứu :
- Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á Nguyễn Điền, Trần
Đức, Trần Huy Năng - NXB Thống kê Hà Nội - 1993,
Trang 5- Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường Lê Trọng
NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1993.
- Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới Tran Đức NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội 1995
- Kinh tế trang trại vùng đồi núi Trần Đức (chủ biên) NXB Thống kê,
Hà Nội 1998
- Hội thảo về kinh tế trang trại tại tỉnh Bình Dương (7/1998)
- Hội thảo về kinh tế trang trại tại Đại học KTQD (9/1999)
- Bài "Tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại ở vùng núi, vùng cao phía
Bác", Vũ Đình Tháng, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 33, tháng 11-12/1999,
14-17.
- Bài "Tổ chức san xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi, vùng cao phía
Bắc nước ta", Nguyễn Đình Hương, Mai Ngọc Cường, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, số 34, tháng 1-2/2000, 12-17
Các tác giả đã nghiên cứu về tính chất, vai trò, thực trạng và đưa ra các
giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại ở Việt Nam phát triển đúng hướng
và đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu một cách day đủ, hệ thống về thực trang tình hình phát triển kinh
tế trang trại ở miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta Chính vì vậy, trên cơ sở
tham khảo các công trình đã nghiên cứu về kinh tế trang trai, tác giả mạnh dan
chọn đề tài "Phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi phía Bắc".
3- Mục đích nghiên cứu :
Phân tích đánh giá về thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy
sự phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi phía
Bắc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trang 65- Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích kinh tế,
6- Những đóng góp của luận văn :
- Trên cơ sở tổng kết những lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về
kinh tế trang trại trên thế giới, luận văn góp phần khẳng định : Kinh tế trang
trại chính là con đường đi lên nền nông nghiệp hàng hoá sản xuất lớn theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung và ở miền núi phía Bắc nói
riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Sau khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
7- Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương :
- Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trai
- Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi
phía Bắc.
- Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở
các tỉnh miền núi phía Bac.
Trang 7NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1- Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại.
1.1.1- Khái niệm ''Kinh tế trang trai" và các loại hình trang trại
1.1.1.1- Khái niệm "Kinh tế trang trai"
Trên thế giới, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong nông
nghiệp ở các nước phát triển theo mô hình kinh tế thị trường Ở các nước này,
trang trại có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp và
nông thôn Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng: Trong điều kiện kinh tế thị
trường, về bản chất : Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính
tập trung trên một diện tích ruộng đất đủ lớn nhằm sản xuất nông sản phẩm
hàng hoá với quy mô gia đình là chủ yếu Đây là loại hình sản xuất nôngnghiệp của hộ nông dân sau khi phá vỡ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp tự túc của
hộ tiểu nông vươn lên sản xuất nông sản hàng hoá, từng bước thích nghi với
kinh tế thị trường Sự hình thành của các trang trại gắn liền với quá trình thực
hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp.
Ở nước ta, trong những năm qua, trang trại phát triển khá mạnh mẽ trên
nhiều vùng, đặc biệt là ở các vùng trung du, miền núi, các vùng đất mới và
đã được nhiều cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà
khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện nay, thuật ngữ "trang trai" và " kinh tế
trang trại" được sử dụng như là những thuật ngữ đồng nghĩa Về thực chất,
"trang trại" và "kinh tế trang trai" là những khái niệm không đồng nhất : "kinh
tế trang trại" là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh
tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại ; còn "trang trại"
là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ
Trang 8kinh tế đó Nhu vậy, nói "kinh tế trang trại" là nói mặt kinh tế cua trang trại.
Ngoài mặt kinh tế, còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và môi
trường Tuy nhiên, vì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại nên trong nhiều trường hợp khi nói tới kinh tế trang trại
người ta thường gọi tắt là trang trại.
Vậy có thể hiểu khái niệm trang trại về mặt kinh tế như thế nào ? Khái
niệm này phải thể hiện được những nét bản chất về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật
sản xuất của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.
Các cơ quan, các nhà khoa học và quản lý khi nghiên cứu kinh tế trang
trại hầu như đều đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại và coi đó là điểm xuất phát để nghiên cứu.
Quan điểm 1: "Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trai ) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nén sản xuất xã hội, dựa trên
cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động
nhất định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tư liệu sản xuất nhất định
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế thị trường va được nhà nước bảo hộ." [49, 14]
Quan điểm 2: "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở
trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tưliệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độclập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất
được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ
thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường "[21, 19]
Quan điểm 3: "Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất kinh
doanh trong nông nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên nên tảng
kinh tế hộ và về cơ bản giữ bản chất kinh tế hộ Quá trình hình thành và phát
triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao năng lực sản xuất dưa trên cơ sở
tích tụ tập trung vốn và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó tạo ra nhiều sản
phẩm hang hoá với năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao" [45, 25].
Trang 9Như vậy:
- Nói đến kinh tế trang trại là đề cập đến một hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu là dựa vào hộ nông dân nhằm
sản xuất, chế biến nông sản hàng hoá theo yêu cầu của thị trường.
- Trong các trang trại, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một người chủ độc lập Tuy nhiên, kinh tế trang trại không phải là
một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế nhiều thành phần, mà có thể
thuộc thành phần kinh tế này hay thành phần kinh tế khác tuỳ theo hình thức
sở hữu nào chi phối
- Trên cơ sở xác định được ngành hàng sản xuất chuyên môn hoá mà cácyếu tố sản xuất của trang trại : Vốn, đất đai, tư liệu lao động được tập trung
lại tới một quy mô nhất định trong các trang trại nhằm tạo ra ngày càng nhiều
nông sản có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
- Sự thành công trong sản xuất kinh doanh của trang trại phụ thuộc nhiều
vào năng lực của chủ trang trại Chủ trang trại phải là người có ý chí và năng
lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh
doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại
- Trang trại tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
lựa chọn phương hướng sản xuất, tổ chức sản xuất đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Các trang trại có cách thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ hơn, có nhu
cầu về vốn, tư liệu sản xuất, lao động, khoa học kỹ thuật công nghệ cao hơn so
với kinh tế hộ.
Trên cơ sở thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại ở nước ta, căn
cứ vào chủ trương đối với kinh tế trang trại được nêu trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương Đảng (tháng 12/1997) và Nghị quyết số
06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn,
ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP về kinh tế
Trang 10trang trại, trong đó đưa ra quan điểm nhận thức thống nhất về kinh tế trang trại
Ở nước ta , nền kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng đang
trong quá trình chuyển từ trình độ tự cung tự cấp sang trình độ sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, do vậy mà các trang trại có trình độ phát triển khác
nhau Mặc dù vậy song trang trại ở nước ta đã có sự khác biệt khá rõ nét so với
kinh tế nông hộ Sự khác biệt thể hiện ở mục đích sản xuất, ở trình độ kỹ thuật
sản xuất, ở cách thức tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất Hộ nông dân nói
chung sản xuất chủ yếu nhằm để thoả mãn nhucầu của tiêu dùng của mình, còn trang trại thì chủ yếu là sản xuất hàng hoá Đây là sự chuyển biến căn bản
về chất đòi hỏi các trang trại phải có trình độ phát triển cao hơn nông hộ về
cơ sở vật chất kỹ thuật, về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, về trình độ tổ
chức quản lý và về quy mô sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, với khái niệm kinh tế trang trại được nêu trong nghị quyết
03/2000/ NQ - CP, những nét bản chất về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật sản xuất
của trang trại trong nền kinh tế thị trường đã được khái quát lại, từ đó giúp cho
việc nghiên cứu và hoạch định các chính sách đối với kinh tế trang trại đạt hiệu quả hơn.
1.1.1.2 - Các loại hình trang trai:
Ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, trang trại bao gồm
những loại hình khác nhau Việc phân loại trang trại có thể được thực hiện
theo những tiêu thức phân loại nhất định tuỳ thuộc vào mục đích của việc
phân loại Vấn đề đặt ra là phân loại trang trại như thế nào cho thích hợp
Trang 11Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện cụ thể từng nước, từng vùng, người ta có
thể phân loại trang trại theo các tiêu thức như:
- Phân loại trang trại theo tính chất và quy mô sở hữu tư liệu sản xuất :
+ Trang trại gia đình (cá thể, tiểu chủ).
+ Trang trại tư bản tư nhân
- Phân loại trang trại theo hình thức tổ chức kinh doanh :
+ Trang trai gia đình.
+ Trang trại liên doanh.
+ Trang trại hợp doanh theo cổ phần.
- Phân loại trang trại theo mức độ sở hữu tư liệu sản xuất:
+ Loại trang trại mà chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất
+ Loại trang trại mà chủ trang trại sở chỉ sở hữu một phần tư liệu sản
xuất, phần tư liệu sản xuất còn lại đi thuê
+ Loại trang trại mà chủ trang trại đi thuê toàn bộ tư liệu sản xuất
- Phân loại trang trại theo quy mô :
+ Phân loại theo quy mô các yếu tố sản xuất : trang trại lớn, vừa, nhỏ
+ Phân loại theo quy mô thu nhập : trang trại có thu nhập cao, trung
bình, thấp.
- Phân loại trang trại theo cơ cấu sản xuất và hướng kinh doanh
+ Trang trại sản xuất chuyên môn hoá (thuần nông)
+ Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.
- Phân loại trang trại theo thu nhập:
+ Trang trại thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp.
+ Trang trại thu nhập chủ yếu từ ngoài nông nghiệp.
Riêng đối với nước ta, để phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội đối với các trang trại, cần chú ý tới việc phân loại
theo tính chất và quy mô sở hữu Trong quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các loại hình trang trại
phân theo tính chất và quy mô sở hữu đều được khuyến khích phát triển, song
Trang 12trong giai đoạn hiện tại cần ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
gia đình, vì ở nước ta, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong
nông nghiệp, lại gần gũi với kinh tế nông hộ Kinh tế trang trại gia đình chính
là con đường quan trọng, dễ tiếp thu để đưa kinh tế nông hộ nước ta đi lên sản
xuất hàng hoá và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung khác và kinh tế nông hộ
Với quan niệm như vậy, kinh tế trang trại mang những đặc trưng cơ bản sau:
* Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm
hàng hoá theo nhu cầu của thị trường
Đây là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế trang trại, nó chi phối và
ảnh hưởng rất lớn tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại Nếu như ở cáchình thức sản xuất nông nghiệp tập trung khác và ở kinh tế tiểu nông, nông
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp
trong nội bộ đơn vị kinh tế thì ở kinh tế trang trại, ngay từ đầu nông sản phẩm
đã mang tính hàng hoá Kinh tế thị trường càng phát triển thì tỷ suất hàng hoá
và giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại càng cao Quá trình hình thành và
phát triển của trang trại là quá trình nâng cao (hay mở rộng) tính chất và trình
độ sản xuất hàng hoá của trang trại, đồng thời cũng là quá trình thu hẹp tính
chất sản xuất tự cấp tự túc của nền kinh tế tự nhiên.
* Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một người chủ độc lập.
Trang 13Nếu như trong các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung ở các
phương thức sản xuất trước CNTB có những hình thức dựa trên sở hữu Nha
nước, có những hình thức dựa trên sở hữu riêng của một người chủ độc lập thì trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế trang trại về cơ bản dựa trên quyền
sở hữu tư liệu sản xuất (hay quyền sử dụng, nếu tư liệu sản xuất đi thuê) của
một người chủ độc lập
Kinh tế trang trại và kinh tế tiểu nông, về nền tảng cơ bản đều dựa trên
quyền sở hữu tư liệu sản xuất (hay quyền sử dụng, nếu tư liệu sản xuất đi
thuê) của một người chủ độc lập, song lại có mục đích hoàn toàn khác nhau
như : kinh tế tiểu nông tiến hành sản xuất nhằm mục tiêu tự trang trải cho nhu
cầu tự cấp tự túc của hộ gia đình, còn kinh tế trang trại lại tiến hành sản xuấtnhằm mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, trong các trang trại, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập Người chủ độc lập ở đây là ngườihoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khôngphải là người chủ biệt lập, tách rời khỏi các quan hệ liên kết và hợp tác với các
chủ thể kinh tế khác.
* Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất được tập trung tới quy mô nhất
định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
Đặc trưng này được quy định bởi mục đích sản xuất của trang trại Trong các trang trại, sản xuất hàng hoá chỉ có thể thực hiện được khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu lao động được tập trung tới quy mô cần thiết (đủ lớn)
Đặc trưng về sự tập trung các yếu tố sản xuất của kinh tế trang trại có thể
biểu thị về mặt lượng bằng những chỉ tiêu chủ yếu như :
- Quy mô diện tích ruộng đất của trang trại (trong trồng trọt) hay số lượng gia súc gia cầm (trong chăn nuôi).
- Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại.
10
Trang 14* Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức quản lý sản xuất và trình độ kỹ
thuật cao:
Đặc trưng này được thể hiện trên các mặt:
- Về trình độ chuyên môn hoá sản xuất trong các trang trại:
Chuyên môn hoá sản xuất của trang trại gắn liền với quá trình chuyển
phương hướng sản xuất của trang trại từ sản xuất đa canh sang sản xuất chuyên canh, tập trung vào một vài nông sản hàng hoá có khả năng sinh lời cao.
Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn hoá là:
+ Cơ cấu giá tri sản lượng
+ Cơ cấu giá tri sản lượng hang hoá
- Về trình độ thâm canh:
Trình độ thâm canh trong các trang trại cũng được nâng dần từ thâm canh
truyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm canh
hiện đại Trình độ thâm canh của trang trại được thể hiện qua các chỉ tiêu như:
+ Vốn đầu tư trên mỗi đơn vị diện tích (hoặc đầu gia súc).
+ Năng suất cây trồng (vật nuôi).
- Về cách thức điều hành sản xuất:
Sản xuất hàng hoá trong trang trại càng phát triển càng đòi hỏi các trang
trại phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi, quy hoạch ruộngđất, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sản xuất, áp dụng các công nghệ và quytrình sản xuất thâm canh Do vậy, việc quản lý và điều hành sản xuất của
trang trại phải được tiến hành trên cơ sở những kiến thức cần thiết về nônghọc, sinh học và phương pháp điều hành sản xuất
- Về hoạt động tài chính và hạch toán của trang trại:
Cùng với sự phát triển của trang trại, hoạt động tài chính và hạch toán
của trang trại cũng dần dần thay đổi Khi mới đi vào sản xuất hàng hoá, chủ
trang trại thường chỉ hạch toán đơn giản thu chi và phần thu nhập đối với một vài cây trồng vật nuôi chủ yếu Khi sản xuất hàng hoá đã trở thành hướng
II
Trang 15chính, các trang trại thường thực hiện hạch toán giá thành và lợi nhuận đối với
từng loại nông sản hàng hoá Hoạt động tài chính và hạch toán của trang trại ngày càng có vai trò quan trọng, đồng thời cũng ngày càng phức tạp đòi hỏi
phải có kiến thức và nghiệp vụ kế toán nhất định.
- Về tiếp cận thị trường:
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với chu kỳ kinh doanh của
trang trại Lúc đầu, do tỷ trọng sản phẩm tự cung tự cấp còn khá cao nên các
trang trại chưa quan tâm nhiều đến thị trường nhưng khi trình độ sản xuất
hàng hoá phát triển thì các trang trại thường xuyên quan tâm tìm kiếm thị
trường để xây dựng và thực hiện linh hoạt chiến lược kinh doanh nhằm đứng
vững trong cạnh tranh.
* Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý sản xuấtkinh doanh.
Với tư cách là người đứng đầu một đơn vị kinh tế sản xuất hàng hoá,
người chủ trang trại phải có những tố chất cần thiết để tổ chức và quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của trang trại Đó là:
- Có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông
- Có năng lực tổ chức quản lý sản xuất.
- Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
Tuy nhiên, những tố chất này nói chung không hoàn toàn được hội tụ đủ
ngay từ đầu mà ở phần lớn các chủ trang trại, sự hội tụ các tố chất cần thiếtphải trải qua một quá trình nhất định
* Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
Do quy mô sản xuất của các trang trại thường lớn hơn han so với quy mô
sản xuất của hộ nông dân nên nhu cầu về lao động trong các trang trại đều
vượt quá khả năng nguồn lao động của gia đình Vì vậy, các trang trại đều
phải thuê mướn lao động
12
Trang 16Có hai hình thức thuê mướn lao động chủ yếu: Thuê lao động thường
xuyên và thuê lao động thời vụ.
Quy mô và cách thức thuê mướn lao động trong các trang trại không
giống nhau, phụ thuộc chủ yếu vào loại hình, quy mô sản xuất và hướng sản
xuất kinh doanh của trang trại.
1.1.2.2- Tiêu chí nhận dang trang trại :
Để nhận dạng trang trại cần phải có hệ thống các tiêu chí Tiêu chí nhận
dạng trang trại phải thoả mãn các yêu cầu chủ yếu :
- Phải hàm chứa được những đặc trưng cơ bản của trang trại.
- Đơn giản và dễ vận dụng.
Như vậy, tiêu chí nhận dạng trang trại gồm 2 mặt : Định tính và định
lượng Để đơn giản và dễ vận dụng cần kết hợp 2 mặt định tính và định lượng
trong tiêu chí nhận dạng Mặt khác, tiêu chí nhận dạng trang trại chỉ nên đề
cập tới những đặc trưng cơ bản nhất, dễ nhận biết nhất với những chỉ tiêu cần
thiết đủ để nhận dạng trang trại, không nên đề cập tới quá nhiều đặc trưng và chỉ tiêu cụ thể làm cho việc nhận dạng trở nên phức tạp.
Ở nước ta, các trang trại hầu hết đều mới hình thành nên tính chất chuyên
môn hoá chưa cao, nguồn thu nhập rất đa dạng, cho nên sẽ có tình trạng xét về
từng ngành riêng biệt như trồng trọt, chăn nuôi thì quy mô chưa lớn nhưng
tổng hợp lại thì đó thực sự là một trang trại Hơn nữa còn có một bộ phận
trang trại sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm nông nghiệp có tính chất
đặc thù như trồng hoa, cây cảnh chỉ cần rất ít đất nhưng lại có giá trị hàng
hoá rất lớn Cho nên ngay bản thân các yếu tố sản xuất của các trang trại cũng
phải được xem xét day đủ tuỳ theo từng điều kiện và đặc biệt cần phải quan
tâm đến tiêu chí quyết định nhất đối với trang trại - đó là giá trị sản lượng
hàng hoá tạo ra trong một năm Ở đây cần phải nhac lại luận điểm của V.I Lê
Nin: " Ap trại nhỏ, tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo diện tích nhưng lại hoá thành
ấp trại lớn nếu xét theo quy mô sản xuất giá trị sản phẩm của các ấp trại là
Is
Trang 17bằng chứng nói lên quy mô của ấp tral một cách trực tiếp, chứ không phải gián tiếp " [28, 245] Chính vì vậy, tác giả cho rang: Tiêu chí nhận dang
trang trại chỉ nên đề cập tới đặc trưng về sản xuất hàng hoá và đặc trưng về sự
tập trung của các yếu tố sản xuất vì đây là những đặc trưng cơ bản nhất, dễ
nhận biết nhất của trang trại.
Thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ - CP của Chính phủ về kinh tế trang
trại, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê đã ra Thông
tư Liên bộ số 69/2000/TTLT - BNN - TCTK quy định hướng dẫn tiêu chí về
kinh tế trang trại, trong đó nêu rõ: Một số hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được hai tiêu
chí sau:
Một là: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm đạt:
Đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên, đối
với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
Hai là: Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế
nông hộ tương ứng từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
Đối với trang trại trồng trọt :
Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc
và ven biển miền Trung, từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây
Nguyên Trang trại trồng cây lâu năm từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung, từ 5 ha đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; trang
trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên
Trang trại chăn nuôi :
Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 10 con trở lên; Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
Chăn nuôi gia súc (lợn, đê), chăn nuôi lợn sinh sản thường xuyên có từ 20 con
trở lên; với dê, cừu từ 100 con trở lên Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ
100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê từ 200 con trở lên Chăn nuôi gia cầm
14
Trang 18(gà , vịt, ngan, ngỗng) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số
đầu con dưới 7 ngày tuổi).
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và
thuỷ đặc sản tiêu chí xác định là giá trị hàng hoá
Các chỉ tiêu này khi được kết hợp lại đủ để nhận dạng trang trại vì chúng
vừa phản ánh trực tiếp những đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất, vừa phản ánh
gián tiếp những đặc trưng khác của trang trại Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu
giá trị sảnlượng hàng hoá là chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu bổ
xung Mặc dù vậy song khi vận dụng tiêu chí nhận dạng trang trại cần sử dụng
các chỉ tiêu một cách linh hoạt tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và theo từng
giai đoạn phát triển của kinh tế trang trại ở mỗi vùng.
1.1.3- Điều kiện hình thành và phát triển của kinh tế trang trại trong
nên kinh tế thị trường
1.1.3.1- Điều kiện khách quan (hay các nhân tố bên ngoài trang trại)
* Sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước.
Sự tác động của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo ra môi trườngkinh tế và pháp lý để kinh tế trang trại hình thành và phát triển Sự tác động
này được thực hiện.
+ Nhà nước định hướng cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
bằng việc quy hoạch phát triển, ban hành các chính sách kinh tế xã hội: Chính
sách ruộng đất, chính sách đầu tư khoa hoc công nghệ , tạo ra môi trường
pháp lý, công nhận địa vị pháp lý của kinh tế trang trai
+ Nhà nước sử dụng các đòn bẩy kinh tế, hỗ trợ nguồn lực nhằm tạo điều
kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại Chẳng hạn như: Hỗ trợ
chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng
15
Trang 19* Có quỹ ruộng đất cần thiết.
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu Vì vậy, giữa trang trại và quỹ ruộng đất có mối quan hệ chặt chế với nhau Trong đó,
ruộng đất là một trong những yếu tố hình thành nên trang trại và ngược lại trang trại là một trong những hình thức sử dụng đất đai có hiệu quả.
Sở di yếu tố đất đai có tác động lớn đến sự hình thành và phát tién của
kinh tế trang trại là bởi vì nguồn lực đất đai với quy mô lớn là cơ sở tự nhiên
tạo ra sự dư thừa về nông sản dẫn đến sự trao đổi hàng hoá nông sản Mặt
khác đất đai còn là yếu tố quan trọng để thu hút các nguồn lực kinh tế khác
(vốn, lao động ) vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Cùng với quy mô ruộng đất, việc tập trung ruộng đất có một ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự hình thành trang trại Tuy nhiên, trên thực tế sự tập trung
ruộng đất không chỉ phụ thuộc vào quỹ ruộng đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, pháp lý cho sự tập trung ấy mà trực tiếp là chính sách đấtđai của Nhà nước.
* Sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Trang trại là một đơn vị kinh tế sản xuất hàng hoá, do vậy nó chỉ hình
thành và phát triển khi sức sản xuất của xã hội loài người đã đạt tới một trình
độ nhất định: Sản xuất diễn ra với quy mô tương đối lớn, trình độ kỹ thuật và
tổ chức sản xuất tiến bộ
Bên cạnh đó kết cấu hạ tầng kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp bao gồm: Đường giao thông, thuỷ lợi, điện là những điều kiện vật chất kỹ thuật hết sức
cần thiết đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của các trang trại Nó góp
phần quan trọng để người sản xuất khắc phục những tác động tiêu cực của tự
nhiên, đáp ứng các yêu cầu sinh học của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của
một nền nông nghiệp hàng hoá
Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại phải được
tiến hành dựa trên cơ sở một hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển ở
16
Trang 20trình độ nhất định (bao gồm kết cấu hạ tầng trên địa bàn hoạt động của các
trang trại và cơ sở vật chất kỹ thuật trong phạm vi từng trang trại).
* Su hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông san.
Sự phát triển của công nghiệp chế biến là một trong các điều kiện cần
thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của
kinh tế trang trại Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp,
của sản phẩm nông nghiệp và mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp
chế biến Trong điều kiện nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, đối tượng
và sản phẩm của nó là các cơ thể sống thì hoạt động của công nghiệp chế biến
có tác dụng làm dừng lại các quá trình sinh học của sản phẩm, tinh chế các
sản phẩm thô, từ đó giúp cho việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp được tốt
hơn, chất lượng và giá trị nông phẩm tăng lên.
Khi sản xuất nông nghiệp được tổ chức dưới hình thức trang trại với mục
đích tạo ra sản phẩm để bán thì mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp của các trang trại với công nghiệp chế biến càng khăng khít, chặt chế hơn Điều
này được thể hiện ở chỗ: Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp chế
biến thì hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại sẽ bị ảnh hưởng rất lớn,
nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm Sự phát triển của công nghiệp chế biến sẽ
tạo ra thị trường rộng lớn và ổn định cho các trang trại.
* Sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá
Trong phạm vi lĩnh vực nông nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất được
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có chuyên môn hoá theo
vùng (kết quả là hình thành nên các vùng chuyên canh tập trung) Về hình
thức, chuyên môn hoá theo vùng là sự tập trung các điều kiện sản xuất của
vùng để sản xuất ra những nông sản hàng hoá nhất định Về thực chất, đó là
quá trình tập trung các yếu tố sản xuất để khai thác lợi thế so sánh của vùng.
Ở góc độ phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất theo vùng là hình
thức biểu hiện cụ thể của phân công lao động theo lãnh thổ Sự hình thành
(One 2 = ¬———————
17
Trang 21vùng chuyên môn hoá là kết quả của các điều kiện tác động như : su trợ g1úp
của Nhà nước, điều kiện đất đai, sự phát triển của kết cấu hạ tầng
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự hình thành các vùng chuyên môn
hoá sản xuất có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành và phát triển của các
trang trại Điều này được chứng minh trong thực tế : phần lớn các trang trai 6
Việt Nam đều được hình thành ở các vùng chuyên môn hoá.
* Sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp :
Sự hình thành của kinh tế trang trại là quá trình phát triển theo hướng
chuyên môn hoá sản xuất trong nông nghiệp Do là quá trình tích tu và taptrung các điều kiện cho trang trại khai thác lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên
môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp Trong quá trình này, sự liên kết kinh
tế giữa các trang trại ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của
trang trại và sự phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp
ngày càng trở thành điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển của
kinh tế trang trại.
1.1 3.2- Các điêu kiện chủ quan : (hay các nhân tố bên trong trang trai)
*Điều kiện đối với chủ trang trại :
- Nông nghiệp là ngành sản xuất nặng nhọc, phụ thuộc nhiều vào tự
nhiên, tính rủi ro cao Vì vậy, sức thu hút đầu tư của nông nghiệp kém hơn các
ngành khác Trong khi đó, đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế
trang trại đòi hỏi có sự đầu tư tiền của, tri thức và công sức lớn Vì vậy chủ
trang trại phải là người có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông.
- Bên cạnh đó, người chủ trang trại còn phải có tri thức nhất định về kinh
nghiệm sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Khi người chủ trang
trại có kinh nghiệm sản xuất, có trình độ và năng lực tổ chức sản xuất kinh
doanh nông nghiệp thì mới đám đầu tư kinh doanh, lựa chọn những mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó mà khai thác tốt các nguồn lực, tổ chức tốt quá trình kinh doanh.
18
Trang 22* Su tập trung tới quy mô nhất định về các yếu tố sản xuất :
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung nhằm
mục đích sản xuất nông sản hàng hoá thu lợi nhuận Nó có quy mô sản xuất
lớn hơn nông hộ Chính vì vậy, chỉ khi các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng
đất và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định thì mới có sản xuất hàng
hoá, mới xuất hiện các trang trai.
Sự tập trung các yếu tố sản xuất : ruộng đất, vốn và tư liệu lao động được
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Các yếu tố này có thể thuộc quyền
sở hữu của trang trại, cũng có thể thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tập thể
và cá nhân khác mà chủ trang trại là người nhận sử dụng, vay mượn hoặc thuê
mướn Quy mô tập trung các yếu tố về ruộng đất, vốn và tư liệu lao động của
trang trại phụ thuộc vào hướng sản xuất kinh doanh của trang trại và bị giới
hạn bởi các đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp và giới hạn tối ưu của
các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Cũng cần lưu ý rằng, sức lao động cũng là một trong những yếu tố chủ
yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Tuỳ điều kiện sản xuất
kinh doanh của từng trang trại mà chủ trang trại có thể thuê mướn lao động
dưới hình thức thường xuyên hay thời vụ.
* Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh :
Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại là hoạt động sản xuất hàng
hoá với mục đích chủ yếu là lợi nhuận, Chính vì vậy, thông qua hạch toán và
phân tích hoạt động kinh doanh, trang trại mới tính toán được giá thành sản
phẩm để biết việc sản xuất có lãi hay không ? Đặc biệt thông qua thực hiện
hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh, trang trại mới kiểm soát đượccác chi phí sản xuất để có biện pháp nhằm ha giá thành sản phẩm, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh Có thể nói đây là diéu kiện tối cần thiết để
trang trại tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
19
Trang 231.1.4- Sự cần thiết khách quan và xu hướng hình thành, phát triển của
kinh tế trang trại ở nước ta :
1.1.4.1- Kinh tế trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của nông
nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay :
* Giới hạn của kinh tế nông hộ và xu hướng phát triển của nó - Kinh tếtrang trại
Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) và Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 6 (khoá VI) của Ban chấp hành Trung ương Đảng (3/1989), giađình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, các hộ nông dân trong cả
nước đã huy động moi khả năng san có về lao động, tiền vốn để đầu tư sản
xuất trên 90% diện tích canh tác của cả nước Kết quả là, kinh tế hộ nông dântrong thời gian qua đã sản xuất ra được 98% sản lượng thóc, 99% sản lượng
rau, 95% sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày và 97% sản lượng chăn nuôigia súc, gia cam Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp nhìn chung đã đạt được những
kết quả cao hơn hẳn những thời kỳ trước đó, bộ mặt nông thôn có nhiều thay
đổi, đời sống của nông dân từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, do quy mô các yếu tố sản xuất : ruộng đất, vốn, kỹ thuật, thị trường hạn hẹp, trình độ của lực lượng sản xuất thấp nên năng suất lao động
trong nông nghiệp của các hộ nông dân còn thấp Theo niên giám thống kê năm 1997, thu nhập bình quân đầu người một tháng của kinh tế hộ nông dân ở
Trang 24Như vậy, có thể nói : bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, kinh tế hộ
vẫn tồn tại những mặt hạn chế và yếu kém Chính những hạn chế và yếu kém
đó là giới hạn của kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay
Sau hơn 10 năm đổi mới, một bộ phận ngày càng nhiều các hộ nông dân
ở nước ta đã bắt đầu bứt ra khỏi quỹ đạo kinh tế tiểu nông bằng cách nhận
thêm đất đai để mở rộng quy mô ruộng đất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ từng bước thoát khỏi tìnhtrạng sản xuất tự cấp tự túc, vươn lên thành hộ sản xuất hàng hoá nhỏ và tiếnlên sản xuất nông sản hàng hoá theo phương thức trang trại Hiện nay, theo
ước tính sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên báo cáo
của các địa phương, nước ta có khoảng 113.000 trang trại, bình quân một
trang trại có diện tích từ 3-5 ha Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai
thác thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất còn hoang hoá (khoảng 20-30 vạn ha) đưa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, nhất là ở các vùng trung du, miền núi, ven biển; góp phầnhuy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân (có thể tới 20.000 tỷ đồng) để
đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn : ngoài 30 vạn lao động của gia đình còn thuê thêm 10
vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ / năm;
hàng năm làm ra giá trị tổng sản lượng gần 12.000 tỷ đồng, trong đó 87% là
sản phẩm hàng hoá [2].
Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển nhiều trên các vùng của cả
nước với nhiều loại hình và quy mô khác nhau, đang tỏ ra là đơn vị sản xuất
kinh doanh nông nghiệp phù hợp, có hiệu quả; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu sản xuất và đời sống của xã hội Thông qua sản xuất và kinh doanh dịch
vụ, các trang trại tích luỹ được nhiều vốn và kinh nghiệm sản xuất, có nhiều
cơ hội tái đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công nghệ và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Đây chính là một cách đi để thực
21
Trang 25hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn Từ kinh
tế hộ nông dân đến kinh tế trang trại là quá trình phát triển liên tục tạo ra sự biến đổi về chất.
* Vai trò của kinh tế trang trại : Kinh tế trang trại (mà chủ yếu là trang trại gia đình) mặc dù với phát
triển ở nước ta trong những năm gần đây, song đã thể hiện rõ nét vai trò tích
cực và quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn
Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị hàng hoá cao; khắc phục dần tình
trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng sản xuất tập trung,
chuyên canh Mặt khác kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông
thôn Ngoài ra việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện còn
góp phần khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông
nghiệp và nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và
kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng
số hộ giàu, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động trong nôngnghiệp và nông thôn Mặt khác, việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần
thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo ra những tấm gương sản xuất giỏi để các hộ nông dân học tập, cùng nhau làm giàu Do vậy, phát triển
kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và
đổi mới bộ mặt nông thôn Tuy nhiên, bên cạnh đó Nhà nước cũng cần phải có những bổ sung sửa đổi cần thiết trong bộ Luật lao động và những văn bản
pháp quy khác nhằm bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng lao động và người
lao động làm thuê, ngăn chặn hiện tượng một số hộ nông dân biết làm nông nghiệp và muốn làm nông nghiệp nhưng phải chuyển nhượng đất và trở thành
hộ không có đất sản xuất Đồng thời cần tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát
pa.
Trang 26của Nhà nước để các quy định của luật pháp được thực hiện tốt Có như vậy
thì phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta mới thực sự là một
công cụ có ảnh hưởng tích cực tới việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộitrong nông thôn nước ta.
Về mặt môi trường, vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình và các chủ
trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý, quan tâm bảo vệ môi trường, nhất là
trong phạm vi trang trại và sau nữa là trong phạm vi vùng Các trang trại đã
góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi
trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai trên phạm vi cả nước
Đánh giá về vai trò của kinh tế trang trại ở nước ta, Nghị quyết
03/2000/NQ-CP khẳng định : " Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác,
sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần
phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích
làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây
dựng nông thôn mới Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các
trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc day tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn " [37].
1.1.4.2- Xu hướng hình thành và phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta :
* Xu hướng hình thành : Các trang trại ở nước ta được hình thành từ các hướng chủ yếu sau :
- Các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc các hộ tại địa
phương được giao đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô đủ lớn lập
trang trại.
- Các hộ nông dân lập trang trại trên cơ sở tập trung ruộng đất thông qua
nhận chuyển nhượng và chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có quy mô ruộngđất đủ lớn và tập trung liên khoảnh.
ZS
Trang 27- Một số hộ nông dân thuê đất của hợp tác xã hay chính quyền dưới hình
thức nhận đấu thầu ruộng đất, mặt nước để lập trang trại.
- Một số công nhân, viên chức, bộ đội, công an về hưu hay phục viên
chuyển về địa phương có điều kiện về vốn và khả năng tổ chức sản xuất xin nhận đất hay nhận chuyển nhượng ruộng đất lập trang trại, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thuỷ san
- Một số ít người sinh sống ở thành thị về nông thôn nhận chuyển nhượng
hay thuê đất lập trang trại
Hướng hình thành trang trại diễn ra không đồng đều giữa các vùng do
điều kiện khác nhau về đất đai, dân số, vốn trong dân, cơ cấu sản xuất đang
hình thành, sự phát triển của kết cấu hạ tầng
* Xu hướng phát triển :
Ở nước ta, các trang trại đã hình thành đang và sẽ phát triển theo những
xu hướng chủ yếu :
- Tích tụ và tập trung sản xuất :
Mục đích của tích tụ và tập trung sản xuất trong trang trại là nhằm mở
rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và
phát triển trong cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung sản xuất trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn,
làm tăng vốn tự có của trang trại bằng tích luỹ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất
theo chiều sâu (đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất).
Ngoài ra, ở những nơi có điều kiện thì các trang trại nói chung vẫn có xu
hướng mở rộng diện tích để phát triển sản xuất thông qua khai phá đất hoang
hoá, nhận đấu thầu, nhận chuyển nhượng đất để sản xuất
- Chuyên môn hoá sản xuất :
Sản xuất ngày càng đi sâu vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu của
sản xuất hàng hoá nói chung và kinh tế trang trại nói riêng Tuy nhiên, do đặc
24
Trang 28điểm của sản xuất nông nghiệp mà trong các trang trại, sản xuất chuyên môn
hoá phải được kết hợp với sản xuất đa dạng hoá một cách hợp lý nhằm khai
thác có hiệu quả các nguồn lực của trang trại, đồng thời hạn chế những rủi ro
do thiên tai và biến động của thị trường.
Xu hướng sản xuất chuyên môn hoá của các trang trại được biểu hiện tập
trung ở chỗ :
+ Trên cơ sở phân vùng quy hoạch của cả nước, của từng vùng và địa
phương các trang trại bố trí sản xuất một số sản phẩm hàng hoá chính có giá
trị cao phù hợp với yêu cầu của thị trường và điều kiện sản xuất của mình.
+ Dựa vào một số sản phẩm hàng hoá chính, các trang trại kết hợp sản xuất một số sản phẩm bổ sung để hỗ trợ cho sản phẩm chính.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất.
Xu hướng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất trong
các trang trại là xu hướng tất yếu, gắn liền với việc nâng cao năng suất lao
động, năng suất cây trồng vật nuôi
Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các trang trại
phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật (đặc biệt là công nghệ sinh học) vào sản xuất Mặt khác phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại
với phát triển cơ so vật chất kỹ thuật trên địa bàn từng vùng.
Ở đây, cũng cần phải lưu ý một vấn đẻ là mỗi trang trại không thể hoàn
toàn tự mình nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ thâm canh sản xuất mà phải
có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước, sự kết hợp giữa trang trại và Nhà nước
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Hợp tác và cạnh tranh :
Các trang trại muốn tiến hành sản xuất có hiệu quả phải hợp tác, liên kết
với nhau và với những đơn vị, tổ chức kinh tế khác Một mặt các trang trạiphải hợp tác với nhau để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn dé của sản
xuất kinh doanh : xây dựng cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm Mặt khác các
25
Trang 29trang trại phải hợp tác với các tổ chức kinh tế khác để được cung ứng các dịch
vụ đâu vào và đầu ra của sản xuất : vật tư, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, chế biến,
tiêu thụ nông sản phẩm
Đi đôi với hợp tác, các trang trại còn cạnh tranh lẫn nhau, cạnh tranh với
các tổ chức và đơn vị kinh tế khác để có thể tiêu thụ được hàng hoá, tích luỹ
và tái sản xuất mở rộng.
1.2- Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới :
1.2.1- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới :
Kinh tế trang trại trên thế giới đã tồn tại hàng trăm năm gắn liền với sự ra
đời và phát triển của nền kinh tế thị trường.
Ở Tây Âu, đặc biệt là ở nước Anh - nước đi vào công nghiệp hoá sớm
nhất thế giới, ngay từ cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, người ta đã tiến hành tìm kiến phương thức sản xuất nông
nghiệp phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá để thay thế cho
hình thức sản xuất tiểu nông của những người nông dân tự canh và hình thức
điền trang của các thế lực phong kiến quý tộc Từ đó hình thức kinh tế trang
trai bắt đầu hình thành va phát triển Cho đến nay thì kinh tế trang trai(ma chủ yếu là các trang trại gia đình) đã trở thành hình thức tổ chức sản xuất phổ biến
và giữ vai trò chủ đạo trong nền nông nghiệp ở các nước phát triển Tây Âu và
Bắc Mỹ.
Ở châu Á, do chế độ phong kiến kéo đài nên kinh tế nông nghiệp sản
xuất hàng hoá ra đời chậm hơn Tuy vậy vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sự
xâm nhập của tư bản phương Tây và việc du nhập phương thức sản xuất kinh
doanh tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh hình thức kinh tế trang trại nông
nghiệp Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều nước và lãnh thổ châu Á, đặc
biệt là vùng Đông Bắc Á, cùng với quá trình công nghiệp hoá đã tiến hành cải
cách ruộng đất với nội dung và mức độ khác nhau nhằm chuyển giao ruộng
đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá
26
Trang 30trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình, đem lại những thay đổi to
lớn trong nông nghiệp và nông thôn ở các quốc gia và lãnh thổ này.
Như vậy, trải qua hàng mấy thế kỷ, đến nay kinh tế trang trại (mà chủ
yếu là các trang trại gia đình) tiếp tục tồn tại và phát triển, thực tế cho thấy,
kinh tế trang trại đã khẳng định ưu thế và hiệu quả của nó trong nông nghiệp
và nông thôn ở các nước trên thế giới.
1.2.2- Thực trạng kinh tế trang trai ở một số nước trên thế giới :
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân số, trình độ phát triển nên
kinh tế trang trại ở các nước có sự khác biệt nhất định về quy mô, phương
pháp tiến hành sản xuất kinh doanh và hướng kinh doanh Điều đó phản ánh
tính đa dạng của kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước.
1.2.2.1- Về số lượng và quy mô trang trại :
Trên thế giới, xu hướng phát triển kinh tế trang trại là phổ biến và gắn
liền với quá trình công nghiệp hoá Trong thời ky đầu công nghiệp hoá, số
lượng trang trại có xu hướng tăng lên, quy mô trang trại giảm xuống : Trong
giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ
số lượng trang trại tăng gắn liền với việc phân công lại lao động trong nông
nghiệp (ở Pháp thời kỳ này có tới 5, 6 triệu trang trại) Những diễn biến này
cũng được phản ánh đúng ở các nước châu Á đang trong giai đoạn tiến hành
công nghiệp hoá.
Ví dụ : Ở Philipin : Năm 1948 có 1.639.000 trang trại, năm 1980 tăng lên
3.420.000 trang trại; số lượng trang trại tăng bình quân hàng năm 2,3% Diện
tích trang trại bình quân năm 1948 là 3,4 ha, năm 1980 là 2,62 ha; Diện tích
bình quân của trang trang trại giảm 0,77%
Ở Ấn Độ : Năm 1953 có 44.354.000 trang trại, năm 1985 có 97.720.000
trang trại Số lượng trang trại tăng bình quân hàng năm 2,5%; Diện tích trang
trại bình quân năm 1953 là 3,01 ha, năm 1985 là 1,68 ha; Diện tích trang trại
giảm bình quân hang năm là 2,1%
27
Trang 31Cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá và sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, số lượng trang trại có xu hướng giảm xuống trong khi quy
mô trang trại lại tăng lên Điều này chứng tỏ quá trình tích tụ ruộng đất chỉ có
thể diễn ra khi mà một bộ phận nông dân được chuyển sang lĩnh vực công
nghiệp hoặc dịch vụ Đó là một quá trình hoàn toàn tự nhiên gắn với tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ví dụ : Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648.000 trang trại, năm 1960 còn
3.962.000, năm 1970 còn 2.954.000, và năm 1992 còn 1.925.000 Như vậy, sốlượng trang trại từ 1950 đến 1992 giảm bình quân hàng năm là 2,6% Trongkhi đó thì diện tích bình quân của trang trại lại tăng lên : năm 1950 là 86 ha,
năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha Diện tích
trang trại tăng bình quân hàng năm 2%.
Ở Tây Âu : Nước Anh năm 1950 có 453.000 trang trại, năm 1987 còn
254.000 Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trai, năm 1993 còn 801.400 Diện tích bình quân của các trang trại ở các nước này có xu hướng
tăng lên Ở nước Anh năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36 ha,
năm 1987 là 71 ha Ở Pháp năm 1955 là 14 ha, năm 1993 là 35,1 ha.
Ở những nước và vùng lãnh thổ công nghiệp phát triển châu Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, sự tác động của quá trình công nghiệp hoá vào
nông nghiệp đã có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển cuả trang trại.
Nhật Bản : Năm 1950 số trang trại là 6.176.000, năm 1993 là 3.691.000.
Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm là 1,2% Diện tích bình quân
một trang trại năm 1950 là 0,8 ha, năm 1993 là 1,38 ha Tốc độ tăng diện tích
bình quân hàng năm là 1,3%.
Đài Loan : Năm 1955 số trang trại là 744.000, năm 1998 là 739.000 Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm là 0,02% Diện tích bình quân một
28
Trang 32trang trại năm 1955 là 1,12 ha, năm 1998 là 1,21 ha Tốc độ tăng diện tích
bình quân hàng năm là 0,2%.
Hàn Quốc : Năm 1953 có 2.249.000 trang trai, năm 1979 còn 1.172.000
Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm 0,7% Diện tích bình quân của
trang trại năm 1953 là 0,86 ha, năm 1979 là 1,2 ha Diện tích trang trại tăng
bình quân hàng năm 0,9%
Về cơ cấu trang trại xét theo quy mô đất đai : Trong quá trình phát triển
của kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới, các trang trại có quy mô vừa và
nhỏ đã trở thành mô hình sản xuất phổ biến Ví dụ :
Ở Mỹ : Năm 1992 số lượng trang trại dưới 20 ha chiếm 28,8%, từ 20 ha
đến 100 ha chiếm 35% và trên 100 ha chiếm 36,2%
Ở Anh : Năm 1987 số trang trại dưới 20 ha chiếm 43%, từ 20 ha đến 100
ha chiếm 45,5%, trên 100 ha chiếm 11,6%
Ở Pháp : Năm 1993 số trang trại dưới 5 ha chiếm 27,6%, số trang trại từ
5 đến 20 ha chiếm 22,6%, số trang trại trên 20 ha chiếm 49,8%
Nhật Bản : Năm 1990 số lượng trang trại dưới 0,5 ha chiếm 41,7%, từ 0,5
ha đến | ha chiếm 28% và trên 1 ha chiếm 30,3%.
Ấn Độ : Năm 1980 số lượng trang trại dưới | ha là 58,1%, từ 1 ha đến 2
ha là 18,3%, trên 2 ha là 23,6% và trên 10 ha chiếm 2%.
Philipin : Năm 1980 số trang trại dưới 1 ha là 22,7%, từ 1 đến 3 ha là 46,2%, trên 3 ha là 31,1% và trên 10 ha là 3,4%.
Các trang trại có quy mô lớn, vừa và nhỏ cùng hợp tác, cạnh tranh với
nhau trong quá trình phát triển.
1.2.2.2- Hình thức tổ chức kinh doanh của trang trại :
- Trang trai gia đình : Là loại hình trang trại cua từng gia đình, có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quan ly, còn các thành viên khác trong gia đình tham gia sản
29
Trang 33xuất Ở nhiều nước phát triển, những chủ trang trại muốn được Nhà nước công
nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân thì phải tốt nghiệp các trường
kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập laođộng sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác Họ không chỉ có
bằng tốt nghiệp về nông học mà còn có sự am hiểu về kỹ thuật, về kinh tế.
Loại hình trang trại gia đình là loại hình phổ biến nhất ở tất cả các nước.
Ở Mỹ hiện nay trang trại gia đình chiếm 87% tổng số trang trại, 65% đất đai
và gần 70% giá trị sản lượng nông sản của cả nước Ở các nước châu Á, do
quy mô trang trại nhỏ nên loại hình trang trại phổ biến là trang trại gia đình.
- Trang trại liên doanh : là loại hình trang trại do hai hoặc ba trang trại
gia đình hợp nhất thành một trang trại lớn hơn với tư cách pháp nhân mới để
tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu sản xuất để có sức mạnh cạnh tranh với các
trang trại có quy mô lớn khác và để được hưởng ưu đãi của Nhà nước đối với
trang trại lớn Điều đáng chú ý là từng trang trại tham gia liên doanh nhưngvẫn giữ quyền tự chủ điều hành sản xuất của mình Đối tượng liên doanh
thường là họ hàng thân tộc Hiện nay loại hình trang trại liên doanh ở Mỹ và
các nước châu Âu còn chiếm tỷ lệ thấp Ở Mỹ loại hình này chỉ chiếm 10% tổng số trang trại và 16% đất đai Ở các nước châu Á quy mô trang trại còn
nhỏ nên loại trang trại liên doanh hầu như rất ít
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại được tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến,
tiêu thụ nông sản Loại trang trại này thường có quy mô lớn và được chuyên
môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu (Ở Mỹ các trang trại
hợp doanh sử dụng đến 80% lao động làm thuê) Trang trại hợp doanh có loại
hợp doanh gia đình và loại hợp doanh phi gia đình Cổ phần của các trang trại hợp doanh gia đình không bán trên thị trường chứng khoán, còn cổ phần của
các trang trại hợp doanh phi gia đình có bán trên thị trường chứng khoán.
30
Trang 34Ở Mỹ, trang trại hợp doanh chiếm 2,7% tổng số trang trại, 13,7% đất đai
và bình quân một cơ sở có 800-900 ha đất Loại hình trang trại này ít xuấthiện ở các nước khác
Từ sự đa dạng của các loại hình trang trại đã dẫn tới các phương thức
điều hành, quản lý sản xuất khác nhau :
- Ở các trang trại gia đình, chủ trang trại hầu hết là nông dân sống ở ngay
trang trại, trực tiếp quản lý và trực tiếp lao động sản xuất
- Có chủ trang trại không ở nông thôn, không ở trang trại nhưng vẫn trực
tiếp điều hành trang trại, không thuê người quản lý và nhiều khi vẫn trực tiếp
lao động sản xuất thường xuyên hay định kỳ loại hình này hiện nay chưa
nhiều nhưng có chiều hướng phát triển ở một số nước công nghiệp phát triển.
- Có chủ trang trại sống ở thành phố, có trang trại ở nông thôn và thuê
người quản lý điều hành mọi hoạt động ở trang trại Ở Mỹ, 40% số trang trại
thuê người quản lý
- Chủ trang trại có ít ruộng đất uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản
xuất từng việc hay toàn bộ theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ Hình thức này
phổ biến ở Đài Loan Hiện nay 75% số chủ trang trại gia đình ở Đài Loan đã
áp dụng hình thức này.
1.2.2.3- Các yếu tố sản xuất của trang trại :
* Vốn :
Vốn của các trang trại bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, vốn tự có
và vốn huy động từ các nguồn ngoài trang trại Ngoài vốn tự có, các trang trại
còn sử dụng vốn vay của ngân hàng, tiền mua chịu các loại vật tư kỹ thuật của
các cửa hàng và công ty dịch vụ Nhìn chung, các trang trại có xu hướng sử
dụng ngày càng nhiều nguồn vốn vay từ bên ngoài Ví dụ : Ở Mỹ : năm 1960
vốn vay tín dụng của các trang trại là 20 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD và
năm 1985 là 88,4 ty USD Nam 1960 gần 70% phần tiền vật tư kỹ thuật sử
dụng ở các trang trại được mua chịu `
31
Trang 35Xem xét trong cơ cấu giá trị tài sản của các trang trại ở Mỹ thì tỷ lệ giá
trị đất đai và công trình xây dựng chiếm 65-70%, máy móc thiết bị nông nghiệp chiếm từ 7-12%.
* Đất đai :
Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và kinh tế trang trại nói riêng.
- Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, dân số, quỹ đất nông nghiệp nên
quy mô đất đai của trang trại ở mỗi nước có sự khác nhau Ví dụ :
Ở Mỹ, năm 1992 diện tích bình quân của trang trại là 198,7 ha Ở Anh,
năm 1987 diện tích bình quân của trang trại là 71 ha Ở Pháp, năm 1993 diện
tích bình quân của trang trại là 35,1 ha
Ở châu Á : Do bình quân ruộng đất thấp nên các trang trại có quy mô
nhỏ hơn Ví dụ : Nhật bản, năm 1993 diện tích bình quân của trang trại là 1,38
ha Dai Loan, năm 1993 diện tích bình quân của trang trại là 1,21 ha Philipin,
năm 1980 diện tích bình quân của trang trại là 2,62 ha
- Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, quyền sở hữu và quyền sử
dụng đất đai của các trang trại được Nhà nước thừa nhận Trong thực tế quyền
sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất có nhiều hình thức đa dạng trong các trang
trai.
+ Có những trang trại có ruộng đất riêng và tự sản xuất kinh doanh Hình
thức này chiếm 84% ở Đài Loan, 60% ở Nhật, Pháp, Anh, 40% ở Mỹ (trong
tổng số trang trại).
+ Có những trang trại thiếu ruộng đất phải lĩnh canh một phần hoặc hoàn
toàn ruộng đất canh tác Hình thức này chiếm 16% ở Đài Loan, 40% ở Nhật,
Pháp, Anh và 60% ở Mỹ
- Đất đai là hàng hoá, được mua bán, trao đổi trên thị trường, giá đất phụ
thuộc vào chat đất, vi trí va giá tri sử dụng theo mục đích khác nhau Quan hệ
32
Trang 36địa tô vẫn tồn tại và trở thành một phương thức sản xuất kinh doanh qua việc cho thuê và nhận cho thuê đất.
- Nhà nước ở các nước đều có những biện pháp cụ thể (cải cách ruộng
đất, ban hành luật địa tô, chính sách hạn điền ) để quản lý ruộng đất của Nhà
nước cũng như của tư nhân trong sản xuất nông nghiệp Ví dụ : Ở một số nước
và lãnh thổ châu Á đã quy định mức hạn điền đối với nông dân : Nhật Bản,
Hàn Quốc không quá 3 ha, Ấn Độ không quá 7,2 ha ,
* Công cụ sản xuất :Công cụ sản xuất ở các trang trại bao gồm súc vật cày kéo, công cụ máy
móc nông nghiệp, chuồng trại, kho tàng Cùng với quá trình công nghiệp hoá
các trang trại ngày càng được trang bị công cụ sản xuất hiện đại : Đến năm
1985 các trang trại trên thế giới đã có tới 25 triệu máy kéo lớn và 13 triệu máy
kéo nhỏ Ở các nước công nghiệp phát triển, các trang trại đã đi vào sử dụng
các máy móc hiện đại với mức độ cơ giới hoá sản xuất ngày càng cao, từng
bước tiến tới tự động hoá, tin học hoá, hoá học hoá trong sản xuất Đối với các
nước đang phát triển do mới bước đầu công nghiệp hoá nên phần lớn các trang
trại còn sử dụng các công cụ thủ công, việc trang bị máy móc thiết bị còn
thấp.
Phương pháp đầu tư, trang bi và quản lý sử dụng công cụ máy móc Ở
các trang trại rất đa dạng, linh hoạt Có những trang trại bỏ vốn mua sắm công
cụ, máy móc để sử dụng riêng, hay góp vốn với các trang trại khác mua máy
móc dùng chung Có những trang trại lại đi thuê máy móc, kho bãi, chuồng
trại Ví dụ :
Ở Tây Âu : khoảng 70% trang trại gia đình đã mua máy móc dùng riêng.
Ở Pháp, các trang trại gia đình bỏ vốn tự có và vay vốn Nhà nước mua máy
móc và tổ chức ra các hợp tác xã sử dụng chung Ở Cộng hoà liên bang Đức
có 1500 hội sử dụng chung máy kéo (mỗi hội từ 3 đến 50 trang trại).
a
Trang 37Ở các nước châu Á : Có 1,8% trang trại tổ chức sử dụng chung máy kéo
nhỏ và 21,3% trang trại sử dụng chung máy kéo lớn Nhật Bản : Năm 1985
67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20% số trang trại có máy kéo lớn
Kinh nghiệm ở các nước châu Á có trang trại quy mô nhỏ như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy : Muốn tăng năng suất lao động trong nông
nghiệp thì phải chọn hình thức cơ giới hoá hợp lý, mà cụ thể là sử dụng máy
móc thiết bị với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu
* Lao động :
Lao động làm việc trong các trang trại gồm có lao động quản lý và lao
động sản xuất Lao động quản lý trang trại thường là chủ gia đình hoặc mộtthành viên có năng lực và uy tín trong gia đình đảm nhiệm Lao động sản xuất
trong trang trại bao gồm lao động gia đình và lao động làm thuê Số lượng lao
động trong các trang trại của mỗi nước khác nhau không phụ thuộc vào quy
mô mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất nông nghiệp Thực
tế ở Tây Âu và Bắc Mỹ mỗi trang trại có quy mô từ 25-30 ha chỉ sử dụng 1-2
lao động của gia đình và 1-2 lao động thuê thời vụ
Lao động nông nghiệp làm việc trong các trang trại ở các nước trên thế
giới biến động theo xu hướng : ở thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá, số lượng
lao động các trang trại vẫn còn nhiều, có nơi vẫn tiếp tục tăng lên Đến khi
công nghiệp hoá phát triển mạnh thì số lượng lao động nông nghiệp trong gia
đình cũng như lao động làm thuê ở trang trại ngày càng giảm Ví dụ :
Ở Anh : năm 1950 lao động trong các trang trại là 1.164.000, năm 1987
giảm xuống 670.000 Tốc độ giảm lao động nông nghiệp hàng năm bình quân
là 1,5%, trong đó lao động làm thuê giảm bình quân hàng năm 1,4%.
Ở Mỹ : năm 1950 lao động nông nghiệp là 8.036.000 người, năm 1992
còn 2.687.000 người Tốc độ lao động nông nghiệp giảm bình quân hàng năm
là 2,6%, lao động thuê giảm bình quân hàng năm 2,1%.
34
Trang 38Lao động làm thuê ở các nước này chiếm từ 15-30% tổng số lao động Ở các nước này đều có Luật lao động quy định để điều chỉnh các quan hệ chủ -
thợ ở trang trại Ví dụ : Ở Mỹ từ năm 1938 đã có đạo luật quy định mức lương
tối thiểu cho lao động làm thuê trong nông nghiệp.
Ở một số nước đang phát triển khác ở châu Á, do mới bắt đầu công
nghiệp hoá, trang bị máy móc còn ít nên số lao động trong các trang trại vẫn
còn nhiều Mặt khác, do tốc độ tăng dân số ở các nước này vẫn nhanh nên đã
dẫn tới hiện tượng nông dân bị đẩy ra thành phố trở thành lớp dân nghèo
thành thị.
1.2.2.4- Hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại :
Ở các nước, hướng kinh doanh của các trang trại rất đa dạng phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế chính sự đa dạng hoá sản
xuất kinh doanh của các trang trại đã dẫn đến sự khác nhau trong cơ cấu thu nhập.
* Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại,
có thể chia các trang trại thành hai loại.
- Loại trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều sản phẩm (trong đó
có sản phẩm chủ yếu) : có sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi; kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp; kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề ở nông thôn.
- Loại trang trại sản xuất chuyên môn hoá tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đi vào chuyên môn hoá chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng
rau, hoa, cây ăn quả
35
Trang 39* Thu nhập của các trang trại :
Trước kia cơ cấu thu nhập của các trang trại ở các nước hoàn toàn là từ sản xuất nông nghiệp Hiện nay cơ cấu thu nhập của các trang trại đã có sự
thay đổi, bao gồm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của trang trại và thu nhập
ngoài trang trại.
- Trang trại thuần nông : Nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp trong trang trại Số trang trại thuần nông này ở các nước công nghiệp
phát triển đang ngày càng giảm đi : năm 1980 ở Pháp còn 71%, năm 1985 ở
Italia còn 26%.
Ở các nước và lãnh thổ châu Á : như Nhật Bản năm 1950 số trang trại
thuần nông còn 50%, đến năm 1985 giảm xuống còn 15% Tổng số trang
trại Đài Loan năm 1960 có 49,3% số trang trại thuần nông, đến năm 1980
1.2.2.5- Thi trường dau vào, dau ra cho các trang trại :
Thị trường đầu vào, đầu ra có ý nghĩa rất lớn đối với su phát triển của
kinh tế trang trại trong nền sản xuất hàng hoá Ở nhiều nước, các trang trại có
quyền lựa chọn, mua sắm máy móc và các loại vật tư cho trồng trọt và chăn
nuôi từ nhiều nguồn khác nhau; đồng thời cũng tiêu thụ sản phẩm qua nhiều
kênh khác nhau.
Ví dụ :
Ở Mỹ, kinh tế trang trại có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khác nhau
trong hệ thống kinh tế quốc dân Khái niệm "Kinh doanh nông nghiệp” bao
gồm các hoạt động từ sản xuất, phân phối, vận chuyển, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng các phương tiện vật tư kỹ thuật, dịch vụ
cho các trang trại :
36
Trang 40+ Nước Mỹ có gần 60.000 xí nghiệp bán buôn nông sản, 80% nông sản
được chế biến trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
+ Bên cạnh đó, các trang trại còn được sự hỗ trợ của các hợp tác xã trang
trại Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ, năm 1985 có 5.369 hợp tác xã trong đó có 3.260 hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản, 2.105 hợp tác xã
cung ứng vật tư, 138 hợp tác xã bảo quản, vận chuyển và làm các dịch vụ khác
+ Ngoài ra, các trang trại còn tham gia vào các hiệp hội chuyên ngành
như hiệp hội chăn nuôi bò sữa, hiệp hội chăn nuôi gia cầm nhằm cải tiến
chất lượng sản phẩm, con giống và hạt giống; đưa vào thị trường những sản
phẩm có chất lượng cao.
+ Nhà nước cũng có các biện pháp tích cực can thiệp gián tiếp vào thị
trường nông sản thông qua các đòn bẩy kinh tế để tạo ra cân bằng về cung và
cầu trên thị trường nông sản nhằm điều tiết chống khủng hoảng : chính sách bù
giá nông sản, chính sách tín dụng, kiểm soát chất lượng nông sản
Tóm lại : Kinh tế trang trại đã xuất hiện trên thế giới từ hàng trăm năm
nay và đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc đẩy nhanh việc sản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông
nghiệp thế giới tiến lên hiện đại
Cho đến nay, vị trí, vai trò của kinh tế trang trại đã được khăng định
trong thực tiễn Trong tương lai, kinh tế trang trại cũng vẫn sẽ tiếp tục phát
huy các thế mạnh san có trong những điều kiện mới.
1.2.3- Bài học kinh nghiệm :
Kinh tế trang trại ở nhiều nước trên thế giới đã trải qua quá trình hình
thành và phát triển hàng trăm năm Qua nghiên cứu thực tiễn kinh tế trang trại
ở các nước trên thế giới, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.
1.2.3.1- Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp
phi hợp gắn liên với quá trình công nghiệp hoá
Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá
trình công nghiệp hoá Chính quá trình công nghiệp hoá đã đặt ra yêu cầu
37