Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hạn chế

108 0 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hạn chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TAO HON VA HON NHAN CAN HUYET THONG TAI CAC TINH MIEN NÚI PHÍA BAC, TAY NGUYEN Ở VIỆT NAM

-THUC TRANG & GIAI PHAP HAN CHE

Thuộc nhóm ngành khoa học:

NĂM 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.

Các kết quả nêu trong báo cáo tổng kết đề tài chưa được công bồ trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Các số liệu trong báo cáo tông kết đề tài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của báo cáo tổng kết đề tài

Nhom tac gia dé tai

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIEU 5 DANH MỤC TỪ VIET TAT 6 MỞ DAU 7 CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE TAO HON VÀ HON NHÂN CAN

HUYET THONG 14

1.1 Khái niệm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thông 14

1.1.1 Khái niệm tảo hôn 14

1.1.2 Khái niệm hôn nhân cận huyết thống 15 1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tảo hôn, hôn nhân cận huyết 16 1.2.1 Xử lý tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo Luật HN&GD 16 TIỂU KET CHƯƠNG 1 27 CHƯƠN G2: THỤC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUÁ CỦA TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CAN HUYET THONG TAI CAC TINH MIEN NÚI

PHIA BAC VA TAY NGUYEN 28

2.1 Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa,

xã hội của vùng trung du miên núi bac bộ và Tây Nguyên 28

2.1.1 Vùng trung du và miền núi bắc bộ 28

2.1.2 Vùng Tây Nguyên 30

2.2 Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Trung du và miền núi Bắc

Bộ 33

2.3 Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Tây Nguyên 36 2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống 40

Trang 4

2.6 Tác động của dịch COVID-19 đối với vấn đề tảo hôn 57 TIEU KET CHƯƠNG 2 60 CHUONG 3: TINH HÌNH THỰC HIỆN DE ÁN 498 VA DE XUẤT CÁC GIẢI PHAP HAN CHE TINH TRANG TAO HON, HON NHÂN CAN HUYET THONG TAI CAC TINH MIEN NUI PHIA BAC, TAY NGUYEN VA O VIET

NAM 61

3.1 Tình hình thực hiện dé án giảm thiểu tao hôn và hôn nhân cận huyết thống

trên cả nước 61

3.1.1 Tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Error! Bookmark not defined.

3.1.2 Tại các tỉnh ở Tây Nguyên 64

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết

thông tại các tỉnh miên núi trung du phía Băc và Tây Nguyên 66

3.2.1 Ưu điểm 66 3.2.2 Hạn chế 68 3.3 Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở

các tỉnh miên núi phía Bắc, Tây Nguyên và ở Việt Nam 70

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về cắm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa

những người có quan hệ gân về huyệt thông 70

3.3.2 Đưa nội dung ngăn ngừa, xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết vào

hương ước, quy ước ở địa phương 72

3.3.3 Xây dựng, triển khai mô hình học tập mới giúp học sinh đồng bào DTTS

tiép cận với môi trường giáo dục tiên tiên trong nước 74

3.3.4 Thành lập trang thông tin chuyên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết 76 TIỂU KET CHUONG 3 79 KET LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 87

PHU LUC 1: MẪU PHIẾU THU THẬP Ý KIÊN 87 PHU LUC 2: KET QUA XỬ LÝ PHIẾU THU THẬP Ý KIÊN 94 PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH MINH HỌA 105

Trang 5

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

“Gia đình là hạt nhân cua xã hội Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chủ ý hạt nhân cho tot.”

- _ Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong suốt lich sử phát triển của xã hội loài người, gia đình luôn đóng vai trò trung tâm trong đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là giá trị xã hội quan trọng bậc nhất trong văn hóa của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung Lời căn đặn của chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét nhất cho thay tầm quan trọng của gia đình đối với sự hình thành và phát triển của một quốc gia.

Một trong những nên tảng quan trong dé xây dựng nên gia đình hạnh phúc đó chính là hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ Tại Việt Nam, việc bảo hộ chế độ HN&GD được ghi nhận là một nguyên tắc Hiến định Luật HN&GD năm 1959 đã dé cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, đồng thời tuyên bồ rằng bat kỳ hành vi nào làm tôn hai, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ không những đi ngược với chủ trương, đường lối của nhà nước mà còn cản trở sự phát triển của xã hội loài người Nhờ vậy, chế độ HN&GD ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển, từ người dân cho đến bộ máy chính quyền các cấp đều nỗ lực dé tạo lập môi trường sống an toàn, thân thiện, phát

triên toàn diện cho thanh, thiêu niên, trẻ em.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn không ít những hành vi xảy ra vi phạm nghiêm trọng đến pháp luật về HN&GD Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những phong tục, tập quán lạc hậu đã ton tại từ lâu và hiện vẫn còn tiếp diễn trong xã hội, đặc biệt là tại các nơi kinh tế còn chậm phát triển, mức song người dan thap, trình độ dân trí con

hạn chê.

Trung du miền núi Bắc bộ và Tây Nguyên hiện đang là những “điểm nóng” về tảo hôn và hôn nhân cận huyết Công tác vận động, tuyên truyền phô biến pháp luật của lực lượng chức năng tại hai vùng này còn gặp nhiều khó khăn do hầu hết người dân thuộc nhóm cộng đồng DTTS vốn đã duy trì thực hành kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết qua nhiều thế hệ Hậu quả mà những hủ tục này mang lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống nòi, tước đoạt nhiều quyền con người của trẻ em trong đó có quyền

được học tập, quyền được vui chơi, giải trí Bat chap su ngan cam của pháp luật, tình

trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn luôn xảy ra từng ngày, từng giờ, đe dọa đến

sức khỏe và tương lai của rât nhiêu trẻ em.

Trang 6

Từ lý do trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn dé tài “Tao hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên ở Việt Nam — Thực trạng & Giải pháp hạn chế” dé làm rõ những thông tin liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết; thay được những van đề còn tồn tại trong pháp luật về HN&GD ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng luật trên thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng báo cáo, nhóm tác giả đã tham khảo mộtsô công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đên vân đê tảo hôn và hôn nhâncận huyết, có thê kê đên:

Công trình nghiên cứu nước ngoài

1 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (2019), Báo cáo về tảo hôn và hôn nhân cưỡng ép ở những quốc gia tiên tiễn.

Nghiên cứu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ là vẫn đề của riêng Việt Nam mà còn là của nhiều quốc gia trên thế giới Báo cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho thấy đây là một đề tài đang nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh các chính phủ, tổ chức xã hội đều nỗ lực hướng tới bình dang giới và bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Báo cáo tóm gọn sơ lược các van đề cơ bản về tảo hôn, hôn nhân cưỡng ép bao gồm khái niệm, thực trạng và đặt chúng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Nội dung báo cáo giúp nhóm tác giả có cái nhìn bao quát hơn về khái niệm

kêt hôn trẻ em, có thêm cơ sở nghiên cứu lý luận về van dé này.

2 Ashley D Jordana (2017), Phán tích thực trang về kết hôn trẻ em, kết hôn sớm và cưỡng ép kết hôn ở Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

Riêng về vấn đề tảo hôn, nghiên cứu này cho thấy một góc nhìn toàn cảnh về thực trạng tảo hôn đang diễn biến nghiêm trọng tại một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Nghiên cứu chỉ ra và phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn trẻ em trong cộng đồng dân tộc Chơ Ro, dân tộc Mông sinh sống ở vùng núi Tây Bắc, giúp nhóm tác giả trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện được các nội dung về thực

trạng, nguyên nhân của tảo hôn.

Luan án, luận văn

1 Bùi Thị Mừng (2015), Chế định kết hôn trong Luật HN&GD - Van đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tác giả luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện về chế định kết hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước, trong và sau thời điểm ban hành Luật HN&GD năm

Trang 7

2014 Từ những quy định hiện hành, tác giả đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của chế định kết hôn đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam, đề xuất phương án hoàn thiện chế định kết hôn ở Việt Nam trong thời kỳ mới Đề tài NCKH lần này tham khảo một số nội dung nhất định của luận án do tảo hôn và hôn nhân cận huyết là hai hành vi vi phạm điều kiện kết hôn trong chế định kết hôn của Luật HN&GD năm 2014.

2 Cà Bình Minh (2018), Thực trang vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống

trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

Luận văn nghiên cứu về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La từ đó đưa ra những phương pháp giải quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Do luận văn và dé tài nghiên cứu có kết cau khá tương đồng, nhóm tác giả có tham khảo phong cách trình bày ở một số nội dung sao

cho hợp lý Tuy nhiên, tác gia luận văn mới chỉ trình bày thực trạng tảo hôn và hôn nhân

cận huyết riêng tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La Nội dung đề tài mở rộng phạm vi thực trang tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng TDMNBB và Tây Nguyên.

3 Trần Đức Mạnh (2019), Thực tiên thực hiện pháp luật về diéu kiện tuổi kết hôn và giải pháp hạn chế nạn tảo hôn tại một số tỉnh miễn múi phía Bắc, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Với luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, phát hiện những bắt cập liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn trên địa bàn một số tỉnh thuộc vùng TDMNBB Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phan giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại các địa phương này Nội dung luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu các van đề pháp lý xoay quanh điều kiện tuôi kết hôn và đề xuất

giải pháp phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn tảo hôn.

Một số công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành về pháp luật 1 Nguyễn Văn Cừ (2019), Quy định mới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Số 38, tr 16 - 24.

Tác giả bài viết phân tích các quy định, biện pháp xử lý liên quan đến các tội xâm phạm chế độ HN&GD trong BLHS 2015 (được sửa đổi, bồ sung năm 2017) Trong đó, tội “tổ chức tảo hôn” (Điều 183) và tội “loạn luân” (Điều 184) là hai tội phạm bat nguồn từ hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được nghiên cứu trong dé tài Nhóm tác giả sử dụng bài viết làm cơ sở lý luận để phân tích sâu hơn các quy định về

Trang 8

xử lý tảo hôn, hôn nhân cận huyết theo pháp luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.

2 Nguyễn Thị Vân Anh (2019), Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thong ở Lâm Đồng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 1/298.

Tác giả chỉ ra các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Lâm Đồng, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng này, góp phần đây mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các vùng DTTS một cách bền vững Bài viết có giá trị tham khảo, là cơ sở thực tiễn để nhóm tác giả phát triển những nội dung về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Lâm Đồng

nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

3 Nhóm nghiên cứu iSEE (2017), Kết hôn trẻ em ở một số cộng đồng tộc người thiểu số ở Việt Nam - Một phân tích từ góc nhìn Nhan học, Nxb Thanh niên, Ha

Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề kết hôn trẻ em ở Việt Nam dưới góc độ nhân quyên, đặt trong tâm vào văn hóa ban địa và “tiếng nói” của người DTTS, khám phá vai trò của trẻ em trong những quyết định hôn nhân, ý nghĩa của hôn nhân đối với các tộc người thiểu số Không chỉ có giá trị cao về mặt cơ sở thực tiễn, nghiên cứu còn góp phần chỉ ra những nguyên nhân then chốt dẫn đến tảo hôn mà hiện vẫn đang bị xem nhẹ, dựa vào đó, nhóm tác giả có thê lựa chọn phương án khắc phục tối ưu nhất.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nhóm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu dé làm rõ hơn về tình trạng này và đề xuất thêm các giải pháp nhằm hạn chế tính trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và ở Việt

Nam nói chung.

3 Mục đích nghiên cứu

Những kết quả mà mà nhóm tác giả thực hiện đề tài muốn đạt được thông qua việc nghiên cứu bao gồm:

Một là, cho thay góc nhìn toàn cảnh về tình trang tảo hôn và hôn nhân cận huyết của nhiều cộng đồng DTTS ở hai khu vực trung du miễn núi phía Bắc va Tây Nguyên,

nâng cao nhận thức của độc giả về mức độ đe dọa nghiêm trọng của hai hủ tục này đối với quôc gia trên nhiêu bình diện: kinh tê, xã hội,

Trang 9

Hai là, bô sung thêm các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiên vào kho tàng nghiên

cứu các vân đê về tao hôn và hôn nhân cận huyệt thông ở Việt Nam nói chung và ởvùng trung du miên núi Băc bộ, vùng Tây Nguyên nói riêng.

Ba là, dựa vào tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết đang diễn biến phức tạp trong những năm gần đây kết hợp với thực tiễn thực hiện pháp luật về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết dé rút ra bài học kinh nghiệm va dé xuất giải pháp mới nâng cao hiệu quả áp dụng luật, tiễn tới ngăn chặn, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé làm rõ vân đê nghiên cứu và đạt được đúng mục dich dé ra, nhóm tác giả xác địnhnhững công việc cân thực hiện trong dé tài như sau:

Tại chương I: Nhóm tác giả sẽ nghiên cứu chuyên sâu các van dé lý luận vé tảo hônvà hôn nhân cận huyệt thông bao gôm định nghĩa của các tô chức quôc tê, định nghĩa trongmột sô công trình nghiên cứu và nghĩa do luật định, từ đó rút ra khái niệm chung nhât củacả nhóm.

Bên cạnh đó, trong chương 1, nhóm tác gia cũng nghiên cứu các quy định của pháp

luật hiện hành về xử lý tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Tại chương 2: Nhóm tác giả nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tinh trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở vùng TDMNBB và vùng Tây Nguyên Hậu

quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyệt được nghiên cứu dựa trên các yêu tô vê sức khỏe,công việc và học tập đôi với cá nhân, yêu tô nên kinh tê và nguôn nhân lực đôi với xã hội.

Tại chương 3: Nhóm tác giả sẽ rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 498 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” Cụ thé, nhóm tác giả nêu ra một số hoạt động đã được thực hiện trong Đề án, kết quả thực hiện để trên cơ sở đó đánh giá những điểm mạnh, hạn chế trong

công tác thực hiện Đê án của các địa phương.

Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 1, 2 kết hợp với phần đánh giá nêu trên, chương 3 cũng đề xuất các phương án có tính khả thi nhằm dứt điểm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại vùng DTTS Cụ thể, nhóm tác giả sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và giải pháp xã hội nhằm bồ trợ cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

5 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, trong phạm vi đề tài, nhóm tác giả xin tập

trung nghiên cứu:

Một là, khái niệm, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân

cận huyết trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng TDMNBB, vùng Tây Nguyên.

Hai là, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, BLHS năm 2015, sửa đồi, bố sung

năm 2017.

Ba là, tình hình thực hiện pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, trọng tâm là Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thong trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”, Uy ban Dân tộc, 2015 ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt số 498/QD-Ttg ngày 14/4/2015 của Thủ

tướng Chính phủ, Hà Nội.

6 Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn nghiên cứu của một đề tài NCKH sinh viên, nhóm tác giả tiễn hành thực hiện đề tài này trong giới hạn văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, giới hạn không gian va thời gian cu thể nhăm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, cụ thê:

Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tảo hôn và hôn nhân

cận huyết, bao gồm các quy định trong Luật HN&GD năm 2014, BLHS năm 2015, sửa

đôi, bố sung năm 2017 và Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bồ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân va gia đình; thi hành án

dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,

Phạm vi không gian: dé tài nghiên cứu các van dé lý luận, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, tình hình thực hiện pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong các cộng đồng DTTS thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên của Việt

Phạm vi thời gian: đề tài được triển khai nghiên cứu từ ngày 20/11/2021 đến

ngày 18/03/2022.

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tai NCKH vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lénin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của

Trang 11

Đảng, pháp luật của Nha nước về vấn đề HN&GD Trong đó, nhóm tác giả sử dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp thu thập số liệu.

Phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phân tích tài liệu được sử dụng

nhằm làm sáng tỏ những van dé lý luận, thực tiễn và pháp lý của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng nhằm mục đích tông hợp thông tin, nội dung quan trọng xoay quanh các khái niệm, hậu quả và thực trạng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết, các quy định của pháp luật hiện hành.

8 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Y nghĩa lý luận: Dé tài nghiên cứu góp phân bô sung, hoàn thiện những vân đêlý luận vê khái niệm, thực trạng và nguyên nhân cua tao hôn và hôn nhân cận huyêt,phục vụ mục đích nghiên cứu chuyên sâu và có giá trị tham khảo cho những công trìnhnghiên cứu sau này.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi trong tình hình kinh tế - xã hội hiện tại, có tính ứng dụng cao, tạo nên tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về HN&GD nói chung và tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết nói riêng Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn hướng đến việc tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tô chức và cá nhân trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận

9 Cau trúc của báo cáo nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo nghiên cứu được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé chung về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

Chương 3: Tình hình thực hiện Đề án 498 và đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và ở Việt

Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE TAO HON VA HON NHÂN CAN HUYET THONG

1.1 Khai niệm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

1.1.1 Khái niệm tảo hôn

Tảo hôn (Premature Marriage) không phải là một thuật ngữ quá mới mẻ trong xã hội

hiện nay, từ này được sử dụng phổ biến không chỉ trong thực tiễn đời sống xã hội mà còn cả

trong khoa học pháp lý chuyên ngành.

Tao hôn là một từ Hán Việt (tiếng Hán: FRB, chiết tự gồm có “tảo” (FF nghĩa là

“sớm” và “hôn” (#8 trong “hôn nhân, kết hôn” Hiểu một cách đơn giản, tảo hôn có nghĩa là kết hôn sớm.

Về định nghĩa khái niệm tảo hôn, từ điển Tiếng Việt chỉ mới đề cập tảo hôn là việc lay vợ lay chong quá sớm, vào lúc vị thành niên', tuy nhiên cách hiểu này không có nhiều ý nghĩa trong lý luận và trong phân tích, thậm chí chưa thê hiện được hoàn toàn ngữ nghĩa của

cụm từ này.

Được ghi nhận như một thực trạng đáng báo động tại các quốc gia đang phát trién, nạn tảo hôn được các tô chức quốc tế phân loại và đặt thành các khái nệm như Kết hôn trẻ em (Child Marriage) và Kết hôn sớm (Early Marriage).

Liên Hợp Quốc định nghĩa “kết hôn trẻ em” là sự két hợp chính thức hoặc không chính thức giữa hai trẻ em, hoặc giữa một bên là người lớn và trẻ em chưa du 18 tuổi và “kết hôn sớm” được mô tả là tap tuc kết hôn trong do it nhất một bên chưa đủ 18 tuổi.

Theo Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, kết hôn sớm cũng có thé bao gồm những cuộc hôn nhân mà cả hai vợ chồng tuy đều từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng vì những lý do như mức độ thể chất, tình cảm, tình dục, sự chưa trưởng thành về mặt tâm lý xã hội cũng như chưa trang bị các kiến thức cần thiết dé bước vào tuôi trưởng thành khiến họ chưa sẵn sàng cho việc kết hôn Dù có tên gọi khác nhau song về mặt nghĩa, tảo hôn và các khái niệm kê trên không có quá nhiều điểm khác biệt.

Trong khoa học pháp lý, định nghĩa về tảo hôn được nêu tại khoản 8 Điều 3 của Luật HN&GD năm 2014 Theo đó, tảo hôn là việc lấy VỢ, lay chồng khi một trong hai bên hoặc

1 Xem “Từ điển Tiếng Việt Link truy cập: https:⁄vtudien.con/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-t%

E1%BA%A3o%20h%C3%B4n#:~:text=%2D9%20L%EI%BA%AS5y%20v9%EI%BB%A39%201%EI%BA%ASVy%20ch%E1%BB%I3ng%20qu%C3%A 1,vC3%A00%5201%C3%BAc%520v3%E1I%BB%8B%20th%C3%A0nh%20ni%C3%AAn Ngày truy cập: 12/11/2021

2 Xem: Ashley D Jordana (2017), Phân tích thực trạng về kết hôn trẻ em, kết hôn sớm và cưỡng ép kết hôn ở ViệtNam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia, T am nhìn Thế Giới, tr 4

Trang 13

cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật này° Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn căn cứ vào sự hoàn thiện về thé chat cũng như về tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Tảo hôn có hai dạng: có đăng ký kết hôn và không đăng ký kết hôn Tảo hôn không đăng ký kết hôn thực chat là hành vi chung sống như vợ chồng trước khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật Trên thực tế, dang thứ hai xảy ra phổ biến hon do tại nhiều địa phương, nam nữ kết hôn trước tuôi luật định sẽ không được cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận.

Từ những cơ sở lý luận đã trình bày ở trên, kết hợp với hiệu biết cá nhân, nhóm tác giả đưa ra khái niệm chung nhất về tảo hôn: Tảo hôn là sự kết hôn hoặc chung sống như vợ chong giữa hai người khi cả hai hoặc một trong hai bên chưa đạt đến sự phát triển toàn điện về tâm sinh ly Cụ thé, đó là khi cơ thể chưa trải qua đủ giai đoạn phát triển, tâm ly chưa san sàng để lập gia đình và thường là dưới 18 tuổi.

1.1.2 Khái niệm hôn nhân cận huyết thông

Theo quan điểm của tác gia Thùy Dương trong bài báo “H6n nhân cận huyết thong: “Nước tot không chạy vào ruộng người”!!! đăng tải trên báo Pháp Luật ngày 05/07/2020, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán luật pháp quy định có mỗi quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thong

là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ: Hôn nhân anh chị em họ chéo,tức hôn nhân con cô con bác, hôn nhân anh chị em song song, tức hôn nhân con di - con gia

và hôn nhân con chú con bác”.

Ở phạm vi quốc tế, khái niệm “hôn nhân cận huyết thống” (Consanguineous

marriage) được định nghĩa là hôn nhân giữa những người có quan hệ họ hang thân thích Tuy

nhiên, khoa học nước ngoài thường ít tiếp cận khái niệm này Cac quốc gia, tổ chức trên thé giới tập trung nghiên cứu về van dé giao phối cận huyết (Inbreeding) - thường là hệ quả của quan hệ cận huyết - hơn là bản thân quan hệ cận huyết.

Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” Dé xác lập quan hệ hôn nhân thì hai bên nam nữ phải tuân thủ day đủ các quy định của Luật HN&GD về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

> Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GD năm 2014 thì nam phải từ đủ 20 tuổi, và nữ phải từ đủ18 tuổi mới được kết hôn.

# Xem: “Hôn nhân cận huyết thống: “Nước tốt không chạy vào ruộng người”!” Link truy cập:

https://baophapluat.vn/hon-nhan-can-huyet-thong-nuoc-tot-khong-chay-vao-ruong-nguoi-post352950.htmlNgày truy cap: 8/12/2021.

5 Xem khoản | Điều 3 Luật HNGD năm 2014

Trang 14

Pháp luật hiện hành nghiêm cam việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời5, trong đó, khái niệm cụ thê về “những người cùng dòng máu về trực hệ” và “những người có họ trong phạm vi ba đời” được giải thích tại khoản 17, 18 Điều 3 Luật HN&GD năm 201473.

Với cách hiểu về hôn nhân theo nghĩa luật định như trên, cùng với những quy định là tiền đề bảo vệ chế độ HN&GĐ, trên thực tế, sẽ không thé nào có khái niệm “hôn nhân cận huyết thống” bởi hôn nhân giữa những người có quan hệ trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời đã vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật HNGD và do đó không được cơ quan nha

nước thừa nhận.

Như vậy, “tình trạng hôn nhân cận huyết” chủ yếu là những trường hợp không đăng ký kết hôn, trước pháp luật, quan hệ giữa họ không phải quan hệ hôn nhân mà chỉ là quan hệ chung sống như vợ chồng.

Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, trong khuôn khô đề tài “Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thông tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên ở Việt Nam — Thực trạng & Giải pháp hạn chế”, nhóm tác giả đã thống nhất sử dụng cụm từ “hôn nhân cận huyết thống” là cách dùng thông dụng đối với những trường hợp hai bên nam nữ có quan hệ trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời mà chung sống như vợ chồng Từ “hôn nhân” trong “hôn nhân cận huyết thống” không bao hàm khái niệm về hôn nhân theo Luật HNGD, tuy nhiên những quy định liên quan đều có thể áp dụng được cho thuật ngữ này.

Từ những cơ sở lý luận đã trình bày ở trên, nhóm tác giả rút ra khái niệm chung nhất về hôn nhân cận huyết như sau: Hồn nhân cận huyết thông là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chong giữa những người cùng huyết thông trực hệ (người này sinh ra người kia kế tiếp nhau) hoặc trong một phạm vi huyết thống nhất định và không nhất thiết phải do một sốc sinh ra.

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tảo hôn, hôn nhân cận huyết 1.2.1 Xử lý tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo Luật HN&ŒGĐ

a Xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật:

Kết hôn trái pháp luật là hình thức kết hôn không được pháp luật thừa nhận; là khi 2 bên nam, nữ kết hôn nhưng vi phạm vào những điều mà pháp luật cắm Theo nghĩa này, mọi trường hợp kết hôn mà vi phạm điều cắm của pháp luật đều là kết hôn trái

® Xem điểm (d) Khoản 1 Điều 5

7 Xem Điều 17 Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó,

người này sinh ra người kia kê tiên nhau.

8 Xem Điều 18 Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là

đời thứ nhát; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác me, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em conchu, con bác, con cô, con cậu, con di là đời thứ ba.

Trang 15

pháp luật Theo khoản 6 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014: "Kế hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyên nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này".

Theo quy định trên, kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ở thời điểm kết hôn thì một hoặc cả hai bên tham gia việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do luật định Nói cách khác, việc kết hôn này được cơ quan hộ tịch cấp Giấy chứng nhận kết hôn nhưng việc kết hôn đó không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ do vi phạm các điều kiện mà luật định Việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được nhà nước bảo hộ như việc kết hôn hợp pháp.

© Quyền yêu cau hủy kết hôn trải pháp luật

Về quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, theo pháp luật hiện hành, người nao bị cưỡng ép kết hôn, bi lừa dối kết hôn, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật HN&GD năm 2014 hoặc yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về sự tự nguyện

kêt hôn của hai bên nam và nữ.

Nếu cuộc hôn nhân không đáp ứng được những điều kiện được kết hôn tại điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GD năm 2014, những người, cơ quan, cá nhân sau đây sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Điều 10 Luật HN&GD năm 2014: Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người

khác; Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người

kết hôn trái pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, tòa án có thẩm quyên sẽ tiễn hành xem xét, xử ly theo quy định của pháp luật Như vậy, pháp luật không chỉ trao quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật cho các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân mà còn trao quyền cho cả những chủ thể khác nhằm đảm bảo lợi ích, tính khách quan và niềm hạnh phúc cho các gia đình.

© Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn không chỉ là nghi lễ cưới hỏi do hai bên gia đình nhà trai, nhà gái tổ chức mà còn là sự kiện pháp lý quan trong đánh dấu cuộc hôn nhân Việc kết hôn phải đáp ứng được nhiều điều kiện theo quy định của pháp luật, nếu không đáp ứng được những điều kiện đó thì sẽ trở thành một cuộc hôn nhân trái pháp luật, từ đó, phát sinh căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Điều 2 Thông tư liên tịch số

01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Trang 16

Những điều kiện dé được kết hôn bao gồm:

- Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Trong trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như

sau: Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh

nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một

của tháng sinh.?

`A 7

- _ Về ý chí: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- - Về chủ thé: Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- _ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cắm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014.

Trong đó có điểm d về cắm kết hôn trong phạm vi ba đời: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ

trong phạm vi ba đời; gitra cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ

nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con ré, cha dượng với con riêng

của vợ, mẹ kê với con riêng của chong.”

Đối chiếu với những quy định trên, “tảo hôn” và “hôn nhân cận huyết thong” đều là những hành vi trái với quy định của pháp luật, chúng không phù hợp với điều kiện để được cho phép kết hôn Về cơ bản, những hành vi này sẽ không được coi là những cuộc hôn nhân theo đúng nghĩa và không được chấp nhận theo Pháp luật Chúng ta chỉ lồng ghép từ “hôn nhân” vào “hôn nhân cận huyết” dé có thé dé dàng gọi tên hành vi, cũng như là cho người dân dễ hình dung về trường hợp này.

© Cách thức xử ly việc kết hôn trái pháp luật

Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật HN&GD có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân dé xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật HN&GD và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyét.'°

? Xem điểm a, b, khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫnthi hành một số quy định của Luật HN&GD.

10 Xem khoản 4, Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hànhmột số quy định của Luật HN&GD.

Trang 17

Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật HN&GD thi Tòa án xử lý

như sau:

Thứ nhất, nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó ké từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn !!

Vi du: Anh A sinh ngày 25/01/1998, chị B sinh ngày 10/01/1997 Ngày

08-01-2017, anh A và chị B đăng ký kết hôn Ngày 25-9-2018, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cau hủy việc kết hôn trái pháp luật Tại phiên hop, anh A và chị B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thay đã đủ các điều kiện kết hôn khác thi Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị B kể từ thời điểm cả anh A và chị B đủ tuôi kết hôn, tức là kể từ ngày 25-01-2018.

Thứ hai, nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyên, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật HN&GĐ.!?

Thứ ba, trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật HN&GĐ; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện

11 Xem điểm a, khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dan thihành một số quy định của Luật HN&GD.

12 Xem điểm b, khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thihành một số quy định của Luật HN&GD.

Trang 18

kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật HN&GĐ.)

Cuối cùng, trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều

8 của Luật HN&GD thì thực hiện như sau:

- _ Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

- Néu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật !'*

Tòa án theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức có thâm quyên tác động tới việc kết hôn trái pháp luật làm cho quan hệ đó không còn tổn tại hoặc không có giá trị pháp lý nữa Đây là sự thể hiện thái độ không thừa nhận của Nhà nước đối với việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng mà không tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn 'Š

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một biện pháp dân sự nên khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật phải tuân theo các quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự Cơ quan có thâm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật là Tòa án nhân dân, thông thường là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật có yếu tô nước ngoài Về nguyên tắc, Tòa án không tiễn hành hòa giải, mà điều tra xác minh nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm điều kiện kết hôn, thì áp dụng pháp luật tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật.

e Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trải pháp luật

Điều 12 Luật HN&GD năm 2014 quy định về hậu quả pháp ly của việc hủy kết hôn trai

pháp luật như sau:

“] Khi việc kết hôn trải pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ

như vợ chông.

13 Xem điểm c, khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thihành một số quy định của Luật HN&GD.

12 Xem điểm a,b, khoản 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng danthi hành một số quy định của Luật HN&GD.

15 Xem “Các biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật” - Công Đoàn Viên chức TP.HCM.

Trang 19

2 Quyên, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyên, nghĩa vụ

cua cha, mẹ, con khi ly hôn.

3 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp dong giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này ”

Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng nên việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ đã kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt ngay quan hệ vợ chồng.

Quan hệ giữa cha, mẹ và con được xây dựng dựa trên quan hệ máu mủ, nuôi

dưỡng nên không liên quan đến vấn đề cha mẹ có kết hôn hợp pháp hay không Vì lý do đó mà khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì vẫn đề con cái được giải quyết như trong trường hợp vợ chồng ly hôn tại Điều 81 Luật HN&GD năm 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con sau khi ly hôn Như vậy, khi tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì cha, mẹ có thé thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế của cha mẹ nham đảm bảo sự phát triển tốt nhất về mọi mặt

của con; nêu con từ đủ 07 tuôi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Van đề về tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật: Điều 16 Luật HN&GD năm 2014 về việc giải quyết quan hệ tai sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đấy Khi Tòa án chia tài sản chung, phải tính tới công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triên khôi tài sản chung, đông thời ưu tiên bảo vệ quyên lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Vì pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật nên các chủ thể trong quan hệ này không được hưởng thừa kế của nhau nếu như chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp một trong hai bên chết Tuy nhiên, vì quan hệ giữa cha mẹ với con cái không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không nên trong trường hợp này con vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế nếu như cha, mẹ chết.

b Xử lý việc chung sống như vợ chong mà không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 9 Luật HN&GD năm 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thâm quyên tiến hành kiểm duyệt Nếu kết hôn nhưng không

Trang 20

được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý Vì vậy, cách thức

xử lý việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Về quan hệ nhân thân: Quyền nhân thân đối với trường hợp chung sống như vợ chồng được quy định tại khoản 1, Điều 14 Luật HN&GD năm 2014: “Nam, nit có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chỗng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyên, nghĩa vụ giữa vợ và chong ” Như vậy, giữa hai người này sẽ không tồn tại quan hệ nhân thân cũng như không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định từ Điều 17 đến Điều 23 Luật HN&GD; pháp luật cũng sẽ không bảo vệ các quyền và nghĩa vụ nhân thân theo quy định tại các Điều 17 đến Điều 23 Luật HN&GD cho những trường hợp này.

Chung sông như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn về cơ bản là không vi phạm pháp luật nhưng pháp luật sẽ không thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ Bởi lẽ, họ không đi đăng ký kết hôn, tức là họ không có Giấy chứng nhận kết hôn thi Nhà nước sẽ không có cơ sở, căn cứ để công nhận quan hệ vợ chồng Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và họ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng chứ không công nhận ly hôn giữa hai bên Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng sau đấy thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập ké từ thời điểm đăng ký kết hôn !

Về quan hệ tài sản: nam, nữ chung sống như vợ chong mà không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản thì áp dụng Điều 16 Luật HN&GD năm 2014 dé giải quyết Điều 16 Luật HN&GD năm 2014 giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

“1 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hop dong của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chong mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự

và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của phụ nữvà con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan đê duy trì đời sông chung đượccoi như lao động có thu nhập ”

16 Xem khoản 2, Điều 14 Luật HN&GD năm 2014.

Trang 21

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên Nhưng khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được và có yêu cầu thì lúc này cần phải giải quyết quan hệ tài sản này theo Bộ luật Dân sự Hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì tức là sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng, lúc này quan hệ

tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân

sự Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản riêng của mỗi bên thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình Nếu

người có tài sản không chứng minh được đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này đượcxác định là tài sản chung của hai người Tài sản chung của hai người là tài sản chung

theo phần, được chia dựa trên công sức đóng góp của mỗi bên Khi chia luôn đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và con chung; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan dé duy trì cuộc sống chung được coi như là lao động có thu nhập.

Vé quan hệ cha, me và con: nam, nữ chung sông như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến con chung thì áp dụng các Điều 15 Luật HN&GD năm 2014 dé giải quyết Điều 15 Luật này quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: “Quyển, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chong và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyên, nghĩa vụ của cha mẹ và con.” Căn cứ theo Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ déu có quyển va nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của minh được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự

và các luật khác có liên quan `

Như vậy, việc pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân của cha mẹ không

làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con Bởi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào tình trạng hôn

nhân của cha mẹ Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không được Nhà nước thừa nhận

thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có mỗi quan hệ hôn nhân hợp pháp Và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau được điều chỉnh bởi Luật HN&GD, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan Việc nuôi con sẽ do hai bên cùng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ theo các quyền lợi về mọi mặt của con Con từ đủ 7 tuôi trở lên thì xét theo nguyện vọng của con; con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện về

Trang 22

việc chăm sóc, nuôi dưỡng.!7 Người không trực tiếp nuôi và sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp đưỡng khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có kha năng lao động dé tự nuôi sống bản thân Mức cấp dưỡng do cha mẹ thỏa thuận, hoặc do cha mẹ với con cái thỏa thuận với nhau khi con đã thành niên Mức cấp dưỡng này căn

cứ vào khả năng tài chính thực tế và nhu cầu thực tế của con dé phục vụ cuộc song Cha

mẹ là người có nghĩa vu nuôi con có quyền yêu cầu người không nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ và yêu cầu người không nuôi con cũng như gia đình họ tôn trọng

quyêt định nuôi con của mình.

Về hậu quả pháp lý: Về cơ bản, nhìn chung thì trường hop chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng giống như trường hợp kết hôn trái pháp luật vì cả hai bên nam nữ trong cả 2 trường hợp đều không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng Chính vì như vậy, việc giải quyết vấn đề con chung và tài sản của hai bên nam nữ trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng cũng giống như trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật; đồng thời, hậu quả pháp lý của 2 trường hợp này là

như nhau (như đã phân tích ở trên).

1.2.2 Xử lý tảo hôn, hôn nhân cận huyết theo pháp luật hành chính

a VỀ tảo hôn

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thâm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Hành vi tảo hôn và tô chức tảo hôn là hai hành vi vi phạm pháp luật hành chính và theo đó

phải bị xử phạt.

Điều 58, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn, tô chức tảo hôn như sau: Phat tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lay vợ, lay chồng cho người chưa đủ tuôi kết hôn Phat tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp

luật cua Tòa an.

Nhu vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tao hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp: Tô chức lấy vợ, lay chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Cô ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có

17 Xem khoản 2, 3 Điều 81 Luật HN&GD năm 2014.

Trang 23

quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó Ngoài ra, người vi phạm có thê bị xử phạt với mức tiền tối đa lên đến 5.000.000 đồng.

b Về hôn nhân cận huyết thông

Hành vi vi phạm quy định về cắm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn (Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP và Điểm a, Khoản 2 cũng tại điều luật này) quy định: Phat tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ

với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Phạt tiền từ

10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung song như vo chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có

họ trong phạm vi ba đời.

1.2.3 Xử lý tảo hôn, hôn nhân cận huyết theo pháp luật hình sự

a VỀ tảo hôn

Theo quy định tại Điều 142 BLHS năm 2015 (được sửa đồi, b6 sung năm 2017), VIỆC giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và khung hình phạt thấp nhất của tội này là 07 năm và cao nhất là tử hình Việc dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc minh hoặc trong tình trạng quan bách phải miễn cưỡng giao cau hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, khung hình phat của tội này thấp nhất là 05 năm và cao nhất là tù chung thân (Điều 144 BLHS năm

Việc giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuôi đến dưới 16 tuổi có thé bị xử lý hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) và khung hình phạt của tội này 01 năm đến 15 năm tùy vao tinh chat của từng hành vi vi phạm.

Đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phat tù từ 03 tháng đến 03 năm (Điều 181 BLHS năm 2015) Điều 183, BLHS năm 2015 quy định về tội tô chức tảo hôn: Người nào tổ chức việc lay vợ, lấy chồng cho

Trang 24

những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

b Về hôn nhân cận huyết thông

Điều 184 BLHS năm 2015 (được sửa đồi, b6 sung năm 2017) quy định về tội loạn luân: Người nào giao cdu với người mà biết rõ người đó cùng dong máu về trực hệ, là

anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị

phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo như quy định trên, chủ thé của tội loạn luận phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là những người có quan hệ huyết thống, có cùng dòng máu trực

hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha

với nhau Ngoài ra, tội loạn luân là tội được thực hiện với lỗi cô ý, tức là, người phạm tội phải biết rõ người kia có cùng dòng máu trực hệ, là anh chi em cùng cha me, anh chi

em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình, nhận thức rõ hành vi của mình

là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện Trên thực tế có những trường hợp vô ý, không biết người quan hệ với mình có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em

cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình Những

trường hop này không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan dé cấu thành tội loạn luân Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS 2015) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS 201 5); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 BLHS 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 BLHS 2015); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS 2015).

Trang 25

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

Tại chương 1, nhóm tac gia đã nghiên cứu và làm rõ được những khái niệm co

bản về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Trên cơ sở những thông tin đã nắm được, nhóm tác giả cũng tự mình rút ra định nghĩa riêng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết Theo đó, tảo hôn là sự kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa hai người khi cả hai hoặc một trong hai bên chưa đạt đến sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý (cụ thể là khi cơ thé chưa trải qua đủ giai đoạn phát triển, tâm lý chưa sẵn sàng dé lập gia đình và thường là đưới 18 tuổi); và hôn nhân cận huyết là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ (người này sinh ra người kia kế tiếp nhau) hoặc trong một phạm vi huyết thống nhất định và không nhất thiết phải do một

gôc sinh ra.

Bên cạnh việc đưa người đọc đến với những hiểu biết, khái niệm căn bản nhất, nhóm tác giả cũng đồng thời chi ra những quy định của pháp luật HN&GD hiện hành về việc xử lý tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Cụ thẻ, đó là quy định về cách thức xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật, chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Ngoài ra, qua những quy định của Luật HN&GD năm 2014, nhóm tác giả cũng muốn nhắn mạnh rang tảo hôn, hôn nhân cận huyết không chi là những phong tục, tập quán lạc hậu mà còn là những hành vi vi phạm pháp luật Đề có được sự điều chỉnh phù hợp đối với những hành vi vi phạm này, Nhà nước cũng đã ban hành những biện pháp xử lý vi phạm hành chính, đồng thời xây dựng những chế tài xử phạt trong BLHS năm 2015 để áp dụng với những hành vi vi phạm này tùy vào mức độ nghiêm trọng Nội dung của chương 1 cung cấp cơ sở lý luận làm nên tảng dé nhóm tác giả thực hiện việc

nghiên cứu và dé xuât giải pháp tại các chương sau.

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUÁ CỦA TẢO HON VA HON NHÂN CAN HUYET THONG TẠI CÁC TINH MIEN NÚI

PHIA BAC VA TAY NGUYEN

2.1 Khái quát chung về vi trí dia lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, van

hóa, xã hội của vùng trung du miên núi bắc bộ và Tây Nguyên

2.1.1 Vùng trung du và miễn núi bắc bộ a Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Băng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai

Chau, Dién Bién, Son La, Hoa Binh.

@ Than > Thiếc O Đávôi Thuy điện Bai cá

A sit @ Chi-kẽm El pathiém

Ranh giới vùng kinh tế

ma Mangan = AA pit @ Nước khoáng

Ệ Titan [A] Apatit Vườn quốc gia

By Trên 1500m 1500 500 200 0 50 Sau hon 50m

m Đóng Boxit ia —

Biêu đô vùng Trung du và miên núi Bac Bộ

TDMNBB là vùng có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay (100.965 km?), trải dài từ Đông sang Tây với rất nhiều cửa khâu thông sang nước bạn Trung tâm vùng là thành

Trang 27

phố Thái Nguyên, vùng giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hong và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Trung du miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông

Bắc Tây Bắc là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam.

Các dang địa hình phô biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực,

các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình 500 - 1500m Tài nguyên khoáng sản ở đây

vô cùng phong phú, chủ yếu là than, sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatit, pirit, đá vôi và đất sét Tiềm năng thủy điện trên các con sông lớn, đặc biệt là sông Đà.

b Đặc điểm kinh tế

Với địa hình cao cùng với đó là khí hậu nhiệt đới am gió mua có mua đông lạnh nhất cả nước, TDMNBB có tiềm năng về phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm

cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi trâu Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả

nước (xếp sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên), sản phẩm chính của vùng này là cây chè với điện tích đạt khoảng 130 nghìn ha chè các loại, với năng suất bình quân hơn 77 tạ/ha, cho sản lượng gần 824 nghin tan bup tươi Tài nguyên khoáng sản ở TDMNBB tương đối da dạng và có trữ lượng lớn, điển hình như than, sắt, thiếc, chi-kém, đồng, apatit, pirit, đá vôi, giúp phát triển công nghiệp luyện kim Quảng Ninh là trung tâm than lớn nhất Đông Nam Á với chất lượng than cao, sản lượng khai thác của mỏ đạt hơn 30 triệu tan/nam Than được khai thác chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khâu Bên cạnh công nghiệp nhiệt điện, thủy điện ở khu vực này cũng có nhiều tiềm năng phát triển do có lợi thế về địa hình, sông ngòi, với nhiều nhà máy thủy điện quy mô lớn như Hòa

Bình, Sơn La.

Do có vi tri địa lý khá đặc biệt, việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải ở TDMNBB sẽ giúp cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa dé dàng hơn với vùng Đồng bằng sông Hồng và Bac trung Bộ, cũng như tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế mở Phía đông vùng tiếp giáp với biển Đông có thuận lợi dé phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Tuy nhiên, về hạn chế, có thể nhận thấy cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ là trở ngại tương đối lớn trong phát triển kinh tế của các địa phương Đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước; nhiều chỉ số về văn hoá, xã hội đạt mức thấp hơn trung bình

toàn quôc.

Trang 28

c Đặc diém văn hóa, xã hội

Dựa vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, TDMNBB có tổng số dân là 12,532,801 người, mật độ dân số là 132

người/km2 Vùng này là địa ban cư trú của các dân tộc ít người như: Tay, Mường, Nùng,Mông, Dao, Thái

Người dân sinh sống tại TDMNBB lao động kiếm thu nhập chủ yếu bằng nghề nông, mức độ tiếp cận các ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp Ty lệ dân số từ 15 tuôi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 81,9%, một con số tương đối cao, chỉ có 6,7% đạt trình độ đại học trở lên.

Tỷ lệ trẻ nhỏ được cắp sách đến trường ở vùng này cũng rat ít do hoàn cảnh đặc biệt Theo kết quả của tổng cục thống kê Việt Nam, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở trung du và miền núi phía bắc là 8,7%, ở vùng nông thôn con số này ở mức 10% Thay vì đi học, các em phải ở nhà phụ giúp cha mẹ làm việc để trang trải một phần kinh tế gia đình Ngoài ra đối với các em ở hộ cao, việc đi đến trường cũng vô cùng khó khăn do quãng đường trắc trở và nhiều nguy hiểm.

Là một trong 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, nằm trong số 6 huyện nghèo của tỉnh, Yên Minh có 16 dân tộc, phần lớn là đồng bào các DTTS, như: Mông, Dao,

Tay, Giay, Xuông, Pu Péo, Cờ Lao đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

thôn Cháng Lộ, xã Sủng Cháng - nơi có cộng đồng người Pu Péo sinh sống nhiều nhất trên địa bàn huyện với 18 hộ, 91 khâu Tuyến đường vào thôn van là đường đất, ngày nang có thé đi xe máy, nhưng chi cần lat phat mưa, con đường như được láng mỡ là phải đi bộ Cộng đồng người Pu Péo ở đây chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển, vì vậy hầu hết các hộ thuộc hộ nghèo !

2.1.2 Vùng Tay Nguyên

a Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

18 Xem: “Đổi thay đời sống đồng bao dân tộc thiểu số” Link truy cập: http://baohagiang.vn/chinh-sach-

voi-cuoc-song/202007/doi-thay-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-762361/, Ngày truy cập: 25/12/2021.

Trang 29

Tây Nguyên là tên gọi của

một trong bảy vùng kinh tế ở nước ta hiện nay, gồm 5 tỉnh thành là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Vi trí địa lý của Tây Nguyên tương đối đặc biệt: phía bắc, phía đông tiếp giáp

vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,

phía nam tiếp giáp vùng Đông

Nam Bộ, phía tây giáp với vùng

hạ Lào và đông bắc Campuchia.

So với các vùng khác trên cả

nước, Tây Nguyên là vùng duy

nhất không giáp biên Không chỉ là cửa ngõ ra biển của Lào, vị trí

của Tây Nguyên còn có ý nghĩa

quan trọng về mặt an ninh quốc

Với diện tích 54.638,4 km2 (2020) (chiếm tỷ lệ 16,4% so với tổng diện tích cả

nước), Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn thứ hai chỉ sau TDMNBB (100.965 km’).

Địa hình nơi đây chủ yếu là các cao nguyên đất đỏ bazan xếp tầng có độ cao trung bình từ 500 - 1500m, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Tại các cao

Biểu đồ vùng Tây Nguyên

nguyên cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.

Tài nguyên quan trọng ở Tây Nguyên có thé ké đến tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản Tuy không đa dang như ở vùng trung du miễn núi phía Bắc nhưng khoáng sản Tây Nguyên giàu về trữ lượng: quặng bôxit với trữ lượng khoảng 10 ty tan, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai Kon Tum; vàng trữ lượng khoảng 8,82 tan phân bố ở Kon Tum, Gia Lai; ngoài ra còn một số loại khoáng

sản như đá quý, than bùn, than nau

b Đặc điểm kinh tế

Trang 30

Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn trong phát trién nông lâm nghiệp, thủy điện và khai thác khoáng sản Với thuận lợi về khí hậu, Tây Nguyên đã và đang hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước, với nhiều loại nông phẩm như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tam, điều, cao su Về chăn nuôi, đầu tư chăn nuôi công nghệ cao ở Tây Nguyên còn gặp khó khăn về nguồn nhân lực, bởi lực lượng lao động có trình

độ cao tại đây còn hạn chê.

Tài nguyên rừng ở Tây Nguyên không chỉ phục vụ việc khai thác lâm sản, làm

nơi sinh sống cho nhiều loài động thực vật quý hiém mà còn góp phan hạn chế xói mòn ở khu vực thượng nguồn Với 4 hệ thống sông chính: sông Xê Xan, sông Srêpok, sông Ba và sông Đồng Nai có trữ năng thủy điện lớn kết hợp với địa hình cao, Tây Nguyên có thê mạnh trong việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện.

Vị trí hành lang kinh tế giúp Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi để phát triển hạ tầng giao thông: tuyến đường 19, 24, 25, 26 hướng Tây - Đông, đường Hồ Chí Minh; sân bay Pleiku, Buôn Ma Thuột nối liền Tây Nguyên với các bến cảng, các cửa

khâu quôc tê, các tỉnh duyên hải miên trung và Đông Nam Bộ.

Thiên nhiên ở Tây Nguyên dù thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và năng lượng song cũng đem lại nhiều thách thức, rõ rệt nhất là địa hình cao nguyên hiểm trở gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông liên lạc Việc thiếu thốn điện, đường, trường, trạm đã làm cho người dân nơi đây khó có thể tiếp cận với nén tri thức hiện đại, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm ti trọng khu vực I đã khiến cho nên kinh tế Tây Nguyên ngày càng tụt hậu so với những vùng kinh tế khác.

c Đặc điểm văn hóa - xã hội

Về xã hội, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số Tây Nguyên là 5.842.681 người, mật độ dân số rơi vào khoảng 107 người/km2 Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người như dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, M'nông Người Kinh sinh song chu yếu Ở

các đô thi, ven đường giao thông, các nông, lâm trường.

Tây Nguyên là một trong hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước (1,5%, đứng sau TDMNBB), người dân hoạt động chu yếu ở khu vực I Tại buổi hội thảo về nguồn nhân lực Tây Nguyên năm 2019, PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện

trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),

cho biết lao động có chuyên môn kỹ thuật, có băng cấp từ sơ cấp trở lên của cả nước là 22% nhưng Tây Nguyên chỉ 14%, thấp nhất trong các vùng của cả nước Phần lớn lao

Trang 31

động Tây Nguyên không có chuyên môn kỹ thuật, làm các nghề giản đơn; năng lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động Trong khi đó, trong 10 năm qua, chuyên dịch cơ cau lao động ở Tây Nguyên rat chậm chap, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp van rat

cao, năm 2018 là 72%.

Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư từ Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, 25/05/2021, người dân Đắk Nông có thu nhập bình quân hiện nay là 2,808 triệu đồng/người/tháng, Lâm Đồng: 3,741 triệu đồng/người/tháng; Dak Lắk: 2,715 triệu đồng/người/tháng;: Kon Tum: 2,375 triệu đồng/người/tháng va Gia Lai: 2,314 triệu đồng/người/tháng So với thu nhập bình quân cả nước là 4,230 triệu đồng/người/tháng, có thê thay mức sống ở Tây Nguyên rất thấp, cuộc sông người dân còn tôn tại nhiều khó

Tây Nguyên có khoảng 91,3% người dân nói chung từ độ tudi 15 trở lên biết đọc, biết viết, gần như thấp nhất so với các vùng khác trên cả nước Với chỉ tiêu xóa mù chữ ở nước ta hiện nay (ít nhất 90% số người trong độ tuôi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2), đây chưa phải là một con số quá ấn tượng Ti lệ dân số trong độ tudi đi học ở các cấp tiêu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Tây Nguyên không cao (lần lượt 2,3%, 13,0% và 37,13%), trong đó, trẻ em nam có tỷ lệ bỏ học nhiều hơn trẻ em nữ; tỷ lệ trẻ em ngoài trường đạt mức 13,3%.

Là địa bàn cư trú, sinh sông của nhiều DTTS, cùng với sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người với nhau đã hình thành nên một vùng đất Tây Nguyên giàu truyền thống, giàu bản sắc Giá trị văn hóa Tây nguyên quy tụ ở ba giá trị cơ bản: văn hóa hữu hình,văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật Đa dạng là vậy, thế nhưng bên cạnh những tập tục mang đậm đà bản sắc dân tộc vẫn còn tôn tại những hủ tục, nghi thức lạc hậu như tục “ma lai”, “thuốc thư”, tục “thách cưới” Trong đó, ton tại nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết hiện đang là van dé gây nhức nhối trong xã hội hiện nay.

2.2 Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Từ lâu, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã trở thành một vấn đề vô cùng phức tạp tại các vùng miền núi phía Bắc Mặc dù tình trạng này đã giảm đi rất nhiều nhờ sự hỗ trợ và can thiệp của chính quyền, tuy nhiên đây không phải là một van đề có thé cham dứt tức thì và tình trạng này vẫn dang còn 4m i diễn ra trong đời sống của

người dân nơi đây.

Trang 32

Bang 2.2.1 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính, thành thị, nông thôn,

Trung du và miên núi phía bắc 23.0 25 20.8 Đông băng sông Hông 25.1 27.1 23.1 Bắc Trung Bộ và Duyên hai miền Trung 25.4 27.6 23

Tay Nguyén 23.9 25.9 21.8

Đông Nam Bộ 26.5 28.1 24.9

Đông băng sông Cửu Long 25.4 27.6 23.1 Từ bang 2.1 có thé thay Trung du và miên núi phía bac hiện là vùng có độ tuôi kết hôn trung bình lần đầu thấp nhất cả nước, đặc biệt là độ tuôi kết hôn ở nữ giới chỉ khoảng 20 - 21 tuổi Tỷ lệ phụ nữ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi đạt mức 1,3%, các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuôi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi cao nhất là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (tương ứng là 39,1%; 38,5% và 37,1%)!?.

Đối với mặt bằng chung cả nước, tỷ lệ tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu đã có xu hướng giảm dan Cu thé kết quả Điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS như bảng 2.2 đưới đây cho thấy, tỷ lệ người DTTS tảo hôn năm 2018 là 21,9%, giảm 4,7 điểm phan trăm so với năm 2014 (26,6%), tương ứng với mức giảm trung bình khoảng xấp xi 1 điểm phan trăm/năm Tuy nhiên, nếu so sánh với mục tiêu của Đề án 492 là giảm 2 đến 3 điểm phần trăm/ năm thì kết quả thực hiện trong giai đoạn 2015-2020 chưa đạt Tỷ lệ hôn nhân cận huyết cũng có xu hướng giảm từ 6,3% (2014) xuống 5,6% (2018)?? Mặc dù vậy, dựa theo số liệu thì tình trạng này van còn đang rất nhức

nhôi và chưa có nhiêu sự tích cực mang lại từ đê án.

1 Xem: Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Hà Nội.2? Xem: Ủy ban Dân tộc (2015), Dé án “Giảm thiểu tinh trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thong trong vùngdân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”

Trang 33

Bảng 2.2.2 Tỷ lệ tảo hôn của người DTTS theo vùng kinh tế - xã hội, năm 2018 và

năm 2014

Don vi: %2018 2014

Cả nước 21,9 26,60

Trung du và miên núi phía Bac 24,6 29,7 Đông băng sông Hông 7,8 14,6 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miên Trung 18,9 25,6

Tây Nguyên 27,5 29,6

Đông Nam Bộ 9,8 13,0

Đông băng sông Cửu Long 12,9 14,2

Đôi với các tình miên núi phía bac, Trung du miên núi phía Bac, đặc biệt là vùng Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn các vùng khác Năm 2019, vùng Trung du miền núi phía Bắc có 583.297 trường hợp; so với vùng Đồng bằng sông Hồng có 14.922 trường hợp; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 152.743 trường hợp; Tây Nguyên có 203.639 trường hợp; Đông Nam bộ có 37.375 trường hợp; Đồng bằng sông Cửu Long

có 45.293 trường hợp Tỉnh Sơn La có 128.873 trường hợp; tỉnh Ha Giang có 73.772trường hợp; Điện Biên 67.780 trường hợp; Lào Cai 56.939 trường hợp; Lai Châu 56.029

trường hợp; Yên Bái 40.842 trường hợp; Cao Băng 37.406 trường hop; thuộc nhóm

các địa phương có sô trường hợp tảo hôn cao nhât cả nước.

Theo báo cáo thống kê của ngành chức năng và các huyện, thị, thành phô Điện Biên đến 30/6/2017 tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn xảy ra ở hầu khắp các huyện, thị, thành phố và chưa có xu hướng giảm; toàn tỉnh hiện còn 3.062 trường hợp t?!_ Việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết tập tao hôn và 94 trường hợp hôn nhân cận huyé

trung chủ yếu ở đồng bào các DTTS, nhiều nhất là dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ mú Cụ thé, Trong đó ở Thành phố Điện Biên Phu: 4 trường hợp, trong đó nam 02 trường

hợp, nữ 02 trường hợp; Thị xã Mường Lay: 60 trường hợp, trong đó nam 29 trường

2! Trong đó: huyện Mường Nhé có 6 cặp hôn nhân cận huyết; huyện Tua Chùa có 12 cặp hôn nhân cận huyết;huyện Điện Biên có 06 cặp hôn nhân cận huyết; huyện Mường Cha có 42 cặp hôn nhân cận huyết; huyện Mường

Ang có 18 cặp hôn nhân cận huyet; huyện Điện Biên Đông có 10 cặp hôn nhân cận huyết.

Trang 34

hợp, nữ 31 trường hợp; Huyện Mường Nhé: 395 trường hợp, trong đó nam 205 trườnghợp, nữ 190 trường hợp; Huyện Tua Chùa: 325 trường hợp, trong đó nam 156 trườnghợp “.

Đối với tỉnh Yên Bái, Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có gần 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chan 25 trường hợp, Mù Cang Chai 24 trường hợp, Tran Yên 4 trường hợp, Văn Yên 3 trường hợp, Yên Bình 1 trường hợp, Văn Yên 2 trường hợp Riêng huyện Tram Tau có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tao hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động.

Ở tình Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh có 1.881 trường hợp tảo hôn, 18 trường hợp hôn nhân cận huyết So với giai đoạn trước (2010-2015), tỉnh đã giảm được gần 7,6% số cặp tảo hôn, giảm cơ bản tình trạng hôn nhân cận huyết Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao so với toàn quốc Phần lớn các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết đều tập trung vào bộ phận dân cư là đồng bào DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xảy ra khắp các địa bàn trong tỉnh Một SỐ huyện

có ty lệ cao như: Mai Châu, Kim Boi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Son

Theo số liệu thống kê, năm 2021, trên địa ban toàn tỉnh Cao Băng có 3.782 cặp kết hôn thì có 258 cặp tảo hôn (chiếm 6,82%) Trong số đó, 139 cặp kết hôn tảo hôn vợ hoặc chồng, 119 cap kết hôn tảo hôn cả vợ và chồng: tăng 72 cặp so với năm 2020 Độ tuôi tao hôn thấp nhất với nữ là 14 tuổi và nam là 15 tuổi Tình trạng tảo hôn xảy ra nhiều nhất là tại các huyện: Bảo Lạc 107 cặp, Bảo Lâm 97 cặp, huyện Hà Quảng 39

Dựa vào số liệu cụ thé, ta có thé thấy ở các vùng, huyện ở vùng núi còn rất nhiều trường hợp hôn nhân cận huyết và tảo hôn Ngoài ra còn rất nhiều những trường hợp chưa được phát hiện do những hành vi giấu diém của gia đình Mặc dù Dé án giảm thiêu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông (2015-2020) đã có những thành công nhất định , nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết và tảo hôn vẫn còn đang diễn ra thường

xuyên ở các vùng núi phía Băc.

2.3 Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Tây Nguyên

Độ tuổi kết hôn trung bình lần của người dân Tây Nguyên là 24 tuổi, trong đó nam giới thường lập gia đình ở tuổi 26, nữ giới là 22, thấp hơn | tuổi so với mặt bằng

2 Xem: UBND tỉnh Điện Biên (2017), Tuyên truyễn, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyet.

Trang 35

chung cả nước Cách biệt này dù không quá lớn nhưng nó cũng phần nào cho thấy một bộ phận người dân ở Tây Nguyên đã kết hôn từ rất sớm.

Kết quả thống kê dân số năm 2019 cũng cho thấy, Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ phụ nữ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tudi là 0,9%, đứng thứ hai cả nước (sau TDMNBB), gap 9 lần các vùng kinh tế trọng điểm như DBSH và Đông Nam Bộ Tỷ lệ phụ nữ 20 - 24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi là 18,1%, chiếm gần 1⁄4 tổng số phụ nữ trong độ tuổi 20-24 của Tây Nguyên, một con số quá lớn khi đặt trong bối cảnh thời hiện đại, khi mà phụ nữ đáng lẽ được trao cơ hội học tập, thăng tiến, làm chủ cuộc sống

của mình.

Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Tây Nguyên hiện vẫn đang ở mức đáng báo động (15,8%) Năm 2015, đã có báo cáo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội cho thấy ty lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, trong đó bao gồm tỷ lệ lay chồng, lay vợ sớm của các DTTS sinh sống ở Tây Nguyên: JRai 42%; Raglai 38,3%; Bru - Vân Kiều 38,9%, Cho đến năm 2019, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 21,9%, tuy nhiên đây van là một con số đáng lo ngại Tham khảo bảng 2.3 dưới đây, có thé thay một số cộng đồng DTTS vẫn còn duy trì thực hành hôn nhân cận huyết: Gia Rai (JRai) 14,6% năm 2018 (tăng 5,5% so với năm 2014), Bru - Vân Kiều 28,6% năm 2018 (tăng gap đôi năm 2014)

Bang 2.3.1 Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống của một số DTTS năm 2014 và năm

Co Ho 17.8 Bru Vân Kiéu 28.6

Chut 16.8 Lô Tô 22.4

Kháng 16.0 Cơ tu 28.4

La chí 10.1 Gia Rai 14.6

Bru Van Kiéu 14.3 La Ha 11.3

Trang 36

Lô Lô 8.3 Thổ 9.2

Gia Rai 9.1 Xtiéng 9.1

La Ha 7.6 Cham 9.0

Tỉnh Kon Tum thuộc một trong những khu vực có ty lệ tao hôn, hôn nhân cận

huyết cao nhất cả nước Dân số toàn tỉnh khoảng 526 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 53% với 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 DTTS tại chỗ gồm Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre Năm 2015, theo thống kê của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tinh Kon Tum, tại xã RO Koi, trong tong số 333 trường hợp được khảo sát, có tới 269 trường hợp tảo hôn, chiếm 80,78%; trong số 269 trường hợp tảo hôn, nữ chiếm 76,95%, nam chiếm 23,05%, có đến 93,39% lay nhau do tự nguyện, 193 người chưa đăng ký kết hôn Tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh nói chung va vùng đồng bào DTTS nói riêng luôn là van đề gây nhức nhối trong những năm gan đây Chỉ tính riêng trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh có

172 cặp (207 trường hợp) tảo hôn và 01 cặp kết hôn cận huyết thống.”

Tại Gia Lai, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS đang có chiều hướng gia tăng với 1.132 vụ tảo hôn trong vòng 10 năm đồ lại Gia Lai có 34 dân tộc anh em Dân số toàn tỉnh là 1.414.424 người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 44,80% (JRai chiếm 30%, Ba Na 11,72% và các dân tộc khác chiếm 3,08%) Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2016 chiếm 16,55% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh Trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm 85,81% tổng số hộ nghèo Dân tộc Ba Na, JRai sinh sống chủ yếu ở Gia Lai là những vùng đồng bào DTTS hiện vẫn còn duy trì tập tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết Theo anh Lê Văn Châu, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đác Pơ thì việc kết hôn của đồng bào DTTS JRai, Ba Na chu yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán, chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ, sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm là xong Quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản của gia đình không mang của cải sang họ khác, các hủ tục lạc hậu như: bắt chồng, tục “nối dây”, ép hôn nhân là nguyên nhân chính khiến vấn đề tảo hôn vẫn tôn tại trong các buôn làng DTTS ở Gia Lai Năm 2020, con số này là 869 vụ, cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và

phuc-trong-thoi-gian-toi-692 Ngày truy cập: 9/12/2021.

Trang 37

hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực; xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, vật chat, tinh thần của người dân vùng đồng

bào DTTS.

Tại tỉnh Đắk Lắk, theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến nay, tỉnh này có trên 2.600 trường hợp tảo hôn Riêng năm 2020, có 276 cặp vợ chồng tảo hôn rải rác ở tất

cả các huyện, thị, thành phó, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Krông Bông, Lăk, Ea Sup, M’drak, Ea H’leo, TP Buôn Ma Thuột Ea Rbin là xã đặc biệt khó khăn của

huyện Lak có tỷ lệ người DTTS chiếm hơn 90% dân số toàn huyện Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 50%, ty lệ trẻ em đưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thé cân nặng chiếm 20% Tình trạng tảo hôn, đông con, sinh dày và hôn nhân cận huyết vẫn còn diễn ra phô biến Theo báo cáo, từ năm 2016 đến nay, toàn xã có 20 trường hợp tảo hôn, số hộ sinh đông con cũng chiếm ty lệ lớn Nguyên nhân cũng là bởi đồng bào DTTS còn giữ tập quan lạc hậu, trẻ em 13, 14 tuổi chưa lay chồng, lay vợ sé bi coi là é Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk, mặc dù tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đang có chiều hướng giảm tuy nhiên vẫn còn ở mức cao Kết quả điều tra 53 DTTS năm 2019 cho thấy, Đăk Lăk có tỷ lệ tảo hôn gần 29% và 1.815 người kết hôn cận huyết thống, tập trung ở các dân tộc Ê Dé, Gia Rai, Mông, Mnông

Lâm Đồng là tỉnh có đồng bào DTTS (DTTS) chiếm tỷ lệ hơn 25% dân số Qua kết quả điều tra, khảo sát trong giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có hơn 1.000 trường hợp tảo hôn (chiếm 3,68%) so với tổng số kết hôn và 30 cặp hôn nhân cận huyết thống Tình trạng kết hôn sớm ở trẻ vị thành niên được cho là chịu ảnh hưởng từ văn hóa không

lành mạnh bên ngoài, các ứng dụng hẹn hò, phương thức liên lạc qua Internet ngày càng

pho bién, nhiéu con duong dé các bạn trẻ tiếp cận, làm quen nhau, cộng với trình độ hoc vẫn còn hạn chế, chưa được chuẩn bị day đủ các kiến thức về giới tính, tình dục dẫn đến giới trẻ din đến không kiểm soát được bản thân, có thai ngoài ý muốn, nên phải lập gia đình sớm ”

Năm 2015, tỉnh Đắk Nông thống kê được 347 trường hợp tảo hôn, trong đó năm 2016 có số lượng tảo hôn nhiều nhất với 1 14 trường hợp và đến năm 2020 là 93 trường hợp Cũng trong giai đoạn này thống kê có 24 trường hợp hôn nhân cận huyết thống,

2 Xem: “Đắk Lắk dai dang nan tảo hôn trong đồng bào DTTS” Link truy cập:

https://baodantoc.vn/dak-lak-dai-dang-nan-tao-hon-trong-dong-bao-dtts-1609728277163.htm Ngày truy cập: 9/12/2021.

dtts-3005828/ Ngay truy cap: 9/12/2021.

Trang 38

trong đó năm 2019 nhiều nhất với 10 trường hợp Tại xã Quảng Trực (Tuy Đức), nơi có gần 45% số hộ là DTTS, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 30%, thống kê từ năm 2016 đến năm 2020, toàn xã không có trường hợp nào tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Tuy nhiên, kết quả này được nhận định là chưa sát sao so với thực tiễn Đây cũng là minh chứng cho thực trạng tại nhiều địa phương, công tác kê khai, thống kê số vụ tảo hôn và hôn nhân cận huyết còn gặp nhiều khó khăn, có nghĩa là trên thực tế, còn rất nhiều những trường hợp tương tự nhưng không được đưa ra ánh sáng, con số mà chúng ta dang thấy hiện nay chỉ là phần nổi của tang băng chìm Trao đổi về van dé này, Ông Y Ái, cán bộ Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ: “Đối với các trường hợp tảo hôn có thể dễ dàng nhìn thấy hơn Trong khi, các trường hợp hôn nhân cận huyết nhiều khi rất khó nhận biết, không thong kê được hết trong cộng dong Trong thủ tục đăng ký kết hôn cũng không cần kê khai 3 thế hệ, nên lắm lúc cán bộ hộ tịch xã không phát hiện ra đã đồng ý cho các trường hop hôn nhân cận huyết đăng ký kết hon.”?® Báo cáo tại budi làm việc với Ban Dân tộc HĐND tỉnh, ông K’Khét A Tô, Phó Trưởng Ban Dân tộc tinh cho rằng: "Mac dù số trường hợp phát hiện tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên dia bàn tỉnh chưa ở mức báo động nhưng đã tôn tại suốt nhiều năm qua ở vùng đông bào DTTS Số cặp tảo hôn và hôn nhán cận huyết có thể còn cao hơn nhiễu so với số liệu thong kê cua các địa

Những đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tại hai vùng này tác động sâu sắc đến đời sống sinh hoạt, tư tưởng và tâm lý của người dân địa phương, tạo điều kiện hình thành và duy trì tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác bài trừ, ngăn chặn những hủ tục

lạc hậu.

2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tham khảo một số bài tạp chí, dự án khoa học dé tim xem đâu là những nguyên nhân then chốt khiến cho van nạn tảo hôn

và hôn nhân cận huyết vẫn tiếp tục được duy trì Các đặc điểm kinh tế, xã hội được nêu

lên ở vùng Trung du miễn núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có thê được coi là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, vẫn còn những nguyên nhân sâu xa mà cốt lõi nam ở van đề sinh kế, nền văn hóa phụ hệ va quan niệm tình yêu gắn

với hôn nhân.

26 Xem: “"Lời ru buồn" tảo hôn, hôn nhân cận huyết thông” Link truy cập:

http:/m.baodaknong.org.vn/xa-ho1/loi-ru-buon-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-thong-89825.html Ngày truy cập:9/12/2021.

Trang 39

Nhóm nghiên cứu iSEE (2017), Kết hôn trẻ em ở một số cộng dong tộc người thiểu số ở Việt Nam - Một phân tích từ góc nhìn Nhân học, Nxb Thanh niên, Hà Nội có chỉ ra một số nguyên nhân đồng nhất với quan điểm của chúng tôi, có thé kế đến những van dé về sinh kế và đảm bảo tài chính trong gia đình; vấn đề văn hóa, giáo dục cũng

như các vân đê về giới; sự phát triên rộng rãi của mạng xã hội;

Dựa trên những tài liệu đã nghiên cứu, kết hợp với hiểu biết, suy luận và những nhận định cá nhân, nhóm tác giả xin phép đưa ra 06 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết: gồm kinh tế; văn hóa gia đình và xã hội; giáo dục; van dé bat bình đăng giới; sự bùng nổ của mang Internet và pháp luật.

2.4.1 Về kinh tế

Vẫn đề về sinh kế của người dân là điều mà nhà nước và chính quyền địa phương

luôn luôn trăn trở tìm cách cải thiện Dù vậy, tại những địa bàn xã, huyện ở vùng sâu

vùng xa, sự quan tâm của nhà nước cho đến nay còn hạn chế Tình trạng đói nghèo, thiếu học vẫn xảy ra thường xuyên dẫn đến những hậu quả đau lòng, trẻ em buộc phải từ bỏ ước mơ của mình để xây dựng gia đình, phụ giúp cha mẹ kiếm tiền.

Do điều kiện địa hình hiểm trở, việc phát triển kinh tế ở những khu vực miền núi còn vô vàn khó khăn, từ đó dẫn đến thực trạng thiếu đồng bộ ; kết cấu hạ tang kinh tế, xã hội của tỉnh còn nhiều yếu kém, dân số ít và sống phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, ảnh hưởng của biến đôi khí hậu ngày càng rõ nét, vì vậy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Theo kết quả rà soát năm 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn có 39.982 hộ (chiếm 29,97%) hộ nghèo; số hộ cận nghèo là 12.585 hộ (chiếm 9,43%) Minh chứng như, tỷ lệ hộ nghèo của vùng cao nhất cả nước chiếm tới 17% (năm 2019)” Sự eo hẹp và cũng như thiếu thốn về đời sống sinh hoạt khiến cho mức sống của nhiều gia đình không đủ để chi trả cho cuộc sống hăng ngày Thậm chí ở các vùng DTTS ở Tây Nguyên có tình trạng gia tăng dân số đột biến khiến cho đời sống ở các

vùng này càng trở nên khó khăn Các gia đình có đông con thường gả con gái của mình

sang một gia đình khác có điều kiện kinh tế tốt hơn dé giảm bớt gánh nặng kinh tế Khi

27 Xem: “Nhìn lại bức tranh kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Nhiều tiềm năng nhưng van là “lõi

nghèo” (Bài 1) Link truy cập: https://baodantoc.vn/nhin-lai-buc-tranh-kinh-te-vung-trung -du-va-mien-nui-phia-bac-nhieu-tiem-nang-nhung-van-la-loi-ngheo-bai-1-1620717928803.htm Ngày truy cập: 3/1/2022.

Trang 40

gả con của mình cho các gia đình khá giả hơn, các bậc cha mẹ tin răng họ đang chu câp

cho con mình mà không gây thêm căng thăng cho tình hình hiện tại của con.

Ngoài ra, phương thức sản xuất của đồng bào các DTTS còn lạc hậu, người dân cơ bản sản xuất nông nghiệp dựa vào sức người là chính, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn rat hạn chế Vì vậy, đồng bào thường lập gia đình sớm nhằm có thêm người lao động trong gia đình dé làm nương và làm công việc khác của gia đình, không muốn thoát ly thôn, bản đi lao động ở nơi khác dé tăng thu nhập.

Thứ hai, vấn đề kinh tế ảnh hưởng rất rõ ràng đến việc đi học của trẻ em vùng núi Tây Bắc hay khu vực Tây Nguyên Thay vi được cắp sách đến trường giống như nhiều bạn cùng trang lứa, các em sớm đã được bố mẹ đưa đi làm ruộng, làm nương từ sáng sớm đến chiều muộn như một nguồn lao động có thể giúp trang trải và hỗ trợ thêm

cho đời sông vô cùng khắc nghiệt ở các vùng này.

Sự thiếu lựa chọn hướng đi khác nhau khiến trẻ em buộc phải kết hôn và chung sông sớm như vợ chong Cái đói nghèo đã khiến các em cho răng việc kết hôn sớm sẽ giúp đỡ giải quyết phần nào những khó khăn trong cuộc sống Vấn đề kinh tế cũng ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân cận huyết khi nhiều gia đình tin tưởng việc kết hôn với

người trong cùng dòng tộc sẽ bảo vệ được tai san gia đình khỏi rơi vào tay người ngoài.

2.4.2 Về văn hóa gia đình và xã hội

Ở một số cộng đồng người DTTS, các tập tục như “đi sim” của người Van Kiều, tục “kéo vợ” (hay “bắt vợ”, “cướp vợ”) của người Mông tồn tại như một văn hóa tìm kiếm bạn đời Về bản chất, những phong tục này chứa đựng nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, là đặc trưng riêng rẽ của mỗi dân tộc được họ tự hào gìn giữ và phát huy.

Đơn cử như tục “kéo vợ”, trong tiếng Mông, việc kéo vợ được gọi là “CoJ nyaab” - nghĩa là đi đón, mang cô dâu về Cách tiến hành tục lệ mỗi vùng một khác và có những cấp độ khác nhau Theo giải thích từ truyện cổ của người Mông, việc kéo vợ dành cho các đôi trai gái yêu nhau mà chàng trai không đủ tiền đi xin dâu nên hai người hẹn ước đến với nhau thông qua kéo vợ - đây là hình thức phố biến nhất trong văn hóa Mông” Tuy vay, van tôn tại những cấp độ khác như bắt vợ, cướp vợ - là tìm cách đưa cô gái về mà không có sự đồng ý của họ, đây được coi như là những hình thức biến tướng

của một truyên thong von di có tính nhân văn, nó duy tri nạn tảo hôn (nam giới người

28 Xem: Nhóm nghiên cứu iSEE (2017), Kết hôn trẻ em ở một số cộng đông tộc người thiểu số ở Việt Nam - Một

phân tích từ góc nhìn Nhân học, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Ngày đăng: 31/03/2024, 00:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan