Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TƢỜNG DUY TRUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ ÚT SÁU
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Tường Duy Trung
Trang 3hoàn thành luận văn "Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân
cận huyết thống cho học sinh ở các Trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ
sở huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên"
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Út Sáu người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Điện Biên; cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện, dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi còn những thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp từ phía quý thầy cô, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện và tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Tường Duy Trung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 6
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 7
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.2.1 Khái niệm quản lý 10
1.2.2 Khái niệm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống 11
1.2.3 Hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 13
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 14
1.3 Lý luận về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 15
1.3.1 Tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống 15
1.3.2 Nguyên nhân của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống 17
1.4 Lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 20
Trang 51.4.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú
Trung học cơ sở 20 1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học
cơ sở 21 1.4.3 Nội dung hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 22 1.4.4 Phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho
học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 26 1.4.5 Con đường giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho
học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 32 1.4.6 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 34 1.5 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học
cơ sở 36 1.5.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 36 1.5.2 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 37 1.5.3 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 38 1.5.4 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 41 1.5.5 Đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 42 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân
cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 43 1.6.1 Yếu tố chủ quan 43
Trang 61.6.2 Yếu tố khách quan 44
Kết luận chương 1 46
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 47
2.1 Khái quát về tỉnh Điện Biên và giáo dục Trung học cơ sở huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên 47
2.1.1 Khái quát chung về Điện Biên 47
2.1.2 Khái quát chung về giáo dục Trung học cơ sở huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên 47
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 50
2.2.1 Mục đích nghiên cứu 50
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 51
2.2.3 Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu 51
2.2.4 Phương pháp khảo sát, cách cho điểm và thang đo 51
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 52
2.3.1 Thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 52
2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 54
2.3.3 Thực trạng phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 61
2.3.4 Thực trạng kết quả giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 64
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 65
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 67
Trang 72.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú
Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 72
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 75
2.4.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 79
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 82
2.5.1 Nhóm yếu tố chủ quan 84
2.5.2 Nhóm yếu tố khách quan 85
2.6 Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 88
2.6.1 Ưu điểm 88
2.6.2 Hạn chế 88
2.6.3 Nguyên nhân của thực trạng 89
Kết luận chương 2 89
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 91
3.1 Căn cứ đề xuất biện pháp 91
3.2 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 92
3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 92
3.2.2 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 92
3.2.3 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn, tính kế thừa 92
3.2.4 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 93
3.2.5 Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả 93
3.3 Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 94
Trang 83.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và quy trình thực hiện phù hợp với công
tác quản lí hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 94
3.3.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ở các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 96
3.3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 100
3.3.4 Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc quản lý hoạt động giáo dục, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 109
3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 111
3.3.6 Biện pháp 6: Chỉ đạo bổ sung nguồn tài liệu giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở 113
Kết luận chương 3 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
HNCHT : Hôn nhân cận huyết thống
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Biểu thống kê chất lượng đào tạo các trường phổ thông Dân tộc bán
trú Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên 50 Bảng 2.2 Thống kê số lượng học sinh các trường phổ thông Dân tộc bán trú
Trung học cơ sở tảo hôn trong năm học 2018-2019, 2019 - 2020 53 Bảng 2.3 Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung hoạt động
giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho HS
ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên 55 Bảng 2.4 Mức độ và kết qủa thực hiện của các chủ thể tham gia giáo dục, phòng
chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 59 Bảng 2.5 Đánh giá về phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay 62 Bảng 2.6 Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò của hoạt
động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ
sở huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên 66 Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân
cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 68 Bảng 2.8 Đánh giá về công tác tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 73 Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống cho HS của Hiệu trưởng các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 76 Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 80 Bảng 2.11 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục
phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 83
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi sự phát triển; vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người Vì vậy, hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển con người, coi giáo
dục - đào tạo là "quốc sách hàng đầu" Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục - đào tạo như: Nghị quyết số NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ:
29-"Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn Dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội"; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định "đến năm 2020 nền giáo dục nước
ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học…" [4] Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển
toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Hiện nay, hệ thống chính sách phát triển giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi đã được ban hành khá đầy đủ cho 2 nhóm đối tượng học sinh và giáo viên Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang được thực hiện Các chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi Bên cạnh đó, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, quy mô trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở vùng DTTS và miền núi được củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em đồng bào các dân tộc trong độ tuổi đến trường
Tuy nhiên ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới; trình độ dân trí đồng bào còn rất nhiều hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu; tình trạng trọng nam, khinh nữ diễn ra ở nhiều bản làng, nhiều dân tộc; con gái không được học lên các lớp trên… làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục tại địa phương Một vấn nạn nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số đó chính là tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống Việc kết hôn sớm sẽ làm mất đi cơ hội về học vấn, việc
Trang 12làm, cơ hội cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của đồng bào dân tộc Cùng với tảo hôn, tập quán hôn nhân cận huyết thống cũng đang ngấm ngầm tạo ra vô số hiểm họa cho tương lai giống nòi của hàng chục triệu gia đình tại nhiều cộng đồng Người ta gọi các tập quán hôn nhân như vậy là một vấn nạn của tương lai - đây cũng là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự nghiệp phát triển bền vững của nhân loại Tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số Vì vậy việc phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là cần thiết Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới với 10 đơn vị hành chính cấp huyện (trong
đó có 4 huyện biên giới, 5 huyện thuộc đề án 30a của Chính phủ); 129 xã, phường, thị trấn (trong đó có 29 xã biên giới, 110 xã đặc biệt khó khăn); 1.788 thôn, bản, tổ dân phố; có 19 dân tộc sinh sống với gần 55 vạn dân, trong đó có trên 80% dân tộc thiểu
số, sinh sống tại vùng có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân tán không đồng đều [43]
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên tình trạng học sinh là người dân tộc thiểu số tảo hôn sớm có chiều hướng gia tăng Nguyên nhân của vấn nạn này là do
những tập tục của các cộng đồng DTTS Theo Báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên về
sơ kết 5 năm thực hiện "Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên năm 2015 - 2020" cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2019, toàn tỉnh có 18.948 cặp kết hôn Trong đó, có 4.965 cặp tảo hôn, chiếm 26,2%; 26 cặp hôn nhân cận huyết thống, chiếm 0,13% Con số này chủ yếu xảy
ra ở vùng đồng bào dân tộc HMông Để nâng cao nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn HNCHT, từ năm 2015 -
2019, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều hoạt động trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân Từ năm 2016 đến nay tỉnh Điện Biên đã tổ chức hơn 60 hội nghị tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình tại 64 xã; thành lập 59 Câu lạc bộ tuyên truyền tại 59 xã thuộc 7 huyện, thị xã trong tỉnh Theo đó, đã có trên 5.200 lượt người tham gia là các già làng, trưởng bản, trưởng họ, trưởng tộc, các bậc cha mẹ; người trong độ tuổi kết hôn; vị thành niên; học sinh tại các Trường Dân tộc Nội trú, THPT và THCS [35] Thế nhưng, tình trạng tảo hôn, HNCHT trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điên Biên vẫn diễn biến phức tạp Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các trường và cơ sở giáo dục chưa hiệu quả, còn nhiều bất cập Với các
Trang 13lí do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên" để nghiên cứu với mong muốn đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản
lý giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh tại các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trung học cơ sở
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
4 Giả thuyết khoa học
Trước tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang có xu hướng gia tăng và phức tạp ở huyện Điện Biên nói chung, các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS nói riêng Phòng GD& ĐT, các trường PTDTBT THCS huyện Điện Biên đã chú trọng quản lý và thực hiện công tác giáo dục hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, công tác quản lý còn một số hạn chế như: Hạn chế trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…Vì vậy nếu xây dựng được cơ sở lý luận, khảo sát được thực trạng
sẽ có căn cứ để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên đạt kết quả cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS
Trang 14- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã
đề xuất
6 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động và
quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong năm học 2018 - 2019 và năm học 2019 - 2020
Giới hạn về khách thể điều tra: Đề tài khảo sát 8 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
106 giáo viên, nhân viên, 214 học sinh là người dân tộc thiểu số của 03 trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, các văn bản liên quan để xây dựng
cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh trung học cơ sở; quản lý hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho
học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trong quá trình khảo sát, điều tra tác giả tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh để khảo sát thực trạng giáo dục, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; thực trạng quản
lý hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên
và học sinh để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Trang 15- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiến hành quan sát hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Tác giả tiến hành phân tích kế hoạch hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng
- Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm trưng cầu ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
7.3 Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu kết quả điều tra
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để thu thập số liệu khảo sát, phân tích và xử lý thông tin; xây dựng công cụ đo, xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và định tính thực trạng giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh; quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên đảm bảo độ tin cậy của các số liệu nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH, HNCHT) ở lứa tuổi học sinh người dân tộc thiểu số là vấn đề đang được xã hội quan tâm, vấn đề chung không của riêng quốc gia nào Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nhưng chưa được công bố rộng rãi
Nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em, ngày 08/10/2003, trong Báo cáo thường niên, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã tuyên bố rằng:
"Kết hôn sớm, có thai ngoài ý muốn và HIV/AIDS ở độ tuổi vị thành niên trên thế giới đang là mối đe dọa cho sự phát triển và chúng ta cần phải chiến đấu chống lại giống như cuộc chiến chống nghèo đói" [dẫn theo 51]
Trên thế giới, ở các nước nông nghiệp lạc hậu, các nước đang phát triển, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp, vẫn còn tồn tại hiện tượng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống Theo báo cáo mới đây của UNICEF, 74% bé gái vùng Amhara bị ép lấy chồng trước 15 tuổi [25]
Theo một khảo sát năm 2012 của Liên Hợp Quốc, có đến 30% phụ nữ ở Guatemala kết hôn trước lứa tuổi qui định và 39.000 trẻ em kết hôn mỗi ngày ở Ấn
Độ Nạn tảo hôn phổ biến ở nông thôn hoặc những khu vực có tỉ lệ mù chữ cao Hầu hết, những cô bé bị ép bỏ học và kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi hơn mình,
có khi là gấp đôi số tuổi của các em
Năm 2017, khoảng 14% phụ nữ Indonesia kết hôn khi chưa tròn 18 tuổi và 1% kết hôn trước tuổi 15 Báo cáo về tảo hôn đầu tiên của Indonesia thực hiện bởi chính quyền và UNICEF năm 2016 khẳng định tảo hôn là vi phạm nghiêm trọng quyền con người của trẻ em gái, bao gồm quyền đi học, quyền sức khỏe, quyền có thu nhập
trong tương lai và quyền được đảm bảo an toàn [dẫn theo 10]
Brazil là nơi có số vụ kết hôn trẻ em lớn thứ tư trên thế giới Khoảng 1 triệu phụ
nữ ở độ tuổi 20-24 đã kết hôn trước khi được 15 tuổi và 3 triệu người kết hôn trước
18 tuổi Tuổi kết hôn trung bình có sự đồng thuận của cha mẹ ở Brazil là 16 tuổi,
Trang 17trong khi tuổi trung bình có thai còn nhỏ hơn Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là một vấn nạn cần phải giải quyết càng sớm càng tốt Người ta ước tính rằng tới năm
2050, thế giới có khoảng 1,2 tỉ cô dâu chưa đến tuổi vị thành niên, chiếm khoảng 20% nữ giới Những cô gái này bị tổn thương nặng nề về tinh thần và thể chất
Phát biểu tại Hội thảo quốc gia Tảo hôn được tổ chức ngày 25/10/2020, bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, mỗi ngày trên thế giới có gần 48 nghìn trẻ em gái bị ép tảo hôn, trong đó có những em mới 10 tuổi và
có khoảng 20 nghìn nữ giới dưới 18 tuổi sinh con "Theo ước tính của Liên hợp quốc, năm nay có hơn 60 triệu trẻ em gái 10 tuổi trên toàn thế giới sẽ bắt đầu giai đoạn bước vào tuổi vị thành niên Đáng nói là hàng triệu trẻ em gái sẽ bị người lớn ép kết hôn bất chấp việc các em có đồng ý hay không"[17], bà Astrid Bant nói
Các công trình nghiên cứu trên cho thấy nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn hiện tượng tảo hôn Để tìm hiểu về tình trạng này đã có các công trình nghiên cứu tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mà chưa đưa ra được các biện pháp vận dụng trong thực tế để giáo dục đối với đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vấn đề này Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục có những công trình nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phòng chống và chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở các quốc gia hiện nay, đặc biệt là chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở môi trường học đường để các em có thể được sống, học tập và phát triển toàn diện về nhân cách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số cho mỗi quốc gia, cho nhân loại
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là nước có thực trạng kết hôn sớm (tảo hôn) và hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá phổ biến nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán Những tục như cướp vợ, hứa hôn, cưỡng, ép hôn mang tính gả bán, tục "nối dây", tâm lý muốn có con đàn cháu đống, sớm có người nối dõi, kết hôn sớm để gia đình có thêm người làm nương rẫy, quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang họ khác là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chung sống như
vợ chồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số [8][13],[41],[45]
Trên các phương tiện thông tin ở Việt Nam hiện nay, các tin tức, bài viết về vấn
đề hôn nhân gia đình, đặc biệt là vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xuất hiện
Trang 18tương đối nhiều, tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc mới chỉ được một số nhà nghiên cứu quan tâm
Năm 2003, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm hôn nhân và gia đình các dân tộc H'Mông và Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng" Công trình
nghiên cứu này đã đi sâu phân tích, phản ánh rõ những đặc điểm cũng như thực trạng hôn nhân và gia đình của hai dân tộc HMông và Dao đồng thời nhóm tác giả cũng đã
đề cập đến hiện tượng tảo hôn, việc đăng ký kết hôn, các nghi lễ trong hôn … của hai dân tộc HMông và Dao ở hai địa phương trên [40]
Tác giả Hoàng Thị Tây Ninh với đề tài luận văn thạc sĩ xã hội học - trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008 "Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang", đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu
tố tác động đến hiện tượng kết hôn sớm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ kết hôn sớm để tăng cường chất lượng sống của các gia đình trẻ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở địa bàn nghiên cứu [27]
Tác giả Nguyễn Văn Mạnh có bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,
số 2 (136) năm 2017, đề cập đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các
dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng: ''nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân tộc thiểu số còn diễn biến khá phức tạp và chưa có chiều hướng giảm'' Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đó "nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về nhận thức, ảnh hưởng nặng nề từ những quan niệm, tập tục lạc hậu; do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu công ăn việc làm; do các chế tài xử phạt vi phạm hôn nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" [24]
Trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc Trung ương có bài viết của tác
giả An Nguyên "Hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" (Ngày
16/03/2018) đã nêu rõ tình hình thực tế ở nhiều nơi, trong đó có vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số có hiện tượng "lách luật" bằng cách nam nữ tự do chung sống như vợ chồng từ khi chưa đủ điều kiện về độ tuổi và chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, tới khi sinh con, có khi có với nhau vài mặt con, đợi đến khi đủ tuổi kết hôn mới cùng nhau đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký kết hôn Đồng thời bài viết cũng nêu rõ hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là dẫn đến tình trạng giảm chất lượng dân số; gây bất ổn về an sinh xã hội, kéo lùi sự phát triển tiến
Trang 19bộ của xã hội cả sức khỏe người mẹ và thai nhi, về mặt xã hội, kinh tế Đối với các trường hợp hôn nhân cận huyết thống thường sản sinh ra thế hệ tương lai không hoàn thiện về trí tuệ, thể lực; dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, tán máu bẩm sinh, dị tật thai nhi, thiểu năng trí tuệ, tuổi thọ trung bình ở mức thấp (chỉ xấp xỉ 45 tuổi) và cũng góp phần dẫn đến đói nghèo, thất học [11],[15]
Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn trong Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục "Quản lí hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang" cũng chỉ ra hậu quả của tình trạng trẻ vị thành niên bị
xâm hại tình dục sớm sẽ dẫn đến nghỉ học kết hôn Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn trong các trường THCS [38]
Năm 2015, Chính phủ thực hiện chiến lược công tác dân tộc, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" đã
giao cho Ủy ban Dân tộc xây dựng Đề án để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số Đề án đã chỉ rõ, tình trạng tảo hôn nhìn chung có giảm trên quy mô toàn quốc, nhưng vẫn diễn ra khá phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi, nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống [32]
Ngày 29/9/2015, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 928/QĐ-
UBND về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025" Trong
đó tập trung chỉ đạo xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các xã có tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao [33]
Qua 2 năm đầu thực hiện đề án, theo bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng Ban Dân
tộc tỉnh Điện Biên cho biết: "Số liệu báo cáo năm 2017, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra ở hầu hết các địa phương và chưa có xu hướng giảm Toàn tỉnh hiện còn 3.062 trường hợp tảo hôn và 94 trường hợp hôn nhân cận huyết thống Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tập trung chủ yếu ở đồng bào các DTTS, nhiều nhất là dân tộc HMông, Thái, Dao, Khơ Mú… Độ tuổi tảo hôn trung bình của nam từ 16, nữ từ 14 tuổi Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với cá nhân và xã hội; làm gia tăng nhanh về số lượng, giảm chất lượng dân số, suy thoái giống nòi, gây khó khăn cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản người phụ nữ…"[18] Từ đó, ảnh hưởng đến việc thực hiện các
mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên
Trang 20Như vậy, các nghiên cứu trên ở Việt Nam đã đề cập đến những vấn đề chung của hôn nhân và gia đình, nêu nên các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam Tuy nhiên các nghiên cứu đó mới chỉ nghiên cứu dưới góc độ xã hội học, dân tộc học, luật học, mà hoàn toàn thiếu vắng các nghiên cứu chính thức dưới góc độ giáo dục học và quản lý giáo dục để từ đó đánh giá một cách toàn diện thực trạng và các nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong các nhà trường Việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho lứa tuổi vị thành niên cũng chưa được quan tâm một cách thích đáng.Vì vậy, nghiên cứu thực trạng và quản lý giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho HS, đặc biệt là HS các trường PTDTBT THCS là một việc làm cấp thiết, cần sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà giáo dục
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm quản lý
Khái niệm "quản lý" được định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau dựa trên cơ
sở những cách tiếp cận khác nhau Có thể tiếp cận khái niệm về "quản lý" theo các nhà nghiên cứu sau:
Tác giả Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú cho rằng: "Quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình "quản" gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái
ổn định, quá trình "lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế phát triển" [3]
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cũng cho rằng: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn" [16]
Tác giả Trần Kiểm khẳng định "Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội" [21] Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: "Quản lý
là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định" [50]
Trong giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện hành chính quốc
gia chỉ rõ: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích
đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý" [12][19][22]
Trang 21Có thể nhận thấy khi bàn về quản lý các tác giả đều thống nhất một số điểm cơ bản sau:
+ Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tính hướng đích;
+ Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây
là quan hệ không đồng cấp và có tính bắt buộc;
+ Chủ thể quản lý là cá nhân hay một nhóm, một tổ chức Đối tượng quản lý là con người hay một nhóm, một tổ chức;
+ Quản lý là hoạt động thực tiễn nhằm đạt đến mục tiêu công việc qua sự phối hợp giữa con người, bộ phận trong tổ chức;
+ Hiệu quả công tác quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục đích công tác quản lý; phụ thuộc vào tác động từ chủ thể đến khách thể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý Mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý có thể do chủ thể áp đặt, do yêu cầu khách quan của xã hội hay do sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các vấn đề lí luận trên, luận văn xác định và sử
dụng khái niệm: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra
1.2.2 Khái niệm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
1.2.2.1 Khái niệm tảo hôn
a Khái niệm kết hôn
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh
quan hệ hôn nhân Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây [36][44]:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:
Trang 22+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Như vậy có thể hiểu kết hôn hay đăng ký kết hôn là một thủ tục không thể thiếu khi nam, nữ muốn trở thành vợ chồng hợp pháp việc đăng ký kết hôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Quy định này dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta nhằm đảm bảo cho sự phát triển bình thường về tâm sinh
lý của nam, nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ, chồng, làm cha, mẹ khi bước vào cuộc sống gia đình Tuân thủ quy định về
độ tuổi kết hôn là cơ sở cần thiết để hạnh phúc gia đình bền vững
b Khái niệm tảo hôn
Theo đại từ điển tiếng Việt thì "việc lấy chồng, lấy vợ quá sớm khi chưa đủ tuổi pháp luật cho phép gọi là tảo hôn" [50]
Về phương diện khoa học pháp lý, từ điển Luật học định nghĩa "tảo hôn là kết hôn khi chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật" Theo cách hiểu này thì tảo hôn
là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật, có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện độ tuổi kết hôn [6]
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và
gia đình Tại khoản 8, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định: "Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này" Theo đó, Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn như sau: "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ
từ đủ 18 tuổi trở lên" Cụ thể độ tuổi được xác định như sau: Từ đủ 20 tuổi và từ đủ
18 tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 20 đối với nam và sau ngày sinh nhật lần thứ 18 đối với nữ Vậy trường hợp nam hoặc nữ hoặc cả nam và nữ không đáp ứng được điều kiện đặt ra về độ tuổi tối thiểu để kết hôn trên đây mà lấy vợ, lấy chồng sẽ
bị coi là tảo hôn [36]
Trang 23Từ các cách tiếp cận và các quan điểm nêu trên, tảo hôn có thể hiểu: Tảo hôn là hành vi hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện
về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, tức nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi,
nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi
Như vậy, việc xác lập "quan hệ vợ chồng" giữa nam, nữ khi một hoặc hai bên chưa đủ tuổi kết hôn đều bị coi là tảo hôn mà không phụ thuộc vào việc xác lập quan
hệ đó có tuân theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn hay không Những hành
vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc quy định tại Điều 145, Bộ Luật Hình
sự năm 2015, ngày 27 tháng 11 năm 2015 về truy cứu trách nhiệm xử lý hình sự
1.2.2.2 Hôn nhân cận huyết thống
Trong rất nhiều hủ tục còn tồn tại hiện nay có một vấn nạn còn tồn tại đó chính
là tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật không đưa ra khái niệm cho thuật ngữ "hôn nhân cận huyết thống" Vậy, hôn nhân cận huyết thống là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 - Điều 5 -Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về các hành vi bị cấm trong hôn nhân gia đình: "Cấm kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng" [36]
Theo quy định tại Khoản 18 -Điều 3 - Luật hôn nhân và gia đình 2014 định
nghĩa về những người có họ trong phạm vi ba đời: "Những người có họ trong phạm vi
ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba" [36]
Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi: Hôn nhân cận huyết thống là hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ cùng họ hàng thân thuộc trong phạm vi ba đời
1.2.3 Hoạt động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
1.2.3.1 Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Theo từ điển tiếng Việt (2010) phòng chống là "phòng trước không để cho cái xấu, cái không hay xảy ra" [50]
Trang 24Như vậy phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống có thể hiểu là quá trình ngăn chặn trước, phòng trước không để xảy ra thực trạng nam, nữ có cùng huyết thống (trực hệ), chưa trên ba đời theo quy định của pháp luật lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn, nhằm tránh gây ra những hệ lụy, rủi ro khó lường cho gia đình, cho xã hội, góp phần nâng cao sức khỏe giống nòi và sự phát triển bền vững của xã hội
1.2.3.2 Giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là quá trình tác động đến nhận thức của con người, cộng đồng, của mỗi cá nhân về mối nguy hiểm và hậu quả của tảo hôn; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình; ngăn ngừa trước, không để thực trạng tảo hôn xảy ra
Hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục đến HS, giúp HS nhận thức rõ về bản chất, nguyên nhân và tác hại, hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; từ
đó giúp đỡ, định hướng cho HS thực hiện những hành vi, việc làm cụ thể, những biện pháp cần thiết để phòng chống, đẩy lùi, ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống có thể xảy ra ở HS, ở cộng đồng xã hội
Luật Giáo dục năm 2015 quy định đối với tất cả các GV, người làm công tác quản lý giáo dục ngoài giúp HS lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, còn phải giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy chữ phải đi đôi với dạy người; phải xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học, phải tăng cường phòng, chống bạo lực học đường, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình, cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của HS, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình xảy ra trong môi trường học đường [28]
1.2.4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
Luật Giáo dục quy định đối với tất cả các giáo viên, người làm công tác quản lý giáo dục Đối với giáo viên bộ môn, trách nhiệm của họ không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy chữ phải đi đôi với dạy người Còn đối với chủ nhiệm lớp, họ phải nắm được chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt, không chỉ học mà còn là sự tu dưỡng, rèn luyện của các em học sinh
Trang 25Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho HS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS
và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để thực hiện quá trình tác động đến nhận thức của con người, cộng đồng, của mỗi cá nhân HS về mối nguy hiểm và hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ngăn ngừa trước, không để hiện tượng đó xảy ra trong trường học
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho HS trường PTDTBT THCS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS trường PTDTBT THCS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để thực hiện quá trình tác động đến nhận thức của cộng đồng, của cha mẹ HS và HS trường PTDTBT THCS về mối nguy hiểm và hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhằm ngăn ngừa không để hiện tượng đó xảy ra trong trường học
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong môi trường học đường được hiểu như là một hệ thống các tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của nhà quản lý (Hiệu trưởng) đến GV, HS, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào việc thực hiện các hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường, giúp cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu giáo dục nhất định
Như vậy có thể hiểu: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhằm tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống cho học sinh đạt hiệu quả
1.3 Lý luận về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
1.3.1 Tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Tại "Hội thảo chia sẻ kết quả rà soát 5 năm thực hiện Đề án Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống 2015- 2025" tổ chức sáng 15/10/2020, tại Hà Nội, cho thấy
trong nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại dai dẳng trong các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam đã gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những khó khăn với
sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS Kết quả Điều tra về thực trạng KT-XH của 53 DTTS cho thấy, tỷ lệ người DTTS tảo hôn năm 2018 là 21,9% giảm 4,7 điểm phần trăm so với năm 2014
(26,6%), tương ứng với mức giảm trung bình khoảng xấp xỉ 01 phần trăm/năm [17]
Trang 26Như vậy ta thấy tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi với tỉ lệ tương đối cao Là tập tục thường diễn ra ở vùng cao, vùng xa, tập trung chủ yếu ở miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ Điều đó tiềm ẩn
nhiều hậu quả, gây khó khăn cho sự phát triển của xã hội
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống sẽ làm
cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai
sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi Bản thân những bà mẹ trẻ kết hôn, sinh nở khi chưa qua tuổi vị thành niên sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chưa phát triển đến độ hoàn thiện, ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái do chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ
và con, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng Hơn nữa khi sức khỏe mang thai không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người
mẹ không được quan tâm đúng mức [15]
Chất lượng giống nòi: Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi Y học đã chứng minh tác hại của những cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, trong đó những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại sinh con dị dạng hoặc mang bệnh di truyền như mù mầu (không phân biệt được mầu
đỏ và mầu xanh), bạch tạng, da vảy cá Do mỗi người có khoảng 500 đến 600 nghìn gen, các gen lặn tuy chưa gây bệnh, nhưng vẫn tồn tại, được di truyền từ đời này sang đời khác, khi các cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống là cơ hội để các gen lặn bệnh
lý này tổ hợp lại và gây bệnh Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau sẽ phát triển mạnh và kết quả là sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền [15]
Chất lượng giáo dục: Trẻ em đang trong độ tuổi đến trường phải nghỉ học kết
hôn làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em Có nhiều em kinh nghiệm sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo [15]
Trang 27Đối với xã hội: Những gia đình tảo hôn thường có cuộc sống rất khó khăn, chưa
hiểu biết nhiều về kiến thức nuôi dạy con cái, cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ, nên các cặp vợ chồng trẻ bị khủng hoảng về tâm
lý, thường xảy ra mâu thuẫn Hạnh phúc gia đình dễ bị rạn nứt, tỷ lệ ly hôn cao [15] Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản; là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực và gây hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, thất học Xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành đặc biệt là trong thời đại CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi con người phải có trí tuệ phát triển, có thể hình to cao, có sức khỏe tốt những đứa con của các cặp vợ chồng tảo hôn, HNCHT sẽ không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một
xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, khiến nhà nước phải chi một khoản ngân sách lớn cho việc an sinh xã hội
Giá trị đạo đức: Tảo hôn, HNCHT là vi phạm đạo đức, đi ngược với thuần phong,
mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2014, là trái với đường lối của Đảng về "Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"[5] Tóm lại: Tảo hôn, HNCHT gây ra nhiều hậu quả lâu dài và rất nghiêm trọng: Làm suy thoái giống nòi của gia đình, dòng họ, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm pháp luật và trái với đường lối của Đảng, gây khó khăn trong việc thoát khỏi đói, nghèo Vì vậy, việc phòng chống tảo hôn, HNCHT là nhiệm vụ cấp bách vừa trước mắt, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị Để thực hiện việc đấu tranh phòng chống tảo hôn, HNCHT, đòi hỏi mỗi cán bộ, Đảng viên, từng tổ chức đoàn thể phải chủ động, năng động, sáng tạo trong cuộc đấu tranh này
1.3.2 Nguyên nhân của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Ở Việt Nam đã có rất nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó các giải pháp xã hội cũng được đặt ra để giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống Trước tình trạng đáng báo động về tình trạng tảo hôn, HNCHT trong cả nước hiện nay, việc chỉ rõ nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, triệt để ngăn chặn tình trạng này là vấn đề quan trọng Để hiểu một cách cụ thể và toàn diện về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, HNCHT ta phải xét trên 2 khía
cạnh đó là: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
Trang 28* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do ý thức của người dân: Có thể thấy rằng đây chính là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng tảo hôn, HNCHT Người dân bảo thủ trong nếp nghĩ, lối sống, đi ngược lại với tiến bộ, văn minh của xã hội Những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời đã đi sâu vào trong nếp sống của người dân, đặc biệt là bộ phận dân tộc miền núi, vùng sâu - vùng xa - những nơi còn nặng nề về tư tưởng phong kiến Họ quan niệm những người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau sẽ gần gũi hơn, thân thiết hơn và đặc biệt là không phải phân chia tài sản cho người ngoài, không sợ mất con, mất của
Do trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật để giải phóng sức lao động, nên kết hôn sớm là để có thêm nhân lực lao động trong gia đình Bên cạnh đó tình trạng kết hôn sớm còn do quan hệ tình dục và mang thai trước hôn nhân đang có chiều hướng gia tăng
Thứ hai, do sự hiểu biết còn hạn chế: Tảo hôn, HNCHT là hiện tượng diễn ra
chủ yếu tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà kiến thức cùng sự hiểu biết của người dân về hôn nhân và vấn đề giới tính còn rất hạn chế Đây là nơi mà những kiến thức pháp luật của Đảng và Nhà nước chưa được phổ biến rộng rãi và triệt để, vì vậy người dân không có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề dân số, hôn nhân - gia đình cũng như những hệ lụy mà vấn tình trạng này gây ra Ngoài ra tảo hôn cũng còn tồn tại ở các tỉnh - thành phố Đây là nơi những công tác tuyên truyền, vận động các vấn đề hôn nhân - gia đình được triển khai rộng rãi và phổ biến, tuy nhiên người dân vẫn vi phạm, mặc dù họ biết và hiểu rõ những quy định của pháp luật Thực tế cho thấy rằng những bậc làm cha làm mẹ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, HNCHT Họ bị ảnh hưởng bởi các tập quán - phong tục thời phong kiến, suy nghĩ lạc hậu, họ đã áp đặt buộc con cái phải kết hôn sớm trong khi đang còn ở độ tuổi đi học Họ còn suy nghĩ nông cạn, cổ hủ cho rằng nếu không kết hôn sớm sẽ lỡ duyên Vì vậy, chỉ cần đến độ tuổi "trăng tròn" là những ông bố, bà
mẹ quyết định kết duyên cho con, cho con mình yên bề gia thất, tạo lập cơ nghiệp
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng của phong tục tập quán: Tình trạng tảo hôn, HNCHT
vẫn còn tồn tại và được chấp nhận ở trong cộng đồng dân cư nước ta Mặc dù người dân biết được mức độ ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe phụ nữ, trẻ em cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cản trở sự phát triển của cá nhân và sự bền vững của gia đình, song trên thực tế hiện tượng các cặp vợ chồng vị thành niên vẫn tồn tại, đổi lại những phản ứng từ phía cộng đồng đối với hiện tượng này còn rất thờ ơ, họ coi đây là câu chuyện của riêng từng gia đình
Trang 29Phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào các dân tộc thiếu số Quan hệ hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, một số tập tục vẫn còn duy trì đến bây giờ Đối với
họ, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán; việc lấy vợ, lấy chồng chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ với sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; quan niệm kết hôn trong họ tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang họ khác hay như tục lệ bắt vợ, tục "nối dây", cưỡng ép hôn nhân Tục bắt vợ ngày trước được coi là một nét đẹp văn hóa, nhưng hiện nay, tục bắt vợ kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường như tảo hôn, nạn bắt cóc, buôn bán người trái phép… Không chỉ vậy, xuất phát từ những hạn chế trong cuộc sống với thói quen
ở vùng núi xa xôi hẻo lánh, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình Nhà nào có con gái thì muốn sớm gả để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống, có thêm lao động trong gia đình
Thứ hai, do tác động, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường: Trong nền kinh
tế thị trường, con người dần biến đổi để thích nghi với những điều kiện mới Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn trong cách nghĩ, cách làm Quan điểm đời sống của họ cũng trở nên cởi mở hơn, đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức xưa Vì vậy, con người dễ dàng thiết lập các mối quan
hệ với nhau Một trong những hệ lụy đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam
và nữ trở nên hết sức bình thường và làm gia tăng tỉ lệ mang thai sớm dẫn đến tăng tỉ suất sinh con vị thành niên Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hôn, HNCHT ở vùng dân tộc thiểu số
Thứ ba, do quy định của pháp luật còn chưa phù hợp: Tình trạng nơi lỏng pháp
luật, thực thi pháp luật chưa kiên quyết, triệt để trong lĩnh vực quản lý đăng ký kết hôn cũng như trong lĩnh vực hộ tịch Chế tài của luật khi sử lí các vi phạm về tảo hôn, HNCHT còn chưa nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe, mới chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính, sau đó buộc phải hủy hôn Song trên thực tế thì họ chịu nộp phạt và vấn
đề là họ vẫn được chung sống bình thường Do xuất phát từ những phong tục tập quán lâu đời nên mức độ điều chỉnh của những quy phạm pháp luật quy định về vấn
đề này còn khá mờ nhạt, không rõ ràng
Thứ tư, do công tác tuyên truyền còn hạn chế: Công tác tuyên truyền giáo dục
tại địa phương về tảo hôn, HNCHT còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí chưa cao,
Trang 30người dân tộc do bất đồng ngôn ngữ nên không thể hiểu rõ ý nghĩa của các quy định pháp luật và điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc trang bị, tuyên truyền kiến thức pháp luật đến người dân Ngoài ra, phần lớn các trường hợp tảo hôn, HNCHT đều rơi vào các hộ nghèo ở nông thôn, thanh thiếu niên thường bỏ học, thiếu hiểu biết
về pháp luật Với các biểu hiện của tảo hôn, HNCHT của người dân các cán bộ địa phương cũng chỉ biết tuyên truyền, vận động Vì vậy, có thể thấy rằng công tác tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, gia đình chưa được hiểu một cách sâu rộng và hiệu quả, đồng thời vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng chống tảo hôn, HNCHT chưa được các cơ quan, cá nhân, các đơn vị có thẩm quyền quan tâm đúng mức
1.4 Lý luận về hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
1.4.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
Học sinh phổ thông THCS là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển của trẻ từ
11 - 15 tuổi [26] Lứa tuổi này có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành
và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: "thời kỳ quá độ", "tuổi khó bảo", "tuổi khủng hoảng", "tuổi bất trị" Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên sự khác biệt trong mọi mặt: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức [39]…
Ở lứa tuổi học sinh THCS có sự tồn tại song song "vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn", điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động của các em Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này
do hoàn cảnh sống, hoạt động sinh hoạt khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó
có cả hai mặt: Những yếu điểm của hoàn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn, trẻ chỉ bận tâm vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có
xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của
xã hội Mặt thứ hai, những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: Sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc phụ huynh quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải tham gia lao động để sinh sống điều đó đưa đến việc trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng sau: Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít Có những
Trang 31em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi
để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: Dũng cảm, tự chủ, độc lập,… còn quan hệ với bạn như trẻ con Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này
Trường PTDTBT THCS có ít nhất 50% học sinh bán trú và có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày [42] Đa số gia đình các em có điều kiện kinh tế khó khăn, đời sống còn lạc hậu, nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến các vấn đề riêng tư của con cái Trong dân cư còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, tỉ lệ mù chữ, tái mù chữ cao so với mặt bằng chung của cả nước Nhiều địa phương, làng bản còn xu hướng sống co cụm ít giao lưu, trao đổi văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền, còn tự cung, tự cấp Điều đó dẫn tới tình trạng người dân, kể cả các em học sinh ở vùng cao, vùng sâu ngại giao tiếp, ngại tiếp thu những cái mới, ngại thay đổi Họ sống tự nhiên như những gì vốn
có, chấp nhận hủ tục trong đó có tảo hôn, HNCHT như một điều tất yếu
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS, hiểu rõ đời sống văn hóa, thói quen, những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của học sinh các trường PTDTBT THCS sẽ giúp nhà giáo dục, các cán bộ quản
lý (Hiệu trưởng) có cách đối xử và giáo dục đúng đắn để các em tránh được tảo hôn, HNCHT phấn đấu có một cuộc sống ổn định, phát triển
1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
Giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS trước hết giúp cho môi trường giáo dục học đường được lành mạnh Thông qua công tác này giúp nâng cao uy tín, thương hiệu của các nhà trường, của ngành giáo dục với xã hội Nhà trường là địa chỉ tin cậy để thu hút học sinh tới trường
Đối với bản thân học sinh, việc phòng chống tảo hôn, HNCHT ở môi trường học đường giúp cho các em yên tâm tập trung vào học tập, tập trung lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, giúp cho các em thêm yêu quý mái trường, bạn bè Các em không
Trang 32bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của các hủ tục lạc hậu, các thói quen xấu trong đời sống
xã hội ở vùng sâu, vùng xa, miền núi Các em dần trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, tin tưởng thầy cô, người lớn hoặc tự mình đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phấn đấu học tập trở thành người có ích cho xã hội; trở thành tuyên truyền viên tích cực ở địa phương, trong gia đình về phòng chống và loại bỏ tảo hôn, HNCHT ở các tỉnh miền núi hiện nay
Đối với mỗi gia đình, việc nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT là điều kiện cần thiết, là cơ sở của tương lai để chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học lấy vợ, lấy chồng sớm Là cơ sở để gia đình tin tưởng giao con
em của mình cho nhà trường để học sinh được học tập trong môi trường lành mạnh tạo ra niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình Gia đình tin tưởng vào nhà trường, sẵn sàng đóng góp về tinh thần và vật chất để xây dựng trường học ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
Đối với toàn xã hội, thực hiện tốt việc phòng chống tảo hôn, HNCHT trong các nhà trường sẽ góp phần làm tăng chất lượng dân số, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu nguy cơ đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ Mặt khác, phòng chống tảo hôn, HNCHT còn làm giảm thiểu tình trạng suy đồi của đạo đức xã hội, góp phần ngăn chặn những hành vi sai lệch đáng báo động của một
bộ phận giới trẻ hiện nay Phòng chống tảo hôn, HNCHT còn giúp ổn định an ninh, trật tự xã hội, góp phần không nhỏ đến việc phát triển nhân cách của học sinh, nhất là học sinh dân tộc đang theo học ở các trường PTDTBT THCS trên cả nước
1.4.3 Nội dung hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
1.4.3.1 Hệ thống kiến thức phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT trong trường học nhằm giúp
HS tăng cường khả năng nhận diện nguyên nhân cũng như những tổn thương về tinh thần, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của HS khi trở thành nạn nhân của tảo hôn, HNCHT Đặc biệt tảo hôn, HNCHT đang làm suy thoái giống nòi, ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước [9] Việc tuyên truyền về nguyên nhân và hậu quả của tảo hôn, HNCHT có vai trò quan trọng giúp HS có ý thức phòng chống tảo hôn, HNCHT
Những nội dung giáo dục có liên quan đến chuẩn mực đạo đức, phương thức ứng xử giữa HS với HS, HS với GV, HS với cha mẹ, với gia đình có ý nghĩa quan trọng Tảo hôn, HNCHT sẽ không xảy ra khi HS có nhận thức đúng về các quy định
Trang 33của pháp luật về hôn nhân gia đình, những hiểu biết về sức khỏe sinh sản, tính mạng của bản thân; quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng của mình; quyền được học tập, được phát triển toàn diện về nhân cách; HS tiếp thu các chuẩn mực đạo đức,
có khả năng giao tiếp tốt, biết cách xây dựng mối quan hệ tích cực với mọi người xung quanh là điều kiện cần thiết để các em trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống lại tình trạng tảo hôn, HNCHT mà chính các em có thể là nạn nhân Với mục tiêu như vậy nên các nội dung giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT cho HS ở các trường PTDTBT THCS, bao gồm:
+ Giáo dục giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi HS THCS
+ Giáo dục ý thức, kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống tảo hôn, HNCHT, xâm hại tình dục và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
+ Tăng cường khả năng ứng phó, kỹ năng từ chối, kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan tình cảm với bạn khác giới cho HS bán trú
+ Giáo dục ý thức, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với cha mẹ, với cộng đồng khi
bị ép kết hôn sớm (tảo hôn), hôn nhân cận huyết thống
+ Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật; Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành; luật trẻ em; Văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; …
+ Nhận diện các phong tục tập quán lạc hậu; Đấu tranh lên án các phong tục, tập quán lạc hậu xâm phạm quyền trẻ em, quyền con người về kết hôn, duy trì nòi giống… + Giáo dục ý thức chấp hành nội quy, quy chế của trường, lớp xây dựng trường học thân thiện, bạn bè tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau
+ Kiến thức về tảo hôn, HNCHT: Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, hệ lụy… của tảo hôn, HNCHT; Giáo dục học sinh có thái độ tích cực trong đấu tranh phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của bản thân và bạn bè
+ Giáo dục học sinh có hành vi đúng mực trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới Giải pháp bảo vệ phụ nữ, bảo vệ sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
+ Giới thiệu, hỗ trợ đưa HS đến các cơ sở y tế, các chuyên gia điều trị tâm lý khi
HS gặp bất lợi về sức khỏe sinh sản, tình cảm khác giới, tổn thương tâm lý mà nhà trường không giải quyết được
+ Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa…
Trang 341.4.3.2 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng cho học sinh Trung học cơ sở phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Trung học cơ sở
Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải có những kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống nên việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng mềm là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống Điều này giúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành
vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày [29] Để đạt được mục tiêu giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT cho học sinh các nhà giáo dục có thể thực hiện một số kĩ năng mềm trong quá trình giáo dục như sau:
a Kĩ năng kiềm chế cảm xúc
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó, nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol Những điều này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể [14]…
Giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống HNCHT là giáo dục học sinh biết cách kiềm chế các cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực trước vấn đề tảo hôn, HNCHT trong chính bản thân các em
Nhà giáo dục đưa ra các bài tập để HS biết tìm kiếm những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu, sự yên bình, hài lòng và bình tĩnh Nó khiến học sinh cảm thấy thỏa mãn và hài lòng sống lạc quan, yêu đời thông qua các bài tập về:
+ Điều chỉnh hành động của cơ thể: Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, mỉm cười… + Rèn luyện tư duy nhìn mọi người, mọi vật bằng thái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh
+ Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ dùng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ dành cho đối phương
+ Tự tin vào bản thân tránh các cảm xúc sợ hãi khi giải quyết vấn đề
Bên cạnh đó cần rèn cho học sinh cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những sự kiện không mong muốn Để làm được như thế, học sinh cần tránh:
Trang 35+ Không đổ lỗi cho người khác
+ Can đảm nhận sai lầm và tìm cách giải quyết
+ Không tính toán thiệt hơn
+ Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi + Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực
b Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là một loạt các kết luận, hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân Đây là 1 trong những kỹ năng quan trọng trong công việc, học tập đặc biệt là trong các dịp đàm phán thương lượng [14]
Thông qua giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT nhà giáo dục giúp học sinh biết cách lựa chọn đưa ra quyết định đúng đắn tránh được các hậu quả đáng tiếc từ hiện tượng tảo hôn, HNCHT mang lại
Thông qua các bài tập, các tình huống nhà giáo dục rèn luyện cho các em các kĩ năng giải quyết vấn đề từ đó đưa ra quyết định Để đạt được mục đích giáo dục các nhà giáo dục cần tiến hành theo các bước sau
- Nhận ra vấn đề: Trước khi cố gắng tìm hướng giải quyết vấn đề, nhà giáo dục
cần hướng dẫn học sinh xem xét kỹ vấn đề đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?; hoặc: Giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Các em không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết vấn đề nếu vấn đề đó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng Để nhận
ra vấn đề, nhà giáo dục phải hướng dẫn học sinh có một bản kế hoạch và luôn bám sát theo nó
- Xác định chủ sở hữu của vấn đề: Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng
đến các em đều do chính các em giải quyết Nhà giáo dục cần hướng dẫn học sinh nếu thấy vấn đề sảy ra mà các em không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết thì cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào đó có thể giải quyết
- Nhìn nhận và phân tích để hiểu vấn đề: Hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ đưa
ra cách giải quyết hợp lí, đúng đắn Nếu chưa hiểu rõ nguồn gốc vấn đề dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại Nếu nói theo ngôn ngữ của y
khoa, việc "bắt không đúng bệnh" thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi "tiền mất, tật mang" Vì vậy nhà giáo dục cần hướng dẫn HS nên dành thời
gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết
- Đề ra mục tiêu: Đặt ra mục tiêu sẽ giúp con người đi đúng hướng trong việc
giải quyết vấn đề Câu hỏi ở đây sẽ là: "Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?", "Làm như thế nào để đạt được điều đó"…
Trang 36- Chọn lựa và xác định giải pháp: Yếu tố sáng tạo sẽ giúp HS tìm được giải
pháp đôi khi hơn cả mong đợi Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được
ba yếu tố: Có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả
- Đánh giá giải pháp: Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà giáo dục
sẽ giúp học sinh đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn
c Kĩ năng từ chối
Kỹ năng từ chối thực chất là điều rất đơn giản, nhưng chủ yếu là giúp đối tượng thay đổi cách nghĩ và dám nói lời từ chối người khác Đôi khi, để nói ra lời từ chối rất khó, nhưng nhà giáo dục cần giúp HS nhìn lời từ chối ở một khía cạnh khác, không phải bạn đang nói "không" với họ mà bạn đang nói "có" với nguyên tắc của mình Trong cuộc sống, chúng ta có thể khó từ chối bởi sợ người khác có nhận xét xấu
về mình, sợ mất lòng người đối diện… Do vậy, thay vì từ chối thì chúng ta lại nhận lời họ Vì thế, hãy biết khi nào nhận lời, khi nào nên từ chối Trong hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT nhà giáo dục cần hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh biết cách từ chối không nghe theo sự sắp đặt của người lớn (cha mẹ) hay lời dụ
dỗ của bạn khác phái về Giúp các em hiểu rõ hành động từ chối của mình không phải
là xấu xa, ích kỷ, mà vì các em không thể làm hài lòng tất cả mọi người, và đó là cách
để các em bảo vệ chính quyền lợi cá nhân của bản thân [49]
Ngoài các dạng bài tập rèn kĩ năng sống cơ bản trên nhà giáo dục còn tiến hành nhiều bài tập về các kĩ năng mềm, kĩ năng cứng khác như: Kỹ năng tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo, kỹ năng đàm phán, kỹ năng kiên định, hài hoà, kỹ năng ra quyết định… những năng lực thích ứng và tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày, từ đó giúp các em sống tích cực hơn
1.4.4 Phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh ở các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở
Phòng chống tảo hôn, HNCHT trong môi trường giáo dục học đường phải được các cán bộ quản lí ở các trường học, các thầy cô giáo và học sinh chủ động tham gia tích cực và thường xuyên, được thực hiện mọi nơi, mọi lúc, đồng thời được các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện Phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS hiện nay được thực hiện khá đa dạng, phong phú, trong quá trình khảo sát tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên nhiện nay tập trung ở một số các phương pháp sau:
Trang 37a Phương pháp đóng vai
Đây là phương pháp giúp học sinh vào những vai theo ý đồ của nhà giáo dục Tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử trong tình huống giả định Phương pháp này giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về tảo hôn, HNCHT bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà học sinh quan sát được Từ sự trải nghiệm, quan sát
và đánh giá tình huống, học sinh được rèn luyện về những kỹ năng giải quyết các vấn
Sau khi đóng vai và kết thúc tình huống, học sinh thảo luận về các hành động của mỗi nhân vật, đồng thời suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra như: Vấn đề cần phải giải quyết trong tình huống đó là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn, vướng mắc của nhân vật trong tình huống? Có thể có những cách giải quyết nào đối với vấn đề của nhân vật? Từ đó, gợi dẫn học sinh đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả, đồng thời thảo luận về những khía cạnh phù hợp trong những điều kiện tình huống khác nhau
b Phương pháp bài tập tình huống
Đây là các bài tập tư duy nhằm hình thành năng lực phân tích, ra quyết định xử lý tình huống của người học Việc kết hợp các tình huống với công cụ mô phỏng sẽ làm tăng tính thuyết phục và đẩy nhanh tốc độ hình thành năng lực của người học, giúp người học có cảm giác "trải nghiệm" và đưa ra phương án sử lí hợp lí với tình huống
Tình huống được biên soạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tình huống phải mang tính thời sự, sát với thực tế liên quan đến tình trạng tảo hôn, HNCHT tại địa phương; phải chứa đựng thông tin đầy đủ, buộc học sinh phải sử dụng thông tin trong tình huống để giải quyết vấn đề Trong tình huống phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết như thời gian, địa điểm, những nguyên nhân phát sinh sự kiện tảo hôn, HNCHT tại địa phương
+ Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người học, tình huống phải thực sự "có vấn đề" phải tạo ra khả năng để người học đưa ra nhiều giải pháp, thu hút sự chú ý, kích thích tư duy, và không có câu trả lời duy nhất đúng cho vấn đề đó Các nhân vật, sự kiện trong tình huống có tính hiện thực
Trang 38+ Tình huống đưa ra phải có tính phức tạp vừa đủ, buộc người học phải suy nghĩ, vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết Tình huống tảo hôn, HNCHT có thể dài, phức tạp hoặc rất ngắn gọn và đơn giản Độ dài và độ phức tạp hay đơn giản của tình huống phải đảm bảo yêu cầu buộc học sinh đưa ra được phương án giải quyết và cho thấy được tác hại của hiện tượng tảo hôn, HNCHT tại địa phương
+ Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh Không nên đưa ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của học sinh THCS và ngược lại tình huống không nên quá đơn giản, dễ dàng đối với các em Điều này có thể làm cho người học nản lòng và không muốn tham gia Các nguồn thông tin trong tình huống, phải phù hợp với giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh
c Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) được coi là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung Cùng với phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cũng là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm cho phép người tham gia thể hiện ý kiến của họ và thảo luận một cách tích cực để đưa ra ý kiến thống nhất đối với vấn đề đặt ra Nếu như phương pháp phỏng vấn sâu là để thu thập thông tin/ ý kiến đánh giá
từ cá nhân thì thảo luận nhóm có thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều góc độ của tập thể/ nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm cần người điều hành có năng lực để đảm bảo buổi thảo luận theo đúng hướng Người điều hành cần động viên sự tương tác giữa các thành viên nhằm phát hiện cảm xúc của họ Những câu hỏi mở (Tại sao? Cái gì? Như thế nào? ) có thể được sử dụng để khơi gợi nhiều thông tin hơn và giữ cho buổi thảo luận tiếp diễn
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình tổ chức tìm hiểu về tảo hôn, HNCHT cần sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng đa dạng các phương tiện kiểm tra đánh giá mới, tiếp cận về yêu cầu giáo dục hiện đại "lấy người học làm trung tâm" với những đòi hỏi mới nhằm bồi dưỡng giáo dục và phát huy kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học thông qua việc lựa chọn giải pháp để phòng chống tảo hôn, HNCHT
Vì thế, việc vận dụng phương pháp thảo luận trong tìm hiểu tình trạng tảo hôn, HNCHT giúp học sinh chủ động, tích cực đưa ra biện pháp, đồng thời tạo điều kiện cho các em cùng nhau tìm hiểu những tác hại và nâng cao vai trò trách nhiệm của học sinh trong việc chung tay phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong trường PTDTBT THCS
Trang 39d Phương pháp trò chuyện, đàm thoại
Trò chuyện, đàm thoại là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu hỏi cho HS trả lời hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó tiếp nhận kiến thức Trong điều kiện thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học thì việc sử dụng câu hỏi là một trong những cách thức tiện lợi nhất để kích thích học sinh học tập một cách tích cực Nội dung cốt lõi của phương pháp này là việc xây dựng câu hỏi Câu hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Câu hỏi phải có tính hệ thống Tính hệ thống thể hiện ở chỗ: Các câu hỏi được xây dựng theo trình tự các nội dung của bài học, từ phần đầu đến phần cuối
+ Câu hỏi phải có tính định hướng, nghĩa là nội dung câu hỏi phải xoay quanh các nội dung chính của bài học
+ Câu hỏi phải đảm bảo tính gợi mở, tránh loại câu hỏi đánh đố HS
+ Về hình thức: Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng khiến HS nắm bắt được ngay ý
đồ của người hỏi, yêu cầu của câu hỏi
+ Câu hỏi phải phù hợp với trình độ từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu, câu hỏi khó quá HS kém không thể trả lời, câu hỏi dễ quá một HS khá, giỏi không muốn trả lời
Sử dụng phương pháp đàm thoại này trong giáo dục phòng chống tảo hôn, HNCHT tạo điều kiện cho HS tự phát biểu ý kiến, cảm nhận của bản thân về các vấn
đề mà nhà giáo dục đưa ra Vì thế, câu hỏi của GV đưa ra phải định hướng sự chú ý của HS vào những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục Trong quá trình đàm thoại nhà giáo dục có thể thực hiện 3 loại hình câu hỏi sau: Câu hỏi tái hiện, câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích, suy luận và câu hỏi khái quát
e Phương pháp động não
Động não hay còn gọi là "công não" hay "tập kích bắn súng não" là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên một vấn đề, từ đó, rút ra rất
nhiều đáp án căn bản cho nó Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng [37]
Phương pháp này có thể tiến hành bởi một hay nhiều người Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người Khi thực hiện phương pháp này nhà giáo dục cần thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động động não Nếu tiến hành cá
Trang 40nhân hay vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp Nói theo cách chuyên môn đây là bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn
đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải
Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não Sau khi nêu vấn đề nhà giáo dục cần khuyến khích tinh thần người học một cách tích cực Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá
g Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề"
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS
những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện, giải quyết vấn đề Việc tổ chức tiết học