1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

219 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung
Người hướng dẫn TS. Trần Quang Tuyến, TS. Hoàng Khắc Lịch
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 50,6 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế hộ phi nông nghiệpngày càng phát triển đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ trên các kh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN THỊ THÙY DUNG

LUẬN ÁN TIEN SĨ KINH TE CHÍNH TRI

HÀ NỘI - NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN THỊ THUY DUNG

Chuyén nganh: Kinh té chinh tri

Mã số: 9 310102.01

LUẬN AN TIEN SĨ KINH TE CHÍNH TRI

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Trần Quang Tuyến

2 TS Hoàng Khắc Lịch

HÀ NOI - NAM 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án “Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ởcác tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi

hoàn thành Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong Luận án này

đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong Danh mục các tài liệu tham khảo

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!

Hà Nội ngày tháng năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoahọc TS Trần Quang Tuyến và TS Hoàng Khắc Lịch đã hết sức tận tình hướng dẫn,

chỉ bảo, và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình làm Luận án

Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, nhà giáo đã đóng gópnhiều ý kiến quý báu cho Luận án của tôi thêm hoàn thiện về mặt nội dung và hìnhthức Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thây/Cô giáo Khoa Kinh tếchính trị và Phòng Đào tạo, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đãtạo điều kiện giúp đỡ nhanh chóng về mặt thủ tục, quy trình trong suốt quá trình làm

Luận án của tôi.

Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên các sở, ban, nganh của các tinh

Bắc Trung Bộ, các hộ gia đình tham gia khảo sát đã sẵn sàng giúp đỡ và cung cấpcác tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài

Xin được bày tỏ tình cảm tới bạn bè, đồng nghiệp - những người đã luônquan tâm, động viên, khích lệ cho tôi thêm động lực phần đấu hoàn thành tốt khóa

đào tạo tiến sĩ

Cuối cùng, xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình

đã luôn kề cận, động viên, giúp đỡ cả về mặt vật chất, tinh thần trong quá trình học

tập và đặc biệt là trong thời gian làm Luận án.

Xin trân trọng cảm on!

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trang 5

MỤC LỤC

97101075 :1, |CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 2-2 ©£+SE2EE+EEE£EE2EEEEEEE711271211711271.211711 21 xe 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 71.1.1 Các nghiên cứu về vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 71.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi

NONG NGHISD 4 14

1.1.3 Các nghiên cứu về nội dung và chính sách phát triển kinh tế hộ phi nông

¡2n ẽ - 19

1.1.4 Các nghiên cứu về xu hướng phát triển kinh tế hộ, -2- 2-5 5z=ss 22

1.1.5 Đánh giá chung về tong quan các công trình nghiên cứu - 24

1.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - c3 3313211193112 1 E11 Ekrree 26

1.2.1 Quy trình nghiÊn CỨU - - - G - + 1111111 911191119111 11v HH ng rệt 26

0610.00.88 -.aa4< Ô 28

1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu - - - 5 22251322133 SEEsEEerriresrerrree 29

1.2.4 Phương pháp phân tích đữ liệu - - 5Ă S22 * SE ESeEEserrerserrsrrree 32

CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN KINH TE HO PHI

NONG NGHIỆP 22-52 9S EE921122112711211211211211.11 2111.11.1111 xeee 35

2.1 Khái niệm, đặc điểm kinh tế hộ phi nông nghiệp - 2-5 5z 5552 35

2.1.1 Các khái niệm liên quan - - 5c + 3+ 3211331115111 EEkrrkrree 35

2.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ phi nông nghiệp 2- 22 2 22 E+£E2E£+E++£xsrxrez 422.2 Biéu hiện của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp và vai trò của phát triển

kinh tế hộ phi nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghia G6 ¿i0 0À 1 5 45

2.2.1 Biéu hiện của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp - 452.2.2 Vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 55+ +++scx+seesseess 46

2.3 Quan hệ lợi ích và những hạn chế của thị trường trong phát triển kinh tế hộ

Phi nông nghiỆP 5 (1111911930 19109911 119 HH HH HH Hư 49

Trang 6

2.3.1 Quan hệ lợi ích trong phát trién kinh tế hộ phi nông nghiệp 49

2.3.2 Những hạn chế của thị trường trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 52

2.4 Nội dung phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp - 2-2 22 +52 532.4.1 Tạo lập môi trường cho phat triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 542.4.2 Ban hành cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ phi nông

0400912101717 57

2.4.3 Dam bảo hai hòa lợi ích trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 622.5 Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp . - 642.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cấp tỉnh 682.6.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô 2- 2 + 2 +2 £+E£+E+£x+zxzzszx+2 682.6.2 Các nhân tố thuộc về chính quyền địa phương - ¿22s szxz>sz 712.6.3 Các nhân tố thuộc về ban thân hộ phi nông nghiệp - 2: ¿52 72

CHUONG 3: THUC TRANG PHÁT TRIEN KINH TE HỘ PHI NÔNG

NGHIỆP Ở CÁC TINH BAC TRUNG BO, VIỆT NAM 74

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng kinh tế hộ phi nông nghiệp

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam - G1 3321119 1119 1118111111111 8k re 743.1.1 Đặc điểm tự nhiên - ¿2© ©E2E2£EE£EEEEE2E2212712121121121171211 21111 74

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác gia cecceccescsscssessessessessessssesssessessessessessesseaee 78

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh

hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh Bắc Trung Bộ 78

3.2 Hiện trạng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh Bắc Trung Bộ 793.3 Thực trạng vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế hộ

phi nông nghiệp ở các tinh Bắc Trung Bộ, Việt Nam giai đoạn 2016 — 2020 903.3.1 Thực trang tạo lập môi trường cho phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 903.3.2 Thực trạng ban hành cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ phi

NONG NIE 900000101787 106

3.3.3 Thực trạng đảm bảo hài hòa lợi ích cho phát triển kinh tế hộ phi nông

Trang 7

3.4 Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ, Việt ÏNam G11 TH ng HH Hệ 128

3.4.1 Thành tựu dat ẨƯỢC - G75 2 3322211112231 112231 122 1 ng vn ng ng re 128

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ¿- ¿- ¿ E+SE+SE+EE£EE+EE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEErrerkerree 1313.4.3 Những van dé đặt ra trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các

tinh Bắc Trung Bộ, Việt Nam - 2: ¿+5£+SE+SE£2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECrkrrrrrvee 136

CHƯƠNG 4: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN KINH TE HO

PHI NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH BAC TRUNG BỘ, VIỆT NAM 141

4.1 Bối cảnh mới tác động đến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh

Bắc I0: 104/00 1414.1.1 Bối cảnh quốc té cecceccsscessessessesssessessesssessessessessusssessessssusssessessessscssessessessseeees 1414.1.2 Bối cảnh trong NGC ccscscsssesssssesssecssesssesssessecsssssssssscssecssscsscssecssecssseseessecsees 1434.2 Quan điểm phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh Bac Trung Bộ,

M8 0n ầdắảả 145

4.2.1 Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò và xu hướng phát triển kinh tế hộ

0810015874015) 520117Ẽ77 À.Ẽ 145

4.2.2 Ban hành cơ chế và chính sách phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp theo

100158181101 5A6: BE ‹aa 147

4.2.3 Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp phải coi nội lực là yếu tổ quyết

định, ngoại lực là yếu tố quan trỌng - 2 ¿+++++++2+++Ex++Extzxxtrkesrxrsrxerreee 148

4.2.4 Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong mối liên hệ chặt chẽ với các

loại hình kinh tế khác và giữa các hộ với nhau - s + + + + *++sesseeeeeersesee 1494.3 Giải pháp phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ,

c8 0 150

4.3.1 Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - 5s: 150

4.3.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cau phát triển của

kinh tế hộ phi nông nghiỆp 2- 2 2 2 St +E£SE£SE£EEEEE2EE2EE2E2EE212111211212 2E 153

4.3.3 Tăng cường nguồn vốn cho phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp 1574.3.4 Mở rộng khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất của hộ phi nông nghiệp 159

Trang 8

4.3.5 Phát triển thị trường và hỗ trợ kinh doanh cho các hộ phi nông nghiệp 160

4.3.6 Hỗ trợ ứng dụng khoa học - công nghệ cho kinh tế hộ phi nông nghiệp 16 1

4.3.7 Day mạnh mối liên kết giữa hộ phi nông nghiệp với các hình thức tổ chức

U00: NA ố ố.ố.ốốốẻốốốốố.ố.ố.ố 1624.3.8 Tăng cường ý thức chấp hành luật pháp của các hộ phi nông nghiệp 1664.3.9 Giải pháp từ phía các hộ phi nông nghiệp trên địa ban các tinh Bắc

i1 167

KET LUẬN 2-5252 SE EE2E12112717121121121121111211.11 11111111111 169DANH MỤC CONG TRÌNH ĐÃ CONG BO CUA TÁC GIẢÁ - 171TÀI LIEU THAM KHAO 5 252 EE‡EE2EE2E1571711211111211 111.1 ctxe, 172

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT

STT Ky hiệu Nguyên nghĩa

13_ |NHNN&PTNT | Ngân hàng nông nghiệp va phát trién nông thôn

14 |NHTM Ngân hàng thương mại

1S | NN Nong nghiép

16 | NSNN Ngan sách nhà nước

17 |NTM Nông thôn mới

18 |PNN Phi nông nghiệp

19 | TCTT Tiếp cận thông tin

20 | UBND Uy ban nhân dân

21 |WTO Tổ chức Thương mai thé giới

22 |XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG

STT Bảng Nội dung Trang

Chỉ số phát triển GRDP theo giá so sánh 2010 các tỉnh

1 Bảng 3.1 , 76

Bac Trung Bộ

2 | Bang3.2 | GRDP bình quân đầu người các tinh Bắc Trung Bộ 77

Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung

nghiệp ở các tỉnh Bac Trung Bộ

6 Bảng 3.6 Số lao động bình quân làm việc hàng tháng của hộ 81

Số lao động thuê ngoài bình quân tron tổng số lao

7 Bảng 3.7 5 5 6 fone 82

động làm việc hang thang của hộ

Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp ở các vùng trên cả nước

8 Bảng 3.8 P 6 nen 5 82

năm 2020

Một số chỉ tiêu so sánh hộ phi nông nghiệp và hộ

9 Bảng 3.9 ; , 83

nông nghiệp ở các tinh Bac Trung Bộ

Thời gian hoạt động kinh doanh của hộ phi nông

10 | Bang 3.10 84

nghiệp

Nguồn gốc hoạt động kinh doanh của hộ phi nôn

11 | Bảng3.II suns ONS & 84

nghiệp

Doanh thu từ hoạt động sản xuat kinh doanh hang thang

12 | Bảng 3.12 , 85

của hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Băc Trung Bộ

Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng

13 | Bang 3.13 , 85

của hộ PNN ở các tỉnh Bac Trung Bộ

14 | Bảng 3.14 | Tỷ lệ thu nhập của hộ từ hoạt động phi nông nghiệp 86

15 | Bảng 3.15 | Tỷ lệ nghèo đa chiều vùng Bắc Trung Bộ năm 2020 86

il

Trang 11

STT Bang Nội dung Trang

Ty lệ nghèo về thu nhập của hộ ở các vùng trên cả

16 | Bảng 3.16 87

nước

Thu nhập bình quân nhân khâu 1 tháng chia theo

17 Bảng 3.17 : , 88

nguôn thu của các tỉnh Bac Trung Bộ

Vốn đầu tư thực hiện ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

18 | Bang3.18 | 95

giai đoạn 2016 — 2020

Cơ câu vốn đầu tư thực hiện ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

19 | Bang 3.19 ¬ 96

phân theo nguôn vôn giai đoạn 2016 — 2020

Hệ thong đường giao thông từ tru sở UBND xã đến

20 | Bảng 3.20 | trụ sở UBND huyện và từ thôn đến UBND xã ở các | 98

tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2020

Hệ thống đường trục xã, thôn, ngõ xóm rải nhựa, bê

21 | Bảng3.2I , 99

tông ở các tinh Bac Trung Bộ năm 2020

22 | Bảng 3.22 | Số thôn và tý lệ thôn có điện ở các tinh Bắc Trung Bộ 101

một sô địa phương

Tình hình bưu chính, viễn thông các tỉnh Bắc Trung

25 | Bảng 3.25 103

Bộ

Đánh giá về hệ thống kết câu hạ tầng kinh tế - xã hội

26 | Bảng 3.26 | phục vụ phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa | 105

ban các tỉnh Bắc Trung Bộ

Ty lệ lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn các tinh

27 | Bảng 3.27 , 107

Băc Trung Bộ giai đoạn 2016 — 2020

Hệ thông tín dụng, ngân hàng ở các xã thuộc các tỉnh

28 | Bảng3.28 111

Bắc Trung Bộ

ill

Trang 12

STT Bang Nội dung Trang

Hién trang sir dung dat tinh dén 31/12/2020 6 cac tinh

29 | Bang 3.29 , 117

Bac Trung Bộ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá theo giá hiện hành ở các

30 | Bang 3.30 „ ¬ 120

tỉnh Bac Trung Bộ giai đoạn 2016 — 2020

Cơ câu mức bán lẻ hàng hoá theo giá hiện hành các

31 | Bảng 3.31 , 121

tinh Bac Trung Bộ giai đoạn 2016-2020

Chi cho nghiên cứu khoa hoc va phát triển công nghệ

32 | Bảng 3.32 123

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

1V

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

STT Hình Nội dung Trang

Cơ cấu hộ phi nông nghiệp theo quy mô lao động

1 Hình 3.1 ; 89

lam viéc binh quan hang thang

2 | Hình 3.2 | Cơ câu hộ phi nông nghiệp theo trình độ của chủ hộ | 89

DANH MỤC HOP

STT Hộp Nội dung Trang

1 Hộp 3.1 Niềm vui của một hộ phi nông nghiệp được hỗ trợ vay vốn | 112

2 Hộp 3.2 | Tran trở của một chủ hộ phi nông nghiệp 122

Trang 14

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế hộ phi nông nghiệp (PNN) là một loại hình kinh tế tương đối phổbiến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới Vai trò của kinh tế hộ PNN thêhiện cu thé ở việc kinh tế hộ PNN góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa

phương; tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo (Pham & cộng sự,

2010; Ravallion & Van de Walle, 2008; Van de Walle & Cratty, 2004); tạo điềukiện khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào côngcuộc phát triển đất nước; khôi phục và phát triển những ngành nghề truyền thống;đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của cả nước và tăng ngân sách nhànước; thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, 2006)

Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ là một loạihình dé phân biệt với các hình thức tô chức kinh tế khác Kinh tế hộ phi nông nghiệp

được hình thành và phát triển trước hết trên cơ sở sở hữu chung của gia đình, có sự

nhất trí cao trong khâu tô chức quản ly sản xuất, ngành nghé kinh doanh da dang vàphân phối thu nhập giữa các thành viên tùy theo quan hệ giữa các thành viên và phần

lớn là do chủ hộ quyết định

Ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

khẳng định: “Tao mọi điều kiện thuận lợi dé kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bềnvững, lớn mạnh về quy mô, nâng cao về chất lượng Đổi mới và nâng cao hiệu quảcủa các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế hợp tac ma trọng tâm là hợp tac xã, hỗ trợphát triển kinh tế hộ, liên kết hộ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tr 45-46) Tại

một số địa phương ở nước ta đã hình thành kinh tế hộ phi nông nghiệp có quy mô

sản xuất và kinh doanh tương đối lớn Xu hướng này đang có chiều hướng pháttriển và mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc Vì vậy có thé khang định kinh tế hộ gia

đình nói chung và kinh tế hộ phi nông nghiệp nói riêng vẫn là loại hình kinh tế cần

thiết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Cùng với chủ trương,đường lối của Đảng về phát triển kinh tế hộ, các địa phương ngày càng nhận thức

Trang 15

được tầm quan trọng của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tới sự phát triển kinh

tế - xã hội tại địa phương mình

Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua, với chính sách giao đất chonông dân, loại bỏ những rào cản buôn bán trao đổi hàng hóa, khuyến khích đầu tư

và phát triển kinh tế tư nhân đã tạo đà cho sự phát triển của kinh tế hộ phi nôngnghiệp Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế hộ phi nông nghiệpngày càng phát triển đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ trên các khía cạnh như: tạo ra ngày càng nhiều việc làm và thunhập cho người dân, góp phần quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở cáctinh Bắc Trung Bộ, tăng thu ngân sách địa phương, thúc đây chuyển dich cơ cấukinh tế ở các tỉnh Bắc Trung Bộ theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp

Bên cạnh những thay đôi tích cực đó, cũng cần phải khang định rằng kinh tế

hộ phi nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa phát huy hết tiềm năngphát triển, đóng góp của kinh tế hộ phi nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã

hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn còn hạn chế so với các bộ phận khác trong khu

vực kinh tế tư nhân Nguyên nhân của thực trạng này là do sự phát triển của kinh tế

hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn khá nhiều khó khăn do điều kiệnkết cau hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bàibản, kỹ năng kinh doanh hạn chế, các nguồn vốn kinh doanh thiếu thốn, tiếp cậnmặt bằng sản xuất còn khó khăn, còn có sự bat bình dang và phân biệt đối xử trongmột số lĩnh vực giữa kinh tế hộ với các thành phần kinh tế khác Chính nhữngnhân tô này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ phinông nghiệp khiến cho bộ phận kinh tế này chưa phát huy được hết những tiềm

năng vốn có Do đó, dé phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh Bắc Trung

Bộ trong thời gian tới cần thiết phải phát huy vai trò của chính quyền địa phươngthông qua hệ thống các quan điểm, chính sách, biện pháp nham tạo lập môi trường,

hỗ trợ nguồn lực cho kinh tế hộ phi nông nghiệp và thực thi chính sách đảm bảo hài

hòa lợi ích giữa các chủ thể liên quan trong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

Trang 16

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn chủ đề “Phat triển kinh tế hộ phinông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam” làm đề tài luận án chuyên ngànhKinh tế chính trị.

2 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của Luận án là:

(1) Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp bao gồm những nội dung gì?

(2) Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển kinh tế hộphi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian qua là gì?

(3) Xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộtrong thời gian tới là gì, dựa trên nền tảng nào và bằng cách nào thì tối ưu nhất?

(4) Giải pháp nào dé khắc phục hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đồngthời giải quyết các van đề đặt ra nhằm thúc day phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm tìm ra xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam; đồng thời, Luận án đề xuất một số quan

điểm và giải pháp thúc day phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ, Việt Nam trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

(i) Hệ thống hoá một số van đề lý luận về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp:

- Làm rõ các khái niệm liên quan, đặc điểm kinh tế hộ phi nông nghiệp;

- Những biểu hiện của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp và vai trò củaphát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa;

- Quan hệ lợi ích và những hạn chế của thị trường trong phát triển kinh tế hộ

phi nông nghiệp;

- Nội dung, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp.

Trang 17

(ii) Phân tích, đánh giá thực trang phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở cáctỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam:

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ, Việt Nam dựa trên các nội dung phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp;

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh BắcTrung Bộ, Việt Nam dựa trên các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển kinh tế hộ phi nông nghiệp;

- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

(iii) Phân tích bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam; đưa ra các quan điểm và đề xuất giảipháp dé phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ởcác tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

4.2 Phạm vi nghién cứu

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam trong giai đoạn 2016 — 2020

- Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi không gian các tỉnh Bắc

Trung Bộ, Việt Nam.

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp tiếp cận đưới góc độ của kinh tế chính trị đó là việc đảm bảo hài hoà lợi íchcủa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp và hạn chế cáckhuyết tật của nền kinh tế thị trường trong quá trình phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp ở Việt Nam Lợi ích của các chủ thé tham gia phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp vừa có sự thống nhất nhưng đồng thời cũng có thể xuất hiện những mâuthuẫn cần phải giải quyết Các mâu thuẫn nảy sinh nếu để tự thị trường điều tiết thìkhông thê nào giải quyết được cho nên cần đến vai trò điều tiết của Nhà nước và

chính quyền địa phương Từ đó, Luận án xác định vai trò quan trọng trong quản lý

Trang 18

và thúc đây sự phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp các tỉnh Bắc Trung Bộ thuộc

về chính quyền địa phương Trên cơ sở đó, Luận án tập trung vào làm rõ chính

quyền địa phương cần làm gì để thúc đây phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

đồng thời với việc đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể, hạn chế các khuyết tậtcủa thị trường trong quá trình phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp Cùng với đó,Luận án cũng phân tích, đánh giá kết quả phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ởcác tinh Bắc Trung Bộ thời gian qua về số lượng, chất lượng, cơ cau, ngành nghềkinh doanh để từ đó có thêm luận cứ trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra

5 Đóng góp mới của Luận án

5.1 Về mặt lý luận

Luận án góp phần khái quát và bố sung một số van đề liên quan tới lý luận về

phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp Cụ thể, Luận án đã đưa ra khái niệm pháttriển kinh tế hộ phi nông nghiệp, phân tích biểu hiện của phát triển kinh tế hộ phinông nghiệp và vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đặc biệt, Luận án làm rõ quan

hệ lợi ích giữa các bên, những hạn chế của thị trường trong phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp và chỉ ra sự cần thiết vai trò của chính quyền địa phương trong pháttriển kinh tế hộ phi nông nghiệp Đồng thời, Luận án xác định nội dung phát triểnkinh tế hộ phi nông nghiệp, trình bày tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởngđến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

5.2 Vé mặt thực tiễn

Trên cơ sở khung lý luận được xây dựng về phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp cùng với dữ liệu thứ cấp thu thập tại bàn và đữ liệu sơ cấp thu thập từ điềutra khảo sát thông qua bảng hỏi, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triểnkinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam giai đoạn 2016 —2020; đồng thời, Luận án chỉ ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triểnkinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Đặc biệt, Luận án đã chỉ rađược xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đó làmột bộ phận hộ PNN năng động, sáng tạo sẽ phát triển thành doanh nghiệp để cóthé tận dụng tốt hơn những lợi ích từ các chính sách hỗ trợ của chính quyền địaphương và bên cạnh đó cũng có thêm nhiều hộ chuyên nghề kinh doanh sang lĩnh

Trang 19

vực phi nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa phương

diễn ra nhanh chóng Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra quan điểm và đề xuất giảipháp thúc day phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh Bắc Trung Bộ, Việt

Nam thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của Luận án cung cấp một số bằng chứng khoa học giúp

cho chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung Bộ trong định hướng và hoạch địnhchính sách thúc đầy phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn Đồng thời,

Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa

học ở các trường đại học và viện nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ

6 Kết cầu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội

dung chính của luận án được kết cầu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

Chương 3: Thực trang phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ, Việt Nam

Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnhBắc Trung Bộ, Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

1.1.1 Các nghiên cứu về vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

1.1.1.1 Các nghiên cứu về vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở một

số quốc gia trên thé giới

Nhóm các nghiên cứu về vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệpđổi với da dạng hóa thu nhập và giảm nghèo

Nghiên cứu của Nishad Nasrin và Tanjila Wahid (2015) nhằm xác định mức

độ đóng góp của các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn trong thu nhập hộ gia

đình Nghiên cứu dựa trên đữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp

bảng hỏi với 110 mẫu đã được chọn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập bình

quân hàng tháng của những người tham gia hoạt động phi nông nghiệp cao hơn

những người làm nông trại Các tác giả cũng thấy rằng ở các vùng nông thôn, cáchoạt động phi nông nghiệp đang ngày càng trở nên phố biến hơn hoạt động nông

nghiệp Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn đang đóng một vai trò lớn để

tạo cơ hội việc làm từ đó giảm nghẻo ở nông thôn Các hoạt động phi nông nghiệp

có thê loại bỏ sự phụ thuộc quá mức vào nông nghiệp Do đó, các hoạt động phinông nghiệp cần được công nhận và khuyến khích phát triển

Madaki và Adefila (2014) điều tra bằng bảng hỏi một mẫu gồm 382 hộ gia

đình nông thôn thông qua nhiều giai đoạn kỹ thuật lấy mẫu và dữ liệu thu được

được phân tích băng cách sử dụng thống kê mô tả và các kỹ thuật phân tích ý nghĩathống kê Các tác giả nhận định rõ ràng là năng suất nông nghiệp thấp ở các nướcđang phát triển và nó thường dẫn đến thu nhập thấp đòi hỏi phải đa dạng hóa cáchoạt động kinh tế như một chiến lược dé đáp ứng nhiều nhu cầu của các hộ gia đình

Ở các cộng đồng nông thôn, hầu hết các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động phinông nghiệp dé thúc đây cơ sở kinh tế Nền kinh tế phi nông nghiệp đang đóng vaitrò quan trọng cả về mặt tạo ra việc làm và thúc day phương tiện sinh kế

Dựa trên dữ liệu khảo sát 175 hộ gia đình ở Croatia, Möllers và Buchenrieder

(2011) nhận thấy danh mục thu nhập của các hộ gia đình Crotia rất đa dạng Thu

Trang 21

nhập từ nông nghiệp chiếm gần một nửa thu nhập hộ gia đình Nhưng lao động phi

nông nghiệp đóng góp đáng kể vào thu nhập (gần một phan ba) Thu nhập phi nông

nghiệp không chỉ đóng góp đáng ké cho phúc lợi các hộ gia đình, nó cũng đóng một

vai trò quan trọng trong việc duy trì phân phối thu nhập cân bằng giữa các hộ gia đình

Owusu và cộng sự (2010) phân tích thực nghiệm dữ liệu từ một mẫu nông hộ

ở phía bắc Ghana thông qua phương pháp so sánh bằng điểm xu hướng (PropensityScore Matching Method — PSM) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tham gia vào côngviệc phi nông nghiệp tạo ra hiệu ứng tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với thunhập hộ gia đình và an ninh lương thực, ủng hộ quan điểm rộng rãi rằng thu nhập từcông việc phi nông nghiệp là rất quan trọng đối với an ninh lương thực và xóa đóigiảm nghèo ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triên

Thông qua cuộc khảo sát 220 hộ gia đình ở Bang Kwara được thực hiện vào

năm 2006 cùng với việc sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng khác nhau dé mô hình

hóa các yếu tố quyết định sự tham gia và thu nhập từ các nguồn thu nhập khác nhau,kết quả nghiên cứu của Babatunde and Qaim (2008) chỉ ra rằng gần 90% tất cả các

hộ gia đình được lấy mẫu có ít nhất một số thu nhập từ phi nông nghiệp, bình quânthu nhập từ phi nông nghiệp chiếm 50% tông thu nhập của hộ gia đình Tỷ lệ thunhập phi nông nghiệp có mối tương quan tích cực với thu nhập chung, cho thấyrằng các hộ gia đình tương đối giàu hơn được hưởng lợi nhiều hơn từ khu vực phi

nông nghiệp.

Davis (2006) khăng định tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ảnhhưởng tích cực đến kinh tế phi nông nghiệp và ngược lại, nhưng điều quan trọng làkinh tế phi nông nghiệp được mở rộng để cải thiện sinh kế nông thôn về lâu đài khilĩnh vực nông nghiệp dự kiến thu nhỏ lại

Bằng việc sử dụng dữ liệu điều tra hộ gia đình chi tiết từ tỉnh Hồ Bac, J anvry

va cộng sự (2005) nhận thấy nếu không có việc làm phi nông nghiệp, nghèo đói ởnông thôn sẽ cao và sâu hơn nhiều, và sự bất bình đắng thu nhập cũng sẽ cao hơn

Hơn nữa, việc tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp có tác động lan tỏa tích cực

đến sản xuất nông nghiệp hộ gia đình Các hoạt động phi nông nghiệp giúp nâng

Trang 22

cao năng lực đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp, giảm thiểu biến động thu nhập,đóng vai trò của một hệ thống bảo hiểm và do đó cũng tạo thuận lợi cho sản xuất

nông nghiệp hộ gia đình.

Nhóm các nghiên cứu về những vai trò khác của phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp

Một vai trò khác của kinh tế phi nông nghiệp đó là quản lý rủi ro Bubela (2016)chỉ ra rằng thu nhập phi nông nghiệp vừa là nguồn thu nhập vừa là một công cụ quản lý

rủi ro bởi vì nó làm giảm tác động biến động thu nhập nông nghiệp trong thu nhập hộ

gia đình Thu nhập phi nông nghiệp có thé 6n định dong thu nhập, bởi vì thu nhập phi

nông nghiệp ít thay đổi hơn nhiều so với thu nhập từ nông nghiệp Thu nhập phi nôngnghiệp cung cấp một nguồn von ôn định cho các hộ nông dân, đặc biệt là cho những

người nông dan trẻ và mới bắt đầu phải đối mặt nhiều thay đổi liện quan đến tài sản của

họ hơn chủ của các trang trại lớn hơn và thành lập lâu hơn.

Fernandez-Cornejo và cộng sự (2017) khăng định thu nhập phi nông nghiệp

rõ ràng đóng góp vào tổng thu nhập hộ gia đình, nhưng nó cũng có thể cải thiệnhiệu quả và các đo lường khác về hiệu suất của hộ nông dân Các hộ gia đình tham

gia vào các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp cùng với việc sản xuất các sản

phẩm nông nghiệp truyền thống có chỉ phí tiết kiệm 24% so với thực hiện các hoạtđộng đó một cách riêng biệt Tiết kiệm có thể phát sinh từ việc chia sẻ chuyên mônquản lý (kỹ năng kế toán, xử lý thông tin, bán hàng, hành chính kỹ thuật ) giữa

hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Trên cơ sở phân tích dữ liệu Khảo sát Quản ly Tài nguyên Nông nghiệp

(ARMS), Briggeman (2011) chỉ ra rằng dé tăng thu nhập, các hộ nông dân đã tăngmột cách đều đặn sự phụ thuộc của họ vào việc làm phi nông nghiệp Kết quả là,việc làm phi nông nghiệp trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân.Mức độ mà các nhà sản xuất dựa vào thu nhập phi nông nghiệp phụ thuộc vào quy

mô, loại hình doanh nghiệp nông nghiệp, tuổi của nhà điều hành Tác giả cũng nhậnthấy bằng cách b6 sung thu nhập của họ bằng các nguồn phi nông nghiệp, nhiềunông dân có khả năng trả nợ dồi dao Tuy nhiên, không có thu nhập phi nông

nghiệp, hầu hết nông dân sẽ không thé trả được nợ.

Trang 23

Barrett và cộng sự (2001) nhận thấy tồn tại mối quan hệ tích cực giữa thunhập phi nông nghiệp và các chỉ số phúc lợi hộ gia đình trên hầu hết các vùng nông

thôn châu Phi Thách thức chính sách nằm ở việc mở rộng cơ hội để phần lớn nền

kinh tế phi nông nghiệp có thể tiếp cận được với phần lớn người dân châu Phi,những người không có giáo dục, kỹ năng hoặc tài chính, vốn xã hội để có nhiều chỗ

sinh lợi xuyên lục địa.

Bezu, Barrett, và Holden (2012) dựa trên phân tích dữ liệu Điều tra hộ giađình nông thôn Ethiopia năm 1994, 1999 và 2004 cũng nhận thấy mối quan hệthuận chiều giữa tỉ trọng thu nhập phi nông nghiệp của hộ với tăng trưởng chỉ tiêu,

cả với hộ nghèo và hộ giàu ở Ethiopia Tuy vậy, các hộ giàu hơn được hưởng lợi

nhiều hơn từ hoạt động phi nông nghiệp so với hộ nghèo hơn

Tương tự, LanJouw, Murgal, và Stern (2013) tập hợp dữ liệu ở cấp độ toàn

Án Độ nhận thấy đa dạng hóa hoạt động phi nông nghiệp ở Ấn Độ không chỉ dẫntới tăng thu nhập và giảm đói nghèo, mà còn là phương tiện để gỡ bỏ các rào cản

dịch chuyên kinh tế giữa các nhóm nghèo nhất trong xã hội Tuy nhiên, họ cũng

nhấn mạnh rang, đi kèm với đa dạng hóa là tăng bất bình dang thu nhập ở capthôn/làng và tình trạng bat bình dang này đến lượt nó có thê có tác động đến đồngthuận xã hội Birthal và các cộng sự (2014) cũng đã xem xét khả năng tiếp cận củacác hộ nông dân đối với các hoạt động tạo thu nhập khác nhau và tác động củachúng đến phân phối thu nhập băng cách sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát quy

mô lớn mang tính đại diện trên toàn An Độ Nghiên cứu đã chỉ ra rang các hộ nghèo hơn có xu hướng đa dạng hóa tới các hoạt động thu lợi ít hơn, và quá trình này có

tác động không đều nhau tới phân phối thu nhập, nhưng có tác động tích cực tới thu

nhập của các hộ ở nông thôn An Độ

Giesbert và Schindler (2012) xem xét biến động phúc lợi của các hộ gia đình

ở Mozambique Họ nhận thấy hạn hán có tác động tiêu cực tới tích tụ tài sản của hộ,nhưng các hộ có ít nhất một người có kinh nghiệm làm việc phi nông nghiệp chịutác động đối với tăng trưởng tài sản ít hơn so với các hộ không có cơ hội làm việcphi nông nghiệp nào — điều này cho thấy da dang hóa thu nhập có tác động tích cực

10

Trang 24

trong thời gian sau khi diễn ra cú sốc ngoại lai Xem xét tác động của các cú sốc đến

đa dạng hóa ở Ethiopia, Porter (2012) nhận thấy các hộ tăng thu nhập ngoài nôngnghiệp sau khi gặp cú sốc về lượng mưa có thé bù đắp hiệu qua cho tác động tiêu

cực lên thu nhập từ trồng trọt Bezu và Barrett (2012) cũng kết luận rằng các cú sốclàm giảm thu nhập nông nghiệp có thể thúc đây quá trình chuyên dịch sang các hoạtđộng phi nông nghiệp có lợi tức cao hon, trong khi các cú sốc đối với tài sản có thédẫn tới chuyền dịch sang các hoạt động phi nông nghiệp có lợi tức thấp hơn

Ở cap độ rộng hơn, Haggblade, Hazel, và Reardon (2010) nhắn mạnh vai trò

quan trọng của phát triển nông nghiệp trong việc quyết định liệu đa dạng hóa sẽ đơnthuần là kết quả của các yêu tố “kéo” đến các hoạt động có lợi tức cao hay yếu tố

“đây” đến các hoạt động có lợi tức thấp Họ thừa nhận rằng đây là kết quả của mốiliên hệ giữa nông nghiệp và đa dạng hóa Mối liên hệ tích cực bao gồm: tăng thunhập sẽ khuyến khích cầu đối với sản phẩm và dịch vụ, tăng năng suất sẽ giải phóng

lao động cho các công việc phi nông nghiệp, và nhu cầu đối với hạt giống và phânbón, tất cả sẽ kích thích khu vực phi nông nghiệp phát triển Ngược lại, nếu ngànhnông nghiệp bị trì trệ hoặc đi xuống, trong khi dân sỐ tiếp tục tăng, các mối liên hệ như năng suất lao động thấp, tình trạng không có đất tăng, và sức mua hạn chế của

hộ sẽ thúc đây việc đa dạng hóa vào các hoạt động có lợi tức thấp Vijverberg và

Haughton (2002) cũng nhấn mạnh vai trò của quá trình chuyên dịch trong việc

quyết định mức độ và hình thức đa dạng hóa Họ nhận thấy rằng vai trò của các

doanh nghiệp hộ gia đình tăng lên khi nền kinh tế phát triển, nhưng sau đó sẽ được

thay thế bởi các cơ hội kinh tế tốt hơn Theo cách này, một doanh nghiệp hộ giađình có thé đóng vai trò như là cầu nối quan trọng, cung cấp các lựa chọn thay thécho nông nghiệp khi các công việc được trả lương khan hiếm, nhưng kém hấp dan

hơn các cơ hội làm việc bên ngoài.

Số liệu điều tra cũng cho thấy nói chung đa dạng hóa giúp tăng thu nhập và

doanh nghiệp hộ gia đình mang lại lợi ích cao nhất Các hoạt động phi nông nghiệp

cũng giúp tăng mức chi tiêu bình quân đầu người và giảm mức độ tổn thương trước

các cu soc, nhat là đôi với những người có tay nghê (Imai và cộng sự, 2015; Hoang

11

Trang 25

và cộng sự, 2014) Hiện tượng thú vi ở đây là việc giảm lao động nông nghiệp do

tăng lao động phi nông nghiệp lại không làm giảm thu nhập từ nông nghiệp (Hoang

và cộng sự, 2014).

1.1.1.2 Các nghiên cứu về vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở Việt Nam

Dữ liệu thực tế cho thay khu vực kinh tế phi nông nghiệp ngày càng gia tăngtầm quan trọng ở khu vực nông thôn Việt Nam trong thập kỷ qua

Imai, Giaha, và Thapa (2015) nhận thấy các hộ tham gia vào khu vực phinông nghiệp có chi tiêu bình quân đầu người cao hơn, biến đại diện cho xóa đóigiảm nghẻo, ở cả Việt Nam và An Độ Tiếp cận các công việc phi nông nghiệp cũnggiảm tính tôn thương trước các cú sốc, giảm rủi ro Tuy nhiên, các tác động này lớn

hơn đối với các hộ tham gia vào các công việc có kĩ năng so với các hộ có các công

việc chân tay/không kĩ năng Hoang, Pham, va Ulubas og "lu (2014) sử dụng dir liệu

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam các năm 2002, 2004, 2006 và 2008, họnhận thấy rằng ứng với việc có thêm một thành viên của hộ làm các công việc phinông nghiệp, xác suất nghèo đói sẽ giảm 7-12% và có thể tăng chỉ tiêu của hộ lêntới 14% trong thời gian hai năm Hơn thế nữa, các kết quả của họ cũng chỉ ra răngviệc cắt giảm thời gian làm việc trên đồng ruộng do các công việc phi nông nghiệp

không dẫn tới giảm thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp.

Trần Quang Tuyến (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa đất đai, việc làm phnông nghiệp và mức sống hộ gia đình vùng ven đô Hà Nội Kết quả chỉ ra rằng phầnlớn các hộ gia đình trong mẫu khảo sát đều tham gia vào hoạt động kinh tế PNN.Các nhân tố tác động tới mức sống hộ gia đình được nghiên cứu bằng việc sử dụng

mô hình hồi quy đa biến và kết quả đã khăng định tầm quan trọng của cả đất đai vàviệc làm PNN trong việc nâng cao mức sống của hộ gia đình

Một báo cáo được thực hiện bởi Mạng lưới phân tích phát triển

(Development Analysis Network) (2003) cho thấy trong khi khu vực phi nông

nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm ở Việt Nam, nó cũng nới rộng

khoảng cách thu nhập phi nông nghiệp giữa hộ giàu và hộ nghèo, và do vậy, góp phần

12

Trang 26

làm tăng bat bình dang xã hội Nghiên cứu này nhân mạnh cả các cơ hội có được từ đadạng hóa và khả năng tăng bat bình dang thu nhập giữa các hộ ở nông thôn.

Các bằng chứng kinh tế lượng cho thấy rằng việc tham gia vào hoạt động

kinh tế phi nông nghiệp là một yếu tô quan trọng giúp giảm nghèo và nâng cao mứcsông của các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam (Pham & cộng sự, 2010; Ravallion

& Van de Walle, 2008; Van de Walle & Cratty, 2004) Do vậy, khuyến khích sự

phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và hỗ trợ các hộ nghèo tham gia

vào hoạt động kinh tế này được coi là những nhân tố cơ bản đóng góp cho công

cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Pham & cộng sự, 2010; Van de Walle & Cratty, 2004).

Quá trình chuyên dịch cấu trúc đang diễn ra ở Việt Nam đã dẫn tới gia tăng

vai trò của thu nhập phi nông nghiệp, gồm cả thu nhập từ tiền công làm thuê và từhoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Kinghan và Newman (2017) ghinhận thực tế là việc đa dạng hóa thu nhập của hộ khỏi nông nghiệp ở nông thôn ViệtNam, nhìn chung, giúp tăng phúc lợi Điều này cũng thống nhất với các bằng chứng

khác ở các nước đang phát triển cho thấy việc tham gia vào các hoạt động phi nông

nghiệp có tương quan dương với thu nhập va tai sản ở các vùng nông thôn (Barrett

và cộng sự, 2001; Bezu và cộng sự, 2012; Hoang và cộng sự, 2014; LanJouw, 2001;

sẽ đa dạng hóa tới các hoạt động có lợi tức cao hay thấp Việc đa dạng hóa dé phanứng lại với các cú sốc, và do vậy bị thúc đây bởi các yếu tố “đây”, hoặc do sở hữucác nguồn lực thuận lợi hơn, có thé dẫn tới những tác động tới phúc lợi khác nhau

từ hoạt động phi nông nghiệp Điều này rất quan trọng đối với các nhà hoạch định

chính sách; tạo thuận lợi và trên thực tế khuyến khích hộ đa dạng hóa thu nhập phải

dân tới nâng cao phúc lợi.

13

Trang 27

1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp

1.1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân to ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp ở một số quốc gia trên thé giới

Odoh N.E và Nwibo S.U (2017) sử dụng bang câu hỏi thu thập dữ liệu từ

360 hộ nông dân ở nông thôn Đông Nam Nigeria thông qua thống kê mô ta vàthống kê suy luận đã chỉ ra các nhân tố tác động đến da dạng hóa thu nhập phi nôngnghiệp nông thôn Đông Nam Nigeria bao gồm 2 nhóm: nhóm các nhân tố sản xuất

(lợi nhuận kém từ các hoạt động nông nghiệp, quy mô trang trại nhỏ, rủi ro và sự

không chắc chắn trong nông nghiệp) và nhóm các nhân tổ kinh tế (thành viên củacác tổ chức xã hội, thu nhập hộ gia đình nghèo từ nông nghiệp, hạn chế tiếp cận các

tổ chức tín dụng và động co lợi nhuận)

Alobo Loison và Bignebat (2017) phân tích dữ liệu trên 1.747 hộ nông dân

thu thập trong năm 2007-2008 từ sáu khu vực ở nông thôn Senegal và Kenya Kếtquả nghiên cứu khang định đa dang hóa thu nhập liên quan đáng ké đến tài sản hộ

gia đình, yếu tố nhân khẩu hoc, khả năng tiếp cận trung tam, cơ hội di cư va nhậnthức về an ninh lương thực

Nghiên cứu của Weldegebriel (2017) dựa trên phân tích dữ liệu Khảo sát Hộ

gia đình Nông thôn Ethiopia (ERHS) cho thấy tám biến: tuổi của chủ hộ gia đình,

quy mô hộ gia đình, giáo dục, tiêu dùng bình quân đầu người, nắm giữ tài sản, chăn

nuôi, tiếp cận điện và tiếp cận tín dụng, ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa phinông nghiệp Trong số các biến này, quy mô hộ gia đình được tìm thấy có tác độngnhất quán trong tất cả các ước tính mô hình theo sau giáo dục và biến tiêu dùng

Hầu hết các biến này thuộc về các yếu tố kéo và chỉ ra sự khác biệt giữa các hộ gia

đình trong khả năng và động cơ như lợi thé so sánh dựa trên sự tồn tại của vốn con

người (quy mô hộ gia đình và giáo dục) và vốn tài chính (tiêu dùng, tài sản cao hơn

và chăn nuôi) ở cấp độ vi mô Ở cấp độ vĩ mô, chỉ có một nhân tố kéo truy cập vàođiện là thấy có ý nghĩa với tầm ảnh hưởng của nó giới hạn trong việc xác định sự tham

gia của hộ gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nhưng không có

14

Trang 28

ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lợi nhuận từ các hoạt động phi nông nghiệp Liên quan

đến sự ở gần với các trung tâm đô thị, tác giả không tìm thay bằng chứng nao về nó vai

trò trong đa dạng hóa phi nông nghiệp trong các ước tính của chúng tôi.

Davis (2006) nhận thấy các yếu tô kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến kinh

tế phi nông nghiệp, vì chúng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, khung thể chế trong đókinh tế phi nông nghiệp hoạt động — đặc biệt là hệ thống giáo dục, tô chức tài chính

và thị trường tín dụng; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa; thị trường đất đai và cơ cấu nông nghiệp Cải cách trong lĩnh vực nông

nghiệp cũng có tác động lớn đến kinh tế phi nông nghiệp do các mối liên kết giữa

hai ngành Nói chung, tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ảnh hưởng tích

cực đến kinh tế phi nông nghiệp va ngược lại, nhưng điều quan trọng là kinh tế phinông nghiệp được mở rộng dé cải thiện sinh kế nông thôn về lâu dai khi lĩnh vựcnông nghiệp dự kiến thu nhỏ lại

Đối với các yếu tố quyết định việc đa dạng hóa sang hoạt đông phi nông

nghiệp, Olugbire và cộng sự (2012) dựa trên dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia

đình được thực hiện vào năm 2006 xem xét đặc điểm của hộ tham gia vào hoạt độngphi nông nghiệp được trả lương hoặc khởi nghiệp ở Nigeria Họ kết luận rằng giáodục, giới tính, đất đai, và quy mô hộ là những yếu tố quyết định chính đối với việc

tham gia vào các công việc phi nông nghiệp được trả lương, trong khi giá trị tài sản,

tiếp cận tín dụng, vốn xã hội, quy mô hộ và đất đai là những yếu tố quan trọngquyết định hoạt động khởi nghiệp ngoài nông nghiệp Tương tự, Ackah (2013) nhậnthấy diện tích đất, việc học qua tiêu học, và giới tính là những nhân tố quyết định

chính của đa dạng hóa ở Ghana, và nữ giới có xu hướng tham gia vào các hoạt động

phi nông nghiệp nhiều hơn Việc học qua tiêu học đặc biệt quan trọng cho các côngviệc được trả lương én định Micevska (2008) nhắn mạnh vai trò của giáo dục đốivới đa dạng hóa, và nhận thấy các cá nhân có trình độ giáo dục cao hơn có xu

hướng đa dạng hóa tới các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn, trong

khi các cá nhân có trình độ giáo dục hạn chế thường tìm đến các công việc có thunhập thấp hơn Điều này đến lượt nó ảnh hưởng đến mức thu nhập được tạo ra từ đa

15

Trang 29

dạng hóa Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ ít nguồn lực hơn, có trình độ

giáo dục thấp hơn có thể phải đối mặt với những rào cản lớn trong việc tham gia

vào các hoạt động phi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế do nhà tuyên dụng tài trợ thúc đây sự tham gialao động phi nông nghiệp của các hộ gia đình Có một mối quan hệ tích cực mạnh

mẽ giữa xác suất bảo hiểm y tế và việc làm phi nông nghiệp (Ahearn, El-Osta và

Mishra, 2013).

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng sự thành công của các hộ kinh doanh phi

chính thức ở khu vực nông thôn thường phụ thuộc vao động cơ thành lập của họ

(Barrett và cộng sự, 2001; Bezu và cộng su, 2012; Lay và cộng sự, 2008) Vi dụ,

các hoạt động kinh doanh được hình thành dé đối phó với các cú sốc thu nhậpthường có xác suất thành công thấp hơn xét về lợi nhuận và tuôi thọ Ngược lại, cácdoanh nghiệp được hình thành dé khai thác một số lợi thé so sánh hoặc nhằm bồ trợ

cho các hoạt động khác nhau của hộ có nhiều cơ hội thành công hơn Thu nhập thấp

và các cú sốc thường là lý do quan trọng nhất đây nông dân ra khỏi sản xuất nông

nghiệp (Newman và Kinghan, 2015).

Những kết quả quan sát này phù hợp với lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập

ma theo đó đa dạng hóa tăng tỉ lệ thuận với thu nhập va tài sản nhưng cũng làm tang

bất bình đăng Lý do ở đây là các hộ có điều kiện có nhiều khả năng tham gia vào

các hoạt động tạo thu nhập cao hơn là các hộ nghẻo Yếu tố này lại càng thể hiện rõ

hơn khi quá trình đa dạng hóa liên quan đến các yêu tô ”đây” như các cú sốc hay cơ

hội sinh tồn (Newman và Kinghan, 2015)

1.1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp ở Việt Nam và một số địa phương cụ thể

Tường Mạnh Dũng (2016) cho rằng chuyển dịch cơ cấu lao động nông

nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến

bộ (nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông

nghiệp — phi nông nghiệp, nông thôn — thành thị, xuất khẩu lao động) Theo tác giả,các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ

16

Trang 30

tầng kinh tế - xã hội đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực cho

chuyên dịch cơ cấu lao động và hỗ trợ kịp thời cho nông dân trong quá trình chuyêndịch sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn Ngoài ra, làng nghề

nông thôn cũng góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cau lao động

Nguyễn Minh Tú (2014) đã trình bày các nhân tô ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế hộ phi nông nghiệp bao gồm: Các nhân tố thuộc về bản thân hộ PNN ảnhhưởng tới phát triển kinh tế hộ PNN; Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tớiphát triển kinh tế hộ PNN; Môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế ảnh hưởngtới phát triển kinh tế hộ PNN

Đỗ Thị Duyên (2013) cho rằng chuyền dich cơ cấu lao động và cơ cau kinh

tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Cơ cấu lao động

phải được chuyên dịch tùy sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng

cho sự chuyền dịch của cơ cấu kinh tế Chuyên dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò như

dau tàu, dan dat cho cơ cấu lao động Do vậy, khi xem xét quá trình chuyển dịch cơ

cấu của một vùng, một địa phương, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với

chuyền dịch cơ cấu kinh tế, coi chuyên dịch cơ cấu kinh tế như một trong các tiêuchi dé đánh giá hiệu quả chuyên dich cơ cau lao động

Võ Thanh Dũng và cs (2010) cho rằng lực lượng lao động nông thôn chưađáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả nănggia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế Yếu tố thúcđây sự dịch chuyên lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp: tuổi của ngườilao động, trình độ học vấn của người lao động, số nhân khâu trong hộ, tỉ lệ ngườikhông việc làm trong tổng số người có việc làm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá

trình chuyển dịch cơ cấu lao động Việc lao động dịch chuyển lao động trên địa bàn

có ảnh hưởng tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần đối với nông hộ và nhữnglao động dịch chuyền này tác động tích cực đến việc học hành của những thành viên

còn lại trong hộ, cũng như thúc đây những lao động khác trong hộ cùng dịch chuyển

lao động và nhận thức của nông hộ về việc chăm sóc sức khỏe, nhận thức về thông

tin, ngày cảng tăng.

17

Trang 31

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (2006), các yếu tố tác động đến

quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lao động PNN ở nôngthôn Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tuổi, giáo dục, giới tính, đất sản

xuất, thành viên, tài sản, dự án tạo việc làm, số nhà máy, giao thông, nông nhàn, thu

nhập nông nghiệp, vùng sinh thái,

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền (2013) vềcác yêu tố ảnh hưởng khả năng có việc làm PNN ở nông thôn Hà Nội cho răng: giới

tính, tuổi, số năm đi học, chương trình tạo việc làm, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ

va dự án phát triển là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc làm PNN của lao động

nông thôn địa phương hiện nay.

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Đoàn Thị Câm Vân, Lê Long Hậu và

Vương Quốc Duy (2010) đã cho rang các nhân tố có ảnh hưởng đáng ké đến việc

làm từ các hoạt động kinh tế PNN ở Trà Vinh bao gồm: số thành viên, tuổi, trình độgiáo dục, thu nhập nông nghiệp, giá trị tài sản, diện tích đất sản xuất, chương trình

tạo việc làm.

Hứa Thị Phương Chi & Nguyễn Minh Đức (2016), nghiên cứu đã tìm ra 6

nhân tố có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng tích cực đến việc đa dang hóa thu nhập cuanông hộ vùng ĐBSCL, gồm: đào tạo nghề, số người phụ thuộc trong nông hộ, số

lượng thành viên của nông hộ, trình độ học van trung binh cua cac thanh vién trong

nông hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số người tham gia vào hoạt động sản xuất

phi nông nghiệp trong gia đình.

Nhóm tác giả Trần Thanh Phúc và Huỳnh Thanh Phương (2011) cho rằng:đặc điểm của chủ hộ (tuôi, giới tính, trình độ giáo dục, học nghề); đặc điểm gia đình

người lao động (quy mô, tuổi trung bình, số năm đi học, số người có việc làm, tài

san) và đặc điểm cộng đồng (thông tin việc làm, giao thông, tín dụng) là các nhân tố

có tác động đến việc làm và thu nhập PNN của lao động nông thôn ở tỉnh Long An

Benedickter và cộng sự (2013) cũng chỉ ra mỗi tương quan giữa quy môdoanh nghiệp và trình độ giáo dục của người chủ Họ nhận thấy lượng tiền tiết

kiệm, kinh nghiệm làm việc, và các môi quan hệ/thừa kê của gia đình là những yêu

18

Trang 32

tố chính dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở khu vực đồngbăng sông Cửu Long của Việt Nam.

Trên thực tế, Kinghan và Newman (2017) nhận thấy thành công của các hoạtđộng của hộ kinh doanh ở nông thôn Việt Nam thường gắn liền với việc tiếp cậncác nguồn lực như tài chính, giáo dục và các thị trường, và tất cả các yếu tố nàythay đối khác nhau ở các hộ

Nguyễn Đình Phúc (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng

tham gia việc lam phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa ban thi xã An

Nhơn, tinh Binh Định Kết qua phân tích định lượng bang mô hình hồi quy xác suấtProbit cho thấy, có 9 yếu tố giải thích cho sự tham gia việc làm phi nông nghiệp củangười lao động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc làm phi nôngnghiệp đối với lao động nông thôn là khác nhau Nghiên cứu này đã chỉ ra, nôngnhàn, tổ hop sản xuất và học nghề là 3 yếu t6 có tác động lớn nhất đến khả năng

tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động trong vùng.

Phạm Hồng Đức (2019) đưa ra 02 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thực

hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, nhóm nhân tố khách quan bao gồmđiều kiện tự nhiên, tình hình khách quan về kinh tế - xã hội của địa phương, nhân tốcạnh tranh và hội nhập kinh tế, sự biến động thị trường, đối tượng thụ hưởng củachính sách phát triển kinh tế hộ gia đình; nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: thé chế

chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức tổ

chức vận hành chính sách, sự nỗ lực cam kết chính trị hành động của giới chức lãnhđạo, quản lý điều hành chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, kỹ năng, kinhnghiệm nghề nghiệp của các thành viên gia đình, kiến thức trong sử dụng các nguồn

lực của hộ gia đình Các nhân tố này được tác giả sử dụng dé phân tích định tính

thực trạng thực hiện các chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quậnCam Lé, thành phố Đà Nẵng

1.1.3 Các nghiên cứu về nội dung và chính sách phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp

Nguyễn Minh Tú (2014) đã đưa ra nội dung phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm: zmột ld,

19

Trang 33

phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp về số lượng; hai /à, sự tiến bộ về cơ cấu hộphi nông nghiệp; ba /d, phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp về chất lượng Cáchtiếp cận này xem xét nội dung phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên kết quảphát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp về số lượng, cơ cau và chất lượng mà chưa trảlời được câu hỏi cần làm gì dé phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp Tác giả cũng

đã xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp bao gồm:thứ nhất, tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng (sự gia tăng về số lượng hộ

PNN trên địa bàn; tốc độ gia tăng về số lượng hộ PNN trên địa bàn, sự gia tăng về

sé lượng lao động trong hộ PNN trên địa ban, tốc độ gia tăng về số lượng lao độngtrong hộ PNN, sự gia tăng về vốn của hộ PNN trên địa bàn, tốc độ gia tăng về vốncủa hộ PNN); thir hai, tiêu chí đáng giá sự tiễn bộ về cơ cấu hộ phi nông nghiệp (cocau hộ PNN theo ngành nghề kinh doanh, cơ cấu hộ PNN theo quy mô lao động, cơcau hộ PNN theo tinh trang đăng ký kinh doanh); thi? ba, tiêu chí đánh giá phát triểnkinh tế hộ về chất lượng (trình độ lao động trong hộ PNN, khả năng áp dụng khoa

học công nghệ của hộ PNN, sự gia tăng về hiệu quả kinh doanh: doanh thu, lợi

nhuận của kinh tế hộ PNN, sự gia tăng về đóng góp vào GDP cho ngân sách địaphương) Tác giả dựa vào các số liệu thứ cấp dé đánh giá thực trạng phát triển kinh

tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo các tiêu

chí nay.

Phạm Hồng Đức (2019) nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển kinh

tế hộ gia đình ở quận Cam Lệ, thành phố Da Nẵng trên cơ sở phân tích, đánh giá 6

chính sách kinh tế chủ yếu trong phát triển kinh tế hộ đó là: Chính sách phát triển cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội; Chính sách khoa học công nghệ; Chính sách thuế và vốn

tín dụng; Chính sách tạo việc làm và xoá đói, giảm nghẻo; Chính sách thị trường và

hỗ trợ kinh tế hộ tiêu thụ sản phẩm; Chính sách đất và sử dụng đất.

Theo kết quả nghiên cứu của Odoh N.E và Nwibo S.U (2017), đặc điểmkinh tế xã hội của hộ phi nông nghiệp ở nông thôn có anh hưởng đáng kế đến đa

dang hóa thu nhập phi nông nghiệp ở phía Đông Nam Nigeria Do đó, nghiên cứu

khuyến nghị chính phủ nên tăng cường các trung tâm cộng đồng giáo dục đào tạo

20

Trang 34

cho người lớn ở khu vực nông thôn để xóa bỏ trình độ học vấn thấp của những

người dân nông thôn Các tác giả đề nghị rằng các trung tâm tiếp nhận kỹ năng nên

được cung cấp day đủ thông qua kế hoạch phát triển đối tác công — tư dé giảm laođộng thiếu kỹ năng có sẵn trong khu vực

Nghiên cứu của Madaki và Adefila (2014) đưa ra khuyến nghị Chính phủ nêncông nhận nhiều hơn các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bằng cách xâydựng các chính sách nhằm trang bị cho các hộ nghèo kỹ năng lao động sẽ tốt hơn là

việc tăng đầu tư vào kết cầu hạ tang và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính

Osarfo và cộng sự (2016) khăng định việc làm phi nông nghiệp không chỉ là

một nguồn thu nhập bé sung đáng tin cậy cho các hộ gia đình nông thôn, nó cũnggiúp làm cân băng thu nhập và tiêu dùng Theo các tác giả việc làm phi nông nghiệp

có thé là sự bé sung đáng tin cậy cho các hoạt động nông nghiệp Chính sách do đó

nên tập trung về việc tạo cơ hội làm việc phi nông nghiệp cho các hộ gia đình nôngthôn và giúp họ vượt qua các rào cản gia nhập Các biện pháp này có thể bao gồm

tăng khả năng tiếp cận của các hộ gia đình nông thôn đến vốn thê chất, vốn tài

chính, vốn xã hội và vốn con người Các biện pháp vốn vật chất như cung cấp

đường xá, điện đáng tốt và cơ sở hạ tang chung phát triển sẽ giúp giảm chi phí san

xuất và vận chuyền Cải thiện tiếp cận giáo dục ở cộng đồng nông thôn cũng sẽ tăng

cường cơ hội việc làm phi nông nghiệp, đặc biệt là việc làm công ăn lương phi nông

nghiệp Nghiên cứu cũng cho thấy rằng thành viên của một nhóm làng có mối liên

hệ tích cực với sự tham gia việc làm phi nông nghiệp Thúc đây sự hình thành vàtham gia vào các nhóm làng và hiệp hội, bao gồm các tô chức dựa vào nông dân, sẽ

đi một cách dài hạn trong việc tăng cường cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho các

hộ gia đình nông thôn.

Reardon và cộng sự (2006) nhận định các nhà hoạch định chính sách của thế

kỷ 21 bị thu hút bởi nền kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bởi vì họ hy vọng đa

dạng hóa vào hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn sẽ mang lại cho các hộ nghẻo

con đường thoát nghèo Đầu tiên và quan trọng nhất, cần phải tạo ra một môi trường

21

Trang 35

thuận lợi dé đa dạng hóa sự năng động của nên kinh tế nông thôn Về lâu dài, đòi

hỏi tăng đầu tư vào giáo dục và y tế nông thôn Cuối cùng, nếu người nghẻo tiếp

cận nhiều nhất công việc phi nông nghiệp sinh lợi, họ phải nâng cấp vốn nhân lực

việc sử dụng các nguồn lực; Ba /à, giải quyết nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh tế

phi nông nghiệp; Bốn !à, day mạnh dau tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện dai,tiên tiến vào trong sản xuất kinh doanh; Năm /d, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạtầng; Sáu Id, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; Bảy /!à, day mạnh sự liên kếtgiữa các ngành nghề, các địa phuong, trong quá trình phát triển hoạt động kinh tếphi nông nghiệp; Tám !à, phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu thụ ở nông thôn; Chin

là, gắn liền với việc phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn cần thúc dayquá trình đô thị hóa tại các thị trấn, các cụm dân cư tại khu vực nông thôn, tạo điềukiện thuận lợi cho việc hình thành phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại

và dich vụ; Miroi là, có các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, vấn đề cấp bách

hiện nay là cải thiện môi trường sống (không khí, nước, đất, ) tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn.

1.1.4 Các nghiên cứu về xu hướng phát triển kinh té hộ

Nguyễn Thị Phương Thảo (2000) đã tập trung làm rõ quá trình và xu hướng

phát triển của kinh tế nông hộ ở 6 tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ, trong thập kỷ

1990, tác giả rút ra kết luận: xu hướng chung của kinh tế nông hộ vùng Đông Nam

bộ là chuyền từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa phát triển từ thấp đến cao, từthuần nông sang sản xuất đa dạng; từ kinh tế hộ sang trang trại và hợp tác xã; từkinh tế nông hộ sản xuất đơn canh sang đa canh đi liền với chuyên môn hóa, hiệp

tác hóa.

22

Trang 36

Lương Đình Hải (2005) khăng định: Theo quy luật của nền kinh tế thịtrường, trong kinh tế cá thé và tiêu chủ, nói rộng hon là trong kinh tế tư nhân, luôn

diễn ra quá trình tập trung và tích tụ các nguồn lực Quá trình ấy tất yếu sẽ sinh ra

những cơ sở kinh tế tư nhân phát triển cao hơn, tạo thành kinh tế tư bản tư nhântrong các nước tư bản chủ nghĩa Ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nóphải trở thành kinh tế tư nhân xã hội chủ nghĩa, hoặc một loại hình nào đó tương tự

Sự phát triển tiếp theo của quá trình tích tụ và tập trung sẽ dẫn đến hình thành kinh

tế tư bản nhà nước và tương ứng là kinh tế tư nhân - nhà nước xã hội chủ nghĩa Xét

về lôgíc phát triển và xuất phát điểm hiện nay của nền kinh tế nước ta, con đườngphát triển của kinh tế cá thể và tiêu chủ là kinh tế tư nhân xã hội chủ nghĩa sangkinh tế tư nhân - nhà nước xã hội chủ nghĩa rồi đến kinh tế xã hội chủ nghĩa Kinh

tế tư nhân được đảm bảo bằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt

Nam Đây cũng là hai "dây cương" đặc biệt quan trọng đảm bảo nên kinh tế vận

động theo mục tiêu đã lựa chọn.

Nguyễn Văn Sáng (2009), phân tích thực trạng kinh tế tư nhân trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra 7 xu hướng vận động và phát triển của nó, gồm:

theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận; số lượng các đơn vị kinh tế cá thể giảm trong khi số

doanh nghiệp tăng, quy mô thị trường mở rộng; hợp tác và cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp tăng lên thúc đây đa dạng hóa sản phẩm; đóng góp ngày càng lớn vào

tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế; mở rộng kinh doanh đa ngành; gia tăng hoạt

động trên thị trường quốc tế; và phát triên các hiệp hội của doanh nghiệp

Đặng Thị Thu Hiền (2015) đã phân tích các xu hướng chủ yếu phát triển kinh

tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam: Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng hình thành trạng trại gia đình, pháttriển kinh tế nông hộ theo hướng hình thành các hình thức liên kết kinh tế (giữa các

hộ nông dân với nhau, hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã - liên kết ngang: hoặcgiữa các hộ nông dân với doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụnông sản - liên kết doc)

23

Trang 37

Phan Thị Huê (2019) khi nghiên cứu về kinh tế tư nhân trong nông nghiệp đãchỉ ra xu hướng giảm dan về số lượng hộ nông dân cá thé, tăng dần số lượng trangtrại và đoanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trong nông nghiệp; kinh tế tư nhân trongnông nghiệp vận động theo hướng liên kết hoá và xu hướng vừa hợp tác; vừa cạnhtranh giữa các đơn vi thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp với nhau vàvới các khu vực kinh tế khác.

1.1.5 Đánh giá chung về tổng quan các công trình nghiên cứu

1.1.5.1 Những phát hiện nghiên cứu chính

Các công trình, các ấn phẩm, bài viết đã công bố ở trong và ngoài nước đã

giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp Cụ thê:

- Các nghiên cứu đã làm rõ được đóng góp của các hoạt động phi nông

nghiệp trong quá trình phát triển của các quốc gia và ở Việt Nam Dù là quốc gia

phát triển hay đang phát triển thì kinh tế hộ phi nông nghiệp ngày càng có tầm quantrọng đặc biệt trong nên kinh tế của mỗi nước thé hiện thông qua các khía cạnh sau:vai trò đối với đa dạng hóa thu nhập và giảm nghèo; vai trò để cải thiện sinh kếnông thôn khi lĩnh vực nông nghiệp dự kiến thu nhỏ lại; vai trò trong quản lý rủi ro

và 6n định dòng thu nhập;

- Các nghiên cứu đã hệ thống được nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế hộ phi nông nghiệp ở một số quốc gia và ở Việt Nam Các nhân tố có thể kéđến là: đặc điểm của chủ hộ (tudi, giới tính, trình độ giáo dục, hoc nghề); đặc điểmgia đình người lao động (quy mô, tuổi trung bình, số năm đi học, số người có việclàm, tài sản) và đặc điểm cộng đồng (thông tin việc làm, giao thông, tín dụng) Bêncạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp có thể

chia thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố sản xuất (lợi nhuận kém từ các hoạt động

nông nghiệp, quy mô trang trại nhỏ, rủi ro và sự không chắc chắn trong nông nghiệp)

và nhóm các nhân tổ kinh tế (thành viên của các tô chức xã hội, thu nhập hộ gia đình

nghẻo từ nông nghiệp, hạn chế tiếp cận các tô chức tín dụng và động cơ lợi nhuận).

24

Trang 38

- Một số nghiên cứu đã xây dựng nội dung, chính sách và tiêu chí đánh giáphát triển kinh tế hộ làm căn cứ dé phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa

bàn nghiên cứu.

- Từ những nghiên cứu ở phương diện lý luận và thực tiễn các nghiên cứu đã có

những kiến nghị, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp Đầu tiên và quan trọng nhất, cần phải tạo ra một môi trường thuận lợi dé da dạnghóa sự năng động của nên kinh tế nông thôn Về lâu dài, đòi hỏi tăng đầu tư vào giáo dục

và y tế nông thôn Cuối cùng, nếu người nghèo tiếp cận nhiều nhất công việc phi nông

nghiệp sinh lợi, họ phải nâng cấp vốn nhân lực và vật chất của mình

- Một vài nghiên cứu chỉ ra xu hướng phát triển kinh tế hộ trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hộ

phát triển thành doanh nghiệp và theo hướng liên kết hoá

Bên cạnh đó, qua tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có thê thay

cách tiếp cận, dữ liệu và phương pháp mà các tác giả đã sử dụng là rất phong phú và

đa dạng; trong đó, có cách tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô; dữ liệu khảo sát của tác gia

hoặc từ bộ số liệu khảo sát của quốc gia; phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy

luận và nhiều kỹ thuật phân tích định lượng

1.1.5.2 Những khoảng trồng và hướng nghiên cứu của dé tài

Như trình bày ở trên, các nghiên cứu đã công bố được đề cập là khá phongphú, đa dạng về các khía cạnh phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp Tuy nhiên,trong quá trình tham khảo để viết Luận án này, nghiên cứu sinh nhận thấy vẫn cònnhững khoảng trống nghiên cứu sau:

Một là, vai trò hay đóng góp của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp đãđược các tác giả phân tích làm rõ bằng cả định tính và định lượng Tuy nhiên, chưa

có nghiên cứu nao làm rõ vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là đặt trong bối cảnh pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Hai là, phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp có sự tham gia của các chủ thénào, mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể và những hạn chế của thị trường trongphát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp là gì cũng chưa được các nghiên cứu trước

làm rõ.

25

Trang 39

Ba là, vai trò của Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương trongviệc thúc đây sự phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp đều được các tác giả đề cao Tuynhiên, Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương làm gi và làm như thế nào déphát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp chưa được nhiều tác giả làm rõ Ở trong nước mới

có tác giả Nguyễn Minh Tú nghiên cứu các nội dung phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp ở quận Hà Đông, nhưng nội dung phân tích của tác giả chưa sâu, tác giả chưa

tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị dé giải quyết van đề nghiên cứu

Bốn là, xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ, Việt Nam trong thời gian tới là gì, trên nền tảng nào và bằng cách nào là tối ưunhất cũng chưa được các nghiên cứu trước chỉ ra

Chính vì vậy, liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp vẫncòn một số nội dung mà tác giả Luận án mong muốn tiếp tục bổ sung nghiên cứu và

làm rõ hơn:

Một là, làm rõ vai trò của phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện phát triển kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hai là, làm rõ quan hệ lợi ích, những hạn chế của thị trường trong phát triểnkinh tế hộ phi nông nghiệp và chỉ ra sự cần thiết vai trò của chính quyền địa phươngtrong phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

Ba là, làm rõ chính quyền địa phương cần làm gì và làm như thế nào để phát

triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

Bon là, làm rõ xu hướng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tinh BacTrung Bộ, Việt Nam, đồng thời đưa ra các quan điểm và giải pháp dé thúc day phattriển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới

1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Quy trình nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi nghiên cứu,

Luận án đã thực hiện quy trình nghiên cứu như sau:

26

Trang 40

Tông quan nghiên cứu

|

Khoảng trống nghiên cứu

Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp:

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm kinh tế hộ phi nông nghiệp;

Ý kiến

chuyên gia

- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Nội dung, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp.

Thu thập số liệu

Rút ra những van dé cần giải quyếttrong phát triển kinh tế hộ phi nôngnghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ,

Việt Nam

Phân tích, đánh giá thực trạng phát

triển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

J

Đề xuất quan điểm, giải pháp dé phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

Bước 1: Tổng quan tài liệu dé tim được khoảng trống nghiên cứu

Bước 2: Trên cơ sở tổng quan tài liệu cũng như tham vấn ý kiến của các

chuyên gia, luận án hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế hộ phi nông

nghiệp.

Bước 3: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ phi

nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam Dữ liệu mà luận án sử dụng được

thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp

Bước 4: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp

ở các tinh Bac Trung Bộ, Việt Nam; Rút ra những van dé cần giải quyết trong pháttriển kinh tế hộ phi nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

27

Ngày đăng: 30/10/2024, 00:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w