1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc từ năm 2015 đến năm 2023

115 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 31,01 MB

Nội dung

Nghiên cứu trên thế giới Kế hoạch Made in China 2025 Made in China 2025 - một trong nhữngchính sách công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc ké từ thời kỳ cải cách và mở cửa - đã thu hút sự q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DAO MINH HIEN

LUẬN VĂN THAC SĨ QUOC TE HOC

Hà Nội-2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DAO MINH HIEN

Luan van Thac si chuyén nganh Quan hé Quoc té

Mã số: 8310601.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thùy Trang

Hà Nội-2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những ý kiếnkhoa học, kết luận, kiến nghị được đúc kết trong luận văn là trung thực; các nộidung trong luận văn dẫn chiếu từ các công trình nghiên cứu và các nguồn thông tinkhác nhau đều được trích dẫn đầy đủ

Tôi hoan toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận văn.

Hà Nội, ngày thang năm

Nghiên cứu sinh

HiềnĐào Minh Hiền

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thi Thùy Trang, người

đã tận tình hướng dẫn, gợi mở nhiều ý tưởng quý báu và những lời khuyên mangtính xây dựng giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu.Các ý kiến của cô đã chỉ ra chỗ sai sót kịp thời để tôi khắc phục và bổ sung, hoànthiện dé tài luận văn

Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô Khoa Quốc Tế học vàcán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện cho tôitrong suốt thời gian học tập, nghiên cứu

Một lân nữa xin chân thành cảm ơn tât cả mọi người!

Trang 5

CHUONG 2 NỘI DUNG VÀ QUA TRÌNH TRIEN KHAI CUA KE

HOẠCH MADE IN CHINA 2025 cccccsscsssessessesssessesssesseessesssesseesseesees 32

2.1 Nội dung kế hoạch Made in China -2- 2+ 2 +s+E+EEE2E+E2EEzE+EvErezrrree 32

2.2.Quá trình triển khai kế hoạch Made in China 2025 5 5+ 38 Tiểu 5 5221 SE E2 221221127112110111211111 21101112111 1 xe 57

CHƯƠNG 3 KET QUÁ TRIEN KHAI CHIẾN LƯỢC MADE IN

CHINA 2025 0 0.ccccccsssesssssssssessesssecssessecsussssssusssssssecsussseesesssecsusssecsuessesaseesees 58

3.1 Các thành tựu của kế hoạch Made in China 2025 . - 58

3.2 Các hạn chế của kế hoạch Made in China 2025 ¿2 +s+zs+s+s+z 73 3.3 Tác động của kế hoạch Made in China 2025 -2-s+=2 s+s+E+Ezzz2szz 86 3.4 Dự báo về kế hoạch Made in China 2025 c.cccsscessesssessesssesseessesstesseesseess 92 3.5 Dự báo đến năm 2049 - 22 s++2<9EE2E1E211271211211211271211 112 cre 96 Tiểu kết: -2 22s 2E EE 22122112711211011211111 2110112111111 eerreg 98 KẾT LUAN - 5-5-5 E121 1211211211111 21101111111 11111111 11x crrey 99 TÀI LIEU THAM KHÁO 2-5256 ‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkers 100

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Trung Quốc là một cường quốc trên thế giới, luôn muốn phát triển và dẫn

đầu ở khắp mọi lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ Không thể phủ nhận Trung Quốc

đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp chế tạo toàn cầu khi là nước sảnxuất và xuất khâu sản phẩm công nghiệp hàng dau thé giới Với biệt danh "côngxưởng của thế giới", theo Tổ chức Thuong mại Thế giới (WTO), trong năm 2021,Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa với con số lên tới 3.360 tỷUSD, vượt xa so với Mỹ đứng thứ hai với 1.950 ty USD Nhu vậy, kim ngạch xuấtkhẩu của Trung Quốc gap 1,7 lần so với Mỹ, cho thay sức mạnh vượt trội của ngànhcông nghiệp chế tạo Trung Quốc Tuy nhiên, vào thời điểm những năm 2010, hạtầng công nghiệp yếu kém và phương thức sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiết bị,nhân công nước ngoài khiến chất lượng sản pham của Trung Quốc luôn ở mức thấp,khó có thé cạnh tranh với các quốc gia phương Tây Trong khi đó, Mỹ và các nướcphát triển đã và đang có những kế hoạch chiến lược cho Cách mạng công nghệ 4.0khiến Trung Quốc không thé không lo lắng cho vị thế của mình trên thị trường

Sau khi Đức công bố chiến lược Công nghệ 4.0 vào năm 2013, chỉ 2 năm sauTrung Quốc đã nhanh chóng đưa ra quyết định táo bạo về một kế hoạch tương tự

Đó chính là Kế hoạch Made in China 2025 ra đời năm 2015, được coi là chiến lượcquan trọng bậc nhất định hướng cho giai đoạn phát triển mới của Trung Quốc tronglĩnh vực sản xuất Chính vì vậy, việc nghiên cứu về Kế hoạch Made in China 2025này mang ý nghĩa rat lớn, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với sự phát triển củaTrung Quốc cũng như mối quan hệ với các nước Thứ nhất, Made in China 2025phản ánh đầy đủ nhất định hướng và chiến lược phát triển công nghiệp của TrungQuốc trong thập niên 2015-2025 Nghiên cứu sâu về Kế hoạch này sẽ giúp hiểu rõhơn đường lối, chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạnnày, đồng thời cũng có thé dự báo được xu hướng vận động và những tác động cóthé có đối với khu vực va thé giới Thứ hai, Made in China 2025 đặt ra những mục

tiêu rat cao vê nâng cap công nghiệp và công nghệ của Trung Quoc Việc phân tích

Trang 7

kế hoạch nay sẽ cho thấy tiềm năng, thách thức và triển vọng Trung Quốc có thé trởthành cường quốc sản xuất toàn cầu hay không Điều này có ý nghĩa lớn đối với cácquốc gia dang phát triển như Việt Nam Thứ ba, nghiên cứu kế hoạch Made inChina 2025 cũng cho thấy Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng trưởng mới,chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng thay vì dựa vào lao động giá rẻ vàxuất khẩu dai trà như trước đây Điều này đòi hỏi các quốc gia khác, kể cả ViệtNam, phải thích ứng với xu thế mới của Trung Quốc cũng như mô hình tăng trưởngmới này Thứ tư, Nghiên cứu Kế hoạch Made in China 2025 không chi quan trọng

về mặt phát triển kinh tế của Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa chiến lược về đốingoại và an ninh Bởi Kế hoạch này ảnh hưởng sâu sắc đến cán cân quyên lực khuvực và toàn cầu, nhất là mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ cùng các nướcphương Tây Do vậy, việc phân tích kỹ lưỡng Kế hoạch sẽ giúp dự báo trước nhữngbiến động tiềm tàng trong tương lai gần giữa các cường quốc

Kế hoạch Made in China 2025 sẽ thay đổi diện mạo ngành công nghiệp chếtạo Trung Quốc như thé nào? Ta nhìn thấy những khát vọng và mong muốn gi củaTrung Quốc qua kế hoạch này? Nó đã, đang và sẽ tác động đến thé giới và khu vựcnhư thế nào nào? Với mong muốn trả lời các câu hỏi đó nhằm có cái nhìn toàn diệnhơn về nội dung cũng như một số ảnh hưởng của kế hoạch này, đề tài KE HOẠCHMADE IN CHINA 2025 đã được lựa chọn là đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngànhQuan hệ quốc tế

2 Lich sử nghiên cứu van đề

2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Kế hoạch Made in China 2025 (Made in China 2025) - một trong nhữngchính sách công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc ké từ thời kỳ cải cách và mở cửa -

đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, chính trị gia và kinh tế giaquốc tế ké từ khi được công bố vào năm 2015

Một số nghiên cứu có tính chất giới thiệu và phân tích sớm về kế hoạchMade in China 2025 như: Bài viết "Made in China 2025: The Formal GovernmentPlan Driving Technology Conquista" (Made in China 2025: Kế hoạch chính thức

Trang 8

của chính phủ Trung Quốc thúc đây chinh phục công nghệ) của Emily de La

Bruyére va Nathan Picarsic đăng trên tạp chí Jamestown Foundation vào thang

6/2015 là một trong những phân tích sớm nhất về kế hoạch này Bài viết chi tiết cácngành công nghiệp được ưu tiên, các chỉ tiêu cụ thể về ty lệ nội dia hóa đến năm

2025, 2035 và 2049, cũng như vai trò của nhà nước trong hỗ trợ đổi mới sáng tạo vàsản xuất Báo cáo "Chinese Manufacturing 2025: Putting Industrial Policy Ahead ofMarket Forces" (San xuất Trung Quốc 2025: Ưu tiên chính sách công nghiệp) củaMERICS (Viện Nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Đại học Duisburg-Essen) năm

2017 phân tích các mục tiêu, chính sách và lộ trình thực hiện của sáng kiến này.Báo cáo chỉ ra rằng Made in China 2025 sẽ mang lại lợi ích cho các tập đoàn nhànước và gây bat lợi cho các công ty tư nhân trong nước

Trong khi đó, một số nghiên cứu lại nhằm chỉ ra tác động và mối đe dọa từMade in China 2025 với các nước đối tác như Bài viết “What Will The WorldUnderstand About China Too Late?” (Những điều gì về Trung Quốc mà thế giới sẽhiểu quá trễ?) của Bloomberg năm 2018 cảnh báo các nước đối tác sẽ phải trả giáđắt nêu không sớm nhận ra mối đe dọa từ tham vọng công nghiệp của Trung Quốcthông qua Made in China 2025 Các bài viết kêu gọi các chính phủ phải có hànhđộng quyết liệt hơn Báo cáo “China’s Plan to Build Its Own High-Tech IndustriesWorries U.S.” (Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao riêng minhcủa Trung Quốc gây quan ngại cho Mỹ) của New York Times năm 2017 phân tíchcác động thái của chính quyền Trump nhằm đối phó với Made in China 2025, baogồm việc siết chặt đầu tư công nghệ cao từ Trung Quốc Báo cáo cũng đề cập đếnviệc Trung Quốc tiếp tục đây mạnh kế hoạch bat chap sự phản đối từ Mỹ Hay như

nghiên cứu “China’s Push for Semiconductors: The Risks for America” (Trung

Quốc day mạnh phát triển bán dẫn: Những rủi ro đối với Mỹ) của CFR năm 2020chỉ ra rằng sự can thiệp của nhà nước Trung Quốc dé phát triển ngành ban dẫn theoMade in China 2025 đe doa đến lợi thé cạnh tranh và an ninh quốc gia của Mỹ tronglĩnh vực then chốt này Nghiên cứu khuyến nghị Mỹ cần hợp tác với các đồng minh

đê bảo vệ vi thê sô một.

Trang 9

Ngoài ra, một số nghiên cứu đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu cụ thểtrong khuôn khổ Made in China 2025 như trí tuệ nhân tạo, thay thế công nghệ ngoại

nhập: Báo cáo "China's New Generation' Artificial Intelligence Development Plan"

(Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới của Trung Quốc) của Đại học

Georgetown năm 2021 phân tích kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo mới của TrungQuốc, với mục tiêu trở thành cường quốc AI toàn cầu vào năm 2030 Báo cáo cũng

đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa kế hoạch này với Made in China 2025 Còn bàiviết "China doubles down on manufacturing with push to replace foreign tech"(Trung Quốc quyết tâm hơn với sản xuất bằng cách thúc day thay thé công nghệnước ngoài) của Nikkei Asia năm 2022 cho thấy Trung Quốc tiếp tục ưu tiên pháttriển công nghệ nội địa dé thay thé công nghệ ngoại nhập, đặc biệt là từ Mỹ Điều

này phù hợp với mục tiêu tự cường công nghệ của Made In China 2025 Trong khi

đó, nghiên cứu "China's push for semiconductor self-sufficiency" (Trung Quốc daymạnh tự cung tự cấp bán dẫn) của Brookings Institution năm 2022 phân tích nỗ lựccủa Trung Quốc nhằm dat tự cung tự cấp trong sản xuất chip theo Made in China

2025 Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng Trung Quốc khó có thể đạt được mục tiêunày do vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ của nước ngoài.Một lihx vực khác được

dé cập là báo cáo "China's Bioeconomy in the Wake of COVID-19" (Nền kinh tếsinh học của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19) của ASPI năm 2022đánh giá tác động của đại dịch đối với ngành công nghiệp sinh học của Trung Quốc.Theo đó, dai dich làm chậm tiến độ một số mục tiêu của Made in China 2025 nhưngcũng thúc đây đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này

Có thé thấy, những nghiên cứu sơ khai ban dau tập trung giới thiệu và phântích chỉ tiết các mục tiêu, định hướng và cơ chế chính sách của kế hoạch nhằm đánh

giá tầm nhìn, tham vọng và khả năng thực hiện của Trung Quốc Các nhà nghiên

cứu phân tích tiềm năng và thách thức đối với từng ngành công nghệ trọng yếu.Sang giai đoạn 2016-2018, phạm vi nghiên cứu mở rộng hơn bao gồm các tác độngtiềm tàng đối với kinh tế toàn cầu, quan hệ quốc tế của Trung Quốc, cạnh tranhcông nghệ với Mỹ, tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu, Các nhà khoa học

Trang 10

phân tích chỉ tiết hơn các lĩnh vực ưu tiên và định hướng phát triển Giai đoạn

2019-2021, với sự leo thang căng thăng Mỹ-Trung về thương mại và công nghệ, nghiêncứu tập trung nhiều hơn vào tác động của chính sách đối với Mỹ, EU và các nướcđồng minh cũng như sự đáp trả của họ Nhiều nghiên cứu so sánh chiến lược công

nghiệp và công nghệ của các bên.

Đến nay, kế hoạch "Made in China 2025" tiếp tục là chủ đề nghiên cứu sôiđộng trên thế giới, phản ánh mức độ quan trọng chiến lược của nó đối với tương laicông nghệ toàn cầu và vị thế của Trung Quốc

2.2 Nghiên cứu trong nước

Trong giai đoạn đầu sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch Made in China

2025 (2015-2017), các nghiên cứu ở Việt Nam về đề tài này còn khá khiêm tốn.Nhìn chung, giai đoạn 2015-2017 là thời kỳ bắt đầu có các nghiên cứu quan tâmđến Made in China 2025 tại Việt Nam Các công trình, bai bao xuat hién chu yếumang tính khái quát, giới thiệu sơ lược về sáng kiến của Trung Quốc Các nghiêncứu sâu hơn về tác động của chiến lược này còn khá hạn chế Gần đây, các nghiêncứu về chủ đề này mới xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam Điều này cho thấy sự chú ýngày càng tăng của giới học thuật Việt Nam đối với chiến lược phát triển côngnghiệp hàng đầu của Trung Quốc

Một trong những nghiên cứu sớm nhất tại Việt Nam là bài viết "Chươngtrình 'Made in China 2025' và những tác động ban đầu tại Trung Quốc" đăng trênTạp chí Nghiên cứu Trung Quốc năm 2017 của TS Phạm Sỹ Thành Bài viết giớithiệu khái quát về nội dung cơ bản, mục tiêu và quá trình xây dựng Made in China

2025, đồng thời nhận định về các tác động ban đầu của sáng kiến này Các côngtrình nghiên cứu tiếp theo mới thực sự đi sâu phân tích Made in China 2025 Có thé

kế đến bài viết "Made in China 2025" đăng trên Tap chí Nghiên cứu và Phát triểnnăm 2019 của TS Nguyễn Thị Câm Khê Bài viết phân tích các nội dung cốt lõi,đánh giá triển vọng và tác động của chiến lược này đối với sự phát triển kinh tếTrung Quốc cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu

Sang năm 2021, một số công trình tiếp cận Made in China 2025 dưới góc độquan hệ quốc tế Có thé kế đến bài "Made in China 2025 và góc nhìn của Mỹ" trên

Trang 11

Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế điều tra sự lo ngại của Washington đối với kế hoạchnay Hay bai "Made in China 2025 và tương lai của châu Âu" phân tích tác độngtiềm năng của nó đến kinh tế EU Các công trình gần đây cũng bắt đầu quan tâmnhiều hơn đến việc đưa ra gợi ý, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam Có thé kéđến bài "Nhìn lại Made in China 2025 và gợi ý chính sách công nghiệp cho ViệtNam" của TS Vũ Thanh Bình đăng trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2022 Luậnvăn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân (2022) với đềtài "Tác động của chính sách Made in China 2025 đối với Việt Nam" phân tích cơhội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam Tạp chí Kinh tế và Dự báo số XuânQuý Mão 2023 có bài viết của TS Trần Ngọc Tho "Made in China 2025 sau 7 nămtriển khai" đánh giá kết quả đạt được của Trung Quốc cũng như hàm ý cho các nướcĐông Nam Á, trong đó có Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số tháng2/2023 có bài viết của ThS Phạm Thu Hà về chủ đề "Tác động của chiến lược

Made in China 2025 đến thương mại Việt - Trung".

Nhìn chung, các nghiên cứu tại Việt Nam về Made in China 2025 còn kháhạn chế Tuy nhiên, xu hướng gia tăng các công trình nghiên cứu về đề tài này trongnhững năm gần đây với nhiều góc nhìn khác nhau cho thấy sự nhận thức về tầmquan trọng của nó đối với Việt Nam ngày càng được nâng cao Đây có thể coi là xuthé tích cực, tạo tiền dé cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của Luận văn là phân tích, làm rõ nội dung cơ bản và quá

trình triển khai kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc Luận văn sẽ thực

hiện các mục tiêu cụ thé sau:

Tìm hiểu bối cảnh ra đời của kế hoạch “Made in China 2025”

Phân tích phương châm, mục tiêu, nội dung và quá trình triển khai kế hoạchĐánh giá kết quả thực hiện kế hoạch “Made in China 2025”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là kế hoạch "Made in China 2025", cu

thé là nội dung và quá trình triển khai Kế hoạch Made in China 2025

Trang 12

Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến năm 2023 Năm 2015 là thời điểmChính phủ Trung Quốc công bố Kế hoạch “Made in China 2025” và bắt đầu triểnkhai Kế hoạch này Năm 2023 là thời điểm nghiên cứu kết thúc; Luận văn sẽ tìmhiểu và tiếp cận các nguồn thông tin và tài liệu cập nhật nhất đến thời điểm này.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành của

khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu của ngành Quan hệ quốc tế

Phương pháp lịch sử: nhằm phân tích sự hình thành và triển khai Kếhoạch “Made in China 2025” trong bối cảnh lịch sử và thể hiện sự chuyển biến

theo thời gian.

Phương pháp quan sát và nghiên cứu tài liệu: quan sát các hành động dé triểnkhai kế hoạch của Trung Quốc trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2023 Luậnvăn sử dụng các nguồn tài liệu sơ cấp là các văn bản chính sách của Trung Quốc,tuyên bố của các nhà lãnh đạo và các nguồn tài liệu thứ cấp là các nghiên cứu liênquan đến Kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc

Phương pháp so sánh: so sánh chính sách thúc đây kinh tế của Trung Quốctrước và sau khi công bố kế hoạch “Made in China 2025”

6 Cấu trúc/Bồ cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo, Luận văngồm 3 chương chính sau:

e Chương 1: Cơ sở hình thành kế hoạch “Made in China 2025”

e Chương 2: Nội dung và quá trình triển khai của kế hoạch “Made in China

2025”

e Chương 3: Đánh giá kết quả triển khai đến năm 2023 của kế hoạch “Made

1n China 2025”

Trang 13

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH KE HOẠCH “MADE IN CHINA 2025”

1.1 Bối cảnh thế giới và khu vực từ sau Chiến tranh Lạnh đến trước 2015

1.1.1 Bối cảnh thế giới

Trở lại những năm 1990, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan

rã, bối cảnh chung của thế giới là phát triển kinh tế thay thế cho đối đầu quân sự,một làn sóng xây dựng kinh tế đã được bắt đầu trên phạm vi toàn cầu Nhật Bản bịbuộc phải ký "Hiệp định Plaza" vì đầu cơ tài chính và đầu cơ bất động sản, bongbóng bắt động sản đã trực tiếp gây thiệt hại lớn cho sức sống của nó, ngành sản xuấtcủa Nhật Bản cũng chịu tác động không thể tránh khỏi Bốn con hé châu A bị hạnchế nhiều bởi quy mô nhỏ của khu vực, cộng với việc thiếu tài nguyên và chi phílao động tăng cao, việc xây dựng các nhà máy trong khu vực đã trở thành một điều

xa xỉ Trong tình hình chung của thé giới, hoặc các nước phát triển như Hoa Kỳ va

Nhật Bản đang phải đối mặt với vẫn đề của chính họ; hoặc các nước đang phát triểnnhư các nước Đông Nam Á, các nước Nam Mỹ và Châu Phi đang trong hỗn loạn,không phải là lựa chọn tốt nhất, dé xây dựng nhà máy

Vào thời điểm nay, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế nồilên mạnh mẽ Các siêu cường như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu thiết lập quan hệ đối tácchiến lược Theo Thỏa thuận Marrakesh 1994, đến năm 2000, 164 nước là thànhviên của Tổ chức Thương mại Thế giới, cam kết mở cửa thị trường Bên cạnh đó,đầu tư cho R&D toàn cầu cũng tăng vọt lên 2.200 tỷ USD vào 2016 theo Ngân hàngThế giới Xu thế này lôi cuốn hầu hết các quốc gia tham gia, bất luận ở trình độphát triển nào Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới phát triển vớitốc độ rất nhanh Nền kinh tế thế giới đang trong bước chuyên sang kinh tế trí tuệ,

xu thế này không còn chỉ là vấn đề riêng của các nước phát triển mà còn có nhữngảnh hưởng lớn đến các nước đang phát trién

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI),sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chi tiêu quân sự toàn cầu giảm mạnh từ 1.650 tỷ

Trang 14

USD năm 1990 xuống 1.450 tỷ USD vào năm 2000 Tuy nhiên, cùng thời điểm đó,thế giới chứng kiến sự nổi lên của các cường quốc mới như Trung Quốc, Ấn Độ.Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc giaiđoạn 1990-2000 đạt 10%, của Án Độ đạt 6% Bên cạnh đó, các cuộc xung đột sắctộc, tôn giáo vẫn tiềm ân nhiều nguy cơ đe doa an ninh toàn cầu Minh chứng là hơn

50 cuộc nội chiến, xung đột vũ trang đã nồ ra trong thập niên 1990, theo Trung tâmNghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã từng đưa

ra những dự báo: “ Các nước lớn đã đi đến cham dứt chiến tranh lạnh, cham dứtchạy đua vũ trang, mở ra thời kỳ hòa hoãn, giảm các kho vũ khí, đấu tranh và hợptác trong cuộc chạy đua kinh tế Cuộc đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua toàncầu về kinh tế sẽ là hình thức đấu tranh chủ yếu trên thế giới với cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ đang làm thay đôi rất to lớn hàng năm nền kinh tế thế giới

Các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ rấtlớn cũng như những thách thức rất lớn Hoặc các nước này có thể bỏ qua giai đoạn

công nghiệp hóa dé đi thăng vào thời đại thông tin và đưa nền kinh tế phát triển rấtnhanh chóng trong 20 năm Hoặc các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa"

[Nguyễn Cơ Thạch, 1998].

1.1.2 Bối cảnh khu vực Chau A — Thái Bình Dương và khu vực Đông Bắc A

Sau Chiến tranh Lạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CA — TBD) bướcvào thời kỳ phát triển mạnh mẽ và là một trong những khu vực tăng trưởng nhanhnhất thế giới Cụ thể, từ năm 1991 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân hàng năm của khu vực đạt 6,3%, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu là3% Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ sự bùng nỗ thương mại được thúc daybởi xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực Cụ thé, kim ngạch thươngmại của các nước ASEAN đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm, từ 240 tỷ USD năm

1990 lên 720 tỷ USD vào năm 2000 Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, chỉ tiêu quốcphòng của các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng giảm đáng kể Xu xu hướnghợp tác và phát triển đang dần thay thế cho đối đầu quân sự, biến châu Á-Thái BìnhDương trở thành một trong những khu vực bình yên và phát triển nhất thế giới thời

10

Trang 15

bay giờ Tuy nhiên, bước sang thế kỉ 21, an ninh của thé giới nói chung và khu vực

CA-TBD nói riêng luôn được đặt trong tình trạng báo động cao Bên cạnh các

cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ thì Trung Quốc cũng là một nước cósức ảnh hưởng lớn Các điểm nóng từ thời Chiến tranh Lạnh còn tồn tại cho đến naynhư bán đảo Triều Tiên hay eo biển Đài Loan vẫn chưa được giải quyết Ngoài ra,

sự có mặt và hoạt động của các nhóm Hồi giáo vũ trang cực đoan ở Philippines,

Indonesia và Thái Lan luôn là những yếu tố gây mat an ninh và 6n định chính trị

trong khu vực.

Xét ở địa vực nhỏ hơn, về mặt địa sinh học, Đông Bắc Á là một khái niệmđịa lý bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ vaViễn Đông Nga Mặc dù trước thời hiện đại, các quốc gia trong khu vực đã rấtthường xuyên trao đối kinh tế và văn hóa, nhưng sau Thế chiến II, bị anh hưởng bởicác vấn đề lịch sử và mô hình lưỡng cực Hoa Kỳ-Liên Xô, các quốc gia Đông Bắc

Á trong một thời gian dai bị cô lập, trao đổi kinh tế và thương mại ít hơn, hợp táckhu vực gần như không diễn ra Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, với sự thay đổicủa mô hình quyền lực và tái thiết lập quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, hợptác khu vực Đông Bắc Á đã được đưa ra bàn bạc, và chủ nghĩa khu vực bắt đầu nảymam phát triển Sau Chiến tranh Lạnh, các nước Đông Bắc A bước vào thời kỳ pháttriển mạnh mẽ dưới tác động của xu thế hòa bình và toàn cầu hóa Theo số liệuthống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, từ năm 1990 đến 2000, tốc độ tăng trưởng GDPbình quân của các nên kinh tế Đông Bắc Á đều ở mức cao, cụ thể Hàn Quốc đạt6,3%, Đài Loan đạt 6,1%, Hồng Kông đạt 4,6% Con sé nay cho thay su phat triénvượt bậc của khu vực sau Chiến tranh Lạnh Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tếkhu vực cũng diễn ra sôi động Sự phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế giữa các quốcgia trong khu vực cũng ngày càng gia tăng Đây chính là động lực thúc đây cácnước Đông Bắc Á tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, qua đóđóng góp tích cực vào xu thế toàn cầu hóa kinh tế Tuy nhiên, kinh tế Đông Bắc Áphát triển muộn hơn so với khu vực châu Âu và bắt đầu khá chậm, quá trình hội

11

Trang 16

nhập cũng có khoảng cách lớn và hình thành muộn hơn Sau những năm 1990, mốiliên kết kinh tế và thị trường ở các khu vực khác nhau của Đông Á ngày càng chặtchẽ, thị trường thương mại tự do phát triển So với tình hình phát triển kinh tế củakhu vực châu Âu và châu Mỹ, khu vực kinh tế Đông Bắc Á luôn ở mức độ pháttriển thấp hơn; lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế của khu vực này không hoàn hảo,

ở mức thấp và đang trong quá trình phát trién, ở giai đoạn đầu dù có duy trì tốc độphát triển nhanh thì trong tương lai cũng phải mắt nhiều thời gian mới đạt tới giaiđoạn nâng cao [Zheng, B (2005) Lý luận về sự trỗi dậy hòa bình của TrungQuéc]19 Sau cuộc khủng hoảng tài chính chau A, sự trao đổi kinh tế giữa các khuvực khác nhau ở Đông Bắc Á đã trở nên chặt chẽ hơn trước, tuy nhiên vẫn ở giaiđoạn đầu của khu vực phát triển thương mại tự do; loại hình giao dịch kinh tế tươngđối đơn lẻ, chức năng còn thiếu và vẫn còn một chặng đường dài phía trước Trongquá trình phát triển kinh tế ở Đông Bắc Á có nhiều cấp độ hợp tác khác nhau, một

sô nước tham gia nhiều cấp độ dẫn đến sự chồng chéo

Xét về thị trường khu vực của nền kinh tế Đông Bắc Á, tổ chức thị trường

khu vực tương đối lỏng lẻo và có sự cạnh tranh mất trật tự, chưa có quy định quản

ly thị trường day đủ Trong số đó, mặc dù các nhóm tô chức nói chung có trao đổithương mại và hợp tác nhất định với nhiều quốc gia khác nhau nhưng họ thườngmang tính định hướng và thiên vị đối với quốc gia của mình hơn là hợp tác côngbăng với nước ngoài theo đúng nghĩa; đạt được thương mại và hợp tác tự do thực sựtrong nội bộ, nhưng áp dụng các chính sách hoàn toàn trái ngược đối với hợp tácbên ngoài và nhân sự phi quốc gia Các tổ chức cũng tương đối lỏng lẻo và bản chấthợp tác thiên về định hướng trao đổi nhiều hon, tương tự như các diễn đàn Mặc dù

sự tồn tại của các tô chức này có vai trò nhất định trong việc thúc day phát triểnkinh tế nhưng nó cũng cản trở việc tăng cường sự gắn kết nội bộ giữa các khu vực,thúc đây hợp tác và phát triển khu vực tốt hơn, khả năng cạnh tranh với bên ngoài

và thúc đây hội nhập kinh tế

12

Trang 17

1.2 Bối cảnh Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh đến trước 2015

1.2.1 Tình hình trong nước

1.2.1.1 Kinh tế:

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nền kinh tế Trung Quốc bước vào một

giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ồn định, đặc biệt là trong hai thập kỷ cuối thé kỷ 20

và đầu thế kỷ 21 Có thể chia quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong giaiđoạn này thành một số đặc điểm chính sau:

e Cải cách và mở cửa kinh tế thời kỳ đầu

Từ năm 1978, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế,chuyên dan từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước Các biện pháp cải cách đã đạt được những kết qua đáng kẻ,góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế của đất nước

Cải cách nông nghiệp: Chính phủ cho phép nông dân được khoán sản lượng

và giữ lại một phần sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước Điều này đã tạođộng lực sản xuất cho nông dân và giúp năng suất nông nghiệp tăng nhanh Ví dụ,sản lượng lương thực đã tăng gấp đôi từ 304 triệu tấn vào năm 1978 lên 556 triệutấn vào năm 1984 [Niên giám Thống kê Trung Quốc 1985, Cục Thống kê Quốc gia

Trung Quốc].

Mở cửa nên kinh tế: Trung Quốc đã thành lập các khu kinh tế đặc biệt và khucông nghiệp mở cửa đề thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và cho phép doanh nghiệpphi nhà nước hoạt động Ngoài ra, kiểm soát giá cả, tỷ giá và lãi suất cũng được nớilỏng Những biện pháp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cácngành công nghiệp và thúc day xuất khâu

Nhờ các biện pháp cải cách này, GDP của Trung Quốc đã có mức tăngtrưởng trung bình 9,5% mỗi năm trong giai đoạn 1978-1989 [Ngân hàng Thế giới -Chỉ số Phát triển Thế giới] Xuất khẩu cũng đã tăng gấp 5 lần, đồng thời, nền kinh

tế của Trung Quốc bắt đầu hội nhập sâu với thế giới [Báo cáo thống kê ngoạithương năm 1990, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc] Tổng quát lại, các biện

13

Trang 18

pháp cải cách đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế

của Trung Quôc với cộng đông quôc tê.

Per Capita (US $) 100 15

1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990

Annual % Change

(GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978-1990 theo số liệu WB )

e Tang trưởng kinh tế chóng mặt (1990-2010)Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, kinh tế Trung Quốc đã duy trì mức tăngtrưởng cao ôn định, trung bình khoảng 10% mỗi năm [Cục Thống kê Quốc giaTrung Quốc] Thời kỳ này có một số đặc điểm chính như sau:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Trung Quốc đã đây mạnh quá trình công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, từ việc chuyển dịch từ nền nông nghiệp sang côngnghiệp Điều này đã giúp đây mạnh sự phát triển và nâng cao hiệu suất sản xuất

Đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp nặng, sản xuất thiết bị máy móc: TrungQuốc đã đầu tư đáng kề vào các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng, điện,

và sản xuất thiết bị máy móc Điều này đã tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triểncông nghiệp của đất nước

Chuyên giao công nghệ, thu hút đầu tư FDI: Trung Quốc đã tận dụng cơ hộichuyên giao công nghệ từ các quốc gia phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp từ nướcngoài (FDI) Điều này đã giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và sự phát triển của

các nganh công nghiệp trong nước.

14

Trang 19

Phát triển ngành công nghiệp nhẹ: Trong thời kỳ này, Trung Quốc cũng đãphattrién các ngành công nghiệp nhẹ như dét may, da giày và điện tử Điều nay đãtạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Năng lực sản xuất công nghiệp tăng vọt: Từ năm 1990 đến 2010, giá trị sảnlượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng gấp 22 lần [Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO)] Day là một con số ấn tượng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của

ngành công nghiệp trong giai đoạn này.

Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, kinh tế Trung Quốc đã có sự phát triểnvượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp, dat mức tăng trưởng cao và ôn định Nhữngđặc điểm chính của thời kỳ này bao gồm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư chocông nghiệp nặng và thiết bị máy móc, chuyên giao công nghệ và thu hút đầu tưFDI, phát triển ngành công nghiệp nhẹ và tăng vọt năng lực sản xuất công nghiệp

Xuất khẩu đã đóng vai trò quan trọng là động lực chính thúc đây tăng trưởng

kinh tế của Trung Quốc Trong giai đoạn 2000-2015, xuất khẩu của nước này tăng

trung bình 17-18% mỗi năm [Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)] Điều này đãgiúp Trung Quốc trở thành nhà xuất khâu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ Sựtăng trưởng liên tục trong cán cân thương mại cũng là một kết quả tích cực Cùngvới sự phát triển kinh tế, công nghiệp Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng và

đóng góp ty trọng ngày càng lớn trong GDP, đạt hơn 40% vào năm 2015 [Ngân

hàng Thế giới] Đồng thời, Trung Quốc cũng chứng kiến quá trình đô thị hóa nhanhchóng Quá trình đô thị hóa ở nước này diễn ra liên tục, và đến năm 2015, ty lệ đôthị hóa đã đạt 55,6%, tăng gấp đôi so với năm 1990 [Trung tâm Nghiên cứu Chiếnlược và Quốc tế (CSIS)] Các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã trởthành trung tâm kinh tế sam uất Dân số thành thị tăng nhanh và đô thị hóa mạnh mẽdẫn đến sự phát triển của hàng loạt đô thị và khu công nghiệp mới Sự tăng trưởngvượt bậc trong tiêu dùng nội dia cũng góp phan vào phát triển kinh tế của đất nước

Kinh tế Trung Quốc đã trải qua một quá trình tăng trưởng nhanh chóng độtphá kế từ khi bước vào giai đoạn cải cách và mở cửa năm 1978 Từ đó đến năm

2014, GDP bình quân đầu người tăng gấp 18 lần, đạt mức 7.575 USD Năm 2010,

15

Trang 20

Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vàđến năm 2014, tông GDP của nước nay đạt khoảng 10.36 nghìn ty USD Trong giaiđoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt khoảng 10%.

e Bat ôn kinh tế đầu thé ky 21Sau giai đoạn tăng trưởng chóng mặt, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu gặpnhiều van đề cau trúc và bất ôn vào đầu thé kỷ 21 Lam phát là một trong những van

đề chính Giá tiêu dùng đã tăng mạnh do nhu cầu trong nước quá lớn Điều này đãdẫn đến sự tăng giá phi mã của bất động sản Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốccũng chậm lại do xuất khâu suy giảm bởi suy thoái kinh tế toàn cầu Đầu tư và tiêudùng trong nước cũng giảm sút, gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Bong bóngtín dụng cũng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng Ngân hàng cho vay 6 ạt, mức

16

Trang 21

độ rủi ro lớn và nợ xấu tích tụ nhiều ở các ngân hàng Dé giải quyết các van đề trên,Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát lam phát và ônđịnh nền kinh tế trở lại Các biện pháp này bao gồm thúc đây sự phát triển của các

ngành công nghiệp mới, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các nhà

khoa học dé nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kỹ thuật cao

1.2.1.2 Chính trị

Trung Quốc đã trải qua những biến đổi lớn về chính trị ké từ khi kết thúcChiến tranh Lạnh cho đến trước năm 2015 Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông quađời năm 1976, Trung Quốc bắt đầu thời kỳ cải cách và mở cửa dưới sự lãnh đạo củaĐặng Tiểu Bình Nền kinh tế chuyên từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính trị dan dịch chuyền theo hướng dân chủhóa nhưng Đảng Cộng sản vẫn duy trì sự thống trị Một trong những bước cải cáchquan trọng của Chủ tịch Đặng Tiểu Bình là cho phép nông dân sở hữu và sử dụng tưliệu sản xuất và thing dư sản phẩm sau khi nộp thuế Điều này khuyến khích nôngdân tăng cường sản xuất và tiêu thụ, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển khuvực nông thôn Ông Đặng Tiêu Bình cũng thiết lập các khu kinh tế đặc biệt nhằmthu hút đầu tư từ nước ngoài Các khu kinh tế như Thâm Quyến và Chu Hải đã thuhút một lượng lớn vốn FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) và trở thành động lựcquan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Việc gia nhập vào các tổ chứcquốc tế như Liên Hợp Quốc và WTO cũng đã mở rộng quan hệ thương mại và đầu

tư của Trung Quốc với các quốc gia khác Gia nhập WTO có ý nghĩa rất quan trọngvới Trung Quốc, giúp đất nước này trở thành xưởng sản xuất của thế giới và có vịthế quan trọng trong cộng đồng quốc tế Với việc mở rộng quan hệ quốc tế, TrungQuốc đã vươn mình trở thành một thành viên quan trọng trong cộng đồng thế giới.Việc này không chỉ mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường thương mại, đầu tư

mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Trung Quốc

Trong lĩnh vực cải cách chính trị, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện những nỗ lực

đáng kê đê nới lỏng kiêm soát ý thức hệ và cải thiện đời sông của nhân dân Việc

17

Trang 22

cho phép tự do ngôn luận, nới lỏng kiểm soát báo chí và phát triển xã hội dân sựlàm cho cuộc sống của người dân Trung Quốc được cải thiện đáng kẻ.

Những thay đổi về kinh tế và chính trị đã mang lại kết quả tích cực choTrung Quốc Nền kinh tế của đất nước này tăng trưởng nhanh chóng, thu nhập và

chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kê Ngân hàng được mở

rộng, các dịch vụ công cộng được nâng cao và người dân có điều kiện sông tốt hơn.Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách không hé dễ dàng Trung Quốc vẫn còn đối mặtvới nhiều thách thức như bat bình đăng thu nhập, 6 nhiễm môi trường và duy trì sự

ồn định chính trị trong bối cảnh mở cửa với thé giới bên ngoài Dé tiếp tục pháttriển và đối mặt với những thách thức này, Trung Quốc cần tiếp tục điều chỉnhchiến lược phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và tương lai

1.2.1.3 Xã hội

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạncải cách và mở cửa Dat nước Trung Quốc chuyển mình mạnh mẽ trong hau hết cáclĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội Tuy nhiên, quá trình chuyên đổi này cũng đikèm với những van dé và thách thức đáng kê Cải cách giáo dục là một phần quantrọng trong quá trình cải cách xã hội Hệ thống giáo dục đã được cải thiện, với sự

tập trung vào giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học Các trường đại học đã được

tự chủ cao hơn, góp phần đảo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triểncủa đất nước Mặc dù kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, sự chênh lệch về

thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng, đặc biệt là giữa thành thị và nông

thôn, giữa ven biển phía đông với các vùng sâu vùng xa Hệ số Gini (đo bất bìnhđăng thu nhập) tăng từ 0,3 vào đầu những năm 80 lên 0,55 vào năm 2013 [Ngânhàng Thế giới, Chỉ số Phát triển Thế giới] Xu hướng bat bình đăng ngày càng tramtrọng và cần được giải quyết trong tương lai Hệ thống pháp luật Trung Quốc cũngđược cải cách và hoàn thiện, tuy nhiên tính độc lập của hệ thống tư pháp vẫn cònhạn chế Pháp luật về quyền con người, quyền tự do cá nhân còn nhiều bat cập Van

dé hộ khâu và thị trường lao động là một trong những điểm đáng chú ý của TrungQuốc trong những năm qua Chính sách hộ khẩu được nới lỏng, người dân được tự

18

Trang 23

do đi chuyền nhiều hơn giữa các vùng, thành thi và nông thôn Thị trường lao độngphát triển, nhiều người nông dân vào các khu công nghiệp làm thuê Tuy nhiên, vẫntồn tại bất bình đăng lớn về điều kiện làm việc và thu nhập Thách thức về môitrường tại Trung Quốc đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng Tình trạng ô nhiễmkhông khí, nước và đất ngày càng trầm trọng tại các đô thị và khu công nghiệp Sự

cố môi trường lớn diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượngcuộc sông của người dân Các vụ tranh chấp kiện tụng của nông dân vì dat đai diễn

ra thường xuyên ở nông thôn Một trong những thách thức lớn khác của Trung

Quốc là già hóa dân số nhanh chóng Do chính sách một con, tỷ lệ sinh giảm mạnh,dân số già hóa nhanh chóng Đến năm 2030, dự kiến người trên 60 tuổi chiếm 25%dân số [Ủy ban Y tế và Dân số Quốc gia Trung Quốc, Dự báo dân số tháng 2/2019].Điều này gây ra gánh nặng lớn cho hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏengười cao tuổi Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với vấn đề giao thông

và an toàn thực phâm Tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông xảy rathường xuyên tại các thành phố lớn Các vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng làmột vấn đề đáng lo ngại trong xã hội Trung Quốc

Trong bối cảnh này, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhămgiải quyết các van dé trên Tuy nhiên, dé giải quyết các thách thức và van đề xã hộinày, Chính phủ Trung Quốc cần phải có sự quyết tâm và sự cam kết cao để thựchiện các chính sách một cách hiệu quả Có thể nói rằng xã hội Trung Quốc đã cómột quá trình phát trién ấn tượng trong giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh cho đếnnăm 2015 Tuy nhiên, với sự gia tăng của bất bình dang thu nhập và các thách thứckhác, việc duy trì tốc độ phát triển này trong tương lai vẫn còn là một thử thách lớn

1.2.1.4 Dong lực, nhu cầu và điều kiện phát triểnTrung Quốc có nhiều động lực để phát triển kinh tế Thị trường rộng lớn vàtiềm năng tăng trưởng cao là một cơ hội quan trọng Với dân số đông và nguồnnhân lực đồi dao, Trung Quốc có lợi thé dé phát triển kinh tế Nền tang công nghiệpvững chắc cũng là một điểm mạnh của dat nước này Tuy vậy, Trung Quốc cũng đốimặt với những thách thức đáng lo ngại Kinh tế của nước này đã trải qua giai đoạn

19

Trang 24

tăng trưởng chậm lại, gây ra áp lực và khó khăn cho việc duy trì sự phát triển Đồngthời, din số của Trung Quốc đang già hoá nhanh, đặt ra thách thức về sự bền vữngcủa hệ thống chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho người cao tuổi Van dé 6 nhiễm môitrường cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú trọng và đầu tư dé giảiquyết Bất bình đăng thu nhập cũng là một thách thức khác mà Trung Quốc phải đốimặt, khi khoảng cách giữa giàu nghèo gia tăng Dé duy tri tăng trưởng bền vững vađối mặt với những thách thức này, Trung Quốc can tiếp tục cải cách sâu rộng trongcác lĩnh vực kinh tế và xã hội Việc chuyên dịch mô hình tăng trưởng từ dựa vàoxuất khẩu và đầu tư đến dựa vào tiêu dùng và sáng tạo sẽ giúp đảm bảo sự phát triểnbền vững Ngoài ra, cần tiến hành cơ cau lại nền kinh tế dé giải quyết các van dé batbình đăng và ô nhiễm môi trường Sự đổi mới và sáng tạo trong các ngành côngnghiệp có thể tạo ra cơ hội mới và giúp Trung Quốc vượt qua những thách thức hiệntại và tiếp tục phát triển trong tương lai Sau Chiến tranh Lạnh, nhờ cải cách mở cửa

và chính sách kinh tế đúng đắn, Trung Quốc đã trải qua hơn 3 thập kỷ tăng trưởng

ngoạn mục, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Tuy nhiên, sự phát triển nóngcũng dẫn đến những mặt trái cần được điều chỉnh Trung Quốc đang đối mặt vớimột loạt thách thức kinh tế, bao gồm chỉ phí lao động tăng cao, áp lực cạnh tranh

bên ngoài ngày càng tăng, áp lực từ tài nguyên và môi trường Chính phủ Trung

Quốc nhận ra rằng không thé duy trì sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế nếu chidựa vào lợi thế nhân công giá rẻ truyền thống, và cần phải thực hiện chuyển đổinâng cấp nền kinh tế bằng cách tăng cường đổi mới công nghệ và nâng cao giá trịgia tăng của ngành sản xuất Việc tiếp tục cải cách và phát triển kinh tế bền vững làđiều cần thiết dé Trung Quốc có thé vươn lên trở thành một trong những nền kinh tếhàng đầu thế giới Chính sách và quyết tâm của chính phủ Trung Quốc sẽ đóng vaitrò quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển của đất nước này trong thời gian tới.1.2.2 Mối liên hệ với bên ngoài

Với sự tan rã của Liên Xô và việc thiết lập quan hệ chiến lược Trung-Nga,mối đe doa từ phương Bắc vốn đã tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên quốc phòng từnhững năm 1960 dần biến mat Đồng thời, Trung Quốc theo đuổi nguyên tắc “làm

20

Trang 25

bạn và hợp tác với các nước láng giềng” trong xử lý quan hệ với các nước lánggiềng, thúc đây lợi ích chung thông qua tăng cường giao lưu và hợp tác, duy trìquan hệ hòa bình và 6n định với các nước láng giềng Nhìn chung, môi trường anninh xung quanh Trung Quốc ở trong thời kỳ tốt nhất trong lịch sử sau Chiến tranhLạnh Sau khi mở rộng lợi ích quốc gia, sự hội nhập của Trung Quốc vào thế giới, ti

lệ tham gia vào các van đề thế giới cũng tăng lên từng ngày, lợi ích an ninh ngàycàng mở rộng, và theo đó, nhiều vấn đề an ninh mới dần xuất hiện Hiện nay, việcthống nhất đất nước Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện và tình hình ngày càngphức tạp và cấp bách Thống nhất quốc gia một lần nữa trở thành trọng tâm của lợiich an ninh Ngoài ra, vẫn tồn tại tranh chấp về lãnh thé, quan đảo, quyền và lợi íchtrên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giéng Đặc biệt, Bán đảo Triều Tiên -nước láng giéng gần kề của Trung Quốc, van là điểm nóng bat ồn, với nguy cơ xungđột quân sự và ảnh hưởng đến ồn định và an ninh biên giới Ngoài ra, các vấn đề an

ninh phi truyền thống cũng ngay càng trở nên quan trọng Tác động của các van dé

như tội phạm quốc tế có tổ chức, khủng bố, buôn lậu, vận chuyên ma túy và nhập

cư bất hợp pháp đối với Trung Quốc càng ngày càng gia tăng Có thể nói, TrungQuốc đang đối mặt với một tình thế phức tạp và nhiều nhiệm vụ trong việc đối phóvới các mối đe dọa an ninh phi truyền thống Trong khi đó, kinh nghiệm và cơ chếhợp tác quốc tế của Trung Quốc vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện

1.2.2.1 Tham gia các tô chức, thé chế kinh tế và gia tăng vị thế toàn

cầuTrung Quốc là một cường quốc toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ về kinh

tế, chính trị và sức mạnh quốc gia trong những thập kỷ gần đây Điều này khiếnTrung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia, xây dựng và đóng góp chonhiều tô chức và cơ chế đa phương, cả trên khía cạnh toàn cầu và khu vực

Ở cấp độ toàn cầu, với tư cách là một trong 5 thành viên thường trực của Hộiđồng Bảo an Liên Hợp Quốc kể từ năm 1971, Trung Quốc đóng góp hơn 3 tỷ USDcho ngân sách chung của LHQ và gần 3 tỷ USD cho các hoạt động gìn giữ hòa bìnhcủa LHQ kể từ năm 1990 Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, Trung Quốc tham gia

21

Trang 26

hoạt động trong các diễn đàn như Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc

tế, Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(APEC) Theo đó, tính đến năm 2021, Trung Quốc là nước đóng góp lớn thứ 3 choIMF với tổng mức đóng góp là 7,3 tỷ SDR ; đứng thứ 6 về đóng góp cho WB với4,37 tỷ USD Tại các diễn đàn, Trung Quốc tích cực ủng hộ tự do thương mại vàđầu tư Trung Quốc cũng đưa ra nhiều sáng kiến chiến lược dé củng có vai trò lãnhđạo toàn cầu của mình như Sáng kiến Vành đai và Con đường với khoảng 140 quốcgia tham gia va tri giá xây dung hơn 900 ty USD hay Ngân hàng Đầu tu Cơ sở hạtầng Châu Á (AIIB) với vốn điều lệ đăng ký 100 tỷ USD từ năm 2015

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc rất tích cực trong các cơchế hợp tác ASEAN+3, ASEAN+I và là động lực then chốt trong việc đàm phán va

ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ trìcác cơ chế hợp tác về an ninh như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Anninh khu vực ASEAN (ASNC) nham tao dựng lòng tin chiến lược và giảm căng

thắng khu vực Ngoài việc liên tục thúc đây quan hệ đối tác với ASEAN, TrungQuốc còn đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập các tổ chức liên kết kinh tế như

Tổ chức Hop tác Thượng Hai (SCO), Nhóm nhóm các nền kinh tế mới nổi(BRICS) Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, các cơ chế này do Trung Quốckhởi xướng giúp khu vực có được sự hỗ trợ chính trị và kinh tế cần thiết

Ké từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, sự tăngtrưởng nhanh chóng về sức mạnh của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối củaquyền lực Mỹ đã dẫn đến một sự chuyền đôi trong trật tự quốc tế Mặc dù chịu ảnhhưởng từ cuộc khủng hoảng, Trung Quốc vẫn duy trì một xu hướng tăng trưởngkinh tế tương đối ồn định, trái ngược hoàn toàn với tình hình ở các nước phát triểnphương Tây như Hoa Kỳ và Châu Âu Mặc dù ở cấp độ toàn cầu, vẫn còn mộtkhoảng cách sức mạnh lớn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; nhưng ở một số cấp độkhu vực, sự tương phản quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng trở nêncân bằng, đặc biệt nổi bật ở Đông Bắc Á Trung Quốc ngày càng tích cực tham gia

vào việc xây dựng hệ thông quôc tê và khu vực, và chủ động phát ra "tiêng nói

22

Trang 27

Trung Quốc": Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Các cuộc đàm phán sáu bên,RCEP, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các sáng kiến khác củaTrung Quốc đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề kinh tế

và an ninh của khu vực.

Tóm lại, qua hàng loạt các hành động và sáng kiến trên nhiều cấp độ, có thêthấy Trung Quốc ngày càng chủ động trong việc đóng góp cho sự phát triển chungcủa thé giới, khang định vị thế siêu cường đang lên của mình Với sự tham gia tíchcực vào các cơ chế đa phương trên nhiều mặt trận, nước này được nhận định sẽ tiếptục đóng góp lớn cho sự phát triển và ôn định của kinh tế toàn cầu cũng như tăng

cường hợp tác giữa các nước trong thập kỷ tới.

1.2.2.2 Tăng cường trao đổi thương mại song phương va đa

phương

Từ những năm 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, mối liên hệ

giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế bên ngoài ngày càng chặt chẽ, giao lưu và hợp

tác kinh tế đối ngoại ngày càng sâu sắc Trong 32 năm từ 1978 đến 2010, quy môngoại thương của Trung Quốc tiếp tục mở rộng, đây là giai đoạn tăng trưởng nhanhnhất ké từ khi thành lập đất nước Đến năm 2010, kim ngạch ngoại thương củaTrung Quốc đạt 2,974 tỷ USD, tăng hơn 143 lần, trở thành nước xuất khâu lớn nhất

và nước nhập khâu lớn thứ hai thế giới Tốc độ phát triển ngoại thương của TrungQuốc vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại thế giới trong cùng thời

kỳ, đồng thời cũng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tổng sản pham quốc nội(GDP) trung bình hàng năm của Trung Quốc trong cùng thời kỳ Năm 2010, sự phụthuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào ngoại thương đã tăng từ 29,8% năm 1980 lên49,2% [Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc] Ngoại thương đã trở thành lợi íchkinh tế lớn nhất ở nước ngoài của Trung Quốc Dé bảo vệ lợi ích quan trọng này,Trung Quốc và Hoa Ky đã tiến hành các cuộc cạnh tranh gay gắt về van đề thâm hụtthương mại và ty giá hối đoái của Nhân dân tệ Hơn thế nữa, ké từ khi Trung Quốccải cách và mở cửa, nước này luôn là quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài

nhât trong sô các nước đang phát triên, đên cuôi năm 2010, tông vôn nước ngoài

23

Trang 28

thực tế sử dụng của Trung Quốc đã lên tới gần 1 nghìn tỷ đô la Mỹ Theo thống kêcủa Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2010, các doanh nghiệp TrungQuốc đã đầu tư vào 177 khu vực và quốc gia, thành lập 13.000 doanh nghiệp ởnước ngoài, quy mô đầu tư hàng năm hiện tại đã đạt gần 60 tỷ đô la Mỹ, tích lũyđầu tư nước ngoài đạt 260 tỷ đô la Mỹ, đứng trong top 5 thế giới và đứng đầu cácnước đang phát triển [Bộ Thương mai Trung Quốc, Báo cáo Thống kê Đầu tư ranước ngoài năm 2010] Châu Á là điểm đến đầu tư ra nước ngoài lớn nhất củaTrung Quốc, tiếp theo là Bắc Mỹ, Châu Phi và Nam Mỹ, cuối cùng là Châu Âu, chủyếu tập trung ở Trung và Đông Âu Có thé dự đoán rang với sự phát triển của nềnkinh tế, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanhchóng và lợi ích kinh tế ở nước ngoài của Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên quantrọng hơn, quy mô sẽ ngày càng lớn hơn Từ những năm 1990, kinh tế Trung Quốcphát triển nhanh chóng, mối liên hệ giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế bên ngoàingày càng chặt chẽ, giao lưu và hợp tác kinh tế đối ngoại ngày càng sâu sắc Trong

32 năm từ 1978 đến 2010, quy mô ngoại thương của Trung Quốc tiếp tục mở rộng,đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất ké từ khi thành lập đất nước Đến năm

2010, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đạt 2,974 tỷ USD, tăng hơn 143 lần,trở thành nước xuất khâu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới Tốc độphát triển ngoại thương của Trung Quốc vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình củathương mại thế giới trong cùng thời kỳ, đồng thời cũng cao hơn nhiều so với tốc độtăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình hang năm của Trung Quốctrong cùng thời kỳ Năm 2010, sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào ngoại

thương đã tăng từ 29,8% năm 1980 lên 49,2% Ngoại thương đã trở thành lợi ích

kinh tế lớn nhất ở nước ngoài của Trung Quốc Dé bảo vệ lợi ích quan trọng này,Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc cạnh tranh gay gắt về van dé thâm hụtthương mại và tỷ giá hối đoái của Nhân dân tệ Từ khi Trung Quốc cải cách và mởcửa, nước này luôn là quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong sốcác nước đang phát triển, đến cuối năm 2010, tổng vốn nước ngoài thực tế sử dụngcủa Trung Quốc đã lên tới gần 1 nghìn tỷ đô la Mỹ Theo thống kê của Bộ Thương

24

Trang 29

mại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2010, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tưvào 177 khu vực và quốc gia, thành lập 13.000 doanh nghiệp ở nước ngoài, quy môđầu tư hàng năm hiện tại đã đạt gần 60 tỷ đô la Mỹ, tích lũy đầu tư nước ngoài đạt

260 tỷ đô la Mỹ, đứng trong top 5 thế giới và đứng đầu các nước đang phát triển.Châu Á là điểm đến đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, tiếp theo là Bắc

Mỹ, Châu Phi và Nam Mỹ, cuối cùng là Châu Âu, chủ yếu tập trung ở Trung vàĐông Âu Có thể dự đoán rằng với sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư nước ngoàicủa Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng và lợi ích kinh tế ở

nước ngoài của Trung Quoc sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

(Tỷ lệ thương mai trên GDP của Trung Quốc 1960-2023 theo số liệu WB )

1.2.2.3 Học tập công nghệ và thu hút nhân tài nước ngoài

Ké từ khi bat đầu công cuộc cải cách và mở cửa vào cuối thập niên 1970,lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tiếp thu công nghệ vàkinh nghiệm quản lý từ nước ngoài Họ coi đây là khâu then chốt để rút ngănkhoảng cách về trình độ phát triển so với các nền kinh tế phương Tây Vì thế, việcthu hút đầu tư, cộng tác nghiên cứu với các tập đoàn đa quốc gia và thu hút chuyêngia nước ngoài luôn được chính phủ nước này đặc biệt coi trọng Cụ thể, trong giaiđoạn đầu (1978-2000), Trung Quốc tập trung vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

25

Trang 30

ngoài (FDI) để có được công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý hiện đại từ các tậpđoàn nước ngoài Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các ngành côngnghiệp chiến lược như ô tô, điện tử đã thu hút hàng loạt tập đoàn hàng đầu thế giớinhư Volkswagen, Samsung, Intel vào Trung Quốc Sau khi gia nhập WTO năm

2001, Trung Quốc có thêm nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng hơn với thế giới Đặc biệt

là trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, họ bắt đầu chú trọng thuhút các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu thế giới sang làm việc Nhiều việnnghiên cứu uy tin của Trung Quốc đã mời và sẵn sàng chi trả mức lương rất cao déthu hút các nhà khoa học nỗi tiếng quốc tế Đồng thời, chính sách visa, cư trú ưu đãicũng được ban hành dé khuyến khích dòng chảy chất xám đồ về Trung Quốc

Đến nay, chiến lược học tập công nghệ, thu hút nhân tai nước ngoài củaTrung Quốc đã có những chuyên biến mới Thông qua các chương trình hợp tácnghiên cứu, trao đổi chuyên gia, Trung Quốc mong muốn nâng cao khả năng độclập, sáng tạo trong KH&CN dé dan vươn lên dẫn đầu thế giới về công nghệ và đồimới sáng tạo trong tương lai gần

1.2.2.4 Sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ bên ngoàiVới sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu về năng lượng củaTrung Quốc ngày càng tăng cao Tuy nhiên, các tài nguyên năng lượng trong nướckhông đủ để đáp ứng nhu cầu này Do đó, Trung Quốc đã phải nhập khâu nhiềunguồn năng lượng từ bên ngoài Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, tổngchi tiêu của Trung Quốc cho nhập khẩu năng lượng đã tăng gap 8 lần chỉ trong 10năm từ năm 2005-2015 [Bộ Thương mại Trung Quốc, Báo cáo thống kê nhập khẩunăng lượng 2005-2015] Trong khi vào năm 1990, nhập khẩu dau thô của TrungQuốc không vượt quá 60.000 thùng mỗi ngày, chiếm chưa đến 3% tổng lượng tiêuthụ; đến năm 2010, tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc là 294,5 triệu tấn vànhập khâu dau thô trung bình hàng ngày vượt quá 800.000 tan, sự phụ thuộc vàodầu mỏ nước ngoài vượt trên 60% [Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Báo cáo thống kênăng lượng Trung Quốc 2010] Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thànhnước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ Một mặt, sự phụ thuộc của Trung

26

Trang 31

Quốc vào nguyên liệu thô và năng lượng ở nước ngoài làm tăng tầm quan trọng củalợi ích kinh tế ở nước ngoài của Trung Quốc; mặt khác, đối với Trung Quốc, việcphải phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ bên ngoài là một thách thức lớn trongquan hệ đối ngoại của họ Việc tăng giá cả và khả năng cạnh tranh trên thị trường

năng lượng quôc tê có thê gây ra những rủi ro đôi với nên kinh tê Trung Quoc.

WINN: OPEC: Crude Oil Imports: China

RCE: WWW.CEICDATA.COM | Organizat ne Petroleum Exporting

(Lượng nhập khâu dau mỏ của Trung Quốc 2011-2022 theo số liệu OPEC)

1.2.2.5 Luật pháp va quan hệ đối ngoại của Trung Quốc

e Các hiệp định thương mại và đầu tưTrung Quốc đã ký kết một số hiệp định thương mại và đầu tư với các nướcđối tác nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và đầu tư giữa các nước Hiện nay, TrungQuốc đang tiến hành đàm phán dé ký kết hiệp định Thương mai tự do (FTA) vớinhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.Các hiệp định này được thiết lập nhằm giảm các rào cản thương mại và tạo điều

kiện thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ từ Trung Quốc vào các thị trường khác Đây

là bước tiến quan trọng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Trung Quốc vàtăng cường quan hệ thương mại với các nước đối tác

e Luật pháp về dau tưTrung Quốc cũng đã thiết lập các luật pháp về đầu tư nhằm quản lý và bảo vệcác doanh nghiệp và khoản đầu tư của họ Luật Đầu tư Nước ngoài của Trung Quốcđược ban hành năm 1996 và đã được sửa đổi nhiều lần ké từ đó Ngoài ra, Luật Sởhữu Trí tuệ của Trung Quốc cũng đã được ban hành đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

27

Trang 32

của các doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, một số công ty nước ngoài cho rằngviệc tuân thủ luật pháp và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không được thực hiện đầy đủ

ở Trung Quốc và họ gặp khó khăn trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ vào thịtrường này Điều này có thể là một thách thức trong quan hệ đối ngoại của Trung

Quốc, đặc biệt là khi họ muốn thu hút đầu tư từ các nước đối tác.

Việc đầu tư ra nước ngoài và tích lũy kiến thức công nghệ cùng với việc pháttriển quan hệ thương mại và đầu tư là những điểm đáng chú ý trong mối liên kết củaTrung Quốc với bên ngoài Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng

và thiếu hụt tài nguyên đang là những thách thức lớn đối với quan hệ đối ngoại của

họ Bởi vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đây mạnh việc ký kết các hiệp định thươngmại và luật pháp dé giải quyết những van dé này và làm tăng sự tin tưởng và hợptác với các nước đối tác Việc này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựngmối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa Trung Quốc và bên ngoài

1.3 Sự ra đời của Kế hoạch Made in China 2025

Vào đầu những năm 2010, Trung Quốc tim cách chuyền đổi từ một nền kinh

tế dua vào xuất khẩu va đầu tư cơ sở hạ tầng sang một nền kinh tế dựa trên tiêudùng nội địa, đổi mới sáng tạo và chuyên sang các dịch vụ có giá trị gia tăng caohơn Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải nâng cao khả năng sản xuất công nghiệpcủa mình, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, để có thể cung cấp các sảnphẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước đang phát triển nhanh chóng Do đó,

kế hoạch "Made in China 2025" ra đời vào năm 2015 nhằm mục đích nâng cao nănglực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, giúp họ có thể cạnh tranh với các cườngquốc công nghiệp phương Tây Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 mộtlần nữa chứng minh rằng nếu không có một nền sản xuất vững chắc thì nền kinh tếchắc chắn sẽ liên tục suy yếu Tổng Bi thư Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắn mạnhrằng ngành công nghiệp là nền tảng của đất nước, chỉ có công nghiệp mạnh mới cóthé đạt được sức mạnh quốc gia Với sự tiễn bộ đồng bộ của công nghiệp hóa mới,thông tin hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nhu cầu nâng cấp thiết bị

trong tat cả các ngành công nghiệp, nhu câu của người dân vé chat lượng và an toàn

28

Trang 33

của hàng tiêu dùng, nhu cầu xây dựng quốc phòng dé đảm bảo thiết bị, tất cả đềuđòi hỏi sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến và mạnh mẽ hơn.Xây dựng một ngành công nghiệp sản xuất cạnh tranh quốc tế là cách duy nhất đểnâng cao sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc, đảm bảo an ninh quốc gia

và trở thành một cường quốc thé giới Là một nước lớn đang phát triển với dân sốhơn một tỷ người, để đạt được “hai mục tiêu một trăm năm” [Đại hội Đảng Cộngsản Trung Quốc lần thứ 15 lần đầu tiên đề xuất “hai mục tiêu một trăm năm”: Đến

kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, xây dựng một xã hội khá giả về mọi mặt; đến kỷ

niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xây dựng một nước

xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu manh], Trung Quốc cần phải đấu tranh vượt quanhững thách thức “siết chặt hai chiều”, biến thách thức thành cơ hội, củng cô gốc rễ

va đặt nền móng vững chắc Tổng bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh “Cần phát triểnngành chế tạo, đặc biệt là ngành chế tạo tiên tiến” [Ông Tập Cận Bình phát biểu

trong Đại hội toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc] Trung Quốc phải

nắm vững vị trí chiến lược, lay cong nghiép ché tao lam nén tang cua dat nước, thựchiện tầm nhìn phát triển "Made in China 2025", phan dau xây dựng trở thành cườngquốc chế tạo của thế giới vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Trung Quốcmới, đồng thời hỗ trợ cho công cuộc phục hưng vi đại của dân tộc Trung Hoa Déthực hiện mục tiêu, Trung Quốc cần duy trì sự phat triển kinh tế bền vững và tiễn bộ

xã hội không ngừng Chỉ bằng cách phát triển một nền tảng vật chất vững chắc, giấc

mơ Trung Hoa mới có thể trở thành hiện thực

Ngày 5 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Lý Khắc Cường lần đầu tiên đề xuấtđại kế hoạch "Made in China 2025" khi ông đưa ra "Báo cáo công tác chính phủ" tại

Kỳ họp toàn quốc lần thứ hai Ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Lý KhắcCường tổ chức một cuộc họp thường trực Quốc vụ viện đề triển khai và đây nhanhviệc thực hiện "Made in China 2025" nhằm nâng cấp ngành sản xuất Cũng chínhcuộc họp thường trực lần này đã xem xét và thông qua "Made in China 2025" Ngày

19 tháng 5 năm 2015, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức ban hành "Made inChina 2025" Mục tiêu của kế hoạch là: 7# nhát, bước vào hàng ngũ các cường

29

Trang 34

quốc sản xuất vào năm 2025; thir hai, đưa ngành sản xuất của Trung Quốc nóichung vào nhóm các cường quốc sản xuất thé giới vào năm 2035; thi? ba, tiến vào

vị trí các cường quốc sản xuất toàn diện hàng đầu trên thế giới vào thời điểm kỷniệm 100 năm thành lập Trung Quốc mới

Tiểu kết:

Có thể nói, từ sau Chiến tranh Lạnh đến thời điểm năm 2015, quan hệ củaTrung Quốc với các nước trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn, lợi ích của TrungQuốc ở nước ngoài không ngừng tăng lên, trong nước có những thay đổi sâu sắc về

nhiều mặt lĩnh vực Bên cạnh các thách thức an ninh truyền thống, Trung Quốc còn

phải đối mặt với nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống mới nổi như chủ nghĩakhủng bó, chủ nghĩa ly khai hay chủ nghĩa cực đoan tôn giáo Kê từ sau Chiến tranhLạnh đến năm 2015, Trung Quốc đã trở thành một công xưởng thế giới với nhiềulợi thế về chính trị, kinh tế, tài nguyên, môi trường và con người, đóng góp quantrọng vào sự phát triển kinh tế toàn cầu Trong giai đoạn này, giá trị gia tăng côngnghiệp của Trung Quốc đã đạt 2,1 nghìn tỷ đô la, chiếm 20% tổng giá trị gia tăngcông nghiệp trên toàn cầu [Ngân hàng Thế giới, Chỉ số phát triên thế giới] Ngoài

ra, GDP của nước này vào năm 2015 đạt 67.670,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,9% so với

năm trước [Cục thống kê quốc gia Trung Quốc] Đặc biệt, Trung Quốc đã trở thànhquốc gia xuất khẩu hàng công nghiệp hàng đầu, với hàng chục mặt hàng chiếm hơn70% tổng kim ngạch xuất khâu thế giới [Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)].Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế cầnđược giải quyết để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và đảm bảo sự phát triểnbền vững Một trong những thách thức đó là sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyênthiên nhiên và lao động Trung Quốc đã sử dụng một lượng lớn tài nguyên thiênnhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đồng thời tiêu thụ năng lượng cao và gây ra ônhiễm môi trường nghiêm trọng Điều này đặt ra vấn đề về sự bền vững và quản lýtài nguyên trong tương lai Ngoài ra, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc cũng gặpphải một số van đề Một số ngành công nghiệp quan trọng trong nước vẫn phụ

thuộc quá nhiêu vào công nghệ nước ngoài và phải nhập khâu các thành phân và

30

Trang 35

công nghệ chủ chốt Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn còn chưa độclập trong việc phát triển công nghiệp Hơn nữa, cơ cấu công nghiệp không hợp lývới sự dư thừa sản xuất cấu trúc và khu vực của nước này đã cản trở sự phân phốicông băng và sự phát triển đồng đều trên toàn quốc Một số khu vực sản xuất quátập trung, trong khi các khu vực khác phân mảnh và gặp khó khăn Trung Quốccũng đang đối mặt với thách thức về mức độ thông tin hóa và độ sâu hội nhập trongngành công nghiệp Mặc dù đã là một quốc gia công nghiệp hóa lớn, nhưng mức độthông tin hóa trong các quy trình sản xuất và quản lý của nước này vẫn còn thấp.Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc chưa thé tận dụng triệt dé được các lợiích của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu côngnghệ và đổi mới Độ sâu hội nhập của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu cũngcòn hạn chế, khi mà các doanh nghiệp Trung Quốc chưa thể có mặt ở các vị trí có

giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cau.

31

Trang 36

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VA QUA TRÌNH TRIEN KHAI CUA

KE HOACH MADE IN CHINA 20252.1 Nội dung kế hoạch Made in China

"Made in China 2025" là chương trình quốc gia trọng điểm nhằm biến đổiTrung Quốc thành một cường quốc sản xuất hàng đầu về công nghệ cao như trí tuệnhân tạo, robot, ô tô tự lãi, điện toán đám mây Kế hoạch được triển khai trong 3giai đoạn 10 năm, theo nguyên tac thị trường va nhà nước đồng hành, kết hợp hiệntại và tương lai, đột phá trọng điểm song song với phát triển toàn diện, chủ trươngđộc lập nhưng hợp tác quốc tế Mục tiêu là chuyên đôi mô hình từ sản xuất đại trà,giá rẻ sang sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn bằng cách tăng năng lựcđổi mới sản xuất, ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực công nghiệp cốt lõi

Ưu tiên hàng đầu gồm đôi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững,

cơ cau ngành hợp lý và thu hút nhân tài Năm công trình trọng tâm là trung tâm sảnxuất đổi mới, nền tảng công nghệ vững chắc, sản xuất thông minh, sản xuất xanh,đổi mới thiết bị cao cấp 10 lĩnh vực ưu tiên bao gồm công nghệ thông tin, robot,hàng không vũ trụ, đóng tàu, đường sắt, năng lượng mới, điện tử, nông nghiệp, vật

liệu mới và y sinh học.

2.1.1 Năm nhiệm vụ

(1) Xây dựng trung tâm đổi mới sản xuấtTập trung vào việc chuyên đổi và nâng cấp các ngành trọng điểm và nhu cầu

về đôi mới và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ thông tin thé hệ mới, sản xuất

thông minh, sản xuất phụ gia, vật liệu mới và y sinh, một SỐ trung tâm đôi mới sản

xuất (nghiên cứu công nghệ công nghiệp) sẽ được hình thành, tập trung vào pháttriển nghiên cứu và phát triển các công nghệ then chốt chung dựa trên ngành, côngnghiệp hóa các thành tựu, dao tạo nhân tài, xây dựng và cải thiện các tiêu chuẩn vàquy trình lựa chọn, đánh giá và quan lý các trung tâm đôi mới sản xuất

(2) Kỹ thuật sản xuất thông minhMột trong những mục tiêu lớn của "Made in China 2025" là phát triển côngnghiệp sản xuất thông minh Trung Quốc đã tạo ra nhiều chương trình để nâng cao

32

Trang 37

sự tự động hóa và hiệu suất trong sản xuất Cu thé, Trung Quéc thuc day su phattriển của nhà máy và xưởng ky thuật số thông minh tai các khu vực quan trọng.Những nhà máy này sử dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, robot vàinternet vạn vật để tối ưu hóa quá trình sản xuất và cung ứng Chương trình nàynhằm giảm chỉ phí sản xuất, tăng năng suất, và cải thiện chất lượng sản phẩm.

(3) Cơ sở hạ tầng công nghiệp mạnh mẽTrung Quốc đã xây dựng và phát trién một loạt trung tâm đổi mới sản xuất

và nghiên cứu phát trién công nghệ công nghiệp Những cơ sở này giúp kết nốidoanh nghiệp với các nguồn tài nguyên, kiến thức và hỗ trợ dé thúc đây đổi mới

và phát triển công nghệ., nghiên cứu các bước đột phá quan trọng nhằm vào nhucầu cấp thiết của các công nghệ và sản phẩm quan trọng cho các dự án lớn vàthiết bị quan trọng Với những doanh nghiệp có lợi thế lớn về khoa học kĩ thuật,nhà nước sẽ đầu tư hỗ trợ để doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng, sớm vượt quacác nút thắt cơ bản về kỹ thuật và công nghiệp hóa vật liệu

(4) Kỹ thuật sản xuất xanhTrung Quốc cũng đang khuyến khích sử dụng công nghệ xanh dé giảm tácđộng tiêu cực đến môi trường và nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên Nước này

tô chức thực hiện chuyên đôi công nghệ đặc biệt như: Nâng cao hiệu quả sử dụng

năng lượng, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nước và kiểm soát ô nhiễm, tái chế cácngành sản xuất truyền thống Những nỗ lực này là một phần quan trọng của việcbiến Trung Quốc thành một quốc gia dẫn đầu trong các ngành công nghiệp côngnghệ cao và giúp họ cải thiện sự cạnh tranh và sự bền vững của nên kinh tế

(5) Đôi mới thiết bị cao cấpTrung Quốc muốn trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ vũtrụ Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách hỗ trợ như đầu tư vào cácchương trình vũ trụ, khuyến khích sử dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này,

và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vũ trụ Do đó, nước này thực hiệnhàng loạt đổi mới trong lĩnh vực máy bay, động cơ hàng không và tua-bin khí, hàngkhông dân dụng, tàu xanh thông minh, phương tiện tiết kiệm năng lượng, thiết bị kỹ

33

Trang 38

thuật hàng hải và tàu công nghệ cao, bộ thiết bị lưới điện thông minh, máy CNCcông nghệ cao, thiết bị điện hạt nhân, thiết bị chân đoán và điều trị; các dự án công

nghiệp hóa và các dự án lớn.

2.1.2 Mười lĩnh vực

(1) Ngành công nghệ thông tin thế hệ mới

Ngành công nghệ thông tin thế hệ mới trong kế hoạch "Made in China 2025"tập trung vào việc nâng cao khả năng thiết kế mạch tích hợp Trong quá trình này,các công ty và tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc liên tục phát triển và làm phongphú các công cụ hạt nhân và thiết kế sở hữu trí tuệ (IP) Điều này bao gồm việc thúcđây đột phá trong lĩnh vực chip đa năng liên quan đến thông tin quốc gia và an ninhmạng Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phát triển công nghiệp máy điện tử, tập

trung vao việc cải thiện khả năng thích ứng ứng dụng cua chip trong nước và trên

thị trường quốc tế Đồng thời, Trung Quốc đặt mục tiêu nam vững công nghệ lắpráp vi mô và đóng gói mật độ cao (3D) dé cải thiện hiệu suất sản xuất và tạo ra khảnăng cung cấp thiết bị sản xuất chính Trong kế hoạch này, Trung Quốc đã đưa ranhiều chính sách và chiến lược để thúc day phát triển công nghệ thông tin Cácchính sách này bao gồm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, khuyếnkhích các doanh nghiệp tham gia vào các dự án liên doanh và hợp tác quốc tế, vàxây dựng cơ sở hạ tang công nghệ thông tin hiện dai

(2) Máy công cụ và robot CNC cao cấp

Kế hoạch “Made in China 2025” đề cập đến phát triển máy công cụ CNCcao cấp và robot CNC cao cấp Trong lĩnh vực máy công cụ CNC, Trung Quốcđang đây mạnh phát triển các loại máy công cụ CNC có độ chính xác, tốc độ cao,hiệu quả cao, linh hoạt, và các thiết bị sản xuất cơ bản Điều này bao gồm tập

trung vao việc cải thiện độ tin cậy và duy trì độ chính xác của máy công cu

CNC, phát triển các hệ thống CNC cao cấp, động co servo, vòng bi, lưới và các

thành phần chức năng chính khác, và phần mềm ứng dụng chính dé đây nhanhquá trình công nghiệp hóa Về phía robot CNC, Trung Quốc tập trung vào các yêu

câu ứng dụng của robot công nghiệp trong nhiêu lĩnh vực như ô tô, máy móc, điện

34

Trang 39

tử, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp nhẹ, cũng nhưrobot dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc y tế, dịch vụ gia đình, giáo dục và giải trí.

(3) Thiết bị hàng không vũ trụTrong lĩnh vực thiết bị hàng không, Trung Quốc đang đây nhanh phát triểnmáy bay cỡ lớn và đã bat đầu phát triển máy bay chở khách thân rộng Ngoài ra,chính phủ Trung Quốc khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc phát trién máy baytrực thăng hạng nặng Trung Quốc cũng đang thúc đây công nghiệp hóa máy baytrực thăng, phương tiện bay không người lái và máy bay đa năng Trung Quốc cònphát triển phương tiện phóng mới và phương tiện phóng hang nặng dé cải thiện khảnăng tiếp cận không gian Đồng thời, nước này đây mạnh xây dựng cơ sở hạ tầngkhông gian dân sự quốc gia, phát triển vệ tỉnh mới và các nền tảng tải trọng khônggian khác Nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng và tàu vũ trụ có người lái cũng được thúc

đây Chuyển đôi công nghệ vũ trụ va ứng dụng công nghệ vũ trụ cũng là mục tiêu

quan trọng của kế hoạch này

(4) Thiết bị kỹ thuật hàng hải và tàu thủy công nghệ cao

Trong lĩnh vực thiết bị hàng hải, Trung Quốc phát triển trang thiết bị hỗ trợcho hoạt động thám hiểm biên sâu, khai thác va sử dụng tài nguyên biển Họ tậptrung vào cải thiện trang thiết bị ngoài khơi, hệ thống chủ chốt và trang thiết bị đặcbiệt Ngoài ra, Trung Quốc đang thúc đây sự phát triển và kỹ thuật của các trạmkhông gian biển sâu và các cấu trúc nồi lớn Kế hoạch đặt mục tiêu hình thành khảnăng kiểm tra, thử nghiệm và nhận dạng toàn diện của thiết bị kỹ thuật hàng hải vàcải thiện mức độ phát triển và sử dụng trang thiết bị hàng hải Từ đó, hàng hảiTrung Quốc có những bước đột phá trong công nghệ thiết kế, công nghệ đóng tàu

và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các loại tàu công nghệ cao

(5) Thiết bị vận chuyền đường sắt tiên tiến

Trong lĩnh vực thiết bị vận chuyên đường sắt, Trung Quốc đây mạnh việc

phát triển các sản phẩm tiên tiến và đáng tin cậy Ngoài ra Trung Quốc cũng nghiêncứu va phát triển hệ thống thiết bị vận chuyển đường sắt hạng nặng, tốc độ cao và

thông minh xanh thê hệ mới Điêu này bao gôm việc cung câp cho người dùng các

35

Trang 40

giải pháp tổng thé trong toàn bộ vòng đời của hệ thống và thiết lập hệ thống côngnghiệp vận tải đường sắt hiện đại hàng đầu thế giới Thiết bị đường sắt của TrungQuốc đã được cải tiến và phát triển liên tục trong những năm qua, giúp nâng caohiệu suất và giảm chi phí sản xuất.

(6) Phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới

Trung Quốc đang tích cực phát triển công nghiệp sản xuất phương tiện vậntải tiết kiệm năng lượng như ô tô điện, ô tô sử dụng pin nhiên liệu Đồng thời nướcnày cũng cải thiện và công nghiệp hóa các công nghệ then chốt như pin điện, động

cơ tiên tiến nhằm xây dựng chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh, sản xuất ra các phươngtiện vận tải năng lượng mới đạt trình độ quốc tế Các phương tiện tiết kiệm nănglượng có thé bao gồm xe hơi, xe máy, xe buýt, xe tải và các loại phương tiện giaothông công cộng khác Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp dé khuyến khích sửdụng các phương tiện này, bao gồm cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho cácdoanh nghiệp sản xuất phương tiện tiết kiệm năng lượng, áp dụng các chính sáchthuế ưu đãi và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty hoạt độngtrong lĩnh vực này Ngoài việc phát triển các phương tiện tiết kiệm năng lượng,Trung Quốc cũng tập trung vào việc xây dựng hạ tầng hỗ trợ cho việc sử dụng cácphương tiện này Đầu tư vào các trạm sạc điện, hệ thống giao thông thông minh vàcác cơ sở hạ tầng khác là những biện pháp quan trong dé đảm bảo rằng các phươngtiện tiết kiệm năng lượng có thể được sử dụng một cách hiệu quả va thuận tiện

(7) Thiết bị điện

Trung Quốc đang thúc đây công nghiệp hóa các tô máy nhiệt điện đốt thanphát thải siêu sạch và hiệu suất cao quy mô lớn Nước này muốn cải thiện trình độsản xuất của các tô máy thủy điện công suất cực lớn, tổ máy điện hạt nhân và tua-bin khí công suất lớn Đồng thời, Trung Quốc đang thúc đầy phát triển thiết bị năng

lượng mới và năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ năng lượng tiên tiễn, truyền tải

chuyền đổi điện cho lưới điện thông minh và thiết bị đầu cuối của người dùng Họ

cũng đã tạo ra các đột phá trong công nghệ sản xuất, ứng dụng các linh kiện và vật

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w