LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận án đề tài “Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm dau thé ki XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ” là công trình nghiên
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN
NGUYÊN BẢO NGỌC
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẠI CHÚNG HÓA
KINH DIEN NHO GIA 10 NAM DAU THE KỈ XXI
O TRUNG QUOC - TRUONG HOP TAC PHAM LUAN NGU
Chuyên ngành: Trung Quốc học
Mã số: 62 31 06 02
LUẬN ÁN TIEN SĨ TRUNG QUOC HOC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS Nguyễn Kim Sơn
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án đề tài “Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh
điển Nho gia 10 năm dau thé ki XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS,TS Nguyễn Kim Sơn Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn
gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án
do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bat kỳ nghiên cứu nào khác
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Bảo Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn PGS, TS Nguyễn Kim Sơn,người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thờigian trao đôi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô trong Ban Chủ nhiệm khoa KhoaĐông Phương học, Bộ môn Trung Quốc học và các thầy cô giảng dạy các học phầnchuyên đổi trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Chuyên ngành Châu Á học, và học
phần đào tạo Tiến sĩ Trung Quốc học, các thầy cô, các nhà khoa học trong Hội đồngcác cấp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoạithương, Ban chủ nhiệm Khoa Tiếng Trung Quốc và các đồng nghiệp đã tạo điềukiện tối đa cho tôi trong thời gian làm nghiên cứu sinh
Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ, các anh
chị em và người thân luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện luận án
Xin chân thành cảm on!
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Bảo Ngọc
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 5 <5 << << S3 E3 S33 vs eeerseee 8
2 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu 5-< + << ss=sses+s£s£sseses=se 10
2.1 Đối tượng ngÌiÏÊH CHU e- 5< ©S<SS< Set +eEEeEkeEketketeererrrrerreresre 10
2.2 Phạm Vi NGNIEN C HFL À c 5 << 5< << 9 ch g ø 10
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU so 5 «55555556995 10
3.1 Mục dich Ngnién CÚỨUH c- 5< << << vớ 10
3.2 (22/8284 218i n8n6 ẻ ồ.ố 10
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - 5 <5 <5 << <es<ses 11
4.1 Phương pháp NQhién CUU << << 1 ng nge Il
4.2 NUON ti TiGU cessessessssssessessssssessesssssssssessessssssssscssesssssssssessesssssssssesscssssssessees 12
5 Những đóng góp của luận án 55555 S555 009009 9950006996 12
SL Ve matt WY WGI nnnăaa 125.2 VỀ mặt thre theMe.secseessecsessssssessecresssessesnecsscsssssesseesscssessessecsecssessceaceaeessessees 13
6 Cấu trúc của luận án <- <5 +2 5< S3 2 E5 SE E£SE2EESESE5E255e5 2e 14
Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN
2300.9007 15
1.1 Nghiên cứu kinh điển Nho gia ở các nước Phương Tây 15
1.1.1 Nghiên cứu của các học giả người Hoa Kiễàu -5- 5s 16
1.1.2 Nghiên cứu của các học giả MP << s9 9 1.9 18
1.2 Nghiên cứu về kinh điển Nho gia và Luận ngữ ở Trung Quốc 20
1.2.1 Nghiên cứu về kinh điển Nho gia ở Trung Quốc . - 20
122 Nehién citu vé wuyén lá, dat cling héa kinh dién Nho gia ở Trung Onde
— Ầ 24
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về Luận ngữ . - 2s ccscse+s 26
1.3 Nghiên cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia ở Việt Nam hiện nay 33
Trang 61.3.1 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ lịch sử Triết học 33
1.3.2 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ Nho học - 34
1.3.3 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ Hán NOM học 35
1.3.4 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ dịch thuật 37
1.3.5 Tiếp cận tác phẩm kinh điển Nho gia - Luận ngữ . 39
Tiểu kết Chương . -< << 2% 5% E3 E4 E3 E5 E£SE3 E5 E3 2525252525 42 Chương 2 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE KINH DIEN NHO GIA ĐẠI CHUNG HOA VA TRUYEN THONG ĐẠI CHÚNG 44
2.1 Một số van dé lý luận về kinh điển Nho gia và Kinh học 44
2.1.1 Nho gia và kinh điển NNO gia 5- 5 s©csccscesceererrerrerssresre 44 2.1.2 Nho gia và văn hóa Trung QUOC - 2s se csscsscesccse+s50 2.2 Một số van dé lý luận về truyền thông đại chúng s- 52 2.2.1 Khái niệm đại CHUNG ÏUÓAG << Si c9 0 9 8 ve 52 2.2.2 Lý luận và mô hình truyền thông đại chúng 5 sc-scsss 61 2.2.3 Chủ trương chính sách của Đảng và Chính phi Trung Quốc về xây dựng văn hóa truyền thống và đại chúng hóa kinh điển Nho gia 67
II 8410) 77
Chương 3 THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG DAI CHUNG HÓA KINH DIEN NHO GIA 10 NĂM DAU THE KỈ XXI Ở TRUNG QUOC TRƯỜNG HỢP TÁC PHAM LUẬN NGỮ 5< 5 << E3 ExESE3Ex SE E3 xe xe rsrxeee 78 3.1 Kết quả điều tra khảo sát thực trạng đại chúng hóa kinh điển Nho gia ở Trung Quốc 10 năm đầu thế kỉ X XI 5 <5 << «+ << ses£eses£esese 78 3.1.1 Khảo sát dai chúng hóa kinh điển Nho gia trong hệ thống giáo duc QUOC AGM esessessesssesssssesssessessessssssessessssssessessssssssucsesssssssssscssssscssessscsesssessessssssessees 78 3.1.2 Khảo sát số lượng sách từ khóa Luận ngữ ở Trung Quốc 90
3.1.3 Khảo sát các nghiên cứu về kinh điển Nho gia và Luận ngữ 96 3.2 Nội dung kinh điển Nho gia - Tác phẩm Luận ngữ được đại chúng hóa trong 10 năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc - 5-s-<«es<s<s<es2 105
3.2.1 Nội dung kinh điển Nho gia — Tác phẩm Luận ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thiÔngg - 5< 5< 5< se se SxeEkeEtkekeerrrrrkerkererrerrerrerrerree 105 3.2.2 Nội dung đại chúng hóa Luận ngữ ngoài hệ thống giáo dục phổ thông
Trang 7II 8.191 125
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HOAT DONG ĐẠI CHUNG HÓA KINH DIEN
NHO GIA 10 NĂM ĐẦU THE Ki XXI Ở TRUNG QUOC - TRUONG HOP
TÁC PHAM LUẬN NG Ữ -5 55 S5 S2 S2 SE ESESESESESESESESEEEeEesesesrke 127
4.1 Đánh giá chủ thé của hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 128
4.1.1 Ảnh hưởng của người đứng đầu chính phủ và chủ trương chính sáchcủa nhà nước tới hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 1284.1.2 Vai trò của giáo dục kinh điển Nho gia trong các cơ sở đào tạo 1334.1.3 Vai trò của các cơ quan tô chức nghiên cứu . -‹«- 136
4.2 Đánh giá phương thức dai chúng hóa kinh dién Nho gia qua truyền
4.3 Một số gợi ý về đại chúng hóa các tác phẩm van học đặc sắc của Việt Nam 154
4.3.1 Tăng cao vai trò định hướng của Nhà nước để xây dựng, kiện toàn hệthống chính sách phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam 155
4.3.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đại chúng hóa văn hóa truyền
TEEN An nAAeAaeae 1574.3.3 Sử dung dong bộ truyền thông hội tụ kết hợp với giáo dục phố thông
¬— A Ô 159
Tiểu kết Chương 4 <5 <2 <2 SE E54 E5 4 E395 3.954 E5E5255.25 2e 164
KET LUAN 07777 166DANH MỤC CÁC CÔNG TRINH KHOA HOC CUA TÁC GIA 170
LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 5-5 << 5< s3ssSsEsSsEEEeEeersesesree 170
TÀI LIEU THAM KHẢO 5 5 5 5 5 << 5£ s£s£s E35 E3 E3 SeEesesesese 171
31080099000 181
Trang 8DANH MỤC CAC KI HIEU, CHỮ VIET TAT
STT Chir viét tat Chir viét day du
1 CNKI China National Knowledge Infrastructure
7 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc
8 XHCN Xã hội chu nghĩa
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 1.1 Nội dung các chương trong Luận ngữ vs 27
Bảng 2.1 Kinh học qua các giai đoạn lich sử CỔ đại ác So nhang 49
Bảng 2.2 Nho giáo qua các giai đoạn lịch sử cận đại - hiện đại - đương đại 50
Bảng 2.3 So sánh Truyền bá kinh điển và Đại chúng hóa kinh điển 56Bảng 3.1 Tổng hợp các bài kinh điển Nho gia và Luận ngữ 83đăng trong sách giáo khoa Ngữ văn của Trung Quốc -:-: -: 83Bang 3.2 Danh sách các nhà xuất bản xuất ban sách Luận ngi# năm 2000 - 2010
Bảng 3.3 Phân bồ công trình nghiên cứu công bố trên CNKI của tác giả nghiên
cứu kinh điền Nho gia giai đoạn năm 2000 - 2010 ¿2 +22 c+z£+£+zc+x+s 97
Bảng 3.4 Top 20 tần số từ chủ đề Luận ngữ các bài tạp chí trong thời gian năm
2000 - 2010 trên CNKÌ LLL LH HH nh 104
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình truyền thông đại chúng của Harold Lasswell 62
Hình 2.2 Mô hình hội tụ truyền thông của McCrudden - 63
Hình 2.3 Lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chúng 64
Hình 2.4 Mô hình đại chúng hóa kinh điển Nho gia 5252555552 65 Hình 2.5 Phương thức đại chúng hóa kinh điển Nho gia - 5 66 Hình 3.1 Sách ngữ văn Trung Quốc từ lớp 1 đến lớp 9 -: -: 79
Hình 3.2 Sách giáo khoa Ngữ văn của Nxb Giáo dục nhân dân Trung Quốc 79
Hình 3.3 Khảo sát thống kê số lượng sách có chứa tiêu đề Luận ngữ xuất bản trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010 ¿-¿ ¿52 *+x+x+xzt+ezzzz>zs+2 91 Hình 3.4 Phân bố số lượng công trình nghiên cứu về kinh điển Nho gia từ năm 2000 đến năm 2010 trên CNKI ¿5t t2 }x‡EtEEEtEkeEtrkertrkerrrkerrrkrre 96 Hình 3.5 Top 10 đơn vị nghiên cứu nhiều nhất về kinh điển Nho gia từ năm 2000 đến năm 2010 ở Trung Quốc - - + 25+ +22 £2E£E+E£E£E£E£EeEekrsrrrres 99 Hình 3.6 Số lượng công trình nghiên cứu về Luận ngữ từ năm 2000 đến năm PII(00ìv i80) 9pDỒỒadđddddddddiiiaẢẮẶẶ.- 102 Hình 3.7 Tỉ lệ chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ, Thạc sỹ nghiên cứu đề tài về Luận ngữ từ năm 2000 đến năm 2010 trên CNKI : 2 +22 c+x+£+x£zczxcs2 103 Hình 3.8 Nội dung đề tài nghiên cứu luận văn, luận án liên quan tới Luận ngữ từ năm 2000 đến năm 2010 trên CNKI - -:-+525252 5252 S2£z£vEvxvxzxzxzxsez 104 Hình 4.1 Học sinh học kinh điển Nho giáo trong Quốc hoc đường 135
Hình 4.2 Chương trình “Trung Quốc trong điển tịch” bàn về Luận ngữ 139
Hình 4.3 Hình anh các app giới thiệu kinh điển Luận ngữ 142
Hình 4.4 Hình ảnh các app chương trình “Bách gia giảng đàn” 143
Hình 4.5 Hình ảnh cuộc thi “Cuộc thi đọc thơ cô Trung Quốc” của CCTV 145
Hình 4.6 Hình ảnh cuộc thi “Cuộc thi doc thơ cổ Trung Quốc” ở Thành Đô 146 Hình 4.7 Hình ảnh poster phim Không Tử Xuân Thu +: 147
Hình 4.8 Hình ảnh poster phim Khổng Tử - ¿+2 +22 +2 £z£+z£+Ezzczxzz 148
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Không Tử đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Chu Công sáng lập ra học thuyết
Nho gia đến nay đã hơn 2500 năm lịch sử Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, có
những giai đoạn Nho gia phát triển huy hoàng rực rỡ như thời Xuân Thu, thời Tống;
có giai đoạn bi “đốt sách chôn Nho”, mắt vị thế độc tôn khi chế độ quân chủ sụp dé;thậm chí bi Mao Trach Đông bài trừ đòi “Da dao Không gia diém” ở ngay tại Trung
Quốc trong thời kỳ Cách mang Văn hóa nhưng các các tác phẩm kinh điển của Nhogia van có sức sóng mãnh liệt đến ngày nay Trước thế ki XX, con đường truyền bá tưtưởng Nho gia chủ yếu dựa vào mở trường day học, chế độ khoa cử, chế độ tuyển
chọn quan lại và đạo đức văn hóa truyền thống, ngay cả những lúc bị bài trừ thì vănhóa Nho gia vẫn được lưu truyền qua luật lệ phép tắc ứng xử trong dòng tộc, gia đình
Đầu thế ki XXI, đứng trước sự suy thoái của đạo đức xã hội, những giá tri của
Nho gia về tu dưỡng, giáo dục con người dần dần được coi trọng trở lại và được thúcđây thành phong trào tại Trung Quốc Trong suốt 10 năm dau thé ki XXI có hàng loạt
sự kiện đón chao sự trở lại của Nho học Năm 1999 là dau mốc quan trọng, lần đầu
tiên sau 50 năm Chính phủ Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 2550 năm sinh Không Tử,
tạo tiền đề phục hưng đạo Không trong thế ki XXI Hiện tượng Vu Đan — Luận ngữnăm 2006 là sự kiện văn hóa nồi bật nhất đã gây nên một cơn sốt Quốc học ở TrungQuốc Tháng 11 năm 2006, Luận ngữ tâm đắc được phát hành lần đầu ở Trung tâmsách, Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, Trung Quốc Trong ngày đầu phát hành đã bán rahơn 12.600 quyền, trong đó Vu Dan đã kí 10.600 quyền, lập ki lục mới về số lượng kí
và bán lẻ sách ở Trung Quốc Nho học đã thực sự phục hưng trở lại, “Nho gia nhiệt”
là cụm từ được xuất hiện với tần suất khá phổ biến trên các phương tiện thông tin đạichúng, các cuộc hội thảo, các nghiên cứu cũng như các chương trình của truyền hình
quốc gia Trung Quốc Nội dung tư tưởng của tác phẩm Luận ngữ được tiếp cận trên
nhiều lĩnh vực, góc nhìn khác nhau được tuyên truyền, quảng bá trên khắp cácphương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích phổ cập lại một số tư tưởng Nho giatới đại chúng Giới nghiên cứu Nho học ở Trung Quốc giải thích lại kinh điển Nho
Trang 12gia, từ đó kế thừa, phát huy và sàng lọc giá trị phù hợp thời đại, đưa Nho học lại trởthành hình thái tư tưởng khoa học hiện đại, có sự chuyền đổi dé có thé hội nhập vớidòng chảy lớn của văn hoá thé giới đa nguyên Trong thế ki XXI, chính phủ TrungQuốc xem việc đại chúng hóa tư tưởng Nho gia, đặc biệt các tac phẩm kinh điển củaNho học có vai trò là tài nguyên tinh than dé xây dựng văn hóa mang đậm màu sắcTrung Quốc, góp phần quan trọng trong đối thoại văn minh của Trung Quốc với thế
gIỚI.
Quan điểm về đại chúng hóa các tác phẩm kinh điển Nho gia được Chính phủ
Trung Quốc thé hiện trong các văn kiện chính trị của các kỳ Đại hội Đảng lần thứXVI, XVII và phát ngôn của người đứng đầu Nhà nước Trong bối cảnh hiện xã hộiTrung Quốc thế kỉ XXI, phương thức truyền bá kinh điển Nho gia và một số nội dung
tư tưởng của Nho gia như “quân - thần”, “trọng nam khinh nữ” không còn thực sự phùhợp Đối tượng hướng đến của quá trình đại chúng được mở rộng hơn so với đối
tượng truyền bá là Nho sĩ, học sĩ, nam nhân va gia giáo tử tôn Hơn nữa, thế ki XXI là
thời đại công nghệ thông tin bùng né và chịu tác động của cách mang công nghệ 4.0,mọi mặt của đời song đều có những thay đôi rõ nét, đặc biệt truyền thông hội tu va SỐ
hóa được sử dụng rộng rãi.
Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa
phương Đông, đặc biệt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng Nho gia, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về Nho gia Tuy nhiên, góc tiếp cận nghiên cứu chủ yếu
là nghiên cứu các tác phẩm kinh điên, nghiên cứu tư tưởng Nho gia, nghiên cứu cácnhà nghiên cứu Nho gia Các công trình cơ bản của lĩnh vực văn học, triết học, sử học,Han Nom Việc nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia ở Trung
Quốc đầu thế ki XXI dưới góc tiếp cận Trung Quốc học, cụ thể nghiên cứu có sự kếthợp của Nho giáo, truyền thông đại chúng chưa là đối tượng nghiên cứu trực tiếp cụ
thé của một công trình nào
Với những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề
“Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm dau thế ki XXI ởTrung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ” làm đề tài nghiên cứu cho luận án
Trang 13tiến sĩ của mình.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động đại chúng hóa kinh điểnNho gia, cụ thể là trường hợp tác phẩm Ludn ngữ
2.2 Pham vi nghién cứu
Về nội dung:
Tiến hành điều tra, khảo sát việc truyền bá kinh điển Nho gia - Tác phẩm Luậnngữ thông qua sách Ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12; các tạp chí, công trình nghiên cứuluận án, luận văn về dé tài kinh điển Nho gia, Luận nñgữ trong kho dir liệu toàn vănCNKI ở Trung Quốc thời gian từ năm 2000 đến năm 2010; Đồng thời, tiến hành khảosát lay mẫu các sách có nhan đề Luận ngữ trên trang dangdang.com ở Trung Quốc.Qua đó, phân tích nội dung đại chúng hóa kinh điển Nho gia (lấy đại chúng hóa tác
phẩm Luén ngữ làm nghiên cứu điền hình)
điểm và một số van dé tồn tại cần khắc phục trong phương thức đại chúng hóa kinh
điển Nho gia qua truyền thông hội tụ; Thông qua so sánh quá trình truyền bá, đạichúng Truyén Kiéu, luận án rút ra một số gợi ý cho Việt Nam dé dai chúng hóa các tácphẩm văn học đặc sắc
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
10
Trang 14Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia, tác giả xác định các
nhiệm vụ của luận án như sau:
Thứ nhất, làm rõ tông quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Thứ hai, làm rõ các khái niệm về kinh điển Nho gia, và đại chúng hóa kinh điểnNho gia; làm sáng tỏ lý thuyết về mô hình truyền thông đại chúng; phân tích bối cảnhTrung Quốc đầu thế kỉ XXI về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuậtTrung Quốc trong 10 năm đầu thế kỉ XXI ảnh hưởng đến quá trình đại chúng hóa kinhđiển Nho gia ở Trung Quốc
Thứ ba, điều tra, khảo sát, phân tích nội dung nghiên cứu kinh điển Nho gia Luận ngữ 10 năm đầu thé ki XXI; luận giải nội dung đại chúng hóa kinh điển Nho gia,
-đặc biệt tác phâm Luận ngữ
Thứ tư, đánh giá vai trò, ảnh hưởng của chủ thé hoạt động đại chúng hóa; chỉ ra
ưu nhược diém của phương thức đại chúng hóa kinh điển Nho gia qua truyền thông
hội tụ từ đó đưa ra một vài gợi ý cho Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp phân tích tư liệu lịch sử, nghiên cứu tuân thủ sự thốngnhất giữa lịch sử và logic, thu thập các nghiên cứu về kinh điển Nho gia, về quá trìnhđại chúng hóa kinh điền, tác phẩm Luận ngữ ở Trung Quốc Tác giả đọc sơ bộ, phânloại, xác định, tóm tắt và sắp xếp các tải liệu lịch sử liên quan tới vấn đề nghiên cứu.Luận án sử dụng tông hợp phương pháp phân tích hệ thong, phương pháp nghiên cứuliên ngành; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp thông diễnhọc dé nghiên cứu về hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia, trường hợp tácphẩm Ludn ngữ ở Trung Quốc
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp nghiên cứu văn bản
chủ yếu đề cập đến phương pháp thu thập, tham khảo, xác định, phân loại và đối chiếutài liệu, hình thành hiéu biết cơ bản về van đề nghiên cứu thông qua việc phân tích vànghiên cứu tài liệu Việc đối chiếu và nghiên cứu các tài liệu học thuật, tác phẩm, bàitạp chí, luận án, luận văn liên quan đến kinh điển Nho gia, đại chúng hóa kinh điển
11
Trang 15Nho gia cung cấp những tư liệu tham khảo vững chắc và những ý tưởng nghiên cứu
quan trọng cho luận án.
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu liên ngành: các vấn đề mà luận án tập trungnghiên cứu cần được coi là một tổng có liên quan chặt chẽ Hoạt động đại chúng hóakinh điển Nho gia không chỉ còn là van đề nghiên cứu của lĩnh vực lịch sử tư tưởng vàvăn hóa mà nó phải được xem xét bối cảnh phát triển tong thé của mười năm đầu thé
kỉ XXI ở Trung Quốc trên cả phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Ngoài raluận án còn kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành với khu vực học dé làm sáng
tỏ giá trị lý luận, thực tiễn từ hoạt động đại chúng hóa kinh điển ở Trung Quốc, qua đóđưa ra một số hàm ý cho Việt Nam
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu trường hợp điền hình: Lựa chọn trường hợptác phẩm Luận ngữ làm nghiên cứu điền hình của đại chúng hóa kinh điển Nho gia.Luận án tập trung theo nghiên cứu điển hình minh hoa và đặc trưng nhằm lý giải câu
hỏi “tại sao” đại chúng hóa tác phẩm Luận ngữ tiêu biểu hơn các tác phẩm kinh điển
Nho gia khác Đồng thời, luận án cũng làm sáng tỏ phương thức đại chúng hóa Luậnngữ có khả năng khái quát được các tác pham kinh điển Nho gia khác
Thứ tư, phương pháp thông diễn hoc: Phương pháp này dùng dé luận giải nộidung Luận ngữ được giải thích lại đầu thé ki XXI
4.2 Nguồn tư liệu
Tư liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn: các tác phâm kinh điển Nhogia; các bản Luận ngữ luận giải, các ấn phẩm giấy và số hóa của Luận ngữ; các bàitạp chí, luận án, luận văn có chủ đề liên quan tới Luận ngữ trên CNKI và kinh điểnNho gia, đăng trên CNKI từ năm 2000 đến năm 2010; các sách tiêu đề có từ Luậnngữ được bán trên dangdang.com từ 2000 đến năm 2010; nội dung các bài có liên
quan đến Luận ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12 của Trung
Trang 16Nho gia tại Trung Quốc; phát triển khái niệm đại chúng hóa kinh điển Nho gia.
Thứ hai, nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia cung cấp thêm
cơ sở khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu Trung Quốc học
Thứ ba, tạo nên lý luận mới về nghiên cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia qua
cách tiếp cận liên ngành
5.2 Về mặt thực tiễn
Luận án bước đầu hệ thống chủ trương về phát triển văn hóa Trung Quốc đậm
đà bản sắc dân tộc, với việc phát triển định hướng nghiên cứu truyền bá lại kinh điển
Nho gia - tác phẩm Luận ngữ trong kì Đại hội lần thứ XVI, XVII của Trung Quốc;
Phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả điều tra 19 đoạn trích tác phẩm thuộc kinhđiển Nho gia, 11 đoạn trích Ludn ngữ trong tông số sách 762 bài trong chương trìnhNgữ văn từ lớp 1 đến lớp 12;
Thu thập dir liệu các sách có nhan đề Ludn ngi trên trang dangdang.com ở
Trung Quốc Trong 339 sách về Luận ngữ sách tác giả thu thập được từ năm 2000
đến năm 2010, các nhà xuất bản phát hành như sau: Trung Hoa thư cục (53 ấnphẩm), Nxb Hoa Kiều Trung Quốc (32 ấn phẩm); Nxb Yuelu (31 ấn phẩm), Thương
vụ ấn thư quán (28 ấn phẩm), Nxb Đại học Phúc Đán (28 ấn phẩm), Công ty xuấtbản Liên Hop Bắc Kinh (25 ân phẩm) Tác gia tổng hợp tiến hành chia nhóm phân
loại các sách về Luận ngữ như sau: Dạng chú thích; Dạng bình luận; Dạng chuyên
dé; Dang két hop; Dang chuyén khao
Nghiên cứu đã thống kê và tiễn hành phân tích tông số luận án (luận văn đượccấp bằng là 1.199 dé tài và 5.249 bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu về Luận ngữtrên tổng số 35.765 bài nghiên cứu về Luận ngữ được lưu trữ thời gian từ năm 2000
đến năm 2010 được công bồ trên CNKI tính đến tháng 10 năm 2020 Các công trình
này có phạm vi nghiên cứu rộng, trên nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau, vìthé trong phạm vi luận án, tác giả lựa chọn nghiên cứu về (1) tư tưởng “Nhân” giảng
day trong hệ thống giáo dục phô thông, (2) van đề xây dựng hình tượng người lãnh
đạo trong thời kì mới, (3) “Nghĩa lợi quan” theo tư tưởng của Không Tử trong quátrình đại chúng hóa ở Trung Quốc
13
Trang 17Những kết quả nghiên cứu chỉ ra một số thực trạng về phương thức tiếp cận Nho
gia của học sinh Trung Quốc ngày nay Việc đại chúng hóa các tác phâm kinh điển
đã không được đảm bảo tuyệt đối băng chế độ chính trị như thời phong kiến Kinhđiển Nho gia phải tìm cách thích ứng với xã hội Trung Quốc hiện đại, dé quảng daiquần chúng nhân dân không còn “kính nhỉ viễn chỉ” Nho học với như trước thế kỉ
XX.
Nghiên cứu thực tiễn cho thay, trong các yếu tố tac động, thì yêu tố truyền bá
giảng dạy trong trường hoặc cơ sở đào tạo có ảnh hưởng rõ nhất đến sự đón nhận
của đại bộ phận đại chúng Kết quả nghiên cứu này bước đầu giúp hiểu biết cụ théhơn công cụ đại chúng hóa Nho giáo hữu hiệu nhất Ở một mức độ nhất định, kếtquả nghiên cứu này cũng cho phép chi ra giá trị tinh thần của Nho giáo sẽ là công
cụ hữu hiệu nhằm khôi phục lại giá trị đạo đức của xã hội đầu thé ki XXI
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đối chiếu với so sánh truyền bá Truyện Kiéu ởViệt Nam làm trường hợp so sánh điển hình Qua đó rút ra một số bài học, hàm ý vềđại chúng hóa các tác phẩm kinh điền truyền thống của Việt Nam
6 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm những phan: ngoài phần mở dau, kết luận và kiến nghị, danhsách các công trình khoa học có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụlục, luận án gồm 4 chương, 10 mục
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các van đề liên quan đến dé tàiChương 2: Một số vấn đề lý luận về kinh điển Nho gia, đại chúng hóa vàtruyền thông đại chúng
Chương 3: Thực trạng hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm đầuthế kỉ XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ
Chương 4: Đánh giá hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm đầuthé ki XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ
14
Trang 18Chương 1
TÓNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI
Sự phục hưng của Nho gia trong những năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc với
“cơn sốt” Nho học và “Nho giáo nhiệt” đã thu hút nhiều học giả ở Việt Nam và thếgiới quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu kinh điển Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào nội dungtác phâm hoặc truyền bá kinh điển Nho gia ở Trung Quốc và Việt Nam giai đượctrước thế kỉ XXI Có thể nói, nghiên cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia còn có một
khoảng trắng lớn Trong quá trình nghiên cứu và khả năng tiếp cận thông tin, tác giả
chưa tìm kiếm được công trình luận án nào về nghiên cứu đại chúng hóa Kinh điểnNho gia ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2000 Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010,trong 11 năm, có 6.540 công trình nghiên cứu được công bố trên cơ sở dữ liệu có sử
dung từ khóa “kinh điển Nho gia” (fi82##t) và tổng số luận án (luận văn được cấp
bang là 1.199 đề tài 5.249 bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu về Luận ngữ Tuy
nhiên khi sử dụng khóa “đại chúng hóa Nho gia” (ZÄÍ{tfi2#) hoặc “đại chúng hóa kinh
điển Nho gia” (ASM RAD thì chỉ tìm được 25 kết quả nhưng trong giai đoạn từ 2010
- 2021 Tác giả ý thức được van đề tông quan tình hình nghiên cứu phải liên quan mật thiết
đến đề tài, tuy nhiên với khoảng trắng về mặt nghiên cứu, lý luận và các nghiên cứu về kinhđiển Nho gia, tác phẩm Ludn ngữ đồng thời là nguồn tài liệu dé phân tích đánh giá quá trìnhđại chúng hóa kinh điền Nho gia Chính vì vậy, khi viết tong quan tình hình nghiên cứu
liên quan đến dé tài “Nghién cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm dau thé kiXXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ” tác giả tập trung chủ yếu giới
thiệu tình hình nghiên cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia ở các nước Phương Tây, ởTrung Quốc Về tình hình nghiên cứu trong nước, tác giả hệ thống hóa kết quả nghiêncứu kinh điển Nho gia theo các chuyên ngành nghiên cứu
1.1 Nghiên cứu kinh dién Nho gia ở các nước Phương Tây
Không Tử là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại,những tư tưởng của ông không chỉ ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc cách đây hơn
2.000 năm mà còn trở thành tài sản chung của nền văn minh nhân loại Vào tháng 1
15
Trang 19năm 1988, tại Hội nghị quốc tế của những người đoạt giải Nobel lần đầu tiên được tổ
chức tai Paris, 75 người tham gia đã đưa ra 16 kết luận dựa trên chủ đề “Đối diện với
thế kỷ 21.” Một trong số đó là "Nhân loại muốn tiếp tục tồn tại, chúng ta phải trở lạicách đây 25 thé ky dé tìm hiểu trí tuệ của Không Tử"[137] Từ đó thấy rằng đánh giácủa các học giả phương Tây đánh giá cao về Không Tử
Tư tưởng của Không Tử (Confucius) và tác phẩm Luận ngữ (The Analects) làmột trong những trọng tâm nghiên cứu của giới Hán học Anh Mỹ Các nghiên cứu về
Kinh dién từ những học giả Nho học, Hán học, Lịch sử Trung Quốc như William
Theodore de Bary, Joseph R Levenson, ThomasA Metzger, Roger T.Ames, Daniel
A Bell và các học giả người Mỹ gốc Hoa như Wing-tsit Chan (Trần Vinh Tiệp),
Tu Weiming (Đỗ Duy Minh), Yu Ying-shih (Du Anh Thời), Cheng, Chung-Ying
(Thành Trung Anh) Nghiên cứu của họ đã trở thành một tài liệu tham khảo quan
trọng và bé sung cho các nghiên cứu Nho giáo Trung Quốc đương đại
1.1.1 Nghiên cứu của các học giả người Hoa Kiều
Thành Trung Anh (Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Dai hoc Hawaii tạiManoa) cho rang, với văn minh nhân loại của thé kỷ XXI nên sử dụng tu tưởng củaKhông Tử Thực hiện phương châm tu dưỡng của nhà Nho mà Không Tử đã nêu “chi
u dao, cứ đức, y w nhân, du u nghệ” [6] (dịch nghĩa: Không Tử nói: “Dé tâm chí vàođạo, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui vẻ lục nghệ (tức lễ, nhạc, xạ, ngự,
thư, số) và noi theo cách xử thế “Tử tuyệt tứ: v6 ý, vô tat, vô có, vô ngấ” [6] (dịchnghĩa: Không Tử bỏ han bốn tật: “vô ý” là xét việc gi thì không đem ý riêng (hoặc tudục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; “vô tất”, tức không quyết răng điều đó tất đúng,
việc đó tất làm được; “vô cố”, tức không cố chấp; “vô ngã”, tức quên mình đi, không
cho cái ta làm mờ ám (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư) [37] đã có trong
Luận ngữ thì thế giới tuy có bất đồng, nhưng vẫn giữ được cục diện hoà hợp, vẫn bảo
đảm được “hoà nhỉ bat đồng” mà thời xưa Khong Tử đã nói
Chu Khiêm (Godwin C Chu) là nhà nghiên cứu của trung tâm Đông Phương
thuộc đại học Hawaii Trong tác phẩm nỗi tiếng The Great Wall in Ruins xuất bản lầnđầu năm 1993 tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của Nho học tới xã hội hiện đại trên
16
Trang 20nhiều tầng của xã hội học gồm quan hệ gia đình, tổ chức, luân ly trong công việc, xã
hội, giá trị văn hóa
Trong cuốn sách Bàn về Nho học hiện dai, Du Anh Thời cho rằng tất cả cácphan tử trí thức, bất kế là phản đối hay đồng tình với Nho gia đều từng là những
“người trong cuộc” của nền văn hóa Nho gia, bởi trong kinh nghiệm sống của họ đãthâm thấu các giá trị của Nho gia ở những mức độ khác nhau Ông lý giải tư tưởngNho gia có thê trở thành chủ lưu trong lịch sử Trung Quốc là bởi tư tưởng của Nho
giáo được đại đa số triều đại thời kỳ phong kiến Trung Quốc sử dụng Song, chế độ
phong kiến sup đồ từ cuối thoi Thanh, cho nên “lối thoát của Nho hoc hiện dai dựavào lễ nghĩa dùng trong cuộc sống thường nhật” [116] Chỉ có đưa Nho học vào đờisong thực tế gần gũi hàng ngày mới có thê hóa giải các vấn dé của xã hội hiện đại đặt
ra Giá trị hạt nhân của Nho giáo là “luân lý”, giá trị này càng cần thiết trong xã hộihiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay
Đỗ Duy Minh từng nói đến sự chuyên hướng sang hiện đại của truyền thống Nhohọc, chuyển hoá một cách sáng tạo, sự phát triển trong thời kì thứ ba của chủ nghĩanhân văn Nho gia, “xuất phát từ truyền thong Nho gia và tiếp thu tinh than hiện đạicủa phương Tây”, “sáng tạo Nho học trong bối cảnh da nguyên hoá” [63] Trongcuộc hội thảo “Đồi mới Nho học trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế” tổ chức ở BắcKinh tháng 10 - 2005, ông nói: Nho học thể hiện một cách đột xuất tư tưởng giáo dục
luân lý xã hội, đạo lý làm người, học vấn sinh mệnh, phương thức của cuộc song, thé
hiện tin ngưỡng của tinh thần nhân văn, là triết học và cũng là tôn giáo Với thuyết
“Nho giáo đệ tam kỳ phát triển”, Đỗ Duy Minh một lần nữa tai khang định thé kiXXL, triết học Trung Quốc (Nho giáo) sẽ là chủ lưu của cả thế giới, tinh thần Hoa Hạ
sẽ được mở rộng ra toàn nhân loại.
Trong cuốn sách Nho học thé ki XXI, trên cơ sở xem xét lại lịch sử phát triển của
Nho học, suy nghĩ về khó khăn khi phát triển Nho giáo hiện dai và tự chuyền hóa, Đỗ
Duy Minh đã đưa ra sứ mệnh của Nho học thé ki XXI: Nhận thức Nho học như thé
nào?; Khó khăn của Nho học hiện đại và tự chuyên hóa; Giai đoạn thứ 3 của Nho hoc
và Nho học thế ki XXI; Năm van đề của Nho học thé ki XXI Đỗ Duy Minh đưa năm
17
Trang 21van đề: Thứ nhát, giá tri cốt lõi của tinh thần nhân văn Nho gia; Tứ hai, sự chuyềnhướng tinh thần triết học: Ý nghĩa đương dai của tâm tính học Nho gia; Thir ba, vănhóa đa nguyên, đối thoại hài hòa giữa các nền văn hóa: Từ góc độ Nho gia; Thứ tw,phát triển đối thoại văn minh và ý nghĩa của nó với thé giới; Thứ năm, đối thoại vănminh và tìm tiếng nói chung trong thời đại mới [64]
1.1.2 Nghiên cứu của các học giả Mỹ
Từ những năm 80, 90 của thé ki XX, giới nghiên cứu Nho hoc tai Mỹ chia haitrường phái: phái Nho học Boston và phái Nho học Hawaii Đặc điểm chủ yếu của
phái nghiên cứu Nho học đại học Boston là “đối thoại” phái Nho học Boston đặt giả
thuyết đối thoại giữa Nho giáo và Hồi giáo, Nho học Hawaii lại đặt giả thuyết đốithoại giữa Nho giáo và Kito giáo Các giả thuyết này nhanh chóng du nhập về Trung
Quốc Tuy nhiên, những cuộc “đối thoại liên tôn” đó còn nhiều ý kiến trái chiều Các
học giả đại diện là Robert Cummin Neville và John Berthrong Đại diện phái Nho học Hawaii (Thuyên thích phái) là Roger T.Ames và David L Hall Du chủ trương tư
tưởng của hai phái khác nhau nhưng cùng đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và quảng
bá Nho học ra thế giới
Tác giả Roger T.Ames va Henry Rosemont Jr, viết The Analec of Confucius: Aphilosophical Translation (dịch: Luận ngữ của Không Tử: Một ban dịch triết hoc),
cuốn sách đã đưa triết lý đạo Không sang tiếng Anh dé giới thiệu về lịch sử, triết lý,
các lý luận của Không Tử Khác với các bản dịch kinh điển Nho gia trước, RogerT.Ames dựa vào tính triết học dé dịch Ban dich thé hiện sự kết hợp giữa triết họcphương Tây, Chủ nghĩa thực dụng và Nho học Ví dụ trong quan niệm về giá trị trung
tâm Luận ngữ là “Nhân” va “Quân tử” Roger T.Ames và Henry Rosemont Jr đưa ra
khái niệm “hành vi có thâm quyền” và “người mẫu mực” [Roger T.Ames và Henry
Rosemont Jr, 1998] Theo Roger T.Ames, dùng từ như vậy mới khiến đọc giả phương
Tây hiểu được hệ tư tưởng Nho gia của Trung Quốc cô đại Ngoài ra, ông còn cáccông trình tiêu biểu liên quan đến Nho giáo như: Quyển lực của văn hoá Nho giáoviết cùng với Peter Hershock, nhà xuất bản trường Đại học Bang New York năm
18
Trang 222006; Sách Sự tw mãn: Nho giáo và Đạo trong tắm gương của phương Đông và
phương Tây nhà xuất bản Đại học Hồ Bắc năm 2006
Peter D Hershock - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông - Tây Hoa Kỳ, đãphát biểu trong Hội thảo quốc tế “Nho giáo và triết lý giáo dục đương đại” năm 2019:
“Trong thế kỷ XXI, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, con người càng lúnsâu vào các vòng xoáy của thời cuộc, đó là lúc nhu cau giáo dục xã hội càng được coitrọng Dé có thé đóng góp nhiễu hơn trong thé giới đượng dai, học thuyết Nho giáo
chắc chắn phải được “cách tân”, “hiện đại hóa” cho phù hợp với thời cuộc ” Sự
nghiệp này yêu cầu có đội ngũ trí thức đông đảo từ các nền văn hóa Đông, Tây khácnhau cùng nghiên cứu, trao đôi và cùng xây dung một mô hình Nho giáo mới có đóng
góp tích cực hơn cho sự tiễn bộ của cộng đồng, cho sự công bang giới tính, cho xã hội
văn minh và môi trường thân thiện.
Trong cuốn Tân Nho gia của Trung Quốc, Daniel Bell viết: “Trong phần lớn
thời gian cua thé kỷ XX, Trung Quốc luôn tự coi họ là một quốc gia ban cùng, hèn yếu
bị các cường quốc khác bắt nạt và họ đánh mắt địa vị lãnh tụ trong lịch sử; bởi vậy,hấp thu truyền thong Pháp gia thì phải phú quốc cường bình, chan hưng dân tộc Bâygiờ quốc gia mạnh rồi, bắt dau giành lại địa vị “xứng đáng được” trên thé giới,Trung Quốc có thể xa hơi một chút, do đó “quyên lực mêm ” của Nho gia truyền thong
bắt đầu được phục hung” [136] Trong cuén sách, ông chủ yếu đề cập đến mối quan
hệ giữa Tân Nho gia và chính tri, các van đề xã hội va giáo dục của Trung Quốcđương đại Ông lý giải cho người đọc lý đo tại sao Nho gia lại phục hưng, các vấn đề
về phô cập Nho gia và Nho giáo bên ngoài Trung Quốc Đặc biệt ông giành phần phụlục 22 trang đề bàn về Chính trị hóa Luận ngữ
Trong việc truyền bá kinh điển Nho gia ngoài lãnh thé Trung Quốc, Ludn ngữ
được đánh giá cao nhất Nhà văn hóa sử và triết gia Will Durant nhận định “An Độ là
xứ của siêu hình học và tôn giáo Trung Hoa là xứ của triết lý nhân bản, không quan
tâm tới thần học” [47] Theo Will Durant, nghiên cứu Không Tử thì không chỉ có
Luận ngữ, nhưng theo ông thì “Cuốn đầu và là cuốn quan trọng nhất trong Tứ thư là
cuôn Luận ngữ Cuôn ay là cuôn đáng tin nhat dé tìm hiệu triệt ly của Không Tử”
19
Trang 23[47] Zheng Wenjun (Alice W.Cheang) đã có công trình nghiên cứu Tiếng nói của
bậc Thây: Về đọc, dịch và giải thích Luận ngữ đã cung cấp cái nhìn bao quát về giới
Hán học phương Tây dịch Luận ngữ truyền thống và sự khác biệt khi phương Tâynghiên cứu tư tưởng Không Tử và giải thích Luận ngữ
Các học giả Trung Quốc học người Mỹ tuy có thê gặp trở ngại về mặt ngôn ngữ
va văn hóa, nhưng với tư cách là “người ngoài" nên họ có những góc nhìn độc dao va
khách quan hơn về văn hóa truyền thống văn hóa của Trung Quốc Các nhà nghiên
cứu phương Tây, khi tiếp xúc với văn hóa Nho học đã vô hình trung chuyên dịch các
khái niệm Nho học theo tư tưởng Tây học Đại bộ phận học giả Hoa Kiều lại có nền
tảng giáo dục ở Hồng Kông và Đài Loan, họ có kiến thức sâu sắc về văn hóa truyền
thống Trung Quốc, và đồng thời họ đã được dao tạo bởi tư duy phương Tây Do đó,
họ đọc được nguyên tác, am hiểu cả văn hóa Trung Quốc và Phương Tây nên có thé
vận dụng triết học phương Tây hiện đại dé giả thích giá trị đương đại và tư tưởng Nho
gia.
1.2 Nghiên cứu về kinh dién Nho gia và Luận ngữ ở Trung Quốc
1.2.1 Nghiên cứu về kinh điển Nho gia ở Trung Quốc
Trong thé ki XX, những nghiên cứu và đánh giá lại Nho học của giới tinh hoa tri
thức, tinh hoa học thuật Trung Quốc, đã gắn kết các cuộc tranh luận tư tưởng va luận
giải khoa học giữa các trào lưu tư tưởng, học phái, và chủ nghĩa lại với nhau; từ đó
cho thấy tính phức tạp, tính phong phú, và tính nghiêm ngặt của nghiên cứu Nho giáo
Bàn về những công trình nghiên cứu về kinh điển Nho gia, còn phải kế đến cácsách đã xuất về kinh học, kinh điển Trong đó phải ké đến các sách của các học gia
tiêu biểu như:
Trong cuốn Kinh học khái thuyết do Hà Cảnh Dung chủ biên, tác giả đã đề cậptới kinh điển Nho gia theo quan điểm thận trọng Trong Kinh bộ thư tịch có vô số sáchvới lich sử hơn hai nghìn năm Theo 7# khố todn thư tông mục, kinh bộ thư tịch đã lên
tới 1.773 bộ và 200.427 quyên [72] Ngoài ra, có một số sách liên quan đến nghiên
cứu kinh điên của Nho giáo có giá tri lịch sử và tư liệu cho việc nghiên cứu kinh điên
20
Trang 24của Nho giáo như Kinh học lịch sw của Bì Tích Thụy và Kính học giáo khoa thư của
Lưu Sư Bồi Sách về lĩnh vực này có thể được chia thành ba loại:
Thứ nhất, lay bậc thầy kinh học làm trung tâm, chang hạn như Tây kinh bác sỹkhảo của Hồ Binh Khiêm, Lưỡng Hán ngũ kinh bác sỹ khảo của Trương Kim Ngô,Hán Ngụy bác sỹ khảo của Vương Quốc Duy, Quốc triểu Hán học sư thừa kí của
Giang Phiên hay “Nho truyện ” và “Nho học truyện ” trong các sử thư [72] Tuy nhiên,
hầu hết các tác phẩm này là ghi chép theo niên đại, không thấy được xu hướng pháttriển của kinh điển Nho gia mà chỉ chú trọng vào thành tựu cá nhân thay vì tình hìnhchung của một thời kỳ nhất định
Thứ hai, lây thư tịch làm trung tâm, chăng hạn như Kinh nghĩa khảo của Chu DiTôn, Kinh nghĩa khảo bổ chứng của Ông Phương Cương, Thông chí Nghệ văn chí củaTrình Tiều, Văn hiến thông khảo - Kinh tịch khảo của Mã Doan Lâm, Kinh bộ củaTổng mục đê yếu Tứ khô toàn thư hay “Văn nghệ chí” và “Kinh tịch chi” của sử thư
[72] Mặc dù các tác pham như vậy không giới hạn về niên đại, nhưng xu hướng phát
triển chung của Nho giáo trong thé ki XXI không thé dựa vào chúng dé phát triển,
phục hưng.
Thứ ba, lay điền chương chế độ làm trung tâm, chăng hạn như Thach kinh khảocủa C6 Viêm Vũ, Thạch kinh khảo của Vạn Tư Đồng và Thạch kinh khảo dị của HàngThế Tuan [72] Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, khoa cử và trường học có quan
hệ mật thiết với việc nghiên cứu kinh điển của Nho giáo Vì vậy, thông kinh điển với
“tuyển cử môn” và “học hiệu khảo” hay “thông chí” với của “tuyển cử lược” trongVăn hiển thông khảo cũng thuộc loại này Tuy nhiên, các loại công trình này thườngliệt kê một số tư liệu lịch sử và so sánh chúng, không chỉ ra được nhân quả của hệthống kinh điển và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng
Tóm lại, ba loại sách trên chỉ có thé dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu bố
trợ Muốn hiểu đầy đủ về lịch sử phát triển của kinh điển Nho giáo thì ta cân nghiên
cứu Kinh học thông sử.
Năm 1956, Nho giáo kinh học sử được xếp vào danh sách các công trình nghiên
cứu đặc biệt trong kế hoạch tầm nhìn khoa học 12 năm của chính phủ Trung Quốc Từ
21
Trang 25năm 1959, Khoa Lịch sử của Đại học Phúc Đán bắt đầu mở môn học “Lịch sử Kinhđiển Trung Quốc”.
Từ năm 1959, Chu Dư Đồng bắt đầu biên soạn giáo trình Trung Quốc kinh học
sử Từ năm 1959 đến năm 1961, môn học “Lịch sử kinh học Trung Quốc” bắt đầuđược mở trong các trường Đại học và Cao dang Chu Dư Đồng chú trọng nghiên cứuvan đề mối quan hệ giữa Không tử với Lục kinh, về sau trải qua tông hợp và chỉnh lí,soạn thành bài Luc kinh dữ Không tử dich quan hệ vấn dé (Van đề mỗi quan hệ
giữa Lục kinh với Khong tử) đăng trên Phúc Đán học báo số 1 năm 1979
Phạm Văn Lan (1963), có giảng về vẫn đề kinh học cho một số đơn vị như tạp
chí Hong ki, bài giảng đó sau nay được chỉnh li với nhan đề Kinh học giảng diễnluc (Ghi chép lời diễn giảng về kinh học) và đưa vào bộ Phạm Văn Lan lịch sử luậnvăn tuyển tập (Tuyền tập các công trình nghiên cứu về lịch sử của Phạm Văn Lan).Bài viết này chỉ ra: “Kinh học và văn hoá Trung Quốc có quan hệ rất chặt chẽ” Kinh
sách là giáo trình dé Không tử dạy học trò, được ông chỉnh lí từ các loại tài liệu văn
hién mà ông thu thập được
Giai đoạn 1966 - 1976 tại Hồng Kông và Đài Loan, Tiền Mục nghiên cứu kinhđiển Nho gia phát triển dựa trên cơ sở truyền thống học thuật kế thừa từ nửa trước thế
ki XX Như cuốn Trung Quốc học thuật thông nghĩa do Dai Loan Học sinh thư cục in
năm 1975 có phan Tit bộ khái luận chỉ ra: “Kinh tịch cô đại Trung Quốc sớm nhất lần
lượt là năm cuốn Thi, Thư, Lễ, Dich, Xuân Thu, gọi là Ngũ kinh.” [94]
Năm 1999, Hứa Đạo Huân viết sách Kinh học chí Tác giả Hứa Đạo Huânkhang định kinh điển Nho giáo được xác lập từ giữa thời Tây Hán, với việc giải thích
tư tưởng học thuyết, nội dung điển tịch của Nho gia.
về nguồn gốc và khái niệm kinh học, tác giả nhận định: khái niệm “kinh” và
“kinh học”; sự giống và khác nhau giữa kinh học và Nho giáo; nguồn gốc và bộ sưutập các tác phẩm kinh điển; mối quan hệ giữa “kinh” và trường phái Nho giáo; nguồn
gốc của kinh học và nguồn gốc của nó truyền thụ sơ kỳ
Về quá trình phát triển của kinh điển Nho gia, tác giả chỉ rõ thời gian xác lập
thời đại kinh học; phạm vi của các tác phâm kinh điên và sự mở rộng dân dân cua nó;
22
Trang 26vai trò của các tác phâm kinh điển của Nho giáo trong thời đại phong kiến của Trung
Quốc và lý do ủng hộ các tác phẩm kinh điển của Nho giáo bởi các nhà cai trị phong
kiến kế tiếp; sự phát triển của kinh điển và sự kết thúc của thời đại kinh điển; về mặtlịch sử các hệ thống và trường phái kinh điển khác nhau của Nho giáo đã xuất hiện(lần lượt từ Hán học, Tống học, Thanh học, giai đoạn cận dai)
Về mặt nội dung và phương pháp truyền bá kinh điển, Kinh học chí trình bàyday đủ tác giả, ngày viết và nội dung của các tác phâm kinh điển (bao gồm thập tamkinh và Tứ thư); các phương pháp và thê lệ nghiên cứu kinh điền (tương ứng là truyền
miệng, “sư pháp”, “gia pháp”, chương cú huấn hỗ, nghĩa sé, nghĩa lý, khảo chứng ).
Bên cạnh đó tóm tắt ngắn gọn về thành tựu của các học giả trong việc nghiên cứu kinhđiển Nho giáo lịch đại; ảnh hưởng của kinh điển Nho giáo đối với văn hoá truyềnthống Trung Quốc; tình hình chung của việc nghiên cứu lich sử kinh điền
Việc nghiên cứu kinh điển Nho gia trong nửa sau thé kỉ XXI nhìn chung đã trảiqua lịch trình phát triển gồm hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất (1949 - 1970), biểuhiện bang việc ở Trung Quốc đại lục lí luận Marxist chiếm lĩnh toàn bộ lĩnh vựcnghiên cứu, đồng thời cũng có hiện tượng tả khuynh, trong khi đó ở Hồng Kông vàĐài Loan nói chung vẫn duy trì được truyền thống học thuật và tư duy khoa học từnửa trước của thé ki XX Giai đoạn thứ hai (1978 - 1999), biểu hiện qua học phong
thực sự cầu thị được khôi phục và phát triển, giao lưu học thuật giữa đại lục với Hồng
Kông, Đài Loan, và nước ngoài cũng không ngừng mở rộng, những văn hiến khaiquật có liên quan càng trở thành vấn đề thời sự nóng hồi được nhiều học giả quan tâm,
mở đường cho việc công bố hàng loạt công trình khoa học mới, ảnh hưởng đến hướng
đi cơ bản của việc nghiên cứu kinh điển Nho gia trong thé ki XXI
Nho học với thé ki XXI trở thành van dé thu hút sự chú ý của giới học thuật quốc
tế Nhìn lại nghĩ lại việc nghiên cứu trong thé ki XX về Nho học, nghiên cứu Nho họcđầu thé ki XXI không chỉ là vấn đề mang tính lịch sử mà còn có tính thực tế dự báo
tương lai Nho học trong thế kỉ XXI
Vào tháng 10 năm 2002, Dai học Bắc Kinh quyết định tích hợp thế mạnh của các
trường cao đăng và khoa, viện nghiên cứu, đông thời thông nhât với các cơ sở giáo dục đại
23
Trang 27học và cao đăng liên quan dé khởi động dự án biên soạn và nghiên cứu công trình học
thuật văn hóa Nho tang Nho tạng là một bộ sách về Nho giáo quy mô lớn, nhằm thu thập,
phân loại, bảo ton và phô biến văn học và tư liệu lich sử của Nho giáo Nho tang là bộ báchkhoa toàn thư lớn của Nho giáo cổ đại, chứa đựng nhiều nội dung phong phú về triết học,chính tri, quân sự, kinh tế, giáo dục, văn học, lịch sử, nghệ thuật, y học, hóa học, thiên văn,địa lý, toán học và kỹ thuật Nho tang Kinh bộ được chính thức xuất bản vào đầu năm
2011, nghiên cứu về tư tưởng và kinh điển Nho giáo
1.2.2 Nghiên cứu về truyền bá, dai chúng hóa kinh điển Nho gia ở Trung Quốc
Thứ nhất, những nghiên cứu về truyện bá Nho học về mặt không gian Từ thờiXuân Thu, truyền bá Nho học từ vùng Trung Nguyên ra các vùng lân cận, truyền bá
từ Trung Quốc tới các quốc gia láng giéng, và gan đây là truyền bá Nho học ra các
nước trên thế giới Nói tóm lại, những nghiên cứu truyền bá Nho học tại bản thổ
Trung Quốc cũng được xem là còn chưa đầy đủ Mới có hơn mười mấy luận văn trong
đó đa phần là luận văn thạc sỹ, sách chuyên đề cũng mới chỉ có vài quyên Trong cuỗn
Truyén bá Nho học và biến thiên văn hóa Hán - Tan nam triéu của Hạ Tăng Dân, ban
về Sự truyền bá của Nho học và việc hình thành giá trị quan của nhà Hán; sự thăngtrầm và truyền bá Nho học thời Tam quốc ở Tây Tan; tinh năng văn hóa chính tri củaNho học và sự biến thiên văn hóa Nam triều Tây Tan Có thé thay, các nghiên cứu có
xu hướng nhắm tới truyền bá Nho học cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng Tây
Nam, Quý Châu và Vân Nam Ngoài ra, Nho học còn được truyền bá ra ngoài biêngiới Trung Quốc tới các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore qua các
sách về lịch sử tư tưởng Trung Quốc, cũng có một bộ phận được giới thiệu trong Hán
tịch như Tam quốc sử ký, Tam quốc di sử và sử liệu các nước như trong Nhật Bản thư
ki, Cổ sự ký ở Nhật Bản, Trong cuốn Truyén bá và phát triển tư tưởng Nho học trên thé
giới của Trương Lập Văn cũng có giới thiệu về tình hình truyền bá Nho giáo ở Đông Nam
Á Những năm gần đây, Nho học cũng được các nước phương Tây chú ý quan tâm hơn vàđược truyền bá tại Italia, Mỹ, Nga Nhưng do các nước này không chịu ảnh hưởng nhiều
của văn hóa Nho giáo, các tác phâm kinh điểm được truyền bá thường phải thông qua biênphiên dịch nên nghiên cứu chủ yếu hướng tới nghiên cứu đối dịch các tác phẩm kinh điển
24
Trang 28Nho gia.
Thứ hai, truyền bá Nho học về mặt thời gian, bao gồm lưu truyền các văn bản
kinh điển Nho học và các trường phái nho giáo Đây cũng là cách nghiên cứu Nho
giáo truyền thống nhất, thuộc phạm trù nghiên cứu triết học Nho gia Từ đầu thế kỉnày, Nho học chuyên sang hình thái học thuật hiện đại, với các phương pháp mới, lýluận mới và góc độ mới, tiêu biểu như Tả Khang Hoa trong nghiên cứu Các conđường truyền bá Nho học năm 2011
Thứ ba, nghiên cứu lịch sử truyền bá Nho học Từ những năm 80 của thé ki XX
trở lại đây, vấn đề đại chúng hóa ở Trung Quốc có nhiều thành tựu, nhưng chủ yếuvan dựa vào lý luận truyền bá của phương tây Chỉ cho tới năm 1988, tác phẩm nghiêncứu truyền bá đầu tiên về tư tưởng truyền thống của Trung Quốc ra đời do Ngô DữMan chủ biên “Mạng lưới vô hình — Nhìn văn hóa truyền thong Trung Quốc từ góc độtruyén thong” Cuỗn sách này nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận về đại chúng hóa mang
màu Trung Quốc Ngoài ra còn có Hoa Hạ truyền bá luận do GS Tôn Htc Bồi chủ
biên, Lich sử truyền bá tư tưởng Trung Quốc với bôn cuỗn do Kim Quán Quân và ĐớiNguyên Quang chủ biên Tuy các công trình nghiên cứu lịch sử truyền bá này khôngchỉ nghiên cứu truyền bá Nho học mà Nho học được xem như một phan trong văn hóatruyền thống
Việc nghiên cứu truyền bá kinh điển Nho gia một lần nữa được day lên sau khi
truyền hình Trung Ương Trung Quốc giới thiệu Luận ngữ - Tâm đắc của Vu Dantrong chuyên mục Bách gia giảng đàn vào năm 2006 Tiếp đó, tháng 6 năm 2009,Không Kiến với Khổng Tử và truyền bá đại chúng đã nghiên cứu một cách tương đối
hệ thống về truyền bá tư tưởng chính trị của Không Tử
Tác giả Thiệu Han Minh (2007) viết cuén Đại cúng Nho học đi sâu phân tích
xác định tinh thy của Nho học; kết hợp tính kế thừa, tính phê phán, tính sáng tạo thành
một; và bàn về chuyền hình của Nho học hiện đại sang khẩu ngữ hóa, thông tục hóa,
đại chúng hóa.
Trong cuốn Thư hệ Nho học đại chúng, Ngô Long Xan tông thuật ý nghĩa và giátrị truyền thống của Nho học, giải thích rõ nội hàm và nội dung truyền bá Thông qua
25
Trang 29quá trình phát triển của Nho học, suy ngẫm về Nho học trong 100 năm qua kết hợpvới tinh thần bai phát biéu của Tổng Bi thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập
Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII (2007) chỉ đạo chuyên
hóa sáng tạo, phát triển sáng tạo, truyền bá thích hợp, thực hiện đại chúng hóa khiến cho Nho học bước ra khỏi sách vở, tái sinh và thâm nhập vào cuộc sống Tuy nhiên,
Ngô Long Xán mới viết bay trang dé phân tích kinh điển Nho học và đại chúng hóa
Nho học, chưa đi sâu phân tích rõ con đường, cách thức, mô hình đại chúng hóa kinh
điển Nho gia [104]
Khác với sự phản đối Nho học gay gắt trong những năm 60, 70 của thé ki XX,trong những thập kỉ gần đây, do nhu cầu xây dựng lại mô hình chủ nghĩa xã hội mang
đậm màu sắc Trung Quốc, mà nhiều vấn đề về tư tưởng, chính trị, văn hóa của Nho
giáo được phục hưng và bàn thảo lại Từ cuối thế kỉ XX trở lại đây, có rất nhiều tràolưu mới về nghiên cứu Nho học và kinh điển Nho gia
Các nghiên cứu hiện thời về truyền bá, đại chúng hóa Nho học của Trung Quốctiếp khang định được vi tri va sức mạnh của Nho giáo, va cũng có giá tri để ta kế thừanghiên cứu Vấn đề là, các nghiên cứu đó giới hạn và chịu sự chỉ phối của tư tưởng và
chính trị Trung Quốc, chưa đưa ra được những cái nhìn khách quan, toàn diện.
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về Luận ngữ
Sách Luận ngữ được viết từ cuối Xuân Thu và hoàn thành vao đầu thời Chiến
Quốc Mặc dù Tần Thủy Hoàng ra lệnh “đốt sách, chôn nho” nhưng sau khi nhàHán diệt Tan, bỏ lệnh đó đi thì vẫn còn thu thập được ba bản Luận ngữ (1) Lỗ Luận,
là bản Luận ngữ của người nước Lỗ, gồm 20 thiên (2) Té Luận, là bản của ngườinước Té, gồm 22 thiên Ngoài 20 thiên của Lỗ Luận thêm vào hai thiên là Vanvương va Tri đạo Hai bản này đều dùng kim văn dé ghi chép lại (3) Cổ Luận, là
bản ghi chép băng cô tự được tìm thấy khi Lỗ Cung Công thời Hán Vũ Dé sai phá
nhà Khong Tử tìm thấy trong tường, cùng với các bộ Thượng Thư, Lễ Kí, Hiếu
Kinh.
Đến cuối thời Tây Hán, An Xương Hầu Trương Vũ đã san định và hợp nhấthai bản Lỗ Luận và Tê Luận thành Trương Hau Luận
26
Trang 30Cuối đời Đông Hán, Trịnh Huyền chú Luận ngữ, san định lại Trương Hau
Luận và Cé Luận, bỏ đi hai thiên Vấn vương và Tri dao dé trở thành bản Luận ngữ
vẫn lưu truyền và sử dụng đến ngày nay
Ban Luận ngữ ngày nay, mười thiên đâu gọi là Thượng Luận, mười thiên sau
gọi là Hậu Luận có nội dung và được xếp theo thứ tự:
Bảng 1.1 Nội dung các chương trong Luận ngữ
Thượng Luận Hậu Luận
Học nhi Tiên tiên
Luận ngữ, đặc biệt là hiện nay Trung Quốc sử dụng Hán ngữ hiện đại thay cho cô
văn trước kia Vì thế theo thống kê tính đến năm 2015 có hơn 2000 bản chú giảiLuận ngữ Tuy nhiên, theo Trương Phàm trong Hướng dẫn đọc tác phẩm kinh điểnTriết học Trung Quoc, những bản chú giải Luận ngữ tiêu biéu từ xưa đến nay gồm:(1) Luận ngữ tập giải của Ha Án nước Nguy thời Tam Quéc là bộ sách luận giải
Luận ngữ còn giữ được nguyên vẹn cho đến bây giờ Luận ngữ tập giải của Hà Ánvừa giữ được ý nghĩa ban đầu của Luận ngữ vừa tái hiệc được tình huống và ngữ
cảnh của các cuộc đối đáp (2) Luận ngữ tập chú của Chu Hy thời Nam Tống Ngoài
ra ông còn chú giải thêm thiên Đại học và Trung dung trong Lễ kí cùng với Mạnh
Tw hợp thành Tv thw tập chú (3) Luận ngữ chính nghĩa của hai cha con Lưu Bảo
Nam và Lưu Cung Miện đời nhà Thanh Bản chú giải này có phần khác với Luận
27
Trang 31ngữ tập chú của Chu Hy (4) Luận ngữ tập giải của Trình Thụ Đức gồm 40 quyền
hoàn thành vào năm 1942 Sau hơn 800 năm Ludn ngữ tập chú của Chu Hy giữ
quyền văn hóa chủ đạo, thì từ những năm 50 của thé ki 20 trở lại đây, quyền Luận
ngữ tập giải của Trình Thụ Đức trở thành tài liệu tham khảo quan trọng khi nghiên cứu Luận ngữ (5) Luận ngữ so chứng của Dương Thụ Đạt, hoàn thành vào năm
1955 Điểm nổi bật của quyên Luận ngữ sớ chứng này là lẫy di kinh chứng kinh
-nội bộ hộ chứng, di sw chứng kinh - ngoại bộ bàng chứng (6) Luận ngữ dịch chú
của Dương Bá Tuấn năm 1957 Đặc điểm của nó lấy nguyên tác cộng bản dịch và
chú thích dé hoàn thành Quyền sách nay không đặt nặng van đề khảo chứng nhưngnhững kết luận thu được đều thông qua khảo chứng rõ ràng Các phần bản dịch đềudựa trên cơ sở của quyền Tir điển Luận ngữ Nội dung sách trình bày rõ ràng, mạch
lạc có giá trị cho cả những người mới nghiên cứu cũng như những nhà nghiên cứu
chuyên sâu về Luận ngữ (7) Luận ngữ kim độc của Lý Trạch Hậu xuất bản năm
1994 Ong cho rằng Nho giáo, Không Tử và Luận ngữ có đặc tính nửa triết học, nửatôn giáo Ông dùng Luận ngữ kim độc làm điểm tựa quan trọng đề phát triển thuyếtTam kì của Nho gia Phần Kí trong sách là những bình giải với cái nhìn nhận riêng,mới mẻ của tác giả về Luận ngữ
Từ khi Luận ngữ trở thành sách đến nay, vai trò và vị trí của nó trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau cũng có thay đôi Sự thay đổi đó có thé liên quan tới các nhu cầu về
chính trị hoặc cũng có thé liên quan tới sự thay đôi và phát triển bản thân nhận thức củagiới học thuật Vị trí của Luận ngữ trong Nho giáo có thê xét trên hai giai đoạn Một là,Luận ngữ được xem như tác phẩm truyện kí; Hai là, Luận ngữ được xem như một tácpham kinh điển Nho gia
Thứ nhất, Thời Lưỡng Hán, Luận ngữ được xem như tác phẩm truyện kí có tác
dụng hỗ trợ cho kinh điển Nho gia.
Người sáng lập nhà Hán — Lưu Bang không thích Nho sinh Trong Si Ký - “Lich
Sinh truyện ” có ghi chép: Hán Cao Té không thích Nho sinh, Nho sinh đội mũ đến làmkhách, Hán Cao Tô liền giật lấy, tiêu tiện vào trong mũ ( (ic: MIME Ee) ice:
“TATE, AERA, tAUMUM, HOH GAR, KH, ”),
28
Trang 32Mặc dù ở thời kỳ này, cùng với Hiếu Kinh được đưa vào thành That Kinh nhưng sách
Luận ngữ cũng mới có địa vi cao hơn một số tác phẩm khác nhưng không thé có tầm
quan trọng và ảnh hưởng lớn như Ngũ Kinh, Hiếu Kinh Trong cái nhìn về kinh điểnNho gia, các nhân sĩ thời Lưỡng Hán chủ yếu xem trọng Ngữ Kinh, đặc biệt là KinhXuân Thu Cho đến thời Đông Han, vi trí của sách Luận ngữ mới dần được cải thiện khiđưa vào nội dung thi cử Tưởng Bá Tiềm trong Thập tam kinh khái luận có viết: “Luận
ngữ thời Lưỡng Hán (Đông Hán và Tây Hán) gắn “lục nghệ” với mọi khía cạnh cuộcsống, Luận ngữ thuộc thể loại Truyện của Kinh bộ [79]
Đến Ngụy Tan Nam Bắc triều, Huyền học phát triển mạnh mẽ Đạo của Lão Tử,
Trang Tử được phục hung Tư tưởng của Dao gia còn được dùng dé soi xét bách gia, đặcbiệt là trào lưu dùng tư tưởng đạo gia giải thích các kinh điển của Nho gia Trong bốicảnh thoi kì này, Luận ngữ cũng được giới học thuật chú trọng hơn, sé lượng các chuyênchú giải thích tăng mạnh, căn cứ theo thống kê của Đường Minh Quý có hơn 84 bộ Các
nhân sĩ thời kì này thông tường cả Nho, Phật, Đạo và thường chú trọng Phật giáo và Đạo
giáo Vì vậy, Luận ngữ bị đạo gia hóa, hay di Phật thích Nho (dùng Phật giáo dé giảithích Nho giáo) đề Phật gia hóa Luận ngữ
Cho đến thời nhà Tùy, nhà Đường, Luận ngữ cũng vẫn chưa được xếp ngang vớiHiếu Kinh Mối quan hệ chân kiềng giữa Nho, Phật, Đạo được củng có Vị trí thứ tựtrước sau trong Tam giáo cũng do sở thích của từng đời vua mà thay đổi khác nhau Tuytriều đình vẫn còn khá coi trọng Nho học nhưng nó không còn chiếm vị trí độc tôn nhưtrước kia Việc giải thích kinh điển Nho gia vì thế mà cũng bị ảnh hưởng bởi giai cấpthống trị Vua Đường Thái Tông trích câu “Nho học đa môn, chương cú phon tạp” trongCựu Đường Thư quyên số một trăm ba mươi chín - Nho học thượng làm lí do dé saingười chỉnh lý lai Ngữ kinh Cũng theo sách này phần Cao Tông kí có ghi chép: “Khong
Dĩnh Đạt và một số nhân sĩ đã hoàn thành Ngữ kinh nghị tán, được Đường Thái Tông hạ
chiếu đổi tên thành Ngữ kinh chính nghĩa, về sau Đường Cao Tông hạ chiếu “y thử khảo
thí”, Ngũ kinh chỉnh nghĩa được chính thức được coi là nội dung chính trong thi cử Từ
một bộ sách được coi là truyện kí, Luận ngữ đến thời Đường đã có được vị trí kinh điển.Đường Văn Tông Thái Hòa thất niên (năm 833) trong Đường Hội Yếu (Quyển 66 phân
29
Trang 33“Đông Đô Quốc Tử Giám” trang 97 có ghi chép: “Sắc ư Quốc Tử Giám giảng luận
đường lưỡng lang, sáng lập Thạch bích cửu kinh, bính Hiếu Kinh, Luận ngữ, Nhĩ Nhã
cộng nhất bách ngũ thập cửu quyền” (dịch: Hai bên hành lang của giảng đường Quốc
Tử Giám cho dựng tường đá cửu kinh, thêm Hiếu kinh, Luận ngữ, Nhĩ Nhã cộng lại
thành 159 quyền) Từ phần mục lục và thực tế cho thấy, Luận ngữ tu chỗ chỉ được cho làtác phẩm truyện kí đã được xếp vào kinh điển Nho gia, đồng thời có chỗ đứng gần ngang
hàng với Ngữ Kinh Tuy nhiên, trong hệ thống kinh điển đa nguyên đời Tùy Đường với
sự bùng nổ của Tam giáo, tuy Luận ngữ được liệt vào kinh điển song van chưa có vi trí
quan trọng.
Thứ hai, coi Luận ngữ là kinh điển Nho gia
Từ thời Lưỡng Tống, hệ thống kinh điển Nho gia có nhiều thay đổi Tuy trong giớiNho học vẫn chưa xem nó là kinh điển quan trọng nhất, nhưng giới Nho học van rất coi
trong tư tưởng tu thân trong Luận ngữ Câu 299 trong sách Gido sự Chu giảng Chu Tw
viết: “Thanh nhân chi ngôn, đại trung chí chính chi cực, nhi van thé chỉ tiêu chuẩn da Cố
chỉ học giả, kì thủy tức dĩ thử vi học, kì tốt phi lí thử nhỉ vi đạo Cùng lý tận tính, tu thân
té gia, suy nhi cập nhân, nội ngoại nhất trí, cai thủ chư thử nhi vô sở bat bị, diệc chungngô thân nhi dĩ hi’ (dịch: Lời nói của thánh nhân đã dat đến đỉnh cao của sự chính trực
và đúng đắn, và trở thành tiêu chuẩn không thé thay đổi của mọi thời đại Các học giả côđại bắt đầu từ việc nghiên cứu những tác phẩm kinh điển và họ sẽ không rời bỏ conđường này Họ nghiên cứu các nguyên lý, tu thân té gia, trau đồi việc làm tốt của mình
và truyền lại cho người khác, suy nghĩ và biểu hiện như một Họ đều được học được từnhững lời dạy của thánh nhân và trở thành những người cao thượng Đó là điều tôi theo
đuôi suốt đời.) [128] Vì Chu Hy đề xướng từ Lý học trở thành quan học nên Luận ngữ
đã trở thành sách phải đọc và nghiên cứu - “Phúc âm thư”.
Hàn Dũ và Lý Cao dây lên phong trào cải cách Nho giáo, đến thời Tống dan trở
thành chủ lưu Các sách Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử được hợp thành Tứ
Thu và chính thức trở thành kinh điển Nho gia Dia vị Tir Thu thời Lưỡng Tống đã trởthành hệ thống điển phạm mới thay thé vai trò của Negi kinh Những tên tuổi có côngkhai sáng Tân Nho giáo như Chu Đôn Di và hai anh em họ Trình đều coi trọng Luận ngữ
30
Trang 34Trong Nhị Trình tuyển tập quyên 1 Hà Nam Trình Thi di thu quyên 18 có ghi chép “Học
giả tiên tắt đọc Luận, Mạnh Cùng đắc Luận, Mạnh tự hữu cá yếu ước sứ, di thir quan
tha kinh, thậm tinh lực Luận, Mạnh như trượng thi hằng lượng tương tự, di thứ khứlượng độ sự vật, tự nhiên kiến đắc trường đoản thanh trọng Theo hai ông, là sĩphải đọcsách Luận ngữ, Mạnh Tw Đọc hai sách nay rồi có thể không đọc các sách Nho khác Do
đó có thé thấy được tam quan trọng của sách Luận ngữ, Mạnh Tứ" (Trích lại theo TrầnVinh Tiệp) Tiền Mục có nhận xét thời Nhị Trình và Chu tử, Luận ngữ được đề cao, vị trícủa nó trong Kinh điển Nho gia đã vượt qua cả Xuân Thu”
Căn cứ theo Tổng sử Văn nghệ chí và Tong sử Văn nghệ chí bổ cùng Kinh nghĩakhảo của Chu Di Tôn, trong gần 300 năm lịch sử thời Bắc Tống và Nam Tống có tới hơn
250 bộ sách chuyên chú nghiên cứu về Ludn ngữ Nhiều gấp đôi các nghiên cứu về Luậnngữ so với các giai đoạn trước và gấp 21 lần số lượng chuyên chú Ludn ñgữ thời Tùy
Đường Trong đó tiêu biểu là Chu Hy với Luận ngữ tập chú, Luận ngữ tập nghĩa, Luậnngữ tường thuyết, Luận ngữ hoặc vấn, ngoài ra còn có Luận ngữ của Chu Đôn Di, Luận
ngữ giải của Vương An Thạch, Luận ngữ giải của Tô Thức, Luận ngữ thuyết của Trình Di,Luận ngữ giải của Trương Tuấn, Luận ngữ tường thuyết của Lý Cương, Luận ngữ tườngthuyết của Hồ Dần, Luận ngữ tập biên của Chân Đức Tú, Luận ngữ yếu nghĩa của NgụyLiễu Ông Với sự chính trị hóa của Lý học Trình - Chu đời Tống khiến cho Luận ngữ
Tập chú, và Luận ngữ có được địa vị chính thống Bên cạnh việc các nhà Tân Nho gia tiến
hành giải thích nghĩa lại Luận ngữ, nhà thống trị cũng bắt đầu chú ý tới hướng tư tưởngđược triển khai trong 7 Thu Họ đã đưa những điển phạm mới này vào phạm vi nội dungkhoa cử, tiến hành chuyên dịch thành công tư tưởng lý tinh của “Nội thánh” và “Ngoại
Vương”.
Cho đến thời nhà Nguyên, vẫn sử dụng sách của Chu Hy mà ít có sự chỉnh sửa
Giai đoạn này thì Ti the tập chú và cả Luận ngữ tập chú cũng trở thành công cụ dé củng
có thống trị nhân sĩ người Hán
Đến thời Minh, nhân sĩ vẫn tôn sùng Chu Hy Họ chuyên tâm học giải thích kinh
điển Nho gia của Chu Hy Trong Minh sử quyên 282 Nho lâm truyện nhất còn ghi chép
“Yếu chỉ, hữu Minh chư Nho, dién y, lạc chỉ tự ngôn, thám tính mệnh chỉ áo chi, tri thi
31
Trang 35hoặc sảng, toại khởi kì xu, tập mậu thừa ngoa, chỉ quy my viễn Chí chuyên môn kinhhuấn thụ thụ nguyên lưu, tắc nhị bách thất thập dự niên gián, vị văn dĩ thử minh gia
gia” [51]
Tuy nhiên cũng có một số học giả không tiếp thu cách học bi động đó Khoảng
giữa đời Minh, dan dần hình thành trào lưu phản đối chủ trương giải thích kinh điển
Trần Hiến Chương phản đối sách lược giải thích kinh điển của Chu học nha Minh, ông
đề xuất “tự đắc” - mở ra một nhánh mới phát triển Nho giáo Ong nói “dao dã giả, tự ngãđắc chi, tự ngã ngôn chi, khả đã”, hay “học lao nhương tắc vô do kiến đạo, cô quan thưbác thức, bất như tĩnh tọa” Trong số nhân sĩ đời Minh, thì Vương Dương Minh với cáinhìn tư duy giải thích kinh điển có nhiều thành tựu nhất Ông chú trọng vào tỉnh thần vàtrải nghiệm của những người giải thích kinh Ông công khai phê phán Chu học, phản đốiviệc các học sĩ nhà Minh mai mê đắm chìm vào khuôn khổ nhỏ hep của Tit thir tập chúcủa Chu Hy Vương Dương Minh dé xướng đọc sách cô, ông còn cũng với học sinh củamình tâm học hóa kinh điển trước đây Trong Truyén tập lục, quyền hạ Ngữ lục viết
“Khong Tử khí phách cực đại, pham để vương sự nghiệp vô bat nhất nhất lí hội, dã chỉtong” [48] (Dịch nghĩa: Không Tử khí phách vô cùng lớn, ông rất chú ý đến tất cả sự
nghiệp của các đời hoàng dé, cũng chỉ từ tam lòng của bản thân Ví như vun trồng một
cây đại thụ, dù có bao nhiêu cành lá, chỉ cần chú trọng chăm sóc bộ rễ thì cành lá sumsuê tự nhiên, thay vì chú tâm chỉ ngắt cành, tỉa lá dé bộ rễ nảy nở) [130]
Đến năm Quang Tự thứ 31 (1905) thời nhà Thanh, Từ Hy hạ chiếu ban bố từ năm
sau bãi bỏ chế độ khoa cử cũ Năm Tuyên Thống thứ 2 (1910), chính phủ nhà Thanh ban
bố “Đại Thanh tân hình luật” trong đó có sử dụng quan niệm lập pháp và xã hội bìnhdang theo kiêu phương Tây, bãi bỏ nguyên tác tư pháp mang tính Nho giáo về “than thân
tương ân” (Người thân thì che giấu cho nhau) Trong bối cảnh đó, tác dụng của Luận ngữ
dé bảo vệ và bọc lót cho hệ thống quyền lực dan dần giảm sút Hệ thống kinh điền Nhohọc không thể giải thích được tình hình xã hội ngày càng phức tạp rối ren lúc bấy giờ Vịtrí kinh điển của Luận ngữ và tư tưởng điển phạm của nó cũng không còn có tác dụng
định hướng quy phạm xã hội Vì vậy Luận ngữ cũng đón nhận vận mệnh lịch sử mới.
Hồ Thích đã nhận xét: “La một nhà giáo dục, một mặt Khong Tw đã tao ra những ý
32
Trang 36tưởng giáo dục tích cực và phong phú, mặt khác là một ví dụ điền hình cho học trò trong
việc tìm kiếm tri thức và tu luyện cá nhân Những triết lý sâu xa trong từng hành động cử
chi, lời nói của Không Tử đêu được học trò ghỉ chép lại trong cuốn Luận ngữ, Luận ngữđược coi là bộ chuẩn mực quy tắc ứng xử của các thế hệ tương lai "[13] Hồ Thích cũngcho rằng Luận ngữ tuy không phải do Không Tử viết nhưng lại rất đáng tin cậy và rấthữu ích Những nhà nghiên cứu Không Tử nên dùng sách này và Kinh Dịch, Kinh XuânThu dé khảo chứng, các cuốn khác thì không thể tin hoàn toàn
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ đứng đầu trong Tứ thu Tất
cả các học giả từ xưa tới nay đều coi nó là kinh của Không giáo, cũng như Đạo Đứckinh là kinh của Lão giáo “Nó còn chép trung thực tư tưởng của Khong tử, đáng tinhơn Dao Đức kinh nữa Do đó, muốn tìm hiểu học thuyết của Khong tử thì phải căn
cứ trước hết vào Luận ngữ, vì chín phần mười tư tưởng của Kinh thư, Kinh lễ,Trung dung, Mạnh Tử không còn đúng của Không Tử (mặc dù cũng có điểm
giống); Đại học có hệ thống quá (có nghiên cứu còn hoài nghi không phải của Tăng
Tử viết); Trung dung có một phần siêu hình mà Không tử tránh siêu hình; cònMạnh Tử phóng đại phần duy tâm của Khong Tử.” [20]
Will Durant cho rang nghiên cứu Không Tử thì không chỉ có Luận ngữ, nhưng theoWill Durant trong Lich sứ Văn minh Trung Quốc thì “Cuốn đầu và là cuốn quan trọng nhấttrong Tứ thư là cuốn Luận ngữ Cuốn ấy là cuốn đáng tin nhất để tìm hiểu triết lý của
ông 147]
1.3 Nghiên cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ lịch sử Triết học
Các công trình nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam, góc tiếp cận Lịch sử Triết họclàm nền tảng Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách và tài liệu về Lịch
sử Triết học Trung Quốc
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn
Thế Nghia, Vũ Tình Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại đã trình baynhững nét cơ bản về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội cho quá trình hình thành, pháttriển của tư tưởng triết học Trung Quốc cô dai, trong đó tư tưởng giáo dục Nho giáo
33
Trang 37nói chung và tư tưởng giáo dục của Không Tử nói riêng Công trình Đại cương triết
học Trung Quốc của Nguyễn Hién Lê (1992), Đại cương lich sử tư tưởng Trung Quốc
của NGƯT Lê Văn Quán (1996), Đại cương triết học Trung Quốc cổ đại của DoãnChính (2003), đã trình bày những van đề cơ bản về đặc điểm kinh tế, chính trị, xãhội cho quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cô đại Mặc
dù không trình bày một cách cụ thể, rõ ràng về điều kiện phương thức truyền bá tư
tưởng Nho giáo, tuy nhiên, nghiên cứu những công trình này đã giúp tôi có cái nhìn
toàn điện hơn dé phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Trung Quốc
và ý thức hệ của dân tộc Trung Hoa.
1.3.2 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ Nho học
Trần Trọng Kim (2012) trong tác phâm Nho giáo đã nghiên cứu khá toàn diện
về Nho giáo qua các thời kỳ hình thành từ thời thượng cổ, trải qua thời kỳ Xuân Thu
- Chiến Quốc, thời kỳ Tống - Nguyên - Minh - Thanh Trong thiên cuối cùng, LệThần Trần Trọng Kim phân tích Nho giáo ở Việt Nam Hai cuốn sách Nho giáo củaNguyễn Tôn Nhan và Trần Trọng Kim ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu vềNho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa ViệtNam Trong Nho giáo của Nguyễn Tôn Nhan (2005) chia quá trình phát triển Nhogiáo làm 6 giai đoạn: (1) Thời kì trước khi có Nho giáo (trước thời Tần, Hán), (2)Thời kì chuẩn bị của Nho giáo (đời Đông Hán, Tây Hán), (3) Thời kỳ Tam giáo(Ngụy Tan - Tùy Đường), (4) Thời kì Nho giáo hình thành (Bắc Tống với Trương Hải
và anh em Trình Hạo, Trình Di, (5) Thời kỳ Nho giáo hoàn thành (Nam Tống với ChuHy) và (6) thời kỳ Nho giáo ngưng kết (đời Minh - Thanh) Tuy nhiên do yếu tố lịch
sử nên hai nghiên cứu đó chưa đề cập tới giai đoạn Tân nho gia và Nho học hiện đại
Các công trình nghiên cứu: Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình Hượu
(1996) Khổng Tử gia giáo tác giả Khương Lâm Tường và Lý Cảnh Minh (1999) đã
đề cập nhiều vấn đề liên quan đến con người của Không Tử trong đời sống thường
nhật từ việc dạy đến việc học, nếp sinh hoạt thường ngày của ông và những câu
chuyện có tính giáo dục trong thời đại Không Tử Ban về đạo Nho của Nguyễn KhắcViện (2000) Van dé con người trong Nho học sơ kỳ (2005) của Nguyễn Tài Thu; Tri
34
Trang 38tuệ Khong Tử của Tạ Ngọc Ai (2011) thông qua những câu chuyện đề kể về cuộc đời
của Không Tử cùng với những lời bình nghiêm túc và mới mẻ, mang hơi thở thời đại
Chân dung của Khong Tử của Nhân Tử Nguyễn Van Thọ (2012) nhận định Không
Tử không chỉ là một triết gia, một sử gia mà còn là một nhà giáo dục vĩ dai Đặc biệttrong chương XX, tác giả đã đặt ra van dé “tìm hiểu về đức Không, còn mang lại chochúng ta ích lợi gì thiết thực không?” Trả lời cho câu hỏi này, tác giả đã nêu lên mười
ba ích lợi thâu tóm được từ việc nghiên cứu về Không Tử.
1.3.3 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ Hán Nôm học
Trong các cứ liệu về Nho giáo và Nho học thì các tư liệu viết bằng chữ HánNôm là đặc điểm riêng có và quan trọng ở Việt Nam
Trong bộ sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục dé yếu, phần Sách dẫn có
mục Nho giáo, cho biết có 147 tên tài liệu về Nho giáo Theo thống kê có thể là chưa
đầy đủ của Nguyễn Xuân Diện (1993) có 1.689 tên tài liệu về Nho giáo và Nho học.Trong đó, tài liệu kinh điển Nho gia có 81 tên tài liệu gồm: Về Ti? thu : 14 tên tài liệu;
Về Ngũ kinh: 19 tên tài liệu; Tóm tắt kinh dién (toát yếu, tiết yếu): 15 tên tài liệu, Chúgiải kinh điển: 15 tên tài liệu; Bản dịch kinh điển sang quốc âm (chữ Nom): 25 tên tàiliệu; Bình giải về kinh điền: 9 tên tài liệu Theo Trịnh Khắc Mạnh về “Thư tịch HánNôm Việt Nam luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh hiện có ở Viện nghiên cứu HánNôm”, dé tài liên quan đến Luận ngữ có tên tài liệu gồm:
Luận Mạnh sách đạo Đưa ra 184 đoạn văn sách, đề tài lây trong Luận ngữ,Mạnh Tủ, Trung dung, bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức, văn học
Luận ngữ chế nghĩa tuyên chọn 151 bài kinh nghĩa tuyên chọn ở các khoa thiĐình, dé tài lay trong Ludn ngữ, như: Cử hién tài (tiến cử người tài giỏi); Chu hữu bát
sĩ (nhà Chu có tám kẻ sĩ); bất hoạn nhân bat ki tri (không sợ người ta không biết đếnmình); bat học Thi vô di ngôn (không học Kinh Thi thì không thể ăn nói được); nhângiả tất hữu đũng (người hiểu biết đạo nhân, thì tat có long đũng cảm)
Luận ngữ chính văn tiểu đối, lựa chọn 144 cặp tiêu đỗi, mỗi về gồm 4 chữ lấytrong chính văn sách Luận ngữ, như: Giao ngôn hữu tín, đa văn khuyết nghi; Nhat di
quán chi, tai tư kha hi; Tứ phương chi dân, bách lí chi mệnh
35
Trang 39Luận ngữ ngu án của Phạm Lập Trai biên soạn năm 1781 chú thích, giải nghĩa
lời nói và việc làm của thầy trò Không Tử trong sách Luận ngữ
Luận ngữ giải quốc âm nghĩa tăng bồ đại toàn bị chỉ (gọi tắt là Luận ngữ ước
giả) là tập thứ ba trong bộ Tir ther ước giải, hiện chỉ còn một bản in trùng san năm
Minh Mệnh thứ 20 (1839), lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu AB.270/3.
Toàn văn bản hiện chỉ còn 3 quyền, gồm 6 thiên trong tổng số hai mươi thiên củasách Luận ngữ Đó là các thiên được sắp xếp theo thứ tự từ Vệ Linh Công, Quý thị,Duong Hóa, Vi Tử, Tử Trương đến Nghiêu viết
Luận ngữ tỉnh hoa Ấu học của Ưng Trình (trước thuật và viết biền ngôn nămDuy Tân Giáp Dần (1914), Đặng Văn Thụy hiệu Mã Phong Tử và Mộng Long (đề tựanăm 1914), Nguyễn Văn Trình (viết bạt năm 1914) in tai Lạc Tĩnh Viên Cuốn sáchtrích các câu, chữ trong sách Luận ngữ đề dạy trẻ em học chữ Hán
Luận ngữ tập nghĩa gồm 228 bài kinh nghĩa bàn về một số câu, chữ trong sách
Luận ngit;
Luận ngữ thích nghĩa ca, Tự Đức biên soạn In năm Thành Thái 8 (1896) Nội
dung chủ yếu chú thích âm đọc, nghĩa chữ và diễn Nôm theo thể Lục - Bát, 20 thiên
sách Luận ngữ.
Luận ngữ tiết nghĩa, Lê Văn Ngữ biên tập và đề tựa năm Bảo Đại Đinh Mão
(1927) Sách nói về những điểm cốt yếu của sách Ludn ngữ, chia thành các thiên như:đạo học, đạo giáo, cư xử, ứng đối, van đáp, nghị luận, phẩm bình
Luận ngữ tinh nghĩa tuyên chọn ở các trường và trong các kì thi, đề tai lấy ởsách Luận ngữ: “Vô hữu bat như kỷ giá” (dich nghĩa: Không làm ban với kẻ không
giống mình); “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” (dịch nghĩa: Tôi mỗi ngày xét mình bađiều Làm việc cho người khác thành tâm chưa? Kết giao bạn bè đã giữ chữ tín chưa?
Kiến thức thay truyền day, đã luyện tập chưa?; “Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng
6 nhân ” (dịch nghĩa: Không Tử nói: “Chi có người đức nhân mới biết yêu người, ghét
người (một cách công tâm, chính đáng).”).
Các sách Hán Nôm liên quan đến kinh điển Nho gia thường là các văn bản được
biên soạn ngay trong thời kỳ Nho giáo còn thịnh trong xã hội cũ, và là các cứ liệu trực
tiếp nhất về Nho giáo và Nho học trong lịch sử của Việt Nam giai đoạn trước Diễn
36
Trang 40Nôm, dịch Nôm các tác phẩm kinh điển Nho gia là một bộ phận trong xu hướng bản
địa hóa các yêu tô văn hóa, học thuật có nguồn gốc nước ngoài nói từ Trung Quốc vào
Việt Nam Diễn Nom kinh điển Nho gia từ thế ki XV trở về sau đánh dấu bước phát
triển của văn Nôm và các thể thơ Nôm thời kì trung đại
Các tác phẩm diễn Nôm kinh điển Nho gia thường hướng tới làm rõ các vấn đề
về nghĩa lí của kinh điển Các tác phẩm diễn ca Nôm hau như không nhăm khảo cứuvăn bản, không khảo sát những vấn đề đồng dị, vẫn đề văn tự Các tác giả cũng ít biện
luận về chỗ đúng sai của kinh sách, mà chủ yếu nhằm vào nghĩa lí của kinh điển Có
thê thấy, việc dịch Nôm không được coi trọng băng dịch Hán, nó như một phần diễngiảng hơn là một tac phẩm dịch độc lập Hơn nữa, hiện nay chữ Nôm không còn được
sử dụng nên việc mở rộng nghiên cứu văn bản bằng chữ Nôm gặp trở ngại lớn
1.3.4 Tiếp cận kinh điển Nho gia dưới góc độ dịch thuật
Kế thừa các và tìm hiểu các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nho học Trung
Quốc, ngoài những người có thé đọc hiểu chữ Han thì một bộ phận nhà nghiên cứu
phải thông qua các tác phẩm dịch Vì vậy, việc dịch những công trình nghiên cứu Nhogiáo tiêu biểu và có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâmđặc biệt của giới Nho học ở Việt Nam Các dịch giả tên tuổi thời kỳ trước như: ĐoànTrung Còn, Nguyễn Hiến Lê, Lê Phục Thiện, Phan Văn Các, Phạm Minh Hạc, Nguyễn
Đức Lân, Phuong Minh đã dịch Kinh điển Nho gia 7ứ thư: Đại Hoc, Trung Dung,
Luận ngữ và Mạnh Tử sang tiếng Việt Bên cạnh việc tai bản các bản dịch tác phẩmKinh điền Nho gia, đầu thế ki XXI cũng đón nhận những tác phâm dịch về Không Tử
và Luận ngữ như:
Ông Văn Tùng dịch Khổng Tử truyện của Khúc Xuân Lé và đã đạt giải thưởng
chính thức Văn học dịch của Hội nhà văn Việt Nam.
Khổng Tử gia giáo (1999) tác giả Khương Lâm Tường và Lý Cảnh Minh doTrịnh Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Diên dịch đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến
con người của Không Tử trong đời sống thường nhật từ việc dạy đến việc học, nếp
sinh hoạt thường ngày của ông và những câu chuyện có tính giáo dục trong thời đại
Không Tử
37