1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc

51 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Tác giả Lưu Hớn Vũ
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1 Lí do chọn đề tài (10)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (11)
    • 1.4 Ý nghĩa khoa học và lợi ích của đề tài (11)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1 Cơ sở lí luận (12)
    • 2.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (13)
      • 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới (13)
      • 2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam (15)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1 Khách thể nghiên cứu (17)
    • 3.2 Công cụ thu thập dữ liệu (17)
    • 3.3 Quy trình điều tra (18)
    • 3.4 Công cụ phân tích số liệu (18)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1 Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc (0)
      • 4.1.2 Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (22)
      • 4.1.3 So sánh tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của (24)
    • 4.2 Mối quan hệ giữa giới tính và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc (0)
      • 4.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng (26)
      • 4.2.2 Mối quan hệ giữa giới tính và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng (28)
      • 4.2.3 So sánh mối quan hệ giữa giới tính và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (30)
    • 4.3 Mối quan hệ giữa tuổi tác và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc (0)
      • 4.3.1 Mối quan hệ giữa tuổi tác và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng (30)
      • 4.3.2 Mối quan hệ giữa tuổi tác và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng (32)
      • 4.3.3 So sánh mối quan hệ giữa tuổi tác và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (34)
      • 4.4.1 Mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (35)
      • 4.4.2 Mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ (36)
      • 4.4.3 So sánh mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (37)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN (39)
    • 5.1 Kết luận (39)
    • 5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)
  • PHỤ LỤC (45)

Nội dung

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lí luận

Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên lí thuyết về chiến lược học tập ngôn ngữ (language learning strategies) của Oxford đưa ra vào năm 1990 Theo Oxford, chiến lược học tập ngôn ngữ được chia làm hai nhóm là nhóm chiến lược trực tiếp (direct strategies) và nhóm chiến lược gián tiếp (indirect strategies)

Nhóm chiến lược trực tiếp là nhóm chiến lược tiến hành xử lí nhận thức về ngôn ngữ được học, vì vậy có mối liên hệ trực tiếp với ngôn ngữ được học Nhóm chiến lược trực tiếp bao gồm ba nhóm nhỏ là nhóm chiến lược ghi nhớ (memory strategies), nhóm chiến lược nhận thức (cognitive strategies) và nhóm chiến lược bù đắp (compensation strategies) Trong đó, nhóm chiến lược ghi nhớ hữu ích cho việc đưa thông tin vào ghi nhớ lâu dài, khi giao tiếp cần thì có thể xuất ra từ trong ghi nhớ; nhóm chiến lược nhận thức dùng để hình thành và chỉnh sửa mô hình tâm lí nội bộ, tiếp nhận và xuất ra những thông tin về ngôn ngữ được học; nhóm chiến lược bù đắp dùng để bù đắp những khiếm khuyết về kiến thức ngôn ngữ

Nhóm chiến lược gián tiếp là nhóm chiến lược có tác dụng gián tiếp đến quá trình học tập của người học, thông qua các hoạt động như tập trung chú ý, lên kế hoạch, đánh giá, tìm kiếm cơ hội, kiểm soát sự lo lắng, tăng cường hợp tác…, vì vậy nó có tác dụng phụ trợ đối với việc học tập ngôn ngữ Nhóm chiến lược gián tiếp bao gồm ba nhóm nhỏ là nhóm chiến lược siêu nhận thức (metacognitive strategies), nhóm chiến lược xúc cảm (affective strategies) và nhóm chiến lược xã hội (social strategies) Trong đó, nhóm chiến lược siêu nhận thức có thể giúp người học kiểm soát quá trình học tập của bản thân; nhóm chiến lược xúc cảm giúp người học kiểm soát tình cảm, quan niệm và thái độ có liên quan với việc học tập ngôn

13 ngữ; nhóm chiến lược bù đắp thường dùng trong các tình huống giao tiếp, nhằm làm giảm những lo lắng và khó khăn của người học

Mối quan hệ giữa các nhóm chiến lược học tập theo lí luận về chiến lược học tập của Oxford có thể được biểu diễn theo hình sau:

Hình 1 Phân loại chiến lược học tập của Oxford (1990)

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu chiến lược học tập ngoại ngữ đã bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX Các nghiên cứu vào thời gian này chủ yếu tập trung điều tra, phân tích chiến lược học tập ngoại ngữ của những người thành công trong việc học tập ngoại ngữ và thành tích học tập của họ, so sánh mối quan hệ giữa chiến lược học tập và thành tích học tập của những người thành công và không thành công trong học tập ngoại ngữ Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã tổng kết những chiến lược học tập có lợi cho người học ngoại ngữ Đến những năm 80 của thế kỉ XX, ngày càng có nhiều học giả nghiên cứu về chiến lược học tập ngoại ngữ Trong thời kì này có khá nhiều công trình nghiên cứu chiến lược học tập ngoại ngữ, như nghiên cứu của Oxford, R L.& Nyikos, M (1989), O’Malley & Chamot (1990)

Nhóm chiến lược trực tiếp

Nhóm chiến lược ghi nhớ

Nhóm chiến lược nhận thức

Nhóm chiến lược bù đắp

Nhóm chiến lược gián tiếp

Nhóm chiến lược siêu nhận thức

Nhóm chiến lược xúc cảm Nhóm chiến lược xã hội

Những năm 90 của thế kỉ XX là giai đoạn đi xuống của nghiên cứu chiến lược học tập ngoại ngữ, mọi người nghi ngờ về tính hiệu quả của việc bồi dưỡng các chiến lược học tập cho người học

Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, các học giả đã tiến hành nghiên cứu chiến lược học tập ngoại ngữ từ những góc độ mới, bằng những phương pháp nghiên cứu mới Tuy hiệu quả của việc bồi dưỡng các chiến lược học tập ngoại ngữ vẫn còn bị nghi ngờ, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng việc bồi dưỡng các chiến lược học tập ngoại ngữ có lợi cho việc học, quan trọng là chúng ta phải có đủ thời gian để bồi dưỡng cho người học

Nghiên cứu chiến lược học tập tiếng Trung Quốc chỉ được bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX Công trình nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này là bài nghiên cứu chiến lược học tập của người học tiếng Trung Quốc trình độ cao cấp của Yang Yi (杨翼) đăng trên tạp chí “Giảng dạy tiếng Trung Quốc thế giới” vào năm 1998 Trong nghiên cứu của mình, Yang Yi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 18 lưu học sinh đang học tập tại Trung Quốc, phân tích mối tương quan giữa chiến lược học tập và hiệu quả học tập Năm 1999, Xü Zi-liang (徐子亮) trên cơ sở lí luận chiến lược học tập ngoại ngữ của O’Malley và Chamot, sử dụng phiếu điều tra bảng hỏi và phỏng vấn với 60 sinh viên quốc tế tại Trung Quốc, tổng kết những chiến lược học tập phổ biến nhất Năm 2000, Jiang Xin đã nghiên cứu mối tương quan giữa chiến lược học tập với các nhân tố giới tính, thời gian học tập, môi trường học tập và thành tích học tập Năm 2001, Wu Yong-yi (吴勇毅) đã tiến hành miêu tả vĩ mô về chiến lược học tập tiếng Trung Quốc Năm 2005, Qian Yu- lian (钱玉莲) đã tổng kết tình hình nghiên cứu chiến lược học tập ngoại ngữ, những triển vọng cho sự phát triển nghiên cứu lĩnh vực này trong tương lai

Tại Trung Quốc, trong thời gian qua đã có một số công trình về chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, như nghiên cứu của Lin Ke (林可) & Lü Xia (吕峡) vào năm 2005 và năm 2007 Trong công trình năm 2005, hai tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát 98 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Quảng Tây, Trung Quốc Kết

15 quả cho thấy, lưu học sinh Việt Nam sử dụng nhiều nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xúc cảm và nhóm chiến lược ghi nhớ Trong công trình năm 2007, hai tác giả đã phân tích mối tương quan giữa việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc và thành tích HSK của lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập của lưu học sinh Việt Nam

2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu chiến lược học tập ngoại ngữ ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây, bắt đầu từ các nghiên cứu chiến lược học tập tiếng Anh

Năm 2012, các tác giả Nguyễn Thành Đức, Trịnh Hồng Tính và Huỳnh Minh Thư đã lần lượt công bố hai công trình nghiên cứu về các chiến lược học ngôn ngữ của sinh viên không chuyên Anh văn tại Trường Đại học Cần Thơ, và nghiên cứu về mối tương quan giữa việc sử dụng các chiến lược học ngoại ngữ và kết quả học môn ngoại ngữ của sinh viên không chuyên Anh văn tại Trường Đại học Cần Thơ Các tác giả này đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khảo sát chiến lược học tập tiếng Anh của 201 sinh viên năm thứ nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn của Trường Đại học Cần Thơ, kết quả cho thấy sinh viên có thường xuyên sử dụng chiến lược siêu nhận thức, ít sử dụng chiến lược nhận thức và chiến lược xã hội

Năm 2019, Lưu Hớn Vũ đã nghiên cứu về tình hình sử dụng chiến lược học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh Tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 78 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy, sinh viên thường xuyên sử dụng nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xúc cảm và nhóm chiến lược bù đắp Không có sự khác biệt về giới tính và cấp lớp trong việc sử dụng chiến lược học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật

Nhìn chung, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc, cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố cá thể với việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam Ngoài ra, cũng chưa có công trình nào tiến hành so sánh việc sử dụng chiến lược học tập, ảnh hưởng của các nhân tố cá thể đối với việc sử dụng chiến lược học tập của hai nhóm sinh viên này

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu

Tham gia điều tra là 386 sinh viên, trong đó có 219 sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 167 sinh viên đang theo học ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

Về giới tính, trong số sinh viên tham gia điều tra có 51 sinh viên nam, chiếm tỉ lệ 13.21%, 335 sinh viên nữ, chiếm tỉ lệ 86.79%

Về độ tuổi, trong số sinh viên tham gia điều tra có 238 sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20, chiếm tỉ lệ 61.66%, 148 sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23, chiếm tỉ lệ 38.34%.

Công cụ thu thập dữ liệu

Chúng tôi sử dụng Bảng điều tra chiến lược học ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning, viết tắt là SILL) do Oxford thiết kế vào năm

1990 làm công cụ thu thập dữ liệu

SILL là công cụ điều tra chiến lược học ngôn ngữ có độ tin cậy và độ giá trị cao, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ

SILL có cấu trúc 6 phần, tổng cộng 50 câu hỏi, sử dụng thang đo 5 bậc của Likert từ “hoàn toàn không sử dụng” đến “luôn luôn sử dụng” Trong đó, các câu từ Q1 đến Q9 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược ghi nhớ, các câu từ Q10 đến Q23 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược nhận thức, các câu từ Q24 đến Q29 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược bù đắp, các câu từ Q30 đến Q38 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược siêu nhận thức, các câu từ Q39 đến Q44 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược xúc cảm, các câu từ Q45 đến Q50 là các câu hỏi thuộc nhóm chiến lược xã hội

Quy trình điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng bản giấy, vào tháng 12 năm 2018 tại Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Khoa Tiếng Trung của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

Trước khi phát phiếu điều tra, chúng tôi thông báo với sinh viên kết quả điều tra này không ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên, hi vọng sinh viên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu

Chúng tôi phát ra 386 phiếu, thu vào 386 phiếu, tỉ lệ thu vào 100% Tất cả các phiếu thu vào đều là phiếu hợp lệ, sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu, đạt tỉ lệ 100%.

Công cụ phân tích số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để phân tích, thống kê số liệu mà chúng tôi khảo sát được Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thông kê mô tả, kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-test) và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test)

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Phân loại chiến lược học tập của Oxford (1990) - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Hình 1. Phân loại chiến lược học tập của Oxford (1990) (Trang 13)
Bảng 1. Tần suất sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên  chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Bảng 1. Tần suất sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Trang 19)
Hình 2. Tần suất sử dụng các nhóm chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh  viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Hình 2. Tần suất sử dụng các nhóm chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Trang 20)
Bảng 3. Tần suất sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên  không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Bảng 3. Tần suất sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Trang 22)
Bảng 5. Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên  chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc theo giới tính - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Bảng 5. Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc theo giới tính (Trang 27)
Bảng 9. Phân tích mối tương quan giữa thành tích học tập và chiến lược học tập  tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Bảng 9. Phân tích mối tương quan giữa thành tích học tập và chiến lược học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w