1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂU SO SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

Mã số: CT-2108-144

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS LƯU HỚN VŨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Tình hình nghiên cứu hiện nay 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Đặc điểm loại hình học của câu so sánh ngang bằng 6

2.3 Câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc 8

Trang 3

2.4.1 Câu so sánh ngang bằng với từ “giống” 12

2.4.2 Câu so sánh ngang bằng với từ “bằng” 12

2.4.3 Câu so sánh ngang bằng với từ “như” 13

Trang 4

CHƯƠNG 4TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂU SO SÁNH NGANG BẰNG

TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 25

4.1 Đặt vấn đề 25

4.2 Tình hình chung 26

4.3 Lỗi sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc 28

4.4 So sánh với tình hình sử dụng của người bản ngữ Trung Quốc 31

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 44

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1 Phân loại câu so sánh ngang bằng 3Bảng 2-1 Sáu loại câu so sánh ngang bằng 7Bảng 3-1 Tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng tiếng Trung Quốc của người bản ngữ Trung Quốc 18

Bảng 4-1 Tần số sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của sinh

viên Việt Nam 26

Bảng 4-2 Tần suất sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của

sinh viên Việt Nam 27

Bảng 4-3 Tình hình sử dụng đúng – sai của sinh viên Việt Nam 28

Bảng 4-4 Tình hình phân bố câu sai câu ngang bằng trong tiếng Trung Quốc 29

Bảng 4-5 So sánh tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc giữa sinh viên Việt Nam và người bản ngữ Trung Quốc 32

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 4-1 Tần suất sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của

sinh viên Việt Nam 27

Trang 7

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

So sánh ngang bằng là một loại câu so sánh phổ biến của nhân loại Song, các nghiên cứu hiện nay trong lĩnh vực thụ đắc tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng chủ yếu xoay quanh câu so sánh hơn, rất ít đề cập đến câu so sánh ngang bằng Ngoài ra, đại đa số các nghiên cứu hiện nay đều dựa trên kết quả phiếu khảo sát, không dựa trên cơ sở nguồn ngữ liệu tự nhiên của người học Vì vậy, việc nghiên cứu về tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam trên cơ sở kho ngữ liệu trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam là hết sức cần thiết

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có giá trị tham khảo nhất định trong công tác biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc dành cho sinh viên Việt Nam, sẽ rất hữu ích trong việc giảng dạy ngữ pháp và biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam

1.2 Tình hình nghiên cứu hiện nay

Trong lĩnh vực nghiên cứu thụ đắc tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế hiện nay, các nghiên cứu về câu so sánh ngang bằng mới được quan tâm từ năm 2009 trở về sau Các nghiên cứu hiện có chủ yếu hướng đến phân tích lỗi sử dụng của sinh viên các nước nói tiếng Anh (4 công trình), Hàn Quốc (3 công trình), Thái Lan (1 công trình), Campuchia (1 công trình), Madagascar (1 công trình), Myanmar (1 công trình), Pháp (1 công trình), rất ít nghiên cứu miêu tả toàn diện tình hình sử

Trang 8

dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của người học (Hua Yu (华雨), 2007)

Cơ sở dữ liệu CNKI còn cho thấy, chưa có công trình nào đề cập đến sự khác biệt về câu so sánh ngang bằng giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, đồng thời cũng chưa có công trình nào đề cập đến tình hình sử dụng của sinh viên Việt Nam Ngoài ra, các nghiên cứu này đều dựa trên cơ sở ngữ liệu là kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra, không dựa trên cơ sở ngữ liệu là ngôn ngữ trung gian của người học

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy việc nghiên cứu về tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam là hết sức cần thiết Đặc biệt là trong tình hình hiện nay việc nghiên cứu trên cơ sở ngữ liệu tự nhiên vẫn còn rất hạn chế

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài có hai mục tiêu nghiên cứu sau:

Thứ nhất, phát hiện những điểm tương đồng và dị biệt giữa câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và trong tiếng Việt;

Thứ hai, phân tích tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu khác nhau đã có những hạn định khác nhau về câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc Vì vậy, chưa có sự thống nhất về số lượng loại câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc Theo Liu Yuehua (刘月华), Pan Wenyu (潘文娱), Gu Hua (故韡) (2001) và Ding Chongming (丁崇明) (2009), câu so sánh ngang bằng chỉ có hai loại là “和/跟/与/同……一样” và “有……这么/那么……” Xu Guoping (许国平) (2007) cho rằng, ngoài hai loại câu trên, câu so sánh ngang bằng còn có một loại câu khác là “像……一样” Phạm vi câu so sánh

Trang 9

ngang bằng của Liu Yan (刘焱) (2004) tương đối rộng, ngoài ba loại câu kể trên còn bao gồm các loại câu “…像…”, “…等于…”, “…, 也 …”.v.v

Geng Zhi (耿直) (2013) căn cứ vào tính chất của từ ngữ so sánh làm hạt nhân đã chia các loại câu so sánh thành hai loại: Một là loại câu có cấu trúc từ vựng, đây là những cấu trúc so sánh có từ ngữ so sánh làm hạt nhân là thực từ; Hai là loại câu cấu trúc cú pháp, đây là những cấu trúc so sánh có từ ngữ so sánh làm hạt nhân là hư từ Theo cách phân loại của Geng Zhi (耿直) thì các cấu trúc “…像…”, “…等于…” là cấu trúc từ vựng, cấu trúc “像……一样” cũng là cấu trúc từ vựng, hai cấu trúc “和/跟/与/同……一样” và “有……这么/那么……” là cấu trúc cú pháp Chúng tôi tán thành cách phân loại của Geng Zhi (耿直), song không đồng ý về việc xem cấu trúc “像……一样” là cấu trúc từ vựng Cấu trúc này tuy có từ ngữ so sánh làm hạt nhân là động từ “像”, nhưng cách dùng của cấu trúc này lại có khá nhiều nét tương đồng với cấu trúc “和/跟/与/同……一样”, do đó chúng tôi quy cấu trúc này vào loại cấu trúc cú pháp

Nghiên cứu ngữ pháp quan tâm về phương diện cú pháp nhiều hơn phương diện từ vựng, vì vậy phạm vi nghiên cứu của bài viết này chỉ giới hạn trong các cấu trúc cú pháp của câu so sánh ngang bằng Căn cứ vào tính chất của từ ngữ so sánh làm hạt nhân và sự hiện diện của kết quả so sánh trong cấu trúc, chúng tôi chia câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc thành năm loại sau (xem Bảng 1-1):

Bảng 1-1 Phân loại câu so sánh ngang bằng

Mã số Cấu trúc câu Mã số Cấu trúc câu

Trang 10

Chú thích: X là thành tố so sánh, Y là thành tố chuẩn, R là thông số so sánh Từ “一

样” trong các cấu trúc T1, T2, T3, T4 có thể thay thế bằng những từ ngữ khác Từ “这么” trong cấu trúc T5 có thể thay thế bằng những từ ngữ khác

1.5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu của Lado, lí thuyết phân tích lỗi sử dụng của Corder và giả thuyết về thứ tự thụ đắc của Krashen Trong đề tài này, chúng tôi đã kết hợp sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng Phương pháp định lượng được sử dụng để thống kê tần số sử dụng, tần suất sử dụng, số lỗi sử dụng, xây dựng thứ tự thụ đắc Phương pháp định tính được sử dụng trong phân tích điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, phân tích lỗi, xác định nguyên nhân lỗi và thảo luận về thứ tự thụ đắc của sinh viên Việt Nam

1.6 Nguồn ngữ liệu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở các kho ngữ liệu sau:

Thứ nhất, Kho ngữ liệu tiếng Trung Quốc BCC (BCC 语料库) của Đại học

Ngôn ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc);

Thứ hai, Hệ thống kho ngữ liệu tiếng Trung Quốc (现代汉语语料库系统)

của Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc), có tổng quy mô 2.000.000 chữ Hán;

Thứ ba, Kho ngữ liệu Vietlex của Trung tâm Từ điển học;

Thứ tư, Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên

Việt Nam (越南学生汉语中介语语料库) (phiên bản 2018) do chúng tôi tự xây dựng

Kho ngữ liệu này có quy mô khoảng 906.000 chữ Hán, được xây dựng trên cơ sở phần thi viết văn của bài thi HSK, các bài thi môn Kĩ năng viết, phần thi viết văn trong bài thi môn Tiếng Trung Quốc tổng hợp của sinh viên Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 2 SO SÁNH CÂU SO SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ TIẾNG VIỆT – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH HỌC

2.1 Đặt vấn đề

Câu so sánh ngang bằng (equative sentence) là câu biểu thị sự giống nhau về mức độ, số lượng hoặc tính chất giữa hai đối tượng được so sánh Đây là vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu loại hình học ngôn ngữ trên thế giới quan tâm nhiều Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về loại câu này từ góc độ loại hình học ngôn ngữ, như các nghiên cứu của Ultan (1972), Andersen (1983), Haspelmath và Buchholz (1998), Henkelmann (2006), Haspelmath (2017)… Trên cơ sở phân tích trật tự từ trong câu so sánh ngang bằng của các ngôn ngữ trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học đã khái quát các đặc điểm loại hình học của loại câu này

Nghiên cứu về câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt từ góc độ loại hình học hiện nay còn rất hạn chế hoặc chưa được đề cập đến Chúng tôi chỉ tìm thấy các nghiên cứu của Wei Yangyang (魏阳阳) (2019), Fang Rui (方蕊) (2020) và Sun Cong (孙聪) (2020) Các nghiên cứu này đã khảo sát, phân tích câu so sánh ngang bằng trong các phương ngữ của tiếng Trung Quốc, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Trung Quốc từ góc độ loại hình học

Trang 12

Nghiên cứu về điểm giống nhau và khác nhau giữa câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt hiện nay chưa nhiều Chúng tôi chỉ tìm thấy nghiên cứu của Lê Xuân Thại và Nguyễn Hoàng Anh (2017), so sánh các hình thức biểu đạt ý nghĩa so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt trên các phương diện: số lượng, từ loại và sắc thái ngữ nghĩa của từ biểu thị quan hệ so sánh, từ loại của thành tố chuẩn so sánh

Có thể thấy, các nghiên cứu hiện nay đều rất ít hoặc chưa phân tích đặc điểm câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt từ góc độ loại hình học, cũng như chưa chỉ ra được những tương đồng và dị biệt về loại câu này giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt từ góc độ loại hình học Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ các nội dung trên

2.2 Đặc điểm loại hình học của câu so sánh ngang bằng

Sau khi khảo sát, phân tích câu so sánh ngang bằng của 119 ngôn ngữ trên thế giới, Haspelmath (2017) nhận thấy câu so sánh ngang bằng của các ngôn ngữ trên thế giới tuy có sự khác biệt về trật tự từ, song đều được cấu thành từ các thành phần sau: thành tố so sánh (comparee), thành tố chuẩn (standard), thông số so sánh (parameter), đánh dấu thành tố chuẩn (standard-marker) và đánh dấu mức độ (degree-marker) Ví dụ:

(1) Kim is as tall as Pat (Haspelmath, 2017)

(2) Kim est aussi grand que Pat (Haspelmath, 2017)

Câu (1) là câu so sánh ngang bằng trong tiếng Anh, trong đó “Kim” là thành tố so sánh, “Pat” là thành tố chuẩn, “tall” là thông số so sánh, “as” (đứng trước “tall”) là đánh dấu mức độ, “as” (đứng trước “Pat”) là đánh dấu thành tố chuẩn

Câu (2) là câu so sánh ngang bằng trong tiếng Pháp, “Kim” là thành tố so sánh, “Pat” là thành tố chuẩn, “grand” là thông số so sánh, “aussi” là đánh dấu mức độ, “que” là đánh dấu thành tố chuẩn

Trang 13

Căn cứ vào sự xuất hiện của đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ, Haspelmath (2017) đã chia câu so sánh ngang bằng trong các ngôn ngữ trên thế giới thành sáu loại sau (xem Bảng 2-1):

Bảng 2-1 Sáu loại câu so sánh ngang bằng

Loại Kết cấu Miêu tả

I

Chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn

Đây là kết cấu phổ biến nhất trên thế giới, trong đó đánh dấu thành tố chuẩn có thể đặt trước hoặc đặt sau thành tố chuẩn

II Có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ

Đây là kết cấu thường sử dụng nhất trong các ngôn ngữ châu Âu

III

Đánh dấu mức độ đồng chỉ Trong kết cấu này, thành tố so sánh và thành tố chuẩn kết hợp với nhau tạo thành một cụm đẳng lập, vừa là chủ ngữ vừa là chủ đề của câu

IV

Động từ [+ ngang bằng/ đạt được] là vị ngữ chính

Đây là kết cấu phổ biến trong các ngôn ngữ châu Phi Trong đó, thành tố so sánh là chủ ngữ, thành tố chuẩn là tân ngữ thứ nhất, thông số so sánh là tân ngữ thứ hai

V

Động từ [+ ngang bằng/ đạt được] là vị ngữ chính và đồng chỉ

Trong kết cấu này, thành tố so sánh và thành tố chuẩn kết hợp với nhau tạo thành một cụm đẳng lập, làm chủ ngữ của câu, động từ [+ ngang bằng/ đạt được] là vị ngữ chính của câu

VI

Động từ [+ ngang bằng/ đạt được] là vị ngữ phụ

Trong kết cấu này, thông số so sánh là vị ngữ chính của câu, động từ [+ ngang bằng/ đạt được] là vị ngữ phụ của câu

Nguồn: Tổng hợp từ Haspelmath (2017) Theo Haspelmath (2017), câu so sánh ngang bằng của các ngôn ngữ trên thế giới có ba đặc điểm chung (generalization) sau:

Trang 14

Thứ nhất, không có ngôn ngữ nào chỉ có đánh dấu mức độ mà không có đánh dấu thành tố chuẩn;

Thứ hai, nếu ngôn ngữ nào có thông số so sánh đứng sau thành tố chuẩn, thìngôn ngữ đó thường sẽ là ngôn ngữ có trật tự từ là OV;

Thứ ba, nếu thành tố chuẩn đứng trước thông số so sánh thì đánh dấu thành tố chuẩn thường đứng sau thành tố chuẩn, ngược lại nếu thành tố chuẩn đứng sau thông số so sánh thì đánh dấu thành tố chuẩn thường đứng trước thành tố chuẩn.

2.3 Câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc

So sánh ngang bằng là nội dung được các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc quan tâm, nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây Các nghiên cứu này đã tập trung phân tích phương diện ngữ nghĩa và cú pháp của câu so sánh ngang bằng (Zhu Dexi (朱德熙), 1982; Cheng Lele (程乐乐), 1999; Liu Suqiao (刘苏乔), 2002) Tuy còn tồn tại sự chưa thống nhất về phạm vi và số lượng loại câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc, song nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng có ba loại câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc là: câu so sánh ngang bằng có từ “跟/ 和/ 同/ 与”, câu so sánh ngang bằng có từ “像” và câu so sánh ngang bằng có từ “有”

2.3.1 Câu so sánh ngang bằng có từ “/ / /

Ví dụ:

(3) 他们也跟我们一样幸福。(Kho ngữ liệu BCC) (4) 我们和你一样伤心!(Kho ngữ liệu BCC) (5) 我听得同他一样吃力。(Kho ngữ liệu BCC)

(6) 其高度可与一座海拔千米的高山一样高。(Kho ngữ liệu BCC)

Trong câu (3), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “他们”, thành tố chuẩn là “我们”, thông số so sánh là “幸福”, đánh dấu thành tố chuẩn là “跟”, đánh dấu mức độ là “一样” Ở câu (4), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh

Trang 15

là “我们”, thành tố chuẩn là “你”, thông số so sánh là “伤心”, đánh dấu thành tố chuẩn là “和”, đánh dấu mức độ là “一样” Trong câu (5), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “我”, thành tố chuẩn là “他”, thông số so sánh là “吃力”, đánh dấu thành tố chuẩn là “同”, đánh dấu mức độ là “一样” Ở câu (6), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “其高度”, thành tố chuẩn là “一座海拔千米的高山”, thông số so sánh là “高”, đánh dấu thành tố chuẩn là “与”, đánh dấu mức độ là “一样”

Có thể thấy, câu so sánh ngang bằng có từ “跟/ 和/ 同/ 与” là loại câu có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ, thuộc loại II theo cách phân loại của Haspelmath (2017) Loại câu này có trật tự từ như sau: thành tố so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn + đánh dấu mức độ + thông số so sánh

2.3.2 Câu so sánh ngang bằng có từ “

Ví dụ:

(7) 你仍然像 25 年前一样迷人。(Kho ngữ liệu BCC) (8) 妖妖,你像一个死人一样凉!(Kho ngữ liệu BCC) (9) 那颜色像万里雪冰一样清亮纯净。(Kho ngữ liệu BCC) (10) 重庆像上海一样繁华。(Kho ngữ liệu BCC)

Ở câu (7), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “你”, thành tố chuẩn là “25 年前”, thông số so sánh là “迷人”, đánh dấu thành tố chuẩn là “像”, đánh dấu mức độ là “一样” Trong câu (8), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “你”, thành tố chuẩn là “一个死人”, thông số so sánh là “凉”, đánh dấu thành tố chuẩn là “像”, đánh dấu mức độ là “一样” Ở câu (9), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “那颜色”, thành tố chuẩn là “万里雪冰”, thông số so sánh là “清亮纯净”, đánh dấu thành tố chuẩn là “像”, đánh dấu mức độ là “一样” Trong câu (10), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “重庆”, thành tố chuẩn là “上

Trang 16

海”, thông số so sánh là “繁华”, đánh dấu thành tố chuẩn là “像”, đánh dấu mức độ là “一样”

Có thể thấy, câu so sánh ngang bằng có từ “像” là loại câu có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ, thuộc loại II theo cách phân loại của Haspelmath (2017) Loại câu này có trật tự từ như sau: thành tố so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn + đánh dấu mức độ + thông số so sánh

2.3.3 Câu so sánh ngang bằng có từ “

Ví dụ:

(11) 要是我有你那么高多好。(Kho ngữ liệu BCC) (12) 我有他那么帅吗?(Kho ngữ liệu BCC)

(13) 该墓有一个篮球场那么大。(Kho ngữ liệu BCC) (14) 盒子有他们书包那么厚。(Kho ngữ liệu BCC)

Trong câu (11), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “我”, thành tố chuẩn là “你”, thông số so sánh là “高”, đánh dấu thành tố chuẩn là “有”, đánh dấu mức độ là “那么” Ở câu (12), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “我”, thành tố chuẩn là “他”, thông số so sánh là “帅”, đánh dấu thành tố chuẩn là “有”, đánh dấu mức độ là “那么” Trong câu (13), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “该墓”, thành tố chuẩn là “一个篮球场”, thông số so sánh là “大”, đánh dấu thành tố chuẩn là “有”, đánh dấu mức độ là “那么” Ở câu (14), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “盒子”, thành tố chuẩn là “他们书包”, thông số so sánh là “厚”, đánh dấu thành tố chuẩn là “有”, đánh dấu mức độ là “那么”

Có thể thấy, câu so sánh ngang bằng có từ “有” là loại câu có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ, thuộc loại II theo cách phân loại của Haspelmath (2017) Loại này có trật tự từ như sau: thành tố so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn + đánh dấu mức độ + thông số so sánh

Trang 17

2.3.4 Tiểu kết

Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc thuộc loại II “có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ”, được cấu tạo bởi năm thành phần là: thành tố so sánh, thành tố chuẩn, thông số so sánh, đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ

Câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc có trật tự từ như sau: thành tố

so sánh

đánh dấu thành tố

chuẩn

thành tố chuẩn

đánh dấu mức độ

thông số so sánh

Qua đó cho thấy, ba đặc điểm câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc về mặt loại hình học như sau:

Thứ nhất, có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ;

Thứ hai, thông số so sánh đứng sau thành tố chuẩn, tiếng Trung Quốc có trật tự từ là VO;

Thứ ba, thành tố chuẩn đứng trước thông số so sánh, đánh dấu thành tố chuẩn đứng trước thành tố chuẩn

Trong ba đặc điểm trên, có thể thấy đặc điểm thứ hai và đặc điểm thứ ba của câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc trái ngược hẳn với đặc điểm thứ hai và đặc điểm thứ ba của đặc điểm chung về câu so sánh ngang bằng của các ngôn ngữ trên thế giới mà Haspelmath (2017) tổng kết Với đặc điểm thứ hai, câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc có thông số so sánh đứng sau thành tố chuẩn, nhưng trật tự từ của tiếng Trung Quốc không phải là OV mà là VO Với đặc điểm thứ ba, câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc có thành tố chuẩn đứng trước thông số so sánh, nhưng đánh dấu thành tố chuẩn đứng trước thành tố chuẩn

2.4 Câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt

So sánh ngang bằng không phải là nội dung được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm trong nhiều năm trở lại đây Công trình nghiên cứu về vấn đề hiện nay còn rất hạn chế Theo chúng tôi, trong tiếng Việt có ba loại câu so sánh ngang

Trang 18

bằng sau: câu so sánh ngang bằng có từ “giống”, câu so sánh ngang bằng có từ “bằng” và câu so sánh ngang bằng có từ “như”

2.4.1 Câu so sánh ngang bằng với từ “giống”

Ví dụ:

(15) Trai giòn giống cha (Kho ngữ liệu Vietlex) (16) Mũi cao giống mẹ (Kho ngữ liệu Vietlex) (17) Con đẹp giống mẹ (Kho ngữ liệu Vietlex)

(18) Em nói là băn khoăn giống anh (Kho ngữ liệu Vietlex)

Ở câu (15), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “trai”, thành tố chuẩn là “cha”, thông số so sánh là “giòn”, đánh dấu thành tố chuẩn là “giống” Trong câu (16), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “mũi”, thành tố chuẩn là “mẹ”, thông số so sánh là “cao”, đánh dấu thành tố chuẩn là “giống” Ở câu (17), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “con”, thành tố chuẩn là “mẹ”, thông số so sánh là “đẹp”, đánh dấu thành tố chuẩn là “giống” Trong câu (18), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “em”, thành tố chuẩn là “anh”, thông số so sánh là “băn khoăn”, đánh dấu thành tố chuẩn là “giống”

Có thể thấy, câu so sánh ngang bằng có từ “giống” là loại câu chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn, thuộc loại I theo cách phân loại của Haspelmath (2017) Loại câu này có trật tự từ như sau: thành tố so sánh + thông số so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn

2.4.2 Câu so sánh ngang bằng với từ “bằng”

Trang 19

Trong câu (19), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “trúc”, thành tố chuẩn là “tre”, thông số so sánh là “cao”, đánh dấu thành tố chuẩn là “bằng” Ở câu (20), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “cục đá”, thành tố chuẩn là “quả dưa”, thông số so sánh là “to”, đánh dấu thành tố chuẩn là “bằng” Trong câu (21), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “chú tôi”, thành tố chuẩn là “lão”, thông số so sánh là “thấp”, đánh dấu thành tố chuẩn là “bằng” Ở câu (22), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “hai bên hè”, thành tố chuẩn là “đường bên ta”, thông số so sánh là “rộng”, đánh dấu thành tố chuẩn là “bằng”

Có thể thấy, câu so sánh ngang bằng có từ “bằng” là loại câu chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn, thuộc loại I theo cách phân loại của Haspelmath (2017) Loại câu này có trật tự từ như sau: thành tố so sánh + thông số so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn

2.4.3 Câu so sánh ngang bằng với từ “như”

Ví dụ:

(23) Phải mổ ruột hay tháo khớp một thằng ngon như mày, uổng lắm! (Kho

ngữ liệu Vietlex)

(24) Một hòn đá nhỏ như quả trứng gà (Kho ngữ liệu Vietlex)

(25) Chẳng lẽ nếu còn sống mẹ cháu cũng già như chú sao? (Kho ngữ liệu

Vietlex)

(26) Nhà thờ Sài Gòn tuy không có cái nền đá cao như Nhà thờ Hà Nội, mà

có hai cái tháp nhọn cao ngất trời (Kho ngữ liệu Vietlex)

Ở câu (23), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “một thằng”, thành tố chuẩn là “mày”, thông số so sánh là “ngon”, đánh dấu thành tố chuẩn là “như” Trong câu (24), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “một hòn đá”, thành tố chuẩn là “quả trứng gà”, thông số so sánh là “nhỏ”, đánh dấu thành tố chuẩn là “như” Ở câu (25), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “mẹ cháu”, thành tố chuẩn là “chú”, thông số so sánh là “già”, đánh dấu thành tố chuẩn là “như” Trong câu (26), câu so sánh ngang bằng có thành tố so sánh là “cái nền đá”, thành tố chuẩn là “Nhà thờ Hà Nội”, thông số so sánh là “cao”, đánh dấu thành tố chuẩn là “như”

Trang 20

Có thể thấy, câu so sánh ngang bằng có từ “như” là loại câu chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn, thuộc loại I theo cách phân loại của Haspelmath (2017) Loại câu này có trật tự từ như sau: thành tố so sánh + thông số so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn

2.4.4 Tiểu kết

Từ những phân tích trên, có thể thấy câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt thuộc loại I “chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn”, được cấu tạo bởi bốn thành phần là: thành tố so sánh, thành tố chuẩn, thông số so sánh và đánh dấu thành tố chuẩn Trật tự từ của câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt như sau:

thành tố so sánh

thông số so sánh

đánh dấu thành tố chuẩn

thành tố chuẩn

Qua đó cho thấy, ba đặc điểm câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt về mặt loại hình học như sau:

Thứ nhất, chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn, không có đánh dấu mức độ;

Thứ hai, thông số so sánh đứng trước thành tố chuẩn, tiếng Việt có trật tự từ là VO;

Thứ ba, thành tố chuẩn đứng sau thông số so sánh, đánh dấu thành tố chuẩn đứng trước thành tố chuẩn

Cả ba đặc điểm này đều hoàn toàn giống với các đặc điểm chung về câu so sánh ngang bằng của các ngôn ngữ trên thế giới mà Haspelmath (2017) tổng kết

2.5 Tương đồng và dị biệt giữa câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt

Sau khi so sánh câu so sánh ngang bằng giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, chúng tôi phát hiện giữa chúng tồn tại những điểm tương đồng và dị biệt về mặt loại hình học Cụ thể như sau:

Trang 21

Về thành phần cấu tạo, số lượng thành phần của câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc nhiều hơn trong tiếng Việt Cả hai ngôn ngữ đều có bốn thành phần sau: thành tố so sánh, thành tố chuẩn, thông số so sánh và đánh dấu thành tố chuẩn Song, câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc còn phải có đánh dấu mức độ Ví dụ:

(27) 阿姨,你长得跟我妈妈一样漂亮。(Kho ngữ liệu BCC) (28) Đồng xanh làng đẹp như tranh hoạ đồ (Kho ngữ liệu Vietlex)

Câu (27) cho thấy, câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc có năm thành phần là thành tố so sánh “你”, thành tố chuẩn “我妈妈”, thông số so sánh “漂亮”, đánh dấu thành tố chuẩn “跟” và đánh dấu mức độ “一样” Câu (28) cho thấy, câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt có bốn thành phần là thành tố so sánh “đồng xanh làng”, thành tố chuẩn “tranh hoạ đồ”, thông số so sánh “đẹp” và đánh dấu thành tố chuẩn “như”

Về trật tự từ, trong câu so sánh ngang bằng của tiếng Trung Quốc và tiếng Việt thành tố so sánh đều đứng đầu câu, đánh dấu thành tố chuẩn đều đứng trước thành tố chuẩn Trong tiếng Trung Quốc, thông số so sánh đứng sau cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”; còn trong tiếng Việt, thông số so sánh đứng ngay trước cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn” Ví dụ:

(29) 要是其余的两个人跟我们一样聪明,我们的江山就不稳了。(Kho ngữ liệu BCC)

(30) Tôi đã gò một bộ mặt lạnh như mặt người Ăng lê (Kho ngữ liệu Vietlex) Câu (29) và câu (30) cho thấy, thành tố so sánh “其余的两个人” và “một bộ mặt” đều đứng đầu câu so sánh ngang bằng, đánh dấu thành tố chuẩn “跟” và “như” đều đứng trước thành tố chuẩn “我们” và “mặt người Ăng lê” Câu (29) cho thấy, trong câu so sánh ngang bằng của tiếng Trung Quốc thông số so sánh “聪明” đứng sau cụm “跟我们” Câu (30) cho thấy, trong câu so sánh ngang bằng của tiếng Việt thông số so sánh “lạnh” đứng trước cụm “như mặt người Ăng lê”

Trang 22

2.6 Tiểu kết chương 2

Câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc là loại câu “có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ” Loại câu này có trật tự từ “thành tố so sánh + thông số so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn” Đặc điểm của câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc không giống hoàn toàn với đặc điểm chung của câu so sánh ngang bằng trong các ngôn ngữ trên thế giới

Câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt là loại câu “chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn” Loại câu này có trật tự từ “thành tố so sánh + thông số so sánh + đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn” Đặc điểm của câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt hoàn toàn giống với đặc điểm chung của câu so sánh ngang bằng trong các ngôn ngữ trên thế giới

Giữa câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt tồn tại hai điểm dị biệt sau: Thứ nhất, tiếng Trung Quốc có đánh dấu mức độ, còn tiếng Việt thì không; Thứ hai, thông số so sánh trong tiếng Trung Quốc đặt sau cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”, còn thông số so sánh trong tiếng Việt thì đặt ngay trước cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”.

Trang 23

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂU SO SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA NGƯỜI BẢN NGỮ TRUNG QUỐC

3.1 Đặt vấn đề

So sánh là phân biệt sự hơn kém, giống nhau và khác nhau theo một tiêu chuẩn nhất định giữa hai hoặc hơn hai sự vật có mối liên hệ với nhau Đây là một trong những phương thức cơ bản nhất để nhận thức thế giới của loài người, được thể hiện thông qua các loại câu so sánh trong ngôn ngữ Câu so sánh ngang bằng là một tiểu loại của câu so sánh Câu so sánh ngang bằng được dùng để so sánh sự giống nhau hoặc tương tự nhau về tính chất, mức độ giữa hai sự vật, hiện tượng

Hiện nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phân tích đặc điểm của câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc từ các góc độ khác nhau, như: Li Chengcai (李成才) (1991) đã phân tích cách sử dụng của cấu trúc “跟……一样” từ bình diện cú pháp; Cheng Lele (程乐乐) (1999) đã khảo sát ngữ nghĩa và chức năng cấu tạo câu của cấu trúc “像……一样”; Liu Suqiao (刘苏乔) (2002) đã phân tích cấu trúc so sánh có từ “有” trên cả ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng

Trong chương này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng các loại câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc từ góc độ thống kê định lượng kho ngữ liệu Qua đó, cung cấp cái nhìn tổng thể về các loại câu so sánh ngang bằng

Trang 24

trong tiếng Trung Quốc, phát hiện các kiểu cấu tạo và các phối hợp thường dùng của người bản ngữ Trung Quốc Kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu ích cho việc dạy và học tiếng Trung Quốc, đồng thời cũng rất hữu ích cho công tác biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc cho người Việt Nam

3.2 Tình hình chung

Sau khi sàng lọc Hệ thống kho ngữ liệu tiếng Trung Quốc (现代汉语语料库

系统), chúng tôi tìm được 404 câu có chứa cấu trúc so sánh ngang bằng Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm của các loại câu so sánh ngang bằng như sau (xem Bảng 3-1):

Bảng 3-1 Tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng tiếng Trung Quốc của người bản ngữ Trung Quốc

Mã số Loại câu Tần số sử dụng Tỉ lệ phần trăm

Trang 25

T3, tiểu loại T3a có tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm cao nhất, kế đến là tiểu loại T3b Trong loại câu T4, tiểu loại T4b có tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm cao nhất Qua đó cho thấy, khi biểu thị ý nghĩa so sánh ngang bằng người bản ngữ Trung Quốc thường sử dụng loại câu T3, rất ít khi sử dụng loại câu T5 Khi sử dụng loại câu T3, người bản ngữ Trung Quốc thường sử dụng tiểu loại T3a và T3b, tức là thường sử dụng các giới từ “跟” và “和” để tiến hành so sánh

3.3 Tình hình sử dụng loại câu T1

Kho ngữ liệu có 115 câu thuộc loại câu T1, gồm năm kiểu cấu tạo Trong đó, có 61 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 一样” (53,0%), 21 câu thuộc kiểu cấu tạo “X像 Y 这样” (18,3%), 21 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 那样” (18,3%), 9 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 似的” (7,8%) và 3 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 一般” (2,6%) Ví dụ:

(1) 不是每个人的经历都【像】你【一样】。

(2) 据说在喀土穆【像】希尔顿【这样】的饭店还有好几家。 (3) 要不这么着吧,咱还【像】原先【那样】,不用这破耳朵 ! (4) 不到两年,小梁【像】变了一个人【似的】。

(5) 每天,这个女孩子都【像】影子【一般】,在他的周围来回晃动。 Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T1 cho thấy, phối hợp giữa động từ “像” và từ “一样” được người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, kế đến là các phối hợp giữa động từ “像” với các từ “这样”, “那样”

3.4 Tình hình sử dụng loại câu T2

Kho ngữ liệu có 86 câu thuộc loại câu T2, gồm bảy kiểu cấu tạo Trong đó, có 42 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 一样 R” (48,8%), 18 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 那样 R” (20,9%), 11 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 这样 R” (12,8%), 6 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 似的 R” (7,0%), 4 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y

Trang 26

一般 R” (4,7%), 3 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 这么 R” (3,5%) và 2 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 像 Y 那么 R” (2,3%) Ví dụ:

(6) 陨石上的青苔【像】云朵【一样】空灵。

(7) 我们也要【像】李高令【那样】全心全意为人民服务。 (8) 从来没有一个时代【像】我们今天【这样】善变。

(9) 上千台设备就【像】秦代兵马俑【似的】威武雄壮地排列着。

(10) 蛙鸣散落在水气蒸腾的水田,就【像】晨星【一般】寥落而清亮。 (11) 说的时候也都【像】你【这么】真诚。

(12) 我们不能搞得【像】北京亚运会【那么】豪华。

Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T2 cho thấy, phối hợp giữa động từ “像” và từ “一样” được người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, kế đến là các phối hợp giữa động từ “像” với các từ “这样”, “那样”

3.5 Tình hình sử dụng loại câu T3

3.5.1 Tình hình sử dụng loại câu T3a

Kho ngữ liệu có 65 câu thuộc loại câu T3a, gồm bốn kiểu cấu tạo Trong đó, có 32 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 跟 Y 一样” (49,2%), 24 câu thuộc kiểu cấu tạo “X跟 Y 似的” (36,9%), 5 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 跟 Y 一模一样” (7,7%) và 4 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 跟 Y 差不多” (6,2%) Ví dụ:

(13) 我看毛妹也【跟】我【一样】了。 (14) 看您,【跟】丢了魄儿【似的】! (15) 嘿,【跟】照片上【一模一样】。

(16) 这歪歪扭扭的字,【跟】我上中学时写的字【差不多】。

Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3a cho thấy, phối hợp giữa giới từ “跟” và từ “一样” được người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, kế đến là phối hợp giữa giới từ “跟” với từ “似的”

Trang 27

3.5.2 Tình hình sử dụng loại câu T3b

Kho ngữ liệu có 55 câu thuộc loại câu T3b, gồm bốn kiểu cấu tạo Trong đó, có 50 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 和 Y 一样” (91,0%), 2 câu thuộc kiểu cấu tạo “X和 Y 一模一样” (3,6%), 2 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 和 Y 差不多” (3,6%) và 1 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 和 Y 相同” (1,8%) Ví dụ:

(17) 我们的电视台【和】日本的电视台【一样】。 (18) 小女孩长得【和】她小时候【一模一样】。

(19) 徐州万寨港国家投了一个亿,规模【和】咱【差不多】。 (20) 服装 、扮相【和】京剧【相同】。

Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3b cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “和” và từ “一样”

3.5.3 Tình hình sử dụng loại câu T3c

Kho ngữ liệu có 21 câu thuộc loại câu T3c, gồm hai kiểu cấu tạo Trong đó, có 20 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 同 Y 一样” (95,2%) và 1 câu thuộc kiểu cấu tạo “X同 Y 相似” (4,8%) Ví dụ:

(21) 学校领导们【同】教师【一样】。

(22) 散手计算胜负的打分法等也【同】拳击很【相似】。

Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3c cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “同” và từ “一样”

3.5.4 Tình hình sử dụng loại câu T3d

Kho ngữ liệu có 17 câu thuộc loại câu T3d, gồm năm kiểu cấu tạo Trong đó, có 11 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 与 Y 一样” (64,7%), 3 câu thuộc kiểu cấu tạo “X与 Y 相当” (17,6%), 1 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 与 Y 相同” (5,9%), 1 câu thuộc

Trang 28

kiểu cấu tạo “X 与 Y 相似” (5,9%) và 1 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 与 Y 相近” (5,9%) Ví dụ:

(23) 产品外型【与】日本原装【一样】。

(24) 转换效率【与】单晶硅太阳电池【相当】。 (25) 服民役者的待遇【与】服兵役者【相同】。 (26) 【与】他的那一瞬【相似】,她自然想起他。

(27) 它们各自公布的预测结果都【与】政府的预测结果【相近】。 Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3d cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “与” và từ “一样”

3.6 Tình hình sử dụng loại câu T4

3.6.1 Tình hình sử dụng loại câu T4a

Kho ngữ liệu có 7 câu thuộc loại câu T4a Các câu này đều thuộc một kiểu cấu tạo là “X 跟 Y 一样 R” Ví dụ:

(28) 我会【跟】你们【一样】高兴。

3.6.2 Tình hình sử dụng loại câu T4b

Kho ngữ liệu có 24 câu thuộc loại câu T4b, gồm hai kiểu cấu tạo Trong đó, có 20 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 和 Y 一样 R” (83,3%) và 4 câu thuộc kiểu cấu tạo “X 和 Y 一般 R” (6,7%) Ví dụ:

(29) 它跑得【和】风【一样】快呢!

(30) 叫小梦,【和】你们虎儿【一般】大。

Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T4b cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “和” và từ “一样”

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:47

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w