Tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam: Một góc nhìn loại hình học

MỤC LỤC

BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ TIẾNG VIỆT – NHÌN

    Chúng tôi chỉ tìm thấy nghiên cứu của Lê Xuân Thại và Nguyễn Hoàng Anh (2017), so sánh các hình thức biểu đạt ý nghĩa so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt trên các phương diện: số lượng, từ loại và sắc thái ngữ nghĩa của từ biểu thị quan hệ so sánh, từ loại của thành tố chuẩn so sánh. Có thể thấy, các nghiên cứu hiện nay đều rất ít hoặc chưa phân tích đặc điểm câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt từ góc độ loại hình học, cũng như chưa chỉ ra được những tương đồng và dị biệt về loại câu này giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt từ góc độ loại hình học. Sau khi khảo sát, phân tích câu so sánh ngang bằng của 119 ngôn ngữ trên thế giới, Haspelmath (2017) nhận thấy câu so sánh ngang bằng của các ngôn ngữ trên thế giới tuy có sự khác biệt về trật tự từ, song đều được cấu thành từ các thành phần sau: thành tố so sánh (comparee), thành tố chuẩn (standard), thông số so sánh (parameter), đánh dấu thành tố chuẩn (standard-marker) và đánh dấu mức độ (degree-marker).

    Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc thuộc loại II “có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ”, được cấu tạo bởi năm thành phần là: thành tố so sánh, thành tố chuẩn, thông số so sánh, đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ. Giữa câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt tồn tại hai điểm dị biệt sau: Thứ nhất, tiếng Trung Quốc có đánh dấu mức độ, còn tiếng Việt thì không; Thứ hai, thông số so sánh trong tiếng Trung Quốc đặt sau cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”, còn thông số so sánh trong tiếng Việt thì đặt ngay trước cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”.

    Bảng 2-1. Sáu loại câu so sánh ngang bằng
    Bảng 2-1. Sáu loại câu so sánh ngang bằng

    SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA

      Kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu ích cho việc dạy và học tiếng Trung Quốc, đồng thời cũng rất hữu ích cho công tác biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc cho người Việt Nam. Qua đó cho thấy, khi biểu thị ý nghĩa so sánh ngang bằng người bản ngữ Trung Quốc thường sử dụng loại câu T3, rất ít khi sử dụng loại câu T5. Khi sử dụng loại câu T3, người bản ngữ Trung Quốc thường sử dụng tiểu loại T3a và T3b, tức là thường sử dụng các giới từ “跟” và “和” để tiến hành so sánh.

      Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T1 cho thấy, phối hợp giữa động từ “像” và từ “一样” được người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, kế đến là các phối hợp giữa động từ “像” với các từ “这样”, “那样”. Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T2 cho thấy, phối hợp giữa động từ “像” và từ “一样” được người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, kế đến là các phối hợp giữa động từ “像” với các từ “这样”, “那样”. Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3a cho thấy, phối hợp giữa giới từ “跟” và từ “一样” được người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, kế đến là phối hợp giữa giới từ “跟” với từ “似的”.

      Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3b cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “和” và từ. Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3c cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “同” và từ. Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T3d cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “与” và từ.

      Tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm các kiểu cấu tạo của loại câu T4b cho thấy, người bản ngữ Trung Quốc sử dụng nhiều nhất là phối hợp giữa giới từ “和” và từ.

      Bảng 3-1 cho thấy, thứ tự tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm từ cao xuống thấp  của năm loại câu so sánh ngang bằng là: T3 > T1 > T2 > T4 > T5
      Bảng 3-1 cho thấy, thứ tự tần số sử dụng và tỉ lệ phần trăm từ cao xuống thấp của năm loại câu so sánh ngang bằng là: T3 > T1 > T2 > T4 > T5

      SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH

        Nghiên cứu về tình hình sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam còn hạn chế, chúng tôi chưa tìm được công trình nào nghiên cứu về vấn đề nay trên cơ sở dữ liệu CNKI. Sinh viên Việt Nam có tần số sử dụng loại câu T1 nhiều nhất, tần suất sử dụng cao nhất, chiếm 48,41% trong tổng số câu so sánh ngang bằng, cao hơn hẳn các loại câu còn lại; người bản ngữ Trung Quốc lại có tần số sử dụng loại câu T3 nhiều nhất, tần suất sử dụng cao nhất, chiếm 39,11% trong tổng số câu so sánh ngang bằng. Điều này có nghĩa là, loại câu T1 và loại câu T3 đều là hai loại câu mà người bản ngữ Trung Quốc và sinh viên Việt Nam có khuynh hướng lựa chọn sử dụng, nhưng sinh viên Việt Nam ưu tiên sử dụng loại câu T1 để biểu thị so sánh ngang bằng, người bản ngữ Trung Quốc lại ưu tiên sử dụng loại câu T3 để biểu thị so sánh ngang bằng.

        Kết quả nghiên cứu bên trên cho thấy: Thứ nhất, nhìn từ góc độ tần suất sử dụng các loại câu so sánh ngang bằng trên các giai đoạn trình độ tiếng Trung Quốc, loại câu T1 là loại câu sinh viên Việt Nam thường sử dụng nhất, kế đến lần lượt là loại câu T3, loại câu T2, loại câu T4, sinh viên Việt Nam ít sử dụng nhất là loại câu T5; Thứ hai, nhìn từ góc độ tỉ lệ sử dụng chính xác, loại câu T1 và loại câu T3 có tỉ lệ sử dụng chính xác cao nhất, kế đến là loại câu T2, loại câu T4; Thứ ba, nhìn từ góc độ so sánh với tình hình sử dụng của người bản ngữ Trung Quốc, sinh viên Việt Nam có khuynh hướng sử dụng loại câu T1, người bản ngữ Trung Quốc có khuynh hướng sử dụng loại câu T3, sinh viên Việt Nam có hiện tượng sử dụng vượt mức loại câu T1, loại câu T2 và loại câu T3, không tồn tại hiện tượng sử dụng vượt mức hoặc sử dụng dưới mức loại câu T4. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của “X và/ với Y giống nhau/ như nhau” trong tiếng Việt thấp hơn “X giống Y”, cho nên sinh viên Việt Nam không ưu tiên sử dụng loại câu T3 để biểu thị ý nghĩa so sánh ngang bằng. Loại câu T2 và loại câu T4 có tần suất sử dụng và tỉ lệ sử dụng chính xác thấp hơn loại câu T1 và loại câu T3, loại câu T2 có hiện tượng sử dụng vượt mức, loại câu T4 không có hiện tượng sử dụng vượt mức hoặc sử dụng dưới mức.

        Kết quả nghiên cứu bên trên cho thấy, sinh viên Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt khi sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc, vì vậy mà xảy ra lỗi trật tự từ. Trên cơ sở thứ tự thụ đắc của sinh viên Việt Nam, có thể nhận ra ba quy luật phát triển thụ đắc câu so sánh ngang bằng của sinh viên Việt Nam: Thứ nhất, thụ đắc loại câu cơ bản không có thông số so sánh trước, sau đó mới thụ đắc loại câu khai triển có thông số so sánh;. Vì ảnh hưởng của độ phức tạp của cấu trúc cú pháp và trật tự từ của hình thức tương ứng trong tiếng Việt, sinh viên Việt Nam có khuynh hương sử dụng loại câu T1, kế đến lần lượt là loại câu T3, T2, T4, chưa sử dụng loại câu T5.

        Thứ hai, quy luật thụ đắc của sinh viên Việt Nam là thụ đắc loại câu cơ bản không có thông số so sánh trước, sau đó mới thụ đắc loại câu khai triển có thông số so sánh; thụ đắc loại câu thường dùng trước, sau đó mới thụ đắc loại câu không thường dùng; thụ đắc các loại câu có trật tự từ giống loại câu tương ứng trong tiếng Việt trước, sau đó mới thụ đắc loại câu không có trật tự từ tương ứng trong tiếng. Có sự khác biệt giữa câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt: Thứ nhất, câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc có đánh dấu mức độ, còn câu so sánh ngang bằng trong tiếng Việt thì không; Thứ hai, thông số so sánh trong tiếng Trung Quốc đặt sau cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”, còn thông số so sánh trong tiếng Việt thì đặt ngay trước cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”. Người bản ngữ Trung Quốc ưu tiên sử dụng các loại câu so sánh ngang bằng không có thông số so sánh, còn các loại câu so sánh ngang bằng có thông số so sánh cũng được sử dụng nhưng có số lượng hạn chế hơn.

        Bảng 4-1. Tần số sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung
        Bảng 4-1. Tần số sử dụng câu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung

        Tài liệu tiếng Trung Quốc

        英语背景学生三类平比句式肯定形式的习得研究 (硕士学位论文). 马达加斯加学生学习汉语等比句和差比句偏误分析 (硕士学位 论文).