1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu thụ đắc câu có chứa từ "GEI" trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam

69 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU THỤ ĐẮC CÂU CÓ CHỨA TỪ “GEI” (给) TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC

CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Mã số: CT-2207-172

Chủ nhiệm đề tài: TS.GVC LƯU HỚN VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 2

TÓM TẮT

Từ 给 có tính chất ngữ pháp và ngữ nghĩa tương đối phức tạp, là một trong những từ vựng quan trọng trong chương trình giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế Đề tài sử

dụng phương pháp phân tích lỗi, sử dụng Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung

Quốc của sinh viên Việt Nam (quy mô 925.702 chữ), nghiên cứu tình hình sử dụng, đặc điểm thụ đắc câu có chứa từ 给 của sinh viên Việt Nam

Đề tài có bốn phát hiện chính, cụ thể như sau:

1 Sinh viên Việt Nam có tần suất sử dụng từ 给 giảm dần qua thời gian, có tình hình thụ đắc từ 给 phát triển theo hình chữ U, tức tỉ lệ sử dụng đúng qua các giai đoạn ngôn ngữ sơ cấp - trung cấp - cao cấp phát triển theo hướng cao - thấp - cao

2 Từ góc độ cú pháp, cấu trúc “给 PREP + NP + V + NP” có tần suất sử dụng cao nhất, là cấu trúc sử dụng phổ biến nhất trong các giai đoạn ngôn ngữ

3 Từ góc độ ngữ nghĩa, nghĩa “Chỉ ra đối tượng tiếp nhận của hành động” có tần suất sử dụng cao nhất, được sử dụng phổ biến nhất trong các giai đoạn ngôn ngữ

4 Khi sử dụng từ 给, lỗi do nhầm lẫn từ là loại lỗi phổ biến nhất, kế đến là lỗi do sai trật tự từ, lỗi do thừa từ, ít xuất hiện nhất là lỗi do thiếu từ Lỗi phổ biến nhất ở giai đoạn sơ cấp là lỗi do sai trật tự từ, còn ở giai đoạn trung cấp và cao cấp là lỗi do nhầm lẫn từ Lỗi xuất hiện có liên quan mật thiết với tính phức tạp của từ 给, đồng thời cũng có liên quan với chuyển di ngôn ngữ tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ

Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị cho công tác giảng dạy

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 6

1.1 Lí do chọn đề tài 6

1.2 Tổng quan nghiên cứu 7

1.3 Phương pháp nghiên cứu 8

2.2.2 Tình hình sử dụng các cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn trung cấp 16

2.2.3 Tình hình sử dụng các cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn cao cấp 18

2.3 Tình hình sử dụng từ 给 - từ góc độ ngữ nghĩa 20

2.3.1 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ 给 ở giai đoạn sơ cấp 21

2.3.2 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ 给 ở giai đoạn trung cấp 22

2.3.3 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ 给 ở giai đoạn cao cấp 24

Trang 4

CHƯƠNG 3: THỤ ĐẮC TỪ 给 CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH LỖI SỬ DỤNG TỪ 给

CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 43

5.1 Tình hình phân bố lỗi sử dụng từ 给

của sinh viên Việt Nam 43 5.2 Các loại lỗi sử dụng từ 给 của sinh viên Việt Nam 45

Trang 5

5.3.2 Chuyển di ngôn ngữ tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ 52

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

6.1 Kết luận 54

6.2 Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC: BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 59

Trang 6

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo Chuẩn năng lực tiếng Trung Quốc dùng trong Giáo dục tiếng Trung Quốc

quốc tế (国际中文教育中文水平等级标准) ban hành năm 2021, từ 给 là từ vựng thuộc

cấp độ 1 Có thể thấy rằng, từ 给 là từ vựng vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế

Từ điển tiếng Trung Quốc (现代汉语词典) cho rằng, từ 给 có ba từ tính là động

từ, giới từ và trợ từ Khi là động từ, từ 给 có hai nghĩa: Một là làm cho đối phương đạt được một điều gì đó hoặc gặp phải một điều gì đó, Hai là khiến cho hoặc cho phép đối phương thực hiện hành động nào đó Khi là giới từ, từ 给 có sáu nghĩa: Một là dùng sau động từ, biểu thị chuyển giao, Hai là vì, Ba là chỉ ra đối tượng của hành động, Bốn là biểu thị gặp phải điều gì đó, Năm là chỉ ra đối tượng bị hại, Sáu là dùng trong câu cầu khiến, nhấn mạnh ngữ khí cầu khiến Khi là trợ từ, từ 给 đặt ngay trước động từ trong câu mang nghĩa bị động hoặc xử trí, nhấn mạnh ngữ khí

800 từ tiếng Trung Quốc (现代汉语八百词) cũng cho rằng, từ 给 có ba từ tính là động từ, giới từ và trợ từ Động từ 给 có ba nghĩa: Một là làm cho đạt được, Hai là làm cho gặp phải, Ba là cho phép, khiến cho Giới từ 给 có sáu nghĩa: Một là chỉ ra đối tượng tiếp nhận của hành động chuyển giao, Hai là chỉ ra đối tượng hưởng lợi của hành động, Ba là chỉ ra đối tượng bị hại của hành động, Bốn là dùng trong câu mệnh lệnh, Năm là hướng đến, đối với, Sáu là biểu thị bị động Trợ từ 给 dùng trong khẩu ngữ, đặt ngay trước động từ

Trang 7

Chính sự phức tạp về tính chất ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ 给 mà người học tiếng Trung Quốc thường mắc lỗi trong quá trình sử dụng từ này Do đó, việc nghiên cứu thụ đắc câu có chứa từ 给 trong tiếng Trung Quốc là hết sức cần thiết Song, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng câu có chứa từ 给 của người học tiếng Trung Quốc nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng Việc nghiên cứu này giúp phát hiện các đặc điểm của ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam và quy luật thụ đắc câu có chứa từ 给 trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam

1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Câu có chứa từ 给 là một điểm ngôn ngữ tương đối phức tạp trong tiếng Trung Quốc, cũng là một điểm ngôn ngữ tương đối khó học đối với người học tiếng Trung Quốc nói chung Hua Xiang (华相) (2009) phân tích lỗi sử dụng giới từ 给 của sinh viên Hàn Quốc Wang Mei (王媚) (2019) phân tích lỗi sử dụng giới từ 给 của sinh viên Nga Zhang Yuping (张玉苹) (2020) khảo sát tính khu vực trong lỗi sử dụng từ 给 của sinh viên các nước Đông Nam Á

Cũng giống như sinh viên các nước, câu có chứa từ 给 cũng là một điểm ngôn ngữ khó học của sinh viên Việt Nam Theo kết quả tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu CNKI (www.cnki.net), hiện nay có 7 nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong đó, có 4 nghiên cứu so sánh, đối chiếu câu có chứa từ 给 của tiếng Trung Quốc và câu có từ “cho” trong tiếng Việt, có 3 nghiên cứu về thụ đắc câu có chứa từ 给 trong tiếng Trung Quốc của người học Việt Nam Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Như Mai (2012) và Lê Thị Bích Liên (2012) thực hiện theo phương pháp điều tra, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thanh Hoa (2012) thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp điều tra và khảo sát trên kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian Như chúng ta đều biết, việc điều tra không phản ánh diện mạo ngôn ngữ tự nhiên thực sự của người học Sử dụng phương pháp này khi điểm ngôn ngữ được khảo sát chủ yếu được sử dụng trong các ngữ cảnh hội thoại Câu có chứa từ 给 là điểm ngôn ngữ thường dùng, tồn tại trong nhiều ngữ cảnh và loại hình văn bản khác nhau, vì vậy chúng tôi cho rằng nên thực hiện nghiên cứu thụ đắc về điểm ngôn ngữ này trên cơ sở kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian của người học Song, nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hoa (2012) chỉ được thực hiện trên cơ sở kho ngữ liệu có quy mô tương đối

Trang 8

nhỏ, với người học dự thi HSK cao cấp, vì vậy không phản ánh được diện mạo ngôn ngữ của người học trình độ sơ cấp, trung cấp Nếu nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian có quy mô lớn, thì kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao hơn

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích lỗi (Error Analysis) của Corder (1974) Trong nghiên cứu này, ngữ liệu được tiến hành xử lí qua bảy bước sau: Bước 1, tìm kiếm trong kho ngữ liệu các câu có chứa từ 给; Bước 2, phân tích cấu trúc cú pháp của các câu này; Bước 3, phân tích ngữ nghĩa của từ 给 trong câu; Bước 4, giám định tính chính xác của các câu này; Bước 5, xác định loại lỗi sử dụng; Bước 6, thống kê, xác định số lượng và tỉ lệ % của các trường hợp; Bước 7, phân tích nguyên nhân dẫn đến lỗi

1.4 NGUỒN NGỮ LIỆU

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung

Quốc của sinh viên Việt Nam (越南中文学习者中介语语料库) làm nguồn ngữ liệu

nghiên cứu Kho ngữ liệu này có quy mô 925.702 chữ, trong đó giai đoạn sơ cấp có quy mô 286.392 chữ, giai đoạn trung cấp có quy mô 340.401 chữ, giai đoạn cao cấp có quy mô 298.909 chữ Kho được xây dựng trên cơ sở các bài văn trong kì thi cuối kì của sinh viên ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc và ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam (Lưu Hớn Vũ, 2022).

Trang 9

Tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai trong các giai đoạn ngôn ngữ cụ thể như sau (xem bảng 2.1):

Giai đoạn ngôn ngữ Trường hợp đúng Trường hợp sai Tổng cộng

Ở giai đoạn trung cấp, có 767 trường hợp sử dụng từ 给, trong đó có 645 trường hợp sử dụng đúng (chiếm tỉ lệ 84,1%) và 122 trường hợp sử dụng sai (chiếm tỉ lệ 15,9%)

Trang 10

Ở giai đoạn cao cấp, có 535 trường hợp sử dụng từ 给, trong đó có 462 trường hợp sử dụng đúng (chiếm tỉ lệ 86,9%) và 73 trường hợp sử dụng sai (chiếm tỉ lệ 13,1%)

Để miêu tả trực quan, sinh động, chúng tôi chuyển các số liệu trong bảng 1 thành các biểu đồ như hình 1 và hình 2

Nguồn: Tác giả Hình 2.1 cho thấy, tần suất sử dụng từ 给 của sinh viên tỉ lệ nghịch với trình độ tiếng Trung Quốc của sinh viên Nói cách khác, khi trình độ tiếng Trung Quốc của sinh viên càng tăng, thì tần suất sử dụng từ 给 càng thấp Điều này có liên quan mật thiết với loại phong cách văn bản mà từ 给 xuất hiện Từ 给 thường được sử dụng trong văn bản mang phong cách ngôn ngữ nói Ở giai đoạn sơ cấp, sinh viên thường sử dụng văn bản mang phong cách ngôn ngữ nói, rất ít sử dụng văn bản mang phong cách ngôn ngữ viết Ngược lại, ở giai đoạn cao cấp, sinh viên thường sử dụng văn bản mang phong cách ngôn ngữ viết hơn văn bản mang phong cách ngôn ngữ nói Chính vì vậy, tần suất sử dụng từ 给 của sinh viên có xu hướng giảm dần qua thời gian

Trường hợp saiTrường hợp đúng

Trang 11

Hình 2.2 Tỉ lệ sử dụng đúng - sai của sinh viên Việt Nam qua các giai đoạn ngôn ngữ

Nguồn: Tác giả Hình 2.2 cho thấy, ở giai đoạn trung cấp, sinh viên có tỉ lệ sử dụng đúng từ 给 thấp hơn ở giai đoạn sơ cấp và giai đoạn cao cấp, nhưng có tỉ lệ sử dụng sai từ 给 cao hơn ở giai đoạn sơ cấp và giai đoạn cao cấp Nói cách khác, tỉ lệ sử dụng đúng từ 给 của sinh viên qua các giai đoạn ngôn ngữ sơ cấp - trung cấp - cao cấp phát triển theo hướng cao - thấp – cao, ngược lại tỉ lệ sử dụng sai từ 给 của sinh viên qua các giai đoạn ngôn ngữ phát triển theo hướng thấp - cao - thấp Điều này cho thấy, việc thụ đắc từ 给 của sinh viên phát triển theo hình chữ U

2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ 给 - TỪ GÓC ĐỘ CÚ PHÁP

Sau khi phân tích cấu trúc cú pháp của 2.194 trường hợp sử dụng từ 给, chúng tôi tìm được 21 cấu trúc có chứa động từ 给 (给V), giới từ 给 (给PREP) và trợ từ 给 (给PART) Tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các cấu trúc có chứa từ 给 như sau (xem bảng 2.2):

Trường hợp saiTrường hợp đúng

Trang 12

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng các cấu trúc có chứa từ của sinh viên Việt Nam - trên phương diện tổng thể

Cấu trúc Trường hợp đúng

Trang 13

把 + NP + V + 给 PREP + NP 74 4 78 94,87% 5,13% 100,00%

Trang 14

Về trường hợp sử dụng đúng, đại đa số các cấu trúc đều có tỉ lệ sử dụng đúng trên 60,00%, ngoại trừ các cấu trúc “给 PART + V + NP” (0,00%), “V + 给 PREP + NP + V + NP” (16,67%), “给V + NP + V + NP” (48,21%) Đại đa số các cấu trúc có tần suất sử dụng dưới 10 đều có tỉ lệ sử dụng đúng 100%, ngoại trừ các cấu trúc “给 PART + V + NP” (0,00%), “V + 给 PREP + NP + V + NP” (16,67%), “给V + NP+ NP + V” (85,71%)

2.2.1 Tình hình sử dụng các cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn sơ cấp

Ở giai đoạn sơ cấp, tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các cấu trúc có chứa từ 给 như sau (xem bảng 2.3):

- ở giai đoạn sơ cấp

Cấu trúc Trường hợp đúng

Trang 15

V + 给 PREP + NP 69 10 79 87,34% 12,66% 100,00%

Trang 16

Bảng 2.3 còn cho thấy, các cấu trúc “把 + NP + 给V + NP”, “V + NP + 给 PREP + NP”, “把 + NP + V + 给 PREP + NP + V” và “把 + NP + 给 PART + V” có tỉ lệ sử dụng đúng 100,00%, nhưng tần suất sử dụng của các cấu trúc này đều không cao Hai cấu trúc “给 PREP + NP + V + NP” và “给 PREP + NP + V” có tần suất sử dụng cao nhất giai đoạn sơ cấp, đều có tỉ lệ sử dụng đúng trên dưới 90,00% Cấu trúc “给 PART + V + NP” không chỉ có tần suất sử dụng thấp (2 trường hợp), mà còn không có trường hợp sử dụng đúng (0,00%)

2.2.2 Tình hình sử dụng các cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn trung cấp

Ở giai đoạn trung cấp, tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các cấu trúc có chứa từ 给 như sau (xem bảng 2.4):

- ở giai đoạn trung cấp

Cấu trúc Trường hợp đúng

Trang 17

V + NP + 给 PREP + NP 29 1 30 96,67% 3,33% 100,00%

Trang 18

Bảng 2.4 còn cho thấy, các cấu trúc “给V + NP+ NP + V”, “把 + NP + 给V + NP”, “V + 给 PREP + NP + V”, “把 + NP + V + 给 PREP + NP + V”, “给 PART + V”, “把 + NP + 给 PART + V” và “被 + NP + 给 PART + V” có tỉ lệ sử dụng đúng 100,00%, nhưng tần suất sử dụng của các cấu trúc này đều không cao Hai cấu trúc “给 PREP + NP + V + NP” và “给V + NP + NP” có tần suất sử dụng cao nhất ở giai đoạn trung cấp, đều có tỉ lệ sử dụng đúng trên dưới 90,00% Cấu trúc “V + 给 PREP + NP + V + NP” không chỉ có tần suất sử dụng thấp (2 trường hợp), mà còn không có trường hợp sử dụng đúng (0,00%)

2.2.3 Tình hình sử dụng các cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn cao cấp

Ở giai đoạn cao cấp, tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các cấu trúc có chứa từ 给 như sau (xem bảng 2.5):

- ở giai đoạn cao cấp

Cấu trúc Trường hợp đúng

Trang 19

V + NP + 给 PREP + NP 10 2 12 83,33% 16,67% 100,00%

Trang 20

Bảng 2.5 còn cho thấy, các cấu trúc “把 + NP + 给V + NP”, “V + 给 PREP + NP + V”, “把 + NP + V + 给 PREP + NP”, “把 + NP + 给 PREP + NP + V”, “被 + NP + V + 给 PREP + NP” và “把 + NP + 给 PART + V” có tỉ lệ sử dụng đúng 100,00%, nhưng tần suất sử dụng của các cấu trúc này đều không cao Cấu trúc “给 PREP + NP + V + NP” có tần suất sử dụng cao nhất giai đoạn cao cấp, có tỉ lệ sử dụng đúng trên 85,00% Cấu trúc “V + 给 PREP + NP + V + NP” không chỉ có tần suất sử dụng thấp (1 trường hợp), mà còn không có trường hợp sử dụng đúng (0,00%)

2.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ 给 - TỪ GÓC ĐỘ NGỮ NGHĨA

Sau khi phân tích ngữ nghĩa của 2.194 trường hợp sử dụng từ 给, chúng tôi có được tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các nghĩa của từ 给 như sau (xem bảng 2.6):

- trên phương diện tổng thể

đúng

Trường hợp sai

Tổng cộng

Trang 21

Chỉ ra đối tượng bị hại của hành động 16 10 26

Bảng 2.6 còn cho thấy, đại đa số các nghĩa của từ 给 đều được sinh viên Việt Nam sử dụng với tỉ lệ sử dụng đúng từ 60,00% trở lên, ngoại trừ nghĩa “Cho phép, khiến cho” có tỉ lệ sử dụng đúng khá thấp (19,23%)

2.3.1 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ 给 ở giai đoạn sơ cấp

Ở giai đoạn sơ cấp, tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các nghĩa từ 给 như sau (xem bảng 2.7):

- ở giai đoạn sơ cấp

đúng

Trường hợp sai

Tổng cộng

Trang 22

Chỉ ra đối tượng chịu đựng của hành động

0,00% 100,00% 100,00% Chỉ ra đối tượng phục tùng của hành

Bảng 2.7 còn cho thấy, hai nghĩa “Làm cho đối phương gặp phải điều không hay” và “Chỉ ra đối tượng phục tùng của hành động” có tỉ lệ sử dụng đúng 100,00%, nhưng tần suất sử dụng của các nghĩa này đều không cao Các nghĩa có tần suất sử dụng cao đều có tỉ lệ sử dụng đúng trên 85% Nghĩa “Chỉ ra đối tượng phát ra hành động” không chỉ có tần suất sử dụng thấp (2 trường hợp), mà còn không có trường hợp sử dụng đúng (0,00%)

2.3.2 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ 给 ở giai đoạn trung cấp

Ở giai đoạn trung cấp, tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các nghĩa từ 给 như sau (xem bảng 2.8):

Trang 23

Bảng 2.8 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ của sinh viên Việt Nam

- ở giai đoạn trung cấp

đúng

Trường hợp sai

Tổng cộng

Bảng 2.8 còn cho thấy, các nghĩa “Làm cho đối phương gặp phải điều không hay”, “Chỉ ra đối tượng phục tùng của hành động” và “Nhấn mạnh” có tỉ lệ sử dụng đúng

Trang 24

100,00%, nhưng tần suất sử dụng của các nghĩa này đều không cao Các nghĩa có tần suất sử dụng cao đều có tỉ lệ sử dụng đúng trên 80% Nghĩa “Chỉ ra đối tượng phát ra hành động” chưa được sử dụng ở giai đoạn trung cấp

2.3.3 Tình hình sử dụng các nghĩa của từ 给 ở giai đoạn cao cấp

Ở giai đoạn cao cấp, tần suất và tỉ lệ phần trăm các trường hợp sử dụng đúng hoặc sử dụng sai của các nghĩa từ 给 như sau (xem bảng 2.9):

- ở giai đoạn cao cấp

đúng

Trường hợp sai

Tổng cộng

Trang 25

Bảng 2.9 cho thấy, nghĩa “Chỉ ra đối tượng tiếp nhận của hành động” có tần suất sử dụng cao nhất (276 trường hợp), kế đến là nghĩa “Làm cho đối phương đạt được” (111 trường hợp) Các nghĩa còn lại có tần suất sử dụng rất thấp

Bảng 2.9 còn cho thấy, các nghĩa “Làm cho đối phương gặp phải điều không hay”, “Chỉ ra đối tượng phát ra hành động”, “Chỉ ra đối tượng phục tùng của hành động” và “Nhấn mạnh” có tỉ lệ sử dụng đúng 100,00%, nhưng tần suất sử dụng của các nghĩa này đều không cao Các nghĩa có tần suất sử dụng cao đều có tỉ lệ sử dụng đúng trên 95%

Trang 26

CHƯƠNG 3

THỤ ĐẮC TỪ 给 CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM - TỪ GÓC ĐỘ CÚ PHÁP

3.1 MÃ HOÁ CÁC CẤU TRÚC CÓ CHỨA TỪ 给

Nhằm đảm bảo tính kinh tế trong biểu đạt, chúng tôi tiến hành mã hoá các cấu trúc có chứa động từ, giới từ, trợ từ 给 Nội dung cụ thể được trình bày trong bảng 3.1 Trong đó, CP01 đến CP07 là các cấu trúc có chứa động từ 给, CP08 đến CP17 là các cấu trúc có chứa giới từ 给, CP18 đến CP21 là các cấu trúc có chứa trợ từ 给

Mã hoá Cấu trúc

CP01 给V+ NP CP02 给V + NP + NP CP03 给V + NP+ NP + V CP04 给V + NP + V CP05 给V + NP + V + NP CP06 把 + NP + 给V + NP CP07 给 PREP+ NP + V CP08 给 PREP + NP + V + NP CP09 V + NP + 给 PREP + NP CP10 V + 给 PREP + NP CP11 V + 给 PREP + NP + NP

Trang 27

CP12 V + 给 PREP + NP + V CP13 V + 给 PREP + NP + V + NP CP14 把 + NP + V + 给 PREP + NP CP15 把 + NP + V + 给 PREP + NP + V CP16 把 + NP + 给 PREP + NP + V CP17 被 + NP + V + 给 PREP + NP CP18 给 PART + V

CP19 给 PART + V + NP CP20 把 + NP + 给 PART + V CP21 被 + NP + 给 PART + V

Nguồn: Tác giả

3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÚNG CÁC CẤU TRÚC CÓ CHỨA TỪ 给 CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

Tình hình sử dụng đúng các cấu trúc có chứa từ 给 của sinh viên Việt Nam ở các giai đoạn ngôn ngữ sơ cấp, trung cấp, cao cấp và trên cả ba giai đoạn như bảng 3.2

Cấu trúc Giai đoạn sơ cấp

Giai đoạn trung cấp

Trang 28

CP06 Tần suất sử dụng đúng 5 7 4 16 Tỉ lệ sử dụng đúng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

Tỉ lệ sử dụng đúng 88,99% 71,59% 76,60% 80,33% CP08 Tần suất sử dụng đúng 371 194 138 703

Trang 29

CP21 Tần suất sử dụng đúng 0 1 0 1 Tỉ lệ sử dụng đúng 0,00% 100,00% 0,00% 100,00%

Trang 30

Tần suất sử dụng đúng các cấu trúc có chứa từ 给 của sinh viên Việt Nam được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3 cho thấy, các cấu trúc có chứa từ 给 có tần suất sử dụng đúng không giống nhau, chênh lệch về tần suất này giữa các cấu trúc rất lớn Trong đó, cấu trúc CP08 có tần suất sử dụng đúng cao nhất, với 703 trường hợp; kế đến là cấu trúc CP02 với 254 trường hợp, cấu trúc CP10 với 227 trường hợp, cấu trúc CP07 với 196 trường hợp, cấu trúc CP11 với 114 trường hợp, cấu trúc CP04 với 106 trường hợp Các cấu trúc còn lại có tần suất sử dụng đúng thấp hơn rất nhiều, đặc biệt là các cấu trúc CP03, CP12, CP13, CP16, CP17, CP18, CP19, CP20, CP21 có tần suất sử dụng đúng dưới 10

Tần suất sử dụng đúng các cấu trúc có chứa từ 给 của sinh viên Việt Nam có thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

 CP08 > CP02 > CP10 > CP07 > CP11 > CP04 > CP14 > CP09 > CP01 > CP05 > CP06 > CP15 > CP12 > CP03 > CP17 > CP20 > CP16 > CP18 > CP21 > CP13 > CP19

3.4 THỨ TỰ THEO MA TRẬN GUTTMAN CỦA CÁC CẤU TRÚC CÓ CHỨA TỪ 给 CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

Chúng tôi lấy giá trị chuẩn là 0,6 (tức 60%), chuyển hoá tỉ lệ sử dụng đúng của cấu trúc có chứa từ 给 ở một giai đoạn ngôn ngữ về 0 và 1 Khi tỉ lệ sử dụng đúng của cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn ngôn ngữ nào đó có giá trị nhỏ hơn giá trị chuẩn (tức < 0.6), thì chuyển hoá thành 0, nhận định rằng sinh viên ở giai đoạn ngôn ngữ đang xét chưa thụ đắc cấu trúc có chứa từ 给 này Khi tỉ lệ sử dụng đúng của cấu trúc có chứa từ 给 ở giai đoạn ngôn ngữ nào đó có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị chuẩn (tức ≥ 0,6), thì chuyển hoá thành 1, nhận định rằng sinh viên ở giai đoạn ngôn ngữ đang xét đã thụ đắc cấu trúc có chứa từ 给 này Với những cấu trúc có chứa từ 给 chưa xuất hiện ở một giai đoạn ngôn ngữ nào đó, tức không thể tính toán tỉ lệ sử dụng đúng, thì xem như sinh viên chưa thụ đắc và chuyển hoá thành 0

Sau khi chuyển hoá các số liệu tỉ lệ sử dụng đúng trong bảng 3.2 thành 1 và 0, chúng tôi có được bảng 3.4

Trang 31

Bảng 3.4 Số liệu tỉ lệ sử dụng đúng ở các giai đoạn sau khi chuyển hoá

Mã hoá Giai đoạn sơ cấp

Giai đoạn trung cấp

Giai đoạn cao cấp

Trang 32

Bảng 3.5 Ma trận Guttman các cấu trúc có chứa từ của sinh viên Việt Nam

Mã hoá Giai đoạn sơ cấp

Giai đoạn trung cấp

Giai đoạn cao cấp

Số lượng đúng

Số lượng sai

Hệ số tái lập (Crep):

Crep = 1 – Số lượng sai/ (số lượng cấu trúc có chứa từ 给 x số lượng cấp độ) = 1 – 5/ (21 x 3) = 0,921

Trang 33

Hệ số tái lập biên tối thiểu (MMrep):

MMrep = Số lượng đúng/ (số lượng cấu trúc có chứa từ 给 x số lượng cấp độ) = 44/ (21 x 3) = 0,698

Phần trăm cải thiện hệ số tái lập (%IR):

%IR = Crep – MMrep = 0,921 – 0,698 = 0,223

Hệ số khả năng phân cấp (Cscal):

Cscal = %IR/ (1 – MMrep)

= 0,223/ (1 – 0,698) = 0,738

Hệ số tái lập Crep = 0,921 (> 0.9) Điều này cho thấy, việc dựa vào ma trận để dự đoán những biểu hiện ngôn ngữ của sinh viên Việt Nam có tỉ lệ sử dụng đúng đến 92,1% Hệ số khả năng phân cấp Cscal là 0,738, lớn hơn ngưỡng hiệu quả 0,6 Điều này cho thấy ma trận Guttman các cấu trúc có chứa từ 给 có hiệu quả, có thể phân cấp, cấp độ thật sự của ma trận Guttman (cấp độ khó và cấp độ năng lực) có giá trị tham khảo về mặt dự đoán

Bảng 3.4 còn cho thấy, thứ tự các cấu trúc có chứa từ 给 theo ma trận Guttman như sau:

 CP06 > CP15 > CP20 > CP02 > CP09 > CP14 > CP12 > CP11 > CP01 > CP10 > CP08 > CP07 > CP03 > CP04 > CP16 > CP18 > CP21 > CP17 > CP05 > CP13 > CP19

3.5 THỨ TỰ THỤ ĐẮC TỪ 给 CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM - TỪ GÓC ĐỘ CÚ PHÁP

Từ mục 3.3 và 3.4, chúng tôi có được hai dãy thứ tự sau:

 CP08 > CP02 > CP10 > CP07 > CP11 > CP04 > CP14 > CP09 > CP01 > CP05 > CP06 > CP15 > CP12 > CP03 > CP17 > CP20 > CP16 > CP18 > CP21 > CP13 > CP19

 CP06 > CP15 > CP20 > CP02 > CP09 > CP14 > CP12 > CP11 > CP01 > CP10 > CP08 > CP07 > CP03 > CP04 > CP16 > CP18 > CP21 > CP17 > CP05 > CP13 > CP19

Để tiện quan sát hai dãy thứ tự trên, chúng tôi chuyển chúng về thành bảng 3.6

Trang 34

Bảng 3.6 Vị trí các cấu trúc có chứa từ trong hai dãy thứ tự

Mã hoá Thứ tự trong dãy  Thứ tự trong dãy 

Thứ nhất, các cấu trúc CP02, CP06, CP08, CP09, CP10, CP11, CP14, CP15, CP07 và CP01 luôn ở những vị trí phía trước của cả hai dãy thứ tự Có thể nói, các cấu trúc này là các cấu trúc có chứa từ 给 dễ thụ đắc nhất của sinh viên Việt Nam Sinh viên có thể thụ đắc được những cấu trúc này ngay từ giai đoạn sơ cấp

Thứ hai, các cấu trúc CP20 và CP12 tuy có thứ tự tương đối cao trong dãy , song lại có thứ tự tần suất sử dụng đúng tương đối thấp trong dãy ; cấu trúc CP04 thì

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w