HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA BAO CHI
Chi nhiém dé tai Thanh vién Lives Ph Phat Dip
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC SINH VIEN
NANG CAO NHAN THUC PHAP LUAT CHO SINH VIEN CHUYEN NGANH BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(Khảo sát sinh viên chuyên ngành Báo chỉ tại Học viện Báo chỉ
và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
Giảng viên hướng dẫn : ThS Lương Thị Phương Diệp : Vũ Thị Duyên
: Lê Thị Phương Thảo
Trang 2LOI CAM DOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan dé tai là công trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc Mọi thông tin, số liệu và các khảo sát là hoàn toàn chân thực Tôi
xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu này của mình
Trán trọng!
Trang 3LOI CAM ON
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm on đến tất cả quý thầy cô giáo đã giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, những người đã truyén dat cho chúng tôi những kiến thức hữu ích về báo chí, truyền thông, pháp luật làm cơ sở cho chúng tôi thực hiện tot dé tài nghiên cứu khoa học này
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Lương Thị Phương Diệp — người đã tận tình hướng dẫn, góp ÿ, động viên chứng tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứ khoa học này
Qua đây, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác trả lời phỏng vấn và đóng góp ý kiến chuyên sâu về vẫn dé “Nâng cao nhận thức về pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta hiện nay” Xin gui loi cam ơn chân thành tới phóng viên một số cơ quan báo chí; đại diện một số công ty luật cũng như sinh viên Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh - Truyễn hình (Học viện Báo chỉ — Tuyên truyén), Khoa Báo chí -Ti uyên thông(Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi một số sai sót, sơ suất, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thây cô giáo cùng
toàn thể bạn đọc
Xin tran trong cam on!
Trang 4MUC LUC
1970000015 1
CHƯƠNG I1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ PHÁP LUẬT 11
1.1 Các khái niệm liên quan đến luật pháp - 2-2 2 + +xvvrxszxzxze II 1.2 Sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta hiện nay - 25 1.3 Giáo dục nhận thức pháp luật cho sinh viên . - 5 5+ <s «<< s<+ 27
CHƯƠNG 2: THUC TRANG NHAN THUC VE PHÁP LUAT CUA SINH ‘VIEN CHUYEN NGANH BAO CHÍ 222cc tSEESEEEEEEEEEEvEErerrxees 31
2.1 Nhu cầu về kiến thức pháp luật của sinh viên ngành báo chí 31 2.2 Mức độ hiểu biết về pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chỉ 38 2.3 Những yếu tố tác động tới hiểu biết về pháp luật của sinh viên ngành báo
0 Họ HH 0n g2 47
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẠN THUC VE PHAP LUAT CHO SINH VIÊN NGÀNH BÁO CHÍ 2-©ce+2EevEEecrzesred 54
3.1 Những vấn đề đặt ra - sót E11 211 2111111212112 eExe 254
Trang 5DANH MUC BIEU DO
Biéu dé 2.1 Nhận thức về vai trò của pháp luật . -c c2 sec 33 Biểu đồ 2.2 Tần suất đọc, xem tài liệu liên quan đến pháp luật 34
Biêu đồ 2.3 Đánh giá sự cân thiệt của các ngành luật đôi với sinh viên chuyên
nganh bao Chi 35
Biểu đồ 2.4 Phương tiện tiếp cận thông tin pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo ChÍ - ch v 1311111111 11011 101 TH HH TH HT HH chung 37 Biểu đồ 2.5 Mục đích trang bị kiến thức pháp luật của sinh viên chuyên ngành BAO CHE " Ỷd.< 40 Biểu đồ 2.6 Tỉ lệ tiếp cận Luật Báo chí hiện hành của sinh viên chuyên ngành 100000 dd 35 Al Biéu dé 2.7 Kha nang van dụng kiến thức pháp luật trong quá trình tác nghiệp 1530 o.ồễ'ồễồễồễ'ồ.ễ.'.^®^"ồồễồ.ồễ" 43 Biểu đồ 2.8 Mức độ quan tâm của sinh viên chuyên ngành báo chí khi tiếp cận các loại thông tin pháp luậtt G522 S3 31c ST g gx ssre 46
Biểu đồ 2.9 Nguyên nhân việc hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật
hiện nay còn hạn chẾ - s- s+xx9+ESExvSEEEEE9EEE171EEE111811221EEEe2Ee2Ex2Ee re, 47
Biểu đồ 2.10 Mức độ chủ động tiếp cận thông tin pháp luật của sinh viên
chuyên ngành báo chí - «5 5< s3 SE S3 13v TH gu nu vợ 48 Biêu đô 2.11 Phương pháp dạy, học những môn học liên quan đên pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí + 2 + s8 3x cv 3v vs set 50 Biêu đô 3.1 Giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí tại trường HỌC - ó G323 1n HH TH ng nu cưa 55 Biểu đồ 3.2 Đánh giá hiệu quả các hình thức giáo dục nâng cao nhận thức pháp (0801) 0 7 67
DANH MỤC ẢNH
Anh 3.1 Các trang mạng xã hội phô biên hiện nay (nguôn: Internet) 62
Ảnh 3.2 Fanpage chuyên sâu để bàn luận, trao đổi về một lĩnh vực cụ thê nào
đó cho sinh viên 5 «5s sec sec ecse TH 10121 1010111 HT no 63
Ảnh 3.3 Hình thức group (nhóm) cũng là cách hiệu quả để tương tác, trao đổi
Trang 6MO DAU
1 Tính cấp thiét cia dé tai -
Trong đời sống xã hội hiện nay, pháp luật có vị trí và vai trò vô cùng quan
trọng Pháp luật với tư cách là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội, nó tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội Từ đó đặt ra vấn đề:
sống phải theo pháp luật, phải hiểu về pháp luật thì mới sống và làm việc đúng theo pháp luật được Tuy nhiên hiểu biết về pháp luật của người dân Việt Nam lại khá thấp Theo Báo cáo “Khảo sát hiện trạng tiếp cận thông tin pháp luật của người dân ở cơ sở” thì 74,9% người dân cho rằng họ không có nhu cầu
hiểu biết pháp luật và 17,7 % do ngại thủ tục rườm rà, còn lại là những nguyên
nhân khác (như cho rằng yêu cầu cũng không được trả lời, hay vì nghe nói phải có sự thân quen hoặc phải đưa tiền )
VỊ trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật là điều không ai trong chúng
ta có thể phủ nhận, nhất là đối với xã hội hiện đại Khơng nằm ngồi điều đó,
hoạt động báo chí nói chung và người làm báo nói riêng cũng cần thiết phải biết,
phải rõ, phải hiểu luật Pháp luật là tiền đề, là kim chỉ nam cho hoạt động báo chí Có thể nói, hiểu biết pháp luật sẽ hỗ trợ đắc lực cho người làm báo trong quá trình tác nghiệp Pháp luật giúp họ hiểu được vị trí, địa vị pháp lý cụ thể của
chính mình, của công chúng, của các đối tượng, chủ thể khác Hơn nữa, hiểu
biết pháp luật cũng giúp cho người làm báo nắm được một cách bài bản chu
trình, cách thức tiễn hành để tạo ra sản phẩm báo chí không chỉ hợp tình mà còn hợp pháp Hơn nữa, am hiểu pháp luật sẽ hạn chế những rủi ro khi làm nghề cho phóng viên Kiến thức về pháp luật sẽ cho họ những nhận thức về nghĩa vụ, quyền hạn của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật trong quá trình làm nghề Theo Luật Báo chí hiện hành, trong lĩnh vực luật pháp báo chí có các nhiệm vụ “Tuyên truyền phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước": "Đầu tranh phòng chống
Trang 7đó, các phóng viên có nghĩa vụ "Bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm”
Nhưng trên thực tế, làm báo hiện nay chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu luật pháp
khi viết một vấn đề liên quan đến một sự việc đã xây ra rồi Tiếp cận luật pháp
của người làm báo hiện nay không phải theo hướng phòng tránh mà theo theo hướng giải quyết hậu quả Hậu quả ở đây là do thiếu kiến thức pháp luật từ cơ bản đến chuyên sâu Ta có thể kể đến vụ PMU 18 (vụ việc liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải đầu năm 2006), hai phóng viên của hai tờ
nhật báo hàng đầu Việt Nam là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã bị bắt hồi năm 2008
là một bài học đắt giá cho tất cá những ai đang hoạt động báo chí mà còn thiếu hiểu biết pháp luật Các hoạt động báo chí như thẩm định thông tin, lấy thông tin, nhập vai điều tra đều đòi hỏi am hiểu kiến thức pháp luật vững vàng Từ
đó, hiểu biết pháp luật cũng giúp cho người làm báo nắm được một cách bài bản
chu trình, cách thức tiễn hành để tạo ra sản phẩm báo chí không chỉ hợp tình mà còn hợp pháp Có thể nói, mức độ hiểu biết pháp luật quyết định chính “sinh
mạng” nghề nghiệp của người làm báo
Vì thế, việc đào tạo cung cấp kiến thức pháp luật cho sinh viên chuyên
ngành báo chí là cực kì cần thiết Về cơ bản, sinh viên chuyên ngành báo chí tiếp xúc với pháp luật tại trường thông qua môn học “Pháp luật đại cương” và “Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhà báo” Nhưng những môn học này mới
chỉ dừng ở việc cung cấp hệ thống lý thuyết chứ chưa đủ để giúp sinh viên ứng
dụng vào các tình huống thực tế tác nghiệp báo chí sau nay Cu thé 1a việc hai môn học trên chỉ cung cấp những kiến thức pháp luật tổng quan nói chung và
luật Báo chí nói riêng Nhưng làm báo cần sự hiểu biết về nhiều bộ luật khác
nữa Đơn cử như viết về kinh tế cần biết về luật kinh tế, luật đất đai, viết mảng
Trang 8_ báo chí lại chưa ý thức được sự cần thiết đó để có thể tự mình chủ động trong
việc tìm hiểu và trau dồi kiến thức pháp luật
Hiện nay, sinh viên chuyên ngành báo chí đang chưa ý thức được tầm quan trọng của kiến thức pháp luật đối với nghề nghiệp của mình Sinh viên chuyên ngành báo chí trong tương lai sẽ trở thành những người trực tiếp tham gia vào
hoạt động báo chí Trong khi đó, hoạt động báo chí có mối liên hệ mật thiết với
nhiều khía cạnh khác nhau của luật pháp Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của phóng viên cũng đòi hỏi người phóng viên tự ý thức về sự cần thiết phải trau dồi nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, trình độ ứng xử phù hợp với các chuẩn mực pháp luật Nhưng việc trang bị một cách vững vàng về kiến thức pháp luật trước khi bước vào nghề vẫn chưa được sinh viên ngành báo chí chú trọng, đầu
tư, trau đồi, bd sung
| Bên cạnh việc chưa ý thức được tầm quan trọng của kiến thức pháp luật thì
mức độ nhận thức cũng rất giới hạn Điều đó thể hiện trong việc các sinh viên chuyên ngành báo chí thường chỉ biết về Luật Báo chí và hiểu biết về luật ở
những lĩnh vực khác hầu như là có ít thậm chí không có
Vấn đề đặt ra là các văn bản pháp luật thì nhiều (ngoài Hiến pháp, còn có
nhiều Bộ luật khác như Dân sự, Hình sự, Lao động, Tố tụng Dân sự, Tổ tụng Hình sự ; các đạo luật chuyên ngành như: Hành chính, Thương mai, Dat dai,
Môi trường cũng như hàng trăm các pháp lệnh, nghị định hướng dẫn ), hơn
nữa, các văn bản đó lại được sửa đổi, bổ sung liên tục thì làm thế nào để một
người phóng viên, thường không phải là những nhà luật học, lại có thế nắm
vững được nó? Đây là một đòi hỏi khá hóc búa về hiểu biết pháp luật đối với
sinh viên chuyên ngành báo chí
Khi sinh viên chuyên ngành báo chí thấy rõ được vai trò của pháp luật, có ý
thức trong việc tích lũy kiến thức pháp luật, lại được cọ sát nhiều với thực tế
Trang 9một nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình Như vậy, để phát triển, nâng cao hiểu biết pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí phải có những giải pháp đồng bộ
Với tất cả những lý do nêu trên, nhóm tác giả - ở góc độ của những sinh viên chuyên ngành báo chí, quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu Là những người trong cuộc, nhóm tác giả kì vọng, những đề xuất của nhóm sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiểu biết về pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí Nhóm tác giả thực sự tin rằng, cái nhìn và đề xuất của chính những sinh viên-sẽ-tạo ra những giải pháp gần gũi nhất và bám sát nhất với tâm lý sinh viên
2 Tình hình nghiên cứu
Nâng cao nhận thức pháp luật có thể đơn giản hóa là một bộ phận của giáo
dục pháp luật - vấn đề rất được quan tâm hiện nay Vì thế nâng cao nhận thức
pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh Nó góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách, tạo điều kiện phát
triển toàn diện cho cá nhân trong xã hội hiện đại Khái quát hơn, giáo dục đạo
đức và giáo dục pháp luật góp phần xây dựng cho con người tình yêu lao động, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, hiện tượng pháp lý Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này thường được đi theo những hướng cụ thê như: Thực trạng hiểu biết của công dân về pháp luật, thực trạng tiếp cận thông tin pháp luật, các chương trình, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật Từ đó, nhóm tác giả xin chọn các hướng nghiên cứu cơ bản sau:
Hướng thứ nhất là nhóm các văn bản, tài liệu, công trình nghiên cứu về định hướng giáo dục pháp luật Quyết định ban hành “Chương trình phố biến,
giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong các trường đại
Trang 10366/QĐ-BGDDT của Bộ giáo dục- đào tạo Chương trình này được nêu ra nhằm một số mục đích sau: Phô biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng và bổ sung kịp thời cho công tác phố biến, giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa cho học sinh, sinh viên Phổ biến, giáo dục thường xuyên và cập nhật kịp thời các kiến thức và quy định pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng trình độ học sinh, sinh viên (HSSV) Góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho HSSV trong nhà trường Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật của HSSV trong toàn ngành giáo dục, biết thực hiện đúng, đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với chương trình giáo dục pháp luật
chính khóa, từng bước chuẩn hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
thông qua các hoạt động ngoại khóa cho HSSV Từ đó hướng tới mục tiêu cụ thể
sau: Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực, bám sát các nhiệm vụ
trọng tâm của ngành giáo dục trong giai đoạn mới và kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phố biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (Đề án 1928), bám sát nội dung chương
trình giáo dục pháp luật chính khóa trong giai đoạn 2013 — 2016; 98% HSSV
được tuyên truyền, phố biến và giáo dục pháp luật chung và các văn bản pháp
luật chuyên ngành có liên quan đến từng nhóm HSSV theo các địa bàn và đối
tượng khác nhau thông qua các hoạt động ngoại khóa;100% HSSV được trang bị
kiến thức pháp luật, năm rõ các văn bản luật, các quy định, quy chế của Bộ Giáo
Trang 11Báo cáo “Kháo sát hiện trạng tiếp cận thông tin phúp luật của người dân ở co sở”do Công ty Nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư (Concetti) thực hiện đã cho thấy 93% số cán bộ được hỏi trong cấp uỷ và UBND các cấp tại các tỉnh khảo sát cho rằng họ quan tâm nhiều đến công tác phô biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), gần 100% cán bộ được phỏng vấn đều thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc hiểu biết pháp luật của người dân tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Về phía người dân, gần 100% cho rằng thông tin pháp luật đem lại lợi ích cho cuộc sống hàng ngày, giúp họ tôn trọng pháp luật hơn và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho chính bản thân mình
Báo cáo của Concetti nêu rõ một thực tế ở Việt Nam hiện nay là tuyệt đại
đa số người dân chỉ chủ động tìm kiếm thông tin pháp luật trong trường hợp thật cần thiết có liên quan đến bản thân, gia đình, bạn bè 37% cho rằng họ đã từng yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin pháp luật Lý do chính của việc người dân chưa bao giờ yêu cầu cung cấp thông tin là do không có nhu cầu (chiếm 74,9%), do ngại thủ tục rườm rà (17,7%), còn lại là những nguyên nhân khác (như cho rằng yêu cầu cũng không được trả lời, hay vì nghe nói phải có sự thân quen hoặc phải đưa tiền ) Từ những con số nêu trên có thể thay rang,
thông tin pháp luật rất cần thiết với người dân đặc biệt khi họ có việc liên quan
đến pháp luật cần giải quyết Tuy nhiên, cơ quan nhà nước đáp ứng như thế nào
mới là vẫn đề quan trọng |
Báo cáo “Đánh giá tác động của dự thảo Luật Phố biến, giáo dục pháp
luật”của bộ Tư Pháp năm 2011 Trong đó báo cáo đề cập đến vấn đề trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân
Trang 12truyền, phổ biến giáo đục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng xã hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Hiện nay, trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng Do vậy, để đây mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực báo chí
Tất cả những nghiên cứu, báo cáo khoa học trên đều chủ yếu đi vào van dé giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng nhưng đối với sinh viên chuyên ngành báo chí thì chưa nhiều nghiên cứu tập trung trực tiếp vào đối tượng này
Hướng thứ hai là các nghiên cứu về vi tri vai trò của pháp luật đối với hoạt động báo chí Tháng 10/2014, Tọa đàm “Phối hợp giữa báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra phòng chống tham nhũng” được tổ chức tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Cuộc tọa đàm là hoạt động trong khuôn khổ
dự án "Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng cho sinh viên báo chí" của Khoa Báo chi Dự
án được tài trợ bởi Cuộc thi Sáng kiến phòng chống tham những (VACI 2013) do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức Cuộc tọa đảm
xoay quanh chủ đề chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ, phối hợp điều tra giữa báo chí và các cơ quan bảo vệ pháp luật Hội thảo cũng nêu ra đặc thù của báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng (PCTN), những khó khăn, thuận lợi trong phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật
Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về
nghiệp vụ báo chí điều tra” diễn ra tại Hà Nội ngày 31/3/2014 và tại TP Hồ
Chí Minh ngày 31/3/2014 và tại TP Hồ Chí Minh ngày 2/4/2014 Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại sứ quán Đan Mạch, Trung tâm Sáng
Trang 13Nhà báo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Đây là một trong
những hội thảo quốc tế chuyên sâu đầu tiên về báo chí điều tra và nghiệp vụ
nhập vai được tô chức tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm rộng rãi của đông đảo
giới phóng viên báo chí và các nhà quản lý, các nhà giáo dục về báo chí, truyền thông Hội thảo có sự tham dự của đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Đại sứ quán Đan Mạch,
chuyên gia báo chí Anh quốc, các nhà báo là biên tập viên và phóng viên điều
tra tại cơ quan báo chí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng hiểu biết pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí, từ đó đề ra một số giải pháp để nâng cao nhận thức
của sinh viên chuyên ngành báo chí về vai trò, tầm quan trọng của pháp luật trong cuộc sống và thực tế tác nghiệp báo chí sau này
$.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
„ _ Hệ thống một số vấn đề lý luận chung về pháp luật và vai trò của pháp
luật đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo chí
‹« _ Khảo sát và phân tích thực trạng nhận thức về pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí
‹- _ Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp góp
phần nâng cao nhận thức của sinh viên báo chí về pháp luật
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về pháp luật của sinh viên chuyên
ngành báo chí |
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên chuyên ngành báo chí từ năm 1 dén năm 4 của hai trường: Học viện báo chí và Tuyên truyền và Đại học Khoa học xã hội
Trang 144.2 Pham vi nghién ciru
- Khao sat được thực hiện tại 2 trường Đại học dao tao về báo chí trên địa
bàn Thành phố Hà Nội: Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Khoa Báo chí, Khoa
Phát thanh — Truyền hình) và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Khoa Báo
chí — Truyền thông)
- Số mẫu khảo sát: 200 mẫu Cụ thể, 150 mẫu phát tại Khoa Báo chí và
Khoa Phát thanh - Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 50 mẫu
phát tại Khoa Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
- Thời gian khảo sát: Trong năm 2015 5 Phương pháp nghiền cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mac Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để luận giải
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng cơ sở lý luận pháp luật và báo chí cùng những quan điểm của Đảng và nhà nước về luật pháp và báo chí
5.2 Phuong phap nghién cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu logic,
khảo sát, phân tích, tổng hợp, phóng vấn, trích dẫn để đánh giá, tổng kết vấn đề,
đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức về pháp luật cho sinh viên chuyên ngành
báo chí ở nước ta hiện nay Các phương pháp cụ thê:
‹ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để nghiên cứu hệ thống hóa vấn đề lý luận trong các văn kiện chính trị, sách và tài liệu tham khảo
‹ Phương pháp điều tra xã hội học được dùng để thu thập thông tin định
tính, định lượng như: phương pháp phóng vấn sâu, phương pháp bảng hỏi anket, phương pháp thảo luận nhóm
Trang 15Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật với báo chí nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng nhận thức pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí, phân tích nguyên nhân; từ đó đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí, đồng thời là kênh tham khảo hướng các chương trình đào tạo pháp luật phù hợp cho sinh viên; tạo ra môi trường thúc đây sinh viên chuyên ngành báo chí chủ động trau đồi, bỗ sung kiến thức pháp luật
7 Kết cầu đề tài
Ngoài các phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm 3 chương 8 tiết:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng nhận thức về pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí và những vấn đề đặt ra
Trang 16CHUONG 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VE PHAP LUAT
1.1 Các khái niệm liên quan đến luật pháp 1.1.1 Khái niệm pháp luật
Lịch sử tư tưởng chính trị, pháp lí ở phương Tây nhìn chung có hai trường
phái chính thống về pháp luật Trường phái pháp luật tự nhiên khẳng định, pháp
luật là tất cả các quy tắc mà con người cũng như các sự vật, hiện tượng tự nhiên phải có và sẽ tồn tại bất biến như thuộc tính của con người, sự vật và hiện tượng
Đó là thứ pháp luật lý tưởng bao hàm những quy tắc, tiêu chuẩn mà nhân loại phải noi theo
Montesquieu quan niệm:“Luật, theo nghĩa rộng nhất là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự vật Với nghĩa này thì mọi vật đều có quy luật của
nó Thế giới thần linh, thế giới vật chất, những trí tuệ siêu việt, cho đến các loài
vật và loài người đều có luật cia minh ” [26 tr 39]
Với cách tiếp cận đuy tâm khách quan, Heeghen (1770 - 1831) đã cho rằng, pháp luật cũng như nhà nước chính là sản phẩm hiện thực của ý niệm đạo
đức, là hiện tượng lí tính của quá trình nhận thức Theo ông, “pháp luật là ở chỗ tồn tại hiện có của ý chí tự do, do vậy pháp luật là tự do nói chung của ý niệm”
Quan điểm của Mac - Lê Nin được xây dựng trên cơ sở triết học duy vật lịch sử
đã khăng định:“Pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thê ” Theo đó, pháp luật không đơn thuần
Trang 17Pháp luật là những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành yêu cầu mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và bảo
vệ trật tự xã hội [30]
Điều 12, Hiến pháp 1992 chỉ rõ: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân phải
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa, chống
các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật Mọi hành vị xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử
lý theo pháp luật.”
Quy định trên của Hiến pháp xác định vai trò của pháp luật đối với toàn
bộ hoạt động của đời sống xã hội: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có
tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội, tạo lập trật tự, ôn định cho sự phát triển xã hội.” [29; tr 52]
Với tư cách là quy tắc ứng xử có tính chất bắt buộc chung, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thanh niên; hình thành ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của thanh niên
Pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước xác lập nhằm điều chỉnh
hành vi của mọi thành viên trong xã hội Sự điều chỉnh của pháp luật nhằm
chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, hướng con người hành động theo những mối quan hệ vươn tới cái thiện Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật sẽ giúp cho thanh niên luôn đảm bảo tính hợp pháp trong hành động.Đồng thời, hình thành ở thanh niên ý thức pháp luật và ý thức đó xuyên suốt trong quá trình sống và hoạt động của thanh niên
Pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước xác lập nhằm điều chỉnh
hành vi của mọi thành viên trong xã hội Sự điều chỉnh của pháp luật nhằm
Trang 18quan hệ vươn tới cái thiện Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật sẽ giúp cho thanh niên luôn đảm bảo tính hợp pháp trong hành động Đồng thời, hình thành ở thanh niên ý thức pháp luật và ý thức đó xuyên suốt trong quá trình sống và hoạt động của thanh niên
1.1.2 Vai trò, đặc điểm của pháp luật
1.1.2.1 Vai trò của pháp luật
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, pháp luật nước ta ngày cảng thể hiện rõ vai trò to lớn, là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội Pháp luật là công
cụ của nhà nước để quản lý xã hội, công cụ hướng dẫn và bảo đảm, bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân [24, tr 352]
Nhưng cần nhận thức, vận dụng công cụ pháp luật như thế nào cho đúng
din dé khai thác, phát huy hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật lại là điều không đơn giản Một trong những biểu hiện sai lệch ở đây là hoặc
quá cường điệu hóa, tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, hoặc hạ thấp vai trò của pháp luật Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, tuy có vai trò là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội, song pháp luật chỉ có thể phát huy
được sức mạnh của mình khi kết hợp với các công cụ điều chỉnh khác, đặc biệt
là đạo đức Nhận thức, vận dụng đúng đắn, khách quan về vai trò của pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay
Cần xem xét vai trò pháp luật trong các mối quan hệ phổ biến của pháp luật: trong quan hệ với kinh tế, nhà nước, đạo đức, văn hóa truyền thống, quyền và lợi ích chính đáng của công dân v.v
Thứ nhát, pháp luật là cơ sở dé thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
Trang 19của mình nếu không được đảm bảo bằng quyên lực nhà nước Trong xã hội hiện đại, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, mối quan hệ
đó lại càng được thể hiện rõ nét Nhờ có pháp luật mà xác định được chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng như xác lập được mối quan hệ giữa chúng Thông qua pháp luật mà nhà nước thiết lập được bộ máy nhà nước
Nhà nước sử dụng nhiều loại công cụ, biện pháp khác nhau để quản lý xã hội, nhưng pháp luật là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất Sở dĩ như vậy là vì, pháp luật thê hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện Chính vì vậy, pháp luật có khả năng triển khai một cách nhanh chóng nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên quy mơ tồn quốc những chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường nên nhất thiết phải có hệ thống pháp
luật để quy định quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, xử lý những hành vi
kinh doanh trái pháp luật và đạo đức xã hội, thực hiện công bằng trong sản xuất,
phân phối
Pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của nhà nước, cơ sở xây dựng và hoàn thiện nhà nước Pháp luật là phương tiện kiểm soát hoạt động của nhà nước, xác định giới hạn cho phép hay không cho phép, đảm bảo sự kiểm soát đối với nhà nước Bằng pháp luật mà quy định cơ cấu tổ chức bên trong và hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước Nhờ có pháp luật mà nhà
nước thực hiện được các nhiệm vụ, chức năng, các chính sách đối nội và đối
ngoại của mình, xác định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá nhân Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước quản lý
Trang 20nhà nước, các cơ quan, cán bộ nhà nước có thấm quyén Bang các biện pháp tương ứng của nhà nước như thuyết phục, giáo dục, tổ chức, tài trợ; cưỡng chế,
kết hợp sự tự giác tuân thủ của các cá nhân, tổ chức, các biện pháp xã hội khác,
các quy định pháp luật mới đi vào cuộc sống Tuy có mối liên hệ mật thiết, song
nhà nước và pháp luật vẫn là hai hiện tượng xã hội có tính độc lập tương đối,
không nên đồng nhất, lấy nhà nước thay cho pháp luật hoặc ngược lại
Thứ hai, pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý có hiệu quả đời sống xã hội
Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật có vai trò to lớn Bởi vì, chức năng tô chức và quản lý kinh tế của nhà nước có phạm vi rộng và bao gồm nhiều
quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành và kiểm soát như hoạch định chính
sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính Chức
năng kinh tế này của nhà nước sẽ không có hiệu quả nếu không có hệ thống
pháp luật Nói cách khác, kinh tế quyết định pháp luật, pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, đồng thời pháp luật có tác động trở lại đối với
kinh tế |
Pháp luật nước ta một mặt ghi nhận những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đa dạng
của toàn xã hội, mặt khác có tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Sự tác động tích cực hay tiêu cực của pháp luật phụ thuộc
vào chất lượng của các quy định pháp luật và sự áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiến
Trong những năm đổi mới đất nước vừa qua, xét trên bình diện tổng thể, pháp luật đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Tuy vậy, trong lĩnh vực kinh tế, cũng còn nhiều quy
định pháp luật bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của phát triển kinh tế
Trang 21kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật cũng còn nhiều yếu kém, sơ hở, chưa kịp thời nên chưa phát huy được hiệu lực và hiệu quả của pháp luật
Cơ chế thị trường mang tính khách quan song nếu để tự phát sẽ không giảt quyết được tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội Bằng pháp luật tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh
và hợp tác để phát triển, điều tiết thu nhập, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
kinh doanh theo pháp luật; xử lý tranh chấp kinh tế, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật
Pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm kỷ cương xã hội, lợi ích cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Pháp luật có
vai trò thúc đấy, hỗ trợ, phát huy những mặt tích cực của kinh tế thị trường
Pháp luật có vai trò to lớn để hạn chế những mặt trái, tiêu cực vốn có của nền
kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, thất nghiệp, suy thoái tài nguyên, môi trường
Thứ ba, pháp luật góp phần giải quyết các vẫn đề xã hội
Bên cạnh vai trò to lớn đối với kinh tế, pháp luật còn có vai trò to lớn,
công cụ điều chỉnh đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực các vấn đề xã hội Đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu quốc tế như hiện nay, vai trò của pháp luật đối với các vấn đề xã hội lại ngày càng gia tăng
Pháp luật là hình thức chủ yếu để thực hiện chức năng xã hội của Nhà
nước Hiểu theo nghĩa rộng, pháp luật về các vấn đề xã hội là tông hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực lao
động, việc làm, bảo đảm xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, trật tự, an toàn xã hội,
dân số, môi trường v.v Những văn bản pháp luật tiêu biểu trong lĩnh vực này
như: Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ di sản văn
Trang 22thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển
khoa học, công nghệ, giải quyết các chính sách về ưu đãi, cứu trợ xã hội; bảo vệ
môi trường, phòng chống vi phạm pháp luật
Thứ tu, pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của công dân đều bị xử lý nghiêm minh Pháp luật không chỉ quy định các quyển, nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cơ chế pháp lý, các quy định pháp luật thủ tục đề thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật quy định, bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội Công cuộc cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải cách nền
hành chính quốc gia, thủ tục hành chính đều hướng đến mục tiêu bảo vệ một
cách tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của công dân
Thứ năm, pháp luật thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa
Pháp luật là phương tiện ghi nhận và bảo dam thực hiện dân chủ với các
hình thức phong phú của dân chủ trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, vai trò của pháp luật
đối với dân chủ và ngược lại Sự mở rộng dân chủ, động lực của công cuộc đổi
mới đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cho pháp luật Pháp luật phải quy định rõ ràng, minh bạch vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong dân chủ hóa các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội Dân chủ
đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp
luật đảm bảo quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm [9, tr.19] Dân chủ
không thể thực hiện được nếu thiếu pháp luật Dân chủ là động lực, mục tiêu và
tiền đề hoàn thiện của pháp luật Trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân, chất
Trang 23Bên cạnh chức năng phản ánh, pháp luật còn có khả năng dự báo, định
hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, nghĩa là pháp luật có khả năng góp phần trong việc tạo dựng những quan hệ mới Chẳng hạn: Pháp luật và đạo đức, pháp luật và tập quán, phong tục hay các loại quy phạm xã hội khác
Thứ bảy, pháp luật tạo ra môi trường ôn định cho việc thiết lập các mối
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
Sự ổn định của mỗi quốc gia là điều kiện quan trọng để mở rộng mối quan
hệ hợp tác với các quốc gia khác Do vậy, cơ sở cho việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực chính là hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi nước [19, tr Š 6,57]
1.1.2.2 Đặc điểm của pháp luật | |
Đặc trưng của pháp luật không chỉ là yếu tố nhận diện dé phân biệt nó với hiện tượng khác mà nó còn thé hiện bản chất của pháp luật trên thực tế.[10, tr 107] -
Pháp luật mang tính quyên lực nhà nước
Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
nghĩa là nó chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước Với tư cách đặc biệt của mình, nhà nước là tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm
tồn xã hội Thơng qua nhà nước, giai cấp thống trị thê hiện và hợp pháp hóa ý
chí của mình một cách chính thống trên thực tế Việc bảo đảm cho các quy định pháp luật được thực thi có hiệu quả chính là bảo đảm cho quyền lực nhà nước có thê tác động đến mọi chủ thể Chính vì vậy, pháp luật không tách rời nhà nước, luôn mang tính quyền lực nhà nước trong quá trình tồn tại và phát huy gia tri
dich thuc cua no
Pháp luật mang tính bắt buộc chung
Pháp luật được xây dựng nên không phải vì cá nhân hay tổ chức đơn lẻ mà nó được sử dụng cho số đông các loại chủ thể gắn liền với những điều kiện cụ thể Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận các giá trị xã hội, các phương thức ứng xử
Trang 24cắm hoặc bắt buộc, pháp luật tác động đến ý thức chủ thể, đòi hỏi chủ thể xác lập hoặc không được xác lập những hành vi nhất định Bất cứ chủ thể nào rơi
vào hoàn cảnh đã được pháp luật xác định đều phải xử sự theo quy định, yêu cầu của pháp luật Như vậy, xử sự đúng với pháp luật không chỉ là yêu cầu pháp lí
đối với chủ thể mà cũng là trách nhiệm của chính chủ thể đó trước các giá trị và
phương thức ứng xử đã được xã hội tôn trọng và thừa nhận Tính bắt buộc chung của pháp luật trước hết đòi hỏi nó phải thống nhất trong nhận thức và thực thi trên thực tế Tuy nhiên, do ý thức và trình độ văn hóa nói chung ở mỗi người
khác nhau nên đòi hỏi đó là điều khó có được trong đời sống thực tế
Pháp luật mang tinh quy phạm phổ biến
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, đó chính là khuôn mẫu, thước đo,
chuẩn mực pháp lý Tính quy phạm của pháp luật không trừu tượng mà rất cụ thể trong việc xác định giới hạn hành vi của mọi chủ thể mà pháp luật tác động
tới Giới hạn đó được xác định cả về mặt nội dung và hình thức, thể hiện ở khả |
năng cho phép, cắm đoán hoặc bắt buộc với chi thé Day là ranh giới để các chủ
thể tự do lựa chọn cách thức xử sự cho phù hợp, vượt quá giới hạn đó là trái
pháp luật |
Pháp luật có tính y chi
Pháp luật là sản phẩm của ý thức con người, nó hoản tồn khơng phải là
hiện tượng được áp đặt ngoài vào xã hội Pháp luật xuất hiện trên cơ sở nhu cầu
của xã hội Như vậy, xét về mặt bản chất, pháp luật thể hiện một cách chính
thông ý chí của giai cấp, lực lượng cầm quyền bằng con đường nhà nước Thông qua cơ chế điều chỉnh pháp luật, ý chí của giai cấp thống trị thực hiện tác động
có mục đích, định hướng vào quan hệ xã hội Đây chính là điểm khác biệt hoàn
toàn giữa pháp luật với các loại phương tiện điều chỉnh xã hội khác Pháp luật mang tính hệ thống
Với tính cách là hiện tượng xã hội độc lập, pháp luật có tính hệ thống
Trang 25mỗi liên hệ hữu cơ với nhau Mặc dù tôn tại trong nhiều loại văn bản khác nhau
nhưng các quy phạm pháp luật tạo nên chỉnh thể có sự tương tác hữu cơ với nhau để phát huy hiệu lực của mỗi quy phạm Tính hệ thống của pháp luật còn thể hiện trong quá trình thực hiện pháp luật trên thực tế
1.1.3 Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
1.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm
- Khải niệm
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với
nhau, được phân định thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành theo hình thức, thủ tụ luật
định [28, tr.50]
Quan niệm hệ thống pháp luật đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới
khi nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luật này với hệ thống pháp luật khác Khi
nghiên cứu hệ thống pháp luật tại Việt Nam chúng ta đi theo hướng tiếp cận hẹp hơn, bóc tách từng khái niệm, hiện tượng pháp lý để đi sâu vào bán chất của
chúng, phân biệt được cái khái niệm, hiện tượng pháp lý này với khái niệm, hiện
tượng pháp ly khác
Hệ thống pháp luật được nghiên cứu từ những góc độ khác nhau: „ Hệ thống pháp luật được xem xét dưới góc độ cấu trúc
‹ Hệ thống pháp luật được nghiên cứu dưới góc độ là hệ thống văn bản pháp luật
„ Hệ thống pháp luật được xem xét ở nghĩa rộng: không chỉ là hệ thống bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật mà còn thâu nạp cả các thiết chế thực thi và bảo vệ pháp luật, nghề luật và
Trang 26- Đặc điểm
Mỗi hệ thống pháp luật đều có lịch sử riêng của mình, gan liền với đặc điểm của đất nước về lịch sử, dân cư, địa lý, tính cách con người, truyền thống
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành cùng với sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nó không ngừng phát triển và hoàn thiện cùng đất nước với những nguyên tắc chống áp bức, bóc lột, thực hiện dân chủ
hóa mọi mặt của đời sống xã hội, vì con người
- Hệ thống pháp luật như một hiện tượng pháp lý có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tính thống nhất và tính hài hòa
Các quy phạm pháp luật không âu thuẫn nhau mà tồn tại theo thứ bậc và
phối hợp với nhau chặt chẽ Các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành Các quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp cao hơn Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên những lĩnh vực khác nhau cũng không được có mâu thuẫn mà có sự phối hợp với nhau vi chúng là sự thể hiện ý chí của nhân dân, là phương tiện để giải quyết
những mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước
Thứ hai, tính phù hợp
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thê hiện sự tương quan giữa trình độ
phát triển của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội Một
hệ thống pháp luật được đánh giá có tình phù hợp có nghĩa là nó đã phản ánh
đúng trình độ phát triển của xã hội về kinh tế, văn hóa, xã hội Thứ ba, tính động bộ
Tính đồng bộ thể hiện ở sự phát triển tương đối đồng đều và ngành luật,
các lĩnh vực pháp luật, các chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật Trong
điều kiện hiện nay đòi hỏi nhà nước ta cần quan tâm xây dựng và phát triển cả
Trang 271.1.3.2 Các ngành luật hiện hành ở Việt Nam
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gồm các ngành luật sau:
‹_ Luật Hiến pháp: Đây là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về
tô chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ
bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về quốc tịch
- _ Luật Hành chính: Gồm tông thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động chấp hành điều hành của Nhà nước trên tất cá các lĩnh vực của đời sống xã hội
„Luật Tài chính: Bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước, như việc
lập, phê chuẩn, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước, việc đặt và thu các loại thuế
‹_ Luật Ngân hàng: Điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của
ngân hàng Nhà nước; về tổ chức và hoạt động của các tô chức tín dụng và hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác
›_ Luật Đất đai: Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất trên cơ sở nguyên tắc đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý là đại diện chủ sở hữu
‹ _ Luật Dân sự: Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân phi tài sản Những chế định cơ bản của
Luật Dân sự là: Quyền sở hữu, hợp đồng, thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ
„_ Luật Hôn nhân và gia đình: Bao gồm tông thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ nhân dân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ như: điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa hai người vợ và
chồng, cha mẹ và con cái nhằm mục đích bảo đảm chế độ hôn nhân tự do, tiến
Trang 282 Luat Lao động: Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người làm công ăn lương và người sử dụng lao động các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp với quan hệ lao động
‹„_ Luật Bảo đảm xã hội (Luật An sinh xã hội): Là tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ về bảo hiểm xã hội, tu đãi xã hội và cứu trợ xã hội
‹ - Luật Hình sự: Là tổng thể những quy phạm pháp luật quy định hành bi
nao là tội phạm, mục đích của hình phạt và những điều kiện áp dụng hình phạt,
hình thức và mức độ hình phạt đối với người có hành vi phạm tội
e Luật tố tụng Hình sự: Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, xét xử những vụ án hình sự
e Luật tố tụng Dân sự: Là tổng thể những quy phạm quy định trình tự,
thủ tục khởi kiện vụ án dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa _ án, thi hành luật dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến
hành tố tụng
„_ Luật Kinh tế: Là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, cạnh tranh, giải thể và phá sản
e Luật thương mại: Điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
‹ Luật Môi trường: Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ những hoạt động kiểm soát suy thối, ơ nhiễm mơi trường và sự cố môi trường; bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; cải thiện môi trường Luật Môi trường có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia Việt Nam trong cơ chế kinh tế thi trường
Trang 29công dân, các tô chức của Việt Nam với công dân và tổ chức của các nước khác Hiểu ở nghĩa này Tư pháp quốc tế còn được coi như là Luật dân sự có yếu tố nước ngoài
1.1.3.3 Luật Báo chi
Báo chí là công cụ tư tưởng của Đảng và Nhà nước, Nhà nước ta thực hiện việc quản lý báo chí bằng Luật pháp, Luật Báo chí là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều
kiện để cho báo chí phát triển, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình, làm cho
báo chí thực sự là chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
Luật Báo chí ra đời để đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân Đồng thời, để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tô Quốc theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam
Trước yêu cầu của thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới đất nước và sự cần thiết phải đối mới chính bản thân báo chí và hoạt động báo chí nói chung, Luật Báo
chí được bạn hành vào năm 1857
Căn cứ điều 4, điều 57, điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, ngày 28-12-1989, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Báo chí mới và ngày 02-01-1990, Nhà nước ban hành Luật Báo chí nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế luật Báo chí năm 1957
Luật Báo chí ban hành năm 1989 có 7 chương, 31 điều so với Luật Báo chí năm 1957 có những điểm mới cơ bản là:
- Xác định rõ báo chí là cơ quan ngôn luận của tô chức Đảng, cơ quan
Nhà nước, tổ chức chính trị — xã hội, không có báo chí tư nhân (điều 1), thể hiện rõ và đầy đủ hơn quyền tự do dân chủ của nhân dân qua báo chí (điều 2) cũng như vai trò trách nhiệm của báo chí (điều 6) đối với xã hội, đối với công dân
- Nêu rõ và đầy đủ hơn quyền thông tin và được thông tin của nhân dân (điều 4), quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin (điều 7), quyền và nghĩa vụ trả
Trang 30- Quy định đầy đủ và chỉ tiết hơn về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan báo chí và nhà báo, của cơ quan chủ quản báo chí (điều 12), của Nhà nước
đối với báo chí (điều 17)
- Quy định trách nhiệm của các cơ sở và tô chức phát hành (điều 12, 21)
- Quy định về quảng cáo trên báo chí (điều 25) - Quy định về khen thưởng và kỷ luật (điều 25)
Sau đó, Luật Báo chí được bổ sung và sửa đổi vào ngày 12-06-1999 kèm
theo quyết định số 12/1999/QH10
Ngày 26-4-2002, Chính phủ ban hành Nghị định của chính phủ về Quy
định chỉ tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí theo quyết định số 51/2002/NĐ-CP
Trong những năm tiếp theo, các thông tư, nghị định được ban hành đề bổ
sung và phục vụ cho Luật Báo chí Ta có thể kế đến như: Thông tư số 14,16,150/ 2010/TT-BTTTT; 07/21/2011/TT-BTTTT; 10/2011/TT-BLDTBXH; Quyết định số 25/2013/ QĐ- TTg; 04/2014/TT-BTTT Nghị định số 88/2012/NĐ-CP; 18/2014/NĐ-CP; 25/2013/NĐ-CP 1.2 Sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta hiện nay 1.2.1 Sinh viên
Sinh viên là đối tượng học tập tại các trường đại học, cao dang Tại đó, họ
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghẻ, chuẩn bị cho công việc
sau này.Nếu đảm bảo các yếu tố điểm số và rèn luyện đề ra của nhà trường, sinh viên sẽ được tốt nghiệp, có bằng cấp, giấy chứng nhận
Độ tuổi của sinh viên thông thường từ 18 đến 22 (Có thể hơn đối với các
ngành học y, dược, kĩ sư, ) Sinh viên là lớp người không chỉ cần được đào tạo bài bản về kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mà còn cần được dạy dỗ, định hướng
về tư tưởng, đạo đức, lối sống Sinh viên khi ra trường chính là đội ngũ nhân lực
Trang 31trường Đại học, Cao đẳng, đào tạo về mọi lĩnh vực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
của xã hội
1.2.2 Sinh viên chuyên ngành báo chỉ
Lịch sử đào tạo báo chí truyền thông cho thấy, việc đào tạo phóng viên
ban đầu chỉ được thực hiện ở các tòa soạn.Nhiều người còn cho rằng báo chí là
một nghề chỉ có thể trau dồi qua cách học trên đầu việc (learning on job) và “một nhà báo xuất chúng có thể chang cần qua trường lớp nào cả” (Hugh Stephenson 1996, tr.23) Bởi vậy, ngay ở Anh, một trong những chiếc nôi của báo chí thế giới, nơi tờ báo đầu tiên bằng tiếng Anh xuất hiện ở London từ năm
1665, và đài phát thanh đầu tiên ra đời từ năm 1922, thì đào tạo báo chí với tư
cách là một ngành học ở bậc đại học chỉ xuất hiện từ năm 1971
Những sinh viên chuyên ngành báo chí không giống với các sinh viên chuyên ngành khác
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, không một lực lượng cách mạng nào không dùng báo chí làm phương tiện tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng Điều đó đồng nghĩa với việc, đào tạo sinh viên - chuyên ngành báo chí không chỉ là đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ mà phải đào tạo
một cách toàn diện, đặc biệt là về chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp,
kiến thức chung về văn hóa, xã hội cho người làm báo
Cụ thể, sinh viên chuyên ngành báo chí là những người được đào tạo bài bản về kiến thức, kĩ năng nghề báo Các kiến thức lý luận chung về báo chí - truyền thông, kĩ năng viết tin bài, kĩ năng chụp ảnh, quay phim, các kĩ năng làm
việc với phần mềm dàn trang, thiết kế - chỉnh sửa ảnh
Trang 32KHXH va NV-ĐHQGHN; Đại học Khoa học Huế, ĐH KHXN và NV - TP Hồ
- Chí Minh)
1.3 Giáo dục nhận thức pháp luật cho sinh viên 1.3.1 Nhận thức pháp luật
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiễn đến gần
khách thể a
Nhận thức pháp luật là những kiến thức về pháp luật có được thông qua
nhiều hình thức khác nhau, phục vụ cho các hoạt động trong đời sống Nhận
thức pháp luật tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của mỗi người và các yếu tố môi trường khách quan khác
Nhận thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với mỗi người, là hành lang
để các hoạt động được diễn ra hợp pháp
1.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phổ biến, giáo
dục pháp luật cho thanh niên
Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia, dân tộc,
Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục toàn diện cho thanh niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên Tại Nghị quyết
hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) đã nêu: “thanh
niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực
lượng thanh niên; Công tác thanh niên là vẫn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng ”
Trang 33đức và lối song; tao diéu kién học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí
tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Các văn bản, đề án, chương trình về phố biến, giáo dục pháp luật, trong
đó có thanh niên luôn được xác định là đối tượng chính:
Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình phố biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phô biến, giáo dục pháp luật từ năm
2008 đến năm 2012 xác định mục tiêu đến hết năm 2012 có 95% thanh thiếu
niên được tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật
| Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật ch thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015
Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kì đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khẳng định vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh niên
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được kì họp thứ 3, Quốc hội khóa XII
thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi bành từ ngày | thang 1 năm 2013 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành tạo cơ sở pháp lý
đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo cho mọi
cơ quan, tô chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân
1.3.3 Giáo dục pháp luật
‹« Giáo dục pháp luật xét một cách chung là hoạt động có tính định hướng,
có mục đích trang bị kiến thức pháp lý, nhằm hình thành ở các đối tượng được
Trang 34¢ Gido duc phap luật có vai trò quan trong trong viéc nang cao dan tri, dao tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Giáo dục pháp luật góp phần quan trọng vào việc giáo dục
nhân cách, tạo điều kiện phát triển toàn diện cá nhân trong xã hội hiện đại Cùng
với giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật còn góp phần xây dựng cho con người tỉnh yêu lao động, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, hiện tượng pháp lý
Hiện nay ở nước ta có các hình thức giáo dục pháp luật cơ bản [Bộ tư
pháp, Kỷ yếu Dự án VIE/98/001, tr 23-25] sau:
‹ Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp - tuyên truyền miệng về pháp luật,
phổ biến |
e Giao duc phap luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: biên soạn giáo trình, tài liệu phô biến, giáo dục pháp luật
« Giáo dục pháp luật trong nhà trường ‹ Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
‹ Phố biến, giáo đục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp ly
» Phố biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật, xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
‹ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở,
thông qua các loại hình văn hóa, nghệ thuật đặc biệt là các loại hình sinh hoạt
văn hóa truyền thông
1.3.4 Giáo dục kiến thức pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí Về chương trình dao tạo, tại hai cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí tại
Hà Nội là Học viện Báo chí - Tuyên truyền và Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn cũng đưa một số môn học liên quan tới pháp luật vào chương trình
Cụ thể, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, những môn học liên quan đến luật
pháp được đưa vào chương trình gồm có: Pháp luật đại cương, Quản lý hành
Trang 35học đại cương, Pháp luật - đạo đức nghề báo Tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, các môn Nhà nước và pháp luật đại cương, Chính trị học đại
cương được đưa vào khung chương trình đào tạo
Nhìn chung, chương trình giáo dục đại cương ở các trường đại học tương đối giống nhau Những môn học liên quan đến pháp luật đều nằm trong phần kiến thức đại cương bắt buộc và cung cấp kiến thức pháp luật cho sinh viên một cách cơ bản nhất
Tiểu kết chương Í
Trong chương Ï, tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận chung về “luật pháp” và “hệ thống luật pháp tại Việt Nam”, “sinh viên chuyên ngành báo chí”,
“đặc điểm, vai trò của luật pháp”, “luật Báo chí” Cùng với việc trình bày các
lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài, chương này đã đồng thời hệ thống được các Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phô biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Chương I cũng nêu ra những khái quát cơ bản về sinh viên chuyên ngành báo chí và tổng quan được những nội dung cơ bản về giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục kiến thức pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí nói riêng
Có thê nói, “Nâng cao nhận thức về pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta hiện nay” hay chính là vẫn đề giáo dục pháp luật cho sinh
viên chuyên ngành báo chí là một vấn đề đã được lưu tâm từ lâu Đó không đơn
giản là một môn học mà là yêu cầu, trách nhiệm với sinh viên báo chí Sinh viên
chuyên ngành báo chí cần có được sự đánh giá bao quát, những hiểu biết cơ bản về luật pháp, hệ thống luật pháp, quá trình học tập tại nhà trường và giá trị của
kiến thức pháp luật đối với cuộc sống và thực tế tác nghiệp báo chí sau này
Mục tiêu cao nhất chương I là đưa ra được những kiến thức cơ bản nhất
về hệ thống luật pháp Việt Nam cũng như cái nhìn ban đầu về sinh viên chuyên
Trang 36CHUONG 2
THUC TRANG NHAN THUC VE PHAP LUAT CUA SINH VIEN CHUYEN NGANH BAO CHi
Đề đưa ra được những giải pháp nâng cao nhận thức về pháp luật cho sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta hiện nay, Chương II chúng tôi đi sâu vào khảo sát đối với các sinh viên chuyên Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh — Truyền hình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên Khoa Báo chí — Truyền thông tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) để thấy được mức độ hiểu biết cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí
2.1 Nhu cầu về kiến thức pháp luật của sinh viên ngành báo chí
2.1.1 Sinh viên chuyên ngành báo chí nhận thức pháp luật có vai tro quan trọng trong hoạt động tác nghiệp báo chỉ |
Những năm gần đây, dư luận xã hội thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng và hiệu quả đào tạo báo chí trong các trường đại học Việt Nam.Hầu hết
các bài phân tích, đánh giá đều tập trung phản ánh thực trạng thiếu hụt kỹ năng
thực hành, tác nghiệp của sinh viên báo chí Trong đó, tồn tại quan điểm “cẩn
sinh viên báo chí ra viết bảo và làm báo chứ không phải cân cử nhân by luận
ngành báo chí” Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của việc đào tạo báo 'chi truyền thông không chỉ là kỹ năng, nghiệp vụ, mà phải đào tạo một cách toàn diện, đặc biệt là về chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chung
về văn hóa, xã hội cho người làm báo
Môi trường truyền thông hiện nay đã kích thích báo chí phát triển mạnh mẽ, thông tin đòi hỏi nhanh, nhạy, kịp thời, đúng đường lối, đúng pháp luật Bên cạnh việc rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, hơn ai hết, nhà báo
phải hiểu biết pháp luật và có tỉnh thần thượng tôn pháp luật Sức mạnh của báo
Trang 37đó Tức là, bất kỳ nhà báo nào, cơ quan báo chí nào đều phải tuân thủ pháp luật,
không được phép tự ý cho mình đứng trên luật pháp [5, tr.270]
Đối với sinh viên chuyên ngành báo chí, những phóng viên, nhà báo tương lai việc nhận thức đúng đắn về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng và cấp bách để có thể tác nghiệp trong tương lai Trong đó, nâng cao nhận thức của sinh viên chuyên ngành báo chí về vai trò, tầm quan trọng của pháp luật trong cuộc sống và thực tế tác nghiệp báo chí sau này |
Nhu cầu về kiến thức pháp luật luôn luôn rất cao Vì kiến thức pháp luật là kiến thức cần thiết đối với công dân nói chung Đối với sinh viên chuyên ngành báo chí thì nó lại cảng quan trọng hơn Theo đó, nhu cầu về kiến thức pháp luật sinh viên chuyên ngành báo chí luôn được sinh viên nhận thức rõ ràng
Theo Luật Báo chí hiện hành, trong lĩnh vực luật pháp báo chí có các nhiệm
vụ “Tuyên truyền phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước", "Đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác" Bên cạnh đó, các phóng viên có nghĩa vụ “Bảo vệ đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tô tích cục; đấu tranh phòng, chống
các tư tưởng, hành vi sai phạm ” Rõ ràng, kiến thức pháp luật là nhân tố quan trọng phục vụ quá trình tác nghiệp của phóng viên nhà báo Nhu cầu sử dụng kiến thức pháp luật được thể hiện trong việc pháp luật được áp dụng trong việc sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình tác nghiệp, hoạt động bảo vệ phóng viên,
nhà báo, nguồn tin Mặt khác, nhà báo cũng chịu sự chỉ phối của hệ thống
Trang 38Biểu đô 2.1: Nhận thức về vai trò của pháp luật Nhận thức về vai trò của pháp luật Rất cần thiết 4% 0% m Chỉ cần thiết trong một vải trường hop nhat định -Biết cũng được, không biết cũng được I Không cần thiết
Theo kết quả khảo sát, ta dễ dàng nhận thấy rằng, có đến 77% sinh viên
chuyên ngành báo chí đánh giá kiến thức pháp luật là rất cân thiết Số lượng đánh giá theo tiêu chí chỉ cân thiết trong 1 vài trường hợp nhất định cũng chiếm
tới 19%
Con số 77% phản ánh rất đúng thức trạng nhận thức về vai trò của pháp
luật đối với sinh viên chuyên ngành báo chí Điều này thể hiện cho việc, sinh viên chuyên ngành báo chí đều có nhu cầu tiếp cận và học tập kiến thức pháp
luật.Họ nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức pháp luật đối với ngành
học của mình.Báo chí luôn được biết đến là một ngành học đặc thù khi đào tạo
báo chí yêu cầu sự kết hợp linh hoạt về mặt lý thuyết và kỹ năng Nhu cầu kiến thức pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí phản ánh rõ ràng việc sinh
viên báo chí cần đầu tư đồng đều về kỹ năng và lý thuyết Kiến thức pháp luật là
Trang 3919% phiếu cho rằng pháp luật chỉ cần thiết trong một vài trường hợp nhất
định.Có thể hiểu là việc hiện nay các ngành luật, bộ luật, các văn bản dưới luật quá nhiều.Việc biết và học “thuộc lòng” là không thẻ, thậm chí là một
điều không tưởng.Đặt trong vị trí của một sinh viên báo chí, lựa chọn này diễn
giải việc pháp luật chỉ được sử dụng trong một số dạng tác phẩm báo chí đặc thù và có thể tra cứu để viết bất cứ lúc nào Tuy nhiên chỉ có một bộ phận nhỏ theo quan điểm này
2.1.2 Sinh viên chuyên ngành báo chí thường xuyên đọc và xem tài liệu liên quan đến pháp luật
Biểu đồ 2.2 Tân suất đọc và xem tài liệu liên quan đến pháp luật Tần suất đọc, xem tài liệu liên quan "¬ đến pháp luật m Thường xuyên @ Thinh thoang Không bao giờ
Có đến 53% thường xuyên đọc, xem các tài liệu (sách, báo, tạp chí, chương
trình truyền hình ) về pháp luật Một con số thể hiện rõ nhu cầu về kiến thức pháp luật của sinh viên chuyên ngành báo chí Việc thường xuyên đọc, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng cần thiết và cần trau đồi một cách bài bán, có chọn lọc Bên cạnh đó, có 35%
thỉnh thoảng mới đọc và tra cứu Hai mức độ khác nhau hoàn toàn “Thỉnh
thoảng” ở đây có thê hiểu với sinh viên là khi học, khi liên quan đến bài tập thì
Trang 40mới đi tra cứu chứ không có thói quen cập nhật và tìm hiểu những văn bản pháp luật mới, sửa đối, bỗ sung Ngạc nhiên hơn là có 12% không bao giờ tra cứu các thông tin pháp luật Đối chiếu với bảng biểu số 1 Rõ ràng các con số thể hiện
rằng, có một bộ phận sinh viên nhận thức được vai trò của pháp luật đối với
chuyên ngành báo chí nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức nhận biết, chứ chưa thực
hiện để giải quyết nó 12% là một con số lớn thể hiện sự hạn chế và thiếu sót
trong việc sinh viên chủ động tìm kiếm và học hỏi pháp luật
Một vẫn đề khác được đặt ra là các văn bản pháp luật thì nhiều.Cụ thể có tới 12 ngành luật Hơn nữa, các văn bản đó lại được sửa đổi, bố sung liên tục thi làm thể nào để một người phóng viên, thường không phải là những nhà luật học, lại có thế nắm vững được nó? Đây là một vấn đề khá hóc búa đối với sinh viên chuyên ngành báo chí có nhu cầu về kiến thức pháp luật
2.1.3 Luật Báo chí được đánh giá là luật cân thiết nhất dối với sinh viên
chuyên ngành báo chỉ
Biểu đồ 2.3 Đánh giá sự cân thiết của các ngành luật đối với sinh viên chuyên ngành báo chí
Đánh giá sự cần thiết của các ngành luật đối với sinh viên chuyên ngành báo chí | us _ 10
LuậtBáo LuậtDân Luật Luật LuậtKinh Luật Đất Luật Hiến