HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
TRUNG TAM KHAO THI VA DAM BAO CHAT LUONG DAO TAO
DE TAI KHOA HOC
ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở
HỌC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN THEO
TIEU CHUAN AUN |
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang 2MỤC LỤC
MG DAU Wee cessccsssesssssecosscsssecsesssessssescesssuscssssssssussssssssscssssavessusecesuecsssneesssesseauecasuueesnecsuavessaseeeen 1
1 Tính cấp thiét ctha d€ tai c ccccccccccssssscesssssssesssevessesessusessesesecsserssusessessssessueesecsssveseveatessnecseees 1
2 Tình hình nghiên cứu lién quan dén dé tai ccccccssssescesseessessssssecsssessseseessvesseesseseteseessensens 6
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của dé ti oe ceccecesessesesseseesesstesteseeeeees 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU SckhH HnTHTHTHT HH HH HH TH TH HH Hu 9 5 Co sé ly luan va phuong phap tiép cAn nghién COU cceesssssestesstesesssessrsssesecsresseseneeees 9
6 Đóng góp mới của dé tai ees reneeen TH TH kg TT TH TH HT v1 TT 10
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiỄn scttt St E111 1111011101111 EEErrerrrreee 10 8 Kết cầu ctha da tai cc esccccsssesssessesssesessesucssssarcavectucssecssecessssesssssressssssessessseaeevessvsssvstssteaneesseen 1] Chuong 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE MO HINH DAM BAO CHAT LUGNG CUA CAC TRUONG DAI HOC ASEAN (AUN — QA MODELS) veesscccssecssseccssessssesssseessecseseeseeses 12
1.1 Dam bao chat lượng trong giáo dục đại hỌcC - ác vn HH TH ngư cư 12
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 5c EvexvExrsrrrrree 12 1.1.1.1 Khái niệm đánh giá - ¿5c 2S tt xE E x11 11 11.10 x1 ch 12 1.1.1.2 Khái niệm về chất lượng c6 ktS2E SE E21 1112711221 5112221211121 cee 14
1.2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học -¿- - cc ccccccSS S22 errevce 18
1.2.1 Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới 19
1.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục các trường đại học của Việt Nam 22
1.3 Mô hình AUN - QA -Lc c1 2t LH TH 21122211011 11111 012111111 EEerrree Hy 3]
1.3.1 Mô hình AUN-QA cấp trường ‹c con TH ng ST n ng TT Tnhh nhe 33
1.3.2 Mô hình AUN-QA về hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) 34 1.3.3 Mô hình AUN-QA đối với cấp chương trình cccc cư 35
1.4 Vận dụng mô hình AUN — QA và sử dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA đánh giá cấp
chương trình ở Việt ÌNam - c1 t3 11113 1n TH ng Tu ng rec ¬ 42 1.4.1 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 42
1.4.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo - c sẽ 43
Trang 31.4.4 Công cụ đánh giá chất lượng đào {ạO QQQQQ nQn n nh nhớt 49 Chương 2: VẬN DỤNG MƠ HÌNH AUN - QA VÀ SU DUNG BO TIEU CHUAN
AUN-QA DANH GIA CAP CHUGNG TRINH G VIET NAM VAO THUC TE HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN ccsccsscsssscesseesssssssesssscsssesssvecsnecerusesssssucsevssesaruceeseeeseseaness 51
2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 51
2.2 Thực trạng các đơn vị liên quan đến chất lượng đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền I3 (2090021020257 57 .Ý 53 2.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Ban Quản lý đào tạo 53
2.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Ban tô chức cán bộ 61
2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phòng Công tác chính trị 69
2.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Ban Quản lý khoa học 72
2.2.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phòng Hợp tác quốc tế 77
2.2.6 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục văn phòng Đảng 2 ene 79 2.2.7 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phòng Quản trị 80
2.2.8 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Văn phòng 82
2.2.9 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng ;;9 1157 ẻẻẻằẽ 83 2.2.10 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Thư viện - 85 2.2.11 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Trung tâm Hỗ trợ và thực hành đào
0 e ee erent eee eee e eee eet eeeeeeeeeeeeeeenenrereeseeeneeeseeeseetenengurs 86
2.2.12 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Phòng Tài vụ c co, 88 2.3 Chất lượng đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền dưới ”góc nhìn” của các đối
tượng liên quan đến hoạt GOng a0 tal ccc ccc e cece eens eeueveneeeeeeeveneeeneennereees 92 2.3.1 Qua ý kiến phản hồi của sinh viên LH nà Hà no rg 92
2.3.2 Chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền qua ý kiến phản hồi
Của Cựu SInh VIÊN n0 0n ng ĐT KT ng ng nh nh na 93
Trang 4Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO CHAT LUGNG DAO TAO TAI HOC VIEN
BAO CHi VA TUYEN TRUYEN THEO TIEU CHUAN AUN occccccccccccsscseceecscecscscscsesees 101
3.1 Gidi phap vé phia Hoc Vidni eececesecsescsessesessesessessesssscsesetseceseerssesereecscsesstsscsneessseeaen 101
3.1.1 Nhà trường cần nhận thức đúng tầm quan quan trọng của chất lượng đảo tạo L01
3.1.2 Nhanh chóng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng các hoạt động đào tạo của Học vVIỆn c ng HH nh nh nh nh TH 102 3.1.3 Nhà trường cần xây đựng hệ thống quản lí công tác đảm bảo chất lượng đào tạo 3.1.4 Phân công, bố trí con người thực hiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo theo đúng trình độ chuyên môn và năng lực ch nhe 104 3.1.5.Đầu tư kinh phí tương xứng cho công tác đảm bảo chất lượng đào tạo 105
3.2 Giải pháp đối với cán bộ, giảng viên
3.2.1 Kết hợp hài hoà giữa phương pháp giảng dạy hiện đại và phương pháp giảng dạy truyền thống: nâng cao trách nhiệm, thái độ, tỉnh thần và kỹ năng phục vụ 107 3.2.2 Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên 108 3.2.3 Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên 108
3.3 Giải pháp đối với sinh viên 55c nsterereeksrseeeeeerereresseereesssssexce TÔ 3.3.1 Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu của sinh viên 110 3.3.2 Tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.111
0n, d.H,,H 111 IV 1001200927.) 8.4:7 (0005 114
Trang 5MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng trong giáo dục đại học không đơn giản là khái niệm một chiều
về chất lượng học thuật mà là một khái niệm đa chiều, là hệ thống quan điểm về
nhu cầu và sự mong đợi của các bên liên quan
Trong tuyên bố thế giới về giáo dục đại học thế kỷ 21 với chủ đề: Tầm
nhìn và hành động tháng (10,1988), Ủy ban Đánh giá chất lượng xem chất lượng
giáo dục đại học như “một khái niệm đa chiều, bao quát tất cả các chức nang va
hoạt động của việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học: hoạt động giảng dạy và
chương trình giáo dục, hoạt động nghiên cứu và học thuật, đội ngũ giảng viên, nhân viên, sinh viên, tòa nhà học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, phục
vụ cộng đồng và môi trường học thuật Tự đánh giá và đánh giá ngoài là hoạt động thiết yếu cho việc đây mạnh chất lượng giáo dục và phải được thực hiện rộng rãi bởi những người có chuyên môn độc lập hoặc cùng với các chuyên gia
quốc tế.”
Tự đánh giá chất lượng giáo dục là một quan trọng, cơ bản nhất của kiểm
định chất lượng giáo dục Để được đánh giá ngồi và cơng nhận là cơ sở giáo dục
đạt tiêu chuẩn, đạt yêu cầu chất lượng và có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động đào
tạo có chất lượng, mỗi một cơ sở giáo dục đào tạo phải tiến hành đánh giá trong
chất lượng Tự đánh giá giúp nhà trường nhìn được toàn bộ thực trạng bức tranh về
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động tài chính, cơ sở vật chất, và
các hoạt động khác của nhà trường Thông qua Tự đánh giá nhà trường phát hiện được những điểm mạnh, những tồn tại, phân tích tìm nguyên nhân tổn tại từ đó đề ra kế hoạch cải tiến, ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của trường mình nhằm đáp ứng những mục tiêu, sứ mạng đã đặt ra
Trang 6với 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Bộ Tiêu
chuân gôm những nội dung sau:
1 Sứ mạng và mục tiêu trường Đại học 2 Tổ chức và quản lý
3 Chương trình giáo dục
4 Hoạt động đào tạo
3 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 6 Người học
7 Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 8 Hoạt động hợp tác quốc tế
9, Thư viên, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất
10.Tài chính và quản lý tài chính
Đây là bộ khung tiêu chuẩn để các trường Đại học lấy đó làm cơ sở khoa học
cho công tác tự đánh giá tại trường mình Tuy nhiên, do mỗi trường đại học có đặc
thù riêng nên việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học cũng
ở mức độ khác nhau nhưng về cơ bản là thống nhất với những nội dung đã nêu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền với lịch sử 62 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2013), tuy mang những tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm
vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng; nhưng Học viện vẫn luôn là mái trường của Đảng Là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, Bồi đưỡng cán bộ tuyên
giáo ở Trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên về lý luận và nghiệp vụ, đến nay Học viện trở thành một trung tâm quốc gia lớn về đào tạo giáng viên lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên
truyền, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng văn hóa của đất nước
Trang 7dạy Các trang bị, thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư nhằm phục vụ kịp thời cho
các chuyên ngành đào tạo đặc thù Nhà trường mở rộng các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài, bắt đầu tham gia các dự án Quốc tế Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật Chất lượng đào tạo nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ của Đảng và Nhà nước
Quay lại thời điểm những năm 2000, việc hướng tới một chuẩn chất lượng
đã được ngành giáo dục đặt ra như một vấn đề trọng tâm cần giải quyết Chuẩn quốc gia được coi như mốc cơ bản đối với những trường muốn khẳng định chất lượng đào tạo Tuy nhiên, xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng khiến các trường ĐH bắt buộc phải tìm cho mình những thước đo mới tầm cỡ quốc tế
Năm 1995 Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á mới ra đời và đến năm 2000
các thành viên ban đầu của AUN cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn nhằm đây
mạnh xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng để sử dụng như một công cụ duy
trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu trong các trường ĐH thành viên AUN; xây dựng những chuẩn mực chất lượng chung cho các trường ĐH thành viên AUN; thúc đây công nhận chuẩn chất lượng giữa các trường ĐH thành vién AUN
Theo TS Nguyễn Ngọc Thanh, Pho Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế -
ĐHQGHN: "Năm 2009, Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã tiễn hành kiểm định
chương trình đào tạo đại học ngành KTQT hệ chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của ĐHỌGHN Kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình này đã đạt cấp độ 1, tức là tương đương tiêu chuẩn quốc gia, theo quy định về kiểm định chất lượng của ĐHQGHN Ngay sau đó, chúng tôi đã thực hiện đánh giá ngoài kiểm định chất lượng AUN-OA cũng đối với
chương trình này và nhanh chóng được công nhận đạt chuẩn Nhu vậy, việc đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cho thấy chất lượng đào tạo của chương trình từ trước đó đã có kết quả tốt, đạt yêu
Trang 8nếu tiếp tục đổi mới, phát triển thì khả năng tiễn tới đạt chuẩn quốc tế không phải là quả xa vời `
Một lý do khác khi ADN được lựa chọn đó chính là bộ tiêu chuẩn này không
tập trung vào những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành mà tập trung đánh giá
những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của một chương trình Bộ tiêu
chuẩn tập trung vào những lĩnh vực mà bất kỳ chương trình đạo tạo bậc đại học nào cũng có như chuẩn đầu ra; khung chương trình; giảng viên và sinh viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng
- Nói về sự lựa chọn tiêu chuẩn AUN-QA của nhiều trường ĐH tại Việt Nam,
TS Vũ Anh Dũng cho rằng, việc hướng tới và đạt được tiêu chuẩn này không chỉ
đem lại lợi ích cho nhà trường, sinh viên mà cả người sử dụng lao động Đối với
nhà trường, thông qua hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, những điểm mạnh và điểm tồn tại của chương trình đào tạo đã được chỉ ra, và nhà trường phải có kế hoạch hành động cụ thể để cải tiến khắc phục những tồn tại này Đây là cái được
lớn nhất từ phía nhà trường Đồng thời, gián tiếp hưởng lợi là sinh viên và giảng
viên vì môi trường dạy và học được cải thiện, nâng cấp và đảm bảo chất lượng
Ngoài ra, nhờ kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN, nhà trường xác định được vị
thế của chương trình đào tạo trong khu vực và làm cơ sở để xây dựng lộ trình phát triển cho chương trình đào tạo theo hướng vươn tới các chuẩn mực quốc tế
Trong khi đó, sinh viên là đối tượng được hưởng lợi rất lớn từ hoạt động
đánh giá này, bởi được học tập trong một môi trường được cải tiễn liên tục và đảm bảo chất lượng: Kết quả kiểm định AUN như một sự khẳng định chương trình đào
tạo với xã hội về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình, vì thế chắc chắn
sinh viên tiếp cận việc làm phù hợp dễ đàng hơn; Trong tương lai gần, tham gia kiểm định chương trình đảo tạo theo chuẩn AUN-QA còn tạo điều kiện cho sinh
Trang 9kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa
AUN đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học và nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nền giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong các
trường đại học thành viên của AUN Năm 1998, AUN đã tranh luận các sáng kiến và đưa đến sự phát triển mô hình đảm bảo chất lượng AUN Trong thập niên cuối của thế kỷ 20, mô hình đảm bảo chất lượng AUN đã được xúc tiến, phát triển và triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên sự trải nghiệm, các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, kiểm tra, đánh giá và cải thiện
Nhằm tăng cường và duy trì công tác đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, AUN đã rà soát tài liệu hướng dẫn và quy trình AUN Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường đại học nói chung và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Đưa ra những giải pháp hữu ích giúp Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành một trong những trường
trọng điểm được Nhà nước đầu tư
Trước thực tế đó Đáng, Nhà nước, ngành giáo dục và đảo tạo nói chung và
Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng chủ trương xây dựng
hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích duy trì, nâng cao chất lượng và các chuẩn mực trong giáo dục, đào tạo đại học Trong đó, hoạt
động đánh giá chất lượng đảo tạo là một trong những yêu cầu của hoạt động kiểm
định chất lượng trường đại học và nó được thê hiện rõ tại tiêu chuẩn 4 và tiêu
chuẩn 5 bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học Việt Nam Hơn thế nữa, hoạt động này còn được cụ thể hoá bằng văn bản số
2754/BGDĐT- NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
20/5/2010 Tuy nhiên trên thực tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn ton tại
một số vấn đề như: quan niệm về chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy và
Trang 10công cụ đánh giá chất lượng, biện pháp và quy trình cải tiến chất lượng vẫn còn
được hiểu chưa đúng và đang thực hiện trên cơ sở những cách hiểu khác nhau - Học viện chưa có hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động đảo tạo của mình một cách khoa học, bài bản, nhất là các hoạt động giảng dạy, nên chưa khẳng định
được chất lượng đào tạo của nhà trường ra sao, có đáp ứng được yêu cầu của sinh viên, người sử dụng lao động hay không? Chính vì những lý do trên, đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo tiêu chuẩn AUN ” mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay Đề tài nghiên cứu nhằm làm
rõ các vẫn đề về lý luận dạy học đại học, khảo sát thực trạng chất lượng đào tạo
theo tiêu chuẩn AUN và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của Học viện Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đảo tạo của Học viện nói chung
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đánh giá chất lượng đào tạo là một mảng nghiên cứu lớn của khoa học giáo
dục Việt Nam cũng như khoa học giáo dục thế giới Một số các nghiên cứu có thé
kê đến như sau:
2.1.Tài liệu trong nước
- Cuốn giáo trình “Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam - Hệ thong các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật” của Nguyễn Phương Nga, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010 là tập hợp các quy định và hướng dẫn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho tất cả các cấp học, tạo hành lang pháp
lý cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục phát triển bền vững ở Việt Nam Cuốn sách được chia làm ba phần: Phần I giới thiệu vài nét về sự hình thành hê
thống đảm bảo chất lượng tại Việt Nam, Phan II bao gồm các văn bản quy phạm
pháp luật về kiêm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam tính đến hết năm 2009 (14
Trang 11Giám đốc ĐHQGHN ban hành về công tác đảm bảo chất lượng nói chung và kiểm định chất lượng nói riêng của ĐHQGHN
- Cuốn sách “Giáo đục đại học - Đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất
lượng ” của Nguyễn Phương Nga & Nguyễn Quý Thanh (đồng chủ biên), NXB Đại
học Quốc Gia hà Nội, 2010 đã đề cập đến vấn đề đánh giá chất lượng trong giáo
dục gồm 03 phần: Phần I: Một số vấn đề về Kiểm định chất lượng và xếp hạng
trường đại học; Phần II: Một số vấn đề về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học;
Phan III: Một số vấn đề về đánh giá chất lượng giáo dục
- Cuốn sách “Giáo dục đại học, chất lượng và đánh giá”, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005 là một tập hợp các bài viết bàn về hoạt động đánh giá trong
giáo dục đại học Ở đây hoạt động đánh giá được chỉ rõ gồm: đánh giá giảng viên,
đánh giá chất lượng giảng dạy, đánh giá phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả
học tập, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học, đánh giá năng lực hợp tác theo
nhóm Dé thực hiện các hoạt động đánh giá, tác giả đã chỉ ra hai cách tiếp cận
gồm: đánh giá đồng nghiệp và đánh giá sản phẩm, đây là những xu thế đánh giá
hiện nay trên thế giới đang thực hiện và việc đánh giá sản phẩm thông qua bộ chỉ
số thực hiện có sự giao thoa với quan niệm và cách làm thứ nhất mà PGS.TS Ngơ Dỗn Đãi đã trình bày trong cuốn sách
- Luận án tiễn sỹ “Đánh giá thẩm định chương trình giáo dục ” ngành Quản
lý Giáo dục của Trần Thị Hoài, 2009 đã đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá thâm định chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam Từ thực trạng nghiên cứu, tác giả để xuất bộ tiêu chuẩn và quy trình đánh giá thâm định chương
trình giáo dục đại học gồm 4 tiêu chuẩn (22 tiêu chí
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá chương trình đào tạo và bôi dưỡng cán bộ quản lý, lãnh đạo giáo đục ” của TS.Nguyễn Thị Bích Liễu tại chương I đã bàn đến các vấn đề lý luận về đánh giá chương trình đào tạo Trong chương này,
Trang 12của chương trình đào tạo, Quá trình dạy và quá trình học, Chương trình môn học,
Chương trình Môđun, đánh giá chương trình đào tạo, bộ công cụ đánh giá chương trình, Chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình, Quy trình đánh giá chương trình, Phương pháp đánh giá, Ưu nhược điểm của các phương pháp, công cụ đánh giá, Các công cụ đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học, Công cụ thu thập thông tin về chuogn trình và các hoạt động của chương trình/môn học
- Để tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng
cho các trường đại học Việt Nam”, là một đề tài độc lập cấp Nhà nước do
GS.Nguyễn Đức Chính và PGS.TS Nguyễn Phương Nga là chủ nhiệm và phó chủ
nhiệm, Hà Nội 2000 Tác giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau về chất lượng
giáo dục đại học và các cách tiếp cận đánh giá chất lượng như: chất lượng được đánh giá bằng đầu vào, đầu ra, giá trị gia tăng, giá trị học thuật, văn hóa tổ chức riêng, kiểm toán Bên cạnh đó nhóm tác giả đã giới thiệu các mô hình quản lý chất lượng giáo dục mà thế giới áp dụng như; Mô hình BS 5750, mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM (Total Quality Management), mô hình các yếu tổ tổ chức OEM (Organizational Elements Model) Mô hình các yếu tố tổ chức OEM đưa ra 05 yếu tố để đánh giá chất lượng gồm: Đầu vào, Quá trình đào tạo, Kết qua dao
tao, Đầu ra và Hiệu quả
2.2 Tài liệu nước ngoài
Các tài liệu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về chất lượng giáo dục đại học và các cách tiếp cận đánh giá chất lượng như: chất lượng được đánh giá bằng
đầu vào, đầu ra, giá trị gia tăng, giá trị học thuật, văn hóa tổ chức riêng, kiểm toán Bên cạnh đó nhóm tác giả đã giới thiệu các mô hình quản lý chất lượng giáo dục
mà thế giới áp dụng cũng như những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
trong giai đoạn mới Các tác phẩm gồm:
- Harvey, L & Green, D, Defining quality assessment and evaluation in higher education, 1993
Trang 13hipher education, Australian Journal of education, 1998
- Quality in higher education, Volume13, Routledge publishing 2007
- SEAMEO, Proposal: Implimentation of regional quality assurance policy in Southeast Asian higher education 2002
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.I Mục đích nghiên cứu
Từ việc khảo sát các yếu tô liên quan đến hoạt động đào tạo theo tiêu chuẩn
AUN đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài
- Hệ thống lại các lý thuyết về giáo dục đại học, chất lượng trong giáo dục
đại học và đánh giá chất lượng giáo dục đại học
- Khảo sát thực trạng chất lượng giảng dạy, các yếu tô ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo theo tiêu chuẩn AUN của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Xây dựng tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đề xuất một sỐ giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
-Đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
-Phạm vi nghiên cứu: các khoa đào tạo và các phòng ban liên quan đến hoạt động đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5 Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đây là một đề tài khoa học mà mục đích và đối tượng nghiên cứu gắn bó
chặt chế với ít nhất 3 lĩnh vực khoa học riêng biệt: Giáo dục học, Ðo lường & Đánh
Trang 14trong giáo dục chiếm một vị trí quan trọng Chính vì đặc thù này nên đề tài nghiên cứu sử dụng hệ thống các lý thuyết khoa học sau đây làm cơ sở cho việc nghiên cứu:
- Lý luận về giáo dục học;
-Đo lường & Đánh giá trong giáo dục, đặc biệt là những thành tựu nghiên cứu về đánh giá chương trình, đánh giá giảng viên, đánh giá môn học
-Những thành tựu nghiên cứu chuyên ngành xã hội học về hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học
Ngoài ra, để tài còn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp phỏng vẫn; Phương pháp quan sát;
Phương pháp khảo sát, Dùng bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu; Phân tích dữ
liệu qua mô tả, tương quan 6 Đóng góp mới của đề tài
- Lần đầu tiên chất lượng tổ chức hoạt động giảng dạy của nhà trường và
chất lượng giảng dạy của giảng viên HV BC-TT được nghiên cứu đánh giá một
cách có hệ thống
- Từ các quan niệm về chất lượng, chất lượng trong đào tạo đại học chúng tôi
sẽ đề xuất các phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo áp dung cho HV BC-TT
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đây là một đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo của nhà
trường được xem xét trên bình diện đo lường và đánh giá - Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
+ Thực trạng hoạt động đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyền truyền được làm rõ;
+ Một bộ tiêu chí đánh giá hoạt động đào tạo của Học viện sẽ được xây
Trang 15+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đề tài là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Đề tài là cơ SỞ để Học viện vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện Báo cáo Tự đánh giá chất lượng giáo dục
Đề tải góp phần làm phong phú thêm lý luận về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
8 Kết cấu của đề tài
Trang 16II NOI DUNG Chương 1
NHUNG VAN DE CO BAN VE MO HINH DAM BAO CHAT LUOQNG CUA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HOC ASEAN (AUN - QA MODELS)
1.1 Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1.1 Khái niệm đánh gia
Khái niệm về đánh giá đã tồn tại cách đây rất lâu, ở Trung Quốc đã có hệ
thống đánh giá chức năng 2000 năm trước công nguyên Đánh giá có thể đồng
nghĩa với các trắc nghiệm, mô tả các tài liệu hoặc thậm chí là quá trình quản lý, nhiều định nghĩa về đánh giá đã được đưa ra, song định nghĩa toàn diện nhất chỉ ra rằng đánh giá là “những điều tra hệ thống về giá trị hoặc giới hạn của một đối tượng” Đây là định nghĩa của Ủy ban hợp tác về các tiêu chuẩn đánh giá giáo dục
(1994) Định nghĩa này chú trọng vào mục đích của sự đánh giá Theo đó đánh giá cần được tiến hành theo các lý do liên quan đến hoạt động và thông tin thu được phải hỗ trợ quyết định hoạt động hoặc quá trình hoạt động a Lập kế hoạch dự án/điều chỉnh PN —— Những đánh giá Đánh giá dự án - cân thiệt và thu NGỘ thập cơ sở dữ liệu Thực hiện dự án
Sơ đồ I Chu trình đánh giá Các nhà giáo dục thường nói về 2 dạng đánh giá cơ bản:
Trang 17Đánh giá định hình bắt đầu trong suốt quá trình phát triển dự án và tiếp tục
theo toàn bộ dự án Mục đích để đánh giá các hoạt động liên tục của dự án và cung
cấp thông tin để giám sát và cải thiện dự án |
Nó được tiễn hành ở nhiều thời điểm trong quá trình thực hiện dự án và các hoạt động của nó Đánh giá định hình có 2 thành phần là đánh giá triển khai và đánh giá tiến độ
*Đánh giá tổng kết:
Mục đích của đánh giá tông kết là đánh giá sự thành công của một dự án đã trưởng thành trong quá trình đạt được mục tiêu đã đề ra Đánh giá tông kết (đôi khi được đề cập đến như là đánh giá ảnh hưởng hoặc kết quả) thường đặt ra rất nhiều
câu hỏi giống nhau cũng như đánh giá tiến độ, nhưng nó diễn ra sau khi dự án đã được thiết lập và khung thời gian định sẵn cho sự thay đổi đã xảy ra
Tóm lại: đánh giá định hình và đánh giá tổng kết được sử dụng để thu thập
thông tin trả lời lượng hữu hạn thông tin, bao gồm các hoạt động thu thập thông tin theo chiều sâu nhằm hỗ trợ các hoạt động ra quyết định và thường rất tốn kém
Đánh giá là cơ sở cho việc đưa ra những quyết định cho giai đoạn tiếp theo của việc tổ chức quá trình dạy học Nếu kiểm tra chính xác, đánh giá đúng đắn thì
không những xác định được trình độ học tập của người học mà còn động viên, khuyến khích tỉnh thần, thái độ học tập; uốn nắn, chỉ đạo kịp thời việc dạy và việc
học Theo nghĩa như vậy thì kiểm tra là một bộ phận quan trọng đầu tiên của quá
trình đánh giá; đánh giá bao hàm cả kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là vấn đề quan trọng nhưng khó và
phức tạp Đánh giá là đo đạc, xác định và kết luận về mức độ đạt được của những
thay đổi Trong xu hướng này, đánh giá được dùng để chỉ các quá trình lượng giá mang tính trực giác hoặc sự giải thích có suy nghĩ về các đối tượng, các sự kiện và
những nhiệm vụ Như vậy, có thể thống nhất được một số khái niệm cơ bản, làm
Trang 18Đánh giá kết quả học tập (đánh giá giáo đục): là quá trình thu thập và xử lí, lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về
chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo,
làm cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để các em học tập ngày càng tiến bộ hơn
Kết quả giáo dục (kết quả học tập) được coi như là thành công của người học,
thể hiện cụ thể qua những điều họ biết, hiểu và làm được so với các mục tiêu giáo
dục đã quy định và người học cùng nhóm hoặc so với chính bản thân họ ở giai đoạn trước
Đánh giá là một mắt xích, một khâu vô cùng quan trọng của quá trình dạy học Kiểm tra, đánh giá được hiểu là việc đo đạc kết quả đã đạt được trong thực tế, so sánh cái đã đạt với cái cần đạt (mục tiêu được vạch ra trong kế hoạch) Mặt
khác, qua kiểm tra, đánh giá, chúng ta sẽ thu được những thông tin phán hồi, nhờ
đó có thể điều chỉnh, sửa đổi, bố sung kế hoạch, cải tiến việc thực hiện kế hoạch,
làm cho hoạt động đạt được hiệu quả tốt, có ích cho thực tiễn Ý nghĩa của việc đánh giá thê hiện ở 3 điểm sau đây:
- Thứ nhất, đánh giá là sự đo đạc trình độ đạt được của người học về mặt kiến
thức, kĩ năng, tình cảm (tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thái độ ) sau một thời gian đào tạo Các kết quả nói trên cần được xem xét, so sánh với yêu cầu, mục tiêu đặt ra của chương trình, của việc dạy học để rút ra nhận định về mức độ đạt được của một
người học hoặc một tập thể về các mặt cần phát triển trong nhân cách
- Thứ hai, xác định mặt đã đạt được và mặt còn yếu kém của hoạt động dạy, hoạt động học, khăng định những điều cần tiếp tục tiến hành, phát hiện những điều cần phải điều chỉnh trong các hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu vạch ra
- Tứ ba, tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch đạy học trong giai đoạn tiếp theo có thê đạt được hiệu quả tốt hơn
Trang 19Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học, và việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đại học nào Mặc dù có tầm quan trọng như vậy,
nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo
lường và cách hiểu của người này cũng khác cách hiểu của người kia Chất lượng
có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh
vẫn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu
một cách hiểu thống nhất về bản chất của vẫn đề Dưới đây là 6 quan điểm về chất
lượng trong giáo dục đại học:
* Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào”
Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”
Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là:
Nguồn lực = chất lượng
Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ giảng viên có uy tín, trình độ cao; có nguồn lực tài chính cần thiết để trang bị đầy đủ những trang thiết bị vật chất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi ngành học được xem là trường có chất lượng cao
Quan điểm này đã bác bỏ sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dang va liên tục trong một thời gian đài (3-5 năm) trong trường đại học Thực tế,
theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào
sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra” Sẽ khó giải thích trường hợp một trường đại học có nguồn lực “đầu vào” đổi dào nhưng chỉ có những hoạt
động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một trường đại học có những nguồn lực
khiêm tốn, những đã cung cấp cho sinh viên một chương trình đảo tạo hiệu quả * Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”
Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục đại học cho rằng “đầu ra” của
Trang 20tạo “Đầu ra” chính là sản phẩm của quá trình giáo dục đại học được thể hiện bằng
mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các
hoạt động đào tạo của trường đó
Có 2 vẫn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận chất lượng giáo dục đại học này Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng
mực Trong thực tế, mối liên hệ này là có thực, cho dù đó không phải là quan hệ
nhân quả Một trường có khả năng tiếp nhận sinh viên xuất sắc, không có nghĩa là sinh viên của họ sẽ tốt nghiệp xuất sắc Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau
* Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia tang”
Quan diém thir 3 vé chat lượng giáo dục đại học cho rằng một trường đại học có tác động tích cực tới sinh viên khi nó tạo ra được sự khác biệt về trí tuệ và cá
nhân của sinh viên “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị “đầu ra” trừ đi giả
trị “đầu vào”, kết quả thu được là “giá trị gia tăng” mà trường đại học đã đem lại cho sinh viên và được đánh giá là chất lượng giáo dục đại học
Nếu theo quan điểm này về chất lượng giáo dục đại học, một loạt van dé vé phương pháp luận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất đê đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và
đánh giá chất lượng của trường đó Hơn nữa các trường trong hệ thống giáo dục đại
học lại rất đa dạng, không thê dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường đại học Vả lại, cho dù có thể thiết kế được bộ công cụ như vậy, giá trị gia
tăng được xác định sẽ không cung cấp thông tin gì cho chúng ta về sự cải tiễn qua
trình đào tạo trong từng trường đại học |
* Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”
Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học phương Tây, chủ
yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ cán
Trang 21đào tạo đại học Điều này có nghĩa là trường đại học nào có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đông, có uy tín khoa học cao thì được xem là trường có chất lượng cao
Điểm yếu của cách tiếp cận này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể được đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh của các trường đại học để nhận tài trợ cho các công trình nghiên cứu trong
môi trường bị chính trị hóa Ngoài ra, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám
của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng
* Chất lượng được đánh giá bằng “văn hóa tổ chức riêng”
Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường đại học phải tạo ra được “văn
hóa tổ chức riêng” hỗ trợ cho các quá trình liên tục cải tiến chất lượng Vì vậy, môi
trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “văn hóa tổ chức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Quan điểm
này bao hàm cả các giải thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể
áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đại học
* Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”
Quan điểm này về chất lượng giáo dục đại học xem trọng quá trình bên trong
trường đại học và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có duy trì chế độ số sách tài chính hợp lý khơng, thì
kiểm tốn chất lượng quan tâm xem các trường đại học có thu thập đủ thông tin
phù hợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không Quan điểm này cho rằng, nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì có thể có được các quyết định chính xác, và chất lượng giáo dục đại học được đánh giá qua quá trình
Trang 22Điểm yếu của cách đánh giá này là sẽ khó lý giải những trường hợp khi một cơ sở đại học có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những
quyết định chưa phải là tối ưu
* Định nghĩa của Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế Ngoài 6 định nghĩa trên, Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc
té (INQAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) da dua ra 2 dinh nghia vé chat lương giáo dục đại học là: tuân theo các chuẩn quy định
và đạt được các mục tiêu đề ra
Theo định nghĩa thứ nhất, cần có bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục đại học về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường đại học sẽ dựa vào bộ
tiêu chí chuẩn đó Khi không có bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định chất lượng giáo
dục đại học sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá Những mục tiêu
này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và
những điều kiện đặc thù của trường đó
Như vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng bộ tiêu
chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các
mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường đại học sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ (1) chất lượng tốt; (2) chất lượng đạt yêu cầu;
(3) chất lượng không đạt yêu cầu Cần chú ý là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định
Như đã nêu trên, với những định nghĩa và quan niệm khác nhau về chất lượng nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng, xã hội sẽ đặt ra những
yêu cầu khác nhau đối với giáo dục đại học, hoặc sẽ tỒn tại trong xã hội những cách tiếp cận khác nhau trong việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học Sự khác
nhau như vậy sẽ dẫn đến những tranh luận hoặc sự không đồng thuận về các tiêu
chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học
Trang 23Trong thời đại kinh tế tri thức đi đơi với sự tồn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hiện tượng toàn cầu hóa giáo dục đại học, chất lượng giáo dục đại
học hơn bao giờ hết thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chính phủ các quốc
gia, của các nhà lãnh đạo quản lý giáo dục đại học và công luận xã hội nói chung
Cũng chính vì thế, các hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung trong mỗi quốc gia và liên quốc gia trong từng vùng hoặc khu vực và trên toàn cầu đang ngày càng nhận được nhiều những đầu tư và các nguồn tài trợ để phát triển nhằm mục đích gia tăng chất lượng giáo dục đại học
Song song với việc phát triển của các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nói
chung và các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học nói riêng, là sự
bùng nỗ của các bảng xếp hạng các trường đại học trong các quốc gia và xếp hạng các trường đại học trên thế giới
1.2.1 Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới
Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục Cơ chế và quy định về các tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng không đồng nhất giữa các quốc gia và ngay trong từng quốc gia Ví dụ như
tại Hoa Kỳ - nơi khởi xướng khái niệm kiểm định chất lượng và có bề dày kinh nghiệm 100 năm về kiểm định chất lượng, có 7 tổ chức kiểm định chất lượng các
trường đại học và cao đẳng theo 7 vùng của Hoa Kỳ Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các vùng khơng hồn tồn giống nhau, nhưng đều tập trung đánh
giá chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra Bên cạnh đó tại Hoa Kỳ, còn có 4 tổ chức kiểm định chất lượng cho các trường đại học và cao đẳng thuộc các tín ngưỡng khác nhau, hai tổ chức kiểm định chất lượng các loại hình đào tạo đặc thù
(đào tạo từ xa) và 50 tổ chức kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo các chuyên ngành khác nhau Căn cứ trên những mục tiêu và những yêu cầu nhất định,
Trang 24dục và công nhận hoặc không công nhận chất lượng của một trường đại học hoặc một chương trình đào tạo
NEASC (New England Association for Schools and Colleges) là Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng ở Vùng Đông Bắc Mỹ có 11 tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng, được chia thành 177 tiêu chí:
- Tiêu chuẩn 1: Sứ mạnh và mục đích (5 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 2: Lập kế hoạch và đánh giá (12 tiêu chí) - Tiêu chí 3: Tổ chức và quản lý (12 tiêu chí)
- Tiêu chí 4: Chương trình đào tạo (51 tiêu chí) - Tiêu chí 5: Giảng viên (22 tiêu chí)
- Tiêu chí 6: Sinh viên (Bao gồm cả học viên và nghiên cứu sinh) (18 tiêu chí)
- Tiêu chí 7: Thư viện và các nguồn thông tin (12 tiêu chí) - Tiêu chí 8: Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin (6 tiêu chí) - Tiêu chí 9: Các nguồn tài chính (14 tiêu chí)
- Tiêu chí 10: Công khai (14 tiêu chí)
- Tiêu chí 11: Tính trung thực, trách nhiệm và đạo đức (11 tiêu chí)
Tổ chức đảm bảo chất lượng của châu Âu (ENQA) có 15 tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng Mạng lưới đảm bảo chất lượng của các trường hàng đầu Đông
Trang 258 Phục vụ cộng đồng
9 Kết quả thu được
10 Sự hài lòng của các bên liên quan
11 Đảm bảo chât lượng và vươn tới chuân mực quốc tê
Va 18 tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng chương trình đào tạo như sau: 1 Mục tiêu và kết quả kỳ vọng
2 Nội dung chương trình đào tạo 3 Khung chương trình
Tổ chức chương trình đào tạo
Triết lý sư phạm/ chiến lược dạy & học
Chất lượng giảng viên
Chất lượng nhân viên hỗ trợ 4 5 6 Kiểm tra đánh giá sinh viên 7 8
9 Chất lượng sinh viên
10 Tư vân và hồ trợ sinh viên
Trang thiết bị và cơ sở vật chất 12 13 14 15 16 17 18 Đảm bảo chất lượng
Sinh viên đánh giá môn học Thiết kế chương trình môn học
Các hoạt động phát triển cán bộ/nhân viên Phản hồi từ các bên liên quan
Kết quả đầu ra
Sự hài lòng của các bên liên quan
Nêu so sánh các tiêu chuân kiêm định chật lượng của vùng Đông Bắc Hoa
Trang 26khác nhau, phản ánh đặc thù văn hóa và sự phát triển của xã hội của nước đó, cũng như những đòi hỏi của thị trường lao động địa phương và quốc tế Chính vì vậy nếu
so sánh về chất lượng của các trường đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng,
ta sẽ thấy chất lượng của các trường đại học trong mỗi quốc gia khác nhau, và chất
lượng của các trường đại học đã kiểm định chất lượng trong cùng một quốc gia cũng khác nhau Sở dĩ có sự khác nhau về chất lượng như vậy là vì kiểm định chất lượng sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng dựa trên sứ mạng và mục tiêu của
từng trường
1.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục các trường đại học của Việt Nam
Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành lần đầu tiên vào ngày 02/12/2004 (Quyết định số 38/QĐ-BGD&ĐT) có 10
tiêu chuẩn bao gồm 53 tiêu chí với 2 mức đạt được cho mỗi tiêu chí (Mức I thấp
nhất và Mức 2 cao nhất) Sau khi đã thí điểm kiểm định chất lượng 20 trường đại
học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉnh sửa lại các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
và đến ngày 01/11/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (thay thế các tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng ban hành năm 2004) bao gồm 10 tiêu chuẩn 61 tiêu chí (không có các mức ] và mức 2, mà chỉ là “đạt? hoặc “không đạt”) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học bao gồm:
- Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu trường Đại học gồm 2 tiêu chí:
Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước
Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện
Trang 27Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và
hoạt động của nhà trường
Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường
Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ
quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng
Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tơ chức đồn thể trong trường đại học
hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tô chức
Đảng và các tô chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật
Tiêu chí 2.5: Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gom trung
tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhăm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường
Tiêu chí 2.6: Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngăn hạn, trung hạn,
dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường
Tiêu chí 2.7: Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các
cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường - Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục gồm 6 tiêu chí:
Tiêu chí 3.1: Chương trình giáo dục của trường đại học được xây dựng trên cơ
sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục
được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ
chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định
Tiêu chí 3.2: Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng
của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường
Trang 28Tiêu chí 3.3: Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên
được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo
Tiêu chí 3.4: Chương trình giáo dục được định kỳ bố sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tô chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước
Tiêu chí 3.5: Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
Tiêu chí 3.6: Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh gia
- Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo gồm 7 tiêu chí:
Tiêu chí 4.1: Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập
của người học theo quy định
Tiêu chí 4.2:Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đảo tạo theo niên chế sang
học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
người học
Tiêu chí 4.3: Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết qua hoc tap cla người học theo hướng phát triển
năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học
Tiêu chí 4.4: Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức
đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa
Trang 29Tiêu chí 4.5: Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được
lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định
và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường
Tiêu chí 4.6: Có cơ sở đữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp
Tiêu chí 4.7: Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra
trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
- Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên gồm 8 tiêu
chi:
Tiêu chí 5.1: Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng
viên và nhân viên; quy hoạch bố nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức
năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bé nhiệm rõ ràng, minh bạch
Tiêu chí 5.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học
Tiêu chí 5.3: Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản
lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước
Tiêu chí 5.4: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên mơn, nghiệp vụ và hồn thành nhiệm vụ được giao
Tiêu chí 5.5: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục
và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục
nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên / giảng viên
Tiêu chí 5.6: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của
nhà giáo theo quy định Giảng dạy theo chuyên môn được đảo tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu
Trang 30Tiêu chí 5.7: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chun mơn và trẻ hố của đội ngũ giảng viên theo quy định
Tiêu chí 5.8: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu
quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học - Tiêu chuẩn 6: Người học gồm 9 tiêu chí:
Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tiêu chí 6.2: Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện
văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an tồn trong khn viên của nhà trường
Tiêu chí 6.3: Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả
Tiêu chí 6.4: Công tác Đảng, đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện
chính trị, tư tưởng, đạo đức và lỗi sống cho người học
Tiêu chí 6.5: Có các biện pháp cụ thê, có tác dụng tích cực dé hỗ trợ việc học
tập và sinh hoạt của người học
Tiêu chí 6.6: Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành
mạnh, tỉnh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học
Tiêu chí 6.7: Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt
nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo
Tiêu chí 6.8: Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi
Trang 31Tiêu chí 6.9: Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp
- Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao
công nghệ gồm 7 tiêu chí:
Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công
nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học
Tiêu chí 7.2: Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch
Tiêu chí 7.3: Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong
nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học
Tiêu chí 7.4: Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước
Tiêu chí 7.5: Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt động này
Tiêu chí 7.6: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
của trường đại học gan voi dao tao, gan kết với các viện nghiên cứu khoa học, các
trường đại học khác và các doanh nghiệp Kết quả của các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường
Tiêu chí 7.7: Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ
- Tiêu chuẩn §: Hoạt động hợp tác quốc tế gồm 3 tiêu chí:
Tiêu chí §.1: Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định
của Nhà nước
Tiêu chí 8.2: Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thê hiện
Trang 32giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở
vật chất, trang thiết bị của trường đại học
Tiêu chí 8.3: Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu
quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung
- Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác gồm 9
tiêu chí:
Tiêu chí 9.1: Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ,
giảng viên và người học Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và
nghiên cứu khoa học có hiệu quả
Tiêu chí 9.2: Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo
Tiêu chí 9.3: Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đảo tạo
Tiêu chí 9.4: Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý
Tiêu chí 9.5: Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể
thao theo quy định
Trang 33Tiêu chí 9.7: Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuân TCVN 3981-85 Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định
Tiêu chí 9.8: Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chat
trong kế hoạch chiến lược của trường
Tiêu chí 9.9: Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho
cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học
- Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính gồm 3 tiêu chí:
Tiêu chí 10.1:Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học
và các hoạt động khác của trường đại học
Tiêu chí 10.2: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong
trường đại học được chuẩn hố, cơng khai hố, minh bạch và theo quy định,
Tiêu chí 10.3: Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và
hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học
Nhìn tổng thể, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học
_ của Việt Nam cũng bao gồm đánh giá đầu vào, quá trình và đánh giá đầu ra, tuy nhiên nếu so sánh cụ thê về các yêu cầu trong các tiêu chí, ta sẽ thấy có nhiều điểm
khác nhau, đặc biệt là mức độ của các yêu cầu Tuy nhiên, van đề chính cần bàn
chưa phải là mức độ của các yêu cầu mà là quy trình đánh giá chất lượng và việc sử dụng kết quả đánh giá chất lượng của chúng ta như thế nào?
Chúng ta chưa có một tổ chức kiểm định chất lượng độc lập dé triển khai đánh giá chất lượng các trường đại học, đội ngũ những người thực hiện công tác đánh giá chưa được
đào tạo chuyên sâu về kỹ năng đánh giá, mặc dù trúng thầu để thực hiện việc đánh giá là
- nhà thầu nước ngoài Nhưng thực chất, các nhà thầu nước ngoài chỉ tập huấn về kỹ năng đánh giá cho các đánh giá viên, họ không tư vấn hoặc không có những chỉ đạo về kỹ thuật trong quá trình triển khai đánh giá ngoài 40 trường đại học của Việt Nam
Thêm vào đó, quá trình công nhận kết quá đánh giá chất lượng bị kéo dài
Trang 34những trường chưa được đánh giá chất lượng hoặc đánh giá chất lượng nhưng chưa đạt yêu cầu? Điều này chưa được rõ ràng trong các quy định liên quan về đánh giá
chất lượng hoặc kiểm định chất lượng
Trong quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và đào tạo (số
76/2007/QĐ-BGDĐT, ban hành ngày 14/12/2009), đưa ra các yêu cầu và trách
nhiệm đối với các trường được công nhận đạt các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và việc thu hồi chứng chỉ đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, nếu trường không
tiếp tục phân đấu hoặc có những vi phạm Quy định không đưa ra những quyền lợi mà trường sẽ được hưởng thụ khi đạt các tiêu chuân chất lượng
Quy định cũng không đưa ra những yêu cầu hoặc những quy định bắt buộc
gì đối với các trường đại học không đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Nếu tiếp cận ở góc độ này, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và quy định về kiểm định
chất lượng sẽ không tạo ra được tác động để các trường đại học và cao đẳng nâng cao chất lượng Vì kết quả của đánh giá chất lượng giáo dục đại học, đạt hay không
đạt, các trường đại học vẫn nhận được kinh phí từ ngân sách Nhà nước (đối với các
trường công lập), chỉ tiêu tuyên sinh không thay đổi, các nhà quản lý của trường có lẽ cũng không được thưởng hoặc phạt gì? Vậy đánh giá chất lượng giáo dục đại học có làm thay đổi thực sự chất lượng của các trường đại học không?
Vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là
song hành với việc yêu cầu các trường đại học nâng cao chất lượng, cần có những
thay đối căn bản về cơ chế quản lý giáo dục đại học Việc đầu tiên cần làm là bổ sung và điều chỉnh Quy định về chu trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục
đại học, cao đăng và trung cấp chuyên nghiệp như đã phân tích Các kết quả kiểm định chất lượng cần được công khai kịp thời
Bên cạnh việc kiểm định chất lượng, cần tiến hành xếp hạng các trường đại học theo những tiêu chí xếp hạng mang những đặc tính như đã bàn ở trên để tạo ra
Trang 35chúng ta đều không thể thừa nhận việc xếp hạng các trường đại học đã trở thành trào lưu không cưỡng lại được trên toàn cầu và tuân theo “quy luật phát triển
chung”, vì vậy các trường đại học Việt Nam khó có thể đi ngược lại quy luật phát triển này Dù chúng ta tự nguyện hay không tự nguyện cung cấp số liệu, các trường
đại học Việt Nam vẫn được xếp hạng trên các bảng xếp hạng khác nhau trên thế
giới, ví dụ như trên bảng xếp hạng Webometrics Mặc dù bảng xếp hạng đó không phản ánh đúng thực lực về các kết quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học cũng như các nguồn lực khác của các trường đại học Việt Nam, bởi vì các tổ chức xếp hạng trên thế giới chỉ có thể lấy các số liệu đã được công bố bằng tiếng Anh Vì thế vấn
đề đầu tiên các trường đại học Việt Nam cần quan tâm lúc này là các trường đại
học Việt Nam đã công khai các số liệu về các nguồn lực và các kết quả đầu ra của trường được truyền tải bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh không? Tiếp theo là từng
trường có chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn như thế nào để “hội nhập thực sự
với giáo dục đại học trên thế giới” về “chất” của trường và về “đầu ra” của trường? Tất cả các bảng xếp hạng không thể phản ánh đầy đủ về chất lượng tổng thê của một trường đại học mà chỉ là kết quả so sánh giữa các trường đại học về các
nguồn lực và một số kết quả trường đại học đạt được trong khuôn khổ những tiêu chí của bảng xếp hạng Việc xếp hạng các trường đại học nên do một tổ chức
nghiên cứu chuyên sâu về đo lường đánh giá thực hiện, như vậy các kết quả xếp
hạng sẽ đảm bảo độ tin cậy cao hơn
Đồng thời cần triển khai kiểm định chất lượng tất cả các trường đại học và công khai các kết quả kiểm định chất lượng với xã hội Cách tiếp cận để xếp hạng các trường đại học khác cách tiếp cận kiểm định chất lượng Xếp hạng chỉ rõ thứ
hạng trên dưới của từng trường đại học; kiểm định chất lượng khẳng định trường đại học có đạt các chuẩn mực tối thiểu được quy định trong các tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng Chính vì thế kết quả kiểm định chất lượng và kết quả của các bảng xếp hạng sẽ khác nhau
Trang 36AUN đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học và nhu
cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, cải
tiến nền giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong các trường đại học thành viên của AŨN Năm 1998, AUN đã tranh luận các sáng kiến và đưa đến sự phát triển mô hình đảm bảo chất lượng AUN Trong thập niên
cuối của thế kỷ 20, mô hình đảm bảo chất lượng AUN đã được xúc tiễn, phát triển và triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên sự trải nghiệm, các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẽ, kiểm tra, đánh giá và cải thiện
Mô hình AUN-QA gồm chiến lược, hệ thống và chiến thuật (xem hình
1), đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) va dam bao chất lượng bên ngoài (EQA) - bao gồm kiểm định chất lượng Chiến lược QA cấp cơ sở đào tạo) Hệ thống
Hình 1- M6 hinh AUN-QA cho gido duc đại học
Đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) là đảm bảo cho cơ sở đào tạo, một hệ
Trang 37mục tiêu và chuẩn mực
Đảm bảo chất lượng bên ngoài (EQA) được thực hiện bởi một tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài cơ sở đào tạo Đánh giá viên đánh giá hoạt động của cơ sở đào tạo, hệ thống hay chương trình để quyết định xem mức độ đáp ứng những tiêu chuẩn
Kiểm định chất lượng là tiễn trình đánh giá chất lượng từ bên
ngoài, được sử dụng trong giáo dục đại học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của trường đại học và các chương trình để được công nhận là đáp ứng các tiêu chí, chuẩn mực và khẳng định chất lượng giáo dục của chương trình,
cơ sở đảo tao
1.3.1 Mô hình AUN-QA cấp trường
Chiến lược đảm bảo chất lượng đối với cấp trường xoay quanh 1] tiêu chí được minh họa trong hình dưới đây Sự mong đợi của các đôi tượng có liên quan Ũ Ï iz I Sứ mệnh | Chính sách, Hoạt động kê hoạch ` giáo dục : an lv Than Muc tiéu Quan ly < Hoạt động _._ - xa h tựu
+———> Nguôn lực nghiên cứu dat
Trang 38Chiến lược đảm bảo chất lượng đối với cấp trường xuất phát từ sự đòi hỏi
của các đối tượng có liên quan, được thể hiện trong tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
và mục đích hướng đến của trường đại học Điều này có nghĩa là hoạt động đảm bảo
và đánh giá chất lượng sẽ luôn bắt nguồn từ các câu hỏi về sứ mệnh và mục tiêu (cột 1) và kết thúc bằng những thành tựu đạt được (cột 4) để đáp ứng sự mong đợi của các
đối tượng có liên quan
Cột thứ 2 chỉ ra cách một trường đại học lên kế hoạch để đạt được các
mục tiêu:
Lồng phép mục đích cần đạt được vào các chính sách và chiến lược phát triển
- Cấu trúc và phương thức quản lý của trường đại học
- Quản trị nguồn lực con người: nguồn nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu - Ngân sách cần có để đạt được các mục tiêu
Cột thứ 3 chỉ ra hoạt động cốt lõi của một trường đại học
- _ Hoạt động dạy và học tập - - Hoạt động nghiên cứu
-_ Đóng góp cho xã hội và thúc đây, phát triển cộng đồng
1.3.2 Mô hình AUN-QA về hệ thống đâm bảo chất lượng bên trong (IQA)
Để liên tục cải tiến, trường đại học cần tô chức hệ thống đảm bảo chất lượng một cách có hiệu quả và thực hiện các chuẩn mực đề ra để tiễn tới đạt được một nền
giáo dục hồn hảo | |
Mơ hình AUN-QA về IQA của trường đại học bao gồm 11 tiêu chí, xoay
quanh các lĩnh vực sau:
[1 Khuôn khổ đảm bảo chất lượng nội bộ;
Trang 391 Và theo dõi các hoạt động đề thực hiện cải tiến
Đảm bảo chất lượng bên trong
Các công cụ theo dõi, kiêm tra
Hình 3- Mô hình AUN-OQA về hệ thống IOA
Đảm bảo chất lượng bên trong
Ũ Quá trình Phản hỗitừ | Hoạt đống
Các công cụ h ˆ „ hi ` 1 hié ,
: ¡ lê đâu — ró ứu
theo đối, kiểm ọc tập của Tỉ lệ đậu -rớt | t h trường lao nghiền œ
sinh viên động & cựu
tra aink ihn
Các công cụ Đánh giá sinh | Đánh giá Đánh giá Đánh giá
đánh giá [| viên chương trình | hoạt động việc phục vụ
và khóa hoc nghiên cứu công đồng
Quy trinh QA Đảm bảosự | Đảm bảo chất | Đảm báo chất | Đảm bảo
chuyên biệt > danh giá lượng đội ngũ lượng CƠ SỞ chât lượng
sinh viên vat chat ho tro sinh
Các công cụ Phân tích Kiểm toán nội | Hệ thống Số tay chất
QA cụ thể > SWOT bộ thông tin lượng
Theo dõi, cải tiến
Một hệ thông đảm bảo chât lượng bên trong trường đại học là tống thê các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất
lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng Đó là một hệ thống mà dưới sự tác động của nó, nhà các quản lý và nhân viên
hài lòng với cơ chế kiểm soát đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học
1.3.3 Mô hình AUN-QA đổi với cấp chương trình
Mô hình AUN-QA đối với cấp chương trình chú trọng vào hoạt động giảng
dạy và học tập với các hướng tiếp cận:
Trang 40L Chất lượng đầu ra
Nhằm tăng cường và duy trì công tác đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, AUN đã rà soát tài liệu hướng dẫn và quy trình AUN-QA Mô hình AUN-QA đối với cấp chương trình ban đầu đã có những điều chỉnh (từ cuối năm 2010) để nâng cao khả năng triên khai, hiệu quả đánh giá và tác động Nguyên bản và bản điêu chỉnh của mô hình AUN-QA được minh họa tương ứng ở hình 4 và hình 5 dưới đây Đảm báo chất lượng và đôi sánh trong nước, quốc fẽ mong đợi asx 2 z Ke 7 W$A Sự hài lòng của các đôi tượng có liên quan Thành tựu đạt được
Chương trình Nội dung Tổ chức Quan Đánh giá *?
chỉ tiệt chương ttrinh chương điểm sinh viên
Chất Ch hong nhân | Chất lượng Tư vấn Cơ sở vật >
viên hỗ trợ ` A kK
luong sinh vién sinh vién | chat
Dam bao chat Đánh giá Thiết kế Hoạt động phát | Phánhồi các Ì
lượng dạy/ học sinh viên chương trình triên đội ngũ bên liên quan
Hỗ sơ tốt Tỉ lệ Tỉ lệ Thời Kha nang |”
nghiệp tốt không tốt | gian tốt tuyển dụng
Đảm bảo chât lượng và đôi sánh trong nước, quôc tê
Hình 4- Mô hình AUN-QA cấp chương trình trước khi điều chỉnh