1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền qua bản tin nội bộ công đoàn học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

107 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 10,71 MB

Nội dung

Trang 1

|

Job Bf AL

HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHÍNH QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

*wwxkxxk*%

TANG CUONG CONG TAC THONG TIN

TUYEN TRUYEN QUA BAN TIN NOI BO CONG DOAN HOC VIEN BAO CHI VÀ TUYEN TRUYEN HIEN NAY

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm thực hiện đề tài xin cam đoan đây là công trình nghiÊn cứu độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã cơng bỗ trong và ngồi nước Các kết quả công bố trong đề tài là chính xác và trung thực Các tham khảo, trích dẫn đều rõ nguôn Nếu sai chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật

Chủ nhiệm đề tài

Trang 3

MỤC LỤC

MO ĐẦU 2-22-2222 21 E111 7111111 11111211 1111021111 11111121211 1 Chuong 1: XUAT BAN BAN TIN NOI BO - NHUNG VAN DE

LY LUAN CO BAN ooo eeccecccecssesssesssesssssssessscsscsscsssessvecsecascnsvecsucstsssecesecesseneee 10

1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ cơ bản «se secsesecrseee 10

1.2 Đặc điểm của Bản tin nội bộ 2-2 cz cv cvezxevkrrreereee 12

1.3 Vai trò của Bản tin nội ĐỘ - - 55 + Sv* se ecee 16

1.4 Phương thức xuất bản bản tin nội bộ - 2 sex sở 18 Chương 2: XUẤT BẢN BẢN TIN NỘI BỘ CƠNG ĐỒN HỌC VIỆN

BAO CHI VA TUYEN TRUYEN THONG TIN TUYEN TRUYEN

PHUC VU LOI ICH CUA NGƯỜI LAO ĐỘNG 23 2.1 Lược sử về Học viện Báo chí và Tuyên truyễn - 5s: 23

2.2 Các sản phẩm truyền thông tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 24

2.3 Sự cần thiết của việc xuất bản Bán tin nội bộ Cơng đồn

tại Học viện Báo chí và Tuyên truyễn 2 +2 sex rxevxerxeree 29

2.4 Nhu cầu của cơng đồn viên về nội dung và hình thức

của Bản tin nội bộ Công đoàn . G55 + 1S vs Hy ng 40

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYÉN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIEU QUA CUA BAN TIN NOI BO CONG DOAN HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

3.1 Giải pháp xây dựng Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện

Báo chí và Tuyên truyên - ¿- 6-56 S2 SSS2 2E E1 Errrkerkerrered 47 3.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

của Bản tin Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyễn 69 KET LUAN 0 .:õ4 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-26 SEk‡EE+E+EEvEEEeExvEkeerkerrkcrcee 75

Trang 4

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài _

Điều 10, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam, qui định: “Cóng đồn là tơ chức chính trị - xã hội của giai cấp

công nhân và người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyên lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác” [23]

Điều 2, Luật Cơng đồn cũng ghi rõ: “Cơng đồn đại điện và bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần của người lao động”[23]

Những năm qua, các thế hệ lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền

luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: Mọi chủ trương, chính sách đều chỉ nhằm

đem lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng hết sức làm; việc gì có hại cho dân, dù nhỏ cũng hết sức tránh Chính vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ mọi hoạt động của tổ chức Cơng đồn, khơng ngừng chăm lo đến các nhu cầu và lợi ích thiết thực của từng đoàn viên cơng đồn trong Học

viện

Ngồi việc hưởng thụ các quyền lợi về vật chất, các cơng đồn viên cịn được hưởng thụ các quyên lợi về tỉnh thần Một trong những hưởng thụ quyền

lợi về tỉnh thần ấy là được thỏa mãn nhu cầu thông tin về mọi mặt của đời

Trang 5

công chúng và Quảng cáo, Khoa Quan hệ quốc tế Với đặc thù một cơ quan có hơn 395 cán bộ, viên chức và người lao động thì số lượng sản phẩm truyền thông như vậy cũng là khá nhiều Tuy nhiên, công đoản viên và người lao động vẫn đang có nhu cầu rất cao về thông tin hoạt động cơng đồn - một mảng rất quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống cơng đồn viên, người

lao động - mà tổ chức Cơng đồn Học viện lại chưa có một bản tin riêng của

mình Nhiều cơng đồn viên, người lao động cho rằng, rất cần thiết phải xuất bản một bản tin riêng về hoạt động Cơng đồn Học viện

Trong nhiệm kỳ hoạt động của Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên

truyền (2012 - 2015), Thường vụ Cơng đồn Học viện đã quyết định thành lập

Ban Truyền thông, với chức năng nhiệm vụ tuyên truyền, cỗ động hoạt động của các cơng đồn cơ sở trực thuộc Cơng đồn Học viện; đồng thời thông tin chung về người lao động và những lợi ích của mình, trong đó có đội ngũ cán bộ, viên chức trong toàn Học viện Ban Truyền thông chịu trách nhiệm xây

dựng Đề án và tô chức thực hiện việc xuất bản Bản tin nội bộ Cơng đồn Học

viện Báo chí và Tuyên truyền

Với mục đích nghiên cứu về sự cần thiết phải xuất bản một Bản tin nội

bộ Cơng đồn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để thỏa mãn nhu cầu thơng tin của cơng đồn viên, người lao động và tìm giải pháp khả thi để bản tin này hoạt động hiệu quả, Ban Chấp hành Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đăng ký nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền qua Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Đề tài được giao cho Ban Truyền thơng của

Cơng đồn Học viện tô chức thực hiện

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 6

ban bao chí; tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo, Tuy nhiên, các tài

liệu hầu như không luận bàn về Bản tin nội bộ với tư cách là một hình thức

thông tin báo chí trong loại hình báo ïn

Hiện có hai tác giả và công trình khoa học ở Việt Nam đề cập đến vấn

đề Bản tin nội bộ trong công trình nghiên cứu của mình Cụ thể:

- Một là, Đề tài khoa học cấp cơ sở biên soạn giáo trình “áp môn báo

in” phục vụ giảng dạy môn học “Nhập môn báo ïn” trong chương trình đào

tạo đại học chính quy tại Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

được thực hiện vào tháng 11/2008 Đề tài do TS Hà Huy Phượng làm chủ nhiệm Công trình đã luận bàn nhiều nội dung mang tính chất chung về loại

hình báo chí truyền thống ra đời đầu tiên Cụ thể các vấn đề như: Khái niệm

về báo 1n; Sơ lược lịch sử ra đời và thời kỳ phát triển của báo in; Đặc điểm của báo in; Phân loại báo in; Tổ chức hoạt động tòa soạn và quy trình xuất

bản báo in; Kinh doanh và phát hành sản phẩm báo in

Trong phần nội dung nghiên cứu về việc phân loại báo ¡n, tác giả đã đưa ra một quan niệm về Bản tin nội bộ Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng ở

việc nêu vấn đề (nửa trang 61) về Bản tin nội bộ với tư cách là một loại sản

phẩm của báo in mà chưa đi và nghiên cứu sâu về nội hàm của Bản tin nội bộ

- Hai là, trong công trình “PR - Lý luận và ứng đụng” của PGS,TS Đinh Thị Thúy Hằng (Chủ biên, Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và các cộng sự, đã dành 12 trang bàn đến

hình thức PR nội bộ (từ trang 210 đến trang 222) Tuy nhiên, công trình này

cũng chỉ bàn về thông tin nội bộ dưới góc độ PR, mà không có dòng nào về

thông tin nội bộ dưới góc độ Bản tin nội bộ Trong khi đó, đối với lĩnh VỰC quan hệ công chúng, hoạt động PR nội bộ thông qua việc xuất bản Bản tin là

hình thức hiệu quả, góp phần rất tốt trong việc truyền thông xây dựng hình

ảnh, thương hiệu của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Bản tin nội bộ là một

Trang 7

Có thể thấy, trước thời điểm đề tài này thực hiện, chưa có công trình

khoa học nào nghiên cứu sâu rộng, mang tính hệ thống vẻ lý luận cũng như

thực tiễn hoạt động xuất bản Bản tin nội bộ

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với hơn 50 năm xây dựng và

phát triển, chưa xuất một bản tin nội bộ nào theo đúng tính chất của hình thức

này và cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ

thống về việc xuất bản Bản tin nội bộ, đặc biệt là Bản tin nội bộ Cơng đồn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Do đó, có thể khẳng định, đề tài này

hoàn toàn mới về nghiên cứu lý luận cũng như về nghiên cứu thực tiễn, không

trùng lắp với các nghiên cứu đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu $.I Mục đích nghiên cứu

Công trình nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng của Bản tin nội bộ đối

với một đơn vị, nhất là đối với hoạt động của tô chức Cơng đồn, từ đó nhằm

đề xuất việc xuất bản một Bản tin nội bộ Công đoàn Học viện Báo chí và

Tuyên truyền Việc cho ra đời bản tin nội bộ này sẽ thỏa mãn nhu cầu thông tin của công đoàn viên và người lao động của nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo mà Đảng và Nhà nước giao phó

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là:

- Thứ nhất, hệ thông hóa những vấn đề lý luận chung về Bản tin nội bộ,

cụ thể gồm: Khái niệm; Vai trò của bản tin nội bộ; Đặc điểm của bản tin nội

bộ; Kỹ năng và phương thức tổ chức xuất bản bản tin nội bộ; Những yêu cầu

đối với việc xuất bản bản tin nội bộ Đây là cơ sở lý luận để nhóm thực hiện dé tai khảo sát thực tế về việc xuất bản bản tin nội bộ ở Học viện Báo chí và

Tuyên truyền nói chung, xuất bản Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí

và Tuyên truyền nói riêng

- Thứ bai, khảo sát thực tế về việc xuất bản bản tin nội bộ ở Học viện

Trang 8

viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Cụ thể: Giới thiệu sơ lược về Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, những nhu cầu và sự cần thiết về hoạt động thông tin tuyên truyền về nhà trường trên các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông nội bộ nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu Học viện

Báo chí và Tuyên truyền; Khảo sát thực tế nhu cầu của cán bộ, viên chức,

người lao động ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc xuất bản Bản tin nội bộ của Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp và khuyến nghị sự cần thiết phải tăng cường thông tin, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Nhà trường, nhất là về lợi ích của người lao động qua Bản tín nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền |

- Thứ ba, đề xuất mô hình xuất bản Bản tin nội bộ Công đoàn

HVBC&TT có thể ra đời Đưa ra hệ thống giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Nhà trường, trong đó có lợi ích của người lao động bằng Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đưa ra những gợi ý để Bản tin

nội bộ Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể hoạt động bền

vững, hiệu quả

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền qua Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác thông tin tuyên truyền qua ban tin nội bộ tại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung, đặc biệt là đối với Bản tin nội

bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Thời gian nghiên

Trang 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận về báo chí và truyền thông hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam Đặc biệt, là

dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về báo chí, về tô chức công đoàn và cơ sở lý luận báo chí, lý luận và các khoa học liên ngành như: tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, kinh tế học

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên Cứu công cụ sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm các tài liệu như sách, báo,

tạp chí khoa học, các văn bản pháp luật ban hành, đọc, tham khảo, hệ thống

hóa những vẫn đề về lý luận và kỹ năng về báo chí truyền thông: về tổ chức

Cơng đồn; về Bản tin nội bộ; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật

của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông và lợi ích của người lao

động ; từ đó kế thừa, trích dẫn, đưa ra luận điểm về những vấn đề lý luận liên quan đến Bản tin nội bộ và sự cần thiết phải cho ra đời Bản tin nội bộ

Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, diễn giải, quy

nạp, chứng minh: Khảo sát thực tiễn việc xuất bản bản tin nội bộ tại Học viện

Báo chí và Tuyên truyền; thông kê, phân loại, phân tích, diễn giải, quy nạp, chứng minh bằng các số liệu cu thé liên quan đến việc tăng cường thông tin tuyên truyền qua Ban tin nội bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phương pháp điễu tra xã hội học: Thông qua việc lập bảng hỏi phỏng

vấn an két các đối tượng liên quan nhằm có được những số liệu xác thực,

khách quan để minh chứng cho nhu cầu cần thiết để cho ra đời Bản tin nội bộ

Trang 10

đoàn viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhằm thu thập thông tin về

nhu cầu của họ về thông tin cơng đồn nói chung; nhu cầu của họ về Bản tin

nội bộ Cơng đồn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng; ảnh

hưởng của báo chí, Bản tin nội bộ Công đoàn của Học viện Báo chí và Tuyên

truyền đối với họ; những góp ý của họ đối với ý tưởng về nội dung, hình thức, phương thức xuất bản Bản tin nội bộ Cơng đồn Kết quả điều tra định lượng này sẽ là tư liệu cơ bản để sử dụng trong đề tải

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành đối với các nhà lãnh đạo Học viện thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng

vấn qua điện thoại Cụ thê các đối tượng như: Ban giám đốc Học viện Báo chí

và Tuyên truyền, Ban Chấp hành Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên

truyền các thời kỳ, các nhà hoạt động nghiên cứu lý luận và chuyên môn về báo chí và truyền thông Việc sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu nhận những kết quả định tính, những đánh giá khách quan, có trọng lượng về

sự cần thiết phải cho ra đời Bản tin nội bộ Cơng đồn của Học viện Báo chí

và Tuyên truyền và giải pháp phát triển bản tin này trong tương lai

- Phương pháp thảo luận nhóm: Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành

thảo luận nhóm trên lớp với sinh viên chuyên ngành báo chí và quan hệ công

chúng về sự cần thiết của Bản tin nội bộ nói chung, Bản tin nội bộ Cơng đồn

Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Đây là những thông tin quan trọng, khách quan để nhóm thực hiện đề tài bố sung, hoàn thiện công trình

- Phương pháp lập diễn đàn trên mạng internet: Nhóm thực hiện đề tài đã đưa thông điệp về Bản tin nội bộ, bản đề mô Bản tin nội bộ Cơng đồn

Học viện Báo chí và Tuyên truyền lên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Face

book; đưa thông điệp lên Website: www.ajc.edu.vn Việc sử dụng phương

pháp này nhằm nhận được ý kiến phản hồi từ các nhà chuyên môn và cán bộ,

viên chức về sự cần thiết của việc xuất bản Bản tin nội bộ Cơng đồn Học

Trang 11

hiệu quả, góp phần cùng với Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và

đào tạo

Các nhóm phương pháp nêu trên vừa mang tính truyền thống, vừa thể

hiện tính hiện đại, giúp cho nhóm thực hiện đề tài đạt được kết quả nghiên

cứu đảm bảo độ chính xác, tin cậy

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài là tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về lý luận

báo chí và truyền thông cũng như những ai quan tâm đến vấn đề xuất bản bản

tin nội bộ

6.2 Giá trị thực tiễn

- Đề tài có giá trị tham khảo thực tiễn tại các các cơ quan, don vi, doanh nghiép đối với việc xuất bản bản tin nội bộ nói trong hoạt động quan hệ

công chúng

- Đề tài là tài liệu tham khảo cho Cơng đồn các cơ quan trong việc

xuất bản Bản tin nội bộ thông tin tuyên truyền hoạt động công đoàn đảm bảo

lợi ích của người lao động

- Đề tài có giá trị thiết thực đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền

trong việc xuất bản bản tin nội bộ nói chung, Bản tin nội bộ Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng, đặc biệt là bộ phận thực hiện xuất ban Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài gồm

Trang 12

Chương 1

XUẤT BẢN BẢN TIN NỘI BỘ - NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ cơ bản

1.1.1 Khái niệm

+ Khái niệm “Bản tín nội bộ”:

Điều 3, Chương Í của Luật Báo chí năm 1989 (sửa déi, bé sung nam 1992) qui dinh vé “Cac loại hình báo chí” chưa có thuật ngữ “Bản tin nội bộ” Do vậy, theo Luật Báo chí thì Bản tin nội bộ không thuộc loại hình báo chí, mà chỉ là ấn phẩm thông tin riêng của một tổ chức xã hội, một cơ quan, một

công ty, một doanh nghiệp

Trong Qui chế xuất bản Bản tin ban hành kèm theo Quyết định số 53/2003/QĐÐ-BVHTT ngày 4/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa — Thông tin

(nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), ở Điều 3 khẳng định rõ:

“Bản tin nêu trong Qui chế này không thuộc loại hình báo chí mà là ấn

phẩm thông tin; xuất bản định kỳ, tuân theo các qui định cụ thể về khuôn khô, số trang, hình thức trình bày, nội dung và phương thức thê

hiện nhằm thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, thông

tin kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị

của các cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam” [ ]

Như vậy, theo Qui chế này, mặc dù Bản tin nội bộ không phải là một loại hình báo chí nhưng vẫn phải được bộ Thông tin và Truyền thông cho phép xuất bản và phải xuất bản định kỳ như một loại hình báo chí

Trong Hội nghị tổng kết 20 năm (1989 - 2009) Bản tin Thông báo nội

bộ của các cơ quan Đảng trên 64 tỉnh thành, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Bản tin nội bộ chính là tài liệu mang tính nội bộ của Đảng,

phục vụ sinh hoạt chi bộ” [ ]

Tùy theo cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam có nhu cầu xuất bản

Trang 13

mà có cách quan niệm của riêng mình Tuy nhiên, để ra đời được bản tin nội

bộ này thì cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam buộc phải có đủ điều kiện như qui định ở Điều 9 của Qui chế xuất bản Bản tin ban hành kèm theo Quyết

định số 53/2003/QĐ-BVHTT ngày 4/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa —

Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)

Trong đề tài khoa học cấp cơ sở biên soạn giáo trình “Nhập môn báo in”, năm 2008, tác giả Hà Huy Phượng đã đưa ra quan niệm về Bản tin nội bộ:

“Bản tin nội bộ làm nhiệm vụ thông tin tin tức hoạt động của các cơ quan,

đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong tuần, tháng

hoặc quí” [26,ø ó1] -

Theo tác giả Đinh Thị Thúy Hằng và các cộng sự:

để thực hiện PR (Publis Relation) nội bộ, người ta dùng các công cụ khác nhau và kênh thông tin là báo chí nội bộ (newsleters, newspapers)

Báo chí nội bộ này xuất bản định kì, chỉ cần ít trang, đề cập tới những

chính sách, hoạt động đang diễn ra trong tô chức, là “kênh” để nhân

viên chia sẻ suy nghĩ của họ [15, tr 51, 52]

Dựa vào những nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một khái niệm về Bản

tin nội bộ như sau: Bản tin nội bộ không thuộc loại hình báo chí, mà là ấn

phẩm thông tin của một cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam, nhằm thông

tin về hoạt động nội bộ, xuất bản định kỳ và tuân theo các qui định cụ thể về

khuôn khổ, số trang, hình thức trình bày, nội dung và phương thức thể hiện

+ Khái niệm “Bản tin nội bộ Cơng đồn ”:

Dựa vào khái niệm về Bản tin nội bộ, chúng tôi đưa ra khái niệm về

Bản tin nội bộ Công đoàn như sau: “Bản tin nội bộ Cơng đồn khơng thuộc loại hình báo chỉ, mà là ấn phẩm thông tin của tổ chức Công đoàn được xuất

bản định kỳ; tuân theo các qui định cụ thể về khuôn khổ, số trang, hình thức

Trang 14

Như vậy cũng có thê hiểu: Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền là không thuộc loại hình báo chí, mà chỉ lò ấn phẩm thông

tin của tổ chức Cơng đồn Học viện được xuất bản định kỳ; tuán theo các qui

định cụ thể về khuôn khổ, số trang, hình thức trình bày, nội dung và phương thức thể hiện; nhằm thông tin về hoạt động nội bộ của tổ chức Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.2 Đặc điểm của Bản tin nội bộ

1.2.1 Đặc điểm về hình thức của Bản tin nội bộ

Hình thức bản tin nội bộ được xem xét ở ba góc độ là:

- Hình thức xuất bản;

- Hình thức khuôn khỗ giấy, thiết kế và trình bày, in ấn;

- Hình thức thể loại tác phẩm và ngôn ngữ biểu đạt thông tin

+ Về hình thức xuất bản:

Không tính bản tin nội bộ xuất bản trên internet (trang thông tin điện tử), Bản tin nội bộ xuất bản dưới hình thức in ấn thường có hai dạng là:

- Bản tin nội bộ thể hiện bằng ngôn ngữ văn tự;

- Bản tin nội bộ thể hiện bằng hình ảnh (tranh hoặc ảnh chụp)

Hình thức bản tin thể hiện bằng văn tự là rất phổ biến và có từ lâu đời (năm 1611 ở Pháp đã có tờ tin “Tin fức thường ngày” dùng để thông tin chiến trận) Các tờ tin ảnh cũng phố biến ở các nước trên thế giới ở thế kỷ 20 Đây

là hình thức thông tin tin tức trực quan, phù hợp với nhiều loại đối tượng

+ Về hình thức khuôn khổ giáy, thiết kế và trình bày, in ấn:

- Khổ giấy sử dụng để in ấn báo chí có 3 ký hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, đó là các ký hiệu A,B,C Các sản phẩm báo chí thường

sử dụng mã giấy ký hiệu A, trong đó phố biến sử dụng kích thước A2 (42cm x 58cm), A3 (29cm x 42cm), A4 (21cm x 29,7cm), A5 (14,5 x 21cm) Tuy theo ý tưởng của đơn vị xuất bản bản tin mà sử dụng kích thức giấy cho phù

hợp Khô giấy sử dụng cho Bản tin nội bộ phổ biến nhất vẫn là kích thức

Trang 15

- Số trang là đơn vị cấu thành nên sản phâm báo in Số trang trong một sản phẩm báo in thường được tính theo tay in (các trang cùng nằm trên một bề mặt in theo loại máy in có thê in được) Một tay in có số trang ít nhất là 04 trang, nhiều nhất là 16 trang Số trang in của một cuốn bản tin nội bộ thường không nhiều hơn 32 trang (8 tay in 4 trang) Việc tạo ra số trang in và khổ giấy vừa phải giúp cho người đọc dễ sử dụng mang theo người hoặc bỏ vào

cặp, túi sách

Trong trang in bản tin nội bộ, tùy theo điều kiện của mỗi cơ quan mà

tạo ra hình thức sản phẩm bản tin có kết cấu bìa và ruột riêng biệt, hoặc chỉ

cùng một chất liệu giấy, không tô chức theo kết cấu bìa và ruột

Nếu xây dựng kết cấu theo bìa và ruột thì trang bìa của Bản tin nội bộ

ghi rõ tên Bản tin nội bộ, tên cơ quan xuất bản và ngày tháng năm xuất bản Trang cuối (sinnhe) cần ghi rõ, đầy đủ các chức danh Ban biên tập, ngày tháng năm của Giấy phép xuất bản do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, nơi in, số lượng in, kỳ hạn xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản Những thông tin này giúp cho người đọc hoặc các nhà quản lý dễ dàng nhận biết khi

cần đọc hay thanh tra, kiểm tra thông tin của Bản tin nội bộ Trên Ban tin nội

bộ không ghi giá bán như các ấn phẩm báo chí khác

Nếu xây dựng kết cấu không có phan bìa thì sẽ được tính theo đơn vị từ trang 1 đến trang cuối Cách thức tổ chức thông tin cũng sẽ khác biệt, không theo logic như cách kết cấu bìa - ruột

Trong Bản tin nội bộ có bao nhiêu chuyên trang, chuyên mục tùy thuộc vào ý tưởng tô chức nội dung của Ban biên tập hoặc theo yêu cầu, tính chất của từng số xuất bản Tuy nhiên, những chuyên mục, chuyên trang mang tính chất ổn định thì số nào cũng phải xuất hiện, cho đến khi chuyên mục này không còn phát huy hiệu quả nữa thì mới bị xóa bỏ

+ Về hình thức thể loại tác phẩm và ngôn ngữ biểu đạt thong tin:

Thể loại báo chí sử dụng trong Bản tin nội bộ chủ yếu là thể loại Tin

Trang 16

- Tin bằng văn tự;

- Tin bằng đồ họa (đồ họa thông tin, đồ họa tin tức);

_ = Tin bằng ảnh chụp

Các thể loại báo chí khác được sử dụng rất hạn chế trên các bản tin nội

bộ, chủ yếu là bài phản ánh, bình luận ngắn, tùy theo mục đích và chủ đề đặc

biệt hay không đặc biệt của từng số, tùy theo yêu cầu của chuyên trang,

chuyên mục |

Ngôn ngữ sử dụng trong thê loại tin là ngôn ngữ báo chí, giàu thông tin, mang tính khuôn mẫu Mục tiêu là đề trả lời các câu hỏi (5W + 1H) như: - AI? - Cái gì? - Ở đâu? - Như thế nào? - Tại sao? - Ra sao?

1.2.2 Đặc điểm về nội dung của Bản tin nội bộ

- Nội dung của Bản tin nội bộ chỉ tập trung thông tin về hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam - đơn vị đứng tên xin phép xuất bản Ngoài ra, Bản tin nội bộ cũng cập nhật những thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ, thông tin kết

quả nghiên cứu, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị, giải trí của cơ quan, tổ

chức, pháp nhân Việt Nam đó hoặc trong hệ thống ngành

- Nội dung thông tin không được vi phạm các qui định tại Điều 5 của Qui chế xuất bản Bản tin như:

+ Không được gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân

chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại

Trang 17

+ Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy,

tội ác;

+ Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế,

đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam qui định;

+ Không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, uy tín của

các tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân;

+ Không được quảng cáo trong nội dung ban tin

- Mặc dù là Bản tin nội bộ nhưng không phải nội dung nào của nội bộ

cơ quan cũng được đăng tải, mà cũng cần phải được người chịu trách nhiệm

về xuất bản Bản tin nội bộ biên tập kỹ càng, cân nhắc lợi - hại trước khi xuất

bản

1.2.3 Đặc điểm về tô chức bộ máy của Bản tin nội bộ

- Về cơ bản, cơ cấu tô chức bộ máy của Bản tin nội bộ cũng tương tự như mô hình tháp của một tòa soạn bao in Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ và mục đích đặc biệt của Bản tin nội bộ, nên mô hình tổ chức bộ máy rất

gọn nhẹ, thông thường chỉ có một phòng làm việc và có khoảng 1-5 cán bộ (vừa lao động quản lý vừa tác nghiệp kỹ năng sáng tạo tác phẩm và tổ chức

sản xuất sản phẩm) |

- Các cơ quan, tô chức, pháp nhân phải cử một người đứng tên Chịu

trách nhiệm về việc xuất bản Bản tin nội bộ Người này sẽ chịu trách nhiệm

trước cơ quan quản lý nhà nước và trước pháp luật về nội dung thông tin và

hoạt động xuất bản Bản tin nội bộ Chính vì trách nhiệm lớn như vậy, cho nên,

ngoài việc có quyền lực và có uy tín trong cơ quan thì người này phải có nghiệp vụ quản lý thông tin, như: đưa ra các định hướng cơ bản, chỉ đạo toàn

bộ hoạt động của Bản tin Thông thường là một người trong Ban lãnh đạo cao

Trang 18

- Có khoảng 1- 5 người để làm nhiệm vụ chuyên trách tô chức bài cho

từng số, như: viết tin bài, chụp ảnh; tô chức mạng lưới cộng tác viên, đặt viết

tin bài; lựa chọn, biên tập, tổ chức nội dung, thiết kế và trình bày cho từng số xuất bản; in ấn và phát hành sản phẩm (nội bộ) Trong bộ phận này phải có ít nhất một người phụ trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi vấn đề tài chính và kỹ

thuật của từng số Bản tin (xem hình)

Mô hình tô chức tòa soạn xuât bản Bản tin nội bộ 1.3 Vai trò của Bản tin nội bộ

Bản tin nội bộ có các vai trò cơ bản sau:

Trang 19

thiệu những khẩu hiệu ngắn gọn thể hiện phương châm hành động của cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam - đơn vị đứng tên xin phép xuất bản - giúp cho công chúng có thể hiểu nhanh nhất những gì mà cơ quan, tổ chức, pháp

nhân Việt Nam ấy muốn quảng bá Như vậy, Bản tin nội bộ đóng vai trò đầu

mối liên lạc giữa lãnh đạo cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam với nhân viên của mình và trong hệ thống ngành |

+ Là công cụ truyền bá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chủ trương của ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, pháp nhân: Bản tin

nội bộ có vai trò là công cu truyén bá đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp

luật của nhà nước, chủ trương của ban lãnh đạo cơ quan, tô chức, pháp nhân

Việt Nam, giúp cho cán bộ, viên chức và người lao động nhận thức đúng về

chế độ, về môi trường nơi mình đang làm việc, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi thành viên trong tổ chức

+ Khơi dậy và củng có niềm tin trong mỗi cán bộ, viên chức và người

lao động, làm cho họ tin tưởng vào lãnh đạo và tự tin khi làm việc: Nhờ thông

tin kịp thời, chính xác về những hoạt động nội bộ của cơ quan, tô chức, pháp

nhân Việt Nam, từ các hoạt động chính như sản xuất, dạy học đến những

việc đời thường như: việc làm, việc hiếu, hi, từ thiện Bản tin nội bộ góp phần

khơi dậy và củng có niềm tin trong mỗi cán bộ, viên chức và người lao động,

làm cho họ tin tưởng vào lãnh đạo và tự tin khi làm việc Điều này khiến cho họ sẵn lòng chia sẻ tâm tư, nguyện vọng cá nhân, “hiến kế”? cho lãnh đạo

những giải pháp phát triển cơ quan, góp ý, phê bình lãnh đạo mà không e ngại Như vậy, Bản tin nội bộ đã đóng vai trò to lớn trong việc xáy đựng một nê nếp

văn hóa công sở thẳng thắn, trung thực, lành mạnh và cởi mở

+ Làm nổi bật vai trò, vị thế của cơ quan, tổ chức, pháp nhán Việt Nam

đó trong hệ thống ngành: Thông qua việc cung cấp những thông tin về khoa

Trang 20

bộ đã góp phan lam nổi bật vai trò, vị thế của cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam đó trong hệ thống ngành

1.4 Phương thức xuất bản Bản tin nội bộ

| 1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị cho sự ra doi cua Ban tin nội bộ + Xác định mục tiêu của Bản tin nội bộ:

Bản tin nội bộ là “người đại diện”, “người phát ngôn chính thức” của một cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ truyền thông

nội bộ, nhằm gắn kết các thành viên trong cùng đơn vị và các đơn vị trong hệ thống ngành

Phải thực hiện mục tiêu quan trọng như vậy, cho nên Bản tin nội bộ

không thể hoạt động tắc trách, cầu thả, mà phải luôn hành động nghiêm túc và cân trọng, theo đúng qui định của luật pháp

+ Xác định công chứng của Bản tin nội bộ:

Công chúng ưu tiên của Bản tin nội bộ là cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động của chính cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam ấy

Tuy nhiên, với mục đích giao lưu và muốn quảng bá hình ảnh của mình, các cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam cũng có thể gửi Bản tin nội bộ cho những công chúng mục tiêu là đối tác của mình Khi đó, Bản tin nội

bộ có nhiệm vụ là phát ngôn chính thức của đơn vị tới mạng lưới thông tin va

công chúng ngoài ngành

+ Thiết lập ý tưởng về các chủ đề chính của Bản tin nội bộ:

Đây là công việc tốn thời gian và trí tuệ của những người được phân

công thực hiện Bản tin nội bộ và đòi hỏi sự đồng thuận cao giữa họ, bởi vì cần phải xác định được nội dung xuyên suốt và các chuyên trang, chuyên mục ôn định cho mọi số xuất bản Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Bản tin nội bộ

Trang 21

+ Xác định các điều kiện để ra đời và phát triển Bản tin nội bộ:

- Có người đứng tên chịu trách nhiệm về việc xuất bản Bản tin nội bộ

Người này sẽ có trách nhiệm điều hành, phân công công việc cho những người khác

- Lập kế hoạch về nguồn tải nguyên tư liệu có sẵn, nguồn tư liệu sẽ

khai thác trong phạm vi nội dung của Bản tin nội bộ, sao cho Bản tin nội bộ

vừa không lặp lại thông tin của các sản phẩm truyền thông khác đã có trong cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam, vừa độc đáo, hấp dẫn, có bản sắc riêng

- Xác định điều kiện kỹ thuật: phòng làm việc, máy tính nối mạng để

tương tác nhanh nhất với công chúng qua email, qua diễn đàn, bàn ghế làm

việc

- Xác định nguồn tài chính: tiền xuất bản, nhuận bút, chi phí kỹ thuật sẽ lấy từ nguồn nào? Số tiền bao nhiêu/một số xuất bản?

- Phân công lao động: từng người trong số được phân công làm Bản tin

nội bộ sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể Ai làm gì? Phối hợp nhóm ra

sao?

+ Xin giấy phép xuất bản:

Sau khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện để xin phép xuất bản Bản tin nội

bộ, như: có Quyết định thành lập cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam (Bản

sao có công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thấm quyền); có sơ yếu lý lịch

của người chịu trách nhiệm xuất bán Bản tin nội bộ; có tổ chức bộ máy hoạt

động phù hợp để bảo đảm cho việc xuất bản Bản tin nội bộ; đã xác định rõ

mục đích thông tin; có thiết kế măng sét (manchette - tên bản tin) của Bản tin

nội bộ; đã có dự kiến nội dung thông tin, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, SỐ lượng, nơi in; đã xác định rõ đối tượng phục vụ của Bản tin; có địa điểm

làm việc chính thức và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản Bản tin nội bộ, thì làm thủ tục gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông để

Trang 22

1.4.2 Qui trình thực hiện xuất bản Bản tin nội bộ

Khi đã có giấy phép xuất bản, thì qui trình xuất bản Bản tin nội bộ cũng tương tự như qui trình xuất bản các sản phẩm báo chí in khác

+ TỔ chức nội dung bản tin

+ Bước 1: Lập kế hoạch xuất bản

Dựa trên thiết kế các trang đã dự kiến, các thành viên phải lập kế hoạch

nội dung cho từng số Bản tin nội bộ sẽ xuất bản Đây là cơ sở để tạo ra các trang nội dung chính thức của Bản tin nội bộ sau này Từ kế hoạch nội dung này, mỗi thành viên trong tòa soạn sẽ được phân công những công việc cụ thể

để thực hiện |

+ Bước 2: Triển khai thực hiện kế hoạch xuất bản

Mỗi thành viên theo sự phân công của người phụ trách Bản tin nội bộ,

hoặc là tự mình sáng tạo tác phẩm, hoặc là đặt tin, bài cộng tác viên, hoặc là

khai thác từ các nguồn khác theo chủ đề của từng số Bản tin nội bộ mà mình

được phân công Biên tập viên chính sẽ lựa chọn những tin bài cần thiết, biên tập kỹ lưỡng và sắp xếp theo từng chuyên trang, chuyên mục

+ Bước 3: Tổ chức sản xuất sản phẩm

Các thành viên sẽ phác thảo mô hình của Bản tin nội bộ (như: trang bìa, trang cuối, măng - sét, chuyên trang, chuyên mục, nơi bố trí tin bài, ảnh, khung, đường viền, cỡ và kiểu chữ ) Bản phác thảo này như một khung “xương”, sau đó nội dung tin bài sẽ là “thịt? để đắp vào, tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh

Lựa chọn tin, bài, ảnh và biên tập để đưa lên mặt báo là khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm bản tin nội bộ Cần có tiêu chí cụ thể về từng yêu cầu tuyển chọn, biên tập tin, bài ảnh và tô chức mặt báo

Trang 23

Chịu trách nhiệm xuất bản hoặc Tổng biên tập, Trưởng Ban biên tập) Công

việc này nhằm rà soát tính định hướng chính trị, tính chính xác của thông tin

và kiểm tra bao quát toàn bộ sản phâm, từ nội dung đến các lỗi về văn phạm,

kĩ thuật Sau khi kiểm tra xong, người đứng tên chịu trách nhiệm xuất bản kí

vào bản cuối cùng cho phép in ấn và phát hành

+ Bước 4: In ấn và phát hành bản tin nội bộ

Khâu chế bản in có thể thực hiện ngay tại cơ quan, tô chức, pháp nhân

Việt Nam với điều kiện phải có các phương tiện kỹ thuật in ấn

Ngày nay, việc trang bị một dàn máy vi tính có cấu hình cao và các

thiết bị ngoại vi tốt, cơ quan xuất bản bản tin có thể thực hiện toàn bộ khâu

biên tập, tô chức trang, thiết kế và trình bày, in bản bông (bản in thử để soát lỗi) tại chỗ, rất thuận tiện cho việc kiểm sốt thơng tin hoặc thay đổi tin bài, kiểu dạng thiết kế bản tin, ké ca khâu duyệt sản phẩm

Từ bản thiết kế trên máy vi tính khi đã được duyệt, Ban biên tập sẽ

truyền trực tiếp đến máy in (của cơ sở in ấn) để in và sau đó là hoàn chỉnh sản phẩm

Vì là Bản tin nội bộ nên phạm vi phát hành chủ yếu trong cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam Hình thức phát hành chủ yếu “phát không” qua các đầu mối phòng, ban, hoặc đặt tại thư viện, các phòng nghỉ giữa giờ, hoặc

treo trên các bảng tin của cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam Ngoài ra, để

quảng bá cho mình, các cơ quan, tô chức, pháp nhân Việt Nam này cũng phát

hành Bản tin nội bộ (hình thức là tặng, cho ) cho các đối tác của mình

Tiểu kết chương Í

Trang 24

tơi đã giải quyết được những nội dung cơ bản về những vấn đề lý luận liên

quan đến bản tin nội bộ Cụ thê như:

- Đưa ra khái niệm Bản tin nội bộ và khái niệm Bản tin nội bộ công

đoàn

- Nêu ra các đặc điểm khái quát về bản tin nội bộ

- Chỉ ra vai trò của Bản tin nội bộ

- Nêu ra kỹ năng, phương thức và quy trình xuất bản bản tin nội bộ

Những nội dung cơ bản nêu trên là căn cứ khoa học, là tiền đề để thực

Trang 25

Chương 2

XUAT BAN BAN TIN NOI BO CONG DOAN HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN THONG TIN TUYEN TRUYEN PHUC VU

LOI ICH CUA NGUOI LAO DONG

2.1 Lược sử về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiền thân là Trường Tuyên

giáo Trung ương, được thành lập ngày 16 tháng 01 năm 1962 theo Nghị quyết số 36/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Tuyên huấn Trung ương I, Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và

Trường Đại học Nhân dân Tính đến thời điểm 2013 này, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền đã trải qua một chặng đường hơn 50 năm lịch sử vẻ vang

Khi mới thành lập, số cán bộ, viên chức chỉ có 172 người, có 5 khoa và

4 phòng trực thuộc Ban Giám đốc Đến nay, tổ chức bộ máy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phát triển thành 31 đơn vị trực thuộc Ban Giám

đốc, gồm 19 khoa, 3 Ban, 1 viện nghiên cứu, Văn phòng Học viện, Trung tâm

Thông tin - Tư liệu - Thư viện, Tạp chí và 5 phòng chức năng

Tổng số cán bộ, viên chức có 395, trong đó chuyên viên cao cấp và tương đương là 11; chuyên viên chính và tương đương là 112; chuyên viên và tương đương là 245; các ngạch khác là 28 Có 76 người có học vị tiến sĩ,

trong đó có 22 phó giáo sư và 1 giáo sự (Nguôn: Ban TỔ chức - Cán bộ

HVBC&TT, nam 2013)

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay là thực hiện theo Quyết định 304/QĐ-HVCTQG ngày 6/3/2006 của

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chính

Trang 26

tưởng, văn hóa và các khoa học xã hội & nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách

của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông [Quyết định 304/QĐÐ-HVCT† OG ngay 6/3/2006 của Giám đốc Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh] |

Trải qua 7 lần thay đối tên gọi cho phù hợp với tình hình và yêu cầu

nhiệm vụ của từng giai đoạn; thiếu thốn về cơ sở vật chất; khó khăn về nguồn nhân lực; tác động nhiều chiều của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa , Học

viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn vượt qua được thử thách và áp lực thời đại,

hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin cậy

của Đảng và Nhà nước |

Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền đã được Đáng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương

Hồ Chí Minh (năm 2007) và nhiều phần thưởng cao quí khác

2.2 Các sản phẩm truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên

truyền

2.2.1 Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông

Sau hơn một năm xuất bản Nội san “Báo chí và Ti uyên truyện”, phát hành nội bộ (tháng 11/1994), ngày 28/8/1995, Tạp chí “Báo chí và Ti tuyên truyền” được xuất bản chính thức

Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền có tôn chỉ mục đích: “Thông tin

những vấn để lý luận chính trị và nghiệp vụ báo chí, tuyên truyền, xuất bản,

góp phần truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tuyên truyền văn hóa; công bố kết quả các công trình nghiên cứu khoa học;

tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm đào tạo cán bộ giảng dạy lý luận và cán bộ thông tin đại chúng” [Giấy phép xuất bản số 244/GP-BVHTT cấp ngày

Trang 27

Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền phát hành trên toàn quốc, phục vụ các đối tượng: Cán bộ Tuyên huấn, Báo chí, Xuất bản ở các cơ quan Trung ương và địa phương, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và sinh viên và đông đảo bạn đọc Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền xuất bản 2 tháng/ 1 kỳ Tính đến tháng

6/2004, Tạp chí đã xuất bản được 62 số với 3.968 trang in

Từ năm 2007, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền đổi tên thành tạp chí Lý

luận Chính trị và Truyền thông, với các chuyên mục: Nghiên cứu - Trao đổi, Ý kiến - Kinh nghiệm, Thông tin - tư liệu, Nhân vật - sự kiện - đi sản, Chuông

làng báo, Thể giới trong lòng bàn tay, Tìn tức mọi mặt và một số chuyên mục cơ động khác như: Dân số và Phát triển, Chuyện nghề

Trình bày trang nhã và nghiêm túc, in ấn đẹp, nội dung phong phú và

có hàm lượng khoa học cao, đề cập nhiều góc cạnh của lý luận và thực tiễn,

Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông là một trong những ấn phẩm được đánh giá cao về nội dung và hình thức trong hệ thống các tạp chí của Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và báo chí khối Đảng

2.2.2 Trang thông tin điện tir: http://ajc.edu.vn

Trang thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền (gọi tắt là

Website Học viện) tại địa chỉ: www.ajc.edu.vn và www.bctt.edu.vn được ra

đời vào ngày 29/4/2004 theo Quyết định số: 177/GP-BC của Cục trưởng cục Báo chí Đây là công thông tin điện tử chính thức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Website Học viện có chức năng cung cấp, trao doi thông tin chính thức, công khai, một đầu mối, có thâm quyền trên mạng Internet của Học viện Báo chí và Tuyên truyền |

Website Học viện thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giới thiệu về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Học viện Báo chí

và Tuyên truyền;

- Công khai các thông tin của cơ sở đào tạo theo yêu cầu của Bộ Giáo

Trang 28

cáo 3 công khai, các văn bản - quy định có liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các nguồn

khác;

- Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ hoạt động của nhà

trường, nhắn mạnh hoạt động đào tạo, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp dạy -

học; hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học, xuất bản sách; hoạt động đối

ngoại góp phan tao dung và quảng bá hình ánh Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước công chúng trong nước và trên thế gidi;

- Phố biến, giáo dục đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước, trước hết về lĩnh vực đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng:

- Là một công cụ, phương thức hỗ trợ quá trình ra các quyết định quản

lý và điều hành của lãnh đạo Học viện: đảm bảo thông tin kịp thời các chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường tới các đơn vị Ban, Khoa, Phòng, Viện, Trung tâm trong Học viện; bảo đảm mối liên hệ thông suốt, chặt chẽ giữa Học viện với

sinh viên, giữa thầy và trò; giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và hệ

thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

- Là diễn đàn trao đổi về công tác nghiên cứu, nghiệp vụ giảng dạy của

cán bộ, giảng viên và về việc học tập, rèn luyện của sinh viên trong Học viện;

là nơi trao đổi kinh nghiệm và hình thức đào tạo phóng viên, đặc biệt là chuyên ngành Báo chí đa phương tiện, Báo mạng điện tử của Học viện; Là

cầu nối thông tin giữa Học viện và sinh viên/gia đình sinh viên Trong tương

lai Website Học viện là kênh thông tin phục vụ chương trình đào tạo trực

tuyến (E-learning);

Hiện tại, Ban Biên tập Website Học viện đã dành 1 mục nói về hoạt

động Cơng đồn của Học viện, tuy nhiên, thông tin trong chuyên mục này chưa được cập nhật Các tin tức về hoạt động cơng đồn nói chung, Cơng

đồn Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đăng tải chung với các hoạt động của

Trang 29

Ngoài 2 sản phẩm truyền thông được cấp phép xuất bản chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có các sản phẩm không thuộc loại hình báo chí (eo Quy chế xuất bản Bản tin, ban hành kèm theo Quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 9 năm 2003

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa — Thông tin), mà chỉ là các sản phẩm thông tin nội

bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được xuất bản theo yêu, cầu nhiệm vụ đặc thù, mang tính chất thông báo nội bộ trong Học viện, như: Thông tin

chuyên đề; Thông tin nội bộ; Bản tin nội bộ Văn phòng; Một số trang thông

tin điện tử của các khoa đào tạo nghiệp vụ báo chí — truyền thông như: Khoa

Phát thanh — Truyền hình (Songtre.vn), Khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo (PR&ad:vn), Khoa báo chí (Cmvn.vn)

Hiện tại, website của các khoa đào tạo chuyên ngành báo chí truyền thông chưa quan tâm đăng tải các tin tức về hoạt động cơng đồn nói chung, Cơng đồn Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.2.3 Thông tin chuyên đề

Thông tin chuyên đề do Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện của

Học viện Báo chí và Tuyên truyền chịu trách nhiệm tập hợp, tuyển chọn các

bài viết đã công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành của các nhà nghiên cứu, sau đó tô chức biên soạn, in ấn thành một ấn phẩm lưu hành nội bộ Thông tin chuyên đề ra số đầu vào tháng 01/2010 với tên gọi: “Hoạt động báo chí Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”

Thông tin chuyên đề phát hành 3 tháng/1 số Về mặt hình thức, ấn phẩm in trên khổ giấy A4; số trang dày hay móng tùy thuộc vào các bài viết

được tuyến chọn Bìa in màu, các trang trong in den trắng

Về mặt nội dung, Thông tin chuyên đề gồm 4 phần chính: Lời giới

Trang 30

Ấn phẩm này là nguồn tài liệu về lý luận và thực tiễn, rất cần thiết cho quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong Học viện Tuy nhiên, thông tin về cơng đồn hầu như rất ít ỏi trong những số đặc

biệt hoặc hồn tồn khơng có

2.2.4 Bản tin nội bộ của Văn phòng Học viện

Bản tin nội bộ do Văn phòng Học viện thực hiện đưới sự chỉ đạo của

Ban Giám đốc Học viện Số đầu tiên ra đời vào tháng 3/2013

- Hình thức của Thông tin nội bộ: gồm 20 trang, trong đó có 4 trang bìa, 16 trang ruột Ban tin sir dung khé 19,5 cm x 27,5 cm, in mau trang bia 1 va trang bìa cuối, 2 trang bia trong (bia 2 - 19) va 16 trang ruột in den - trắng trên giấy thường (Bồ sung thêm 1 ảnh chụp trang bia 1 va bìa 20 của Thông tin nội

bộ)

-~ Nội dung thông tin của bản tin được tổ chức gồm 2 phần cơ bản: + Phần 1: Thông tin chung, gồm các nội dung cơ bản:

* Thông báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng hiện tại

* Phương hướng công tác tháng tới

#Tình hình công tác Quí vừa kết thúc

* Kế hoạch công tác Quí tiếp theo + Phần 2: Tïn nỗi bật trong thang

Thông tin nội bộ đăng tải hầu hết thông tin về hoạt động của Học viện

BC&TT đã được thông báo riêng lẻ bằng văn bản hay thông báo trong các cuộc giao ban cán bộ chủ chốt của Học viện hằng tháng

Từ khi có Bản tin này, cán bộ, giảng viên Học viện có thể nắm bắt được thông tin về Học viện trong từng tháng Tuy nhiên, “Tờ Thông tin nội bộ của Văn phòng nội dung thông tin chưa dic sac” [PGS,TS Truong Ngoc Nam Giám đốc HVBC&TT nhận xét - Biên bản phỏng vấn sâu ngày

02/5/2013]

Trang 31

tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) thì Thông tin nội

bộ thực hiện chưa đúng với điểm b, mục 2 của Điều 8, Chương II qui định về

hình thức của bản tin: “b Trang cuối: phần cuối trang cuối ghi rõ số, ngày- tháng - năm của Giấy phép xuất bản do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp, nơi in, số lượng in, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản” Điều này cần được sửa chữa và bổ sung

2.3 Sự cần thiết của việc xuất bản Bản tin nội bộ Cơng đồn ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.3.1 Do chức năng quan trọng của Cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm

1992, qui định: “Cơng đồn là tơ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tô chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác” |

Diéu 2, Luat Cơng đồn cũng qui định: “Cơng đồn đại diện và bảo vệ

các quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chat, tinh thần của người lao động”

Tổ chức Cơng đồn HVBC&TT là một trong 5 phòng chức năng của Học viện, ra đời cùng với sự ra đời của HVBC&TT (năm 1962) và là một tổ chức Cơng đồn cơ sở của tổ chức Cơng đồn Việt Nam (với tên gọi Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam từ 1988 đến nay)

| Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Cơng đồn HVBC&TT có 3 chức năng và nhiệm vụ chính:

- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, viên chức,

người lao động trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 32

- Giáo dục, động viên cán bộ, viên chức, người lao động trong HVBC&TT phat huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tô quốc, xây đựng Học viện Báo chí và Tuyên truyền lớn

mạnh

Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền không thê thực hiện tốt những chức năng quan trọng như vậy, nếu không có một công cụ hữu hiệu là Bản tin nội bộ Cơng đồn để quảng bá, khuyếch trương các hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Bản tin này sẽ một phương tiện hữu ích để

gắn kết cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động với nhau thành một

khối thống nhất

Một số cán bộ là Ủy viên Ban chấp hành Cơng đồn Học viện (có

người đã nghỉ hưu, có người còn đang tại chức) cũng cho rằng, nhiều năm qua, do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nên Công đoàn đã chấp nhận thiếu một phương tiện có sức lan tỏa mạnh mẽ là tờ báo hay bản tin Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động cơng đồn chưa thật sâu rộng và thiết thực Ngày nay, nhà trường đã lớn mạnh, có tiếng vang trong

nước và quốc tế, có cơ sở vật chất khá tốt và hiện đại - đây là điều kiện tốt để

Cơng đồn có một bản tin riêng của mình, để tổ chức Cơng đồn có thể làm

đúng và làm tốt nhiệm vụ của mình, để sự tương tác giữa tổ chức Cơng đồn

với các cơng đồn viên được chặt chẽ và hiệu quả

PGS,TS Trương Ngọc Nam, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định:

Cơng đồn có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển chung của nhà trường và trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động Việc cho ra đời Bản tin nội bộ Cơng đồn là rất cần thiết, có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng cho công đồn viên Thơng qua bản tin này đồn viên cơng đoàn sẽ nắm vững

được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơng đồn, theo dõi sát sao

Trang 33

đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quyền lợi và nghĩa

vụ của người lao động, cập nhật nhanh nhất những chủ trương chỉ đạo

của nhà trường đối với cơng đồn

Mặt khác, thông qua Bản tin này, các cơng đồn viên có thể bày tỏ nguyện vọng của mình với nhà trường và cùng chia sẻ, tâm sự với nhau Điều đó có nghĩa là, Bản tin nội bộ Cơng đồn đã góp phần giúp cho

lãnh đạo của Học viện cũng như các bộ phận chuyên môn, các tổ chức

chính trị- xã hội năm bắt kịp thời và chia sẻ thông tin với đội ngũ cán

bộ, viên chức, người lao động của mình

Như vậy, về mặt ý nghĩa thì sự ra đời của Bản tin nội bộ Cơng đồn là

một điều rất tốt và rất cần thiết [Biên bản phỏng vấn sâu ngày 02 tháng

5 năm 2013|

2.3.2 Do nhu cầu thông tin của công chúng - các cơng đồn viên của

HVƯBC@& TT |

Công chúng là người hưởng thụ sản phẩm truyền thông Không có công chúng thì không cần các sản phẩm truyền thông Mối “quan hệ đối tác” này là

bat di bat dịch Chính vì vậy, khi bắt tay vào làm một sản phẩm truyền thông,

cơ quan đứng ra làm sản phẩm truyền thông luôn phải đặt ra 3 câu hỏi: Công

chúng của mình là ai? Làm thế nào để thỏa mãn những sở thích của họ? Ảnh

hưởng của sản phẩm truyền thông đối với công chúng là gì?

Ngược lại, khi chọn lựa một sản phẩm truyền thông, công chúng cũng đặt ra 3 câu hỏi: Tại sao ta lại sử dụng sản phẩm truyền thông đó? Các sản phẩm truyền thông đó đem lại lợi ích gì? Ta sẽ đọc, nghe, xem chúng ra sao?

Công chúng báo chí chỉ quyết định tìm đến sản phẩm truyền thông nào thỏa mãn được những câu hỏi đó Do đó, công chúng là công đoàn viên ở Học

viện Báo chí và Tuyên truyền được coi là đối tác chính, có vai trò “quyết định

sé phan” ra đời của Bản tin nội bộ Công đoàn Học viện

Điều 2, Chương 1 của Luật Báo chí (sửa đôi, bỗổ sung năm 1999) qui

Trang 34

báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí” Theo qui định này, mọi công

dân có quyền hưởng thụ thông tin từ báo chí truyền thông và được phản hồi thông tin (nếu có nhu cầu)

Như vậy, các thành viên cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền có quyền hưởng thụ thông tin nói chung và thông tin chuyên sâu về hoạt động của cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Nếu có Bản tin

nội bộ Cơng đồn và họ có điều kiện tiếp xúc với Bản tin này, thì họ sẽ là

nhóm đối tượng mà Bản tin nội bộ cơng đồn phải hướng tới phục vụ và nghiên cứu nhu cầu thông tin của họ thường xuyên Chính vì vậy, trước khi

cho ra đời một Bản tin nội bộ để phục vụ cho họ, rất cần thiết phải biết họ có

_ nhu cầu có thông tin từ Bản tin này không

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi khảo sát ý kiến ngẫu nhiên (bằng bảng hỏi) đối với 100/395 cán bộ, công nhân viên chức và người lao động là

đồn viên cơng đồn Học viện Báo chí và Tuyên truyền Số phiếu phát ra là

100, số phiếu thu về là 100 (được tính bằng 100 % trong tính kết quả), trong

đó có 41 nam, 59 nữ và họ đều là cơng đồn viên thuộc 13 khoa chuyên môn

nghiệp vụ, Ban Tổ chức - Cán bộ, Ban Quản lý khoa học, Văn phòng Đảng ủy, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Trung tâm thông tin, tư liệu và thư

viện và nhiều phòng chuyên môn, như: Phòng hành chính, Đội xe Truy

xuất kết quả khảo sát trên một số mẫu chính sau:

2.3.2.1 Đặc điểm công chúng là cơng đồn viên

- Độ tuổi của nhóm công chúng là cơng đồn viên: Điểm mạnh của nhóm công chúng này là, đa phần tuổi đời còn trẻ, đang ở độ tuôi có sức khỏe tốt nhất (dưới 45 tuổi là 72%); mạnh dạn, tự tin và tài năng đang phát triển; nhiệt huyết với công việc chung — riêng Họ có khả năng tiếp cận thông tin và

mong muốn được chia sẻ thông tin, đặc biệt là thông tin về quyền và lợi ích

Trang 35

Bảng 1: Độ £uỗi của nhóm công chúng là cơng đồn viên (100 người = 100 %) Độ tuôi Số lượng Tỷ lệ Dưới 35 tuôi 39 39% Từ 35 đến 45 tuổi 33 33% Trên 45 tuổi 28 28% Tổng cộng 100 100%

Tuy nhiên, họ có bê dày kinh nghiệm thực tiễn chưa thật nhiều, cho nên

đôi khi họ hành động theo cảm tính, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền và

lợi ích của người lao động Nếu không được bồi dưỡng thường xuyên và dẫn

dắt kịp thời, rất có thể họ sẽ sử đụng báo chí như một phương tiện để “xả”

những bức xúc nhất thời và hậu quả sẽ thật khó lường

- Trình độ học vẫn của nhóm công chúng là cơng đồn viên: Trình độ học vấn của công chúng công đoàn viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền khá cao Điều đó có nghĩa là, họ sẽ đọc Bản tin nội bộ Công đoàn với tâm thế người trong cuộc Họ sẽ không lúng túng khi cần chọn nhanh những thông tin thiết yếu cho mình trong thời gian ngắn nhất, hoặc sẽ lướt qua thông tin mà vẫn nhớ được nội dung Họ sẽ vừa đọc vừa suy ngẫm, có thê phản hồi thông tin khi cần thiết

Điều này đặt ra cho những người làm Bản tin nội bộ Cơng đồn một

vấn để đáng phải lưu ý là, Bản tin nội bộ Công đoàn vừa phải mang tính

chuyên sâu về hoạt động công đoàn, vừa phải đáp ứng được nhu cầu cao về hưởng thụ thông tin của đối tượng công chúng này

Chính vì vậy, tổ chức Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền nên có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ báo chí cho cơng chúng là

đồn viên cơng đồn, để họ có thể thấu hiểu vai trò, sức mạnh của báo chí

Trang 36

Bảng 2: Trình độ học vân của nhóm cơng chúng là cơng đồn viên (100 người = 100 %4) Trình độ học vẫn Số lượng Tý lệ % Trên đại học 55 55 Dai hoc 33 33

Phô thông trung học 1 1

Phô thông trung học cơ sở 0 0

Tiểu học 0 0

Không trả lời 11 11

Tổng cộng 100 100

- Cơng chúng là cơng đồn viên tiếp cận các sản phẩm truyền thông

của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Số lượng sản phẩm truyền thông ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiều Với đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát trên 4 sản phẩm chính là: Tạp chí Lý luận và Truyền thông, Trang thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền hftp://ajc.edu.vn/, Thông tin chuyên đề của Trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện, Thông tin nội bộ của Văn phòng Học viện Với câu hỏi: Ông/ bà đã tiếp xúc với sản phẩm truyền thông nào của Học viện Báo chí và Tuyên truyễn ? Thì được kết quả:

Bảng 3: Cơng chúng là cơng đồn viên tiếp cận các sản phẩm truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tên sản phẩm truyền thông Số người có Tỷ lệ % tiếp xúc

Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 68 68 Trang thông tin điện tử ajc.edu.vn 87 87

Théng tin chuyén dé 27 27

Thông tín nội bộ 71 71

Trang 37

mạng internet toàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một ưu thế lớn để công chúng là cơng đồn viên dễ dàng tiếp cận với sản phẩm truyền thông

Tuy mới ra đời năm 2013 nhưng Bản tin nội bộ do Văn phòng thực hiện cũng được nhiều người chọn đọc (71%) Lý do nhiều người chọn đọc sản phẩm này vì nội dung chuyền tải những chủ trương lớn của lãnh đạo Học viện và tình hình hoạt động chính của nhà trường

Thông tin chuyên đề do Trung tâm thông tỉn - Tư liệu - Thư viện thực

hiện, có nội dung chuyên sâu về chuyên môn khoa học lại chỉ được 27 % số

công chúng là công đoàn viên chọn đọc Đây cũng là điều những người làm phát hành của Bản tin nội bộ Cơng đồn sẽ phải suy ngẫm để tìm nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho sản phẩm của mình sau này

- Cách thức công chúng là công đoàn viên tiếp cận với các sản phẩm truyền thông cia Hoc viện Báo chí và Tuyên truyền

Với câu hỏi: Ông/Bà tiếp cận với các sản phẩm truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo phương thức nào? Có rất nhiều cách thức tiếp cận với 4 sản phẩm truyền thông, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện có phương tiện để đọc — xem

Trang 38

Bang 5: Địa điểm _ |§ố người | Tỷ lệ % Ở Thư viện 16 16 Ở nơi làm việc (ở khoa, phòng, giảng đường ) 93 93 Ở nhà 68 68 Quan Net 27 27 Cac noi khac (Wifi) 13 13

Nhìn vào bảng 4 và 5 thấy rất rõ một điều là: công chúng là cơng đồn

viên tiếp cận với các sản phẩm truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ yếu ở nơi làm việc (như: ở khoa, phòng, giảng đường ), tỷ lệ khá 'cao, 81% đối với các ấn phẩm như: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông,

Thông tin chuyên đề, Thông tin nội bộ và 93% đối với trang thông tin điện tử

http://ajc.edu.vn Tỷ lệ này cũng là một thông điệp tốt cho Bản tin nội bộ Cơng đồn tham khảo để tìm ra bước đi thích hợp cho công việc phát hành Sau này

2.3.2.2 Mức độ quan tâm và nhu cẩu tiếp nhận thông tin v hoạt động

Cơng đồn từ các sản phẩm truyền thông của Học viện Báo chí và Ti uyên truyền :

- Mức độ quan tâm:

Trang 39

đề là quan tâm bằng cách nào và bằng phương tiện nào? Trong khi Cơng đồn Học viện chưa có một bản tin riêng của mình thì các cơng đồn viên buộc

phải tiếp nhận thơng tin về Cơng đồn từ các sản phẩm truyền thông đã có

Chính vì vậy, khi được hỏi: Ông/Bà tiếp nhận thông tin về Công doan Học viện qua những nguồn nào? thi Trang thông tin điện tử htfp:// ajc.edu.vn vẫn được coi là phương tiện tìm kiếm thông tin tiện lợi nhất (62%) Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, trang thông tin này có không nhiều nội dung về hoạt động cơng đồn và những vấn đề mà công đoàn viên quan tâm Ngoài ra, thông tin không được cập nhật mới Bảng 7:

Từ sản phẩm truyền thông Số người Tỷ lệ % Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 4] 4] Trang thông tin điện tử htfp:// ajc.edu.vn 62 62

Thông tin chuyên đề 9 9

Thông tin nội bộ 27 27

Trong 4 sản phẩm này thì bản tin Thông tin nội bộ có nội dung thông tin về hoạt động của Cơng đồn tập trung và rõ ràng nhất (nhiệm vụ, phương hướng hoạt động, những hoạt động nỗi bật) Tuy nhiên, đo mới ra đời nên số

công đồn viên tìm đọc Thơng báo nội bộ khá thấp (27%)

Theo khảo sát của chúng tôi, tờ Thông tin chuyên đề hầu như không có

nội dung riêng về hoạt động Cơng đồn, trừ những số đặc biệt có liên quan đến hoạt động của cơng đồn Chính vì thế, tờ tin này chỉ có 9% cơng đồn viên tìm đọc về nội dung hoạt động Cơng đồn

Như vậy, cả 4 sản phẩm truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều có thông tin về hoạt động Công đồn nhưng dung lượng khơng

nhiều và không chuyên sâu, không được cập nhật mới Điều này phản ánh rất

Trang 40

Ông/Bà về hoạt động của Cơng đồn Học viện Báo chí và Ti uyên truyền ?” Sô người trả lời “có” là 19%, số người trả lời “không” là 75%, không trả lời 6%

Rõ ràng là, 4 sản phẩm truyền thông trên với nội dung quá ít ỏi về

Cơng đồn Học viện nên không thể thỏa mãn nhu cầu thông tin của công đoàn viên Nhu cầu cao của cơng đồn viên về thơng tin Cơng đồn được khẳng định chắc chắn hơn trong kết quả điều tra ý kiến

Với câu hỏi quan trọng: “Theo Ông/Bà, có cân thiết xuất bản riêng một Bản tin nội bộ Cơng đồn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền ?”, có đến 82% cơng đồn viên trả lời “nên”, 14% cơng đồn viên trả lời “không nên”,

chỉ có 4% cơng đồn viên không trả lời Như vậy, có thể khẳng định rang, việc xuất bản Bản tin nội bộ Cơng đồn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu chính

đáng của công đoàn viên trong Học viện

Với câu hỏi: “Nếu có Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện, Ông/Bà sẽ

tiếp xúc với bản tin này như thê nào? ”, kết quả thu được là: Bảng 8: Mức độ tiếp xúc Số người | Tỷ lệ % Thường xuyên 46 46 Thỉnh thoảng 31 31 Không 5 5 Kết quá này cũng phản ánh rõ mong muốn của công đoàn viên đối với

sự ra đời của Bản tin nội bộ Cơng đồn Học viện Chỉ có 5% cơng đồn viên

là ít quan tâm đến thông tin về công đồn nên sẽ khơng tiếp xúc với Bản tin

nội bộ Cơng đồn Học viện

PGS,TS, Trương Ngọc Nam, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo

chí và Tuyên truyền cũng khẳng định:

Việc xuất bản bản tin này hoàn toàn có thể thực hiện được do đặc thù

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w