HỌC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN BAN TO CHUC - CAN BO
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN XÁC ĐỊNH | VỊ TRÍ VIỆC LAM CUA BOI NGU CAN BO, CONG CHUC
O HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN HIEN NAY
Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Xuân Học
HỌC VIÊN BẢO CHÍ & TUYẾN TRUYỆN THU VIEN |
Trang 2MUC LUC
8927900 Ẻ1057 100 1
II NOI DUNG LH 5
CHUONG 1 Một số vẫn đề lý luận về xác định vị trí việc làm trong các
0105158972085 0110107 a) 1.1 Khái niệm, mục đích xác định vị trí việc làm 5< «<< sc << << <ss+ 5 1.2 Nguyén tắc, căn cứ, phương pháp xác định vị trí việc làm - 19
CHƯƠNG 2 Thực trạng xác định vị trí việc làm tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyŸn - St 1 2S E1E111121171171 1111111111111 111 tre 26
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền . - 2-52 scSkcErkeecrerrerreee 26
2.2 Thực trạng xác định vị trí việc làm tại Học viện Báo chí và Tuyên
ho PP" — 30
CHƯƠNG 3 Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xác định vị trí việc làm tại
s1 017 — a 37
3.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức trước hết là lãnh đạo Học viện, thủ trưởng các đơn vị về xác định vị trí việc làm 37 3.2 Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Học viện, các đơn vị và của tùng
viên chức trong xác định vị trí việc làm .- c5 << c1 S+S sex 38 3.3 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ
của các đơn vị trong HỌC VIỆN S1 TT HH ng nến 39
3.4 Tuân thủ nghiêm túc phương pháp xác định vị trí việc làm - 40
3.5 Day mạnh nghiên cứu khoa học, coi trọng tổng kết thực tiễn về vị trí việc làm và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp „2:0 46
Trang 3I PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Công tác cán bộ có nhiều khâu, nhưng khâu quan trọng có tính chất quyết định đến số lượng, chất
lượng cán bộ là đánh giá, bố trí cán bộ hợp ly, đúng năng lực, sở trường của
từng cán bộ Khi đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta, tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đây mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu qua quan ly can bộ của bộ máy nhà nước đã chỉ rõ: Chúng ta chưa định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cầu tô chức, chức danh,
tiêu chuẩn cho từng cán bộ, công chức trong từng cơ quan hành chính, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, công chức vẫn còn khá phổ biến Hội nghị cũng đưa ra giải pháp, đó là: Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyên dụng và bố
trí, sử dụng cán bộ, công chức; Trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, VỊ
trí việc làm và cơ cấu công chức, từng cơ quan nhà nước rà sốt lại đội ngũ cơng chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp
Cụ thể hóa chủ trương trên của Đảng, Luật Viên chức năm 2010 đã quy
định: “Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề
nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương đương, là căn cứ xác định số lượng nguoi
làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản ly viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập” Qua xác định vị trí việc làm sẽ
làm rõ được số lượng người cần thiết làm việc trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị Trên cơ sở đó xác định rõ những vị trí, những người không nhất thiết phải
bố trí vào trong các cơ quan, tô chức đó, khắc phục tình trạng thừa vẫn thừa,
thiết vẫn thiếu, đánh giá đúng năng lực công chức, viên chức Do vậy, xác định |
Trang 4Hiểu rõ tầm quan trọng của xác định vị trí việc làm, năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển khai thực hiện xác định vị trí việc làm đối với viên chức trong toàn Học viện Tuy nhiên, việc thực hiện còn nhiều vướng _ mắc, lúng túng: Xác định thé nao 1a công việc có tính ôn định, lâu dài, thường xuyên, lặp đi lặp lại; lựa chọn tên gọi vị trí việc làm thế nào cho phù hợp và bao quát được công việc; một SỐ công việc khó có thể xác định thời gian hoàn
thành và sản phẩm đầu ra; đa số các đơn vị đều có xu hướng đề nghị tăng thêm
biên chế
Nhằm đánh giá tồn diện cơng tác này ở Học viện, từ đó rút ra những thành công, những mặt còn hạn chế, yếu kém để từ đó có những giải pháp
nhằm làm tốt hơn nữa công tác xác định vị trí việc làm của cán bộ tại Học viện
trong thời gian tới, do vậy nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ sở lý luận và thực
tiễn xác định vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức ở Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài |
Xác định vị trí việc làm là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, do vậy, các
công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài chưa nhiều Một số công trình có liên quan như:
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm đồng chủ biên; Trần Đình Hoan (2009), đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo quản lý thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; TS Nguyễn Cảnh Hợp, Thể chế công vụ, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2011; Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở
khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Trọng
Trang 5khoa học xác định cơ câu công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước do
TS Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm; TS Tạ Ngọc Hải, “Hồn thiện pháp luật
cơng chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước”, NXB Tư
pháp, Hà Nội 2013 Một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạ
Ngọc Hải “Bàn về các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến cơ cấu công chức trong chế độ công vụ”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 năm 2008; Nguyễn Thế
Tư “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ”, tạp chí Xây dựng Đảng, số 10
năm 2007
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.I Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn việc xác định vị trí
việc làm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đề tài đề xuất phương hướng va những giải pháp chủ yếu nhằm làm tốt hơn nữa công tác xác định vị trí việc
làm tại Học viện trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về xác định vị trí việc làm của đội ngũ
cán bộ, công chức |
- Danh gia dung thuc trang công tác xác định vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức của Học viện, phân tích nguyên nhân của những hạn chế
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm làm tốt hơn nữa công tác xác định
vị trí việc làm của cán bộ, công chức Học viện, góp phần xây dựng đội ngũ căn bộ ngày càng chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 64.2 Pham vi nghiên cứu
Từ khi có Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ
quy định về vị trí việc làm trong don vi sự nghiệp công lập
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênm,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ 3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích - tông hợp, thống kê, phân loại, so sánh
6 Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các nhìn đầy đủ, cụ thể hơn về
công tác xác định vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức ở Học viện;
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xác định vị trí
việc làm trong những năm tiếp theo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh
7 Kết cầu của đề tài |
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1 Một số vấn đề lý luận về xác định vị trí việc làm trong các trường đại học | | Chương 2 Thực trạng xác định vị trí việc làm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chương 3 Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xác định vị trí việc
Trang 7Il NOI DUNG CHUONG 1
Một số vẫn đề lý luận về xác định vi trí việc làm
trong các trường đại học
1.1 Khái niệm, mục đích xác định vị trí việc làm
1.1.1 Khai niệm vị trí việc làm và một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1 Khai niém viéc lam
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau và ở các quốc gia khác
nhau, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện chính trị, kinh tế, pháp luật
người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm người có việc làm là
những người làm việc gi dé duoc tra tién công, lợi nhuận hoặc được thanh toán
bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo
việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật
Theo quan niệm của Việt Nam: Tại Điều 13 Bộ Luật Lao động quy định:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cắm đều
được thừa nhận là việc làm”
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi các yếu tố:
+ Là hoạt động lao động: Thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư
liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp Vì vậy người có việc làm thông thường phải là người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nghiệp nhất định và trong thời gian tương đối ổn định
+ Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập
Trang 8là việc làm Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm Đây là dau hiệu thê hiện đặc trưng pháp lý của việc làm
Công việc, được hiểu là một cấp độ trong hệ thống việc làm, thường
tương ứng với nhiều vị trí làm việc trong cơ quan Công việc là tập hợp các vị trí rất gần gũi nhau về phương diện hoạt động cũng như năng lực cần có
1.1.1.2 VỊ trí việc làm và phân loại vị trí việc làm * Khái niệm vị trí việc làm
Trong hoạt động quản lý điều hành của một tổ chức nói chung, trong trường đại học nói riêng, có thể nói quản lý điều hành nguồn nhân lực là công việc khó khăn, phức tạp nhất Quản lý nguồn nhân lực là việc xây dựng các
chính sách, thực hiện các lĩnh vực hoạt động nhằm làm cho mỗi cá nhân đóng
góp tải năng, công sức của mình cho tổ chức đó, bao gồm các hoạt động như
hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, tuyển dụng, bồ trí, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng Trong đó, việc xác định vị trí việc làm được
xem là biện pháp quan trọng để quản lý có hiệu quả nhân lực
Vị trí việc làm, là đơn vị cụ thê nhất, ứng với một vị trí lao động thực tế, cụ thê trong một thời điểm nhất định và tại một địa điểm xác định
Vị trí việc làm được hiểu là một vị trí hoặc một chỗ làm việc trong một co quan, tô chức, đơn vị mà tại đó công chức, viên chức thực hiện một công việc hoặc một nhóm công việc có tính ôn định, lâu dài, thường xuyên, lặp di lặp lại, có tên gọi cụ thể theo chức danh, chức vụ hoặc theo tính chất công việc
và được gắn liền với quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó
Theo Luật Viên chức, được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 thì:
“VỊ trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gan với chức danh nghề nghiệp
Trang 9cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
trong đơn vị sự nghiệp công lập”
Qua khái niệm trên, có thể thấy:
Vị trí việc làm là một trong những nguyên tắc quản lý viên chức Điều 6, Luật Viên chức quy định các nguyên tắc quản lý viên chức, trong đó, tại khoản 3 khăng định “việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được
thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn
cứ vào hợp đồng làm việc” Vị trí việc làm giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức xác định tính chất quy trình thực hiện công việc và các yêu cầu đối với người thực
hiện công việc để từ đó xác định số lượng, chất lượng nhân lực cần và đủ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ
* Phân loại vị trí việc làm
Trong một trường đại học có nhiều vị trí và ứng với mỗi vị trí có thể cần một người hoặc nhiều người làm việc để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ Như
vậy, một vị trí việc làm có thê do một người đảm nhiệm hoặc nhiều người đảm nhiệm và ngược lại, một người có thể đảm nhiệm nhiều vị trí việc làm Vị trí việc làm bao gồm:
- VỊ trí việc làm do một người đảm nhiệm - Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm - VỊ trí việc làm kiêm nhiệm
Ngoài cách phân loại trên còn có cách phân loại khác đối với vị trí việc lam, cụ thé 1a: |
- Nhóm các vị trí lãnh đạo, quản lý (với các chức danh như: Giám đốc,
Phó Giám đốc, Viện trưởng; Trưởng khoa, Phó khoa .)
- Nhóm các vị trí thực thi, thực hành (Với các chức danh như: giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên .)
- Nhóm các vị trí hỗ trợ, phục vụ (ví dụ: lái xe, bảo vệ .)
1.1.1.3 Chức danh nghề nghiệp
Trang 10Chuc danh nghé nghiệp là thuật ngữ chỉ tên chức vụ, cương vị công tác
của những người do bổ nhiệm hay được tuyển dụng, thường xuyên làm việc trong trường đại học
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 12/2012/TT-BNV của Bộ
Nội vụ Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức thì: “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ,
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”
* Tiêu chuẩn chức danh viên chức
Tiêu chuẩn chức danh là những quy định cần có về đức, tài của viên
chức và cán bộ giữ chức vụ trong các tổ chức thuộc hệ thông chính tri, các tổ
chức kinh tế Mỗi chức danh viên chức và chức danh cán bộ lãnh đạo, quản ly ở từng cấp, từng ngành có tiêu chuẩn chung giống nhau và một số yêu cầu về
tiêu chuẩn cụ thể khác nhau Tiêu chuẩn chung của cán bộ, viên chức được quy
định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIH về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đó là:
- Có tỉnh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Không tham những và kiên quyết đấu tranh chống tham những Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ
hội, gan bo mat thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Có trình độ văn hóa, chuyên môn,
Trang 11Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau Coi trọng cả đức và
tài, đức là gốc
Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân còn phải:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lỗi, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện Có ý thức và khả năng đầu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Gương mẫu về đạo đức, lỗi sống Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ
- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý Đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động
thực tiễn có biệu quả
Trong các trường đại học, có nhiều chức danh nghề nghiệp, mỗi chức danh nghè nghiệp được kết cấu bao gồm:
1 Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp;
2 Nhiệm vụ: Đó là những công việc phải thực hiện có mức độ phức tạp
phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp; -
3 Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
| 4 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
5 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
VD: Thông tư liên tịch số 36/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã quy định mã số và tiêu chuẩn chức
Trang 12* Đối với Giảng viên cao cấp (hạng Ì) - Mã số: V.07.01.01
1 Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học trở lên; hướng dẫn và chấm đồ
án, khóa luận tốt nghiệp cao đẳng, đại học; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến si:
b) Chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo) Chủ động
cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng nội dung,
chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm
tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, để tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho tổ, nhóm chuyên môn;
đ) Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học;
tô chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học Chủ
trì hoặc tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đôi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn và chuyên ngành;
e) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo
dục đại học;
ø) Tổ chức hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học; hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của sinh viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng;
h) Tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công
Trang 131) Hoc tap bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
k) Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;
]) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thê và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công
2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I);
d) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng
01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
đ) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 thang 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tín
3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng của một số môn học có liên quan trong chuyên
ngành đào tạo được g1ao đảm nhiệm;
b) Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên
cứu khoa học của chuyên ngành; -
c) Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Trang 14d) Hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công
luận án tién si
Đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe, hướng dẫn 01 (một) học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa cấp II tương đương với hướng dẫn 01 (một) học viên bảo vệ thành công luận
văn thạc sĩ
Đối với giảng viên giảng dạy các ngành nghệ thuật có thê thay thế việc hướng dẫn 01 (một) nghiên cứu sinh bằng 01 (một) công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng có uy tín trong vả ngoải nước
Đối với giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ thì số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu phải gấp
hai lần số lượng đề tài nghiên cứu khoa học quy định tại Điểm c khoản 3 Điều
này;
đ) Chủ trì biên soạn ít nhất 02 (hai) sách phục vụ đảo tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;
e) Có ít nhất 06 (sáu) bài báo khoa học đã được công bố, bao gồm: Bài
báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học; báo cáo khoa học tại hội
nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế được đăng tải trên ký yếu hội nghị, hội thảo; kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ (sau đây gọi chung là bài báo
khoa học); a
g) Vién chức thăng hạng từ chức danh giảng viên chính (hạng II) lên chức danh giảng viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) tối thiểu là 02 (hai) năm
* Đối với Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02
1 Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình độ
Trang 15b) Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiễn sĩ và
hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo
quy định;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm;
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo Chủ động đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh
| gia két quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học Tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia
báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;
e) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo
dục đại học;
ø) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cô vẫn học tập; hướng dẫn thảo
luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;
h) Tham gia hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công
nghệ phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh;
_ i) Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
k) Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn,
nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành; |
]) Tham gia công tác quản lý, cơng tác Đảng, đồn thê và thực hiện các '
nhiệm vụ khác được phân công
2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành
giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi đưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
Trang 16d) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (BI) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 (BI) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng
01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; |
đ) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin |
3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo
được giao đảm nhiệm;
b) Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học
được phân công đảm nhiệm; năm bắt yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành
đào tạo;
c) Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
| d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tao
được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;
đ) Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học đã được công bố;
e) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáng viên (hạng III) lên chức
danh giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng IH) hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sĩ, 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất
Trang 17* Đi với Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
1 Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình độ cao dang, đại học Giảng viên trong thời gian làm công tác trợ giảng thực hiện
hỗ trợ giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành và chấm bài;
b) Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và
hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nễu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
e) Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đảo tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của sinh viên;
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;
d) Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia triển khai
_ các hoạt động chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất;
e) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo
dục đại học;
g) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thục tập;
h) Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
¡) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công
2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tao, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên
ngành giảng dạy; -
Trang 18c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam |
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng
01 năm 2014 củá Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
đ) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm
2014 cua Bo Thong tin va Truyén théng quy dinh Chuan kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin
3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành
đào tạo được giao đảm nhiệm;
b) Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ
môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm;
d) Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống:
đ) Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung mỗn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên
1.1.2 Mục đích, ÿ nghĩa xác định vị trí việc làm
Trang 19thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó Do vậy, xác định vị trí
việc làm có ÿ nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện của công tác cán bộ, từ
tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí nhân lực Xác định vị trí việc làm nhằm:
- Đối mới công tác quản lý và cách đánh giá công chức, viên chức nhằm
sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức
Việc xác định vị trí việc làm là một bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý công chức, viên chức từ hệ thống quản lý theo chức nghiệp (hay còn gọi là mô hình ngạch, bậc) sang quản lý trên cơ sở kết hợp tiêu chuẩn chức
danh và vị trí việc làm Với mô hình việc làm thì người lao động được bồ trí theo từng vị trí việc làm trong một tổ chức mà trước đó đã được thiết kế theo
những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thê và rõ ràng Mỗi vị trí việc làm do một hoặc một số người đảm nhận tùy theo khối lượng, cường độ công việc Mỗi người chỉ làm một công việc cụ thể; tuyên chọn người vào làm việc khơng hồn tồn
căn cứ vào văn bằng, chứng chỉ mà chủ yếu dựa vào năng lực thực tế của nhân
sự; khách quan hơn trong việc tuyển dụng và đánh giá; đảm bảo công bằng hơn
trong việc trả lương, thướng và các chế độ khác Hiện nay, ở Việt Nam công chức, viên chức thường được tuyển dụng và xếp loại theo ngạch, bậc Mỗi
ngạch tuy được tiêu chuẩn hóa riêng biệt, nhưng lại không gắn liền với đặc điểm và yêu cầu của từng vị trí công việc cụ thế mà chỉ gắn với trình độ đào tạo được ghi trong văn băng tốt nghiệp của nhân sự là chủ yếu Nội dung quy định về tiêu chuẩn của từng ngạch công chức, viên chức cũng rất chung chung, đều áp dụng được cho tất cả công chức trong cùng một ngạch lương nhưng lại
làm việc ở nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau, đảm nhận chức vụ, chức danh khác nhau và làm việc ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, vị trí công việc khác nhau
Với mô hình cũ, không có sự phân biệt giữa những người được xếp cùng một ngạch công chức, viên chức nhưng lại làm việc ở Trung ương và địa phương hoặc ở các cơ quan Nhà nước hay các tô chức chính trị - xã hội, các
Trang 20việc trả lương và thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức Do không xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá gắn với vị trí công việc nên việc đánh giá công chức, viên chức cũng chỉ mang tính hình thức Nội dung đánh giá còn chung chung, chưa tạo ra động lực thúc đây tỉnh thần phần đấu làm việc, công hiến của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động
Như vậy, với việc xác định vị trí việc làm sẽ đổi mới cách đánh giá công chức, viên chức trên từng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo tính khoa học, công khai,
minh bạch, phát huy được năng lực, khả năng công tác của công chức, viên
chức ở từng đơn vi |
- Việc xây dựng để án xác định vị trí việc làm là cơ hội giúp đơn vị rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức và xác định từng vị trí trong tô chức găn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Cơ sở để xác định vị trí việc làm là các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị Như vậy, bản chất của xác định vị trí việc làm là xem xét trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó Khi có biến động về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tô chức, bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc, quy mô, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức độ hiện đại
hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông
tin thì cơ quan, đơn vị có trách nhiệm điều chỉnh vị trí việc làm cho phù hợp Xác định vị trí việc làm còn giúp đơn vị tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi
mới tạo ra công việc và tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc, khắc
phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực Mặc khác, xác định vị trí việc làm giúp cho viên chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong đơn vị,
không thế đùn đây, thối thác cơng việc
- Nhằm sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, viên chức; phát hiện những
Trang 21dinh qua khối lượng, SỐ lượng công việc phải thực hiện ở một vị trí nhất định trong tổ chức bộ máy mà quan trọng hơn là phải xác định được đặc điểm đặc thù tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công việc đó, từ đó bố trí, sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng công chức, viên chức
1.2 Nguyên tắc, căn cứ, phương pháp xác định vị trí việc làm
1.2.1 Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý viên chức
Để quản lý viên chức, Nhà nước ban hành hàng loạt văn bản quy phạm
pháp luật như: Luật viên chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012
_ của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
Ngoài ra, đối với từng loại viên chức, Nhà nước lại ban hành các văn bản quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Ví dụ: Đối với viên chức làm công tác giảng dạy: Có các văn bản như:
Luật Giáo dục đại học, Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của
Chính phủ quy định chỉ tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học; Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã
số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên Đối với giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên quy định tại các văn bản trên còn phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008
Trang 22ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bố nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó
giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng don vi, cơ quan,
tổ chức
| Nhiém vu chinh tri cha méi giai doan cach mang quyét định đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cầu tô chức của mỗi tổ chức Do vậy, xác định vị trí việc làm phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cơ quan, tô chức, đơn vị do cấp có thâm quyền ban hành Tránh tình trạng quyền hạn,
trách nhiệm không rõ ràng hoặc chồng chéo nhiệm vụ
- Vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý
tương ứng
| - Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn
1.2.2 Căn cứ xác định vị trí việc làm
VỊ trí việc làm được xác định dựa trên những căn cứ sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tẾ của từng cơ quan, đơn vi, tô chức
- Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của cơ quan, đơn vị
- Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vị, đối tượng phục vụ; quy
trình quản ly chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật |
- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và
ứng dụng công nghệ thông tin |
- Thuc trang bé tri, sử dụng viên chức của cơ quan, đơn vị 1.2.3 Phương pháp xác định vị trí việc làm
Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng trong xác định vị trí việc
Trang 23công cụ để phân tích công việc là bảng câu hỏi với quy trình thực hiện gồm 6 bước; một số nước Châu Âu như Thụy Điển, Hà Lan sử dụng phối hợp giữa bảng câu hỏi với các công cụ khác nhau như nhật ký công tác, quan sát, phóng vẫn
Ở Việt Nam, việc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo phương pháp tổng hợp Xác định vị trí việc làm theo phương
pháp tổng hợp được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa việc phân tích tổ chức, phân tích công việc với thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức của
đơn vị sự nghiệp công lập và được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1 Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của
đơn vị sự nghiệp công lập
Việc thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền han va co cau
tô chức của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như sau:
1 Thống kê những công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, ổn
định, lâu dài, lặp đi lặp lại có tính chu kỳ mà đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, gồm:
a) Những công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức câu thành của đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền quy định (trừ những người làm việc ở các vị trí, chức danh được pháp luật quy định là công chức);
| b) Những công việc thực thị, thừa hành mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, trong đó tách rõ:
- Công việc thực thi, thừa hành thuộc về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt
động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là công
việc hoạt động nghề nghiệp);
- Công việc thực thi, thừa hành mang tính phục vụ cho công tác lãnh
đạo, quản lý, điều hành và hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công
Trang 242 Không thống kê những công việc có tính thời vụ, đột xuất hoặc công
việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập
3 Thống kê công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện trình tự từ đơn vị cấp đưới lên đơn vị cấp trên trong cơ cấu tổ chức của đơn vị
sự nghiệp công lập Người đứng đầu các tô chức thuộc và trực thuộc đơn vị sự
nghiệp công lập có trách nhiệm thống kê công việc thuộc đơn vị mình báo cáo
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Bước 2 Phân nhóm công việc
1 Trên cơ sở thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tô chức của đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên, người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập chỉ đạo, triển khai việc tổng hợp và phân nhóm công
việc như sau:
a) Các nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; b) Các nhóm công việc hoạt động nghề nghiệp;
c) Các nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ
Bước 3 Xác định các yếu tổ ảnh hưởng
1 Các yếu tô ảnh hưởng đến việc xác định vị trí việc làm trong đơn vi
sự nghiệp công lập, gồm:
a) Chế độ làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập, gom chế độ làm việc
40 giờ một tuần, chế độ làm việc 24 giờ/24 giờ (theo giờ hành chính hoặc theo
ca, kíp); _
b) Phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định trong phạm vi địa phương và phạm vi nhiều địa phương:
c) Tinh da dang vé linh vuc hoat động của đơn vị sự nghiệp công lập,
gồm: Hoạt động trong một ngành, nghề và hoạt động trong nhiều ngành, nghề; d) Tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mô hình tô chức và cơ chế hoạt động của đơn vi su nghiệp công lập;
e) Mức độ hiện đại hóa công sở của đơn vị sự nghiệp công lập;
Trang 25Buéc 4 Thong ké, danh gid thuc trang di ngit vién chitc
Việc thông kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như sau:
1 Thống kê thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ viên chức (kế cả những người hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật) tại thời điểm xây dựng để án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, gồm các nội dung: | a) Trình độ đào tạo; b) Chuyên ngành được đảo tạo; c) Ngoại ngữ; d) Tin hoc; d) Gidi tinh; e) Tuổi đời;
ø) Ngạch (hoặc chức danh nghề nghiệp) viên chức đang giữ; h) Thâm niên công tác (kinh nghiệm nghề nghiệp)
2 Báo cáo đánh giá thực trạng việc đáp ứng yêu cầu công việc, bế trí, sử
dụng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ viên chức và người lao động
ở đơn vị sự nghiệp công lập Nội dung báo cáo gồm:
a) Đánh giá việc đáp ứng và sự phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ viên chức và người lao động ở đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đánh giá việc bố trí, sử dụng và năng lực, hiệu quả công việc thực tế của từng viên chức theo nhiệm vụ đang đảm nhận
| Bước 5% Xác định bảng danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp
công lập |
1 Trên cơ sở thống kê, phân nhóm công việc; các yếu tố ảnh hưởng; thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức và chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan có thẩm quyền quy định, người đứng đầu đơn vị sự
Trang 262 Mỗi vị trí việc làm gan với nội dung chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể,
gắn với chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp và chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (nếu là các công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành)
3 Danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gom:
a) Các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành;
b) Các vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp; c) Cac vị trí việc làm gan VỚI công viéc hỗ trợ, phục vụ
Bước 6 Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm
1 Trên cơ sở danh mục vị trí việc làm được xác định tại Bước 5, việc xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm được thực hiện như sau:
a) Mô tả về nội dung, quy trình, thủ tục và thời gian hoàn thành từng
công việc tại từng vị trí việc làm;
b) Kết quả (sản phẩm), khối lượng công việc của vị trí việc làm;
c) Điều kiện làm việc (trang thiết bị, phần mềm quản lý, phương tiện,
môi trường làm việc, )
2 Tại những vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều
hành có cả việc thực hiện công việc thực thị, thừa hành thì phần mô tả về công
việc thực thi, thừa hành được thực hiện như đối với vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập
Bước 7 Khung năng lực của từng vị trí việc làm
1 Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng căn cứ trên cơ
Sở yêu cầu thực hiện công việc, được phản ánh trên bán mô tả công việc tương
ứng, gồm các năng lực và kỹ năng cần có để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Điều 8 Xác định chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Việc xác định chức danh nghề nghiệp và hạng của chức danh nghề
Trang 27thoi va gan liền với quá trình xác định danh mục vị trí việc làm và căn cứ vào
các yếu tố sau: |
1 Lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ; 2 Tên của vị trí việc làm;
Trang 28CHUONG 2
Thực trạng xác định vị trí việc làm tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ Chức năng:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hóa, cán bộ báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ một SỐ ngành khoa học xã hội và nhân văn khác;
là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng -
văn hóa, lĩnh vực báo chí, truyền thông |
Nhiém vu:
1 Dao tao, bồi dưỡng cán bộ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và quy hoạch các chức danh là trưởng, phó trưởng phòng và tương đương trở lên của các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông, xuất bản ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phó trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộng Trung ương; trưởng, phó trưởng ban Tuyên giáo cấp huyện và tương đương;
- Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường lý luận chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm Bồi dưỡng chính trị
của các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thé Trung uong va cac truong dai hoc, cao dang cua hé thống
Trang 29- Đào tạo đại học và sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, lý luận chính tri, bao chí - truyền thông, xuất bản và một số
khoa học và xã hội nhân văn khác theo sự ủy nhiệm và phân công của Giám
đốc Học viện;
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí - truyền thông, xuất bản
2 Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, khoa học chính tri và một số
ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí - truyền thông
- Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên
soạn giáo trình, tài liệu học tập, phát triển và hoàn thiện quy trình, phương
pháp giảng dạy các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng của Học viện
3 Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa
học với các cơ sở đảo tạo và khoa học của các nước, các tÔ chức quốc tế trên
thế giới |
4 Quan ly tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: thực hiện các chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua,
khen thưởng và ký luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo phân công, phân cấp; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật
5 Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án
đầu tư thuộc thâm quyền theo quy định
6ó Xuất bản và phát hành tạp chí, bản tin, các An pham khoa học, tài liệu phục vụ cho các hoạt động dao tao, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học
Trang 30Chinh tri quéc gia Hé Chi Minh giao
7 Thực hiện các nhiệm vụ, quyên hạn khác do Giám đôc Học viện
2.1.2 Khai quát tô chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức của
Học viện
Theo Quyết định số 2956/QĐ-HVCTQG ngày 27/06/2014 của Giám đốc
Học viện Chính trị Quốc gia Hô Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ và cơ câu
tô chức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Bộ máy của Học viện gôm 34 đơn vị trực thuộc; trong đó có 18 khoa trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học, 3 Ban, 1 Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Văn phòng Học viện Cụ thê có các đơn vị sau: STT Đơn vị Tong} GS | rs | Tn§ | CN | Khác SỐ PGS 1 | Khoa Triệt học 1] 2 6 3 2
2 | Khoa Lich st Dang 10 3 7 3
3 | Khoa Tư tưởng HCM 10 1 5 4 1
4 | Khoa Xay dung Dang 11 1 5 6 5 | Khoa CNXHKH 9 1 3 5 1 6 | Khoa Quan hé quéc tế 12 2 3 8 I 7 | Khoa Kinh tế 21 8 | 12 | 1 8 | Khoa Nhà nước và Pháp luật | 12 3 7 2 9 | Khoa TLGD va NVSP 9 6 1
10 | Khoa Bao chi 16 3 6 2
Trang 31STT Don vi Tông| G5, |) tg | ths | CN | Khác SỐ PGS 18 | Khoa Ngoại ngữ 22 1 16 5 19 | Ban Tổ chức - Cán bộ 5 1 3 | 1
20 | Ban Quản lý đào tạo 24 4 16 4
21 | Ban Quản lý khoa học 7 1 2 4 1
22 | Văn phòng 34 1 7 12 14
23 | Phong Hop tac quéc té 5 1 2 2
24 | Phong Ké hoach - Tai vu 10 5
25 | Phòng Thanh tra 3 3
26 | Phòng Quản trị 10 1 5 4
27 | Phòng Công tác chính trị 6
28 | Phòng Quản lý Ký túc xá 4 1 4
29 | Van phong Dang - Doan thé 4 1
30 Viện Nghiên cứu Báo chí và 4 3 1 TT 31 Tuyên đông mye 6 Ị 3 2 32 ch thí và Đảm bảo 7 2 3 2 33 tao Thực hành và Hồ trợ đào 12 2 6 4 34 | TT Thong tin khoa hoc 10 7 3
Tông sô cán bộ, viên chức và người lao động của Học viện Bao chi va Tuyên truyền là 409 người, trong đó có 104 tiến sĩ, 202 thạc sĩ, 77 cử nhân va 26 có trình độ khác;
uu tu: 01;
_ Số lượng nhà giáo có chức danh giáo sư: 01; phó giáo sư: 30; nhà giáo
VỀ cơ câu ngạch cán bộ, công chức: chuyên viên cao câp và tương đương: 18
Trang 322.2 Thực trạng xác định vị trí việc làm tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2.1 Tình hình triển khai thực hiện 2.2.1.1 Việc ban hành văn bản hướng dẫn
Xác định rõ tầm quan trọng của việc xác định vị trí việc làm, Đảng ủy, Ban Giám đốc đã quán triệt và đề ra các chủ trương để triển khai xác định vị trí
việc làm trong Học viện; Căn cứ Công văn số 299/HVCT-HCQG ngày 04/4/2013 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc xác định vị trí việc làm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày
12/4/2013, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ban hành văn bản hướng dẫn 891/HVBC&TT về việc xác định vị trí việc làm tại Học viện, trong đó xác định rõ:
1 Mục đích
- Đổi mới công tác quản lý và cách đánh giá công chức, viên chức nhằm
sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức của Học viện;
- Khắc phục tình trạng thừa, thiểu công chức, viên chức giữa các đơn vị,
bộ phận của Học viện;
- Thông qua việc mô tả việc làm, giúp lãnh đạo đơn vị nắm chắc công
việc của từng công chức, viên chức; có kế hoạch bố trí, sử dụng, điều động, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức một cách tốt nhất
2 Yêu cầu
- Mô tả cụ thể công việc, chức trách mà mỗi công chức, viên chức phải thực hiện trong quá trình làm việc Công việc, trách nhiệm cần được mô tả ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, thể hiện được đầy đủ nội dung công việc được mô tả;
- Các bước để thực hiện công việc cần được mô tả theo một trình tự
Trang 33- Từ bản mô tả công việc của công chức, viên chức, thủ trưởng các đơn
vị có trách nhiệm kiểm tra lại công việc của công chức, viên chức trên cơ sở đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Thủ trưởng các đơn vị khi xem xét, tông hợp bản mô tả công việc của công chức, viên chức cần chú ý xem xét, đánh giá:
+ Việc đáp ứng và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ công
chức, viên chức;
+ Việc bố trí, sử dụng và năng lực, hiệu quả công việc thực tế của từng viên chức theo nhiệm vụ đang đảm nhiệm;
+ Chỉ rõ mối quan hệ giữa các thành viên trong bộ phận và mối liên hệ công việc giữa các bộ phận;
+ Điều chỉnh, phân công lại công việc của công chức, viên chức và các
bộ phận một cách hợp lý, khoa học;
+ Kiến nghị xem xét, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, bộ phận
3 Nội dung và trình tự tiễn hành
Bước 1: Từng công chức, viên chức (từ thủ trưởng đến nhân viên) thuộc
các đơn vị có trách nhiệm liệt kê, mô tả việc làm, nhiệm vụ cụ thể được phân
công giải quyết, đảm nhận và kết quả thực hiện; |
Bước 2: Tập thê lãnh đạo đơn vị (lãnh đạo và cấp ủy) trên cơ sở bản mô tả công việc của mỗi công chức, viên chức tiến hành phân tích, đánh giá công việc (việc làm) của từng công chức, viên chức và việc sử dụng lao động của
don vi;
Bước 3: Tập thể lãnh đạo đơn vị bố trí, sắp xếp lại việc làm của công
chức, viên chức trong đơn vị (nhất là đối với trường hợp đôi dư) phù hợp với phẩm chất, năng lực chuyên môn của công chức, viên chức và chức năng,
nhiệm vu cua don vi;
Trang 342.2.1.2 Két qua trién khai thuc hién
Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn, các đơn vị trong Học viện đã - triển khai thực hiện việc xác định vị trí việc làm trong đơn vi, kết quả như sau:
+ 33 đơn vị đã xây dựng bản tông hợp mô tả công việc của công chức, viên chức trong đơn vi
+ 33 đơn vị đã xây dựng bảng tông hợp nhu cầu tuyển dụng năm 2013 + 33 đơn vị đã xây dựng danh sách công chức, viên chức đôi dư
+ 368 công chức, viên chức đã xây dựng bản mô tả công việc
2.2.2 Ưu điểm, hạn chế trong xác định vị trí việc làm của Học viện
2.2.2.1 Ưu điểm
Một là: Việc triển khai chủ trương, kế hoạch của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về xác định vị trí việc làm đã được Học viện
thực hiện kịp thời
Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Giảm đốc Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện quán triệt, tổ chức nghiên cứu văn bản hướng dẫn của Giám đốc Học viện và một số văn bản có liên quan đến các đồng chí trong Ban Giám đốc, Thủ trường các don vi Dé cụ thê hóa các văn bản của cấp trên, bảo đảm sát hợp với điều kiện của Học viện, Ban Tổ chức -
Cán bộ là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác Tổ chức - Cán bộ
đã kịp thời xây dựng văn bản hướng dẫn, đôn đốc về xác định vị trí việc làm
Văn bản hướng dẫn của Học viện đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương
pháp, quy trình các bước thực hiện xác định vị trí việc làm ở các đơn vị; xây
dựng các biểu mẫu sát với yêu cầu
Hai là: Công tác xác định vị trí việc làm ở các đơn vị đã được thực hiện
khá nghiêm túc, cơ bản đúng phương châm, quy trình, hướng dẫn của Học viện
Thủ trưởng các đơn vị trong Học viện đã chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, khá nghiêm túc quá trình xác định vỊ trí việc làm cua don vi
Một số bản mô tả công việc của công chức, viên chức đã thống kê khá tỷ
Trang 35lãnh đạo đơn vị năm được tính chất công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ
duoc giao cua công chức, viên chức [phụ lục 1]
Trên cơ sở bản mô tả công việc của công chức, viên chức, các đơn vị đã xây dựng được bản tổng hợp mô tả công việc của công chức, viên chức trong đơn vị, bản tổng hợp nhu cầu tuyển dụng Một số bản tổng hợp mô tả công
việc đã phân định khá rõ những công việc thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý, những vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ; vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ [phụ lục 2|
Ba là: Việc quản lý công chức, viên chức đã bước đầu có sự gắn kết giữa
vị trí việc làm với các khâu khác của công tác cán bộ
Công tác đánh giá cán bộ đã có một số chuyền biến tích cực Khi đánh
giá cán bộ, bên cạnh đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn năng lực, một số đơn vị còn triển khai đánh gia cán bộ dựa trên chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ tại mỗi vị trí việc làm, đánh giá sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, sự phù hợp của việc phân công, bố trí, sử dụng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
từng người
Việc cử cán bộ tham gia các lớp đảo tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đã căn cứ vào vị trí việc làm mà người cán bộ đó đang đảm nhiệm, tránh việc lãng phí, không sát với nhiệm vụ chuyên môn
2.2.2.2 Han ché
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình triển khai xác định vị trí việc làm tại Học viện còn tồn tại những hạn chế, bất cập sau:
- Mặc dù xác định vị trí việc làm có ý nghĩa rất quan trọng để làm căn cứ cho việc bồ trí, đánh giá, sử dụng công chức, viên chức, xác định biên chế phù
hợp với từng đơn vị nhưng chưa được các cấp ủy Đảng và lãnh đạo các đơn vị
Trang 36- Nhiều bản mô tả công việc của cá nhân còn mang tính khái quát, liệt kê cả những công việc có tính chất thời vụ, đột xuất, thiếu thông tin về thời gian
hoàn thành công việc, tổng thời gian thực hiện [phụ lục 3] Mục đích xác định
vị trí việc làm của công chức, viên chức nhằm đổi mới cách đánh giá, có kế
hoạch bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức một cách tốt
nhất, nhưng do nhiều bản mô tả công việc quá sơ sài, do vậy việc xác định số
lượng người làm việc tương ứng với vị trí việc làm rất khó khăn, dẫn đến việc
thiếu thuyết phục trong việc đề xuất số lượng người tương ứng với số lượng vị trí việc làm của các đơn vị Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Học viện Bởi vì đào tạo, bồi
dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết nhằm khắc phục sự không phù hợp giữa kiến thức của cá nhân
công chức, viên chức với yêu cầu mà vị trí công việc đặt ra nhằm thực hiện tốt hơn công việc được giao Sự khác biệt này (hay còn gọi là sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và thái độ) hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi đối tương được đảo tạo, bồi dưỡng Chính vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm về cơ bản
- không phải là đào tạo, bôi dưỡng đại trà theo các chương trình, bài giảng có sẵn mà thường theo các chương trình được thiết kế riêng cho từng đối tượng
dự học, dựa trên những vị trí việc làm mà người đó đảm nhận Đào tạo, bồi
dưỡng theo vị trí việc làm đòi hỏi tăng cường sự tham gia của đơn vi sử dụng
công chức, viên chức và nhất là bản thân viên chức vào việc xác định hoặc lựa
chọn nội dung chương trình bồi dưỡng: bởi vì, chỉ có người cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp sử dụng công chức, viên chức và chính viên chức đó mới biết rõ họ còn thiếu những kỹ năng, kiến thức gì và cần bồi dưỡng nội dung gì? Nếu bản mô tả công việc của công chức, viên chức không cụ thể, chi tiết sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng
Trang 37cach hop ly va khoa hoc bién chế dành cho mỗi vị trí việc làm tại các đơn vị sao cho vừa bảo đảm khoa học lại phải sát với thực tế yêu cầu công việc Xác định vị trí việc làm có thể khiến số biên chế của đơn vị tăng lên hoặc giảm đi,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc của đơn vị nhưng trên thực tế hầu hết các đơn vị đều có nhu cầu tuyển dụng thêm cán bộ mà không
co don vi nao có lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức dôi dư
- Theo hướng dẫn của Học viện về việc xác định vị trí việc làm, từ bản mô tả công việc của công chức, viên chức, thủ trưởng các đơn vị có trách
nhiệm kiểm tra lại công việc của công chức, viên chức trên cơ sở đối chiếu với
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để từ đó xem xét, đánh giá VIỆC bồ trí, sử dụng và năng lực, hiệu quả công việc thực tế của từng công chức, viên chức theo
nhiệm vụ đang đảm nhiệm như thế nào, có cần phải điều chỉnh, phân công lại công việc của công chức, viên chức hay không Tuy nhiên, nhiều đơn vị việc kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng, do vậy nhiều bản tông hợp mô ta cong
việc của các don vi quá sơ sài, chưa thể hiện rõ những công việc mà công chức,
viên chức thuộc diện đơn vị mình quản lý phải thực hiện, không ghi đầy đủ các thông tin như tên sản phẩm đầu ra cũng như thời gian và kết quả thực hiện
2.2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Xác định vị trí việc làm là chủ trương và cách làm mới, một bước
chuyển quan trọng trong công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Học viện, có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhưng
tỉnh thần, nội dung, cách thức triển khai thực hiện lại chưa được tuyên truyền một cách sâu rộng, vì vậy cấp ủy và lãnh đạo chưa nhận thức đầy du, chua coi
là nhiệm vụ trọng tâm, điều đó dẫn đến sự lãnh đạo và chỉ đạo đôi khi chưa được chặt chẽ, có mặt còn buông lỏng, chưa kiên quyết đối với tập thê và cá nhân thực hiện không nghiêm túc kế hoạch đề ra
Trang 38- Các văn bản hướng dẫn của nhà nước, nhất là văn bản của Học viện chưa cụ thể, rõ ràng Vì vậy, khi thực hiện còn nhiều vướng mắc, chăng hạn: xác định thế nào là công việc có tinh 6n định, lâu dài, thường xuyên, lặp đi lặp lại, lựa chọn tên gọi vị trí việc làm thế nào cho phù hợp và bao quát được công việc Bên cạnh đó, một số công chức, viên chức do phân công kiêm nhiệm nhiều việc nên khi xác định vị trí việc làm, các đơn vị gặp lúng túng, không biết
có thống kê cả những nhiệm vụ khác ngoài chuyên môn vào hay không, bởi trên thực tế những công việc này nhiều khi chiếm khá nhiều thời gian của họ
- Thực trạng bố trí, sử dụng công chức, viên chức không đúng chuyên ngành đào tạo tại các đơn vị cũng gây khó khăn trong quá trình thực hiện xác
định vị trí việc làm
Trên thực tế, không ít đơn vị khi giao việc cho công chức, viên chức không rõ ràng, giao việc gì làm việc nấy, ngoài ra không xác định được công việc chính của họ là gì? Mặc dù theo quy định công chức, viên chức được làm đúng với chuyên môn được đào tạo nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực hiện nghiêm túc, triệt để Một trong những nguyên nhân là đo việc tuyển dụng không phải lúc nào cũng xuất phát từ công việc thật sự
Một khó khăn nữa khi xác định vị trí việc làm đó là khâu xác định sé bién ché cu thé cho từng đơn vị Thực tế nhiều đơn vị công việc được giao đều
tăng qua các năm nhưng số lượng biên chế vẫn giữ nguyên, điều này ảnh
hưởng đến kết quả làm việc của đơn vi Nếu xác định đúng vị trí việc làm chắc
chắn biên chế sẽ tăng thêm
- Cơ sở để xác định vị trí việc làm là các quy định về chức năng, nhiệm vu, quyén hạn và công việc thực tế của đơn vị Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều đơn vị trong Học viện chưa có quy định về chức năng, nhiệm vụ hoặc do yêu
cầu khách quan nên có sự điều chỉnh về nhân sự giữa các bộ phận, điều đó gây
khó khăn cho xác định vị trí việc làm
Trang 39CHUONG 3
Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xác định vị trí việc làm tại Học viện
3.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức trước hết là lãnh đạo Học viện, thủ trưởng các đơn vị về xác định vị trí việc làm
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu của xác định vị trí việc làm ở Học
viện
Xây dựng vị trí việc làm là giải pháp của đề án tỉnh giản biên chế, đây là
công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp do động chạm đến sức ì của nền công
vụ truyền thống và tác phong làm việc theo lối cũ Những hạn chế, yếu kém
trong xác định vị trí việc làm vừa qua có nguyên nhân từ nhận thức, từ chậm
đổi mới quan điểm Vì vậy, để thực hiện tốt hơn việc xác định vị trí việc làm ở
Học viện thời gian tới, trước hết phải tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng của đội ngũ công chức, viên chức, trước hết là lãnh đạo Học viện và thủ trưởng các đơn vị trong toàn Học viện Chỉ khi có nhận thức đúng và tạo được
sự đồng thuận cao trong nhận thức thì mới dễ thống nhất trong hành động,
trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch xác định vị trí việc làm trong Học viện
Để làm tốt giải pháp này, lãnh đạo Học viện, các cấp ủy và tổ chức Đảng cần quản triệt sâu sắc tỉnh thần kết luận của Bộ Chính trị về sơ kết 4 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tô quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Kết luận
Hội nghị Trung ương bảy (khóa XI), số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 về tiếp tục
hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; nhất là Nghị quyết số
39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cầu
lại đội ngũ chuyên viên, công chức, viên chức
Trang 4029/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính
phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư SỐ 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh
nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư số
14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
3.2 Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Học viện, các đơn vị và của
từng viên chức trong xác định vị trí việc làm
Vai trò của lãnh đạo Học viện, các đơn vị trong Học viện trong việc xây dựng đề án vị trí việc làm trong Học viện là rất quan trọng Lãnh đạo Học viện là người năm rõ nhất chức năng, nhiệm vụ của Học viện, đặc điểm của các đơn
vị thuộc thẩm quyền quản lý cũng như nhu cầu sử dụng nhân lực của từng đơn
vị trực thuộc Vì vậy trong quá trình triển khai, xây dựng Đề án vị trí việc làm trong Học viện, lãnh đạo Học viện phải chỉ đạo sát sao các đơn vị trực thuộc
thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của cấp trên và của Học viện về
việc xác định vị trí việc làm Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc phải đánh giá
chính xác khối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc của viên chức trong đơn vị và dự kiến công việc mới phát sinh trong tương lai để làm căn cứ đề xuất số lượng biên chế hoặc số lượng người làm
việc cần thiết bảo đảm chính xác, khách quan, trành trường hợp đơn vị nào
cũng yêu cầu tăng cường biên chế Do đó, lãnh đạo các đơn vị phải công tâm, khách quan, quán xuyên được tất cả các công việc trong cơ quan, đơn vị và năm được sở trường của tùng viên chức để bồ trí sắp xếp phù hợp, nhằm khơi dậy, phát huy thê mạnh của từng công chức, viên chức