1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học NGUYÊN lý PHÁT TRIỂN của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật, ý NGHĨA của nó TRONG NÂNG CAO NHẬN THỨC về CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở nước TA HIỆN NAY

23 1,2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

Chủ nghĩa MácLênin đã khẳng định, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất – thế giới vật chất. Tính thống nhất của thế giới không chỉ được hiểu một cách đơn giản là vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, một thế giới bao la rộng lớn “vô thuỷ, vô chung” (không có đầu, mà cũng chẳng có cuối), thế giới thống nhất ở tính vật chất; mà còn phải hiểu rằng, trong thế giới có vô số các sự vật hiện tượng khác nhau, chúng tồn tại trong mối liên hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, chúng luôn vận động biến đổi và phát triển không ngừng.

Trang 1

NGUYÊN Lý Về Sự PHáT TRIểN CủA phép biện chứng DUY VậT

ý NGHĩA CủA Nó TRONG NÂNG CAO nhận thức Về CON đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định, chỉ có một thế giới duy nhất và

thống nhất – thế giới vật chất Tính thống nhất của thế giới không chỉ đượchiểu một cách đơn giản là vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ýmuốn chủ quan của con người, một thế giới bao la rộng lớn “vô thuỷ, vôchung” (không có đầu, mà cũng chẳng có cuối), thế giới thống nhất ở tính vậtchất; mà còn phải hiểu rằng, trong thế giới có vô số các sự vật hiện tượngkhác nhau, chúng tồn tại trong mối liên hệ thống nhất biện chứng, tác độngqua lại ảnh hưởng lẫn nhau, chúng luôn vận động biến đổi và phát triển khôngngừng

Do đó, để cải tạo thế giới, con người phải có nhận thức đúng về nó,nhận thức được các nguyên lý, quy luật vận động của thế giới, từ đó tìm raphương pháp tác động đúng, thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển đáp ứngngày càng tốt hơn nhu cầu của con người Muốn vậy, tư duy của con ngườikhông thể nghèo nàn, chết cứng, hay cô lập tách rời; mà phải phong phú, sinhđộng, linh hoạt, nhìn nhận và xét đoán sự vật hiện tượng phải khách quan,toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển Quá trình vận động, phát triển của các

sự vật hiện tượng trong thế giới diễn ra như thế nào, do đâu mà có sự vậnđộng, phát triển ấy, những vấn đề này đã được phép biện chứng duy vật Mácxít nói chung, nguyên lý về sự phát triển nói riêng đã làm rõ; đây cũng chính

là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng đắn

về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Trang 2

1 Một số vấn đề cơ bản về nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật mác xít.

Phép biện chứng duy vật Mác xít là sản phẩm của sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa điều kiện khách quan (nhất là những cống hiến của phép biện chứngtrong lịch sử) và nhân tố chủ quan (sự thiên tài, tình bạn vĩ đại, tâm huyết của haiông) Theo Ph ăngghen, phép biện chứng chẳng qua là môn khoa học về nhữngquy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và của tưduy Phép biện chứng đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng thời kỳ đó chỉ mang tínhchất mộc mạc, ngây thơ, trực quan, như tư tưởng biện chứng của các nhà triếthọc Hy Lạp cổ đại, tư tưởng biện chứng của triết học Phật giáo, chưa có cơ sởkhoa học để chứng minh cho nó Phép biện chứng cũng đã có thời kỳ gắn liềnvới chủ nghĩa duy tâm, chủ yếu nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị, phản ánhsai lệch hiện thực khách quan, ít có tác dụng trong nhận thức và cải tạo thế giới.Chỉ đến thời kỳ của Các Mác và Ph ăngghen, hai ông mới làm cho phép biệnchứng thực sự quyện chặt với chủ nghĩa duy vật, tạo thành chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và phép biện chứng duy vật thực sự, có giá trị to lớn trong quá trìnhnhận thức và cải tạo thế giới, tạo ra sự khác hẳn về chất so với các hình thức củaphép biện chứng đã tồn tại trong lịch sử Phép biện chứng duy vật phản ánh mộtcách khách quan, toàn diện toàn bộ quá trình vận động và phát triển của thế giớithông qua hệ thống những nguyên lý, phạm trù và quy luật cơ bản của mình;giúp cho con người luôn nhìn nhận, thấy rõ tính phong phú muôn vẻ, tính vậnđộng và phát triển không ngừng của thế giới vật chất, từ đó các chủ thể có mộtcách nhìn biện chứng về thế giới, để khám phá ra phương pháp hành động thíchhợp tác động vào thế giới một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của con người

và xã hội Trong hệ thống những nguyên lý ấy, có nguyên lý về sự phát triển của

Trang 3

phép biện chứng duy vật, nó đã vạch rõ nguồn gốc, trạng thái, cách thức, khuynhhướng quá trình vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới.

Các ngành khoa học đã chứng minh, mọi sự vật hiện tượng tồn tại trongthế giới không tách rời nhau, không chỉ nương tựa, xâm nhập vào nhau, màchúng còn có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong (sinh, trụ, dị, diệt, hoặcthành, trụ, hoại, không) Do đó, phép biện chứng duy vật Mác xít phát hiện ra sựphát triển của các sự vật hiện tượng đó là một thành tựu to lớn trong lịch sử triếthọc nhân loại, đặc biệt khi sự phát triển ấy được khái quát và xây dựng thànhmột nguyên lý thì giá trị của nó càng to lớn hơn nhiều, ngày càng trở thành cơ sở

lý luận khoa học và cách mạng cho các đảng cộng sản, phong trào công nhânquốc tế cũng như toàn nhân loại tiến bộ trên thế giới trong quá trình cải tạo xãhội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn, với một niềm tin tưởng cao hơn vàvững chắc hơn

Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật Mác xít, phát triển là mộtphạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lêncao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển là một trườnghợp đặc biệt của vận động Phát triển cũng là một hình thức vận động, cũng làmột kiểu vận động, nhưng thông qua kiểu vận động đặc biệt này sẽ cho ra đờimột “cái mới” hơn hẳn về chất so với cái cũ (cao hơn và hoàn thiện hơn cái cũ).Như vậy, không phải mọi sự vận động đều được coi là phát triển, mặc dù có nămhình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất (vận động cơ học, vận động vật

lý, vận động hoá học, vận động sinh học và vận động xã hội), nhưng chỉ nhữnghình thức vận động nào, những sự vận động nào làm cho các mặt, các thuộc tínhcủa sự vật hiện tượng, hoặc làm cho bản thân sự vật hiện tượng đó tiến lên từđơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoànthiện hơn, sự vật hiện tượng có một bước nhảy vọt về chất, cái mới được ra đời

Trang 4

phủ định cái cũ, đó mới được coi là sự phát triển, sự phát triển ấy là một quátrình “của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới” Như sự phát triển củamột con người từ khi được sinh ra, lớn lên – trưởng thành – hoàn thiện hơn vềmọi mặt (cả về hình dáng, kích thước, thể

chất, trình độ.v.v.) Quan điểm của phép biện chứng duy vật khác hẳn, thậm chícòn đối lập với quan điểm duy vật siêu hình khi bàn về sự phát triển, nếu nhưphép biện chứng duy vật cho rằng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sựvật hiện tượng, là quá trình có sự nhảy vọt về chất, có sự ra đời của cái mới (từ Athành A’, thành A’’…) thì quan điểm duy vật siêu hình cho rằng sự vật hiệntượng không có sự phát triển, hoặc nếu có thừa nhận sự phát triển của sự vật hiệntượng, thì đó chẳng qua chỉ là sự tăng lên về mặt số lượng một cách đơn thuầnchứ không có sự nhảy vọt về chất, sự phát triển diễn ra theo đường tròn khép kín(từ A đến A), chứ không phải theo đường xoắn ốc vô tận Như thế, quan điểmsiêu hình về sự phát triển của sự vật hiện tượng, thực chất là không thừa nhận có

sự phát triển, đó chỉ là sự vận động dẫn đến sự lặp lại sự vật hiện tượng cũ mộtcách nguyên si, không có sự ra đời của cái mới Khi so sánh phương pháp biệnchứng và phương pháp siêu hình, V.I Lênin viết: “Hai quan niệm cơ bản…về sựphát triển (sự tiến hoá): sự phát triển coi như là sự giảm đi và tăng lên, như là sựlặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôicủa cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫnnhau giữa những mặt đối lập)…quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khôkhan Quan niệm thứ hai là sinh động Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìakhoá của sự (tự vận động) của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho tachìa khoá của những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của

sự “chuyển hoá thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh ra cáimới”1

1 V.I Lênin toàn tập, tập 29, bản tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va 1981, tr.379.

Trang 5

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, phát triển là khuynh hướng chung củamọi sự vật hiện tượng, đó là quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển; sựphát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới đều có nguyên nhân, nguồngốc từ bên trong của bản thân sự vật hiện tượng, do quá trình đấu tranh giảiquyết mâu thuẫn, chứ không phải do “cái hích” của thượng đế, hoặc do “cái đẩy”của một đấng siêu nhiên nào, cũng không phải do có sự tác động từ bên ngoàivào sự vật hiện tượng như quan điểm của một số nhà duy tâm, siêu hình quanniệm; sự tác động từ bên ngoài sự vật hiện tượng (không phải thần linh, thượngđế) chỉ làm tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình phát triển của chúng, chứ khôngphải là nguyên nhân hay nguồn gốc của sự phát triển ấy Xã hội loài người muốntồn tại và phát triển cũng vậy, trước hết xã hội đó phải tự giải quyết được nhữngmâu thuẫn trong lòng xã hội, như mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất về mặt kinh tế, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng về mặt cấutrúc xã hội, giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp.v.v Bản thân con ngườimuốn phát triển được cũng phải tự giải quyết rất nhiều mâu thuẫn ngay ở bêntrong con người, như mâu thuẫn giữa quá trình hấp thụ và bài tiết, giữa đồng hoá

và dị hoá, giữa nhu cầu và khả năng, giữa cái muốn biết và cái chưa biết.v.v chỉkhi nào những mâu thuẫn cơ bản của sự vật hiện tượng được giải quyết, khi đómới có sự chuyển hóa, sự nhảy vọt về chất và sự ra đời của cái mới Song khôngphải cứ có mâu thuẫn là lập tức có ngay kết quả của sự giải quyết mâu thuẫn ấy,

có ngay sự nhảy vọt về chất, mà chính ngay bản thân mâu thuẫn đó cũng phảitrải qua một quá trình phát triển (có thể là lâu dài, có thể là nhanh chóng, điềunày tuỳ thuộc vào tính chất của sự vật hiện tượng, của mâu thuẫn và phụ thuộcvào điều kiện hoàn cảnh cụ thể), mâu thuẫn đó phải vận động phát triển bắt đầu

từ sự khác biệt, đến sự đối lập, đến mâu thuẫn và mâu thuẫn gay gắt không thểđiều hoà, tạo nên những “cuộc xung đột” giữa các mặt đối lập để giải quyết mâuthuẫn Đồng thời với quá trình phát triển của mâu thuẫn là quá trình diễn ra sự

Trang 6

tích luỹ dần dần về lượng- lượng của chất- của sự vật hiện tượng, cũng chính sựtích luỹ về lượng này đã làm cho mâu thuẫn có sự vận động phát triển đến đỉnhcao của nó, đến khi nó không thể giữ nguyên được trạng thái như cũ nữa, tức làmâu thuẫn đó phải được giải quyết, sự thống nhất cũ phải được phá vỡ để thiếtlập một sự thống nhất mới, cái chất cũ đến đây đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, khôngcòn phù

hợp với điều kiện hoàn cảnh mới nữa, đòi hỏi phải có một chất mới, một sự vậthiện tượng mới ra đời thay thế sự vật hiện tượng cũ; đó cũng là lúc sự vận độngcủa lượng đã vượt quá giới hạn (gọi là độ) đạt đến điểm nút, cái giới hạn mà ởtrong đó đã diễn ra sự biến đổi về lượng (cũ) đến đây cũng bị phá vỡ, thayvào đó là một giới hạn mới được thiết lập và tất nhiên lại có một sự biến đổi mới

về lượng ở trong giới hạn mới này Đến đây ta có thể khẳng định: mâu thuẫn đãđược giải quyết, chất cũ đã bị chất mới phủ định, sự vật hiện tượng cũ đã bị sựvật hiện tượng mới phủ định (cái mới đã ra đời thay thế cái cũ)

Sự phát triển của sự vật hiện tượng thường là một quá trình lâu dài, liêntục, do đó chúng ta không được nóng vội, áp đặt dễ dẫn đến chủ quan, duy ý chí.Chúng ta chỉ có thể nhận biết quá trình đó, tác động vào, định hướng cho sự pháttriển đó nhanh hơn để có tác dụng tốt hơn cho nhu cầu của con người Khi nói vềquá trình phát triển lâu dài trong lịch sử, giáo sư Trần Xuân Trường đã phân tích

sự chuyển hoá lâu dài của thời kỳ quá độ, từ chế độ xã hội này lên chế độ xã hộikhác, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cũng phải trải qua một thời kỳ quá

độ lâu dài, mức độ lâu dài còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, như khả năng thíchnghi để tồn tại và tiếp tục phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng đi lên cải tạo

và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước.v.v.và theo ông, hiện nay do một sốngười nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc tính chất phức tạp, lâu dài của thời kỳquá độ từ chủ nghĩa tư bản len chủ nghĩa xã hội, nên có người đã tự đánh mất

Trang 7

niềm tin, dao động về lập trường tư tưởng, ông viết: “Họ quên rằng trong lịch sửcủa mình từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác, nhân loại cũng đã phảitrải qua những thời kỳ quá độ quá dài không phải diễn ra trong mấy chục năm

mà hàng mấy trăm năm”, và ông đã lấy ví dụ “chế độ phong kiến châu Âu đãphải mất gần 200 năm mới thay đổi hoàn toàn chế độ chiếm hữu nô lệ”, qua phântích lịch sử của nước Anh, Pháp, ông đã kết luận: “Như vậy, nếu tính sự khởi đầu

từ nước Anh đến nước Pháp và cả châu Âu, thời đại quá độ từ chủ nghĩa phongkiến lên chủ nghĩa tư bản ở

châu Âu, ở Bắc Mỹ cũng phải gần 200 năm Nếu tính đến quá trình thực dân hoásau này của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới thì thời gian còn dài hơn nữa”2.Thực tiễn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước trên thế giới,trong đó có cả Việt Nam, đã từng có thời kỳ nóng vội, chủ quan, áp đặt dẫn đếnmột số sai lầm không những chẳng làm tăng nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội, mà ngược lại còn làm kìm hãm quá trình đó, thậm chí có nơi còn bị lâmvào khủng hoảng trầm trọng, mất chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, tình hình chínhtrị mất ổn định, nền kinh tế bị tụt lùi nghiêm trọng, nhiều vấn đề về văn hoá xãhội bị xuống cấp.v.v như một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xôtrước đây

Quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới không phải đitheo đường thẳng, mà theo đường xoắn ốc; chúng phải trải qua nhiều lần phủđịnh biện chứng, với những chu kỳ (vòng khâu của sự phát triển) khác nhau, mỗichu kỳ phát triển lại có hai lần phủ định cơ bản và có thể có nhiều lần phủ địnhkhông cơ bản Khi kết thúc phủ định cơ bản lần một tạo ra cái đối lập với cái banđầu, giai đoạn này còn được gọi là khâu trung gian trong quá trình phát triển của

sự vật hiện tượng Khi kết thúc phủ định cơ bản lần hai tạo ra một sự vật hiện

2 Giáo sư Trần Xuân Trường, “định hướng XHCN ở Việt Nam một số vấn đề lý luận cấp bách, Nxb CTQG, H.1996, tr 17-18.

Trang 8

tượng mới có nhiều thuộc tính giống như cái ban đầu, nên đôi khi tưởng là cáiban đầu, nhưng thực chất nó không phải là cái ban đầu, mà là cái mới, là cáidường như lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn Đến đây mới kết thúcmột chu kỳ phát triển của sự vật hiện tượng Song, quá trình phát triển của sự vậthiện tượng không phải chỉ có một chu kỳ, mà có thể có nhiều chu kỳ phủ định,với những tính chất mức độ khác nhau; cứ kết thúc chu kỳ này lại có sự ra đờicủa chu kỳ mới

Do sự vật hiện tượng có nhiều mặt, nhiều thuộc tính khác nhau, nên vậnđộng biến đổi về lượng, sự vận động phát triển của các loại mâu thuẫn, sự nhảyvọt về chất của chúng diễn ra rất phong phú, đa dạng, làm cho sự ra đời của cáimới cũng rất đa dạng, phong phú muôn vẻ Cái mới ra đời không nhất thiết khinào cũng phải là cả toàn bộ sự vật hiện tượng, mà có thể cái mới ra đời chỉ ở mặtnày, mặt kia; cũng như sự chuyển hóa, sự nhảy vọt về chất vừa có những bướctoàn bộ, vừa có những bước cục bộ, bộ phận Điều đó cho thấy, quá trình nhậnthức và cải tạo thế giới con người phải luôn có cách nhìn biện chứng, phải vừathấy cái toàn bộ, đồng thời vừa thấy cái bộ phận, cái cụ thể, tránh phiến diệnhoặc chung chung, đại khái, qua loa cho xong việc; từ đó tìm ra nhiều phươngpháp tác động phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất

Hình ảnh đường xoắn ốc cho thấy, quá trình phát triển của các sự vật hiệntượng trong thế giới diễn ra quanh co, phức tạp, khó khăn, có thể có những bướcthụt lùi tạm thời Bước thụt lùi này chỉ như một giai đoạn có thể diễn ra, nằmtrong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, chứ không được cho rằng bướcthụt lùi ấy cũng là một sự phát triển – hai cách hiểu đó hoàn toàn khác nhau Do

sự đa dạng, phong phú muôn hình, muôn vẻ của thế giới vật chất, nên khả năngxảy ra bước thụt lùi này cũng rất phong phú, đa dạng, chúng có thể xảy ra ở mặtnày hay mặt khác, ở nơi này hoặc nơi khác trong quá trình phát triển của sự vật

Trang 9

hiện tượng Vì vậy, chúng ta không nên bi quan, chán nản, nghi ngờ và thiếuniềm tin vào sự thắng lợi của cái mới, nhất là khi cái mới vừa được “thoát thai”

từ trong lòng cái cũ, cái cũ chẳng những còn rất mạnh, mà chúng còn có khảnăng “thích nghi”, còn đang được “che giấu”rất tinh vi xảo quyệt để tiếp tục tồntại và phát triển cùng với cái mới; cái mới ra đời thường còn rất non yếu, bảnthân “sức đề kháng” của cái mới chưa đủ sức chống lại sự tấn công từ nhiều phíacủa những cái đối lập, chưa thực sự “quen” với môi trường hiện tồn Do đó, sựthụt lùi, sự thất bại của cái mới ở giai đoạn đầu này cũng là điều dễ hiểu, đòi hỏicon người phải nhận biết được vấn đề này để vạch ra cách thức, bước đi, cáchlàm phù hợp, hạn chế tối đa những tổn thất đáng tiếc đi đến thành công Bêncạnh đó, chúng ta vừa cần có thái độ dứt khoát ủng hộ, bảo vệ cái mới, vừa tạođiều kiện cho cái mới phát triển Đồng

thời, cần phân biệt rõ cái mới thực sự và cái mới giả hiệu – giả danh để kịp thờingăn chặn, loại trừ Cái mới thực sự là cái ra đời hợp quy luật, mang nội dung mớitrên cơ sở kế thừa có chọn lọc những yếu tố còn phù hợp của cái cũ, là cái kháchẳn về chất so với cái cũ, mặc dù có thể cái mới còn nhiều mặt non yếu, chưa theokịp yêu cầu đòi hỏi của điều kiện khách quan, nhưng cái mới bao giờ cũng là cáitất thắng Vì lẽ đó, trong cuộc sống cũng như trong quá trình hoạt động thực tiễn,một mặt, chúng ta luôn chú trọng hướng tới cái mới, phát hiện ra cái mới một cáchnhạy bén, nhìn về tương lai phát triển của nó một cách vừa sâu sắc, vừa toàn diện;mặt khác, chúng ta cần phải luôn tỉnh táo, sắc sảo trong phân biệt cái mới với cái

cũ, cái mới thực sự với cái mới giả hiệu Tích cực hoạt động thực tiễn để làmchuyển biến “tương quan lực lượng” giữa cái mới và cái cũ, làm cho cái cũ mấtdần đi, cái mới ngày càng mạnh lên

Xuất phát từ đặc điểm, tính chất, trạng thái, cách thức của quá trình vậnđộng phát triển của sự vật hiện tượng, nên có thể có nhiều giai đoạn phát triển

Trang 10

khác nhau, đòi hỏi con người phải nhận thức được từng giai đoạn phát triển ấy,vạch rõ được những đặc điểm, dự báo khuynh hướng cũng như một số khả năngngẫu nhiên có thể xảy ra của từng giai đoạn Trên cơ sở đó dự kiến các “phươngán” để bảo vệ và phát triển cái mới, đáp ứng nhu cầu của mỗi con người và toàn

xã hội Tránh xem xét cứng nhắc, bảo thủ, định kiến hoặc tuyệt đối hóa bất kỳmặt nào, giai đoạn nào trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng Tuỳ theotừng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tuỳ theo khả năng của từng sự vật hiện tượng

mà đặt ra yêu cầu đòi hỏi “vừa sức” ở sự phát triển của sự vật hiện tượng, đồngthời cần phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của con người để tạo ra

sự thuận lợi cho sự phát triển của sự vật hiện tượng, nhất là trong việc cải tạo xãhội cũ, xây dựng xã hội mới

Tóm lại, nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản củaphép biện chứng duy vật, nó đã vạch rõ nguồn gốc, cách thức, con đường quátrình phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới Đây là cơ sở lý luậnkhoa học và cách mạng cho con người đi nhận thức và cải tạo thế giới Sự ra đờicủa cái mới là một tất yếu khách quan, hợp quy luật Vận dụng nội dung củanguyên lý phát triển vào nâng cao nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta hiện nay là một việc cần thiết và quan trọng

2 ý nghĩa trong nâng cao nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Sự phát triển của xã hội loài người không phải là một quá trình biến đổilộn xộn, toàn những ngẫu nhiên, mà là một quá trình biến đổi có quy luật, gắnliền với vai trò của con người một cách chặt chẽ, sự phát triển đó được đánh dấubằng tiến bộ xã hội, biểu hiện ở sự phát triển không ngừng của lực lượng sảnxuất và kế tiếp nhau của các nền văn minh Mỗi giai đoạn chuyển giao từ hìnhthái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác đều có một thời kỳ quá

Trang 11

độ, đó là thời kỳ còn tồn tại đan xen giữa những yếu tố tàn dư của xã hội trước

đó với những yếu tố mới, nhân tố mới của xã hội mới ra đời Do vậy, việc nhậnthức đúng và xác định đúng con đường phát triển mới của mỗi quốc gia, dân tộc

là vấn đề rất khó khăn và phức tạp Dưới ánh sáng lý luận Mác-Lênin về nguyên

lý phát triển, chúng ta sẽ có cơ sở nhận thức đúng đắn con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật vàcông nghệ, sự “rạn nứt”, sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu

và Liên Xô, nhiều học giả (nhất là các học giả tư sản) đã đưa ra nhiều học thuyếtkhác nhau về sự phát triển trong tương lai của nhân loại Có học giả cho rằng, cả

xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa đều phải có bước “cải tổ”,

“cải biến” lại; cũng có quan điểm cho rằng ngày nay không nhất thiết phải đitheo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, mà có thể đi theo conđường khác, hướng phát triển khác, hướng phát triển đó là gì, con đường đó là

gì, theo họ đó là cả hai cùng hướng tới một “xã hội hậu công nghiệp”, “xã hộisiêu công nghiệp” hoặc tạm gọi là “xã hội hậu tư bản”, đại biểu như AvinTôphlơ, J.Kgalbraith, Paul A.Samuelson, Peter F.Ducker Đặc biệt trong

“thuyết hội tụ” của mình, học giả tư sản Mỹ- Avin Tôphlơ đã lý giải rằng, xã hội

tư bản chủ nghĩa cũng hướng tới cái đích là xã hội công nghiệp, xã hội xã hộichủ nghĩa cũng hướng tới cái đích ấy, nên cả hai chế độ xã hội này sẽ đều gặpnhau, cùng “hội tụ” tại một điểm đó là “xã hội hậu công nghiệp”, do đó, khôngcần phải xác định là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa.Qua đây cho thấy thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp vẫn là giữa hai conđường đi lên chủ nghĩa tư bản và đi lên chủ nghĩa xã hội diễn ra gay gắt, cuộcđấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận vẫn gay go, phức tạp; vì vậy, việc xácđịnh đúng đắn con đường cho cách mạng các nước đang phát triển trên thế giớinói chung, Việt Nam nói riêng không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi giai cấp

Ngày đăng: 04/05/2017, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w