Trong thời đại hiện nay, không ít người còn đang mơ hồ về một chế độ xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa. Thậm chí, ngay trong hàng ngũ những người cộng sản vẫn có các quan niệm khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới.
Trang 1QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐẢNG TA VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, không ít người còn đang mơ hồ về một chế độ xãhội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Thậm chí, ngay trong hàng ngũ những ngườicộng sản vẫn có các quan niệm khác nhau về chủ nghĩa xã hội Đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay, các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhaucùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia,dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ cónhững bước tiến mới Vì vậy, khi đánh giá tình hình để xác định mục tiêu và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Theo quy luật tiến hoá
của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” 1 Hơn nữa, “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” 2
Song để nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam thì không hề đơn giản Bởi vì, tính chấtphức tạp của vấn đề là ở chỗ, Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủnghĩa xã hội không phải đã được xây dựng xong xuôi hẳn; còn việc xác địnhnhững đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, tức là những nét riêng biệt có ý nghĩa tiêubiểu để nhận biết nó, phân biệt nó với các xã hội khác thì lại chỉ có thể là mộtquá trình hình thành và phát triển không ngừng của nhận thức Chính C.Mác vàPh.Ăngghen không coi chủ nghĩa cộng sản như một khuôn mẫu lý tưởng màhiện thực phải khuôn theo, mà xem nó như một phong trào hiện thực, qua đómột xã hội mới sẽ thoát thai ra từ xã hội tư bản; từ đó, xác định một vài đặctrưng chung nhất của xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa Còn chủ nghĩa xã
-1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, h.2011, tr 69
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, h.2011, tr 70
Trang 2hội có những đặc điểm gì, sẽ trải qua những giai đoạn phát triển nào thì, như
V.I.Lênin đã khẳng định, chỉ có “kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ
rõ, khi họ bắt tay vào hành động”3
Đối với Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua việc xây dựng vàphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường chưa
có tiền lệ lịch sử Vì vậy, việc khái quát lý luận về chủ nghĩa xã hội càng khókhăn và càng thêm quan trọng Khó khăn vì tư duy lý luận phải vượt qua cản trở
của những khuôn mẫu giáo điều cứng nhắc để có thể "thay đổi căn bản" quan
niệm nào đó về chủ nghĩa xã hội một cách đúng đắn nhất, khoa học và cách
mạng nhất Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề: Quan điểm của Lênin về
chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộị ở Việt Nam làm nội dung tiểu luận của môn
Nguyên lý chủ nghĩa xã hội khoa học
NỘI DUNG
1 Quan điểm của V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội
Tên tuổi, sự nghiệp của V.I.Lênin gắn liền với cuộc cách mạng xã hộichủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại và những cống hiến vô giá của Ngườitrong việc bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, những quan điểmcủa C.Mác, Ph.Ăngghen về xã hội chủ nghĩa và con đường xây dựng chủnghĩa xã hội nói riêng
Giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên thế giớighi nhận những cống hiến to lớn của Lênin đối với phong trào cách mạng trênthế giới không chỉ ở việc Lênin đã tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạngkhông ngừng do Mác và Ăngghen khởi xướng mà còn ở chỗ Người đã kết hợpchặt chẽ lý luận và thực tiễn, từ thực tiễn mà phát triển lý luận để hiện thực hoásinh động những quan điểm lý luận khoa học và cách mạng đã khái quát nhữngquan hệ thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp
3V.I.Lênin: Toàn tập, t.34 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.153
Trang 3Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học khẳng định về lý luận
của những người cộng sản: “Những quan điểm lý luận của những người
cộng sản tuyệt nhiên không dựa vào những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh ra Những nguyên lý ấy chỉ là biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của cuộc đấu tranh giai cấp hiện có”4
Đặc biệt là quan điểm khoa học - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội: “… ngày
nay chủ nghĩa xã hội không còn bị xem là một sự phát hiện ngẫu nhiên của một khối óc thiên tài nào đó mà là một kết quả tất nhiên của cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp phát sinh ra trong quá trình lịch sử - giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Nhiệm vụ của CNXH không còn là ở chỗ nặn ra một chế độ hết sức hoàn thiện, mà là ở chỗ phải nghiên cứu cái quá trình kinh tế - lịch
sử đã tất nhiên sản sinh ra các giai cấp nói trên và sự đấu tranh giữa các giai cấp ấy và ở chỗ tìm ra, trong tình hình kinh tế do quá trình ấy tạo ra, những thủ đoạn giải quyết sự xung đột” 5
Những luận điểm của Lênin về chủ nghĩa xã hội là mẫu mực về bổ sung,phát triển vận dụng sáng tạo quan điểm mác xít về chủ nghĩa xã hội vào điềukiện lịch sử cụ thể Người đã tuân thủ một di huấn nổi tiếng của Ăngghen, muốnlàm cho chủ nghĩa xã hội trở thành khoa học thì trước hết phải đặt chủ nghĩa xãhội trên mảnh đất hiện thực
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thì chủ nghĩa xã hộikhông phải là một hình thái kinh tế - xã hội mà chỉ là một giai đoạn, một trình
độ phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa V.I.Lênin viết:
“Xã hội cộng sản, đó là một xã hội trong đó tất cả là của chung: ruộng đất, nhà máy, lao động chung của mọi người”6 Không chỉ vậy, V.I.Lênin còn chỉ rarằng chỉ dưới chủ nghĩa xã hội thì tư liệu sản xuất mới thuộc về của chung (sốđông giai cấp vô sản) Tuy nhiên, khi gọi chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa cộng sản
4 V.I.Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, t 26, tr 110
5 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t22, Nxb CTQG, H 1997, tr 757.
6 V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.373.
Trang 4thì Lênin đã khẳng định rằng đó chưa phải là chủ nghĩa cộng sản phát triển trênnhững cơ sở của chính nó, chưa phải là chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn Mà tráilại, đó mới chỉ là giai đoạn đầu hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủnghĩa Khi giải thích những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin viết:
“ Về mặt khoa học, thì sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thật là rõ ràng Cái mà người thường gọi là chủ nghĩa xã hội, thì C.Mác gọi
là giai đoạn “đầu” hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa”7.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa xãhội với tư cách là một giai đoạn, một nấc thang của xã hội mới, là xã hội trựctiếp phát sinh ra từ chủ nghĩa tư bản thì nó không chỉ đối lập một cách chungchung với chủ nghĩa tư bản mà nó còn là một xã hội phát triển cao hơn, tốt đẹphơn so với chủ nghĩa tư bản Điều này được thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa xã hội sẽtạo ra một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản bởi mục tiêu của chủnghĩa xã hội là vì con người
Trên cơ sở đó, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng, xét đến cùngthì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, quyết định nhất cho thắng lợi củachế độ mới Chủ nghĩa tư bản đã lật đổ được chế độ phong kiến bởi nó đã tạo ramột năng suất lao động cao hơn chưa từng thấy so với chế độ phong kiến Do
đó, chủ nghĩa tư bản cũng có thể bị lật đổ, bởi chủ nghĩa xã hội tạo ra một năngsuất lao động mới, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản Và một điều nữa là,khác với chủ nghĩa tư bản, những sản phẩm của chủ nghĩa xã hội được làm ra lànhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hội chứkhông nhằm nô dịch con người Và để phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa xãhội với chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã phác thảo về chủ nghĩa xã hội, được thểhiện ở những điểm sau:
Một là, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí.
7 V.I.Lênin: Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.121.
Trang 5Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ra đời là tất yếu, trước hết là tấtyếu kinh tế Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, phải ưu tiên hàng đầu cho phát triểnlực lượng sản xuất, xác lập từng bước chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tạo raphương thức tổ chức quản lý mới tiến bộ hơn để có năng suất lao động cao hơnnăng suất trong xã hội tư bản V.I.Lênin đánh giá rất cao vai trò to lớn của nềnđại công nghiệp cơ khí đối với chủ nghĩa xã hội Trong đó, ông đặc biệt chú ýđến vai trò của điện lực đối với công cuộc xây dựng xã hội mới Bởi, ông coiđiện lực chính là cơ sở kỹ thuật mới để xây dựng kinh tế, là cơ sở để xây dựngnền sản xuất hiện đại Từ cơ sở hiện thực của nước Nga, của những điều kiện,tiền đề và những yêu cầu của xây dựng CNXH - một chế độ tiến bộ hơn, ưu việt
hơn chủ nghĩa tư bản, Lênin đã nêu một công thức nổi tiếng: “chủ nghĩa cộng
sản là chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá toàn quốc” Và nếu nước Nga
được bao phủ bằng một mạng lưới dày đặc các trạm phát điện thì công cuộc xâydựng kinh tế cộng sản chủ nghĩa ở Nga sẽ trở thành kiểu mẫu cho châu Âu vàchâu Á xã hội chủ nghĩa trong tương lai
Sở dĩ ông xem điện khí hóa là cơ sở để xây dựng nền đại công nghiệp làbởi, vào thời của V.I.Lênin thì điện khí hóa toàn quốc là trình độ phát triển rấtcao của đại công nghiệp mà không mấy nước trên thế giới đã đạt tới Bản thâncác nước tư bản phát triển cao vào lúc bấy giờ như Thụy Điển, Đức, Mỹ cũngchỉ gần đạt tới trình độ điện khí hóa toàn quốc Nhưng ngày nay, tình hình pháttriển của khoa học và điện khí hóa toàn quốc chưa phải là trình độ phát triển caonhất hiện nay Do đó, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ là cái caohơn cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Như vậy, V.I.Lênin đã cụ thể hóa về cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội
là nền đại công nghiệp cơ khí Nhưng theo V.I.Lênin, bản thân nền đại côngnghiệp hiện đại không dung hợp với chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa; nó đòi hỏiphải thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công hữu về tưliệu sản xuất Quán triệt quan điểm chỉ đạo này của Lênin sau Cách mạng tháng
Trang 6Mười Nga, chỉ sau vài chục năm, nước Nga từ một nước tư bản kém phát triển
đã trở thành một cường quốc về kinh tế, khoa học, kỹ thuật
Hai là, chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
Trong những luận giải của mình về chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã nêu rõnguyên nhân vì sao chủ nghĩa xã hội đã tạo ra được một năng suất lao động caohơn so với chủ nghĩa tư bản Xác lập một nền kinh tế phát triển cao hơn, tiến bộhơn chủ nghĩa tư bản cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, tổ chức laođộng và năng suất lao động, chính là quan niệm của V.I.Lênin về kinh tế của
chủ nghĩa xã hội: “Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai
cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi và trong chừng mực mà nhiệm vụ tước đoạt những kẻ đi tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã được hoàn thành trên những nét chủ yếu và cơ bản - thì tất nhiên có một nhiệm vụ căn bản khác được đề lên hàng đầu, đó là: thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động
và do đó phải tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn”8 Đó cũng chính làđặc trưng thể hiện bản chất về kinh tế của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm củaLênin
Ngoài cơ sở vật chất là nền đại công nghiệp hiện đại, thì còn do những yếu
tố vốn có của chủ nghĩa xã hội, những yếu tố này không thể có được trong lòng chủnghĩa tư bản Đó là cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
V.I.Lênin khẳng định, kỷ luật của chế độ nô lệ và chế độ phong kiến là
kỷ luật roi vọt; kỷ luật của chủ nghĩa tư bản là kỷ luật đói; còn kỷ luật của chủnghĩa xã hội là kỷ luật tự giác Theo ông, kiểu tổ chức lao động xã hội của chủnghĩa xã hội sở dĩ cao hơn so với kiểu tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa tưbản là vì nó dựa vào một kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những
8 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 36, Nxb TB, M.1978, tr.228-229.
Trang 7người lao động Song, theo V.I.Lênin, để có được cách tổ chức lao động mới thìcần phải thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm soát toàn dân.
Khi thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP), tư tưởng về sự kiểm kê,kiểm soát toàn dân không hề bị hạ thấp mà còn được đề cao hơn V.I.Lênin coi
đó là cái để cứu nước Nga khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn đảmbảo cho nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội Ông coi việc kiểm kê, kiểm soáttoàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm là một hình thức của sự quá độ,
là cái giữ cho xã hội không đi chệch khỏi con đường xã hội chủ nghĩa trong điềukiện thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước
Như vậy, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra một năng suất lao động cao hơn chủnghĩa tư bản nhờ việc đưa ra một hình thức tổ chức lao động và kỷ luật lao độngmới Hình thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động đó được thực hiện trên cơ
sở của sự kiểm kê, kiểm soát toàn dân đối với việc sản xuất và phân phối sảnphẩm
Ba là, chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Theo V.I.Lênin, phân phối theo lao động là cách thức phân phối tronggiai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa Cách thức phân phối theo laođộng là thích hợp nhất với chủ nghĩa xã hội, bởi vì nó được dựa trên chế độ cônghữu về tư liệu sản xuất Phân phối theo lao động không có nghĩa là mỗi ngườilàm được bao nhiêu sản phẩm thì được hưởng hết bấy nhiêu Trái lại, tổng sảnphẩm do lao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho cả tiêu dùng cánhân, cho cả tích lũy tái sản xuất mở rộng và cho cả tiêu dùng công cộng của xãhội Tiêu dùng cá nhân chỉ là một phần trong tổng sản phẩm do lao động củangười công nhân làm ra Tuy nhiên, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên thực tế, những phần không phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhânnhững người công nhân vẫn thuộc về họ, vẫn nhằm đảm bảo lợi ích cơ bản, lâudài, chung cho mọi thành viên trong xã hội
Trang 8V.I.Lênin chỉ rõ cách phân phối sản phẩm theo lao động được dựa trênhai nguyên tắc: “người nào không làm thì không ăn”; “số lượng lao động ngangnhau thì hưởng số sản phẩm ngang nhau”.
Nguyên tắc “người nào không làm thì không ăn”, theo V.I.Lênin, đó làquy tắc cơ bản, là chân lý sở đẳng và hiển nhiên Tất cả những công nhân, tất cảnhững bần nông và ngay cả trung nông, tức là tất cả những người đã trải quacảnh túng thiếu, tất cả những người đã sống bằng lao động của mình đều tánthành điều đó
Nguyên tắc “số lượng lao động ngang nhau thì hưởng số lượng sản phẩmngang nhau” thể hiện sự công bằng dưới chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, V.I.Lênincũng nhận thấy rằng nguyên tắc này mặc dù thể hiện sự phân phối công bằnghơn so với xã hội tư bản và các xã hội tư hữu khác, song nó vẫn chưa tạo rađược sự bình đẳng hoàn toàn Bởi đó vẫn là “bình đẳng kiểu tư sản” và chưa gạt
bỏ được “pháp quyền tư sản” Điều đó biểu hiện ở chỗ người ta còn phải dùngnguyên tắc “trao đổi ngang giá”, còn phải dùng quy tắc duy nhất là lấy lao độnglàm thước đo để phân phối cho mọi người mà trong thực tế họ không có khảnăng lao động ngang nhau
Do đó, V.I.Lênin cho rằng xã hội cần phải kiểm tra, kiểm soát nghiêmngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng của từng người bởi dưới chủ nghĩa
xã hội vẫn còn nhiều người trốn tránh lao động, muốn làm ít hưởng nhiều, tránhviệc nặng tìm việc nhẹ…
Bốn là, chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nhậnthấy rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa Bởi, ôngcho rằng chính chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân gây ra mọi đau
Trang 9khổ của quần chúng nhân dân lao động Do đó, để giải phóng người lao động thì
cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa V.I.Lênin khẳng định: “Để
thực sự giải phóng giai cấp công nhân, cần phải có cuộc cách mạng xã hội, xuất phát một cách tự nhiên từ toàn bộ sự phát triển của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, tức là phải thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, chuyển các tư liệu đó thành sở hữu công cộng và thay thế nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng việc tổ chức sản xuất sản phẩm theo lối xã hội chủ nghĩa ”9.Đồng thời, Lênin cũng cho rằng chủ nghĩa xã hội không hề xóa bỏ tất cả cácquyền sở hữu của mọi công dân mà chỉ muốn xóa bỏ quyền sở hữu của bọn địachủ và tư bản
Như vậy, V.I.Lênin cũng coi một trong những mục tiêu của chủ nghĩa xãhội là xóa bỏ chế độ tư hữu, nhưng không phải chế độ tư hữu nói chung mà làchế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội không hề xóa bỏ tất cả cácquyền sở hữu của quần chúng nhân dân lao động
Năm là, chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
Tiếp thu những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong các tác phẩmcủa mình, V.I.Lênin đã khẳng định sự áp bức, bóc lột là tai họa lớn đối vớingười lao động Sự thay thế của các xã hội trước chủ nghĩa xã hội chẳng quacũng chỉ là sự thay thế của các hình thức áp bức, bóc lột đối với người lao động
mà thôi Chỉ đến chủ nghĩa xã hội thì con người mới có khả năng được giảiphóng khỏi các hình thức áp bức và bóc lột đó
V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa xã hội có mục đích không những xóa bỏ tình
trạng nhân loại bị chia thành những quốc gia nhỏ và xóa bỏ mọi trạng thái biệt lập giữa các dân tộc, không những làm cho các dân tộc gần gũi nhau, mà cũng
9V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, t.6, tr.518
Trang 10còn nhằm thực hiện việc hợp nhất các dân tộc lại”10 Sở dĩ có được điều đó là vìchủ nghĩa xã hội, theo V.I.Lênin, đã tổ chức được nền sản xuất không có sự ápbức giai cấp, do đó đảm bảo phúc lợi cho tất cả các thành viên của quốc gia, chonên nó làm cho “tình cảm” của dân cư phát triển tự do; và chính vì vậy, đã tạođiều kiện thuận lợi để thúc đẩy hết sức mạnh mẽ sự gần gũi và sự hợp nhất giữacác dân tộc Chủ nghĩa tư bản không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc, cũngnhư ách áp bức chính trị nói chung bởi vì nó không xóa bỏ được giai cấp Saukhi xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản tạo rakhả năng thủ tiêu hoàn toàn ách áp bức dân tộc Nhưng, V.I.Lênin cho rằng khảnăng ấy chỉ biến thành hiện thực nếu hoàn toàn thiết lập được nền dân chủ trongmọi lĩnh vực, kể cả việc quy định biên giới của quốc gia dựa theo những “tìnhcảm” của dân cư, và kể cả quyền hoàn toàn tự do V.I.Lênin còn khẳng địnhrằng, việc thủ tiêu ách áp bức dân tộc đòi hỏi phải có một cơ sở tức là nền sảnxuất xã hội chủ nghĩa, nhưng trên cơ sở đó cần phải thiết lập một tổ chức nhànước dân chủ.
Như vậy, chủ nghĩa xã hội sẽ giải phóng con người khỏi mọi áp bức bóclột, khỏi tình trạng dân tộc này thống trị dân tộc khác, đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi và thúc đẩy sự gần gũi và sự hợp nhất giữa các dân tộc
Sáu là, chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội.
Khi đề cập đến vấn đề này, V.I.Lênin khẳng định rằng cơ sở của mọi sựbất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng chính trị là do sự phân chia xã hội thànhgiai cấp gây ra Do đó, để xóa bỏ mọi bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳngchính trị thì cần phải xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp; và chỉ có chủnghĩa xã hội mới giải quyết được vấn đề đó Sở dĩ V.I.Lênin khẳng định như vậy
là vì dưới chủ nghĩa tư bản nền kinh tế thị trường không những còn tồn tại màquyền lực của đồng tiền và sức mạnh của tư bản còn được giữ vững Khi quyền
10 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.27, tr.328.
Trang 11lực của đồng tiền còn được giữ vững thì không thể nói đến sự bình đẳng được.
Từ đó, ông đã chỉ ra rằng không những ruộng đất, mà cả lao động của conngười, bản thân con người, lương tâm, tình yêu và khoa học, tất cả nhất định đều
để bán chừng nào còn quyền lực của tư bản
Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề bình đẳng dưới chủ nghĩa xã hội thì
điều đó không có nghĩa là sự ngang bằng nhau về mọi phương diện Bởi, chủnghĩa xã hội không thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn về mọi mặt, đặcbiệt là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của các cá nhân Trái lại, khi nói tới
bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội thì phải luôn hiểu rằng đó là sự bình đẳng xã
hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người
Không chỉ vậy, mà V.I.Lênin còn nêu ra nguyên nhân của sự bất bìnhđẳng trong xã hội chính là do sự phân chia xã hội thành giai cấp Chừng nào cácgiai cấp chưa bị xóa bỏ, thì đề cập đến tự do và bình đẳng nói chung chỉ là tự lừadối mình hoặc là lừa dối công nhân cùng toàn thể những người lao động vànhững người bị tư sản bóc lột
Tóm lại, chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện sự bình đẳng hoàn toàn,
sự bình đẳng về mọi phương diện, bởi vì dưới chủ nghĩa xã hội vẫn thực hiệnnguyên tắc phân phối theo lao động, vẫn còn sự khác biệt giữa các giai cấp, sựkhác biệt giữa nông thôn và thành thị, v.v Những khác biệt đó cho thấy còntồn tại những bất bình đẳng xã hội Mặc dù vậy, chủ nghĩa xã hội vẫn là xã hộibình đẳng hơn so với chủ nghĩa tư bản Điều đó được thể hiện trước hết ở sựbình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người Quá trình phát triểncủa chủ nghĩa xã hội cũng chính là quá trình khắc phục và xoá bỏ dần những bấtbình đẳng trong xã hội
Trên đây chưa phải là toàn bộ những phác thảo của V.I.Lênin về chủnghĩa xã hội, nhưng điều này đã cho thấy những quan điểm khoa học, cách
Trang 12mạng của ông khi đưa ra những dự báo về chủ nghĩa xã hội Vì vậy, Đảng ta cần
bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam
2 Sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa
xã hội ta và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1 Những phác thảo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến mô hình tổng thể của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, với một cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu: “Xâydựng chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh Dân có giầu thì nướcmới mạnh”
Người nhấn mạnh đến những bản chất tốt đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội
là làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội không còn người bóc lột người,không còn đói rét, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc; là không ngừng nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình đầy
khó khăn, phức tạp và lâu dài Người chỉ rõ: “Phải thiết thực đi từng bước, phải
tiến vững chắc Phải nắm vững qui luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế Phải chống bệnh chủ quan tác phong quan liêu, đại khái Phải xây dựng tác phong điều tra nghiên cứu trong mọi công tác cũng như khi định ra mọi chính sách của Đảng và của Nhà nước”11 Hồ Chí Minh đã sớm đề phòng về khuynh hướng chủ quan, nóng vội,đốt cháy giai đoạn Người luôn coi trọng đến từng bước đi sao cho thật vữngchắc và phải luôn xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế của đất nước Xa rờithực tế, không tôn trọng thực tế khách quan thì không thể có chủ trương, biệnpháp đúng đắn và những bước đi thích hợp được
11Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989, tr.69-70
Trang 13Hồ Chí Minh cho rằng, muốn đi lên chủ nghĩa xã hội phải đi bằng haichân “nông nghiệp và công nghiệp”, không chú ý đến một trong hai mặt đó thìbước đi sẽ chậm và khập khiễng như người đi một chân Vận dụng quan điểm đócủa Hồ Chí Minh, Đảng ta đã từng bước tiếp cận qui luật phát triển của xã hộinước ta, từng bước đổi mới cơ cấu nền kinh tế phù hợp với đặc điểm tình hìnhcủa đất nước, tạo ra những chuyển biến quan trọng như ngày nay Người luônluôn chú trọng tới điều kiện thực tế của đất nước để xác định các bước đi Ngườinhận thức được rằng, chủ nghĩa xã hội không phải là sắc lệnh từ trên ban xuống.Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Một tháng trước khi đi xa, Người căn dặn: “Ta xây dựng chủ nghĩa xãhội từ hai bàn tay trắng đi lên thì còn gian khổ và lâu dài” Người xác định, cácmục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trong đó, chế độ xã hội mới đó làchế độ do nhân dân lao động làm chủ, tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân
Về nền kinh tế mới, đó là một nền kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, khoa học
và kỹ thuật tiên tiến Về văn hóa, Văn hóa giáo dục phải phát triển mạnh đểphục vụ yêu cầu cách mạng Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trongcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội… Giáo dục phải phục vụ đường lối chính
trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân… Về con người mới xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh khẳng định:“Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”12
Bác đã nhận định, trong quá trình xây dựng một xã hội mới - xã hội chủnghĩa, do đây là một việc làm hết sức mới mẻ đối với Đảng ta, cho nên Hồ ChíMinh luôn nhấn mạnh đến tác hại của tình trạng rập khuôn, máy móc, giáo điều
về kinh nghiệm của các nước khác Bởi, theo Người, mỗi nước, mỗi dân tộc cóđiều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử khác nhau, do đó phải tìm cách làmriêng, phù hợp với Việt Nam - như vậy mới là khoa học, mới là người mácxítthực sự
12 Sđd, t.8, tr.429.