1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN lý LUẬN về CHUYÊN CHÍNH vô sản của CHỦ NGHĨA mác lê NIN và sự vận DỤNG xây DỰNG CHỦ NGHĨA xã hội ở nước TA HIỆN NAY

26 899 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Sự ra đời và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học luôn gắn liền với điều kiện hiện thực xã hội và thực tiễn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong quá trình phát triển, luôn được bổ sung và hoàn thiện. Bằng tư duy khoa học sáng tạo trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng; qua thực tiễn đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; trước những đổi mới của cuộc sống và thời đại, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học ngày càng thể hiện tính đúng đắn và sức sống của mình, thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của giai cấp công nhân quốc tế, các Đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng loài người.

Trang 1

VÔ SẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 Tư tưởng C.Mác- Ph.Ăngghen về chuyên chính vô sản 4

1.2 VI.Lênin bảo vệ và phát triển lí luận về chuyên chính vô sản. 9

2 Sự vận dụng lí luận chuyên chính vô sản của Đảng ta trong xây

2.1 Quan điểm của Đảng ta về thực hiện chuyên chính vô sản

trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 142.2 Một số giải pháp nhằm giữ vững và tăng cường bản chất của

chuyên chính vô sản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

Trang 2

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN CHÍNH

VÔ SẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

Sự ra đời và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học luôn gắn liền vớiđiều kiện hiện thực xã hội và thực tiễn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân

Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong quá trình phát triển, luôn được

bổ sung và hoàn thiện Bằng tư duy khoa học sáng tạo trên nền tảng thế giớiquan và phương pháp luận duy vật biện chứng; qua thực tiễn đấu tranh củaphong trào cộng sản và công nhân quốc tế; trước những đổi mới của cuộc sống

và thời đại, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học ngày càng thể hiện tính đúng đắn

và sức sống của mình, thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọihành động của giai cấp công nhân quốc tế, các Đảng cộng sản và nhà nước xãhội chủ nghĩa nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng

xã hội và giải phóng loài người

Tư tưởng về chuyên chính vô sản luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống

lý luận mácxít, VI.Lênin khẳng định: “Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhậnđấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản mới là người mácxít

Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxít và người tiểu tư sản tầmthường Chính dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sựthừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác”1

Tư tưởng chuyên chính vô sản chỉ ra rằng, trong quá trình đấu tranh cáchmạng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải đánh đổgiai cấp tư sản, tiến hành cải tạo xã hội cũ - xã hội tư bản chủ nghĩa và xây dựngthành công xã mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, giai cấp

1 VI.Lênin toàn tập, tập33, Nxb tiến bộ M.1970, tr.42

Trang 3

công nhân phải giành được chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản.Chuyên chính vô sản là hình thức chính trị tất yếu phải trải qua để đưa loài ngườitiến tới một xã hội không còn giai cấp, không còn áp bức, bóc lột, mọi ngườiđược sống tự do, hạnh phúc Chính vì vậy, V.I.Lênin cho rằng đây là vấn đề chủyếu nhất của toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp của giai câp vô sản đặc biệt là trongcách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên chính vô sản, theo VI.Lênin đó là: “Việc tổ chức đội tiền phongcủa những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức”2 Vìvậy, chuyên chính vô sản đã, đang và sẽ là vấn đề chống phá quyết liệt của cácthế lực thù địch đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần quanđiểm chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, trung thành và vận dụngsáng tạo tư tưởng chuyên chính vô sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.Người quan tâm đến vấn đề giành chính quyền và tổ chức xây dựng chính quyềncách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội Tư tưởng về chuyên chính vô sản của HồChí Minh là tài sản vô giá, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng ta trongviệc vận dụng, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua, nước ta cũng đã xuất hiện những quan điểm sai trái,phản động xuyên tạc bản chất chủ nghĩa xã hội, suy tôn chủ nghĩa tư bản khichúng đã có sự điều chỉnh thích nghi, ca ngợi và duy trì trật tự vĩnh hằng của chủnghĩa tư bản Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai conđường tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội hiện nay, thực chất vẫn đặt ra nhữngvấn đề trực tiếp đó là chuyên chính vô sản hay chuyên chính tư sản Vì thế, làm

rõ tư tưởng về chuyên chính vô sản là một trong những vấn đề quan trọng trong

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước

ta hiện nay

2 VI.Lênin toàn tập, tập33, Nxb tiến bộ, M.1976, tr.109.

Trang 4

1 Tư tưởng lí luận về chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin

1.1 Tư tưởng C.Mác- Ph.Ăngghen về chuyên chính vô sản

Tư tưởng về chuyên chính vô sản hình thành gắn liền với quá trình hoạtđộng lý luận và thực tiễn của C.Mác- Ph.Ăngghen với quá trình chuyển đổi lậptrường từ duy tâm sang duy vật, từ dân chủ cách mạng sang cộng sản chủ nghĩa.Trong quá trình đó, với tư duy biện chứng duy vật và thực tiễn đấu tranh cáchmạng của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, C.Mác- Ph.Ăng ghen đãkhông ngừng tìm tòi khám phá trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễnqua từng thời kỳ, từng giai đoạn thăng trầm của phong trào cách mạng để hoànthiện học thuyết của mình Thông qua các tác phẩm chủ yếu như: “Tuyên ngôncủa Đảng cộng sản” (1848); “đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1850); “ngày 18 thángsương mù của Lui-Bôlapactơ” (1851); “thư gửi cho Vâyđơmâye”(1852); “nộichiến ở Pháp”(1871)…tư tưởng về chuyên chính vô sản không ngừng được bổsung, phát triển và ngày càng rõ hơn Tuy nhiên tác phẩm đầu tiên đánh dấu sựmanh nha hình thành tư tưởng về chuyên chính vô sản đã dược C.Mác đề cập tớitrong tác phẩm “hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845 Trong tác phẩm này, khi phêphán những quan điểm sai trái, duy tâm của các nhà tư tưởng Đức, đứng trên lậptrường duy vật về lịch sử, C.Mác đã phân tích, luận giải xã hội tư bản, phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phát hiện thấy một lực lượng có khả năng xoá

bỏ trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa đó là giai câp vô sản Cùng với tư duy biệnchứng và khả năng suy luận lôgíc, C.Mác cho rằng, giai câp vô sản muốn thựchiện vai trò lịch sử của nó thì trước hết phải giành lấy quyền thống trị chính trị.Ông chỉ rõ: “Mỗi giai cấp muốn vươn lên giành lấy quyền thống trị thậm chí sựthống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và thống trị nóichung, như điều xẩy ra ở giai cấp vô sản thì giai cấp đó trước hết phải giànhđược quyền về tay mình”3

Trang 5

Tháng 2/1848, với việc công bố “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, chủnghĩa Mác, chủ nghĩa khoa học chính thức ra đời Trong tác phẩm, tư tưởng vềchuyên chính vô sản đã có bước phát riển mới trên cơ sở phân tích sự hình thành,phát triển của hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp vô sản và giaicấp tư sản cũng như vạch ra sự tất yếu sự đấu tranh giữa chúng, C.Mác-Ph.Ăngghen đã chỉ rõ đỉnh cao của cuộc đấu tranh ấy sẽ là sự bùng nổ của mộtcuộc cách mạng vô sản, và tất yếu giai cấp vô sản sẽ giành được thắng lợi, giànhlấy chính quyền, giành lấy dân chủ và trở thành giai cấp thống trị xã hội Cácông vạch rõ: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, tựvươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toànkhông phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”4

Tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” chỉ ra cho giai cấp vô sản “phải

tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”, điều đó có nghĩa là giai cấp vô sản phải thiếtlập một nền chuyên chính của mình, trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấpđại diện cho quốc gia dân tộc mình Hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng

vô sản trước hết ở trong nước mình, tất nhiên giai cấp dân tộc ở đây không phải

là theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ích kỷ, biệt lập như là cách mà giai cấp tư sảnthường hiểu, mà giành chính quyền trong một quốc gia dân tộc chỉ là mục tiêutrước mắt, và là tiền đề cho công cuộc giải phóng nhân loại của giai cấp vô sản

Sau cách mạng 1848-1849 thông qua tổng kết cuộc đấu tranh giai cấp ởPháp, đặc biệt diễn biến cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng hai và cách mạngtháng 6 năm 1848, C Mác đã khẳng định: việc giai câp vô sản trong cuộc đấutranh chống kẻ thù của mình nhất thiết phẩi thành lập nền chuyên chính cáchmạng C.Mác gọi đó là “nền chuyên chính của giai cấp công nhân”, “chuyênchính của những người bạn đồng minh của giai cấp nông dân”, hay đó là

“chuyên chính của giai câp vô sản” Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ởPháp”, C.Mác gắn tư tưởng chuyên chính vô sản với khái niệm cách mạng không

Trang 6

ngừng, cách mạng vô sản Ông chỉ rõ: “chủ nghĩa xã hội nay là lời tuyên bố cáchmạng không ngừng, là chuyên chính của giai cấp vô sản, coi đó là quá độ tất yếu

đi đến xoá bỏ tất cả các quan hệ sản xuất…”5 Rõ ràng, C.Mác đã chỉ ra rằng, đểthực hiện thắng lợi mục tiêu chủ nghĩa xã hội, giai câp vô sản phải tiến hànhcuộc cách mạng không ngừng và bước tiếp theo của nó là phải thiết lập được nềnchuyên chính vô sản, dùng nền chuyên chính này để xoá bỏ quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa - cơ sở kinh tế để sinh ra chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.C.Mác- Ph.Ăngghen mới nêu ra sự cần thiết và tất yếu phải giành được chínhquyền trong quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản, còn thái độ của giai cấp vôsản đối với bộ máy của giai cấp tư sản như thế nào thì hai ông chưa đề cập đến.Vấn đề này được các ông đề cập đến trong tác phẩm “ngày 18 tháng sương mùcủa Lui-Bônapactơ” C.Mác viết năm 1851 Đó là thái độ dứt khoát là phải đậptan bộ máy nhà nước áp bức, C.Mác viết: “Tất cả các cuộc cách mạng đều hoàn

bị bộ máy nhà nước đó chứ không phải đập tan nó, các chính Đảng nối gót đấutranh giành chính quyền đều coi việc đoạt lấy toà lâu đài nhà nước đồ sộ ấy làchiến lợi phẩm chủ yếu của thắng lợi của mình”6

Có thể nói, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph.Ăngghen đãtiến thêm một bước là làm rõ, giai câp vô sản không chỉ giành lấy chính quyềnnhà nước mà nó phải phá huỷ, đập tan bộ máy nhà nước cũ Tuy nhiên lấy gì đểthay thế cho bộ máy nhà nước vừa bị đập tan thì lúc đó C.Mác chưa có kinhngiệm thực tiễn lịch sử để giải đáp vấn đề đó

Tư tưởng về chuyên chính vô sản được cụ thể hơn trong thư gửi cho mộtngười bạn trong “Đồng minh những người cộng sản” ở Mỹ, ngày 05/03/1852 làVâyđơmâye Trong đó C.Mác khẳng định: Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đếnchuyên chính vô sản và bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ để tiếntới xoá bỏ giai cấp, đi tới một xã hội không còn giai cấp C.Mác khẳng định: Về

Trang 7

phần tôi, tôi không hề có công phát hiện sự tồn tại của các giai cấp trong xã hộihiện đại và sự đấu tranh của những giai cấp đó Trước tôi từ lâu các nhà sử học

đã trình bày sự phát triển của lịch sử, của cuộc đấu tranh giai cấp đó và các nhàkinh tế tư sản đã mổ sẻ các giai cấp đó về mặt kinh tế Điều mới mẻ mà tôi đãlàm là đã chứng minh rằng:

1-Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triểnnhất định của sản xuất

2- Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản

3- Bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ để tiến tới xoá bỏ giaicấp và tiến tới một xã hội không có giai cấp

Như vậy, đến năm 1852, tư tưởng về chuyên chính vô sản đã có mộtbước tiến dài so với “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” Chuyên chính vô sản là mộttất yếu lịch sử, là bước quá độ để đi tới một xã hội không có giai cấp Trong giaiđoạn này, C.Mác- Ph.Ăngghen đã nêu rõ nhiệm vụ của chuyên chính vô sản là:Xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệ sảnxuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả các quan hệ xã hội thíchứng với những quan hệ sản xuất đó, đồng thời cũng cải biến tất cả những tưtưởng nảy sinh từ những quan hệ sản xuất đó Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản

đã thể hiện rõ tính chất triệt để của cách mạng vô sản Tuy nhiên, do điều kiệnlịch sử, tư tưởng về “đập tan” chưa được C.Mác- Ph.Ăngghen cụ thể hoá, chưachỉ rõ yếu tố nào của bộ máy nhà nước phải phá huỷ, đập tan và những yếu tốnào, bộ phận nào có thể được sử dụng tiếp Lời giải đáp đó chỉ có thể đến công

xã Pari mới được lí giải

Công xã Pari năm 1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, nổ

ra ngày 28/3 ở Pari và giành được thắng lợi, thiết lập được chính quyền của giaicấp công nhân Tuy công xã chỉ tồn tại 72 ngày đêm nhưng đó là mốc son chóilọi trong trang sử hào hùng của giai cấp công nhân Pháp và giai cấp công nhânthế giới Trong quá trình diễn biến của công xã Pari, C.Mác- Ph.Ăngghen đã có

Trang 8

những chỉ đạo cần thiết đối với cách mạng Sau công xã Pari, Ph.Ăngghen đã bắt tay ngay vào việc tổng kết hoạt động của công xã Nhữngvấn đề đó được thể hiện trong tác phẩm “nội chiến ở Pháp”; C.Mác cũng chỉ ravai trò, nhiệm vụ, con đường hình thành, chức năng, hình thức tổ chức và bảnchất của chuyên chính vô sản C.Mác- Ph.Ăngghen chỉ rõ, giai cấp công nhânphải thủ tiêu toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản và thiết lập bộ máy nhà nướcchuyên chính của giai cấp công nhân Trong bộ máy nhà nước tư sản, C.Mác chorằng cần phải đập tan các “công cụ quyền lực vật chất” như quân đội thườngtrực, cảnh sát, bộ máy quan liêu, quan toà, đồng thời phải xoá bỏ “các công cụ ápbức tinh thần” như các thế lực tăng lữ, tách nhà thờ ra khỏi trường học, tách giáohội ra khỏi nhà nước Về bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản, C.Mác chorằng chuyên chính vô sản mang bản chất của một nhà nước dân chủ, trong đóquyền lực thực tế thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Ông khẳngđịnh: “về thực chất, công xã là một Chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quảcủa cuộc đấu tranh giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt,

C.Mác-là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện việc giảiphóng lao động về mặt kinh tế”7, qua đó C.Mác cũng chỉ ra con đường hìnhthành chuyên chính vô sản đó là con đường bạo lực vũ trang cách mạng của quầnchúng nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo Chuyên chính vô sản có chứcnăng là trấn áp giai cấp tư sản, các thế lực phản động và tổ chức xây dựng một

xã hội mới Nhiêm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản gồm cả nhiệm vụ đốinội và đối ngoại, thông qua hoạt động của công xã Pari, C.Mác cho rằng: Muốnhiểu về chuyên chính vô sản là gì, hãy nhìn vào công xã Pari, chuyên chính vôsản là như thế đấy

Tư tưởng về chuyên chính vô sản được C.Mác trình bày một cách rõ rànghơn trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” Cùng với sự phê phán chủnghĩa Latxan về nhà nước chuyên chính vô sản, C.Mác đã chỉ rõ vai trò của nhà

Trang 9

nước vô sản sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, chuyên chính

vô sản phải tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.C.Mác chỉ rõ: giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cáchmạng, tương ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhànước không thể khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai câp vô sản

Như vậy, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph.Ăngghen từ lúccòn manh nha cho đến 1895 đã không ngừng được bổ sung và phát triển, hoànthiện Đặc biệt đến công xã Pari 1871, nó không đơn thuần chỉ là một tư tưởng

mà đã trở thành hiện thực vật chất dưới hình thức chính quyền công xã Tuynhiên chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung cũng như tư tưởng về chuyên chính

vô sản nói riêng không phải là cái gì đó bất biến mà nó phải không ngừng được

bổ sung và phát triển trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới, vấn đề mang tínhquy luật đó được chứng minh rõ nét nhất trong giai đoạn VI.Lênin tiếp tục bảo

vệ và phát triển lý luận về chuyên chính vô sản trong điều kiện lịch sử mới

1.2 VI.Lênin bảo vệ và phát triển lí luận về chuyên chính vô sản.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủnghĩa đế quốc, chấm dứt thời kỳ phát triển tương đối hoà bình của thế giới nhữngnăm 70-80 của thế kỷ thứ XIX

Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc làm cho mâu thuẫnvốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản trở nên găy gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữagiai cấp vô sản và giai cấp tư sản Ngoài ra còn xuất hiện những mâu thuẫn mới,

đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động ở các nước thuộc địa với chủ nghĩa đếquốc Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản, dùng siêu lợi nhuậnmua chuộc một số công nhân lành nghề, biến họ thành bộ phận công nhân quýtộc Hơn nữa ở khắp nơi, giai cấp tư sản còn tìm cách cấu kết với bọn địa chủ,phong kiến phản động bóc lột nhân dân lao động, làm cho đời sống của họ khổcực nặng nề hơn Sự cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản không những làm xuất hiện

Trang 10

mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản với nhau mà còn làm xuất hiện ngày càngtrầm trọng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau Từ sự phát triển của chủnghĩa tư bản trong giai đoạn này ta có thể khẳng định: giai cấp tư sản và chủnghĩa tư bản đã lỗi thời lạc hậu không còn đóng vai trò trung tâm trong sự pháttriển của lịch sử nữa Thời đại đã chuyển sang một thời đại mới thời đại của

“cách mạng vô sản”, thời đại của “chuyên chính vô sản”, thời đại quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội sắp bắt đầu

Cũng trong giai đoạn này phong trào cách mạng chuyển từ Đức sang Nga,phong trào công sản và công nhân quốc tế có bước phát triển mới cả về chiềurộng lẫn chiều sâu Tuy nhiên trong phong trào công nhân cũng xuất hiện cáctrào lưu cơ hội xét lại chia làm ba phái: phái hữu cầm đầu là Becxanh; muốnkhuôn phong trào công nhân vào đấu tranh kinh tế, đưa ra khẩu hiệu phản động

“phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng chỉ là con số không” đòi xét lại chủnghĩa Mác trên tất cả các nguyên lý, trong đó trọng tâm là về cách mạng vô sản

và vấn đề chuyên chính vô sản Phái giữa do Causky đứng đầu “ luồn lách nhưcon rắn nước” khoác áo chủ nghĩa Mác chống lại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác.Chúng cho rằng vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề mà Mác “lỡ miệng nói ởđâu đó có một lần” Đứng trước tình hình đó, VI.Lênin đã đấu tranh khôngkhoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bảo vệ và phát triển học thuyếtMác, trong đó vấn đề chuyên chính vô sản là vấn được VI.Lênin quan tâm đặcbiệt Ông cho rằng, chuyên chính vô sản là vấn đề cốt lõi xuyên suốt toàn bộ họcthuyết Mác, là “hòn đá thử vàng” với lập trường của những người Mác-xít vàcòn nhấn mạnh rằng “chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấpđến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người Mác-xít”8

Thông qua các tác phẩm như : “Nhà nước và cách mạng” (1917); “cáchmạng vô sản và tên phản bội Causky” (1918) và nhiều tác phẩm khác, tư tưởng

về chuyên chính vô sản đã được phát triển hoàn thiện Trong đó VI.Lênin chỉ ra

Trang 11

khái niệm về chuyên chính vô sản, người cho rằng: chuyên chính vô sản là “việc

tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn

áp bọn áp bức” Như vậy, trong khái niệm này, nội dung cốt lõi của chuyênchính vô sản được thể hiện, đó là giai cấp công nhân phải tổ chức thành giai cấpcầm quyền Tính chất của chuyên chính vô sản: là công cụ của cách mạng vôsản, là sự thống trị của giai câp vô sản đối với giai cấp tư sản Khối công nôngdưới sự lãnh đạo của giai câp vô sản là chính quyền mà nó không chia sẻ cho aihết và trực tiếp dựa vào vũ trang của quần chúng Trong đó Đảng của giai câp vôsản là lực lượng lãnh đạo của chuyên chính vô sản, sự lãnh dạo đó để đảm bảocho nền chuyên chính vô sản vững mạnh, hoàn thành được chức năng nhiêm vụcủa mình VI.Lênin chỉ rằng: trong cuộc đấu tranh cho chuyên chính vô sản vàxây dựng chủ nghĩa xã hội, cần cho Đảng có đủ sức làm thầy, làm người dẫnđường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột.Nếu không có Đảng lãnh đạo, thì giai cấp vô sản và nhân dân lao động không thểlật đổ giai cấp tư sản, không thể giành được thắng lợi và không thể xây dựngđược chủ nghĩa xã hội

Mặt khác, VI.Lênin cũng chỉ rõ nội dung của chuyên chính vô sản, nó baogồm hai mặt: chuyên chính và dân chủ Đây là hai mặt đối lập gắn bó với nhaucùng tồn tại, chuyên chính là để thực hiện và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa.Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử, nhưngkhông phải dân chủ hoàn toàn mà phải thực hiện chuyên chính với thiểu số bọnbóc lột, chống đối Sự chuyên chính này không thể nương nhẹ mà phải tiến hànhcương quyết, chừng nào còn những kẻ bóc lột, còn sự khác biệt giai cấp thì cònphải thực hành chuyên chính Theo VI.Lênin : “Thiết lập nền chuyên chính củagiai câp vô sản một nền chuyên chính sẽ bẻ gẫy được sự phản kháng quyết liệtcủa các giai cấp bóc lột bị gạt ra khỏi chính quyền”9

Trang 12

Tuy nhiên, trong chuyên chính vô sản cái bản chất nhất của nó chính là ởmặt dân chủ, tất nhiên là dân chủ với nhân dân và sẽ tước bỏ dân chủ với bọnbóc lột Người khẳng định: “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và chấn ápbằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghiã là tước bỏ dân chủ đối vớibọn chúng”10 Thêm nữa VI.Lênin còn vạch rõ chuyên chính vô sản là một nhànước kiểu mới, “nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ với những người vô sản vànói chung với những người không có của) và chuyên chính kiểu mới chống lạigiai cấp tư sản”11.

Nói về hình thức chuyên chính vô sản, qua đúc kết thực tiễn lịch sử, kinhnghiệm từ công xã Pari 1871 và cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905,VI.Lênin đã nêu lên tính muôn hình muôn vẻ của các hình thức chính trị củachuyên chính vô sản Người khẳng định: sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội sẽ tạo ra tính muôn hình, muôn vẻ của hình thức chính quyền nhànước của giai cấp vô sản, song thực chất chúng chỉ là một, đó là “chuyên chính

vô sản” của giai cấp công nhân Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi,nhà nước Xô Viết ra đời, VI.Lênin cho rằng, về hình thức của chuyên chính vôsản thì tiếp theo sau công xã Pari là chính quyền Xô Viết Nga - thành quả từcách mạng tháng Mười Từ thực tế ở một số nước, VI.Lênin còn chỉ ra một hìnhthức chuyên chính vô sản mới là chính quyền dân chủ nhân dân, chế độ này phảnánh tính chất độc đáo của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm lịch sử dântộc ở những nước đó

Để chuyên chính vô sản tồn tại và phát triển VI.Lênin luận giải cơ sở củanó: Theo VI.Lênin đó là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân, với toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Cơ

sở khách quan của khối liên minh ấy là sự thống nhất của các quyền lực cơ bản

về kinh tế, chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao

10 (sách đã dẫn; trang109)

11 (sách đã dẫn; trang43)

Trang 13

động, Người chỉ rõ: “Nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủvững bền, không thể cải tạo xã hội chủ nghĩa được”12.

Về nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, theo VI.Lênin đó là phải thủ tiêumọi chế độ người bóc lột người, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Đểthực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có một chế độ quản lý mới thực sự có tínhnhân dân và được xây dựng theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” Khi phê phánquan điểm của kẻ thù cho rằng chuyên chính vô sản là sự kích động bạo lực củaquần chúng chống chính quyền, VI.Lênin đã chỉ rõ, chuyên chính vô sản khôngchỉ là bạo lực với bọn bóc lột, mà còn có chức năng chủ yếu là việc tổ chức xâydựng thành công xã hội mới Đây mới là thực chất của chuyên chính vô sản

Sự phát triển của VI.Lênin về chuyên chính vô sản gắn liền với học thuyết

về đấu tranh giai cấp, nếu như từ những năm 1852, C.Mác đã khẳng định rằngđấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản thì đến khi giai cấp côngnhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền, thiết lập nền chuyênchính vô sản của mình, VI.Lênin tiếp tục khẳng định: Cuộc đấu tranh giai cấpchưa chấm dứt mà diễn ra dưới thức mới, nội dung mới và điều kiện mới Trong

đó tất yếu phải tăng cường sức mạnh của nhà nước chuyên chính vô sản để trấn

áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột tuy bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệthẳn; để tiến hành cải tạo xã hội cũ và tổ chức được một kiểu sản xuất xã hội mới,tăng nhanh năng xuất lao động, tạo cơ sở chiến thắng hoàn toàn xã hội tư bảnchủ nghĩa

Đến đây, chúng ta thấy sự trung thành và kế thừa sáng tạo tư tưởng vềchuyên chính vô sản của C.Mác- Ph.Ăngghen, tư tưởng đó tiếp tục đượcVI.Lênin bảo vệ và phát triển một cách toàn diện, từ tính chất, chức năng, nhiệm

vụ, hình thức và cả những yêu cầu cần thiết để duy trì và tăng cường nền chuyênchính vô sản của giai cấp công nhân trong giai đoạn giai cấp công nhân trở thànhgiai cấp cầm quyền, tiến hành xây dựng một xã hội mới VI.Lênin còn chỉ rõ, sự

Ngày đăng: 13/10/2016, 09:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w