1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các mạng xã hội và sinh viên báo chí (khảo sát sinh viên chuyên ngành báo chí tại học viện báo chí tuyên truyền 6 tháng đầu năm 2011)

160 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 15,53 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIÊN BAO CHI - TUYEN TRUYEN KHOA BAO CHÍ

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC

CÁC MẠNG XÃ HỘI VÀ SINH VIÊN BÁO CHÍ

(KHAO SÁT SINH VIÊN CHUVÊN NGÀNH BẢO CHÍ TAI HOC VIEN BAO CHI - TUYEN TRUYEN

6 THANG DAU NAM 2011) ˆ

Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Thu Hằng

Nhóm thực hiện: Nguyễn Phương Anh (chủ nhiệm đề tài) Trần Thị Anh Trâm

Doan Duy Tùng

Trang 2

DANH MỤC VIẾTT TẮTT 2 5s S2 E21 215 EEEEEEnnrneerenee 2 MỞ ĐẦU s2 n2 21122 re re reeeeerse 3 CHUONG I: NHUNG VAN DE CO BAN VE MANG XA HOI VA

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA THANH NIÊN SV 9

1 Nhiing van dé co ban vé MAN XA NGL ee eeeeeecccesseeseccseeesseserseessees 9 2 Đặc điểm tâm lý nhóm thanh niên sinh viên 2 Shin 40

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

CỦA SINH VIÊN BÁO CHÍ 2- 2222222222 49

1 Khảo sát tình hình sử dụng mạng xã hội của

sinh viên báo chí hiện nay - - Gà H vn HT TH ng grec 49 2 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng mạng xã hội

của sinh viên bao Chi wooo eee cecccssscececsscscececcsssscssessecceseeccctececececceccecees 67

CHUONG III: MOT SO Y KIEN DE XUAT NHAM TANG CUONG HIEU QUA SU DỤNG MẠNG XÃ HỘI 95 KẾT LUẬN 2c nh ng n2 E22 eeerrrerrereeerree 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO ¬ 112

Trang 3

DANH MUC VIET TAT FB MXH SV TCCL TNSV TTXH Facebook Mạng xã hội G2 ¡nh viên Tạp chí chim lợn

Thanh niên sinh viên

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

MXH hay gọi là MXH ảo (Social Network) là dịch vụ nối kết các

thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác

nhau không phân biệt không gian và thời gian Do vậy, MXH đã thu hút nhiều người tham gia, sử dụng nó như một tiện ích được ưa chuộng nhất

Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng người tham gia MXH ngày càng

đông hơn, nó chiếm một vị trí trong hoạt động đời sống của một bộ phận

người dân nói chung và thanh niên, SV nói riêng Giới trẻ với những đặc điểm về phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những tiễn bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực

Do đó, chúng tôi chọn đề tài này nhằm khảo sát thực trạng sử dụng

MXH của 5V, trong đó chú trọng đặc biệt tới đối tượng là SV của Học viện báo chí — tuyên truyền, bao gdm khảo sát thói quen, cách thức lựa chọn,

tiếp nhận các nguồn thông tin từ MXH của họ và những ứng dụng của MXH trong công việc làm báo, từ đó thử đưa ra những định hướng, phương pháp để sử dụng công cụ này một cách có hiệu quả hơn, đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lí các trang MXH dành cho các nhà cung cấp dịch

vụ Internet |

2 Tình hình nghiên cứu:

2.1 Trên thể giới:

Có rất nhiều nhà nghiên cứu và các công trình nghiên cứu về vẫn đền ảnh hưởng MXH với con người , nhưng ở phạm vi rộng (cả về nội dung lẫn đối tượng và phạm vi nghiên cứu)

Trang 5

Hiện nay, trong nước đã có nhiều học giả và các nhà nghiên cứu

chuyên về lĩnh vực MXH Song, việc nghiên cứu về mối tương tác của MXH với SV chuyên ngành báo chí thì hầu như chưa có tác gia nao đi sâu nghiên cứu Do đó chúng tôi mạnh dạn tiễn hành khảo sát để nghiên cứu về mối tương tác giữa MXH với SV chuyên ngành báo chí hiện nay

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu: * Đối twong nghién cứu:

Thực trạng sử dụng MXH của SV Báo chí

* Phạm vì nghiên cứu:

3V của 4 khoa thuộc chuyên ngành Báo của Học viện báo chí Tuyên

truyền

- Khoa Bao chi

- Khoa Phat thanh — Truyén hinh

- Khoa Quan hệ - Quốc tế

- Khoa Quan hệ công chúng — Quảng cáo 4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng MXH của SV chuyên ngành

Báo tại trường Học viện Báo chí - Tuyên truyền hiện nay Từ đó có những giải pháp định hướng cho SV sử dụng MXH một cách có ích và đề xuất một số biện pháp cho các nhà quản lý MXH được tốt hơn

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu về các MXH hiện nay

- Tìm hiểu về tâm lý nhu cầu sử dụng MXH của SV nói chung va SV chuyên ngành Báo tại trường Học viện Báo chí — Tuyên truyền nói riêng

Trang 6

- Phân tích sự tác động qua lại cúa MXH với SV chuyên ngành Báo và ảnh hưởng của nó - Đề xuất một số giải pháp định hướng cho SV sử dụng MXH một cách - Đề xuất một số biện pháp cho các nhà quản lý MXH 5 a

Đề tài nghiên cứu khoa học tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên

cứu dựa trên những lý thuyết chính sau đây: - Lý thuyết bdo chi:

Quan niệm chung, lịch sử hình thành và phát triển, chức năng, nguyên tắc của báo chí được mô tả trong các công trình nghiên cứu sau:

+ PGS, TS Tạ Ngọc Tấn (1993), Cơ sở lý luận báo chi, NXB Văn

hóa — Thông tin, Hà Nội

+ Dương Xuân Sơn, Dinh Van Hường, Trần Quang (1995), Co sé ly luận báo chí truyền thông, NXB Văn hóa — Thông tin, Hà Nội

Đề tài cũng sử dụng lý thuyết về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng nói chung và công chúng thanh niên nói riêng, được tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2000) xây dựng trong công trình nghiên cứu “7mm lý tiếp nhận sản phẩm bdo chi cua công chúng thanh niên sinh viên hiện nay

— Khảo sát một số trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội” — Luận văn thạc

sỹ chuyên ngành báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội - Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng:

Lý thuyết xã hội học truyền thông và truyền thông đại chúng được tác giả Mai Quỳnh Nam đề cập tới trong công trình nghiên cứu công bố năm 2001 “Đặc điểm và tình chất của giao tiếp đại chúng”, Báo chí —

những điểm nhìn từ thực tiễn, Tập I, NXB Văn hóa — Thông tin, Hà Nội

Trang 7

Tribune), Edwin Emery (Truong đại học Mennesoía) trong cuốn

Introduction to Mass Communications (Gidi thiệu các loại hình truyén

thông đại chúng)

Khái niệm, lý thuyết, mô hình, phân loại và các kỹ năng quản lý, thực hiện truyền thông được khẳng định bởi công trình nghiên cứu của

PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và TS Đỗ Thị Thu Hằng (2006),

Truyén théng — ly thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà

Nội

- Lý thuyết tâm lý học:

Những thành tựu nghiên cứu Tâm lý học nói chung Tâm lý học xã

hội nói riêng, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của khoa học tâm lý trên đối tượng TNSV:

+ Nguyễn Đình Chỉnh (1993), Tâm jý học xã hội, NXB Giáo dục + Bùi Văn Huệ (1993), 7đm jý học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

+ Viện thông tin khoa học xã hội (1987), Cuộc sống xã hội và tâm lý học xã hội, Tuyển tập lược thuật, Hà Nội

Đề tài cũng sử dụng lý thuyết về tâm lý của đối tượng TNSV, được tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2000) xây dựng trong công trình nghiên cứu “Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên sinh viên

hiện nay — Khảo sát một số trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội” - Luận

văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Trang 8

những trường pháo nghiên cứu của từng tác giả, và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho để tài nghiên cứu của mình

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên kết từng mặt,

từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu nhập được, để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu Từ đó ta sẽ có

được những tư liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có

- Phân tích và tông hợp: là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau, song chúng lại thống nhất, biện chứng với nhau: phân tích chuẩn bị cho tông hợp, và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu bằng phân tích các tài liệu để tìm ra cầu trúc các lý thuyết, các trường phái, các xu hướng phát triển của lý thuyết Từ phân tích, người ta lại tổng hợp chúng lại để xây dựng một hệ thống khái

niệm, phạm trù, tiễn tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới * Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết:

- Phương pháp phân loại: là phương pháp sắp xếp các tải liệu khoa

học thành một hệ thống logic chặt chế theo từng mặt, từng đơn vị kiến

thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng

phát triển

- Phương pháp hệ thống hóa: là phương pháp sắp xếp tri thức khoa

học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết, làm cho sự hiểu biết

của ta về đối tượng được đây đủ và sâu sắc

~ Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng

khi đọc các tài liệu tham khảo, viết cơ sở lí luận, thực trạng, thiết kế phần mềm dạy học, phân tích kết quả thực nghiệm, kết luận và kiến nghị

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 9

- Các chuyên gia nghiên cứu về MXH: Với các vẫn đề phỏng vẫn bao gồm:

+ Nhận định về khả năng tác động của MXH với SV nói chung và SV chuyén ngành Báo nói riêng

+ Thăm dò ý kiến về phương pháp quản lý MXH hiện nay - Các nhà báo:

+ Đánh giá các ứng dụng của MXH giúp cho viết báo + Đưa ra các giải pháp sử dụng MXH hiệu quả

- Một số SV: Tìm hiểu thực trạng sử dụng MXH của SV

* Phương pháp điều tra bằng bảng hồi: sử dụng nhằm tìm hiểu

thực trạng sử dụng MXH của SV hiện nay như thế nào

* Phương pháp quan sát: Là phương pháp luôn được sử dụng phối hợp với các phương pháp nghiên cứu khác khi tiếp cận trực tiếp trong các

cuộc trao đối, các cuộc thảo luận nhằm xác định các biểu hiện bên ngoài

cũng như những động cơ bên trong của tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí

7 Nội dung nghiên cứu: Đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mạng xã hội và đặc điểm tâm ly cua thanh nién sinh vién:

Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên báo chí

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng

Trang 10

CHƯƠNG I

NHUNG VAN DE CO BAN VE MANG XÃ HỘI

VA DAC DIEM TAM LY CUA THANH NIEN SINH VIEN

1 Những vần đề cơ bản về mạng xã hội: 1.1 Khải niệm:

`

Mạng xã hội (đáy ẩu là MXH trục tuyển hoặc MXH áo) là một đại điện tiêu biểu của Web 2.0 Nó được mệnh danh là thứ sắn kết thế giới lại

với nhau trong thời đại công nghệ thông tin phát triển ngày nay

Sự ra đời và thịnh hành của nhiều các trang MXH ngày nay là một hiện tượng mới đang gây sức ảnh hưởng lớn đến một bộ phận người dân, nó là một sự kiện điển hình đang thu hút nhiều sự quan tâm Với những tính năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng, MXH đã thật sự đi vào đời sông của cư dân mạng Với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, MXH ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lỗi sống, văn hóa của một bộ phận giới trẻ ngày nay

Theo các nhà xã hội học:

Theo cách hiểu truyền thống thì MXH là một sự liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiêu nào đó để thực hiện một vài chức năng xã hội Tương tự nhóm xã hội, người ta có thê liệt kê ra rất nhiều loại MXH

dựa trên đặc tính pháp lý và tổ chức, chẳng hạn như mạng chính thức và

không chính thức, mạng thực và mạng qui ước, mạng lớn và nhỏ 2)

Trong văn bản qui phạm Pháp luật của Việt Nam

Trang 11

(forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác (Theo

khoản 14 Điễu 3 Chương I Nghị định 97/2008/NĐ-CP) 1.2 Hoàn cảnh ra đời — Tiến trình phát triển:

Trong lịch sử, MXH được hình thành đầu tiên có lẽ là mạng dòng họ và mạng cộng đồng cư trú, sau này khi xã hội phát triển cao hơn, dân số đông hơn và tính đa dạng tăng cao thì kiểu loại mạng cũng nhiều hơn lên và

đa dạng hơn (cũng có nghĩa là phức tạp hơn lên) 1“

- Từ những năm 90 của thế ký trước, khi mà IT phát triển đã hình thành nên một loại hình mới chưa từng có trong lịch sử là cộng đồng ảo và MXH 4o (virtual community/ virtual network) Loai MXH ao nay phat triển như vũ bão và mang lại sự lúng túng cho toàn xã hội Lần đầu tiên

trong lịch sử một loại hình có thê huy động hàng triệu người tham gia một

sự kiện mà không hề thấy mặt nhau, họ ở những không gian địa lý và văn

hóa rất khác nhau Mỗi người chỉ cần một thao tác nhỏ là có thể hòa vào

một MXH cực kỳ rộng lớn (không thê đo lường được) "4

- Năm 1995 đánh dấu kỷ nguyên của MXH, với sự ra đời của trang

Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của

SIxDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích É)

- Đến năm 2002, Friendster đã trở thành một trào lưu thịnh hành tại

Mỹ Con số thành viên tăng lên tới hàng triệu, tuy nhiên do phát triển quá

nhanh nên server của Friendster thường bị quá tải, gây mích lòng rất nhiều

thành viên | — |

- Hai nam sau, nim 2004, trang MySpace ra doi được thiết kế với nhiều tính năng như phim ảnh (embedded video) mỗi ngày đã thu hút hàng

chục ngàn thành viên mới, không chỉ vậy, Myspace còn thu hút được cả

các thành viên cũ của Friendster chuyên qua MySpace Véi téc dé phat

Trang 12

hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation chú ý mua lại với giá

580 triéu USD

- Năm 2006, sự ra đời của “FB đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ

thống MXH trực tuyến với nền tang lap trinh "FB Platform" cho phép _ thanh vién tao ra nhttng céng cu moi (“apps") cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng FB Platform nhanh chóng gặt hái được thành

công vược bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho FB và đóng góp

không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày”

- Hiện nay thế giới có hàng trăm MXH khác nhau, trong đó có thể kế tới một số MXH nổi tiếng thế giới như MySpace và FB và Twitter tại thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tai Nam My; Friendster tai Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương MXH khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn

Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các MXH

như: Zing Me, Go.vn, YuMe, Tamtay, Banbe

1.3 Mục tiêu cơ bản của mạng xã hội:

- Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian

- Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng

- Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng

thúc đây sự liên kết các tổ chức xã hội

1.4 Phán loại khái niệm Mạng xã hội với Truyền thông xã hội:

- Khái niệm: Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, Soeial Media (dịch

ra tiếng Việt là Truyền thông xã hội (TTXH)) được hiểu là 1 thuật ngữ chỉ

Trang 13

một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực

tuyên, với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia Hai tác giả Andreas Kaplan và Michael Haenlein trong bài nghiên cứu “Users of the world, unite! The challenges and opportunities of Social Media” da dinh nghia TTXH như là “một nhóm các ứng dụng Internet được xây đựng trên nên tàng kĩ thuật và tư duy của Web 2.0, nhằm cho phép và tạo điễu kiện cho sự sáng tạo và trao đổi nội dung từ phía người su dụng” TTXH là các phương tiện phục vụ cho quá trình tương tác xã hội, là một công cụ mới mẻ so với các dạng truyền thông truyền thống Nhờ được hậu thuẫn bởi các nền tảng công nghệ truyền thông mới và khả năng tiếp cận dễ dàng, loại hình truyền thông này đã làm thay đổi đáng kế cách thức truyền thông giao tiếp giữa các tổ chức, cộng đồng và các cá nhân

- Điểm chung của cách thức truyền thông này so với các cách truyền thống là nó cũng tận dụng các hình thức đa phương tiện quen thuộc như hình ảnh, video, podcast, âm thanh để truyền thông điệp, nhưng điểm làm nên khác biệt của Social Media đó là việc kết hợp tất cả những dạng media trên với các công cụ trực tuyến, để đây mạnh hiệu quả của công việc truyền thông Cũng theo 2 tác giả trên phân loại, Social Media tận dụng 6 ứng

dụng trực tuyến đang thịnh hành để thực hiện truyền thông

+ Cac trang web hợp tác chia sẻ thông tin (vi du: Wikipedia) + Các blog và tiểu blog (microblog), ví dụ Twitter

+ Các trang chia sẻ nội dung cộng đồng, ví dụ Youtube

+ Các trang MXH, ví dụ FB

+ Các thế giới ảo trong trò chơi trực tuyến: World of Warcraft

+ Các dạng xã hội ảo: The Second Life

Như vậy, có thê thấy theo xu thế hiện đại, các nhà truyền thông thực

Trang 14

mà MXH là một trong số đó Theo số liệu của trang chuyên nghiên cứu về TTỊXH Mashable.com, có 79% các doanh nghiệp có sử dụng Social Media để giao tiếp với khách hàng của mình Đề làm truyền thông xã hội và quản

lí tốt các kênh giao tiếp trực tuyến này, nhà hoạch định chiến lược truyền

thông cân luôn phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt các công nghệ và xu hướng truyền thông mới lạ để thích ứng với nhu cầu của xã hội Ngoài ra

còn cần ở mỗi nhà hoạch định chiến lược truyền thông khả năng kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực và sẵn sang chap nhận rủi ro

1.4 Đặc điểm của mạng xã hội:

1.4.1 Những đặc điểm chung về mạng xã hội:

Một trong đặc trưng nỗi bật nhất của các MXH hiện nay là khả năng

kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng, thể hiện qua việc mỗi trang MXH có những cách thức phù hợp và tiện lợi để các member (thành viên)

tìm kiếm những người bạn mới hay kết nỗi các mối quan hệ cá nhân, Vi du:

Tìm kiếm bạn bè dựa theo eroup (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phổ),

dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc nick name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán Có nhiều cách thức khác nhau khi

người sử dụng tìm đến một MXH: thông qua lời quảng cáo của bạn bè, vô

tình “lạc” vào mạng đó hoặc nhận được lời mời của bạn bè đã tham gia qua

thư điện tử Đề thu hút đông người sử dụng, MXH ảo cố gắng đơn giản hóa các bước đăng kí tham gia Tiếp theo, khi đã là thành viên của MXH đó,

người sử dụng lại được ban quản trị mạng khuyến khích tìm kiếm và kết nối bạn bè Điều này chứng tỏ, một cá nhân khi đã là thành viên của một MXH ảo bất kì, cá nhân đó được cung cấp nhiều công cụ và sự hỗ trợ kĩ thuật đắc

lực từ phía ban quản trị mạng nhằm mở rộng quan hệ xã hội của mình

Nhờ có những khả năng và công cụ này mà các MXH được người dùng Internet đánh giá rất cao, trở thành một công cụ giao tiếp, truyền

Trang 15

thông hiệu quả Có thể dẫn ra hiệu quả của công cụ này bằng một vài ví dụ:

Sau sự kiện sóng thần xảy ra ở Indonesia thế giới đã thấy sức lan tỏa mạnh mẽ và huy động nguồn lực to lớn đóng góp từ trên mạng, nhiều sự kiện lớn như sự hình thành cộng đồng chung châu Âu, chiến tranh Irắc cũng được cộng đồng mạng bàn thảo rất sôi nỗi Ngoài ra, từ việc liên kết các thành

viên, dần dần qua môi trường ảo là MXH, các nhóm xã hội cũng dần được hình thành, tập hợp các thành viên có chung một đặc điểm hay sở thích

hoặc mục đích nào đó Mặc dù các thành viên đó không gặp nhau trực tiếp theo kiểu truyền thống mặt đối mặt, nhưng điều đó không làm cho việc hoạt động của mạng kém hiệu quả Nhiều nhóm cũng có trưởng nhóm, các điều phối viên và có cả các qui chế hoạt động rất bài bản Những nhóm có sở thích du lịch (leo núi), những nhóm hoạt động từ thiện xã hội, nhóm bảo

vệ môi trường hoạt động rất hiệu quả Họ gặp nhau trên mạng và bộc lộ

quan điểm tự do (không bị hạn chế bởi các rào cản xã hội: bằng cấp, tuôi tác, tôn giáo, dân tộc, giới tính, ), từ những điều ban đầu nảy họ gặp nhau ở một điểm cùng chia sẻ cùng đóng góp và có nhu cầu liên kết thành MXH Kế đó, nhờ thế mạnh của Web 2.0, các trang MXH cung cấp cho người dùng nhiều tính năng mạng được tích hợp trong cùng I1 giao diện người dùng thân thiện (được hiển thị trong một trang duy nhất trên trình duyệt web) như: Trò chuyện (qua messenger chat), gửi thư điện tử (e-mail), xem các tập tin media trên internet được các thành viên chia sẻ (share) lẫn nhau, điện thoại trên internet (voice chat), chia sẻ tap tin (files), nhat ky điện tử (blog) trò chơi (games) vì những tính năng tiện lợi đó mà MXH đã trở thành một phần tất yếu trong đời sông xã hội của hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới Sự ra đời của các MXH trong vong hon 1 thập niên trở lại đây đã đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tắt yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành

Trang 16

1.42 Vai trò của mạng xã hội với báo chí — truyền thông:

Với khả năng lan tỏa thông tin nhanh chóng và tập hợp được số lượng rất lớn người dùng, MXH đã trở thành một hiện tượng làm thay đổi sâu sắc quá trình truyền thông Trong khi các nhà làm truyền thông đã nhận thức được sức mạnh của MXH và đang tận dụng nó một cách triệt để cho công việc của mình, thì không có lí do gì để nền báo chí nói chung và đội ngũ làm báo nói riêng bỏ qua sự hiện diện của MXH Nếu như trước thời điểm các MXH ra đời, sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí chỉ đang diễn ra quyết liệt giữa báo in với truyền hình và báo phát thanh, thì hiện nay khi MXH đang bùng nỗ và bành trướng qui mô của mình thì tất cả các loại hình báo chí đều nhận thấy rằng mình đang phải đối mặt với một thách thức mới trong cuộc chiến tin tức Điều đó bắt nguồn từ khả năng lan truyền tin tức rất nhanh chóng và nhạy bén của MXH, điều mà ngay các tờ báo mạng, vốn nổi tiếng nhanh nhạy trong việc cập nhật thông tin, cũng chưa chắc đạt tới tốc độ truyền tin nhanh đến vậy Trong bản tham luận của mình trình

bày tại hội thảo thường niên do Liên minh báo chí châu Âu tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, nhà báo nổi tiếng người Nauy, John Einar Sandvand

(Biên tập viên của tờ Media Norway Digital) đã chỉ ra ba ưu thế mà các MXH đang sở hữu, để thu hút sự quan tâm đóng góp chia sẻ thông tin của người dùng:

+ Thứ nhất, đó là khả năng lan truyền tin tức: MXH là chia sẻ, và

chia sẻ làm gia tăng lượng người đọc FB và Twitter có thể trở thành những

kênh rất mạnh để lan truyền tin tức Có hai lý do chính cho việc này Thứ

nhất, mọi người thường tin tưởng những gì bạn bè gửi cho hơn so với từ người lạ Những câu chuyện chia sẻ trên FB và Twitter do đó có cơ hội được ấn chuột vào nhiều hơn Thứ hai, mọi người thường dành nhiều thời gian cho MXH nhiều hơn so với các trang khác Theo FB, 800 triệu người dùng của họ mỗi tháng dành trung bình 15 tiếng đồng hồ đăng nhập

Trang 17

+ Thứ hai, đó là khả năng tạo ra sự sắn bó: Nếu như trước đây, tờ báo và tòa soạn báo đóng vai trò quyết định sẽ đưa thông tin gì đến cho bạn đọc, thông tin vì vậy có tính độc quyền Thì giờ đây, VỚI sự trợ giúp của MXH, ai cũng có thế và có quyền đăng tải thông tin tới công chúng một

cách tự do, thế độc quyền thông tin bị phá vỡ Hơn nữa, mỗi MXH lại có công cụ sẵn có để xây dựng kênh thông tin và theo dõi bạn đọc rất tiện lợi,

Ø1Úp người đưa tin năm được nhu cầu của công chúng, hiểu được ai quan tâm đến thông tin của mình, từ đó đễ dàng hơn trong việc xây dựng sự gắn bó giữa công chúng và mình Đây cũng là điều mà báo chí rất quan tâm nhưng để thực hiện nó thì không phải dễ bởi thiểu đi các công cụ tích hợp để tìm hiểu công chúng

+ Thứ ba, MXH giúp truyền tải thông tin nhanh nhạy hơn:

° Ngày nay, mọi người có nhiều cách để theo dõi, cập nhật tin tức qua

MXH: Dùng Twitter để theo dõi diễn biến tức thì vừa mới xảy ra một phút

hay vài giây trước đó được người khác đưa lên, dùng MXH để đọc trực tiếp

tin tức được đăng tái, hay theo dõi các trang tổng hợp tin tức được lập ra trên MXH để phục vụ các nhóm sở thích khác nhau

Đối diện với thói quen tương tác với thông tin đang có chiều hướng thay đổi của công chúng như vậy, báo chí cũng cần phải có sự điều chỉnh để thích ứng với thời đại Internet Không lựa chọn cách thức đối đầu trực tiếp, nhưng những người làm báo hiện đại cũng nhận thức rằng mình cũng cân phải sử dụng chính MXH để công việc làm báo được thuận tiện hơn Những giải pháp cho sự thích nghi đó đã được tòa soạn báo nói chung và bản thân từng nhà báo nói riêng áp dụng, biểu hiện ở 1 số điểm như sau:

* Với nhà báo:

Cụ thể và dễ thấy nhất đó là tận dụng chính khả năng truyền thông

tin nhanh nhạy của MXH để làm tin, như trong sự kiện cuộc nổi dậy tại AI

Trang 18

việc với những người dẫn dắt nguồn tin trên các trang MXH ở Ai Cập để có

thê đăng tải diễn biển của sự kiện trên trang Twitter cá nhân của mình,

trước khi biến nó thành tin tức chính thức phat qua radio

Ngoài ra, tận dụng lợi thế của MXH cũng còn nằm ở chỗ, nhà báo

thông qua các mối liên lạc trên MXH (bạn bè, các trang page của các nhóm xã hội có chung mối quan tâm hay sở thích) dé tìm kiếm đề tài viết bài, ví dụ

như trường hợp của anh Lê Ngọc Sơn, trợ lý thư kí tòa soạn báo SV Việt

Nam, nhân vật được nhóm nghiên cứu phỏng vẫn sâu về tác động của MXH tới nhà báo Là người viết về mảng SV, anh có rất nhiều mối quan hệ với các

ban SV, học sinh, và bằng cách theo dõi hoạt động của các bạn trên trang FB cá nhân, anh có thể tìm ra những gợi ý cho các đề tài mới của báo, thông qua

những câu status hay bức xúc được các bạn chia sẻ trên trang này

Thêm nữa, đối với báo chí nước ngoài, các phóng viên, nhà báo dưới một bài báo của mình, bên cạnh ghi tên, còn cung cấp địa chỉ blog hay

username của MXH mà mình sử dụng, để độc giả có thể truy cập vào đó,

tiếp tục đặt câu hỏi hay chia sẻ quan điểm của mình Đây là cách đối thoại

tạo được tính gần gũi và cởi mở giữa người viết với độc giả, nhất là khi đang bàn tới những vấn để thuộc về góc khuất, hậu trường, khó có thể đăng

lên báo

* Với các cơ quan báo chí:

Các tờ báo ngày nay coi chính MXH là không gian hữu dụng để tiếp

thị hình ảnh của mình đến với công chúng Trên các trang MXH, tờ báo thông báo tới bạn đọc một phần nội dung của số báo sắp tới, sẽ có bài gì,

nội dung nào là nóng nhất Các tờ báo lớn phuong Tay nhu CNN, BBC con đăng các đoạn clip ngắn giới thiệu sự kiện nào đó đã diễn ra trên kênh truyền hình, khi click vao link, người dùng sẽ được chuyển sang trang báo mạng của 2 hãng này dé tiếp tục theo đối Ở Việt Nam cũng có khá nhiều tờ báo cũng đi theo xu hướng này như Lao Động, Tuổi trẻ, Thiếu niên tiền

Trang 19

phong, Hoa học trò trên các EB Page của mình, những tờ báo này cho đăng các bài viết mới nhất và xoay quanh các chủ dé được độc giả quan tâm nhất, đồng thời người phụ trách trang FB của báo sẽ trả lời những thắc mắc của người theo dõi

1.5 Mặt tích cực — tiêu cực của mạng xã hội: 1.5.1 Mặt tích cực:

Duy trì những mối quan hệ xã hội sẵn có và phát triển thêm những mối quan hệ xã hội mới: MXH ảo giúp bạn duy trì được mối quan hệ với những bạn bè thân quen thông qua những tin nhắn hoặc những món quà ảo, điều này được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng Không chỉ vậy, MXH ảo còn giúp bạn có cơ hội làm quen thêm nhiều bạn bè mới thông qua những khuyến khích gợi mời kết bạn luôn hiện trên trang cá nhân mỗi khi đăng

nhập Mặc khác, khi chúng ta có được mối quan hệ với một người bạn cũ,

thì từ đó không khó khăn để xây dựng mối quan hệ với những người bạn

mới từ danh sách bạn bè của người bạn cũ Theo chiều hướng đó, số bạn bè

trong danh sách của ta ngày một tăng lên về số lượng, ta biết nhiều người hơn và nhiều người biết đến ta hơn Không chỉ có vậy, MXH còn có thể giúp ta tìm ra những người bạn mới theo từng tiêu chí riêng biệt, hay tìm lại những người bạn cũ đã mắt liên lạc lâu năm

Nhờ MXH, con người có thể biết được thông tin của nhau dù cách xa về mặt không gian, địa lý Đồng thời có thể gửi găm tâm tư tình cảm của mình vào đó, những điều tưởng chừng khó nói cũng có thể giải bày một cách dễ dàng

MXH đã đáp ứng được khát khao cập nhật kiến thức và chia sẻ với người khác của cư dân mạng Vì thế, MXH tuy không phải là các kênh

chính thống đối với các vấn để kinh tế và chính trị nhưng nó lại là kênh dễ

Trang 20

đồng hình thành nên các diễn đàn trao đổi thông tin và tranh luận, bày tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội một cách hiệu quả

Trong lĩnh vực kinh doanh, sử dụng MXH vào mục đích truyền

thông đang là hướng đi được rất nhiều các doanh nghiệp, công ty truyền thông, Marketing tận dụng Xu hướng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống dan dan chuyén sang công cụ MXH Cũng cần nói thêm rằng, tuy quảng cáo qua mạng Internet đã được áp dụng triệt để từ

lâu, nhưng hiện tại với sự hỗ trợ của MXH và những công cụ kết nối, thu

thập thông tin của nó, các công ty marketing, doanh nghiệp có cơ hội làm truyền thông hiệu quả hơn và tiếp cận khách hàng của mình tốt hơn và nhanh hơn nhiều so với cách làm truyền thống (đặt banner, quảng cáo, trang web tiếp thị bán hàng) Lấy ví dụ về hoạt động quảng cáo, theo số liệu

khảo sát của Cimingo, có đến 73% người dùng FB tại VN cho rằng chính Internet giúp họ nhận biết được sản phẩm và thương hiệu mới Cũng chính

những người này, qua các hoạt động của mình trên FB (tải ảnh, comment, đặt status), vô tình “nói” cho các công ty, doanh nghiệp nhiều thông tin có

giá trị về bản thân mình: bạn là ai, bạn thích cái gì, món hang bạn vừa mua,

cảm nghĩ của bạn về món hàng đó, bạn bè của bạn là những ai Và nút Like được FB thiết kế không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa biểu thị sự yêu thích, quan tâm với một điều gì đó, mà đã trở thành một thước đo hiệu ứng tâm lí chính xác mà các hoạt động quảng cáo trên MXH này đã tạo ra được

Thông qua MXH, những thành viên trên các diễn đàn có thể vận động nhau ủng hộ các hoạt động từ thiện, những hoạt động mang tính cộng đồng, có ích cho xã hội Hiệu ứng lan truyền nhanh chóng qua MXH là mẫu

chốt để tạo nên mặt tích cực này °

* Xót riêng trong lĩnh vuc truyén thông, sự phát triển ngày cảng

mạnh mẽ của các MXH đã làm thay đổi một cách đáng kế cách thức giao

tiếp, trao đổi thông tin của con người, giúp cho sự cách biệt về mặt khoảng

Trang 21

cách và địa lí giữa các khu vực trên thế giới trở nên thu hẹp hơn, với dòng thông tin được truyền đi nhanh chóng được hàng triệu người nắm bắt và phản hỏi Sức mạnh của MXH đã được tồn thế giới cơng nhận và khai thác triệt để, như lời tuyên bỗổ của Tống thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon nhân ngày Tự do báo chí toàn cầu 3/5/2011: “Ching ta đang có những cơ hội chưa từng có, nhờ các công nghệ và phương tiện truyền thông mới Ngày càng nhiều người có thể chia sẻ thông tin và trao đổi quan điểm không chỉ trong quốc gia và còn vượt ra ngồi khn khơ các biên giới” Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Ban cho rằng các phương tiện báo chí mới, MXH, đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho mọi người trong

việc tạo ra và tiếp nhận thông tin, thúc đây dân chủ và tiến bộ xã hội 1.3.2 Mặt tiêu cực:

Mang trong mình nhiều lợi điểm và ưu thế tích cực như vậy, song

bên cạnh những tiện lợi mà nó đem lại, người sử dụng cũng cần phải có ý thức cân trọng khi tham gia vào MXH Bởi mặc dù là một ứng dụng trên

Internet, nhưng MXH lại được coi nhự là một hệ sinh thái xã hội ảo, mang

tính cộng đồng cao, là nơi mà mỗi một thành viên tham gia vào đó là một “cư dân” trên mạng, được tự do phát biểu ý kiến và quan điểm cá nhân Tính chất tự do và mở này tuy có thể giúp bộc lộ “cái tôi” của từng người dễ dàng, nhưng cũng ân chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng đối với sự an toàn và riêng tư của mỗi người khi tham gia tạo lập (create) và chia sẻ (share) thông tin qua MXH

*- Dễ thấy nhất là sự lệ thuộc và dành quá nhiễu thời gian cho MXH Nếu thiếu sự tự kiểm soát, một cá nhân có thể chìm đắm hàng giờ liền để truy cập MXH mà quên đi cuộc sống thực, xã hội thực Họ luôn

phải giữ trạng thái “online” trên Internet, luôn tự cập nhật trạng thái

(status) của mình và của bạn bè liên tục, nếu không sẽ thấy khó chịu và bứt

Trang 22

trên thế giới cũng như Việt Nam rất quan tâm Theo một nghiên cứu được công bố bởi hãng phần mềm bảo mật nổi tigng Norton tai TPHCM ngay 27/9/2011, mang Internet dang dan tré nén thiét yéu nhu nhu cau ăn, ngủ 24⁄4 người trưởng thành tham gia khảo sát nói rằng họ “không thể sống nếu thiếu Internef° 32% người dùng MXH cho biết họ sẽ mắt hết liên lạc

với bạn bè nếu như họ không thể truy cập MXH Mặc dù trên thực tế, nếu không có MXH, họ vẫn còn nhiều cách thức để liên lạc bạn bè chăng hạn điện thoại di động

Thứ hai, cũng do sự tự do trong việc đăng tải thông tin, mà nhiễu cá nhân đã lợi dụng diéu nay dé đưa những thông tin, hình ảnh, video clip có

nội dung xấu, không lành mạnh lên các trang MXH Hậu quả của những hành vi này bao gồm: Xâm phạm, phá hoại sự riêng tư và danh dự người

khác (vi dụ: Tạo ra các page trên EB để chế giểu, bôi nhọ mạt sát một ca

sĩ, một người nổi tiếng hay cả một cá nhân bình thường nhưng có những phát ngôn gây sốc), tạo ra những trào lưu tiêu cực trong xã hội và làm ảnh hưởng cả nền chính trị của mỗi quốc gia, ví dụ: Có không ít trường hợp đã thông qua MXH để tổ chức những hoạt động mang tính tập thể như rủ nhau trốn học hoặc tự tử tập thể, hay tuyên truyền bằng các bài viết phản động, kích động chống phá lật đổ chính quyền của các quốc gia Có thể dẫn ra một vài dẫn chứng tiêu biểu:

+ Tại Argentina, chính quyền nước này đã phải yêu cầu MXH FB đóng cửa tất cả những diễn đàn của trẻ em tham gia trên MXH này, sau vụ việc 11.000 học sinh trung học cơ sở thông qua trang MXH này để rủ nhau bỏ học không phép trên FB, cùng nhau tụ tập tại một quảng trường

+ Vụ rủ nhau “tự tử tập thể” lôi kéo 200 người sử dụng FB tại Hồng

Công, Trung Quốc, vào cuối năm ngoái cũng đã khiến các nhà chức trách nước này buộc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy hiểm

rình rập trên mạng

Trang 23

+ Sự lan truyền thông tin nhanh chóng cũng được các đối tượng cực

đoan, các nhóm lợi ích đối lập lợi dụng để kích động, lôi kéo mọi người

thực hiện các hoạt động biểu tình, thậm chí lật đổ đe dọa an ninh quốc

phòng và chính trị của 1 quốc gia, ví dụ như cuộc biểu tình gầy sức ép lật đỗ Tổng thống Murabak và chính quyền của ông ở Ai Cập đầu năm 2011 vừa qua, ban đầu chỉ với sự tham gia của một nhóm đối lập gồm 50 thanh

tên, liên lạc và tổ chức dàn xếp cuộc biểu tình qua mạng Google Chat,

sau đó đã lôi kéo được hàng nghìn người xuống đường biểu tình chống

chính quyền, thông qua lôi kéo bằng các thông điệp kêu gọi trên MXH Twitter, tin nhắn điện thoại Mặc dù sau đó, chính quyền Ai Cập đã cho chặn các phương tiện truyền thông trên, nhưng khi đó cuộc biểu tình đã lan quá rộng và đã không còn cần đến sự hỗ trợ của mạng Internet để vận động người dân biểu tình nữa Ngày AI Cập không có Internet 28/1 cũng được gọi là "Ngày nổi giận" khi hàng triệu người xuống đường Biện pháp của chính quyền không thể ngăn được VIỆC người biểu tình liên lạc với nhau để tập hợp lực lượng Trong trường hợp này, vai trò của các MXH là tập hợp liên kết phối hợp hoạt động của các nhóm đối lập khác nhau đã từng xuống đường biểu tình trong 10 năm qua tại Ai Cập, từ công nhân, cac blogger, các nhà hoạt động đòi dân chủ cho đến những thẩm phán cấp cao và thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo, phong trào Hồi giáo có quy mô khu

vực Điểm cần nhấn mạnh ở đây là từ việc hoạt động đơn lẻ như trước đây, các MXH đã lần đầu tiên giúp họ nhận được sự ủng hộ của hàng triệu

người dân không phải là thành viên trong nhóm của họ

Trang 24

ĐTDĐ của mình Nhờ cộng đồng người dùng tương đối lớn và kín đáo,

cảnh sát đã không thể nắm được lưu lượng thông tin được trao đổi, và đã không thành công trong việc ngăn chặn vụ việc Bình luận về điều này,

báo chí phương Tây đã ví von Blackberry Messenger như một dạng “MXH” thu nhỏ, cho dù qui mô của nó chưa thể so sánh với các MXH công cộng khác, nhưng khả năng lan truyền thông tin của nó thì không hề

kém bất cứ một MXH nào

Thứ ba, đó là vẫn đề bảo mật thông tin và an toàn trên mạng Khi

người dùng đăng tải thông tin trên MXH, ho phải hiểu và sẵn sang cho việc sẽ có một cơ số người sẽ theo dõi va biết được thông tin này Và nếu đó là những thông tin nhạy cảm, những bí mật của bản thân hay của cá nhân, tổ chức khác (nhưng do người dùng “hớ hênh” hoặc cố y dua lên mạng), thì rất có thể tạo nên những rủi ro khôn lường cho những đối tượng này Chúng có thể nằm trong các dạng sau đây:

+ Tiết lộ thông tin bí mật của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hay bí

mật quốc gia trên MXH có thể bị truy tổ pháp luật

+ Những tin tặc (hacker) hoàn toàn có khả năng lấy cắp được những thông tin nhạy cảm như danh tính, số thẻ tín dụng của người dùng với ý đồ xấu một cách dễ đàng Đây là mối lo ngại lớn đặc biệt với các trang MXH có số lượng người dùng đông và khả năng tương tác lớn như EB hay

Myspace

+ Tương tự như vậy, trong lĩnh vực tuyển dụng, các nhà tuyến trạch viên tại Mỹ đã thừa nhận theo dõi và điều tra thông tin về các ứng viên qua những gì hoạt động của họ trên MXH (được công khai rộng rãi và dé dang tìm thấy), nhằm đánh giá chính xác hơn về mặt nhân cách, phẩm chất của ứng viên Mặc dù đang có nhiều tranh cãi xung quanh tính hợp pháp của hành vi nảy, nhưng thực tế nó vẫn đang diễn ra và khó có thể kiểm soát Vì vậy, đôi với những người hay có thói quen phát ngôn thiêu cân trọng trên

Trang 25

mạng, hay upload những tâm ảnh, clip “gây shock” của bản thân, thì đây

có thé 14 bat loi lớn cho co hội nghề nghiệp của họ vì đễ dàng bị nhà tuyển

dụng “đánh giá” không tốt Vấn đề nảy tuy chưa ảnh hưởng nhiều ở Việt Nam, nhưng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và những trang

MXH, thì chẳng bao lâu nữa đây cũng sẽ là một đề tài cần được nhắc tới

Ba tổn tại trên đây được nhóm nghiên cứu cho rằng là những điểm tiêu cực cơ bản nhất khi nói về MXH, tuy khác nhau về tính chất nhưng chúng đều thể hiện một vấn đề đáng quan tâm: Nếu như mỗi cá nhân hay

tổ chức không có một thái độ đúng đắn khi đăng tải hay tiếp nhận các

luồng thông tin nhạy cảm trên MXH, thì công cụ kĩ thuật này hoàn toàn có thể trở thành mối nguy hại to lớn, tác động sâu sắc và nghiêm trọng đến xã hội thực mà chúng ta đang sống

1.6 Khuynh hướng phát triển của mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam:

Không phát triển nhanh chóng và bành trướng như các MXH lớn

trên thế giới, con đường hình thành và tạo lập vị trí của các MXH tại Việt Nam diễn ra chậm và dè dặt hơn Cột mốc đánh dâu sự ra đời của MXH Việt là vào năm 2005, khi một số trang MXH nhỏ ra đời với mục đích thửnghiệm: Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac, Anhso.net, CyVee, ban

dau cung cấp các nội dung media cơ bản, phục vụ cho những nhóm đối tượng người dùng nhỏ Ù°l

Trang 26

- Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Comscore, trong 30 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện có 87,5% đã va đang sử dụng các MXH Được nhiều người sử dụng nhất là Zing Me, chiếm 44,6%, tiếp đến là Go.vn chiếm 14,1% Đa số người sử dụng MXH là những người trẻ, nằm trong độ tuổi 15-34 (chiếm 71%) Cũng theo hãng này, mười trang MXH thu hút nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam là Zing

Me, FB, Yahoo! Pulse, Tamtay.vn, banbe.net, KST.vn, Yeulaptop.com,

Cyworld, Yo88.com va Twitter.com

- Theo báo cáo khảo sát về MXH tháng 6.2011 của công ty Vinalink

media (thực hiện từ 5000 mẫu điều tra trong 2 tháng theo phương pháp online) thì 54,3% người sử dụng internet của Việt Nam có xem/tra cứu thông tin trên MXH Trong đó, trang có số lượng người truy cập nhiều nhất là Youtube (73,4%), FB (66,3%), Zing(me) (59%), viết nhật ký cá nhân trên Yahoo (28,2%) và Google (20,8%) Các thành viên mạng tham gia thảo

luận nhiều nhất theo thứ tự là trên MXH (74,5%), diễn đàn âm nhạc

(60,3%), diễn đàn phim (49,1%), diễn đàn học tập (48,5%), diễn đàn công

nghệ (47,5%)

- Có thể thấy, dù phải cạnh tranh quyết liệt với các MXH nước ngoài, song các trang MXH Việt Nam vẫn đang chiếm một thị phần khá

cao, thu hút được nhiều thành viên tham gia Lí do ở day bao gồm hai mặt

chủ quan và khách quan

Về mặt chủ quan, đó là do lợi thế là các MXH bản địa, đã có một quá trình tìm hiểu, định hướng người sử dụng kĩ càng, tận dụng lợi thế về các nguồn lực truyền thông, nội dung sẵn có, nên 3 MXH được biết tới nhiều nhất trong nước hiện tại (Banbe, ZingMe, Go.vn) đã đạt được chỉ số

người dùng độc lập (Unique Visitors) khá lớn (ZingMe vượt mức 7,4 triệu “tháng, Go.vn đạt mức 2 triệu/tháng, theo số liệu từ công cụ đo lường lưu lượng web miễn phí Google Ad Planner đo được tháng 4/2011) Riêng

Trang 27

trường hợp của FPT Online, MXH Banbe.net chưa vận hành chính thức

nên thông số về lưu lượng chưa phải là điểm nhấn tham khảo Banbe.net sẽ

dựa trên các website phô biến của họ để làm kênh triển khai các dịch vụ

MXH, trong đó Vnexpress.net đứng đầu với mức truy cập trung bình § triệu/tháng

Đối với ZingMe, MXH này đã liên tục bứt phá, ngay từ tháng 5/2010, Zing me da dat méc 5.1 triệu thành viên, gấp đôi FB Việt Nam (2.2 triệu thành viên) Lượng truy cập đạt hơn 450 triệu lần/ tháng

Vẻ mặt khách quan, trong quá trình xây dựng các MXH của mình,

các doanh nghiệp “cha đẻ” của chúng luôn thể hiện được sự cầu thị, biết học hỏi những điểm mạnh của đối thủ - các MXH nước ngoài Nhận thức

rõ được qui luật muốn tồn tại và phát triển một MXH, điều cần thiết nhất là xây dựng một nền tảng nội dung tốt, và phải có sự đóng góp của các công ty, doanh nghiệp nội dung khác để cùng tham gia tao các ứng dụng tương tác phong phú, mới có thể giữ chân người sử dụng lâu dài Ví dụ từ

sự thành công của FB, bên cạnh khả năng kết nối mạnh, thì việc sở hữu rất

nhiều các ứng dụng phục vụ cho nhiễu mục đích thực tế như quảng cáo, bán hang, truyền thông, giải trí cũng là yếu tố hấp dẫn đáng kể người dùng và các tổ chức ưa chuộng MXH này Ở phần tiếp theo, xin được nói

rõ hơn về cách thức mà ZingMe, Banbe.net va Go.vn đã thực hiện để có

được những thành công bước đầu như ngày hôm nay

Ngoài các lí do đến từ nội lực của các MXH trong nước đã nói ở

trên, cũng cần kể tới yếu tố cản trở về mặt kĩ thuật (chặn IP, chất lượng

đường truyền Internet không cao) đã làm các MXH nước ngoài khó tiếp cận với người dùng Việt hơn, tạo lợi thế để MXH Việt tăng trưởng

Một số trang mạng xã hội tiêu biểu tại Việt Nam:

Trang 28

Là MXH được phát triển bởi tập đoàn VNG, ra đời từ khoảng năm

2006 Tiền thân là dự án YVobanbe, chắc chắn VNG đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm Với những chức năng cơ bản của một MXH như

trạng thái (status), bình luận (comment), hội nhóm (pages), kèm theo các

ứng dụng flash game được người dùng ưa chuộng như Nông trại, khu vườn trên mây, cuộc chiến đỗ xe, Zing Me được đánh giá là MXH hàng đầu Việt

Nam, luôn đi đầu trong việc thu hút người dùng

Một đặc trưng của Zing Me là khi người dùng chỉ cần dùng một tài

khoản duy nhất để sử dụng các dịch vụ Zing của Vinagame nhu Zing Chat,

Zing Mp3, Zing Games, Zing Mail Vì thế, ngoài số thành viên mới lập tài khoản, Zing Me còn nghiễm nhiên tận hưởng lượng người dùng và liên kết

nội dung với các dịch vụ trên Điều đó lí giải tại sao Zing Me có được

lượng người dùng cao đến hơn 7 triệu người sử dụng Đến ngày 23/9/2009 Zing Me công bố đạt con số hơn 945.000 người sử dụng, trong khi FB cho

biết có 918.000 người dùng trên thị trường Việt Nam

Nhờ số lượng thành viên lớn, ZingMe có điều kiện thuận lợi để các

doanh nghiệp phát triển các dịch vụ cũng như đưa ra các chiến lược truyền thông trên MXH này Theo ông Vương Quang Khải (giám đốc mảng Web của công ty Vinagame) công bổ, doanh thu từ các ứng dụng chạy trên MXH Zing Me của công ty VNG là rất lớn, cụ thể nếu như năm 2009 Zing Me chỉ có 10 ứng dụng và chưa có doanh thu, thì đến năm 2010 con số ứng dụng đã lên 20 và doanh thu hàng tháng lên tới 30 tỉ đồng, dự kiến đến cuối năm 2011 tăng lên 60 ứng dụng, với doanh thu là 80 tỉ đồng

Theo dự kiến của Zing me, đến năm 2012, số lượng người dùng của

Zing sé dat 15 triệu, Zing me sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ, ung cấp các công cụ trực tuyến, tìm kiếm & đào tạo các tài năng công

nghệ trẻ Tại cuộc họp báo ngày 03 tháng 08 năm 2010, Zing me đã chính thức tuyên bố vượt qua FB, trở thành MXH dẫn đầu Việt Nam

Trang 29

Trong một phát biểu gần đây nhất, ông Khải khẳng định hướng di va

mục tiêu của ZingMe, trở thành MXH thuần Việt: “Zing Me định hướng

trở thành nơi tích hợp, phục vụ nhu câu đa dạng của người dùng Internet Việt Nam Trong đó, Zing Me đang là sản phẩm chiến lược, được đâu tư mạnh nhất VNG mong muốn MXH Zing Me trở thành nền tang (platform) cho các dịch vụ giá trị gia tăng từ bên thứ 3 cung cấp, nhằm mạng lại nhiều tiện ich cho người đùng cuối ”

Nắm được yêu câu giới trẻ ngày càng đam mê công nghệ mới, đầu

quý 2/2010, Zing Me tiếp tục cho ra mắt phiên bản dành cho điện thoại di

động tại địa chỉ http://m.me.zing.vn) Hơn 7 triệu thành viên của.Zing Me

đã có thể sử dụng MXH Việt Nam trên các di động 3G phổ thông Đến đầu

tháng 10 năm 2011 vừa qua, VNG lại kết hợp với Samsung tung ra mẫu điện thoại Zing Phone, có cài sẵn các dịch vụ Zing Me và Zing Mp3, cùng các trò chơi tương tác qua MXH Zing Me, với đối tượng hướng tới là nhóm khách hàng trẻ tuổi, yêu thích công nghệ và dịch vụ của VNG Bước đi này càng cho thấy tham vọng của VNG trong việc biến Zing Me thành cái tên quen thuộc trong top những sản phâm/dịch vụ được giới trẻ ưa chuộng

® Go.vn:

Phát triển bởi tập đoàn VTC, Go được đưa ra thử nghiệm vào cuối

tháng 5 năm 2010, dưới tên miền goonline.vn, ngay cuối tháng 12 năm 2010, Goonline đã chạm ngưỡng 2.5 triệu thành viên Đến tháng 02 năm

2011, Go đã vượt ngưỡng 2 triệu thành viên, vươn lên đứng thứ 2 ,vượt

qua FB, chi xép sau Zing me trén bang xép hang MXH tai Viét Nam Du kiến VTC đang chuẩn bị liên kết thêm 7 triệu tài khoản game từ VTC game, đưa Go.vn lên đứng đầu về số lượng người dùng Mạng Việt Nam

Go.vn nhận được sự hễ trợ lớn từ nhà nước, với tổng kinh phí thực hiện dự

Trang 30

Không dừng mục đích gây dựng mỗi quan hệ giao tiếp cộng đồng mạng, Go.vn hướng vào mảng giáo dục, hướng người dùng đến những kết nối thực, với xương sống là giáo dục Số tài khoản hiện đang hoạt động trên Go.vn rất lớn, nhờ vào sự thành công của cuộc thi IOE (Internet Olympic English) Đối tượng người dùng của Go vì vậy là hướng tới tầng lớp SV, học sinh Có thể nói Go.vn đã tiếp thu có chọn lọc các tính năng của FB và có định hướng nội dung khá bài bản, tập trung vào mảng giáo

duc dé kết nối giới trẻ

Đại diện của Go.vn, ông Nguyễn Tuấn Minh, thể hiện định hướng của.VTC về MXH của mình: “VTC luôn nhìn nhận MXH Go.vn là sản

phẩm chiến lược ở tầm quốc gia, cd ung hộ từ các cơ quan chính phủ Go.vn cung cấp dịch vụ giáo dục, giải trí, giao tiếp của người dùng trên 3

phương tiện truyền thông là truyền hình, thiết bị di động và máy tính”

Go.vn và Zing Me là 2 nhà MXH tiếp cận theo mô hình tương tự FB, cho phép các lập trình viên cũng như startup (các công ty mới khởi nghiệp) có thê tương tác với cộng đồng của MXH theo cơ chế giao tiếp

API Thể loại ứng dụng/tiện ích phổ biến trên 2 mạng này phân lớn là trò

chơi, giải trí, học tập và giao tiếp

e Banbe.net:

Ra đời vào tháng 10/2010, với đối tượng người dùng chủ yếu là

người làm việc văn phòng, tuy nhiên so với hai MXH kể trên, định hướng người dùng của Banbe được FPT quan niệm theo một cách khác: Theo đó, việc phát triển banbe.net được xem là 1 phần nằm trong chiến lược “Công

dân điện tử” của EPT, nhằm tạo ra không phải thêm một MXH nữa cho thị trường mà là một “hệ sinh thái trực tuyến”, liên kết các cộng đồng trực

tuyến của FPT lại với nhau, bao gồm các sản phẩm truyền thông thuộc sở

hữu của EPT là Vnexpress.net, Nhacso.net, Đại học FPT, Ngoisao, IOne, Vitalk, Gate

Trang 31

s* Vải nét về một số mạng xã hội nước ngoài được a chuộng

tạt Việt Nam:

Như đã nói ở trên, mặc dù đã xuất hiện một vài các MXH được tổ chức một cách qui củ, có khả năng tạo thé cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài, tuy vậy để có thê thực sự chiếm duoc uu thé về

số lượng người dùng bản địa và về chất lượng dịch vụ, vẫn cần có một khoảng thời gian nữa để các sản phẩm Việt xây dựng cộng đồng của mình và phối hợp với các bên thứ ba trong việc hoàn thiện nền tảng ứng dụng để phục vụ tốt thành viên tham gia

Để hiểu rõ hơn về thé mạnh của các MXH nước ngoài đang chiếm

lượng truy cập lớn tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu xin được giới thiệu sự

hình thành và phát triển của 2 trang MXH 1a Facebook (FB) va Youtube

e Facebook

Inc điêu hành và sở hữu tư nhân Người dùng có thể tham gia cac mang

Trang 32

liên kết và giao tiếp với người khác Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi

tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo

cho bạn bè biết về chúng Tên của website nhắc tới những cuốn số lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các SV mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường

Người sáng lập EB là Mark Zuckerberg, về sau là giám đốc điều hành của công ty, cùng với bạn bè là SV khoa khoa học máy tính và bạn cùng phong Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz va Chris Hughes khi anh

con la SV tai Dai hoc Harvard FB hiện có hơn 1.750 nhân viên và cộng tác

viên ở 12 nước

Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những

SV Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho SV thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phố thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi Website hiện có hơn 800 triệu thành viên tích cực trên khắp thế giới (số liệu năm 2011)

* Các tính năng nổi bật:

- Thành viên đã đăng ký có thể tạo hỗ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác Người dùng có thể trao đổi với bạn bè và những người khác thông qua tin nhăn cá nhân hoặc công cộng và tính năng chat của FB Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay "trang yêu thích" (trước đây gọi là "trang các fans"), một số trang được duy trì bởi các tổ chức và có banner quảng

cáo FB đòi hỏi tên thành viên và hình ảnh (nếu có) để mọi người có thể

đăng nhập vào trang web Người dùng có thể kiểm soát những ai nhìn thấy các thông tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những người có thê tìm thay chúng trong tìm kiếm, thông qua các thiết lập bảo mật của họ

Trang 33

- Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên EB là ứng dụng Hình ảnh (Photos), nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh FB cho phép người dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, so Với các dich vu lưu trữ hình ảnh khác nhu Photobucket va Flickr cé giới han dung lượng anh

- Ngoài ra, FB còn được tích hợp khả năng viết Blog (ứng dụng Notes) va tén gau trực tuyến (qua ứng dụng FB Chat)

- Nhiều điện thoại thông minh mới cung cấp truy cập vào các dịch vụ của FB hoặc thông qua trình duyệt web hoặc các ứng dụng của điện

thoại Ứng dụng FB chính thức có sẵn cho hệ điều hành iPhone, hệ điều

hành Android, và WebOS Nokia và Research In Motion đều cung cấp ứng dung FB cho các dòng di động của họ Hơn 150 triệu người dùng truy cập

vào FB thông qua thiết bị di động trên 200 nhà khai thác dịch vụ di động ở

60 quốc gia

* Thành tựu đáng chú ÿ:

- Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được

1,6% cổ phần (240 triệu $) của FB, nâng giá trị tài sản của FB lên khoảng

15 tỷ § Microsoft cũng mua bản quyển cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lên FB

- Tháng 9 năm 2009, FB tuyên bố lần đầu tiên công ty đã đạt lợi

nhuận Tháng 11 năm 2010, dựa trên thống ké cua SecondMarket Inc., mét

san giao dịch chứng khốn của các cơng ty tư nhân, tổng tài sản của FB là 41 tý $ (vượt qua một chút so với eBay) và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Hoa Kỳ sau Google và Amazon

- Phần lớn doanh thu của FB đến từ quảng cáo Microsoft là một đối

tác đặc biệt của FB về các dịch vụ banner quảng cáo, và FB chỉ đăng các

Trang 34

những người viễng thăm tương đương như Google và Microsoft, nhưng ít hơn so với Yahool,

* Một vài số liệu thú vị từ FB:

- FB chi mat it hon 9 thang dé chinh phuc con sé 100 triệu người dùng

- Trung bình một tháng có khoảng 25 tỷ nội dung (đường dẫn web,

ghi chú, ảnh, ) được chia sẻ trên EB

- Hơn 300 nghìn người dùng hiện đang hỗ trợ dịch các ngôn ngữ trên

FB |

- Nhóm người dùng phát triển nhanh nhất trên FB là phụ nữ trong độ

tuổi 55-65

- Hai phần ba trong số Top 100 website tại Mỹ và gần hết trong số

Top 100 website lớn nhất thế giới kết nối với FB

- Có hơn 250 triệu người dùng thường xuyên truy cập FB qua điện

thoại đi động |

- Số lượng thành viên thường xuyên truy cập FB bằng dế cưng cao

gấp đôi những người dùng thiết bị khác

- Trung bình, một tín đồ FB kết nối với khoảng 60 trang (page),

nhóm và sự kiện khác nhau trên FB

- Hơn 500 tỷ phút một tháng được sử dụng cho FB

- Hơn 750 triệu bức ảnh đã được tải lên FB vào thời khắc chuyển

Ø1ao sang năm mới 2011

- 69% bậc phụ huynh tại Mỹ trở thành “bạn bè” của con cái mình trên

FB

- Tại Mỹ, hiện chỉ có khoảng 1,Š triệu nông dân, nhưng lại có đến 80

triệu “nông dân ảo” tham gia trò chơi Farmville trên FB

Trang 35

- Tính đến cuối năm 2010, có tới 60 tỉ bức ảnh đã được người dùng tải lên FB Cùng thời điểm thống kê, Photobucket lưu trữ § tỉ bức ảnh, Picasa lưu trữ 7 tỉ bức ảnh, Flickr lưu trữ 5 tỉ bức ảnh

* Hạn chế và khó khăn:

- Tuy luôn luôn tỏ ra quan tâm và đầu tư cho các tính năng bảo mật sự riêng tư của mỗi thành viên, nhưng bản thân công ty FB Ine lại phải đối

mặt với những cáo buộc về những hành vi mờ ám đề thu thập thông tin về

người dùng Sự việc được phát hiện bởi một kĩ sư phần mềm, đã dây lên lo ngại về sự an toàn của mọi người khi công khai những thông tin cá nhân của họ lên MXH này Bản thân FB cũng đã lên tiếng thừa nhận có thực

hiện việc làm trên, nhưng chỉ với mục đích “phục vụ cho việc phát hiện

những hoạt động đăng nhập có dấu hiệu đáng ngờ, và bảo vệ tài khoản người dùng mỗi khi họ đăng nhập tại các máy tính công cộng.” — theo lời

người đại diện FB

- Nhận định về tiến trình phát triển của FB, một số nhà phân tích lo ngại con đường của MXH này đang đi cũng giống như Yahoo trước đây: Thành công và tăng trưởng rực rỡ thời gian đầu, nhưng dần dần sẽ phát

triển chậm lại và bị các dịch vụ cạnh tranh khác sốn ngơi Sự hụt hơi của

Yahoo trong các dịch vụ thư điện tử và tán gấu so với Gmail và Skype là cơ sở cho phân tích trên Một ý kiến khác, Blogger công nghệ nỗi tiếng Mike Elgan cho rằng FB sắp trở thành Yahoo khi họ chỉ đi học tập, sao chép các điểm hấp dẫn trên Twitter, Google+, Groupon thay vì đổi mới hoặc tung ra các công cụ mang tính cách mạng khiến đối thủ phải chạy theo

Trang 36

theo nhóm Deals Cũng không mẫy người đánh giá cao hòm thư FB như hãng này từng kỳ vọng là bước đột phá trong giao tiếp trên mạng ® Youtube: You

YouTube 1a một trang MXH chia sẻ video nơi người dùng có thể

_ tải lên, xem và chia sẻ các video clip YouTube do Chad Hurley, Steve

Chen và Jawed Karim, tất cả đều là những nhân viên đầu tiên của PayPal (một công ty chuyên xây dựng website thanh toán trực tuyến), sáng lập

Trước khi đến với PayPal, Hurley học thiết kế ở Đại học Indiana của

Pennsylvania Chen va Karim hoc khoa học máy tính cùng nhau tại Đại học Illiois 6 Urbana-Champaign Tén mién "YouTube.com" được kích hoạt vào ngày 15 thang 2 nam 2005http://vi.wikipedia.org/wiki/YouTube -

cite_note-7

* Các tính năng nồi bật:

- Người dùng không đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số lượng video vô hạn

- Những video có liên quan đến nhau, được xếp theo tựa đề và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem Vào năm thứ hai của YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp tăng thêm những chức năng cho người dùng như tải lên những đoạn video 'trả lời' và đăng ký nhận nội dung văn tắt

Trang 37

- Trước khi YouTube xuất hiện vào năm 2005, có rất ít phương pháp dễ dàng cho người dùng máy tính thông thường tải lên những đoạn video trực tuyến Bang giao diện đơn giản, YouTube khiến cho bất cứ ai cũng có

thể gửi lên một đoạn video mà mọi người trên thế giới có thé xem được

trong vòng vài phút, chỉ với một kết nối Internet Các chủ đề với lĩnh Vực đa dạng mà YouTube bao trùm đã khiến cho việc chia sẻ video trở thành một trong những phần quan trọng nhất của việc trao đổi trên Internet

* Những thành tựu đáng chú y:

- Trong mùa hè năm 2006, YouTube là một trong những trang web phát triển nhanh nhất trong cộng đồng web, và được xếp hạng thir 5 trong

những trang web phố biến nhất trên Alexa, với tốc độ tăng trưởng thậm chí

con nhanh hon MySpace Theo cuộc điều tra vào ngày l6 tháng 7 năm 2006, 100 triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày Trang web có trung bình 20 triệu lượt truy cập mỗi tháng, theo như Nielsen/NetRatings, trong đó khoảng 44%

là nữ giới, 56% nam giới, và khoảng tuổi từ 12 đến 17 tuổi chiếm ưu thé

Điểm ưu Việt của YouTube trong thị trường video online đó là sự thực tế - Vào tháng 10 năm 2006, Google Inc đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua lại công ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google

* Một vài số liệu thủ vi vé Youtube:

- Đến tháng 6/2006, hơn 65.000 video tải lên mỗi ngày

- Tên miền Youtube.com được đăng ký đúng vào ngày Valentine năm 2005

- Mỗi ngày, người sử dụng FB xem lượng video dài tới 150 năm của Youtube

Trang 38

- Hơn một nửa số thành viên của Youtube dưới 20 tuổi

~ Nếu muốn xem hết mọi video trên Youtube, bạn cần lượng thời

gian tương đương 1.700 năm

- Youtube ban đầu là trang video hẹn hò trực tuyến

- Các video âm nhạc chiếm khoảng 20% kho đỡ liệu của Youtube

- Youtube hiện sử dụng lượng băng thông bằng tổng dung lượng băng thông của thế giới mạng vào năm 2000

1.7 Xu hướng sử dụng mạng xã hội của tầng lớp thanh niên, sinh vién nu@c ta:

Trong các hoạt động của giới trẻ Việt Nam trên các MXH, một điều dễ nhận thấy chính là kết nối bạn bè (networking) và giải trí

(entertainment) Thực tế, ở khía cạnh như là một kênh thông tin (news

chanel), ảnh hưởng của MXH ở Việt Nam chưa thật sự nổi trội Nhìn vào

bảng đánh giá top 10 trang web được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay của Alexa, chúng ta đễ thấy gần một nửa (4/10) các trang web là những trang thông tin (news) hay báo điện tử Điều này khá khác biệt so với thói quen sử dụng của người phương Tây, mà tiêu biểu là Mỹ Những

SV cua Việt Nam đã sống ở Mỹ nhiều năm nhận định: mỗi ngày họ chỉ

cần vào MySpace (trước đây) hay FB (hiện nay) là đã có tất cả những thông tin, hình ảnh của bạn bè, những trò chơi trực tuyến và cả những

thông tin báo chí nổi bật được các hãng tin hàng đầu thế giới được cập

nhật thông qua các MXH

Tuy vậy, trong 2 năm gần đây, xu hướng hình thành các kênh thông tin trên MXH cũng đã được những người làm truyền thông chú ý và đã thiết lập và quan li Mac du thanh lập không chính thức và mang tính tự phát, song những trang thông tin này đã trở thành một hình thức mới để

giới trẻ thời đại Internet tiếp cận một cách có chọn lọc hơn so với các hình

thức thông tin tự phát khác (như đăng trên các diễn đàn, blog) Một cái tên

Trang 39

nổi bật được nhóm nghiên cứu chú ý khai thác và phân tích là trang Fanpage được lập ra trên FB có tên là Tạp Chí Chim Lợn (TCCL), với sáng lập và phụ trách chung là anh Nguyễn Việt Dũng, cùng với khoảng

trên 10 thành viên khác phụ trách phan lựa chọn, kiểm soát nội dung và

biên tập thông tin Được định hướng là một trang chuyên tổng hợp thông tin từ các tờ báo (thường là các báo mạng lớn như Dantri, Vietnamnet, Vnexpress ) và các nguồn tin nước ngoài khác, TCCL đã mở rộng thêm

các kênh tại nhiều MXH có tiếng khác như Twitter, Wordpress, Tumblr,

Zing, Banbe, Go.vn, Yume, Vietyo trong dé cé 1 sé kénh dua tin thuong xuyên 1 số chỉ ở dạng giới thiệu tổng hợp Trong cuộc phỏng vấn sâu với nhóm nghiên cứu, anh Dũng chia sẻ: Bởi những hạn chế về nguồn lực và kinh phí hoạt động, TCCL khó có thể trở thành 1 tờ báo mạng riêng biệt, nhưng chúng tôi xác định đây sẽ là nơi tổng hợp các thông tin một cách có định hướng Ban đầu, TCCL lựa chọn EB là môi trường chia sẻ thông tin

chính, bên cạnh một Website riêng (TCCL.info), bởi các ưu thế:

+ Là MXH nỗi tiếng, có đông người dùng tại Việt Nam |

+ Đặc điểm người dùng phù hợp với định hướng nội dung của

TCCL (độ tuôi từ 17-28, là SV, người đã đi làm, đây là tầng lớp người có

hàm lượng tri thức cao)

+Ý tưởng và đặc điểm kĩ thuật tốt

Tính định hướng của tờ “tạp chí” này thê hiện rõ ở quan điểm biên tập tin của các thành viên: Không chạy theo luồng thông tin liên tục của

các tờ báo mạng, mà chỉ chọn đưa các tin tức theo từng nhóm bạn đọc riêng, bởi mỗi nhóm độc giả có hướng tiếp cận và nhu cầu thông tin khác

nhau Đương nhiên tiêu chí nóng hỗi và hấp dẫn là hai yếu tô cần luôn phải

được đảm bảo Để tạo được dấu ấn riêng, trong mỗi tin tức TCCL luôn

Trang 40

năng gợi ra nhiều cuộc tranh luận bằng các comment bên đưới Mục đích của việc làm này là tạo ra sự tương tác rõ hơn giữa người đưa tin và cộng đồng, tính năng mà MXH làm tốt hơn chức năng Feedback của các trang

báo mạng Hiệu quả thực tế đem lại là khá lớn: Những sự việc, vấn đề nổi cộm được cộng đồng các bạn theo đõi và đóng góp ý kiến rất đông đảo, lên

tới hàng trăm comment hàng ngàn dấu “Like” Trong luồng ý kiến của cộng đồng, đễ nhận thấy tính tranh luận rất cao: đồng tình hay phản đối, thậm chí phủ định quyết liệt và dữ đội nhau Theo dõi dòng feedback này, một người có thê đễ đàng chọn ra những nhận định phù hợp với cách nghĩ của mình về vấn đề, hay đối sánh quan điểm của mình với người khác, từ đó rút ra góc nhìn khách quan nhất cho bản thân Thiết nghĩ, nếu như các tờ báo mạng cũng có thể dùng môi trường MXH để tập hợp, tìm hiểu thái

độ của công chúng thì chất lượng bài vở của mỗi tờ sẽ được nâng lên một

- nấc mới

Mặc dù số lượng người dùng MXH ở Việt Nam không phải là dạng cao trong các nước thuộc khối ASEAN, nhưng phản ứng của giới trẻ Việt

Nam tvới FB khá tốt, đặc biệt với những chương trình, kế hoạch hành

động mang tính cộng đồng cao Ví dụ như chiến dịch SEAChange

YouthSays phát động ở Việt Nam chủ yếu trên FB, sau một tháng đã thu

hút 15.000 bạn trẻ tham gia trả lời và ủng hộ chiến dịch “ Người trẻ Đông Nam Á cùng thay đổi” Một số fanpage của các nhãn hiệu Việt Nam cũng đạt xấp xỉ 10 ngàn fan, báo hiệu cho một tương lai phát triển mạnh mẽ của chiến lược quảng cáo qua các MXH Đây là những con số đáng khích lệ với sự phát triển của cộng đồng MXH ở Việt Nam

Bên cạnh những tác động tích cực đến xu hướng truyền thông trong giới trẻ, các MXH nói chung cũng có những điểm bắt cập, cụ thể là có thể

bằng chính những lợi thế của mình định hướng các bạn SV, học sinh tới

Ngày đăng: 24/11/2021, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w