1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu (11)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Điểm mới của nghiên cứu (12)
    • 1.5. Cấu trúc của đề tài (13)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (14)
    • 2.1. Lý thuyết về cạnh tranh và rủi ro (14)
    • 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh và rủi ro của ngành ngân hàng (21)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (25)
    • 3.2. Dữ liệu nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (31)
    • 4.1. Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2019 (31)
    • 4.3. Vai trò của quy mô ngân hàng trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam (38)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (39)
    • 5.1. Kết luận (39)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)
  • PHỤ LỤC (49)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và một ngành kinh tế nói chung Điều này càng trở nên quan trọng đối với lĩnh vực ngân hàng Sự tồn tại và phát triển bền vững của các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn diễn ra hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Môi trường kinh doanh cạnh tranh cao có thể tạo động lực để các ngân hàng cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro nhưng cũng có thể gây ra áp lực để các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn và đối mặt với nhiều bất ổn Hiểu được mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng cũng như cơ chế tác động sẽ giúp cơ quan quản lý ra chính sách phù hợp để giúp ngành ngân hàng phát triển bền vững

Những nghiên cứu trên thế giới về đề tài này thường đưa ra hai kết quả trái chiều nhau Một mặt, cạnh tranh và rủi ro có quan hệ ngược chiều do dưới áp lực của cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng tài sản, từ đó giúp ổn định lợi nhuận và giảm rủi ro (Arping, 2019; Goetz, 2018) Mặt khác, khi cạnh tranh không lành mạnh, ngân hàng có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn trong các quyết định cho vay hay đầu tư, từ đó làm tăng tính bất ổn trong hoạt động (Anginer, Demirguc-Kunt, & Zhu, 2014; Hellmann, Murdock,

Bên cạnh vấn đề cạnh tranh, quy mô của các ngân hàng cũng là tâm điểm của các tranh luận chính sách Từ cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu 2008-2009, khái niệm “quá lớn để sụp đổ” (too big to fail) trở thành nỗi lo ngại của các nhà làm chính sách, bởi một ngân hàng nhỏ bé nếu gặp rắc rối thì sẽ không đe dọa đến sự an toàn của cả hệ thống bằng một ngân hàng lớn Nói cách khác, quy mô ngân hàng có vai trò quan trọng trong sự ổn định của ngành Các ngân hàng có quy mô lớn có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn các ngân hàng nhỏ do được chính phủ ưu ái ngầm (Farhi & Tirole, 2012; Laeven, Ratnovski, & Tong, 2016) Nhưng ở khía cạnh khác, các ngân hàng lớn có thể hoạt động hiệu quả hơn nhờ lợi thế từ quy mô và sẽ ít gặp thất bại hơn các ngân hàng nhỏ, hay nói cách khác, rủi ro của các ngân hàng lớn sẽ thấp hơn (Boyd & Runkle, 1993; De Nicolo, 2001)

Có thể thấy là cả mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng và quy mô của các ngân hàng đều có tác động lên sự ổn định (hay rủi ro) của các ngân hàng Chiều hướng tác động đều có thể là tích cực lẫn tiêu cực, tùy thuộc vào từng nghiên cứu khác nhau

Do đó, vấn đề này vẫn còn đang được tranh cãi trên thế giới và vẫn cần thêm các nghiên cứu thực nghiệm để các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra các chính sách phù hợp để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các ngân hàng

Mặc dù chủ đề về cạnh tranh, quy mô và rủi ro ngành ngân hàng đã được nghiên cứu phổ biến trên thế giới, bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa chúng tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Những nghiên cứu trong nước như Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) thường tập trung vào khả năng sinh lời của các ngân hàng mà không phân tích về rủi ro hay sự biến động của chính khả năng sinh lời đó Nguyễn Thế Bính (2016) phân tích chuyên sâu về mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ tập trung hay cạnh tranh của ngành mà chưa liên kết nó với rủi ro của ngành Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trường, Hà Tú Anh và Nguyễn Thị Thanh Bình (2018) khá gần với đề tài này nhưng các tác giả cũng dùng dữ liệu tần suất năm và sử dụng hệ số z-score để đo lường ổn định của ngành ngân hàng mà chưa quan tâm đến sự biến động lợi nhuận cũng như mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và sự ổn định (hoặc rủi ro) của ngành

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài như Phan, Anwar, Alexander và Phan (2019), Soedarmono, Machrouh và Tarazi (2013), Wu, Guo, Chen và Jeon (2019) có phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro (hoặc sự ổn định) ngân hàng nhưng thường chỉ xem các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam là một bộ phận nhỏ trong mẫu nghiên cứu mà chưa phân tích chuyên sâu nét đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam

Nguyen và Tran (2020) nghiên cứu chuyên sâu về cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam nhưng cũng chỉ dừng ở mối quan hệ tuyến tính Đặc biệt, những nghiên cứu này lại dùng dữ liệu tần suất năm Sử dụng dữ liệu tần suất thấp giúp mẫu nghiên cứu nhiều quốc gia được đồng nhất nhưng lại làm giảm tính kịp thời của thông tin và ẩn đi các diễn biến quan trọng trong ngắn hạn

Có thể thấy, các nghiên cứu về ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn chưa trả lời trọn vẹn câu hỏi: cạnh tranh tác động lên rủi ro của các ngân hàng trong nước như thế nào? Quy mô hoạt động của các ngân hàng có làm thay đổi mối quan hệ đó hay không? Cơ sở lý thuyết đương đại chỉ dừng lại ở việc tìm ra mối quan hệ tuyến tính giữa cạnh tranh và sự ổn định của ngành ngân hàng mà chưa phân tích mối quan hệ phi tuyến của cạnh tranh lên rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam Bên cạnh đó, dữ liệu được dùng trong các nghiên cứu trên là theo tần suất thấp (năm) trong khi yêu cầu về tính kịp thời của các chính sách đối với ngành đòi hỏi phải dùng dữ liệu có tần suất cao hơn Đề tài này hướng đến việc lắp đầy khoảng trống nghiên cứu nêu trên.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm vào hai mục tiêu Mục tiêu thứ nhất là làm rõ tác động của cạnh tranh lên rủi ro của các NHTM Việt Nam Mục tiêu thứ hai là phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro của các NHTM Việt Nam thông qua việc tìm hiểu vai trò của quy mô ngân hàng đối với mối quan hệ này

Trên cơ sở đó, đề tài có hai nội dung chính Nội dung thứ nhất là phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro của các NHTM Việt Nam Phần này sẽ tập trung xác định liệu xem dưới áp lực cạnh tranh cao thì ngân hàng có gặp rủi ro nhiều hơn hay không Nội dung thứ hai là phân tích vai trò của quy mô ngân hàng đối với mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro của các NHTM Việt Nam Phần này sẽ trả lời câu hỏi liệu xem khi ngân hàng tăng quy mô hoạt động thì ảnh hưởng của cạnh tranh lên rủi ro của ngân hàng có thay đổi hay không và nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bổ sung vào cơ sở lý thuyết về vấn đề cạnh tranh, quy mô và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam, bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa mức độ cạnh tranh của ngành (được đo lường bằng chỉ số tập trung thị trường – HHI) và độ rủi ro (được đo lường bằng sự biến động lợi nhuận) của các 18 NHTM Việt Nam đang được niêm yết thông qua tìm hiểu vai trò của quy mô ngân hàng Thay cho dữ liệu tần suất năm thường được dùng trong các nghiên cứu trước, dữ liệu tần suất quý từ Q1.2008 đến Q4.2019 được khai thác ở nghiên cứu này để trả lời cho câu hỏi liệu có mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không Đặc biệt, nghiên cứu này làm rõ tầm quan trọng của quy mô ngân hàng đối với mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro để từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách có liên quan nhằm giúp ngành ngân hàng hoạt động bền vững và phát triển Đây là điều mà chưa có nghiên cứu nào về ngành ngân hàng Việt Nam đề cập đến.

Điểm mới của nghiên cứu

Đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc phân tích tác động của cạnh tranh ngành ngân hàng Đề tài này khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trong và ngoài nước như đã đề cập ở trên Cụ thể, đề tài sẽ phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam Khác với các nghiên cứu trong nước, đề tài không nhấn mạnh tác động của cạnh tranh lên khả năng sinh lời của ngân hàng mà tập trung vào mức độ rủi ro hay biến động của khả năng sinh lời đó Ngoài ra, đề tài sẽ dùng dữ liệu tần suất quý để tăng số quan sát trong mô hình hồi quy và phản ánh rõ hơn tác động trong ngắn hạn Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro thông qua việc quy mô ngân hàng vào mô hình Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước có cách nhìn cụ thể hơn về ảnh hưởng của cạnh tranh lên rủi ro của các NHTM Việt Nam, từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngành ngân hàng, giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro và đạt được mục tiêu ổn định tài chính.

Cấu trúc của đề tài

Đề tài này được cấu trúc thành 5 chương Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2 tóm tắt cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này Chương 4 báo cáo kết quả nghiên cứu Chương 5 kết luận về đề tài nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách có liên quan.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết về cạnh tranh và rủi ro

2.1.1 Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Cạnh tranh được hiểu rộng rãi là sự ganh đua giữa hai cá nhân (hoặc nhóm hoặc quốc gia) và nó phát sinh bất cứ khi nào hai hoặc nhiều bên cùng phấn đấu cho một thứ mà tất cả đều không thể đạt được (Stigler, 1987) Trong kinh doanh, cạnh tranh được định nghĩa là một quá trình ganh đua giữa các công ty tìm cách giành được công việc kinh doanh của khách hàng theo thời gian (Whish & Bailey, 2015)

Xem xét từ khía cạnh kinh tế, khái niệm cạnh tranh thường được tiếp cận theo hai hướng (McNulty, 1968) Theo hướng thứ nhất, cạnh tranh được xem như một thuật ngữ mô tả được đặc trưng bởi một cấu trúc thị trường lý tưởng hóa Các lý thuyết kinh tế truyền thống thường mô tả một thị trường cạnh tranh hoàn hảo với những đặc điểm như: có nhiều nhà sản xuất, mức độ tập trung trên thị trường thấp, không nhà sản xuất đơn lẻ nào có thể quyết định được giá của thị trường, sản phẩm là đồng nhất, không có bất kỳ rào cản gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành, thông tin thông tin hoàn hảo giữa người sản xuất và người tiêu dùng Theo cách thứ hai, cạnh tranh được xác định với một lực lượng, thông qua việc cân bằng giá cả với chi phí cận biên đảm bảo hiệu quả phân bổ trong hệ thống Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực được hướng tới việc sử dụng chúng hiệu quả nhất và giá cả xuống mức thấp nhất để duy trì trong thời gian dài Theo đó, cạnh tranh được xem như một sự đối đầu về giá cả

Như vậy, định nghĩa về cạnh tranh có thể xem xét từ nhiều góc nhìn khác nhau Tuy nhiên, các góc nhìn đều cho thấy rằng việc cạnh tranh (giữa các công ty trong ngành) là để gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận của công ty bằng cách hoạt động hiệu quả hơn Trong quá trình này, người tiêu dùng và xã hội cũng sẽ được hưởng những sản phẩm chất lượng hơn với giá thành rẻ hơn Đồng thời, quá trình cạnh tranh cũng là quá trình sàn lọc của thị trường để giữ lại những công ty khoẻ mạnh và loại bỏ những công ty yếu kém

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cùng với ý nghĩa tương tự Tuy nhiên, ngành ngân hàng có những đặc điểm riêng khiến nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và những khác biệt so với các ngành khác Các ngân hàng đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp các nguồn tài chính cho các ngành khác và theo đó tạo điều kiện cho sản xuất Các ngân hàng là trung gian quan trọng giữa người đi vay và người cho vay thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn lực nhãn rỗi từ người tiết kiệm sang người đi vay Các ngân hàng huy động, phân bổ và đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm của xã hội, do đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng có tác động đáng kể đến việc phân bổ vốn, tăng trưởng doanh nghiệp, mở rộng ngành và phát triển kinh tế Hơn nữa, ngân hàng còn có chức năng quan trọng trong việc giảm thiểu thông tin và chi phí giao dịch liên quan đến sự tương tác của người đi vay và người cho vay Do vậy, hệ thống ngân hàng hoạt động tốt được coi là nền tảng của nền kinh tế thị trường (Boyd, De Nicoló, & Smith, 2004; Carletti, Hartmann, & Spagnolo, 2007) Cạnh tranh gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn đến lãi suất cho vay thấp hơn và nguồn cung cho vay rộng hơn, đổi mới sản phẩm nhiều hơn và cải thiện chất lượng dịch vụ (Claessens, 2009)

Dựa trên hai tiếp cận về cạnh tranh, đo lường cạnh tranh trong ngành ngân hàng được chia thành tiếp cận cấu trúc ngành (industry structure) và tiếp cận đo lường sức mạnh thị trường khụng tớnh đến cấu trỳc ngành (Berger, Demirgỹỗ-Kunt, Levine, & Haubrich, 2004) Theo tiếp cận cấu trúc ngành, cạnh tranh ngân hàng có thể được đo lường từ đặc điểm cấu trúc của thị trường, chẳng hạn như thị phần của những ngân hàng lớn nhất Chỉ số tập trung Herfindahl-Hirschman (HHI) là một trong các thước đo đơn giản theo tiếp cận này HHI được tính bằng cách lấy tổng bình phương thị phần của các ngân hàng trong ngành Chỉ số này càng cao cho thấy phần lớn thị phần chỉ tập trung vào một hoặc một số rất ít ngân hàng, hay sự cạnh tranh trong ngành là rất thấp và có nguy cơ xảy ra tình trạng độc quyền Tiếp cận thứ hai đo lường cạnh tranh bằng cách xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và giá đầu ra của ngân hàng Các thước đo theo tiếp cận này được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu có: (i) Thống kê H (H-statistic) của Panzar và Rosse (1982, 1987) đo lường hành vi cạnh tranh của các ngân hàng qua phản ứng của doanh thu đối với những thay đổi của giá đầu vào; (ii) Chỉ số Lerner (1934) xác định mức lợi nhuận tăng thêm (mark-up) của ngân hàng khi có sự tăng lên của chi phí biên; (iii) Chỉ tiêu Boone (2008) đo lường sức mạnh thị trường thông qua tính co giãn của lợi nhuận (hoặc thị phần) với chi phí biên

Sự đa dạng về thước đo cạnh tranh ngân hàng dẫn đến khả năng không nhất quán về kết quả nghiên cứu khi sử dụng các thước đo khác nhau Nhiều nghiên cứu sử đụng đồng thời các thước đo khác nhau, chẳng hạn Bolt và Humphrey (2015) và Lapteacru (2014) đã minh chứng cho điều này Mặt khác, không thước đo nào được cho rằng tốt hơn để phản ánh cạnh tranh ngân hàng (Beck, 2008) Do vậy, nghiên cứu sử dụng thước đo HHI vì sự đơn giản và tính phổ biến trong các nghiên cứu

Quy mô là một trong các đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng Có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô doanh nghiệp Ngoài ba chỉ tiêu thường được sử dụng nhất là tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thì các chỉ tiêu khác như số lượng nhân viên hay giá trị tài sản ròng cũng được đề cập trong các nghiên cứu liên quan đến quy mô doanh nghiệp (Dang, Li, & Yang, 2018)

Trong lĩnh vực ngân hàng, quy mô ngân hàng thường được đề cập như là một trong các yếu tố quyết định đến rủi ro ngân hàng (Laeven, Ratnovski, & Tong, 2014; Varotto & Zhao, 2018) Theo đó, khái niệm “quá lớn để sụp đổ” (hay “too-big-to- fail”) đã trở thành tâm điểm của các nghiên cứu về rủi ro của ngành ngân hàng từ sau cuộc Khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 Các ngân hàng lớn hơn được chứng minh là thường có mối liên kết mạnh mẽ hơn với toàn bộ hệ thống ngân hàng và vì vậy mà gây ra rủi ro hệ thống cao hơn (Huang, Zhou, & Zhu, 2012) Các ngân hàng lớn cũng rủi ro hơn và gây ra rủi ro hệ thống cao hơn do họ thường có tỷ lệ vốn thấp, mô hình tổ chức và kinh doanh rất phức tạp và có nhiều hoạt động phụ thuộc vào biến động của thị trường hơn các ngân hàng nhỏ (Laeven et al., 2014) Chính vì vậy, các nghiên cứu về rủi ro ngân hàng thường đưa yếu tố quy mô ngân hàng vào các mô hình hồi quy như là một biến quan tâm hoặc biến kiểm soát

Rủi ro là khả năng một kết quả hoặc sự kiện không chắc chắn có thể gây ra hậu quả không mong muốn Các ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động Nhìn chung, rủi ro ngân hàng được chia thành ba loại: tài chính, hoạt động và môi trường (Van Greuning & Bratanovic, 2020)

Rủi ro tài chính lần lượt bao gồm hai loại rủi ro: rủi ro truyền thống và rủi ro ngân quỹ Rủi ro ngân hàng truyền thống - bao gồm rủi ro bảng cân đối kế toán và cấu trúc báo cáo thu nhập, rủi ro tín dụng và rủi ro vỡ nợ - có thể dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng nếu chúng không được quản lý thích hợp Rủi ro ngân quỹ, dựa trên chênh lệch giá tài chính, có thể dẫn đến lợi nhuận nếu chênh lệch giá là chính xác hoặc thua lỗ nếu nó không chính xác Các loại rủi ro ngân quỹ chính là rủi ro thanh khoản, lãi suất, tiền tệ và thị trường

Rủi ro hoạt động liên quan đến các quy trình kinh doanh tổng thể của ngân hàng và tác động tiềm ẩn của việc tuân thủ các chính sách và quy trình của ngân hàng, hệ thống và công nghệ nội bộ, bảo mật thông tin, các biện pháp chống lại sự quản lý yếu kém và gian lận cũng như các mối lo ngại về tính liên tục của hoạt động kinh doanh Một khía cạnh khác của rủi ro hoạt động bao gồm lập kế hoạch chiến lược, quản trị và cơ cấu tổ chức của ngân hàng, quản lý sự nghiệp của nhân viên và nguồn lực nội bộ, phát triển sản phẩm và kiến thức cũng như phương pháp tiếp cận khách hàng Rủi ro môi trường liên quan đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các mối quan tâm về kinh tế vĩ mô và chính sách, các yếu tố pháp lý và quy định, cũng như cơ sở hạ tầng khu vực tài chính và hệ thống thanh toán của các khu vực pháp lý mà ngân hàng hoạt động Rủi ro môi trường bao gồm tất cả các loại rủi ro ngoại sinh, nếu chúng được thành hiện thực, có thể gây nguy hiểm cho hoạt động của ngân hàng hoặc làm suy yếu khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Việc phân loại các rủi ro ngân hàng có ý nghĩa cho việc quản lý rủi ro Ở khía cạnh đánh giá tổng thể rủi ro ngân hàng, rủi ro ngân hàng được xem xét ở hậu quả không mong muốn nhất là sự đổ vỡ của ngân hàng Do vậy, một cách tổng thể để đo lường rủi ro ngân hàng là đo lường rủi ro xảy ra đỗ vỡ của ngân hàng Có nhiều tiếp cận khác nhau để đo lường rủi ro ngân hàng theo tiếp cận này

Phương pháp truyền thống để đo lường rủi ro ngân hàng là VaR (Value at Risk) và

ES (expected shortfall) VaR được Hiệp định Basel II khuyến nghị như một thước đo rủi ro tiêu chuẩn để quản lý rủi ro ngân hàng Tuy nhiên, VaR thường bị chỉ trích rằng nó không phải là một thước đo rủi ro nhất quán và không thể nắm bắt bất kỳ tổn thất nào vượt quá mức tổn thất VaR ES đã được phát triển để khắc phục những thiếu sót của VaR và được khuyến nghị trong Basel III Dù vậy, cả VaR và ES đều được cho rằng phù hợp hơn để đo lường các rủi ro theo tiếp cận quản lý

Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường là một cách tiếp cận khác để đo lường rủi ro ngân hàng Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một trong những phương pháp này Theo phương pháp này, giá cổ phiếu của ngân hàng (lợi tức) có thể liên kết rủi ro ngân hàng với lợi tức và có thể tính toán cho các ngân hàng niêm yết Điều này hàm ý rằng nếu ngân hàng không được niêm yết, phương pháp này không thể được áp dụng

Phương pháp thứ ba tiếp cận từ dữ liệu kế toán để tính toán rủi ro ngân hàng Theo phương pháp này, rủi ro ngân hàng thường được đo lường bằng biến động của lợi nhuận hoặc chỉ số z-score Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu để đo lường rủi ro ngân hàng (chẳng hạn xem Beck, De Jonghe, & Schepens, 2013; Boyd & Graham, 1986; Yeyati & Micco, 2007).

Các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh và rủi ro của ngành ngân hàng

Ở góc độ của “giả thuyết cạnh tranh - ổn định”, qui mô của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng Acharya, Anginer và Warburton (2013) cũng cho rằng một thị trường ngân hàng tập trung cao có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn nếu các tổ chức tin rằng chúng quá lớn để thất bại và có nhiều khả năng được bảo vệ một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu bởi chính sách an toàn hệ thống của chính phủ Johnson và Kwak (2012) bổ sung thêm rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy rằng các ngân hàng lớn cũng có thể khó giám sát hơn do tính phức tạp và khả năng thu phục người giám sát về mặt chính trị

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh và rủi ro của ngành ngân hàng

Mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh và rủi ro trong hoạt động ngân hàng là đề tài được quan tâm rộng rãi ở nhiều quốc gia Những nghiên cứu trên thế giới về đề tài này thường đưa ra hai kết quả trái chiều nhau Một mặt, cạnh tranh và rủi ro có quan hệ ngược chiều do dưới áp lực của cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng tài sản, từ đó giúp ổn định lợi nhuận và giảm rủi ro (Arping, 2019; Goetz, 2018) Các kết quả nghiên thực nghiệm theo hướng này còn cho thấy vai trò của quy định, môi trường kinh tế và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng đối với mối quan hệ của cạnh tranh và ổn định Beck và cộng sự (2013) kết luận rằng cạnh tranh có tác động tích cực hơn trong các hệ thống tài chính được quản lý tốt hơn, ít yếu tố hơn và ở các quốc gia có thị trường vốn phát triển hơn Nghiên cứu của Fiordelisi và Mare (2014) cho các ngân hàng hợp tác châu Âu trong giai đoạn 1998–2009 và của Goetz (2018) cho Mỹ cũng đi kết luận rằng cạnh tranh làm tăng sự ổn định của ngân hàng vì nó làm giảm tỷ lệ nợ xấu Kết quả này được giải thích là do đa dạng hóa dẫn đến ổn định và đây là điều mà các ngân hàng được khuyến khích thực hiện trên thị trường cạnh tranh

Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy gia tăng cạnh tranh có thể làm ngân sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn trong các quyết định cho vay hay đầu tư, từ đó làm tăng tính bất ổn trong hoạt động (Anginer và cộng sự, 2014; Hellmann và cộng sự, 2000) Những kết quả này ủng hộ cho giả thuyết giá trị chuyển nhượng và được tìm thấy với đa dạng qui mô mẫu như tại Thổ Nhĩ Kỳ (Kasman & Kasman, 2015), tại Mỹ Latinh (Yeyati & Micco, 2007), châu Á (Fu, Lin, & Molyneux, 2014), tại châu Âu (Leroy, 2014) hoặc trên toàn cầu cho các nước phát triển và đang phát triển (Diallo, 2015)

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng Beck và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 17055 ngân hàng trên toàn thế giới trong giai đoạn 1994-2009 và chứng minh rằng mối quan hệ cạnh tranh-ổn định của ngành ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm về thể chế và quy định pháp luật ở từng nước Wu và cộng sự (2019) phân tích mối quan hệ giữa quyền lực thị trường và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng ở 35 thị trường mới nổi Châu Âu, Châu Mỹ Latin và Châu Á, gồm cả Việt Nam Các tác giả sử dụng dữ liệu tần suất năm của 1000 NHTM và phương pháp ước lượng bán tham số (semiparametric estimation) Kết quả cho thấy khi sức mạnh thị trường gia tăng thì sự ổn định của ngân hàng cũng tăng nhưng mối quan hệ này sẽ yếu dần khi sức mạnh thị trường vượt một ngưỡng nhất định De Haan và Poghosyan (2012) tìm hiểu về mối quan hệ tương tác giữa quy mô ngân hàng và tập trung thị trường với sự biến động lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, tiết kiệm và hợp tác của Mỹ trong giai đoạn quý 1.2004 – quý 4.2009 Các tác giả kết luận rằng biến động lợi nhuận giảm theo quy mô của ngân hàng Tuy nhiên, mối quan hệ nghịch biến này sẽ suy giảm nếu mức độ tập trung thị trường gia tăng Mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro cũng được Jiménez, Lopez và Saurina (2013) xác nhận đối với hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha thông qua ước lượng hàm mũ hai (bình phương) bằng phương pháp Generalized Method of Moments (GMM)

Tập trung vào ngành ngân hàng Việt Nam, Nguyễn Đức Trường và cộng sự (2018) đánh giá mối quan hệ giữa cạnh tranh và sự ổn định ngành bằng cách sử dụng dữ liệu tần suất năm của 45 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2017 và phương pháp GMM Kết quả cho thấy cạnh tranh có mối quan hệ ngược chiều với sự ổn định của ngành ngân hàng, hay nói cách khác, cạnh tranh càng cao thì rủi ro lại gia tăng Nguyen và Tran (2020) sử dụng dữ liệu của 37 NHTM giai đoạn 2006-2015 và phương pháp Ordinary Least Square (OLS) để ước lượng mô hình đánh giá tác động của cạnh tranh lên khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của các ngân hàng Kết quả cho thấy cạnh tranh gia tăng cũng làm tăng khả năng sinh lợi nhưng đồng thời cũng khiến các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến (2016) nghiên cứu tác động của quy mô ngân hàng và tập trung thị trường lên hiệu quả hoạt động của các NHTM Các tác giả sử dụng dữ liệu tần suất năm của 20 ngân hàng từ giai đoạn 2010-2014 và phương pháp ước lượng dữ liệu bảng Hai tác giả kết luận rằng hiệu quả hoạt động có mối quan hệ đồng biến với cả quy mô và tập trung ngân hàng

Nhìn chung, các nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa làm sáng tỏ mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro Ngoài ra, dữ liệu được dùng trong các nghiên cứu trên là theo tần suất thấp (năm) trong khi yêu cầu về tính kịp thời của các chính sách đối với ngành đòi hỏi phải dùng dữ liệu có tần suất cao hơn Vì vậy, nghiên cứu này có đóng góp quan trọng vào cơ sở lý thuyết bằng cách giải quyết cả hai vấn đề nêu trên Một mặt, bài viết này sử dụng dữ liệu tần suất quý để có thể phản ánh rõ hơn các diễn biến trong ngắn hạn của ngành ngân hàng Mặt khác, đề tài còn phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro như đề xuất của De Haan và Poghosyan (2012), Jiménez, Lopez và Saurina (2013), Wu, Guo, Chen và Jeon (2019) thông qua xem xét vai trò của quy mô ngân hàng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp được đề xuất bởi De Haan và Poghosyan (2012) Theo đó, tác động của cạnh tranh và quy mô lên rủi ro ngân hàng được xác định thông qua phương trình hồi quy sau:

 𝑅𝑖𝑠𝑘 là rủi ro của ngân hàng 𝑖 tại thời điểm 𝑡, được đo lường bằng độ biến động lợi nhuận (𝑉𝑜𝑙𝑎𝑡𝑖𝑙𝑖𝑡𝑦) của ngân hàng

 𝐶𝑜𝑚𝑝 là mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng, được đo lường bằng chỉ số tập trung thị trường (Herfindahl-Hirshman Index hay HHI)

 𝑆𝑖𝑧𝑒 là quy mô của từng ngân hàng, được đo lường bằng logarithm của tổng tài sản ngân hàng

 𝑋 là các biến kiểm soát, gồm hiệu quả hoạt động (Efficiency), tỷ lệ đòn bẩy (Leverage) và mức độ đa dạng hóa hoạt động (Diversification)

Trong các nghiên cứu về độ biến động, mô hình ARCH/GARCH thường được sử dụng để chiết xuất sự biến động của đại lượng quan tâm Tuy nhiên, mô hình ARCH/GARCH đòi hỏi chuỗi dữ liệu phải có tần suất cao và thời gian dài (số quan sát nhiều) Điều này là bất khả thi đối với trường hợp ngành ngân hàng Việt Nam do giới hạn về chuỗi thời gian Vì vậy, biến động lợi nhuận của ngân hàng 𝑖 được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng 𝑖 trong thời gian 4 quý Để kiểm tra tính vững của kết quả, nghiên cứu này còn tính độ biến động cho thời gian 8 quý và thay thế chỉ tiêu ROA bằng chỉ tiêu ROE Độ biến động lợi nhuận của ngân hàng 𝑖 vào quý 𝑡 được tính theo cách sau:

Có nhiều cách khác nhau để đo lường mức độ cạnh tranh của một ngành, trong đó HHI là chỉ số được sử dụng khá phổ biến do tính đơn giản trong tính toán lẫn ý nghĩa HHI được tính bằng cách lấy tổng bình phương thị phần của các ngân hàng trong ngành Nếu trong ngành chỉ có một ngân hàng (độc quyền) thì HHI bằng 10000 (hoặc 1) Còn nếu trong ngành có 4 ngân hàng, mỗi ngân hàng chiếm thị phần bằng nhau thì HHI bằng 2500 (hoặc 0.25) Như vậy, khi chỉ số này càng cao, càng cho thấy phần lớn thị phần chỉ tập trung vào một hoặc một số rất ít ngân hàng, hay sự cạnh tranh trong ngành là rất thấp và có nguy cơ xảy ra tình trạng độc quyền

Cách tính HHI ngành ngân hàng trong nghiên cứu này được biểu diễn cụ thể ở phương trình sau:

Trong đó, 𝑠 là thị phần (theo tổng tài sản) của ngân hàng thứ 𝑖 và 𝑛 là số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu Ở phương trình (1) mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro được thể hiện thông qua hệ số 𝛽 × 𝑆𝑖𝑧𝑒 Khi 𝛽 có ý nghĩa thống kê, tác động của cạnh tranh lên rủi ro ngành ngân hàng tùy thuộc quy mô của ngân hàng

Như De Haan and Poghosyan (2012) đã đề cập, các biến kiểm soát được đưa vào mô hình nhằm tách biệt mối quan hệ giữa hai biến quan tâm (quy mô và cạnh tranh) và biến phụ thuộc (rủi ro) với các yếu tố khác cũng có khả năng ảnh hưởng qua lại với các biến này Các biến kiểm soát gồm:

 Hiệu quả hoạt động (Efficiency): được đo lường bằng Tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Tỷ lệ này càng lớn càng cho thấy kém hiệu quả Biến này được kiểm soát trong mô hình (1) do các ngân hàng lớn thường có hệ thống quản trị bài bản, hoạt động hiệu quả và có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn các ngân hàng nhỏ Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cao cũng có thể là một yếu tố thúc đẩy các ngân hàng kiểm soát chi phí, hoạt động hiệu quả hơn

 Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage): được đo lường bằng Tỷ lệ tổng tài sản trên tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện rủi ro ngân hàng càng nhiều Dưới áp lực cạnh tranh, các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro cao hơn bằng cách duy trì vốn dưới tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định Ngoài ra, những ngân hàng lớn cũng có thể chấp nhận rủi ro cao hơn và sẵn sàng nâng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn mức an toàn do tự tin rằng chính phủ sẽ bảo vệ họ nếu họ có gặp khó khăn tài chính

 Đa dạng hóa hoạt động (Diversification): được đo lường bằng Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng càng đa dạng hóa trong hoạt động Biến này được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát vấn đề các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội đa dạng hóa hoạt động hơn các ngân hàng nhỏ và những ngân hàng nào có đa dạng nguồn thu (hơn là chỉ tập trung vào thu nhập lãi) thì lợi nhuận sẽ ít biến động hơn Để kiểm soát tác động của các nhân tố mang tính hệ thống cùng ảnh hưởng đến các ngân hàng ở những giai đoạn khác nhau và các nhân tố cố định mang tính đặc thù riêng của từng ngân hàng, các hiệu ứng cố định theo thời gian và theo ngân hàng được đưa vào phương trình (1) Thủ tục ước lượng được thực hiện theo các bước sau:

 Dùng phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effects – FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects – RE) để ước lượng phương trình (1)

 Dùng Hausman test để lựa chọn giữa FE và RE

 Ước lượng phương trình (1) có hiệu chỉnh hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi bằng cách dùng độ lệnh chuẩn vững (robust standard error) theo phương pháp Huber-White.

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính theo quý của 17 NHTM đã được niêm yết trong khoảng thời gian bắt đầu từ Q1/2008 đến Q4/2019 Quý 1.2008 được lựa chọn vì số liệu báo cáo tài chính quý của các ngân hàng ở giai đoạn trước đó chưa được hoàn thiện Các ngân hàng được chọn vào mẫu nghiên cứu là những ngân hàng niêm yết có ít nhất 4 quan sát liên tiếp theo quý Tóm tắt cách tính từng biến và nguồn dữ liệu được trình bày ở Bảng 1 Tóm tắt thống kê mô tả các biến được thể hiện ở Bảng 2 Hệ số tương quan giữa các biến được trình bày ở Bảng 3 Theo đó, hệ số tương quan giữa các biến là khá thấp nên hiện tượng đa cộng tuyến không đáng quan ngại trong mẫu nghiên cứu này

Bảng 1 Mô tả các biến

Tên biến Ký hiệu Cách tính Nguồn dữ liệu

(ROA, 4 quý) sd4_ROA Độ lệch chuẩn của ROA trong

Báo cáo tài chính của ngân hàng Biến động lợi nhuận

(ROA, 8 quý) sd8_ROA Độ lệch chuẩn của ROA trong

Báo cáo tài chính của ngân hàng Biến động lợi nhuận

(ROE, 4 quý) sd4_ROE Độ lệch chuẩn của ROE trong

Báo cáo tài chính của ngân hàng Biến động lợi nhuận sd8_ROE Độ lệch chuẩn của ROE trong Báo cáo tài chính

(ROE, 8 quý) 8 quý liên tiếp của ngân hàng

Quy mô ngân hàng Size Logarithm của tổng tài sản ngân hàng

Báo cáo tài chính của ngân hàng Cạnh tranh ngành HHI tổng bình phương thị phần của các ngân hàng

Báo cáo tài chính của ngân hàng Hiệu quả hoạt động Efficiency Tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên thu nhập ngoài lãi

Báo cáo tài chính của ngân hàng

Tỷ lệ đòn bẩy Leverage Tỷ lệ tổng tài sản trên tổng vốn chủ sở hữu

Báo cáo tài chính của ngân hàng Đa dạng hóa Diversification Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập

Báo cáo tài chính của ngân hàng

Bảng 2 Thống kê mô tả các biến

Tên biến Ký hiệu N Trung bình Độ lệch chuẩn

Biến động lợi nhuận (ROA, 4 quý) sd4_ROA 524 0.00101 0.00117 2.93e-05 0.0109 Biến động lợi nhuận (ROA, 8 quý) sd8_ROA 452 0.00117 0.00108 8.47e-05 0.0074 Biến động lợi nhuận (ROE, 4 quý) sd4_ROE 524 0.0126 0.0144 0.000305 0.137 Biến động lợi nhuận (ROE, 8 quý) sd8_ROE 452 0.0146 0.0131 0.000754 0.0922

Quy mô ngân hàng Size 578 12.05 0.983 9.522 14.21

Hiệu quả hoạt động Efficiency 575 0.419 0.590 -3.129 6.657

Tỷ lệ đòn bẩy Leverage 578 13.30 3.993 4.037 24.53 Đa dạng hóa Diversification 578 0.178 0.170 -1.720 0.897

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Bảng 3 Hệ số tương quan các biến

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2019

Trong giai đoạn 2008-2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như vốn Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng từ 2,22 triệu tỷ đồng vào năm 2008 đến 12,58 triệu tỷ đồng cuối năm 2019 Tương tự, vốn chủ sở hữu đã tăng từ 205,64 nghìn tỷ đồng năm 2008 đến 911,70 nghìn tỷ đồng vào năm 2019 Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng cũng tăng từ 148,62 nghìn tỷ đồng năm 2008 đến 612,29 nghìn tỷ năm

2019 Xu hướng gia tăng này cũng thể hiện rất rõ trong các ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu

Hình 1 thể hiện các chỉ tiêu trung bình về vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của 17 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019 Qua đó, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các NHTM đều có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm Số liệu cho thấy vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTM trong mẫu nghiên cứu tăng từ 8,598 tỷ đồng năm 2008 lên 28,322 tỷ đồng năm 2017, tăng gấp 3,3 lần sau 12 năm Chỉ tiêu tổng tài sản cũng tăng từ 114,339 tỷ đồng năm 2008 lên 398,698 tỷ đồng năm 2019 Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012, tổng tài sản trung bình của các ngân hàng chỉ tăng 3-5%, và năm

2015 chỉ tăng 1.73%, sau đó tăng dần 16% - 17% mỗi năm đến 2017, trong giai đoạn 2018-2019 thì mức tăng mỗi năm là 11-12%

Hình 1 Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình theo năm của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Bảng 4 thể hiện kết quả thống kê trung bình của các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và thu nhập lãi theo ngân hàng giai đoạn 2008-2019 Trong 18 ngân hàng thương mại nghiên cứu, CTG, VCB và BID cũng là ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu lớn nhất, đồng thời cũng là những ngân hàng có thu nhập lãi cao trong hệ thống Thu nhập lãi của các ngân hàng trong mẫu có xu hướng tăng mạnh giai đoạn 2010-

2011 lên 55.45% năm 2011, sau đó giảm 19.71% năm 2013 và tăng trở lại vào giai đoạn 2017-2019 Về các chỉ số sinh lời, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các NHTMCP như VPB (0.0040 và 0.0048), TPB (0.0030 và 0.0043), HDB (0.00032 và 0.0422) cao hơn so với nhóm NHTM Nhà nước như BID (0.0017 và 0.035) và CTG (0.0024 và 0.0369) Giai đoạn năm 2012-2015, chỉ số ROA và ROE của các NHTM trong mẫu nhìn chung

Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) giảm so với giai đoạn trước đó, thấp nhất của ROA là năm 2015 với là 0.0017 và ROE năm 2012 là 0.0207 và hai chỉ số này bắt đầu tăng trở lại vào giai đoạn 2017-

Bảng 4 Các chỉ tiêu trung bình theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019

Tổng tài sản (tỷ đồng)

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)

Thu nhập lãi (tỷ đồng)

ACB 218042 13515.46 4508.265 0.043221 0.002625 BAB 86768.29 6498.184 1811.073 0.024489 0.001835 BID 882947.4 41855.32 16161.13 0.035855 0.001781 CTG 681397.1 46162.13 12727.38 0.03693 0.002492 EIB 136799.3 14549.74 2606.391 0.017536 0.002068 HDB 180664.9 13915.38 3931.023 0.042253 0.003253 KLB 29323.97 3505.455 673.0704 0.014184 0.002077 LPB 160184.1 9692.108 3158.362 0.032173 0.001957 MBB 234376.9 21871.58 4482.439 0.040435 0.003687 NVB 44679.47 3223.932 830.5943 0.004208 0.000394 SHB 163079.3 9927.998 3295.444 0.025358 0.001873 STB 222240.7 17029.02 4267.099 0.025371 0.002303 TCB 228799.3 25770.84 4238.913 0.03332 0.003748 TPB 120310.7 8233.278 2108.073 0.043562 0.003017 VBB 50059.85 4068.027 941.9842 0.023644 0.001902 VCB 579506.1 41895.1 8841.375 0.042354 0.003075 VIB 100879.9 9142.775 1964.716 0.026788 0.002191

VPB 205943.4 18156.03 6317.775 0.048007 0.004042 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Hình 2 cho thấy trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 Theo kết quả thống kê, BID, CTG và VCB là các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Tổng tài sản của 3 ngân hàng này tương đương tổng tài sản của 15 ngân hàng thương mại còn lại trong hệ thống

Hình 2 Trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Hình 3 thể hiện chỉ số HHIcủa các NHTM Việt Nam trong mẫu giai đoạn 2008Q1- 2019Q4 Chỉ số HHI có xu hướng ngày càng giảm trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh ngày càng tăng của các NHTM Việt Nam Chỉ số HHI cao nhất là vào quý 2 năm 2008 là 0.5120388, sau đó giảm mạnh vào quý 3 năm 2009 với mức 0.2242957 và duy trì ở mức thấp cho đến quý 4 năm 2019 chỉ còn lại 0.1113974

Hình 3 Chỉ số HHI của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008Q1-2019Q4

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

4.2 Tác động của cạnh tranh và quy mô lên rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam

Kết quả Kiểm định Hausman dùng để lựa chọn giữa hiệu ứng cố định – FE và hiệu ứng ngẫu nhiên – RE cho mô hình (1) cho thấy FE là ước lượng phù hợp với giá trị

Chi-squared là 39.21, tương ứng với p-value = 0 Vì vậy, mô hình (1) được ước lượng với hiệu ứng cố định – FE cho biến phụ thuộc là độ biến động của ROA và ROE trong

4 quý và 8 quý, có hiệu chỉnh hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan bằng cách dùng robust standard error Kết quả của Hausman test được thể hiện ở Phụ lục

1 và kết quả ước lượng được thể hiện ở Bảng 5

Bảng 5 Kết quả ước lượng

FE theo ngân hàng CÓ CÓ CÓ CÓ

FE theo thời gian CÓ CÓ CÓ CÓ

“Robust standard errors” được ghi trong dấu ngoặc

*** p

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Hệ số tương quan các biến - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Bảng 3. Hệ số tương quan các biến (Trang 30)
Hình 1. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình theo năm của các ngân hàng  trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Hình 1. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình theo năm của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 (Trang 32)
Bảng 4. Các chỉ tiêu trung bình theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai  đoạn 2008-2019 - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Bảng 4. Các chỉ tiêu trung bình theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 (Trang 33)
Hình 2 cho thấy trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai  đoạn 2008-2019 - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Hình 2 cho thấy trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 (Trang 34)
Hình 3 thể hiện chỉ số HHI của các NHTM Việt Nam trong mẫu giai đoạn 2008Q1- 2008Q1-2019Q4 - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Hình 3 thể hiện chỉ số HHI của các NHTM Việt Nam trong mẫu giai đoạn 2008Q1- 2008Q1-2019Q4 (Trang 35)
Bảng 5. Kết quả ước lượng - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Bảng 5. Kết quả ước lượng (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w