1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NGUYỄN TRẦN PHÚC

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

Trang 2

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Mã số đề tài: CT-1811-101

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Trần Phúc Thành viên thư ký : Trần Hồng Hà

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

Trang 3

Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS các biến 55

Bảng 2: Bậc trễ tối ưu được lựa chọn theo các tiêu chí lựa chọn độ trễ 55

Bảng 3: Kết quả kiểm định đồng kiên kết 56

Bảng 4: Phương trình xuất khẩu giai đoạn 1992-2017 58

Bảng 5: Phương trình nhập khẩu giai đoạn 1992-2017 59

Bảng 6: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS 61

Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong dài hạn giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: REER) 62

Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong ngắn hạn: giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: ∆REER) 64

Trang 4

Hình 1: Hiệu ứng tuyến J 23 Hình 2: Biên độ dao động tỷ giá, Tháng 3/1989 – Tháng 12/2017 50 Hình 3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD, Tháng 01/1992-Tháng 12/2017 51 Hình 4: Tỷ giá danh nghĩa USD/VND, NEER and REER, tháng 01/1992- tháng 12/2017 52 Hình 5: REER và CCTM giai đoạn Q1/1992- Q4/2017 53 Hình 6: REER và ERER giai đoạn 1992 -2017 66 Hình 7: Kết quả ước lượng mức độ sai lệch tỷ giá thực so với tỷ giá cân bằng của Đồng Việt Nam giai đoạn 1992-2017 67

Trang 5

Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

Model

Rate

Trang 6

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1

1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 5

1.6 Điểm mới của nghiên cứu 7

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI 10

2.1 Tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại 10

2.2 Chính sách tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại 16

2.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá 16

2.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá 16

2.2.3 Lựa chọn chế độ tỷ giá là nội dung cối lõi của chính sách tỷ giá 18

2.2.4 Điều hành chế độ tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại 19 2.3 Tỷ giá thực cân bằng và sự sai lệch tỷ giá 23

2.3.1 Khái niệm tỷ giá thực cân bằng 23

2.3.2 Các nhân tố xác định tỷ giá thực cân bằng 24

2.3.3 Sự sai lệch của tỷ giá 26

2.4 Các nghiên cứu trước về tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại 26

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của tỷ giá thực đến kết quả hoạt động thương mại 27

2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài đo lường tỷ giá thực cân bằng và mức độ sai lệch của tỷ giá 29

Trang 7

3.1 Phương pháp cho mục tiêu nghiên cứu thứ nhất 34

3.2 Phương pháp cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai 35

3.3 Phương pháp cho mục tiêu nghiên cứu thứ ba 39

3.4 Dữ liệu nghiên cứu 46

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 48

4.1 Diễn biến các chỉ số tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam 48

4.1.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam 48

4.1.2 Các xu hướng chính của các chỉ số tỷ giá chủ yếu 50

4.1.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh REER và hoạt động thương mại 52

4.2 Kết quả phân tích mối quan hệ đồng liên kết giữa REER và kết quả thương mại 54 4.2.1 Kiểm định tính dừng 54

4.2.2 Lựa chọn độ trễ 55

4.2.3 Kiểm định đồng liên kết 56

4.2.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình VECM và phân tích phần dư 56

4.2.5 Kết quả ước lượng mô hìnhVECM 57

4.3 Kết quả phân tích tỷ giá thực cân bằng và mức độ sai lệch của tỷ giá 60

4.3.1 Các yếu tố dài hạn của tỷ giá thực 60

4.3.2 Các yếu tố ngắn hạn của tỷ giá thực 63

4.3.3 Mức độ định giá sai lệch của đồng Việt Nam 66

Trang 8

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Tỷ giá hối đoái là một biến số vĩ mô quan trọng đối với cứ một nền kinh tế mở nào, đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới Tỷ giá hối đoái có thể có tác động đáng kể đến lạm phát, kết quả hoạt động thương mại quốc tế, sự ổn định tài chính cà sự vận hành của thị trường ngoại hối (Ho và McCauley 2003) Ở các quốc gia trên thế giới, việc thực thi chính sách tỷ giá có thể hướng tới các mục tiêu như kiểm soát lạm phát, hạn chế sự biến động của tỷ giá hoặc cải thiện năng lực cạnh tranh (Frieden, Ghezzi và Stein 2001) Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái đóng vai trò tương đối mờ nhạt trong giai đoạn vận hành nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và chỉ trở thành tâm điểm khi những cải cách đầu tiên trong điều hành chính sách kinh tế được thực thi kể từ cuối những năm 1980 Kể từ đó, chế độ tỷ giá ở Việt Nam tiến triển từ một hệ thống đa tỷ giá đến chế độ đơn tỷ giá công bố cố định, rồi tiến tới chế độ tỷ giá ngày nay Về cơ bản, với chế độ tỷ giá hiện hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá chính thức hay tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (tỷ giá chính thức VND/USD NHNN công bố có các tên gọi khác nhau ở các giai đoạn khác nhau) còn các ngân hàng thương mại được phép xác định tỷ giá kinh doanh xung quanh mức tỷ giá chính thức/trung tâm trong một biên độ tỷ giá nhất định Có những điểm khác biệt trong cách xác định tỷ giá chính thức/tỷ giá trung tâm cũng như có những thay đổi trong biên độ tỷ giá ở các giai đoạn khác nhau Nhìn chung, theo quan điểm của NHNN là mức tỷ giá chính thức hoặc trung tâm được xác định hàng ngày và điều tiết sao cho phản ánh sự tương tác giữa các thế lực thị trường

Tuy có nhiều thay đổi trong việc điều hành cơ chế tỷ giá ở Việt Nam, cơ chế tỷ giá mang tính hành chính dường như nổi trội hơn theo hướng chế độ tỷ giá được “điều tiết” nhiều hơn là “thả nổi” (Nguyễn Trần Phúc 2012) Cụ thể hơn, sự biến động của tỷ giá VND/USD, tỷ giá được quan tâm nhất, cho thấy dường như đồng Việt Nam neo “tương đối cứng” với đô la Mỹ, nhất là các giai đoạn trước 2016 Điều này thường

Trang 9

xuyên dấy lên mối lo ngại là trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam nhiều năm cao hơn so với các đối tác thương mại thì đồng Việt Nam có thể bị định giá cao Nếu đồng Việt Nam bị định giá cao thường xuyên thì có thể dẫn đến giảm sút năng lực cạnh tranh thương mại cho hàng hoá của Việt Nam và xói mòn cán cân thương mại (CCTM) nếu như không có sự tác động của các yếu tố khác

Một số tài liệu chính thức, trong đó có những tài liệu của NHNN cho rằng, với sự thay đổi trong điều hành tỷ giá, tỷ giá hối đoái nhìn chung được điều hành theo hướng hỗ trợ các mục tiêu kinh tế của quốc gia Tuy nhiên, đánh giá như vậy còn thiếu bằng chứng xác thực vì hai lý do chính Thứ nhất, chưa có thông tin chính thức về mức độ quan trọng của các mục tiêu chính sách một cách rõ ràng Thứ hai, còn thiếu các nghiên cứu có tính hệ thống với cơ sở lập luận vững chắc ở cả hai góc độ lý luận và thực nghiệm về các vấn đề này trong điều kiện thực tế ở Việt Nam

Câu hỏi đặt ra là: Những thay đổi của tỷ giá đã hỗ trợ ở mức độ nào cho việc theo đuổi các ưu tiên chính sách của chính phủ? Cụ thể hơn, những thay đổi trong chính sách tỷ giá có giúp duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong mối tương quan với các mục tiêu chính sách khác hay không? Một chính sách tỷ giá có tác động tích cực đến việc duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia trong dài hạn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Vì vậy, việc tìm câu trả lời cho câu hỏi này có ý nghĩa thiết thực đối với việc hình thành, phân tích và đánh giá chính sách tỷ giá trong tương lai Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài “Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam”

1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu

Việc lựa chọn chế độ tỷ giá không phải là một quyết định dễ dàng vì những nghiên cứu hiện tại hầu hết đều cho thấy sự liên kết quan trọng giữa tỷ giá và hai biến số quan trọng nhất của hoạt động kinh tế vĩ mô là lạm phát và tăng trưởng (Nguyễn Trần Phúc 2012) Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn nhiều chế độ

Trang 10

tỷ giá khác nhau vì những mục tiêu đa dạng như kiểm soát lạm phát, giảm biến động và cải thiện năng lực cạnh tranh (Frieden, Ghezzi and Stein 2001) Các quốc gia cũng đã thay đổi chế độ tỷ giá qua thời gian Trong hai chế độ tỷ giá được phân loại rõ ràng như cố định và thả nổi thì chế độ cố định hoặc neo cố định thường được cho là có khả năng dẫn đến sự mất cân đối của tỷ giá trong dài hạn (Nguyễn Trần Phúc 2012) Kết quả là, tỷ giá thực (và năng lực cạnh tranh thương mại của quốc gia) có thể bị đẩy xa mức cân bằng, làm thâm hụt CCTM Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, đồng tiền nội tệ sẽ bị định giá cao quá mức, từ đó giảm khả năng cạnh tranh, hay CCTM bị yếu đi (Ohno 2003) Vấn đề này làm phát sinh hai hướng nghiên cứu, đặc biệt thực hiện để xem xét và đánh giá việc thực thi chính sách tỷ giá tại các nước đang phát triển Hướng nghiên cứu đầu tiên tập trung vào việc đo lường tỷ giá thực đa phương (REER) và đánh giá mức độ mất cân đối của tỷ giá trong khi hướng thứ hai quan tâm đến việc đánh giá tác động của tỷ giá thực lên hoạt động thương mại

Với hướng thứ nhất, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá chính sách tỷ giá của các nước

đang phát triển và mới nổi theo nhiều phương pháp khác nhau Hầu hết các nghiên cứu theo hướng này đều áp dụng những tiến bộ của kinh tế lượng như kỹ thuật hồi quy đồng liên kết hai bước của Engle – Granger (1987) và phương pháp đồng liên kết của Johansen and Juselius (1990)

Với hướng nghiên cứu thứ hai, có nhiều bài viết kiểm tra mối quan hệ giữa REER

và hoạt động thương mại Trong số đó có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng thương mại bán phần truyền thống của Goldstein and Khan (1985), được thiết kế dưới dạng hàm của xuất và nhập khẩu hay CCTM cho các nước hoặc nhóm nước Nhìn chung, các nghiên cứu theo hướng này tính toán sự thay đổi của chỉ số REER rộng và sử dụng kỹ thuật đồng liên kết để điều tra mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động thương mại

Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt

động thương mại hoặc đo lường tỷ giá thực đa phương và đánh giá mức độ bất cân

Trang 11

đối của tỷ giá Tuy nhiên, những nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định như: (i) khoảng dữ liệu khá ngắn nên gặp hạn chế khi đánh giá mối quan hệ trong dài hạn; (ii) toán tỷ giá thực dựa trên một số ít đối tác thương mại nên không đủ đại diện cho năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam; (iii) các tác giả đã không phân biệt rõ/ chính xác các nhân tố ngắn và dài hạn theo mô hình của Edwards (1988) trong trường hợp ước lượng tỷ giá thực cân bằng (ERER) (và đánh giá mức độ mất cân đối của tỷ giá); (iv) các nghiên cứu thiết kế mô hình quá đơn giản, sử dụng biến tỷ giá như một biến giải thích duy nhất Ngoài ra, những nghiên cứu này được thực hiện đơn lẻ, không cung cấp một đánh giá nhất quán và toàn diện về tỷ giá với vai trò là mục tiêu để duy trì cạnh tranh thương mại quốc tế của một quốc gia Do đó, nghiên cứu này thực hiện sẽ bổ sung cho các khoảng trống được trình bày như trên

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của chính sách tỷ giá trong việc duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2017

Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu xác định các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu nghiên cứu 1: đánh giá những thay đổi trong tỷ giá thực đa phương và xem

xét sự phát triển của CCTM trong giai đoạn nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu 2: điều tra mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực đa phương và

hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu 3: ước lượng tỷ giá thực cân bằng cho VND và phân tích mức

độ sai lệch của tỷ giá thực trong giai đoạn nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Trang 12

Câu hỏi nghiên cứu 1: tỷ giá thực đa phương và CCTM Việt Nam trong giai đoạn

1992-2017 đã thay đổi như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 2: tỷ giá thực đa phương và hoạt động thương mại của Việt Nam

có mối quan hệ dài hạn hay không, ở mức độ nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: tỷ giá thực cân bằng cho VND và mức độ sai lệch của tỷ giá

thực trong giai đoạn 1992-2017 như thế nào?

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Theo không gian: nghiên cứu tại Việt Nam

- Theo thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1992-2017

1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu này, đề tài dự kiến nghiên cứu với các phương pháp sau:

Để trả lời Câu hỏi nghiên cứu 1, đề tài sử dụng các công cụ thống kê mô tả bao gồm

tính toán các chỉ số giá danh nghĩa đa phương (NEER) và chỉ số REER trên cơ sở rổ thương mại của Việt Nam, tính toán CCTM thực của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2007 và sử dụng đồ thị đa biến để khảo sát và đánh giá biến động của các loại tỷ giá trong mối tương quan với CCTM thực của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2017 Kết quả phân tích thống kê mô tả giúp nhận diện khả năng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá và CCTM thực, làm cơ sở để phân tích mối quan hệ định lượng đề xuất

trong Câu hỏi nghiên cứu 2

Để trả lời Câu hỏi nghiên cứu 2, đề tài sử dụng kỹ thuật phân tích đồng liên kết của

Johansen và Juselius (1990) trên cơ sở mô hình thương mại bán phần của Goldstein và Khan (1985) và cách tiếp cận của Bahmani-Oskooee (2001) và Chinn (2004) để điều tra xem có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa REER và kết quả hoạt động thương

Trang 13

mại (xuất khẩu và nhập khẩu) Nếu tồn tại mối quan hệ dài hạn như kỳ vọng bởi mô hình thương mại bán phần thì điều này hỗ trợ biện luận của đề tài rằng nếu việc điều hành chính sách tỷ giá dẫn đến xu hướng tăng giá thực của đồng Việt Nam thì năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm sút và điều này sẽ không hỗ trợ tăng trưởng

Để trả Câu hỏi nghiên cứu 3, đề tài thực hiện kỹ thuật đồng liên kết hai bước của

Engle-Granger (1987) trên cơ sở mô hình lý thuyết về ERER được đề xuất bởi Edwards (1989, 1994) và Montiel (1999) để xác định ERER cho đồng Việt Nam trong gia đoạn 1992-2017, trong đó xem xét các yếu tố tác động lên ERER trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn Trên cơ sở ERER xác định được, đề tài sẽ ước lượng mức độ định giá sai lệch của đồng Việt Nam Nếu tồn tại sự sai lệch của tỷ giá tương ứng với các giai đoạn biến động lên xuống của tỷ giá thực và tương quan với diễn biến của CCTM thì sự sai lệch của tỷ giá đã có tác động và cần điều chỉnh phù hợp

Kết quả ước lượng và phân tích của ba câu hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày một cách liên kết và bổ sung cho nhau nhằm giúp đưa ra các nhận định sâu sắc về vai trò của chế độ tỷ giá trong việc hỗ trợ năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam Từ đó đề tài đưa ra các đề xuất đối với việc hình thành, phân tích và đánh giá chính sách trong tương lai

Dữ liệu nghiên cứu

Hầu hết dữ liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu Thống kê Tài chính Quốc tế, trang điện tử của Quỹ Tiền tệ Thế giới (International Financial Statistics – IFS) và Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) trong giai đoạn 1992 – 2017 Ngoài ra, một số dữ liệu về dòng chảy thương mại (TOT), chi tiêu chính phủ, tổng vốn đầu tư và tín dụng trong nước được lấy từ trang điện tử về kinh tế Ieconomics INC (tradingeconomics.com) hay chỉ số Chinn – Ito (KAOPEN) được lấy từ trang điện tử web.pdx.edu

Trang 14

1.6 Điểm mới của nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu giai đoạn 1992-2017 dài hơn các nghiên cứu trước, do

đó có thể đánh giá tốt hơn mối quan hệ trong dài hạn của tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam

Thứ hai, đề tài tính toán tỷ giá thực dựa trên số lượng đối tác thương mại nhiều hơn

nên diễn biến của tỷ giá thực đại diện tốt hơn cho năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam

Thứ ba, khi ước lượng ERER (và đánh giá mức độ mất cân đối của tỷ giá), nghiên

cứu phân biệt các nhân tố ngắn và dài hạn theo mô hình của Edwards (1988)

Thứ tư, bên cạnh biến tỷ giá như một biến giải thích chính, nghiên cứu đưa thêm các

biến được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động thương mại của một nền kinh tế

Cuối cùng, nghiên cứu thực hiện đánh giá một cách nhất quán và toàn diện về tỷ giá

với vai trò là mục tiêu để duy trì năng lực cạnh tranh thương mại của một quốc gia

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu

Nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu

Chương này giới thiệu tổng quát về bối cảnh nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương này cũng giới thiệu khái quát về phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và tóm tắt những đóng góp chính của nghiên cứu trong học thuật và thực tiễn

Chương 2: Tổng quan lý thuyết về tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại

Trang 15

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế, phương pháp kinh tế lượng được sử dụng để điều tra mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM Đồng thời, qua lược khảo các nghiên cứu trước về tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại, và các nghiên cứu đánh giá về ERER và mức sai lệch tỷ giá, nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống làm cơ sở phát triển câu hỏi và thực hiện nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể, bao gồm đánh giá diễn biến của REER và CCTM, điều tra mối quan hệ dài hạn giữa REER và hoạt động thương mại quốc tế, ước lượng ERER và phân tích mức độ bất cân đối của tỷ giá thực trong giai đoạn nghiên cứu Đồng thời, mô hình nghiên cứu cũng được diễn giải chi tiết về quy trình thực hiện Dữ liệu nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể hơn ở chương này

Chương 4: Xu hướng tỷ giá và hoạt động thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992-2017

Chương này phân tích cơ chế tỷ giá của Việt Nam, các xu hướng diễn biến tỷ giá trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt là xem xét diễn biến tỷ giá thực trong mối tương quan với năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này trình bày và phân tích kết quả ước lượng mô hình thực nghiệm Chương này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời cung cấp bằng chứng về mức độ sai lệch của tỷ giá thực trong giai đoạn 1992-2017

Chương 6: Kết luận và hàm ý

Trang 16

Chương này tóm tắt lại mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, từ đó đề tài đưa ra các hàm ý đối với chính sách tỷ giá của Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TỶ GIÁ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI

Mục tiêu của chương 2 là biện luận về sự cần thiết của đề tài trên cơ sở giới thiệu lý thuyết về tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại cũng như lược khảo các nghiên cứu trước liên quan Việc lược khảo các nghiên cứu trước cũng giúp nhóm tác giả tham khảo và áp dụng mô hình nghiên cứu phù hợp Chương 2 được cấu trúc như sau Mục 2.1 trình bày nội dung cơ bản về tỷ giá hối đoái và năng lục cạnh tranh thương mại, trong đó chỉ rõ chỉ số tỷ giá thực đa phương REER là chỉ báo quan trọng về năng lực cạnh tranh thương mại của quốc gia Mục 2.2 trình bày về chế độ tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại, trong đó làm rõ các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng nhằm đạt mục tiêu theo lý thuyết và thực tiễn Mục kế tiếp khảo lược các nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam trong hướng nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại Trước khi kết thức chương, nghiên cứu biện luận sự cần thiết của nghiên cứu cũng như mục tiêu của nghiên cứu

2.1 Tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại Tác động của tỷ giá đến năng lực cạnh tranh thương mại

Tỷ giá hối đoái là một biến số vĩ mô quan trọng đối với bất cứ nền kinh tế mở nào, là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế ở nước ngoài Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan sức mua giữa nôi tệ và ngoại tệ Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, tỷ giá hối đoái cho biết một đơn vị ngoại tệ có giá bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ (Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc và ctg 2015) Thông qua tỷ giá, hàng hoá (và dịch vụ) thương mại sản xuất ở các quốc gia khác nhau có thể định giá bằng các đồng tiền khác nhau một cách dễ dàng Trên thị trường hàng hoá quốc tế, các cá nhân và doanh nghiệp ở nước ngoài quyết định mua bao nhiêu hàng hoá dịch vụ sản xuất ở một quốc gia không phụ thuộc vào giá tính theo đồng tiền của quốc giá đó mà phụ thuộc vào giá tính theo ngoại tệ Tương tự, các các nhân và doanh

Trang 18

nghiệp trong nước quyết định mua bao nhiêu hàng hoá dịch vụ sản xuất ở nước ngoài không phụ thuộc vào giá tính bằng ngoại tệ mà phục thuộc vào giá tính bằng nội tệ Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái luôn được đăng tải và cập nhật rõ ràng trên phương tiện truyền thông, giúp các các nhân và doanh nghiệp lựa chọn các hàng hoá (dịch vụ) có giá cạnh tranh nhất có thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Điều này cũng hàm ý rõ ràng rằng khi tỷ giá thay đổi, tương quan sức mua giữa các đồng tiền thay đổi và nó làm thay đổi năng lực cạnh tranh thương mại của các hàng hoá dịch vụ sản xuất ở các quốc gia khác nhau Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh thương mại của hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia trên thị trường hàng hoá quốc tế, có thể ảnh hưởng nhanh đến xuất khẩu ròng của một quốc gia Đối với một nền kinh tế mở, xuất khẩu ròng là một bộ phận cấu thành nên tổng sản phẩm quốc nội, một biến số vĩ mô đo lường tăng trưởng kinh tế Vì vậy, tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ vĩ mô quan trọng trong điều hành nền kinh tế Trong mô hình Mundell-Fleming – một mô hình sử dụng để phân tích tính hiệu quả của các chính sách tiền tệ và tài khoá của các chính phủ, tỷ giá hối đoái đươc xem là công cụ vĩ mô quan trọng mà chính phủ có thể sử dụng để tác động làm dịch chuyển các đường IS và LM (xem Pilbeam 1998)

Tỷ giá danh nghĩa song phương

Tuy nhiên, các tỷ giá được công bố hàng ngày trên các phương tiên truyền thông, được báo giá hoặc niêm yết bởi các ngân hàng thương mại – các chủ thể chủ yếu tham gia tạo thị trường trên thị trường ngoại hối, là các tỷ giá danh nghĩa song phương Một tỷ giá danh nghĩa song phương thay đổi chỉ phản ánh ở một mức độ nhất định tương quan năng lực cạnh tranh thương mại giữa hàng hàng hoá sản xuất ở một quốc gia với một đối tác thương mại trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể tác động đến chu thuyển thương mại song phương Tuy nhiên, một nền kinh tế mở có quan hệ thương mại với nhiều đối tác khác nhau Vì vậy, tỷ giá song phương không phải tốt sự thay đối giá trị của một đồng tiền Ví dụ, tỷ giá VND/USD tăng lên (VND giảm giá so với USD ) làm cho hàng hoá thương mại sản xuất ở Việt Nam cạnh tranh

Trang 19

hơn ở Mỹ Tuy nhiên, nếu trong khi đó tỷ giá VND/CNY giảm xuống (VND tăng giá so với CNY) thì hàng hoá thương mại sản xuất ở Việt Nam lại trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hoá thương mại sản xuất ở Trung Quốc Do vậy, khi phân tích sự thay đổi giá trị của một đồng tiền và tương quan năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của nó, chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương có ý nghĩa hơn tỷ giá danh nghĩa song phương

Tỷ giá danh nghĩa đa phương

Chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương – Nominal effective exchange rate (NEER) - là một chỉ số trung bình gia quyền của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương của một đồng tiền với các đồng tiền của các đối tác thương mại Có thể tính NEER cho đồng tiền của một quốc gia (quốc gia A) theo công thức trung bình cộng hoặc theo trung bình nhân lần lượt như sau (Moosa, 1998):

NEER tính theo công thức trung bình cộng:

giữa đồng tiền của quốc gia A và đồng tiền i tại thời điểm t và , là tỷ giá song

phương giữa đồng tiền của quốc gia A và đồng tiền i tại kỳ cơ sở

Trang 20

Chỉ số NEER tại kỳ cơ sở được xem là bằng 1 (hoặc 100) Theo phương pháp yết tỷ

giá trực tiếp, nếu NEER tại kỳ t tăng nghĩa là đồng tiền của quốc gia A giảm giá danh

nghĩa nói chung so với các đồng tiền khác trong rổ thương mại Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng lực cạnh tranh của quốc gia A được xem là cải thiện

Ngược lại, theo phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, nếu NEER tại kỳ t tăng nghĩa là

đồng tiền của quốc gia A tăng giá danh nghĩa nói chung so với các đồng tiền khác trong rổ thương mại Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng lực cạnh tranh của quốc gia A được xem là bị giảm sút

Như phân tích ở trên, tỷ giá danh nghĩa thay đổi làm thay đổi tương quan sức mua của các đồng tiền trên thị trường hàng hoá quốc tế, có thể làm thay đổi năng lực cạnh tranh thương mại và vì vậy tác động đến chu chuyển thương mại Tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia gia tăng làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại của hàng hoá quốc gia đó trên thị trường hàng hoá quốc và vì thế cũng tác động đến chu chuyển thương mại Điều này hàm ý rằng đồng tiền của một quốc gia giảm giá do tỷ giá tăng chưa chắc đã giúp cải thiện năng lực cạnh tranh nếu quốc gia này đang trải qua thời kỳ lạm phát cao hơn tương đối so với các đối tác thương mại Vì vậy, có thể kết hợp tỷ giá danh nghĩa và lạm phát để có thể tạo ra một biến số vĩ mô phù hợp hơn để đo lường năng lực cạnh tranh thương mại của một quốc gia Biến vĩ mô này được gọi là tỷ giá thực

Tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương và năng lực cạnh tranh thương mại

Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa đã điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt về mức giá hoặc lạm phát ớc các quốc gia của các đồng tiền liên quan trong tỷ giá Tương ứng với tỷ giá danh nghĩa song phương là tỷ giá thực song song phương được tính từ tỷ giá danh nghĩa song phương và mức giá ở hai quốc gia liên quan Tỷ giá thực song phương được tính dưới dạng chỉ số Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, tỷ giá thực

song phương giữa đồng tiền của quốc gia A và đồng tiền của quốc gia i được tính như

sau (Eun, Resnick và Sabherwal 2012):

Trang 21

, = , × , = , ×1 + ,1 +

Theo phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, tỷ giá thực song phương giữa đồng tiền của

quốc gia A và đồng tiền của quốc gia i được tính như sau:

, = , ×

chỉ số tỷ giá song phương giữa đồng tiền của quốc gia A với đồng tiền i; là chỉ số

giá tại quốc gia A tại kỳ t; , là chỉ số giá của quốc gia i tại kỳ t; là tỷ lệ lạm phát tại quốc gia A tại kỳ t (so với kỳ cơ sở); , là tỷ lệ lạm phát của tại quốc gia i tại kỳ t (so với kỳ cơ sở)

Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, tỷ giá thực song phương tăng nghĩa là đồng

tiền của quốc gia A giảm giá thực so với đồng tiền quốc gia i Điều này có thể dẫn đến tăng sức cạnh tranh thương mại của quốc gia A so với quốc gia i Ngược lại, theo

phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, tỷ giá thực song phương tăng nghĩa là đồng tiền của

quốc gia A tăng giá thực so với đồng tiền quốc gia i và vì vậy sức cạnh tranh thương mại của quốc gia A giảm sút so với quốc gia i

Khi phân tích sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh thương mại của các quốc gia, tỷ giá thực đa phương được tính toán và sử dụng thường xuyên do các quốc gia thường cò mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác Tỷ giá thực đa phương – real effective exchange rate (REER)- là tỷ giá danh nghĩa đa phương được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát của các đồng tiền trong rổ thương mại Theo phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, REER được tính theo công thức trung bình cộng hoặc công thức trung bình nhân lần lượt như sau (Mossa, 1998):

Trang 22

tiếp, chỉ số REER tại kỳ t tăng so với kỳ cơ sở thì đồng tiền quốc gia A giảm giá thực

so với các đồng tiền trong rổ thương mại và năng lực cạnh tranh thương mại của quốc gia A được cải thiện so với trước Ngược lại, với phương pháp yết tỷ giá gián tiếp,

chỉ số REER tại kỳ t tăng so với kỳ cơ sở thì đồng tiền quốc gia A tăng giá thực so

với các đồng tiền trong rổ thương mại và năng lực cạnh tranh thương mại của quốc gia A giảm sút so với kỳ cơ sở

Trong thực tế, chỉ số REER thường định tính toán hàng năm trên cơ sở một rổ thương mại bao gồm hầu hết các đối tác thương mại và được sử dụng làm chỉ báo tin cậy cho sự thay đổi năng lực cạnh tranh thương mại của một quốc gia (Richter và Svavarsson 2006) Một điểm cần lưu ý là tỷ trọng thương mại của mỗi đối tác thương mại trogn

Trang 23

rổ thương mại cần được xác định lại hàng năm trên cơ sở giá trị thương mại thực tế Kết quả chỉ số REER tính toán được sau đó kết nối thành chuỗi dữ liệu thời gian theo phương pháp thống kê “chain-linked” Chuỗi chỉ số REER được tính toán như vậy có thể sử dụng dụng trong các mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của của tỷ giá đến kết quả hoạt động thương mại hoặc ước lượng tỷ giá thực cân bằng

Tóm lại, trong số các tỷ giá và chỉ số tỷ giá được giới thiệu và trình bày trong phần này thì chỉ số REER là chỉ số tỷ giá quan trọng nhất Nó là chỉ báo quan trọng về năng lực cạnh tranh thương mại đa phương của quốc gia Theo dõi sự biến động của chỉ số REER, các nhà nghiên cứu và các nhà làm chính sách có thể đánh giá được phần nào sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia, từ đó có thể đưa ra các điều chỉnh chính sách phù hợp

2.2 Chính sách tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại 2.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong định hướng chung của chính sách kinh tế của mỗi quốc gia Chính sách tỷ giá được nhìn nhận là những hoạt động điều hành của Chính phủ (mà đại diện là Ngân hàng Trung ương) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá nhất định hay tác động để tỷ giá biến động theo hướng phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế của quốc gia

2.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá thường hướng tới một số mục tiêu chính sách cốt lõi như kiểm soát lạm phát, giảm bớt sự biến động của tỷ giá và cải thiện năng lực cạnh tranh (Frieden, Ghezzi và Stein 2001) Các mục tiêu này phù hợp với các mục tiêu của chính sách kinh tế nói chung Một số tài liệu có đề cập các mục tiêu của chính sách tỷ giá như ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm và cân bằng cán

Trang 24

cân vãng lai Các mục tiêu đề cập sau chỉ là cách gọi khác nhưng về nội dung thì thống nhất với các mục tiêu đề cập bởi Frieden, Ghezzi và Stein (2001)

Mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng chính là mục tiêu ổn định giá cả Mục tiêu này xuất phát từ khả năng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát Tỷ giá hối đoái tăng tức nội tệ giảm giá có thể làm tăng lạm phát thông qua hai kênh truyền dẫn, truyền dẫn trực tiếp và truyền dẫn gián tiếp Theo kênh truyền dẫn trực tiếp, tỷ giá tăng làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu khi tính theo nội tệ Nếu vật tư nguyên vật liệu nhập khẩu là các cấu thành chính của hàng hoá sản xuất trong nước thì chi phí sản xuất trong nước bị đẩy lên, kéo theo lạm phát Theo kênh truyền dẫn gián tiếp, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) có thể làm gia tăng xuất khẩu và làm gia tăng cầu hàng hoá thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước Kết quả trung gian là tổng cầu gia tăng, kéo theo chi phí tiền lương tăng và giá bán hàng hoá thay thế nhập khẩu tăng, và kết quả cuối cùng là kéo theo mức giá trong nước tăng lên Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở các quốc gia khác nhau là khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, môi trường lạm phát, mức độ mở cửa của nền kinh tế và tính ổn định của chính sách tiền tệ Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát cao hay thấp có hàm ý nhất định đối với việc điều hành chính sách tỷ giá của chính phủ trong việc hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát

Mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh hay duy trì năng lực cạnh tranh thương mại đạt được cũng có nghĩa là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cân bằng cán cân vãng lai Mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh đạt được khi việc điều hành tỷ giá của chính phủ giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh thương mại về giá của các hàng hoá sản xuất trong nước trên thị trường hàng hoá quốc tế, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Cụ thể hơn, mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh hay duy trì năng lực cạnh tranh được xem là đạt được khi mà việc điều hành tỷ giá của chính phủ không làm cho đồng tiền của quốc gia bị định giá cao so với với các đồng tiền của các đối tác thương mại

Trang 25

2.2.3 Lựa chọn chế độ tỷ giá là nội dung cối lõi của chính sách tỷ giá

Trong hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của chính phủ, việc lựa chọn chế độ tỷ giá là nội dung cốt yếu Chế độ tỷ giá có thể định nghĩa như là một hệ thống các quy tắc quy định tỷ giá hối đoái ở một quốc gia được xác định thế nào Thông thường, các quy tắc quy định một cách rõ ràng hay hàm ý về việc chính phủ có can thiệp vào thị trường ngoại hối hay không để ảnh hưởng lên tỷ giá Vì vậy, việc vận hành các chế độ tỷ giá khác nhau đưa đến mức độ linh hoạt khác nhau trong sự vận động của tỷ giá hối đoái Theo mức độ linh hoạt của tỷ giá, có thể phân chế độ tỷ giá thành nhiều nhiều loại khác nhau giữa một thái cực là chế độ đô-la hoá hoàn toàn hay liên minh tiền tệ trong đó quốc gia không phát hành đồng tiền riêng của mình và một thái cực là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Frankel 1999; IMF 2004) Tuy nhiên, đối với các nhà làm chính sách, việc lựa chọn chế độ tỷ giá không phải là một quyết định dễ dàng vì có sự đánh đổi về lợi ích và bất lợi giữa các chế độ tỷ giá khác nhau (Pilbeam 1998) trong khi lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm không chỉ ra một mối liên hệ rõ ràng giữ chế độ tỷ giá và kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô (Ghosh và các tác giả, 1996)

Trong thực tế hoạt động điều hành chế độ tỷ giá, các quốc gia trên thế giới áp dụng các chế độ tỷ giá khác nhau và thường thực hiện việc chuyển dịch từ chế độ tỷ giá này sang chế độ tỷ giá khác tuỳ thuộc mục tiêu chính sách ưu tiên (Frieden, Ghezzi và Stein 2001) Kể từ khi hệ thống Btetton Woods sụp đổ vào năm 1971, sự pha trộn chế độ tỷ giá trên thế giới có những thay đổi đáng kể, nhất là trong nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi Đầu những năm 1970, trong khi các nước phát triển áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhiều nước phát triển duy trì chế độ tỷ giá cố định bằng cách neo giữ giá trị đồng tiền quốc gia với một đồng tiền chủ chốt hoặc với một rổ tiền tệ (IMF 1997) Tuy nhiên, kể từ đầu thập kỷ 1990, các nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi lại có xu hướng chuyển dịch sang áp dụng các chế độ tỷ giá linh hoạt hơn (Karacadag và các tác giả 2004) Có 139 trường hợp được ghi nhận là có sự chuyển dịch từ chế độ tỷ giá neo cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt

Trang 26

hơn trong các năm 1990-2002 (Duttagupta, Fernandez and Karacadag 2004, p 4) Cụ thể hơn, trong khi dường như không có quốc gia nào trong nhóm các nước phát triển và mới nổi áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi trong những năm đầu thập kỷ 1990 thì có đến 40 phần trăm các quốc gia trong nhóm này được phân loại là đang chuyển dịch sang chế độ tỷ giá này đầu những năm 2000 (IMF 2004, p.9)

Xu hướng chuyển dịch sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn được cho là tiếp diễn vì nhiều lý do (Duttagupta, Fernandez and Karacadag 2004) Lý do đầu tiên phát sinh từ thực tiễn là chế độ tỷ giá cố định dễ có thiên hướng đi đến khủng hoảng hơn chế độ tỷ giá linh hoạt Thứ hai, do những hạn chế nhất định trong năng lực điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô, các quốc gia buộc phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định Thứ ba, tỷ giá linh hoạt hơn là yêu cầu cần thiết để giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế và tài chính của các nước đang phát triển và mới nổi Việc mở cửa tiếp nhận dòng vốn quốc tế cũng yêu cầu các nước đang phát triển và mới nổi cân nhắc áp dụng các chế độ tỷ giá linh hoạt hơn vì dòng vốn quốc tế có thể tạo ra nhiều sức ép đối với tỷ giá hối đoái và làm cho việc thực hiện chính sách tiền tệ trở nên phức tạp hơn dưới chế độ tỷ giá cố định Hơn thế nữa, khi các nền kinh tế phát triển hơn, một chế độ tỷ giá linh hoạt mang lại nhiều lợi ích hơn (Rogoff và các tác giả 2003)

2.2.4 Điều hành chế độ tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại

Khi xem xét về các lợi ích và bất lợi của các chế độ tỷ giá đối với các mục tiêu chính sách, trong đó có mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại, thông thường các tác giả so sánh giữa hai chế độ tỷ giá hay được đề cập đến là chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi Đối với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chính phủ không can thiệp vào tỷ giá mà tỷ giá vận động hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường Một ưu điểm chính của chế độ tỷ giá thả nổi là sự “giảm sút” trong cạnh tranh thương mại có thể được điều chỉnh linh hoạt qua sự thay đổi tỷ giá Ví dụ, nếu CCTM có xu hướng bị thâm hụt và kéo theo sự thâm hụt của cán cân tổng thể, tỷ giá trên thị trường sẽ được điều chỉnh tăng lên (nội tệ giảm giá) do cầu ngoại tệ tăng cao hơn tương đối

Trang 27

so với cung ngoại tệ Nội tệ giảm giá sẽ khuyến khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó làm đảo chiều xu hướng vận động của CCTM Hai ưu điểm khác của chế độ tỷ giá thả nổi là: (i) giúp cách ly nền kinh tế với các cú sốc từ bên ngoài; (ii) chính phủ có thể thực hiện chính sách tiền tệ độc lập để theo đuổi mục tiêu kinh tế vĩ mô Hai ưu điểm này cũng hỗ trợ cho mục tiêu duy trì cạnh tranh thương mại Tuy vậy, chế độ tỷ giá thả nổi cũng có những hạn chế nhất định Hạn chế trước tiên là tỷ giá có thể biến động mạnh do hoạt động đầu cơ Hạn chế thứ hai là ngân hàng trung ương có thể không đủ năng lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu khắc phục tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế Các nền kinh tế đang phát triển với hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế có thể không đạt được lợi ích của việc thực thi chính sách tiền tệ độc lập Chính vì các hạn chế này của chế độ tỷ giá thả nổi mà nhiều quốc gia đang phát triển và mới nổi vẫn đã và đang điều hành chế độ neo tỷ giá hoặc chế độ tỷ giá gần như cố định (quasi-fixed exchange rate regime)

Ưu điếm chính của chế độ tỷ giá cố định là giảm rủi ro tỷ giá và chi phí giao dịch cho các chủ thể trong nền kinh tế nếu như tỷ giá được duy trì ổn định lâu dài Hạn chế chính của chế độ tỷ giá cố định là nó không cho phép ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập và dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công tiền tệ của các hoạt động đầu cơ Chế độ tỷ giá cố định thường được cho là dễ dẫn đến tình trạng sai lệch của tỷ giá hối đoái trong dài hạn (Nguyễn Trần Phúc 2012) Việc điều hành một chế độ tỷ giá cố định hay neo tỷ giá đòi hỏi tính kỷ luật cao trong thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá Tuy nhiên, nếu ngân hàng trung ương không đủ năng lực kiểm soát lạm phát thì việc duy trì tỷ giả cố định sẽ dẫn đến khả năng đồng tiền của quốc gia bị định giá cao một cách cố hữu Trong bối cảnh như vậy, sự cam kết của ngân hàng trung ương về một mức tỷ giá cố định sẽ nhanh chóng suy yếu, có thể châm ngòi cho một cuộc tấn công tiền tệ mang tính đầu cơ (Mishkin 1999) Hậu quả của một cuộc tấn công tiền tệ thường làm tổn thương sự ổn định kinh tế vĩ mô, dự trữ ngoại hối nhanh chóng cạn kiệt và thậm chí buộc chính phủ phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và thả nổi đồng tiền quốc gia Việc điều hành một chế độ tỷ giá cố định hay “gần như cố định” trong một bối cảnh như vậy có thể kéo tỷ giá thực ra xa khỏi mức

Trang 28

tỷ giá cân bằng và hậu quả là gây nên mất cân đối nghiêm trọng trong CCTM Nói một cách ngắn gọn, nếu tỷ giá được duy trì cố định trong bối cảnh lạm phát trong nước cao hơn so với các đối tác thương mại thì nó sẽ làm cho đồng tiền của quốc gia bị định giá quá cao trong thời gian dài, dẫn đến giảm sút năng lực cạnh tranh thương mại và làm thâm hụt nặng nề CCTM (Ohno, 2003)

Với lựa chọn chế độ neo tỷ giá hoặc chế độ tỷ giá gần như là cố định, chính sách phá giá tiền tệ hoặc duy trì đồng tiền yếu thường được các chính phủ áp dụng để cải thiện năng lực cạnh tranh và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế Sau khi hệ thống tỷ giá Bretton Woods sụp đổ, mỗi quốc gia lựa chọn chế độ tỷ giá cho riêng mình Tuy nhiên, chính phá giá tiền tệ hay chính sách duy trì đồng tiền yếu được nhiều quốc gia lựa chọn và trở nên phổ biến đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải khuyến cáo đề nghị các quốc gia thành viên không nên sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại (Moosa 1998) Chích sách phá giá tiền tệ hoặc duy trình đồng tiền yếu có thể gây nên mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia và tác động không tích cực đến quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế

Tuy nhiên, chính sách phá giá tiền tệ không hẳn là luôn dẫn đến kết quả mong muốn trong cải thiện CCTM Cơ sở lý thuyết ban đầu cho rằng phá giá tiền tệ làm giảm giá hàng xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ và tăng giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) Điều này sẽ giúp kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và giảm khối lượng nhập khẩu Tuy nhiên, CCTM được tính bằng giá trị, chứ không phải khối lượng nên CCTM có được cải thiện khi giảm giá nội tệ hay không còn tùy thuộc vào độ co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hoá nhập khẩu theo tỷ giá Theo “Điều kiện Marshall – Lerner”, việc giảm giá nội tệ có thể cải thiện được CCTM khi tổng hệ số co giãn của cầu hàng hoá xuất khẩu và cầu hàng hoá nhập khẩu theo tỷ giá lớn hơn một

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có những trường hợp phá giá không thành công (ví dụ, xem Bahmani-Oskooee 1985) và rằng phá giá tiền tệ thường tạo ra “hiệu ứng tuyến J” đối với CCTM Tức là sau khi phá giá, CCTM còn bị xấu đi, nghĩa là đã

Trang 29

thâm hụt còn thâm hụt nặng thêm thêm một khoảng thời gian nữa, rồi sau đó mới dần dần được cải thiện Sự vận động như vậy của CCTM sau khi phá giá có thể do mức độ co giãn ít của cầu hàng hoá xuất nhập khẩu theo tỷ giá trong ngắn hạn Thói quen cũng như tâm lý tiêu dùng có thể làm cầu hàng hóa xuất nhập khẩu ít co giãn ở khoảng thời gian đầu sau khi phá giá Vì vậy, mặc dù nội tệ giảm giá làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên “đắt” hơn nhưng khối lượng nhập khẩu chưa giảm tương ứng; đồng thời, cầu hàng hóa xuất khẩu cũng chưa thể tăng ngay trong ngắn hạn mặc dù giá hàng hoá xuất nhập khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi Tính thời hạn giao hàng của các hợp đồng ngoại thương cũng góp phần làm phát sinh “hiệu ứng tuyến J” Ngoài ra, CCTM có cải thiện ngay hay không còn tùy thuộc vào những điều kiện sẵn có của nền kinh tế để giúp xuất khẩu tăng nhanh và nhập khẩu giảm khi đồng tiền nội tệ giảm giá Những điều kiện đó bao gồm: năng lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, lượng hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, mức độ phụ thuộc của sản xuất trong nước vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài

Ngoài “hiệu ứng tuyến J” nêu trên, phá giá tiền tệ còn có thể dẫn theo hệ luỵ lạm phát do tồn tại sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát Phá giá với mức độ lớn có thể nhanh chóng làm gia tăng lạm phát, làm ảnh hưởng đến đời sống dân chúng và điều này có thể triệt tiêu tác động cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại Với hệ luỵ này, phá giá là biểu hiện yếu kém của chính phủ trong điều hành nền kinh tế và có thể có tác động không tích cục ở góc độ chính trị Vì vậy quyết định phá giá hay không, phá giá liều lượng bao nhiêu và phá giá khi nào là quyết định hết sức phức tạp và khó khăn của các nhà làm chính sách trong thực tiễn vận hành chế độ neo tỷ giá hoặc chế độ tỷ giá “gần như cố định”

Trang 30

2.3 Tỷ giá thực cân bằng và sự sai lệch tỷ giá 2.3.1 Khái niệm tỷ giá thực cân bằng

Tỷ giá thực cân bằng (Equilibrium Real Exchange Rate -ERER) nói chung được xem như mức tỷ giá thực mà ở đó đạt được sự cân bằng bên trong lẫn bên ngoài (Williamson 1985) Điều này có nghĩa là khi tỷ giá thực ở trạng thái cân bằng, nền kinh tế đang tích luỹ tài sản ở mức mong muốn và nhu cầu đối với hàng hoá trong nước bằng với nguồn cung

Tỷ giá thực cho thấy sự tương quan về mức giá giữa giá hàng hoá phi thương mại quốc tế và giá hàng hoá thương mại quốc tế (Edwards 1989) Do đó, tỷ giá thực cân bằng có nghĩa là tại mức giá tương đối của hàng hoá phi thương mại quốc tế và hàng hoá thương mại quốc tế, cùng với giá trị của các nhân tố có liên quan khác như thuế xuất nhập khẩu, giá quốc tế, dòng chảy vốn và trợ cấp, tiến bộ kỹ thuật, nền kinh tế đạt được sự cân bằng đồng thời cả bên trong lẫn bên ngoài Sự cân bằng bên trong nghĩa là các giao dịch trên thị trường hàng hoá phi thương mại quốc tế thông suốt tại hiện tại và được kỳ vọng sẽ cân bằng trong tương lai Cân bằng bên ngoài nghĩa là cán cân tài khoản vãng lai (hiện tại và tương lai) tương thích với dòng vốn bền vững trong dài hạn

Theo khái niệm về tỷ giá thực cân bằng dài hạn này, có một số vấn đề cần lưu ý Thứ nhất, ERER không phải là một giá trị bất biến Khi các biến có tác động lên sự cân

Hình 1: Hiệu ứng tuyến J

Trang 31

bằng bên trong và bên ngoài của một quốc gia thay đổi thì ERER cũng thay đổi Ví dụ, tỷ giá thực "bắt buộc" để đạt được trạng thái cân bằng sẽ thay đổi tùy theo giá xuất khẩu chính của quốc gia là thấp hay cao Nó sẽ bị tác động bởi thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, lãi suất thực, kiểm soát vốn … Những nhân tố tác động trực tiếp này được gọi là những nhân tố cơ bản của tỷ giá thực Thứ hai, không chỉ có duy nhất một mức ERER, mà là một đường ERER qua thời gian Thứ ba, đường ERER không chỉ bị tác động bởi các nhân tố cơ bản ở hiện tại mà còn bởi những thay đổi được kỳ vọng trong tương lai

2.3.2 Các nhân tố xác định tỷ giá thực cân bằng

Những nhân tố cơ bản của ERER là những biến thực ngoài các nhân tố được sử dụng để tính ERER, đóng vai trò trong việc xác định sự cân bằng bên trong và bên ngoài của nền kinh tế Các nhân tố cơ bản bên ngoài của ERER bao gồm: (i) giá cả thế giới, (ii) chuyển giao quốc tế (bao gồm cả vốn viện trợ nước ngoài), và (iii) lãi suất thực của thế giới Các nhân tố bên trong của ERER được phân chia thành những biến liên quan đến chính sách và những biến nền tảng khác, độc lập với các quyết định chính sách Những biến liên quan đến chính sách bao gồm: (i) thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế xuất khẩu, (ii) kiểm soát vốn và ngoại hối, (iii) các loại thuế và trợ cấp khác, và (iv) chi tiêu của Chính phủ Trong số những biến không liên quan đến các quyết định chính sách thì biến cải tiến công nghệ là quan trọng nhất

Thay đổi về thuế và trợ cấp có tác động đáng kể lên ERER Ví dụ, đánh thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá nhập khẩu trong nước, do đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu Việc tăng giá nhập khẩu trong nước cũng sẽ tạo ra nhu cầu cao hơn đối với hàng hóa không giao dịch thương mại quốc tế, làm tăng giá của chúng Do đó, trong những điều kiện hợp lý, thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến trạng thái cân bằng mới được đặc trưng bởi giá hàng hoá xuất khẩu thấp hơn so với hàng hóa phi thương mại quốc tế và giá nhập khẩu cao hơn so với giá hàng xuất khẩu

Trang 32

Những thay đổi trong điều khoản thương mại quốc tế (trade term) cũng sẽ ảnh hưởng đến ERER Sự sụt giảm trong điều khoản thương mại và việc áp dụng thuế quan có một số tác động tương tự nhau Cả hai đều ngụ ý giá nhập khẩu trong nước cao hơn và lượng cầu thấp hơn Tuy nhiên, tác động của sự sụt giảm trong điều khoản thương mại quốc tế lên ERER bằng không rõ ràng do xảy ra hai hiệu ứng, hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế

Kiểm soát vốn sẽ tác động đến tiêu dùng qua thời gian và do đó tác động lên đường đi của mức giá cả tương đối và tác động lên ERER Ví dụ, nếu cho phép tăng dòng vốn vào và vay mượn nước ngoài, kết quả là chi tiêu vãng lai tăng cao hơn, bao gồm cả hàng hoá phi thương mại quốc tế Kết quả là tăng giá hàng hoá phi thương mại quốc tế hay làm tăng ERER

Chuyển giao quốc tế là một ví dụ khác về cách mà một biến cơ bản ảnh hưởng đến đường cân bằng của tỷ giá thực Nếu một quốc gia chuyển giao sang phần còn lại của thế giới, thu nhập và chi tiêu thực tế trong nước ở hiện tại và tương lai sẽ giảm, làm giảm giá tương đối của các hàng hoá phi thương mại quốc tế hay giảm giá thực giai đoạn hiện tại và tương lai Với quốc gia nhận viện trợ, phân tích theo hướng ngược lại Viện trợ là khoản chuyển giao nhận được từ phần còn lại của thế giới, và nó sẽ tác động làm tăng ERER Do đó, sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh thương mại của quốc gia nhận viện trợ

Thực tế là ERER di chuyển khi các nhân tố cơ bản của nó thay đổi có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách Một số nhà hoạch định chính sách vẫn cho rằng ERER là một số không đổi hoặc bất biến Theo cách tiếp cận này, xuất phát từ các khái niệm đơn giản nhất về ngang giá sức mua, bất kỳ sai lệch nào của tỷ giá hối đoái thực so với giá trị của nó trong một giai đoạn trước (thường được gọi là "năm cân bằng") thể hiện sự mất cân bằng và là nguyên nhân gây lo ngại Ngược lại, những thay đổi thực tế trong tỷ giá thực không nhất thiết phản ánh sự mất cân bằng Chúng có thể phản ánh những thay đổi trong điều kiện cân bằng được tạo ra bởi những thay đổi của các nhân tố cơ bản

Trang 33

2.3.3 Sự sai lệch của tỷ giá

Mặc dù ERER chỉ là một hàm của các biến thực, nhưng tỷ giá hối đoái thực tế phản ứng với cả biến thực và biến tiền tệ Sự tồn tại của một giá trị cân bằng của tỷ giá hối đoái thực không có nghĩa là tỷ giá thực tế phải vĩnh viễn bằng giá trị cân bằng này Trên thực tế, RER thực tế thường sẽ khác với mức cân bằng của nó, ít nhất là trong ngắn hạn

Đối với các mục đích chính sách và phân tích, rất hữu ích để phân biệt giữa hai loại

sai lệch RER Thứ nhất, sai lệch do các yếu tố kinh tế vĩ mô gây ra khi có sự không

nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô (và đặc biệt là chính sách tiền tệ) và hệ thống tỷ giá hối đoái chính thức khiến RER thực tế rời khỏi giá trị cân bằng của nó Ví dụ, chính sách tiền tệ mở rộng đến mức không tương thích với việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa định trước sẽ dẫn đến giá hàng hóa trong nước tăng nhanh hơn giá thế giới Do đó, tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng Sau đó, không chỉ có áp lực về giá của các sản phẩm phi thương mại quốc tế mà dự trữ quốc tế cũng sẽ giảm, vay nợ nước ngoài ròng sẽ tăng trên mức ổn định dài hạn và thị trường chợ đen sẽ gia tăng thoạt động

Thứ hai, sai lệch mang tính cấu trúc có thể xảy ra do có những thay đổi ở các nhân tố

cơ bản của RER không được truyền dẫn vào những thay đổi trong ngắn hạn của tỷ giá thực trong thực tế Ví dụ, khi có sự giảm sút trong các điều kiện thương mại quốc tế của một quốc gia, trạng thái ERER sẽ thay đổi, khi đó đòi hỏi giá của hàng hoá thương mại quốc tế sẽ tăng cao hơn tương đối để duy trì trạng thái cân bằng bên trong nền kinh tế Nếu RER trong thực tế không thay đổi phù hợp với ERER thì sự sai lệch tỷ giá sẽ xảy ra

2.4 Các nghiên cứu trước về tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại

Thực tiễn điều hành tỷ giá tại các nước đang phát triển hoặc mới nổi thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá tác động của tỷ giá và chế độ tỷ giá

Trang 34

đến kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô hoặc đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu chính sách, để từ đó đưa ra các gợi ý chính sách cho chính phủ Ở góc độ xem xét vai trò của chính sách tỷ giá đối với việc duy trì năng lực cạnh tranh thương mại cở các nước đang phát triển hoặc mới nổi, có hai hướng nghiên cứu chính Một hướng nghiên cứu tập trung xem xét tác động của tỷ giá thực (tỷ giá thực đa phương), một chỉ báo của năng lực cạnh tranh thương mại, đến kết quả hoạt động thương mại Nếu thực sự tỷ giá thực có tác động đến kết quả hoạt động thương mại như kỳ vọng thì việc điều hành chính sách tỷ giá cần quan tâm sao cho đồng tiền của quốc gia không tăng giá thực so với các đồng tiền khác Hướng nghiên cứu thứ hai nhắm tới việc đo lường ERER và đánh giá mức độ sai lệch của tỷ giá thực ở các giai đoạn khác nhau Kết quả hướng nghiên cứu này cho biết chính sách tỷ giá có dẫn đến sự sai lệch của tỷ giá thực ở mức độ báo động trong quá khứ và trong hiện tại tại hay không và sự điều chỉnh của tỷ giá thực trở về mức cân bằng có nhanh chóng không Đối với chính sách tỷ giá của một quốc gia, nếu cả hai hướng nghiên cứu được thực hiện đồng thời sẽ mang đến các kết quả nghiên cứu bổ trợ cho nhau, hình thành nên cơ sở chắc chắn cho việc đánh giá vai trò của chính sách tỷ giá đối với việc duy trì cạnh tranh thương mại, từ đó có thể đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của tỷ giá thực đến kết quả hoạt động thương mại

Có nhiều nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa REER và hoạt động thương mại Trong số đó có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng bán phần truyền thống của Goldstein and Khan (1985), mô hình được thiết kế dưới dạng hàm số của xuất khẩu, hàm số của nhập khẩu hoặc hàm số của CCTM cho từng quốc gia riêng biệt hoặc một nhóm nước (Rose, 1991; Johnston and Chinn, 1996; Marsh and Tokarick, 1996; Bahmani – Oskooee, 1986, 2001; Be’nassy – Que’re’, Fontagne’ and Lahre’che – Re’vil, 2001; Singh, 2002; Onafowora, 2003; Chinn, 2004; Sugema, 2005) Rose (1991) kiểm tra mối quan hệ thực nghiệm giữa REER và CCTM thực đối với năm quốc gia OECD lớn trong giai đoạn hậu Bretton Woods, sử dụng nhiều kỹ thuật tham

Trang 35

số và phi tham số Kết quả cho thấy có ít chứng cứ về tác động đáng kể của tỷ giá kể lên CCTM trong số các quốc gia xem xét Tương tự, Sugema (2005) điều tra mối quan hệ giữa việc giảm giá thực đồng tiền trong nước và các cú sốc cung lên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Kết quả cho thấy CCTM sẽ cải thiện theo sau sự mất giá đồng tiền trong nước do sự gia tăng của xuất khẩu và sụt giảm nhập khẩu Do độ co giãn của hàng nhập khẩu so với tỷ giá hối đoái thực lớn hơn so với xuất khẩu nên sự cải thiện CCTM chủ yếu do hoạt động nhập khẩu giảm Nghiên cứu cũng thấy rằng hoạt động xuất khẩu có thể tốt hơn nhiều nếu Indonesia không gặp phải vấn đề về ngân hàng và bất ổn chính trị xã hội Chinn (2004) nghiên cứu thâm hụt thương mại kéo dài và mở rộng của Hoa Kỳ tập trung đánh giá phản ứng của dòng chảy thương mại đối với những thay đổi tỷ giá và thu nhập Thực hiện ước lượng các phương trình xuất nhập khẩu trong giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế mới vào những năm 1990 và suy thoái kinh tế, mất giá đô la Mỹ sau đó Kết quả cho thấy độ co giãn của hàng nhập khẩu theo giá ở mức thấp nên với quy mô thâm hụt thương mại lúc đó, để có thể giảm thâm hụt thương mại phải thực hiện điều chỉnh giảm giá mạnh đồng tiền nội tệ Singh (2002) ước tính sự cân bằng của mô hình thương mại trên dữ liệu Ấn Độ từ năm 1960 đến năm 1995 bằng cách sử dụng kỹ thuật dạng rút gọn tương tự như Rose (1991) Kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế đóng vai trò quan trọng, trong khi thu nhập thế giới đóng vai trò không đáng kể trong việc ảnh hưởng lên CCTM ở Ấn Độ Tác động thương mại của tỷ giá hối đoái thực tế khác so với tỷ giá hối đoái danh nghĩa Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải theo dõi tỷ giá hối đoái thực thay vì tỷ giá danh nghĩa Bên cạnh đó, các chính sách điều chỉnh dựa trên mất giá cần được bổ sung bằng các chính sách bình ổn để đảm bảo sự ổn định giá trong nước và đạt được hiệu quả mong muốn của thay đổi tỷ giá danh nghĩa (mất giá) đối với CCTM Mohamad (2009) đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu của một số nền kinh tế ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm để giải thích vai trò của tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản khác như ổn định kinh tế vĩ mô, thương mại, đầu tư hàng hóa vốn, nhu cầu bên ngoài và vốn nhân lực Nghiên cứu cũng xem

Trang 36

xét liệu các ngành công nghiệp nhập khẩu cao hơn (như điện tử và dệt may) có bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thay đổi tỷ giá so với các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên hơn (như gỗ và cao su) hay không Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và ước tính các phương trình xuất khẩu bằng cách sử dụng mô hình tác động cố định Những phát hiện trong nghiên cứu này chứng thực mạnh mẽ kết quả từ khung lý thuyết rằng sự sai lệch và biến động tỷ giá có tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu cũng cho thấy lộ trình tăng trưởng xuất khẩu của các nền kinh tế ASEAN phụ thuộc vào nhu cầu của thế giới, đặc biệt là từ các nước OECD Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy xuất khẩu từ các ngành công nghiệp nhập khẩu cao bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thay đổi tỷ giá so với các ngành dựa trên tài nguyên Bose (2014) xem xét mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và năng lực cạnh tranh của New Zealand Thông thường, định giá cao tỷ giá thực làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa và giảm sản lượng, nhưng ở New Zealand, các liên kết tích cực chiếm phần lớn Nhu cầu xuất khẩu mạnh đã làm tăng hoạt động thương mại, tỷ giá thực và thu nhập Tuy nhiên, tỷ giá thực bị định giá cao trên mức cân bằng có thể làm tổn hại đến năng lực cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất Nghiên cứu cũng đề cập đến các vấn đề về phương pháp đo lường và cho rằng các phương pháp tính RER cần được điều chỉnh theo chỉ số giá và đối tác thương mại phù hợp và nhóm quốc gia được nghiên cứu

Nhìn chung, các nghiên cứu theo hướng này tính toán sự thay đổi của chỉ số REER và sử dụng kỹ thuật đồng liên kết để điều tra mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động thương mại

2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài đo lường tỷ giá thực cân bằng và mức độ sai lệch của tỷ giá

Các nghiên cứu đo lường ERER và mức độ sai lệch của tỷ giá để đưa ra các đánh giá đối với chính sách tỷ giá ở các nước phát triển và mới nổi được tiếp cận theo nhiều phương pháp khác nhau Nabli (2002) xác định mức độ định giá cao các đồng tiền ở các nước MENA trong những năm 1970 và 1980 dựa trên ước lượng ERER dựa trên mô hình do Edward (1988) đề xuất Kết quả cho thấy việc định giá cao đồng

Trang 37

tiền trong những quốc gia này đã giảm vào những năm 1990 như kết quả của sự chuyển đổi sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn hay kết quả của việc quản lý hoạt động kinh tế vĩ mô tốt hơn; tuy nhiên, sự mất cân đối vẫn cao hơn các nước khác trong khu vực Cũng dựa trên mô hình được giới thiệu bởi Edward (1988), Mongardini (1998) đã ước lượng ERER cho Ai Cập và kết quả nhận thấy đồng pound của Ai Cập đã bị định giá quá cao trước năm 1993 Tương tự, Goh và Kim (2006) ước lượng ERER cho Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2002 và không tìm thấy chứng cứ cho thấy việc định giá cao trong suốt giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu của Goh và Kim (2006) được thực hiện ở thời điểm diễn ra cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và các nước phát triển về khả năng Nhân dân tệ (CNY) bị định giá quá thấp và vì thế tạo lợi thế cạnh tranh thương mại cho hàng hoá Trung Quốc và dẫn đến sự thặng dự liên tục cán cân thương mại của Trung Quốc Dựa trên khái niệm về hành vi của tỷ giá cân bằng (behaviour equilibrium exchange rate – BEER), Jongwanich (2009) tính toán ERER và mức sai lệch tỷ giá thực cho nhiều quốc gia Châu Á giai đoạn 1995 – 2008 cũng như mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và hoạt động xuất khẩu Kết quả cho thấy đồng tiền của những nước tâm điểm của cuộc khủng hoãng bị định giá cao liên tục trong giai đoạn trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 trong khi bị định giá sau khủng hoảng Nghiên cứu này cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu chịu tác động bất lợi theo mức độ sai lệch của tỷ giá thực Vitek (2009) sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá tỷ giá cho Mozambique và đi đến kết luận rằng đồng metical bị định giá cao từ 26% đến 41%, do đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và có nguy hại đến sự mất ổn định của đất nước Hầu hết các nghiên cứu đều áp dụng những tiến bộ trong kỹ thuật kinh tế lượng như kỹ thuật hồi quy đồng liên kết hai bước của Engle – Granger (1987) hoặc phương pháp đồng liên kết của Johansen and Juselius (1990)

2.4.3 Các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để điều tra mối liên hệ giữa tỷ giá và kết quả hoạt động thương mại (ví dụ, xem Phan Thanh Hoàn

Trang 38

và Nguyễn Đăng Hào 2007; Nguyễn Hữu Tuấn 2011; Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh 2013; Nguyễn Hữu Tuấn cùng cộng sự 2014) hoặc đo lường REER và đánh giá mức độ sai lệch của tỷ giá (như Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh 2012) Tuy nhiên, những nghiên cứu này có những hạn chế nhất định Trước hết, khoảng dữ liệu khá ngắn để có thể xử lý mối quan hệ dài hạn Thứ hai, tính toán tỷ giá thực dựa trên một số lượng đối tác thương mại khá nhỏ nên kết quả tính toán không đủ đại diện đo lường sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam Thứ ba, trong trường hợp ước lượng ERER (và đánh giá mức độ mất cân đối của tỷ giá), các tác giả đã không phân biệt rõ/ chính xác các nhân tố ngắn và dài hạn theo mô hình của Edwards (1988) Thứ tư, một số nghiên cứu thiết kế mô hình quá đơn giản, sử dụng biến tỷ giá như một biến giải thích duy nhất Cuối cùng, những nghiên cứu này khá rời rạc, do đó không cung cấp một đánh giá nhất quán và toàn diện về chính sách tỷ giá trong vai trò là duy trì cạnh tranh ngoại mại của quốc gia Do đó, nghiên cứu này thực hiện sẽ bổ sung cho các khoảng trống trong nghiên cứu

Cụ thể, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của chính sách tỷ giá trong việc duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2017 Từ mục tiêu chung, nghiên cứu xác định ba mục tiêu cụ thể Thứ nhất, đề tài đánh giá những thay đổi trong REER và xem xét sự phát triển của CCTM trong giai đoạn nghiên cứu Thứ hai, đề tài điều tra mối quan hệ dài hạn giữa REER và hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2017 Thứ ba, đề tài ước lượng ERER cho VND và phân tích mức độ sai lệch của tỷ giá thực trong giai đoạn 1992-2017

Tương ứng với ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể là ba câu hỏi nghiên cứu: (i) REER

và CCTM Việt Nam trong giai đoạn 1992-2017 đã thay đổi như thế nào?; (ii) REER và hoạt động thương mại của Việt Nam có mối quan hệ dài hạn hay không, ở mức độ nào? và (iii) ERER cho VND và mức độ sai lệch của tỷ giá thực trong giai đoạn

1992-2017 như thế nào? Kết quả nghiên cứu của Câu hỏi 1 giúp nhận diện khả năng

tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá và CCTM thực, làm cơ sở để phân tích mối

Trang 39

quan hệ định lượng đề xuất trong Câu hỏi 2 Nếu kết quả nghiên cứu Câu hỏi 2 cho

thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn như kỳ vọng bởi mô hình thương mại bán phần thì điều này hỗ trợ biện luận của đề tài rằng nếu việc điều hành chính sách tỷ giá dẫn đến xu hướng tăng giá thực của đồng Việt Nam thì năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm sút, làm xấu đi CCTM và điều này sẽ

không hỗ trợ tăng trưởng Nếu kết quả phân tích Câu hỏi 3 cho thấy tồn tại sai lệch

tỷ giá tương ứng với các giai đoạn biến động lên xuống của tỷ giá thực và tương quan với diễn biến của CCTM thì sự sai lệch của tỷ giá đã có tác động và cần điều chỉnh phù hợp Như vậy, kết quả ước lượng và phân tích của ba câu hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày một cách liên kết và bổ sung cho nhau nhằm giúp đưa ra các nhận định sâu sắc về vai trò của chế độ tỷ giá trong việc hỗ trợ năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam Từ đó đề tài đưa ra các đề xuất đối với việc hình thành, phân tích và đánh giá chính sách trong tương lai

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày nội dung cơ bản về tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại, chính sách tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại và đồng thời khảo lược các nghiên cứu trước liên quan Có thể thấy, tỷ giá hối đoái là một biến số vĩ mô quan trọng tác động đến kết quả hoạt động kinh tố vĩ mô Sự biến động của tỷ giá có tác động đến năng lực cạnh tranh thương mại của quốc giá Trong số các loại tỷ giá khác nhau, chỉ số REER là chỉ báo quan trọng và tổng quát nhất về năng lực cạnh tranh thương mại của quốc gia, được sử dụng trong các mô hình phân tích định lượng liên quan đến chủ đề tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại Mục tiêu cải thiện và duy trì năng lực cạnh tranh thương mại là một mục tiêu quan trọng của chính sách tỷ giá vì nó tác động trực tiếp và tích cực đến kết quả hoạt động thương mại mà xuất khẩu ròng là một thành phần quan trọng của thu nhập quốc dân của một nền kinh tế mở Đối với chế độ neo tỷ giá hoặc chế độ tỷ giá cố định, chính sách duy trì đồng tiền yếu hoặc phá giá tiền tệ thường được chính phủ áp dụng để duy trì hoặc cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại Tuy nhiên kết quả của chính sách phá giá tiền tệ phụ thuộc vào mức độ co giãn của cầu hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu cũng như khả năng đáp ứng của nền kinh tế

Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá và mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh thương mại thu hút các nhà nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm theo hai hướng: (i) xem xét tác động của tỷ giá đến kết quả hoạt động thương mại và (ii) xem xét mức độ sai lệch của tỷ giá Kết quả các nghiên cứu này giúp đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu chính sách và có thể đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp Các nghiên cứu ở Việt Nam về chủ đề này còn khá rời rạc và có một số hạn chế nhất định, do đó chưa cung cấp một đánh giá nhất quán và toàn diện về chính sách tỷ giá trong vai trò là duy trì cạnh tranh ngoại mại của quốc gia Đề tài này thực hiện để mang đến các kết quả nghiên cứu một cách liên kết và bổ sung cho nhau nhằm giúp đưa ra các nhận định sâu sắc về vai trò của chế độ tỷ giá trong việc hỗ trợ năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hiệu ứng tuyến J - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 1 Hiệu ứng tuyến J (Trang 30)
Hình 2: Biên độ dao động tỷ giá, Tháng 3/1989 – Tháng 12/2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 2 Biên độ dao động tỷ giá, Tháng 3/1989 – Tháng 12/2017 (Trang 57)
Hình 3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD, Tháng 01/1992-Tháng 12/2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 3 Tỷ giá danh nghĩa VND/USD, Tháng 01/1992-Tháng 12/2017 (Trang 58)
Hình 4: Tỷ giá danh nghĩa USD/VND, NEER and REER, tháng 01/1992- tháng  12/2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 4 Tỷ giá danh nghĩa USD/VND, NEER and REER, tháng 01/1992- tháng 12/2017 (Trang 59)
Hình 5: REER và CCTM giai đoạn Q1/1992- Q4/2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 5 REER và CCTM giai đoạn Q1/1992- Q4/2017 (Trang 60)
Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS các biến   giai đoạn 1992-2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS các biến giai đoạn 1992-2017 (Trang 62)
Bảng 2: Bậc trễ tối ưu được lựa chọn theo các tiêu chí lựa chọn độ trễ  Mô hình VEC  Biến  Điều kiện lựa chọn độ trễ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 2 Bậc trễ tối ưu được lựa chọn theo các tiêu chí lựa chọn độ trễ Mô hình VEC Biến Điều kiện lựa chọn độ trễ (Trang 62)
Bảng 3: Kết quả kiểm định đồng kiên kết - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 3 Kết quả kiểm định đồng kiên kết (Trang 63)
Bảng 4: Phương trình xuất khẩu giai đoạn 1992-2017  Kỳ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 4 Phương trình xuất khẩu giai đoạn 1992-2017 Kỳ (Trang 65)
Bảng 5: Phương trình nhập khẩu giai đoạn 1992-2017  Kỳ vọng - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 5 Phương trình nhập khẩu giai đoạn 1992-2017 Kỳ vọng (Trang 66)
Bảng 6: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 6 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS (Trang 68)
Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong dài  hạn giai đoạn 1992-2017  (biến phụ thuộc: REER) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 7 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong dài hạn giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: REER) (Trang 69)
Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong ngắn  hạn: giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: ∆REER) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Bảng 8 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực của Đồng Việt Nam trong ngắn hạn: giai đoạn 1992-2017 (biến phụ thuộc: ∆REER) (Trang 71)
Hình 6: REER và ERER giai đoạn 1992 -2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 6 REER và ERER giai đoạn 1992 -2017 (Trang 73)
Hình 7: Kết quả ước lượng mức độ sai lệch tỷ giá thực so với tỷ giá cân bằng  của Đồng Việt Nam giai đoạn 1992-2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tỷ giá và năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam
Hình 7 Kết quả ước lượng mức độ sai lệch tỷ giá thực so với tỷ giá cân bằng của Đồng Việt Nam giai đoạn 1992-2017 (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w