Ảnh hưởng của Tỷ giá đến Năng lực Cạnh tranh Thương mại của Việt Nam: Đánh giá từ năm 1992 đến 2017

MỤC LỤC

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của chính sách tỷ giá trong việc duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2017. Mục tiêu nghiên cứu 1: đánh giá những thay đổi trong tỷ giá thực đa phương và xem xét sự phát triển của CCTM trong giai đoạn nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu 3: ước lượng tỷ giá thực cân bằng cho VND và phân tích mức độ sai lệch của tỷ giá thực trong giai đoạn nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Phương pháp nghiên cứu

Nếu tồn tại mối quan hệ dài hạn như kỳ vọng bởi mô hình thương mại bán phần thì điều này hỗ trợ biện luận của đề tài rằng nếu việc điều hành chính sách tỷ giá dẫn đến xu hướng tăng giá thực của đồng Việt Nam thì năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm sút và điều này sẽ không hỗ trợ tăng trưởng. Kết quả ước lượng và phân tích của ba câu hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày một cách liên kết và bổ sung cho nhau nhằm giúp đưa ra các nhận định sâu sắc về vai trò của chế độ tỷ giá trong việc hỗ trợ năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam. Ngoài ra, một số dữ liệu về dòng chảy thương mại (TOT), chi tiêu chính phủ, tổng vốn đầu tư và tín dụng trong nước được lấy từ trang điện tử về kinh tế Ieconomics INC (tradingeconomics.com) hay chỉ số Chinn – Ito (KAOPEN) được lấy từ trang điện tử web.pdx.edu.

Phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế, phương pháp kinh tế lượng được sử dụng để điều tra mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM. Đồng thời, qua lược khảo các nghiên cứu trước về tỷ giá hối đoái và năng lực cạnh tranh thương mại, và các nghiên cứu đánh giá về ERER và mức sai lệch tỷ giá, nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống làm cơ sở phát triển câu hỏi và thực hiện nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

    Nếu tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong phương trình (1) và (2), nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) ở bậc gốc (lấy logarit) để xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn. Trong số các lối tiếp cận dựa trên mô hình thực nghiệm, mô hình kinh điển do Edwards (1986, 1989, 1994) phát triển được xem là phù hợp đối với những quốc gia nhỏ đang phát triển mở cửa để ước lượng ERER và ERER này được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ sai lệch của tỷ giá khi so sánh với tỷ giá thực trong thực tế. Theo mô hình lý thuyết này, ERER được định nghĩa là tỷ lệ giá tương đối giữa của hàng hóa phi thương mại so với hàng hoá thương mại được mua bán trên thị trường hàng hoá quốc tế mà tại mức tỷ lệ này nền kinh tế đạt được cân bằng bên trong cũng như cân bằng bên ngoài.

    Trong đó, et là tỷ giá thực trong thực tế, PoliGapit là chênh lệch giữa các biến tiền tệ thực và các biến chính sách tiền tệ phù hợp với tỷ giá cân bằng, và Et là tỷ giá danh nghĩa; ba tham số 1, 2, 3 lần lượt là các ước lượng tốc độ điều chỉnh trở về mức tỷ giá cân bằng, hệ số điều chỉnh theo biến chênh lệch chính sách và hệ số điều chỉnh theo mức độ giảm giá danh nghĩa của đồng tiền. Như vậy, phương trình (4) cho thấy đặc tính trở về mức trung bình của tỷ giá thực trong dài hạn với mức trung bình chính là ERER, tuy nhiên sự biến động trong ngắn hạn của tỷ giá thực trong thực tế còn chịu sự tác động của biến chính sách tiền tệ (hệ số 2) và sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa (hệ số 3). Khi ước lượng ERER, các tác giả (Edwards (1988, 1994) và Montiel (1999)) giả định rằng những thay đổi trong biến chính sách tiền tệ và tỷ giá danh nghĩa chỉ có những ảnh hưởng tạm thời trong ngắn hạn, do đó không có tác động lên ERER trong dài hạn.

    Thành phần điều chỉnh sai số trễ kết hợp với tất cả các biến tác động lên tỷ giá thực trong ngắn hạn được đưa vào mô hình ECM, bao gồm thành phần điều chỉnh sai số trễ, các biến nền tảng được lấy sai phân ở hiện tại và quá khứ, biến tiền tệ lấy sai phân (tính bằng tỷ lệ của tổng tín dụng trên GDP), và tỷ giá danh nghĩa lấy sai phân. Các thước đo kết quả hoạt động thương mại được tính toán dựa trên dữ liệu về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm của GSO, được điều chỉnh lại theo chỉ số giá (chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu) để có được dữ liệu xuất khẩu và nhập khẩu thực. Vì vậy, để đạt mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, đề tài tính toán các chỉ số này và phân tích diễn biến của chúng trong mối tương phản với CCTM trong giai đoạn 1992-2017 để thấy được mối tương quan giữa biến động tỷ giá thực và cán cân thương mại.

    Với mục tiêu thứ hai, phương pháp phân tích đồng liên kết các chuỗi dữ liệu thời gian của Johansen và Juselius (1990) là phù hợp để điều tra mối quan hệ dài hạn giữa REER và kết quả hoạt động thương mại trên cơ sở áp dụng các mô hình thương mại cân bằng bán phần của Goldstein và Khan (1995) và lối tiếp cận phân tích của Bahmani – Oskooee (2001) và Chinn (2004).

    KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

    Kết quả phân tích mối quan hệ đồng liên kết giữa REER và kết quả thương mại

      AFTA và thỏa thuận thương mại song phương (bao gồm một thỏa thuận được thực hiện vào tháng 11 năm 2001 với Mỹ), thâm hụt thương mại vẫn gia tăng nhanh chóng mặc dù REER sụt giảm mạnh vào năm 2002 và năm 2003. Ghi chú: Các kiểm định được thực hiện với hệ số chặn và đường xu hướng theo thời gian đối với tất cả các biến ở bậc gốc và thực hiện với hệ số chặn đối với các biến khi chuyển sang sai phân bậc một; giả thuyết H0 of kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS là chuỗi thời gian có nghiệm đơn vị; các ký hiệu **, *, và # lần lượt biểu thị kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Cả hai thống kê kiểm định đều từ chối giả thuyết H0 cho hai mô hình VECM, và cho rằng tồn tại một vecto đồng liên kết cho mỗi trường hợp ở mức ý nghĩa 5% (xem Bảng 3).

      Do đó, kết quả kiểm định hỗ trợ cho sự tồn tại một vector đồng liên kết đối với mỗi mô hình VECM được đề xuất và có thể ước lượng mô hình bằng phương pháp một bước được phát triển bởi Johansen và Juselius (1990) để điều tra mối quan hệ dài hạn cũng như hệ số điều chỉnh và tác động ngắn hạn giữa các biến trong các mô hình VAR. Hai mô hình được đánh giá thêm về các đặc tính của phần dư và kết quả như sau: (i) không có sự hiện diện của tính không đồng nhất của phần dư cho cả hai mô hình VECM; (ii) phần dư của hai mô hình VECM không có vấn đề về phân phối không chuẩn; (iii) không tìm thấy bằng chứng. Các hệ số của reer và hệ số hiệu chỉnh sai số của xuất khẩu đều có ý nghĩa thống kê và có dấu giống như kỳ vọng ngoại trừ trường hợp đối với hệ số của wgdp và hệ số hiệu chỉnh sai số tương ứng với reer và wgdp không có ý nghĩa thống kê.

      Điều này có thể do xuất khẩu của Việt Nam còn khá nhỏ bé so với nhu cầu của thế giới, các sản phẩm xuất khẩu tập trung nhiều vào hàng hóa thiết yếu nờn khi thu nhập thế giới tăng lờn cũng khụng cú tỏc động rừ ràng làm thay đổi kim ngạch xuất khẩu trong nước. Độ co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu đối với tỷ giá khá cao có ý nghĩa then chốt đối với Việt Nam khi mà việc thực thi chính sách tỷ giá trong những năm trước đây có vẻ ít hỗ trợ cho mục tiêu cạnh tranh thương mại của quốc gia so với những mục tiêu khác như đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Nguyen Tran Phuc và Nguyen Duc Tho (2008) và Nguyen Tran Phuc (2012). Trong bối cảnh thâm hụt thương mại liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, kết quả ước lượng cho thấy để cải thiện cán cân thương mại Việt Nam có thể sẽ đòi hỏi cả sự điều chỉnh về giá trị đối ngoại của tiền đồng và cả việc xem xét lại thứ tự các mục tiêu chính sách.

      Hơn nữa, do việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái được coi là có tác động ngắn hạn nên để thu hẹp khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu thành công cần xem xét giảm bớt mục tiêu tăng trưởng.

      Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS các biến   giai đoạn 1992-2017
      Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DF-GLS các biến giai đoạn 1992-2017