MỤC LỤC
Các lý thuyết kinh tế truyền thống thường mô tả một thị trường cạnh tranh hoàn hảo với những đặc điểm như: có nhiều nhà sản xuất, mức độ tập trung trên thị trường thấp, không nhà sản xuất đơn lẻ nào có thể quyết định được giá của thị trường, sản phẩm là đồng nhất, không có bất kỳ rào cản gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành, thông tin thông tin hoàn hảo giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Dựa trên hai tiếp cận về cạnh tranh, đo lường cạnh tranh trong ngành ngân hàng được chia thành tiếp cận cấu trúc ngành (industry structure) và tiếp cận đo lường sức mạnh thị trường khụng tớnh đến cấu trỳc ngành (Berger, Demirgỹỗ-Kunt, Levine, &. Các thước đo theo tiếp cận này được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu có: (i) Thống kê H (H-statistic) của Panzar và Rosse (1982, 1987) đo lường hành vi cạnh tranh của các ngân hàng qua phản ứng của doanh thu đối với những thay đổi của giá đầu vào; (ii) Chỉ số Lerner (1934) xác định mức lợi nhuận tăng thêm (mark-up) của ngân hàng khi có sự tăng lên của chi phí biên; (iii) Chỉ tiêu Boone (2008) đo lường sức mạnh thị trường thông qua tính co giãn của lợi nhuận (hoặc thị phần) với chi phí biên.
Ngoài ba chỉ tiêu thường được sử dụng nhất là tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thì các chỉ tiêu khác như số lượng nhân viên hay giá trị tài sản ròng cũng được đề cập trong các nghiên cứu liên quan đến quy mô doanh nghiệp (Dang, Li, & Yang, 2018). Trong lĩnh vực ngân hàng, quy mô ngân hàng thường được đề cập như là một trong các yếu tố quyết định đến rủi ro ngân hàng (Laeven, Ratnovski, & Tong, 2014;. fail”) đã trở thành tâm điểm của các nghiên cứu về rủi ro của ngành ngân hàng từ sau cuộc Khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009. Rủi ro hoạt động liên quan đến các quy trình kinh doanh tổng thể của ngân hàng và tác động tiềm ẩn của việc tuân thủ các chính sách và quy trình của ngân hàng, hệ thống và công nghệ nội bộ, bảo mật thông tin, các biện pháp chống lại sự quản lý yếu kém và gian lận cũng như các mối lo ngại về tính liên tục của hoạt động kinh doanh.
Rủi ro môi trường liên quan đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các mối quan tâm về kinh tế vĩ mô và chính sách, các yếu tố pháp lý và quy định, cũng như cơ sở hạ tầng khu vực tài chính và hệ thống thanh toán của các khu vực pháp lý mà ngân hàng hoạt động. Giả thuyết về tập trung - ổn định lập luận rằng các ngân hàng lớn hơn trong các cấu trúc thị trường ngân hàng tập trung làm giảm tính linh hoạt tài vì: (i) các ngân hàng lớn hơn có thể tăng lợi nhuận, xây dựng “vùng đệm vốn” cao, do đó cho phép họ ít bị ảnh hưởng bởi thanh khoản hoặc các cú sốc kinh tế vĩ mô; (ii) các ngân hàng lớn hơn có thể cải thiện giá trị điều lệ của họ, ngăn cản các nhà quản lý ngân hàng khỏi hành vi chấp nhận rủi ro cao; (iii) các cơ quan giám sát nhận thấy các ngân hàng lớn hơn, nhưng ít hơn, dễ giám sát hơn, do đó, có sự giám sát hiệu quả trong các thị trường ngân hàng tập trung, làm giảm nguy cơ lây nhiễm toàn hệ thống; (iv) các ngân hàng. Acharya, Anginer và Warburton (2013) cũng cho rằng một thị trường ngân hàng tập trung cao có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn nếu các tổ chức tin rằng chúng quá lớn để thất bại và có nhiều khả năng được bảo vệ một cách rừ ràng hoặc ngầm hiểu bởi chớnh sỏch an toàn hệ thống của chớnh phủ.
Một mặt, cạnh tranh và rủi ro có quan hệ ngược chiều do dưới áp lực của cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng tài sản, từ đó giúp ổn định lợi nhuận và giảm rủi ro (Arping, 2019; Goetz, 2018). Beck và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 17055 ngân hàng trên toàn thế giới trong giai đoạn 1994-2009 và chứng minh rằng mối quan hệ cạnh tranh-ổn định của ngành ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm về thể chế và quy định pháp luật ở từng nước.
Như vậy, khi chỉ số này càng cao, càng cho thấy phần lớn thị phần chỉ tập trung vào một hoặc một số rất ít ngân hàng, hay sự cạnh tranh trong ngành là rất thấp và có nguy cơ xảy ra tình trạng độc quyền. Như De Haan and Poghosyan (2012) đã đề cập, các biến kiểm soát được đưa vào mô hình nhằm tách biệt mối quan hệ giữa hai biến quan tâm (quy mô và cạnh tranh) và biến phụ thuộc (rủi ro) với các yếu tố khác cũng có khả năng ảnh hưởng qua lại với các biến này. Biến này được kiểm soát trong mô hình (1) do các ngân hàng lớn thường có hệ thống quản trị bài bản, hoạt động hiệu quả và có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn các ngân hàng nhỏ.
Dưới áp lực cạnh tranh, các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro cao hơn bằng cách duy trì vốn dưới tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định. Ngoài ra, những ngân hàng lớn cũng có thể chấp nhận rủi ro cao hơn và sẵn sàng nâng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn mức an toàn do tự tin rằng chính phủ sẽ bảo vệ họ nếu họ có gặp khó khăn tài chính. Biến này được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát vấn đề các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội đa dạng hóa hoạt động hơn các ngân hàng nhỏ và những ngân hàng nào có đa dạng nguồn thu (hơn là chỉ tập trung vào thu nhập lãi) thì lợi nhuận sẽ ít biến động hơn.
Để kiểm soát tác động của các nhân tố mang tính hệ thống cùng ảnh hưởng đến các ngân hàng ở những giai đoạn khác nhau và các nhân tố cố định mang tính đặc thù riêng của từng ngân hàng, các hiệu ứng cố định theo thời gian và theo ngân hàng được đưa vào phương trình (1). Dùng phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effects – FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects – RE) để ước lượng phương trình (1). Ước lượng phương trình (1) có hiệu chỉnh hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi bằng cách dùng độ lệnh chuẩn vững (robust standard error) theo phương pháp Huber-White.
Kết quả Kiểm định Hausman dùng để lựa chọn giữa hiệu ứng cố định – FE và hiệu ứng ngẫu nhiên – RE cho mô hình (1) cho thấy FE là ước lượng phù hợp với giá trị. Vì vậy, mô hình (1) được ước lượng với hiệu ứng cố định – FE cho biến phụ thuộc là độ biến động của ROA và ROE trong 4 quý và 8 quý, có hiệu chỉnh hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan bằng cách dùng robust standard error. Môi trường cạnh tranh cao đe dọa lợi nhuận ngân hàng (suy giảm lợi nhuận) nên các ngân hàng sẵn sàng cho vay danh mục rủi ro hơn và vì vậy biến động lợi nhuận của các ngân hàng cũng cao hơn.
Theo đó, các ngân hàng lớn có lợi thế kinh tế nhờ quy mô và có thể đa dạng hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giúp ổn định thu nhập tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ. Hệ số hồi quy của hiệu quả hoạt động (Efficiency) và đa dạng hóa (Diversification) có sự thay đổi dấu qua các mô hình cho thấy tác động không đồng nhất của chúng lên rủi ro ngân hàng và cả hay đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được ngầm hiểu là do các biến kiểm soát đều có quan hệ với các biến quan tâm nên tác động của chúng lên biến phụ thuộc đã được hấp thụ bởi các biến quan tâm trong kết quả ở Bảng 3.
Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu này là khẳng định mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro, trong đó tác động của cạnh tranh lên rủi ro tùy thuộc vào quy mô ngân hàng. Điều này cho thấy tập trung thị trường làm giảm biến động lợi nhuận của các ngân hàng nhưng tác động này lại giảm đi khi quy mô ngân hàng tăng lên. Nói cách khác, gia tăng cạnh tranh làm tăng bất ổn ngân hàng nhưng hiệu ứng này đối với các ngân hàng lớn lại thấp hơn các ngân hàng nhỏ.