1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Trung Quốc học: Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm

187 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THI THỦY

SU PHAT TRIEN CUA

NGANH CONG NGHIEP VAN HOA TRUNG QUOC

LUAN AN TIEN SY TRUNG QUOC HOC

Hà Nội, 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN THỊ THỦY

SỰ PHÁT TRIEN

Chuyên ngành: Trung Quốc họcMa sé: 6231 06 02

LUẬN ÁN TIÊN SỸ TRUNG QUÓC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

GS.TS Đỗ Tiến Sâm

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu nêu và trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.Hình thức trình bày của luận án theo đúng quy định của Đại học Quốc giaHà Nội Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong

bat cứ công trình nao khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Thuỷ

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, các thầycô trong hội đồng cơ sở, thầy cô phản biện độc lập, các thầy cô trong khoaĐông phương học và đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, cơ quan công tác đã

tạo điêu kiện đê tôi hoàn thành luận án này.

Tác giả luận án

Trần Thị Thuỷ

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH - 5° 5° 52 25s sEseESSESsESsEEseEseEsetesexserserserserssrsee 5DANH MỤC BIEU DO - 2-2-5 5£ ©S£ S2 ©SSESsEEseEseEsEsstxserserserserssrsee 6

MO DAU IV s 71 LY DO LỰA CHỌN DE TAL 2-2-5 SE E2EE2E2EEEEEEEEEE2E12121 E11, 72 MỤC TIÊU, DOI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU 9

2.1 Mục tiêu nghiÊn CỨu -cc ch nh nh viet 9

2.2 Đối tượng nghiên CỨU: .L 2c 2111111 E211 net 9

2.3 Giới hạn phạm vi về thời gian, không gian và nội dung 9

3 CÁCH TIẾP CAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Cách tiẾp CẬn: 2 2 2211201121121 1211111101182 E111 HH nyệg 10

3.2 Phương pháp nghién CỨU c2 se, 10

4 NGUON TƯ LIỆU 2-22 2¿22£+SE£2EE£ÊEEEEEEEEE2EE22112217112211221 21222 re 115 ĐÓNG GOP CUA LUẬN AN woeeeesesssessesssesssessesssesssessesssesssessesssesseessesssenseen 126 KET CÂU CUA LUẬN AN.ieseescsssesssessssssesssesssessesssessssssessusssesssessssssessneeseee 12CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU 141.1 TINH HÌNH NGHIÊN CUU CUA HOC GIÁ NƯỚC NGOÀI 141.1.1 Học giả Trung Que cccccceccececesseesseesseescesseesseeseessenseeaes 14

1.1.2 Học giả ngoài Trung Quốc c c c1 281.2 TINH HÌNH NGHIÊN CUU CUA HỌC GIẢ TRONG NƯỚC 361.3 ĐÁNH GIÁ VA DIEM MỚI CUA LUẬN ÁN -csce+ecre¿ 40

Tiểu kết chương Ì 2-©5¿+522SE+EE£EEEEE2E1211211271271111211211211 11112121 ee 43CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP VAN HÓA TRUNG QUOC: CƠ SO LÝ LUẬN VÀ

I);10 60 0000777 Ỉ 44

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 22- 522221 22222122212211271211111211211 2112111 re 44

2.1.1 Công nghiệp văn hoá Trung Quốc: Nội hàm khái niệm, phân loại

Và VAL ẲTÔ Q.0 TS TT TK TT ni nh Tu nh nh cu nh cà cà cà 44

2.1.1.1 Quan điểm của Trung Quốc về khái niệm “công nghiệp văn hoá” 44

2.1.1.1.1 Khái niệm “công nghiệp văn hoá” 44

2.1.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc 512.1.1.3.1 Vai trò về kinh tế: Công nghiệp văn hóa góp phan thúc

day tăng trưởng kinh tế và các ngành nghề khác của Trung Quốc

phát triỂn - -.L c1 1112119112111 11 1111115111 HH HH nu 51

Trang 6

2.1.1.3.2 Vai trò về chính trị, ngoại giao: Công nghiệp văn hóa

góp phần chuyền tải thông tin, gia tăng ảnh hưởng mềm của Trung

Quốc trên diễn đàn thé giới - c1 c1 SE vn rxet 532.1.1.3.3.Vai trò văn hóa: Sản phẩm của ngành công nghiệp van

hóa từng bước thỏa mãn nhu cầu về đời sống văn hóa tinh than củangười dân Trung QUỐC - +2 E21 211 211211511251 1111512 542.1.2 Những yếu tố anh hưởng đến sự phat triển của ngành công

nghiệp văn hoá Trung QuỐc ¿k1 1 211122112551 E2511 12511 EkEeg 552.1.2.1 Những yếu tố bên ngoadi oe eee ccceecesecesesceseseeseseneeseeees 55

2.1.2.1.1 Nền kinh tế tri thức phát triển và ngày càng chiếm thế

Chủ ạO - c CC Q00 1n SH TH TH HH ng TH TH KH nh kh nu chà ch rẻ 55

2.1.2.1.2 Xu thé toàn cầu hóa văn hóa gia tăng - 56

2.1.2.1.3 Xu hướng ứng dụng thành quả khoa học công nghệ trong

phát triển công nghiệp văn hoá ¿2 2s 2E 2 E2 57

2.1.2.2 Những yếu tố bên trong ¿ - +sct + E2 EzEksrrksre 58

2.1.2.2.1 Cải cách thé chế văn hóa được Trung Quốc đây mạnh 582.1.2.2.2 Vai trò của văn hoá trong chiến lược gia tăng sức mạnh

mềm của Trung Quốc ngày cảng tăng -: 5c +22 s52 592.2 CƠ SỞ THUC TIEN o sseecssssssssseesssseeessnesessneessnecssnecssneessneessneessneessneess 632.2.1 Xu thé phát triển ngành công nghiệp van hóa của thế gidi 632.2.2 Thực tiễn phát triển ngành công nghiệp văn hóa của một số

nước tiêu ĐiỂU - tt St tt TH ưg 65

2.2.2.1 Ngành công nghiệp văn hóa Mỹ - -<c<<<<s+ 652.2.2.2 Ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản -‹+- 68

2.2.2.3 Ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc - +5: 72Tiểu kết chương 2 5c t1 S22E12E21E2157121121121111111121121111 1111111 ty 75

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CUA NGÀNH CÔNG NGHIỆP

VĂN HOÁ TRUNG QUOC TỪ NĂM 2002 DEN NA Y - 763.1 NHÌN LẠI THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CỦA NGÀNH CÔNG

NGHIỆP VAN HOÁ TRUNG QUOC TRƯỚC NĂM 2002 -: 76

3.2 TINH HINH PHÁT TRIEN CUA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOA

TRUNG QUOC TỪ NAM 2002 DEN NAY -¿- 2ccctcteEEEEErkerxrkerxeee 79

3.2.1 Trung Quốc hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp

3.2.1.1 Chính sách về hỗ trợ thuế, vốn và bảo hộ ngành công nghiệp

văn hóa trONG THƯỚC - ST kh 79

3.2.1.2 Chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp văn hóa mới

XUAt DISD 8n 81

Trang 7

3.2.2 Trung Quốc day mạnh chuyền đồi hình thức sở hữu trong

doanh nghiệp văn hoá nhà nước cà vn vn eee 83

3.2.3 Trung Quốc tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát triển

ngành công nghiệp văn hoá c S221 2 111111111 111x111 eee 85

3.2.4 Trung Quốc đây mạnh khai thác thị trường văn hoá quốc tế 88

3.3 THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VAN DE CON TON TẠI - 9]3.3.1 Thành tựu của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc từ năm

2002 đến nay L c1 2111211112111 1111111121111 1111111 0k 1k khu 913.3.1.1 Công nghiệp văn hóa phát triển nhanh và liên tục 913.3.1.2 Các ngành công nghiệp văn hóa mang tính nội dung day mạnh

xuất khầU ¿+ +22 S2 12121 1151215511 1115111 112111111 1111121111101 1 re 93

3.3.1.2.1 Ngành nghệ thuật biểu điễn 5 2c ccccssxcssc2 94

3.3.1.2.2 Ngành xuất bản c 2c 21121121121 1211 2111511511 1g 97

3.3.1.2.3 Ngành phát thanh - truyền hình và điện ảnh 100

3.3.1.2.4 Ngành sản xuất trò chơi điện tử -xc<c c5: 105

3.3.1.3.Thương mại văn hoá góp phần tăng bậc xếp hạng về chỉ số sức

mạnh mềm của Trung Quốc trên thế giới +2 +sc+sc+x+ss2 108

3.3.2 Những van dé còn tồn tại của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc 110

3.3.2.1 Quy mô doanh nghiệp văn hóa nhỏ yếu và phát triển thiếu

đồng đều 2c 123 512115111 5111211121112 11211 HH ng 110

3.3.2.2 Cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa mat cân đối 112

3.3.2.3 Van dé bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn là một khâu yếu 113

3.4 MOT SO ĐÁNH GIIÁ 55:52 1153.4.1 Điểm mạnh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc 1153.4.2 Điểm yếu của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc 118Tiểu kết chương 3 oieecceceeccsscsssssesesessessessessesscsessessessessssessessessesseansaesessessesseaeees 121CHUONG 4: TRIEN VONG PHAT TRIEN CUA NGANH CONG NGHIEP

VAN HOA TRUNG QUOC VA GOI MỞ CHO VIET NAM 122

4.1 TRIEN VONG PHAT TRIEN CUA NGANH CONG NGHIEP VAN HOA

TRUNG QUOC TRONG GIAI DOAN TOL ccccssesssessessesssesssessesssesssessessses 122

4.1.1 Cơ hội của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quoéc 1224.1.2 Thách thức của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc 1264.1.3 Trọng tâm trong phát triển ngành công nghiệp văn hoá của

Trung Quốc thời gian tới ¿+2 222 2211211211515 xe 129

4.2 GOI MỞ DOI VỚI VIỆT NAM 5c 134

4.2.1 Tình hình phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

4.2.1.1 Việt Nam giàu tiềm năng dé phát triển ngành công nghiệp

VAN hÓa ch ng TH TK TK TK TK TK kg ky 134

Trang 8

4.2.1.2 Năng lực phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam còn

yếu, thị trường trong nước bi áp đảo bởi sản phẩm nước ngoài 135

4.2.1.3 Về định hướng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá

Việt Nam nQQ SH SH SH SH TH ng TH nh TH TH ch ch ch cà 138

4.2.2 Một số gợi mở đối với Việt Nam -.+-.+ccc ca 1404.2.2.1 Gợi mở để phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

¬— 140

4.2.2.2 Gợi mở ứng xử với ảnh hưởng sức mạnh mềm từ sản phẩm

công nghiệp văn hoá Trung Quốc -¿ 2+2 +x+z£zxzzcsxszcsez 143

:08090055 171

PHU LUC 1: PHAN LOẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ TRUNG QUOC

nŸ 002527 Ả ÔỎ 171PHỤ LỤC 2: TOP 10 TRONG SÓ 30 DOANH NGHIỆP VĂN HÓA MẠNH

CUA TRUNG QUOC -2- 5° s£©Ss£+se£v+£ESsEESeEvsEEAETservsersserssrssers 177

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Phân loại ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc (Năm 2004) 49Hình 2.2 Phân loại ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc theo tính chất

hoat dong (NAm 2012) ooo 50

Hình 2.3 Quan điểm của Luận án về các thành tô cầu thành ngành công nghiệp

Hình 3.1: Đặc điểm ngành nghệ thuật biéu diễn các nước Anh, Mỹ, Nhật Ban,

Trung Quốc tại thị trường nước ngoài - + ¿+ t+St+E22E2E£EEEEEeExerrrerrees 96

Trang 10

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 3.1: Quy mô tăng trưởng và tỉ lệ đóng góp trong GDP của ngành công nghiệp

văn hóa Trung Quốc từ năm 2004 đến năm 2016 2 2 + s++2£z2£2+Se£: 92

Biéu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khâu ngành công nghiệp văn hóa (tang hạt nhân)

Trung Quốc từ năm 2006 đến năm 201 l ¿2 s+S++E£2E++E£EE£EE£EE2EEzEerxers 94

Biểu đồ 3.3: Sự tăng trưởng của ngành xuất bản Trung Quốc từ năm 2010 đến

NAM 2015 0n 3 - 98

Biểu đồ 3.4: Tổng doanh thu ngành phát thanh — truyền hình Trung Quốc qua các

Biểu đồ 3.6: Quy mô phát triển của thị trường điện ảnh thế giới 104

Biểu đồ 3.7: Quy mô doanh thu thị trường hải ngoại của điện ảnh Trung Quốc từ

Biểu đồ 3.8: Quy mô doanh thu của ngành game Trung Quốc giai đoạn 2008

-Biểu đồ 3.9: 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh thu ngành trò chơi điện tử lớn

nhất khu vực Châu A - Thái Bình Dương năm 2016 :22 552552 107

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐÈ TÀI

Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trênthé giới, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành một trong những xu thế và

mũi nhọn mới Khái niệm công nghiệp văn hóa (Cultural Industry) đã được các

nước châu Âu sử dụng và coi trọng từ những năm 90 của thế kỷ XX Đặc biệt

trong những năm gần đây, doanh thu từ công nghiệp văn hóa ngày càng chiếmmột tỉ lệ đáng ké trong thu nhập quốc dân của một số quốc gia sớm chú trọng phát

triển ngành nghề này và góp phần giải quyết khối lượng lớn việc làm cho người

lao động trong xã hội Ở nhiều quốc gia, công nghiệp văn hóa được đặt ngang

hàng với những ngành kinh tế trọng điểm lâu đời Nhật Bản coi công nghiệp vănhóa có tầm quan trọng ngang với ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc xác địnhcông nghiệp văn hóa là ngành mau chốt dé đưa nền kinh tế của nước này cất cánh.Phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn mà còngóp phần phô biến các giá trị văn hóa tinh than, mở rộng “biên giới mềm” và tamảnh hưởng văn hóa của quốc gia mà nó đại diện.

Đối với Trung Quốc, từ sau cải cách mở cửa, cùng với “làm giàu kinh tế”,

“sáng tạo khoa học kỹ thuật”, “phát triển công nghiệp văn hóa” được nhấn mạnhlà một trong ba nội dung quan trọng của chiến lược quốc gia [88,tr.71] Công

nghiệp văn hóa từng bước được đầu tư, phát triển và ngày càng có nhiều đóng

góp trong việc nâng cao đời sống tinh than của người dân cũng như tăng trưởngcủa nền kinh tế Trung Quốc Tỉ lệ đóng góp trong GDP và tỉ lệ giải quyết việc

làm của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ngày càng lớn Bên cạnh đó,

công nghiệp văn hóa cũng được xem là phương thức quan trọng để Trung Quốc

đưa các giá trị văn hóa tinh thần Trung Hoa quảng bá ra thế giới, tăng cường sứcảnh hưởng đối với cộng đồng quốc tế Trung Quốc cho rằng phát triển sức mạnhmềm là một thực tiễn cấp bách đang đặt ra trước mắt Bởi vậy, cùng với sự trỗidậy mạnh mẽ và ấn tượng về sức mạnh cứng kinh tế, quân sự, Trung Quốc đã vàđang đây mạnh phát triển sức mạnh mềm, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa.Nghiên cứu đặt sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong

7

Trang 12

bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm sẽ góp phần làm rõ đặc tính của nhóm ngànhnày Đó là nó vừa có vai trò về kinh tế, văn hóa, vừa có vai trò về chính trị - ngoại

giao Đồng thời, bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm cũng tác động đến nhận thức,

tư duy của các thé hệ lãnh đạo Trung Quốc trong các chiến lược chan hưng ngành

công nghiệp văn hóa.

Ngày nay, Việt Nam muốn hiện đại hóa đất nước không những phải có sựphén vinh về kinh tế ma còn phải có sự phồn vinh về văn hóa Phát triển côngnghiệp văn hóa cũng là con đường dé văn hóa Việt Nam tham gia vào cạnh tranhtrên thị trường văn hóa quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.Đồng thời, phát triển công nghiệp văn hóa còn góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng

thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân Xét về ý nghĩa chiến lượcdai lâu hay trước mắt thì ngành nghé văn hóa đều thê hiện tam quan trọng to lớn.Tuy nhiên, công nghiệp văn hóa hiện vẫn là khái niệm mới mẻ, ngành nghề này

chưa được đi sâu khai thác và phát triển ở nước ta Hơn bao giờ hết, Việt Nam

cần tăng cường các chính sách, chiến lược đây mạnh sự phát triển của côngnghiệp văn hóa Học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước là biện pháp cần thiết déchúng ta nắm bắt những cơ hội và hoá giải các thách thức trong quá trình xâydựng ngành công nghiệp văn hóa Ngoài ra, trước hiện tượng xâm lấn và ảnhhưởng ngày càng rõ rệt của sản phâm công nghiệp văn hóa Trung Quốc tại nước

ta thì việc đưa ra những phân tích mang tính gợi mở cũng có ý nghĩa quan trọng,

cấp thiết đối với Việt Nam.

Trên cơ sở những điều đó, tác gid lựa chọn chủ dé Sự phát triển của

công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm làhướng nghiên cứu của Luận án với nhiều ý nghĩa Luận án này không chỉ nhằm

nghiên cứu một cách hệ thống các chính sách, đánh giá những thành tựu đã đạtđược, hạn chế còn tôn tại trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa ở TrungQuốc đặc biệt trong bồi cảnh nước này dang tăng cường xây dựng hình ảnh trước

thé giới, mà còn nhằm đưa ra những gợi mở đối với Việt Nam trong chiến lượcphát triển ngành này trong thời gian tới.

Trang 13

2 MỤC TIÊU, DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án đi sâu phân tích sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá Trung

Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm, từ đó rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.

Nhiệm vụ:

Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sự

phát triển ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc.

Hai là, đánh giá thực trạng, đi sâu phân tích thành tựu và hạn chế trong sự

phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc.

Ba là, đánh giá triển vọng và rút ra một số gợi mở mang tính tham khảocho sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá của Việt Nam.

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.2.3 Giới hạn phạm vi về thời gian, không gian và nội dung

- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành công

nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm từ Dai hộiXVI DCS Trung Quốc (2002) đến nay Bồi cảnh “gia tăng sức mạnh mềm” màLuận án muốn nói đến không hàm ý sức mạnh mềm Trung Quốc gia tăng màmuốn nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đây mạnh các chính sách, các công cụ để

gia tăng ảnh hưởng mêm của nước nảy trên thê giới.

- Phạm vi không gian: Trung Quốc đại lục không bao gồm các lãnh thé

Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

- Pham vi nội dung: Công nghiệp văn hoá là một nhóm ngành rộng với

nhiều ngành cụ thể khác nhau Trong phạm vi luận án này, tác giả chủ yếu chútrọng phân tích các ngành mang tính nội dung, trên cơ sở quan điểm về nội hàmnày của Trung Quốc Bởi đây là những ngành có vai trò quan trọng trong việc

Trang 14

truyền tải và truyền bá văn hoá Trung Quốc đi ra ngoài Điều này phù hợp với bốicảnh mà Luận án đã chon dé phân tích.

3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cách tiếp cận:

Luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa TrungQuốc từ hướng tiếp cận liên ngành, cụ thể là từ góc độ văn hoá học, kinh tế họcvăn hoá và Trung Quốc học Ngành công nghiệp văn hoá là một ngành đặc biệt,

vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính văn hoá Tiếp cận từ góc độ Trung Quốc

học góp phần nhân mạnh hơn đặc điểm đa ngành đó của ngành công nghiệp văn hoá.

Ngoài ra, Luận án còn tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ phương pháp hệ

thống — cấu trúc, tức là đặt công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong tổng thé chiến

lược phát triển chung của Trung Quốc, kết hợp cả những chính sách văn hóa vớimục tiêu ngoại giao và biện pháp về kinh tế.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử giúp Luận án nghiên cứu sự

phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong diễn trình thời giantừ năm 2002 đến nay Ap dụng phương pháp này, chúng ta có thé nhận thấy sựvận động, thay đổi của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc qua các giai đoạn.Đồng thời, công nghiệp văn hóa trong quá trình phát triển còn chịu sự tác động

qua lại của các yếu tố đồng đại khác Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, đó

chính là bối cảnh Trung Quốc đây mạnh xây dựng sức mạnh mềm Sử dụngphương pháp tiếp cận lịch sử giúp Luận án nhìn thấy sự tương tác giữa bối cảnh

và chủ thể công nghiệp văn hóa thông qua các chủ trương, chính sách và việc xuất

khẩu ra bên ngoài.

- Phương pháp tư liệu: Trên cơ sở kế thừa thành quả những nghiên cứu đitrước, Luận án sử dụng phương pháp tư liệu, thông qua việc sưu tầm, chọn lọc,đánh giá tư liệu để chắt lọc, hệ thống thông tin nhằm đưa ra những đánh giá và

minh chứng xác đáng vê sự phát triên của công nghiệp văn hóa Trung Quoc.

10

Trang 15

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Luận án sử dụng phương pháp này délàm rõ sự thay đổi về “điện mạo”của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc

theo yếu tố thời gian, đặc biệt là trước và trong bối cảnh nước này tăng cường

việc gia tăng sức mạnh mêm.

- Phương pháp phân tích và thống kê: Luận án sử dụng phương pháp nàyđể lý giải các lý do, nguyên nhân và minh chứng cho những biến đổi theo yếu tốthời gian của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua các cứ liệu có được vềcơ chế, chính sách, quan điểm, chủ trương của Chính phủ Trung Quốc, bằng cáclập luận lô- gíc, Luận án sử dụng phương pháp này nhằm phân tích bản chất, tínhchất của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, quan hệ tự thân bên trongngành cũng như giữa ngành với những lĩnh vực và bối cảnh khác bên ngoài.

- Phương pháp chuyên gia: Luận án sử dụng phương pháp này để tiếnhành phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia và những người hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp văn hóa, nhằm tranh thủ ý kiến đa chiều góp phần làm rõ chủ đề

nghiên cứu.

Kỹ thuật sử dụng:

Luận án sử dụng các phương pháp của khoa học xã hội trong phân tích,

đánh giá van đề như: Thống kê, mô ta, so sánh, đối chiéu két hợp với kĩ thuật

điều tra, khảo sát trong phần phân tích về tác động của công nghiệp văn hóaTrung Quốc tại thị trường Việt Nam.

4 NGUON TƯ LIEU

Luận án sử dụng các tư liệu được viết băng bốn thứ tiếng: Tiếng Việt,

tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật Tư liệu phục vụ Luận án chủ yếu từ các vănbản chính thống về đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các

công trình nghiên cứu chuyên sâu của học giả Trung Quốc, phương Tây và ViệtNam từ sách, tạp chí, tham luận hội thảo.v.v Số liệu sử dụng trong Luận án được

trích dẫn từ nguồn của Tổng cục Thông kê Trung Quốc, Báo cáo của Bộ ngành

11

Trang 16

liên quan và Báo cáo của các tô chức nghiên cứu nước ngoài vê tình hình kinh tê văn hóa — xã hội Trung Quôc.

-5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Đóng góp vé mặt lý luận: Luận án nghiên cứu tương đối toàn diện và cóhệ thống về sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ năm2002 đến nay, một trong những chủ đề mà ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứuđi sâu Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ thêm nhận thức về nội hàm “côngnghiệp văn hóa” — một khái niệm đến nay vẫn còn nhiều tranh luận trong giới học

giả và giới hoạch định chính sách Ngoài ra, luận án cũng đưa ra sự khu biệt giữa

hai khái niệm tương đối gần gũi nhưng khác biệt trong văn hoá là “sự nghiệp vănhoá” và “công nghiệp văn hoá” Đóng góp về mặt lý luận của luận án còn thê hiệntrong những phân tích hệ thống về chính sách phát triển ngành công nghiệp văn

hoá của Trung Quôc.

Đóng góp về mặt thực tién: Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ich chocông tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Trung Quốc nói chung, ngành côngnghiệp văn hóa Trung Quốc nói riêng Đồng thời, Luận án góp phần cung cấp các

minh chứng khoa học có tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách Việt

Nam trong quá trình xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

6 KET CÁU CUA LUẬN ÁN

Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, danh mụcbảng, danh mục hình và danh mục đồ thị, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham

khảo, Luận án sẽ gồm các chương như sau:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thông qua phương pháp tổng thuật và phân tích tư liệu, Chương 1 cuaLuận án tập trung tổng quan lại lịch sử nghiên cứu vấn dé của học giả trong vàngoài nước Ngoài những tác phẩm mang tính kinh điển về công nghiệp văn hóa,

Luận án chủ yêu diém luận các công trình được nghiên cứu từ dau thê kỷ XXI đên nay.

12

Trang 17

Chương 2: Công nghiệp văn hóa Trung Quốc: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 luận án tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc

nghiên cứu sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc Về cơ sở lý

luận, luận án di sâu phân tích nội ham “công nghiệp văn hóa”, dua ra phân loạivà đánh giá vai tro của ngành này Trong chương 2, Luận án con tập trung phân

tích bối cảnh tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá đặc biệt

chủ trọng bối cảnh gia tăng sức mạnh mém những năm dau thé kỷ XXI của TrungQuốc Về cơ sở thực tiên, luận án chú trọng phân tích xu thé phát triển ngành

công nghiệp văn hóa trên thế giới và một số mô hình tiêu biểu của Mỹ, Nhật Bảnvà Hàn Quốc.

Chương 3: Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc từnăm 2002 đến nay

Trọng tâm chương 3, Luận án tập trung phân tích những điểm nồi bật về

tình hình, thành tựu và hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa củaTrung Quốc Từ đó, Luận án đi sâu phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành

công nghiệp văn hoá Trung Quốc và lý giải nguyên nhân Mục tiêu của chương 3là dựng lên bức tranh ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong giai đoạn

nước này không ngừng day mạnh chiến lược gia tăng sức mạnh mém.

Chương 4: Triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc và

gợi mở cho Việt Nam

Chương 4 là chương cuối cùng của Luận án, tập trung những đánh giácủa Luận án về triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc

trong thời gian tới thông qua việc phân tích thời cơ, thách thức và những hướng

phát triển chính Đông thời từ kết quả nghiên cứu sự phát triển ngành công

nghiệp văn hoá Trung Quốc trong bồi cảnh gia tăng sức mạnh mém, bằng cáchnhìn tương quan biện chứng, Luận án dua ra một số gợi mở đối với sự phát triển

của ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.

13

Trang 18

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1 TINH HÌNH NGHIÊN CUU CUA HỌC GIÁ NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Học giả Trung Quốc

Bắt đầu từ năm 2000, sau khi Cục công nghiệp văn hoá trực thuộc Bộ Vănhoá Trung Quốc được thành lập, ngành công nghiệp văn hoá nước này đã chuyêntừ giai đoạn phát triển tự phát sang giai đoạn phát triển tự giác, có sự định hướngvà quy hoạch từ phía Chính phủ Đến nay, ngành công nghiệp văn hoá Trung

Quốc đã và đang được day lên nac thang phát triển mới “từng bước trở thành

ngành kinh tế trụ cột” (tức là ngành đóng góp khoảng 5% trong tổng GDP của cảnước).[146] Cùng với “sức nóng” đó, các nghiên cứu về ngành công nghiệp văn

hoá được các học giả Trung Quốc đặc biệt quan tâm Có thể nhìn nhận một cách

tong quan rang, việc nghiên cứu chủ đề công nghiệp văn hoá Trung Quốc có mộtsố đặc điểm nỗi bật sau: Thi nhất, trào lưu nghiên cứu vấn đề này bắt đầu nở rộ

từ năm đầu thế kỷ XXI - trùng khớp với giai đoạn phát triển của ngành côngnghiệp văn hóa 7 hai, phạm vi và chủ đề nghiên cứu tương đối phong phú,

đa dạng.

Qua các tài liệu tham khảo có thê thây, việc nghiên cứu vân đê này tại

Trung Quốc có thê được phân chia thành các hướng nghiên cứu chính sau:

Thứ nhất, hướng nghiên cứu mang tính lý luận về công nghiệp văn hóacủa các học giả Trung Quốc Trong hướng này, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi

sâu lý giải nội hàm “công nghiệp văn hóa”, chú trọng phân tích quan niệm của thégiới, quan niệm của Trung Quốc, cũng như đặt nó trong tương quan so sánh với

những khái niệm khác như “sự nghiệp văn hóa”, “văn hóa đại chúng” dé làm rõ

những tinh chất đặc biệt của ngành này Dién hình cho xu hướng này là các tácgiả như Lý Tư Khuất, Hồ Huệ Lâm, Hàn Tuan Vĩ.v.v Trong công trình “Kháiluận công nghiệp van hóa” (2È) (2007) [96], tác giả Lí Tư Khuất —Đại học Chiết Giang đã cho rằng, muốn phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp

văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh tông thê và tô chât văn hóa của người dân cân

14

Trang 19

phải nắm vững các cơ sở lý luận liên quan, bao gồm việc nghiên cứu thảo luậnkhái niệm, đặc điểm bản chất, phát hiện tính quy luật của vấn đề Theo đó, tác giả

đã chỉ ra các góc nhìn khác nhau khi lý giải nội hàm khái nệm “công nghiệp văn

hóa” Cụ thê như: Góc nhìn từ “sản phẩm và dịch vụ tinh thần”, góc nhìn từ “nộidung, ý nghĩa”, góc nhìn từ “tiêu chuân ngành nghề”, góc nhìn từ “hạt nhân bảnquyền” và góc nhìn “kết hợp giữa văn hóa và giải trí” Tác giả cho rằng cách địnhnghĩa và phân loại mà Cục Thống kê Trung Quốc đưa ra năm 2004 là góc nhìn từ

sự kết hợp giữa văn hóa và giải trí.

Nam trong hệ thong các cuốn sách về lý luận công nghiệp văn hóa, cònphải ké đến cuốn “Khái luận công nghiệp văn hóa” (CALF? LAE, 2005) [88]

của tác giả Hồ Huệ Lâm; công trình “Công nghiệp văn hóa học” (LMFT)

(2005) [97] của các tác giả Lưu Cát Pha, Nhạc Hồng Kỳ, Trần Hoài Bình haycuốn “Khái quát về công nghiệp văn hóa” (17 Yt†Ê) (2014) [87] của nhómtác giả Han Tuan Vĩ, Hồ Hiểu Minh - Đại học Trung Sơn Ngoài ra, liên quan đếnhướng nghiên cứu mang tính lý luận về công nghiệp văn hóa còn có một số bài

viết của các học giả trên các website Như bài viết “Nhận rõ những khó khăn

trong nghiên cứu lý luận công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (AEB HR BERS: nhBị SC Abr MY EE ve EF A BH Z 3Ÿ) (2009) [164] trên website www.cnci.gov.cn vabài viết “Công nghiệp van hoá Trung Quốc: Ly luận và kiến nghị chính sách” (

HỊ SCL Pe MY 4 34#šïa3 i S?§##1) [142] trên www.omsoyol.com v.v Hau hết

các bài viết đều trình bày khái quát những điểm lớn về công nghiệp văn hóa nhưkhái niệm, lịch sử phát triển, những khó khăn còn tồn tại trong quá trình nghiêncứu lý luận Mặc dù các bài viết mới chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu ngắn

song cơ bản đã phác họa những nét nôi bật của tình hình nghiên cứu mang tính lý

luận về công nghiệp văn hóa ở Trung Quôc.

Nhìn chung, trong hướng nghiên cứu thứ nhất này mặc dù số lượng chưa

phong phú song chất lượng các công trình, bài viết tương đối sâu sắc, đề cập

nhiêu khía cạnh vê công nghiệp văn hóa Tác giả cho răng, những nghiên cứu này

15

Trang 20

có giá tri lớn trong việc xây dựng nên tang ly luận vê công nghiệp văn hóa của

Trung Quốc.

Thứ hai, hướng nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp vănhóa Trung Quốc Day là góc tiếp cận mang tính truyền thống, được nhiều học giảtập trung khai thác với hai khía cạnh chính: M6t /à, những công trình chủ yêu

phân tích chính sách vĩ mô của Nhà nước; Hai là, những công trình đi sâu vào

chính sách một ngành, một lĩnh vực cụ thé bên trong.

Tiêu biểu cho khía cạnh thứ nhất, nghiên cứu chính sách tổng thể có các

công trình như: Công trình “Chính sách công nghiệp văn hóa và nghiên cứu sự

phát triển của công nghiệp văn hóa” (AGT? ERS TL RR)(2011) [98] do tác giả Âu Dương Kiên chủ biên; cuốn “Nghiên cứu chính sáchcông nghiệp văn hóa sáng tạo Trung Quốc” (FE *.?*Yk8l|3fLZ§ OT FE)

(2012) [82] của tác giả Trần Hồng Ngọc, Viện Khoa học Xã hội Bắc Kinh và

một số bài viết liên quan như: Chính sách công nghiệp văn hóa của Trung Quốc(® 4t?) (2006) [181] của tác giả Chu Hoà Quân, Thdi độ và chínhsách của Chính phủ Trung Quốc đổi với sự phát triển của công nghiệp văn hóa

(FE EBB XỊ 2 HE SC ML A AS EEL) (2008) [147] của tác giả Vương Vinh

Chương, Những sự kiện lớn về chính sách công nghiệp văn hóa Trung Quốc (th

FE] CLP VBE KF id) (2009) [124] của tác giả Tào Dương.

Trong đó, cuôn “Nghiên cứu chính sách công nghiệp văn hóa sáng tạo

Trung Quốc” (FE SCL FAL GT LR FE) (2012) [82] của tác giả Trần HồngNgọc đã đi sâu phân tích về bối cảnh, nội hàm, đặc trưng, chủ thể, cơ cấu, hạn chế

của công nghiệp văn hóa sáng tạo; đồng thời, tác giả tổng kết những thành tựubước đầu trên phương diện chính sách cổ vũ sáng tạo của Trung Quốc Tác giả

cho rằng, hiện nay, công nghiệp văn hóa Trung Quốc đang ở vào thời kỳ pháttriển mạnh mẽ và giai đoạn then chốt của quá trình chuyên đổi Từ bài học kinhnghiệm về chính sách sáng tạo công nghiệp văn hóa của các nước, tác giả đã phântích nội dung và các tầng bậc về chính sách sáng tạo liên quan, qua đó kiến nghịvề việc xây dựng hệ thống chính sách phát triển công nghiệp văn hóa lấy sáng tạolàm linh hồn Theo tác giả, người Trung Quốc không thiếu tinh thần sáng tạo, cáithiếu là môi trường sáng tạo, thể chế sáng tạo Và sáng tạo phải bắt đầu từ việc

16

Trang 21

giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề tồn đọng ảnh hưởng và trói buộc sự pháttriển của công nghiệp văn hóa Đây là một công trình có giá trị lý luận học thuật

và tham khảo thực tiễn hữu ích.

Còn tác giả Âu Dương Kiên trong công trình “Chính sách công nghiệpvăn hóa và nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp văn hoa” (CALF BRS

Y8 J#U†?š) (2011) [98] đã khái quát tương đối đầy đủ và sâu sắc về

chính sách phát triển nhóm ngành này của Chính phủ Trung Quốc Đặc biệt, tácgiả còn chú trọng đến việc phân tích thuộc tính kinh tế và văn hóa của côngnghiệp văn hóa cũng như nhấn mạnh đến tác động của những nhóm thuộc tínhnày đối với việc hoạch định chính sách Công trình cũng đưa ra những kiến nghịcủa tác giả trong việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển công nghiệpvăn hóa Ngoài ra, bài viết Nghiên cứu chính sách công nghiệp văn hóa TrungQuốc (“PEI SCP LER FT) (2006) [121] của tác giả Bạch Trọng Nghiéu cho

răng hiện nay công nghiệp văn hóa Trung Quôc chỉ mới ở giai đoạn đâu của quá

trình phát triển, vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề Do vậy,cần phải xây dựng hệ thống chính sách công nghiệp văn hóa có hiệu quả từ đóthúc đây công nghiệp này phát triển hơn nữa.

Trong khía cạnh thứ hai, các nghiên cứu tập trung phân tích một chính

sách cụ thé đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc Tiêu biêu

có bài Vai trò của nhân tài trong việc thúc day công nghiệp văn hoá phát triển

(DURE SC LP MY Re EAS AA 4†#) [159] của hai tác giả Hình Quân và Phạm Lệ

Quyên Bài viết cho rang “nhân tài là tài nguyên thứ nhất đối với sự phát triển

của công nghiệp văn hóa” Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân mà nhân

tài công nghiệp văn hóa vẫn còn thiếu hụt Từ đó, bài viết đưa ra hai biện phápnhằm nâng cao vai trò của nhân tài trong sự phát triển của công nghiệp văn hóa:

Thứ nhất là day mạnh đào tạo, bồi dưỡng toàn diện tố chất nhân tài; thir hai là

tăng cường quản lý, tối ưu hóa môi trường trưởng thành của công nghiệp văn hóa.

Cũng trong khía cạnh này, chúng ta còn phải ké đến bài viết Nghiên cứu chính

sách thuế dé thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa (few LMT WCE

KIA BLE SE FE) (2011) [126] trên website www.jyds.gov.cn, bài Chính sách hỗ

trợ của ngành bảo hiểm doi với sự phát triển của công nghiệp văn hóa (#9 3%

FEC ML A RE BU HH ) (2011) [151] trên website www.yykj.org/webceta.

Như vậy, trong hướng nghiên cứu thứ hai này bao gồm hai khía cạnh cụ

thé: Thier nhất, các nghiên cứu về chính sách phát triển của công nghiệp văn hóa

17

Trang 22

mang tâm vĩ mô của Chính phủ Trung Quoc; thir hai, các bài viét di sâu tìm hiệu

những chính sách cụ thê hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp văn hóa.

Hướng nghiên cứu thứ ba là các công trình, bài viết về hiện trạng phát

triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc Trong hướng nghiên cứu này, cáchọc giả Trung Quốc tập trung vào hai khía cạnh chủ yêu gồm: Thi nhát, tông kếtquá trình phát triển của công nghiệp văn hóa trong gần 40 năm cải cách mở cửa;thứ hai, di sâu vào thực trạng trong từng giai đoạn và từng năm cụ thê.

Trong khía cạnh thứ nhất, các tác giả chủ yếu tập trung khái quát lạinhững thành tựu, hạn chế của công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong chặng

đường từ năm 1978 đến nay Đa số các học giả đều thừa nhận sự phát triển của

công nghiệp văn hóa là một điểm nhấn quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn

hóa những năm qua của Trung Quốc Về việc phân chia giai đoạn phát triển

ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, mỗi học giả từ góc nhìn của mình lại cónhững quan điểm riêng Song, giai đoạn được các học giả cho là phát triển mạnhmẽ của công nghiệp văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ những năm 2009 đến nay —sau khi “Quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa” ra đời Một số bài viết tiêubiểu như: Bài viết Thanh tựu về công nghiệp văn hóa sau 30 năm cải cách mở

cửa (L*ÈE7†]# 30 fE3⁄{VL?YtgÈ3) (2008) [160] của tác giả Tuyết Dã; bài viết

Công nghiệp văn hóa 30 năm cải cách mở cửa — Nhìn lại và triển vọng (0*®:7†WK 30 #£ W.1L7> 1k BỊ li & Bí 5t FEB) (2009) [149] của tác giả Vương VĩnhChương: bài viết “Nhìn lại sự phát triển và hiện trạng của công nghiệp văn hóa

trong thời kỳ moi” (II HSC ML AG J& BỊ eS LAK) (2008) [125] của tác giả

Trình Huệ Triết.

Trong khía cạnh thứ hai, những nghiên cứu đi sâu phân tích tình hình

trong từng năm hoặc từng giai đoạn cụ thể Năm 2008 là năm đánh dâu mốc 30năm cai cách mở cửa của Trung Quốc, đó là năm tổng kết lại một chặng đườngquan trọng trong sự phát triển của dân tộc Trung Hoa Do vậy, đây cũng là nămtập trung nhiều công trình bài viết của giới nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế - xã

hội, trong đó có công nghiệp văn hóa Đầu tiên phải kể đến cuốn “Báo cdo phát

18

Trang 23

triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc năm 2008” (2008 FEI SCF J‡

‡†K#z) (2008) [113] của ba tác giả Trương Hiểu Minh, Hồ Huệ Lâm và ChươngKiện Cương Công trình này vừa là những phân tích vĩ mô về hình thức phát triểncủa công nghiệp văn hóa Trung Quốc, đồng thời vừa là báo cáo hàng năm về cácngành nghề cụ thé của ngành này Cùng tác giả và cùng dang tác phẩm, còn có“Báo cáo phát triển công nghiệp văn hóa 2012 - 2013” [110] tập trung các báocáo về tình hình phát triển công nghiệp văn hóa trong năm 2012, phương hướngnăm 2013 Ngoài ra, các bài viết “Báo cáo điều tra về sự phát triển của côngnghiệp văn hóa Trung Quốc năm 2009” (2009 42 3c 1677 WL AE A TAR HF)

(2009) [131] của tac giả Pham Chu — Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghiệp

văn hóa của Đại học truyền thông Trung Quốc; tác giả Nông Vọng Thư với bài“Suy nghĩ và kiến nghị về hiện trạng công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (FF

RSC KPA AURA 5 EDD [146] Mặc dù khang định công nghiệp văn hóa

Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn song các tác giả vẫn nhấn mạnh

đây chỉ mới là giai đoạn khởi đầu và đề xuất một số đối sách cả trong lý luận vàthực tiễn nhằm phát triển công nghiệp văn hóa hơn nữa.

Công trình nghiên cứu công nghiệp văn hóa Trung Quốc theo từng giai

đoạn có Mui năm công nghiệp văn hóa Trung Quốc (t1! 'W-{L7}-†-#£ 1999 —

2009) (2010) [85] của tác giả Trần Thiéu Phong và Chu Gia Đây là công trình

đề cập đến nhiều khía cạnh trong giai đoạn được coi là có nhiều bước phát triển

mang tính đột phá của công nghiệp văn hóa Trung Quốc Như tác giả đã chia sẻ,cuốn sách này không phải là một cuốn giáo trình về lịch sử công nghiệp văn hóahay công trình sử tìm hiểu về công nghiệp văn hóa, mà là tuyển tập những bài họckinh nghiệm từ sự phát triển của một số ngành lấy chủ thé thị trường làm trungtâm, làm rõ diễn biến chính sách phát triển ngành nghề cũng như quan điểm hữu

ích và cách làm hay từ các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau Ngoài ra, còn

một số nghiên cứu mang tính dự báo như “Hướng tới năm 2020, công nghiệp văn

hóa trong 10 năm toi’? (IR[IR 2020, PE #{tƑ>L3r-†-ÝE) (2011) [103] của tác

giả Hướng Dũng (trình bày tại Hội thảo cùng tên do Dai học Bắc Kinh tô chức).

19

Trang 24

Công trình nhìn lại diễn biến và thực trạng xây dựng công nghiệp văn hóa củaTrung Quốc cũng như hướng tới bức tranh phát triển ngành nghề này trong 10

năm tới Ngoài ra, công trình này còn đề cập đến những vấn đề nóng và mới như:

“Giấc mộng Trung Quốc - kế thừa dân tộc và tầm nhìn quốc tế”, “sáng tạo hòahợp - bảo tồn đi sản và phát triển liên tục”, “Đôi cánh tiền tệ - chính sách vốn vàchấn hưng ngành nghề”.v.v Công trình là tập hợp quan điểm của nhiều chuyên

gia nghiên cứu về công nghiệp văn hóa Trung Quoc va thê giới.

Hướng nghiên cứu thứ tư mà Luận án muốn đề cập đến trong phan

tong thuật về tình hình nghiên cứu công nghiệp văn hóa tại Trung Quốc lànhững nghiên cứu đặt công nghiệp văn hóa trong bối cảnh cụ thé, ở một giai

đoạn lịch sử nhất định như: Gia nhập Tô chức thương mại thế giới (WTO) haygiai đoạn Trung Quốc điều chỉnh phương thức phát triển kinh tế, hướng tới trạngthái “bình thường mới”, đặc biệt gần đây là chiến lược “Vành đai và Con đường”.

Trong chủ dé này, trước tiên phải kể đến cuốn “Toàn cau hóa và pháttriển công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (%#R{t.tj'Ð lv RE) (2006)

[119] của hai tác giả Trịnh Quảng Văn, Từ Khánh Văn Cuốn sách bắt đầu từnhững van đề như bối cảnh, khung lý luận, quy luật phát triển của công nghiệpvăn hóa Trung Quốc, từ đó phân tích hoàn cảnh phát triển, phác họa những ưunhược của công nghiệp văn hóa Đồng thời các tác giả cũng tham khảo sự pháttriển công nghiệp văn hóa nước khác, qua đó đề xuất các đối sách liên quan choTrung Quốc Có thê nhận thấy rằng đây là một bức tranh chung tương đối rõ nétvề sự ra đời, phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ lý luận đến thực

tiễn Ngoài ra, chúng ta còn phải ké đến cuốn “Ban luận về công nghiệp văn hóa

Trung Quốc trong bối cảnh toàn cau hóa” (42 PRWEB FP 1t?)(2006) [91] do tác giả Tưởng Hiểu Lệ chủ biên Tác giả cho rằng thế kỷ XXImang đến “mia xuân mới” cho công nghiệp văn hóa Trung Quốc Cuốn sách

không chỉ nhìn lại chặng đường đã qua mà còn di sâu phân tích hiện trang cũngnhư đưa ra các dự báo cho sự phát triên của công nghiệp văn hóa của Trung Quôc.

Nếu như gia nhập WTO là sự kiện quan trọng trong thập niên dau thé kỷ

20

Trang 25

XXI thì bước sang thập niên thứ hai, việc Trung Quốc chuyển đổi mạnh mẽphương thức phát triển đất nước là boi cảnh đáng chú ý, được các học giả quan

tâm Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa với nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế,

nhưng cũng không ít hậu quả về xã hội, môi trường, Trung Quốc đang phải đầymạnh chuyền đổi về phương thức phát triển, hướng tới trạng thái bình thường mới,với mức tăng trưởng một con số Công nghiệp văn hóa với những lợi thế ngành

nghề ưu việt, có vai trò không nhỏ trong việc da dạng hóa cơ cau kinh tế Trung

Quốc và là một trong những mũi nhọn dé chuyển đổi phương thức tăng trưởng

của nước này.

Cuốn “Trạng thái bình thường mới phát triển công nghiệp văn hóa”"(À1W,

7?2\tJ&%ï3# &) (2015) [93] của nhóm tác giả Lai Vi Duy, Dương Hiếu Đông

và Hoàng Vũ là một trong những công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này.Cuốn sách trên cơ sở sự phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc trongtrạng thái bình thường mới, đã chỉ ra những trở ngại đồng thời kiến nghị giải phápđể thúc đây cải cách thể chế quản lý văn hóa, tích cực xây dựng hệ thống thị

trường văn hóa hiện đại, tăng cường mức độ hỗ trợ trong chính sách sáng tạo,

từng bước giải quyết những mâu thuẫn bên trong của quá trình chuyền đổi thé chế

doanh nghiệp Qua đó, công trình đã đưa ra những tham khảo nhất định đối vớichính phủ và các bộ phận liên quan, chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển công

nghiệp văn hóa trong trạng thái bình thường mới Ngoài ra, công trình cũng có

những phân tích sâu về ngành dịch vụ mạng, xuất khâu điện ảnh Trung Quốc vànghiên cứu trường hợp về công nghiệp văn hóa ở thành phố Thượng Hải, Bắc

Kinh và Thâm Quyến.

Nhắc đến Trung Quốc trong thời đại Tập Cận Binh thì không thé khôngnhắc tới chiến lược “Vành đai và Con đường” — một đại chiến lược mở rộng thị

trường và tăng cường kết nối A — Âu của Trung Quốc Chiến lược “Vành dai và

Con đường” đã mở ra cơ hội phát triển thị trường cho nhiều lĩnh vực bao gồm cảngành công nghiệp văn hoá Hướng nghiên cứu về sự phát triển của ngành côngnghiệp văn hoá trong chiến lược Vành đai và Con đường cũng thu hút sự quantâm của các học giả Trung Quốc.

21

Trang 26

Bài viết “Thách thức của công nghiệp văn hoá trong “Vành đai và Conđường', một số kiến nghị đối với sự phát triển của công nghiệp văn hoá TrungQuốc” (ii BR EY SC ee BT BI SCG MY CRE EQ) (2017)

[186] của tac giả Sái Thượng Vĩ đã chỉ ra mối quan hệ giữa chiến lược Vanh daivà con đường với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trong đó, tác giảcho rằng, “Vành đai và con đường” không chỉ là một chiến lược kinh tế, đó cũng

là chiến lược về văn hoá, bao gồm cả về công nghiệp văn hoá Trong bài viết, tác

giả cũng chỉ ra những thách thức của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc nhưnền kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại dẫn đến sự thu hẹp của thị trườngvăn hoá, sự khác nhau về quan điểm giá trị, chính sách văn hoá, bản quyên

giữa các quốc gia dọc tuyến đường Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến

nghị như: Tăng cường nghiên cứu nhu cầu thị trường văn hoá để đưa ra nhữngchính sách mang tính khả thi, xây dựng các Quỹ về Công nghiệp văn hoá con

đường tơ lụa để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường khai thác thị trườngquốc tế, coi trọng công tác bản quyền, xúc tiến việc xây dựng Trung tâm bảo về

và phát triên bản quyên “Tơ lụa” đê bảo vệ lợi ích các bên liên quan.v.v.

Như vậy, những nghiên cứu về ngành công nghiệp văn hóa ở một bối cảnh

phát triển cụ thể đã cho thấy được sự vận động của nó trong quá trình chuyên biếnchung của cả Trung Quốc Phát triển ngành công nghiệp văn hóa cũng sẽ là điểmnhắn mới trong quá trình Trung Quốc điều chuyên phương thức phát triển của nềnkinh tế.

Hướng nghiên cứu thứ năm là những nghiên cứu đặt công nghiệp văn

hóa trong chién lược gia tang sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc, với hai

khía cạnh: M6t ld, những đánh giá chung; Hai /à, những nghiên cứu về đi sâu vàomột ngành cụ thể.

Trong khia cạnh thứ nhất, hau hết các bài viết đều nhấn mạnh côngnghiệp văn hóa là một trong những công cụ quan trọng để nâng cao sức mạnh

mêm văn hóa Trung Quốc Tiêu biêu có bài “Phát triển công nghiệp văn hóanâng cao sức mạnh mêm quốc gia" {L7 AEF BRAKE J) (2009)[169]

tại website: www.wenming.cn Bên cạnh việc nhân mạnh tâm quan trọng của văn

22

Trang 27

hóa đối với sức mạnh mềm, tác giả chủ yếu đi sâu làm rõ sức sản xuất văn hóa, cơ

sở hình thành và phát triển của công nghiệp văn hóa đồng thời chỉ ra những đốisách nhằm tăng cường sự phát triển của công nghiệp văn hóa Một số nghiên cứukhác lại coi công nghiệp văn hóa là một “vai diễn” mới của sức mạnh mềm Bài

viết “Công nghiệp văn hóa: ‘vai diễn mới của sức mạnh mém” (K4WJ?°YL: FRE

719378) (2010) [155] trên báo mạng http://www.whcycy.org là cuộc phỏngvan của phóng viên Vương Vi Dân với giáo sư Trần Thiéu Phong - Phó Việntrưởng Viện nghiên cứu công nghiệp văn hóa Bắc Kinh Bài viết đã cho thấy cáinhìn tong quát về khái niệm công nghiệp văn hóa, tình trạng phát triển cũng nhưnhững kiến giải của giáo sư Trần Thiéu Phong đối với việc xây dựng những tậpđoàn công nghiệp văn hóa mạnh, tích cực đưa sản phâm văn hóa “đi ra ngoài”.Cũng trong khía cạnh này, bài viết “Vai diễn sức mạnh mêm của công nghiệp văn

hóa” (W{ÈƑ>YLJ#Z*X 2#.) (2010)[183] của tác giả Chúc Hung Bình nhấn

mạnh vai trò của công nghiệp văn hóa đối với sự gia tăng sức mạnh mềm văn hóa.Tác giả cho rằng, trong thời đại ngày nay công nghiệp văn hóa trở thành nội dungquan trọng và lĩnh vực chủ yếu trong phát triển văn hóa và cạnh tranh sức mạnhmềm Bài viết cũng chỉ ra rằng phải thông qua nhiều con đường và biện pháp déthúc đây sự phát triển của sự nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa Học hỏikinh nghiệm của các quốc gia phát triển đi trước là một trong những cách thức

van có bước phát triển đột phá trên các lĩnh vực như xuất bản, điện ảnh, truyền

hình, hoạt hình Điều đó đã chứng tỏ, công nghiệp văn hóa là ngành có tiềm lựcphát triển đặc biệt, đang từng bước trở thành điểm tăng trưởng kinh tế mới, ngànhthen chốt trong việc điều chỉnh kết cấu kinh tế Hai tác giả Chương Dong và Liêu

Hiểu Xuyến với bài viết “Tăng cường công nghiệp văn hóa, xây dựng sức mạnhmêm ” (71 CALE FT HERR E TJ) (2010) [161] đã khang định công nghiệp văn

hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của xã hội ngày nay và là mộttrong những tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của một quốc gia Thông qua việcphân tích mối quan hệ giữa công nghiệp văn hóa và kinh tế quốc dân, bài viết đã

23

Trang 28

chỉ ra rằng phát triển công nghiệp văn hóa là con đường cần thiết dé đáp ứng nhucầu văn hóa tinh thần của người dân trong xã hội XHCN; đồng thời đó còn là

bước đi đê thúc đây việc điêu chỉnh cơ câu kinh tê và kêt câu ngành nghê.

Trong khía cạnh thứ hai, các nghiên cứu tập trung chỉ rõ vai tro của mot

ngành cụ thể trong tương quan với việc gia tăng sức mạnh mêm của Trung Quốc,

tiêu biểu là những nghiên cứu về ngành công nghiệp trò chơi điện tử Các nghiêncứu tiêu biêu gồm có: “Biểu hiện và vận dụng văn hoá truyền thong Trung Quốc

trong Game Online” (FFE St CHG FE PA 28 ie Me 1h 121532 H]) (2010) của

tác giả Từ Xuân Hà [104], “Nghiên cứu cách vận dung văn hoá truyền thống

Trung Quốc trong Game Online” (FFE FE 2 SCL TE PA 28 Ui ee PA HÌ ĐE7)

(2013) của tac giả Ngô Quan Hoa [102] hay công trình “Luận đàm về ngànhgame và việc nâng cao sức mạnh mêm văn hoá” (VOPA 24 UF GAR LRA

W451) (2013) của tác giả Tần Dương Dương [99].

Trong đó, công trình “Luận đàm về ngành game và việc nâng cao sứcmạnh mém văn hod” (104 2B HERS BRB SK SE 2) 9##7E) (2013) của tác giảTần Dương Dương là một tiêu biểu Tác giả cho rằng, với tư cách là phương thứctruyền tải văn hoá, sản phẩm game hàm chứa hình thái ý thức và chế độ văn hoá

của mỗi một quốc gia, do vậy ở một phương diện nào đó, nó hoàn toàn phát huy

vai trò sức mạnh mềm của mình Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật,

Hàn , ngành game không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà nó còn có ảnh hưởng vềnhân sinh quan, giá trị quan, thế giới quan đối với người chơi đặc biệt là thanhthiếu niên Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, tác giả cho rằng, mét mặt, thị trường

game nước này cũng đang bị giá trị quan của game nước ngoài uy hiếp; mặt khác,

game trong nước lại chưa có được ưu thế cạnh tranh nồi bật, đặc biệt chưa hamchứa được hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa nên chưa góp phần định hình nhânsinh quan cho giới trẻ chơi game Thông qua những phân tích về kinh nghiệm giatăng sức mạnh mềm từ ngành game của các nước trên thế giới, tác giả đã làm rõnhững hạn chế của Trung Quốc trong phương diện này đồng thời đưa ra bài họckinh nghiệm và đối sách tương ứng.

24

Trang 29

Ngoài ra, công trình “Nghién cứu cách vận dụng văn hoá truyền thốngTrung Quốc trong Game Online” của tác giả Ngô Quan Hoa lại chỉ ra tam quan

trọng của Game Online trong việc phát huy văn hóa truyền thống Tác giả cho

rằng, hiện nay quá trình quảng bá văn hoá của Trung Quốc đang gặp phải hai vấnđề: Thứ nhất, phương pháp quảng bá chưa được toàn diện, thiếu đi ý tưởng; thirhai, sự xâm nhập của văn hoá ngoại lai ngày càng nghiêm trọng Do vậy, cần thiết

phải có một phương thức truyền bá mới để bảo vệ, phát huy văn hoá dân tộc.

Game online với tư cách là mũi tiến công mới của văn hoá đại chúng, sẽ đưa đếnmột không gian truyền bá văn hoá truyền thống Trung Quốc mới Từ cách tiếpcận đó tác gia đã đi sâu phân tích hai phương diện: Thi nhất, làm rõ sự vận dụng

văn hoá truyền thống trong ngành game online thông qua bốn yếu tổ gồm cách

thể hiện, các yếu tố, nguyên tắc-phương pháp và trường hợp cụ thê trong “Thiênhạ 3”; thi hai, đi sâu phân tích, bình luận về vai trò truyền bá văn hoá truyềnthống Trung Quốc trong Game Online thông qua phân tích tính tất yếu, tính khả

thi và những vấn đề còn gặp phải trong quá trình này Tác giả khăng định rằng,

thông qua game dé phát huy văn hoá Trung Quốc là một phương thức hiệu quả,thé hiện tính tat yếu của thời đại.

Có thé thấy, trong hướng nghiên cứu này, đa phần các nhà khoa học đềuđánh giá cao vai trò của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc đối với chiếnlược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, đặc biệt là việc chuyền tải các giá trị vàthông điệp văn hóa truyền thống ra bên ngoài Do vậy, công nghiệp văn hóa được

các nhà khoa học coi là “vai diễn mới”, “bản lĩnh cứng” của sức mạnh mêm.

Hướng nghiên cứu thứ sáu là hướng nghiên cứu đặt sự phát triển của

công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong tương quan với nên công nghiệp văn

hóa các nước trên thế giới Tiêu biêu là công trình “Báo cáo thị trường văn hóaquốc tế” (E|bR'-{LT323‡#4 TS) (2013) [94] của tác giả Lý Hoài Lượng Sau 30

năm cải cach mở cửa, nên kinh tê Trung Quoc đã đứng thứ hai thê giới, song sứcảnh hưởng về yêu tô văn hóa trong phạm vi toàn câu chưa thê theo kip Nói vê

thực trạng xuât khâu của văn hóa Trung Quoc, tác giả nhận định rang: “Sâm to

nhưng mưa nhỏ”, chính phủ coi trọng, xã hội quan tâm, hoc gia thảo luận sôi nỗi

25

Trang 30

song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn Theo tác giả, muốn nghiên cứu làmthế nào dé văn hóa Trung Quốc đi ra ngoài thì bắt buộc phải định vị được vi trí

của ngành công nghiệp văn hóa nước này trong thị trường quốc tế Trong công

trình nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế gây trở ngại đối với quátrình xuất khẩu của sản phẩm văn hóa Trung Quốc, tiêu biéu là van đề cơ chế thitrường và quản lý của Nhà nước Mặt khác, tác giả cũng cho răng, các công trình

xuất khẩu văn hóa hiện nay của Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào sự điều phối

của Nhà nước, mang nặng tính sự nghiệp văn hóa hơn là công nghiệp văn hóa.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường văn hóa quốc tế, tác giả kiến nghị: Khôngphải cứ sản phâm đậm ban sắc dân tộc là đây mạnh xuất khẩu, mà phải nghiên

cứu mức độ tiếp nhận của thị trường trong và ngoài nước Nhật Ban là một điển

hình Mặc dù, kịch Kabuki được coi như quốc túy của Nhật Bản, được đông đảokhán giả yêu thích song sản phẩm xuất khẩu chiến lược của ngành công nghiệp

văn hóa Nhật lại là hoạt hình Thực tế cho thấy, Nhật Bản đã thành công, trong

nhiều năm liền, tỉ trọng của hoạt hình Nhật luôn chiếm một nửa tổng kim ngạchngành hoạt hình thế giới.

Tiếp theo, học giả Triệu Kiến Quốc với cuốn “Chiến lược cạnh tranh

quốc tế của công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (2013)[115] cũng có cùng một

hướng nghiên cứu với học giả Lý Hoài Lượng Công trình này tập trung phân tích

ba chiến lược lớn trong cạnh tranh quốc tế của công nghiệp văn hóa Trung Quốc

gồm: Chiến lược nâng cao sức mạnh mềm, chiến lược nâng cao vốn văn hóa quốc

gia và chiến lược kinh doanh văn hóa Trong đó, mục đích cốt yếu của chiến lượcthứ nhất là nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc, gia tăng sức ảnh hưởng của vănhóa Trung Quốc Chiến lược thứ hai nhăm phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống, đưa các biểu tượng văn hóa truyền thống trở thành động lực trí tuệ, nguồn

gốc sáng tạo và nội hàm tinh thần cho sự lớn mạnh của công nghiệp văn hóa Vàchiến lược cuối cùng chính là thông qua sự truyền bá văn hóa, làm cho văn hóaTrung Hoa trở thành một bộ phận quan trọng trong kết câu văn hóa thé giới.

Trong một nghiên cứu khác về “So sánh chính sách công nghiệp văn hóacủa Mỹ và Trung Quốc” (Culture Industry Policy in China and the United States:

26

Trang 31

A Comparative Analysis) (2009) [62] các học giả Guan Ping Qin, Hao Wei, Xi

Wang đã chi ra những khác biệt về qua trình phát triển của ngành công nghiệpvăn hóa và chính sách phát triển ngành này giữa hai nước Việc so sánh giữa Mỹva Trung Quốc, nhất là từ góc độ chính sách công nghiệp văn hóa, là không hề dédàng, bởi hai nước này khác nhau từ hệ thống chính trị, xã hội cho tới văn hóa,song đều cùng mong muốn trở thành người chơi chính trong nền kinh tế toàn cầu.Trong khi Mỹ dẫn đầu thế giới về môi trường mà trong đó có sự can dự của thịtrường tự do nhiều hơn sự can dự của nhà nước, thì Trung Quốc lại tiêu biểu chomột môi trường chuyên tiếp với các thé chế văn hóa — trước đây chủ yếu được tàitrợ trực tiếp từ ngân quỹ nhà nước — đang áp dụng phương thức kết hợp giữa

doanh nghiệp và trợ cấp Điều này cho thấy Trung Quốc phần nào đã có những

thay đối về nhận thức phát triển, coi văn hóa là hướng di mới trong chiến lượcphát triển kinh tế.

Như vậy, hướng nghiên cứu thứ sáu đã cho thấy, trong tương quan với thị

trường thế giới, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc vẫncòn tương đối yếu Những van dé về thé chế, vai trò can thiệp của Nhà nước tronghoạt động sáng tạo là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể sức sản

xuât của các ngành văn hóa Trung Quôc.

Hướng nghiên cứu cuối cùng là hướng nghiên cứu về ngành công

nghiệp văn hóa dân tộc thiểu số Nằm trong chủ đề về phát triển và tăng trưởngbền vững, với một quốc gia có đến 56 dân tộc cùng chung sống, giá trị văn hóa

phong phú đa dạng, đối với Trung Quốc, mảng nghiên cứu về công nghiệp vănhóa các dân tộc thiêu số rất được chú trọng Công trình “Cương yếu lý luận về

công nghiệp văn hóa dân tộc” (FGI X417*}†?*)(2014)[84] của các tác giả

Tran Khánh Đức, Đặng Vũ và Phan Xuân Mai là công trình tiêu biểu cho hướngđi này Từ góc nhìn dân tộc học, cuốn sách đã đưa ra một số van đề mang tính lý

luận cơ bản trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa Luận điểm quan trọng mà các tác

giả đưa ra là: Khi chúng ta đối diện với thực tế là văn hóa (biểu đạt thông qua

hình thức sản phẩm, và ứng dụng thông qua hình thức vốn) được sản xuất rộng rãitrong xã hội đương đại thì nên chăng phải lay tính chất co ban và đặc điểm nỗi bật

27

Trang 32

của sản phẩm văn hóa làm cơ sở, nhằm đưa ra khung lý luận hữu dụng đối vớithực tế này? Cuốn sách này còn đi sâu phân tích các vấn đề cơ bản của xã hội

trong quá trình sản xuất công nghiệp văn hóa Lần lượt từ góc độ sản phẩm văn

hóa và ngành công nghiệp văn hóa, đi theo mạch trưởng thành của công nghiệp

văn hóa dân tộc, cuốn sách đi sâu phân tích các vấn đề như địa điểm sản xuất,phân loại, phương thức tô chức thị trường, biéu đạt mang tính xã hội, an ninh văn

Tom lại, từ những tài liệu tiếp cận được, luận án nhận thay tinh hình

nghiên cứu vấn đề công nghiệp văn hóa của các học giả Trung Quốc phong phú

về chu dé, da dạng về nội dung, đề cập đến nhiều van đề cốt lõi của ngành Bay

hướng nghiên cứu chính từ lý luận đến thực tiễn đã dựng nên bức tranh tông hợp,nhiều màu sắc, góc độ về ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc Mặc dù, ra đời

tương đối muộn so với khu vực và thế giới, song ngành công nghiệp văn hóaTrung Quốc đang thé hiện vai trò ngày càng quan trong trong cả hai lĩnh vực kinh

tế và văn hóa.

1.1.2 Học giả ngoài Trung Quốc

Cùng với sự hấp dẫn của đất nước có nền văn hóa, văn minh lâu đời,

những nghiên cứu về ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc cũng là chủ đề thu

hút sự quan tâm của học giả nước ngoài Thông qua những tài liệu tiếp cận được,

Luận án nhận thay ba hướng nghiên cứu nồi bật của học giả các nước phương Tây

vê ngành công nghiệp văn hóa nước này:

Thứ nhất, hướng nghiên cứu mang tính lý luận về ngành công nghiệpvăn hóa Trong hướng nghiên cứu này, Luận án chủ yếu đi sâu điểm luận lạinhững nghiên cứu mang tính kinh điển về công nghiệp văn hóa của các học giả

được coi là cha đẻ của khái niệm này Công trình tiêu biểu trước tiên phải kể đếnlà cuốn “Biện chứng của sự khai sáng” (Dialectic of Enlightenment), xuất bản

năm 1947 [77] tại Amsterdam của hai triết gia người Đức Theodor W.Adorno và

Max Horkheimer Trong đó, chương sách “Công nghiệp văn hóa: Sự khai sang

lừa dối đại ching” (The Culture Industry: Enlightenment as Mass Deception) đã

28

Trang 33

tập trung phân tích sự ra đời của “công nghiệp văn hóa” dưới sự tác động của

cuộc cách mang công nghiệp lần thứ hai với những sáng chế ở ngành in và hơi

nước Ngay từ đầu, nó là khái niệm mang tính phê phán sâu sắc Adorno phê bình

công nghiệp văn hóa thông qua việc các nhà sản xuất kiểm soát từ trên xuống, cắtxén bất cứ hi vọng nào mà văn hóa “nảy sinh tức thì từ chính quần chúng”.Adorno đã thay thế văn hóa đại chúng thành công nghiệp văn hóa dé diễn tả rằngvăn hóa đại chúng không có nghĩa là nó đến từ đại chúng mà nó được sản xuất

cho đại chúng Adorno nói một cách mỉa mai rằng, khi những hình thức văn hóa

hay tác phẩm nghệ thuật bị biến thành hàng hóa nhăm tạo ra lợi nhuận cho ngườisáng lập ra nó thì lợi nhuận trở nên quan trọng hơn những biểu hiện nghệ thuật.Mặt khác, Horkheimer va Adorno cũng nhắn mạnh, đặc tính quan trọng của nềncông nghiệp văn hóa là bắt chước Chính điều này sẽ làm giảm tính độc quyên,giá trị nghệ thuật của sản phẩm văn hóa Do vậy, việc Horkheimer và Adorno đưara khái niệm “công nghiệp văn hóa” là muốn cảnh báo quá trình công nghiệp hóa,

sao chép hóa các sản phâm văn hóa.

Tiếp sau những tiền đề mang tính lý thuyết của Horkheimer và Adorno,nghiên cứu “công nghiệp văn hóa” theo hướng tiếp cận về lý luận vẫn là chủ đềhấp dẫn với các học giả phương Tây Tiêu biểu có bài viết: “Theodor Adorno và

công nghiệp văn hóa ” (Theodor Adorno and the Culture Industry, 1984) [61] của

tác giả Gordon Welty — Đại học Wright State Lay cảm hứng từ những bài viếtcủa Adorno, Gordon Welty đã tập trung xem xét lại ý niệm về “công nghiệp văn

hóa” Welty cho răng, triết gia Adorno đã cung cấp học thuyết về bản chất sản

pham văn hóa va giá trị của nó ở mức phù hợp Tác giả nhấn mạnh, tam quantrọng trong suy nghĩ của Adorno về công nghiệp văn hóa trong thời đại ngày nay

ngày càng trở nên rõ ràng Một mặt, những phân tích về văn hóa đại chúng, xã hộiđại chúng vẫn chưa thỏa đáng, cần phải đi sâu nghiên cứu về một bộ phận văn

hóa đang từng bước thay đổi suy nghĩ, thái độ, tập tục văn hóa của quần chúng.Mặt khác, tác giả cũng khăng định sức hấp dẫn cuả công nghiệp văn hóa đangngày càng phát triển.

29

Trang 34

Học giả leva Moore trong bài viết “Ý niệm về các ngành công nghiệp sáng

tạo và văn hóa — từ cai nhìn lịch sử” (Cultural and Creative Industries Concept —

A Historical Perspective) (2014) [65] lại đưa ra cách hiểu về những nguyên tắccủa các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo cùng với ý niệm về nền kinh tế sángtạo thông qua việc sử dụng luận cứ lịch sử từ một số tác phẩm có liên quan Tácgiả cho rằng thật quan trọng đề hiểu các ngành công nghiệp sáng tạo phát triển từ

các nganh công nghiệp văn hóa bởi lịch sử của các nganh công nghiệp van hóa

được đặt nền móng trong cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19, đến suốt

thập niên 30 khi thuật ngữ các ngành công nghiệp văn hóa được sử dụng lần đầumặc du theo cách phê bình Theo tác giả, nếu như những năm 30 của thế kỷ XX,

theo quan điểm của Adorno và Horkheimer, công nghiệp văn hóa biến các sản

phẩm văn hóa thành hàng hóa và biến những người sản xuất văn hóa thành nhân

công được trả lương trong các công ty quy mô lớn ngày càng tập trung thì sau

thập niên 1990 đến nay, công nghiệp văn hóa ám chỉ tới các ngành công nghiệp

kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa Các nội dung được bảo vệ đặc

thù bởi bản quyền và chúng có thé năm dưới dang hàng hóa hoặc dịch vụ Tác giả

cho rằng, trong thế ky 21, phat triển kinh tế dựa trên cải tiến, đặt sự sáng tạo trong

nhận thức mới của nền kinh tế dịch vụ hậu công nghiệp Do vậy, các ngành côngnghiệp sáng tạo cần được xem xét trong bối cảnh kỹ thuật số và không chỉ có văn

hóa mà là văn hóa dựa trên sự sáng tạo.

Có thé thay rằng, những nghiên cứu mang tính lý thuyết về công nghiệp

văn hóa của học giả phương Tây chủ yếu đi sâu chỉ ra nguồn gốc ra đời cũng như

những tính chất đặc trưng ban đầu của nó Hành trình từ “phê phán sâu sắc” đếnsự “thừa nhận tất yếu” của các học giả đối với công nghiệp văn hóa đã cho thấy

sức hâp dân của nó trong bôi cảnh mới — nên kinh tê hậu công nghiệp.

Hướng thứ hai thu hút sự quan tâm cua học giả phương Tây đó lànhững nghiên cứu đi sâu phân tích tính sáng tạo trong ngành công nghiệp văn

hóa Trung Quốc Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới, nơi mà sự“sao chép” và “đánh cắp bản quyền” từng là nỗi lo sợ của các doanh nghiệp

phương Tây Và thế giới thường nói đến một “Trung Quốc chế tạo” nhiều hơn là

30

Trang 35

một “Trung Quốc sáng tạo” Mặt khác, ngay trước và sau khi cải cách mở cửa,thể chế quản lý với bàn tay can thiệp sâu sắc của Nhà nước cũng làm cho tính

sáng tạo là một yếu tố không được đánh giá cao trong các ngành kinh tế TrungQuốc Có lẽ bởi vậy, phân tích tính sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa

Trung Quốc là một chủ đề được các học giả phương Tây quan tâm.

Trong đó, Luận án đặc biệt tâm đắc với những nghiên cứu chuyên sâu củaGiáo sư Michael Keane, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Nội dung số Trung

Quốc tại Đại học Curtin, Ot-xtray-lia Bat dau tir thap nién đầu của thé kỷ XXL

giáo sư Keane đã có nhiều bài nghiên cứu và công trình xuất bản đi sâu tìm hiểuvề chính sách phát triển văn hóa, tập trung phân tích tinh sáng tao và cơ chế cô vũcủa chính phủ Trung Quốc đối với ngành công nghiệp văn hóa, trong đó nhấnmạnh đến lĩnh vực truyền hình, truyền thông.

Ngay từ khi ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc mới bắt đầu pháttriển, Micheal Keane đã đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: “Liệu TrungQuốc có khả năng phát triển nền kinh tế sáng tao đích thực và tiếp bước các nước

và vùng lãnh thổ đã thành công như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kông, Dai Loan

và Singapore không?” “Thế giới mới can dam: Tim hiểu về tam nhìn sáng tao

của Trung Quốc” (Brave new world: understanding China’s creative vision)(2004) [71] là bài viết đi sâu vào chủ dé đó Tac giả cho rằng, “nền kinh tế van

hóa của Trung Quốc được đặt bấp bênh giữa cải tiến và bắt chước, mô phỏng.

Mặc dù nhiều khẩu hiệu nhăm nhấn mạnh tới tam quan trọng của đổi mới nhưnghầu hết các trường hợp cải tiến chỉ xuất hiện ở giai đoạn hình thành và phân bổ

chuỗi giá trị thay vì lấy tính sáng tạo làm cốt lõi ngay ở giai đoạn dựa trên các

khái niệm” Bài viết nhấn mạnh rang, có lẽ tính sáng tạo thực sự là một yếu tốthiếu hut trong hệ thống đổi mới Trung Quốc Bài viết nhắn mạnh, chế độ quản lý,chính sách từ cơ quan kiểm duyệt có thé sẽ là sự ngăn trở đối với sang tao tạiTrung Quốc, cho dù nước nay có những tác động từ bên trong lẫn bên ngoài đến

sự đòi hỏi đổi mới va sang tao.

Công nghiệp van hóa là một khái niệm đa cach hiểu, mỗi một quốc gia,một tổ chức lại có một cách gọi riêng Nó là công nghiệp văn hóa, công nghiệp

31

Trang 36

sáng tạo hay công nghiệp nội dung thì vẫn là một chủ dé thảo luận sôi nổi củagiới hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng không là

loại trừ Bài viết “Công nghiệp sáng tạo ở Trung Quốc: Bồn cách hiểu về biến đổi

xã hội” (Creative industries in China: four perspective on social transformation)

(2009) [73] của Giáo su Keane đã đưa ra một số giả thuyết kiểm tra sự phô biếncủa các ngành công nghiệp văn hóa tại Trung Quốc Bốn giả thuyết mà bài viết

đưa ra gồm: (1).Ý tưởng về các ngành công nghép sáng tạo, hay về tính sáng taođều không có xuất xứ từ Trung Quốc Trong khi chính sách hợp thời hiện nay đối

với chúng không tạo ra bat cứ sự thay đổi đáng kể nào; tức càng nhiều thứ thayđổi thì chúng càng bất động (2) Về cơ bản các ngành công nghiệp sáng tạo bị

hiểu sai tại Trung Quốc và được giải thích hợp lý hơn như các ngành công nghiệp

văn hóa; bởi truyền thông văn hóa ảnh hưởng nhiều tới hoạch định chính sách làmchúng ít có hi vọng thay đổi (3) Các ngành công nghiệp văn hóa ở Trung Quốcluôn được quan lý bởi Đảng, nên phủ nhận tính tích cực kết hợp với tự do nghệ

thuật từ phương Tây (4) Các ngành công nghiệp đang thay đổi Trung Quốc; sự

thay đổi có tinh thé chế, cơ bản và đang diễn ra cùng với khác biệt địa lý Bêncạnh việc đưa ra luận giải cho các giả thuyết, bài viết cũng giới thiệu những tranhluận giữa học giả nước ngoài và Trung Quốc về một số khác biệt trong quan niệm

“sáng tạo”.

Bài viết “Tim hiểu tác động của chính sách thúc day công nghiệp văn hóa

của Trung Quốc đổi với sự phát triển ngành công nghiệp Anime và Game” (

te 8/5 ic at ‡ 2 —- 5X) [188] của giáo su Nakamura Akinori (Khoa nghiên cứu

Hình ảnh, Đại học Tổng hợp Ritsumeikan, Nhật Bản) đi sâu phân tích chính sáchkhuyến khích phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, chú trọng yếu tố sáng taocủa Trung Quốc Tác giả khái quát một bức tranh tổng thé về hai ngành côngnghiệp vô cùng gần gũi với nhau đó là Anime (hoạt hình) và Game (trò chơi điệntử) Sau khi luận giải những điểm khác biệt của chính sách hỗ trợ mà hai ngànhnày đã nhận được, bài viết tiến hành phân tích phiếu điều tra mà đối tượng chính

là những doanh nghiệp thuộc hai nghành công nghiệp nói trên Dựa vào đó, tác

giả đành nhiều dung lượng của bài viết tiễn hành kiểm chứng, phân tích tầm quan

32

Trang 37

trọng của chính sách thúc day phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành Anime vàGame của Trung Quốc.

Mặc dù ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ra đời muộn và những

thành quả đạt được so với các nước phát triển còn là một trời một vực Song donhững năm gần đây, chiến lược gia tăng sức mạnh mềm trên bình diện văn hóacủa cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này không ngừng được đây mạnh nêncác van dé về công nghiệp văn hóa trong mối tương quan với sức mạnh mém

được học giả nước ngoài đặc biệt chú ý Đây cũng chính là điểm luận thứ ba về

tình hình nghiên cứu của học giả nước ngoài đối với công nghiệp văn hóaTrung Quốc.

Tiêu biéu cho hướng nghiên cứu này là công trình “Tir quyên năng mém

hướng tới thế mạnh văn hóa” (2012) được công bỗ trong Tạp chí Global Affairs(Tạp chí “Nước Nga trong nén chính trị toàn cầu”) của học giả Olga Borokh —Phó tiến sỹ kinh tế học, cộng tác viên khoa học hang đầu Viện Viễn Đông, ViệnHàn lâm Khoa học Nga và học giả A.V Lomanov — Tiến sỹ Sử học, nghiên cứuviên khoa học chính, Viện Viễn Đông [5] Bài viết đã phân tích tương đối sâu sắcchủ trương xây dựng quyền năng mềm dựa trên những lợi thế văn hóa cũng nhưtầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của Trung Quốc Tác giả cũng đã sosánh những giá trị phổ quát của hai cường quốc kinh tế hang đầu thế giới là Mỹvà Trung Quốc Ngoài ra, công trình này cũng nêu bật những thành tích nồi bậtcủa chiến lược quyền năng mềm của Chính phủ Trung Quốc thông qua sự phát

triển của Học viện Không Tử và xuất khẩu văn hóa Mặc dù tác giả có nói đến sự

“sải bước khắp hành tinh của Không Tử” nhưng bài viết cũng đưa ra nhiều gócnhìn của hiện tượng này Không phải nước nào cũng đón nhận ý đồ chính trị dưới

vỏ bọc văn hóa nảy Đối với lĩnh vực xuất khẩu văn hóa, bải viết chỉ ra lợi thếcạnh tranh của nền văn hóa Trung Hoa độc đáo và cô xưa, đây cũng là yếu tốđược tác giả đánh giá là cơ sở dé cạnh tranh với nền công nghiệp văn hóa hiện đại,

mang tính giải trí cao của Mỹ Tác giả cho rằng dé văn hóa Trung Quốc có thé đạtđược thành tích trên sàn diễn thế giới thì ngoài những thay đổi về cơ cấu, chi phí

33

Trang 38

đâu tư, còn cân phải củng cô “sự tự ý thức văn hóa” của người dân Trung Quôc,

đưa ra được những sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh.

Đi sâu vào chủ dé này, học giả Olga Borokh trong bài viết “Vai tro của

văn hóa trong việc gia tăng tiềm năng sức mạnh mém Trung Quốc, xuất khẩu sanphẩm văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài" (2012) [4] đã phân tích sâu sắc về tam

quan trọng của công nghiệp văn hóa đối với chiến lược gia tăng sức mạnh mềmcủa Trung Quốc Tác giả cho rằng, trong chiến lược “đi ra ngoài”, khâu hiệu gia

tăng sức mạnh mềm có nghĩa là tìm kiếm biện pháp gia tăng sự hấp dẫn thươngmại của công nghiệp văn hóa Trung Quốc cũng như tạo ra những ưu thế mới

trong lĩnh vực này để tham gia vào hợp tác quốc tế và cạnh tranh toàn cầu Bài

viết đánh giá tình hình xuất khẩu của công nghiệp văn hóa Trung Quốc, đặc biệtlà chỗ đứng của các sản phẩm văn hóa nước này tại thị trường Mỹ Điểm nhấncủa công trình chính là những phân tích sâu sắc về bài toán nan giải của xuất khẩungành nghề văn hóa Trung Quốc hiện nay: Làm thé nào dé văn hóa Trung Quốc

thích ứng với nhu cầu của công chúng nước ngoài Tác giả không chỉ đưa ra đánhgiá của riêng mình mà còn tổng hợp được nhiều ý kiến của chính những nhanghiên cứu văn hóa Trung Quốc đánh giá về điểm yếu này Trong đó có ý kiến

cho rang, điều cần thiết dé xuất khẩu văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài là phải

hiểu nhu cầu tại thị trường nước ngoài, tình hình thưởng thức văn hóa, tâm lý tiêudùng của cư dân, thói quen tiêu dùng ké cả những thói quen địa phương cũng nhưluật pháp địa phương Trung Quốc phải nỗ lực dé thị trường nước ngoài chấpnhận sản phẩm của họ, không đồng nhất giữa “xuất khẩu văn hóa” và “gửi văn

Bên cạnh việc đi sâu phân tích về nội hàm khái niệm, những bóc tách

xung quanh tính sáng tạo của ngảnh công nghiệp văn hóa, Micheal Keane còn chú

trọng đến những nghiên cứu về xuất khẩu văn hóa Trung Quốc — một trong nhữngnội dung trụ cột của ngành công nghiệp văn hóa nước này Bài viết “Xuất khẩu

văn hóa Trung Quốc: Mô hình dau tư vốn cho công nghiệp phim và truyền hình”

(Exporting Chinese Culture: Industry Financing Models in Film and Television)

(2006) [72] đã khảo sát việc cấp vốn cho các ngành công nghiệp sang tao tại

34

Trang 39

Trung Quốc, trong đó tập trung phân tích nội dung sáng tạo có thê xuất khâu thay

vì việc cung cấp cơ sở hạ tang hướng tới đổi mới trong nền kinh tế toàn cầu Bài

viết cũng nhân mạnh đến sự kết hợp giữa đầu vào sáng tạo và tài chính trong sản

xuất, phân phối và quảng bá phim ảnh, truyền hình Theo đó, bài viết đưa ra lộtrình chuyền biến gồm năm bước dé Trung Quốc từ một nền tang sản xuất trongnước với giá thành thấp bước vào thị trường xuất khẩu cạnh tranh: (1) Gia cônggiá rẻ (2) Thực hành nhân bản (3) Quốc tế hóa thông qua nhượng quyền và đồngsản xuất (4) Tìm kiếm thị trường thích hợp (5) Hướng tới thị trường xuất khâu

có gia tri cao thông qua chính sách.

Ngoài ra, bài viết “Trung Quốc cô gắng xuất khẩu văn hóa khi tam ảnh

hưởng gia tăng” của tác giả Anthony Kuhn, một nhà báo quốc tế, hiện đang làmviệc tai Jakarta, Indonesia cũng đáng chú ý Khi tam ảnh hưởng của Trung Quốcngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc muốn cả thế giới thấy

được sự hiện diện của mình bằng việc sử dụng sức mạnh mềm với công cụ là xuất

khẩu văn hóa Trong đó, việc mở hàng trăm trường học lay tên của Không Tử trêntoàn thé giới là một trong những nỗ lực nổi bật của Trung Quốc trong chiến lượcnày Nền Nho giáo tại Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ phát triển và đóng vaitrò quan trọng trong cuộc sống của người dân Trung Quốc Đây cũng là công cụgiúp Trung Quốc tạo ra sức mạnh mềm tại khu vực chau A trong nhiều thé kỷ.Hiện nay, Trung Quốc đã và đang đưa Nho giáo đến nhiều quốc gia và vùng lãnhthô trên thé giới Bai viết cũng trích lời Ge Jianxiong, một nhà sử học của TrườngDai học Shanghai's Fudan chỉ ra rang việc xuất khẩu các giá trị văn hóa khó hơnrất nhiều việc xuất khâu các sản phẩm thông thường Tác giả cũng nhấn mạnhrằng, một cách tạo ảnh hưởng khác đối với các quốc gia khác trên thế giới chínhlà việc Trung Quốc tự tạo ra một hình mẫu ngay tại chính quốc để các quốc gia

khác học tập.

Học giả Nhật Bản Kamada Fumihiko và Tsuda Miyuki trong công trình

“Trung Quốc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa” (%{t,Jðš{Š # 244k, 3 4 ER)

(2010) [187] cũng thống nhất cho rằng ngành công nghiệp văn hoá là một phương

35

Trang 40

thức quan trọng trong chính sách gia tăng sức mạnh mềm văn hoá của TrungQuốc Sau khi phân tích những thay đổi về mặt chính sách phát triển văn hoá của

Trung Quốc, nhóm tác giả đã dành phần lớn nội dung (chương 2 và chương 3) để

trình bày về sự phát triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc trên các lĩnh vực: (ii)chính sách thúc đây công nghiệp văn hóa; (iii) tổng quát về công nghiệp văn hóaTrung Quốc, ngành công nghiệp Anime; (iv) công nghiệp phim ảnh Ngoài ra,

nhóm tác gia còn di sâu phân tích các hình thức gia tăng sức mạnh văn hóa Trung

Quốc ra với thé giới trên các lĩnh vực như: (i) tăng cường giao lưu văn hóa; (ii)

xây dựng trung tâm văn hóa Trung Quốc; (iii) xây dựng các Học viện Không Tử;(iv) chiến lược văn hóa đối ngoại của Trung Quốc trong những giai đoạn tiếp theo.

Có thé thấy, các sản phâm công nghiệp văn hoá Trung Quốc chính là nội dung

chủ yêu của quá trình này.

Có thê thấy, điểm mạnh của các nghiên cứu do các học giả ngoài Trung

Quốc tiến hành liên quan đến vấn đề công nghiệp văn hóa Trung Quốc đó là tính

khách quan, mạch lạc và những đánh giá sâu sắc Phần lớn các nghiên cứu đều đềcao vai trò của công nghiệp văn hóa trong chiến lược gia tăng sức mạnh mềm củaTrung Quốc Song, họ cũng khang định rằng, bên cạnh một số thành công ban

đầu mà công nghiệp văn hóa nước này giành được trên thị trường thế giới thì

ngành này van còn tương đối non yếu trong cạnh tranh quốc tế Đặc biệt, các họcgiả cũng nhắn mạnh rang, Trung Quốc chưa tận dung được những ưu thế kho tàngvăn hóa, mà hoặc là xuất khâu văn hóa mang nhiều màu sắc chính trị hoặc là chạy

theo các cách làm của phương Tây, không chú ý tìm hiểu xem đối tượng người

tiêu dùng nước ngoài cảm nhận thé nao về sản phẩm văn hóa của họ.

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIÁ TRONG NƯỚC

Cùng với “sức nóng” của việc ra đời “Chiến lược phát triển các ngành

công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủtướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch cùng các bộ ngànhliên quan thực hiện, những nghiên cứu về chủ đề công nghiệp văn hóa nói chungvà công nghiệp văn hóa Trung Quốc nói riêng tại Việt Nam ngày càng phong phú

và đa dạng.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w