Nhận thức được vai trò quantrọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội nên Nghị quyết Số 08-NQ/TW ban hành ngày 16/1/2017 đã nhắn mạnh “phát triển du lịch trở thànhngành kinh tế mũ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THÚY QUYNH
LUAN VAN THAC Si DU LICH
Hà Nội — Năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THÚY QUYNH
Chuyén nganh: Du lich hoc
Mã số: 8810101.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ANH
Hà Nội - Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng dong tại
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của tôi Những số
liệu trong luận văn đều có nguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực Những kết luận,kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàntoàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về sự cam đoan này
Ngày thang năm 2021
Học viên thực hiện
Dương Thúy Quỳnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bình
Liêu, tinh Quang Ninh” được hoàn thành tại trường Dai học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu của chuyên ngành Du lịch
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đặng Thị Phương Anh người hướng dẫn khoa học đã tận tình trực tiếp giúp đỡ tác giả với những ýkiến đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt quá trình triển khai,
-nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác gia xin được cảm ơn tới Phòng Văn hóa, Thé thao và Du lịch huyện
Bình Liêu, Văn phòng du lịch huyện Bình Liêu, UBND huyện Bình Liêu và
các hộ dân, khách du lịch, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu dé hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tac giả cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ cua gia đình, người thân và bạn bè cùng cơ quan đã giúp tác giả có thời gian nghiên
cứu, và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5OCOP
TNDL
UBND UNESCO
One commune, one product (Chương trình
“Mỗi xã, phường một sản phẩm”)
Tài nguyên du lịch
Ủy ban Nhân dânUnited Nations Educational Scientific andCultural Organization (Tô chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Lién minh
Quốc tế Bao tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Trang 6MỤC LỤCLOI CAM DOANi
LOI CAM ƠNii
DANH MỤC CAC TU VIET TATiii
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU - 5° «se ©s<es«e 1
1.1 Lý do chọn đề tài << << s©s£ se sssessessEseEsesseseesersersesse 1
1.2 Mục dich và nhiệm vụ nghién CỨU d- << s55 s 5s 5 95 9659995 4 1.2.1 Mục đích nghiÊH CỨU - «cv kESkESekkrrkksrkesrkeereerrkre 4 1.2.2 Nhiệm vụ nghÏÊH CỨU - cv kg kg kg tru 4
1.3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - 2 2s se =s=ss=ssessesses 5 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ° scssccscse 5 1.5 Câu trúc của bài luận văn . 2s ssssssssssesserssesserseesssrse 6 Tiểu kết chương I -. se << ssSs£Ss£Es£Es£Es£EssSssEssexsersersersersesssose 6
Chương 2: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN - << s©se©ss£ssExseEssesserssesserssessre 7
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . -° 5° ssessessess=sesses 72.1.1 Tình hình nghiên cứu về du lịch cộng động -5-csecs+cs+ccccee 7
2.1.2 Tình hình nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Bình Liêu - 10
2.1.3 Khoảng trồng nghién CỨPU - 5-55 S£+E‡EE‡EEEE2EEEEEEEEEEEErrrrkerkeei 12
2.2 Cơ sở lý luận o- << 5< s9 09009080 12
N10 IGM sẽ na 12 2.2.2 Đặc điểm của du lịch cộng đồng 19 2.2.3 Ynghia việc phát triển du lịch CONG đổng, -2- 2 s+cscsee: 20
2.2.4 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, - 2-2252 5s+cs+c+csccee: 222.2.5 KRUNG PNGn tich 0Nnnaaea 262.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng trên thế gidi 28
2.3.1 Bài học du lịch cộng đồng ở Bali (Indon€S14) << <<+<<<<<<+2 28
2.3.2 Bài hoc du lịch cộng dong ở làng Cherating, Pahang (Malaysia) 29
2.3.3 Bài hoc du lịch cộng đồng ở ở làng Pha Mon, Pha Mee và Koh Klang
/,.807 70— 30
Trang 7(I8 701.) 072011077 31 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU -e- 5< -ss<s 32
3.1 Địa bàn nghiÊn CỨU œ << << 9 9 %9 99989 9998 99959989995998896596 32
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiÊN - +2 s5e+E+Ee£Eererzrerrersees 32
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triỂH -c- 2-5 ScccềEcEEEeEeEererrrerkees 37
3.1.3 Kil 06 - XG NG ha 39
BDA, CAC 160 NQUOT ce eeececccceetcceeecetessceeeaceceeaeeseaeeceaeeseaeeceaecesueecseaeessaeeeeeaeensas 40
3.2 Lý do chon địa bàn nghiÊn CỨU so 5< «5< 5< 5 8s 59s sse% 41
3.3 Phương pháp thu thập dif lIỆU <5 5< <5 5< s5 ss 555295 5e 42
3.3.1 Phương pháp khảo sát, L/12/8./EBRBRRERERERERREREREREREE 42
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định tÍHh 5s s*+s+ev+eeeeexes 43
3.3.3 Phương pháp thống kê mô tả 2-©5£©5£+£2E£+EE2EESEEEEEeEEerErrrreered 46
3.4 Phương pháp xử lý dữ liỆU d œ6 5G S55 S9 59 55 5589 95899658 47 3.4.1 Phương pháp xử lý dữ liệu định tinh - 5 s55 sseseeess 473.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu thong kê mô tả -+©+©5z+cs+cs<: 48
(I8) ChUONG 111 48
Chương 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨU . 2s se se=ssessesee 49
4.1 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Liêu, Quảng Ninh 494.1.1 Tài nguyên đụ ÍỊCH cv HT TH ng ng gện 494.1.2 Khả năng tiếp cận của điểm đến - +: ©s+Se+E+EsEEeEeEzrrrerrees 50
4.1.3 Kha năng cung ứng dịch vụ Qu lỊCH ccSccssssekseeeesseereeree 52
4.1.4 Thị trường khách du lich iceccceccccccsccccsssesesseeesseesesseessneeseseeeseseesesesenseeeas 544.1.5 Các chính sách phát triển du lich -+-2- 2 s+c++c+e+xe+x+xe+rsred 57
4.1.6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương , -5-55c5cc+cccscscea 59 4.1.7 Sự liên kết giữa các bên liên 712EEEEER 61
4.2 Sản phẩm du lich cộng đồng tại Bình Liêu, Quảng Ninh 63
4.3 Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Liêu —
Quảng Ninhh ooG G G G5 90 999 9995.0804.500 080004.08004086094086090860909686096 66 4.3.1 Sự hài lòng của khách AU lỊCH cccscscsssctseiEkeeeeseeeeseseeeeree 67
4.3.2 Khả năng cải thiện sinh kế của CĐĐP 5scccccectccrerrrrrred 65
Trang 84.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Bình
Liêu, Quảng TNỈnÌh o5 5< 5s 9 9 9 9 90000009 506 68
4.4.1 Những mặt tích cực: đánh giả cơ hội và điểm mạnh -cccscesca 684.4.2 Những mặt hạn chế: đánh giá thách thức và điểm yếu - 69
Tieu c{ 701.) 158 18180 71
Chuong 5 DE XUAT GIAI PHAP PHAT TRIEN DU LICH CONG
DONG TẠI BINH LIEU - QUANG NINH ccssesssssssssssssesssescssssessssssessseese 72 5.1 Cơ sở đề xuất giải phap ccsscssssescessesssssssssssssssessescessesssssssssssessesseeees 72 5.1.1 Định hướng Phát triển du lịch Dén vững 5c cscecccsxereerxee 72 5.1.2 Căn cứ dé xuất giải pHiđjD 55c SE‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrerkee 73 5.2 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Liêu, Quảng Ninh 75 5.2.1 Giải pháp về phân công trách nhiệm quản lý các cấp ¬— 75 5.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách và quy hoạch du lịch 76 5.2.3 Giải pháp về nguồn nhân luC.recceccecccseecssvesvssesseesssssessesvessesssssessesvese 78
5.2.4 Giải pháp về xây dựng sản phẩm đặc tNib.cceccecceccecssssssssesvessessessessesseees 63
5.2.5 Giải pháp về thi trường KháCh ch he rryy 54 5.2.6 Giải pháp vỀ cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất kỹ thuật 85
5.2.7 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du HICN veecceccescessessessssssessessessessessesseeess 65
5.2.8 Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển du lịch -s- s-ss-‹ 8ó
5.2.9 Giải pháp bảo tôn và phát huy di sản văn hóa -. -:-s©-s©55¿ 67
5.2.10 Giải pháp bảo VỆ HÔI EFWỜH ằ ch ng vến 8&9
Tiểu kết chương 5 s- s- << s£ sSsES£Es£EseEs£EsESsEseEseEsesseseesersersess 90
TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5-5 s£ 5£ ©s££S< s£sseseeseesessesee 93
PHỤ LỤC65
Trang 9Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhu cầu đi du lịch ngay càng tăng là một tất yếu khách quanphù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội Nhận thức được vai trò quantrọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội nên Nghị quyết Số 08-NQ/TW ban hành ngày 16/1/2017 đã nhắn mạnh “phát triển du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn” là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển
đất nước, tạo động lực thúc đây sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đây mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam [25] Theo đó,
Nghị Quyết Số 147/QD-TT về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch ViệtNam đến năm 2030 ban hành ngày 22/1/2020 cũng chú trọng phát triển dulịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bảnsắc văn hóa dân tộc [26] Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu của các nghị
quyết dé ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tô chức triển khai thực hiện các nhiệm
vụ trọng tâm Trong đó có các nhiệm vụ cụ thể như nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng đề án cơ cấu lại du lịch tại các địa phương trọng
điểm phù hop với sự phát triển kinh tế xã hội, day mạnh dau tư cơ sở vật chat
kỹ thuật và giao thông vận tải Tuy nhiên, tất cả các nhiệm vụ này đều phải
hướng đến một mục tiêu chung của bối cảnh phát triển toàn cầu là phát triểnbên vững
Du lịch cộng đồng (DLCD) là một loại hình du lịch hướng tới sự phát
triển bền vững bởi việc khai thác được lợi thế địa phương trong đáp ứng lợi
ích nhiều mặt đối với các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môitrường của địa phương đó Về chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khắng
định “chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đăng giúp đỡ
Trang 10nhau giữa các dân tộc dé cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội” [19, tr372].Việc nghiên cứu và xây dựng dé án phát triển DLCD góp phần xóa đói giảm
nghèo cho người dân ở các vùng miễn, tộc người khác nhau, giúp họ cải thiện
sinh kế, hội nhập với khu vực và thé giới [61] Về kinh té, trong cuốn “Cơ sở
khoa học và giải pháp phát triển du lịch bên vững ở Việt Nam”, Nguyễn Công Thảo (2020) cho rằng các tộc người thường cư trú ở những vùng núi xa xôi, hẻo lánh nên tỉ lệ hộ nghèo cao hon so với mặt bang chung của cả nước [43] Sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, bấp bênh do phụ
thuộc vào tự nhiên Vì thế, Bùi Thanh Hương (2007) khang định phát triểnDLCD là một hướng đi hợp lý, giúp người dân có thêm thu nhập mà không biphụ thuộc vào những yếu tố khách quan [14] Đại dịch Covid-19 khiến cho
cơ cấu khách du lịch Việt Nam thay đổi Thúc đây phát trién DLCĐ giúp da dạng hóa sản phẩm du lịch nội địa trong giai đoạn Việt Nam không thể đón được khách du lịch quốc tế Về văn hóa xã hội, Trần Đức Thanh (2013) cho rằng trong bối cảnh văn hóa bản địa đang bị pha tạp và mai một dần vì hỗn
cư và di cư như hiện nay, thúc day DLCD là công cụ dé quảng bá văn hóa
địa phương đến moi nơi, đồng thời bảo tồn các giá trị và thực hành văn hóa
bản địa [38] Bên cạnh đó, biên giới văn hóa, tộc người của họ nhờ đó sẽ
được mở rộng hơn Về mdi trường, theo Nguyễn Công Thảo (2020), phát
triển DLCD góp phan bảo vệ rừng, môi trường sống của cộng đồng địaphương (CDDP) và giảm thiểu suy thoái môi trường [42] Việc thiếu đất
canh tác dé dàng dẫn đến nạn chặt phá rừng làm nương ray, khai thác tài
nguyên trái phép dẫn đến cạn kiệt Phát triển DLCD làm cho người dân địa
phương nhận thức được tầm quan trọng của rừng và có ý thức giữ gìn môi
trường cảnh quan hơn Như vậy, phát triển DLCD không chỉ giúp người dân
địa phương cải thiện sinh kế mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, giảm thiểu suy thoái môi trường, đồng thời phát huynhững nét đẹp văn hóa ban địa Nhận ra những mặt tích cực mà DLCD mang
Trang 11lại, rất nhiều tỉnh thành xúc tiến phát triển DLCĐ khi đã nhìn nhận đượctiềm năng du lịch, trong đó có Quảng Ninh.
Quang Ninh là một trong những điểm đến nỗi bật trong ban đồ du lịchViệt Nam Đây là vùng đất đa dạng tài nguyên du lịch, nỗi tiếng nhất là Vịnh
Hạ Long — di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều nguồn tài nguyên chưa được khai thác xứng với tiềm năng vốn có, trong đó, có DLCD tại các địa phương có tộc người thiểu số sinh sống Trước năm 2014, sản phẩm DLCĐ ở Quảng Ninh mới
chỉ xuất hiện ở làng Yên Đức (Đông Triều) được khai thác từ năm 2011 [8].Đến năm 2014, Du lịch Bình Liêu bắt đầu được quan tâm bằng Quyết định
số 3428/QĐ-UBND (31/12/2014) của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã biến những tiềm năng, lợi thế
thành cơ hội để phát triển DLCĐ như một đòn bây để xóa đói giảm nghèo
[36].
Cách thành phố Hạ Long 108km về phía đông bắc, huyện Bình Liêu là
một huyện miền núi có nhiều lợi thé dé phát triển DLCĐ Bình Liêu có vị trí
địa lý thuận lợi, có đường biên giới với Trung Quốc và nhiều huyện lân cận
tạo tiền đề giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các vùng miền Không chỉ
vậy, Bình Liêu còn được trời phú cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng nên văn
hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc, phong phú va da dang Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLCĐ nhưng hiện tại du lịch Bình Liêu đang phải đối mặt với
nhiều thách thức Do tiếp giáp với các huyện, tỉnh lân cận có cùng một loại tài
nguyên thiên nhiên tương đồng và văn hóa dân tộc thiểu số, Bình Liêu phải
đặt ra bài toán tìm hướng đi cho riêng mình Bên cạnh đó, DLCĐ gắn liền vớiphát trién bền vững nên Bình Liêu cũng phải đối mặt với thử thách cân bằngphát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá
trị văn hóa Trong năm 2020, cũng như các địa phương khác trong cả nước,
Trang 12du lịch Bình Liêu chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tác động của dịch Covid-19.Theo thống kê của huyện, trong 9 tháng năm 2020, tổng lượng khách du lịchđến Bình Liêu đạt trên 10.100 lượt, bằng 11,7% kế hoạch và bằng 15,7% socùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch ước dat trên 5 tỷ đồng, đạt 20,2% kế
hoạch và bằng 28,5% so cùng kỳ [90] Đằng sau những tác động khách quan của môi trường như dịch bệnh, khí hậu thất thường, huyện Bình Liêu cũng đang phải giải quyết van đề làm thế nào dé phục hồi lại các hoạt động du lịch sau đại dịch và những biến đổi từ tự nhiên, làm thế nào dé nâng cao khả năng
phát triển DLCD tại Bình Liêu Dé trả lời được câu hỏi trên, tác giả lựa chọn
“Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tai huyện Bình Liêu, tinh Quang
Ninh” làm đề tài luận văn của mình như một mong mỏi đóng góp một phần
vào sự phát triển DLCĐ tai Bình Liêu.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục dich nghiên cứu
- Tìm hiểu những điều kiện phát triển DLCD tại huyện Bình Liêu, tinh
Quảng Ninh Bên cạnh đó, phân tích tiềm năng, thực trang DLCD tại đây
nhằm tìm ra những giải pháp nhằm thúc day phát triển DLCD tai đây.
- Góp phần làm đa dạng hóa sản phâm du lịch quốc nội trong giai đoạn dịch
Covid-19 đang diễn ra phức tạp Đồng thời, cải thiện sinh kế của người dân địa phương ngay tại địa bàn sinh sống của họ, giúp họ có thêm phần thu nhập ngoài
việc phụ thuộc vào kinh tế truyền thống (nông nghiệp, lâm nghiệp).
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được những mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
+ Tổng quan và hệ thống cơ sở lý luận về DLCĐ.
+ Đánh giá tiềm năng phát triên DLCĐ huyện Bình Liêu, tỉnh Quang
Ninh.
+ Đánh giá hiện trạng phát triển DLCD tai huyện Binh Liêu, tinh
Quảng Ninh
Trang 13+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị phát trién DLCĐ tại huyện Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động DLCĐ tại huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát trién DLCD tại huyện Bình Liêu — tỉnh Quang Ninh Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu phát triển DLCD
cần được xem xét trên rất nhiều phương diện, luận văn này tập trung nghiên
cứu phát triển sản phẩm DLCĐ như một trong những yếu tố cốt lõi thúc day
hoạt động du lịch tại địa phương.
+ Không gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu trênđịa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
+ Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu văn bản hành chính: 2014 đến nay.
Thời gian thu thập dit liệu: Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2016 đến tháng 4/2021.
Thời gian đi điền dã: từ tháng 10/2020 — tháng 4/2021
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Y nghia khoa hoc: Luan van hé thong được cơ sở ly luận về DLCD, xây
dựng khung phân tích đánh giá khả năng phát trién DLCĐ; qua đó vận dụngđánh giá trường hợp phát triển DLCD tại huyện Bình Liêu
- Ý nghĩa thực tiễn:
Xét về khách quan, kết quả nghiên cứu của luận văn tổng hợp được quan
điểm của cộng đồng trong việc định hướng phát trién DLCD tại địa phương,
đo lường mức độ tham gia của các bên liên quan Từ đó chính quyền địa phương có những hướng di cụ thé dé phat triển hơn nữa hoạt động du lịch của
huyện Bình Liêu.
Trang 14Về chủ quan, thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nâng cao đượcnăng lực nghiên cứu khoa học, hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh
vực nghiên cứu Dong thoi, day cũng là co hội dé tác gia thuc hién nhiéu san
phẩm du lịch khác nhau phục vụ du khách đến tham quan Binh Liêu
1.5 Cấu trúc của bài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục,danh mục viết tắt thì luận văn được chia làm 5 phần:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứuChương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễnChương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện
Bình Liêu — tỉnh Quảng Ninh
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu
bao gồm: lý do chọn dé tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài, bố cục của bài nghiên cứu.Nội dung chương | thể hiện cái nhìn tổng thé về nghiên cứu va đưa ra định
hướng cho toàn bộ công trình nghiên cứu Đây cũng là cơ sở dé triển khai
nghiên cứu trong những chương tiếp theo
Trang 15Chương 2: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VA THUC TIEN
2.1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu
Theo Nguyễn Công Thảo (2020), Thuật ngữ DLCĐ được biết đến từnhững năm 70 của thế kỷ XX và đã phát triển ở nhiều châu lục trên thế giới[42] Nhưng từ giữa những năm 80 của thế ky XX, DLCD mới thực sự được
quan tâm và được đầu tư nghiên cứu.
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về du lịch cộng đồng
Về mặt lý luận có hai nghiên cứu nồi bật cua Pimrawee,R (2005) và SueBeeton (2006) Trong “Community based Tourism: Perspectives and FuturePossibilities”’ dựa trên thuyết Các Bên Liên quan và thuyết Đại diện Xã hội,Pimrawee, R đã phân tích cặn kẽ khái niệm DLCD, tìm ra những quan điểmkhác nhau nhằm phát triển DLCD trong tương lai, đặc biệt với những nướcđang phát triển [81] Beeton,S trong “Community Development through
Tourism (Landlinks)” sau đó cũng cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về các van dé liên quan giữa DLCD và các hoạt động kinh doanh [64] Bùi Thị Hải
Yến (2012) trong cuốn “Du lịch cộng đồng” va Võ Qué (chủ biên, 2006)
trong cuốn “Du lịch cộng đông - lý thuyết và vận dụng 1” đều cùng hướng hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCD, đồng thời, nghiên cứu mô hình phát triển ở
một số quốc gia trên thế giới [63],[30]
Trong những nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, các công trình chủ yếunghiên cứu về chiến lược, mô hình, quy trình quy hoạch, phát triển và khaithác DLCD từ các khía cạnh khác nhau.
Khởi điểm là Murphy, P.E (1983) với “Tourism: A Community Aprroach
(Routledge) ” đề xuất chiên lược phát triển lâu dai cho ngành du lịch từ góc độ điểm đến du lịch băng phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng [74].
Đên 1996, Brass, J.L và các cộng sự đã xuât bản cuôn câm nang hướng dân
Trang 16về việc quy hoạch, phát triển và đánh giá DLCĐ qua công trình “CommunityTourism Assessment Handbook” (Oregon State University) [66] Đây là cuốnsách mang tính thực tiễn cao khi chỉ ra rõ ràng 9 thành tố cũng như 9 bướctrong quy trình phát triển DLCD là tổ chức cộng đồng, dữ liệu về tình hình
kinh tế và khách du lịch đến địa phương, khảo sát thái độ CDDP, thiết lập sứ mệnh và mục tiêu, nghiên cứu và lập kế hoạch marketing, kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch (TNDL) va cơ sở hạ tầng, lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu
tiên trong từng dự án phát triển, phác thảo sơ bộ dự án Các công trình nghiêncứu về mô hình và chiến lược thường được áp dụng vào một vài trường hợp
cụ thé được chọn làm mẫu Tác gia Okazaki, E (2008), Đại hoc Kobe, Nhật
Ban đã xuất bản công trình “A Community-based Tourism Model: Its
conception and Use” với đề xuất mô hình DLCD đặc biệt áp dụng ly thuyết Vốn xã hội vào tình hình thực tế ở Palawan, Philippine [79] Ngoài ra, nhóm
tác giả Tosun, C and Timothy, D (2003) với công trình “Arguments for Community Participation in the Tourism Development Process (Journal of
Tourism Studies)” đã đưa ra mô hình chuẩn dé quy hoạch DLCD dựa trên việc
kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental, Collaborative)
[85] Cũng là đề xuất mô hình để triển khai phát triển DLCĐ nhưng Ellis, S(2011) lại đi từ những thách thức về nhận thức từ các bên liên quan Nghiêncứu này được thể hiện rõ trong công trình khoa hoc “Community basedTourism in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful
Implementation in 7 Least Developed Countries” (Luan án tién sy, truong dai
hoc Edith Cowan, Australia) nghiên cứu tình huống tại hai địa điểm ở
Campuchia [72] Đến năm 2013, một công trình mang tính ứng dụng hơn với
Việt Nam là “Community-based Tourism Standard Handbook” (Thailand: REST project, 2013) cua tác gia Suansri (2009) [85] Day là tài liệu hướng
dẫn chuẩn dé phát triên DLCD cho các quốc gia ASEAN, trong đó, Thai
Lan được chọn làm mô hình mẫu Tài liệu này hướng dẫn chi tiết các bước
Trang 17thực hiện cho một địa phương nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứngtiêu chuẩn phát trién bền vững và tăng khả năng tiếp cận thị trường trong
phát triển du lịch có trách nhiệm Từ những bài học về xây dựng mô hình
phát triển DLCĐ quốc tế, Việt Nam cũng có nhiều đề tài xây dựng mô hình
phát trién DLCD ở những địa điểm cụ thé như “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển DLCĐ tại chùa Hương — Hà Tây” của Võ Quê (2003) [29],
“Nghiên cứu mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng
đồng góp phan phát triển du lịch bên vững trên đảo Cát Bà — Hải Phòng ”
của Phạm Trung Lương (2002) [16]
Ngoài ra, nghiên cứu nhận thức con người trong phát triển DLCD
cũng là một xu hướng tiêu biéu Điển hình như công trình “Perception andAttitudes of Decision Making Groups in Tourism Centers” của Murphy
(1983) nghiên cứu thái độ va nhận thức giữa ba nhóm liên quan gồm kinh doanh, quản lý nhà nước và người dân địa phương, từ đó, cân bằng các yếu
tố dé đi đến thỏa hiệp về quy hoạch phát triển du lich trong tương lai [74].
Cùng hướng nghiên cứu, Jamal, T.B & Getz, D (1995) trong
“Collaboration Theory and Community Tourism Planning (Annals of
Tourism Research)” nghiên cứu thai độ cua CDDP, đặc biệt là nhận thức
của họ về lợi ích và tính bền vững của điểm đến [68] Đáng lưu ý là công
trình “Local Residents’ Perceptions of Tourism Impacts and Their Support
for Tourim Development: the Case of Ha Long Bay, Quang Ninh, Viet
Nam” của Phạm Hồng Long (2012) dựa trên Thuyết Trao đổi xã hội dé giải
thích và xây dựng mô hình về nhận thức và thái độ của CDDP đối với việc
phát triển du lịch, từ đó khăng định nhận thức của người dân về tác động
của du lịch và thái độ của họ đối với việc phát triển du lịch Đây cũng là
yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch [73].
Trên cơ sở kế thừa thành quả của những nghiên cứu về DLCD trên thé giới, đáp ứng thực tiễn phát triển ngày càng nhanh chóng của DLCD tại Việt
Trang 18Nam, rất nhiều các luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học có định hướng nghiêncứu phát triển DLCĐ ở các địa phương khác nhau tại Việt Nam như: Huỳnh
Ngọc Phương (2014) “Nghiên cứu phát triển DLCPĐ tại các làng nghệ truyền
thong ở thành phố Nha Trang” [28], Phạm Xuân An (2014) “Nghiên cứu phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Cù Lao Ông Hồ - An Giang” [1], Nguyễn Thị Thanh Kiều (2016) “Nghiên cứu phát triển DLCĐ tại huyện Don Dương, tỉnh Lâm Đồng” [15] Các nghiên cứu này đã đánh giá kha năng phát triển của DLCD tai địa phương dựa trên các điều kiện phát triển và sự tham gia của
CDDP vào hoạt động du lịch Day là những nghiên cứu quan trọng, là tiền đề
cho luận văn này nghiên cứu phát triển DLCĐ tại huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Bình Liêu Hiện nay, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch Bình Liêu đặc
biệt là về DLCĐ Một trong trong số ít những nghiên cứu đó là đề tài “Tìm
hiểu văn hóa người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) để khai thác phát triển du lịch” của Trần Thúy Hiền (2010) [11] Đề tài đã chỉ ra những điều
kiện tự nhiên và nhân văn dé xây dựng sản phẩm du lịch cho Huyện, đặc biệt
là khai thác giá trị văn hóa của người Tay tại Bình Liêu dé phát triển du lịch.Bên cạnh đó, Bùi Thị Ngọc Anh (2018) công bố công trình “Tim hiểu và khaithác văn hóa Then của người Tày tại huyện Bình Liêu - tỉnh Quảng Ninh phục
vụ hoạt dong du lich” [2] Luận văn này tập trung vào khai thác những giá tricủa văn hóa Then — bản sắc văn hóa của người Tay, sự phát triển và thực
trạng khai thác Từ đó đưa ra những đề xuất để đưa văn hóa Then vào phát triển du lịch Cũng tìm hiểu về văn hóa Then nhưng phạm vi nghiên cứu hẹp
hon là công trình “Then của người Tay ở xã Lục Hon, huyện Bình Liêu ” củaĐặng Thị Huyền (2015) Đề tài trên trình bày khái quát về người Tay cùngcác hình thức diễn xướng Then ở xã Lục Hồn, từ đó đề xuất giải pháp dé
10
Trang 19Then trở thành nguồn lực phát triển du lịch văn hóa ở xã Lục Hồn [13] Bêncạnh đó, Tô Thị Thanh Nga (2018) cũng công bố công trình “Báo ton va
phát huy văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán - huyện Bình
Liêu - tỉnh Quảng Ninh với phát triển du lịch ” [20] Đề án này nêu lên thựctrạng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán,
đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp Ngoài ra, công trình “Xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại huyện Bình Liêu — tỉnh Quảng Ninh ” củaHoang Thị Thương(2020) được thực hiện dé đánh giá các nguồn lực và hiệntrang phát trién sản phâm du lịch của huyện Bình Liêu, từ đó đưa ra nhữngđịnh hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đề xuất khai thác và giảipháp phát triển các sản phẩm du lich đặc thù ở Bình Liêu [46]
Bên cạnh những công trình nghiên cứu khoa học còn có Đề án “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Bình Liêu đến 2020, định hướng đến
2030” của UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, phê duyệt năm 2016[53] Trong đề án này, các cấp quản lý đã có những định hướng phát triển dulịch theo hướng du lịch văn hóa — lịch sử, du lịch sinh thái, giữ gin và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế — xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng: đưa du lịch Bình Liêu trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn Gần đây nhất, Huyện ủy, HĐND, UBND huyệnBình Liêu công bố công trình “Huyện Bình Liêu — 100 năm hình thành, xây
dựng và phát triển (1919 — 2019)” [55] Đây là một công trình dày dặn và tâm huyết nhất của chính quyền địa phương từ trước đến nay Công trình này giới
thiệu khái quát về vùng đất, con người và văn hóa truyền thông Bình Liêu, đặc
biệt là đi sâu vào lịch sử phát triển qua từng giai đoạn và đưa ra định hướng
phát triển cho mọi lĩnh vực trong đó có du lịch Tuy nhiên, các nghiên cứu
mới chỉ khái quát được một phần TNDL huyện Bình Liêu, một khía cạnh cua
kinh tế - văn hóa góp phần phát triển du lịch mà chưa có công trình nảo đi sâu
11
Trang 20vào nghiên phát triển DLCD huyện Bình Liêu một cách tổng thể.
2.1.3 Khoáng tréng nghiên cứu
Những công trình trên là tiền đề giúp tác giả luận văn định hướng được
nghiên cứu về phát triển DLCĐ ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh Tuy
nhiên, những công trình đi trước cho thấy những khoảng trong con bo ngonhu sau:
- Về mặt lý luận: các nghiên cứu phát triển DLCD tại Việt Nam mặc
dù đã dựa vào những quy trình đánh giá cụ thể nhưng các nghiên cứu nàymới chỉ đánh giá khả năng phát triển dựa vào điều kiện phát triển và khả
năng tham gia của CDDP là chưa bao quát hết nội hàm phát triển du lich tại điểm, trong đó đánh giá phát triển sản phẩm du lịch là một trong những yếu
tố cốt lõi.
- Về mặt thực tiễn: Bình Liêu là huyện miền núi nhiều tiềm năng pháttriển du lịch, đang được sự hậu thuẫn từ nhiều phía cho sự chuyên dịch cơ cấukinh tế sang du lịch dịch vụ nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứuphát triển DLCD tai địa phương
Những khoảng trống trên là cơ hội cho luận văn này nghiên cứu lấp đầy
như một sự đóng góp cả lý luận và thực tiễn cho phát triển DLCĐ ở Việt Nam
nói chung và tại huyện Bình Liêu nói riêng.
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Một số khái niệm
a Khái niệm cong đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong trong nhiềulĩnh lực thuộc cả Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội — Nhân văn nhưtôn giáo, chính tri, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, địa lý học Là đốitượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau nên “cộng đồng” cũng
được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau dé đảm bảo tinh chặt chẽ, khoa học
và logIc.
12
Trang 21Thuật ngữ “cộng đồng” bắt nguồn từ tiếng Latin “communitas” nghĩa là
“toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay tập hợp những người đi theo một thủ lĩnh
nào đó” [48] Theo quan điểm khởi nguyên này, BeeTon, S (2006) trong
“Commumnity Development through Tourism” cho rang “cộng đồng là một nhóm người có cùng một tín ngưỡng, cùng sống trong một thời gian và một không gian nhất định” [65,tr.3-4].
Trong quá trình tiến triển, quan niệm “cộng đồng” được khái niệm hóa
trong các lĩnh vực nghiên cứu với các góc độ quan sát khác nhau Ở góc nhìn địa
lý học, Keith và Ary (1998) nhận định răng: “Cộng đồng trước hết là một nhóm
người cùng sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một
nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có mối quan hệ huyết
thống và hôn nhân, hoặc có thé cùng tôn giáo hay một tang chính trị” [71,tr.11] Bên cạnh đó, từ điển đại học Oxford cũng định nghĩa "Cộng đồng là tập thể người sông trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất": "Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng,
chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp hoặc cùng mối quan tâm"; "Cộng đồng làmột tập thé cùng chia sẻ hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tinh trạng tương tựnhau về một số khía cạnh nào đó" [86] Định nghĩa trên nhắn mạnh về địa vực
sinh sống từ đó thiết lập mỗi quan hệ huyết thống, tôn giáo, chính trị.
Dưới góc độ xã hội , Phạm Hong Tung (2014) cho rang “cong đồng là
một thực thê xã hội có sự gắn kết và bền vững hơn so với hiệp hội vì có sự đồng thuận về ý chí của các thành viên trong cộng đồng” [48] Tô Duy Hợp
và Lương Hồng Quang (2000) cũng có quan điểm tương tự “cộng đồng là một
đoàn thê xã hội rộng lớn theo nhiều cách khác nhau” [10] Những thành viên
trong cộng đồng đều ý thức được nhu cầu của những người trong và ngoài
đoàn thé trực tiếp của họ và họ có khuynh hướng hợp tác chặt chẽ Bên cạnh
đó, Võ Quế (2006) cũng bày tỏ quan niệm về cộng đồng là một khái niệm có
nhiều tuyến nghĩa Trong tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế
13
Trang 22xã hội có cơ cấu tô chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, ton tại trong mộtkhông gian địa lý nhất định [30].
Dưới góc độ kinh tế, Trong cuốn “Bowling alone: the Collapse andRevival of American Commurify ”, Putnam (2000) cho rang “cong đồng được
xem như là một loại “vốn xã hội” mà theo đó, hai yếu tố tạo nên cộng đồng với tư cách là nguồn vốn xã hội là tinh thần gắn kết và sự hình thành các mạng lưới xã hội Trong đó, mỗi cá nhân cảm thấy an toàn khi họ ở trong cộng đồng của mình và họ sẵn sàng cống hiến và hi sinh dé bảo vệ lợi ích của cộng đồng đó [82] (Sự chuyền đổi hình thức vốn xã hội ở Mỹ).
Chú trọng hơn đến mối quan hé nội tại trong cộng đồng, Phạm Hồng
Tung (2014) cho rằng “Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại
cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên
sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gan kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng” [48.tr.483] Bùi Thị Hải Yến (2012) trong
cuốn Du lịch cộng dong cho rằng: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư
cùng sinh sống trên một lãnh thé nhất định được gọi tên như: Lang, xã, huyện,
thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia có những dấu hiệu chung về thành phần
giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [63,tr.33].
Đề xác định các yếu tố hình thành cộng đồng, Tô Duy Hợp và Lương Hong Quang (2000) cho rang có ba yếu tố chính là địa vực, kinh tế và văn hóa[10] Thành viên trong cộng đồng sống chung trên cùng một vùng đất,
cuộc sông gần nhau sẽ tạo lên những giá trị tinh thần và ràng buộc lẫn nhau ở
nhiều lĩnh vực Bên cạnh vấn đề gan nhau vé mat dia ly, kinh té cũng là một
trong những yếu tố quan trọng cấu kết cộng đồng Vì vậy, nhiều làng nghề ra
đời, hoặc những thành viên trong cộng đồng có cùng tư duy phát triển kinh tế Yếu tố văn hóa là một trong những cách nhận diện cộng đồng một cách rõ
ràng Những người sông trong cùng một cộng đông, họ có cùng tôn giáo — tín
14
Trang 23ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức riêng, họ cùng có chung một niềm
tin và chia sẻ với nhau những nguyện ước về mặt tinh thần, tạo lên sự thốngnhất với nhau về mặt tư tưởng, cùng chung lợi ich Đó là những yếu tô dé gankết các thành viên trong cộng đồng
Trong phạm vi nghiên cứu về phát triển DLCD, luận văn thống nhất quan niệm: Cộng đồng là một nhóm người sinh sống trên trên cùng một lãnh thổ nhất định, có ý thức liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, cùng chia sẻ lợi ích về tài nguyên, có một hoặc nhiễu những dấu hiệu chung VỀ tur tưởng, giai cấp,
truyền thống văn hóa, kinh tế - xã hội
Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau liên quan đến DLCĐ như: “Du lịch
dựa vào cộng đồng (Community-Based Tourism); Phát trién cong đồng dựa
vào du lịch (Community-Development in Tourism); Du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng (Community-Based Ecotourism); Du lịch có sự tham gia của cộngđồng (Community Participation in Tourism); Du lịch núi dựa vào cộng đồng(Community-Based Mountain Tourism)” [22,tr1] Tuy nhiên, có hai thuật ngữ
được sử dụng pho biết là DLCĐ hoặc Du lịch dựa vào cộng đồng Hai thuật ngữ này về cơ bản là giống nhau nên cùng được sử dụng trong các công trình
nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Từ khi xuất hiện từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đã có nhiều cách nhìn
nhận khác nhau về khái niệm DLCD Đa số các tô chức Quốc tế đều đưa ra
khái nệm DLCD mang theo những ý nghĩa nhân sinh quan như sau:
Tổ chức The Mountain Institute của Hoa Kỳ viết “DLCĐ nhằm bảo tồn TNDL vì sự phát triển bền vững đồng thời khuyến khích sự tham gia của người
15
Trang 24dân địa phương, tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng”.
Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF, 2001), “DLCD là loạihình du lịch mà ở đó người dân địa phương có sự kiểm soát và trực tiếptham gia vào sự phát triển, quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợinhuận thu được từ hoạt động du lịch đó sẽ được giữ lại cho người dân địa phương” [88].
Trong Hiến chương về du lịch của APEC có đưa ra khái niệm “DLCD là
một công cụ phát triển cộng đồng, ở đó tăng cường khả nang CDDP trong việc
quản lý nguồn lực du lịch và đảm bảo sự tham gia họ trong hoạt động du lịch”
Tổ chức Lao động quốc tế lại tiếp cận khái niệm DLCĐ dưới góc độ thị
trường “DLCD là loại du lịch mà người dân địa phương mời du khách đến
thăm cộng đồng của họ, bằng cách đó cung cấp cơ sở vật chất và các hoạt
động du lịch cho du khách”.
Từ những nhận định mang tính toàn cầu và định hướng trên, tùy thuộc vào khu vực địa lý, từng nghiên cứu, từng dự án cụ thể, các tổ chức, các quốc
gia, nhà nghiên cứu có những hướng quan tâm khác nhau nhưng cùng điểm
chung như tính bền vững mà DLCĐ mang lại, sự tham gia và lợi ích của
CĐPP Trước hết, DLCĐ được coi như một hình thức phát triển du lịch bền
vững qua việc bảo tồn tài nguyên du lịch Qua đó, “DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng”[59,tr.17-22] Trong cuốn “Du lịch cộng đông”, Bùi Thị Hải Yến (2012) cho răng DLCD có thé được hiểu là một hình thức phát triển du lịch bền vững
mà ở đó CĐĐP được tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát
triển và mọi hoạt động du lịch [63] Cộng đồng nhận được sự hợp tác giúp đỡ
của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, của chính quyền địa phương,cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động dulịch nhằm phát triển cộng đồng, đồng thời, bảo tồn, khai thác TNDL bền vững,
đáp ứng nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách
16
Trang 25dé mọi tầng lớp dân cư đều có thé sử dụng tiêu dùng các sản phẩm du lịch”.Trong “Tài liệu Hướng phát triển DLCĐ” của Quỹ phát triển châu A (2012) vàViện nghiên cứu và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012) đều có góc nhìnchung: DLCD là một loại hình du lịch do chính CDDP phối hợp tổ chức, quản
lý và làm chủ dé đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông
qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương [31], [60].
Tuy nhiên, Viện nghiên cứu và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012) có bô
sung thêm “DLCD phát triển dựa trên sự khác nhau về tự nhiên và văn hóa
giữa các vùng miễn, thôi thức sự tò mò của du khách.” [60, tr.4]
Xét ở góc độ kinh tế du lịch, DLCĐ có thể được hiểu là tất cả các hoạt
động, dịch vụ do người dân địa phương thực hiện, cung ứng cho khách du
lịch, tạo ra thị trường du lịch dựa trên nguồn lực tại chỗ với điểm tựa là điều
kiện tự nhiên và các giá tri văn hóa, từ đó đem lại thu nhập cho người dân
trong cộng đồng Sự tham gia vào hoạt động du lich của cộng đồng có thé là trực tiếp hoặc gián tiếp Trong Báo cáo Khoa học Phát triển DLCĐ trong bối
cảnh kinh tế thị trường, Nguyễn Văn Lưu (2016) nhận định: “Tính cộng đồng
trong tạo cung du lịch có thé hiểu là sự liên kết nhiều quá trình hoạt động du
lịch riêng biệt thành quá trình kinh tế - xã hội như một hệ thống hữucơ”[17,tr.67] Bên cạnh đó, khái nệm DLCD cũng được Pham Thị MinhChính (2016) định nghĩa như một loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếpcua CDDP trong việc hoạch định, xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt
động du lịch nhằm phát triển cộng đồng và bảo tồn, khai thác TNDL bền
vững, đồng thời cộng đồng phải được hưởng phan lớn lợi nhuận thu được từhoạt động du lịch [3].
Xét ở góc độ đề cao trải nghiệm của du khách, dự án ESRT (2013) đưakhái niệm rằng: DLCD mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộcsống địa phương trong đó CDDP tham gia trực tiếp vào du lịch; thu được cáclợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài
17
Trang 26nguyên thiên nhiên, môi trường va văn hóa địa phương Trong cuốn “Sổ tay
du lịch cộng dong tại Việt Nam”, các tác giả thuộc Té chức bảo tồn Thiênnhiên Thế giới cũng đồng tình với quan điểm này [50] Nhắn mạnh thêm,Murphy (1983) khang dinh rang điểm đến DLCD được xem là cách tiếp cận
một hệ sinh thái nơi mà khách du lịch tương tác đến tự nhiên và xã hội tại điểm đến Trong đó các yếu tổ tự nhiên là phong cảnh, các yếu tô xã hội là con người, văn hóa vật chất và tinh thần bản địa [74].
Như vậy, DLCĐ được hiểu là loại hình du lịch hướng đến nâng cao trải
nghiệm của du khách về điểm đến thông qua bảo vệ TNDL tự nhiên và nhânvăn Tuy nhiên trong tất cả các khái niệm đều đề cập đến vai trò tham gia củangười dân địa phương như là một điều kiện tiên quyết dé có thé phát trién bềnvững hoạt động du lịch tại địa phương Theo Nicole Hausler và Wolfgang
Strasdas (2000): “DLCĐ là loại hình du lịch mà một số lớn người dân địa phương có quyền kiểm soát nó và và có sự tham gia trong việc quản lý và phát triển DLCĐ Phan lớn thu nhập được giữ lại cho kinh tế của địa phương.
Đến năm 2009, hai tác giả tiếp tục khang định một cách mạnh mẽ hon vai trò
của CDDP: “DLCD là một loại hình du lịch trong đó chu yếu người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽđọng lại nền kinh tế địa phương” [77] Tiếp thu quan điểm quốc tế, các nghiên
cứu trong nước cũng đồng tình Đỗ Thị Thanh Hoa (2007) cho răng “DLCĐ là
một hình thái du lịch, trong đó chủ yếu là những người dân địa phương đứng ra
phát triển quản lý du lịch Kinh tế địa phương sẽ được phần lớn lợi nhuận từ hoạt
động du lịch”, đồng thời nhấn mạnh “vai trò của CDDP với phát triển du lịch
bền vững” [9, tr.22].
Tùy thuộc vảo góc nhìn và hướng nghiên cứu của mỗi tác giả mà “DLCĐ”
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Song, nghiên cứu này nhìn nhận khái
niệm trên theo Luật Du lịch Việt Nam như “là loại hình du lịch được phát triểndựa trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng dong, do cộng động dân cư quản lý,
18
Trang 27tổ chức khai thác và hưởng loi’ Trong đó, Luật nhân mạnh vai trò của “cộng đồng” tại Điều 6, chương 1 — Những quy định chung: “CPPP có quyén tham gia
và hưởng lợi ích hợp pháp từ loại hình du lịch này, đồng thời có trách nhiệm
bảo vệ TNDL, bản sắc văn hoá, giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội và bảo vệmoi trưởng ” [51] Đây chính là kim chỉ nam cho các nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về phát triển DLCD tại Việt Nam.
2.2.2 Đặc điểm của du lịch cộng đồng
UNWTO (Tô chức du lịch thế giới của Liên hợp Quốc) đã chỉ ra một số
đặc điểm của DLCD, đặc biệt nhẫn mạnh vai trò của CDDP như sau:
1) Cộng đồng tham gia từ những ngày đầu và kéo dài trong suốt quá trình phát triển du lịch ở địa phương Họ tham gia với vai trò vừa là người quản lý, đánh giá, tổ chức điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch;
2) Cộng đồng cung cấp các dịch vụ du lịch như ăn, nghỉ, thuyết minh trong toàn bộ tour du lịch băng tài nguyên sẵn có của mình;
3) Hạn chế các ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và đời sống văn
hóa xã hội của người dân;
4) Đồng thời góp phần bảo vệ cảnh quan tự nhiên và tài nguyên văn hóa
văn hóa thông qua việc tạo ra lợi ích kinh tế từ các nguồn lợi đó;
5) Tạo công ăn việc làm dé cả thiện sinh kế cho người dân địa phương;
6) Tăng cường nhận thức của người dân và khách du lịch về sự bảo tồn
tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc;
7) Dé cập đến DLCD là đề cập cả hình thái tổ chức và đối tượng tham
gia [87].
Ngoài ra, Huỳnh Ngoc Phuong (2014) cũng bổ sung: CDDP tham gia vàohoạt động du lich là những người đang sinh sống va làm việc trong hoặc gầnnhững nơi có TNDL Địa điểm tổ chức phát triển DLCD ở tại hoặc gần nơi cư
trú của CDDP Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa
dạng, có nhiều tiềm năng phát triển như đa dạng hệ sinh thái, giàu bản sắc văn
19
Trang 28hóa dân tộc [28].
Ở một nghiên cứu khác, Đoàn Mạnh Cương (2019) ưu tiên việc bảo tồntài nguyên hơn trong xác định đặc điểm của DLCĐ:
1) Phát triển DLCĐ dam bảo phát triển bền vững tự nhiên và văn hóa:
DLCD góp phan không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Thông qua các hoạt động du lịch, người dân ý thức được vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chính mình Nhờ đó, những nét văn hóa đặc sắc cũng được được củng cé và bảo ton.
2) DLCD được sở hữu bởi cộng đồng: CDDP đóng vai trò chủ đạo trongviệc quản lý tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa Vì vậy, họ có
quyền sở hữu các tài nguyên và tham gia vào các hoạt động du lich.
3) CDDP được quyền sở hữu lợi nhuận sinh ra từ hoạt động DLCD Lợi nhuận phải được chia sẻ một cách công băng và minh bạch cho các bên liên quan, đặc biệt là CDDP, phan dé bảo tồn và tái đầu tư dịch vu, phần dé cải thiện sinh kế cho người dân.
4) DLCD trao quyền lực cho cộng đồng mục đích là dé tạo ra các dịch vu
du lịch và quản lý phát triển du lịch
5) DLCD góp phan nâng cao nhật thức cho cộng đồng
6) DLCĐ muốn phát triển có quy mô lớn phải được sự quan tâm, hỗ trợ
từ Chính phủ, ban hành các nghị quyết, chính sách ưu tiên việc phát triển dulịch tại địa phương [5].
2.2.3 Ý nghĩa việc phát triển du lịch cộng đồng
DLCĐ mang lại lợi ích nhiều mặt cho CĐĐP sở tại Trong đó hầu hếtcác tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyêntắc phát triển bền vững, như mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế
Đây được coi là ba “trụ cột” của phát triển bền vững đã được các tổ chức quốc
tế như APEC và Liên Hiệp Quốc cùng đưa ra Về cơ bản, DLCĐ tác động đến
ba lĩnh vực sau:
20
Trang 29a Đối với công tác bảo ton tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
Sự phát triển của DLCD xuất phát từ mong muốn bảo tồn tài nguyên thiênnhiên Thông qua DLCD, các nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý vàkhai thác một cách hợp lý Các nhà hoạt động môi trường cũng nhận thức được
rằng khó có thể duy trì các khu bảo tồn nếu không có sự trợ giúp của CDDP Chính vì vậy, Theo Zebu EH & Bush M L (1990), các t6 chức bảo tồn trong và ngoài nước nhìn nhận mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng như một
phương pháp hữu hiệu [89] Môi trường sinh thái và cảnh quan được bảo vệ.Người dân có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường sống và giữ gìn hệ sinhthái Đồng thời, những tác động tích cực đến tài nguyên môi trường ở địaphương này làm cho CĐĐP khác nhận ra trách nghiệm của mình đối với nguồn
tài nguyên môi trường tại địa phương mình đang sinh sống Bên cạnh đó, môi trường văn hóa cũng được bảo tồn DLCĐ chính là cách tốt nhất dé vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa, sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển và tôn trọng văn hóa địa phương DLCĐ cũng góp phần làm giảm tình trạng dễ bị tốn
thương của nhóm cộng đồng yếu thế và làm tăng tính bền vững trong việc sử
dụng các nguồn TNDL tự nhiên và nhân văn.
b Đối với cải thiện sinh kế cộng đồng
Theo Brohman, J (1996), DLCĐ thúc đây sự tham gia của CDDP và thúc
đây phát triển kinh tế [67] Đây được xem là công cụ hữu hiệu góp phần tạo
công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc song của người dân dia phương,
ngoài ra còn tối đa hóa sự đóng góp của hoạt động du lịch cho sự phồn vinh
của nên kinh tế địa phương Ngoài ra, Trần Thi Mai (2005) cũng bồ sung
thêm, DLCĐ góp phần thay đổi cách thức sản xuất, mô hình kinh doanh lạc
hậu, đồng thời phát triển kinh tế hàng hóa [18]
DLCD thúc day sự công bằng về mọi mặt như quyền lực, lợi ích, và giới.
Từ khi vận hành DLCĐ, mối quan hệ giữa các bên liên quan cũng phải được
đồng thuận và làm rõ ngay từ khi xây dựng đề án Đồng thời, DLCĐ thúc đây
21
Trang 30sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộngđồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bat
kế ho có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là giao thông tốt
hơn, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nước sạch, điện, dịch vụ viễn
thông Ngoài ra, theo Omás López-Guzmán, Sandra Sánchez-Cañ1zares,
Victor Pavon (2011), DLCD còn góp phan bình dang giới, nâng cao vị thế của nữ giới, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và chất lượng chăm sóc y
tế [80] Du lịch có thể tạo thu nhập cho những phụ nữ có thu nhập thấp Tuy
nhiên, bình đăng giới không chỉ đơn giản là việc phụ nữ có được việc làmtrong ngành du lịch mà còn về van dé đảm nhiệm vi trí cao, các cơ hội daotạo, tỷ lệ làm việc toàn bộ thời gian hay bán thời gian và khả năng phát triển
DLCD còn có thé giúp thay đôi cơ cấu việc làm dia phương và cải thiện chất lượng lao động, giảm di cư và xuất khẩu lao động từ nông thôn ra các đô thị Chính vì vậy, Trong cuốn “Một số vấn dé về du lịch sinh thái cộng đồng va
an sinh xã hội tại VOG Cúc Phương”, Trần Đức Thanh (2014) đã khẳng
định DLCD góp phan chuyển dich co cấu kinh tế địa phương theo hướng dulịch dịch vụ [39].
c Đối với ngành du lịch DLCD góp phan làm đa dang sản pham và dịch vụ du lịch trong một
vùng, một quốc gia hoặc một khu vực, từ đó, tạo sức hấp dẫn khách du lịch.Bên cạnh đó, DLCĐ là loại hình mà nhiều quốc gia đang tập trung phát triển
giống như một giải pháp hữu hiệu cho phát triển du lịch theo hướng bền vững.
2.2.4 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
Đề tổ chức hoạt động DLCD tại một điểm du lịch, cần rất nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó gồm có:
a Tài nguyên du lịchTheo Luận Du lịch (2017), TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tựnhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở đê hình thành sản phâm du lịch, khu du
22
Trang 31lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch [51] Như vậy, TNDL đượcxem như điều kiện tiên quyết dé phát triển bat cứ loại hình du lịch nào, trong
đó có DLCD Day là yếu tố then chốt, tạo động lực ban đầu cho du khách khi
họ muốn đến thăm một điểm đến Mức độ hấp dẫn của điểm đến đối với dukhách sẽ tỉ lệ thuận với tính da dạng và độc đáo của TNDL TNDL càng độc
và lạ thì càng thu hút sự tò mò của khách du lịch Bên cạnh đó, TNDL cũng
tạo ra sự khác biệt giữa các điểm đến trong cùng một khu vực hay các điểm đến có cùng một loại tài nguyên Đây chính là yếu tố tạo lên sự cạnh tranh
giữa các điểm đến trong việc quyết định sự chọn lựa của du khách.
b Khả năng tiếp cận của điểm đến
Dù có tài nguyên thiên nhiên và văn hóa có phong phú độc đáo thế nào,hoạt động phát triển DLCD không thé thực hiện được nếu khả năng tiếp cận
điểm đến không dễ dàng Đây là một trong những điều kiện căn bản khi hoạt
động kinh doanh du lịch được xây dựng và tiêu thụ tại chỗ Sự phát triển của cơ
sở hạ tầng đường xá cùng với sự linh hoạt của các phương tiện giao thông như
đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ cùng thời lượng của
chuyến đi, thời gian di sẽ quyết định sự lựa chọn của du khách Bên cạnh đó, khả
năng tiếp cận của điểm đến còn được quyết định bởi việc khách du lịch có dễ
dang tìm hiéu về điểm đến thông qua hệ thong thông tin liên lạc hay không.
c Khả năng cung ứng dịch vụ du lịchTheo Quỹ phát triển châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành
nghề nông thôn Việt Nam (2012), dé phát triển DLCD, ngoài TNDL thi cần
phải có những yếu tô về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Các yếu tố
đó bao gồm: Chỗ ở, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, y tế, thông tin/dịch
vụ cho du khách tại điểm đến, nguồn nhân lực, an ninh, , nước — năng lượng —
thoát nước, mua sắm nguồn tài chính, những dịch vụ khác [31].
- Dịch vụ lưu trú đây đủ về số lượng buồng phòng, chất lượng, và giá cả liên quan đến nhu cầu của thị trường (khách sạn, nhà khách, căm trại, nhà
23
Trang 32nghỉ, nhà trọ), đặc biệt là trong mùa cao điểm như dịp lễ tết của đất nước, cácngày lễ hội truyền thống của địa phương.
- Phương tiện và giao thông vận tải: tất cả các tuyến đường dẫn đến các
điểm du lịch phải dé dàng tiếp cận
- Nguồn nhân lực du lịch: gồm hướng dẫn viên tại điểm, phiên dịch viên, nhân viên nhà hàng khách sạn Đồng thời thường xuyên mở những buôi đào
tạo dài hạn hoặc ngắn hạn để nâng cao chất lượng phục vụ.
- Thông tin/ Dịch vụ cho du khách tại điểm đến: có gian hàng hoặc trungtâm cung cấp thông tin về thời gian diễn ra các lễ hội trong năm thông quacách thức trưng bày trong bảo tàng, triển lãm, tài liệu quảng cáo, bản đồ cung
cấp cho du khách Thông tin liên lạc (điện thoại, fax, bưu điện) đàm bảo
internet luôn sẵn có.
- Các dịch vụ khác như: dịch vụ mua sắm giới thiệu và bán hàng thủ
công, qua lưu niệm của địa phương, cho thuê dung cụ nghỉ ngơi cắm trại, dịch
vụ ngân hàng thu đôi ngoại tệ, dịch vụ vệ sinh công cộng.
d Thị trường khách du lịch
Thị trường khách bao gồm thị trường khách nội địa và quốc tế Muốn
phát triển bất kỳ loại hình du lịch nào cũng phải có thị trường khách Khách
du lịch là những người sử dụng sản phẩm du lịch, lợi nhuận thu được sẽ tríchmột phan vào công tác bảo tồn tài nguyên, duy trì các sản phẩm du lịch, đồngthời tạo công ăn việc làm cho người dân dịa phương và giúp các doanh nghiệp
du lịch đa dạng sản phâm dich vụ Tùy thuộc vào từng thị trường khách khác
nhau mà công tác quảng bá du lịch sẽ có những hướng đi khác nhau.
e Chính sách phát triển du lịch Địa phương sẽ không thé phát triển du lịch nêu không có hệ thống chính
sách tạo điều kiện cho sự phát triển này Trong hệ thống chính sách từ trungương đến địa phương thì chính sách đầu tư phát triển du lịch và chính sách
xúc tiễn, quảng bá du lịch của địa phương được xem là điều kiện quan trọng
cho quá trình phát triển của du lịch
24
Trang 33Không thé phát triển DLCĐ nếu không có sự đầu tư, không có cácchương trình xúc tiến, quảng bá Do đó trong quá trình phát triển DLCĐ cần
lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện tốt các dự án quy hoạch, dự án bảo
tồn TNDL Ưu tiên đảo tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa
phương Cần phải có cơ chế, chính sách hợp lý để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư vào phát triển du lịch và thúc đây sự tham gia của CĐĐP.
Các cơ quan ban ngành, các cấp địa phương cùng nhau tham gia vào
hoạt động xúc tiễn, quảng bá du lịch địa phương đến du khách trong vàngoài nước bằng nhiều phương tiện khác nhau Các hình thức quảng báchính có thé là tham gia vào các hội nghị, hội thảo về xúc tiễn đầu tư trong
nước và quốc tế, quảng bá qua những ấn phẩm, tờ rơi, các trang mạng xã
hội nổi tiếng như facebook, zalo, youtube, thu hút đầu tư trong và ngoai
nước từ những tô chức trong nước và quốc tế, các công ty du lịch, Nhưng
nhìn chung, quảng bá du lịch bằng phương pháp sử dụng internet vẫn làmột phương pháp hữu hiệu nhất
f Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Trong DLCD, vai trò của CDDP luôn ở vị trí trung tâm Cho nên, déđánh giá sự phát triển của loại hình DLCĐ ở một địa phương, phải xem xét sự
tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch đó Những yếu tố
nhận diện sự tham gia như:
1) Nhận thức của người dân về : việc người dân địa phương có nhận thức
đúng đắn hay không về DLCD sẽ quyết định sự tham gia của họ cho sự phát triển của địa phương có tích cực hay không.
2) Những hoạt động trong du lịch mà người dân địa phương có thé thamgia trong quá trình tạo thành sản phẩm du lịch Đó được xem là công việcmang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho họ
3) Sự sẵn sàng của người dân trong quá trình tham gia vào hoạt động
DLCD Mức độ sẵn sàng không chỉ thé hiện cho khả năng tham gia vào dulịch của người dân mà còn thé hiện sự tích cực đóng góp cho quá trình phát
25
Trang 34triển du lịch tại địa phương.
g Sự liên kết giữa các bên liên quan Nguồn nhân lực địa phương là một yếu tố không thé thiếu trong phát
trién DLCĐ Chủ thé của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động
này là hướng tới cộng đồng, vì sự an sinh của cộng đồng Vì vậy khi phát trién DLCĐ cần phải đặt lợi ích của người dân lên trên Đây chính là nguyên tắc cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa DLCD và các loại hình du lịch khác Tuy
nhiên, khi xem xét sự phát triển tổng thé cần đánh giá sự liên kết giữa các bênliên quan trong tô chức hoạt động du lịch tại điểm
Sự liên kết giữa các bên liên quan có ảnh hưởng lớn đến sự thành công
của sản phâm du lịch địa phương Các bên liên quan sẽ tác động từ nhiều khía
cạnh khác nhau và tham gia độc lập trong quá trình phát triển hoạt động
DLCD Có bốn bên lớn tham gia vào hoạt động DLCD là CDDP, quản lý nhà
nước, doanh nghiệp và khách du lịch Quá trình đánh giá sẽ xem xét sự phốihợp giữa các bên liên quan trong việc tận dụng những nguồn lực tại chỗ trongviệc xây dựng mô hình và sản phẩm du lịch và ai là người đóng vai trò chủ
chốt cũng như những lỗ hồng cần khỏa lấp Đối với DLCD, nhất thiết phải
quan tâm xem xét sự hỗ trợ của các bên liên quan cho quá trình tham gia của
người dan địa phương vào phát trién DLCĐ.
2.2.5 Khung phân tíchKhung phân tích được phát triển dựa trên việc kế thừa nguyên tắc “5A”của Dickman ,S (1997) (Dickman’s 5 4 s of a destination) và khung phân tích
của Nguyễn Công Thảo (2020) được nhìn nhận dưới góc độ sinh kế cộng đồng [40,tr175], [43.tr59] Nguyên tắc “SA” của Dickman tương ứng với 5 thành tố, đó là Attractions (Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch), Access (Khả
năng tiếp cận), Accommodation (Lưu trú), Amenitis (Tiện nghi), Awareness(Thái độ) Dựa trên những lý thuyết của các tác giả đi trước, dé đánh giá
được tiềm năng phát triển DLCĐ tại một địa phương, trước tiên nghiên cứu này nhận diện các điều kiện phát triển DLCĐ như TNDL (bao gồm tự nhiên,
26
Trang 35văn hóa va xã hội), khả nang tiếp cận của điểm đến, khả năng cung ứng dịch
vụ của điểm đến, thị trường khách du lịch (trong nước và quốc tế), các chính sách phát triển du lịch, sự tham gia của người dân địa phương và sự liên kết
giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, các điều kiện này chỉ là tiền đề cho việc cấu thành sản pham
du lịch tại điểm đến Đề đánh giá được sự phát triển, nhất thiết phải xem xét các sản phẩm DLCĐ đang được khai thác và phục vụ khách du lịch tại điểm.
Sự thành công của quá trình tô chức hoạt động DLCD tại điểm chỉ có thé
được đánh giá băng sự hài lòng của du khách và khả năng cải thiện sinh kếcủa người dân địa phương Sự hài lòng của du khách với điểm đến sẽ đánh giá
sản phẩm du lịch thành công ở mức độ nào, còn những yếu kém gì cần phải
cải thiện hoặc bổ sung hay không, dé từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả
dé phát trién DLCD Đặc biệt, sản pham du lịch phải mang lại cơ hội việc
làm, xóa đói giảm nghèo, giúp người dân cải thiện kinh tế, nâng cao cuộcsông của họ Khung phân tích được mô hình hóa theo sơ đồ dưới đây:
Tat nguyên du lịch
Khả năng tiếp cận của
điểm đến Sự hài lòng của du
Kha nang cai thién
———————“ A sinh kế của người
dan địa phương
Sự tham gia của cộng đông địa phương,
Sự liên kết giữa
các bên liên quan
Biêu đô 2.1 Khung phân tích tiêm năng phat triên du lịch cộng đồng
(Nguồn: tác giả)
27
Trang 362.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng trên thé giới
2.3.1 Bai học du lịch cộng dong ở Bali (Indonesia)
Bali là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Đông Nam Á, thườngđược biết đến như là một trong những thiên đường du lịch đẹp nhất thế giới
Theo Dowling (2000), ngay những năm 1950, chính phủ Indonesia bắt đầu đây mạnh phát triển du lịch ở Bali nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển kinh tế của Quốc gia [68] Cuối những năm 1960, chính phủ đưa ra chiến lược phát triển du lịch với việc xây dựng những khu nghỉ dưỡng cao cấp nhưng bị chỉ
trích bởi CĐĐP vì những tác động tiêu cực của dự án này đến môi trường
sống nên buộc phải dừng lại vào năm 1988 [83] Cho đến năm 2002, một số cộng đồng dân cư ở đảo Bali đã thiết lập Mạng lưới du lịch sinh thái làng với tên gọi Jaringan Ekowisata Desa (viết tắt là JED) [70] Khác với những mô hình du lịch trước, JED là mô hình du lich “do dân và vi dan” với mục tiêu tối thiểu hóa tác động của du lịch đến môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương, tạo nguồn vốn cho phát triển cộng đồng, đặc biệt là tăng
cường nhận thức cho người dân địa phương, tăng tương tác văn hóa giữa
CĐĐP và khách du lịch JED cung cấp 2 loại tour là tour trong ngày (day
trips) với mức giá từ 75 USD và tour qua đêm (overnight trips) với giá từ 105
USD Các tour này hướng tới các hoạt động như trekking, tham gia vào sản
xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, thưởng thức món ăn, tìm hiểu các làng
cô và thực hành văn hóa độc đáo của người dân bản xứ Như vậy, có thể thấy,
người dân ở 4 làng tham gia vào JED là đối tượng hưởng lợi chính của dự án.
Nguồn lợi kinh tế thu từ các hoạt động du lịch sinh thái cũng được sử dụng
vào việc trùng tu, bao đưỡng cơ sở vật chất cũng như dé tô chức các cuộc hop
và lễ kỷ niệm ở địa phương Chính quyên trung ương va địa phương không
tham gia trực tiếp vào quá trình lập kế hoạch và triển khai các hoạt động du
lịch của JED mà chỉ đánh giá tiềm năng và cho phép người dân địa phương sử
dung các nguồn lực như đất đai, tài nguyên và giao cho chính quyền địa
28
Trang 37phương quản lý Đây là mô hình phát triển DLCĐ chưa phải toàn diện tuyệtđối Tuy nhiên, CĐĐP được trực tiếp tham gia vào dự án và họ là người trực
tiếp được hưởng lợi Sự thay đổi trong mô hình phát triển DLCĐ đã làm cho
du lich Bali trở nên độc đáo và thu hút hơn trước, xứng đáng dé cho các nước
bạn học tập.
2.3.2 Bài học du lịch cộng đồng ở làng Cherating, Pahang (Malaysia)
Malaysia nổi tiếng với hình thức du lịch Homestay, chính phủ gọi là Malaysia Homestay Program (viết tắt là MHP) Chương trình này được chính
thức đưa vào hoạt động vào năm 1995 sau hàng loạt những hoạt động DLCD
tự phát Mục đích của chương trình MHP nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững của ngành du lịch đồng thời, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vàocác hoạt động du lịch ở địa phương [78] Qua chương trình này, du khách
quốc tế có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở các ngôi làng nông thôn ở Malaisia Một số hoạt động của chương trình này bao gồm tìm hiểu văn hóa phong tục tập quán như lịch sử, các bài hát, điệu nhảy, món ăn truyền thống, các môn
thê thao truyền thống, lễ hội; tham gia các hoạt động sản xuất kinh tế như cạo
cao su, cho cá ăn, thu hoạch lúa, cacao, dau co ; tham gia các hoạt động giải
trí như ngắm cảnh, leo núi Chính phủ tham gia trực tiếp vào việc lập kếhoạch và triển khai MHP, đưa ra định hướng chính sách, triển khai quảng bátruyền thông, hỗ trợ địa phương tham gia như đăng ký thủ tục, hồ sơ, đảo tạo,tập huấn Tuy nhiên, đối tượng hưởng lợi chính trong chương trình MHP là cá
nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh homestay, đồng thời, tạo cơ hội việc làm
cũng như cải thiện kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cho CDDP Trải qua hơn 20
năm, MHP được coi là một trong những chương trình DLCĐ thành công nhất
của Malaysia Cái hay của MHP là chương trình của chính phủ nhưng thúc
đây dịch vụ lưu trú du lịch ở địa phương, đồng thời du khách có cơ hội trải
nghiệm văn hóa bản địa Đặc biệt, người dân địa phương được trao quyền quaviệc tham gia vào các hoạt động du lịch ở địa phương.
29
Trang 382.3.3 Bai học du lịch cộng đồng ở làng Pha Mon, Pha Mee va Koh Klang
Mee và Koh Klang Thông qua mô hình du lịch này, người dân địa phương,
đặc biệt là tộc người thiểu số nhận thức và tôn trọng hơn giá trỊ lịch sử và bản
sắc văn hóa của mình vì trước đó họ hay bị miệt thị, coi thường Đồng thờicũng giúp họ cải thiện kinh tế nhờ tham gia vào các hoạt động du lịch ở địa
phương Đặc biệt, CDDP không đơn độc trong quá trình phát triển DLCD ở địa phương vì được sự hậu thuẫn chu đáo của Tổng cục Du lịch Thái Lan
(TAT) TAT đảm nhiệm nhiệm vụ marketing, quảng bá du lịch, văn hóa Thái
đến mọi miền trong nước và quốc tế Năm 2015, Thái Lan triển khai chiến
dịch quốc gia “Discover Thainess” (khám phá văn hóa Thái) nhằm khuyếnkhích khách du lịch quốc tế đến trải nghiệm cuộc sống, phong tục, tập quán
của người dân bản địa trên các vùng miền của Thái Lan Đồng thời, đi cùng chiến dịch này còn có sự đồng lòng chung sức của nhiều tổ chức chính phủ và
phi chính phủ khác như Cục Phát triển các Vùng Du lịch bền vững (DASTA),
Bộ Du lịch &Thé thao (MTS), Hội đồng du lịch Thái Lan, Viện Nghiên cứu
Du lịch Cộng đồng Thái Lan, các ngân hàng và thé chế tài chính
Có thể thấy, những thành công trong việc phát triển DLCĐ từ các nướcláng giềng đều có những điểm chung Thứ nhất, người dân được trao quyền
quyết định hoặc ít nhất là họ có quyền tham gia vào hoạt động du lịch tự nguyện Thứ hai là đảm bảo quyền lợi cho người dân địa phương, họ phải
nhận được giá tri về kinh tế, cải thiện cuộc sống Quan trọng nhất là có được
sự quan tâm của chính phủ, được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức khác nhau trongquá trình phát triển DLCD tại địa phương Đó là cơ sở để xem xét trường hợp
30
Trang 39phát trién DLCD ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với những giải pháp cụ
thê và đông bộ vê mọi mặt.
Tiểu kết chương 2
Chương này xác định cơ sở lý luận và thực tiễn tạo nền tảng cho nghiên cứu về DLCĐ và những bài học thực tế từ những quốc gia trong khu vực Thông qua tìm hiểu những quan điểm về DLCĐ của các học giả trong và
ngoài nước, luận văn đưa ra những xu hướng nghiên cứu chính trong nước vaquốc tế dé tìm ra những khoảng trống cho nghiên cứu này có cơ hội lấp day
Tác giả cũng tập trung vào việc phân tích điều kiện trong phát triển DLCD,
phân tích mối quan hệ của CĐĐP với các hoạt động phát triển DLCĐ Từ đó,
tác giả đưa ra khung phân tích để xem xét, đánh giá khả năng phát triển DLCD ở một địa phương cụ thé Khung phân tích chi ra mối tương quan giữa các yếu tố cầu thành nên sự thành công của một sản phẩm DLCĐ, đồng thời chỉ ra kết quả mà sản phâm du lịch mang lại Khung phân tích này là cơ sở áp
dụng trong nghiên cứu trường hợp phát triển DLCD tại huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh.
3l
Trang 40Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a VỊ trí địa lý
Bình Liêu là huyện miền núi, dân tộc, biên giới, nằm ở phía Đông Bắctỉnh Quang Ninh, có toa độ địa lý từ 21°26715”’ đến 21°39°50” vĩ độ Bắc và
từ 107°16°20”° đến 107°35’50”’ kinh độ Đông.
Bình Liêu xưa thuộc châu Tiên Yên của phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên.
Sách “Đại Nam nhất thong chí — tập 4 ” có viết: “Châu Tiên Yên: ở cách phủ
114 dim về phía tây, đông tây cách nhau 84 đặm, nam bắc cách nhau 120
dặm; phía đông đến địa giới châu Vạn Ninh 25 dặm, phía tây đến địa giớihuyện Hoành Bồ phủ Sơn Định 59 dặm, phía nam đến biển 19 dặm, phía bắcđến địa giới 2 huyện Yên Bác và Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và địa giới động Tư
Lang châu Thượng Tư nước Thanh 81 dặm ” [62, tr 14].
Bình Liêu ngày nay cách thành phố Ha Long — thủ phủ của tinh Quảng
Ninh 108km về phía Đông, cách thị tran Tiên Yên 28km Phía Đông của Bình
Liêu giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng
Sơn), phía Nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà (Quảng Ninh), phía Bắc có đường biên giới dài 43,168 km, giáp khu Phòng Thành (thuộc thành phố Cảng
Phòng Thành) và huyện Ninh Minh (thuộc thành phố Sùng Tả) tỉnh QuảngTây — Trung Quốc Chính vì vậy, khu Kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - ĐồngVăn là cầu nối giao lưu kinh tế - thương mại giữa các địa phương trong vàngoài tỉnh Quảng Ninh với khu vực biên giới Trung Quốc
32