1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm đề tài văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn vingroup

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 785,33 KB

Nội dung

Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra những giá trị mới cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự trợ giúp của các nhân viên trong doanh nghiệp.. Hướng tiếp cận doanh ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ

********************

BÀI TẬP NHÓM

Môn học: Hành vi tổ chức

Đề tài: Văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Hương

Thành viên nhóm 7 (Mê G63):

Trần Thị Lâm Phương 20198083

Hà Nội, tháng 06, năm 2022

Trang 2

Mục lục

Lý do chọn đề tài 2

I Văn hoá của doanh nghiệp 2

1 Khái niệm của văn hoá doanh nghiệp 2

2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp 2

3 Đặc trưng và đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp 3

4 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp 4

5 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 5

II Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Vingroup 5

1 Giới thiệu chung 5

2 Lịch sử hình thành và phát triển 5

3 Lĩnh vực kinh doanh 6

III Cấp độ văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn Vingroup 7

1 Yếu tố hữu hình 7

2 Giá trị chia sẻ 9

3 Quan niệm chung 12

IV Tác động văn hoá doanh nghiệp đến tập đoàn Vingroup 13

1 Tác động tích cực 13

2 Các mặt hạn chế 15

V Đánh Giá và đưa ra giải pháp 16

1 Đánh giá ưu nhược điểm 16

2 Đưa ra một số giải pháp 16

1

Trang 3

Lý do chọn đề tài

Thời bao cấp, chúng ta thường nghe thấy các cụm từ “Văn hóa vùng”, “Văn hóa làng xã”,

“Văn hóa gia đình”, “Văn hóa dân tộc” Ngày nay, cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” lại xuất hiện và hiện đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nghĩa là chúng ta bước sâu vào sân chơi kinh tế thế giới, tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển hội nhập kinh tế nhưng

sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô toàn cầu đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn, phải thay đổi để làm ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội

đã khác trước Phải chăng, đó là lý do vì sao lại là doanh nghiệp chứ không phải loại tổ chức xã hội hay tổ chức hành chính nào khác đi tiên phong trong việc tìm kiếm hướng tiếp cận mới để phát triển tổ chức Thay đổi tổ chức chính là cách thức làm cho tổ chức thích ứng với môi trường bên ngoài đang đổi thay Các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần nhận thấy rằng: Những vấn đề về mặt kỹ thuật không còn là những thách thức lớn bằng vấn đề hiểu và động viên các nhân viên cống hiến hết khả năng của mình cho doanh nghiệp Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra những giá trị mới cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự trợ giúp của các nhân viên trong doanh nghiệp Hướng tiếp cận doanh nghiệp dưới góc độ văn hóa sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức Từ những thực tế đó nhóm em chọn đề tài “Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup.” Là một nền văn hóa độc đáo đến kỳ lạ ở Việt Nam, để đánh giá sự cần thiết cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp

ở Việt Nam

I Văn hoá của doanh nghiệp

1 Khái niệm của văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp bao gồm các niềm tin và hành vi của cả nhân viên và ban quản lý tương tác, xử lý các vấn đề hoạt động kinh doanh Thông thường, văn hoá doanh nghiệp không được xác định rõ ràng và được phát triển theo thời gian, dựa trên những đặc điểm tích luỹ của các nhân viên trong công ty Văn hoá của công ty được phản ánh trong quy tắc ăn mặc, thời gian làm việc, bày trí văn phòng, lợi ích của nhân viên, doanh thu, quyết định tuyển dụng, cách đối xử với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng

2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp

Trên thực tế, trong văn hoá doanh nghiệp người ta hay sử dụng mô hình tảng băng văn hoá, theo đó có 2 yếu tố:

2

Trang 4

Các yếu tố hữu hình của doanh nghiệp (Phần nổi của tảng băng): Mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược, chính sách, người đại diện của tổ chức, …

Các yếu tố vô hình của doanh nghiệp (Phần chìm của tảng băng): Quy tắc ngầm, hiện trạng, các mối quan hệ, giá trị và chuẩn mực, thái độ và cảm xúc, nhu cầu cơ bản của con người, …

Tương tự, văn hoá doanh nghiệp được chia thành 3 lớp văn hoá:

Các giá trị hữu hình: Tất cả các yếu tố mà có thể dùng giác quan để cảm nhận Ví dụ: logo, slogan, biểu tượng, đồng phục, đặc trưng, …

Các giá trị được chấp nhận: Các yếu tố doanh nghiệp mong muốn mọi người nhìn nhận giá trị của họ như thế nào

Các giá trị, quan niệm nền tảng: Đây là phần quan trọng tạo ra đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp, thường mọi người sẽ khó nhận thấy

3 Đặc trưng và đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp

Đặc trưng

Mỗi doanh nghiệp tổ chức đều sẽ có định hướng khác nhau để xây dựng văn hoá riêng cho mình, theo đó có 8 đặc trưng cụ thể của văn hoá:

Đổi mới và mạo hiểm: Mức độ mà nhân viên được khuyến khích tích cực đổi mới và chấp nhận rủi ro do đổi mới gây ra

Chú trọng đến chi tiết: Mức độ nhà quản lý mong muốn nhân viên thực hiện công việc chính xác và chú ý đến các chi tiết nhỏ trong khi thực hiện công việc nhiệm vụ

Định hướng kết quả: Mức độ người quản lý tập trung vào kết quả công việc nhiều hơn là quá trình và phương pháp thực hiện

Định hướng con người: Mức độ người quản lý xem xét các quyết định ảnh hưởng lên con người trong phạm vi tổ chức

Định hướng nhóm: Các công việc, nhiệm vụ, hoạt động được thực hiện bởi các nhóm nhiều hơn là cá nhân

Năng nổ: Mức độ nhà quản lý mong muốn nhân viên tỏ ra năng nổ và cạnh tranh với nhau nhiều hơn là ỷ lại, hài lòng với bản thân

Sự ổn định: Mức độ hoạt động của tổ chức trong việc duy trì trạng thái, hiện trạng chứ không chú trọng thay đổi, tăng trưởng

Mỗi đặc trưng trên sẽ được đánh giá từ thấp tới cao Việc đánh giá 7 đặc trưng này

sẽ cho thấy bức tranh tổng thể của văn hoá tổ chức Có thể có nhiều cách kết hợp khác nhau giữa các đặc trưng này, nhưng quan trọng là giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được về các thành viên trong tổ chức, cách thức hoạt động và các ứng xử của họ

Đặc điểm

Tầm nhìn: tầm nhìn là tuyên ngôn của một công ty, tuyên bố những nhiệm

vụ, tầm nhìn dài hạn mà họ đang hướng tới, đây là một công cụ rất mạnh

mẽ

3

Trang 5

Giá trị: thể hiện tinh thần và quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn của công ty

Thực hành, hành động: đây là những hành động cụ thể, qua đó công ty thực hiện các giá trị của mình

Con người, nhân lực: Cách thức mà các công ty sử dụng và tuyển dụng nhân lực phản ánh và nâng cao văn hoá của họ

Tường thuật, câu chuyện riêng: Có một câu chuyện riêng cho doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp và hỉnh ảnh của công ty trước công chúng Ví dụ: Nhắc đến công ty Apple là chúng ta sẽ nghĩ đến các câu chuyện xung quanh Steve Jobs

Địa điểm: địa điểm làm việc, văn phòng, thành phố, quốc gia, cũng như các thiế kế và kiến trúc của toà nhà, văn phòng Đây là một trong những yếu tố tiến bộ tiên tiến nhất trong văn hoá doanh nghiệp đương đại

4 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp

Trong thực tế nhiều doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài mô hình văn hoá doanh nghiệp, tuy vậy chưa có sự thống nhất chung Nổi bật trong đó có mô hình của Robert Quinn và Kim Cameron có tính áp dụng cao do áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Theo đó, mô hình doanh nghiệp này gồm 4 loại hình cơ bản:

Văn hoá gia đình (Clan Culture)

Văn hoá gia đình chủ yếu tồn tại trong các tổ chức truyền thống hơn Những công

ty này thường thuộc sở hữu gia đình, thường có sự tập trung vào việc nuôi dưỡng nhân viên thông qua các kết nối cá nhân Tất nhiên, văn hoá gia đình dùng để tạo ra cảm giác của một đại gia đình thực sự

Văn hoá thứ bậc (Hierarchical Culture)

Văn hoá thứ bậc cũng tồn tại trong các tổ chức truyền thống Đây là những doanh nghiệp có cấu trúc quyền lực cao và quyền ra quyết định nằm ở cấp bậc cao nhất Do

đó, đôi khi nhân viên có cảm giác bị đánh giá thấp và thấy bất lực Mặc dù loại hình văn hoá tổ chức này thường rất hiệu quả, nhưng đây không phải là môi trường tốt để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới

Văn hoá thị trường (Market Culture)

Văn hoá thị trường thường được áp dụng trong các công ty muốn mở rộng quy mô của mình Văn hoá này thường hướng về kết quả làm việc, đánh giá sự cạnh tranh nội

bộ và khen thưởng những người hoàn thành tốt công việc Vì vậy văn hoá doanh nghiệp này đòi hỏi tất cả nhân viên phải tham gia vào sự cạnh tranh trong toàn công

ty Những người liên tục hoàn thành tốt công việc sẽ nhận được các phần thưởng liên quan đến tài chính hoặc thăng tiến trong công việc

Văn hoá sáng tạo (Adhocracy Culture)

Văn hoá này áp dụng cho các công ty chấp nhận một số rủi ro nhất định, tại đây doanh nghiệp đặt mục tiêu hàng đầu là thay đổi và đổi mới sáng tạo Trong cấu trúc văn hoá này, tất cả nhân viên đều được khuyến khích tham gia bất kể vị trí của họ ở

4

Trang 6

đâu, bởi vì những doanh nghiệp theo trường phái văn hoá này hiểu được, ý tưởng lớn

có thể khởi đầu từ những thứ nhỏ nhất

5 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Trong thực tế, văn hoá doanh nghiệp thường tác động đến doanh nghiệp và hoạt động quản trị như sau:

Điều phối và kiểm soát hành vi của các thành viên

Tạo ra sự ổn định cho tổ chức

Tạo động lực làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức

Giải quyết tận gốc vấn đề xung đột quyền lợi cá nhân – tập thể

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

II Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Vingroup

1 Giới thiệu chung

Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top

100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước Với tầm nhìn dài hạn

và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở thành một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - Văn phòng Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam Cùng với Vincom, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5 sao quốctế

2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2001, thành lập Công ty cổ phần Vinpearl

Năm 2002, thành lập công ty cổ phần Vincom

Năm 2003, khai trương khách sạn 5 sao Vinpearl Nha Trang Resort Năm 2004, Vincom Bà Triệu (tháp A và B) đi vào hoạt động

Năm 2006, chuyển nhượng tháp A Vincom Bà Triệu (khối văn phòng) cho BIDV Vinpearl Land Nha Trang đi vào hoạt động

5

Trang 7

Năm 2007, niêm yết thành công trên sàn HOSE và trở thành công ty bất động sản niêm yết lớn nhất

Năm 2009, phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi

Năm 2010, chuyển nhượng Vincom Financial Tower cho Maritime Bank Năm 2011, khai trương Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Golf Club – NhaTrang và Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villa

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty CP

Năm 2012, Công ty cổ phần Vinpearl và Công ty cổ phần Vincom sáp nhập.Chuyển nhượng tháp B – Vincom Bà Triệu (khối văn phòng) Phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi

Năm 2013, chuyển nhượng Vincom A HCM với giá trị 9500 tỷ VNĐ Đạt thỏa thuận khoản vay hợp vốn 150 triệu USD và phát hành thành công

200 USD trái phiếu quốc tế Vincom Mega Mall Royal City và Vincom Maga Mall Times City đi vào hoạt động Hợp tác đầu tư với

Warburg Pincus thu hút 200 triệu USD vào Vincom Retail

Năm 2014, giao dịch cổ phiếu trị giá 70 triệu USD cho nhà đầu tư nước ngoài Vinpearl Phú Quốc và Vincom Hạ Long đi vào hoạt động; Vinhomes Central Park khởi công

Năm 2015, Vincom Thủ Đức, Vincom Ngô Quyền – Đà Nẵng, Vinpearl Nha Trang Bay Resort & Villa, Vinmec Phú Quốc, Vincom Hùng Vương – Cần Thơ, Vincom Biên Hòa, Vincom Quang Trung đi vào hoạt động Tiếp tục hợp tác đầu tư chiến lược với Warburg Pincus thu hút thêm 100 triệu USD vào Vincom Retail

3 Lĩnh vực kinh doanh

Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup

đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với 4 nhóm lĩnh vực hoạt động chính gồm: bất động sản (Vinhomes, Vincom, Vincom Office), du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí (Vinpearl, Vinpearl Land), bán lẻ (VinCommerce), hạ tầng xã hội (Vinmec,

Vinschool, VinEco); nhiều nhóm thương hiệu như:

Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)

Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)

Vinpearl (Khách sạn, du lịch)

Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)

Vinmec (Y tế)

Vinschool (Giáo dục)

VinEcom (Thương mại điện tử)

Vincom Office (Văn phòng cho thuê)

6

Trang 8

Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)

Vinfashion (Thời trang)

Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)

Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)

VinPro (Bán lẻ Điện máy)

VinEco (Nông nghiệp)

VinDS (Chuỗi cửa hàng bán lẻ)

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện

III Cấp độ văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn Vingroup

1 Yếu tố hữu hình

1.1 Về logo

Biểu tượng Vingroup được phát triển với hình ảnh cánh chim bay về phía mặt trời, thể hiện khát vọng bay cao và vươn đến những thành công rực rỡ Hình cánh chim sải cánh (chữ V) biểu trưng cho tên gọi Việt Nam và niềm tự dân tộc Đồng thời, đây cũng là biểu tượng của chiến thắng (Victory) Năm ngôi sao thể hiện “đẳng cấp năm sao” – tiêu chí và tôn chỉ đẳng cấp của Vingroup.Hai màu đỏ - vàng thể hiện niềm tự hào về bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, là hai màu biểu tượng của Việt Nam (màu Quốc kỳ)

1.2 Về khẩu hiệu (slogan)

“Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”

Đầu quý 4 năm 2015, ban lãnh đạo đã quyết định đổi khẩu hiệu của Tập đoàn từ

“Nơi tinh hoa hội tự cùng phát triển” thành “Vingroup – Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” Đây là một quyết định trung thực với chính mình, để mỗi cán bộ nhân viên tìm lại bản sắc, khí thế sáng tạo, tinh thần hừng hực cống hiến và khát khao chiến thắng của những người đã khởi nghiệp đã gây dựng nên Vingroup cách đây

23 năm

Tư tưởng khởi nghiệp được chọn làm nền tảng cho sự phát triển của Vingroup Luôn lắng nghe, luôn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn có động lực thay đổi,kiến tạo cơ hội và hợp tác để thành công chinh là những gì Vingroup đang và tiếp tục thực hiện, là kim chỉ nam cho sự phát triển của Tập đoàn

1.3 Về bộ đồng phục

Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup

đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinmec, Vinschool, VinEcom, Vincom Office,

7

Trang 9

Vinmart, Vinfashion, Vincharm, Almaz, Vinpro, VinEco, VinDS Với mỗi hạng mục phát triển thương hiệu của mình, tập đoàn Vingroup lại đầu tư xây dựng nguồn lao động, nhân viên của mình theo một phong cách riêng Về cơ bản, đồng phục vẫn theo tông chủ đạo của biểu tượng là 2 màu đỏ và vàng như

Vinmart,Vinpro Hoặc trang phục tuỳ thuộc theo môi trường làm việc, đều được thêu logo của tập đoàn trên áo Đồng phục của nhân viên đều được thiết kế theo tiêu chí phù hợp với môi trường làm việc, đem lại cảm giác thoải mái cho nhân viên, đồng thời cũng phải thể hiện được sự tôn trọng đối với khách hàng trong quá trình làm việc

1.4 Về nghi lễ, lễ hội, sự kiện

Lễ hội kỷ niệm ngày truyền thống Tập đoàn (mùng 8/8 hàng năm) Tiệc mừng công bố (tổ chức vào dịp cuối năm)

Ngày thể thao (thứ 3 & thứ 6 hàng tuần)

Ngày hội cuối tháng (thứ 7 tuần cuối cùng mỗi tháng)

Ngoài ra, các cuộc thi văn nghệ, thể thao không thường kỳ

1.5 Về ấn phẩm nội bộ

Để truyền thông kịp thời mọi thông tin của doanh nghiệp cũng như các

hoạt động phong trào diễn ra trên toàn quốc, nội san "Ngôi nhà Vingroup" đã được ra đời là không gian chung cho CBNV giao lưu, tìm hiểu và thêm tự hào về lịch sử củaTập đoàn

1.6 Về hoạt động xã hội

Quỹ thiện tâm:

Với sứ mệnh: chuyển tải một cách nhanh chóng & hiệu quả nhất tấm lòng của những con người Vingroup đến với cộng đồng

Các hoạt động chính: đền ơn đáp nghĩa thế hệ đi trước, chia sẻ khó khăn với người hoạn nạn, ươm mầm tài năng… Đặc biệt, tháng 07/2010, Quỹ Thiện Tâm đã phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thànhTrung tâm dưỡng lão, hướng nghiệp và phát triển tài năng trẻ Phật Tích, nằm trong quần thể văn hóa Phật giáo Phật Tích (Bắc Ninh), là nơi nuôi dưỡng người già cô đơn, không nơi nương tựa và trẻ mồ côi, đối tượng chính sách trên cả nước, đem lại hiệu quả ý nghĩa lâu dài, góp phần chia sẻ một phần khó khăn của Nhà nước trong công tác

xã hội và nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo các cháu trở thành người có ích cho cộng đồng Với nhiều hoạt động lớn có ý nghĩa xã hội và nhân văn trên cả nước, Quỹ Thiện Tâm đã và đang nỗ lực hết sức để hoàn thành sứ mệnh của mình, trở thành một điển hình cho tinh thần tương thân tương ái của người Việt

Vingroup với môi trường:

Là một doanh nghiệp tiên phong trong trong lĩnh vực Bất động sản và du lịch, với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup hiểu rõ tầm quan trọng của

8

Trang 10

việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ hợp du lịch, TTTM, khu đô thị, văn phòng và căn hộ Những công trình đầu tiên Vingroup xây dựng như Vinpearl Resort Nha Trang, tòa tháp Vincom Center Bà Triệu đến các khu đô thị như: Royal City hay Times City, Vinhomes Riverside… đều là những khu du lịch xanh, khu đô thị sinh thái, tòa nhà tiết kiệm năng lượng Những công trình kiến trúc "xanh" nổi bật gắn với từng dấu ấn phát triển của Vingroup Coi nguyên tắc “xanh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triển các dự án, Tập đoàn Vingroup không chỉ luôn nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, mà còn chú trọng việc tuyên truyền ý thức này tới khách hàng, cộng đồng để cùng nhau xây dựng và gìn giữ môi trường trong lành, xứng đáng với đẳng cấp thương hiệu 5 sao của Tập đoàn đã đề ra

Vingroup với cộng đồng:

Tập đoàn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên khát vọng tiên phong với niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống nhân văn của người Việt Văn hóa này không chỉ thể hiện trong chính sách phúc lợi dành cho người lao động, mà còn trong các hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội

Tháng 12/2008, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam

(PVF) ra đời đã trở thành một mô hình đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần xây dựng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng, có đạo đức và văn hóa cho nền bóng đá nước nhà

2 Giá trị chia sẻ

2.1 Tôn chỉ:

“Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức độ cao nhất”

Hành động:

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng một cách sâu sắc và toàn diện (dưới các góc độ: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, nghệ thuật…)

- Nghiên cứu, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho khách hàng

- Xây dựng văn hóa kinh doanh dựa trên phương châm “Lấy khách hàng làm trọng tâm”, mọi hoạt động của Công ty và nhân viên đều hướng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá và xem xét mọi vấn đề

- Xây dựng hệ thống nguyên tắc giao tiếp, ứng xử đối với khách hàng dành cho cán bộ nhân viên, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và các hành

vi chuẩn mực cần thực hiện

9

Ngày đăng: 29/05/2024, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w