1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận phân tích tài chính tập đoàn kinh tế phân tích tình hình nguồn vốn của tập đoàn vingroup

85 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Việctăng nguồn vốn nói trên chứng tỏ quy mô nguồn vốn huy động của tập đoàn cuốinăm so với đầu năm đã tăng trưởng khá lớn, đây là cơ sở để tập đoàn đầu tư,nâng cao năng lực sản xuất kinh

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN Lớp: CQ58/09.2.LT NHÓM 8 STT Lớp tín Họ và tên Trần Văn Thức 31 LT2 Nguyễn Thu Trang Dương Kiều Phương 35 LT1 Mai Phương Thảo Phan Linh Chi 29 LT1 32 LT1 11 LT1 MỤC LỤC BÀI TẬP CHƯƠNG 2 1 2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của tập đoàn Vingroup 1 2.2 Phân tích tình hình tài trợ của tập đoàn Vingroup .6 2.3 Phân tích chính sách đầu tư của tập đoàn Vingroup 10 2.4 Phân tích tình hình Tài sản của tập đoàn Vingroup 20 2.5 Phân tích chính sách phân phối lợi nhuận của tập đoàn Vingroup 27 BÀI TẬP CHƯƠNG 3 30 3.1 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của Tập đoàn Vingroup 30 3.2 Phân tích công nợ của Tập đoàn Vingroup 37 3.3 Phân tích khả năng thanh toán của Tập đoàn Vingroup 49 3.4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần của Tập đoàn Vingroup 53 3.5 Phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn của Tập đoàn Vingroup 58 3.6 Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (ROA) 70 3.7 Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 74 BÀI TẬP CHƯƠNG 4 79 4.1 Phân tích tình hình tăng trưởng của tập đoàn Vingroup 79 BÀI TẬP CHƯƠNG 2 2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của tập đoàn Vingroup Bảng 2.1: Phân tích tình hình nguồn vốn của tập đoàn Vingroup Đvt: Triệu đồng 31/12/2021 31/12/2022 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ TT (%) (%) C NỢ PHẢI TRẢ 268.812.599 62,75 441.751.791 76,51 172.939.192 64,33 13,76 I Nợ ngắn hạn 146.445.324 54,48 298.411.509 67,55 151.966.185 103,77 13,07 1 Phải trả người bán ngắn hạn 19.648.464 13,42 36.539.334 12,24 16.890.870 85,97 -1,17 2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 21.680.341 14,80 74.724.604 25,04 53.044.263 244,67 10,24 3 Thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước 5.657.022 3,86 22.343.932 7,49 16.686.910 294,98 3,62 4 Phải trả người lao động 1.318.795 0,90 1.602.886 0,54 284.091 21,54 -0,36 5 Chi phí phải trả ngắn hạn 26.282.817 17,95 40.372.673 13,53 14.089.856 53,61 -4,42 6 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 3.187.424 2,18 3.568.410 1,20 380.986 11,95 -0,98 7 Phải trả ngắn hạn khác 40.561.593 27,70 67.921.473 22,76 27.359.880 67,45 -4,94 8 Vay và nợ ngắn hạn 20.036.906 13,68 48.231.777 16,16 28.194.871 140,71 2,48 9 Dự phòng phải trả ngắn hạn 8.071.962 5,51 3.106.420 1,04 -4.965.542 -61,52 -4,47 II Nợ dài hạn 122.367.275 45,52 143.340.282 32,45 20.973.007 17,14 -13,07 1 Chi phí phải trả dài hạn 1.657.979 1,35 488.013 0,34 -1.169.966 -70,57 -1,01 2 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 4.348.409 3,55 3.651.352 2,55 -697.057 -16,03 -1,01 3 Phải trả dài hạn khác 1.650.171 1,35 1.960.505 1,37 310.334 18,81 0,02 4 Vay và nợ dài hạn 102.011.250 83,36 119.804.341 83,58 17.793.091 17,44 0,22 5 Trái phiếu hoán đổi 9.488.495 7,75 9.866.970 6,88 378.475 3,99 -0,87 6 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 1.033.936 0,84 1.138.987 0,79 105.051 10,16 -0,05 7 Dự phòng phải trả dài hạn 2.177.035 1,78 6.430.114 4,49 4.253.079 195,36 2,71 D VỐN CHỦ SỞ HỮU 159.571.866 37,25 135.655.449 23,49 -23.916.417 -14,99 -13,76 I Vốn chủ sở hữu 159.571.866 100 135.655.449 100 -23.916.417 -14,99 - 1 Vốn cổ phần đã phát hành 38.675.533 24,24 38.688.573 28,52 13.040 0,03 4,28 87.208 0,23 0,19 Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 38.052.148 98,39 38.139.356 98,58 -74.168 -11,90 -0,19 Cổ phiếu ưu đãi 623.385 1,61 549.217 1,42 1 2 Thặng dư vốn cổ phần 40.063.173 25,11 40.050.133 29,52 -13.040 -0,03 4,42 3 Vốn khác của chủ sở hữu 18.481.872 11,58 18.481.872 13,62 0 0 2,04 4 Cổ phiếu quỹ -1.344.123 -0,84 -1.344.123 -0,99 0 0 -0,15 5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái -198.406 -0,12 -218.139 -0,16 -19.733 9,95 -0,04 6 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 77.845 0,05 87.845 0,06 10.000 12,85 0,02 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.718.123 2,96 14.346.643 10,58 9.628.520 204,08 7,62 Lợi nhuận sau thuế chưa 4.350.965 92,22 4.709.655 32,83 358.690 8,24 -59,39 phân phối đến cuối năm trước Lợi nhuận sau thuế chưa 367.158 7,78 9.636.988 67,17 9.269.830 2524,75 59,39 phân phối năm nay 8 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 59.097.849 37,04 25.562.645 18,84 -33.535.204 -56,75 -18,19 TỔNG NGUỒN VỐN 428.384.465 - 577.407.240 - 149.022.775 34,79 -  Phân tích khái quát: Về quy mô: Tập đoàn Vingroup có quy mô nguồn vốn lớn, tổng nguồn vốn tại thời điểm đầu năm 2022 là 428.384.465 triệu đồng, tại thời điểm cuối năm là 577.407.240 triệu đồng Như vậy, so với đầu năm thì tổng nguồn vốn của tập đoàn đã tăng 149.022.775 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,79% Việc tăng nguồn vốn nói trên chứng tỏ quy mô nguồn vốn huy động của tập đoàn cuối năm so với đầu năm đã tăng trưởng khá lớn, đây là cơ sở để tập đoàn đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng ảnh hưởng, tăng vị thế của tập đoàn trên thị trường Về cơ cấu: Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng NPT của tập đoàn Vingroup cuối năm so với đầu năm tăng 13,76% (đầu năm NPT chiếm 62,75%, cuối năm chiếm 76,51% trong tổng NV) Tương ứng thì tỷ trọng VCSH của tập đoàn cuối năm so với đầu năm giảm 13,76% (đầu năm VCSH chiếm 37,25%, cuối năm chiếm 23,49% trong tổng NV) Chứng tỏ chính sách huy động vốn của tập đoàn cuối năm so với đầu năm thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng NV huy động từ NPT, giảm NV huy động từ VCSH Điều này thể hiện mức độ tự chủ tài chính của tập đoàn 2 thấp và có xu hướng giảm, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính Tuy nhiên, cần làm rõ sự tác động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính để có đánh giá chính xác hơn  Phân tích chi tiết: Về Nợ phải trả: Nợ phải trả của Tập đoàn Vingroup tại thời điểm đầu năm 2022 là 268.812.599 triệu đồng, tại thời điểm cuối năm là 441.751.791 triệu đồng Như vậy, NPT cuối năm so với đầu năm đã tăng 172.939.192 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 64,33% Trong đó, nợ ngắn hạn cuối năm đã tăng 151.966.185 triệu đồng với tỷ lệ tăng 103,77% và nợ dài hạn cuối năm tăng 20.973.007 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,14% Như vậy, trong năm hoạt động tập đoàn đã huy động thêm các khoản vay và nợ để đầu tư, tăng thêm tài sản Trong tổng nợ phải trả của Vingroup thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu Tỷ trọng nợ ngắn hạn đầu năm chiếm 54,48%, cuối năm chiếm 67,55% trong tổng nợ phải trả Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, đầu năm chiếm 45,52% cuối năm chiếm 32,45% trong tổng nợ phải trả Cơ cấu nợ thể hiện áp lực trả nợ trong ngắn hạn khá cao Nợ phải trả cuối năm tăng do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong năm đều tăng Nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm đã tăng 151.966.185 triệu đồng với tỷ lệ tăng 103,77% Nợ ngắn hạn cuối năm tăng chủ yếu là do tăng thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước, tăng khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và tăng vay và nợ ngắn hạn Trong đó khoản Người mua trả tiền trước NH cuối năm so với đầu năm tăng 53.044.263 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 244,67%; Thuế và các khoản khác phải nộp NN cuối năm so với đầu năm tăng 16.686.910 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 294,98% và vay và nợ NH cuối năm so với đầu năm tăng 28.194.871 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 140,71% Cụ thể hơn là do trong năm 2022, tập đoàn thực hiện các hợp đồng ủy thác nhập khẩu và mua hàng từ nhà cung cấp với mức phí trả chậm điều chỉnh Ngoài ra, tập đoàn còn nhận các khoản trả trước của người mua theo các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản cũng như nhận các khoản ứng trước từ Ngân sách Nhà nước cho mục đích thực hiện hợp đồng xây dựng – chuyển giao 3 Nợ dài hạn cuối năm so với đầu năm đã tăng 20.973.007 triệu đồng với tỷ lệ tăng 17,14% Nợ ngắn hạn cuối năm tăng chủ yếu là do khoản dự phòng phải trả dài hạn và vay và nợ DH tăng Cụ thể dự phòng phải trả dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng 4.253.079 triệu đồng với tỷ lệ tăng 195,36% Vay và nợ dài hạn trong năm cũng tăng khá nhiều, tăng 17.793.091 triệu đồng với tỷ lệ tăng 17,44%, vay và nợ DH cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ dài hạn của tập đoàn tại thời điểm đầu năm và cuối năm Tuy chi phí phải trả dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 1.169.966 triệu đồng với tỷ lệ giảm 70,57% nhưng tỷ lệ giảm thấp hơn Về huy động nguồn VCSH: Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Vingroup tại thời điểm đầu năm 2022 là 159.571.866 triệu đồng, tại thời điểm cuối năm là 135.655.449 triệu đồng Như vậy, VCSH cuối năm so với đầu năm đã giảm 23.916.417 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 14,99% chứng tỏ tập đoàn Vingroup đã giảm huy động VCSH, điều này làm giảm mức độ tự chủ tài chính của tập đoàn Trong tổng vốn chủ sở hữu, lợi ích của cổ đông không kiểm soát chiếm tỷ trọng lớn nhất ở đầu năm (37,04%) nhưng đến cuối năm đã giảm còn 18,84%; đứng thứ hai là tỷ trọng thặng dư vốn cổ phần ở đầu năm chiếm 25,11%, cuối năm chiếm 29,52% và sau đó là tỷ trọng vốn cổ phần đã phát hành ở đầu năm chiếm 24,24%, cuối năm chiếm 28,52% VCSH cuối năm giảm so với đầu năm chủ yếu do Lợi ích của cổ đông không kiểm soát cuối năm so với đầu năm giảm 33.535.204 triệu đồng với tỷ lệ giảm 56,75% Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Vingroup trong năm 2022 có sự gia tăng, cụ thể lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm so với đầu năm tăng 9.628.520 triệu đồng với tỷ lệ tăng 204,08% Tuy có tốc độ tăng nhanh nhưng giá trị tăng của lợi nhuận chưa phân phối nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị giảm của lợi ích cổ đông không kiểm soát Nguyên nhân là do trong năm có các giao dịch thay đổi một phần lợi ích trong các công ty con hiện hữu không mất quyền kiếm soát có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của cổ đông không kiểm soát và LN sau thuế chưa phân phối 4  Kết luận: Nhìn chung tổng nguồn vốn của Tập đoàn Vingroup trong năm 2022 tăng về quy mô, trong đó tăng chủ yếu nguồn vốn huy động từ nợ phải trả và giảm nguồn vốn huy động từ vốn chủ sở hữu Tuy nhiên nợ phải trả tăng nhiều hơn và tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ giảm của nguồn vốn chủ sở hữu nên cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo chiều hướng giảm mức độ tự chủ tài chính, mức độ tự chủ tài chính của tập đoàn Vingroup trong năm 2022 khá thấp Cần kết hợp so sánh tỷ suất sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh với lãi suất vay để xác định xem tình hình sử dụng nợ vay có tác động tích cực hay không đến khả năng sinh lời VCSH, nhưng với tỷ trọng NPT cao và có xu hướng tăng, tập đoàn cần chú trọng trong việc kiểm soát rủi ro tài chính  Giải pháp: Để tăng hiệu quả quản trị nguồn vốn của Tập đoàn Vingroup trong những năm tới thì tập đoàn cần đưa ra những chính sách như: + Chính sách huy động vốn hợp lý + Lập kế hoạch tài chính + Lập kế hoạch trả nợ, rà soát các khoản nợ đến hạn + Quản trị tốt hơn các khoản phải trả, thanh toán các khoản nợ đúng hạn, phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân của từng khoản nợ… + Tạo mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp, nâng cao uy tín trên thị trường 5 2.2 Phân tích tình hình tài trợ của tập đoàn Vingroup Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Hệ số tự tài trợ TQ (lần) 0,2349 0,3725 - 0,1376 - 36,93 VCSH (Trđ) 135.655.449 159.571.866 - 23.916.417 - 14,99 TTS (Trđ) 577.407.240 428.384.465 149.022.775 34,79 2 Hệ số tự tài trợ TSDH (lần) 0,461 0,5976 - 0,1367 - 22,87 TSDH (Trđ) 294.290.587 267.010.195 27.280.392 10,22 3 Hệ số tự tài trợ TSCĐ (lần) 1,1329 1,2209 - 0,088 - 7,21 TSCĐ (Trđ) 119.742.444 130.695.959 - 10.953.515 - 8,38 4 Hệ số tài trợ TX (lần) 0,948 1,0559 - 0,1079 - 10,22 NVDH (Trđ) 278.995.731 281.939.141 - 2.943.410 - 1,04 TSDH (Trđ) 294.290.587 267.010.195 27.280.392 10,22 5 Vốn lưu chuyển (Trđ) - 15.294.856 14.928.946 - 30.223.802 - 202,45 Bảng 2.2: Phân tích tình hình tài trợ của tập đoàn Vingroup  Phân tích khái quát: Tại thời điểm 31/12/2022 so với thời điểm 31/12/2021 các chỉ tiêu đều giảm thể hiện tình hình tài trợ của tập đoàn Vingroup đang thay đổi theo chiều hướng làm gia tăng sự phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài  Phân tích chi tiết: Về tình hình tự tài trợ: mức độ tự tài trợ của tập đoàn Vingroup tương đối thấp thể hiện qua các chỉ tiêu hệ số tự tài trợ TSDH nhỏ hơn 1, hệ số tự tài trợ tổng quát nhỏ hơn 0,5 Cụ thể: - Hệ số tự tài trợ tổng quát của tập đoàn Vingroup tại thời điểm 31/12/2022 là 0,2349 lần, thời điểm 31/12/2021 là 0,3725 lần, giảm 0,1376 lần với tỷ lệ giảm là 36,93% Như vậy tại thời điểm đầu năm 2022 tập đoàn có khả năng tự tài trợ được 0,3725 lần tài sản bằng VCSH, nhưng đến cuối năm 2022 thì tập đoàn chỉ có khả năng tự tài trợ được 0,2349 lần tài sản bằng VCSH Tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2022, mức độ độc lập tự chủ tài chính của tập đoàn khá thấp Chính sách huy động vốn của tập đoàn tại thời điểm cuối năm 2022 so với đầu năm 2022 thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng VCSH, tăng tỷ trọng NPT 6 - Hệ số tự tài trợ TSDH của tập đoàn Vingroup tại thời điểm cuối năm 2022 là 0,461 lần, tại thời điểm đầu năm 2022 là 0,5976 lần, giảm 0,1367 lần với tỷ lệ giảm là 22,87% Như vậy tại thời điểm đầu năm 2022, tập đoàn có khả năng tự tài trợ được 0,5976 lần TSDH bằng VCSH, nhưng đến cuối năm 2022 tập đoàn chỉ có khả năng tự tài được 0,461 lần TSDH bằng VCSH Tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2022 đều cho thấy mức độ độc lập trong việc đầu tư TSDH của tập đoàn tương đối thấp - Hệ số tự tài trợ TSCĐ của tập đoàn Vingroup tại thời điểm 31/12/2022 là 1,1329 lần, tại thời điểm 31/12/2021 là 1,2209 lần, giảm 0,088 lần với tỷ lệ giảm là 7,21% Như vậy tại thời điểm đầu năm 2022, tập đoàn có khả năng tự tài trợ được 1,2209 lần TSCĐ bằng VCSH, nhưng đến cuối năm 2022 tập đoàn chỉ có khả năng tự tài trợ được 1,1329 lần TSCĐ bằng VCSH Tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2022, tập đoàn có mức độ độc lập tự chủ trong việc đầu tư TSCĐ tương đối cao Như vậy, tình hình tự tài trợ nói chung, tự tài trợ TSDH nói riêng của tập đoàn Vingroup tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2022 luôn cần đến sự hỗ trợ từ các khoản vay và nợ từ bên ngoài Về tình hình tài trợ thường xuyên: - Hệ số tài trợ thường xuyên của tập đoàn Vingroup tại thời điểm cuối năm 2022 là 0,948 lần, thời điểm đầu năm 2022 là 1,0559 lần, giảm 0,1079 lần với tỷ lệ giảm tương ứng là 10,22% Như vậy tại thời điểm đầu năm 2022 tập đoàn có khả năng tài trợ thường xuyên được 1,0559 lần TSDH bằng NVDH, tình hình tài trợ thường xuyên của tập đoàn đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính; tại thời điểm cuối năm 2022 tập đoàn chỉ có khả năng tài trợ thường xuyên được 0,948 lần TSDH bằng NVDH Tại thời điểm cuối năm 2022, tình hình tài trợ thường xuyên của tập đoàn không đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính vì NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH, trong trường hợp này tập đoàn đã sử dụng NVNH để tài trợ cho TSDH Cách thức tài trợ này xét về lâu dài sẽ không mang lại sự ổn định và an toàn về tài 7 chính cho tập đoàn Hoạt động tài trợ chứa đựng nhiều rủi ro, tài trợ càng nhiều thì rủi ro càng cao - Vốn lưu chuyển của tập đoàn Vingroup tại thời điểm cuối năm 2022 là âm 15.294.856 triệu đồng, thời điểm đầu năm 2022 là 14.928.946 triệu đồng, giảm 30.223.802 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 202,45%, thể hiện rõ nét tình hình tài trợ thường xuyên của tập đoàn Ở thời điểm đầu năm 2022, sau khi tài trợ cho toàn bộ TSDH thì tập đoàn vẫn còn 14.928.946 triệu đồng NVDH tài trợ cho TSNH, nhưng ở thời điểm cuối năm 2022 thì tập đoàn không đủ NVDH để tài trợ cho TSDH mà Vingroup đã sử dụng 15.294.856 triệu đồng NVNH để tài trợ cho TSDH Vốn lưu chuyển cuối năm 2022 giảm mạnh so với đầu năm 2022 từ chỗ vốn lưu chuyển dương chuyển thành vốn lưu chuyển âm là do VCSH và nợ dài hạn đã huy động thêm không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tăng thêm TSDH của tập đoàn Như vậy, tình hình tài trợ thường xuyên của tập đoàn đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, chính sách tài trợ ở thời điểm cuối năm 2022 thể hiện sự mạo hiểm, chứa đựng nguy cơ rủi ro trong thanh toán Cho dù, chính sách tài trợ này có thể giảm được chi phí vốn thì tập đoàn cần có sự giám sát, điều hành các công ty con đang thực thi chính sách tài trợ mạo hiểm để hạn chế rủi ro  Kết luận: Mức độ tự tài trợ (hệ số tự tài trợ chung, tự tài trợ TSDH) của tập đoàn Vingroup tại thời điểm cuối năm 2022 thấp, tình hình tài trợ thường xuyên không đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính Tập đoàn cần chỉ đạo các công ty con cân nhắc, hoạch định chính sách tài trợ hợp lý hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính, hạn chế rủi ro tài chính  Giải pháp: - Cần có chính sách huy động vốn hợp lý, lập kế hoạch tài chính trong dài hạn và ngắn hạn để phù hợp với mục tiêu, chiến lược kinh doanh của tập đoàn - Theo dõi sự biến động của thị trường để đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, giảm sự phụ thuộc vào một nguồn vốn nhất định 8

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w