1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội Quy, Quy Chế Và Sức Ảnh Hưởng Đến Việc Xây Dựng Văn Hóa Công Sở Tại Tập Đoàn Vingroup.pdf

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội Quy, Quy Chế Và Sức Ảnh Hưởng Đến Việc Xây Dựng Văn Hóa Công Sở Tại Tập Đoàn Vingroup
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Văn Hóa Công Sở
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 681,45 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ NỘI QUY, QUY CHẾ (0)
    • 1.1. Về văn hóa công sở (8)
      • 1.1.1. Khái niệm văn hóa (8)
      • 1.1.2. Khái niệm công sở (8)
      • 1.1.3. Khái niệm văn hóa công sở (9)
      • 1.1.4. Khái niệm xây dựng văn hóa công sở (9)
      • 1.1.5. Biểu hiện của văn hóa công sở (10)
      • 1.1.6. Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở (10)
      • 1.1.7. Vai trò và ý nghĩa của văn hóa công sở (10)
    • 1.2. Về nội quy, quy chế (12)
      • 1.2.1. Khái niệm nội quy (12)
      • 1.2.2. Khái niệm quy chế (0)
      • 1.2.3. Phân biệt nội quy và quy chế (13)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ NỘI QUY, QUY CHẾ VÀ SỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP (0)
    • 2.1. Khái quát về Tập đoàn Vingroup (15)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (15)
      • 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi (15)
      • 2.1.3. Đội ngũ nhân sự (17)
    • 2.2. Sức ảnh hưởng của nội quy, quy chế tới việc xây dựng văn hóa công sở tại Tập đoàn Vingroup (18)
      • 2.2.1. Tác động của nội quy, quy chế tới văn hóa giao tiếp (18)
      • 2.2.2. Logo, khẩu hiệu thực hiện theo đúng quy định (19)
      • 2.2.3. Trang phục công sở của Vingroup (19)
      • 2.2.4. Ảnh hưởng của nội quy, quy chế tới công tác lễ tân (20)
      • 2.2.5. Nội quy, quy chế tác động tới thời gian làm việc (0)
      • 2.2.6. Nội quy, quy chế ảnh hưởng tới môi trường làm việc (21)
      • 2.2.7. Nội quy, quy chế ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo của nhà quản lý (22)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng tại Tập đoàn Vingroup (22)
      • 2.3.1. Ưu điểm (22)
      • 2.3.2. Nhược điểm (24)
  • Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TẬP ĐOÀN (0)
  • PHỤ LỤC (30)

Nội dung

16 Trang 7 PHẦN MỞ ĐẦU Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp bản thân làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ NỘI QUY, QUY CHẾ

Về văn hóa công sở

UNESCO đã đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng tể các hoạt động cũng như sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Trải qua các thể kỷ, những hoạt động đó đã tạo nên một giá trị truyền thống riêng – đó là yếu tố xác định các đặc tính của từng dân tộc” [4]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [1]

Tóm lại, văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn, duy trì và phát huy từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người trải qua các nền văn minh khác nhau, với các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định [3]

Công sở là một tập hợp có tổ chức dựa trên quan hệ thứ bậc: cấp trên - cấp dưới; thành viên - thành viên; thành viên - nhân dân Đây chính là mối quan hệ ràng buộc của ba nhóm yếu tố: quyền lực - phục tùng; nhu cầu - phục vụ và hiệu lực - hiệu quả Các thành viên trong công sở gắn bó với nhau bằng sự chi phối của cơ cấu tổ chức, công việc, lợi ích, tình cảm mang tính nhân văn, nhân ái, nhân bản sâu xa

Tóm lại để hiểu một cách đơn giản ngắn gọn và dễ hiểu nhất, công sở là nơi tổ chức các hoạt động hoạch định, điều hành kiểm tra, giám sát công việc của một cơ quan, tổ chức để thực hiện mục tiêu chung

1.1.3 Khái niệm văn hóa công sở

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa công sở Nhìn chung, khi đề cập đến văn hóa công sở, chúng ta thường nhìn nhận các góc độ như trình độ, phương pháp quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan; phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; cảnh quan và môi trường làm việc Như vậy, văn hóa công sở có thể hiểu là tổng hòa các giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao [5]

Văn hóa công sở là kết quả của phương thức ứng xử trong công sở được con người lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức Các phương thức ấy được xem là phù hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của các thành viên trong tổ chức và cần đến chúng như một nhu cầu [5]

Tóm lại, văn hoá công sở là toàn bộ những giá trị văn hoá được cơ quan thừa nhận, vận dụng và biểu hiện trong toàn bộ hoạt động của cơ quan Từ đó, tạo nên những bản sắc đặc trưng của chính các cơ quan đó

1.1.4 Khái niệm xây dựng văn hóa công sở

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học có kỉ cương dân chủ không chỉ là những biểu hiện bên ngoài công sở mà văn hóa công sở còn phải chứa đựng những giá trị những giá trị cốt lõi hướng đến hiện tại và tương lai

1.1.5 Biểu hiện của văn hóa công sở

Văn hóa công sở cũng có rất nhiều đặc điểm nhưng chủ yếu là những đặc điểm sau đây để nhấn mạnh làm rõ đặc điểm của văn hóa:

Là các sản phẩm tinh thần mà cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử và còn được dùng cho đến nay Bao gồm:

+ Giá trị xã hội là tổng thể các quan niệm của cộng đồng về sự tồn tại và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc cho nhân dân

+ Kỹ thuật chế tác là các yếu tố kỹ thuật và công nghệ do cá nhân hay cộng đồng sáng tạo từ xưa đến nay đang được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày

- Giá trị vật chất: Các hiện vật đang được dùng trong đời sống xã hội hàng ngày Các công trình kiến trúc, các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

1.1.6 Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở

- Phù hợp với truyền thống đất nước, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội

- Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ các bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại

- Phù hợp với quy định của Pháp luật và mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính 1.1.7 Vai trò và ý nghĩa của văn hóa công sở

Thứ nhất, văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những công việc cần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiểu biết, tự nguyện Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc trao đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở công ở một cách tốt đẹp hơn

Thứ hai, văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con người Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là một nghệ thuật Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, Qua đó, phát triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính công

Thứ ba, văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở Giá trị của văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:

- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;

- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;

- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;

Về nội quy, quy chế

Nội quy là những quy định nội bộ bên trong cơ quan, tổ chức tự đặt ra buộc những người làm việc trong cơ quan, tổ chức đó phải tuân theo

Ví dụ: Nội quy phòng họp, nội quy phòng học, nội quy phòng thư viện, ở Trường ĐHNVHN

Quy chế là chế độ được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vi nhất định được ban hành và có văn bản, có hiệu lực thi hành trong cơ quan, tổ chức đó Đồng thời, quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng Ngoài ra, quy chế còn đưa ra yêu cầu đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc

Quy chế là một loại văn bản quản lý hành chính nhà nước quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và cách thức phối hợp giữa các cá nhân và đơn vị trong thực thi công vụ và quy định về một số chế độ công tác cụ thể

Ví dụ: Quy chế đào tạo đại học ban hành kèm theo Quyết định số 1792/QĐ- ĐHNV ngày 04/10/2021 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.3 Phân biệt nội quy và quy chế

- Nội quy là những quy định của cơ quan, tổ chức về một hành vi xử sự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức, hay một địa điểm hoặc đối với một hoạt động nào đó , có hiệu lực bắt buộc mọi người liên quan phải tuân theo khi tham gia hoạt động trong khu vực, cơ quan, tổ chức đó; khi tiếp xúc với công việc, đối tượng mà nội quy điều chỉnh hoặc họ là đối tượng điều chỉnh của nội quy đó

- Quy chế là một hay những văn bản quy tắc xử sự do có thẩm quyền ban hành hoặc không ban hành nhưng thừa nhận tính hợp pháp của quy chế đó, nó có hiệu lực bắt buộc mọi người liên quan trong một cộng đồng (cơ quan, tổ chức, địa điểm, 1 vùng) phải tuân theo

- Là những quy định về hành vi xử sự - Là một hay những văn bản về quy tắc xử sự

- Do cơ quan, tổ chức đề ra - Do CQNN có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận tính pháp lý

- Nội dung: quy định những hành vi xử sự bên tong nội bộ một cơ quan, tổ chức, địa điểm cụ thể

- Nội dung: những quy định, quy tắc xử sự, hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan

- Yêu cầu: cụ thể, chi tiết - Yêu cầu: rõ ràng, dễ hiểu, tránh đa nghĩa

- Có hiệu lực bắt buộc mọi người tuân theo khi bước vào khu vực đó hoặc tiếp xúc với khu vực đó

Có hiệu lực bắt buộc mọi người trong một cộng đồng phải tuân theo

- Chỉ manh tính dân chủ, không bị pháp luật điều chỉnh

- Có tính pháp lý cao nên mang tính cưỡng chế

- Phạm vi nhỏ hơn quy chế - Có sự bao quát hơn nội quy

Tóm lại, trong Chương 1 tác giả đã đưa ra một số khái niệm, biểu hiện, nguyên tắc và vai trò, ý nghĩa của văn hóa công sở; một số khái niệm của nội quy, quy chế và phân biệt nội quy với quy chế Trên cơ sở đó, em sẽ đề cập đến thực trang về nội quy, quy chế và sức ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Tập đoàn Vingroup ở Chương 2.

THỰC TRẠNG VỀ NỘI QUY, QUY CHẾ VÀ SỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP

Khái quát về Tập đoàn Vingroup

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty CP

Vin group là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ - Công nghiệp; Thương mại Dịch vụ; Thiện nguyện Xã hội Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

- Tầm nhìn: Vingroup định hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế

- Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”

- Giá trị cốt lõi: “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân”

+ Tín: Vingroup đặt chữ TÍN lên vị trí hàng đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm - dịch vụ và tiến bộ thực hiện [2]

+ Tâm: Vingroup đặt chữ TÂM là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm - dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng [2]

+ Trí: Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm - dịch vụ Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình” [2]

+ Tốc: Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh - Đầu tư nhanh - Triển khai nhanh - Bán hàng nhanh - Thay đổi và thích ứng nhanh ” làm giá trị bản sắc Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn” Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình [2]

+ Tinh: Vingroup có mục tiêu là tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa Vingroup mong muốn xây dựng một nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp [2]

+ Nhân: Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả cán bộ nhân viên [2]

Tại Vingroup, tùy theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các thành viên đều đáp ứng yêu cầu: có trình độ chuyên môn, có quyết tâm phát triển nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỉ luật cao Cán bộ quản lý tại Tập đoàn là những người phát huy được đầy đủ các giá trị cốt lõi của Vingroup: “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân”, thể hiện tâm huyết, bản lĩnh vững vàng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có năng lực tổ chức và quản lý tốt Đối với các vị trí quản lý cấp cao, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng tư duy logic, phán đoán nhanh nhạy, phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả Những thành viên đó đã hợp thành một đội ngũ mạnh cùng chung mục tiêu là sự phát triển chung của Tập đoàn [2]

Các cán bộ nhân viên Vingroup luôn có sự chủ động quyết liệt và sáng tạo trong lao động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhạy bén, có khả năng quản trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản, tạo nên sự uy tín, đẳng cấp của Vingroup trên thị trường Dưới sự dẫn dắt của Tập đoàn, con người Vingroup luôn mang trong mình nét văn hóa với bản sắc riêng Văn hóa ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật; được xây dựng và vun đắp bằng trí tuệ và sức sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên [2]

Sức ảnh hưởng của nội quy, quy chế tới việc xây dựng văn hóa công sở tại Tập đoàn Vingroup

2.2.1 Tác động của nội quy, quy chế tới văn hóa giao tiếp

Văn hóa giao tiếp trong công ty là một vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty Nội quy Tập đoàn Vingroup xây dựng văn hóa Giao tiếp với 5 yếu tố, được gọi tắt là 5C: chủ động, cười, chào, chia sẻ, cảm ơn

Yếu tố thứ nhất là chủ động Chủ động là tự chủ, làm chủ công việc của mình không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài Nhân viên Vingroup luôn làm chủ công việc của mình và chủ động với khách hàng, với những người bạn đồng nghiệp của mình

Yếu tố thứ hai là cười Nhiều người nghĩ cười là một điều hết sức đơn giản Nhưng không phải vậy Cười như thế nào để tạo thiện cảm với khách hàng và đồng nghiệp Vingroup đã xây dựng cho đội ngũ nhân viên mình cách cười sao cho tạo sự thân thiết và tin tưởng cho khách hang, tạo mối quan hệ tương hỗ thân thiện giữa các nhân viên (PHỤ LỤC ẢNH 1)

Yếu tố thứ ba là chào Chào là cũng là một yếu tố tạo thiện cảm với khách hàng Chào không chỉ khi khách hàng đến với công ty mà còn chào khi khách hàng ra về Chào tạo cho khách hàng có cảm tình với công ty hơn, tạo sự thân thiết giữa công ty với khách hàng

Yếu tố thứ tư cũng không kém phần quan trọng là sự chia sẻ Đội ngũ nhân viên Vingroup chia sẻ về sản phẩm cho khách hàng bằng tất cả cảm nhận thật sự của tấm lòng và sự chân thật đã tạo một niềm tin tuyệt đối của khách hàng đối với Tập đoàn Chia sẻ còn được thể hiện giữa những đồng nghiệp với nhau Họ chia sẻ về công việc và về những vấn đề trong cuộc sống Điều này tạo sự thân thiết, gắn kết giữa các đồng nghiệp trong công ty với nhau

Yếu tố thứ năm không thể không kể đến đó là cảm ơn Vingroup cảm ơn chân thành từ đáy lòng mình tới kách hàng, tri ân họ qua những chương trình ưu đãi để tỏ lòng mến khách và tạo cảm tình với khách hàng

2.2.2 Logo, khẩu hiệu thực hiện theo đúng quy định

Biểu tượng logo được phát triển với hình ảnh cánh chim bay về phía mặt trời, phần nào thể hiện được ý chí và tinh thần phát triển của Tập đoàn Vingroup Đây là hình ảnh đại diện cho cả Tập đoàn Cụ thể, hình ảnh chim sải cánh (chữ V) biểu trưng cho tên gọi Việt Nam và niềm tự hào dân tộc Mặt khác, nó cũng là biểu tượng chiến thắng (Victory) Bên cạnh đó, năm ngôi sao là biểu tượng mang ý nghĩa đẳng cấp 5 sao – tiêu chí và tôn chỉ đẳng cấp của Vingroup Hai màu đỏ, vàng thể hiện niềm tự hào về bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, là hai màu biểu trưng lấy từ màu quốc kỳ Việt Nam (PHỤ LỤC ẢNH 2)

Với khẩu hiệu: “Vingroup - Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, Tập đoàn đã xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài Mục tiêu tuyển dụng của Tập đoàn là thu hút và chào đón tất cả những ứng viên mong muốn làm việc trong môi trường năng động, tốc độ, sáng tạo và hiệu quả - nơi mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa khả năng và kiến thức chuyên môn Tập đoàn luôn tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ, người lao động

2.2.3 Trang phục công sở của Vingroup

Trong nội quy lao động của Tập đoàn Vingroup đã quy định rõ trang phục của cán bộ nhân viên như sau: Cán bộ, nhân viên trong công ty thì cần đảm bảo tính trang trọng, lịch sự gọn gàng và theo đúng quy định của Công ty Đồng phục chung của nhân viên Vingroup là áo polo vàng, có chữ Vingroup màu đỏ được in sau lưng và trước ngực bên trái (PHỤ LỤC ẢNH 3) Đối với nam nhân viên: Áo sơ mi cổ đức, quần âu sẫm màu, giày âu, thắt lưng và đeo cà vạt vàng kẻ đen đối với mùa hè Ngoài ra, mùa đông tất cả nhân viên phải mặc vest quần sẫm màu, đeo cà vạt vàng kẻ chéo đen (PHỤ LỤC ẢNH 4) Đối với nữ nhân viên: Áo sơ mi cổ đức, quần hoặc chân váy sẫm màu đối với mùa hè Mùa đông mặc vest, quần hoặc chân váy sẫm màu Riêng các buổi làm việc với đối tác trong/ngoài nước, giao ban khu vực, sơ kết 6 tháng/tổng kết năm: Mùa đông và mùa hè đều mặc Comple, thắt cà vạt (Nam) Thứ 2 các tuần bắt buộc nhân viên trong tổng công ty mặc áo sơ mi trắng đến cơ quan, các ngày trong tuần mặc sơ mi màu có logo Vingroup (PHỤ LỤC ẢNH 4)

2.2.4 Ảnh hưởng của nội quy, quy chế tới công tác lễ tân

Công tác lễ tân được phụ trách bởi Phòng Hành chính nhân sự, mọi hoạt động của bộ phận lễ tân đều phải tuân thủ theo quy định đã ban hành về hoạt động lễ tân trong Vingroup Công tác lễ tân là công việc mang tính quảng bá bộ mặt của công ty, bộ phận lễ tân được bố trí tại 1 nơi trang trọng, nhân viên lễ tân được tuyển dụng rất khắt khe về ngoại hình và trình độ Khi được tuyển dụng cũng được đào tạo thêm về kỹ năng và nghiệp vụ xây dựng thái độ lịch sự nhã nhặn luôn tươi cười đối với khách Công tác khánh tiết cũng được tiến hành rất tốt nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của Công ty và các phòng ban trong việc tổ chức hội nghị, cuộc họp, đón tiếp khách (PHỤ LỤC ẢNH 5)

Thời giờ làm việc bình thường Vingroup quy định không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần Thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong 1 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động thì thời gian nghỉ giải lao theo tính chất của công việc hoặc nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người thì phải tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương Trong năm sẽ được các ngày nghỉ phép, du lịch, và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí cùng Tập đoàn

Với quy định cụ thể và rõ ràng, Tập đoàn Vingroup luôn duy trì cho mình văn hóa làm việc chuẩn mực vè giờ giấc, tác phong luôn nhanh nhẹn, khoa học phù hợp với sức phát triên của Tập đoàn

2.2.6 Nội quy, quy chế ảnh hưởng tới môi trường làm việc

Vingroup là Tập đoàn lớn với nhiều công ty con khác nhau do đó mỗi công ty, mỗi trụ sở văn phòng sẽ có một cảnh quan riêng, không gian riêng, không thể miêu tả môt cách chính xác về cảnh quan môi trường công sở của Vingroup, song do có quy định chung về xây dựng môi trường làm việc cho doanh nghiệp, nhận thấy mọi trụ sở của Vin đều thiết kế theo không gian mở, thoáng đãng, khoa học Bài trí và sắp xếp vị trí các phòng họp, phòng làm việc, phòng sinh họa chung, quầy lễ tân hay phòng văn thư đều khoa học và thuận tiện cho quá trình hoạt động Bên cạnh đó Vingroup xây dựng cho mình mô hình văn phòng xanh, trong khuân viên công sở có rất nhiều cây xanh được bố trí hợp lý tại các khu vực khác nhau Gam màu chủ đạo Vingroup dung là trắng, đỏ, vàng và xanh, tất cả những điều này tạo cho môi trường công sở của Vingroup luôn mang cảm giác thỏa mái, thư giãn, giảm bớt căng thẳng và áp lực đến từ công việc và tạo hứng khởi trong hoạt động làm việc của nhân viên trong tất cả các bộ phận (PHỤ LỤC ẢNH 6, ẢNH 7)

2.2.7 Nội quy, quy chế ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo của nhà quản lý

Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo

Tại Tập đoàn Vingroup, do có các quy định về quyền lợi của nhân viên trong việc tham gia giải quyết công việc, quyền được tôn trọng, đối xử bình đẳng trong tập thể, được đóng góp ý kiến khi có yêu cầu của lãnh đạo, quy định về tác phong cách ứng xử của nhà quản lý với nhân viên nên các nhà lãnh đạo của Vingroup luôn giữ cho mình thái độ đúng mực với nhân viên, không gây ra tình trạng mẫu thuẫn gay gắt, nhân viên không toàn tâm với công việc do cảm thấy thiếu được tôn trọng và không được đánh giá đúng năng lực

Đánh giá thực trạng tại Tập đoàn Vingroup

Trải qua 24 năm hình thành và phát triển,Vingroup đã từng bước đưa Tập đoàn cho mình bộ quy tắc văn hóa công sở Văn hóa công sở của Vingroup đạt được các ưu điểm nổi trội sau:

Thứ nhất, nhân viên Tập đoàn Vingroup cơ bản đã tuân theo các quy định, nội quy về văn hóa công sở tại cơ quan, tác phong làm việc ngiêm túc và chuyên ngiệp, phù hợp với quy mô và tầm vóc của Tập đoàn hiện nay

Thứ hai, thời gian làm việc theo đúng quy định, không để xảy ra nhiều trường hợp đi muộn về sớm khiến tổng thể nhân viên bị ảnh hưởng Công cụ chấm công ngày làm bằng máy đã tối ưu hóa công tác quản lý về gờ giấc làm việ của nhân viên

Thứ ba, các quan hệ giao tiếp được xưng hô đúng mực, lịch sự tạo cảm giác thỏa mái đối với tập thể nhân viên Tập đoàn Thái độ trò truyện luôn vui vẻ hòa dồng, làm giảm đi đáng kể áp lực công việc mang đến

Thứ tư, môi trường làm việc lý tưởng, thúc đẩy tinh thần và động lực cho nhân viên Là tổ chức có mô hình văn phòng hiện đại kết hợp với văn phòng xanh, đây là mô hình tiêu biểu đang cần được nhân rộng hiện nay

Thứ năm, phong cách lãnh đạo hòa nhã, thân thiện, công bằng khiến tập thể nhân viên luôn muốn cống hiến khả năng cho nhiệm vụ, đưa Tập đoàn lớn mạnh hơn nữa

Thứ sáu, từ những điều nhỏ nhất được quy định chặt chẽ như cử chỉ, phong cách, logo, phương châm kinh doanh, phong cách giao tiếp đã đem lại những ấn tượng lớn đối với khách hàng, mang lại thiện cảm tốt đẹp với đối tác kinh doanh

Thứ bảy, văn hóa công sở Vingroup đã đào tạo và rèn luyện ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm và quan điểm sống tốt đẹp cho nhân viên, giúp nhân viên tại đây luôn vui vẻ, hòa đồng, quen với việc đối mặt với áp lực công việc, cùng giúp đỡ nhau phát triển

Thứ tám, riêng về ưu điểm của các nội quy, quy chế: đưa tổng thể nhân viên và nhà lãnh đạo vào một khuân khổ, có sự thúc ép và ràng buộc nhất định trong việc thực hiện hành vi mà không cần sử dụng nhiều biện pháp Xây dựng nên quy trình làm việc và các yêu cầu rõ ràng cần thiết trong công tác, từ đó nhân viên chủ động hơn, ít cần sự quản lý và tiết kiệm thời gian thực việc công việc hơn

Ngoài những ưu điểm đã được phân tích và nhận diện về văn hóa công sở, Tập đoàn Vingroup vẫn tồn tại một số nhược điểm nhỏ sau:

Thứ nhất, nội quy quy chế đôi khi mang đến áp lược, khiến một số nhân viên có hành động cư xử không thỏa đáng, làm việc cá nhân, không tập trung vào cong việc dẫn đến chậm thời gian hoàn thành

Thứ hai, bộ phận nhỏ nhân viên do thiếu kinh nghiệm làm việc và chưa được đào tạo sâu về chăm sóc khách hàng vẫn có thái độ chưa cầu thị, thếu nhiệt tình và tận tâm với khách

Thứ ba, chưa thực sự nhận ra tính chất đặc biệt quan trọng của nội quy, quy chế Bộ quy chế được hình thành cách đây nhều năm nhưng vẫn chưa được Tập đoàn xem xét sửa đổi và bổ xung để phù hợp với bối cảnh xã hội và thực tế công ty hiện nay

Như vậy, trong Chương 2, em đã phân tích thực trạng về nội quy, quy chế và sức ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Tập đoàn Vingroup qua các nội dung như khái quát về Tập đoàn Vingroup; sức ảnh hưởng của nội quy, quy chế tới việc xây dựng văn hóa công sở tại Tập đoàn Vingroup (bao gồm: Tác động tới văn hóa giao tiếp; logo, khẩu hiệu thực hiện theo đúng quy định; trang phục công sở của Vingroup; ảnh hưởng tới công tác lễ tân; tác động tới thời gian làm việc; ảnh hưởng tới môi trường làm việc; ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo của nhà quản lý) Cùng với đó, em đã đánh giá ưu điểm và nhược điểm về sức ảnh hưởng của nội quy, quy chế đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Tập đoàn Vingroup làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong Chương 3

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ nhân viên về văn hóa công sở và tầm quan trọng của văn hóa công sở Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong Tập đoàn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục công nhân viên thực hiện đúng quy định văn hóa công sở

Thứ hai, Tập đoàn cần nhanh chóng hội thảo xem xét, từ đó chỉnh sửa và bổ xung bộ quy định về văn hóa công sở bao gồm: Quy định về trang phục, lễ phục, đeo thẻ chức danh; quy định về văn hóa ứng xử, thái độ, tác phong giao tiếp trong đơn vị; quy định về tiếp và giải quyết công việc của khách hàng; quy định về kỷ luật, hội họp, hội thảo,

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w