Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến hành vi của người lao động tại tập đoàn Vingroup .... Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân nhóm trong tổ chức tại Vingroup 31III.. Môn học khôn
TỔ NG QUAN CHUNG V Ề HÀNH VI T Ổ CH Ứ C
Lý do lựa chọn doanh nghiệp
Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân xuất sắc người Việt Nam Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup Ông là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21,200 tỷ đồng
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP
3 nhóm hoạt động trọng tâm của Tập đoàn bao gồm: Công nghệ - Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ, Thiện nguyện Xã hội
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng
Tập đoàn Vingroup đã được vinh danh quán quân trong bảng xếp hạng Top 10 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp, theo công bố của Vietnam Report ngày 26/11/2019 Đồng thời, Vingroup là doanh nghiệp tư nhân duy nhất nằm trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Và Vingroup đứng số 1 trong Bảng xếp hạng Top 10 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2019 và duy trì vị trí thứ 6 trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, sánh ngang với nhiều Tập đoàn Nhà nước và Doanh nghiệp Vốn đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn hiện nay, hành vi tổ chức là một vấn đề rất đáng được quan tâm trong tất cả những doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ Sự tác động, ảnh hưởng của hành vi cá nhân hoặc hành vi nhóm ở mức độ như thế nào đối với doanh nghiệp Thêm nữa, cần tìm hiểu thêm về cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức tác động thế nào đến những hành vi mà nhà quản trị quan tâm Với mong muốn tìm hiểu về cách mà các tập đoàn lớn thực hiện hành vi tổ chức của họ, nhóm 3 quyết định chọn đề tài:” Phân tích về hành vi tổ chức của tập đoàn Vingroup “.
Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp
Tháng 1/2012, Tập đoàn Vingroup chính thực hoạt động với mô hình tập đoàn từ việc sáp nhập 2 Công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl (đây là 2 công ty bất động sản hàng đầu ở Việt Nam tại thời điểm 2012) Người đứng đầu tập đoàn là ông Phạm
Thông tin sơ bộ về 2 công ty thành viên sáp nhập thành Vingroup:
- Công ty Cổ phần Vincom (Vincom) tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 03/5/2002 tại Hà Nội Vincom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ Bất động sản, Trung tâm thương mại.
- Công ty Cổ phần Vinpearl (Vinpearl) tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/07/2001 tại Nha Trang - Khánh Hòa Vinpearl hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất động sản
Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup vừa đổi trụ sở chính Theo đó, địa chỉ mới của Tập đoàn Vingroup là Số 7 đường Bằng Lăng 1, khu Đô thị Sinh thái Vincom Village, Phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội Trước đó, trụ sở chính Vingroup được đặt tại số 191 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hình 1: Logo tập đoàn Vingroup
Biểu tượng Vingroup được phát triển với hình ảnh cánh chim bay về phía mặt trời, thể hiện khát vọng bay cao và vươn đến những thành công rực rỡ Hình cánh chim sải cánh (chữ V) biểu trưng cho tên gọi Việt Nam và niềm tự hào dân tộc Đồng thời, đây cũng là biểu tượng của chiến thắng (Victory) Năm ngôi sao thể hiện “đẳng cấp 5 sao” – tiêu chí và tôn chỉ đẳng cấp của Vingroup Hai màu đỏ – vàng thể hiện niềm tự hào về bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, là hai màu biểu tượng của Việt Nam (màu Quốc kỳ)
SLOGAN: “VINGROUP - Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển”
1.Lịch sử hình thành & phát triển
Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom thành Tập đoàn Vingroup, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao)
Ngày 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đẳng cấp và hiện đại bậc nhất Việt Nam
Tháng 3/2012: Lần thứ hai phát hành thành công TPCĐQT với khối lượng 185 triệu USD, niêm yết tại Sàn giao dịch khoán Singapore
Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD TPCĐQT, nâng tổng số TPCĐQT phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD
Tháng 10/2012: Khai trương TTTM Vincom Center A TP.HCM - tổ hợp mua sắm, giải trí và ẩm thực sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam
Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD TPCĐQT được Finance Asia
- Tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bình chọn là “Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”
Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu Vinschool - Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông
Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus - Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail- Công ty thành viên của Vingroup
Tháng 7/2013: Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City – Quần thể TTTM – Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á
Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) - Hệ thống trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em Vingroup chính thức gia nhập thị trường bán lẻ
Tháng 11/2013: Vingroup phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế
Tháng 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt chiến lược quan trọng trong tiến trình quy hoạch, xây dựng, phát triển dòng sản phẩm BĐS nhà ở dịch vụ hạng sang, đồng thời hình thành hệ tiêu chuẩn dịch vụ đẳng cấp và hoàn toàn khác biệt của Tập đoàn Vingroup
Tháng 1/2015: Thành lập VinDS, công ty vận hành các chuỗi bán lẻ đồ thể thao (Sports World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (BeautyZone) thời trang (Fashion MegaStore)
Tháng 9/2017: Thành lập VINFAST, đây là thương hiệu ô tô - xe máy của Vingroup
Tháng 6/2018: Vingroup công bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử, khởi điểm là điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart có công ty quản lý là VinSmart với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng
Trong năm 2018, Vingroup còn tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương hiệu VinUni, công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm thương hiệu VinFa, tham gia lĩnh vực sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo Gần đây là khai trương công trình Landmark 81 tòa nhà “top 10” dự án cao nhất thế giới
2.Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Với chiến lược đầu tư phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế
Sứ mệnh: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt
Giá trị cốt lõi: TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN
Chuỗi sinh thái của Tập đoàn Vingroup rất đa dạng với các thương hiệu của Vingroup đầu tư và phát triển ở dưới đây:
- Vincom Retail: Bất động sản thương mại, văn phòng
- Vinpearl Land: Công ty giải trí vui chơi như khu trượt băng và công viên nước; Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari
- Vinpearl: Du lịch - giải trí, Vinpearl đang sở hữu những tổ hợp và dự án du lịch Việt Nam
- Vinmec: Dịch vụ y tế, gồm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Vinschool: giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông
- VinFa: thương hiệu dược phẩm
- VinDS: Thời trang, bao gồm VinDS Fashion - Sport - Shoes - Beauty và Index Living Mall
- VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em
- Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe
- VinPro: trung tâm công nghệ điện máy.
- VinEco: sản xuất nông nghiệp
- Adayroi.com: trung tâm thương mại điện tử
- VinFast: sản xuất ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu lỏng và điện
- VinSmart: thương hiệu sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo, khởi điểm là điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart
- VinUni: thương hiệu giáo dục đại học.
- Vintata: hãng phim hoạt hình.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup tính tới thời điểm hiện tại:
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của tập đoàn Vingroup
Chủ tịch hội đồng quản trị của Vingroup tính từ ngày thành lập, năm 2002, tới nay là ông Phạm Nhật Vượng Ông là người sáng lập nên thương hiệu bất động sản Vincom
Hội đồng quản trị hiện nay gồm 9 thành viên, có các quyền hạn và trách nhiệm: lên kế hoạch phát triển và quyết toán ngân sách hàng năm; xác định mục tiêu hoạt động dựa trên mục tiêu chiến lược được đại hội đồng cổ đông thông qua; báo cáo tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, cổ tức dự kiến, báo cáo tài chính; chiến lược kinh doanh và điều kiện kinh doanh cho đại hội đồng cổ đông; xây dựng cơ cấu tổ chức và các quy chế hoạt động của công ty; thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát gồm 5 thành viên, đứng đầu là ông Nguyễn Thế Anh, trưởng ban kiểm soát Ban kiểm soát chịu trách nhiệm chính trong giám sát hội đồng quản trị và ban giám đốc trong quản lý và điều hành công ty; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và mức cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong công tác kế toán, thống kê, báo cáo; thẩm định báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị, đệ trình báo cáo thẩm định các vấn đề lên đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên; đệ trình những biện pháp sửa đổi, cải thiện và bổ sung lên hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của công ty và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
Ban giám đốc bao gồm 1 tổng giám đốc là bà Lê Thị Thu Thuỷ và 5 phó tổng giám đốc Ban giám đốc có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, đặc biệt là các nghị quyết liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty; quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; quản lý và giám sát hoạt động hàng ngày của công ty; thay mặt công ty thực hiện các hợp đồng và nghĩa vụ khác
Phải kể đến một số thành viên trong ban hội đồng quản trị như :
Phó chủ tịch HĐQT –Bà Phạm Thu Hương:
- Bà Phạm Thu Hương được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2011 và giữ chức Phó chủ tịch HĐQT từ đó đến nay Bà Hương tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Kiev, Ucraina với bằng cử nhân Luật quốc tế
- Bà Hương còn là vợ của ông Phạm Nhật Vượng
Phó chủ tịch HĐQT –Bà Phạm Thuý Hằng:
- Bà Phạm Thuý Hằng được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2005 và giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT từ năm 2010 cho đến nay Bà tốt nghiệp đại học Hà Nội với bằng cử nhân ngoại ngữ Nga văn
- Bà Hằng được biết đến là em gái của bà Phạm Thu Hương và là em vợ của ông Phạm Nhật Vượng
Phó chủ tịch, thành viênHĐQT độc lập –Ông Lê Khắc Hiệp:
- Ông Lê Khắc Hiệp được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2006 và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT từ năm 2006 -2011 Năm 2014, ông được bầu là Thành viên HĐQT độc lập
- Năm 1994 – 2004, ông Hiệp là Trưởng văn phòng đại diện, sau đó là Phó TGĐ phụ trách đối ngoại Cty Bảo hiểm nhân thọ Prudential tại Việt Nam.
- Ông bắt đầu sự nghiệp của mình là nhà nghiên cứu khoa học của Viện Vật lý thuộc viện Khoa học Việt Nam Ông Hiệp tốt nghiệp bằng giỏi cử nhân Vật lý và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ toán tại trường đại học Quốc gia Karazin Kharkiv
- Ông Hiệp từng có thời gian dài đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Tập đoàn Hiện nay, ông phụ trách kiểm soát các dự án phát triển bền vững của Tập đoàn Vingroup
Phó chủ tịch HĐQT, kiêm người công bố thông tin –Bà Nguyễn Diệu Linh:
- Bà Nguyễn Diệu Linh được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2008, và giữ vị trí Phó tổng giám đốc của Vingroup từ năm 2005 đến tháng 8/2016 Bà cũng là người uỷ quyền công bố thông tin chính thức của tập đoàn
Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc –Ông Nguyễn Việt Quang
Thành viên HĐQT – Ông Joseph Raymond Gagnon
Thành viên HĐQT độc lập – Ông Marc Villiers Townsend
Thành Viên HĐQT độc lập – Ông Ling Chung Yee Roy
Phó Tổng giám đốc –Bà Mai Hương Nội
Phó Tổng giám đốc –Ông Phạm Văn Khương
Phó Tổng giám đốc –Bà Nguyễn Thị Dịu
Phó Tổng giám đốc –Bà Dương Thị Hoàn
Kế toán trưởng của Vingroup – Bà Nguyễn Thị Thu Hiền
Phân tích mô hình hành vi tổ chức
Sau gần 10 năm hoạt động, tập đoàn Vingroup hiện sở hữu 87 công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ bất động sản, công nghệ, y tế đến giáo dục,… Các công ty con của Vingroup tiêu biểu bao gồm:
Vinhomes là công ty chuyên bất động sản hàng đầu Việt Nam (giá trị thương hiệu đạt 511 triệu USD – năm 2016, theo xếp hạng thương hiệu đạt AA) Các dịch vụ bao gồm phát triển, chuyển nhượng và vận hành các sản phẩm thuộc thương hiệu Vinhomes Một số dự án tiêu biểu nhưVinhomes Central Park, Vinhomes Grand Park,…
Hình 3: Công ty cổ phần Vinhome
Vinfast là thương hiệu chuyên sản xuất các dòng sản phẩm xe máy, ô tô Sự ra đời của Vinfast đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, góp phần nâng thương hiệu Việt Năm 2021, Vinfast thành công sản xuất xe buýt điện Vingroup có khả năng chạy hơn 220 km sau mỗi lần sạc và được tích hợp nhiều hệ thống công nghệ tiên tiến
Vinschool là thương hiệu do Vingroup sáng lập chuyên cung cấp hệ thống giáo dục từ mầm non đến trường cấp 3 hay bậc đại học Chương trình dạy học tiến tiến giúp cải thiện nguồn nhân lực nước nhà Tuy thời gian gần đây có nhiều thông tin Vingroup bán Vinschool hay Vinmec nhưng thực tế 2 lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh hệ thống BĐS như Vinhomes nên thông tin trên là không chính xác.
Hình 5: Công ty TNHH Vinschool
4.Công ty cổ phần Vinmec
Vinmec là tổ chức phi lợi nhuận do Vingroup đầu tư trong lĩnh vực y tế Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh thì Vingroup còn mở rộng sang sản xuất máy thở, sản xuất Vaccine Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, công ty đã đóng góp vào công tác chống dịch như tặng máy thở, tiêm Vaccine cho người dân
Hình 6: Công ty cổ phần Vinmec
5.Công ty CP DV TM Vincommerce
Vincommerce là công ty con hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử Các thương hiệu nổi tiếng do Vincommerce tạo ra như hệ thống siêu thị Vinmart, Vinpro, Adayroi,… Tuy nhiên vào cuối năm 2019, Vingroup bán Vinmart cho Masan – một tập đoàn tư nhân lớn ở Việt Nam
Hình 7: Công ty cổ phần DV-TM Vincommerce
Các mô hình hành vi tổ chức
Mô hình hành vi tổ chức được xây dựng dựa trên hàm số toán học là Y=f(X) trong đó Y là biến phụ thuộc- đối tượng nghiên cứu của môn học và X là biến độc lập- những định tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu Vậy kết quả của Y chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các biến X Đối tượng nghiên cứu của môn học (các biến phụ thuộc) Các biến phụ thuộc trong môn học này được hiểu là năng suất, sự vắng mặt, tỷ lệ thuyên chuyển và mức độ hài lòng trong công việc
Năng suất: một tổ chức được coi là có năng suất khi nó đạt được mục tiêu đề ra và biết chuyển đổi những yếu tố đầu vào thành các sản phẩm ở mức chi phí thấp nhất Như vậy năng suất sẽ bao hàm cả hiệu suất lẫn hiệu quả Ví dụ, một bệnh viện được coi là làm việc có hiệu quả khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bệnh viện sẽ được coi là có hiệu suất khi khi nó vận hành với mức chi phí thấp
Sự vắng mặt: Tổ chức sẽ gặp khó khăn trong hoạt động nếu như tỉ lệ vắng mặt của nhân viên trong tổ chức quá cao Bạn hãy hình dung, công việc sẽ ra sao nếu những người cần giải quyết lại vắng mặt Thực ra, không phải mọi sự vắng mặt đều có hại cho tổ chức
Tỷ lệ thuyên chuyển: Mức độ thuyên chuyển trong tổ chức càng cao đồng nghĩa với việc tăng chi phí tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo Ngoài ra, tỉ lệ thuyên chuyển cao cũng ảnh hưởng đến năng suất làm việc, đặc biệt là đối với những nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm
Hài lòng trong công việc: Sự hài lòng được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị phần thưởng mà nhân viên nhận được với giá trị phần thưởng mà họ tin mình sẽ nhận được Thật ra, hài lòng trong công việc phản ánh thái độ hơn là hành vi, nhưng vì có liên quan đến các yếu tố thực hiện 13 công việc và là mối quan tâm của các nhà quản trị nên hài lòng trở thành một biến phụ thuộc rất quan trọng.
HÀNH VI CÁ NH ÂN
Cơ sở lý luận của hành vi cá nhân
Hành vi cá nhân là tổng hòa cách phản ứng của một cá nhân đối với các tình huống và các kích thích bên trong và bên ngoài cá nhân đó
Sự khác biệt trong hành vi của mỗi cá nhân thường xuất phát từ sự khác biệt cá nhân, những kỳ vọng tâm lý và mức độ phù hợp giữa các cá nhân với công việc Khác biệt cá nhân:
- Mỗi con người hay mỗi cá nhân luôn là duy nhất và khác biệt với phần còn lại của thế giới
- Khác biệt cá nhân bắt nguồn từ: Đặc tính tiểu sử, thể chất, tâm lý, tính cách, cảm xúc, sự khác biệt về giá trị, nhận thức và khả năng của mỗi cá nhân,
Kỳ vọng tâm lý: Là tổng thể sự mong đợi của nhân viên về những gì mà tổ chức sẽ mang đến cho họ trên cơ sở những đóng góp của họ cho tổ chức
Sự phù hợp giữa con người với công việc: Sự phù hợp giữa con người - công việc phản ánh mức độ tương thích giữa những đóng góp của cá nhân với những lợi ích, đãi ngộ được cung cấp bởi tổ chức
2.Các nhân tốảnh hưởng đến hành vi cá nhân
Các đặc điểm tiểu sử (như tuổi tác, giới tính và chủng tộc) là các đặc điểm cá nhân ở cấp độ bề mặt giúp nhà quản trị nhận dạng và phân biệt một cá nhân này với một cá nhân khác Những đăc điểm này là khách quan và dễ dàng thu nhận được thông qua quan sát và hồ sơ nhân sự của các cá nhân
- Tuổi tác càng cao, con người càng không muốn thuyên chuyển công tác
- Hệ số vắng mặt không tránh được của người nhỏ tuổi ít hơn ở những người lao động lớn tuổi Tuy nhiên họ lại có hệ số vắng mặt không tránh được cao hơn
- Không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ ảnh hưởng đến kết quả công việc
- Không có kết luận rõ ràng về tỷ lệ thuyên chuyển công tác giữa nam và nữ Thâm niên công tác trong một tổ chức:
- Không có cơ sở tin rằng người có thâm niên là có năng suất cao hơn người ít thâm niên
+ Thâm niên có mối quan hệ nghịch biến với hệ số vắng mặt và thuyên chuyển công tác
+ Thâm niên góp phần làm tăng thêm sự hài lòng về công việc
Tính cách cá nhân là tập hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá nhân, thường được các cá nhân thể hiện thông qua các hành vi ứng xử và tương tác với người khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách:
Các nhà tâm lý học về nghiên cứu tính cách cho rằng hành vi của cá nhân thực sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đặc điểm tính cách của bản thân
- Những đặc điểm của tính cách sẽ quyết định cách thức hành động và ra quyết định của cá nhân trong tình huống nhất định
- Tính cách của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử của họ với các thành viên khác trong nhóm khi họ làm việc trong cùng một nhóm
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá ( tích cực hay tiêu cực) liên quan đến các vật thể, con người và các sự kiện.
Hành vi tổ chức chỉ tập trung vào các thái độ của con người liên quan đến công việc Bao gồm:
- Sự thỏa mãn công việc ( quan trong nhất)
- Mức độ tham gia công việc
- Cam kết tổ chức ( lòng trung thành và tận tụy với tổ chức)
Thái độ và hành vi có mối quan hệ nhân quả Thái độ của một người sẽ quyết định những gì mà họ làm
Thái độ càng được xác định cụ thể thì cãng dễ dàng trong việc xã định một hành vi liên quan đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ và hành vi
Nhận thức: Là một quá trình qua đó cá nhân sắp xếp và lý giải những ấm tượng cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình huống thực tế cụ thể
- Những cá nhân khác nhau có thể nhìn nhận và hiểu một vấn đề theo nhiều cách khác nhau
- Không ai nhìn thấy được hiện thực, mọi người chỉ diễn giải những gì mình nhìn thấy và gọi nó là hiện thực
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhân thức
- Yếu tố bên trong chủ thể nhận thức: thái độ, tính cách, động cơ…
- Các yếu tố thuộc bối cảnh nhận thức: địa điểm, thời gian, ánh sáng, nhiệt độ
- Các yếu tố khách thể nhận thức (Đối tượng nhận thức): sự hấp dẫn, sự khác biệt, sự thay đổi, sự gần gũi
3.Quyết định cá nhân và mô hình ra quyết định cá nhân
Tất cả các cá nhân trong mọi tổ chức đều thường xuyên tham gia vào việc ra quyết định, từ quyết định nhỏ đến quyết định lớn, quyết định nhanh hay quyết định chậm Quá trình ra quyết định hợp lý là quá trình trong đó có sự lựa chọn nhất quán, tối ưu trong điều kiện có những hạn chế cụ thể
Quá trình ra quyết định hợp gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề
Mô hình bắt đầu bằng việc xác định vấn đề Có thể thấy nhiều quyết định sai lầm là do người ra quyết định không xác định được hoặc không xác định đúng vấn đề Cần xác định chính xác vấn đề, tránh nhầm lẫn giữa vấn đề với các “biểu hiện” của vấn đề
Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định
Khi đã xác định được vấn đề, người ra quyết định cần phải xác định các tiêu chí quyết định, điều đó sẽ rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Bước này thường xét đến lợi ích, giá trị và ưu tiên cá nhân của người ra quyết định Xác định các tiêu chí là điều quan trọng bởi điều mà một người cho là có liên quan thì một người khác có thể cho là không liên quan
Bước 3: Cân nhắc các tiêu chí
Các tiêu chí quyết định thường có tầm quan trọng khác nhau Tiêu chí càng quan trọng thì càng cần được ưu tiên Vì vậy, bước thứ ba đòi hỏi người ra quyết định phải cân nhắc để xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chí Người ta thường xác định mức độ ưu tiên bằng cách gán cho mỗi tiêu chí một trọng số
Bước 4: Đưa ra các phương án giải quyết vấn đề
Thực trạng về hành vi cá nhân tại tập đoàn Vingroup
1 Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến hành vi của người lao động tại tập đoàn Vingroup
Mỗi con người hay mỗi cá nhân luôn là duy nhất và khác biệt với phần còn lại của thế giới Những khác biệt giữa mỗi cá nhân có thể bắt nguồn từ những khác biệt về giá trị, nhận thức và khả năng của mỗi cá nhân…
Vingroup hiện có 65.325 cán bộ, nhân viên (CBNV) với 1.232 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; 19.566 người có trình độ đại học và 44.527 người có trình độ dưới đại học
Con người trong tập đoàn Vingroup là những cá nhân riêng biệt, mỗi cá nhân sở hữu một đặc điểm, tính cách khác nhau, năng lực riêng và thể hiện ra bằng những hành vi khác nhau trong công việc Họ là nguồn lực và yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội, Vingroup xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên giỏi trong các lĩnh vực
Vingroup luôn tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển và tôn vinh của người lao động, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động
1.1 Ảnh hưởng đặc điể m ti ể u s ử
Các đặc điểm tiểu sử ( tuổi tác, giới tính, tính cách…) là các đặc điểm cá nhân ở cấp độ bề mặt giúp nhà quản trị nhận dạng và phân biệt một cá nhân này với một cá nhân khác Những đăc điểm này là khách quan và dễ dàng thu nhận được thông qua quan sát và hồ sơ nhân sự của các cá nhân Đội ngũ nhân sự trong Vingroup là những người trẻ tuổi, đa phần thuộc thế hệ 9x, có kinh nghiệm làm việc, họ là những người năng động và khá nhiệt tình, nhiều lao động trẻ nhưng tỉ lệ vắng mặt của nhân viên tại đây là khá thấp Các nhân viên thường xác định làm việc lâu dài, gắn bó với doanh nghiệp
Tại Vingroup, tùy theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các thành viên đều đáp ứng yêu cầu: có trình độ chuyên môn, có quyết tâm phát triển nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỉ luật cao Đối với các vị trí quản lý cấp cao, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng tư duy logic, phán đoán nhanh nhạy, phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả Những thành viên đó đã hợp thành một đội ngũ mạnh cùng chung mục tiêu là sự phát triển chung của Tập đoàn
1.2 Ảnh hưở ng tính cách cá nhân
Tính cách cá nhân là tập hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định của cá nhân, thường được các cá nhân thể hiện thông qua các hành vi ứng xử và tương tác với người khác Tính cách cá nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hành vi cá nhân tại nơi làm việc, qua đó ảnh hưởng đến kết quả công việc và hiệu suất chung của tổ chức
Trong cách quản lý nhân sự của Vingroup, mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc của mình làm Vì có như vậy, họ mới là người chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của chính mình và từ đó cố gắng hoàn thành công việc được giao Nếu nhân viên nào không hoàn thành tốt sẽ bị phạt, kỷ luật, thậm chí bị đào thải
1.3 Ảnh hưởng thái độ Đối với khách hàng: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng một cách sâu sắc và toàn diện, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho khách hàng Mọi hoạt động của Công ty và nhân viên đều hướng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá và xem xét mọi vấn đề
Xây dựng hệ thống nguyên tắc giao tiếp, ứng xử đối với khách hàng dành cho cán bộ nhân viên, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và các hành vi chuẩn mực cần thực hiện
Thái độ làm việc của họ rất tốt, họ trung thực, có thái độ làm việc tích cực, ham học hỏi, biết lắng nghe
1.4 Ảnh hưở ng c ủ a nh ậ n th ứ c
Trong công việc mỗi người sẽ có rất nhiều những nhận thức khác nhau về nhiều lĩnh vực,nhiều đối tượng khác nhau Vì vậy họ cần trang bị cho mình những kiến thức, những đánh giá về sản phẩm đó Sự nhận thức về tầm quan trọng của các mặt hàng cũng là yếu tố quyết định tới hành vi của nhân viên trong quá trình làm việc Đội ngũ nhân sự trong Vingroup có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc tốt tuy nhiên họ vẫn luôn học hỏi, trau dồi, những người có trình độ chuyên môn không cao thì sẽ học hỏi thêm những người có trình độ cao hơn Trong công ty luôn yêu cầu độ chính xác cao, nên đối với vị trí quản lý, đòi hỏi người quản lý dày dặn kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo, nhiệt tình…Nhà lãnh đạo luôn coi trọng hiệu quả công việc chứ không coi trọng hình thức
2.Thực trạng quá trình ra quyết định của cá nhân tại Vingroup
Bước 1: Xác định vấn đề
Hạn chế đầu tiên của doanh nghiệp là xây dựng mục tiêu tăng trưởng được dựa trên một bối cảnh dự báo quá lạc quan
Hạn chế tiếp theo mà doanh nghiệp gặp phải là thành lập quá nhiều công ty con trong quá trình tăng trưởng
Hạn chế nữa của doanh nghiệp là quá chú trọng vào quy mô hoặc kinh doanh đa ngành thay vì tiêu chí hiệu quả
Hạn chế doanh nghiệp thường xuyên vấp phải là tăng trưởng bằng việc đòi hỏi
Vingroup đã xác định được tiêu chí dùng để đo lường, đánh giá và phản ánh tính có kết quả của các phương án giải quyết Định hình đúng các yếu tố liên quan đến vấn đề như về: xây dựng mục tiêu tăng trưởng…
Bước 3: Cân nhắc các tiêu chí
Vingroup đã cân nhắc ưu tiên với những tiêu chí quan trọng Một vấn đề sẽ có nhiều tiêu chí khác nhau, vì vậy Vingroup đã xem xét và phân tích để chọn ra tiêu chí với trọng số với mức độ quan trọng nhất
Bước 4: Đưa ra các phương án giải quyết vấn đề
Qua sự xem xét và phân tích, nhân viên Vingroup đã đưa ra quyết định lựa chọn phương án hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề
Một số phương án được đề xuất:
- Xác định lại mục tiêu tăng trưởng của công ty dựa vào bối cảnh
- Xem xét lại sự thành lập các coogn ty con trong quá trình tăng trưởng…
Bước 5: Đánh giá phương án lựa chọn theo từng tiêu chí
Cân nhắc ưu và nhược điểm của từng phương án được đưa chọn Đánh giá về tính khả thi của phương án…
Bước 6: Tính toán tối ưu và quyết định
Trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tổng hợp số điểm của từng phương án, Vingroup đã chọn ra được phương án tốt nhất và triển khai nó
3.Vấn đề tạo động lực cho người lao động tại Vingroup
Trong Vingroup người lao động là nguồn nhân lực, yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh những yếu tố phát triển nguồn nhân lực bền vững, Tập đoàn Vingroup còn chú trọng đến công tác chăm lo giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động cùng nhiều chính sách phúc lợi.
Vingroup được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong các lĩnh vực Bất động sản, Bán lẻ, Ẩm thực nghỉ dưỡng và Chăm sóc sức khoẻ; đồng thời lọt vào Top 50 thương hiệu tuyển dụng Tập đoàn đã xây dựng chế độ làm việc 8 giờ/ngày, 5,5 ngày/tuần (với Khối hành chính - văn phòng) và 6 ngày/tuần (với Khối vận hành - dịch vụ) Người lao động được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng nguyên lương theo quyđịnh của Luật LĐ.
HÀNH VI NHÓM
T ổ ng quan v ề hành vi nhóm
1.Nhóm và lợi ích của nhóm
Nhóm là hai hay nhiều cá nhân, có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, cùng đến với nhau để đạt những mục tiêu cụ thể Các nhóm tồn tại để cùng hoàn thành những mục tiêu do tổ chức đặt ra
Nhóm chính thức: là nhóm có tổ chức ổn định, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, thường tập hợp những người cùng chung chuyên môn hoặc có chuyên môn gần gũi nhau, tồn tại trong thời gian dài bao gồm nhóm chỉ huy và nhóm nhiệm vụ
- Nhóm chỉ huy: Được xác định theo sơ đồ tổ chức, gồm 1 nhà quản lý và một số nhân viên dưới quyền
- Nhóm nhiệm vụ: Bao gồm một số người cùng làm việc để hoàn thành một công việc nào đó theo sự phân công của tổ chức
Nhóm không chính: thường được hình thành theo những yêu cầu nhiệm vụ đột xuất, có thể là tập hợp của những người có chuyên môn không giống nhau và ở nhiều lĩnh vực khác nhau Nhóm không chính thức có nhiệm vụ giải quyết nhanh một hoặc một số vấn đề trong thời gian ngắn gồm nhóm lợi ích và nhóm bạn bè
- Nhóm lợi ích: Là nhóm mà các thành viên liên kết với nhau để đạt được một mục tiêu cụ thể mà mỗi người trong số họ quan tâm
- Nhóm bạn bè: Được hình thành khi các cá nhân có những đặc điểm chung, bất kể họ có làm việc cùng nhau hay không
Hiệu quả công việc cao hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn khi làm việc độc lập
Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên: Khi làm việc nhóm, các thành viên trong nhóm cần phải giao tiếp để trao đổi công việc với nhau, quan trọng nhất là đưa ra những ý kiến hay, những ý tượng lạ Làm việc nhóm thường xuyên cần phải tổ chức các buổi họp để cùng nhau trao đổi và đưa ra ý kiến cá nhân cho nhóm lựa chọn Từ đó giúp các thành viên có cơ hội được giao tiếp với đồng nghiệp, cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa đám đông
Rèn luyện tính kỷ luật tốt: Thông thường làm việc nhóm bann sẽ phải thực hiện theo một quy định cụ thể của nhóm, không thể tự làm theo ý của bản thân Từ đó các thành viên trong nhóm sẽ học được tính kỷ luật tốt hơn những người làm việc đơn lẻ Khi một nhím đã có tính kỷ luật rõ ràng thì quá trình làm việc của nhóm sẽ vào nề nếp, công việc hoạt động hiệu quả hơn
Có được những quyết định đúng đắn: Trong quá trình làm việc nhóm, khi đưa ra những quyết định và hướng giải quyết công việc sẽ được cả nhóm đưa ra ý miến và thảo luận, sau đó đưa đến những lựa chọn và quyết định cuối cùng Từ đây sẽ giảm thiểu những quyết định sai lầm không đáng có, giúp tiết kiệm thời gian giải quyết vấn đề nan giải và làm việc nhóm hiệu quả, chính xác hơn
2 Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm
Quá trình hình thành và phát triển nhóm thường bao gồm 4 giai đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn xảy ra những xung đột, giai đoạn bình thường hóa và giai đoạn hoạt động trôi chảy
Là giai đoạn đầu tiên khi nhóm được hình thành Các thành viên trong nhóm còn rụt rè, giữ gìn, sống kép kín, ít chia sẻ Xung đột chỉ mang tính cá nhân
Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc Tập hợp của các cá nhân khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội Tâm lý thường thấy là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu
Giai đoạn này kết thúc khi các thành viên thấy mình là một bộ phận của nhóm
Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau
Các tính cách trong nhóm bắt đầu va chạm và hình thành nên “bè phái”.Sự giao tiếp trong nhóm ở giai đoạn này vẫn còn hạn chế., vì một số cá nhân chưa thực sự sẵn sàng lắng nghe và cởi mở
Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên Các cá nhân có hành vi không thể chấp nhận được phải bị đào thải chính trong giai đoạn này
Giai đoạn ổn định : Đây là lúc mà các thành viên bắt đầu thấy được lợi ích của việc công tác cùng nhau và giảm bớt xung đột nội bộ, và bắt đầu cảm thấy an toàn khi bày tỏ quan điểm, lăng nghe Giai đoạn này sẽ hình thành nên các chuẩn mực nhóm
Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết Các quan hệ đi vào ổn định Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện Các cá nhân chấp nhận thực tại của nhau Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai đoạn này Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn
Giai đoạn hoạt động trôi chảy :
Nhóm đã hoạt động ổn định các thành viên thoải mái bày tỏ quan điểm của mình Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của làm việc theo nhóm Cảm giác tin tưởng, hòa nhập, gắn kết mạnh mẽ Sự háo hức thể hiện rõ Mức độ cam kết về công việc cao Năng lượng của nhóm chuyển từ việc tìm hiểu lẫn nhau sang việc thực hiện tốt các nhiệm vụ
3.Các yếu tốảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong nhóm
Thực trạng hành vi nhóm trong Tập đoàn Vingroup
1.Khái quát chiến lược nhân sự của Tập đoàn Vingroup
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và có tầm ảnh hưởng quốc tế Nhân viên của Vingroup lên đến 1.000 người và có mặt khắp các tỉnh thành của Việt Nam Để quản lý số lượng nhân viên đông đảo mà hiệu quả như vậy, Vingroup đã có chiến lược quản lý nhân sự tuyệt vời Theo CEO Phạm Nhật Vượng, đó chính là “cuộc cách mạng về quản lý nhân sự” của Vingroup
Chú trọng quản lý và đào tạo nhân viên:
Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ, người lao động chính là nguồn lực và yếu tố quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp Thêm vào đó, nhân viên còn là bộ mặt của doanh nghiệp mà thông qua đó mọi người có thể đánh giá được tính chuyên nghiệp, cách vận hành và quản lý của một “người chủ” Vì vậy, Vingroup cố gắng xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên bằng cách chú trọng đến việc quản lý và đào tạo họ trong suốt quá trình họ làm việc cho Vingroup Theo đó, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên của Vingroup phải là người học tập và chịu học mọi lúc mọi nơi Đối với các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ Với Vingroup, người chịu học sẽ được hưởng những phúc lợi cao hơn, tốt hơn, còn không sẽ bị cắt những phúc lợi bổ sung
Bản chất của con người là không tự giác Vì thế, Vingroup có quy định rõ về việc khen, thưởng, xử phạt rõ ràng và nghiêm khắc để mọi người tuân thủ
Vingroup chú trọng trong việc đào tạo nhân viên:
Mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm: Trong cách quản lý nhân sự của Vingroup, mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc của mình làm
Vì có như vậy, họ mới là người chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của chính mình và từ đó cố gắng hoàn thành công việc được giao Nếu nhân viên nào không hoàn thành tốt sẽ bị phạt, kỷ luật, thậm chí bị đào thải Đảm bảo chế độ phúc lợi cho người lao động:
Trong cách quản lý nhân sự của mình, Vingroup luôn chú trọng đến phúc lợi cho người lao động Đây chính là chìa khóa vàng để giữ họ lại lâu dài với công ty Theo đó, khi làm việc tại Vingroup, người lao động sẽ làm 8 giờ/ngày, 5,5 ngày/ tuần (đối với Khối Hành chính – Văn phòng) và 6 ngày/ tuần (đối với Khối Dịch vụ) Mọi nhân viên của Vingroup đều được hưởng chế độ nghỉ phép theo quy định của Luật Lao động, được đóng bảo hiểm đầy đủ…
Thêm vào đó, Vingroup còn đảm bảo đồng phục, thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ lao động, máy móc… cho nhân viên theo từng ngành nghề và cam kết mang đến một môi trường lao động lành mạnh, công bằng, chuyên nghiệp nhất
Nhân viên Vingroup còn được hưởng các chế độ phụ cấp, bao gồm: Tiền cơm trưa, tiền phương tiện đi lại, tiền điện thoại, hỗ trợ xe đưa đón nhân viên ở xa…
Ngoài ra, nhân viên Vingroup còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác từ tập đoàn mang lại như: Tặng quà vào những dịp quan trọng như sinh nhật, sinh con, kết hôn; tổ chức sinh hoạt nghỉ mát và du lịch cho nhân viên; thành lập quỹ hỗ trợ nhân viên khó khăn, thành lập quỹ tương thân tương ái với cho vay không lãi suất… Bên cạnh đó, Vingroup còn có những chế độ khen thưởng riêng cho nhân viên xuất sắc
2.Hoạt động của phòng nhân sự tại Vingroup
Phòng nhân sự tại Vingroup chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, cung cấp các chính sách, thủ tục, hướng dẫn và hỗ trợ thân thiện với mọi người Ngoài ra, phòng nhân sự phục vụ để đảm bảo rằng sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của Vingroup
- Tham gia xây dựng và tổ chức bộ máy, định biên: thường xuyên nghiên cứu suy nghĩ để tìm ra được các sáng kiến cải tổ bộ máy, sắp xếp, điều chỉnh nhân sự để hoạt động của bộ máy tốt hơn, hiệu quả hơn và đề xuất cho CBLĐ cấp trên
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá số lượng, chất lượng Cán bộ nhân viên (CBNV) trong phạm vi quản lý để đảm bảo cơ sở có đủ CBNV có năng lực.
- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đào tạo để đảm bảo các CBNV trong bộ phận có tay nghề tốt, nắm vững các tiêu chuẩn, quy định quy trình của P&L mình
- Nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp bậc, thứ tự CBNV hàng tháng để làm cơ sở khen thưởng, tăng lương, sa thải… theo các quy định của Tập đoàn
- Quan tâm xây dựng môi trường làm việc tốt trong bộ phận của mình, quan tâm chăm sóc đời sống CBNV và thúc đẩy tốt các phong trào văn thể
VĂN HÓA DOANH NGHIỆ P
Cơ sở lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp
1.Khái niệm vềvăn hoá doanh nghiệp
Khái niệm: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp
Các cấp độ trong văn hóa doanh nghiệp: có 3 Cấp độ chính trong văn hóa doanh nghiệp
Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Cấp độ 2: Những giá trị của doanh nghiệp được tuyên bố
Cấp độ 3: Những giá trị của văn hóa doanh nghiệp – điều hiển nhiên, mọi người công nhận
2.Sựtác động của văn hoá doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp
2.1 Tác độ ng tích c ự c c ủa văn hoá doanh nghiệ p
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Khi văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ tạo nên sự thống nhất, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất làm việc, từ đó tăng được sức mạnh cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào văn hóa doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu và chiến lược nó tạo ra định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp và đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp
Tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ nhận biết được sự khác nhau giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Sự khác biệt đó được thể hiện ở: logo, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, sự trung thành của mỗi nhân viên, bầu không khí làm việc của mỗi doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra quyết định
Xây dựng văn hóa tốt giúp doanh nghiệp tạo khả năng thích ứng cao với môi trường
Mọi yếu tố xã hội, khoa học công nghệ, khả năng của con người đang thay đổi và một doanh nghiệp tốt hôm nay chưa chắc đã tốt trong tương lai nếu không có sự định hướng cho những sự thích ứng đó ngay từ bây giờ Hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu nếu không tiến hành một cuộc cách mạng cho việc xây dựng và đổi mới văn hóa trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên giá trị tinh thần cho nhân viên
Một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm của lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy mình được quan tâm và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp Không chỉ suốt đời lao động vì lý do tồn tại mà họ còn có thể thấy được ý nghĩa của bản thân qua những đóng góp cho doanh nghiệp Trong một tập thể tốt sẽ là một cơ hội cho mọi người có thể học tập lẫn nhau và mang lại nhiều giá trị về tinh thần Giá trị đó khích lệ khả năng làm việc hết mình của các thành viên đối với mục tiêu của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sức hút cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh về một doanh nghiệp khác với doanh nghiệp khác Văn hóa doanh nghiệp cho ta thấy được hoạt động của doanh nghiệp đó là mạnh hay yếu Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, kiếm được nhiều hợp đồng kinh tế, điều đó giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn mỗi ngày
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự gắnkết, giảm xung đột giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp giúp tạo sự đồng thuận của các nhân viên thông qua hệ thống các giá trị chuẩn mực chung Mỗi cá nhân sẽ có một tính cách riêng nhưng khi tuân theo văn hóa doanh nghiệp mọi người dễ dàng gắn kết lại với nhau.
Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc cho nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất công việc và hiểu được đóng góp của họ cho doanh nghiệp Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc, họ đi làm cũng rất cần được quan tâm, cần một môi trường làm việc năng động, thoải mái
Thu hút và giữ chân nhân tài
Thù lao đã từng là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc thu hút và giữ chân nhân tài Tuy nhiên, hiện nay người lao động có nhận thức khác, họ có xu hướng ở bậc cao hơn Nhân viên sẽ cảm nhận được bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở và chuyên nghiệp từ đó, họ sẽ muốn ở lại cống hiến cho doanh nghiệp
2.2 Tác độ ng tiêu c ự c c ủa văn hoá doanh ng hi ệ p
Bên cạnh những tác động tích cực, văn hóa doanh nghiệp cũng tạo ra một số tác động tiêu cực cho doanh nghiệp:
Ngăn cản sự thay đổi
Văn hóa doanh nghiệp có thể sẽ tạo ra một lực cản đối với những mong muốn thay đổi để thúc đẩy hiệu quả của doanh nghiệp Nó thường xuất hiện trong môi trường năng động, thay đổi nhanh chóng và văn hóa doanh nghiệp trở thành lực cản đối với sự thay đổi đó
Tuyển dụng thành viên mới có nguồn gốc khác nhau, điều đó có thể làm giảm bớt những giá trị văn hóa mà mọi thành viên của doanh nghiệp đang cố gắng Văn hóa doanh nghiệp có thể làm rào cản sức mạnh mà những người với những kinh nghiệm khác nhau muốn đóng góp cho doanh nghiệp
3.Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3.1 Các y ế u t ố bên ngoài doanh nghi ệ p
Văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa dân tộc Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hóa doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hóa dân tộc
Doanh nghiệp hay bất kỳ một thực thể kinh tế nào đều tồn tại và phát triển trong một môi trường ổn định, do đó văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố bên ngoài: xu hướng toàn cầu hóa, lợi ích người tiêu dùng, áp lực cạnh tranh từ đối thủ và chính sách của Chính Phủ…
3.2 Các y ế u t ố bên trong doanh nghi ệ p
Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển bản sắc riêng của văn hóa trong doanh nghiệp Nhà lãnh đạo được coi là người tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp
Giá trị văn hóa của một doanh nghiệp có thể thay đổi khi có sự thay đổi về đội ngũ lãnh đạo Cùng với sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, chiến lược kinh doanh…có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ bản về văn hóa doanh nghiệp Bởi văn hóa doanh nghiệp là sự phản chiếu tư tưởng, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp giữa các thế hệ lãnh đạo là một tất yếu khách quan
Quy mô của doanh nghiệp
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Vingroup
1.Những yếu tốvăn hóa tổ chức của Vingroup
Khẩu hiệu: “ mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” Đầu quý 4 năm 2015, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định đổi khẩu hiệu của Công ty từ “ Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển” thành “Vingroup – mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” Đây là một quyết định trung thực với chính mình, để mỗi cán bộ nhân viên tìm về lại bản sắc, khí thế sáng tạo, tinh thần hừng hực, cống hiến và khát khao chiến thắng của những người đã khởi nghiệp đã gây dựng lên Vingroup cách đây 23 năm
Tư tưởng khởi nghiệp được chọn làm nền tảng cho sự phát triển của Vingroup Luôn lắng nghe, luôn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn có động lực thay đổi, kiến tạo cơ hội và hợp tác để thành công chính là những gì Vingroup đang và tiếp tục thực hiện, là kim chỉ nam cho sự phát triển của Công ty
Tinh thần: “ Tốc độ, sáng tạo, hiệu quả trong từng hành động”
Phương châm: “ Chúng tôi là những con người được tôn trọng trong một hệ thống được tôn trọng”.
Chữ V được cách điệu từ tòa tháp đôi Vincom, là biểu trưng cho tên gọi Việt Nam đồng thời cũng là biểu tượng của chiến thắng (Victory), hai cánh của chữ V dang rộng tạo một nền tảng vững chãi, nâng đỡ biểu tượng cánh chim là biểu tượng chung của tập đoàn cũng như của các công ty thành viên
Hình tượng cánh chim thể hiện khát vọng bay cao, vươn đến thành công rực rỡ, màu đỏ và vàng lấy từ Quốc kỳ Việt Nam, thể hiện bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ người Việt Nam Đặc biệt là năm ngôi sao, mang ý nghĩa đẳng cấp dịch vụ của năm thương hiệu nổi tiếng nhất của Vingroup đó là:
- Vinschool - tinh hoa của giáo dục: Vinschool là thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của Vingroup với mô hình trường học liên cấp từ mầm non đến hết phổ thông trung học
- Vinmec – Bệnh viện 5 sao cho người Việt: Được khai trương vào ngày 7/7/2012, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec – là dự án mô hình bệnh viện – khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và hiện đại hàng đầu Việt Nam
- Vincom – “ Ông hoàng” bất động sản và thương mại: Vincom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ bất động sản, trung tâm thương mại và là chủ sở hữu của các dự án quy mô trên khắp các thành phố trên cả nước như: Tổ hợp dự án Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center TP.HCM, Royal City, Times City, Vincom Village…
- Vinpearl – Thương hiệu giải trí, du lịch cao cấp: Vinpearl chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất động sản và là chủ sở hữu của các dự án quy mô trên khắp các thành phố du lịch trên cả nước như: Khu liên hợp nghỉ dưỡng, giải tríbiển đảo 5 sao đẳng cấp quốc tế tại đảo Hòn Tre - Thành phố Nha Trang với các công trình: Công viên giải trí Vinpearl Land, Khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang và Khách sạn đẳng cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Nha Trang
- Vincharm – Thiên đường tập luyện, thư giãn: Là nơi quy tụ những tổ hợp liệu pháp và quy trình chăm sóc sức khỏe, làm đẹp chuyên nghiệp cùng với những trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất trên thế giới Vincharm Spa mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời về sức khỏe và làm đẹp: dịch vụ massage, xông hơi thư giãn, trị liệu và chăm sóc sắc đẹp cùng những chương trình luyện tập, rèn luyện sức khỏe hiệu quả tại hệ thống spa và phòng tập quy mô đẳng cấp
1.2 Nh ữ ng giá tr ị đượ c tuyên b ố
Tầng trung gian của văn hóa Vingroup – Các niềm tin & giá trị được đồng thuận của văn hóa Vingroup.Tầng trung gian của văn hóa Vingroup, thể hiện các niềm tin, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh và tư tưởng được Ban lãnh đạo đồng thuận, khao khát hướng đến
Tầng 2 của văn hóa Vingroup gồm:
- Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực”
- Sứ mệnh: Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người
- Giá Trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Vingroup xoay quanh 5T – 1N: Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân
Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi ” TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN” Văn hóa làm việc tốc độ, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong
- Tín: Văn hóa Vingroup lấy chữ TÍN làm vũ khí để cạnh tranh và bảo vệ danh dự của mình, từ đó cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tiến độ
- Tâm: Văn hóa Vingroup lấy đạo đức làm nền tảng, đề cao đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội ở mức cao nhất.
- Trí: Văn hóa Vingroup lấy sáng tạo làm sức sống, là đòn bẩy phát triển doanh nghiệp, tạo sự khác biệt và nét riêng biệt trong từng sản phẩm và dịch vụ
- Tốc: “Quyết định nhanh, Đầu tư nhanh, Triển khai nhanh, Bán hàng nhanh, Thích ứng và thay đổi nhanh”
- Tinh: “Tinh” trong Tinh hoa (con người tinh hoa làm ra những sản phẩm tinh hoa), tinh gọn –chắt lọc nhân tài, mỗi người đều là chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
- Nhân: “Nhân” là Thiện Chí, tinh thần nhân ái, tính nhân văn Vingroup luôn hướng đến xây dựng môi trường làm việc tốt, năng động, thoải mái
VinGroup đã phát động các chương trình thi đua: phong trào “Người tốt việc tốt”, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm hiệu quả, chiến dịch đào tạo 12 giờ chuyển đổi để thành công… Các chương trình giúp cho CBNV thay đổi cách nghĩ, cách làm việc, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc
1.3 Các giá tr ị ng ầm đượ c kh ẳng đị nh
Các giả định căn bản làm nền móng:
- 10+ năm đúc kết từ các doanh nghiệp lớn
- 24 chuyên đề quản trị doanh nghiệp
- Cập nhật kiến thức MBA, CEO, CFO
- Đúc kết kinh nghiệm quản trị tiên tiến
- Cập nhật xu hướng quản trị hiện đại
- Quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả Đây là tầng sâu nhất, nó quyết định và chi phối toàn bộ văn hóa doanh nghiệp
Vingroup Các giả định ngầm trong văn hóa của vingroup:
- Dẫn dắt xu hướng thị trường và cuộc chơi