đồng thời nhắn mạnh sự cần thiết phải điđến một quan điểm toàn diện và đầy đủ về phát triển du lịch bền vững dé có thể tao sựthống nhất về nhận thức trong thực tiễn quản lý phát triển du
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
KHOA KINH TE CHINH TRI
KHOA LUAN TOT NGHIEP
GIAI PHAP PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG
TINH QUANG NINH
GIANG VIÊN HUONG DẪN: TS BANG TRUNG TUYẾN
SINH VIEN THUC HIEN : BUI VIET HOANG
MA SINH VIEN : 19050097
LOP : QH-2019E KINH TE CLC 4
HE : CHAT LUQNG CAO
NAM 2023
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
KHOA KINH TE CHINH TRI
KHOA LUAN TOT NGHIEP
GIAI PHAP PHAT TRIEN DU LICH BEN VUNG
TINH QUANG NINH
GIANG VIÊN HUONG DẪN: TS BANG TRUNG TUYẾN
GIAO VIEN PHAN BIEN
SINH VIEN THUC HIEN : BUI VIET HOANG
MA SINH VIEN : 19050097
LOP : QH-2019E KINH TE CLC 4
HE : CHAT LƯỢNG CAO
NAM 2023
Trang 3LOI CAM ON
Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Đặng Trung Tiến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian vừaqua Thầy đã chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho em một cách đầy đủ nhất về đềtài để giúp em hoàn thành bài khóa luận này
Tuy nhiên, do hạn chế kiến thức nên bài khóa luận tốt nghiệp em không tránhkhỏi những thiếu sót, nhằm lẫn Vì vậy em mong nhận sự góp ý của thầy, giúpbài khóa luận tốt nghiệp cua em được hoàn thiện hon
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy và gia đỉnh Chúc thầy datđược nhiều thành công hơn nữa trên con đường giảng dạy của mình
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Hoàng
Bùi Việt Hoàng
Trang 4LỜI CAM KẾT
Em xin cma đoan rang bài khóa luận tốt nghiệp này là dé tài do em thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS Đặng Trung Tuyến, và em tuyết đối không sao chép
các công trình nghiên cứu đã có trước đây Các thông tin thứ cấp sử dụng trong
bài nghiên cứu có nguôn gôc rõ ràng, được trích dân đúng quy cách.
Em xin hoản toàn chịu trách nghiệm về tính khoa học và nguyên bản của đê tai
nghiên cứu này
Sinh viên
Hoàng
Bùi Việt Hoàng
Trang 5CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TÁT NGUYÊN NGHĨA
UNWTO World Tourism Organization
COVID Corona Virus
FED Federal Reserve System
SWOT Strengths, Weakness, Opportunities, Threats
UNEP United Nations Environment Programme
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Trang 6DANH MỤC CÁC BANG
Bảng Tên Trang
3.1 | Tông doanh thu và tốc độ tăng trưởng 49
3.2 | Số lượng khách nội địa và quốc tê 50
3.3 | Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa và quốc tế 50
3.4 | Số lượng số lượng chi tiêu bình quân và tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu | 51
bình quân
3.5 | Số lượng ngày lưu trú 52
3.6 | Tốc độ tăng trưởng ngày lưu trú 52
Trang 72.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU œ5 << << 9 999 9898965585618 59 11
3.Phạm vi nghién CỨU œ- << 2% %9 99.90999890 0000980600 00100 0.0 11
4.Câu hỏi nghiÊn CỨU 5-5 5 9 4 0H 0 4000.0006156 11
5 Ket cAu mghiOn n5 6 6 11
CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
1.1.1 Các tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước -¿zsz+++ 13
1.1.2 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu nước ngoài - 2-2 5+ + x+xe£xczxczxczceee 17
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ¿2 2+ 2+ £+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrree 22
1.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng s5 s5ssessessessssseesesse 23
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tínhh ¿+ + 2+ *+xE*k#sE£eEskeeEekrskeeeerrkrserke 23
1.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 2-2-2 S2S£+EE2E££EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrkrrrrrrrree 23
2.1 Các khái niệm CÌhung s5 5-5 << <4 999999999 95.054 0400509090900050004084.0 25
2.1.1 Khái niệm về du lịch - ¿c2 ¿+ 2+SE£2EESEE2EESEE2E1E711211711711711211 71.111 xe 25 2.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững - 2: 2¿ +©E£+EE+EEE2EEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrere 26 2.1.3 Khái niệm du lịch bền „0 a 26 2.1.4 Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững 525552 27 2.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững -e s° «se cssecssese 28
2.2.1 Nội dung của phát triển du lịch bền vững 2-22 + 5z+++cx+zzxerxeerxeee 28 2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững -2-¿©+¿2+++zx++cscze: 29 2.3 Những yếu tố cơ bản tác động tới du lịch bền vững - ° «se ssecssese 30
2.3.1 Năng lực hiệu quả quản lý nhà hƯỚC - 6 +33 *E#EEsEeEskrserkeskrsereree 30
2.3.2 Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân
09.80001177 31
PT N0 3,200 ố Ô 32
2.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch 33
Trang 82.3.5 Mức độ ôn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh — quốc phòng của quốc gia và địa phƯơng - + + ++Sx+E1£EEE2E1971121171121171121171 211111111 33 2.4 Kinh nghiệm từ một số mô hình phát triển du lịch bền vững . -.- 34
2.4.1 Kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái biển tại Nha Trang -:- 5+: 34 2.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở phố cổ Hội An ¿ccccccszeses 35 2.4.3 Kinh nghiệm phát triển hệ thống biển đảo Phú Quốc : ¿- 55+: 36
CHƯƠNG 3:TIEM NANG, THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH TINH QUANG NINH
THEO HUONG BEN 400071777 38
3.1 Tiềm năng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quang Ninh 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên - - + =+S+St+Et+EE2EE2E12E1211211211111111111111 11.1111 38 3.1.2 Tiềm năng về giá tri văn hóa, lịch sử -2¿2¿+++2+++£+++£E+t2Exzrxsrxesrxeer 40 3.1.3 Tiềm năng về kinh tế - xã hội 2-22 ©2++2+2EE+2EE+EEEEEEEEEEEEEEEErErkrrrkrrrkrrs 4I 3.2 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Quang Ninh giai đoạn 2016-2023 42
3.2.1 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát
triển du lịch bền vững tinh Quảng Ninh 2- 2 2£ 2+SE2E£EE£2EEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrreee 42
3.2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền
CHƯƠNG 4:QUAN DIEM, PHUONG VA KIÊN NGHỊ GIẢI PHAP PHAT TRIEN DU LICH
BEN VUNG TINH QUANG NINH - <5 << HH H10 4008108140140 40030 59
4.1 Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Ninh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đên năm 205 ) << «5< < << 6S 9999458999898999999986949568456664996 59
4.1.1 Quan điểm phát triển liên quan đến du lịch của tinh Quảng Ninh 59 4.1.2 Phương hướng phát triển liên quan đến du lich của tinh Quang Ninh 59 4.2 Phân tích SWOT đối với du lịch tỉnh Quảng Ninh -s<©s<©cs<esse 60
4.2.1 Điểm mạnh (StrengfÏs) -2- 2-5 ¿+ +E£+E££E2EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEE171 71712121 eeU 60 4.2.2 Điểm yếu (WeakesS) 2¿- 2S z2Sk E2 1E2112712112711211271121171211 11.11 T1 xe 60
Trang 94.2.3 š09u00(90009ìì.ì )0 0006 61
4.2.2 Thach thitc (Threats) cccccsccssscssscssscesecsseesecsscceecssecsseceeeceeeeseeesecssecnseceseeeeeeeeesees 61
4.3 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững 62
43 1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về phát
triên du lịch theo hướng bên vững tại tỉnh Quảng Ninh - 55 55c £+e£+s+ssex 62
4.3.2 Tăng cường đầu tư và giám sát các cơ sở lưu trú 4.3.3 Tập trung, đây mạnh phát triển thị trường khách quốc tế - ¿25+ 64 4.3.4 Thúc day quảng bá du lịch tinh Quang Ninh - 2-2-5555 Ec£Ec£EczEczxczreez 64 4.3.5 Phát triển nguồn nhân lực du lich đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch theo hướng
ID9;0105i1sär: 8š 1:89)ì:†>0)0ì:):077 65
4.3.6 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, kiểm tra giám sát và xử
lý vi phạm về phát triên du lịch theo hướng bên vững tai tỉnh Quảng Ninh 67
4.3.7 Cac gidi phap KNAC 2 68
000.9000757 71
TÀI LIEU THAM KHAO 2° << 2< ©2£ESs£ES4EESeEESE34EE24E22E35233E2280352352290250035229.0 73
Trang 10MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tốc độ phát triển nhanh, chiếm vị trí
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trên thế giới và cả ở
Việt Nam Nhận thức được tam quan trọng của du lịch đối với sư phát triển kinh tế xãhội, Bộ Chính trị đã ban hàng Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Tuy nhiên sự phát triển rất nhanh của
ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tìnhtrạng 6 nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịchngày càng gia tăng Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, khi
từ đầu thập niên 70 của thé ky 20, các nhà khoa học trên thế giới khang định việc
phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe doạ môi trường sinh thái
cũng như nên văn hoá bản địa Chính vi vậy, phải có hướng đi mới cho ngành du lịch
đó là phát triển du lịch một cách bền vững Phát triển du lịch bền vững hướng tới việcgiảm thiểu các chi phí, giảm thiểu các tác động xấu và nâng cao tối da lợi ích của dulịch cho môi trường tự nhiên, cộng đồng địa phương, không gây ra những ảnh hưởngxâu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào Là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng
bằng sông Hồng - vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 250km bờ biển, rộng trên6.000 km2 mặt biên, trên 1.000 km2 diện tích hải đảo, Quảng Ninh có hệ thống cảng,
bến như: Cái Lân, Cửa Ông, Vạn Gia, Mũi Chùa, khu bến Yên Hưng tỉnh QuảngNinh có lợi thế lớn về phát triển kinh tế biển Đặc biệt hơn với kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới, bãi
cọc Bạch Đăng, đền Cửa Ông, đình Quan Lạn, Trà Cổ, đảo Cô Tô, Quảng Ninh có
nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biên, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
tâm linh.Tinh Quảng Ninh luôn là những địa phương du lich hang đầu Việt Nam, theobáo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh, hết năm 2022, lượng khách du lịch mà tỉnh đón
được là khoảng 11,6 triệu lượt, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ, tăng 21,7% kế hoạch
đầu năm (9,5 triệu khách) Tổng doanh thu du lịch đạt ước đạt 25.172 tỷ đồng, gấp 3,2lần cùng kỳ, tăng 32,5% kế hoạch đầu năm Tuy nhiên, du lịch tỉnh Quảng Ninh vẫncòn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: vấn đề cân bằng giữa phát triển cơ sở hạtầng và giữ gìn môi trường, hay khai thác tài nguyên hôm nay phục vụ việc tăng
10
Trang 11trưởng và dự trữ dành cho thế hệ mai sau, và các vấn đề bảo tồn văn hoá bản địa vàkhai thác sử dụng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển đem lai, vấn
dé xã hội thông qua đầu tư phát trién, Dé làm tốt điều này, việc yêu cầu phát triển
du lịch theo hướng bền vững với tầm nhìn dài hạn đang trở nên cấp thiết hơn bao giờhết cho du lịch của tỉnh Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Phát triển du lịch tỉnhQuảng Ninh theo hướng bên vững” dé phân tích thực trạng và đưa ra những giải phápgóp phần vào sự phát triển của tỉnh, tương xứng với tiềm năng du lịch của địa
phương.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ tiềm năng, thực trạng của du lịch tỉnh Quảng Ninh và từnhững điểm yếu từ thực trạng sẽ đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục các thiếu
sót trên
Nhiệm vụ nghiên cứu:
e Hé thống hóa các van đề lý luận về phát triển du lịch bền vững
e Danh gia thuc trang Nghiên cứu và phân tích tiềm năng phát triển du lịch và
thực trạng du lịch tại du lịch Quang Ninh trong giai đoạn 2016 — 2023
e Dé xuat những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Quảng Ninh
3.Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu tiềm nằng và thực trạng du lịch của du khách
qua du lịch tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi không gian: Toàn bộ tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2016- 2023
4.Câu hỏi nghiên cứu
Tinh Quang Ninh cần làm gi dé phát triển du lịch bền vững ?
5 Kết cau nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục và tài liệu tham khảo thì nội dung
bài nghiên cứu được chia làm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu du lịch theo hướng bền vững
11
Trang 12- Chương 2: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu sua thanh chuong 1
- Chương 3: Tiểm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh quảng ninh theo hướng
Trang 13Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch đang là lĩnh vực được đặc biệt quantâm nhằm đầu tu, phát triển bởi nó đem tới cho nền kinh tế những lợi ich đáng kể.Tuy mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế nhưng việc phát triển du lịch vẫn còn tồn tainhững bất cập mang tính lâu dài, ảnh hưởng xấu tới môi trường, làm suy kiệt nguồntài nguyên thiên nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, thậm chí làm giảm đigiá trị của các nền văn hoá địa phương Chính vì những thực trạng nêu trên, cácchuyên gia, tác giả đã đưa ra những bài viết, bài nghiên cứu nhằm mang đến nhữngloại hình du lịch mới mang tính bền vững và nhân văn như quan tâm hơn tới các tàinguyên du lịch, môi trường thiên nhiên, Trước những yêu cầu chặt chẽ và nhữngđòi hỏi cao về chất lượng phát triển, các công trình và bài nghiên cứu về phát triển
bền vững đã được ra đời với những nội dung vô cùng phong phú, đa dạng Dưới đây
là một số công trình nổi bật trong và ngoài nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu mà
đề tài hướng đến
1.1.1 Các tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Trong nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững tác giả Nguyễn TưLương (2015) đã nghiên cứu về chiến lược phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Nghệ
An, bài nghiên cứu phân tích các quan điểm tiếp cận và các chiến lược phát triển dulịch bền vững Đồng thời với đó tác giả nêu vai trò và phân tích các nội dung cơ bản
của chiến lược phát triển du lịch bền vững đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An
Song song với đó tác giả Lê Chí Công (2016) phân tích, so sánh những điểm giống vàkhác nhau cơ bản giữa phát triển du lịch bền vững và không bền vững Tác giả đã dựatrên các yếu tô đánh giá như tốc độ phát triển hay mức độ kiểm soát mục tiêu cùngphương pháp tiếp cận, yếu tố chiến lược, đồng thời nhắn mạnh sự cần thiết phải điđến một quan điểm toàn diện và đầy đủ về phát triển du lịch bền vững dé có thể tao sựthống nhất về nhận thức trong thực tiễn quản lý phát triển du lịch
Cùng với đó tác giả PGS,TS Vũ Văn Phúc (2019) nghiên cứu về các quan điểm, chủ
trương về phát triển bền vững, đã khăng định rằng phát triển bền vững đã trở thànhmục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ
đạo đó Dựa trên quan điểm của Liên Hợp quốc, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng,
sáng tạo trong đó phải kể đến các quan điểm phát triển bền vững như: Phát triển bền
13
Trang 14vững, sáng tạo, bao trùm là nội dung và yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triểnđất nước Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽchính là tiền đề để phát triển bền vững hơn Quan điểm ấy cũng chính là sự nghiệpcủa toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính tri Đồng thời dé cao giá trị conngười, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, đất nước có giàu mạnh haykhông đều vì con người Từ đó đổi mới, phát triển lực lượng sản xuất có trình độ cao.Cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận răng vấn đề hết sức quan trọng phát triển bền vững
là sự kết hợp phát triển bền vững đồng thời của cả 3 trụ cột: kinh tế - xã hội — môi
trường.
Tiếp theo là về nghiên cứu về nột số hình thức, hướng phát triển du lịch có yếu tô bềnvững, đầu tiên phải ké đến là bài nghiên cứu về phát triển nhân lực du lịch Hải Phòng
để đáp ứng các nhu cầu quốc tế của tác giả Vũ Quốc Trí (2017), tác giả đã đi sâu vào
nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực du lịch của thành phó, trong đó tác giả đặc biệt phân tích về yêu cầu chất lượng nhân lực trong ngành du lịch giữa các quốc gia
trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Đó là thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau vềngành du lịch của các quốc gia trong Hiệp hội, từ đó nêu lên thực trạng hất lượng laođộng trong ngành du lịch của Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồnnhân lực của Thành phố trong bối cảnh hội nhập khu vực
Về yếu tô phát triển du lịch kèm với việc giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên thì TS Nguyễn
Hoàng Phương (2018) nghiên cứu về các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển du
lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả chỉ ra rằng phát triển phải đi đôi với bảo vệ
dé tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt trong phát triển du lịch của Vùng Trước thựctrang ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, việc bảo vệ môi trường sinh thái củaĐồng bằng Sông Cửu Long là vấn dé mang tính cấp thiết Chính vì vậy, bài viết đãđưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường
sông với phát triển du lịch của Vùng
Cùng với đó Khi viết về tác giả Nguyễn Thi Minh Tân (2020) nghiên cứu về pháttriển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường tại tỉnh Ninh Bình, tác giả chỉ rarằng việc phát triển kinh tế du lịch gắn với dam bảo an ninh môi trường đã mang đếnnhững cơ hội và thách thức cho các quốc gia trước bối cảnh con người đang hướng
14
Trang 15đến xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ Một số xuhướng mới của thị trường du lịch thế giới trong những năm gần đây phải kế đến du
lịch xanh, du lịch có trách nhiệm và thân thiện với môi trường, Những xu hướng
mới này đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển du lịch bền vững của Việt Nam nóichung và tỉnh Ninh Bình nói riêng Mặc dù Ninh Bình vẫn còn đối mặt với nhữngthách thức lớn nhưng tỉnh cần tận dụng những lợi thế về hệ sinh thái đa dạng và cácdanh lam thắng cảnh lớn; đồng thời khắc phục hạn chế do bối cảnh trong nước vàquốc tế mang lại dé góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững đất nước và
mục tiêu Thiên niên kỷ của thế giới.
Về các yếu tô văn hóa tác giả Trương Bảo Thanh (2019) nghiên cứu về cách thức bảotồn giá trị văn hóa của các nước trên thế giới, trong bài nghiên cứu tác giả đã chỉ ra
những khởi sắc và phát triển của ngành du lịch Việt Nam những năm gần đây Tuy
nhiên việc phát triển du lịch gan với bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóatrên địa bàn cả nước vẫn chưa có chiến lược tổng thể mang tính dài hạn nên thiếu tính
bền vững Từ đó, Việt Nam đúc rút kinh nghiệm dé phát triển du lich từ các nước lớnnhư Trung Quốc hay Rumani, Cụ thể, Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng đề nhận
diện các giá trị văn hóa; phải bảo tồn và phát huy giá trị của chúng trong thúc đây môhình du lịch gan với sự can thiệp của Nhà nước, người dan bản địa, Việc nước tanghiên cứu kinh nghiệm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong phát
triển du lịch bền vững của các nước Châu Âu, Châu Á là vô cùng cần thiết, nó góp
phần khơi dậy tiềm năng du lịch, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
bên vững.
15
Trang 16Tiếp theo là về nghiên cứu các kinh nghiệm, giải pháp cụ thé phát triển du lịch bềnvững bài nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầuhóa, tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2008) đã trình bày những quan điểm chung về pháttriển du lịch bền vững, đồng thời phân tích ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững
là kinh tế, xã hội và môi trường Từ đó đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đốivới sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam sau một năm gia nhập WTO; đề xuấtmột số giải pháp cơ bản để khắc phục những yếu kém nhằm thúc đây du lịch Việt
Nam phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới
Trong việc nghiên cứu về phát triển du lịch Hà Nội đúng với tiềm năng trong thời kỳ
công nghệ số, tác giả Lê Thị Diệu Hoa (2018) đã nghiên cứu và đưa ra các số liệu
chính thống đã chỉ ra lượng khách du lịch đến Hà Nội trong vòng 2015-2017, cụ thểthành phó tăng bình quân hơn 10% mỗi năm với tổng doanh thu cho ngành này vào
2017 đạt gần 70,958 ty đồng Tuy nhiên du lịch ở thành phố này vẫn chưa phát triểnđúng với tiềm năng vốn có của nó Chính vì vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lànhân tô quan trọng dé tăng tốc độ phát triển du lịch, qua đó mở rộng cơ hội giới thiệu,
quảng bá được cảnh quan sinh thái, giá trị lịch sử văn hóa và nét đẹp Thủ đô Bên
cạnh đó, ban Lãnh đạo thành phố cùng người dân luôn cố gắng khắc phục những
thách thức mà cuộc Cách mạng này mang lại.
Bên cạnh những cơ hội mới, trong bối cảnh du lịch quốc tế và khu vực đang chuyểnbiến rõ rệt, tạo nhiều thách thức đối với chiến lược của Nhà nước thì vào năm 2019trang điện tử báo Nhân Dân có đăng bài báo nói về cách thức dé phát triển du lịch bềnvững tại Việt Nam Trong bài, tác giả đề cập đến vấn đề dù dư thừa nguồn lợi thế đểphát triển ngành du lịch nhưng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 vẫn chưa thoátđược hình ảnh là một điểm đến giá rẻ và chât lượng dịch vụ tầm trung Và giải pháphiệu quả nhất đã được các chuyên gia hiến kế là kêu gọi các nhà đầu tư lớn nhưVingroup, FLC, để đồng bộ khai thác tài nguyên sẵn có và tạo nên những sản phẩm
du lịch độc đáo mới Thực tế chỉ rõ những khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao ở Nha
Trang, Phú Quốc, được đầu tư bài bản đã khiến Việt Nam nỗi lên như một “hiện
tượng” nghỉ dưỡng đăng cap, được Hiệp hội Du lịch châu A — Thái Bình Dương đánh
16
Trang 17giá đứng thứ 10 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đón khách nhiều nhất khu vực
của quý II 2019.
Khi bàn cách thức vượt qua các cuộc khủng hoảng (như đại dịch Covid hay khủng
hoảng kinh tế), tác giả Phạm Trương Hoàng (2020) đã phân tích rõ những tác độngcủa Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam xảy ra gần như ngay lập tức và kéo dai
một thời gian dài, các doanh nghiệp đều đồng loạt chịu sự tác động đến hoạt động
kinh doanh như việc sụt giảm doanh thu và công suất sử dụng phòng, lượng khách
Từ đó suy ra những thách thức trước mắt cũng như lâu dài mà các doanh nghiệp, phảiđối mặt như khách hàng hủy hợp đồng, thay đôi yêu cầu; chi phí kinh doanh và nhân
sự tăng: cân đối tài chính của doanh nghiệp; thay đổi, biến động về nhân sự; thay đổi
từ phía nhà cung cấp; các loại thuế, vốn vay cần trả Để khắc phục khủng hoảng, tác
giả đưa ra những giải pháp tốt dành cho doanh nghiệp như hỗ trợ khẩn cấp, tái cấu
trúc ngành dé khắc phục hậu quả do cuộc khủng hoảng đem lại
Cùng với đó, nhiều tác giả nghiên cứu về các giải pháp như Đoàn Thị Diệp Uyén,Lưu Khánh Cường (2017) hay TS Nguyễn Trùng Khánh (2021), đều đưa ra các giảipháp dé giúp các địa phương có thể tiếp tục day mạnh kinh tế du lịch theo hướng bềnvững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu
1.1.2 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Trong nghiên cứu lý luận chung về phát triển bền vững cuốn sách được xuất bản bởiUNWTO va UNEP (2004) , cuốn sách chỉ ra một hạng mục nghiên cứu giúp được ápdụng trong hon 10 năm bới những chuyên viên hàng đầu của UNWTO và UNEP, cảthiết bị tổng quát và hệ thống điều hành của một số bài thuyết trình về du lịch và các
nỗ lực cải thiện và phát triển được bố trí trong nhiều lần, ấn phẩm chính thức củaUNWTO và UNEP trước đó, đều là sự hợp tác giữa các tô chức liên kết và nghiêncứu được khởi xướng ở nhiều quốc gia thành viên của UNWTO Hướng tới các mụctiêu kinh doanh giới thiệu các tổ chức bao gồm và giới hạn trong 1 khuôn khổ détung ra nhiều cuốn sách chính thống với tốc độ cao, những cuốn sách đơn lẻ mang lại
sự đổi mới và tăng trưởng 6n định trong ngành du lịch; cung cấp một cái nhìn vềphần chính sách lãnh đạo và cách tiếp cận hiệu quả để xây dựng nhiều xu hướng, lập
kê hoạch và bao gôm các mục tiêu đê tăng tôc độ một cách chắc chăn; đánh giá tác
17
Trang 18động của tác động chính sách nội bộ của điểm bảo mật lịch trình; phân tích vai tròcủa chính phủ, công ty, doanh nghiệp, cộng đồng dia phương, các tố chức phi chinhphủ sự tác động của thị trường nói chung và những yếu tô văn hóa, xã hội, lượng tíchlũy mua sắm đến sự đổi mới và phát triển du lịch bền vững Cuốn sách cũng đề xuấtđược bộ công cụ khá đầy đủ về các nhóm công cụ đo lường gồm các công cụ, chế độ,đầu tư và lập kế hoạch, giới hạn; các chính sách kinh tế bao gồm tất cả các loại thuế,
chi phí, nhiều ưu đãi cũng như ghi nhận các yếu tố tài chính, các công cụ hỗ trợ khác
nhau được sử dung , nhằm thực hiện chiến lược và bao gồm các chính sách, khuyến
khích phát triển du lịch bền vững Có thé vì đấy, nên đây là một thành công của công
trình và làm nên một báo cáo kiểm tra có giá trị cao về lý thuyết cũng như giá trị
tham chiêu của nó.
Hay trong cuốn sách về cách thức hướng dẫn về phát triển bền vững cũng bởiUNWTO (2006) xuất bản Sách đã nghiên cứu thực hiện trong dự án phát triển du lịchbền vững của EU Dự án Tập trung vào mới thay đổi với sự hiểu biết chung, liên kết
với cam kết của EU đối với sự đôi mới về phát triển bền vững: đồng thời, cuốn sáchtìm cách làm cho du lịch có một sự cải thiện về tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm
tương quan về tiêu cực xã hội, văn hoá cũng như môi trường.
Với mục tiêu đó, nội dung khái quát của tài liệu, thu thập nhiều vấn đề lập luận nói
chung về phát triển và cải thiện du lịch bền vững cũng như các định nghĩa, quan điểm,nguyên tắc chung gắn với phát triển du lịch bền vững; việc cung cấp một khuôn khổ
có chất phương pháp luận về đánh giá sự phát triển du lịch các nước cũng như độ
hiệu quả đạt được như là công cụ giúp cho sự phát triển bền vững, với các nội dung
đánh giá như sau: Trách nhiệm của kinh tế; việc làm và nguồn lực; chính sách về dulịch, quản lý; năng lực cạnh tranh và đầu tư; giảm nghèo đói cũng như hội nhập xãhội; tính bền vững của tự nhiên và văn hoá Dựa trên đường cơ sở và thông tin và dữliệu về du lịch và phát triển các dự án quốc gia cung cấp, tài liệu cũng đã được phântích để phát triển theo thế giới lịch; cung cấp các định nghĩa, kết luận và khuyến nghị
có liên quan Nội dung cẩm nang đã được thử nghiệm ở sáu nước đang phát triển(Botswana, Ấn Độ, Kenya, Việt Nam, Senegal và Timor-Leste) và hướng tới hainhóm đối tượng chính là EU và các cơ quan hỗ trợ của EU nhằm hỗ trợ phát triển,
18
Trang 19giúp họ hiểu và xác định các cơ hội giúp đỡ ngành du lịch ngày càng phát triển bền
vững.
Trong việc nghiên cứu về cách thức thực hành kế hoạch du lịch bền vững thì tác giảDaniela Drumbrăveanu (2017) đã làm rõ một số nội dung luận chung về phát triển dulịch, trong đó phân tích vé sự phát triển du lịch bền vững, các mặt của phát triển du
lịch bền vững, lợi thế cần thiết để du lịch được gọi là vững chắc, phân biệt giữa du
lịch đại trà và du lịch bền vững: hệ thống và đề xuất 6 nguyên tắc tong thé dé xâydựng lịch bền vững, bao gồm: (1) giảm thiểu tác động đến môi trường để bảo vệ hệthống sinh thái bền vững: (2) giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương
dé bảo đảm ồn định xã hội; (3) giảm thiểu các tác động tiêu cực đến văn hóa, truyền
tải các phương thức hệ thống dé bảo đảm sự 6n định của văn hóa; (4) Tối đa hoá vềkinh tế của các địa phương dé đạt bền vững kinh té; (5) thông tin, giáo duc nhận thứccho doanh nghiệp, khách du lịch, chính quyền và người dân địa phương để cải thiệnchế độ của chủ thé đối với môi trường và tiêu cực từ hoạt động của chủ thể đến môi
trường, xã hội; (6) phát huy vai trò tham gia và kiểm soát cộng đồng địa phương đốivới các hoạt động du lịch tại điểm đến
Trong việc cách thực hoạch định chính sách thì trong cuốn sách của UNEP vàUNWTO (2005) xuất ban thì 2 tổ chức chỉ ra rằng nhằm cung cấp các hướng dẫn vàkhuyến nghị về phát triển du lịch bền vững thì nhà hoạch định cần dựa trên nền tảng
chính là chính phủ các nhà hoạch định chính sách , các nhà quản lý, trong nội dung
của 5 chương trình sách, một số luận điểm chung về phát triển du lịch của UNEP và
UNWTO đã được hệ thống và mang tính thời sự, như phân tích mối quan hệ giữa du
lịch và tính bền vững: giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và các chính sách khuyếnnghị dé phát triển du lịch chương trình; xác định cấu trúc và chiến lược phát triển dulịch bền vững hơn; giới thiệu các công cụ đánh giá sự phát triển du lịch
Trong việc chỉ ra các chỉ số đo lường phát triển bền vững do UNWTO xuất bản(2005) thì sách chỉ ra kết quả của một nghiên cứu chuyên sâu về chỉ số lịch trên toànthế giới, tài liệu được UNWTO xác định là chìa khóa cho phát triển du lịch và quản lýmột điểm đến nhất định đồng thời khuyến khích các quốc gia thành viên thườngxuyên lựa chọn một công cụ cần thiết cho quá trình thiết lập kế hoạch và quản lý
19
Trang 20hoạch định chính sácg để phát triển tại điểm du lịch Phân tích nội dung tài liệu vềthiết bị xây dựng và áp dụng các chỉ số phát triển cho các điểm du lịch; hướng dẫnmột quy trình dé xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các van đề có thé xảy ra về điểmđến; đề xuất một nhóm gồm 13 người với hơn 40 công cụ chỉ có thé được phát triểntại các điểm du lịch, bao gồm các nhóm liên quan đến phúc lợi, duy trì bản sắc vănhóa, sự hài lòng của cộng đồng và tham gia giải quyết các yếu tổ du lịch, sức khỏe và
an toàn, khả năng thu được lợi ích kinh tế từ du lịch, giám sát việc sử dụng và quản lýtài nguyên, hạn chế các hoạt động từ hoạt động du lịch, kiểm soát và quản lý, côngtác thiết kế và dịch vụ, công thức cho các hoạt động và dịch vụ du lịch Cuốn sách
cũng hướng dẫn sử dụng các chỉ số cho công tác lập kế hoạch, quản lý và các mục
đích khác dé hỗ trợ cho việc thực hiện cũng như hình thành chính sách phát triển dulịch bền vững; đưa ra các công cụ tham khảo của các bộ chỉ số ở mức độ khác nhau,tương ứng với kết qua phát triển dựa trên các điểm khác nhau, từ đó đề xuất các van
đề thiết bị cần thiết cho số lượng ứng dụng duy nhất Cuốn sách là phương tiện tham
khảo cả về lý luận cũng như hoạch định chính sách và thực tiễn phát triển du lịch dựa
trên cơ sở du lịch của các quôc gia, khu vực và địa phương.
Tiếp theo là về nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và phát triển du lịchbền vững thì 2 tác giả Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè (2015) đã nghiên cứu và hệthống một số nội dung về di sản văn hóa, nền du lịch bền vững, các quy định phápluật quốc tế về bảo vệ di sản; hệ thống phân tích quan hệ tương quan hai chiều giữa
du lịch và di sản văn hóa, lợi ích và hình thức phát triển du lịch để bảo vệ nguyêntrạng các di sản văn hóa tại các điểm; mô tả và phân tích các trường hợp thực tếthành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả các hoạt động tíchcực trong hệ thống tương tác du lịch - văn hóa tại hai thành phố di sản nổi tiếng thế
giới Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), từ đó đề xuất các giải pháp chính sách và
ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động không chuẩn mực, khai thác những mặt
tích cực của hệ thống này nhằm hướng tới sự phát triển tốt hơn của các công ty du
lịch và bảo vệ, phát huy giá tri của các di sản văn hóa.
Trong việc quản lý tài nguyên thì Jeffrey D Kline (2013) đã nghiên cứu và phân tích
mối tương tác giữa tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển du lịch, đặc biệt là các loại
20
Trang 21hình du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và có tính tương tác cao vớitài nguyên thiên nhiên như du lịch sinh thái, trong đó đánh giá tầm quan trọng của tàinguyên đối với sự phát triển du lịch, đồng thời nêu vai trò của phát triển du lịch thân
thiện với môi trường cùng với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp quản lý và phương pháp sử dụng tài nguyênhiệu quả dé phát triển du lịch
Trong nghiên cứu về một số hình thức và hướng phát triển du lịch có yếu tố bền vữngthì 2 tác giả Al-mughrabi và Abeer (2016) đã cung cấp một số thảo luận về du lịchsinh thái như định nghĩa, nguyên tắc, tác động của du lịch sinh thái đến tài nguyên vàmôi trường, từ đó khang định vai trò của du lịch sinh thái như một hướng phát triển
du lịch bền vững Trên hệ thống lý luận về du lịch sinh thái, các tác giả đưa ra một sỐ
ví dụ về kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Uc và Bungari cùng với đó đi sâuvào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Jordan, đồng thời đưa
ra một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đây phát triển du lịch sinh thái ở Jordan.Các đề xuất này cũng có thể được nghiên cứu để áp dụng cho các quốc gia, địa
phương có nguồn lực và điều kiện phát triển du lịch tương tự
Tiếp đó có thé kế đến 2 tác giả Greg Richards và Derek Hall (2012) đã nghiên cứu vềphát triển du lịch và công đồng thì họ dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu phong
phú được thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thỏ, tác giả tìm cách trả lời câu hỏi:
Cộng đồng địa phương có thể đóng góp gì cho nền du lịch bền vững và phía ngượclại, nền tảng du lịch bền vững sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng địa phương? Ởđây, dưới các biểu hiện khác nhau, các tác động của du lịch đối với sự phát triển vàbảo tồn tinh hoa văn hoá của cộng đồng địa phương cũng như vai trò của đồng địaphương trong phát triển du lịch trên những mặt kinh tế, văn hóa, môi trường đều được
vẽ chân dung sinh động: từ đó, tac giả xác định va nhắn mạnh vai trò của mối quan hệtương tác giữa du lịch và cộng đồng trong công ty phát triển, đồng thời đề xuất cácgiải pháp nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia và hưởng lợi nhiều hơn nhiềuhơn nữa từ hoạt động du lịch, cũng là con đường dẫn đến sự phát triển của ngành dulịch hài hòa hơn, 6n định hơn
21
Trang 22Hay Valeriu và Elena-Manuela (2016) nghiên cứu về phát triển du lịch qua văn hóathì hai tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của các loại hình văn hóa du lịch đối với
sự phát triển của các vùng, miền hay khu vực kinh tế, xã hội Những tác động, ảnhhưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức độ nào cho sự phát triểncủa một vùng, miền, khu vực tùy thuộc vào loại hình du lịch văn hóa có thé được tổchức chức năng tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn vănhóa giá trị, phát huy được tích cực yếu tố của văn hóa trị giá và huy động được sự
tham gia của đồng cộng hưởng trong các hoạt động du lịch hay không Khi các đường
nét vững chắc được thé hiện trong du lịch văn hóa, thì sự đóng góp của du lịch vănhóa đó cho sự phát trién kinh tế, xã hội của địa phương mang tính bền vững
Trong việc nghiên cứu các kinh nghiệm, giải pháp cụ thể phát triển du lịch bền vững
thì nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu của các tác giả, nhóm tác giả, những tổ chức
trên thế giới về kinh nghiệm, giải pháp công cụ có thể phát triển bền vững Cácnghiên cứu này thường vận dụng những nội dung lý thuyết chung về phát triển du lịchtrên cơ sở đánh giá, phân tích các chương trình, kế hoạch, chính sách, tình trạng phát
triển du lịch của một quốc gia, vùng hoặc khu vực cụ thê từ đó rút kinh nghiệm và đề
xuất, kiến nghị các giải pháp về chế độ, chính sách, chiến lược; như các giải pháp docác tô chức thực hiện dé phát triển nền du lịch ở một số khía cạnh nội dung, địa điểm
nhất định hoặc địa phương, quốc gia cụ thé; đồng thời qua phân tích, đánh giá thực tế
dé đề xuất các nội dung bổ sung về phát triển du lịch Có thé kế đến một số công trình
nghiên cứu theo hướng này như của Tiffany M Doan (2013) hay Tatjana Thimm (2015)
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các phần tổng quan trên vẫn còn tồn tại những bài nghiên cứu có quan điểm chưa
thống nhất với nhau hoàn toàn về khái niệm hay nội dung, tiêu chí và các yếu tô ảnhhưởng đến phát triển du lịch bền vững Một số tác giả tiếp cận nội dung theo hướng
ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) Còn một sétac giả khác lại tiếp cận theo hướng lam gi dé phát triển du lich bền vững Từ cáchtiếp cận khác nhau như vậy dẫn đến sự thé hiện khác nhau về nội dung và các tiêu chíđánh giá vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững Có thểthấy chủ yếu các công trình trên đều tiếp cận và phân tích vấn đề nghiên cứu ở khía
22
Trang 23cạnh mục tiêu hướng đến những yêu cầu và nguyên tắc của sự phát triển dưới góc độquản lý kinh tế Đồng thời cũng chưa có công trình phân tích sâu về mặt lý luận đểlàm rõ các nội dung cơ bản và đặc biệt là đặc điểm của phát triển du lịch bền vững.
1.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập các luồng thông tin, dữliệu chỉ tiết từ các tài liệu hoặc từ dữ liệu khảo sát để phục vụ phân tích, đánh giá mục
tiêu của bài nghiên cứu.
Và trong bài nghiên cứu phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng
trong cả 4 chương, đặc biệt ở chương 3, trong chương này tác giả sẽ thu thập các sốliệu, tài liệu từ các nguồn của uy tín được nhà nước kiểm định để phân tích các thựctrạng phát triển du lịch bền vững của tỉnh
1.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô là phương pháp sử dụng dé tóm tat một tập dữ liệu hay 1
mau nghiên cứu dưới dạng số liệu dé từ đó cung cấp các thông tin liên quan và làmnoi bật các số liệu thu thập được
Trong bài nghiên cứu phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3.Qua
việc tiến hành thống kẻ, mô tả và tổng hợp số liệu, dữ liệu nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá về tình hình phát triển khu du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền
vững Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thứ cấp sử dụng số liệu được thu thập từcác nguồn như: báo cáo của UBND tỉnh, bảo cáo phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninhcủa nghiên cứu phát triển khu du lịch trong cả nước, các trang web chính thống củachính phủ Phương pháp này được sử dụng chủ yếu chương 3 Trong chương 1 khitác giả xây dựng khung cơ sở lí thuyết về phát triển khu du lịch làm cơ sở cho nghiêncứu Ở chương 3 khi tác gia tập hợp các số liệu tại các phòng ban liên quan đến pháttriển du lịch tỉnh Quảng Ninh từ đó phân tích, tổng hợp để có được những đánh giảkết luận khách quan, chân thực nhất Phương pháp này phân tích các thông tin số liệu
về các nguồn lực và thực trạng phát triển du lịch; thể hiện kết quả đạt được trong phát
triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn thành phó; phát hiện, đúc kết được các
23
Trang 24quy luật của các đối tượng nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu và phương hướngphát triển du lịch theo hướng bên vững.
1.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp nghiên cứu so sánh là so sánh có hệ thống tương phản của một hoặc
nhiều đối tượng/ hiện tượng, thông qua đó tìm sự tương đồng hoặc khác biệt giữa các
đối tượng/ hiện tượng đó
Trong bài nghiên cứu phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu trong cơ sở
lý thuyết chương 1 nhằm đưa ra các khác nhau trong định nghĩa và so sánh trong phan
thực trạng tăng trưởng tại chương 3 trong bai
1.2.4 Phương pháp phân tích tong hợp ;
Phương pháp phân tích tông hợp được chia làm 2 mảng phân tích va tông hop, phan
tích là nghiên cứu các tài liệu khác nhau để tìm hiểu sâu sắc về hiện tượng/ đối tượngtìm hiểu Còn tổng hợp là liên kết các luồng thôn tin được tạo từ phân tích và từ đó
xây dựng hệ thống lý thuyết đầy đủ
Phương pháp phân tích thực trạng trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh QuảngNinh giai đoạn 2016-2023 Còn phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu ở
chương 3, với việc tong hợp, đánh giả những kết qua đạt được và những hạn ché,
nguyên nhân của hạn chế và những vấn dé đặt ra dé phát triển du lịch Quảng Ninhtheo hướng bền vững
1.2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
-Dữ liệu thứ câp là những dữ liệu được thu thập từ những nguôn có sẵn và đã qua thu
thập tổng hợp và xử lý như sách,báo cáo, tài liệu,
Phương pháp này được sử dụng trong cả 4 chương và phương pháp này phân tích các
thông tin số liệu về các nguồn lực và thực trạng phát triển du lịch; thể hiện kết quả đạtđược trong phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh; phát hiện, đúckết được các quy luật của các đối tượng nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu và
phương hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững.
24
Trang 25CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN DU
LỊCH THEO HƯỚNG BÈN VỮNG
2.1 Các khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm về du lịch
Theo từ điển bách khoa quốc tế về du lịch do Viện Hàn lâm Khoa học quốc tế
về Du lịch xuất bản: "Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành vớimục dich đã chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu củahọ"" Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (Word Tourist Organization), một tô chức thuộc
Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành,
tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như trong mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền
Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hăn nơi
định cư Theo II Pirogionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cutrong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyên và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trúthường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh , phát triển thé chất và tinh thần, nâng caotrình độnhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tựnhiên, kinh tế và văn hoá.” Còn tại Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đính (2009): “ Dulịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản
xuất, trao déi hàng hóa va dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu
cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách
du lịch.Các hoạt động đó phải dem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho
>
nước lam du lịch và cho ban than doanh nghiệp.” Như vậy, hiểu chung nhất, du lịch
hàm ý chi tat cả các hoạt động có liên quan đến quá trình con người đi khỏi ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu về đi lại, lưu trú,
ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu nghiên cứu, trong một thời gian nhất định.Trong thời kỳ hội nhập và phát triển ngày nay, du lịch ngày càng khang định vị tricủa mình đối với sự phát triển của nhân loại Đối với nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam, hiện nay du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu
25
Trang 26ngoại tệquan trọng, góp phan giải quyết việc làm, khai thác hiệu quả nguồn lực tựnhiên và nhân văn, nâng cao đời sống người dân,
2.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (1987): “Những thế hệhiện tạicần đáp ứng nhu cầu của mình sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệtươnglai đáp ứng các nhu cầu của họ.” Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường họp tạiRio de Janeiro (1992) đưa ra khái niệm: “Phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xãhội lành mạnh, dựa trên sự sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệmôi trường, nhằm đápứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không làm tốn hại tới các thế hệtương
được các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và hoạt động du lịch đưa ra như dưới
đây: Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tai Rio de Janeiro(1992), Tổ chức Du lich Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững
là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách dulịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo cácnguôn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lich trong tương lai Du lịch bềnvững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thâm mỹ của con người trongkhi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển củacác hệsinh thái và các héthéng hỗ trợ cho cuộc sống con người” Theo WorldConservation Union (1996): “Du lịch bền vững là việc di chuyên và tham quan đếncác vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường dé tận hưởng và đánh giácao tự nhiên theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và manglại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địaphương” Machado (2003) đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức du lịch
đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau Du
lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ
26
Trang 27thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa
phương”
Tuy hiện nay vẫn chưa thống nhất được quan điểm về du lịch bền vững nhưng kháiniệm do UNWTO đưa ra tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốctại Rio de Janeiro (1992) được nhiều quốc gia trên thế giới và các nhà khoa học đồngtình nhất
2.1.4 Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững
2.1.4.1 Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển có kiểm soát dé cân bằng các yếu tố môitrường, kinh tế và văn hóa xã hội Việc này có vai trò rất quan trọng trong việc duytrì việc bảo tồn, giảm thiểu được các tác động xấu tới môi trường và đem lại nhiều lợiích cho cộng đồng địa phương khi nâng cao được môi trường sống và đem lại nhiềulợi nhuận, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương
Phương thức phát triển hướng tới sự cân đối, hài hoà giữa 3 khía cạnh chính đó làkinh tế, môi trường và văn hóa - xã hội
e Bảo vệ môi trường: Du lịch bền vững có rất ít tác động đến môi trường tự
nhiên như thiên nhiên, động vật và hạn chế làm ảnh hưởng đến môi trường,
thực hiện những hoạt động đem lại lợi ích cao nhất cho môi trường.
e Hoa nhập với nền văn hóa, xã hội: Khi tham gia du lịch, cần sẽ đảm bảo
không làm ảnh hưởng hoặc các tác động xấu đến nền văn hóa ở nơi đó màthay vào do là sự tôn trong, hòa nhập với nền văn hóa, xã hội
e Tạo kinh tế: Du lịch bền vững tạo điều kiện phát triển kinh tế cho cộng đồng,
tạo thu nhập cho người dân ở đó
Ngoài ra thì bên quản lý và các nhà chức trách nên đặt ra yêu cầu trách nhiệm cao và
sự công bằng về lợi ích đối với các chủ thé tham gia hoạt động du lịch, dé hướng đếnviệc phát triển bên vững
1.1.4.2 Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, sử
dụng tối ưu các nguồn tài nguyên này không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn
đảm bảo cho sự phát triển tương lai, bên cạnh đó cũng giảm thiểu các tác động đến
27
Trang 28môi trường Từ đó đảm bảo sự hải hòa vê môi trường sông cho các loài động thực vật cũng như môi trường sông của con người.
Phát triển du lịch bền vững có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, việc nàyđảm bảo sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài Như là việc khai thác các đặc sản vănhóa của vùng, người dân trong vùng có thé nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đếntham quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, củavùng Ngoài ra, phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa
phương, và người dân địa phương có công ăn việc làm.
Việc phát triển du lịch bền vững còn có vai trò quảng bá văn hóa, con người tới các
bạn bè quốc tế trên thế giới, việc này giúp địa phương có thể gặp gỡ và giao lưu với
các du khách từ nhiều nước trên thế giới dé tìm hiểu về văn hóa truyền thống nơi đây2.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
2.2.1 Nội dung của phát triển du lịch bền vững
Thứ nhất, phát triển du lịch gắn với tăng trưởng kinh tế Yếu tố này giúp đem lại kinh
tế cho cộng đồng, giúp họ có thể ồn định cuộc song va tao ra nhiéu viéc lam cho diaphuong Va viéc tao ra nhiều lợi nhờ du lịch thi cần phải quản lý chặt chẽ và tăng
cường các biện pháp để hạn chế và tránh các tác động đến môi trường sống, các ditích, văn hóa Việc phát triển du lịch bền vững giúp tăng trưởng kinh tế theo hướng
ồn định, góp phan cải thiện các dịch vụ và cơ sở hạ tang của địa phương
Thứ hai, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trụ văn hoá bảnđịa.Với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì việc nâng cao và phát triển văn hóa — xãhội là việc cần thiết trong kế hoạch phát triển du lịch bền vững, các bên quan lý nên
lập ra kế hoạch dé có thé giám sat và tuyên truyền về việc phát triển văn hóa- xã hội,
ngoài ra cần nâng cao giá trị các di sản phi vật thể, phong tục truyền thống và pháthuy bản sắc địa phương
Thứ ba, phát triển du lịch gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển tàinguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái Đây là điều kiện tiên quyếtcho sự thành công của du lịch, du khách không muốn đến một nơi mà có điều kiệnmôi trường xấu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ Cho nên việc phát triển vàhài hòa yếu tố môi trường đó là giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường (Động
28
Trang 29thực vật, năng lượng, các sinh cảnh, ), ngoài ra chúng ta cần tăng sự da dạng sinhhọc, nâng cap di sản, lập ra các kế hoạch dé đưa ra các giải pháp khoa học dé bảo vệmôi trường sống.
2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
Cho đến hiện nay, trên thé giời vẫn chưa có khung tiêu chí chuẩn thong nhất mà mang
tính quốc tế về du lịch bền vững, đặc biệt là ở các vùng và địa phương Xét trong
nước, hiện có nhiều bài nghiên cứu đưa ra các tiêu chí về phát triển du lịch bền vững
ở nhiều mức độ cụ thể khác nhau vì vậy tác giả sẽ trích lại các tiêu chí phù hợp nhấttrong các bài nghiên cứu nhằm đáp ứng quy mô của địa phương phân tích:
e_ Cơ sở hạ tang giao thông: Bao gồm giao thông đường bộ, đường thủy, đường
hàng không, dé đánh giá được phát triển bền vững thì can xem có liên kết nộivùng giữa các tỉnh qua hạ tầng giao thông
e_ Cơ cấu dau tư từ nguồn vốn đã huy động: Cơ cấu dau tư được đánh giá là bền
vững phải phù hợp và góp phần thực hiện định hướng xây dựng, phát triển sảnphẩm du lịch đặc trưng và đa dang hóa sản phẩm
© Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Bao gồm cơ sở hạ tầng lưu trú, sức hút trong
đầu tư các dự án, các địa điểm vui chơi giải trí và cơ sở kinh doanh ăn uống.
Đề đánh giá tính bền vững thì các hạng mục trên cần được đầu tư dàn trải, xem
quy mô dự án và sức hút trong đầu tư có lớn hay nhỏ Riêng về cơ sở ăn uốngthì cần đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
e SỐ lượng, chất lượng nguồn lao động du lịch: Số lượng việc làm được tạo ra
(gián tiếp và trực tiếp) và số lượng thực tế tham gia, số lượng nguồn lao độngchất lượng cao có đáp ứng với số lượng việc làm được tạo ra không
e Tốc độ tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng giá trị của du lịch: Tiêu chí này
được chỉ ra là tốc độ tăng trưởng trong chu kỳ 6 năm, và con số này sẽ đượcđiều chỉnh trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam Tiêu chí này đánh giá tăngtrưởng trung bình hàng năm là bao nhiêu phần trăm, để từ đó đánh giá đượctác động tác động của phát triển du lịch bền vững
e Tăng trưởng lượng khách du lịch: Mức tăng trưởng không dưới 5%/năm
29
Trang 30e© Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch (khách lưu trú): Không thấp
hơn 2 ngày/khách.
e Chất lượng môi trường xung quanh: Tỷ lệ khai thác tài nguyên, khả năng quan
lý và khả năng ứng phó chất thảu, ô nhiễm môi trường của chính quyền địa
phương
e Trách nhiệm của co sở kinh doanh du lịch với tải nguyên du lịch và môi
trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi kinh
doanh du lịch.
e© Quang bá du lịch trực tuyến: Bao gồm việc phát triển truyền thông qua các
kênh trực tuyến, có sự đồng bộ đều trong quảng bá giữa các doanh nghiệp,chính quyên
2.3 Những yếu tố cơ bản tác động tới du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là một trong những chiến lược lớn trong quá trình thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Namnói chung Chính vì vậy, sự phát triển bền vững của du lịch nhiều tác động và ảnhhưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải ké đến như vấn đề về năng lực và hiệu quảquản lý nhà nước về du lịch; hoặc trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đốivới phát triển du lịch hay yếu tô về nguồn tài nguyên du lich,
2.3.1 Năng lực hiệu quả quản lý nhà nước
Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các địa phương sẽ khó thành công nếukhông có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ và của ban ngành vềphát triển du lịch theo hướng bền vững Bởi lẽ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp,
có sự đan xen và kết hợp của các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội Do vậy, cần có sựchỉ đạo, thống nhất từ trung ương xuống địa phương thì mới có hiệu lực và hiệu quả.Dựa theo điều 73 Luật Du lịch 2017 của Việt Nam, trong điều 2 thì văn bản quy định
Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về du lịch, cụ thể trong các nhiệm vụ, quyền hạn thì có 3 mục đáng lưu ý:a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành và tổ chức thựchiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
30
Trang 31sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc
gia.
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tô chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch
phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch
đ) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu,ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện
tử trong lĩnh vực du lịch.
Thông qua những mục được nêu trên, chính quyền địa phương các cấp cũng cần có
trách nhiệm thực hiện quan lý du lịch trên dia bàn ban sao cho phù hợp với chức năng
bộ máy nhà nước đặc thù của nơi đó, cần phối hợp với các cơ quan liên quan và đàotạo nhân lực tốt dé phát triển du lịch bền vững Va van đề phát triển du lịch bền vững
ở các địa phương cũng phan nao bị tác động bởi năng lực quản lý nhà nước Bộ máychính quyền các cấp được đánh giá là có năng lực quản lý tốt chỉ khi có khả năng xâydựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch có tầm nhìn dài hạn; đồng thời cầnbao đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường,an toan thực phẩm tại khu du lịch,
điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh, déhướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững
2.3.2 Ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng
đồng dân cư địa phương
Việc phát triển du lịch bền vững của một địa phương còn phụ thuộc phần nao bởinhững yếu tố sau đây:
e Khách du lịch: Khách du lịch được xem như một nhân tố được mọi hoạt động
kinh doanh du lịch khắp nơi hướng tới Họ là những người tạo nên nguồn thu
chính cho hoạt động du lịch ở mỗi địa phương Đây cũng được xem là một
mỗi quan hệ cung - cầu, bởi một bên là tổng hợp lại những sở thích, nhu cầucủa khách du lich để thúc day và phát triển hệ thống sản xuất và cung ứnghàng hóa, quản lý du lịch, dịch vụ du lịch đồng thời đảm bảo an toàn, an ninhtrật tự cho hoạt động du lịch Khách du lịch là người trực tiếp tiêu dùng cácloại sản phẩm du lịch, vậy nên việc du lịch của một địa phương có phát triển
31
Trang 32bền vững được hay không phụ thuộc vào mức độ trách nhiệm, hành vi và thái
độ của khách đối với cộng đồng dân cư tại điểm đến và tài nguyên du lịch
© Cơ sở kinh doanh du lịch: Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và thu về
nguồn lợi nhuận khá lớn, các cơ sở kinh doanh du lịch đã chủ động khai thác,
sử dụng các nguồn lực và tài nguyên du lịch và tạo nên các loại hàng hóa, dịch
vụ phục vụ cho khách du lịch Chính vì vậy, cũng như khách du lịch, các cơ sở
kinh doanh sẽ tạo nên nguồn thu lớn cho du lịch địa phương, đồng thời tácđộng đến các loại tài nguyên và dịch vụ du lịch Những cơ sở kinh doanh có ýthức trách nhiệm lớn sẽ biết sử dựng, khai thác tài nguyên ở mức cho phép déthúc day sự tăng trưởng của kinh tế trong du lịch bền vững cùng với đó, khixuất hiện các nhiều các cơ sở kinh doanh cũng góp phan giải quyết việc làmcho người dân, giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng địa phương Tuy nhiên, nếu nhưcác cơ sở kinh doanh đó thiếu ý thức trách nhiệm, các nguồn lực quan trọngcủa du lịch như tài nguyên thiên nhiên có thể sẽ bị khai thác quá mức, gâylãng phí, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, đến các công tác xử lý chất thải và
bảo vệ môi trường.
e Cộng đồng địa phương: Đây là cộng đồng người dân sinh sống và làm việc tại
điểm đến du lịch Họ tham gia vào các hoạt động du lịch như kinh doanh buônbán các loại hàng hóa và dịch vụ du lịch; hoặc góp phần tạo nên những sảnphẩm du lich độc đáo bằng truyền thống và bản sắc văn hóa địa phương.Cộngđồng địa phương cũng thường xuyên tiếp xúc với các loại tài nguyên du lịch,
do đó họ cũng cần có ý thức va chịu trách nhiệm với phat triển du lịch bền
vững khi tham gia các hoạt động du lịch
2.3.3 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động phát triển du lịch bềnvững Dựa theo Điều 15, Luật Du lịch 2017 có thê xác định tài nguyên du lịch gồm
hai nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa như sau:
“1, Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gôm cảnh quan thiên nhiên, các yêu tô dia chat, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yêu tô tự nhiên khác có thê được sửy ydung cho muc dich du lich.
32
Trang 332 Tài nguyên du lịch văn hóa bao gôm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
khảo cô, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá
trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thê được sử dụng cho mục đích du lịch.”
Những yếu tố như Số lượng, loại hình, cơ cấu, tính đa dạng, vị trí và khả năng phát
triển có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến việc xác định phương hướng du lịch, mục
tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc thù và xác định phương hướng pháttriển du lịch Tài nguyên là yếu tố cơ bản và là nguồn lực quan trọng để tạo ra sảnphẩm du lịch Quy mô và khả năng phát triển phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và
cơ cấu tài nguyên thiên nhiên Quy mô càng lớn, chất lượng càng cao thì càng có đủđiều kiện để trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách, giúp mở rộng và pháttriển thị trường du lịch Du lịch phải dựa trên cơ sở phát triển và sử dụng tài nguyên.2.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch
Đối với từng địa phương hay các quốc gia trên thế giới, việc phát triển kinh tế
-xã hội là vô cùng quan trọng bởi nó bởi là nền tảng, cơ sở (bao gồm cả cơ sở hạ tầng,nền tảng văn hóa, nguồn lực tài chính hay trình độ dân trí) để phát triển du lịch củanơi đó Tùy theo trình độ và mức độ phát triển kinh tế - xã hội thì thì các địa phương
và các quốc giá cũng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu và điều kiệnphát triển của mình trong từng giai đoạn Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế - xã hộicũng phản ánh phần nào được thu nhập và trình độ dân trí của từng địa phương Cácquốc gia cũng sẽ dựa vào khả năng chỉ tiêu, trình độ nhận biết các vấn đề mà sẽ đánhđánh giá được ý thức trách nhiệm cộng đồng của người dân địa phương trong việc bảo
vệ các tài nguyên du lịch
2.3.5 Mức độ On định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh —
quốc phòng của quốc gia và địa phương
Trên thực tế, các chính sách và quan điểm của từng quốc gia hay địa phươngđều có tác động đến sự phát triển du lịch bền vững Chỉ khi có một môi trường pháp
lý thông thoáng hay môi trường an ninh — quốc phòng, chính trị - xã hội được ồn địnhthì sẽ tạo được tiền đề tốt cho các hoạt động thu hút đầu tư, đa dạng hóa các loại sảnphẩm du lịch Tạo ra trong mắt khách du lịch trong nước và quốc tế về hình ảnh thân
33
Trang 34thiện, đầy tin cậy để thuận lợi tạo điều kiện thúc đây du lịch phát triển bền vữnghơn.Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì việc này là rất quan trọng để cóthé học hỏi và phối hợp với quốc tế từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển nhiều hơn
2.4 Kinh nghiệm từ một số mô hình phát triển du lịch bền vững
2.4.1 Kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái biển tại Nha Trang
Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, có giá trị đa dạng sinhhọc cao vào loại nhất ở Việt Nam với các rạn san hô, rong tảo, nhiều nhóm cá khácnhau, động vật không xương sống như Hai sâm, Cau gai, Oc dun, Sao biển gai Bãibiển Nha Trang nằm sát trung tâm thành phó, là bãi tắm sạch, đẹp rất hap dẫn dukhách Du lịch sinh thái biển Nha Trang đang được du khách quan tâm với nhiều loạihình khác nhau; được tổ chức thành các tour tham quan, du ngoạn, đặc biệt là nhữnghòn đảo trong Vịnh Nha Trang Các điểm du lịch tiêu biểu như: Khu bảo tồn biển
vịnh Nha Trang, tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, nhà thờ Chánh toa, bảo tàng
Yersin, dinh thự Vua Bảo Đại, danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ, đảo Bãi Trũ, BãiTiên Chất lượng các tour du lịch sinh thái biển về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng, vì vậy số lượng du khách tham gia không ngừng tăng lên trong thờigian vừa qua Dé hấp dẫn khách du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp dulịch và dan cư không ngừng nâng cao hơn nữa công tác bảo tồn và phát triển tàinguyên du lịch; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao ý thức của cộng đồng vềbảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường Tuy nhiên tác động từ hoạt động du lịchbiển và việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch thường tác động đến tàinguyên môi trường tự nhiên, gồm những thành phần: tài nguyên nước, tài nguyênkhông khí, tài nguyên đất và cát, tài nguyên sinh vật Phát triển du lịch nói chung
và du lịch sinh thái biển nói riêng đã tạo áp lực mạnh tới khả năng đáp ứng về tàinguyên và môi trường Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng dukhách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ vàgia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhién, Do tốc độ phát triển du lịch quá
nhanh ở Nha Trang nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo
sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây khả
năng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài Từ những thực trạng
như đã nêu trên, chúng ta cần hành động cụ thể nhằm phát triển du lịch biển Nha
34
Trang 35Trang theo hướng bền vững, đó là: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển bềnvững: Tiến hành lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển bềnvững, đảm bảo phát triển có quy hoạch, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc và yêucầu phát triển du lịch bền vững: hòa nhập chung trong quy hoạch phát triển kinh tế xãhội của tinh Phân chia các khu vực dé đầu tư bảo vệ tài nguyên có hiệu qua Áp dụngcác quy chế ngăn chặn sự phá hủy các hệ sinh thái biển, các hành động khai thác sinh
vật biển mang tính hủy diệt Nghiêm cắm việc sử dụng các loại sinh vật quý hiếm có
nguy cơ bị tuyệt chủng dé làm sản phẩm lưu niệm, hoặc thực phẩm phục vụ cho nhucầu của du khách; Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái: Hoạch định cácchiến lược giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức của cácđối tượng tham gia du lịch về tài nguyên môi trường du lịch; Các doanh nghiệp dulịch: Các doanh nghiệp du lịch bên cạnh khai thác kinh tế của tài nguyên du lịch thìphải luôn tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái
2.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở phố cỗ Hội An
Hội An là thương hiệu văn hoá và du lịch của Quảng Nam cũng như cả nước, là TP
được nhiều người biết đến, đang sở hữu khu phố cô - di sản văn hóa thế giới và mộtKhu dự trữ sinh quyền thế giới - Cù Lao Chàm Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế “quá
nóng” thời du lịch thịnh hành ngay trong lòng di sản đã làm mắt cân bằng, trở thành
nguy cơ “tự đánh mat” của Hội An Khoảng cách phát triển, sự phân cực giàu nghèogiữa cộng đồng dân cư nội thành và ngoại ô, giữa phố cô với phan còn lại cũng đang
là vấn đề nan giải Thách thức đối với Hội An là phải đáp ứng yêu cầu phát triển hiệnnay, vừa bảo tồn nguyên vẹn khu phố cổ và khu dự trữ sinh quyền thế giới Cù LaoChàm, vừa phải đầu tư mở rộng liên hoan hài hòa các khu đô thị sinh thái mới, các
khu đô thị biển, các khu dân cư ngoại 6, vùng nông thôn mới Dé bảo tồn bản sắc khu
phố cô với tư cách hạt nhân của sự phát triển, từ nhiều năm nay, Lãnh đạo thành phố
không chỉ ban hành nhiều chủ trương, quyết sách có liên quan đến trùng tu di tích mà
còn hướng tới bảo vệ, giữ gìn cảnh quan vùng đệm, vùng ngoại ô, chú trọng tập trung
hơn cả là cảnh quan các làng nghề truyền thống, mảng xanh vườn ruộng, sôngnước Do đó, đầu tư công trình phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, đặc biệt
ưu tiên các công trình đầu tư phát triển kinh tế cho cả vùng và cho cả TP dé phát huyhiệu quả việc đầu tư Trong kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt có các
35
Trang 36chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, trùng tu di tích, chương trình xây dựngnông thôn mới, biển Đông - Hải đảo, đê kè biển đang được triển khai, cần phải có
kế hoạch và giải pháp thu hút các nguồn vốn này Theo đó, khu vực đô thị lấy khuphố cô làm trung tâm, khu vực này cần bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy tối ưu cácgiá trị của khu phố cổ, xác định khu phố cổ là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế
- xã hội của TP; Phát triển Tân An, Thanh Hà thành những khu đô thị, dịch vụ chấtlượng, hiện đại, kết hợp các yếu tố đặc trưng về sản xuất nông nghiệp, sông nước,
cồn bãi; Xây dựng Cam Nam, Cam Châu phát triển theo hướng vừa đô thị vừa làng
quê, tổ chức không gian đô thị hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững Khuvực Biển đảo gồm phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứngvới biến đổi khí hậu, tranh thủ các nguồn lực giải quyết căn bản hạ tang kỹ thuật thiếtyếu, nhằm phát triển tuyến du lịch Cù Lao Chàm đảm bảo chất lượng; Hoàn thiện các
khu dân cư, chỉnh trang đô thị ven biến, xây dựng khu sinh thái Cù Lao Chàm và khai
thác hợp lý tài nguyên biển đảo Khu vực Làng quê, định hướng xây dựng các làngquê sông nước gắn với các ngành nghề truyền thống, quy hoạch không gian pháttriển, kiến trúc xây dựng đảm bảo phù hợp, không bị phá vỡ trong quá trình bị tácđộng đô thị hóa” Tóm lại, Hội An không chỉ là thành phố sinh thái được xây dựng
theo dạng các dự án biệt lập hoặc những mau hình riêng lẻ mà xây dựng liên hoàn
các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất của một thành phố tổng hòa các đặc điểm:kinh tế bền vững, môi trường bền vững, xã hội bền vững
2.4.3 Kinh nghiệm phát triển hệ thống biển đảo Phú Quốc
Phú Quốc được mệnh đanh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm
trong vịnh Thái Lan Với địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi sông suối và
đồi núi, độ cao thấp dan theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây Các dãy
núi thấp dần ra phía biển hình thành các bãi biển, xen kẽ là những đồng bằng hẹp,những bãi cát trang trải dai như bãi Trường, bãi Dai, bãi Duong Đông, các chân núinhô ra bờ biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Trâu Nằm, mũi Đá Bạc, Với địa hình
đứt gãy, Phú Quốc có những khe suối, thác nước đẹp như suối Tranh, suối Đá Bàn,suối Tiên, Tất cả tạo cho Phú Quốc có cảnh quan đa dang và phong phú là tiềm
năng lớn dé phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển
36
Trang 37Bên cạnh tiềm năng tự nhiên, về mặt xã hội, Phú Quốc còn là nơi lưu giữ nhiều nét
văn hoá, truyền thống của cư dân nơi đây Nhiều di tích lịch sử văn hoá và các khotàng khảo cô học dưới nước tiềm năng, 4m thực, nghề truyền thống gắn bó vớibiển và nhiều yếu tổ liên quan đến đặc trưng văn hoá con người Phú Quốc Tắt cảtạo nên nguồn tài nguyên nhân văn hấp dẫn và có chiều sâu phục vụ cho sự phát triểncủa du lịch biển Phú Quốc Với những tiềm năng du lịch phong phú, thành phố đảoPhú Quốc đã thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển kết cau hạ tầng phục vụ phát triển
du lịch, bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước và thông tin liên
lạc như: Dự án Grand World Phú Quốc, Dự án Sonasea Condotel Phú Quốc, Nhà
máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng,phong phú, hệ thống các nhà hàng, các quán ăn từ bình dân đến cao cấp với các món
ăn đặc sản của miền bién tươi, ngon: tôm, cua, cá, ốc, Tuy nhiên, sé lượng cácchuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực ăn uống còn rất ít nên chưa tạo được nhiều sản phẩm âm thực mang thương hiệu riêng Bên cạnh đó, sự phát triển của các hoạt động
du lịch biển đã dẫn đến sự gia tăng của các vấn đề an ninh trật tự tại địa phương, vấn
đề về người nhập cư, vấn đề về giá cả sinh hoạt Kết quả khảo sát cho thấy, hoạtđộng du lịch biển đã làm hàng hóa trở lên khan hiếm và tăng giá gây khó khăn chođời sống người dân địa phương, nhất là mùa du lịch cao điểm Như vậy, với sự pháttriển nhanh chóng của lượng khách du lịch hàng năm, các hoạt động du lịch là mộttrong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, mà trực tiếp là tácđộng đến hệ sinh thái tự nhiên các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng nước ven bờ bịthu hẹp, đã làm cho môi trường biển đảo của địa phương đang có nguy cơ đối mặtvới sự phát triển thiếu bền vững Theo dự báo, đến năm 2030 du lịch Phú Quốc trở
thành điểm đến du lich hàng đầu khu vực và trên thế giới, lượng chất thải rắn từ hoạt
động du lịch và các hoạt động sinh hoạt khác sẽ tăng lên đạt 718 tấn mỗi ngày Do
đó, nếu chính quyền thành phố đảo Phú Quốc không tìm hướng giải quyết sẽ ảnhhưởng tiêu cực đến kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc trong tương lai Đồng thờilàm mất đi hình ảnh hòn ngọc Phú Quốc đối với khách du lịch và vị thế du lịch Phú
Quốc trên bản đồ du lịch thế giới
37