Trong thời gian qua vấn đề quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch chưa được thực hiện triệt dé; sự đầu tư phát triển tạihuyện chưa được các nhà đầu tư quan tâm, chưa có những công trìn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
KA THỊ HƯƠNG LAN
LUAN VAN THAC SY DU LICH
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KA THỊ HƯƠNG LAN
LUAN VAN THAC SY DU LICH
Mã sé: 8810101.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Anh Tuấn
XÁC NHAN HỌC VIÊN CAO HỌC ĐÃ CHÍNH SUA
THEO QUYÉT ĐỊNH CỦA HỘI ĐÒNG CHÁM LUẬN VĂN
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng TS Nguyễn Anh Tuấn
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Phát triển Du lịch huyện Vân Đôn theo định hướng bền vững ” là luận văntốt nghiệp Thạc sĩ du lịch học của tác giả tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Anh Tuấn đã quan tâm, giúp đỡtận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn Đồng thời, tác giả cũng
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Vân Đồn, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và
các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, điều tra, thu
thập số liệu cần thiết dé tôi có thé hoàn thành luận văn của minh
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điềukiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoản thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
KA THỊ HƯƠNG LAN
Trang 5Từ viết tắt Viết đầy đủHC-KT Hanh chinh kinh té
TP Thanh phé
TNHH Trach nhiệm hữu hạn
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
UBND Ủy ban Nhân Dân
WTO Tổ chức Thương mại Thê giớiDLBV Du Lịch bền vững
Trang 6MỤC LỤCCHƯƠNG 1: MỞ DAU s- s2 cs©csSssSssEssEtseEseEsseestrserssrssrssrrssrssree 51.1 Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu -s-s- << <s<seese=sessessesse 51.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 5° 5s <ses<e 6
1.2.1 Trên thé giới - 2c ©E+SE9EESEE2E2121217111211211211211 111111111 .c0 61.2.2 Tai Việt Nam E1 11111993010 111190 111g 1 kg vn rep 101.2.3 Tại Vân Đồn 2-©5-22<222EEE2121121127171711211 1111211211111 xe 141.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU <5 5s «S5 5 9s 5 359599 15
1.3.1 Mục đích nghiên CỨu - 6 6+5 kg HH 15 1.3.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - <3 1111191 ngư, 151.4 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu . -°s< 5° s£sessessessessessesseseesee 15
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - 2 2+ £+kSE#EEEEEEEEEEEEEE2EEE2EEEEEkrrkrree 15
1.4.2 Pham vi nghiÊn CỨU << 3 E1 E3 1 1H ng 16
1.5 Phương pháp nghién CỨU o Go 5 9 9.9 94 99.96999599 55899594596 16
1.5.1 Phương pháp luận - + - + 3k3 1111111 ng ng re 16 1.5.2 Phương pháp nghiên CỨU G225 S33 33 E9 rvrirerrrrerrerrkrre 16
1.6 Kết cấu luận văn s °s°s°s°s£ sESsESsES£EseEseEseEsEEsEEsEssEsesstsersersersee 17
CHƯƠNG2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHÁT TRIEN DU
I(9:8:0)0400 1021775 18
2.1 TONG QUAN VE DU LLỊCH << 5° 5° s£SsSssseSs£ssesssssssessesz 18
2.1.1 Khái niệm du lịch s¿©+©<+2E+EEt2EEtEEEEEEEEECEEEEEEkrrkrrkerrreee 182.1.2 Khái niệm phát triển du lịch bền vững ccccescesessessessesseesecseesesseeseess 192.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững - 2 2 +s+x+zxers+rszes 212.1.4 Các loại hình du lỊCH - ccccsesscccecessssscescccessseeecceessssseeeceseessaeees 23
2.2 SỰ CAN THIẾT PHÁT TRIEN DU LICH BEN VỮNG 24
2.2.1 Đối với sự phat triển kinh tế - xã NOL eee ees eeseessessesseeseesesseesees 242.2.2 Đối với môi trường -: +- + ++S£+E£+E£EEEEEEEEEEEEEE2112121 212121 ce 26
2.3 CÁC CHỈ TIỂU ĐÁNH GIÁ SỰ PHAT TRIEN DU LICH BEN VỮNG 26
2.3.1 Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của Hội đồng Du lịch Toàn cầu 262.3.2 Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của ETE ¿©2©cz+cxe+cxtzrerrresree 27 2.3.3 Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của Manning - 555 <<s<+<+++ 27
2.3.4 Bộ tiêu chí đề xuất đánh giá DLBV tại Vân Đồn -2- 5552 28
Trang 72.4 CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN DU LICH BEN
0c ,ÔỎ 30
2.4.1 Tài nguyên du lịch ¿2+ ++£+EE£+EEt£EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrree 302.4.2 Các nhân tổ kinh tế, chính trị và xã hội 2-2-2 +sz+zs+zx+rxezes 302.4.3 Kết cấu hạ tầng - c2 tt E11211111211211211 1111111111 rre 312.4.4 Chất lượng dich vụ du ÏỊCH -. c 1111311 9 11 9 1 vn rey 322.4.5 Nguồn nhân lực du lịch -¿-¿©+¿+++2x++2x+2Exttxttrkesrxrzrxrrresree 33
2.4.6 Su tham gia của cộng đồng -2- 52222 tk 2 E211 crkcrei 33
2.5.3 Bài học rút ra đối với Vân DOM ceecccccecsesssesssesssesssessesssesssessussseessecsseess 37
CHƯƠNG3: DIEU KIỆN PHAT TRIEN DU LICH VÀ HIỆN TRANG
HOAT ĐỘNG DU LICH HUYỆN VAN ĐÒN -5cs<ccsscsssrsesssre 403.1 DIEU KIỆN PHAT TRIEN DU LICH HUYỆN VAN ĐÒN 40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên - «<- 403.1.2 _ Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hoá 43
3.2 HIỆN TRẠNG PHAT TRIEN DU LICH HUYỆN VAN DON 47
3.2.1 Kết quả kinh doanh và lượng khách c.cceccescssesseesessessesesessesseeseesesessess 473.2.2 Hệ thống cơ sở vật chat kỹ thuật du lịch - 2-2 c s+sezxzzzxzsz 503.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du ÏỊCH - s5 + 1xx *EsEsrsesereseeerrre 533.2.4 Đóng góp cua du lịch vào GDP của huyỆn .- 5-5 +S<< sex 563.2.5 Nguồn nhân lực du lịch huyện Vân Đồn -2- 2 5++cx+5csees 573.2.6 Chinh sách đầu tư phát triển ngành du lịch -z-z- s25: 59
3.3 DANH GIÁ SỰ PHÁT TRIEN DU LICH BEN VUNG TREN DIA BANHUYỆN VAN DON THEO KET QUA DIEU TRA XÃ HỘI HỌC 61
3.3.1 VỀ kinh 6 ccceccecccccccsessessessesscssessessesssssessessessesssessessessesssessessesssessesseesees 613.3.2 Về tài nguyên thiên nhiên - môi trường . ¿2z +-s++zx++x++2 633.3.3 Về văn hoá - xã hội -¿ 2¿©-++©2++2k2EE221E2112711271211 21121 E1ccrre 67
Trang 83.4 DANH GIA CHUNG SỰ PHÁT TRIEN DU LICH CUA HUYỆN VANDON THEO ĐỊNH HUONG BEN VỮNG QUA PHAN TÍCH SWOT 70
3.4.1 Điểm MANhen.ceccecccccccsessesssessecsesssessessecsecssessessessessssssessessesssessessessessseesessess 70
3.4.2 Điểm yếu ©-c+ck+EkEE2EE12111712112112111111211.11 1121111 eee 71
k9 on a 72 3.4.4 _ Thách thức ©-¿+2E+2EE+2E22E27121121171.21121121 11 E1 xe 73
CHUONG 4: GIẢI PHAP PHÁT TRIEN DU LICH HUYỆN VAN DONTHEO ĐỊNH HUONG BEN VUNG ccssssssssessesssssseseessessssssessesssssssssessessssssesseseees 754.1 MỤC TIÊU NGANH DU LICH HUYỆN VAN DON DEN NĂM 2030 75
4.1.1 Mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch 2- 2-2 se2££+zz+zs+zxzsez 754.1.2 Những mục tiêu chính - + + + E139 13911 11 91 1 ng re 754.1.3 Mục tiêu quảng bá xúc tiến du lịch 2-2 2 + £+sz+Eezxerxerxzrxxez 78
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICH HUYỆN VAN DON THEO ĐỊNH
?1/9)/90529)040 00075 79
4.2.1 Nhóm giải pháp phát triển du lịch phục vụ phát triển kinh tế 794.2.2 Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa — xã hội 904.2.3 Nhóm giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
VA M01 tTUON Go 8 91
CHUONG 5: KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, -s- «se s<s 97
5.1 KET LUAN 6Š 975.2 KHUYEN NGHỊ, - << se ©ss©ssEesttseEseEsertstrserserserssrrsrrssrssrre 98
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của Manning 5-5555 s++s++s+ss+s+ 28Bảng 2.2 Bộ tiêu đánh giá DLBV đề xuất tại Vân Đồn 2-¿c5c¿+: 28Bảng 3.1 Giá trị sản xuất giai đoạn 2017-2021 -¿ ¿2+ ©++2++E+z+Exzrkrrrerres 4Bang 3.2 Cơ cau ngành kinh tẾ 2-2 5£9E29EE29EEEEEEEEEEEE1271127112712211211 212 44Bảng 3.3 Doanh thu và lượng khách du lịch đến huyện Vân Đồn -. c c+ 48
Bang 3.4 Cơ sở sở lưu trú trên địa bàn huyện Vân Đồàn -2 c¿©cczcc 50
Bảng 3.5 Cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Vân Đồằ 6c cscccesce2 51Bảng 3.6 Phương tiện vận chuyền đường thủy trên dia bàn huyện Vân Đồn 51Bang 3.7 Hiện trạng phương tiện vận chuyên khách trên các đảo -.- 52Bang 3.8 Tỷ trọng du lịch trong GDP của huyện Vân Đồn giai đoạn 2017-2021 56
Bảng 3.9 Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên dia bàn tỉnh - 57
Bảng 3.10 Mục đích đến du lịch Vân Đồn của khách du lịch - 61Bảng 3.11 Đánh giá của du khách về kinh tế tại huyện Vân Đồn 62
Bảng 3.12 Đánh giá của du khách về tài nguyên thiên nhiên — môi trường tại huyện
W0 - 4 65Bang 3.13 Đánh giá của du khách về nhân tố văn hoá - xã hội tại huyện Vân Đồn 68
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Cơ cầu khách du lịch tại huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2021 48
Trang 10CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI NGHIÊN CUU
Dai dịch COVID-19 trở thành đại dich toàn cầu với mức độ nghiêm trọng nhấttrong vòng 100 năm qua, ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch toàn cầu vào đầunăm 2020 Du lịch là ngành rất nhạy cảm với dịch bệnh Du lịch Việt Nam sụt giảmmạnh vì dịch COVID-19 Đặc biệt các hoạt động du lịch sần như phải “ngủ đông”khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 vào đầu mùa hè năm 2021 - mùa caođiểm của ngành công nghiệp không khói Ngành du lịch Việt Nam đối mặt với
những thách thức to lớn từ tháng 3/2020 đến hết năm 2021, Việt Nam ngừng hoạtđộng đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước, nhưng thị trường du
lịch trong nước cũng bị anh hưởng bởi các dot giãn cách xã hội khi dich bùng phat.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán, việc phục hồi của ngành du lịch
về mức trước khủng hoảng dự kiến sẽ mất tới 3-4 năm (Xuân Mai, 2021) Trong khi
đó, với tình hình dịch bệnh chưa có hồi kết như hiện nay, đại dịch COVID-19 đãbao mòn năng lực của doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đang gặpkhó khăn về tài chính dé khôi phục hoạt động, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạtđộng, chuyển nhượng hoặc chuyền hướng kinh doanh Cùng với đó, thu nhập củangười lao động bị giảm, do đó, tâm lý hạn chế chi tiêu ảnh hưởng lớn tới tiêu ding
du lịch của đại bộ phận người dân, nhu cầu thị trường giảm sút
Như vậy, sau đại dịch, ngành du lịch sẽ phải tập trung xây dựng du lịch nội địa
một cách bền vững sau đại dịch Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và phục hồikinh tế là hai mục tiêu phải đạt được đồng thời Năm 2022, du lịch nội địa đóng vaitrò quan trọng trong việc vực dậy ngành du lịch sau "cơn bao" COVID-19, trong đó,yếu tố an toàn van được các doanh nghiệp lữ hành và du khách đặt lên hàng dau
Vân Đồn năm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh Cách trung tâm thànhphố Hạ Long 50 km Vân Đồn được biết đến với những bãi biển dài, đẹp, núi nonhùng vĩ và nhiều hang động kỳ lạ chỉ mới được tìm thấy trong thời gian gần đây.Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam Nó được tạo thành
từ hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ Vân Đồn cách Hà Nội khoảng 175 km, cách Hải Phong80km, cách TP Hạ Long 50 km và TP Móng Cái 100 km Nó cũng gần Vịnh HạLong, một di sản thế giới
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có điện lưới, một số các xã đảotrên tuyến đảo của huyện Vân Đồn, điển hình là Quan Lan, Minh Châu đã tập trung
Trang 11phát triển du lịch và thu hút được một số nhà đầu tư vào kinh đoanh Du lịch tại các
xã đảo tuy có những khởi sắc, song còn nhiều hạn chế như: thiếu tam nhìn tông thể;chưa có bước phát triển đột phá dé khang định du lịch huyện thực sự là ngành kinh
tế dich vụ mũi nhọn; việc thực hiện mục tiêu phát triển Vân Đồn trở thành điểm đến
du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao ở khu vực phía Bắc còn rất hạn chế Đây
là những trăn trở mà chính quyên, nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện
đảo Vân Đồn nói riêng đặt ra cần giải quyết Trong thời gian qua vấn đề quy hoạch
và quản lý thực hiện quy hoạch chưa được thực hiện triệt dé; sự đầu tư phát triển tạihuyện chưa được các nhà đầu tư quan tâm, chưa có những công trình dự án du lịchtrọng điểm; vấn đề phá vỡ tài nguyên, ô nhiễm môi trường, xả nước thải, chất thảitrực tiếp ra biển do không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đã gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng; nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn chưa có chuyênmôn cao, hầu hết là người dân tại địa phương nên nhận thức du lịch còn nhiều hạnchế Chính vì vậy, việc phát triển bền vững là định hướng quan trọng và đúng đắn
để gìn giữ tài nguyên, bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, mang lại lợi ích
cả về kinh tế, xã hội và môi trường, tạo sinh kế, việc làm và nâng cao mức sống chongười dân địa phương, thực hiện được đầy đủ 17 mục tiêu thiên niên kỷ của Liênhợp Quốc về phát triển bền vững
Nhận thức tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề nêu trên đối với Vân Đồn —một vùng đất mới giàu tiềm năng du lịch đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà
đầu tư, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch tiềm năng, tác giả lựa chọn nghiên cứu
dé tài: “Phát triển du lịch huyện Vân Don theo định hướng bền vững” nhằm đề xuấtgiải pháp phát triển du lịch huyện Vân Đồn bên vững
1.2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIEN QUAN DEN DE TÀI
1.2.1 Trén thé gidi
Trên thé giới đã có rất nhiều các dự án và công trình nghiên cứu về du lịch bềnvững (DLBV) Đa số các nghiên cứu đều đồng tình răng trở ngại chính trong việcthực hiện du lịch bền vững tại các điểm đến là chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó Vì vậy
dé đảm bao rang phát triển du lịch bền vững cần dựa trên các tiêu chí hợp lệ va cầnphải có sự rõ ràng về mặt khái niệm và thực tiễn (Buckley, 2012; Gkoumas, 2019;Liu, Z., 2003).
Nguồn gốc của du lịch bền vững khang định nó ra đời là do van dé môi trường
tại các diém du lịch Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rang ca bon khía cạnh vê
Trang 12tính bền vững (môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội và thé chế) giải thích sự khác
biệt 45% trong việc dự đoán sự hài lòng của người dân Tuy nhiên, xét về tầm quan
trọng tương đối, khía cạnh thể chế là quan trọng nhất, tiếp theo là các khía cạnh môi
trường, kinh tế và văn hóa xã hội (Ahmad, P.A, 2013; Siakwah et al, 2020; Akbar et
al, 2029) Một số nghiên cứu điền hình như:
Trong tác phẩm của mình, Swarbrooke (1999) xem xét các khía cạnh lịch sử
của du lịch bền vững và xem xét kỹ lưỡng mối liên hệ giữa nó với khái niệm phát
triển bền vững Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm việc xemxét toàn diện các nghiên cứu lịch sử cũng như phân tích và thảo luận quan trọng về
các ý tưởng và lý thuyết có liên quan Khái niệm du lịch bền vững lần đầu tiên được
chú ý vào những năm 1990 và ké từ đó, việc theo đuổi phát triển du lịch bền vững
đã trở thành một mục tiêu quan trọng.
Bahaire & White (1999) đã thực hiện một nghiên cứu Tiến hành điều tra vềviệc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và sự hợp nhất của nó với các nguyên
lý phát triển bền vững Nghiên cứu hiện tại sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
để điều tra câu hỏi nghiên cứu Tiến hành đánh giá các cuộc điều tra nghiên cứukhác nhau và sử dụng bộ dữ liệu của Hệ thống thông tin địa lý (GIS), bao gồm cả
dữ liệu không gian và thuộc tính Kết quả chỉ ra rằng trong bối cảnh phát triển vàquản lý du lịch bền vững, GIS và GPS đóng vai trò là công cụ hữu hiệu dé cung cấpthông tin ra quyết định
Kokkranikal & Morrison (2002) đã thực hiện một nghiên cứu Tiến hành điềutra về sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương trong việc thúc đây du lịch bềnvững ở bang Kerala Nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp nghiêm ngặt, baogồm thực hiện nghiên cứu tài liệu toàn diện, sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp vàthực hiện các cuộc phỏng vấn với chủ sở hữu nhà thuyền và chính quyền Kết quảnghiên cứu cho thay các doanh nghiệp địa phương có khả năng nâng cao tính bềnvững bằng cách sử dụng các nguồn lực địa phương
Hardy & cộng sự (2002) đã thực hiện một nghiên cứu Bối cảnh lịch sử của dulịch bền vững Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá phê bình dé kiểm tracác nghiên cứu lịch sử, lý thuyết và thực nghiệm trước đây Kết quả chỉ ra kháiniệm du lịch bền vững có mối liên hệ sâu sắc với các nguyên tắc phát triển bềnvững, ưu tiên các vấn đề về môi trường ở mức độ lớn hơn các ngành khác
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Derek Hall (2000) Nghiên cứu nay điều
Trang 13tra mối tương quan giữa phát triển cộng đồng và du lịch bền vững Phương phápđược sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm việc tiễn hành kiểm toán các tài liệu
chính sách và tham gia vào việc kiểm tra các môi quan tâm về chính sách và các
cuộc trao đôi về khái niệm Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự thành công của
các chương trình du lịch bền vững phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của cộngđồng
Neto (2003) đã thực hiện một nghiên cứu Nghiên cứu này điều tra các hậu
quả sinh thái của du lịch ở các quốc gia kém phát triển Nghiên cứu hiện tại sử dụngnhiều phương pháp khác nhau để điều tra câu hỏi nghiên cứu Việc thu thập các
nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo, tạp chí và nhiễu tài liệu khác Kết qua
cho thấy sự tăng trưởng của du lịch ở các quốc gia đang phát triển mang lại lợi ích
kinh tế đưới hình thức tạo tiền, cơ hội việc làm và thiết lập cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tuy nhiên, tốc độ mở rộng theo cấp số nhân đã có tác động tiêu cực đến cả môi
trường tự nhiên và sự sẵn có của tài nguyên du lịch.
Ngân hàng Thế giới (WB) (2004) đã thực hiện một nghiên cứu, mục tiêu củanghiên cứu này là xem xét các hậu quả về môi trường và xã hội liên quan đến dulịch ở các khu vực Bờ biển phía Bắc, Quan đảo Vịnh và Thung lũng Capan Nghiêncứu sử dụng mô hình lập kế hoạch được hình thành thông qua việc sử dụng các hệthống mềm, phương pháp lập bản đồ, phân tích tác động, chiến lược phối hợp, kỹthuật mô hình hóa kịch bản cũng như các phương pháp Dalal—Dayton va Sadler Kếtquả của nghiên cứu cho thay Quan đảo Bay nhận thay tác động môi trường có lợi,trong khi Bờ biển phía Bắc chứng kiến điều kiện môi trường suy thoái Ngược lại,Thung lũng Copan chịu tác động môi trường tương đối ít nghiêm trọng hơn
Một nghiên cứu được Liên Hợp Quốc (UN) thực hiện vào năm (2007) vớimục tiêu tạo ra một công cụ chuẩn cho du lịch bền vững Công cụ này nhằm xácđịnh và giải quyết các mối quan ngại cũng như thách thức về tính bền vững, đặc biệt
ở các quốc gia Indonesia, Malaysia và Thái Lan Kỹ thuật được sử dụng bao gồmviệc kiểm tra toàn diện các nghiên cứu trước đó, xây dựng các mô hình khái niệm
và tạo ra một công cụ đo điểm chuẩn du lịch bền vững Những phát hiện của nghiêncứu cho thay Một phương pháp đã được đưa ra dé đánh giá tính bền vững của dulịch bằng cách sử dụng các chỉ số định lượng Những phát hiện của nghiên cứu nàychỉ ra rằng Malaysia đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm thiêu nhữngthách thức vé tính bên vững, chủ yêu nhờ vào việc nâng cao cơ sở hạ tang và chat
Trang 14lượng dịch vụ Vấn đề về tính bền vững và sự khan hiếm của nó làm nảy sinh nhữngthách thức về tính bền vững ở Indonesia và Thái Lan.
Choudhary (2014) đã thực hiện một nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục
đích điều tra nhiều mối quan tâm và thách thức liên quan đến việc mở rộng du lịch
bền vững ở Án Độ Bằng cách tiến hành phân tích toàn diện các tài liệu chính sách
do Chính phủ Ấn Độ ban hành và thực hiện các cuộc phỏng van qua dién thoai voi
các chủ khách sạn và chuyên gia trong ngành du lịch, nghiên cứu này nhằm mụcđích hiểu sâu hơn về vấn đề này Cơ quan nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng du lịch
bền vững ở Ấn Độ bị tác động tiêu cực do cơ sở hạ tầng và dịch vụ không đầy đủ,chất lượng kém, điều kiện mat vệ sinh và thiếu nhân sự có năng lực
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Grundey (2008), một cuộc kiểm tra
đã được thực hiện trên các thành phần lý thuyết về phát triển bền vững và tác động
của nó đối với lĩnh vực du lịch bền vững Bằng cách sử dụng nghiên cứu tài liệu có
hệ thống và sử dụng phân tích logic, có thể xác định được một số cách so sánh vàkhái quát hóa Những phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rang dé duy trì các điểm đến
và hàng hóa du lịch, Phát triển bền vững cần có sự tham gia tích cực của tất cả cácbên liên quan Hơn nữa, điều cần thiết để du lịch bền vững là ưu tiên các nhu cầu cơbản, cũng như xem xét năng lực và hạn chế ở các giai đoạn khác nhau
Nghiên cứu do UNESCO thực hiện vào năm (2015) tập trung vào việc kiểm
tra và phân tích sự phát triển, cách tiếp cận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững
ở khu vực Đông Nam Châu Âu Sự cần thiết của quy hoạch và quản lý du lịch bềnvững đã được thé hiện thông qua việc sử dụng phân tích mô ta và sử dụng các môhình lý thuyết và thăm dò
Trong một nghiên cứu do Khalid và Stephanie (2010) thực hiện, bài viết nàynhằm mục đích xem xét các vấn đề mà những người tham gia trong lĩnh vực du lịch
ở Thái Lan phải đối mặt và những hành động họ đã thực hiện dé thúc day du lịchbền vững Các nguồn thông tin thứ cấp thường được sử dụng để điều tra các nỗ lực
du lịch bền vững được thực hiện bởi cộng đồng chính quyền địa phương, các tổchức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức khác Nghiên cứu cho thấy du lịch bềnvững ở Thái Lan có một số trở ngại, chang hạn như vấn dé môi trường, nguy cơ vậnchuyên quá mức và quản lý không day đủ
Nghiên cứu được thực hiện bởi Huayhuaca và cộng sự (2010) Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của du lịch bên vững đên sự phát triên của Vườn Quôc gia
Trang 15Franken Wald ở Đức, đặc biệt tập trung vào nhận thức của những người sống trong
và gần vườn quốc gia Một cuộc khảo sát sơ bộ đã được thực hiện với một mẫu gồm
306 cá nhân và sau đó, phân tích hồi quy được sử dụng Các phát hiện chứng minhrằng việc thực hiện các hoạt động du lịch bền vững đã mang lại những kết quả
thuận lợi về mặt phát triển du lịch
Marinello và cộng sự (2023) đã thực hiện một nghiên cứu Nghiên cứu nàynhằm mục đích phân tích sự phát triển và khuôn khổ đánh giá và giám sát du lịchbền vững Một phân tích toàn diện của 104 bài báo học thuật Nghiên cứu này gópphan nâng cao hiéu biết về các thành phan cơ bản của du lịch bền vững
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới tập chung vào các khía cạnh chínhnhư:
- Nghiên cứu khái niệm và cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch bền vững dựa
trên tổng hợp và đánh giá các bài tạp chí và các công trình nghiên cứu
- anh giá sự hài lòng của các bên liên quan đối với du lịch bền vững tại các
điểm đến
- _ Xây dựng các khung phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến
- Phan tích SWOT của du lịch bền vững va đưa ra giải phát phát triển tại các
điểm đến
Tuy nhiên về cơ bản, các nghiên cứu tập chung vào ba định hướng nghiên cứu
cụ thể gồm: Phát triển và các khía cạnh của du lịch bền vững; Các van dé, thác thức
và nhu cầu của du lịch bền vững; Thực hành và đo lường du lịch bền vững (Yang vàcộng sự, 2023).
1.2.2 Tại Việt Nam
Các nghiên cứu về DLBV tại Việt Nam tương đối tiệm cận với thế giới Cácnhà khoa học có định hướng nghiên cứu về DLBV tương đối đa dạng Tuy nhiêntổng quan các nghiên cứu cũng tập trung vào ba định hướng chính như so với thếgiới đã nếu ở trên Một trong số các nghiên cứu về DLBV tiêu biểu như:
Mai Ngọc Phượng (2013), Phát triển du lịch bên vững tại Phong Nha - KẻBàng đã áp dụng các kỹ thuật đo lường và các mô hình phát triển bền vững tại mộtđiểm du lịch, có xem xét đến các yếu tố như: sức chứa tại điểm du lịch; lợi nhuận từ
du lịch được tái đầu tư vào cộng đồng; mức độ hài lòng và sỐ lượng khách du lịch
quay lại.
Trần Tiến Dũng (2013), Phát triển du lịch bên vững ở Cố đô Huế đã so sánh
10
Trang 16kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên toàn cầu, và đề xuất các
chiến lược thúc day du lịch bền vững ở thành phố lich sử Huế trên cơ sở phân tích
các nguyên tắc của du lịch bền vững và các tiêu chí đánh giá đã được nghiên cứu,tuy nhiên luận án mới chỉ tập trung vào du lịch bền vững ở một địa điểm du lịch
cụ thé với những nét đặc thù riêng
Choe Jaeyeon & Giang Phi (2022), Phát triển du lịch bên vững ở Việt Nam:
Một đánh giá quan trọng, đã thảo luận nghiêm túc về ba trụ cột của phát triển bền
vững — các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội cũng như cách giải quyết chúngtrong nghiên cứu du lịch Việt Nam Cùng với việc giới thiệu các bài báo chuyên
đề, chủ yếu do các học giả trong nước viết, bài viết đề xuất những hướng nghiên
cứu trong tương lai Bài viết cũng chỉ ra cách các bài viết đưa ra tiếng nói, cáchgiải thích, cách tiếp cận phương pháp luận và khái niệm hóa của các học giả ViệtNam khi họ khám phá các hoạt động và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Thắng Nguyễn (2017), Giải pháp phát triển du lịch bên vững cho vùng đông
bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập dựa trên việc đánh giá thực trạng và
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm góp phanthúc day sự phát triển du lịch bền vững của Vùng trong bối cảnh hội nhập hiện
nay.
Phạm Yến & Khuyén Phạm (2017), Giải pháp phát triển du lịch bên vững từ
góc nhìn marketing địa phương đã làm rõ các nội dung cần quan tâm trong chiến
lược phát trién bền vững du lịch địa phương đưới góc nhìn lý thuyết marketing địaphương và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam
Á, từ đó đề xuất kiến nghị để phát triển du lịch bền vững cho các địa phương ởViệt Nam.
Hà Hạnh & Vũ Mai (2022), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bên
vững du lịch, đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá phát trién bền vững du lich cap địaphương trên quan điểm nghiên cứu của cá nhân
Trần Văn Anh & cộng sự (2021), Phát triển du lịch cộng đồng hướng tới sựphát triển bên vững ở Hội An tập trung phân tích những tiềm năng, lợi thế cũngnhư hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An Trên cơ sở đó chỉ
rõ những lợi ích của loại hình du lịch này mang lại cho các bên tham gia, đồngthời đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả cuả du lịch cộng đồng góp phầnphát triển bền vững của Hội An
11
Trang 17Vũ Hùng & Nguyễn Nam (2021), Xây dựng chiến lược phát triển du lịch bênvững ở Hà Nói sử dụng phân tích định lượng với ma trận đánh giá yếu tố bên
trong (IFE) và bên ngoài (EFE) nhằm xác định các định hướng chiến lược phát
triển du lịch bền vững của thủ đô Hà Nội Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng ma
trận SWOT, ma trận QSPM, mô hình quản trị chiến lược toàn diện dựa trên khảosát 20 cá nhân gồm lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và người dân trong lĩnh
vực du lịch Kết quả nghiên cứu đã tìm ra 6 nội dung định hướng chiến lược nhằm
phát triển du lịch bền vững tại thủ đô Hà Nội bao gồm: chiến lược xúc tiễn, quảng
bá du lịch; chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm du lich; chiến lược phát triển du lịch xanh, bền vững; chiến lược thu hút
đầu tư trong lĩnh vực du lịch và chiến lược hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nướctrong lĩnh vực du lịch.
Đỗ Hương (2023) Phát triển sản phẩm du lịch xanh - giải pháp phát triểnbên vững du lịch đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng nhóm phương pháp thuthập tài liệu; phương pháp phân tích, xử lý số liệu, tài liệu, phương pháp khảo sátthực địa, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng van sâu và phươngpháp chuyên gia Kết quả nghiên cứu đã xác định 04 sản phẩm du lịch xanh được
ưu tiên định hướng phát triển bao gồm: Du lịch công viên địa chất Lý Sơn; Du lịch
trải nghiệm biển xanh; Du lịch trải nghiệm xanh "1 ngày là công dân Vương quốcTỏi"; Du lịch văn hóa biển đảo gắn liền với chủ quyền quốc gia Bài viết chứngminh phát triển du lịch xanh là giải pháp giúp gia tăng lượng du khách có mức chitiêu cao, có ý thức trách nhiệm, hành động văn minh đáp ứng mục tiêu phát triển
du lịch bền vững cho huyện đảo Lý Sơn
Trương Trí Thông (2022), Phát triển các sản phẩm du lịch tại Hòn Nghệ,huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang theo hướng bên vững sử dụng các phươngpháp nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích và tong hợp, phương pháp quansát thực địa và phương pháp chuyên gia Kết quả nghiên cứu đề xuất 04 nhóm sảnphẩm du lịch phát triển theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp pháttriển các sản phẩm du lịch này
Đỗ Ninh (2021), Các yếu t6 tác động đến phát triển du lịch bến vững taithành pho Hô Chí Minh đã xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yêu tốđến phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu đã sử
dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mẫu khảo sát
12
Trang 18374 các chuyên gia du lịch, những người công tác trong các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực du lịch và du khách đã tham quan thành phố Hồ Chí Minh Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng Phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh
chịu ảnh hưởng bởi 08 yếu tố, bao gồm: Cơ chế chính sách, Liên kết vùng du lịch,
Nguồn nhân lực, Hoạt động quảng bá và dau tu cho du, Sản pham du lịch, Yếu tốthuộc về kinh tế yếu tố thuộc về xã hội, yếu tố thuộc về môi trường Trên cơ kết
quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm góp phần phát triển du
lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới đồng thời cũng đưa
ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo
Chu Vũ & Nguyễn Mai (2023), Bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thong của các dân tộc thiểu số rất ít người gắn với phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam hiện nay tập trung phân tích các vấn đề: Mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiêu số rat ít người vớiphát triển du lịch; Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thốngcủa các DTTS rất ít người gắn với phát trién du lịch, trong thời gian vừa qua Trên
cơ sở đó bàn luận về một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn vàphát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững của cácdân tộc thiểu số rất ít người hiện nay
Nguyễn Thang (2016), Phát triển du lịch bền vững tại Tiểu vùng sông
Mekong: Giải pháp cho Đông bằng sông Cửu Long thông qua phương pháp tông
hop, nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê và điều tra khảo sát đã tong hopviệc phát triển du lịch bền vững tại một số nước thuộc Tiểu vùng sông Mekongcũng như thực trạng triển khai du lịch bền vững tại ĐBSCL nhằm đưa ra một sốgiải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu vực này
Trương Trí Thông & Nguyễn Trọng Nhân (2019), Đánh giá của du khách
đổi với sự phát triển du lịch biển đảo bên vững ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển đảo bềnvững; phân tích sự đánh giá của du khách đối với sự phát triển du lịch biển đảobền vững ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, qua đó, đưa ra một số giải phápnhằm thúc day sự phát triển du lịch biển đảo ở địa bàn nghiên cứu một cách bền
vững.
Nguyễn Trường & Nguyễn Nga (2019), Đánh giá khả năng phát triển du lịchsinh thái ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa theo hướng bên vững sử dụng
13
Trang 19phương pháp ma trận điểm kết hợp phương pháp chuyên gia để phân tích, đánhgiá khả năng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Bến En Hệ thống các tiêu chíđược đưa ra dựa trên một số nghiên cứu đi trước và thực tế địa bàn nghiên cứu, tácgia đưa ra 8 tiêu chí chính và các tiêu chí phụ thuộc dé đánh giá khả năng pháttriển du lịch sinh thái ở VQG Bến En Kết quả đánh giá cho thay, VQG Bến En làđiểm du lịch có khả năng phát triển du lịch sinh thái bền vững nếu như được đầu
tư về cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, phân đoạn được
đối đầy đủ tiềm năng du lịch của Vân Đồn Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch
biển đảo tại địa bàn: công tác quản lý nhà nước về du lịch, sản phẩm du lịch, thịtrường khách du lịch, doanh thu xã hội về du lịch Đưa ra các giải pháp thiết thực
nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch khu vực này
như giải pháp về công tác quy hoạch, về phát triển sản phẩm du lịch, về dao tạonhân lực, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển du lịchbền vững, về cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, về xúc tiến quảng bá, khuyếnkhích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, về công tác kiểm tra đánhgiá, các giải pháp phối hợp liên ngành dé phát triển du lịch
Tuấn, Q P & cộng sự (2015), Tiểm năng tài nguyên và giải pháp phát triển
du lịch sinh thái đảo Quan Lạn, huyện Vân Đôn, tỉnh Quảng Ninh đã phân tích cụthé những tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá của đảo dựa trên quan điểm phântích tổng hợp, quan trắc môi trường và điều tra thực địa Từ đó đề xuất những giảipháp nhằm hỗ trợ việc quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại đảo Quan Lạn nhưxây dựng mô hình cơ sở đữ liệu GIS và các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, tăngcường giáo dục môi trường cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phương vảo hoạt động du lịch.
14
Trang 20Noma Haruo & cộng sự (2013), Mội số khó khăn và đề xuất phát triển dulịch sinh thái biển bên vững ở Việt Nam và Nhật Bản: Nghiên cứu trường hợp huyện
Van Đôn, tỉnh Quang Ninh và thị tran Akkeshi, Hokkaido đã đề cập đến những khókhăn trong việc phát triển du lịch sinh thái biển bền vững trên cơ sở phân tích thực
trạng trong hai nghiên cứu trường hợp ở Nhật Bản và Việt Nam Dựa trên kinh
nghiệm của các tác giả trong ngành du lịch, một số giải pháp được đề xuất, bao gồm
hợp tác trong ngành du lịch địa phương, sự lãnh đạo chủ động của chính quyền địa
phương, mô hình kinh doanh để quản lý bền vững, cũng như xem xét mối quan hệtương tác giữa du lịch đại chúng và du lịch sinh thái như giải pháp cho sự phát triển
hiện nay.
Nhìn chung, các công trình đều đề cập đến phát triển DLBV từ nhiều khía
cạnh với quy mô và cấp độ khác nhau Tuy nhiên, tại Vân Đồn hiện chưa có nghiên
cứu chuyên sâu và bài bản về phát triển DLBV sau đại dịch COVID-19, vì vậy luậnvăn tập trung theo hướng nghiên cứu và đánh giá DLBV khu trú tại một điểm đến,điển hình là huyện đảo Van Đồn, tinh Quảng Ninh Như vậy ,việc nghiên cứu “Pháttriển du lịch huyện Vân Đồn theo định hướng bên vững” là kịp thời, có tính mới vàkhác biệt so với các nghiên cứu trước đây Đề tài nghiên cứu sẽ được vận dụng phùhợp với bố cảnh của ngành du lịch Vân Đồn sau đại dịch COVID-19 bên cạnh tiếpthu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, qua đó đóng góp vào
hệ thông cơ sở lý thuận, thực tiễn về DLBV sau đại dịch COVID-19 tại một điểm
13 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung dé xuất giải pháp và khuyến nghị góp phan phát trién dulịch huyện Vân Đồn theo định hướng bền vững
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan và hệ thống cơ sở lý luận về phát triển DLBV
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển DLBV huyện Vân trong những
năm qua.
Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển du lịch huyện Vân Đồn theođịnh hướng bền vững
1.4 ĐÓI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Du lịch huyện Vân Đồn theo định hướng phát triển bền vững.
15
Trang 211.4.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trên toàn bộ không gian địa lý huyện Vân Đồn
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch bền vững huyện
Vân Đồn giai đoạn từ 2017 - 2022; đề xuất giải pháp và định hướng phát triển đếnnăm 2030.
15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
1.5.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng hệ thốngcác nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, các chỉ thị của Dang, các quyđịnh và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Lay phát triển DLBVlàm nền tảng, làm định hướng, thiết kế kỹ thuật, xác định phạm vi, kha năng ứng
dụng của các phương pháp và định hướng nghiên cứu, khám phá cũng như lựa chọn
và triển khai các phương pháp
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dung cách tiếp cận hệ thống, xem xét phát triển DLBV trên 3nhóm: kinh tế; văn hóa - xã hội; tài nguyên - môi trường Các phương pháp được ápdụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát tại các điểm, tuyến du lịchhuyện Vân Đồn nhằm thu thập số liệu thực tế về hoạt động du lịch, tài nguyên du
lich theo định hướng bền vững dé từ đó làm cơ sở phân tích hiện trạng, thiết kế
bảng hỏi và thực hiện khảo sát.
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Tài liệu thứ cấp được thu thập vàtong hợp từ nhiều nguồn uy tín khác nhau như: các báo cáo, các bài nghiên cứu,sách chuyên khảo, báo, tin bài trong và ngoài nước giúp tổng quan về cơ sở lý luận,thực tiễn về lễ hội, nhu cầu du lich, sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù và bài học kinh nghiệm.
Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập số liệu thống kê bằng cách tiếnhành nghiên cứu và điều tra các hoạt động liên quan đến du lịch làm nền tang chophương pháp phân tích thống kê Qua đó đưa ra một số gợi ý cho tương lai cũngnhư tiễn hành phân tích hiện trạng của các hoạt động liên quan đến du lịch từ điểmthuận lợi đó.
Phương pháp phân tích SWOT: Dựa trên các cơ sở, dữ liệu, nghiên cứu sử
dụng ma trận SWOT nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
16
Trang 22của huyện Vân Đồn trong phát triển DLBV, đặt trong điều kiện và bối cảnh trongnước và quốc tế sau đại dịch COVID-19.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia du lịch tại
Việt Nam và Vân Đồn nhằm đưa ra các định hướng, giải pháp và khuyến nghị để
phát triển du lịch Vân Đồn theo định hướng bền vững
Ngoài ra, tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả và các mô hình phát triển DLBV của
một số khu vực có giá trị tương đương khi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
16 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn có 5 chương, ngoài danh mục bảng biểu, hình ảnh, phụ luc và tài liệu
tham khảo:
- Chương 1: Mở đầu
- _ Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát trién DLBV
- Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch huyện Vân Đồn theo định hướng bền
do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu Nội dungchương | thé hiện cái nhìn tổng thé về nghiên cứu và đưa ra định hướng cho toàn bộbài nghiên cứu, là cơ sở dé triển khai nghiên cứu trong những chương tiếp theo
17
Trang 23CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN
DU LICH BEN VUNG
2.1 TONG QUAN VE DU LICH
2.1.1 Khai niém du lich
Quéc hội Nước Cộng Hoa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017) trong Luật Du
lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là hoạt động kết nối với hành trình của một
người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian không quá một năm
để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch như: tham quan, nghỉ ngơi, hưởng thụ,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch và các mục đích hợp pháp khác”.
Theo UNWTO (2007), “Du lịch bao gồm mọi hoạt động của người du lịch cótính chất tạm thời nhăm mục đích tham quan, khám phá, học hỏi, trải nghiệm, nghỉngơi, giải trí, thư giãn, rèn luyện và các mục đích khác, trong thời gian liên tụcnhưng không quá một năm, ngoài phạm vi môi trường sống ôn định, nhưng không
bao gồm du lịch với mục đích chính là kiếm tiền”
Ngoài ra, du lịch có thể được xem xét và hiểu đưới nhiều góc độ khác nhaunhư: không gian du lịch, kinh tế du lịch, nhu cầu du lịch, chính sách phát triển du
giáo dục và các nhu cầu khác
Nhu cầu du lịch: du lịch là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xãhội của con người ở một mức độ nhất định Chỉ trong điều kiện nền kinh tế thịtrường phát trién, thu nhập bình quân đầu người tăng, thời gian rảnh rỗi do khoa họccông nghệ, giao thông, thông tin mang lại và nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của conngười Du lịch đang trải nghiệm những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa
cao.
Chính sách phat triển du lich quốc gia: sử dung tài nguyên du lich dé thiết kế cácsáng kiến dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng từnguồn nguyên liệu trên và thiết kế xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ
du lịch.
Sản phẩm du lịch: là các chương trình du lịch; nó liên kết các di tích lịch sử
18
Trang 24nổi tiếng, kho tang văn hóa và cảnh quan thiên nhiên với nhà ở, thực phẩm và cáctiện nghi vận chuyên.
Thi trường du lịch: Mục tiêu chính của các nhà tiếp thị du lịch là xác định thị
trường du lịch và nhu cầu về chương trình chuyến đi của du khách
Nhìn chung, mỗi cá nhân và tổ chức khác nhau sẽ có những quan điểm vanhận định khác nhau dé phù hợp với không gian và thời gian phát triển du lịch của
điểm đến Do đó trong nghiên cứu này sẽ vận dụng và thống nhất hiểu về khái niệm
du lịch theo định nghĩa du lịch của Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam (2017) trong Luật Du lịch Việt Nam.
2.1.2 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Việt Nam luôn thúc day du lịch bền vững Tuy nhiên, những bài học và kinhnghiệm thực tế về phát triển du lịch của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đãnâng cao nhận thức về chiến lược phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường
Du lịch sinh thái và du lịch thiên nhiên ở Việt Nam thúc đây giáo dục cộng đồng và
nâng cao nhận thức thông qua tham quan, nghiên cứu và du ngoạn.
Lý thuyết về phát trién bền vững xuất hiện vào giữa những năm 1980 và chínhthức được đưa ra tại hội nghị Ủy ban thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED)năm 1987 Theo WCED, “Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp vớiyêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế
hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sốngcủa họ”.
Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2014) tại Luật Bảo vệ môi trường,Chương I, điều 3, mục 4 đã đưa ra khái niệm về phát trién bền vững như sau: “Pháttriển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tônhại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợpchặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môitrường” Đây là khái niệm có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêuquan trọng nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình Việt
Nam.
UNWTO (2004) định nghĩa: “Du lịch bền vững là đáp ứng các yêu cầu của dukhách và người dân bản địa đồng thời bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyênthiên nhiên cho phát triển du lịch” Theo UNWTO (2004), “các nguyên tắc bền
vững đê cập đên” các khía cạnh môi trường, kinh tê và văn hóa xã hội của phát triên
19
Trang 25du lịch và phải thiết lập sự cân bằng phù hợp giữa ba khía cạnh này để đảm bảo tínhbền vững lâu dài của du lịch”.
Du lịch bền vững được định nghĩa là “đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện
tại và cộng đồng sở tại đồng thời bảo vệ và tăng cường các cơ hội cho tương lai Nó
đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên được quản lý để đáp ứng các yêu cầu về kinh tế,
xã hội và thâm mỹ trong khi vẫn bảo tồn được tính toàn vẹn về văn hóa, các quátrình sinh thái quan trọng, đa dạng sinh học và các hệ thống hỗ trợ sự sống (WTO,2005).
Hunter và Green (1995) định nghĩa nó là “sự phát triển du lịch nhằm tìm cáchbảo vệ và cải thiện chất lượng trải nghiệm du lịch tại các điểm đến thông qua chấtlượng môi trường và hoạt động du lịch” Trong khi Middleton và Hawkins (1998)
tập trung vào việc cân bằng chất lượng môi trường và hoạt động du lịch
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017): “Phát triển du lịch bền vững đápứng nhu cau kinh tế - xã hội và môi trường, cân bằng lợi ích của những người thamgia du lịch mà không gây nguy hiểm cho nhu cầu du lịch trong tương lai”
Nhìn chung, phát triển DLBV quan lý việc khai thác các giá trị tự nhiên và vănhoá nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, có tính đến lợi ích kinh tế lâu dài
mà vẫn đảm bảo bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, bảo tồn tính toàn vẹn văn hóa đề phát triểnhoạt động du lịch trong tương lai, bảo vệ môi trường, và cải thiện cộng đồng địaphương.
Bên cạnh đó, phát triển DLBV cũng là cách tốt nhất dé đáp ứng yêu cầu của dukhách đồng thời bảo tồn và tăng chất lượng Nó quản lý mọi nguồn lực, hoàn cảnh tựnhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa dé đáp ứng yêucầu của con người, các yêu cầu về kinh tế, xã hội, nghệ thuật và văn hóa trong khibảo tồn các quá trình sinh thái quan trọng, đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì sựsông
Ngoài ra, phát triển DLBV cũng liên quan đến việc quản lý tat cả các thànhphần của ngành du lịch để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài mà không làmton hại đến môi trường hoặc văn hóa du lịch Phát triển DLBV phải cân đối giữanhu cầu sản xuất và tiêu dùng hiện tại và tương lai để bảo vệ, tái tạo tài nguyênthiên nhiên, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Dựa trên các quan điểm, nhận định và các cách hiểu khác nhau, DLBV baogồm các nội hàm sau: Phát trién DLBV là đáp ứng nhu cau của thế hệ hiện tại mà
20
Trang 26không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn các thế hệ tương lai Phát triển DLBVphải cân bằng giữa lợi ích giữa bảo tồn, sinh thái và kinh tế, văn hóa - xã hội Phát
triển dài hạn đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu trong
tương lai.
2.1.3 Nguyên tac phát triển du lịch bền vững
DLBV tuân theo các nguyên tắc về phát triển bền vững bên cạnh mục tiêu và
đặc điểm riêng của nó Du lịch có tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa cao Vì vậy,
DLBV đòi hỏi sự hợp tác của toàn xã hội Phát triên DLBV phải nhất quan theo đuổi
ba mục tiêu sau: duy trì tăng trưởng kinh tế; đảm bảo tính bền vững về xã hội và môitrường.
Phát triển DLBV phải theo các tiêu chí sau để đạt được ba mục tiêu:
- _ Thứ nhất, sử dụng có trách nhiệm tài nguyên du lịch Cách tiếp cận này đảm
bảo răng tài nguyên du lịch có thể tự phục hồi một cách tự nhiên hoặc thuậnlợi hơn dưới tác động của con người dé phù hợp với nhu cầu của du khách.Nghiên cứu, kiêm kê, đánh giá và lập kế hoạch sử dung cho các mục tiêuphát triển nên định hướng phân bồ nguồn lực
- Thi hai, du lịch không nên khai thác quá mức tài nguyên hay gây ô nhiễm
môi trường Việc khai thác du lịch quá mức và lãng phí sẽ làm suy thoái môitrường, làm cho du lịch, kinh tế và xã hội phát triển không bền vững
- _ Thứ ba, phát triển du lịch phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội Du lịch
phát triển bền vững so với các ngành kinh tế khác có sử dụng tài nguyênthiên nhiên và môi trường Dé giảm thiểu thiệt hại đối với tài nguyên thiênnhiên và môi trường, mỗi quy hoạch phát triển phải được đánh giá tac độngmôi trường.
- - Thứ tư, bảo vệ sự da dạng về môi trường, xã hội và văn hóa Các mặt hàng
du lịch phải đa dạng, phong phú đi đôi với chất lượng cao Điều này đáp ứngcác nhu cầu khác nhau của du khách, tăng khả năng cạnh tranh, thu hútkhách du lịch và đảm bảo tăng trưởng bền vững Khái niệm này cũng ủng hộ
y tưởng rằng tăng trưởng du lịch nên bảo tồn các tài san văn hóa và phong
cảnh độc đáo và phong phú của Việt Nam.
- Thứ năm, du lịch phải giúp cộng đồng địa phương Phát triển kinh tế địa
phương và bảo vệ môi trường được hỗ trợ bởi một doanh nghiệp du lịch xem
xét các giá tri và chi phí môi trường.
21
Trang 27- _ Thứ sáu, thu hút người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch dé
tăng thu nhập và nâng cao tỉnh thần trách nhiệm của họ Qua đó nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ tải nguyên môi trường du lịch tại địa
phương.
- _ Thứ bảy, tham van các bên liên quan tại địa phương Ngành du lịch và cộng
đồng phải giao tiếp dé giải quyết các xung đột tài nguyên có thé xảy ra đối
với tăng trưởng du lịch Sự thật chứng minh rằng việc sử dụng tài nguyên
cho du lich và phát triển cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngànhkinh tế khác thường dẫn đến tranh chấp, xung đột lợi ích Vì vậy, chia sẻ ý
kiến với người dân địa phương và các bên liên quan là rat quan trọng dé giải
quyết các vấn đề phát triển Điều này sẽ nâng cao tính liên kết và trách nhiệm
với môi trường giữa các ngành kinh tế và các vùng, mang lại lợi ích cho
ngành du lịch.
- Thứ tám, tăng trưởng khách du lịch đòi hỏi phải đào tạo nguồn nhân lực,
nhất là trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế thị trường Du lịch bềnvững đòi hỏi đào tạo nhân viên.
- Chin là, quảng bá du lịch một cách có đạo đức Xúc tiến, quảng cáo du lich
có ý nghĩa quyết định để thu hút du khách, nâng cao năng lực cạnh tranh và
thúc đây tăng trưởng Ngoài ra, cung cấp cho khách du lịch những thông tin
đúng đắn và có trách nhiệm sẽ thúc đây họ tôn trọng môi trường tự nhiên,
văn hóa, cộng đồng và các giá trị văn hoá của khu vực họ đến và làm tăngđáng ké sự hài lòng của khách hàng đối với hàng hóa du lịch Điều này sẽgiúp thu hút du khách, giảm tác động môi trường của du lịch và duy trì tăng trưởng du lịch.
Mười, nghiên cứu và sử dụng khoa học và công nghệ Du lịch bền vững cầnnghiên cứu khoa học về các chủ đề liên kết Nhiều khía cạnh chủ quan và kháchquan xuất hiện trong suốt quá trình phát triển, những khía cạnh này phải đượcnghiên cứu dé tìm ra những cách thích hợp dé điều chỉnh sự phát triển Do đó, việccập nhật, nghiên cứu và đánh giá thông tin là rất quan trọng đối với hiệu quả và tăngtrưởng bền vững của doanh nghiệp Nó thúc đây nghiên cứu khoa học và công nghệ,hàng hóa du lịch thân thiện với môi trường, bảo tồn năng lượng và nước, và giảmchất thải
22
Trang 282.1.4 Các loại hình du lịch
Theo UNWTO (2004), có 3 loại hình du lịch đó là du lịch giải trí, du lịch kinh doanh, du lịch thăm hỏi bạn bè và người thân.
Du lịch giải trí: Những người đi du lịch với mục đích thư giãn, thay đổi hay
muốn thoát khỏi những thói quen trong cuộc sống thường ngày của họ được xếp là
du lịch giải trí Du lịch giải trí bao gồm:
+ Du lich mạo hiểm: Loại hình du lich này chủ yếu liên quan đến các hoạtđộng thé thao mạo hiểm tại các khu vực nông thôn, chăng hạn như leo núi, đi bộđường dài hoặc chèo thuyền Kayak, trượt tuyết
+ Du lịch trọn gói đại trà: Là loại hình du lịch kinh điền tại các bãi biên, người đi
du lịch với mục đích lưu trú tại một khách sạn gần bãi biển và thư giãn, nghỉ ngơi tại
đó.
+ Du lịch văn hóa: Day là loại du lịch lôi cuốn "sự di chuyển của con người
từ khu vực mà họ sinh sống thường ngày đến với các điểm hấp dẫn hoặc có tínhkhác biệt về văn hóa, với mục đích thu thập thông tin và trải nghiệm mới dé đápứng nhu cầu văn hóa của họ Nói chung, du lịch văn hóa giúp du khách có nhữngtrải nghiệm về các nền văn hóa và giá trị truyền thống khác nhau Mục đích du lịchthường bao gồm cả việc tham dự vào các lễ hội văn hóa
+ Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch giúp khách du lịch có được những trainghiệm gần gũi với thiên nhiên, loại hình này thường gắn với du lịch mạo hiểm, baogồm các hoạt động thé thao hoặc nghiên cứu về khoa học tự nhiên, sinh học
Du lịch kinh doanh: là những người có động cơ chính khi đến thăm một điểmđến đề tham gia vào một hoạt động liên quan đến kinh doanh, chăng hạn như thamgia hội nghị hoặc triển lãm Ngoài ra, nó có thê ở dạng các công ty cung cấp thờigian nghỉ có lương để công nhận và thưởng cho nhân viên
Du lịch thăm thân: Động lực chính cho hầu hết các kỳ nghỉ là thăm bạn bè vàngười thân Đám cưới và tiệc sinh nhật là hai ví dụ điển hình về loại hình du lịchnày.
Những loại hình du lịch khác:
+ Du lịch chữa bệnh: liên quan đến các chuyến đi của bệnh nhân đề tìm kiếm
sự chăm sóc y tế Tuy nhiên, các địa điểm có suối nước nóng hoặc môi trường dễchịu thường được đến thăm dé phục hồi sức khỏe
+ Du lịch tôn giáo: Nó được mô ta là đến thăm các địa danh tôn giáo hoặc văn
23
Trang 29hóa với mục đích hành hương hoặc tham quan, tìm hiểu.
+ Du lịch 4m thực: Mục đích chính của loại hình du lịch này là trải nghiệmcác loại đồ ăn thức uống khác nhau
+ Du lịch giáo dục: Mục đích chính là dé du khách có điều kiện nghiên cứu,
học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Du lịch tình nguyện: Loại hình du lịch này bao gom các mục dich từ thiệnhoặc tình nguyện, chăng hạn như làm sạch môi trường, đi du lịch với mục đích hỗtrợ trong khu vực khủng hoảng hoặc sự giúp đỡ y tế ở các nước khác
2.2 SU CAN THIẾT PHÁT TRIEN DU LICH BEN VỮNG
2.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch là một ngành kinh tế lớn: Với tiềm năng du lịch và khả năng đón, phục vụ
khách, du lịch có lợi thế là khả năng tự tái tạo (môi trường, cảnh quan, di tích, văn hóa,
tập quán); đồng thời, du khách sẽ tiêu dùng một lượng lớn “sản phẩm” đưới dạng món
ăn, thức uống và các loại hàng hóa khác; ngành du lịch sẽ có thu nhập cao hơn so vớixuất khâu hàng hoá đó vì nó sẽ được bán với giá trong nước, tiết kiệm chi phí bảo
quản.
Du lịch đã nâng cao doanh thu của xã hội: Khách du lịch thu hút mọi người
thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp xã hội, tạo ra nguồn thu cho cácdoanh nghiệp du lịch và các ngành liên quan do đó giúp thúc đây nền kinh tế địaphương.
Du lịch làm tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ trong doanh thu quốc gia:
Du lịch cải thiện đời sống nhân dân bằng cách tạo ra khả năng tiêu dùng hàng hóa
và dịch vụ tại chỗ, thúc đây sự phát triển của các ngành khác, khôi phục nhiều lễ hội
và nghề thủ công truyền thống, góp phần chuyền dịch cơ cau kinh tế của cả nước và
từng địa phương, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, và giàu lên, mở rộng giao lưu giữa
Du lịch thúc đây các ngành công nghiệp khác: Hàng hóa và dịch vụ du lịchbao gồm nhiều ngành kinh doanh và lĩnh vực khác nhau do tính chất xã hội hóa của
nó Cơ sở du lịch cung cấp một số mặt hàng công nghiệp (nông nghiệp, côngnghiệp, thủ công mỹ nghệ, nghề truyền thống, công nghiệp xây dựng, giao thôngvận tải, bưu điện, ngân hàng) Vì vậy phát triển du lịch có tính liên ngành, qua đógiúp các doanh nghiệp khác có cơ hội phát triển
Du lịch tạo ra thị trường tiêu thụ cho nền sản xuất xã hội: Du lịch phát triển
24
Trang 30cho phép du khách tìm hiểu thị trường, ký kết các hợp đồng sản xuất và thương mạitrong nước, sử dụng các phương tiện công nghệ trong các ngành kinh tế khác.
Du lịch sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, năng lượng, nước vàphương tiện truyền thông Các lĩnh vực này phát triển tại các điểm du lịch đã đượcthiết lập vì du khách cần đi du lịch, thông tin liên lạc quá cảnh và các điều kiện khác
dé các doanh nghiệp du lịch hoạt động Du lịch phát triển giúp những nơi nghèo,vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn trở nên giàu có, xóa đói giảm nghèo Kháchvăn hóa cũng ngày càng tăng, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,văn hóa dân tộc Vì vậy, những di sản đó ngày càng được tôn tạo và bảo tồn
Du lịch tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp: Du lịch là ngành dịch vụ
cần lao động trực tiếp và gián tiếp Điều này làm giảm áp lực tạo việc làm của chínhphủ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội Ví dụ: Mộtphòng khách sạn 1-3 sao trên toàn thế giới sử dụng 1,3 nhân viên phục vụ chính va
5 nhân viên phục vụ phụ Nếu các dich vụ bồ sung tốt hon va đa dang hon, số lượng
nhân sự cần thiết có thể tăng lên nhiều lần
Du lịch tăng cường kết nối quốc tế và thúc đây tương tác kinh tế và văn hóa:Quan hệ đối ngoại được tăng cường thông qua mở rộng trung chuyền du lịch, traođổi sản phẩm, hướng dẫn du khách Du lịch góp phần bảo tồn truyền thống, vănhóa địa phương, môi trường sản xuất và sinh hoạt Du lịch thúc đây kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội và truyền thống của các quốc gia thu hút du khách Khách du
lịch trong nước và quốc tẾ sé giúp người dân lĩnh hội văn hóa, xã hội (phong tục,lối sống, thâm mỹ, ngoại ngữ); tạo ra sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền vàcác dân tộc trên toàn thế giới; vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, gắn kết tốt đẹpgiữa các vùng miễn, các quốc gia
Nhìn từ các nước hoặc khu vực là điểm đến du lịch, tác dụng của kinh tế dulịch chủ yêu thé hiện ở các mặt sau: thực hiện sự lưu động không gian sản phẩm xãhội và của cải quốc dân, phân phối lại giữa các khu vực, tăng thu ngoại tệ, cân băngthu chi quốc tế, tích luỹ vốn xây dựng, thúc đây kinh tế quốc dân, cung cấp nhiều cơhội giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp, mở rộng giao lưu và quan hệ quốc tế
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế cho rằng du lịch thúc day nền kinh
tế vì nhiều tác động tích cực của nó Sự phát triển du lịch là nền tảng cho toàn bộnên kinh tế Sự phát triển của du lịch không chi là một lý do cho sự thành công củamột quốc gia; nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế theo những cách tích cực
25
Trang 31(Nguyễn Trọng Nhân & Lê Thông, 2015).
2.2.2 Đối với môi trường
a Ảnh hướng tích cực
Góp phần xây dựng quỹ bảo vệ môi trường thông qua huy động Các khoản
đóng góp trực tiếp từ du khách và các đơn vị doanh nghiệp du lịch có thể được thudưới hình thức phí bảo vệ môi trường Việc bảo ton tài sản văn hóa và tự nhiên
được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế thông qua chuyển khoản vào ngân sách quốc
gia.
Các doanh nghiệp trong ngành du lịch có thể chủ động bảo vệ môi trường du
lịch bằng cách: Trồng cây, cải tạo cảnh quan và làm sạch môi trường
Các đơn vị có san dé đầu tư cải thiện môi trường: Bau không khí của don vi vamôi trường xã hội nói chung.
b Ảnh hưởng tiêu cực
Phát quang rừng để phát triển khu nghỉ dưỡng, khai thác nguyên liệu thô vàtiêu thụ thực phẩm đều là những nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng
Khai thác tài nguyên bừa bãi: Để đáp ứng các yêu cầu của khu vực du lịch, tất
cả các tài nguyên đất, nước, không khí, biển và rừng đều được sử dụng
Nước thải từ các khu nghỉ dưỡng, khí thải từ các phương tiện giao thông côngcộng và dòng chảy thuốc trừ sâu từ các sân gôn đều góp phần gây ô nhiễm nước,không khí và đất
Môi trường sống của động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi âmthanh của xe cộ, thiết bị và con nguoi
2.3 CÁC CHÍ TIEU ĐÁNH GIA SỰ PHÁT TRIEN DU LICH BEN VUNG
Đã có một số công trình nghiên cứu đưa ra các bộ chỉ số bền vững trong pháttriển du lịch, trong đó một số bộ chỉ số hướng đến việc đánh giá chung về phát triểnbền vững du lịch, số khác đưa ra các chỉ số bền vững trong từng loại hình hoặc lĩnhvực hoạt động của du lịch như: chỉ số bền vững trong hoạt động lữ hành, trong kinh
doanh lưu trú, trong quản lý điểm đến; chỉ số bền vững cho một số loại hình du lịch
cụ thể (Mai Anh Vũ & Hà Thị Bích Hạnh, 2022) Một số bộ tiêu chí đánh giáDLBV tại điểm đến tiêu biểu phải ké đến như:
2.3.1 Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của Hội đồng Du lịch Toàn cầu
Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu do Hội đồng Du lịch Toàn cầu phiênbản lần thứ 3 xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ số, cụ thể như sau (GSTC, 2016):
26
Trang 32Chứng minh việc quản lý bền vững hiệu quả, gồm: Hệ thống quản lý bền
vững; Tuân thủ pháp luật; Thông tin và báo cáo; Gắn kết nhân viên; Phản hồi
của khách hàng; Quảng cáo chính xác; Công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng;
Quyền sở hữu tài sản, đất và nước; Thông tin và diễn giải; Gắn kết với điểmđến du lịch
Tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và tối thiểu
hóa các tác động có hại: Hỗ trợ cộng đồng: Sử dụng lao động địa phương;
Thu mua địa phương; Cơ sở kinh doanh địa phương; Khai thác và lạm dụng;
Cơ hội bình dang; Việc làm tử tế; Dịch vụ cộng đồng: Sinh kế dân địaphương.
Tối đa lợi ích cho di sản văn hóa và tối thiểu tác động có hại: Tương tác vănhóa; Bảo vệ di sản văn hóa; Trình diễn văn hóa và di sản; Đồ tạo tác
Tối đa lợi ích cho môi trường và tối thiểu tác động có hại: Bảo tồn tàinguyên; Giảm thiểu ô nhiễm; Bảo tồn đa dang sinh học, hệ sinh thái và cảnh
quan.
Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của ETEVới chung quan điểm và mục tiêu phát triển DLBV tại điểm đến ETE (2009)xây dựng bộ tiêu chí gồm 4 nhóm chính:
2.3.3
Phúc lợi cộng đồng: Thu nhập và doanh thu, Thuê người làm, Tăng cườngnền kinh tế địa phương và khả năng tổn tại lâu dài của nền kinh tế, Cải thiệnđiều kiện sông, Sự tham gia va kiểm soát của địa phương, Sự hài lòng với du
lịch, Tăng cường các mô hình văn hóa và xã hộiMôi trường tự nhiên và văn hóa: Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vàvăn hóa, Bảo vệ di sản thiên nhiên, Bảo vệ di sản văn hóa, Nâng cao nhậnthức về môi trường
Chất lượng sản phẩm du lịch và sự hài lòng của khách du lịch: Chất lượng dịch vụ và trải nghiệm, Sự hài lòng của khách du lịch, Chất lượng sản phẩm
du lịch và khả năng kinh tế, Truyền thông về tính bền vững tới khách du lịch,Trao đổi văn hóa là động lực cho hòa bình
Quản lý và giám sát: Lập kế hoạch và quản lý và Mang năng lực
Bộ tiêu chí đánh giá DLBV của ManningManning (1996) thiết lập bộ tiêu chí DLBV gồm 10 chi số đánh giá cụ thé
trong bảng dưới đây:
27
Trang 33Chỉ tiêuBảo vệ diém du lich
Cach xac dinhLoại bao vệ diém du lịch theo tiêu chuânIUCN
2 | Áplực Số du khách viéng thăm điểm du lịch (tính
theo năm, tháng cao điểm)
3 | Cường độ sử dung Cường độ sử dung - thời kỳ cao diém
(ngudi/ha)
4 | Tác động xã hội Tỷ số du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao
điểm)
5 | Mức độ kiêm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiêm
soát hiện có đôi với sự phát triên của diém du lịch và mật độ sử dụng
6 | Quản lý chất thải Phan trăm đường công thoát nước tại điểm du
lịch có xử lý (chỉ số có thê là giới hạn kết cấucủa năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch,
ví dụ như câp nước, bãi rác)
7 | Quy trình lập quy hoạch Có kế hoạch nhăm phục vụ cho điềm du lịch
(kế cả yếu tố du lịch)
8 | Các hệ sinh thái tới han Số lượng các loại quý hiếm đang bị đe doa
9 Sự thỏa mãn của du khách Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên
các phiếu thăm dò ý kiến)
10 | Sự thỏa mãn của địa phương Mức độ Thỏa mãn của địa phương (dựa trên
các phiếu thăm dò ý kiến)
2.3.4 Bộ tiêu chí đề xuất đánh giá DLBV tại Vân Đôn
Luận văn kê thừa các nghiên cứu và bộ tiêu chí được xây dựng trước đây của
các chuyên gia tại Việt Nam và Quốc tế dé đưa ra bộ tiêu chí đanh giá phù hợp vớiđiểm đến Vân Đồn Bộ tiêu chí bám sát vào ba trụ cột gồm: Kinh tế, tài nguyên tự
nhiên - môi trường và văn hoá - xã hội Cụ thê các tiêu chí thuộc các nhóm đánh giá
được thể hiện chỉ tiết trong bảng dưới đây
Bang 2.2 Bộ tiêu đánh giá DLBV đề xuất tai Vân Don
Trang 342 Khả năng huy động nguồn vốn dau tư phát triển du lịch
3 Ngành du lịch huyện Vân Đồn tạo ra nhiều công ăn việc làm, xói đói
giảm nghẻo
4 Giá cả dịch vụ du lịch hợp lý
Nhóm tiêu chí tài nguyên thiên nhiên và môi trường
5 Các tài nguyên du lịch tự nhiên, hệ sinh thái biên hấp dẫn
6 Mức độ quá tải của các điểm đến, khu du lịch
7 Mức độ ô nhiém môi trường và sự sạt lở bờ biên, nước biển dâng
8 Việc thu gom rac, xử lý rác, nước thải ở các điểm, khu du lịch được thực
hiện nghiêm chỉnh
9 Sản phâm du lịch đa dạng, hấp dẫn và độc đáo
10 Cư dân địa phương nhận thức được tâm quan trọng của tài nguyên, môi
trường
11 Cư dân dia phương có ý thức bao vệ tai nguyên môi trường cao
12 Người dân tham gia bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch
13 Hệ thông điện, nước ngọt bền vững và an toàn
Nhóm tiêu chí văn hóa và xã hội
14 Tình trạng ăn xin, chèo kéo khách và bàn hàng rong được hạn chế
15 Văn hóa âm thực ở địa phương có sự đa dạng và đặc sắc
16 Văn hóa truyền thong và các lễ hội của địa phương có giá trị đặc sắc và
hấp dẫn
17 Cac di tích lịch sử được tôn tao, bảo vệ, gìn giữ và đưa vào khai thác du
lịch hiệu quả
18 Chất lượng nguồn nhân lực du lịch được dao tạo chuyên nghiệp
19 Cư dân địa phương tích cực tham gia vào hoạt động du lịch
20 Các loại tệ nạn xã hội được kiêm soát
21 Cu dân địa phương và chính quyền địa phương sở tại thân thiện, dé gan
gũi
22 Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng đảm bảo
23 Hệ thông ngân hàng, ATM, bưu điện, thông tin liên lạc pho bién và thuận
tiện
24 Hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng chất lượng
Các tiêu chí được xây dựng dưới dạng đánh giá thang do Likert 5 diém thông
29
Trang 35qua khảo sát đánh giá và lấy ý kiến đánh giá của khách du lịch Với 24 biến quan
sát, luận văn dự kiến thu thập về ít nhất 120 mẫu quan sát nhằm đảm bảo kết quảkhi tổng hợp và đánh giá
2.4 CÁC NHÂN TÓ ANH HƯỚNG DEN PHÁT TRIEN DU LICH BEN
Tài nguyên du lịch cung cấp nguồn lực thiết yếu cho sản phẩm du lịch Được
coi là đầu vào hoặc điều kiện thiết yếu dé tổ chức du lịch Sự kết hợp giữa khai thác
tài nguyên và quản lý hiệu quả dẫn đến phát triển du lịch bền vững Ngoài ra, các tài
nguyên cung cấp hình dung sơ bộ để xác định hướng và mục tiêu phát triển Lựa
chọn sản phẩm du lịch đặc trưng và xác định giải pháp phát triển du lịch Từ sự kếthợp của các yếu tố khác, khả năng tồn tại và bền vững được đảm bảo Do đó tạo ranhững tác động kinh tế xã hội liên quan
Tương tự như vậy, phạm vi và đặc tính của tự nhiên phải được nâng cao Dambảo rằng các giá trị nhất quán theo thời gian Trở thành một địa điểm hấp dẫn, thu
hút du khách và hỗ trợ mở rộng và phát triển ngành du lịch
2.4.2 Các nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội
Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội như dân số và lao động, sự phát triển củasản xuất xã hội và các ngành kinh tế, nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch, điều kiện sống
và thời gian giải trí có ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch Sự phát triểncủa ngành du lịch chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tô chính trị và cuộc cách mangkhoa học công nghệ.
Dân số và lao động là những yếu tố có ý nghĩa thúc đây du lịch phát triển Đặcbiệt, sự gia tăng dân SỐ, mật độ dân số, tudi thọ và đô thị hóa một mặt làm tăng lựclượng lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ, dẫn đến nhu cầu nghỉ ngơi tănglên Mặt khác, du lịch cung cấp nguồn lao động cho ngành dịch vụ du lịch, từ đóđảm bảo nguồn nhân lực cho tăng trưởng du lịch
Sự tăng trưởng của các ngành sản xuất kinh tế - xã hội: Cần thiết cho sự pháttriên du lịch Ban đâu, nó tạo ra nhu câu du lịch, biên nhu câu đó thành hiện thực và
30
Trang 36mở rộng nhu cầu du lịch Sự phát triển của các ngành sản xuất xã hội và kinh tế đã
làm nảy sinh hoạt động du lịch, từ đó hoạt động du lịch chi phối tốc độ tăng trưởngcủa hoạt động du lịch Giữa nhu cầu du lịch và thực tế du lịch có sự chênh lệch,
trình độ sản xuất xã hội càng cao thì mức thâm hụt này càng nhỏ Các ngành kinh tế
khác như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông cũng
ảnh hưởng đáng ké đến tăng trưởng du lịch Dich vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyền lànhững ngành góp phần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất của du khách
Trong quá trình sinh sống và làm việc, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch là nhu cầuphục hồi sức khoẻ và khả năng lao động của cá nhân Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng
và sự biến động của nó theo thời gian, không gian là một trong những nhân tố có ý
nghĩa quyết định đến sự ra đời và phát triển của du lịch Khi nhu cầu này đạt đếnmột mức độ nhất định gọi là mức độ nhu cầu xã hội, nó có vai trò quyết định đến cơcau, tính chat và tốc độ phát trién của ngành du lịch Điều kiện sống: Điều kiện sốngcủa con người là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch Sự phát triển của dulịch phụ thuộc vào việc đạt được mức sông tối thiểu Thu nhập thực tế của mỗi cánhân trong xã hội là một trong những yếu tố cơ bản quyết định mức sống Thực tếcho thấy, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu ngườicao, điều kiện sống cũng được nâng cao thì hoạt động du lịch cũng phát triển tươngứng.
Phần thời gian ngoài giờ làm việc dành cho các hoạt động thúc đây sự pháttriển về thé chat, tinh thần và tâm hôn Du lịch được hưởng lợi rất nhiều từ việc tăngthời gian rảnh rỗi Trong những năm gần đây, sự hình thành và phát triển của loạihình du lịch cuối tuần đã có những đóng góp không nhỏ cho ngành du lịch càngkhẳng định tầm quan trọng của thời gian nghỉ ngơi đối với hoạt động du lịch
Chính trị là yếu tố có tác động không nhỏ đến ngành du lịch và là nhân tốquyết định thúc đây hay cản trở sự phát triển du lịch của một quốc gia nói riêng vàtoàn cầu nói chung Vì vậy, sự ôn định về chính trị là cần thiết để phát triển du lịch.Hòa bình và ôn định chính trị là cơ chế thúc đây du lịch và du lịch góp phần vào sựtồn tại của hòa bình và 6n định chính trị Xung đột, bat 6n chính trị cản trở hoạtđộng du lịch, phá hoại cơ sở hạ tầng du lịch, nguy hiểm đến tính mạng của dukhách.
2.4.3 Kết cấu hạ tầng
Trải nghiệm là bản chất của du lịch Do đó, không thể liệt kê các hiệp lực và lợi
31
Trang 37ích cần thiết của cơ sở hạ tầng Bao gồm đường cao tốc, nhà ga, sân bay, bến cảng,đường sắt, hệ thông thông tin và viễn thông, hệ thống cấp nước và nước thải, mạng lưới
điện Cơ sở hạ tầng hiện đại hóa tạo thuận lợi cho việc đi lại Đảm bảo rằng hệ thốnghành trình tích hợp cung cấp khả năng tiếp cận thuận tiện đến các điểm tham quan dulịch Trong suốt hành trình, đáp ứng các yêu cầu liên lạc và các yêu cầu khác của bạn
Hệ thống giao thông đảm bảo an toàn và tiện nghi Cung cấp dịch vụ vận
chuyền với chi phí ngày càng giảm, cải thiện tốc độ vận chuyên và giảm thời gian đi
lại Kéo dài thời gian lưu trú tại một địa diém du lịch nỗi tiếng và đi du lịch đếnnhững địa điểm xa Với thời gian để có thêm kinh nghiệm thay vì dành quá nhiều
thời gian cho việc di chuyên Đảm bảo rằng các lộ trình được thực hiện phù hợp với
chiến lược Nhất là khi việc đi lại phải thuận tiện và thoải mái nhất, thay vì mệt mỏi
vì quãng đường xa hay thời gian chờ đợi lâu.
Tất cả bắt nguồn từ việc đảm bảo rằng các yêu cầu của người tiêu dùngđược đáp ứng Trong xu hướng phát triển của sản phẩm hay dịch vụ là xu hướnghiện đại hóa, tiến bộ Khi đó, các năng lực có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếpđến chức năng và tính năng của công việc Du lịch và các nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội khác Việc triển khai thúc đây hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, conngười và cơ sở vật chất nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Tạo ra cácdịch vụ du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn Do đó, có thể nói rằng việc thúc
đây các hệ thống cơ bản này cũng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành du
lịch (Trần Thị Ngọc Bích, 2014)
2.4.4 Chất lượng dịch vụ du lịch
Chất lượng của bất cứ ngành nghề nào cũng cần được đảm bảo mang đếnnhững sản phẩm tốt nhất hướng đến khách hàng Du lịch là một ngành dịch vụ,các nhu cầu trong chất lượng cũng không ngoại lệ Chất lượng không phản ánhtrong các nhận thức của bên cung ứng mà đến từ những cảm nhận của người tậnhưởng và trực tiếp trải nghiệm Nói cách khác, chất lượng được đánh giá đến từ vịtrí của khách hàng Khi đó, ho sẽ có những so sánh dé tìm kiếm những bên cócung ứng tốt nhất cho trải nghiệm của họ
Chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cần phải được phản ánh với yêu cầu tốithiêu của ngành dịch vụ lữ hành dé đảm bảo cho những trải nghiệm và đánh giá tíchcực trong tận hưởng dịch vụ bên cạnh các lợi ích cung cấp khác nhau của các doanh
nghiệp; tạo nên các lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường;
32
Trang 38mang đến nguồn khách hàng tiềm năng ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp mình.
Chất lượng phản ánh các giá trị trong thương hiệu, tạo nên uy tín của đơn vịkinh doanh dịch vụ, đưa ra nhận định chung đối với ngành du lịch hay đánh giá địa
phương nơi có chuyến du lịch, tức là mang đến các phản ánh chung, đánh giá chungkhi họ là người từ nơi khác đến” Nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ quảng bá được
hình ảnh du lịch địa phương, quốc gia và trực tiếp nâng cao sự hài lòng của khách
du lịch, tạo năng lực cạnh tranh cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó
giúp du lịch phát triển bền vững, kích thích các nhu cầu chỉ tiêu cao hơn, đặc biệt từcác hoạt động du lịch quốc tế (Trần Thị Ngọc Bích, 2014)
2.4.5 Nguồn nhân lực du lịch
Nhân sự trong các tổ chức trực tiếp quản lý hoặc triển khai cung cấp dịch vụ
du lịch Bởi yếu tố con người mang đến các điều khiển với ngành dich vụ trong
chiến lược và kế hoạch, trong đó nguồn nhân lực phải đảm bảo với năng lực, trình
độ hay kinh nghiệm Bên cạnh thái độ và kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng phản
ánh trong cảm nhận của du khách.
Trong những năm gần đây, việc chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao đã được đề cập, trở nên phổ biến, hiện diện trong các chủ trương,chính sách và được cụ thể hóa trong các chiến lược, quy hoạch phát triển nguồnnhân lực Đã ban hành quy hoạch phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực.Gần đây, thay vì tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất
lượng cao được đề cập và bàn luận nhiều hơn, phản ánh mối quan tâm của xã hội,
thực tiễn và yêu cầu cụ thé của ngành chính xác hơn, cụ thé hơn đối với việc địnhhướng và đánh giá yếu tố chất lượng cao của nguồn nhân lực ngành du lịch
2.4.6 Sự tham gia của cộng đồng
a Dần địa phương
Du lịch định nghĩa cộng đồng dựa trên sự phân bố địa lý-hành chính của nó(thôn, làng, xã, huyện, thành phố) Sự tham gia của cộng đồng địa phương trongviệc ra quyết định, thực hiện và chia sẻ lợi ích từ du lịch được xem là yếu tố thenchốt để phát triển du lịch tại địa phương đó Bên cạnh các đặc điểm nhân khẩu học,quyết định tham gia của người dân địa phương chịu sự chi phối của 6 yếu tổ theomức độ giảm dần: hiểu biết về du lịch địa phương, thái độ tích cực tham gia, nănglực phục vụ du lịch, khả năng quyết định, sự tin tưởng các bên liên quan và năng lựctiép cận du khách của người dân.
33
Trang 39Điểm đến du lịch là nơi tập trung quy mô nhỏ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên văn hóa hoặc kết hợp cả hai Trừ một số trường hợp ngoại lệ nhưcác điểm du lịch có chức năng chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, thời gian lưu lại
của du khách tại hầu hết các điểm du lịch là tương đối ngắn do hạn chế về đối tượng
du khách Một điểm đến du lịch là một địa điểm cung cấp cho du khách khả năng
tiếp cận với các nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn
Khu du lịch là địa điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn và lợi thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển đáp ứng đồng thời yêu cầu đadạng hóa sản phẩm du lịch và phục vụ du khách, mang lại lợi ích cho nền kinh tế,
xã hội và môi trường.
Cụm du lịch là một vùng lãnh thổ tập trung nhiều loại tài nguyên với tập hợpcác điểm du lịch đang được khai thác hoặc khai thác tiềm năng, lấy một hoặc nhiềuđiểm du lịch có tầm quan trọng làm cốt lõi Cụm du lịch có ý nghĩa quốc gia, khu
vực hoặc toàn cầu trong thu hút khách du lịch
Các điểm du lịch trong các tuyến du lich được kết nối với nhau dé tạo thànhcác tuyến du lịch Các tuyến du lịch được xác định bởi sự phân bố tài nguyên dulịch, mức độ hấp dẫn của cảnh quan dọc tuyến và các điểm du lịch, tình trạng cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó mạng lưới giao thông đóng vai trò trungtâm, sự trong lành của môi trường, điều kiện trật tự an toàn xã hội, mối quan hệgiữa địa phương và vùng phụ cận, hướng phát triển không được xác định cho lãnhthổ du lịch
2.5 KINH NGHIỆM PHAT TRIEN DLBV TẠI MỘT SO DIA PHƯƠNG VA
BÀI HỌC KINH NGHIEM DOI HUYỆN VAN DON
2.5.1 Kinh nghiệm phát triển DLBV tại TP Đà Nẵng
TP Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của Tam giác kinh tế, thu hút đầu tư pháttriển của cả nước, khu vực và quốc tế Đà Nẵng là một trong số ít thành phố ở nước
ta nằm ở ven biển Miền Trung có nhiều yếu tố để hướng tới một đô thị Phát triển
34
Trang 40Bén vững và Hội nhập Ngày nay, phát triển bền vững nói chung và phát triển đô thị
bền vững nói riêng, vẫn được dựa trên 3 nguyên tắc kinh điển chủ yếu: kinh tế phát
triển ồn định; văn hoá xã hội có bản sắc và bảo vệ môi trường
Bài học thành công trong quản lý quan hệ đối tác Tăng trưởng du lịch bềnvững đòi hỏi tầm nhìn từ chính quyền địa phương Tầm nhìn này duy tri sự pháttriển của thành phố Đà Nang sẽ không quá đông đúc trong vài chục năm tới Dé thu
hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nha đầu tư chiến lược, chính phủ đã thiết lập các
chính sách phù hợp và hấp dẫn
Bài học này nói về việc tập hợp cộng đồng dân cư để thực hiện các chươngtrình của chính quyền thành phố và mang lại lợi ích cho cư dân địa phương Ngườidân địa phương được hưởng lợi và thực hiện các chính sách của thành phố trong
cuộc cách mạng này Người dân địa phương tự hào về thành phố của họ Đây là giá
trị tinh thần tạo cảm hứng cho du lịch Đà Nẵng.
Đây cũng là một ví dụ thành công về sự hỗ trợ của chính phủ dành cho cáccông ty bằng cách tạo ra những điều kiện tốt nhất thông qua các quy trình, hệ thống
và quy tắc hành chính lý tưởng cho các công ty đang phát triển
Tiếp theo là bài học về cách các tập đoàn với tư cách là nhà đầu tư đã địnhhình du lịch Đà Nẵng hôm nay Câu chuyện thành công này được thúc đây bởi cácnhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược Tập đoàn Sun Group đã đầu tưnhiều dự án lớn nhằm thúc đây du lịch Đà Nẵng và du lịch Việt Nam
Như vậy, Đà Nẵng có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, sản phẩm vui chơi giảitrí biển, sản phâm du lịch nghỉ dưỡng biên với chuỗi khách sạn, resort 5 sao mới các
cộng đồng làng nghề, đầu mối thương mại và các hoạt động dịch vụ đô thị phục vụ
Đà Nẵng Tại Đà Nẵng, một số thương hiệu toàn cầu đang nổi lên Chính sách củaThành phố và sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược đã tạo nên điều đó
Sự ủng hộ và tự hào của cộng đồng dân cư Đà Nẵng Người dân địa phương đónggóp, hạn chế tiêu cực và khuyến khích các hoạt động đóng góp tích cực cho cộng đồng
Chức năng của khách du lịch Ở một thành phố phát triển như thế này, du
khách hoàn toàn yên tâm và hài lòng khi sử dụng các dịch vụ cao cấp Nụ cười của
người Đà Nẵng khiến họ cảm thấy được chào đón Họ quảng bá du lịch Đà Nẵng vàtrở thành những người ủng hộ thành phó
2.5.2 Kinh nghiệm phát triển DLBV tại TP Nha Trang
Khánh Hòa có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, điều kiện tự nhiên đa
35