1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

150 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Định Hướng Tăng Trưởng Xanh Trên Địa Bàn Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Nguyễn Thị Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 2,34 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đóng góp mới của luận văn (17)
    • 1.5. Kết cấu nội dung luận văn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (19)
      • 2.1.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh và nông nghiệp, tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh 12 2.1.3. Các nội dung thực hiện nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (26)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (41)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (47)
      • 2.2.1. Tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới (47)
      • 2.2.2. Tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam (55)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (60)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Nông Cống (60)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nông Cống (63)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (0)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (70)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (70)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (72)
      • 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (72)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (18)
    • 4.1. Khái quát thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (0)
      • 4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất ngành trồng trọt (0)
      • 4.1.2. Khái quát tình hình sản xuất ngành chăn nuôi (75)
    • 4.2. Đánh giá tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (0)
      • 4.2.1. Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh (79)
      • 4.2.2. Đánh giá công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (81)
      • 4.2.3. Đánh giá tình hình xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (83)
      • 4.2.4. Đánh giá việc triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (98)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (0)
      • 4.3.1. Yếu tố khách quan (110)
      • 4.3.2. Yếu tố chủ quan (120)
      • 4.4.1. Định hướng (124)
      • 4.4.2. Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng (128)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (18)
    • 5.1. Kết luận (137)
    • 5.2. Kiến nghị (139)
      • 5.2.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách (139)
      • 5.2.2. Đối với chính quyền UBND huyện Nông Cống (139)
  • Tài liệu tham khảo (141)
  • Phụ lục (144)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng xanh

Khái niệm “tăng trưởng xanh” lần đầu tiên được đề cập trên tờ Economist ngày 27 tháng 1 năm 2000 và bắt đầu được sử dụng rộng rãi qua forum Davos. Sau đó khái niệm này được đưa ra và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại hội nghị của Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (UNESCAP) năm 2005 Đặc biệt trong tuyên bố hội nghị các bộ trưởng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD ngày 24 tháng 6 năm 2009 cũng bao gồm những nội dung của Tăng trưởng xanh Như vậy trước những bất ổn về môi trường, thế giới cùng các nền kinh tế lớn đã triển khai sáng kiến “Tăng trưởng xanh” với nhận định đó là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, vừa làm dịu những căng thẳng của thiên nhiên, ngăn chặn chảy máu tài nguyên và tạo nên bùng nổ việc làm trong thế kỷ XXI.

Chưa có định nghĩa thống nhất về “Tăng trưởng xanh” Tuy nhiên, dựa trên quan điểm môi trường là một hệ thống các tài nguyên có giới hạn và có năng lực tự điều chỉnh và tự tái tạo thì “Tăng trưởng xanh” nói đến việc tạo dựng một hệ thống kinh tế phản ánh sự tích hợp giữa các hệ sinh thái và đảm bảo khả năng phục hồi của các hệ thống hỗ trợ sự sống Theo Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP): "Tăng trưởng xanh" là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.

Hay tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

Nếu dựa trên niềm tin rằng, văn hoá và giá trị của con người là các nguồn lực quý giá nhất thì “Tăng trưởng xanh” là một hệ thống tăng trưởng kinh tế sung túc, bền vững cần được tạo ra để đảm bảo mọi thành viên của cộng đồng đều có khả năng tiếp cận những chuẩn mực sống căn bản và đầy đủ, cũng như các cơ hội phát triển của bản thân và xã hội

“Tăng trưởng xanh” hay còn gọi là “Tăng trưởng sạch”, là sự phát triển kinh tế theo chính sách có định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hoà hợp của kinh tế và môi trường, sinh thái Động lực mới của Tăng trưởng xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững Cũng có thể hiểu rất đơn giản “Tăng trưởng xanh” là những hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển năng lượng sạch Sản phẩm của nó có thể là các toà nhà được xây dựng với các vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng và có thể tự tạo nhiên liệu; có thể là các sản phẩm sinh học (thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo,…) chống ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải, rác,…), ngành giao thông vận tải (xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên nắng, gió, mặt trời,…), tất cả các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác phù hợp với tiêu chí “sản phẩm xanh”.

Bản chất của tăng trưởng xanh là mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường.

Tăng trưởng xanh 1 (Kinh tế -> Môi trường) có nghĩa là tăng trưởng kinh tế không làm hại đến môi trường và Tăng trưởng xanh

2 (Môi trường -> Kinh tế) có nghĩa là môi trường được bảo tồn có thể tạo điều kiện tăng trưởng mới cho kinh tế (Vũ Anh Dũng, 2011)

Tăng trưởng xanh 1 (Kinh tế -> Môi trường): Tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái môi trường

Tăng trưởng xanh 1 theo đuổi sự tăng trưởng kinh tế không làm suy thoái môi trường dựa trên việc tối đa hoá hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khi giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái môi trường là mục tiêu chính sách đã được nhấn mạnh bởi OECD kể từ năm 1990

Thực chất ô nhiễm môi trường không tự động giảm khi phát triển kinh tế nhưng nó có thể đạt được với ý chí chính trị của Chính phủ và những nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi nước

Tăng trưởng xanh 2 (Môi trường -> Kinh tế): Tăng trưởng kinh tế mà sử dụng môi trường như một động cơ tăng trưởng mới

Tăng trưởng kinh tế sử dụng công nghệ xanh, các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường Công nghệ xanh được coi là điểm mấu chốt nhất cho tăng trưởng xanh vì những hiệu quả sinh thái của nó trong sản xuất các sản phẩm, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu các chất ô nhiễm và chất thải trong tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.2 Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp (Phạm Quốc Trí, 2014) a Phát triển sản xuất nông nghiệp

* Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp gắn liền với nông thôn, quá trình sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt với nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, trình độ lao động thấp.

Người nông dân vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu thụ sản phẩm của chính họ làm ra Do đó, tính phối hợp liên ngành như cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn ở mức thấp, đóng góp từ khu vực nông nghiệp vào thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định

* Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển do các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông

Nông nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế Do đó cần có các chính sách hợp lý để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện nhằm tích lũy cho công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

+ Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp; cây trồng – vật nuôi là đối tượng sản xuất trong nông nghiệp Chính vì thế, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai rồi mới đến khí hậu và nguồn nước Đất đai ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp (đặc biệt với ngành trồng trọt) (Phạm Quốc Trí, 2014). Đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta có hai nhóm chính là đất feralit và đất phù sa Tùy theo các nhân tố, điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất trên có sự phân hóa khác nhau

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Nông Cống

Nông Cống là huyện đồng bằng tiếp giáp với các huyện miền núi, trung du phía Tây, Tây Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Nam

* Có tọa độ địa lý:

* Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Triệu Sơn và huyện Đông Sơn;

- Phía Nam giáp huyện Như Thanh và huyện Tĩnh Gia;

- Phía Đông giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương;

- Phía Tây giáp huyện Như Thanh

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính (31 xã và 1thị trấn) Tổng diện tích tự nhiên là 28.653,30 ha Dân số 183.358 người, mật độ dân số 640 người/km 2 Quốc lộ 45 là trục giao thông chính, cùng với hệ thống các đường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ trong huyện, tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nông Cống (2016)

Theo tài liệu của Trạm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nông Cống nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng (Ia) có các đặc trưng sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm: 8.500 - 8.600ºC; Biên độ năm 11-12ºC; Biên độ ngày 6-7ºC

- Lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm Thường thường tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm

- Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%; Lượng nước bốc hơi trung bình năm khoảng 854 mm

- Tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s

- Thiên tai thường xảy ra bão, lũ, úng, hạn cục bộ

Nông Cống thuộc tiểu vùng thủy văn của hệ thống sông Yên, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các con sông: Sông Nhơm, Sông Mực, Sông Thị Long Sông Yên có chế độ bán nhật triều, vào những ngày triều cường trong mùa cạn nước mặn có thể xâm nhập vào tận cầu Chuối Chế độ thủy văn chia thành 2 vùng:

- Vùng thủy văn đồi núi: Mùa đông khô hanh, gió rét; mùa mưa thường có lũ quét nhỏ xảy ra gây xói mòn ở vùng cao và lũ lụt vùng thấp

- Vùng thủy văn đồng bằng: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của con sông Nhơm, sông Thị Long và sông Chuối

Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều nên đồng ruộng ven sông thuộc các xã phía đông bị nhiễm mặn tập trung ở các xã Trường Giang, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Nông khoảng 470 ha.

Là huyện đồng bằng nhưng địa hình khá đa dạng: Vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở phía Bắc huyện và từ Tây Nam tới Đông Bắc ở phía Nam huyện Có thể chia thành 2 vùng:

- Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã phía Tây Bắc của huyện với đặc trưng là dãy núi Nưa với đỉnh cao nhất 414m Là mái nhà của huyện hứng nước mưa đổ về các xã đồng bằng Cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp mía đường và khai thác tài nguyên thiên nhiên như: Quặng crom, secfentin và nguyên liệu làm phân bón, phụ gia xi măng

- Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 74% diện tích toàn huyện (21.156 ha) Vùng này có những quả đồi độc lập và thỉnh thoảng có núi đá vôi, có thể chia thành các tiểu địa hình:

+ Vùng thềm đồng bằng: Là vùng tiếp giữa miền núi và đồng sâu + Vùng ven Sông Hoàng, Sông Yên

+ Vùng có địa hình thấp trũng Địa hình đa dạng cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức sản xuất Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, sau đó là chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt và nước lợ.

* Thổ nhưỡng Đất đai được hình thành từ 2 dạng:

- Dạng địa thành, tức đá mẹ phong hóa tại chỗ lâu đời mà thành

- Dạng thủy thành là do nước sông đem phù sa bồi đắp lâu dài mà thành Đất đai Nông Cống bao gồm các loại: Phù sa không được bồi hàng năm, đất mặn ít và nhóm đất đồi núi Trong quá trình canh tác, đất cũng được biến đổi thành nhiều loại nhỏ Nhưng nhìn chung đất đai của Nông Cống phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, lâu năm, tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nông Cống

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 28.653,3 ha; qua theo dõi 3 năm chúng ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng, tuy nhiên diện tích đất trồng cầy hàng năm lại giảm mạnh Cụ thể trong năm 2016 như sau:

- Đất trồng cây hàng năm là 13.057,14 ha, chiếm 73,97% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây lâu năm 1.663,26 ha, chiếm 9,43% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 7.525,22 ha, chiếm 26,26% tổng diện tích đất tự nhiên;

- Diện tích đất chưa sử dụng là 3.498,39 ha, chiếm 12,21% tổng diện tích đất tự nhiên

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2014 - 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 2015/ 2016/

A- Tổng diện tích tự nhiên 28.653,30 100 28.653,30 100 28.653,30 100 100 100 100 I- Đất nông nghiệp 17.500,29 61,08 17.663,16 61,64 17.629,69 61,53 100,93 99,81 100,37 1- Đất cây hàng năm 13.098,69 74,85 13.061,62 73,95 13.057,14 74,06 99,72 99,97 99,84 2- Đất cây lâu năm 1.672,48 9,56 1.665,97 9,43 1.663,26 9,43 99,61 99,84 99,72 3- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 653,36 3,73 643,99 3,65 643,68 3,65 98,57 99,95 99,26

4 Đất lâm nghiệp 2.075,76 11,86 2.291,58 12,97 2.265,61 12,85 110,40 98,87 104,47 II- Đất chuyên dùng 4.371,93 15,26 4.388,75 15,32 4.416,75 15,41 100,38 100,64 100,51 III- Đất thổ cư 3.063,94 10,69 3.069,57 10,71 3.108,47 10,85 100,18 101,27 100,72 IV- Đất chưa sử dụng 3.717,14 12,97 3.531,82 12,33 3.498,39 12,21 95,01 99,05 97,01 B- Một số chỉ tiêu phân tích

3- Đất canh tác/khẩu NN 0,071 - 0,071 - 0,071 - 100 100 100

4- Đất cánh tác/hộ NN 0,290 - 0,287 - 0,285 - 98,97 99,30 99,13

Nguồn: Chi cục Thông kê huyện Nông Cống (2014 - 2016)

3.1.2.2 Tình hình dân số - lao động

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2016, dân số huyện Nông Cống có 183.358 người, mật độ dân số khoảng 640 người/km², trong đó xã đông dân nhất là Thăng Long, xã ít dân nhất là Trung Ý

Tốc độ tăng dân số giữ duy trì ở mức dưới 0,60% Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm bình quân mỗi năm 1,7%

Qua bảng 3.2, ta thấy số khẩu phi nông nghiệp năm 2016 là 45.839 nhân khẩu, chiếm 25% tổng số nhân khẩu Cơ cấu khẩu phi nông nghiệp tăng lên, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn

Năm 2014 toàn huyện có 44.356 hộ, đến năm 2016 tăng lên 45.358 hộ bình quân 3 năm tăng là 1,11%; trong đó: số hộ phi nông nghiệp tăng bình quân 16,06%/năm, hộ nông nghiệp giảm bình quân 2,68%/năm

Về lao động, năm 2014 có 110.670 lao động trong độ tuổi, chiếm 61,63% tổng số nhân khẩu, năm 2016 có 118.050 lao động chiếm 64,38% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 3,28% Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2014 chiếm 74,62%, năm 2016 chiếm 68.46%, bình quân 3 năm giảm 1,08% Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2014 chiếm 25,38% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 15,14% Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đánh giá tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

hộ nuôi nhỏ lẻ bỏ trống chuồng, hộ nuôi gia trại, trang trại giảm đầu con.

4.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

4.2.1 Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Thực hiện Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa V/v phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm giảm phát thải và sử dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Huyện Nông Cống triển khai xây dựng kế hoạch hành động với các mục tiêu:

- Đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững ngành nông nghiệp huyện nhưng vẫn có thể thích nghi tốt với vấn đề biến đổi khí hậu

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực và dồn sức cho việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đảm bảo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn 2016 - 2020

- Khai thác tối đa nguồn lực, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài của huyện để tăng cường thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh hóa sản xuất, tiêu dùng

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại,dịch vụ Tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi Nâng cao sản lượng thu hoạch từ ngành trồng trọt, chăn nuôi thông qua việc gia tăng năng suất từ các giống cây trồng,vật nuôi mới, áp dụng các mô hình sản xuất công nghệ cao, chuyên môn hóa các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, tăng giá trị sản xuất, trong đó đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, doanh nghiệp Huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư có trọng điểm Phát triển chăn nuôi gắn liền với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường Nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả Quy hoạch các trang trại mới sản xuất theo hình thức nuôi công nghiệp quy mô vừa và lớn, chăn nuôi lợn nái ngoại - lợn thịt, thủy cầm, chăn nuôi tổng hợp Đồng thời chuyển đổi những diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất trên nguyên tắc gắn với phát huy tốt ưu thế đất đai của từng vùng đem lại hiệu quả sản suất tối ưu nhất góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

Bảng 4.3 Phân bố quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống

TT Nội dung Vùng sản xuất

1 Sản xuất rau an Vạn Hòa, Thăng Long, Thăng Thọ, toàn Công Liêm, Vạn Thắng

2 Vùng lúa thâm canh 31/32 đơn vị hành chính

Công Bình, Công Chính, Vạn

3 hình cải tạo vườn tạp Thắng

Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính,

4 Chăn nuôi tập Công Liêm, Tế Thắng, Tế Lợi, trung Minh Nghĩa, Tân Khang, Trường

5 Cây lương thực 32/32 đơn vị hành chính khác

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống (2016)

Việc xây dựng kế hoạch chiến lực phát triển nông nghiệp là hướng đi đúng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi chất lượng nông sản không đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường có nguy cơ ô nhiễm do canh tác lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, đa dạng sinh học suy giảm Xây dựng nền nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh huyện Nông Cống đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội và thành phần không thể thiếu là người nông dân và người tiêu dùng

4.2.2 Đánh giá công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, thuật ngữ Tăng trưởng xanh mới được nói đến vào năm 2014 khi xây dựng đề cương kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 và được hiện thực hóa bằng Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Để chính sách tăng trưởng xanh trong nông nghiệp đến người dân một cách nhanh và hiệu quả nhất UBND huyện Nông Cống xác định công tác tuyên truyền là khâu quan trọng để mỗi người đều hiểu lợi ích mà chính sách, mô hình mới mang lại tốt hơn chính sách, mô hình cũ như thể nào từ đó cùng với chính quyền địa phương nổ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của ngành nông nghiệp huyện Công tác tuyên truyền được chỉ đạo thực hiện thông qua:

- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ khối Nông nghiệp, chuyển giao các tiến bộ khoa học, áp dụng hệ thống máy móc nông nghiệp, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp và cơ giới hoá đồng bộ.

- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi trên từng chân đất phù hợp, áp dụng hệ thống quy trình quản lý tổng hợp về chăm sóc và phòng trừ dịch hại

- Giao cho Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông, TrạmBVTV, Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp đến nhân dân trong toàn huyện Đào tạo, mở các lớp hướng dẫn, tập huấn cho người nông dân tiếp cận với các mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh Truyền tải cho người nông dân hiểu được vai trò, ý nghĩa và cái lợi ích trước mắt, lợi ích trong dài hạn mà phương thức sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh mang lại cho họ, cho cộng đồng Tạo động lực cho mỗi hộ gia đình, các trang trại tự giác áp dụng và sáng tạo những mô hình tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

- Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, quản lý, sử dụng hiệu quả các loại phân bón, thuốc BVTV, máy nông cụ và kỹ thuật sản xuất cho các cá nhân, tập thể,

HTX từ đó hình thành các tổ dịch vụ mang tính chuyên nghiệp phục vụ, dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân

- Soạn thảo biên tập chuyên đề phát triển nông nghiệp trên hệ thống Đài truyền thanh huyện 02 chuyên mục/tuần mỗi chuyên mục được phát với thời lượng 10 phút

- Chỉ đạo triển khai các văn bản của ngành về tái cơ cấu ngành

Nông nghiệp và định hướng phát triển Nông nghiệp của huyện xuống các xã, thị trấn để thực hiện Thông tin đến người dân thông qua hội họp và phát trực tiếp trên hệ thống đài truyền thanh của xã, thị trấn

Bảng 4.4 Kết quả công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyên Nông Cống năm 2016

Nội dung ĐVT Số lượng

1 Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ 11

- Phòng Nông nghiệp huyện Người 5

- Trạm bảo vệ thực vật Người 3

2 Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân

- Số học viên tham gia Người 163

3 Phối hợp với doanh nghiệp trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Số Công ty, doanh nghiệp đã phối hợp DN 12

- Số học viên tham gia Người 147

4 Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh

- Số lượng chuyên đề Chuyên đề 19

- Số lần tuyên truyền Lần 46

- Thời lượng tuyên truyền Giờ 7,67

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống (2016)

Bảng 4.5 Đánh giá của hộ điều tra về công tác tuyên truyền tăng cường áp dụng sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

4.2.3 Đánh giá tình hình xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp cần phải áp dụng thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý để giảm phát thải khí nhà kính; tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần phải có lộ trình thực hiện dài hơi Với đặc điểm là huyện thuần nông để phát triển nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh cần phải thực hiện từng bước đảm bảo yêu cầu tăng trưởng nhanh ngành nông nghiệp với đòi hỏi tiết kiệm và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhất là trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua quá trình: Tập trung phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, cac-bon thấp, xây dựng và thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý chất thải trong nông nghiệp Vì vậy, huyện Nông Cống đã và đang chỉ đạo phát triển các mô hình sẵn có trên địa bàn đồng thời hướng dẫn người dân hoàn thiện các mô hình đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh và từng bước áp dụng mô hình sản xuất lúa hữu cơ vào trong sản xuất nông nghiệp.

4.2.3.1 Mô hình trồng rau an toàn

Thực hiện Quyết định số 618/2013/QĐ-UBND ngày 19/02/2013 của UBND tỉnhThanh Hóa về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015, quy mô 03 ha trở lên đối với các huyện đồng bằng, 02 ha trở lên đối với các huyện miền núi, nằm trong quy hoạch vùng rau an toàn tập trung của tỉnh, UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo triển khai thực hiện, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng để rau phát triển tốt Năm 2014 đã triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình trên địa bàn xã Vạn Hòa diện tích 03 ha Mô hình được UBND tỉnh hỗ trợ kích cầu thông qua: hỗ trợ hệ thống nhà lưới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới phun sương, thùng thu gom chất thải Ngoài ra khi thực hiện đề án, chi hội nông dân các thôn được tham gia tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Kết thúc đợt tập huấn các hội viên đều được cấp chứng chỉ chứng nhận đã đào tạo lớp tập huấn sản xuất rau an toàn Điều này giúp nâng cao trình độ thâm canh trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ các loại cây rau màu, cũng như bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất và môi trường sinh thái ở khu sản xuất.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Nông nghiệp và tăng trưởng xanh: Phối hợp (+) và đánh đổi (-) - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.1. Nông nghiệp và tăng trưởng xanh: Phối hợp (+) và đánh đổi (-) (Trang 27)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 61)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2014 - 2016 (Trang 64)
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Nông Cống năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Nông Cống năm 2014 - 2016 (Trang 66)
Bảng 4.2. Số lượng, sản lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.2. Số lượng, sản lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 76)
Bảng 4.3. Phân bố quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.3. Phân bố quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống (Trang 80)
Bảng 4.4. Kết quả công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp  theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyên Nông Cống năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.4. Kết quả công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyên Nông Cống năm 2016 (Trang 82)
Bảng 4.5. Đánh giá của hộ điều tra về công tác tuyên truyền tăng cường áp dụng sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.5. Đánh giá của hộ điều tra về công tác tuyên truyền tăng cường áp dụng sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (Trang 83)
Bảng 4.6. Các loại rau trồng chính của vùng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.6. Các loại rau trồng chính của vùng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 - 2016 (Trang 85)
Hình 4.1. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 4.1. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (Trang 87)
Bảng 4.7. Tổng hợp mô hình phát triển kinh tế VAC trên địa bàn huyện Nông Cống năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.7. Tổng hợp mô hình phát triển kinh tế VAC trên địa bàn huyện Nông Cống năm 2016 (Trang 88)
Bảng 4.13. Khối lượng trung bình phân bón tối ưu sử dụng trong nông nghiệp huyện Nông Cống năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.13. Khối lượng trung bình phân bón tối ưu sử dụng trong nông nghiệp huyện Nông Cống năm 2016 (Trang 100)
Bảng 4.15. Lượng đạm ure và kali tại vùng RAT - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.15. Lượng đạm ure và kali tại vùng RAT (Trang 102)
Bảng 4.16. Bộ thuốc khuyến cáo nông dân sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.16. Bộ thuốc khuyến cáo nông dân sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh (Trang 103)
Hình 4.2. Bể biogas áp dụng cho chăn nuôi nông hộ - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 4.2. Bể biogas áp dụng cho chăn nuôi nông hộ (Trang 106)
Bảng 4.17. Hiệu quả sản xuất khí Biogas từ các nguồn nguyên liệu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.17. Hiệu quả sản xuất khí Biogas từ các nguồn nguyên liệu (Trang 107)
Bảng 4.20. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Nông Cống (2012-2016) - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.20. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Nông Cống (2012-2016) (Trang 114)
Hình 4.4. Chu trình của thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng Với lượng thuốc BVTV sử dụng bình quân 1 ha gieo trồng sử dụng đến 1,65 kg thuốc bảo vệ thực vật - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 4.4. Chu trình của thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng Với lượng thuốc BVTV sử dụng bình quân 1 ha gieo trồng sử dụng đến 1,65 kg thuốc bảo vệ thực vật (Trang 116)
Bảng 4.26. Nhận thức của hộ điều tra về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.26. Nhận thức của hộ điều tra về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh (Trang 122)
Sơ đồ 4.1. Sự kết hợp giữa bốn nhà trong phát triển sản xuất nông nghiệp Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ 4.1. Sự kết hợp giữa bốn nhà trong phát triển sản xuất nông nghiệp Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) (Trang 134)
Hình 2. Mô hình trồng rau sạch mang lại hiệu quả cao của Tổng đội TNXP 8 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 2. Mô hình trồng rau sạch mang lại hiệu quả cao của Tổng đội TNXP 8 (Trang 149)
Hình 1. "Nông nghiệp xanh" mô hình trồng rau sạch tại thành phố Đà Lạt - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 1. "Nông nghiệp xanh" mô hình trồng rau sạch tại thành phố Đà Lạt (Trang 149)
Hình 3. Mô hình chăn nuôi lợn theo - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 3. Mô hình chăn nuôi lợn theo (Trang 150)
Hình 4. Sử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong nuôi lợn - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình 4. Sử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong nuôi lợn (Trang 150)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w