1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định

109 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cây Dược Liệu Ở Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định
Tác giả Nguyễn Hùng Mạnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Viết Đăng
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 276,03 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Ý nghĩa khoa học của luận văn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan (19)
      • 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của cây dược liệu (23)
      • 2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu (26)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây dược liệu (28)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (31)
      • 2.2.1. Thực tiễn phát triển sản xuất cây dược liệu ở một số quốc gia trên thế giới (31)
      • 2.2.2. Thực tiễn sản xuất cây dược liệu tại Việt Nam (33)
      • 2.2.3. Bài học rút ra từ thực tiễn sản xuất cây dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam 21 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (37)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn (38)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (38)
      • 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện (43)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (48)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (48)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (49)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (50)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (51)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (54)
    • 4.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu tại huyện Hải Hậu (54)
      • 4.1.1. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất dược liệu (54)
      • 4.1.2. Giải pháp về đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu (65)
      • 4.1.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động (70)
      • 4.1.4. Giải pháp về liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu ở huyện Hải Hậu (76)
      • 4.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dược liệu tại huyện Hải Hậu (79)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (81)
      • 4.2.1. Yếu tố về cơ chế chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (81)
      • 4.2.2. Yếu tố về năng lực của các hộ sản xuất cây dược liệu (83)
      • 4.2.3. Yếu tố về năng lực của cán bộ địa phương và cơ sở về tổ chức thực hiện các giải pháp (85)
      • 4.2.4. Yếu tố thuộc về nguồn lực của địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp (85)
      • 4.2.5 Các nhân tố khác (87)
    • 4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (87)
      • 4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất (87)
      • 4.3.2. Tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển sản xuất cây dược liệu (88)
      • 4.3.3. Phát triển thị trường tiêu thụ cây dược liệu (89)
      • 4.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của hộ (89)
      • 4.3.5. Giải pháp về quản lý thị trường (90)
  • Phần 5. Kết luận và khuyến nghị (91)
    • 5.1. Kết luận (91)
    • 5.2. Khuyến nghị (92)
      • 5.2.1. Về phía Nhà nước (92)
      • 5.2.2. Về phía tỉnh Nam Định (92)
  • Tài liệu tham khảo (94)
  • Phụ lục (96)
    • Hộp 4.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu khá tốt (63)
    • Hộp 4.2. Trồng thìa canh chúng tôi được hỗ trợ nhiều lắm (70)
    • Hộp 4.3. Ý kiến của người dân về khuyến nông địa phương (76)
    • Hộp 4.4. Liên kết với hộ dân không cần hợp đồng nhưng vẫn chắc chắn (79)
    • Hộp 4.5. Chúng tôi hầu như không nhận được hỗ trợ nào cả (83)

Nội dung

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng Những loại cây này có khả năng tự sản sinh các chất hóa học đa dạng để tồn tại ngoài tự nhiên tránh khỏi mọi đe dọa của côn trùng, nấm hay các động vật ăn thực vật Chính những hợp chất hóa học trong cây lại đem lại các tác động có lợi lên cơ thể người Và có chứa nhiều dược tính tương đương với các phương thuốc Tây tiên tiến ngày nay.

Việc dùng cây dược liệu trong nhân dân ta đã có từ lâu đời Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hóa, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù.

Có thể thấy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một Về sau dần dần con người mới biết tổng kết và đặt ra lý luận Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh nghiệm trong nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con người đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm và hiểu biết của con người, đến ngày nay đã hình thành các khuynh hướng khác nhau, chúng ta có thể phân biệt hai loại người làm thuốc Một loại chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hoặc ít biết lý luận Kinh nghiệm đó cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy Những người có khuynh hướng này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người Khuynh hướng thứ hai là những người có kinh nghiệm và có thêm phần lí luận, những người này chiếm chủ yếu ở thành thị và những người có cơ sở lí luận cho rằng vị Thần Nông là người phát minh ra thuốc Truyền thuyết kể rằng: “Một ngày ông nếm 100 loài cây cỏ để tìm thuốc, ông đã gặp phải rất nhiều loài cây có độc nên có khi một ngày ngộ độc đến

70 lần”, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “Thần Nông bản thảo” Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất Đông Y (chừng 4000 năm nay) (Vũ Tuấn Minh, 2009).

Như vậy, trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm từ xưa cho đến ngày nay chúng ta đã tìm ra rất nhiều loại cây thuốc quý với các tác dụng vừa có thể bồi bổ tăng cường sức khỏe vừa chữa bệnh Thậm chí nhiều cây thuốc sở hữu dược tính có ích giúp điều trì các bệnh nan y, hiểm nghèo khó chữa Và trong thời đại này do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với các công cụ hỗ trợ hiện đại, chúng ta đã có thể nghiên cứu và phân tích chính xác mọi thành phần có trong cây thuốc một cách chuẩn xác.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

Theo Ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992).

Theo MITRE (2007), Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.

Theo Air Force Policy Directive (2012), phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội.

Theo Amartya Sen (1988), Phát triển hay nói một cách đầy đủ hơn là phát triển kinh tế xã hội của con người là phát triển nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Tuy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về sự phát triển, nhưng tóm chung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.

2.1.2.3 Sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:

Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;

X 1, X 2, X 3,…., X n là lượng của một số yếu tố đầu vào.

- Có hai phương thức sản xuất là:

Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.

Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.

Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai Nhưng cho dù sản xuất theo hướng nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực tiễn phát triển sản xuất cây dược liệu ở một số quốc gia trên thế giới

2.2.1.1 Liên kết trong sản xuất cây dược liệu tại Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền Y học cổ truyền lâu đời nhất thế giới (hơn

4000 năm phát triển) và cũng là quốc gia xuất khẩu dược liệu lớn nhất thế giới.

Nhà nước Trung Quốc đã chủ trương quy hoạch những vùng, miền mà điều kiện thiên nhiên phù hợp nhất với cây dược liệu đồng thời có những chính sách quản lý và thúc đẩy phát triển bền vững nguồn dược liệu như:

- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về tầm quan trọng sử dụng bền vững nguồn dược liệu và giá trị kinh tế.

- Thu hoạch nguồn tài nguyên dược liệu một cách bền vững trên cơ sở có kế hoạch quản lý, dự trữ, bảo quản lâu bền và quy định xuất khẩu hàng năm hợp lý.

- Phát triển những chương trình nghiên cứu khoa học về trồng trọt, thu hái, sơ chế, bảo quản, sử dụng dược liệu.

Từ những năm 1980, lượng gieo trồng cây dược liệu đã tăng lên nhanh chóng tại Trung Quốc Hiện nay có khoảng 340.000 nông dân tham gia vào canh tác cây dược liệu trên diện tích khoảng 137.594 ha với 250 loài cây dược liệu.

Về xuất khẩu, Trung Quốc đứng đầu danh sách 12 nước xuất khẩu dược liệu nhiều nhất thế giới Tổng sản lượng xuất khẩu cây dược liệu trung bình một năm giai đoạn 1991-2003 của Trung Quốc đạt khoảng 150.600 tấn, chiếm 1/3 tổng giá trịxuất khẩu toàn cầu.

2.2.1.2 Thực tiễn trong sản xuất cây dược liệu tại Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch Chiến lược phát triển công nghiệp sản phẩm dược liệu giai đoạn 2005 - 2009 thành kế hoạch quốc gia vào 29/6/2004 Kế hoạch đã chỉ định một số Văn phòng Chính phủ thuộc các Bộ Ngành và trường Đại học khác nhau chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành những mục tiêu trong mỗi giai đoạn phát triển.

Cơ quan phát triển Y học cổ truyền và Y học thay thế Thái Lan (DTAM) phối hợp với các tổ chức liên quan khác chịu trách nhiệm thực thi các chính sách của nhà nước thông qua các hoạt động: củng cố kiến thức y học cổ truyền, dược liệu thông qua nghiên cứu phát triển; chuyển giao kiến thức cho cộng đồng và nhân viên y tế thông qua đào tạo, triển lãm và nhiều kênh truyền thông khác; phát triển nhiều sản phẩm từ dược liệu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ y học cổ truyền; sản xuất dược liệu trong ngành công nghiệp dược phẩm và trong các bệnh viện.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhu cầu dược liệu và thuốc từ dược liệu tại Thái Lan tăng lên rõ rệt Tồng số lượng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu tăng lên 39,6% từ con số 616 năm 1997 lên 861 năm 2003.

Thái Lan cũng chủ trương sản xuất cây dược liệu tại các bệnh viện, năm

2000 có 168 bệnh viện cộng đồng, 22 trung tâm y tếvà 7 bênh viện đa khoa cấp vùng tiến hành trồng cây dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu để phục vụ nhu cầu sử dụng của cộng đồng trong vùng Bệnh viện có những hợp đồng sản xuất với những nông dân ở các vùng lân cận để trồng cây dược liệu Điều này không những cung cấp dược dược liệu cho bệnh viện mà đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, so với thuốc Tân dược, thuốc từ dược liệu tại Thái Lan chỉ chiếm con số rất nhỏ (năm 2001 khoảng 2%) Một phần nguyên nhân là do hầu hết các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu tại Thái Lan đều hoạt động trên quy mô nhỏ và vừa, rất ít phát triển thành công nghiệp quy mô lớn.

2.2.2 Thực tiễn sản xuất cây dược liệu tại Việt Nam

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãivới 5000 loài cây làm thuốc. Trong khoảng 50 năm trở lại đây, Việt Nam đã tiến hành nhập nội khoảng 300 loài cây thuốc từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có khoảng 60 loài trở thành hàng hóa như Actiso, Đương quy, Bạch chỉ

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị dược liệu Toàn quốc lần thứ II (2007), nhu cầu dược liệu tại Việt Nam hàng năm khoảng 120.000 tấn, trong đó phục vụ cho công nghiệp dược khoảng 50.00 tấn, cho Y học cổ truyền khoảng 50.000 tấn và xuất khẩu khoảng 20.000 tấn Tuy nhiên, lượng dược liệu nhập khẩu hàng năm tại nước ta khoảng 90% và chủ yếu từ Trung Quốc.

Nguồn dược liệu ở nước ta được khai thác từ hai nguồn là thu hái tự nhiên và trồng trọt Trong đó, có khoảng 136 loài cây thuốc được trồng trọt với khả năng cung khoảng 15.500 tấn.

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển cây dược liệu như quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị25/1999/CT-TTg về đẩy mạnh công tác phát triển Y dược học cổ truyền; Quyết định 35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010

Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích trồng dược liệu trên cả nước còn rất nhỏ.Mặc dù chưa có những thống kê, nhưng nguồn dược liệu trồng hầu như chưa phục vụ đủ nhu cầu sản xuất trong nước mà vẫn phải nhập khẩu như Cúc hoa, Đương quy, Ngưu tất Các mô hình trồng dược liệu còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát hoặc do đặt hàng của doanh nghiệp với quy mô nhỏ.

2.2.2.1 Trồng cây dây thìa canh tại huyện Nho Quan, Ninh Bình

Đặc điểm địa bàn

Hải Hậu là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, có tọa độ địa lý từ 19 0 59' đến 20 0 15' vĩ độ Bắc, 106 0 11' đến 106 0 21' kinh độ Đông, có vị trí như sau:

Phía Bắc Giáp Với Huyện Trực Ninh Và Huyện Xuân Trường,

Phía Đông Giáp Huyện Giao Thủy Và Vịnh Bắc Bộ, Phía Tây

Giáp Huyện Nghĩa Hưng Và Huyện Trực Ninh, Phía Nam Giáp

Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy Huyện Hải Hậu có 2 mặt giáp sông và một mặt giáp biển tạo cho huyện có lợi thế về giao thông đường thủy và phát triển kinh tế biến.

Hình 3.1 Bản đồ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường chính đi qua là Quốc lộ 21 từ thành phố Nam Định chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam huyện và đường tỉnh lộ 56 chạy từ các huyện Vụ Bản, Ý Yên, qua huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, sang Giao Thủy Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán cây dược liệu của huyện với các huyện khác trong tỉnh hoặc với các thương nhân ở tỉnh ngoài tới địa bàn để tham gia hoạt động chế biến, kinh doanh sản phẩm dược liệu trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.

3.1.1.2 Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Hải Hậu là một vùng đặc trưng cho kiểu vùng sinh thái ven biển của đồng bằng Sông Hồng, do vậy đặc điểm khí hậu của huyện là khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau: Thời tiết vào mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa phùn, thiếu ánh sáng và ẩm ướt

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9: mùa này chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam, nhiệt độ nóng, mưa nhiều và có bão (UBND huyện Hải Hậu, 2012)

Nhìn chung, khí hậu của huyện Hải Hậu thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, là một vùng ven biển với hệ thống ruộng chủ yếu là vàn cao và vàn thấp, chỉ có một số diện tích nhỏ bị nhiễm mặn vì vậy rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các loại cây trồng Với đặc điểm này Hải Hậu có điều kiện thâm canh sản xuất, tăng vụ với điều kiện được bố trí các loại cây trồng thích hợp cho từng hệ thống canh tác Tuy nhiên, do vị trí ven biển nên với điều kiện thời tiết hiện nay thì cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển của sản xuất như thiên tai thường xuyên xảy ra do đó khó có thể điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp, đặc biệt là khó khăn trong tưới tiêu nước khi vào mùa mưa và tình trạng nhiễm mặn xảy ra ngày càng thường xuyên Bên cạnh đó là tình trạng nước biển dâng, lấn vào bờ làm cho diện tích đất của huyện suy giảm 80ha từ năm 2014-2015. Điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng đồng thời yêu cầu Hải Hậu cần phải có kế hoạch sản xuất thích hợp cũng như bố trí hệ thống cây trồng vật nuôi thích hợp để tận dụng lợi thế tự nhiên.

Hải Hậu là vùng đất cửa sông và giáp biển, được bao bọc bởi hệ thống sông Ninh Cơ và sông Sò, ngoài ra với 32km đê biển, 31km đê sông lớn với hàng chục sông đào như sông Múc, sông Trệ, sông Cửa Khúc, sông Xẻ Giữa, sông Xẻ Tây, Xẻ Đông đã tạo nên cho huyện một hệ thống thuỷ lợi rất tốt thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp Huyện còn có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh với hệ thống sông xương cá đã tạo nên hệ thống tưới tiêu hoàn toàn bằng trọng lực với 100% diện tích được tưới tiêu chủ động Ngoài ra huyện còn có hệ thống đầu mối cầu cống tưới tiêu đảm bảo tiêu thoát nhanh, tiếp nước tốt, hàng năm tiếp từ

17 - 18 lần thuỷ triều vào các chân ruộng giúp cải tạo đất Với hệ thống thuỷ lợi như vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện có được điều kiện để đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và phát triển đa dạng hoá (UBND huyện Hải Hậu, 2016).

Hải Hậu có tổng diện tích đất tự nhiên là 22.895,59 ha, về thổ nhưỡng đất đai Hải Hậu là vùng đất trẻ, nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 56,1% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất mặn chiếm 19,4%, các loại đất khác có đất cát, đất phèn, đất có sản phẩm Feralitic chiếm diện tích nhỏ. Đánh giá chất lượng môi trường đất

Tiến hành lấy 14 mẫu đất của 8 xã trong toàn huyện đại diện cho 03 loại hình đất sản xuất có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nói chung và cây dược liệu theo định hướng của UBND huyện:

- Đất chuyên lúa: Đất trồng 2 vụ lúa hoặc 1 lúa – 1 màu Đây là diện tích nằm trong vùng quy hoạch chuyển đổi sang các loại cây trồng khác của các xã.

- Đất chuyên màu: Đất trồng màu được chia thành 2 nhóm: (i) Đất trồng màu trong vườn nhà Đây là diện tích đất vườn của các hộ, trên diện tích này có nhiều loại rau màu, cây ăn quả cùng được trồng xen canh với nhau; (ii) Đất chuyên màu ngoài đồng: là vùng đất vàn cao, không chủ động tưới tiêu, được người dân chuyên canh rau màu các loại.

- Đất gò vườn (vượt ao): Tại các khu vực chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp,

- chủ yếu là vùng trũng Các xã đã quy hoạch thành vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất gò được hình thành sau khi hệ thống ao nuôi trồng thủy sản được hình thành Diện tích gò và diện tích ao sau khi chuyển đổi thường là 40 – 60% diện tích.

Kết quả phân tích cho thấy 100% số mẫu đất đều có hàm lượng các kim loại dưới ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của Kim loại nặng trong đất Đây là một trong những thuận lợi ban đầu cho các doanh nghiệp muốn phát triển vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO.

Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Hậu năm 2014 - 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So Sánh (%)

Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC

I Tổng diện tích 22895,6 100 22814,1 100 22814,1 100 99,64 100 99,82 đất tự nhiên

1.1 Đất sản xuất 13263,6 57,93 12962,5 56,82 12935,7 56,70 97,73 99,79 98,76 nông nghiệp

1.3 Diện tích mặt nước có 1867,9 8,16 2419,7 10,61 2418,3 10,60 129,54 99,94 113,78 khả năng NTTS

2.3 Đất phi nông 1206,8 5,27 978,5 4,29 977,2 4,28 81,08 99,87 89,99 nghiệp khác

II Một số chỉ tiêu BQ

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Hậu (2016)

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Hải Hậu có 03 thị trấn và 32 xã Hiện nay, hầu như các xã đều trồng cây dược liệu, tuy nhiên diện tích cây dược liệu ở các xã có sự chênh lệch rất lớn và đóng góp vào sự phát triển kinh tế hộ cũng như kinh tế địa phương có sự khác biệt rõ rệt.

Lựa chọn điểm điều tra là các xã có điều kiện khác nhau, mang tính đại diện cho huyện Trong đó, các xã có diện tích trồng cây dược liệu nhiều nhất là xã Hải Lộc và Hải Quang Đây là các xã có các hộ thuộc khu vực sản xuất tập trung và các hộ chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây dược liệu, còn lại đa phần đều trồng với diện tích rải rác hoặc tận dụng trên nền đất thổ cư của gia đình Đặc biệt, xã Hải Lộc là xã có sự liên kết giữa nông dân trồng dược liệu (thìa canh) với công ty TNHH Nam Dược khá chặt chẽ từ năm 2014 nên hoạt động sản xuất dược liệu diễn ra rất thuận lợi và phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin, số liệu thứ cấp là các thông tin, số liệu liên quan tới cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Các thông tin về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài được thu thập ở các sách báo, các bài luận văn, luận án, tra cứu trên mạng internet.

Thông tin số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các phòng, ban, ngành: Phòng nông nghiệp, công thương, Tài chính - KH, Chi Cục thống kê, trung tâm khuyến nông huyện, trạm bảo vệ thực vật huyện….

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp sẽ được thu thập chủ yếu từ quan sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Thông tin sơ cấp của đề tài được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn các nhà quản lý ở các cấp chính quyền như phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Hậu, cán bộ xã (03 người), cán bộ lãnh đạo huyện (02 người) và điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân tại 02 xã điều tra, 05 cơ sở/ doanh nghiệp thu mua dược liệu với 02 nhóm sản phẩm chính là đinh lăng và thìa canh Tiêu chí chọn các hộ nông dân để điều tra là điều tra 45 hộ trồng đinh lăng ở Hải Quang, 45 hộ trồng thìa canh ở Hải Lộc với thời gian trồng 2 loại cây này đều từ 3 năm trở lên Mặt khác, 45 hộ trồng thìa canh ở Hải Lộc đều nằm trong tổ hợp tác sản xuất dược liệu của xã, có tham gia ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với công ty Nam Dược còn các hộ ở xã Hải Quang trồng đinh lăng chưa có hoạt động liên kết rõ ràng trong sản xuất cây đinh lăng.

Phân bổ mẫu điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5 Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã 08

1.2 Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, trạm

1.3 Cán bộ xã, cán bộ khuyến nông cơ sở 4

2.1 Xã Hải Lộc (sản xuất thìa canh) 51

- Cơ sở/ DN thu mua 03

- Cơ sở cung cấp đầu vào 03

2.2 Xã Hải Quang (đinh lăng) 51

- Cơ sở/ DN thu mua 03

- Cơ sở cung cấp đầu vào 03

Tổng số phiếu điều tra (= 1+2) 110

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1 Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi thu thập các thông tin, dữ liệu sẽ được tổng hợp, chọn lọc và phân loại các thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu, so sánh, đối chiếu và đánh giá để có thể đưa ra kết luận cần thiết, phù hợp.

Thông tin định tính sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại và so sánh đi kèm với sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các thông tin định lượng.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đối cho phù hợp Trong đó có các phương pháp:

- Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phán ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

- Phương pháp số tương đối: được sử dụng phán ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp bình quân: Số bình quân nói lên mức độ điển hình và tương quan giữa các chỉ số thống kê, được sử dụng để phán ánh mức độ đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.

 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện sản xuất giữa các xã, các hình thức sản xuất, so sánh diện tích, năng suất, sản lượng của các đối tượng cây dược liệu trong cùng 1 vùng, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các xã trong địa bàn nghiên cứu, giữa các loại hình cây dược liệu trong địa bàn nghiên cứu Phân tích điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa, tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm chung của hộ và chủ hộ

- Số tuổi bình quân, giới tính của chủ hộ

- Trình độ văn hóa, chuyên môn

- Số năm kinh nghiệm trồng dược liệu

- Số lao động nông nghiệp/hộ của nhóm hộ điều tra

- Bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm hộ điều tra

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về lượng của sự phát triển cây dược liệu

- Tổng số hộ, tổng số lao động sản xuất cây dược liệu qua các năm;

- Năng suất bình quân, diện tích/ hộ, sản lượng/ hộ, lao động bình quân trên hộ, chi phí bình quân.

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng cây dược liệu canh toàn xã;

- Năng suất, sản lượng cây dược liệu qua các năm.

- Tổng diện tích cây dược liệu theo quy hoạch từng giai đoạn, theo địa phương.

- Diện tích cây dược liệu thực hiện theo quy hoạch từng giai đoạn, từng địa phương.

- Tỷ lệ diện tích cây dược liệu thực tế so với quy hoạch của huyện.

3.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất của sự phát triển a Phản ánh kết quả

+ Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi đầu tư trong 1 thời kỳ, thường là một năm.

+ Giá trị sản xuất (GO): đáng giá toàn bộ giá trị của cải vật chất hay giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ sản xuất cây dược liệu thu được trong 1 vụ sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị sản xuất cây dược liệu thìa canh trong một vụ hay một năm.

+ Chi phí bằng tiền: là toàn bộ các khoản chi phí vật chất được quy đổi bằng tiền được sử dụng trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, BVTV, công lao động thuê ngoài b Phản ánh về hiệu quả

+ Năng suất (tấn/ha): Phản ánh trung bình 1 năm 1 đơn vị diện tích đất sản xuất được bao nhiêu (tấn) sản phẩm.

Năng suất bình quân (W) = Tổng sản lượng sản phẩm thu được trong 1 năm (vụ) (Q)/ Tổng diện tích đất gieo trồng (S)

+ Hiệu quả tính trên một đồng chi phí

 GO/TC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí;

 VA/TC: Là giá trị tăng trên 1 đồng chi phí;

 MI/TC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí + Hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian

 GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian;

 VA/IC: Là giá trị tăng trên 1 đồng chi phí trung gian;

 MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây dược liệu:

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng quy hoạch + Tỷ lệ hộ đánh giá quy hoạch minh bạch, công khai (%)

+ Tỷ lệ hộ đánh giá quy hoạch không rõ ràng, minh bạch (%)

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng đầu tư công, dịch vụ công (điện, đường giao thông, thủy lợi, khuyến nông, thông tin thị trường)

+ Tỷ lệ hộ đánh giá dịch vụ công ở mức tốt (%)

+ Tỷ lệ hộ đánh giá dịch vụ công ở mức trung bình (%)

+ Tỷ lệ hộ đánh giá dịch vụ công ở mức không tốt (%)

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự tham gia của các tổ chức

+ Mối quan hệ giữa doanh thu và sự tham gia vào các tổ chức đoàn thể

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện đặc điểm của chủ hộ

+ Tuổi chủ hộ BQ (tuổi)

+ Trình độ văn hóa ( Tiểu học trở xuống, THCS, THPH) (%)

+ Trình độ chuyên môn (Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng) (%)

+ Số năm kinh nghiệm (năm)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu tại huyện Hải Hậu

4.1.1 Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất dược liệu

Theo Quyết định số 8080/QĐ_UBND ngày 9/12/2015 của UBND huyện Hải Hậu quyết định “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020”, quy hoạch sản xuất cây dược liệu của huyện Hải Hậu được xác định như sau:

Diện tích quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu của huyện Hải Hậu được bố trí thành 2 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn này phát triển hết toàn bộ quỹ đất Quy hoạch dược liệu của các xã: Hải Quang, Hải Sơn, Hải Toàn, Hải Lộc, Hải Châu, Hải An, Hải Phong, Hải Phú, Hải Hà, Hải Thanh, Hải Minh, Hải Đường với tổng diện tích là 647,59ha. Đây là các xã đã và đang phát triển trồng dược liệu Người dân có kinh nghiệm sản xuất dược liệu, có hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua và hệ thống sơ chế.

Vì vậy, giai đoạn 2015 – 2020, cần tập trung ưu tiên vào phát triển các địa bàn này để tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi sẵn có.

Diện tích trồng dược liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn GACP – WHO chiếm khoảng 50% tổng diện tích. Đăng ký GACP – WHO cho diện tích còn lại của giai đoạn I (50% diện tích) trong giai đoạn II từ 2020 – 2030.

Phát triển dược liệu ở địa bàn các xã còn lại với tổng diện tích quy hoạch khoảng 786,28 ha Tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu của các doanh nghiệp để phát triển với diện tích và quy mô phù hợp

Căn cứ vào các giai đoạn quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu, các xã,thị trấn tiến hành công tác chuyển đổi đất trồng màu, chuyên rau màu, hoa, dược liệu và đất trồng lúa năng suất thấp, đất vườn gò vượt khi đào ao phục vụ nuôi trồng thủy sản để tiến hành trồng lược liệu Đặc biệt, với các diện tích quy hoạch trồng cây dược liệu được tính dựa trên Quy hoạch sử dụng đất tại các xã về Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, do đó, được tính theo công thức sau:

Diện tích Quy hoạch phát triển dược liệu = Diện tích quy hoạch trồng rau màu giá trị cao + Diện tích quy hoạch trồng hoa, cây cảnh + (Diện tích quy hoạch

Quy hoạch bố trí đất cho trồng dược liệu của các địa phương trên địa bàn huyện Hải Hậu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1 Quy hoạch bố trí đất trồng dược liệu các xã, thị trấn ĐVT: ha

Xã/thị trấn Giai đoạn 2015 – 2020 Giai đoạn 2020 - 20308

Nguồn: Dự án quy hoạch cây dược liệu huyện Hải Hậu (2014)

Sau quá trình triển khai thực hiện 02 năm, hiện nay việc phát triển sản xuất cây dược liệu của Hải Hậu đã có những kết quả ban đầu tương đối khả quan.

Thông tin cụ thể được thể hiện trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2 Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 ĐVT: Diện tích (ha), thu nhập: triệu đồng/ ha/năm

STT XÃ/TT So sánh

DT Đinh Thìa Khác nhập Tên DT lăng canh

3 TT Yên Định 0.3 0.3 Ngoài QH

5 Hải Hà 5 5 300 Xóm 2 5 DT trong

QH, cánh đồng ngoài QH

7 Hải Đông 20 17 3 500 Nam Châu, 20 DT ngoài

Trung QH Đồng, Đông Châu

19 Hải Toàn 10 10 0 0 430 Xóm 12, 10 Ngoài QH

Bảng 4.3 Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu so với quy hoạch

STT XÃ/TT QH tế Vùng SX trong QH So sánh thực tế (ha) (ha)

1 Hải Nam 25.00 1.02 Giáp sông Sò; Giáp xóm 20; Giáp sông Hà Lạn; Đồng Góa Không đạt QH

2 Hải Hưng 31.27 0.8 Đồng Trước Bến, Đồng Sau Chùa, Đồng Làng, Đồng Cánh Không đạt QH Đông, Đồng Trước Chùa, Đồng Gốc Si

3 TT Yên Định 0.00 0.3 Vượt QH

4 Hải Thanh 48.20 1.3 Cánh đồng Lĩnh Minh, Trước Phúc; đồng trước ông Túc; đồng Không đạt QH trước bà Vinh; đồng ruộng cạn; Xóm Vĩnh Hiệp

5 Hải Hà 81.68 5 Khu đồng Sau, đồng Trung Lương, Khu đồng Bể; khu đồng Xóm 2 Không đạt QH

6 Hải Lộc 32.20 9.59 Xóm 1, 2, 3,4,7,8 Xóm 1, 3 Không đạt QH

7 Hải Đông 70.48 20 Cánh đồng đội 7 Dọc sông Cát, cánh đồng đội 6 giáp sông Ba Nam Châu, Không đạt QH

Nõn Cánh đồng Xuân Hà Cánh đồng Xuân Hà 3, An Hóa 1, Trung Đồng,

An Hóa 2, Đồng Đội 1, Cánh đồng đội 4, 5 Đông Châu

8 Hải Tây 23.55 4.5 Cánh đồng xóm 7, xóm 8 Cánh đồng xóm 6, 15, 16 Đồng Cồn Không đạt QH xâm canh

9 Hải Quang 34.00 50 Cánh đồng Hải Vân xâm canh; Cánh đồng 17, đồng Trước 2 vùng Không đạt QH

Trại; Cánh đồng Hải Hưng xâm canh; Cánh đồng Hải Thanh xâm canh

10 Hải Trung 33.00 0.7 Không đạt QH

11 Hải Long 57.06 5.2 Xóm 5,6,7,8,10,14,15, 16,17 Không đạt QH

STT XÃ/TT QH tế Vùng SX trong QH So sánh thực tế

12Hải Sơn 158.01 5 Xóm 1, 2, 5, 7 và xóm 9 Xóm 1 Không đạt QH

13Hải Tân 52.37 6.7 Xóm Nguyễn Phú, Phạm Giảng, Đỗ Đăng Không đạt QH

Xóm Nguyễn Ước, Nguyễn Đào 14Hải Phương 97.77 0.6 Xóm 1,3,4,5,6,7,8,9,10, 11,13 Khu vực giáp xã Hải Sơn và Không đạt QH

15Hải Đường 30.10 20 Xóm 1,2,5,6,8,9,10,14, 15,16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Không đạt QH

16Hải Triều 13.65 0.2 Xóm Tân Thịnh, Xuân Hương, Tây Bình, Hưng Bình Không đạt QH

17Hải Hòa 153.37 35 Xóm Xuân Phong, Đài Tây, Xuân Đài, Xuân Trung, Tân Hùng, Không đạt QH

Xuân Thịnh, Xuân Đài Đông

18Hải Phú 31.10 8.63 Xóm Nguyễn Rinh, Phạm Tuân Xóm 1 Không đạt QH

19Hải Toàn 21.00 10 Xóm 5, xóm 11 và xóm 12 Xóm 12, 6, Không đạt QH

10, 11 20Hải An 50.62 14.4 Xóm 7, xóm 14 và xóm 15 Khu vực cửa sông Cau và sông Xóm 7, xóm Không đạt QH

21Hải Phong 50.49 10 Xóm 4, xóm 8 Không đạt QH

22Hải Ninh 0.00 40 Xóm 3,4,19 Vượt QH

23Hải Giang 56.87 25 Xóm Mỹ Thọ I, Mỹ Thuận, Ninh Giang, Ninh Hòa, Ninh Không đạt QH

Trung, Xóm Mỹ Thọ II

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Kết quả phát triển sản xuất cây dược liệu của huyện so với quy hoạch năm

2015 về cơ bản không đạt chỉ tiêu về mặt diện tích, đặc biệt là rất nhiều xã, thị trấn đã phát triển diện tích trồng dược liệu không đúng với trong quy hoạch mà phần lớn do nhân dân tự phát trồng, điều này làm cho việc kiểm soát sự phát triển diện tích trồng dược liệu của huyện Hải Hậu cũng như ở các xã, thị trấn gặp nhiều khó khăn thời gian qua.

Việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện trong đó có nội dung phát triển cây dược liệu của Hải Hậu 3 năm từ 2015 – 2017 trong thực tế chỉ đạt 23,78% so với quy hoạch phát triển đã đề ra trước đó, trong đó có 2 xã là Hải Ninh và Thị trấn Yên Định có số diện tích trồng dược liệu nằm ngoài quy hoạch chung (TT Yên Định có 0,3 ha, xã Hải Ninh có 40 ha), còn lại 21 xã trong huyện đều có diện tích trồng dược liệu rất thấp so với quy hoạch đề ra Nguyên nhân là do chỉ một số xã trong huyện như Hải Thanh, Hải Quang, Hải Lộc, Hải Toàn là có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng dược liệu với các công ty dược, còn lại hầu hết các xã khác đều là phát triển tự phát, chưa căn cứ vào nhu cầu thị trường Cùng với 366,06 ha diện tích trồng cây dược liệu truyền thống trước đó trên địa bàn huyện Hải Hậu nâng tổng diện tích sản xuất cây dược liệu của toàn huyện lên 649ha (2017) Đây là sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, chính quyền địa phương cũng như nhân dân các xã, thị trấn trong toàn huyện thời gian qua Chủ yếu diện tích trồng cây dược liệu của huyện tập trung vào đinh lăng và thìa canh với diện tích 185ha rải rác ở các xã Hải Lộc, Hải Toàn, Hải Ninh, Hải Thanh Điều này cho thấy, việc phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu thời gian tới cần phải có sự tính toán điều chỉnh và can thiệp của chính quyền địa phương, đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của thị trường, các đối tác thu mua, sơ chế dược liệu tại các địa phương. Đánh giá của cán bộ các cấp và người dân sản xuất dược liệu cho thấy, việc thực hiện quy hoạch các cùng trồng cây dược liệu của huyện Hải Hậu được đánh giá tương đối tốt, rõ ràng và minh bạch với 100% người dân trồng dược liệu và cán bộ các cấp đều khẳng định điều này Tuy nhiên, việc vùng quy hoạch dược liệu chưa sát với điều kiện của địa phương (đặc biệt là về số lượng cơ sở thu mua, sơ chế dược liệu, tập quán canh tác của người dân) vẫn còn tương đối lớn hộ dân và cán bộ quản lý đánh giá là cản trở việc phát triển vùng sản xuất dược liệu trong thực tế ở các xã, thị trấn của huyện Thông tin cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4 Đánh giá quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu

Hộ Cán bộ, lãnh đạo các cấp Nội dung đánh giá Ý kiến Tỷ lệ Ý kiến Tỷ lệ đồng ý (%) đồng ý (%)

Vùng quy hoạch dược liệu xác định phù hợp điều kiện địa phương 60 66.67 4 80.00

Quy hoạch vùng sản xuất dược liệu được công khai, minh bạch với người dân 90 100.00 5 100.00

Quy hoạch vùng sản xuất dược liệu rõ ràng, cụ thể 82 91.11 4 80.00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2018

Trong thời gian tới, các đối tượng điều tra đều nhận định việc quy hoạch sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu tương đối sát với nhu cầu thị trường và khả năng của các địa phương, do đó không muốn điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất dược liệu mà hi vọng chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ để phát triển vùng dược liệu như trước nhằm mở rộng diện tích các loại cây này nhằm tăng giá trị kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.

Hộp 4.1 Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu khá tốt

Việc quy hoạch vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, quy mô lớn ở Hải Hậu đã được UBND huyện phối hợp với các tổ chức, địa phương trong toàn huyện làm tốt từ năm 2014 và triển khai rộng rãi trong toàn huyện từ năm 2015 Trên thực tế, chúng tôi đã công bố rộng rãi quy hoạch này cho người dân, cũng giải thích rõ ràng những khúc mắc của người dân và cán bộ các xã, thị trấn trong toàn huyện để triển khai trên diện rộng đề án này Tuy nhiên trong thực tế, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cùng với việc thị trường tiêu thụ không ổn định, người dân lại ngại không dám mạo hiểm nên trừ một số xã như Hải Toàn, Hải Lộc, Hải Quang, Hải Ninh thì đại đa số các xã trong huyện đều phát triển rất chậm diện tích trồng cây dược liệu, chủ yếu vẫn là đinh lăng và thìa canh vì hiện tại các loại cây này hiệu quả kinh tế tương đối cao Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp tích cực hơn nữa với các cấp, ngành ở địa phương và người dân để đẩy nhanh việc hiện thực hóa đề án phát triển sản xuất dược liệu đưa huyện Hải

Hậu thành vùng sản xuất và sơ chế dược liệu trọng điểm của tỉnh Nam Định cũng như khu vực đồng bằng sông Hồng.

4.1.2 Giải pháp về đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu Để phát triển sản xuất dược liệu thì điều kiện không thể thiếu đó là tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động này Do đó, UBND huyện Hải Hậu cũng như các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rất coi trọng công tác đầu tư vào các lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại địa phương. Để phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu của huyện Hải Hậu,UBND huyện cũng như UBND các xã, thị trấn đã tích cực triển khai và lồng ghép rất nhiều chính sách để thu hút, hỗ trợ các DN đầu tư cho sản xuất, đặc biệt hỗ trợ một phần cơ sở vật chất, hạ tầng cho vùng trồng cây dược liệu, các chính sách có thể kể tới bao gồm:

Bảng 4.5 Khái quát một số chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu của huyện Hải Hậu

Chính sách Nội dung Ghi chú

Nghị định số 65/2017/NĐ- - Hỗ trợ sản xuất giống dược liệu Còn

CP ngày 19 tháng 05 năm - Hỗ trợ áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai hiệu

2017 của Chính phủ về thác dược liệu tuân thủ thực hành nuôi trồng, lực chính sách đặc thù về khai thác dược liệu tốt giống, vốn và công nghệ - Hỗ trợ nuôi trồng dược liệu tập trung trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.

Quyết định 35/2015/QĐ- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở công nghiệp chế Còn UBND về Quy định quản biến nông – lâm – thủy sản trong đó có hỗ trợ hiệu lý và sử dụng kinh phí sự phát triển dược liệu: xây dựng mô hình, chuyển lực nghiệp kinh tế đối với giao công nghệ; hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp hoạt động khuyến công tác kinh tế, phát triển các CCN; hỗ trợ lập quy tỉnh Nam Định hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng

Quyết định 800/2010/QĐ- - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu Hết TTg phê duyệt chương cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiệu trình mục tiêu quốc gia về CN, TTCN và dịch vụ; lực xây dựng nông thôn mới - Phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh tế - xã hội; giai đoạn 2010- 2020 - Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã, thị trấn;

Quyết định 1600/2016/QĐ- - Quy hoạch xây dựng NTM Còn

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

4.2.1 Yếu tố về cơ chế chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các DN, các tổ chức thu gom, sơ chế dược liệu cũng như các hộ dân thực hiện sản xuất cây dược liệu trên địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hải Hậu hiện nay đều cho biết, họ không được tiếp cận với bất kỳ chính sách hỗ trợ đặc biệt nào của địa phương trong việc thúc đẩy sản xuất dược liệu ngoại trừ các hỗ trợ chung cho sản xuất dược liệu mặc dù điều này đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người dân, địa phương cũng như góp phần phát triển kinh tế chung của toàn huyện Điều này được thể hiện rõ rệt trong nhận định của các DN, cơ sở về các cơ chế chính sách cho phát triển sản xuất dược liệu trong bảng sau:

Bảng 4.16 Đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở thu gom về chính sách hỗ trợ phát triển

TT Chính sách Nội dung đánh giá DN, cơ sở

1 Quy hoạch vùng Chưa sát với thực tế địa phương 75.00 27.78 sản xuất và nhu cầu thị trường

2 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa 90,00 20.00 đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dược liệu

3 Đào tạo nhân lực, Số lượng lớp tập huấn ít 58.33 66.67 nâng cao chất Chất lượng các lớp tập huấn chưa 41.67 35.56 lượng lao động cao

Phương pháp tập huấn chưa thích 66.67 25.56 hợp với nhu cầu người dân

4 Liên kết sản xuất – - Chính quyền địa phương đứng 91.67 88.89 tiêu thụ sản phẩm ra bảo lãnh tốt khi hộ dân ký hợp cây dược liệu đồng với doanh nghiệp sản xuất

- Chính quyền địa phương chưa 41.67 - can thiệp triệt để khi người dân sản xuất ngoài phạm vi hợp đồng ảnh hưởng tới thực hiện liên kết

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Đối với các DN, hộ thu gom đã và đang tiến hành hoạt động liên kết với hộ nông dân trong các lĩnh vực sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song hầu hết các DN đều mong mỏi được sự quan tâm của chính quyền các cấp trong việc can thiệp để thúc đẩy phát triển mối liên kết này thông qua hai nội dung đó là tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân trong việc thực hiện nghiêm hợp đồng cũng như nhận được hỗ trợ thích đáng về vốn cho việc ổn định và phát triển sản xuất.

Hộp 4.5 Chúng tôi hầu như không nhận được hỗ trợ nào cả

Công ty phải đầu tư rất nhiều vốn để có thể thu mua và thanh toán tiền ngay cho người dân khi họ bán sản phẩm cho công ty, cũng như hỗ trợ đầu vào cho người sản xuất nhưng hiện nay chúng tôi hoàn toàn không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào về cơ sở hạ tầng, về đào tạo nhân lực cho phát triển sản xuất cả Điều này làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, thời gian tới cần phải điều chỉnh việc này Mặt khác, chính quyền địa phương cũng cần phải tham gia phối hợp các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong thực hiện đúng cam kết với doanh nghiệp theo các hợp đồng kinh tế vì người dân phải hiểu rằng tuân thủ hợp đồng, bán theo nhu cầu doanh nghiệp, tôn trọng chữ tín mới có thể làm ăn lâu dài được. Ông Nguyễn Văn Tài, công ty Nam Dược, Khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định

4.2.2 Yếu tố về năng lực của các hộ sản xuất cây dược liệu

Các hộ nông dân tham gia hoạt động trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hải Hậu đều là những đối tượng đã có kinh nghiệm sản xuất dược liệu trước đây nên việc tham gia sản xuất dược liệu hoàn toàn chủ động và không gặp khó khăn gì nhiều Tuy nhiên, phần lớn các hộ điều tra đều cho rằng, hiện nay vấn đề lớn nhất mà hộ gặp phải đó là quy mô sản xuất của hộ ảnh hưởng khá nhiều đến việc hộ có thể phát triển sản xuất dược liệu theo hướng liên kết hay không.

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển sản xuất cây dược liệu đinh lăng, thìa canh Hiện nay chi phí đầu tư trồng, thu hoạch và sơ chế dược liệu sẽ quyết định đến mức độ chủ động của người dân trong quá trình sản xuất Vốn giúp các hộ nông dân có khả năng chủ động đầu tư các loại máy móc thiết bị khác phục vụ cho phát triển sản xuất dược liệu như máy sấy, máy bơm nước tự động và có thể chủ động đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo kết quả điều tra năm 2017, nguồn vốn sản xuất là yếu tố ảnh hưởng đến bình quân diện tích, sản lượng thìa canh trên địa bàn xã Hải Lộc và đinh lăng trên địa bàn xã Hải Quang Năm 2016, bình quân diện tích trồng đinh lăng của nhóm hộ có vốn sản xuất từ 7 triệu đồng trở lên là lớn chiếm lớn nhất toàn xã, đạt2762m2, trong khi nhóm hộ có vốn sản xuất từ 5 triệu trở lên với thìa canh là hơn2000m2 Nhóm hộ có vốn sản xuất từ 0,5-3 triệu đồng có bình quân diện tích đinh lăng thấp toàn xã, đạt 790,39m2, con số này với thìa canh là 913m2 Cùng với đó,bình quân sản lượng đinh lăng, thìa canh của nhóm hộ từ 7 triệu đồng trở lên cũng chiếm giá trị cao nhất Cho thấy rằng, các hộ tập trung vốn sản xuất càng lớn thì diện tích và sản lượng sẽ đạt giá trị cao hơn nhóm hộ có vốn sản xuất ít hơn.

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến bình quân diện tích, sản lượng dược liệu của hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017

Chỉ tiêu Dưới 3 triệu Từ 3- 7 triệu Từ 7 triệu trở lên

BQ Sản lượng (kg/sào) 944,19 1778,82 2140

BQ Sản lượng (kg/sào/năm) 744,21 882,43 983,15

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Để phát triển sản xuất dược liệu, vốn đầu tư cho sản xuất là rất quan trọng.

Hiện nay nguồn vốn của người dân hầu hết là vốn tự có Đó là nguồn vốn quan trọng, nó thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển sản xuất Mặt khác, người dân tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh thì họ có trách nhiệm với nguồn vốn mình bỏ ra đầu tư, hiện nay người dân đa phần sử dụng vốn tự có trong sản xuất, với tâm lý sợ thua lỗ và phải gánh thêm khoản chi phí khác nếu sản xuất không đạt kết quả cao.

Do nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ nông dân nói chung và nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ tham gia trồng dược liệu nói riêng còn hạn chế.

Bên cạnh đó đầu tư cho sản xuất dược liệu thời kỳ đầu tương đối lớn Do đó, để sản xuất nhiều hộ nông dân đã phải vay mượn ở nhiều nguồn khác nhau như: ngân hàng, người thân, bạn bè. Để phát triển sản xuất dược liệu, yếu tố nguồn vốn phục vụ sản xuất rất quan trọng Tuy nhiên để hộ nông dân có điều kiện mở rộng quy mô hoặc thu hút nhiều hộ tham gia trồng dược liệu hơn nữa, các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân được tiếp cận với việc vay vốn Hộ trồng dược liệu có tương đối đa dạng các nguồn vốn phục vụ sản xuất Để phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả của phát triển sản xuất dược liệu, các hộ bắt buộc phải huy động được các nguồn vốn khác nhau để có thể có được những đầu vào có chất lượng tốt nhất, chủ động tiến hành sản xuất trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Đất đai của các hộ trồng dược liệu hiện nay chủ yếu là đất vườn, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng nên chất đất cao, là đất phù sa có tầng đốm rỉ có kết von, với địa hình cao, vàn cao và vàn nên rất thích hợp cho việc phát triển cây dược liệu với giá trị về dược học cao.

4.2.3 Yếu tố về năng lực của cán bộ địa phương và cơ sở về tổ chức thực hiện các giải pháp

Hiện nay về cơ bản đội ngũ cán bộ cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ Tuy nhiên năng lực, trình độ quản lý, điều hành và tổ chức, triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế như việc sử dụng công cụ hỗ trợ như máy vi tính.v.v vào trong quản lý.

Bảng 4.18 Thông tin cơ bản về cán bộ điều tra

Trình độ chuyên môn - Sơ cấp, Trung cấp 1 33,33

- Đại học và sau đại học 1 33,33

Trình độ lý luận chính - Chưa qua bồi dưỡng 1 33,33 trị - Trung cấp 2 66,67

Số năm công tác - Từ 2 - 5 năm 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018)

Các cán bộ điều tra đều là người còn trẻ, có năng lực, có trình độ nên hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu trên địa bàn huyện.

4.2.4 Yếu tố thuộc về nguồn lực của địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp

65 liệu chất lượng cao đi đôi với việc áp dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, thu hái, sơ chế và bảo quản Căn cứ nhu cầu sử dụng các loại cây dược liệu phục vụ sản xuất, chế biến của công ty, doanh nghiệp để xây dựng định hướng phát triển cây dược liệu trong thời gian tới Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Hải Hậu đã yêu cầu tập trung xây dựng 628 ha dược liệu tại các xã : Hải Lộc, Hải Quang, Hải Châu, Hải Toàn, Hải An, Hải Phong, Hải Phú, Hải Đường, Hải Đông, Hải Minh, Hải Hà, Hải Thanh,… Xây dựng 324 ha chiếm 50% diện tích, trồng cây dược liệu chất lượng cao theo hướng dẫn thực hành trồng và thu hái câu thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (Gapc-Who) Trong đó, 172ha trồng cây đinh lăng, tăng 52 ha so với năm 2014. Huyện Hải Hậu khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất giống, sơ chế, chế biến, xây dựng mối liên kết trong sản xuất và cây dược liệu đinh lăng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cho chính quyền và người dân có thêm định hướng và lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy nhiên do nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế nên quá trình triển khai hiện nay còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là xây dựng hệ thống kho chứa, cơ sở sấy, sơ chế dược liệu còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Các nhân tố khác ảnh hưởng tới sự phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu như yếu tố về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu: Hải Hậu có đặc điểm khí hậu thời tiết thuộc vùng đồng bằng bắc bộ, là khu vực nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình trong năm 23-240C Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 80-85% Khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu Tuy nhiên sự nóng lên của toàn cầu, kéo theo sự biến đổi khí hậu hết sức phức tạp, bão lũ xảy ra ngày càng nhiều hơn gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu.

Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

4.3.1 Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất

Trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển sản xuất dược liệu tập trung cần đầu tư hoặc lồng ghép với các chương trình phát triển nông nghiệp để đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông…phục vụ phát triển cây dược liệu nói chung và đinh lăng, thìa canh nói riêng Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng cần phát huy nhiều nguồn lực theo phương thức xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tiêu thụ nguồn dược liệu, xây dựng hệ thống sơ chế ở cơ sở, vùng nguyên liệu tập trung, khai thác các thương lái, thu gom ở địa phương một cách có hiệu quả.

Huyện cần thực hiện quy hoạch vùng trồng và phát triển sản xuất đinh lăng, thìa canh cũng như các mô hình khác phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã tiêu thụ, tổ hợp tác sản xuất) trong sản xuất và tiêu thụ cho các vùng cây dược liệu, trong đó có đinh lăng, thìa canh.

Hỗ trợ, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu, tạo điều kiện để các mô hình kinh tế hợp tác phát huy hiệu quả.

Cần lựa chọn một số mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu để tác động, hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao hiệu quả và tiếp tục nhân rộng mô hình ra các tiểu vùng sản xuất khác Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua, sơ chế cây dược liệu Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển các doanh nghiệp tiêu thụ cây dược liệu, giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để tiến hành sản xuất theo đúng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp yêu cầu, sản xuất phải xuất phát từ thị trường để nâng cao chất lượng cây dược liệu đinh lăng.

4.3.2 Tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển sản xuất cây dược liệu

Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan Đối với chính quyền cơ sở và cơ quan quản lý nhà nước, không gì hơn là phải tăng cường công tác hướng dẫn xây dựng mô hình liên kết cụ thể, rõ ràng để nông dân và doanh nghiệp thấy được lợi ích mang lại, từ đó có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung cam kết trong hợp đồng.

Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông trong phát triển sản xuất cây dược liệu tại địa phương Nghĩa là cần có sự liên kết giữa chính quyền địa phương, cơ quan khuyến nông, các Doanh nghiệp và người sản xuất để khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ được diễn ra liên tục và hiệu quả Đồng thời cần có sự liên kết giữa các hộ tham gia sản xuất dược liệu cần có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất và sơ chế, gắn với thị trường tiêu thụ Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết.

Học hỏi một số mô hình tổ chức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua sản phẩm dược liệu ở các huyện khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, có kế hoạch thu hút đầu tư và bao tiêu sản phẩm từ công ty Traphaco và công ty Nam Dược…

Quảng bá thương hiệu cây dược liệu để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khai thác tiềm năng lợi thế của các xã, thị trấn và giám sát các nội dung của hợp đồng đã ký kết trên địa bàn xã, thị trấn.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản, ví dụ hệ thống kho bãi, đường xá, thủy lợi, chợ…; phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động thu mua cây dược liệu trên địa bàn xã.

4.3.3 Phát triển thị trường tiêu thụ cây dược liệu Đồng thời với việc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đối với đinh lăng cần chú ý áp dụng các biện pháp KHCN làm cho mẫu mã của sản phẩm không bị dập nát, nhằm hấp dẫn người tiêu dùng và thị hiếu của thị trường.

Chính quyền cấp huyện và xã cần chỉ đạo, phối hợp với hộ nông dân, doanh nghiệp tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân. Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thị trường Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến, xuất khẩu, các hiệp hội, tư thương… tham gia vào lưu thông hàng hóa, giúp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu đối với các đối tượng khách hàng khác nhau để có các biện pháp về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng từ đó là cơ sở để tăng chất lượng và giá thành sản phẩm.

Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu trồng, thu gom, quá trình sơ chế, vận chuyển sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Phát triển thị trường trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu cây dược liệu đinh lăng phát triển rộng rãi và tìm chỗ đứng trên thị trường.

4.3.4 Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của hộ

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh Nâng cao năng lực cho người dân là một điều kiện để phát triển nguồn nhân lực Có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiến bộ và thâm canh phát triển cây dược liệu Để phát triển nguồn nhân lực cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp sau:

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến cây dược liệu bằng phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân.

Các chương trình tập huấn chủ yếu các khoá đào tạo về quy trình sản xuất cây ăn dược liệu, chương trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm dược liệu trước và sau thu hoạch.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Bản đồ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Hình 3.1. Bản đồ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Trang 38)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Hậu năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Hậu năm 2014 - 2016 (Trang 41)
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 44)
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Hải Hậu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Hải Hậu năm 2017 (Trang 45)
Bảng 3.4. Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Hải Hậu giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 3.4. Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Hải Hậu giai đoạn 2014-2016 (Trang 46)
Bảng 4.1. Quy hoạch bố trí đất trồng dược liệu các xã, thị trấn - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.1. Quy hoạch bố trí đất trồng dược liệu các xã, thị trấn (Trang 55)
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 (Trang 56)
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu so với quy hoạch DT trong DT thực - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu so với quy hoạch DT trong DT thực (Trang 58)
Bảng 4.4. Đánh giá quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.4. Đánh giá quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu (Trang 63)
Bảng 4.5. Khái quát một số chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu của huyện Hải Hậu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.5. Khái quát một số chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu của huyện Hải Hậu (Trang 66)
Bảng 4.6. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.6. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 (Trang 67)
Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về kết quả các chính sách hỗ trợ CSHT cho sản xuất dược liệu trên địa bàn Hải Hậu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về kết quả các chính sách hỗ trợ CSHT cho sản xuất dược liệu trên địa bàn Hải Hậu (Trang 68)
Bảng 4.8. Nhu cầu đầu tư CSHT cho phát triển sản xuất dược liệu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.8. Nhu cầu đầu tư CSHT cho phát triển sản xuất dược liệu (Trang 70)
Bảng 4.9. Kết quả tập huấn nhân lực cho sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.9. Kết quả tập huấn nhân lực cho sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu (Trang 72)
Bảng 4.10. Tình hình khuyến nông trong sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.10. Tình hình khuyến nông trong sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu (Trang 74)
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện giải pháp liên kết sản xuất – tiêu thụ cây dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện giải pháp liên kết sản xuất – tiêu thụ cây dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017 (Trang 76)
Bảng 4.12. Kết quả liên kết doanh nghiệp và người dân sản xuất dược liệu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.12. Kết quả liên kết doanh nghiệp và người dân sản xuất dược liệu (Trang 77)
Bảng 4.14. Diện tích và một số đặc điểm của các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.14. Diện tích và một số đặc điểm của các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017 (Trang 80)
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dược liệu tại các xã điều tra (tính bình quân 1 sào/năm) - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dược liệu tại các xã điều tra (tính bình quân 1 sào/năm) (Trang 81)
Bảng 4.16. Đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở thu gom về chính sách hỗ trợ phát triển - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.16. Đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở thu gom về chính sách hỗ trợ phát triển (Trang 82)
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến bình quân diện tích, sản lượng dược liệu của hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến bình quân diện tích, sản lượng dược liệu của hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017 (Trang 84)
Bảng 4.18. Thông tin cơ bản về cán bộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định
Bảng 4.18. Thông tin cơ bản về cán bộ điều tra (Trang 85)
w