1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương

78 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BAT ĐỘNG SAN VÀ KINH TE TÀI NGUYÊN

Ho va tén : Lê Khánh Hiền

Mã sinh viên ; 11191823

Lớp chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp 61

Giảng viên hướng dẫn : TS Hoàng Mạnh Hùng

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp chuyênngành Kinh tế nông nghiệp, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạotrường Đại học Kinh tế Quốc dân, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoaBat động sản và Kinh tế tài nguyên, các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạyđã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện

luận văn.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Mạnh Hùng, người đãnhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong quá trình

thực tập và dành những sự quan tâm giúp đỡ cho em trong thời gian qua.

Mặc dù em đã hết sức có gắng nhưng chắc chắn chuyên đề không thé

tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý

thầy, cô dé chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MO DAU

1 Tính cấp thiết của dé tai

Nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơcấu nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, là ngành kinh tế sản xuất vật chatchủ yếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại Mặc dù ngày càng chiếm tytrọng nhỏ hơn trong cơ cau GDP, song ý nghĩa và tam quan trọng của ngànhnông nghiệp không ngừng tăng lên Ngoài cung cấp lương thực, thực phẩmnuôi sống con người, nông nghiệp còn đóng góp phần quan trọng vào tạo

việc làm, tạo thu nhập cho đại bộ phận dân cư và xóa đói giảm nghèo Nông

nghiệp thực hành tốt góp phần giảm thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và

sự đa dạng sinh học.

Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phâm Nông nghiệpkhông những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trongnước và nước ngoài, mà còn cung cấp các yếu tô sản xuất, như: lao động vàvốn cho các khu vực kinh tế khác Vì thế, nông nghiệp là một trong nhữngnhân tô đảm bao cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học,cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, dich vụ sản xuất và đời sống phát triển.

Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nóitrên còn phải góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường,chống làm mat da dạng sinh học Tuy nhiên, các thách thức trong phát triểnnông nghiệp bao gồm: sự nghèo đói vẫn ton tai, sự suy giảm về tài nguyênthiên nhiên và môi trường, áp lực về dân số, sử dụng quá mức cho phép cácchất hóa học, đang là van dé đặt ra Xuất phát từ những van đề trên, cáchtiếp cận mới về phát triển nông nghiệp được hình thành đó là phát triển nôngnghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinhtế phải đảm bảo được hiệu qua lâu dai cho cả tương lai; về mặt xã hội, không

làm gay gắt sự phân hóa giàu nghèo, cải thiện được đời sống người nông

dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môitrường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môitrường.

Trang 4

Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp là một trong nhữngngành kinh tế chính, đóng vai trò quan trong quá trình công nghiệp hóa —hiện đại hóa đất nước Theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, phát triểnnông nghiệp bền vững ở nước ta đã trở thành van dé quan tâm hàng dau.

Ngày 17/8/2004, thủ trướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số153/2004/QD-TTg về Dinh hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt

Nam, trong đó đã đề cập đến sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bềnvững.

Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựuto lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ồn định vào tốp những nước dau củathế giới Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.Liên tiếp trong 4 năm, từ 2016-2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăngtrưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành côngnhất Có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của

toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó có

sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp Trong đó, tỉnh

Tinh Hải Dương là một trong những tỉnh tiên phong đi đầu về sự đổimới cơ chế, chính sách mà đảng và nhà nước đề ra để gặt hái được nhiềuthành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp Hải Dương là tỉnh thuộc đồng

bằng sông Hong với khá nhiều tiềm năng đề phát triển sản xuất nông nghiép.Đến nay, thành tựu lớn, quan trọng nhất là sản xuất nông nghiệp phát triển

đúng định hướng, các chỉ tiêu chính về nông, lâm nghiệp - thủy sản đều đạt

và vượt mục tiêu đề ra Song đứng trước những yêu cầu của hội nhập kinh tế

quốc tế, nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như nông nghiệp tỉnh HảiDương nói riêng đang có những bước chuyển mình phát triển theo xu thếchung của thé giới Một trong những bước chuyền đó chính là phát triển mộtnền nông nghiệp bền vững Ở Việt Nam van dé phát trién bền vững trong sảnxuất nông nghiệp vẫn còn là một vẫn đề mới Đặc biệt tại tỉnh Hải Dương,nông nghiệp vẫn chưa là một thế mạnh, bên cạnh những thành tựu mà tỉnhđạt được thì thực tiễn cũng đang đặt ra cho tỉnh rất nhiều khó khăn và tháchthức khi xây dựng nền nông nghiệp hiện đại Đứng trước những khó khăn và

thách thức đó, thì việc xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp phát triển theoxu hướng bền vững có ý nghĩa rất quan trọng Là một người con tỉnh Hải

Trang 5

Dương và vì những lý do trên em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài “Thực trang

và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hải

Dương” làm đề tài chuyên đề.

2 Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp

bền vững

Đánh giá thực trạng phát nông nghiệp bền vững tại tỉnh Hải Dương

Đề ra mục tiêu, giải pháp khoa học dé day mạnh phát triển nông nghiệptheo hướng bền vững tại tỉnh Hải Dương

Mục tiêu cụ thể:

Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểnnông nghiệp bền vững, dé án dé ra các giải pháp dé xây dựng và phát triển

nông nghiệp bền vững ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hải Dương nói riêng

trong thời gian tới.

3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề tập trung nghiên cứu sự phát triểnbên vững trong nông nghiệp Việc phát triển nông nghiệp bền vững đó được

xem xét, tiếp cận trên góc độ: đảm bảo nhịp độ tăng trưởng 6n định, giảiquyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng nền nông nghiệp theo xu thế nền nông

nghiệp sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy

vật chuyên đề sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học kết hợp với

một số phương pháp khác như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, để

nghiên cứu thực trạng phát hiện mâu thuẫn và đề xuất giải pháp phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững.

Trang 6

+ Số liệu sơ cấp: năm 2022

5 Kết cấu của chuyên đề

Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3chương:

e_ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo

hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương

e_ Chương II: Thực trạng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 — 2021

e Chương III: Quan điểm, định hướng và các giải pháp đây mạnh pháttrién nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hai Dương đến năm2030

Trang 7

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN NÔNGNGHIỆP THEO HUONG BEN VỮNG Ở TINH HAI DƯƠNG

1.1 Co sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp và phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững

1.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế

quốc dân, được hình thành do phân công lao động xã hội và là một trong

những ngành kinh tế quan trọng, phức tạp.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư: “Nông nghiệp ngành sản xuất vậtchất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai dé trồng trọt, chăn nuôi; khai tháccây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ralương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Là một ngànhsản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nôngsản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản”

Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân viết:“Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trong trọt, ngành chăn

nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa

rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản”1.1.1.2 Khái niệm về phát triển nông nghiệp

Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiễn mọi lĩnh vực.

Bat cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự

tăng lên về cả chất và lượng; sự thay đôi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tô

chức; sự thay đổi về thị trường: và giữ công bang xã hội, an ninh, trật tự(Fajardo, 1999) Phát triển nông nghiệp cũng không năm ngoài nội dung đó.

Theo đó, phát triển nông nghiệp là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền

kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định Phát triển kinh tế nôngnghiệp theo những khía cạnh sau: Phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp;Phát triển phân công lao động trong nông nghiệp; Nâng cao dân trí; Giảiquyết tốt vấn đề môi trường.

Trang 8

Phát triển nông nghiệp theo ngành là một quá trình lồng ghép dần từngbước tất cả các nguồn lực (nhân lực và vật lực) trong một ngành, làm cho sựphát triển hiện hành phù hợp với chính sách và khuôn khổ chỉ tiêu của ngành

đó Đối với nông nghiệp, ba ngành cần phải tiếp cận là trồng trọt, chăn nuôivà nuôi trồng thủy sản.

Phát triển nông nghiệp theo vùng là phát triển nông nghiệp theo từngđặc điểm, tiềm năng của vùng như vùng đồng bằng, vùng trung du và miềnnúi, Mỗi vùng có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí

hậu, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Vì thế, năng suất và hiệu quả kinhtế của sản xuất nông nghiệp ở từng vùng sẽ khác nhau.

Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế,xã hội và môi trường một cách bền vững Về kinh tế, phát trién nông nghiệpcần tính đến hiệu quả sản xuất, tốc độ tăng trưởng của hiệu quả sản xuất vàlợi nhuận Về mặt xã hội, phát triển nông nghiệp cần quan tâm tới số lượng

lao động được huy động và hiệu quả sử dụng lao động (thu nhập bình quân

đầu người, tình trạng di cư, nhập cư), hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm

cũng như kha năng cung ứng vật tư nông nghiệp.

1.1.1.3 Khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng bên vững

Trong thập kỷ vừa qua, thuật ngữ “Nền nông nghiệp bền vững” đã trở

thành câu nói của nhiều người Tuy nhiên, khái niệm “Nông nghiệp bềnvững” được hiéu rất khác nhau Ta có thé hiểu nom na là: “Nông nghiệp bềnvững trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải 6nđịnh và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu đượccũng phải được nâng cao, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng

ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên

và của cộng đồng”.

Theo góc độ kinh tế phát triển: “Phat triển nông nghiệp theo hướngbên vững là sự phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởngnông nghiệp theo hướng bền vững với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xãhội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu trong quá trình phát triển”

Trang 9

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là một quá trình đachiều, bao gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuấtđến người tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị

trường); (2) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không

gian và thời gian; và (3) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình pháttriển nông nghiệp và nông thôn dé đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thựctrong vùng và giữa các vùng Quan niệm về phát triển nông nghiệp và nôngthôn bền vững đã có ảnh hưởng đến các cách thực hành trong nông nghiệp.Các cách thực hành này phải đảm bảo tính chất bền vững, có nghĩa là phải

đáp ứng đồng thời ba mục tiêu: (1) bền vững về sinh thái; (2) lợi ích về kinh

tế; và (3) lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng Trong số ba mục tiêu

nêu trên, mục tiêu bền vững về sinh thái được coi là rất mới Dé đạt đượcmục tiêu này, các chủ thể canh tác nông nghiệp phải đồng thời thực hiệnquản lý đất bền vững, quản lý sâu bệnh bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học.Nông nghiệp bền vững là việc quản lý có hiệu quả các nguôn lực dé thỏamãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêmchất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên(FAO).

Điêm tôi ưu cho

Môi trường bền vững `

con ngươiThống nhất hệ sinh thái

Đa dạng sinh học

Khả năng chuyên hóa

Môi trường

Kinh tế bền vững Xã hội bền vững

Sự tăng trưởng Bản sắc văn hóa

Sự phát triển Khả năng tiếp cận

Hiệu quả Sự 6n định

Theo dự báo đến 2025, trong 8,5 tỷ dân toàn cầu sẽ có 83% thuộc cácnước đang phát triển, song tiềm năng tài nguyên, công nghệ dé thoả mãn nhucầu của dân số đang tăng này về lương thực và các nông sản thiết yếu kháclại không chắc chắn và giới hạn Nông nghiệp là ngành phải đáp ứng yêu cầunày trong điều kiện quỹ đất trồng trọt đã khai thác cạn, và lại phải tránh sử

dụng những đất ít hoặc không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Quan

Trang 10

niệm “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững” xứng đáng được đặtở vị trí trọng tâm trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệpvà nông thôn của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam Hơnnữa, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giúp các quốc gia sớm

đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), bởi vì nó có mối liên

kết chặt chẽ với các mục tiêu này, cụ thể là xoá đói giảm nghèo và bảo vệ

trọng trong nên kinh tế thế giới, khi mà có tới hơn 40% dân số thé giới làm

việc trong ngành này (FAOStat 2011), việc dam bảo phát triển bền vững vaan ninh lương thực luôn là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia.

1.1.2.2 Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bên vững

Thứ nhất, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng ôn định, hiệu quả

Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu theo đuôi của tất cả các ngành trongnền kinh tế quốc dân Bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực nào nếu không cósự tăng trường đều sẽ gây trở ngại đối với tiễn trình phát triển chung của toànbộ nền kinh tế Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, việc theo đuôi mục tiêutăng trưởng có một ý nghĩa hết sức quan trọng Ngành nông nghiệp là ngànhcung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng

ngày của con người Hoạt động tiêu dùng diễn ra liên tục đòi hỏi quá trình

sản xuất cũng phải diễn ra liên tục tương ứng Bên cạnh đó, cùng với quátrình gia tăng tiêu dùng là sự gia tăng nhanh chóng của dân số Nếu nhưngành nông nghiệp không có sự tăng trưởng thì sẽ day toàn xã hội vào tìnhtrạng thiếu lương thực.

Trang 11

Đối với nền nông nghiệp truyền thống, tốc độ tăng trưởng rất thấp, đôikhi còn không có tăng trưởng do ảnh hưởng của các yêu tố thời tiết, việc tiếptục duy trì nền nông nghiệp truyền thống sẽ kéo lùi sự phát triển của toàn bộnền kinh tế quốc dân.Chính vì vậy việc đổi mới toàn diện khu vực nôngnghiệp, nói khác đi là phát triển nông nghiệp bền vững thì mục tiêu tăng tăngtrưởng được coi là một đặc trưng cơ bản.

Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu cao nhất song mục tiêu đó sẽ khôngcòn ý nghĩa nếu như những thành quả của sự tăng trưởng đó bị trả giá quá đắt.

Nói khác đi kết quả của sự tăng trưởng đó phải thể hiện bảng hiệu quả trên thực

tế Nếu như tăng trưởng mà không mang lại hiệu quả thì sự tăng trưởng đó hoàntoàn vô nghĩa, tăng trưởng phi thực tế Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nóichung được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tập trung nhất ởviệc các sản phâm nông nghiệp làm ra sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào bao

gồm cả các nguồn lực kinh tế lẫn tự nhiên Các sản phẩm nông nghiệp là kếtquả của quá trình tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đặc trưng là phụ thuộc rất lớn vàocác điều kiện thời tiết, khí hậu Do đó ngành sản xuất nông nghiệp là ngànhsản xuất có tính chất bap bênh, không ổn định Đối với nền nông nghiệptruyền thống, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu nên

hoạt động sản xuất thường không ồn định Ngược lại thì một trong những

đặc trưng của nền nông nghiệp bền vững đó là sự 6n định và do đó phải đảm

bảo tăng trưởng ôn định Phát triển bền vững trong nông nghiệp đã bao hamtrong nó sự tăng trưởng ổn định và có hiệu qua, nó có ý nghĩa đối với việcnâng cao đời sông của dân cư khu vực sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững chung của toàn bộ nền kinh tế

của tam giác phát triển bền vững : kinh tế - xã hội - môi trường Có rất nhiều

van dé xã hội trong khu vực nông thôn cần giải quyết như nghèo đói, thấtnghiệp, sự phân hoá giàu nghèo

Trang 12

Tìm hiểu về vẫn đề nghèo đói thì hiện nay có rất nhiều cách định nghĩakhác nhau về vẫn đề nghèo đói Theo cách định nghĩa được nhiều người chấpnhận nhất và thường được sử dụng phổ biến hiện nay thì “ nghèo đói được

hiểu là : tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn cácnhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa

nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của

địa phương ”.

Trên thực tế hiện nay tình trạng nghèo đói tồn tại chủ yếu ở vùng nôngthôn Chiếm phần lớn trong số những người thuộc diện nghèo đói là những

người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Đối với một nền nông

nghiệp truyền thống lạc hậu, tốc độ tăng trưởng thấp thì rất khó có thê giảiquyết được vấn đề nghèo đói.Trong khi đó việc phát triển một nền nôngnghiệp bền vững sẽ đảm bảo được các mục tiêu tăng trưởng, ôn định, hiệu

quả Thực hiện được các mục tiêu trên sẽ là cơ Sở giải quyết được vấn đề

thất nghiệp trong khu vực nông thôn Xuất phát từ thực tiền khi các mục tiêu

trên được thực hiện sẽ là cơ sở tiền dé vật chất góp phan thúc đây nhanh quá

trình xoá đói giảm nghèo Không thê nói tới việc nâng cao mức sống của dâncư sản xuất nông nghiệp nếu không thực hiện phát triển nông nghiệp theohướng bền vững.

Song song với việc giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, việc làm

việc phát triển nền nông nghiệp bền vững sẽ góp phần nâng cao vai trò củangười nông dân trong các khâu của quá trình sản xuất Xuất phát từ khía cạnh

nghèo đói xem xét : nghèo đói ảnh hưởng trực tiếp tới giáo dục, ảnh hưởng

tới năng lực của các chủ thé Chủ thé ở đây chính là những người tham giavào hoạt động sản xuất nông nghiệp Với nền nông nghiệp truyền thống,những chủ thé của hoạt động sản xuất nông nghiệp lại không có bat cứ một

quyền gi trong việc đưa ra các quyết định liên quan trực tiếp tới bản thân, tới

các quá trình sản xuất của mình.

Ngược lại, để phát triển một nền nông nghiệp theo hưởng bền vững

thì người nông dân phải được coi là chủ thể của quá trình sản xuất Họ cóquyền trong mọi khâu của quá trình san xuat, tiêu dùng sản phẩm, họ có nănglực tự chủ với việc tiến hành sản xuất của mình Việc đảm bảo được vai trò

của chủ thê trong mọi khâu của quá trình sản xuât sẽ tạo điêu kiện cho việc

10

Trang 13

phá vỡ tảng băng tam lý “ ai là chủ ” vẫn tồn tại lâu nay trong phương thứcsản xuất nông nghiệp truyền thống Chỉ khi nào nền nông nghiệp phát triểnmột cách bền vững nhất thì khi đó vai trò của các chủ thể sẽ được đảm bảo

ở mức cao nhất.

Một khía cạnh khác của việc giải quyết có hiệu quả các van đề về mặtxã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đó là việc thực hiện phân phốithu nhập công bằng, đảm bảo các quyền tiếp cận nguồn tài nguyên thiênnhiên và các sản phẩm nông nghiệp một cách công bằng hơn giữa các vùng,

các thế hệ trong tương lai Đối với một nền nông nghiệp truyền thống xưa

nay, một trong những nguyên nhân kẻo lùi sự phát triển của khu vực nôngnghiệp so với các khu vực khác chính là sự phân phối không công bằng Cụthê ở đây đó là sự phân phối không công băng về mặt thu nhập Phần giá trịthuộc về người nông dân trong tông giá trị sản phẩm là rất thấp Phần lớn giá

trị đó lại thuộc về những chủ thể không trực tiếp tạo ra sản phẩm, ví dụ như

tư thương, người cung cấp dịch vụ nông nghiệp Khi thu nhập của các chủthể sản xuất không được đảm bảo thì sẽ không khuyến khích được việc mở

rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động Mặt khác nó còn làm nảy sinhhàng loạt các mâu thuẫn, kéo lùi nền sản xuất đi xuống.

Với một nền nông nghiệp bền vững, mọi chủ thé đều được phân phối

thu nhập công băng Không chỉ công bằng trong thu nhập mà còn công băng

trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm làm ra.

Sự công bằng đó không phải chỉ cho thé hệ hiện tại mà nó còn đảm bao choquyên tiếp cận công băng của các thế hệ tương lai.

Các vấn đề xã hội là những vấn đề liên quan trực tiếp con người Song

để giải quyết được không thể một sớm một chiều mà cần phải có một thời

gian nhất định và chỉ trong nền nông nghiệp phát triển bền vững các van đềtrên mới có thể giải quyết được toàn diện và triệt đề.

Thứ ba, phát triển bền vững nền nông nghiệp theo xu hướng nền nông

nghiệp sinh thái

Trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân thì ngành nông nghiệp( bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp ) là ngành liên quan trực tiếp tới các

điêu kiện tài nguyên thiên nhiên của môi trường sinh thái.

II

Trang 14

Nền nông nghiệp truyền thống với đặc trưng của nền nông nghiệp lạchậu, trình độ kỹ thuật thấp kém, phương thức canh tác thủ công Chính nhữngđiều này đã làm cho môi trường thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng Thểhiện cụ thể ở đây như diện tích đất trồng cây nông nghiệp ngày càng bị thu

hẹp do bị thoái hoá, diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, các nguồn lợi

thuỷ sản ngày càng cạn kiệt Tất cả đều do sự khai thác quá mức của conngười Hậu quả của những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sốngcủa người nông dân, họ có nguy cơ rơi vào tình trạng “ nghèo đi trong đổi.Đứng trước những van đề đó, nhận thức về phát triển bền vững nền nôngnghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan

Phát triển bền vững nền nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệpsinh thái được thê hiện trên 3 khía cạnh sau :

Một là, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hiện có để

thoả mãn nhu cầu của con người Cùng với sự gia tăng của dân số và mứcsông của con người thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp có xu

hướng ngày càng tăng lên Nếu như nền sản xuất nông nghiệp không đảmbảo được thì sẽ gây ra sự xáo trộn lớn trong toàn xã hội Tuy nhiên để đảmbao được điều này thì không phải bằng cách khai thác thiểu tổ chức, thiểu

khoa học Quá trình khai thác và sử dụng ở đây cần phải dựa trên những điều

kiện tài nguyên thiên nhiên hiện có Trên thực tế trong quá trình tác động

vào mội trường, khai thác các tài nguyên thiên nhiên con người đã phá và

tính cân bằng của môi trường sinh thái Do đó trước những đòi hỏi thỏa mãnnhu cầu của con người ngày càng cao, nếu vẫn tiếp tục phá vỡ sự mat cânbăng của môi trường sinh thái thì chính con người phải lãnh chịu hậu quả.

Do vậy, khi phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững thì một trong

những đặc trưng đó là phải biết khai thác có hiệu quả và sử dụng hợp lýnhững tài nguyên thiên nhiên hiện có đề thoả mãn nhu cầu của các thế hệ.

Hai la, gin giữ và bảo tồn chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiêncho các thế hệ mai sau Đứng trước thực trạng việc khai thác các nguồn tàinguyên thiên nhiên một cách thiếu khoa học, thiếu tổ chức trong thời gian

qua thì việc gìn giữ và bảo tồn chất lượng nguồn tài nguyên có ý nghĩa quantrọng Van đề cốt lõi của phát triển bền vững là giành cho thế hệ mai sau

12

Trang 15

những điều kiện tốt nhất Do vậy công việc bảo tồn và gìn giữ này không chỉcó ý nghĩa đối với thế hệ hiện tại, mà ở đây điều quan trọng là nó giành chocác thế hệ mai sau những gì tốt nhất liên quan đến nguồn tài nguyên thiênnhiên Bởi phát triển bền vững là ngày hôm nay được hưởng lợi ích như thế

nào thì thế hệ ngày mai cũng được hưởng lợi ích như vậy Chính vì vậy ngay

trong hiện tại, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên bên cạnh việcthoả mãn nhu cầu của các thế hệ hiện tại thì việc khai thác và sử dụng cầnphải tính đến lợi ích của các thế hệ trong tương lai.

Ba là, ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông

nghiệp Xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người kết hợpvới trình độ khoa học - kỹ thuật thấp kém nên trong quá trình sản xuất đã

làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng Cùng với đó là việc

lạm dụng hoá chat đã làm mắt đi tính bền vững quá trình sản xuất Phát triểnnền nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp sinh thái thì van đề ô nhiễm

do sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất được đặt lên hàng đầu Nhữnghậu quả của van dé ô nhiễm, lạm dụng hoá chất không thé phát hiện ra trong

thời gian ngắn nhưng hậu quả mà nó để lại thì rất lâu dài Xây dựng nền nôngnghiệp sinh thái phải dựa trên những tiễn bộ khoa học - kỹ thuật nhất định.Các tiến bộ kỹ thuật đó phải dựa trên nền tảng thân thiện với môi trường sinhthái Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho cây trồng vật nuôisinh trưởng tốt, khi đó việc sử dụng hóa chất vào sản xuất sẽ dần được loại

trừ Hiệu qua của việc phát triển theo hướng sinh thái sẽ tao ra các sản pham

sạch, có chât lượng cao.

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.3.1 Quy hoạch trong sự phát triển nông nghiệp bên vững

Quy hoạch phát trién nông nghiệp nông thôn là một bước quan trọngtrong quá trình lập và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp — nông

thôn Từ chiến lược tổng thé phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, người ta tiến

hành xây dựng quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng và các địa

phương Từ quy hoạch phát triển nông nghiép, nông thôn, các phương án

được tính toán để phân tích lựa chọn nhăm đạt tới mục tiêu chiến lược chung.

13

Trang 16

Quy hoạch ngành cũng đồng thời xác định các dự án đầu tư ưu tiên

trong từng giai đoạn, các dự án đó có ý nghĩa tạo sự đột phá trong phát triển

ngành Từ các dự án đầu tư ưu tiên được xác định trong phương án quyhoạch, tiễn hành các bước nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dé đưa vào thực hiệnđầu tư Đây là các giai đoạn kế tiếp, liên tục trong quá trình thực hiện chiếnlược phát triển ngành Mỗi giai đoạn trong quá trình đó đều có vai trò quan

trọng đòi hỏi phải được nghiên cứu chuẩn bị tốt để đạt được mục tiêu chiến

lược tổng quát, không nên xem nhẹ một khâu nào.

Trong mối quan hệ giữa chiến lược phát trién — quy hoạch — kế hoạchtrung hạn và hàng năm là quá trình kế tiếp nhau, quá trình trước làm cơ sởcho quá trình sau và quá trình sau là một bước cụ thé và kiểm định quá trìnhtrước Quy hoạch tốt, có tầm nhìn xa giúp quốc gia, địa phương xây dựng

được các chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp và ít

xáo trộn Do đó, tạo tính ôn định cao hướng tời phát triển bền vững nôngnghiệp.

1.1.3.2 Hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội

Hệ thống cơ chế, chính sách phải rõ ràng và minh bạch, tạo điều kiệnthuận tiện cho các đơn vị và các cá nhân chủ động trong sản xuất, yên tâmphát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế chính sách tốt sẽ tạo

động lực cho sự phát triển tốt cho các đợn vị sản xuất, tạo môi trường cạnh

tranh công băng Cơ chế chính sách tốt bảo vệ và trợ giúp các đối tượng débị ton thương trong nên kinh tế thị trường Bảo đảm ồn định kinh tế vĩ môvà an ninh kinh tế.

1.1.3.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển tác động đến sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnhtranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy độngnguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn Những vùngcó cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thuhút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nôngthôn.

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt đảm bảo cho người dân trongsản xuất, giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đây lưu thông hànghóa trong sản xuất kinh tế nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đếnnông nghiệp - khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt tăng khả năng giao lưu hànghoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ nông dân tăng

14

Trang 17

gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân

tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm

nghèo ở nông thôn Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển tạo điềukiện tổ chức đời sống xã hội trên điạ bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho

nông dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị,

giảm bớt gánh nặng cho thành thị Thị trường sản xuất hoạt động én địnhtrong dài hạn.

Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố

đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt dé thực hiện chương trình phát triển

kinh té- xã hội nói chung và dé thực hiện chương trình phát trién nông nghiệp

nông thôn nói riêng Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như

vũ bão, cấu trúc nên kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: cơ sở hạ tầng

phải đi trước một bước dé tạo điều kiện thuận lợi chi các ngành, các vùngphát triển.

1.1.3.4 Chat lượng lao động

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhânlực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp.

Chất lượng lao động cao người lao động biết áp dụng tiến độ khoa học,

chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất dé tăng năng suất lao động,tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích Trình độ lao động thấp sẽ làm

giảm sự phát triển của nông nghiệp kém, lao động không biết á áp dụng các

kỹ thuật mới và hiện đại vào sản xuất, năng suất thấp Do đó, Chất lượng lao

động quyết định lớn đến sự bền vững của nền nông nghiệp.

1.1.3.5 Nguon vốn dau tư

Vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Vốn Nhànước đầu tư cho nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sảnxuất, chuyên dịch cơ cấu nông nghiệp Mặt khắc, do đặc điểm của đầu tư

trong nông nghiệp là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng

thu hồi vốn, rủi ro cao nên không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vựcnày Vốn ngân sách đóng vai trò đi tiên phong, mở đường để thu hút cácnguồn vốn khác thông qua các hình thức: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng caohiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giácyên tâm hơn đầu tư vào nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước.

Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ

nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông

thôn Nguồn vốn này được đầu tư dé phát triển sản xuất, mua sắm máy móc

15

Trang 18

thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới Hiện nay,

vôn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất

hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn.

Tiềm năng của nguồn vốn là rất to lớn bởi vì nó phụ thuộc lớn vào thu

nhập của các hộ nông dân Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộcphần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu tư củahộ nông dân cũng tăng lên.

1.1.3.6 Công tác quản lý nhà nước

Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp bắt nguồn tựsự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hộihóa sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững, lực lượng sản xuất và trìnhđộ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vaitrò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt Tùy theo trình độ phát triển củalực lượng sản xuất hàng hóa của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất địnhmà giữa các phân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng như cácyếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phùhợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển Sự phát triển

không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác động thường xuyên hay bị động

của các yếu tô tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị trong nước cũng như quốc

tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên Trước

tình hình đó, nhà nước nhận thức đúng quy luật vận động phát triển, nắm

vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội, chính trị trong nước

và quốc tế dé vạch ra những chiến lược và kế hoạch phát triển thé chế hóacác chủ trương đường lối phát trién nông nghiệp bền vững thành các quy chế

luật định dé hướng dẫn, sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát

triển các vùng nông nghiệp phát triển đúng hướng và có hiệu qua gan vớibảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội.

1.1.4 Nội dung về phát triển nông nghiệp bền vững1.1.4.1 Phát triển bên vững nông nghiệp về kinh tế

Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sự phát triển đảm bảotăng trưởng, phát triển ôn định lâu dài về mặt kinh tế của nông nghiệp, góp

phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia, cộng đồng Mục tiêu của

phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng én định với cơ cầuhợp lý, đáp ứng yêu câu nâng cao đời sông của người dân, tránh được sự suy

16

Trang 19

thóai và gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai Điều đó được thê hiện ở cáctiêu chí sau:

- Sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông

nghiệp gồm: gia tăng sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa; hànghóa sản xuất ra đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng của người dân; chất lượngsản pham phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là

đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ngay càng cao Người

nông dân phải có sự đầu tư tăng năng suất lao động, năng suất ruộng đất và

năng suất cây trồng, đảm bảo sản xuất ra một khối lượng hàng hóa lớn, đápứng nhu cầu tiêu dùng.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, lựa chọn hình thứcsản xuất phù hợp dé sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tăng năng suất.

1.1.4.2 Phát triển bên vững về xã hội

Phát trién bền vững nông nghiệp về xã hội đó chính là sự đóng góp cụthé của nông nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát

triển Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội sẽ dam bảo cuộc sống củangười nông dân đạt kết quả ngày càng cao; nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc

song gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phan xóa đói giảm nghèo,giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội Giảm cáctệ nạn xã hội, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần

cho người nông dân Điều đó được thê hiện ở các yếu tố sau:

- Sử dụng hợp lý lao động: phát triển kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với giải

quyết việc làm cho người lao động.

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

- Tăng trưởng kinh tế làm giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo ổn địnhxã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

1.1.4.3 Phát triển bên vững nông nghiệp về môi trường

Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường là phải khai thác hợplý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn

chặn, xử lý và kiêm soát có hiệu quả 6 nhiễm môi trường Dé phat triên bên

17

Trang 20

vững nông nghiệp thì môi trường ñê phát triển nông nghiệp cần đảm bảo cácyếu t6 sau:

- Duy trì độ màu mỡ của đất.

- Độ ô nhiễm của không khí.

- Độ 6 nhiém của nguôn nước.

1.1.5 Điểm đột phá của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững sovới phát triển nông nghiệp theo hướng truyền thống

Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững được hiểu như một hình

thức sản xuất “lành mạnh và thân thiện với môi trường” Sản phẩm được

sản xuất mà không sử sụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hoáhọc — hay cách gọi khác là sản phẩm hữu cơ.

Tại Viện Rodale, các nghiên cứu đã cho thấy những kết quả khác nhau.Bắt đầu vào năm 1981, thử nghiệm so sánh hệ thống canh tác (FST) giữa

canh tác thông thường và hữu cơ trên cây ngũ cốc ở Bắc Mỹ đã chứng minh

rang canh tác hữu cơ có nhiều lợi thé hơn về năng suất, tình trang dat trồng, van

đề về môi trường và sức khỏe con người Tuy trong vài năm đầu sản lượng có

sụt giảm khi mới bắt đầu chuyền đồi, nhưng sau đó hệ thông hữu cơ nhanh chóngphục hồi và cho ra sản lượng băng với hệ thống thông thường.

Thứ nhất, về hệ thông đất trồng:

Tình trạng đất trồng tốt sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng vàphát triển với năng suất tối đa, giảm được nhiều loại sâu bệnh Trong nhữngnăm qua hệ thống canh tác theo cách hữu cơ đã cho thay một số cải thiệnđáng chú ý gồm: Giảm xói mòn dat, tăng độ màu mỡ, giàu chất hữu cơ và

các vi sinh vật có ích trong đất Điều quan trọng hơn là lượng hữu cơ trong

đất tăng cao giúp liên kết các hạt đất với nhau, duy trì nhiệt độ và cung cấpngu6n thức ăn cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất giúp rễ cây khỏe vaphát trién tốt.

Lượng nước thấm qua đất tại hệ thống canh tác hữu cơ cao hơn từ

15-20% so với hệ thống canh tác thông thường, vì thế giảm được tình trạng nướcchảy tràn trên mặt đất hạn chế việc rửa trôi, xói mòn đất, hạn chế ngập úng

và cung câp nước cho cây khi xảy ra hạn hán.

18

Trang 21

Canh tác hữu cơ không sử dụng các loại phân bón tổng hợp mà chútrọng các loại phân bón có nguồn gốc từ thực vật hoặc sản phẩm bài tiết củagia súc, gia cầm Vì vậy, các loại phân bón này khó bị rửa trôi và đem lại

hiệu quả cung cấp dinh dưỡng tốt cho cây Phân bón hữu cơ giúp tăng lượng

min, lý, hóa sinh tinh của đất làm dat tơi xốp giúp cây hấp thu các nguyêntố đinh dưỡng một cách dé dàng Một điều đáng ngạc nhiên nữa là cây trồnghữu cơ có khả năng tự chống lại cỏ dại, do đó khi sản xuất hữu cơ cỏ dai lạilà nguồn dinh dưỡng bổ sung cho dat trồng.

Thứ hai, về năng suất:

Điểm nỗi bật trong những năm hạn hán, năng suất nông nghiệp theocách hữu cơ cao hơn 31% so với thông thường Điều đáng chú ý là khi sosánh với các giống “chịu hạn” được biến đổi gen chi tăng từ 6,7% đến 13,3%so với các giống thông thường (không chịu hạn).

Thứ ba, về nguyên, nhiên liệu sử dụng vào sản xuất của hệ thong canhtác hữu cơ

Khi cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới xảy ra, việc sử dụngtài nguyên hiệu quả và thông minh là rất cần thiết Hiện nay nông nghiệp

thông thường sử dụng một lượng lớn dầu mỏ để sản xuất, vận chuyền, bón

phân và phòng trừ sâu bệnh hại Việc canh tác theo hướng hữu cơ giúp mộtphần lớn trong việc bảo vệ môi trường, khí hậu, thêm vào đó cân bằng nềnkinh tế thị trường.

Theo số liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)cho biết, việc sử dụng đất nông nghiệp đã thải ra 12% lượng khí thải nhà

kính toàn cầu Tại các hệ thống hữu cơ sử dụng ít hơn 45% lượng năng lượng

so với các hệ thong thông thường Hiệu quả sản xuất trong các hệ thông hữucơ cao hơn 28% so với các hệ thống thông thường.

Thứ tư, về sức khỏe con người

Các hệ thống thông thường phụ thuộc rất nhiều vào thuốc bảo vệ thựcvật, nhiều loại trong số đó rất độc hại đối với con người và động vật Cácchất độc gần như không thé dao thai được Thuốc diệt cỏ Glyphosate hiệnđược chứng minh là gây tổn thương cho DNA của người và động vật.

19

Trang 22

Trong vòng khoảng 70 năm, hệ thống nông nghiệp thông thường chủyếu dựa trên hóa chất hiện tại đã bộc lộ những điểm yếu của nó làm cho đấtcạn kiệt chất dinh dưỡng, nước nhiễm độc và gây ra những tác động tiêu cực

đến sức khỏe con người và môi trường.

Dé khắc phục những mặt tiêu cực, chúng ta phải tập trung vào nhữngđiều cơ bản là sức khỏe của đất, chất lượng nước và cách chúng ta có thé cảithiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên này Thay đổi phương pháp canh tác

sang hữu co dé cô định chất dinh dưỡng trong đất, tăng cường sự đa dang

sinh học và giảm thiểu đáng kể các chất đầu vào ở dạng tong hợp nham đảmbảo tính bền vững của hệ thống vô thời hạn.

Sau cuộc nghiên cứu song song và nghiêm ngặt kéo dài 30 năm, viện

Rodale tự tin kết luận rang các phương pháp hữu cơ đang cải thiện chất lượng

thực phẩm, sức khỏe đất, nước và cải thiện các vùng nông thôn của nhiều

quốc gia Trong nhiều năm trở lại đây, hình thức canh tác nông nghiệp thôngthường chủ yếu dựa trên hóa chất đã bộc lộ những mặt hạn chế ảnh hưởngtrực tiếp đến con người và môi trường Tài nguyên đất cạn kiệt do các hoạt

động cày xới, nguồn nước nhiễm độc và gây ra tác động tiêu cực đến sứckhỏe con người và môi trường Xây dựng và cải thiện tình trạng đất bằngcách sử dụng các phương pháp hữu co dé cô định chất dinh đưỡng trong dat,khuyến khích sự đa dang sinh học và giảm thiêu đáng ké đầu vào từ các chấttổng hợp Hiện nay các nông trại sản xuất hữu cơ đang đảm bảo tính bềnvững của hệ thống vô thời hạn.

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững

1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Thái

Thái bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng băng sông Hong, nông nghiệp

là ngành sản xuất chính và hiện đang chịu tác động của biến đổi khí hậu va

xâm nhập mặn Dé phát trién nông nghiệp theo hướng bền vững, những nămqua Thái Bình đã thực hiện một loạt biện pháp dưới đây:

- Ban hành, tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ PTNN theo hướngbên vững Dé thúc day phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Thái

20

Trang 23

Bình đã xây dựng, ban hành và triển khai nhiều chính sách về nông nghiệpnhư: Chính sách xúc tiến mở rộng thị trưởng; chính sách khuyến khíchchuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp;

chính sách đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông

nghiệp; chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn;chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việc banhành và thực hiện trong cuộc sống các chính sách này đã định hướng và tạođộng lực để ngành nông nghiệp Thái Bình khai thác lợi thế, ứng dụng tiếnbộ khoa học công nghệ, thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp theo hướng

bền vững.

- Xây dựng kết cấu hạ tang phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, với phương châm “nhà nước vànhân dân cùng làm” Thái Bình đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tang

kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn vào dạng bậc nhất ở miền

Bắc Đến nay, các phương tiện giao thông vận tải có thé vào tận các thôn,xóm dé đón khách hoặc chuyên chở nông sản; 100% số xã, thôn có điện thắp

sáng và phục vụ sản xuất; 100% hộ dân được sử dụng điện; tất cả các xã cóhệ thống thông tin liên lạc Những năm gan đây thực hiện chủ trương xâydựng nông thôn mới, Thái Binh đã thực hiện phát triển nông nghiệp gan vớixây dựng nông thôn mới Vì vậy, cùng với hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ

tầng nông thôn, các địa phương trong tỉnh còn đầu tư xây dựng hệ thống giao

thông, thủy lợi nội đồng Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp chuyền biển theohướng sản xuất hàng hóa; đời sống vật chất, tỉnh thần của dân cư nông thôn

được cải thiện.

- Ung dung tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Các nhà khoa học, doanh nghiệp Thái Bình đã tập trung đây mạnh ứng dụngthành tựu công nghệ sinh học để khảo nghiệm, chọn tạo ra các giống câytrồng, vật nuôi, giỗng thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao và thích ứngvới biến đồi khí hậu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tinh Cáctiến bộ về quy trình canh tác, phân bón, phòng trừ dịch bệnh, gieo thang cũng được ứng dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó, cơ

giới hóa từng bước được đưa vào sản xuất Đến năm 2014, cơ giới hóa khâulàm đất ở cây lúa đã dẹt 100%; gieo cấy 5%, tưới tiêu nước 90%, phun thuốc

21

Trang 24

bảo vệ thực vat 4%; thu hoạch 55%; tuổi đập, tách hạt 100% (88) Tuy nhiên,

ở các loại cây trồng khác và chăn nuôi tỷ lệ cơ giới còn thấp Ứng dụng tiến

bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần quan trọng,

tạo tiền dé cho việc chuyên dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp

phần để nông nghiệp phát triển bền vững.

- Nâng cao trình độ đội ngũ lao động nông nghiệp Ngoài việc cải

thiện đối sống vật chất, tinh thần cho lao động nông nghiệp, Thái Bình cònchú trọng nâng cao trình độ cho người lao động Đến nay, riêng đội ngũ lao

động trong các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp Thái Bình có 2.395cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Trong đó, 933 cán bộ, công

nhân việc chúc có trình độ đại học, 4 thục si, 2 nghiên cứu sinh va | tiễn sĩ.Đội ngũ này đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong chỉ đạo, tham mưu và triển

khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Bên cạnh đó, nông

dân - những lao động trực tiếp tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản xuấtngoài kiến thức phổ thông còn được đảo tạo nghề nông Các lớp đào tạo nghềnông như: trồng cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôitrồng thủy sản được tô chức tại các huyện Vũ Thu, Kiến Xương, Tiền Hảivà Thành phố Thái Bình đã trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành chongười nông dân Nhờ đó, người nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiễn bộkỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nên tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt,

bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sông.

- Tổ chức tốt thị trường cung ứng các yếu to đầu vào và thị trườngtiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Xác định thị trường cung ứng các yếu tố đầuvào và thị trường tiêu thụ sản phẩm là điều kiện sống còn để sản xuất nôngnghiệp của tin 6n định và phát triển bền vững, Thái Bình đã day mạnh liênkết giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp giữa nông

dan với nông dân, giữa doanh nghiệp với nông dân, giữa nông nghiệp với

các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, giữa ngànhnông nghiệp của tỉnh với các tỉnh trong và ngành vùng Đến tháng 7/2016Thái Bình có tới 142 cánh đồng liên kết với 11.134 ha đất và 42.657 hộ thamgia sản xuất, trong đó có 73,71% diện tích được ký hợp đồng bao tiêu sảnpham trước khi san xuất Tỷ lệ này chỉ đứng sau Hưng Yên 87,80%) và cao

hơn hăn một số tỉnh khác trong vùng 16, tr.137) Bên cạnh đó, Thái Bình

22

Trang 25

phát triển các ngành sản xuất máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệpcũng như xúc tiến thương mại mở rộng đầu ra cho nông sản của tỉnh Hiệntại, Thái Binh đã đầu tư phát triển ngành cơ khí sản xuất máy móc nông cụ

phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; phát triển công nghiệpsản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; phát triển công nghiệp chế biến

nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Ngoài ra, Sở CôngThuong Thái Bình đã tô chức nhiều đoàn tham dự Hội nghị liên kết xúc tiếnthương mại tiêu thụ nông sản thực phẩm vào thị trường Hà Nội, TháiNguyên, Bắc Ninh

- Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp Thái Bình đã

chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp thành lập trước thời điểm có Luậthợp tác xã năm 2012; thực hiện chính sách hỗ trợ (đất đai, tin dụng, thu hútcán bộ trẻ, có trình độ về làm việc tại các hợp tác xã) tạo lập môi trường cho

các hop tác xã kiểu mới phát triển Nhờ đó, đến năm 2015 Thái Bình có 328

hợp tác xã nông nghiệp kiêu mới, chiếm trên 60% tổng số hợp tác xã Trong

đó, có 319 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 4 hợp tác xã sản xuất nông

nghiệp, 3 hợp tác xã thủy sản và 2 hợp tác xã làm muối Các hợp tác xã nàyđã đóng vai trò quan trọng trong chuyền giao tiễn bộ kỹ thuật vào sản xuất,hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, thúc day chuyên đổi cơ cau cây trồng, vậtnuôi dé nâng cao thu nhập cho nông dân Đồng thời, hướng dẫn xã viên cách

thức sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thu gom tập trungbao bì bảo vệ thực vật, chất thải sau thu hoạch đúng quy định nên giảm thiểuô nhiễm, đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp,

nông thôn.

1.2.2 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Ninh

Ninh Bình là tỉnh ven biển, nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng.

Giống như các tỉnh trong vùng, nông nghiệp đóng vai trò quyết định trong

việc ôn định đời sống của gần một triệu người dân địa phương và tác độngđáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội ở tinh Nhận thức được điều này, nhấtlà sau Nghị quyết số 26-NQTW của ban chấp hành hành Trung ương đảng(Khóa X) ban hành về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp ủy Đảng

23

Trang 26

và chính quyền các cấp Ninh Binh đã rat chú trọng đến phát trién nông nghiệptheo hướng bền vững Sau nhiều năm đổi mới, giá trị sản xuất nông nghiệptỉnh Ninh Bình tăng trưởng khá nhanh Đến năm 2015, tổng giá trị sản xuấtnông nghiệp đạt 8070,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0% so với năm 2014 và hình

thành nên một số vùng chuyên canh sân xuất hàng hóa gắn với chế biến, vụ

đông đã trở thành vụ sản xuất chính, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơnvị diện tích Đời sống của đa số nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thônđã khởi sắc Dé phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Ninh Binh đãthực hiện một số biện pháp dưới đây:

Dân điển đổi thỏa hình thành các cánh đồng mẫu lớn và thực hiện

Cánh đồng liên kết Nhận thức được thực hiện “cánh đồng mẫu lớn " có ýnghĩa quyết định trong thực hiện phát trién nông nghiệp theo hướng bền vữngcủa tinh, Ninh Bình đã vận động nông dân dồn điền đổi thừa hình hành nên

các cánh đồng mẫu lớn Khi thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn ", người

nông dân gieo cấy cùng một loại giống lúa, áp dụng cùng quy trình sản xuất,

đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo cay đến thu hoạch nên đã

giảm chi phí sản xuất từ 2.700 nghìn đồng đến 3.000 nghìn đồng/ha Vì vay,

thu nhập của người nông dân khi tham gia mô hình này tăng khoảng 18%,

cao hơn so với sản xuất đại trà từ 4.600 - 5.500 nghìn đồng hạ Bên cạnh đó,hạn chế được sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều thực hiện cánh đồng mẫu

lớn Mô hình " cánh đồng mẫu lớn " mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra khốilượng hàng hóa lớn, song sản phẩm sản xuất ra vẫn do người nông dân tựtiêu thụ, tự cung, tự cấp nên bề tắc ở đầu ra nên hiệu quả sản xuất chưa caovà không bền vững Khắc phục tình trạng này, Ninh Bình đã vận dụng môhình "cánh đồng liên kết?” nhằm hop tác, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm Nhờ đó, sản phâm làm ra được bao tiêu nên sản xuất nông nghiệp

phát triển ôn định và bền vững,

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Những nămqua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình đã phối hợp vớisở khoa học và công nghệ chuyên giao tiến bộ khoa học công nghệ, đưa

giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, sản pham đạt tiêu chuẩn quốc gia,

quôc tê vào địa phương, ứng dụng công nghệ mới trong chê biên, bao quản

24

Trang 27

sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng các công nghệ canh tác, nuôi trồng theohướng sử dụng hiệu qua tài nguyên đất đai, nguồn nước; phát trién các côngnghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm; tiết kiệm nhiên liệu; đưa cơ giới hóa vào sản xuất Hiện nay, nhiều

huyện ở Ninh Bình cơ giới hóa đã đảm nhận các khâu làm đất, đánh luống,cấy, gặt thậm chỉ sấy lúa, quạt sạch lúa tại ruộng Ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng độtới xốp của đất nên tăng độ phi cho đất, tiết kiệm nước, đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm Nhỏ đỏ, các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản của tỉnh đạt hiệu

quả cao, góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp vớiđiều kiện của Ninh Binh Trước hết, Ninh Bình đã đôi mới va phát triển hợptác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2012 Đến nay, Ninh Binh cónhiều hợp tác xã năng động, thích ứng với cơ chế mới, hoạt động có hiệuquả Từ chỗ chỉ đảm nhiệm các khâu dịch vụ, các hợp tác xã đã tô chức thêmhai khâu kinh doanh nông nghiệp như cung cứng vật tư, nguyên liệu, kỹthuật, cải tiến mẫu mã, tìm kiếm thị trưởng tiêu thụ sản phẩm va tin dụng nộibộ Bên cạnh đó, kinh tế trang trại cũng từng bước phát trién góp phan thúc

đây sản xuất, chuyên đổi cơ cau cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nôngnghiệp của địa phương từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa với các vùng

sản xuất quy mô lớn Kinh tế trang trại phát trién đã tận dụng và phát huyđược lợi thế vùng, đặc biệt là khai thác, mở mang thêm những diện tích đất

hoang hóa, các vùng đất trống đôi núi trọc, vùng bãi bồi ven sông, mặt nướcao đầm, biển dé tạo ra sản pham hàng hóa nông - lâm - thủy sản có giá trị.Nhờ đó, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu Những mô hình

sản xuất mới với cách quản lý khoa hoc, ứng dụng tiến bộ trong lại tạo giống,vật nuôi tại các trang trại giúp nông dân tiếp cận với khoa học công nghệ,góp phan phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

1.2.3 Bài học rút ra về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cho

tinh Hải Dương.

Từ kinh nghiệm phát trién nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnhThái Bình và Ninh Bình, tỉnh Hải Dương cần phải:

25

Trang 28

Thứ nhất, ban hành và tô chức thực hiện chính sách liên quan đếnphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Kinh nghiệm của Thái Bình vàNinh Bình cho thấy, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp theo

hướng bền vững đã định hướng và tạo động lực để ngành nông nghiệp cácđịa phương này phát triển theo hướng bên vững Vì vậy, trên cơ sở các chính

sách của Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững Hải Dương, Sở nông nghiệp và phát triểnnông thôn cùng các Sở, ngành có liên quan cần dựa trên điều kiện cụ thể củatinh dé ban hành và tổ chức thực hiện cho phù hợp, qua đó, định hướng, tạo

động lực dé các chủ thé sản xuất kinh doanh nông nghiệp khai thác được lợithế, huy động nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, nang cao trình độ lao động ngành nông nghiệp Kinh nghiệm

các địa phương đều cho thấy, trình độ lao động nông nghiệp có vai trò quyếtđịnh đến phát trién nông nghiệp theo hướng bền vững Đối với Hải Dương,

dé phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần phải nâng cao chất lượngđào tạo nghề cho nông dân; thường xuyên mở các lớp tập huấn giới thiệu các

mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, VietGAP trước xuất sử dụng kinhphí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được phê duyệt dé đào tạo nghềnghề nông cho nông dân và các chủ trang trại, tiến tới bắt buộc các chủ trangtrại phải qua các lớp đào tạo chuyên sâu về ngành nghề họ kinh doanh cũngnhư kiến thức quân lý, kinh tế thị trường Chỉ khi các chủ thé sản xuất kinhdoanh nông nghiệp được trang bị tri thức họ mới có thể ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệ nông nghiệp vào sản xuất, biết lựa chọn các giống câytrồng, vật nuôi và phương thức canh tác phù hợp với tự nhiên và thị trườngthì sản xuất nông nghiệp mới hiệu quả và bền vững.

Thi ba, day mạnh ứng dụng tiễn bộ khoa học công nghệ vào sản xuấtnông nghiệp Kinh nghiệm của ba địa phương trên đều cho thấy, đề phát triểnnông nghiệp bền vững cần phải ứng dụng tiễn bộ khoa học công nghệ vàosản xuất nông nghiệp, Bởi vì, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sảnxuất nông nghiệp quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như năng lựccạnh tranh của hàng nông sản Vì vậy, Hải Dương cần phải đây mạnh hơn

nữa cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu và chuyển giao các

giông cây, con có năng suât cao, chat lượng tot, chong chịu được sâu bệnh

26

Trang 29

cũng như biến đổi khí hậu và phù hợp với thị trường vào sản xuất Bên cạnhđó, ứng dụng công nghệ muôi trồng tiên tiến như: công nghệ sinh sản nhântạo giống cá, chăn nuôi lợn thịt cho sản pham thịt lợn an toàn, mô hình sản

xuất khoai tây giống, khoai tây hàng hóa, công nghệ gieo thắng lúa, công

nghệ “1 phải 5 giảm” hay “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa Ứng dụngtiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng, tạotiền đề cho việc chuyên dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướnghợp lý, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp theo hướng bền vữngcủa tỉnh.

Thứ tw, đầu tu xây dựng kết cầu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp,

nông thôn Kinh nghiệm của Thái Bình cho thay, hệ thống kết cau ha tanghoàn chỉnh, đồng bộ là điều kiện tiên quyết để nông nghiệp phát triển bềnvững, ngược lại, ở Ninh Bình hệ thong kết cấu ha tầng lạc hậu nên không

khai thác được tiềm năng, lợi thế vào phát triển nông nghiệp nên sản xuất

nông nghiệp không hiệu quả và kém bền vững Vì vậy, trong thời gian tớiNam Định cần huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống giao thông

nông thôn và thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đủ sức đối

phó với mọi loại thiên tai, nhất là nước biển dâng.

Thứ năm, tô chức tốt thị trường cung ứng đầu vào và thị trường tiêuthụ sản phâm nông nghiệp Tổ chức tốt thị trường đầu vào và thị trường đầu

ra đã giúp cho sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình hiệu quả và bền vùng Do

vậy, Hải Dương cần phải tổ chức tốt thị trường cung ứng các yếu tố sản xuấtphục vụ sản xuất nông nghiệp như: thị trường sản xuất và cung ứng máy

nông nghiệp, thị trường cung ứng phân bón, bảo vệ thực vật, dịch vụ thủy

lợi, thị trường đất nông nghiệp Bên cạnh đó, chú trọng công tác dự báo thịtrường, day mạnh liên kết với doanh nghiệp, với các tinh trong và ngoài vàngmở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông phẩm của mình, đồng thời, thông quacác hội chợ hàng nông sản quốc tế quảng bá giới thiệu sản phẩm đến cácnước, qua đó, từng bước mở rộng thị trường; xây dựng các cơ sở chế biếnnông sản có lợi thé của địa phương như chế biến thịt, thủy sản, rau quả Tổchức tốt thị trường đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp, một mặt, đảm bảo

sản xuât nông nghiệp của tỉnh ôn định, hiệu quả, bảo vệ được môi trường,

27

Trang 30

mặt khác, tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập và đời sống của dâncư, giảm sức ép về lao động cũng như di dân tự do.

Thứ sáu, phát trién các hình thức tô chức sản xuất phù hợp với điều

kiện của Hải Dương Kinh nghiệm của Ninh Binh, Thái Bình cho thấy, pháttrién các hình thức t6 chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụthé của dia phương sẽ khai thác được thé mạnh của từng loại hành, khai thácđược lợi thế từng vùng cũng như huy động được các nguồn lực vào sản xuấtnông nghiệp Vì vậy, tỉnh Hải Dương cần đổi mới và hoàn thiện hợp tác xãnông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2012 Đồng thời, tạo điều kiện đề cáctrang trại, gia trại phát triển Với đặc điểm 3 vùng sinh thái, phát triển trangtrại và gia trại sẽ tận dụng, phát huy được lợi thế vùng, đặc biệt khai thác,mở mang thêm những diện tích đất hoang hóa, các vùng đất trống đồi núi

trọc, vùng bãi bồi ven sông, một nước ao đầm, ven bién dé tạo ra sản phâm

hàng hóa nông - lâm - thủy sản có giá trị Ngoài ra, mô hình trang trai, gia

trại phát triển tạo điều kiện dé nông dân tiếp cận với khoa học công nghệ,với cách thức quản lý hiện đại nên góp phần phát triển nông nghiệp theohướng bền vững.

Thứ bay, đây mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp Day mạnhliên kết trong sản xuất nông nghiệp giúp cho ngành nông nghiệp của tỉnh mởrộng quy mô, mở rộng thị trường, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ nên 6n

định đầu ra, hiệu quả và bền vững Ngoài ra, trong điều kiện hội nhập và biến

đổi khí hậu, liên kết trong sản xuất nông nghiệp sẽ huy động được các nguồn

lực vào sản xuất và nâng cao năng lực, khắc phục hậu quả biến đồi khí hậu

gây ra Do đó, chế ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, tỉnhNam Định cần chú trọng, tạo dựng các mối liên kết giữa các chủ thể tham

gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp thông qua cánh đồng liên kết, giữa nông

dân với doanh nghiệp, giữa nông nghiệp địa phương với các địa phươngkhác, giữa nông nghiệp địa phương với các ngành hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp, hợp tác với các nước khác

Thứ tám, chủ động ứng phó với biến đôi khí hậu Trước mắt, cần hoànthiện quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch phát triển nông nghiệp theo

hướng bền vững, một mặt, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên

thiên nhiên; mặt khác, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên, qua đó, làm giảm

28

Trang 31

phát thái khi nhà kinh, ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn nên sản xuất nôngnghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ được môi trường sinh thái.Ngoài ra, để giảm thiểu được nổi ro cũng như từng bước thích ứng với biến

đổi khí hậu, Hai Dương cần tiếp tục chuyên những diện tích trồng lúa ở chân

ruộng cao thiếu nước sang trồng hoa màu, cây cảnh, chuyển những diện tích

hay bị ngập úng, thoát nước kém sang nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu, xâydựng lịch thời vụ cho phù hợp với sự thay đổi của thời tiết khí hậu và hướngdẫn, khuyến cáo nông dân sản xuất theo Về lâu dài, tiếp tục day mạnh nghiên

cứu chọn tạo, sàng lọc ra những giống cây trồng, vật nuôi mới chịu hạn, chịngập chị mặn và chống chọi được sâu bệnh và chuyên giao vào sản xuất.

Qua đó, hạn chế thiệt hại, nâng cao năng suất, chất lượng nên sản xuất nông

nghiệp của tỉnh mới hiệu quả và bên vững.

29

Trang 32

CHUONG II

THUC TRANG VE PHAT TRIEN NONG NGHIEP THEO HUONG

BEN VỮNG O TINH HAI DUONG GIAI DOAN 2016 — 2021

2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội tinh Hai Dương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Địa hình

Dia hình tinh Hải Duong khá băng phăng, nghiêng và thấp dần từ TâyBắc xuống Đông Nam, theo hướng nghiêng của Đồng bằng Bắc Bộ, đượcchia thành 2 vùng chủ yếu:

- Vùng Đồng băng phù sa: chiếm gần 89% diện tích tự nhiên của Tỉnh,là nơi hội tụ của các dòng sông thuộc hệ thông sông Hồng và sông Thái Bìnhcó độ cao trung bình từ 3 — 4m so với mực nước biển, đất đai mau mỡ, thích

hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm, nhất là lúaVà rau màu ngắn ngày

- Vùng đôi núi, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, thuộc khu vựcĐông Bắc của tỉnh So với toàn Tỉnh thì vùng thị xã Chí Linh có địa hình cao

nhất, dãy núi Dãy Diéu cao 618m, Đèo Trẻ 533m, Núi Dài 509m, còn lai đại

bộ phận trong vùng cao từ 200 — 300m so với mực nước biển, là nơi có điều

kiện sinh thái phù hợp với nhiều loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến,

bảo quản như: cây ăn quả lâu năm (cây có múi, na, ), sẵn dây, cây gia vi

(hành tỏi ), rau đậu thực phẩm, lúa nếp cái hoa vàng

* Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai Hải Dương bao gồm hai nhóm chính:

- Nhóm đất đông bằng: được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sacủa hệ thống sông Thái Bình có xen kẽ phần nhỏ phù sa sông Hồng, có diệntích 147.900 ha, bằng 88,97 % diện tích đất tự nhiên trong tỉnh Nhóm đất

này tương đổi màu mỡ, có điều kiện dé phát trién nông nghiệp một cách toàn

diện và vững chắc với nhiều loại sản phâm phong phú như cây lương thực,cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả (nhãn, vải, táo, cam, quyt, ).Đất phù sa sông Hồng thường có màu nâu tươi, kết hợp tơi xốp, thành phầncơ giới từ nhẹ đến trung bình, đất trung tính, ít chua, địa hình nghiêng dần từphía sông vào nội đồng Các yếu tố dinh dưỡng từ trung bình đến tốt Đất

30

Trang 33

phù sa hệ thống sông Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám Thànhphan cơ giới thường từ trung bình đến thịt nặng, địa hình lồi lõm, phức tap,có hướng nghiêng dan về phía hạ lưu Đất loại này thường chua, nghèo lân

va kali, các yếu tố đinh dưỡng từ nghèo đến trung bình.

- Nhóm dat đôi núi: Diện tích 18.320 ha bằng 11,03% diện tích tựnhiên trong tỉnh, phân bố ở phía đông bắc tỉnh, thuộc hai huyện Chí Linh vàKinh Môn Diện tích đất nông nghiệp 2016 có 107.175 ha chiếm 64,2% tongdiện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó sản xuất nông nghiệp có 86.179 ha,chiếm 80,4% diện tích đất nông nghiệp Trong nhóm đất sản xuất nôngnghiệp, đất trồng cây hàng năm có 66.666 ha, chiếm 62,2% (bình quân 496,4m /người, giảm 21,7 m’ngudi so với năm 2011), đất trồng cây lâu năm có

1.1.2 | Dat trồng cây lâu năm CLN | 19.513 18,21,2 Dat lam nghiép LNP_ | 9.377 8,71.2.1 | Đất rừng sản xuất RSX |3.179 3,01.2.2 | Dat rừng phòng hộ RPH | 4.656 4,3

Trang 34

2.1.2 Điều kiện xã hội

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Năm 2021, toàn tỉnh có 1.785.818 người; dân cư nông thôn

chiếm 74,9% tổng dân số toàn tỉnh, giảm 3,2% so với năm 2016 Mật độ dânsố 1.488 người/km”; mật độ dân số cao tập trung ở thành phó, thị xã, thị tran,thị tứ; ở các xã mật độ dân số thấp hơn.

- Lao động, việc làm: Lao động trong độ tuổi năm 2021 của tỉnh là

1.035.234 người chiếm 58% dân số (tăng 2,9% so với năm 2016), trong đó

lao động khu vực nông thôn chiếm 794.275 người (chiếm 76,7%) Tổng sốlao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.014.736 người (chiếm98% tổng số lao động trong độ tuổi) Trong đó, số lao động làm việc trong

ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 332.177 người, chiếm 32,1% lao động

toàn tỉnh; còn lại 67,9% làm việc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương

mại và dịch vụ.

- Riêng khu vực nông thôn, lao động nông thôn đang làm việc chiếmtỷ lệ cao (98,1 % tổng lao động nông thôn), chứng tỏ vai trò của ngành nghề

phi nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản đóng vai

trò quan trọng trong tạo việc làm.

Năm 2016 2021

STT | Hạng mục ; _|Ty lệ | Tong Ty lệTông(người) và

% (người) %

1 Tổng số dân 1.729.776 1.785.818

2 Dân cư nông thôn 1.350.596 78,1 1.337.060 74,9

3 Tong sô lao động 1.053.805 60,9 1.035.234 | 58,0

Lao động đang làm việc | 1.041.159 98,8 1.014.736 | 98,03.1 | Lao động nông thôn 864.321 82,0 794.275 76,7

Lao động nông thôn | 856.486 99,1 790.911 99,6dang lam viéc

3.2 | Lao động nông nghiệp | 444.575 42,2 332.177 32,1Lao động nông nghiệp | 444.575 100 332.177 100,0

đang làm việc

32

Trang 35

4 Thu nhập bình quân | 30,4 46,1

(triệu đồng/người/ năm)

* Cơ sở hạ tang kỹ thuật

- Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm các quốc lộ,

đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị và đường giao thông nông thông

được phân bồ tương đối hợp lý trên địa bàn với tổng số khoảng 93327 km;trong đó: Quốc lộ có 6 tuyến dài 163 km, đường tỉnh có 17 tuyến dài 381,06km, đường đô thị có 275 tuyến dài 192,73 km; đường huyện có 110 tuyến

dài 432,48 km; đường xã có tổng chiều dài 1353,28 km.

- Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hai tuyến đường sắt Quốcgia đang hoạt động Tuyến đường sắt Hà Nội — Hải Phòng, tuyến đường sắtKép — Hạ Long Ngoài ra tinh còn có một tuyến đường sắt chuyên dùng Bến

Tắm — Phả Lai.

- Đường thủy: Tổng chiều dài các tuyến sông đã được sử dụng vàomục đích vận tải khoảng 393,5 km Hiện có 12 tuyến sông do Trung ươngquản lý dài 274,5 km và 6 tuyến sông do địa phương đang quản lý dài 122km Đa số tuyến sông đạt tiêu chuẩn cấp 3, cấp 4, một số tuyến đạt tiêu chuẩn

cấp 2, cho phép tai/ sa lan từ 200 -1000 tan hoạt động vận tải.

Hệ thống giao thông đa dạng, đồng bộ, chất lượng tốt là điều kiện

thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nói chung, sản phẩm nông sản chếbiến nói riêng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

- Hệ thống thủy lợi

Toàn tỉnh phân thành 2 vùng thủy lợi miền núi thuộc khu vực thị xãChí Linh và vùng thủy lợi đồng bằng thuộc khu vực các huyện, thị còn lại.Vùng thủy lợi Chí Linh có 26 hồ, đập phục vụ tưới tiêu cho gần 1.100 ha.Vùng thủy lợi đồng băng có hệ thống kênh mương cấp I và kênh trực chínhnội đồng tông chiều dài hơn 1.200 km kết hợp mạng lưới sông, ngòi hìnhthành hệ thống tưới tiêu phục vụ tưới cho hơn 95 % và tiêu cho 86 % diệntích đất canh tác hàng năm Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống thủynông Bắc — Hưng — Hải đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho hơn 47.000 ha đấtcanh tác nông nghiệp của tỉnh; có 1.236 trạm bơi, điểm bơm, tổng công suất

33

Trang 36

3,34 triệu mở giờ; có 368,01 km đê, 281 cống dưới đê và 66 tuyển kề cơbản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu đến từng cánh đồng

- Hệ thống lưới điện

Nguồn điện cho tỉnh được cấp từ nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, baogồm Pha Lai | công suất 4x110 MW và Phả Lại 2 công suất 2x300 MW Từnhà máy điện Phả Lại có các xuất tuyến 220 kV và 110 kV hòa vào lưới

truyền tải miền Bắc và cấp trực tiếp cho 13 trạm 110 kV trên địa bàn tinh.Hệ thống lưới điện của tỉnh gồm các cấp điện áp 110 kV, 35kV, 22kV, 10kV

và 6kV.

Hệ thống các trạm biến áp phân phối: 01 trạm 220 kV, 13 trạm 110kV, 893 trạm trung thé (35/6kV, 35/0,4kV, 22/0,4kV), 1.824 trạm hạ thé(10/0,4kV, 6/0,4kV) Tổng công suất nguồn cực đại 480MW cung cấp điện

khá 6n định phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các đô thị và

khu vực nông thôn trong tỉnh.

- Hệ thống cấp, thoát nước

Toàn tỉnh có 71 trạm cấp nước đặt tại Thành phố Hải Dương, thị xã

Chí Linh và các thị tran huyện, chủ yếu cấp nước sinh hoạt đô thị và cho mộtsố khu công nghiệp, cụm công nghiệp Tại khu vực Thành phố Hải Dương

có 3 nhà máy nước với tông công suất 56.900m /ngay, đáp ứng khoảng 70%nhu cầu nước sinh hoạt và nước máy cho sản xuất Tại thị xã Chí Linh và cácThị tran, nhà máy nước hau hết có công suất 2500 — 3000m ngày chỉ đủ cungcấp nước sinh hoạt đô thị, không đủ cung cấp cho khu công nghiệp, cụm

công nghiệp 644,2 nghìn mi Có 150 chợ nông thôn, chủ yếu là cho hạng 3.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, có 87 chợ đã được cải tạo, sửa chữa nâng cấpvới kinh phí đầu tư 96 tỷ đồng.

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại: Có 1 trung tâm thương mai,9 siêu thị Bên cạnh hệ thong siêu thi dang hoạt động, tại trung tâm các huyệnbước đầu hình thành và hoạt động của một số cửa hàng tiện ích thực hiệnmua hàng theo phương thức tự chọn Ngoài ra còn có trên 60.000 cửa hàng

bán lẻ được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn cá nhân.

Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của tỉnh khá đồng bộ,hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nói

34

Trang 37

chung, sản phâm nông sản nói riêng của tỉnh từ người sản xuât đên người

sa, đất feralit.

Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó, diệntích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64, 1% Trong đất nông nghiệp, diệntích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có72.500 ha gieo trồng được 2 vụ, diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha,chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm6,88% Diện tích dat trông, đôi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt

nước chưa được khai thác là 1.364 ha.

Như vậy, tỉnh Hải Dương có tài nguyên đất khá phong phú, diện tíchđất xau, nghèo dinh dưỡng chiếm tỷ trọng thấp còn diện tích đất tốt, thuậnlợi cho phát triển nông nghiệp thì chiếm tỉ trọng cao trong tổng diện tích đấttự nhiên của Tinh, là cơ sở dé phát triển nông nghiệp với cơ cau cây trồng đadạng, đạt năng suất và hiệu quả lao động cao.

2.1.3.3 Tài nguyên nước

35

Trang 38

Hải Dương có mạng lưới sông ngòi tự nhiên và sông nội đồng dày đặc,cùng với hàng nghìn ao hồ nhỏ Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối vớicác sông nhỏ; các loại tàu, thuyền trọng tải 500 tấn có thé qua lại Hiện tại

trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý như

Sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thay, sông Kinh

Môn Tổng chiều dài 274,5 km, trong đó có sông Thái Bình, sông Luộc lànhững tuyến đường thuỷ quan trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng.

Sông nội đồng da dạng, tông chiều dài sông lớn đạt 5000km và trên

2000km sông nhỏ, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát

2.1.3.4 Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao

gồm nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18 ); đường sắt (tuyến HàNội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyên hàng hòa qua 7 trạm trên dọctuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn)và đường thủy (tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vậnchuyên của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu cócông suất khoảng 300.000 tắn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thé đáp ứng

được các nhu cầu về vận chuyên đường thủy) Hải Dương gần 2 sân bay đólà: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có

tuyến đường vận chuyên Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninhchạy qua.

Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tếgiữa tỉnh Hải Duong và các Tỉnh, thành khác trong và ngoài nước Với ví tri

địa lý thuận lợi như vậy, Hải Dương có nhiều cơ hội gia lưu, phát triển kinh

tế đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp.Các đơn vị hành chính: Hải Dươngbao gồm 01 thành phó trực thuộc, 01 thị xã và 10 huyện:

2.1.3.5 Tài nguyên rừng

Rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Hải Dương tập trung ở thị xã ChíLinh và huyện Kinh Môn, với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 10.630 ha.Trong đó, diện tích đất có rừng 10.462,2 ha, chiếm 98,4% diện tích đất lâm

36

Trang 39

nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính, chủ yếu ở thịxã Chí Linh chiếm 86,8%, huyện Kinh Môn chiếm 13,2%.

Diện tích rừng sản xuất 4.371,3 ha, trong đó diện tích có rừng 4.203,5ha, gồm rừng trồng và các loại cây ăn quả (cây Vải) Hiện nay diện tích trồngvải mang lại hiệu quả kinh tế thấp đang có xu hướng chuyên đôi sang trồngcây lâm nghiệp Diện tích đất chưa có rừng 167,8 ha chiếm 1,6% diện tíchđất lâm nghiệp, phân bố không tập trung ở cả 2 huyện, thị xã Độ che phủ

rừng chung cho 2 huyện, thị xã đạt 23,5%, trong đó: thị xã Chí Linh đạt

32,5%, huyện Kinh Môn đạt 7,8%.2.1.3.6 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loạinhưng một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triểncông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Tỉnh,đồng thời cung cấp nguyên liệu cho trung ương và một số Tỉnh khác Đá vôiở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 —97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ Xi măng sản lượng 4 — 5 triệutan Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tan cung cấp đủ nguyênliệu cho sản xuất sứ trong Tỉnh và một số tỉnh khác Sét chịu lửa ở huyện ChíLinh, trữ lượng 8 triệu tan, chất lượng tốt cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch

chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác.

2.2 Thực trạng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh

Hải Dương giai đoạn 2016 - 2021

Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trìnhphát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu Với khoảng70% dân sé là nông dân, Việt Nam nói chung và tinh Hải Dương nói riêngluôn coi trọng những vân đê liên quan đên nông dân, nông nghiệp và nôngthôn.

2.2.1 Phát triển nông nghiệp bén vững về xã hội ở tỉnh Hải Dương

2.2.1.1 Chuyển dich cơ cấu lao động trong nông nghiệp và van dé giải quyếtviệc làm trong lao động.

Cùng với quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế, chuyên đổi cơ cau câytrồng vật nuôi là quá trình phân công lao động xã hội, phân bố lại dân cư

37

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w