Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu - Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu: Xoá đói giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là van đề kinh tế - xã hội bức xúc được Dang, Nhà nước hết sức quan
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
TRAN THANG
TINH QUANG BINH
LUAN VAN THAC Si KINH TE CHINH TRI
CHUONG TRÌNH ĐỊNH HUONG NGHIÊN CUU
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
TRAN THANG
HOAT DONG GIAM NGHEO THEO HUONG BEN VUNG
TREN DIA BAN HUYEN QUANG TRACH,
TINH QUANG BINH
Chuyén nganh: Kinh té Chinh tri
Mã số: 60 31 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN HONG SON
Hà Nội — 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
- Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu khác
- Tôi xin cam đoan răng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dân trong luận văn đã được chỉ rõ nguôn gôc.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đãnhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thé Nhân đây tôi
xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS NguyễnHồng Sơn là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi, thầy rất quan tâm, tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị đã giúp đỡ, dạy bảo và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội, Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện Quảng Trạch, phòng
Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục thống kê huyện Quảng Trạch; các
hộ điều tra tại các xã: Quảng Văn; Quảng Trung; Quảng Hải; Quảng Thanh;
Quảng Phương; Quảng Trường; Quảng Liên; Cảnh Hóa; Cảnh Dương; Quảng
Phú và xã Quảng Đông đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận
văn Thạc sĩ.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã cô vũ, động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt dé tôi hoànthành tốt chương trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này
Mot lân nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tát ca!
Trang 5TOM TAT LUẬN VAN
Tên dé tài: Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện
Người nghiên cứu: Trần Thắng
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn
Huyện Quảng Trạch gồm có 34 đơn vị hành chính (trong đó: 33 xã, 01thị trần), toàn huyện có 08 xã bãi ngang, 07 xã miền núi thuộc chương trình
135, nhiều khu vực bị chia cắt do hệ thống sông ngòi, trình độ dân trí còn thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn Thời gianqua, huyện Quảng Trạch đã triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo với nhiều
Đề án, Chương trình, giải pháp nhằm giảm nghèo với nhiều hình thức, đặc biệtnhư quan tâm tạo việc làm cho người nghèo với nhiều mô hình kinh tế, thựchiện chính sách vay vốn, chính sách y tế cho người nghèo Việc xây dựng vàtriển khai chương trình giảm nghèo bền vững với nhiều biện pháp sáng tạonhằm giúp đỡ hộ nghèo, xã nghèo thoát khỏi khó khăn như: đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng cho vùng bãi ngang ven biển; chính sách tín dụng ưu đãi hộnghẻo, học sinh sinh viên; chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở; về giáo dục; tậphuấn kiến thức, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo;khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; dao tạo nghề; khuyến công đã góp phần hỗ trợ hộ nghèo, xã nghèo sớm thoát khỏi cuộc sống khó khăn,nhanh chóng hòa nhập cộng đồng
Trang 6Trong 03 năm (từ 2011 - 2013), từ các nguồn kinh phí của trung ương, địaphương, huy động cộng đồng, hợp tác quốc tế đã xây dựng nhiều công trình
hạ tang cơ sở; hỗ trợ cho hộ nghèo về vốn dé sản xuất; cho vay giải quyết việclàm thường xuyên; đặc biệt là hỗ trợ nhà ở để 6n định cuộc sống (nhà tinhthương, nhà trả chậm), mang lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động giảmnghèo bền vững Từ chỗ chỉ giải quyết cho hộ nghèo vay vốn làm ăn chuyểnsang giúp phương tiện mưu sinh, dạy nghề, chuyển giao khoa hoc kỹ thuật,giúp người nghèo biết cách tự tạo việc làm; tập trung thực hiện các mục tiêu cơ bản dé cho người nghèo từng bước 6n định cuộc sống như: Y tế, giáo duc, nhà
6, tro cap xã hội, miễn giảm thuế hỗ trợ đột xuất lúc người nghèo gặp rủi ro,
dé họ yên tâm và tự lực nâng dần mức thu nhập cho bản thân và gia đình, từng
bước vươn lên thoát nghèo.
Trang 7MỤC LỤC
Danh mục Viét tắt 1S t E211 1 E1 111151E11111111 1111111111111 1111111 cEcE i
I0) TT -+- i
MỞ DAU wevecessccsssssssssssesssecssecssecssscssscssscssssssuessusssuecsuecssecsuecssecsseessecssecsseesseesseeess |CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VAN
DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE GIẢM NGHEO THEO HƯỚNG BEN
VUNG -ậẢaaảa 5
1.1 Tổng quan về tinh hình nghiên cứu - 2 - 2 s2 2+sezx+zszzszce2 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu giảm nghèo bên vững của Quốc tế 51.1.2 Tình hình nghiên cứu giảm nghèo bên vững ở Việt Nam 61.2 Những van dé lý luận và thực tiễn về giảm nghèo theo hướng bền vững 11
1.2.1 Khải niỆm HgỊO cv 11
1.2.2 Khái niệm giảm nghèo ben VIENG.ceccecsessesssssesssessessessessessssssesseeseeses 12
1.2.3 Các tiêu chí đánh giả ng cà SccsssiEsseertseeerseeerree 12
1.2.4 Nguyên nhân nghèo — tái HØÌỊO s5 + E+skE+eEsseesee 18
1.2.5 Mục tiêu của giảm nghèo ben vững -cscs+csccsscce+ 20 1.2.6 Nội dung giảm nghèo theo hướng DEN vững -. - 21 1.2.7 Các nhân tổ tác động đến giảm nghèo theo hướng bên vững .22 1.3 Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững của một số nước trênthé giới và một số địa phương ở nước ta - 2-22 2+5++£++£++zxerxezes 35
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thé giới -: +©c+- 351.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương Ở HHĨC Íq «« S5 36
1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VA THIẾT KE NGHIÊN CỨU 40
Pa oi s0 0n 40
2.1.1 Phương pháp biện chứng Auy VẬI «555 < «<< s+scsss+ 40
Trang 82.1.2 Phương pháp hệ thong cấu trúc trong nghiên cứn 4I
2.1.3 Phương pháp lịch ste ÏÔgÍC «5S Esseseeeeeeersseeseees 41
2.1.4 Phương pháp thực tien c.ceccccececccsescescessessesesseesesseesessesssseesessesseesees 422.2 Thiết kế nghiên cứu - 2-5 £+S£+E£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkerkrrei 42
2.2.1 Phương pháp thu thập dit liệu và tài liệu - -=- 42 2.2.2 Phương pháp Phan ÍCHh - - -c sss+x E+*kEEekExeeEeeereeereeersrees 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO THEO HUONG BEN VUNG46TREN DIA BAN HUYỆN QUANG TRẠCH - 2 2+ e+xerxeExerxzrs 46
3.1 Các nhân tố tác động đến hoạt động giảm nghèo bền vững 46
3.1.1 Đặc điểm tự nhiÊN -:St SE StSESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEErrrrkrrrrsres 46 3.1.2 YẾu 6 VỀ CON HBMỜI -.- 2-55 ©5£SE£+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrreei 513.1.3 Trinh độ phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Quang Trạch, tinh
QUANG Binh 800 80 8nẺnẺ8e 54
3.2 Phân tích thực trạng giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 55555 *++s+sexssexseess 57
3.2.1 Mục tiêu giảm nghèo bên vững của huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng ĐÌHÌH cv HH 57
3.2.2 Nội dung hoạt động giảm nghèo theo hướng bên vững của huyện
Quang Trạch, tinh Quảng BÌNH - «5c xxx keEssekseeeeeeeese 57
3.2.3 Các chính sách giảm nghèo DEN vững :-5+©sc5sccssc2 623.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động giảm nghèo theo hướng bên vững
trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tinh Quảng Bình .- - 67
3.2.5 Đánh giá hiệu quả thực hiện giảm nghèo theo hướng bên vững 15 CHUONG 4: GIẢI PHAP GIAM NGHEO BEN VỮNG TREN DIA BANHUYỆN QUANG TRACH TRONG THỜI GIAN TỚI - 84
4.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Quang Trach, tỉnh Quảng Bìnhh - c5 + + s+sEEseseerseeeereexee 84
Trang 94.1.1 Các mục tiêu về XDGN Quoc Gid ©5+©52©52+cc+csccsrxerceei 84 4.1.2 Các mục tiêu về XĐGN của tinh Quang Binh trong thời gian tới 854.1.3 Các mục tiêu giảm nghèo bên vững của huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình trong thời gÌAH ẲỚI ccScctEESESeEEeeeeeeereeeeereerre 85
4.2 Quan điểm về hoạt động giảm nghèo bền vững - 87
4.2.1 Quan điểm CHUNG vescecescescesessessessesessssessessessessesessessessessseesesseesessees 874.2.2 Quan Aim ViCNG nan na 894.3 Các giải pháp chủ yếu giảm nghèo bền vững -5¿-52 91
4.3.1 Giải pháp CHHH cv ng 91
4.3.2 GiGi PAGP CU INE nang ae 92 4.3.5 Một số giải pháp KNAC ceececceecccscesvessessessesseeseessessessessessesesesseesessees 984.4 Kiến nghị - - s St tk E1 E12112121211211111211 1111111111111 1c, 105KẾT LUẬN - St SE 1E S11 1 15111 11511111111111111 111111111 E re, 108TÀI LIEU THAM KHẢO - ¿2-56 +t+St+E‡EE+EEEE+EEEEEEEEEEEEEESEErkererkererkrrr 110
Trang 10DANH MỤC VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
| BHYT Bảo hiểm y tế
2 BQ Binh quan
3 cc Cơ cấu
4 CNH — HDH Công nghiệp hóa — Hiện đại hoa
5 CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
6 GQVL Giải quyết việc làm
7 HPI Chỉ số đói nghèo con người
8 HSSV Học sinh sinh viên
9 SL Số lượng
10 THCS Trung học cơ sở
II THPT Trung học phô thông
12 UBND Uỷ ban nhân dân
13 UBMT Uy ban Mặt tran
14 | WB Ngan hang thé gidi
15 XDGN Xóa đói giảm nghèo
Trang 11DANH MỤC BẢNG
STT Bang Nội dung Trang
Tinh hinh dat dai cua huyén Quang Trach trong 03
5 Bang 3.5 | Tình hình vay vốn giảm ngheo trong thời gian qua 63
Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ nghèo
6 Bảng 3.6 ' 67
điêu tra
7 Bảng 3.7 | Chất lượng lao động của các hộ nghèo điều tra 71
8 Bảng 3.8 | Tinh hình việc lam của nhóm hộ điều tra 72
9 Bang 3.9 | Tình hình thu nhập của hộ nghéo nhóm hộ điều tra 73
Tình hình tiếp cận các chính sách dành cho đối
10 | Bang 3.10 74
tượng nghèo
Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm
11 Bảng 3.11 : - 80
nghẻo bên vững qua các hộ điêu tra
12 Bảng 4.1 | Đề xuất của nhóm hộ điều tra 107
il
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Xoá đói giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là van đề kinh tế - xã hội bức xúc được Dang, Nhà nước hết sức quan tâm và coi xoá đói giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện phát triểnđất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 30 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách có hiệu quả,công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kẻ Báo cáo phát triển năm 2012, Ngân hàng thế giới (WB) đã ghi nhận “Việt Nam
đã đạt được những thành tích giảm nghèo ấn tượng, thành tích của Việt Nam vềtăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hơn hai thập ky qua là rất lớn Tỷ lệnghèo theo đầu người giảm từ 58% vào thập kỷ 1990 xuống còn 14,5% năm
2008 Theo chuẩn nghèo của giai đoạn này, tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2010” (Bộ LĐTB&XH, 2004, Tr 1) Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng nhiệm vụ giảm nghèo vẫn chưa hoàn tất và xét ở một sốphương diện, nhiệm vụ đó hiện khó khăn hơn Dù hàng chục triệu gia đình ViệtNam đã thoát nghèo trong hơn hai thập kỷ qua nhưng rất nhiều hộ dân trong số
đó có thu nhập rất sát chuan nghéo và vẫn rất dễ tái nghèo do cú sốc đặc thù nhưmất việc làm, tai nạn hoặc do cú sốc có liên quan trong toàn nên kinh tế nhưtác động của biến đôi khí hậu, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cùng góp phần vào sự phát triển kinh tế và công cuộc giảm nghèo của
cả nước, tỉnh Quảng Bình đã có những kết quả tích cực trong thực hiện giảm
nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 20,51% năm 2011 (44.056 hộ) giảm còn
13,36% năm 2013 (29.268 hộ) (Bộ LĐTB&XH, 2011, Tr.2)
Trang 13Huyện Quảng Trạch gồm có 34 đơn vị hành chính (trong đó: 33 xã, 01thị tran), toàn huyện có 08 xã bãi ngang, 07 xã miền núi thuộc chương trình
135, nhiều khu vực bị chia cắt do hệ thống sông ngòi, trình độ dân trí còn thấp,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn Thời gian
qua, huyện Quảng Trạch đã triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo với nhiều
Đề án, Chương trình, giải pháp nhằm giảm nghèo với nhiều hình thức, đặc biệtnhư quan tâm tạo việc làm cho người nghèo với nhiều mô hình kinh tế, thựchiện chính sách vay vốn, chính sách y tế cho người nghèo Tuy nhiên, tỷ lệ
hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện vẫn còn cao Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo là13,47%, tỷ lệ hộ cận nghèo 27,57% Tinh trang tái nghéo van còn xảy ra, tỷ lệ
hộ cận nghèo có khả năng rơi vào nghèo vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ 27,57%,
nguyên nhân là do việc giảm nghèo chưa thực sự có hiệu quả, phương pháp
tiếp cận dé đánh giá hộ nghèo chưa thực sự phủ hợp, chưa đánh giá hộ nghèo ở
nhiều góc độ, vì vậy, việc thực thi các chính sách giảm nghèo hiệu quả vẫn
chưa cao, chưa mang tính bền vững Bên cạnh đó có một nguyên nhân khác, đó
là do ảnh hưởng của biến đổi khí hau, như lụt bão, hạn hán, yếu tố việc làm Đây là một vấn đề bức xúc được đặt ra, là vấn đề mà Đảng bộ và nhân dânhuyện Quảng Trạch đang còn phải đối mặt với những thách thức lớn trong việcthực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Dé góp phần giải quyết van
đề bức xúc nói trên, tôi lựa chọn dé tài “Hoat động giảm nghèo theo hướng bén vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh” làm luận vănnghiên cứu tốt nghiệp
- Câu hỏi nghiên cứu:
Hoạt động giảm nghèo ở huyện Quảng Trạch đã thực sự bền vững chưa? Làm thế nào để hoạt động này trở thành bên vững? Đây là câu hỏi cần đặt ra dé giải quyết vấn đề giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa ban
huyện Quảng Trạch.
Trang 142 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững
trên địa ban huyện Quảng Trạch, tinh Quang Binh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững
trên địa ban huyện Quảng Trạch, tinh Quảng Bình.
- Đánh giá, phân tích và làm rõ đặc điểm, thực trạng, thành công, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Trạch, tinh Quảng Bình.
Trang 155 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, nội dung củaluận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những van dé lý luận vàthực tiễn về giảm nghèo theo hướng bên vững
Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chương 4: Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quang
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Trang 16CHƯƠNG 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VAN DE LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIEN VE GIAM NGHÈO THEO HƯỚNG BEN VUNG
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu giảm nghèo bền vững của Quốc tế
Có rất nhiều công trình nghiên cứu và những báo cáo của Quốc tế liênquan đến van đề xoá đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững ở nhiều khía cạnhkhác nhau, trong đó phải ké đến những nghiên cứu điền hình như:
- Giảm nghèo ở Việt Nam dưới góc nhìn của trường phái Hiện đại hoá
của nhóm tác giả Mai Lan Phương, Jean Philippe Peemans, Nguyễn Mậu Dũng
và Philippe Lebailly Công trình nghiên cứu này đã đề cập tăng trưởng kinh tế vàxoá đói giảm nghẻo ở Việt Nam theo trường phái hiện đại cả về mặt lý luận vàthực tiễn Khái niệm về hiện đại hóa của những giai đoạn đầu thế ky 21 đượchình thành dựa trên kinh nghiệm của các nước đã tiễn hành hiện đại hóa, đó làcác nước Phương Tây, nơi mà sự thành công được thé hiện theo các cách khácnhau Câu hỏi trung tâm đặt ra là làm thé nào mà các nhân tổ của hiện đại hóa cóthé dần dần từng bước thâm nhập và thay thé các nhân tố truyền thống và ly
thuyết xã hội của hiện đại đã tìm ra cách xác định các yếu tố và các tác nhân dé
có thé thay đổi các giá trị và hành vi trong xã hội truyền thống theo hướng cánhân hóa và hợp lý; sự phân chia hành pháp, lập pháp và tư pháp được cân nhắcnhư một nhân tổ chính của hiện đại hóa Đối với các nhà xã hội hoc và các nhachính trị học hiện đại, thì hiện đại hóa xã hội và chính sách được đồng nhất vớihiện đại hóa kinh tế dựa trên các nguyên tắc thị trường và hiệu quả thê hiện bằng
sự tăng lên của thu nhập đầu người; tăng trưởng kinh tế trong đó tăng trưởng đầu
tư để tăng lợi nhuận, duy trì mức lương đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộcsông, tăng thời gian làm việc là hướng đi chính trong quá trình thực hiện CNH
Trang 17- HĐH Nhu vậy, hiện đại hóa là quá trình giúp tạo doanh thu trên tat ca các khíacạnh sản xuất kinh tế (Mai Lan Phương và cộng sự, 2012)
- Khởi dau tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượngcủa Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, Ngân hàng thê giới(Hà Nội, 2012) Báo cáo này đưa ra một cách nhìn mới về cuộc sống củangười nghèo gồm cả nam, nữ và trẻ em, đồng thời đi sâu tìm hiểu những hanchế cũng như cơ hội hiện thời của họ dé thoát nghèo Báo cáo hướng tới đạt
ba mục đích: Trước hết, báo cáo đề xuất sữa đổi hệ thống theo giỏi nghèo củaViệt Nam thông qua sử dụng hệ thống dữ liệu tốt hơn, sử dụng các chỉ số tổng
về phúc lợi và sử dụng chuẩn nghèo mới phù hợp hơn với điều kiện kinh tế,
xã hội hiện nay của Việt Nam; Thứ hai, báo cáo đã xem xét lại thực tế đượccho là hiển nhiên về tình trạng thiếu thốn và nghèo ở Việt Nam và xây dựngmột bức tranh nghèo cập nhật trên cơ sở sử dụng điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam năm 2010 và những nghiên cứu thực địa định tính mới Thứ
ba, báo cáo đã phân tích những thách thức chính trong công tác giảm nghèo
trong thập kỷ tiếp theo, gồm những hình thái giàu nghèo theo vùng đang thay đổi, tỷ lệ nghèo cao và tình trạng nghèo dai dang của các nhóm dân tộc thiêu
số và mức độ bat bình đăng ngày càng tăng (Ngân hang thế giới, 2012)
1.1.2 Tình hình nghiên cứu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
Giảm nghèo bền vững là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, làmỗi quan tâm lớn của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng Ởnước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, liên quan đến chủ đềluận văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viếtxoay quanh van dé này, tiêu biểu như:
- Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay của tác giảNguyễn Thị Hằng (Nxb Chính trị quốc gia, 1997) Trên cơ sở nghiên cứu vẫn
đê đói nghèo ở các chê độ xã hội và ở nước ta, quan điêm của chủ nghĩa Mác
Trang 18- Lê nin va tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, mục tiêu lý tưởng của chế
độ xã hội chủ nghĩa, tác giả đã nêu lên tính tất yêu khách quan của việc xóađói, giảm nghèo, thực trạng đói nghèo và một số phương hướng, biện phápxóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta (Nguyễn Thị Hằng, 1997)
- Xoá đói giảm nghèo theo hướng phát triển bên vững của GS.TS LêHữu Nghĩa, Nxb Lao động, 2007 Công trình nghiên cứu đã thé hiện nhữngchủ trương đúng dan của Đảng về xóa đói giảm nghéo thông qua Văn kiện Đại hội IX của Đảng, đồng thời đánh kết quả sau 20 năm đổi mới và thực hiệncông cuộc xóa đói giảm nghèo với những chủ trương, chính sách đúng đắncủa Dang và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, cũng như sự nổ lực của nhân dân, Việt Nam hiện đang dẫn đầu thế giới về xóa đói giảm nghẻo, làmột trong những nước giảm nghéo thành công, nhất là trong vòng 10 năm trởlại đây Bài viết cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, những khó khăn và tháchthức, đồng thời đưa ra một số nội dung quan trọng cần giải quyết nhăm gópphần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta (Lê Hữu
Nghĩa, 2007)
- Xoá đói giảm nghèo theo hướng phát triển bên vững ở Việt Nam mục tiêu và giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2010 của Đàm Hữu Đắc, Nxb Lao
động, 2007 Công trình đã đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghẻo ở nước ta
giai đoạn 2001 — 2005, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm Trên cơ sở đó đềxuất những giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi chương trình Mục tiêu quốcgia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 — 2010 (Đàm Hữu Đắc, 2007)
- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN của Thủ tướng Chínhphủ, tháng 5 năm 2002 Day là chương trình hành động nhăm cụ thể hóa cácmục tiêu, cơ chế, chính sách, giải pháp chung của Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội 10 năm 2001 — 2010, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001
— 2005 của cả nước cũng như của từng ngành thành các giải pháp cụ thé có
Trang 19kèm theo lộ trình thực hiện Đây là chương trình hành động dé thực hiện địnhhướng tăng trưởng kinh tế và XĐGN Chiến lược toàn diện về tăng trưởng vàXDGN thể hiện tính hai hòa giữa tăng trưởng kinh tế và các giải quyết van đề
xã hội; không chỉ yêu cầu các biện pháp hỗ trợ có mục tiêu cho từng đốitượng cụ thé về XĐGN mà còn liên kết các chính sách từ chính sách kinh tế
vĩ mô, cải cách cơ cấu, chính sách và giải pháp phát triển ngành đến chínhsách an sinh xã hội của tất cả các ngành, các cấp nhằm đảm bảo tăng trưởngbền vững và XĐNG Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XDGN cu thé
hóa các mục tiêu cơ bản sau:
+ Thúc đây tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sốngcủa mọi tầng lớp dân cư
+ Tạo ra môi trường kinh doanh bình đăng cho tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc hưởng lợi từ các dịch vụ công và cơ hội đầu tư kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Tiếp tục chuyền dịch cơ cau kinh tế, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách, cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, sắp xếp lại và lành mạnh hóa các tô chức tài chính, tin dụng, tự dohóa thương mại, thực hiện các cam kết quốc tế dé nâng cao hiệu quả và sức cạnhtranh, đáp ứng yêu cau tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững
+ Hình thành, mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người
nghèo, người bị rủi ro do thiên tai, giảm thiêu mức độ dé tổn thương chongười dân Tăng vai trò của các hội và đoàn thê tham gia vào mạng lưới an
sinh xã hội.
+ Thực hiện cải cách hành chính trên 4 lĩnh vực: Cải cách thé chế, cải
cách bộ máy hành chính, đôi mới, nâng cao chât lượng đội ngủ cán bộ, công
Trang 20chức và cải cách tài chính công dé cán bộ, công chức, chính quyền thay đổiphong cách làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc và người dân tiếp cận
dé dàng hon các dịch vụ công, đảm bảo bình dang xã hội (Thủ tướng chính
phủ, 2002)
- Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèobên vững thời kỳ 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèoBên vững giai đoạn 2012 - 2015 (PRPP), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Dự án này nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướnggiảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trìnhmục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ Việt Nam; Dự án đóng góp vào mục tiêu của Chính phủ Việt Nam vềgiảm nghèo nhanh tại các địa ban nghèo nhất, vùng miền núi dân tộc thiểu sd,bãi ngang ven biển (Bộ LDTB& XH, 2010)
Bên cạnh những công trình nghiên cứu nói trên, còn có những công
trình nghiên cứu, hay chương trình về xóa đói giảm nghèo, đặc biệt như:
- Giải pháp xoá doi giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tinh
Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của học viên cao học Đỗ Thị Dung(2011), Trường Đại học Đà Nẵng Tác giả đã hệ thống hóa các lý luận cănbản về đói nghèo và XĐGN Từ đó nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tinh
hình thực hiện các chính sách, các chương trình XĐGN của huyện mới thành lập Nông Sơn.
- Giảm nghèo theo hướng bên vững ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh
tế chính trị của Đặng Thị Hoài (2011), Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.Công trình đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo, giảmnghèo theo hướng bền vững, đồng thời phân tích, đánh giá tông thé tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững của Việt Nam từ năm
1998 đến nay vả rút ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn ton tại và
Trang 21nguyên nhân của nó Tác giả đã đề xuất một số giải pháp để công tác giảm
nghẻo trong thời gian tới đạt hiệu quả cao và đảm bảo mục tiêu giảm nghèo
bền vững ở Việt Nam.
- Giải pháp xóa doi giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tinh Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn ThiNhung (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Với công trình nghiên cứunày, tác giả đã có những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận Từ lý luận XDGN và phát trên kinh tế, xã hội đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữaXDGN và phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của XĐGN đối với phát triểnkinh tế - xã hội nói chung và đối với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam nói riêng Đồng thời công trình nghiên cứu đã có những đề xuất nhằm giải quyết có hiệuquả XĐNG như: Hỗ trợ sinh kế cho người nghèo; nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của người nghèo; thực hiện xã hội hóa công tác XDGN, gan trach
nhiệm của cả xã hội, cộng đồng: chính sách tín dụng; công tác quy hoạch
nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán; xây dựng một chươngtrình “Xóa nghèo tri thức đối với người nghèo dân tộc thiểu số”.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2007), Chương trình xoá đói giảmnghèo — giải quyết việc làm tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 — 2010, Quảng Bình;
- Uy ban nhân dân huyện Quảng Trạch (2011), Chương trình xoá doi
giảm nghèo — giải quyết việc làm huyện Quảng Trạch giai đoạn 2011 —
2015, Quang Trach.
Với những công trình nghiên cứu va các bao cáo trên của các cá nhân,
tổ chức quốc tế và trong nước đã tập trung đánh giá thực trạng xóa đói giảmnghèo ở Việt Nam và một số địa phương từ khi bat đầu công cuộc đổi mớicho đến nay cũng như những tôn tại, hạn chế đã gặp phải trong quá trình triểnkhai thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, đồng thời đưa ranhững giải pháp XDGN phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể Tuy
10
Trang 22nhiên, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị đến nay chưa có công trình naonghiên cứu về hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững dưới dạng luận vănkhoa học nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả thúc đây hoạt động giảm nghèotheo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quang Bình
1.2 Những van dé lý luận và thực tiễn về giảm nghèo theo hướng bền vững
1.2.1 Khai niệm nghèo
- Khái niệm về nghèo của thế giới: Thế giới thường dùng khái niệm
nghẻo mà không dùng khái niệm nghèo đói như Việt Nam Theo Uy ban Kinh
tế Xã hội khu vực Châu A Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc: “Đẩn cư nghèo là bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cau cơ ban của con người mà những nhu cau này đã được xã hội thừa nhận tùy theotrình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Tùcách nhìn nhận trên, Liên Hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm chính về nghèotương đối và nghèo tuyệt đối
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản rat tối thiêu dé duy trì cuộc sống (ăn mặc, ở nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục ).
+ Nghèo tương đối: Là sự nghèo khổ thê hiện ở sự bat bình dang trong quan hệ phân phối của xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư vàvùng địa lý (Trần Xuân Cầu, 2012, tr.415)
- Khái niệm nghèo ở Việt Nam: Nghèo là tình trạng một bộ phan dân
cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhấttrong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên
mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
11
Trang 23điểm cụ thé của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thé hay từng giai đoạn pháttriển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
1.2.2 Khái niệm giảm nghèo bằn vững
Giảm nghèo bền vững là tình trạng đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, mức sống, mức thu nhập cao hơn mức chuẩn và duy trì đượcmức thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, mức sống, mức thu nhập trên mức chuẩnngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có thé đượchiểu với nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo; giảmnghèo bền vững được phản ánh thông qua các tiêu chí chủ yếu như: thỏa mãnnhu cầu cơ bản, cải thiện và duy trì thu nhập, thoát nghèo và không tái nghèo.
Giảm nghèo theo hướng bền vững là bộ phận quan trọng của phát triển bền vững Cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất nào về giảm nghèotheo hướng bền vững Tuy nhiên, nhận thức về giảm nghèo theo hướng bềnvững được quan tâm và nhận thức theo nhiều góc độ khác nhau Trong phạm
vi chung, giảm nghèo theo hướng bền vững là hoạt động hỗ trợ đa chiều déngười dân có ý chí tự vươn lên tạo được nguồn thu nhập 6n định va đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người Muốn giảm nghèo bền vững, người dân cần có khát vọng làm giàu và được hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường, có khả năng tham gia vào “sân chơi” của thị
trường, đồng thời tạo và duy trì mối quan hệ xã hội, bao gồm cả xã hội, môi
trường, bình dang giới
1.2.3 Các tiêu chi đánh gia nghèo
1.2.3.1 Tiêu chí do lường
- Tiêu chí đánh giá về hộ nghèo: Hộ bao gồm những người (hay khẩu) sống chung có cùng một hộ khẩu vớii nhau Chỉ tiêu được dùng để đánh giá thu nhập bình quân của một khẩu trong một hộ Việt Nam thường dùng hiện vật quy đổi, cụ thé là gạo dé đánh giá, cũng là một cách để nhằm loại bỏ yếu
12
Trang 24tố giá cả, trên cơ sở đó có thé so sánh mức thu nhập của người dân theo thờigian và không gian khác nhau (Trần Xuân Cầu, 2012, tr.417)
- Tiêu chí đánh giá vùng nghèo: Hai chỉ tiêu cơ bản thường được dùng
dé đánh giá vùng nghèo là tỷ lệ các hộ nghèo tuyệt đối trên tổng số hộ của
vùng và thu nhập bình quân một thành viên trong một hộ gia đình của vùng.
Ngoài các chỉ tiêu chính trên, người ta còn sử dụng một số các chỉ tiêuphụ nhằm bổ sung vào việc đánh giá vùng nghèo như: bình quân lương thực tính trên một nhân khâu nông nghiệp; số km đường giao thông trên một nhânkhâu nông nghiệp; mức trung bình về điện năng: tiền vốn trên một lao động;tông mức hàng hóa lưu thông (nhập, xuất) trong vùng tính theo đầu người; tỷ
lệ người biết chữ, tỷ lệ trẻ em đến trường: tỷ lệ y, bác sĩ, giường bệnh trênmột nghìn người dân; tuôi thọ bình quân (Tran Xuân Cau, 2012, tr.417)
1.2.3.2 Một số thước do chuẩn nghèo
Chuan nghèo là thước đo nhằm xác định số lượng người nghèo và đánhgiá mức độ nghéo Vì vậy, vạch ra giới hạn nghèo được coi là bước đầu tiên
dé tiễn hành đánh giá về thực trạng nghèo Chuan mực nghèo luôn thay đổi và tùy thuộc vào trình độ phát triển của các quốc gia.
- Chuẩn mực nghèo thế giới: Phương pháp xác định đường chuẩn nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thé giới xác định
và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam.Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thựcphẩm Ngưỡng nghéo lương thực, thực phẩm là lượng lương thực thực phẩmtiêu thụ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bảo đảm cho một cuộc sống khỏemạnh Chi tiêu cơ bản nhất về lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể là lượng ca-
lo tiêu dùng Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức
ca-lo tối thiểu cần thiết cho mỗi cơ thé theo thé trạng con người Nhu cầu ca-ca-lo
của mỗi người rat khác nhau, tùy thuộc vảo độ tuôi, giới tính và cường độ hoạt
13
Trang 25động thé chất mà họ thực hiện Tuy vậy, dé xây dựng một ngưỡng nghẻo, cầnphải xác định mức nhu cầu trung bình cho toàn bộ dân số Đường đói nghèo vềlương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới đãxây dựng mức Kea-lo tối thiểu cho mỗi thé trạng con người, là chuẩn về nhucầu 2.100 Kca-lo /người/ngày Nhìn chung, chuân mực đánh giá đói nghèo vềlương thực, thực phẩm là thu nhập dưới 1USD/ngày/người Day là mức trungbình hợp lý và đó cũng chính là lượng ca-lo cần thiết được sử dung dé xâydựng các ngưỡng nghèo Từ đây cần phải xác định, với mỗi quốc gia cần mấtbao nhiêu tiền dé cung cấp 2.100 Kca-lo cho mỗi người một ngày Trước tiên,cần lấy một ré (khối lượng, mặt hàng quy định) lương thực đủ cung cấp 2.100 Kca-lo một ngày, sau đó cùng các số liệu về giá cả dé tính tổng chi phi chonhững sản pham đó Cần thiết dé nhằm chọn ra một r6 hang hóa phản ánh đúng
cơ cau tiêu dùng lương thực thực phẩm của người dân quốc gia đó Không thé
áp đặt rô hàng hóa của nước nay cho nước khác hay áp dụng một phép lập trìnhtoán học dé tinh chi phí tối thiêu cho rổ lương thực Đường đói nghèo thứ hai ởmức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm) Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm Các chi phí cho mặt hang phi lương thực, thực phâm bao gồm cả những chi tiêu công khai và nhữnggiá trị sử dung đã quy đổi của các hàng lâu bên và giá trị nhà ở
Nhìn chung, nhiều nước dùng chuẩn 1/3 mức thu nhập bình quân của toản
xã hội là mức dé đánh giá đói nghèo Xét trên bình diện thế giới, hiện nay vùngcòn thuộc diện đói, nhất là đói về lương thực chủ yếu là các nước thuộc Châu Phi,trong đó có Xômali, nơi tỷ lệ trẻ em chết đói rất lớn Còn lại phần lớn các nước đã
thoát được nạn đói nhưng vẫn thuộc các nước nghèo và ngay trong những nước
phát triển, giau có như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, bên cạnh những người giàu va
cực giàu van còn một tỷ lệ người nghèo va hộ nghèo nhât định.
14
Trang 26Ngoài ra, để đo lường một cách tổng hợp về thực trạng đói nghèo và cóthể so sánh được giữa các quốc gia, người ta dùng chỉ số đói nghèo con ngườiHPI (Human Poverty Index) Chỉ số HPI được phân thành 2 loại: HPI dànhcho các nước công nghiệp hóa và HPI dành cho các nước đang phát triển HPI được đo lường dựa trên các yếu tổ sau:
+ Tính dé tốn thương dẫn đến chết ở độ tuôi trẻ được do bằng phan
trăm dân số không thọ quá 40 tuôi;
+ Việc bị ra khỏi thế giới của những người không biết chữ và không cókhả năng giao tiếp, thông qua tỷ lệ người lớn mù chữ (từ 15 tuổi trở lên);
+ Việc thiếu khả năng tiếp cận với những thành quả phát triển kinh tế
chung được đánh giá qua:
Tỷ lệ người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch;
Tỷ lệ người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế:
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; (Trần Xuân Cầu, 2012,
tr.417)
- Chuẩn đói nghèo của Việt Nam: Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và mức sống thực tế của người dân ở từngvùng, Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đóinhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ cáchuyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêuQuốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác Cùng với sựphát triển kinh tế, chuan mực đói nghèo của Việt Nam cũng thay đổi, căn cứvào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống thực tế của người dân
ở tung vùng Tuy nhiên, trong tương lai Việt Nam sẽ tiến đến sử dụng mộtchuẩn thống nhất dé đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí quốc tế dé so sánh Hiện nay, ở nước ta qua các tài liệu thường dé cập đến hai chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới (chuẩn quốc tế) và
15
Trang 27chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê Có thé nói, phương pháp luận xây dựng
là giống nhau, đều dựa vào thống kê và chi tiêu hộ gia đình
Từ năm 2001 đến nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không tiếp tục
đưa ra mức chuẩn đói do tinh trạng hộ đói kinh niên, về cơ bản đã được giải quyết.
Khung chuẩn mực đói nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1993 — 1995: Hộ đói: Binh quân thu nhập đầu người quy
gao/thang, đưới 13 kg đối với thành thi, đưới 8 kg đối với khu vực nông thôn;
hộ nghéo: bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng, dưới 20 kg đối vớikhu vực thành thị và dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn.
+ Giai đoạn 1995 — 1997: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ | tháng quy ra gạo dưới 13 kg, tính cho mọi vùng; hộ nghèo: là hộ có
thu nhập ở vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng: vùngnông thôn đồng băng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng; vùng thành thị: dưới
25 kg/nguoi/thang.
+ Giai đoạn 1997 — 2000: (Theo công văn số 175/LDTBXH ngày
20/5/1997)
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập/người một hộ trong một tháng quy ra gạo
dưới 13 kg, tương đương 45 nghìn đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng); hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: đưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55 nghìn đồng); vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng (tương đương 70 nghìn đồng);vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90 nghìn đồng)
+ Giai đoạn 2001 — 2005: (Theo Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH
ngày 01/11/2000).
Hộ nghèo được quy định như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/ngườitháng vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng: vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
16
Trang 28+ Giai đoạn 2006 — 2010: (Theo Quyết định 170/2005/QD-TTg ngày
08/7/2005).
Hộ nghèo: Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân
dưới 200.000 đồng/người/tháng (dưới 2,4 triệu đồng/người/năm); khu vực thànhthị: Những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng (dưới3,2 triệu đồng/người/năm) là hộ nghèo.
+ Giai đoạn 2011 — 2015: (Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011).
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ởthành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng: hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Cho đến nay, trên thế giới chưa có chuẩn về đánh giá vùng nghèo Tuynhiên, việc nghiên cứu chuan vùng nghèo là rat cần thiết dé giúp cho các vùng
có nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển như khí hậu, địa hình, trình độ dân trí có thé khắc phục những điểm yếu của mình, hòa nhập chung vào sự pháttriển của xã hội Việt Nam đã đưa ra chuẩn xã nghèo như sau: Xã nghèo là xã
có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên, thiếu cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thủy lợi nhỏ và chợ )
Từ nghiên cứu thực tế ở trên, chuẩn nghèo ở Việt Nam có những đặc
trưng sau:
Thứ nhất, chuẩn nghèo có thé quy bang hiện vật (thóc, gạo), được ápdụng từ trước năm 2000 Trong giai đoạn đó, nghéo và đói nghéo còn ganchặt với nhau va dé thống nhất đo lường đói, nghèo người ta dùng hiện vật
17
Trang 29Chuẩn nghèo quy băng hiện vật dần dần thay bằng quy ra giá trị (tiền) gắnliền với việc chuyên mạnh sang cơ chế thị trường của nên kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, Chuan nghèo không phải là con số có định, mà thay đổi tùythuộc vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Khi kinh tế càngphát triển thì chuẩn nghèo có thể càng tăng Vi thế, trong đánh giá tỷ lệ hộnghèo phải làm rõ chuẩn nghèo làm căn cứ đánh giá là chuẩn nghèo của thời
kỳ nào Trong thực tế, có tình trạng hôm nay một hộ nào đó thoát nghèonhưng ngày mai có thé tái nghèo do tăng chuẩn nghèo lên (Trần Xuân Cầu,
với người nghèo.
1.2.4 Nguyên nhân nghèo — tái nghèo
1.2.4.1 Nguyên nhân nghèo
Việc xác định đúng đắn nguyên nhân nghẻo là nội dung quan trọng giúp
có những chính sách và giải pháp sát đúng dé thực hiện có hiệu quả mục tiêuquốc gia về xóa đói giảm nghèo không những trên thế giới mà còn ở Việt Nam.
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân củanghèo Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đóinghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũng khôngphải là nguyên nhân thuần túy về mặt kinh tế hoặc do thiên tai dịch họa
Nguyên nhân của tình trạng nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái
tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xalẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế, xã hội, bao gồm nguyên nhân
chủ yêu sau:
18
Trang 30- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bãolụt, han hán, sâu bệnh, đất dai cin côi, địa hình phức tap, giao thông khó khăn đã
và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả vùng, khu vực
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: Thiếu kiến thức làm
ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mặc các tệ nạn xãhội, 6m đau, rủi ro
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khókhăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn,khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân về kinh tế là quan trọngnhất Thật vậy, trình độ phát triển của một nước, một vùng quyết định đếnmức sống của người dân vùng đó Bên cạnh đó, chính sách phân phối sảnphẩm xã hội cũng góp phan quan trọng gây nên sự cách biệt về giàu nghèo;điều kiện tự nhiên, môi trường cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên sự nghèo đói Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đối với người lao độngthì nguyên nhân chủ quan từ phía người lao động cũng rất quan trọng Nghèo
có thé do trình độ học van, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, do thiếu kinhnghiệm làm ăn hoặc không biết cách làm ăn, do lười biếng, nghiện ngập, dosức khỏe, do gia đình đông con cái, (Trần Xuân Cầu, 2012, tr.415)
1.2.4.1 Nguyên nhán tải nghèo
Nguyên nhân tái nghèo được xác định chủ yếu bởi môi trường vĩ mô thiếuhợp lý, chưa kích thích được sự phát triển chung của xã hội và năng lực ngườinghèo con nhiều hạn chế Việc thiết kế chính sách chưa sát thực, nhiều chính sách đưa ra còn bất cập hay môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém, không có thị trường, thị trường hoạt động yêu ớt hay thị trường không
19
Trang 31đầy đủ là nguyên nhân vĩ mô dẫn đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình.Bên cạnh đó, mức độ đầu tư vốn của nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu cònthấp, sử dụng vốn chưa hướng vào những nguyên nhân nghèo đói bức xúc nhất;
Bên cạnh đó, tái nghèo còn xuất phát từ năng lực của người nghèo nhưquy mô dân số hộ gia đình, tỷ lệ người sống phụ thuộc, giới tính của người làm
chủ gia đình, chất lượng của người lao động như trình độ, sức khỏe, năng lực tai
chính, đặc biệt thu nhập của hộ nghèo còn bấp bênh, đã và đang diễn ra tình trạng y lại vào chính sách ưu đãi va sự đầu tư của nhà nước và sự hỗ trợ củacộng đồng đó là những yếu tố cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tinh
trạng tái nghẻo.
Đối với huyện Quảng Trạch, nguyên nhân tái nghèo còn đo thiên tai, bão
lũ, hạn han Hang năm, trên địa bàn huyện Quang Trạch phải gánh chịu từ 2 đến
4 cơn bão, kéo theo lũ lụt đã làm nhiều hộ gia đình thuộc diện cận nghéo rơi vàotinh trạng nghẻo, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảm nghèo bên vững trên địa
bàn huyện.
1.2.5 Mục tiêu của giảm nghèo bền vững
Đảng ta xem cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích van dé đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội Chủ nghĩa xã hội làquá trình kiến tạo hạnh phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng,dau tranh dé thủ tiêu nguồn gốc bat công xã hội.
Mục tiêu quan trọng của giảm nghèo bền vững là hướng tới sự pháttriển bền vững, đảm bảo công bang xã hội không chỉ trong lĩnh vực kinh tế
mà liên quan tới tat cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật — văn hóa —
xã hội Sự công bằng xã hội phải được giải quyết và chỉ có thé giải quyết gan
liên với sự phát triên sản xuât, xây dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà
20
Trang 32nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiễn đậm đàbản sắc dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, mục tiêu của giảm nghèo bền vững cũng đồng thời làkhuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với việc nâng cao trình độ phát triển
và mức sống giữa các vùng, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọingười, mọi nhà tiễn tới cuộc sống am no, hạnh phúc, ai cũng có việc lam, có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được chữa bệnh và được hưởng thụ
về mặt tinh thần.
1.2.6 Nội dung giảm nghèo theo hướng bền vững
Nội dung giảm nghèo theo hướng bền vững phải xuất phát từ việc nhìnnhận, đánh giá hộ nghèo từ góc độ đa chiều, trên cơ sở đó đồng bộ thực hiện
hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo bằng nhiều chính sách như: Hỗ trợ tín dụng, hỗtrợ đất đai sản xuất và nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ y tẾ, giáo dục Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất (tạo việclàm), tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghéo.
- Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuấttăng thu nhập
+ Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phầntăng thu nhập, giảm nghèo; Thực hiện chính sách cho người nghèo vay vốn,giúp họ thoát nghẻo, có đủ điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, cộng cụsản xuất thông qua huy động nhiều nguồn lực như Chương trình 143, Chương
trình 135, các dự án hợp tác quốc tế, đồng thời huy động từ cộng đồng,
vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và tín dụng dé giúp người nghèo cóviệc làm và thu nhập ôn định;
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất cho hộ nghéo, đặc biệtnhững vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ;
21
Trang 33+ Thực hiện các mô hình chuyền giao tiễn bộ về giống mới, quy trình,
kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi
- Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản
+ Thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phi cho người nghèo,
học sinh nghèo; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường
đối với học sinh nghèo;
+ Trợ giúp hộ nghèo về nhà ở, giúp người nghèo yên tâm dé sản xuất,
tăng thu nhập, dần thoát nghèo
- Chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm ở các cấp, các ngành và mọi người dân về giảm nghèo bén vững
Thông qua việc thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xoá
đói giảm nghèo giai đoạn 2006 — 2010; giai đoạn 2011 — 2015, nhận thức của
các cấp các ngành và chính người nghèo được nâng cao, ngày càng thấm sâuvào ý chí của đội ngủ cán bộ và người dân quyết tâm thoát nghèo vươn lênlàm giàu Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo là vấn đề có tínhchiến lược lâu dài và luôn đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
- Sự tham gia của các Doanh nghiệp vào sự nghiệp giảm nghèo bền vững+ Mở rộng quy mô sản xuất vừa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường,đồng thời thực hiện chính sách tuyển dụng lao động, đặc biệt lao động là ngườinghèo, gắn với việc thực hiện chính sách đào tao nghé, giúp người nghèo có đủtrình độ chuyên môn dé có việc làm 6n định lâu dài trong doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động tạo nguồn kinh phí, hỗ trợ
vốn đối với người nghèo, hướng dẫn người nghèo làm kinh tế.
1.2.7 Các nhân tổ tác động đến giảm nghèo theo hướng bằn vững.
- Nhân tô thuộc điều kiện tự nhiên
+ Vi tri địa ly: Đó là những nơi xa xôi, hẻo lánh giao thông đi lại khó
khăn Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao đối với
22
Trang 34các vùng, địa phương ở vảo vi trí địa lý này Bên cạnh đó, địa hình phức tap,
bị chia cắt nhiều bởi sông suối và núi đá, đất dốc vì vậy, việc tổ chức sảnxuất kinh doanh va dịch vụ gặp nhiều khó khăn Đất bị xói mòn, dé bị khôhạn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất rất thấp Do điều kiện địa lý nhưvậy, ho dé rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận được với các nguồnlực phát triển như: tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trường, dịch vụcông nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông
có ý nghĩa to lớn đối với việc giảm nghèo bền vững.
+ Đất dai: Dat canh tác ít, đất căn cdi, khó canh tác, năng suất cây trồng,vật nuôi đều thấp Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến
thu nhập của người nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn
chế hoặc không có Bởi thế người nghèo lại tiếp tục nghèo.
+ Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt: Day cũng là nhân tô thuộc điều kiện tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giảm nghèo bền vững, như: Hạn hán,
lũ lụt, mưa bão Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt, khu vực miền Trung lụt bão, hạn hán thườngxuyên xảy ra đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả giảm nghèo bền vững
- Các đoàn thể cộng đồng tham gia công tác giảm nghèo Mục tiêu quốc gia XDGN nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng
là nhiệm vụ chính tri của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính tri, trong
đó Cấp ủy đảng có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, giảm nghèo bền vững, chính quyền các cấp là cơ quantriển khai thực hiện thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đềán; Sự đóng góp quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia
23
Trang 35XDGN, giảm nghèo bền vững phải kể đến sự tham gia của cả cộng đồng, đặcbiệt sự tham gia của các tô chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệpnhư Mặt trận, các đoàn thê, các tổ chức Hội và người dân.
Sau gần 30 mươi năm đôi mới, kể từ năm 1986 đến nay, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợplòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới Mặc dù kinh tế đất nước,
tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng còn không ít khó
khăn nhưng Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xem côngtác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu quan
trọng An sinh xã hội và giảm nghẻo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên
hàng đầu Những thành tựu có được trong xóa đói giảm nghèo cũng như giảmnghèo bền vững là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn
thể, tổ chức xã hội và các cá nhân
Thông qua mục tiêu quốc gia về XDGN và giảm nghèo bền vững, Mặt trận Tổ quốc và các tô chức đoàn thể trên địa bàn huyện tham gia thực hiện chương trình, triển khai các nội dung như tiếp tục thực hiện quỹ “Ngày vì ngườinghèo”, xây dựng mạng lưới “Tổ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ tương trợ”, “Quỹ tíndụng” cho người nghèo, người có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp tỉnh,thành phố và cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo cóhiệu quả; các tô chức chính trị, tô chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp vàngười dân đã xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thé, phù hợp với tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụXDGN, giảm nghèo bền vững: Các tổ chức Hội, đoàn đã kết hợp với chínhquyền các cấp triển khai đến tận hội viên, đoàn viên các chương trình, dy án pháttriển kinh tế, giúp nhau XĐGN; hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghé, tổ chứctuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chuyển
24
Trang 36giao khoa học công nghệ, đưa các thông tin về thị trường, giá cả; bồi dưỡng, tậphuấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất và hỗ trợ về chính sách pháp luật vềđất đai, thủy sản, trồng trọt, chế biến giúp người dân, đặc biệt đối với ngườinghèo nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về sản xuất, kinh doanh vươn lênthoát nghèo; Tính liên kết cộng đồng trong Chương trình XĐGN, giảm nghèobền vững ngày càng cao và chặt chẽ thông qua mô hình do các đoàn thé tô chứcnhư nhóm tương trợ tiết kiệm, tự nguyện góp vốn, tích luỹ nguồn quỹ dé dành
hỗ trợ giúp đỡ những hội viên khó khăn, những tổ nhóm giúp vốn, kỹ thuật, tựhướng dẫn nhau kinh nghiệm sản xuất Công tác XDGN, giảm nghèo bền vững
đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế
xã hội với những đóng góp công sức, tiền của cho người nghèo, xã nghèo
Trong những năm qua, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn
được giữ vững Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, làyếu t6 quan trọng không thé thiếu dé tổ chức thực hiện mục tiêu quốc giaXDGN, giảm nghèo bền vững Toàn xã hội đã phát huy tinh thần tương thântương ái, ý thức cộng đồng, nhường cơm xẻ áo, tích cực tham gia khắc phục
thiên tai, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và
chăm lo cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, cồn bãi.
Sự tác động của cộng đồng hướng đích bao gồm Nhà nước - doanhnghiệp - cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèovươn lên hòa nhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực, trí tuệ, nguồn
lực và truyền thống độc lập tự chủ XDGN trong hiện tại, làm giàu bền vững
trong tương lai.
- Nhân tô về kinh tế+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trong
tạo điêu kiện tiên dé đê người nghéo có cơ hội vươn lên nhờ hưởng lợi từ tăng
25
Trang 37trưởng kinh tế mang lại Mặt khác nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tếcao, Nhà nước tăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất dé thựchiện tốt hơn công tác giảm nghèo bền vững Vi vậy, quy mô nén kinh tế lớn
và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng nhất đề thực hiện giảm nghèo bền vững Ngược lại, nếu quy mô nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăngtrưởng kinh tế chậm thì khả năng tăng tích lãy cho phát triển sẽ gặp trở ngại,nguồn lực dành cho giảm nghèo sẽ khó khăn Bên cạnh đó, với lực lượng sảnxuất ở trình độ thấp, cơ cầu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủyếu với trình độ canh tác lạc hậu, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh
tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học - kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm thấpthì giá trị gia tăng trong giá trị sản phâm sẽ nhỏ, khó cạnh tranh thị trường thìkhả năng giảm nghèo là rất thấp
+ Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu t6 rất quantrọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu giảmnghèo bền vững Dé thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên quy
mô diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực Nhà nước có nguồn lực đủ mạnh dé hình thành
và thực hiện các chương trình hỗ trợ như: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp dé thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạonhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sông khigặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chương trìnhkhuyến nông, đào tạo Nguồn lực của Nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tốc
độ tăng trưởng của nên kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chỉ tiêu của Chính
phủ, khả năng vay nợ của nước ngoài
Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần cónguồn lực dé tự mình phan đấu vươn lên Nguồn lực họ có thể có được là từ
26
Trang 38các nguén hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và
khả năng tích lũy của bản thân.
+ Vấn dé thị trường cũng là một trong những nhân tổ tác động đếngiảm nghèo bên vững theo hai hướng thuận lợi và khó khăn
Thứ nhất, thị trường phát triển không day đủ, đặc biệt thị trường yếu ớt
hoặc không có thị trường Những vùng, hộ gia đình rơi vào trường hợp này,
thì đồng nghĩa với việc vùng, hộ gia đình đó gần như bị gạt ra khỏi vòng quaytiến trình phát triển Điều này cũng đồng nghĩa với việc vùng và hộ gia đình
đó khó thoát nghèo Đây là van đề nan giải đối với vùng nghèo ở các khu vựcmiền núi, xa xôi hẻo lánh.
Thứ hai, thị trường tương đối phát triển: Thị trường phát triển khôngchỉ tạo cơ hội cho các vùng và cá nhân có điều kiện phát triển mà còn có ýnghĩa đặc biệt đối với vùng nghèo và hộ nghèo vươn lên Đó là khi thị trườngphát triển, cá nhân, hộ gia đình, vùng tiếp cận đầy đủ hơn đến các nguồn lựcphát triển trong xã hội Bởi trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tínhtoán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khang định, phải thường xuyên tự đôi mới, phát triển.
Mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trường là do chạy theo lợi nhuận vì lợiich cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạng nghéo đóicủa một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết triệt dé, dẫn đến phân hóagiàu, nghéo càng thêm sâu sắc, dé xảy ra xung đột giai cấp và xã hội
Trong thực tế, người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thuathiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh Họ không có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh
tế nên giá thành sản phẩm cao Mặt khác họ là những người thiếu kinh
27
Trang 39nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, không có sức khỏe năng suất laođộng thấp, sản phâm khó cạnh tranh trên thị trường Do vậy, nguy cơ tụt hậucủa họ so với xã hội càng tram trọng hơn Doi hỏi Nhà nước phải có giải pháp
hỗ trợ họ khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường là một yêu cầutrong giảm nghèo bền vững
- Nhóm nhân t6 thuộc về xã hội+ Dân số: Tinh trạng nghéo liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dan số và
cơ cấu dân cư Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao
động chính của các hộ nghéo thường cao hơn các hộ giàu Nhu vậy, phải
chăng nghèo, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động
và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm Ngược lại, nhân khẩu trong gia đình tăngnên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm Sức khỏe của người mẹ
đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khisinh làm cho sức lao động giảm dan, nguy cơ nghèo sẽ tăng cao
Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho mộtlượng dân cư lớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợthực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững Nếu cơ cấu dân số trẻ cao thì áp lực đầu tư cho giáo dục sẽ lớn, đầu tư cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đếntăng trưởng chậm Một van đề khác nữa là, nếu tỷ lệ dân cư phân bé ở nhữngvùng nghèo tiềm lực và không theo quy hoạch của Nhà nước cao thì nguy cơxuống cấp môi trường va tình trạng nghèo đói sẽ lớn
+ Lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động
chính phải nuôi nhiều người ăn theo thì khả năng tăng trưởng kinh tế thấp,giảm nghèo bền vững sẽ khó khăn Hoặc nếu cơ cấu lao động phân bé chủyếu trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ thấp, thì
28
Trang 40đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầu người,
tỷ lệ tích lũy sẽ thấp, mức tăng trưởng kinh tế chậm, giảm nghèo bền vữnggặp nhiều khó khăn
+ Bộ máy quản lý và cán bộ: Một vấn đề khác không kém phần quantrọng ảnh hưởng đến thành quả thực hiện các mục tiêu giảm nghéo và giảmnghèo bền vững là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý điều hành gắn vớicải cách hành chính công Dé hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèonói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyền tải nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chứctriển khai thực hiện việc chuyên giao tiễn bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người nghẻo, cần có một đội ngũ cán
bộ đủ năng lực, đảm bảo đủ SỐ lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức dé thực thi nhiệm vụ Thực tế cho thấy, các mô hình làm tốt công tác giảm nghèo bền vững đều cho thấy vai trò quan trọng của bộ máy
và cán bộ ở các cấp nhất là cấp cơ sở Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các chương trình hỗ trợ thực hiện giảm nghèo có hiệu quả khi có sự tham gia của người dân, đặc biệt vai trò dẫn dắt của người cán bộ cơ sở hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
+ Giáo dục: Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí
và chiến lược phát triển giáo dục Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo ởViệt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp Cùng với tác động của thunhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đìnhnghẻo và vùng nghéo ít được quan tâm hơn, it được học vấn, ít được đảo tạonghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao Kết quả tỷ lệ đi họctrong độ tudi ở các vùng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức
dân đên nghèo vê mọi mặt sé gia tăng.
29