Các hợp tác xã chè ở Thái Nguyên và tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển DLNN bền vững áp dụng cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên trong chuyền đi
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
KHOA KINH TE PHAT TRIEN
reel Gas
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS NGUYÊN AN THỊNH
Sinh viên thực hiện: NGUYÊN THỊ HÀ
Mã sinh viên: 19050359
Lớp: QH-2019-E KTPT 2
Hệ: CHÍNH QUY
Hà Nội, 5/2023
Trang 2KHOA LUAN TOT NGHIEP
NGHIEN CUU XAY DUNG BO TIEU CHi VE PHAT TRIEN DU LICH NONG NGHIEP BEN VUNG AP DUNG CHO VUNG CHE TAI TINH
THAI NGUYEN
Giáo viên hướng dan: PGS TS NGUYEN AN THỊNH
Giao vién phan bién:
Sinh viên thực hiện: NGUYEN THỊ HA
Mã sinh viên: 19050359
Lớp: QH-2019-E KTPT 2
Hệ: CHÍNH QUY
Hà Nội, 5/2023
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp là một trong những hoạt động học tập vô cùng ý
nghĩa trong cuộc đời sinh viên, giúp chúng em học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năngthực tế bổ ích trước khi lập nghiệp và có thé áp dụng trong công việc nghiên cứu sau này
nêu còn tiêp tục.
Lời đầu tiên xin cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng
dẫn — PGS TS Nguyễn An Thịnh đã tận tình chi bảo, giúp đỡ và có những lời nhận xét,
góp ý hữu ích giúp em hoàn thành khóa luận của mình một cách tốt nhất có thé Đó lànhững đóng góp vô cùng giá trị cho bản thân em Em xin kính chúc thầy và gia đình luôn
có thật nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn, thành công trong công việc và cuộc sống.Mong thầy mãi mãi là “Người lái đò” và là người truyền lửa cho thế hệ sinh viên tiếp theocủa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy/cô khoa Kinh tế pháttriển của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn quan tâm, khích lệ
động viên chúng em thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngay từ những ngày đầu, tận tình chỉ
bảo và cung cấp cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian được ngồi trên ghế
nhà trường Đây là nền tảng quý báu giúp em có thê hoàn thành khóa luận này
Ngoài ra, em cũng xin cam on Ban lãnh dao Trường Dai học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội cũng như các phòng ban của trường đã tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi dé em có cơ hội học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm học vừa qua
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các chuyên gia đã dành thời gian,kiến thức, kinh nghiệm tham gia hội đồng và trả lời phiếu khảo sát của em
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn
và đóng góp của các thầy/cô dé khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí về phát triển du lịch nông nghiệp bềnvững áp dụng cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng 01/2023 đến
tháng 05/2023 Nghiên cứu sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các
thông tin này đã được nêu rõ nguôn gôc.
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp của mình là công trình nghiên cứu độc lập,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn An Thịnh Những thông tin khảo sát
số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch nôngnghiệp tại tỉnh Thái Nguyên Các thông tin thứ cấp trong đề tài hoàn toàn trung thực,khách quan, được tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy và được trích dan đảm bảo theođúng quy định Em cam kết những số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu do em tự
thực hiện.
Hà Nội, ngày tháng nam 2023
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TU VIET TAT <2 s£s£Ss£ESs£EsES££ESeESseEseExseEssersersserserssersee 7DANH MỤC BANG BIEU - << 5£ << S9 9E EsEsEE4EssEseEsevserseseessrse 2DANH MUC HINH A4001 39627.1003 ,ÔỎ 4
1 Ly do luva chon dé 1 4
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU << 9.9 9.99 0009.0000.000 4 000060906 5
3 Cầu hỏi nghiên CỨU << 5 << << 9 9É 99.99 000 0000.0004.009 0960004 0880 5
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ỨU s- << s2 s£s se s£s££s£ se sesseseseesezsess 6
5 Y nghiia chẽ 6
6 Kết cấu Cita GG tàii << << << 9 9 HH 1 9 9 9 9652 7
CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE XÂY DỰNG BỘ TIỂU CHÍ VEPHÁT TRIEN DU LICH NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE
DU LICH NÔNG NGHIỆP, TÍNH BEN VỮNG -°-s<ss©csecssvrsecsserserssersee 8
1.1 Tong quan nghiên cứu về xây dựng bộ tiêu chí về phát triển du lịch nông
nghiệp bên VANE o6 5G 5 99 99.6 99 9 94.08.940.909 089:00004.09090809400094090996 8
L.1.1 Trén 1010.086 enaua 8
1.1.2 Ti Viet NAM 1 sscrsrcrscecesccsscccecccscscsssscecesscsssscscscssscssescsossssncsseecssesssesesescssonssoness 9
1.1.3 Khoảng trong nghién CUU ssscsecsessessesrescsersersessessessescssssssssssessesscsnesassnsesesseeseess 111.2 Cơ sé lý luận về du lịch nông nghiệp và tính bền vững . -«- 12
1.2.1 Du lịch nông NQNIEp - 5 << 5 << SH TH 00.00 080 80906000610006 08 12
1.2.2 Tính bỀN VŨIg - e-ce-ce<ceeceeSesEvsEtsEEEEEEseEtetteExettttstrssresreerserksrtsrrserssrssree 17CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 19
2.1 Phương pháp nghiÊn CỨU ce.cccocooeoeoSS0S9606659630603960066666066036006800000600006000000066 19
2.1.1 Phương pháp nghién CỨN dinh tinh ả << << 1990 895.965, 19
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (Kỹ thuật Delphi chuyên gia) 19
PIN: 710 , 1.0866 n6 66a 24
2,2, CO sở dĩ TEU 2::0ssosveesssosessesssesscssesonsenssnssassosesssossnssnscessnssessessossassossonsssensenseeseassnnss 31
Lm thi 8n 31
Trang 62.2.2 Div ViGU SO CAP SN NA N NỔ QQa 31
CHUONG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU VE XÂY DUNG BỘ TIEU CHÍ VE PHÁT TRIEN DU LICH NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG ÁP DUNG CHO VUNG CHE TẠI TINH THÁI NGUYEN cssesssssssssscssessscssessscssecssssnecssssnesssssnscessssscesssnecssssnecessssesesssnecssssses 34
3.1 Khu vực nghiÊn CỨU do << É 9 9 9 999 99.9 99 99.96.990.900 80969096 8 34
3.1.1 Khái quát đặc điểm vùng chè tỉnh Thái INguyÊNH -s-s©escescscsecsesee 34
3.1.2 Thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại các điểm đến của vùng chè
tính Thai 'NGHVÊNH co 0 G1 9 09 00.00000000 0004 000104000000 010600 6060060060004 050 37
3.2 Xác định trụ cột và nhóm tiêu chí về du lịch nông nghiệp bền vững dựa trên
kỹ thuật Delphi chuyÊn ØÌia d << 5< <5 s< 9 9 9 9.9.0 9.0 0 00090 09600996896 40
3.2.1 Vòng thir NGNICOM ả c «<< << < << 4 0 0000400608040060 400680 008006088 40
C.a0: WOME Tesssasssssscsssassccssssscssassesssassssassseassssssassscssessoessassssssussssssesssussssssussiessasssussessid 55
3.2.3 Vòng 2 (Vòng ket IUGN) .e-e< e° s£ s£ se se se SsEEsEsEseEseEeexeEsstsersersersesee 67
3.3 Xây dựng các tiêu chí cụ thé cho các trụ cột và nhóm tiêu chí 71
3.4 Đề xuất giải pháp áp dung bộ tiêu chí cho vùng chè tinh Thai Nguyên 95
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
CNTT Công nghệ thông tin
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TSVH Tài sản văn hóa
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 8DANH MỤC BANG BIEUTên bảng biểu
Bảng 1.1 Các loại hình DLNN
Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá DLNN bên vững tai vùng chè tỉnh
Thái Nguyên vòng thử nghiệm
Bảng 2.2 Ý nghĩa thang đo Likert
Bảng 2.3 Gợi ý giải thích Chronbach’s Alpha
Bảng 2.4 Ý nghĩa giá trị W của Kendall
Bảng 2.5 Kinh nghiệm liên quan đến DLNN của hội đồng chuyên gia
Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp vòng thử nghiệm
Bang 3.2 Các tiêu chí đánh giá phát trién DLNN bền vững áp dụng
cho vùng chè tại tinh Thái Nguyên vòng 1
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả vòng 1
Bảng 3.4 Các tiêu chí đánh giá phát triên DLNN bền vững áp dụng
cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên vòng 2
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ
Hình 2.1 Tổng quan phương pháp Delphi
Hình 2.2 Các bước tiến hành đạt sự đồng thuận trong phương pháp
Delphi
Hình 2.3 Loại hình tổ chức mà các thành viên hội đồng đang làm việc
Hình 2.4 Hồ sơ công việc của các thành viên hội đồng
Hình 3.1 Bản đồ hành chính và địa hình tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.2 Các vùng chè nồi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.3 Sơ đồ quan hệ giữa các nhóm tiêu chí vòng thử nghiệm
Hình 3.4 Các hợp tác xã chè ở Thái Nguyên và tọa đàm lấy ý kiến
chuyên gia về việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển DLNN bền
vững áp dụng cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên trong chuyền đi thực
tế ngày 06/01/2023
Hình 3.5 Sơ đồ quan hệ giữa các nhóm tiêu chí vòng 1
Hình 3.6 Sơ đồ quan hệ giữa các nhóm tiêu chí vòng 2
Trang 10MỞ DAU
1 Ly do lựa chọn dé tài
Trên thế giới, du lịch nông nghiệp (DLNN) đã phát triển từ rất lâu với mục tiêu
phát triển kinh tế bền vững, tạo sản phẩm phục vụ khách du lịch (KDL) dựa vào nông
nghiệp (NN) và góp phần mang lại thu nhập cho cư dân sản xuất nông nghiệp (SXNN),
thay đôi bộ mặt nông thôn Tại Việt Nam, DLNN là chủ trương mới của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Từ đó, nhiều mô hình DLNN
được triển khai, hình thành vùng DLNN Theo số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2020
do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nước ta có khoảng 80% diện tích đất NN, vivậy, rất nhiều sản phẩm du lịch (DL) của Việt Nam đều có liên quan đến hoạt động NN và
không gian nông thôn Tuy nhiên, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (2020), hiện nay, phần
lớn hoạt động DLNN vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp; các sản phẩm
còn rất giản đơn, chưa được quan tâm chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu nên
chưa thực sự hấp dan du khách; các kỹ năng dé phục vụ KDL của người nông dân chưachuyên nghiệp hoặc chưa quan tâm và không đặt mục tiêu gắn hoạt động SXNN trong
cuộc sống thường ngày với phát triển DL; cơ sở vật chất (CSVC) phục vu cho DLNN còn
nghéo nàn, chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chất lượng chưa cao,
Thái Nguyên hiện nay là một trong những tỉnh thí điểm đi đầu về phát triểnDLNN Nỗi tiếng với đặc sản chè, nhiều thập kỷ qua, Thái Nguyên luôn giữ vững ngôi
“Đệ nhất danh trà” (Tân Cương, La Bằng, Khe Cốc, Trại Cài) với diện tích trồng chè lớn
nhất cả nước Day là lợi thé dé tinh phát triển các sản phẩm DLNN, nông thôn gắn vớivăn hóa trà Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trịnh Việt Hùng cho biết, thông qua
tổ chức hội thảo cấp quốc gia, lắng nghe ý kiến chuyên gia và quán triệt việc thực hiện
Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển DL trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, Thái Nguyên xác định day mạnh thu hút đầu tư phát triển ba loại
hình DL, gồm: DL sinh thái - nghỉ đưỡng, DL về nguồn và DL trải nghiệm vùng chè - vănhóa trà Tân Cương Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển sản xuất, nâng cao chấtlượng sản pham chè, các vùng trồng chè tại tinh Thái Nguyên đã bắt đầu tiếp cận, phát
4
Trang 11triển hình thức DLNN, bước đầu đã có những tín hiệu rất tích cực, tiêu biểu phải ké đếnbốn vùng chè nồi tiếng là Tân Cương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương Mặc dù có lợi thế to
lớn là vậy, nhưng loại hình DL này vẫn còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản trong khi kết cấu ha tangchưa được chú trọng đầu tư, phần lớn người dân quen với SXNN nên hạn chế về tư duy
kinh doanh dịch vụ (DV), chưa nhận thức được hết giá trị của việc phát triển DL gan vol
hoạt động san xuất chè Bên cạnh đó, việc liên kết giữa điểm DLNN với doanh nghiệp
(DN) lữ hành chưa hiệu quả đề có thê tạo ra chuỗi khép kín, vấn đề tiêu thụ hàng hóa NNthông qua hoạt động DL chưa được khai thác tốt
Trước những hạn chế của mô hình DLNN của vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên và
thấy được tầm quan trọng của DLNN bền vững, nhận thấy rằng cần thiết phải có một
khung đánh giá bài bản cho phát triển DLNN bền vững, do vậy dé tài “Nghién cứu xâydựng bộ tiêu chí về phát triển du lịch nông nghiệp bền vững áp dụng cho vùng chè tại
tỉnh Thái Nguyên ” đã được triển khai thực hiện thông qua việc xây dựng bộ tiêu chí đánhgiá DLNN bền vững tại khu vực này với hy vọng đề tài này sẽ có những đóng góp tích
cực về tầm nhìn chính sách cho chính quyền địa phương, cải thiện thu nhập cho cư dân
NN tại các vùng chè nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung và là nguồn tài liệu tham khảohữu ích cho các cá nhân, tổ chức hoặc chính quyền địa phương khác khi có những nghiên
cứu và chính sách liên quan đến phát triển DLNN
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí về
DLNN bền vững áp dụng khả thi cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên
3 Câu hỏi nghiên cứu
e Đánh giá phát triển DLNN bền vững cho các điểm đến của vùng chè tại tỉnh Thái
Nguyên bằng các tiêu chí nào?
e_ Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật phù hợp nhất dé xử ly dữ liệu thu thập
được trong phương pháp này là gì?
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
e_ Mức độ bền vững của mô hình DLNN của vùng chè tinh Thái Nguyên
e Bộ tiêu chí đánh giá DLNN bền vững cho các điểm đến tại vùng chè tỉnh Thái
Nguyên.
4.2, Phạm vi nghiên cứu
e Về không gian: Vùng chè tỉnh Thái Nguyên
e Về thời gian: Dé tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01/2023 đến
tháng 05/2023, trong đó thực hiện thu thập dữ liệu tại khu vực nghiên cứu là các
vùng trồng ché tại tinh Thái Nguyên từ khoảng dau thang 01/2023 đến khoảng giữa
tính toàn diện hơn trong giai đoạn tới Việc nghiên cứu và xây dựng được bộ tiêu chí đánh
giá DLNN bền vững áp dụng cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp từ các tàiliệu của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) và Hệ thống chỉ số Du lịch Châu Âu (ETIS) cũng là nguồn tài liệu
tham khảo hữu ich cho các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương khác
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc phân tích thực trạng phát triên của mô hình DLNN tại vùng chè
tỉnh Thái Nguyên nói chung, đề tài hướng đến xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền
vững của mô hình DLNN dé đóng góp tích cực về tầm nhìn chính sách cho chính quyền
địa phương trong phát triển DLNN bền vững, cải thiện thu nhập và nâng cao sinh kế cho
người dân, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cụ thé trong việc áp dụng bộ tiêuchí này dé nâng cao tính bền vững cho mô hình DL này ở vùng chè tinh Thái Nguyên nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Trang 136 Kết cấu của đề tài
Ngoài phan Mở dau, phan Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ luc, phan Nộidung đề tài bao gồm 03 chương chính:
e Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về xây dựng bộ tiêu chí về phát triển du lịch
nông nghiệp bền vững và cơ sở lý luận về du lịch nông nghiệp, tính bền vững
e Chương 2: Phương pháp nghiên cứu va co sở dữ liệu
e Chương 3: Kết quả nghiên cứu về xây dựng bộ tiêu chí về phát triển du lịch nông
nghiệp bền vững áp dụng cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên
Trang 14CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE XÂY DUNG BỘ TIEU CHÍ VE
PHAT TRIEN DU LICH NONG NGHIEP BEN VUNG VA CO SO LY LUAN VE
DU LICH NONG NGHIEP, TINH BEN VUNG
1.1 Tổng quan nghiên cứu về xây dung bộ tiêu chí về phat triển du lịch nông
nghiệp bền vững
1.LI Trên thế giới
Karin Schianetz va Lydia Kavanagh (2008) trong nghiên cứu “Sustainability
Indicators for Tourism Destinations: A Complex Adaptive Systems Approach Using
Systemic Indicator Systems” đã đề xuất một phương pháp thực tế - SIS (Hệ thống chi báo
hệ thống) dé bé sung thêm các chỉ số bền vững nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống
chỉ số đánh giá bền vững điểm đến DL Phương pháp SIS được thử nghiệm bằng cách sử
dụng một nghiên cứu điển hình về dự án làng sinh thái nghỉ mát gần Công viên Quốc giaLamington ở Queensland, Australia, thông qua việc đánh giá tinh bền vững của các vấn
dé văn hóa - xã hội, kinh tế và môi trường Qua đó, các tác giả nhấn mạnh rang SIS sẽ là
một phương tiện hữu ích đề bắt đầu quá trình học tập hợp tác của các bên liên quan về DL
trong bối cảnh của phương pháp quản lý thích ứng
Trong bài nghiên cứu “Developing sustainable rural tourism evaluation
indicators” của Duk-Byeong Park và Yoo-Shik Yoon (2011), các tác giả đã kết hop kỹthuật Delphi và quy trình phân cụm thứ bậc (AHP) trong nghiên cứu phát triển các chỉ số
đo lường sự phát triển của DL nông thôn trong khuôn khổ bền vững Sau ba vòng khảo sátDelphi kết hợp với một vòng phân cụm thứ bậc, 33 chi số dùng dé đánh giá DL nông thôn
bền vững dựa trên 4 khía cạnh chất lượng phục vụ, CSVC, hệ thống quản lý và kết quả đã
được xác định Mặc dù nghiên cứu còn một số hạn chế như các chỉ số được phát triểnkhông bao gồm một số chỉ số liên quan đến việc đánh giá tính bền vững ở khía cạnh xã
hội, song việc xây dựng các chỉ số này đóng vai trò là cơ sở cho sự phát triển DL trong
tương lai ở tất cả các cấp quy hoạch
Trong bài nghiên cứu “Evaluation of the Sustainability of Tourism in lhiara
Valley and Suggestions”, Somuncu và cộng sự (2015) đặc biệt nhấn mạnh vào tiêu chi sự
hài lòng về DL Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra rằng khi sự tham gia của cộng đồng
8
Trang 15trong phát triển DL, đặc biệt là trong các mô hình DL dựa vào cộng đồng được quan tâmđúng mực hơn thì vấn đề lợi ích và năng lực của cộng đồng sẽ càng được coi trọng hơn.
Có thé nói rằng, phúc lợi cộng đồng là một trong những khía cạnh quan trọng dé đánh giá
tính bên vững của DL trong nghiên cứu của Somuncu va cộng sự.
Nghiên cứu “Measuring the sustainability of Cuban tourism destinations
considering stakeholders’ perceptions” của Leon và cộng su (2017) cũng chi ra rang,
trong đo lường tinh bền vững của DL, việc sử dụng các chỉ số trở thành một vẫn đề quan
trọng Các tác giả đã xây dựng bộ chỉ số bền vững cho các điểm đến DL ở Cuba có tính
đến nhận thức của các bên liên quan, bao gồm các cá nhân tham gia hội thảo về DL bền
vững, KDL và người dân địa phương bằng việc kết hợp giữa kỹ thuật Delphi và lý thuyết
quyết định đa tiêu chí, thu được bộ chỉ số đo lường tính bền vững DL ở ba khía cạnh kinh
tế, xã hội và di sản, trong đó, kinh tế được xem như khía cạnh chính khi đánh giá tính bền
vững DL của điểm đến Dù chưa được hoàn thiện song các chỉ số trên cũng là một công
cụ hữu ích cho việc hoạch định chính sách và truyền thông đại chúng trong việc truyền tải
thông tin của các quốc gia và hoạt động của DN trong DL
1.12 Tai Việt Nam
Bài nghiên cứu “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển
bén vững” của La Nữ Anh Vân (2012) cũng đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và thực
trạng phát triển DL tỉnh Bình Thuận dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ bền
vững của hoạt động DL là kinh tế, xã hội và môi trường Giống với nghiên cứu của Châu
Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền, tỉnh Bình Thuận vẫn phải đối mặt với những khó
khăn thách thức trong phát triển DL bền vững như van đề về nguồn vốn dau tư, kết cấu hạ
tầng chưa phát triển, chất lượng nguồn nhân lực thấp và môi trường đặt ra nhiều vấn đềbức xúc chưa được giải quyết, do vậy tỉnh cũng cần có các chính sách tăng cường quản lý
nhà nước về DL, đào tạo nhân lực, đây mạnh quảng bá DL gan với bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên (TNTN).
Trong “Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long”, ChâuQuốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014) đã thực hiện khảo sát với 641 KDL, 100
Trang 16người dân và 25 cán bộ văn hóa, cán bộ địa phương để nghiên cứu thực trạng phát triển
DL bền vững của khu vực này Kết quả cho thấy DL Vịnh có đóng góp tích cực vào sự
tăng trưởng kinh tế địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo và tạo công ăn việc làm cho người
lao động Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái văn hóa, mất 6n định an ninh
trật tự là nguyên nhân chính khiến mô hình DL này phát triển thiếu bền vững Qua đó, cáctác giả gợi ý rang cần có chính sách quy hoạch phát trién DL, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đồng thời day mạnh xúc tiến quảng bá, bảo vệ môi trường dé phát trién bền vững
DL biển đảo
Võ Thị Ngọc Giàu (2015) trong “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” đã
nghiên cứu thực trạng phát triển DL tại tỉnh và thấy rằng còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ban ngành, đoàn thé trong xây dựng, quy hoạch làng nghề; khó khăn trong cạnh
tranh, tiêu thụ hàng hóa, nguồn vốn sản xuất khiến nhiều làng nghề ở đây dần mai một và
hoạt động cầm chừng, không có sức hút đối với du khách; cơ sở hạ tầng (CSHT) nghèo
nàn, ô nhiễm môi trường, thiếu đội ngũ có tay nghề và phong cách phục vụ DL thiếu
chuyên nghiệp là những nguyên nhân chính khiến hoạt động DL làng nghề tỉnh Bến Tre
phát triển thiếu bền vững Dé loại hình DL này hoạt động tốt hơn thì cần có sự chung tay
góp sức của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cả bản thân các làng
nghề
Trong nghiên cứu “Đánh giá phát triển du lịch bền vững: Trường hợp mô hình
du lịch dựa vào cộng dong tai Bản Lac, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình”, Hùng Nguyễn (2017) cho thấy sự cần thiết để áp dụng một phương pháp đánh giá
bài bản dựa trên cơ sở định lượng dé phat hién cac khia canh thiéu bén vững trong DL tạiBan Lac, qua đó đề xuất các biện pháp cải thiện phù hop Bang việc xây dựng và áp dung
bộ tiêu chí đánh giá phát triển DL bền vững vào Ban Lac, tác giả đã cho thấy các tiêu chíliên quan đến Môi trường và Cộng đồng và phát triển DL ở trạng thái chưa bền vững, do
vậy cần phải có các biện pháp nâng cao nhận thức của KDL, bảo vệ cảnh quan môi
trường truyền thống, tổ chức các chương trình tập huấn kinh doanh DL cho người dân, bồidưỡng nâng cao chất lượng DL và phải có chính sách, công tác xúc tiến, quảng ba DL một
cách bài bản.
10
Trang 171.13 Khoảng trồng nghiên cứu
Nhìn chung, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam vẫn giữ nguyên quanđiểm và sử dụng ba tiêu chí căn bản là kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá mức độ
bền vững của các mô hình DL Ở nước ngoài, DLNN thuộc về lĩnh vực DL nói chung nên
có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển DL bền vững đã đề xuất xây dựng bộ tiêu
chí đánh giá tính bền vững của DL nói chung mà không đề cập đến khía cạnh DLNN nói
riêng Ở Việt Nam, DLNN thuộc về lĩnh vực phát triển nông thôn Tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu ở Việt Nam thuộc lĩnh vực phát triển DL bền vững thường đề cập tới phân tíchthực trạng tại khu vực nghiên cứu, từ đó các tác giả đề xuất giải pháp làm thé nào dé phát
triển bền vững mô hình DL dựa trên đánh giá chủ quan cá nhân theo số liệu thống kê thu
thập được va it sử dụng các công cụ định lượng khi tiễn hành nghiên cứu, khiến cho cáchthức đánh giá chưa được bài bản và chưa có tính mới.
Bên cạnh đó, vùng chẻ tỉnh Thái Nguyên được nhìn nhận như là một trong những
vùng có lợi thế và tiềm năng to lớn để triển khai mô hình DLNN thành công tại Việt Nam,
tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nao được thực hiện dé xác định các tiêu chí cụ thé
để đánh giá tính bền vững của mô hình DLNN cho các điểm đến tại vùng chè một cách
bài ban Do vậy bài nghiên cứu này sẽ xây dựng một bộ tiêu chí bài ban dé đánh giá tinhbền vững của mô hình DLNN tại khu vực này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát
trién DLNN tại vùng chè tỉnh Thái Nguyên một cách bền vững
Một điểm nữa đó là bài nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Delphi chuyên gia để xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển DLNN bên vững tại vùng chè tỉnh Thái Nguyên dựatrên 5 trụ cột: Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Văn hóa và Quản trị Tại Việt Nam, phương
pháp Delphi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, quản lý, y
tế, nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào áp dụng phương pháp này dé xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá tính bền vững của DLNN, đặc biệt là ở vùng chè tỉnh Thái Nguyên,
trong khi phương pháp này đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia khác liên quan đến lĩnh
vực DL Như vậy, có thể coi việc áp dụng phương pháp Delphi chuyên gia vào bài nghiên
cứu này là một trong những đóng góp chính và là tính mới của đề tài này
11
Trang 181.2 Cơ sở lý luận về du lịch nông nghiệp và tính bền vững
1.2.1 Du lịch nông nghiệp
1.2.11 Khải niệm
DLNN là loại hình DL tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nềntảng của hoạt động SXNN Theo các chuyên gia, cần có bốn thành tố để được gọi là “du
lịch nông nghiệp”, đó là: Có sự kết hợp giữa DL và NN; Thu hút du khách đến tham quan
các hoạt động liên quan đến NN; Cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông dân; Tạo cho
du khách có cơ hội tham gia các hoạt động giải trí, rèn luyện thé lực và tinh than, gan gũivới thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông Việc phát triển loại hình này giúp đa
dạng hóa các sản phẩm DV DL hỗn hợp cho du khách, gia tăng luồng du khách đến các
vùng nông thôn, kéo dài mùa vụ DL trong những thời gian thấp điểm của ngành Khi
tham gia hình thức DL này, du khách được trải nghiệm hoạt động SXNN, thưởng thức vẻ
đẹp cảnh quan thiên nhiên do hoạt động SXNN tạo ra (Thu Hòa, 2019).
DLNN còn được quan niệm là bat kỳ hoạt động hoặc DV nào được phat triển tạimột trang trại nông thôn đang làm việc với mục đích thu hút du khách, bao gồm nhiều
hoạt động, ví dụ như tour DL, ăn uống, nghỉ dưỡng, lưu trú qua đêm, các sự kiện và lễ hội
đặc biệt, cửa hàng trong trang trại, câu cá và săn bắn thu phi, ngam chim, đi bộ đường dai,
cưỡi ngựa va thu hoạch tự giải trí (Barbieri và Mshenga, 2008).
DLNN đang ngày càng được coi là một “sự đa dang hóa” đáng mong đợi trong bồicảnh hiện nay đối với các nền kinh tế địa phương và khu vực, bởi sự tăng trưởng tích cựccủa DLNN đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cung cấp các DV địa phương cũng như
mở rộng không gian giải trí tai địa phương, đặc biệt là ở các vùng ngoại vi, thiệt thoi
(Butler và Rogerson, 2016).
Nhìn chung, DLNN (Agritourism) có thể được hiểu là một loại hình DL phục vụ
du khách dựa trên nên tảng của hoạt động SXNN với mục tiêu giải trí hoặc giáo dục
Khách DLNN sẽ được trải nghiệm các hoạt động như tham quan trang trại nuôi trongcác sản phẩm NN, thu hoạch trái cây hoặc rau, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham
gia vào qua trình SXNN.
12
Trang 19Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng rằng DLNN không đồng nghĩa với DL nông thôn,
mà nó là một tập con cụ thể hơn của DL nông thôn với tư cách là một khái niệm rộng hơn
(Clarke, 1999).
1.2.1.2 Cac mô hình du lịch nông nghiệp ¬
Dựa theo thông tin Hội thảo Du lịch nông nghiệp Quôc tê được tô chức ở
Burlington, Vermont vào ngày 30/08/2022 và ngày 01/09/2022, các hoạt động DLNN bao
gôm:
© U-picks (Tự hái, tự thu hoạch): Các trang trại U-pick mang đến cho khách hàng
trải nghiệm trang trại thực tế bằng cách mời họ đến chọn sản pham từ cánh đồng
dé mua và mang về nhà Các loại sản phẩm phổ biến được cung cấp tại các trang
trại U-pick bao gồm trái cây, rau, bí ngô, hoa và cây thông Noel
e_ Chợ nông trại: Chợ nông trại mang đến cho khách hàng cơ hội đến mua các sản
phẩm tại trang trại Các loại chợ nông trại phổ biến bao gồm gian hàng nông trại
(gian hàng ngoài trời trên trang trai) và cửa hàng nông trai (cửa hàng khép kín trên
trang trai).
¢ Những manh đất bí ngô: Trang trại trồng va bán bí ngô Các mảnh dat bí ngô tại
trang trại thường bán bí ngô của họ dưới dạng tự hái hoặc thông qua chợ tại trang
trai.
e Những mê cung ngô: Một mê cung được cắt ra từ cánh đồng ngô ma khách hang
có thể đi qua
e_ Vườn nho và nhà máy rượu vang: Các trang trại và DN tham gia trồng nho dé
làm rượu vang Nhiều nhà máy rượu vang cung cấp DV giải trí tại trang trại bao
gồm, nhưng không giới hạn, như nếm rượu vang, âm nhạc và bữa tối tại trang trại.e_ Trang trại trồng hoa: Một trang trại hoa mời du khách đến xem hoặc trải nghiệm
mùa thu hoạch hoa trên cánh đồng Các trang trại trồng hoa có thể tổ chức các sựkiện và hội thảo, cung cấp DV hái hoa và tạo cơ hội chụp ảnh
e Trang trại trình diễn: Một trang trại đang hoạt động mời khách đến tham quan tai
sản của họ để xem hoặc trải nghiệm trang trại, chăng hạn như trang trại bò sữa,trang trại bảo tồn và trang trại gia súc
13
Trang 20e Trang trại cây thông Noel: Một trang trại mời khách hàng hái hoặc mua cây thông
trên trang trại của họ.
e Lưu tri tại trang trại: Cac trang trai mời du khách ở lại trên một tài san trang trai.
© DL nông trại: Một trang trại thu hút du khách bằng cách cho họ tham quan trang
trại của họ.
se Cam trại: Một cơ hội giáo dục cho trẻ em dé trải nghiệm một trang trại và tham gia
vào các hoạt động NN.
e_ An uống từ nông trại đến bàn ăn: Trải nghiệm ăn uỗng tại trang trại, thường bao
gồm đầu bếp chuyên nghiệp, thực phẩm tươi sống từ trang trại và hoạt động giải
trĩ.
se DLNN cưỡi ngựa: Cơ hội cho du khách đến giao lưu với ngựa trong trang trại, bao
gồm các loại hình như cưỡi ngựa đường mòn, tiết học cưỡi ngựa, trang trại chăn
nuôi ngựa, cơ Sở ndi trú,
e_ Phí và thuê ao câu cá: Chủ đất mở ao cho du khách câu cá
© Cho thuê săn bắn: Chủ đất mời du khách đến săn bắn trên đất của họ thường phải
trả phí.
Nhìn chung, DLNN có 3 loại hình chính với những đặc điểm và hoạt động đặc
trưng được thê hiện như trong Bảng 1.1 dưới đây:
Trang 21Trang trại | Loại hình DL đáp ứng nhu cầu tìm | Gieo trồng, chăm bón, thu hoạch cáckết hợp DL | về thiên nhiên, tận hưởng không | loại nông san
sinh thái gian mộc mạc, yên bình ở làng quê
và trải nghiệm các hoạt động sản
xuất tại trang trại
DL sinh | Mô hình phát triển tại vùng chuyên | Tham quan vườn cây ăn quả: chôm
hợp vườn | cho du khách trải nghiệm dao mát, | quýt, hoặc trải nghiệm khác như:
thu hoạch hoa quả, thưởng thức tại lấy mật ong, câu cá,
vườn và mua về làm quà.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.2.1.3 Sơ lược tình hình phát triển du lịch nông nghiệp trên thé giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, DLNN phát triển từ rất sớm và mạnh mẽ vào khoảng những năm 80,
90 Ở mỗi quốc gia khác nhau, sự hình thành và phát triển của mô hình này cũng có sự đa
dạng và khác nhau đáng kể Chăng hạn như, Israel coi DLNN là hình thức giáo dục bắt
buộc từ sớm cho trẻ em tại các trường học Tại Mỹ, mỗi năm người ta chi khoảng 800
triệu USD cho các hoạt động DL nông trại Năm 2006, Hàn Quốc triển khai DLNN và coi
đây là một trong những chiến lược giúp tăng thu nhập người dân từ việc kết hợp giữa DLvới NN Nhận thức được tam quan trọng của DLNN, chính phủ Đài Loan cũng đã triểnkhai áp dụng mô hình này từ những năm 80 Cho đến năm 2000, Dai Loan đã quyết định
thực hiện quy hoạch hơn 30 khu vực trên khắp cả nước dé phát triển DLNN nhằm mụcđích bảo vệ nền NN đã có lịch sử lâu đời của mình Tại Quảng Tây (Trung Quốc), từ năm
2007, chính quyền địa phương cũng chú trọng vào việc xây dựng hơn 15 tuyến DLNN
đặc sắc với 251 vườn DL sinh thái NN có tác dụng tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu
quả SXNN và tăng thu nhập cho người dân bản địa Hưởng ứng phong trào này, đến năm
2010, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã xây dựng 133 khu vườn DLNN, cũng từ đây, môhình này đã cho thấy hiệu quả của nó trong việc tạo việc làm cho 14,5 nghìn người và
15
Trang 22doanh thu hàng năm lên tới 132 triệu nhân dân tệ Nhiều phân tích chỉ ra rằng, DLNN
sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ và có thêm nhiêu động lực dé phát triên trong thời gian tới.
Ở Việt Nam, trong một vài năm trở lại đây, DLNN dần trở thành một xu hướng
mới lạ bên cạnh các loại hình DL thường thấy như DL biển, DL văn hóa tâm linh, DLkhám pha, Hién nay, DLNN ở nước ta đã được phát triển trên mọi miền đất nước với cácsản pham mang đặc trưng văn hóa của từng vùng miền đã trở thành điểm nhấn thu hút du
khách, trải dài từ Bắc tới Nam Loại hình này phát triển song song với DL cộng đồng, DL
sinh thái và chúng đều giống nhau ở chỗ là dựa trên nguyên tắc khai thác các giá trị tổnghợp - thành quả từ hoạt động sản xuất của ngành NN Trong thời gian qua, ở nước ta đãxuất hiện một số sản pham DLNN điển hình như: Tham quan làng cô Đường Lâm (Hà
Nội); tham quan đồi chè, trang trại bò sữa ở nông trường Mộc Châu (Sơn La); thưởng
ngoạn ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Mù Cang Chai (Yên Bai), Sa Pa (Lao Cai); trải
nghiệm vườn rau thủy canh, đồi chè, hoa công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng); trải
nghiệm vườn điều ở Bình Phước, Đồng Nai; nghỉ dưỡng tại các vườn nho, vườn táo, trang
trại dé, cừu tại tinh Ninh Thuan
Hiện nay, theo thống kê từ các địa phương, cả nước hiện có trên 1.300 khu, điểm
DL thuộc các địa phương quản lý, trong đó có khoảng 70% là các điểm DL thuộc khu vực
nông thôn Cùng với định hướng quy hoạch phát triển DL và chính sách xây dựng nông
thôn mới, CSVC, CSHT khu vực nông thôn được đầu tư phát triển làm tăng khả năng thu
hút du khách và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn Hầu hết các điểm đến DL tạinông thôn tham gia vào hoạt động DL thông qua cung cấp các DV homestay cho KDL
Ngoài DV cho thuê phòng, các chủ homestay còn cung cấp DV ăn uống, vận chuyên,tham quan, giải tri, Theo báo cáo của một số địa phương, lượng khách tham gia DLNN
nông thôn ngày một tăng Theo thống kê của Sở Du lịch Thành phó Hồ Chí Minh chothấy, số lượng KDL có nhu cầu được tham quan trải nghiệm hoạt động DL gắn với SXNN
ở các khu nông trại miệt vườn có sự tăng đều từ 20 - 30% qua mỗi năm Còn tại tỉnh
Quảng Nam ghi nhận các điểm tham quan DLNN đón khoảng 300 nghìn lượt khách mỗi
năm, chiếm gần 5% tông lượng khách tham quan DL trên địa bàn Hoạt động DL này đã
đóng vai trò to lớn cho sự phát triển kinh tế của cư đân SXNN, nâng cao chất lượng cuộc
16
Trang 23sông, giữ gìn bản sac văn hóa dân tộc, thu hut du khách đên thăm Tuy nhiên, việc triên
khai loại hình này còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả.
Theo Đoàn Mạnh Cương (2020), bên cạnh tiềm năng phát triển DLNN, Việt Nam
sẽ phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn, bất cập như vấn đề xung đột lợi ích trong
việc lựa chọn mô hình phát triển công nghiệp hay NN của nhiều địa phương; vấn đề quyhoạch, bảo tồn các làng nghé truyền thống NN gan với DLNN là một việc khó khăn đòi
hỏi tầm nhìn lâu dài; van đề xây dựng bộ tiêu chuẩn hóa về sản phẩm DLNN để từ đó
không lung túng trong quản lý và quảng bá sản phẩm; vấn đề kinh phí đào tạo kỹ năng
tiếp đón du khách và tiếp thị các sản vật cho các nông hộ và van đề truyền thông, quảng
bá, xúc tiến của địa phương, của quốc gia đối với việc phát triển DLNN gắn với chương
trình nông thôn mới theo hướng bên vững
1.2.2 Tính bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào “Bảo vệ môi trường”
từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX Từ đó đến nay có rất nhiều định nghĩakhác nhau vê “Phát triên bên vững”.
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốctrong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (1987), “Phát triển bền vững là sự phát triển có
thé đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Định nghĩa này được nhiều quốc gia trên thế giới
công nhận và sử dụng rộng rãi.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), “Phát triển bền vững là một loại hình
phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất
lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ
tương lai” Định nghĩa này đã đề cập một cách cụ thể hon rằng dé phát triển bền vững cầnlồng ghép sản xuất với các biện pháp bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường
Năm 2002, định nghĩa “Phát triển bền vững” được tái khẳng định ở Hội nghị
Rio-92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johnannesburg như sau: “Phát triển bền
17
Trang 24vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sựphát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa chung về “phát triển bền vững”
như sau: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm ton hại đến khả nang đáp ứng nhu cau của các thé hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường.
DL hiện là một ngành chính của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi nó đề cập đến
thương mại quốc tế trong các DV Việc quản lý DL ảnh hưởng đến điều kiện của các điểm
đến và cộng đồng xung quanh, và rộng hơn là tương lai của các hệ sinh thái, khu vực vàquốc gia Các quyết định được cung cấp thông tin ở mọi quy mô đều can thiết dé DL có
thê là một đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững (UNWTO, 2004)
DLNN bền vững là một xu hướng phát triển hoàn toàn cần thiết và phù hợp trong
bối cảnh ngày nay Và đề tài này sẽ đề cập đến tính bền vững của DLNN trong việc xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá với năm trụ cột là: Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Văn hóa và
Quản trị.
18
Trang 25CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Từ việc phân tích thực trạng phát triển DLNN bền vững tại vùng chè tinh Thái
Nguyên trong một vài năm trở lại đây, những ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế - xã hội
tại các địa phương và những thách thức đặt ra, đề tài rút ra xu hướng phát triển trongtương lai cho đối tượng nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị, giải pháp phù hợp dé thực
hiện.
e Phương pháp thu thập thông tin, bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp
tong hop
Đề tài tiến hành phân tích, tổng hợp va tim hiểu các tài liệu liên quan về van dé
phát triển DLNN bên vững, những ảnh hưởng tích cực và những van dé đặt ra của DLNN
tới sự phát triển kinh tế - xã hội nhăm mang lại cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên
cứu.
e_ Tham van chuyên gia
Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đề tài, được thực hiện
trong nhiều công đoạn bao gồm tham vấn xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phù hợp và thực
hiện thu thập đánh giá của chuyên gia đôi với mức độ quan trọng của các nhóm tiêu chí.
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (Kỹ thuật Delphi chuyên gia)
2.1.2.1 Mô tả chung về phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi là một phương pháp đánh giá chuyên gia được thiết kế từ
những năm 1950 bởi một tổ chức phi lợi nhuận (RAND Corporation) Nó bao gồm mộtcuộc khảo sát lặp đi lặp lại của các chuyên gia (Hugé và cộng sự, 2009) Ban đầu, nó
được sử dụng cho những nghiên cứu nội bộ (Heiko, 2012) Song, do tính chất đặc biệt củacác dự án RAND chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp quân sự, nó không được
công bố cho đến năm 1963 bởi Dalkey và Helmer (Dalkey và Helmer, 1963) Dù vậy,
cộng đồng vẫn rất quan tâm đến phương pháp Delphi, bằng chứng là số lượng các bài báo
sử dung phương pháp Delphi ngày càng phổ biến (Heiko, 2012)
19
Trang 26Như đã đề cập, Delphi là một phương pháp đánh giá chuyên gia, trong đó cácchuyên gia được công nhận trong một lĩnh vực nhất định bày tỏ góc nhìn và quan điểm
của họ trong một loạt các vòng theo bảng câu hỏi có câu trúc, được xử lý và gửi lại cho
các chuyên gia làm phản hồi cho các vòng tiếp theo (Dalkey và Helmer, 1963; Linstone
và Turoff, 1975) Mục tiêu chính của phương pháp Delphi là đạt được sự đồng thuận giữa
hội đồng chuyên gia nói trên liên quan đến một số vấn đề nhất định Phương pháp Delphi
có bốn yếu tố đặc trưng chính (Heiko, 2012; Rowe và cộng sự, 2001) Đó là:
Tính ẩn danh (Dalkey, 1972): Điều này có nghĩa rằng các thành viên hội đồng
không biết nhau trong phương pháp Delphi Tính ân danh là rất quan trọng trong
quá trình áp dụng phương pháp dé tránh áp lực nhóm và gánh nặng quá mức của
các hành vi chi phối, cũng như dé đảm bảo rằng các ý kiến của các thành viên hội
đồng được bày tỏ một cách tự do bat chấp sự chỉ trích công khai
Sw lặp lại (C J Torrecilla-Salinas và cộng sự, 2018): Phương pháp nay được thực
hiện lặp đi lặp lại trong một loạt các vòng, với mục tiêu chính là đạt được sự ồn
định về kết quả do ban chuyên gia cung cấp, như đã đề cập
Phản hồi có kiểm soát (Dalkey, 1972): Delphi là một phương pháp đánh giá
chuyên gia với mục tiêu chính là thu thập phản hồi từ một nhóm chuyên gia đượccông nhận về một lĩnh vực nhất định (trong trường hợp của nghiên cứu này là liênquan đến lĩnh vực DLNN) Tuy nhiên, vì phương pháp này không hoàn toàn dựa
trên một bộ câu hỏi được xác định trước và luôn có sự điều chỉnh qua các vòng, do
vậy, các phản hồi nhận được luôn được người tô chức sắp xếp và “hướng dẫn” vềphương pháp đề tránh những “ồn ào” không cần thiết
Thống kê “phản hồi nhóm” (Dalkey, 1972): Khi kết thúc các vòng Delphi khác
nhau, ban tổ chức cung cấp cho các chuyên gia một báo cáo bao gồm quá trình xử
lý thống kê ý kiến của họ, thường bao gồm giá trị trung bình (Mean), trung vị(Median) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation), cùng với những góp ý khác của
người đánh giá Dựa trên báo cáo này, các chuyên gia có thé thay đổi quan điểm
của họ trong các vòng tiếp theo
Phương pháp Delphi thường bao gồm 5 giai đoạn (Hsu và Sandford, 2007)
20
Trang 27e_ Lựa chọn chi dé phân tích: Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất
của phương pháp Delphi, vì lựa chọn tốt chủ đề phân tích có ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng kết quả thu thập được
e Lựa chọn ban chuyên gia: Giai đoạn này bao gồm việc lựa chọn các thành viên
của hội đồng chuyên gia sẽ tham gia vào phương pháp Delphi Không có tiêu chí
ro rang vé cach chon người tham gia, tuy nhiên, dựa trên trích dẫn các tác giả trước
đó, rằng các yếu tố như nền tảng chuyên môn, kiến thức về chủ dé được phân tích
và sự sẵn sàng tham gia có thé là tiêu chí hợp lệ dé trở thành thành viên của hộiđồng (Oh, 1974; Pill, 1971) Về quy mô nhóm, Hsu và Sandford chỉ ra rang không
CÓ SỰ đồng thuận trong tài liệu Ngược lại, nó được ghi nhận rằng hầu hết các
nghiên cứu của Delphi sử dụng một hội đồng phạm vi từ 15 đến 20 thành viên
(Ludwig, 1997) Theo gợi ý, số lượng thành viên tham gia hội đồng phải đủ cao démang tính đại diện và đủ thấp dé giữ cho quy trình có thé quản lý được
e Vòng 1: Phương pháp Delphi thường bắt đầu bằng một bang câu hỏi mở giúp ban
tổ chức hiểu rõ hơn về chủ đề được phân tích và xác định các khía cạnh liên quannhất của nó Kết thúc của một bảng câu hỏi như vậy dẫn đến sự phát triển của mộtbảng câu hỏi có cấu trúc sâu sắc hơn, là cơ sở cho các vòng tiếp theo của phươngpháp Cần lưu ý rằng, việc bắt đầu trực tiếp vòng | với bảng câu hỏi có cấu trúc tốt
sẽ trở thành một sự điều chỉnh có thé chấp nhận được của phương pháp Delphi
© Các vòng tiếp theo: Kết quả của vòng đầu tiên được tập hợp va xử lý bằng các kỹ
thuật thống kê Một bản tóm tắt các kết luận (bao gồm giá trị trung bình, trung vị
hoặc độ lệch chuẩn, cùng với góp ý khác của người đánh giá bằng văn bản ân
danh) được gửi tới những người tham gia làm đầu vào cho vòng tiếp theo Dựa trênnhững kết luận này, nếu thấy phù hợp, các chuyên gia có thé điều chỉnh đánh giácủa mình ở vòng sau Nhìn chung, một phương pháp Delphi có thể chạy liên tục
nhiều vòng cho đến khi đạt được sự đồng thuận thì dừng lại nếu xét về mặt lý
thuyết, tuy nhiên, thông thường là tối đa ba lần lặp lại là đủ để thu thập thông tin
chính, theo như nhiều tài liệu đã đề cập (Brooks, 1979; Cyphert và cộng sự, 1971)
21
Trang 28° Kết luận: Sau khi đạt được số vòng cần thiết, thông tin thu thập được sẽ được xử
lý, phân tích và được viết thành báo cáo
Hình 2.1 trình bày minh họa cho quá trình này:
Lựa chọn
chủ để Lựa chọn
ban Vòng 1 chuyên gia
Các vòng
Hình 2.1 Tổng quan phương pháp Delphi (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhìn chung, phương pháp Delphi có ưu điểm là nó nhanh (Everett, 1993), rẻ và tiết
kiệm chi phí (Jones và cộng sự, 1992; Davidson và cộng sự, 1997) và là một cách tương
đối hiệu quả để kết hợp kiến thức và khả năng của một nhóm chuyên gia (Lindeman,
1975) Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế nhất định, đó là tỷ lệ phản hồi tiềm an thấp,
tốn nhiều thời gian và khả năng bóp méo ý kiến (Hsu và Sandford, 2007)
Hiện nay, trên thé giới đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng phương pháp Delphi
Yasamis (2006) đã tổ chức một cuộc khảo sát Delphi với 28 chuyên gia trong nước vàquốc tế dé đánh giá hiệu quả thé chế của các cơ quan môi trường nhà nước ở Thổ Nhĩ Kỳ.Vatalis và Kaliampakos (2006) cũng sử dụng phương pháp Delphi để xác định các vấn đề
môi trường chính tại một bé than công nghiệp hóa nặng 6 Macedonia (Hy Lạp) Asghari
và cộng sự (2017) đã kết hợp Delphi với Fuzzy AHP-TOPSIS để xác định các chỉ số căng
thang nhiệt đáng ké nhất theo các chuyên gia sức khỏe
Tại Việt Nam, Lê Trịnh Hải và cộng sự (2015) đã kết hợp bên liên quan Delphi với
mô hình DPSIR để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến cảnh quan sinh thái NN
vùng ven biển tỉnh Thái Bình Nghiên cứu này đã góp phần nâng cao năng lực cho cộng
đồng địa phương về các chính sách biến đổi khí hậu ở tỉnh và trên toàn quốc Nguyễn An
22
Trang 29Thịnh và cộng sự (2018) cũng sử dụng kỹ thuật Delphi kết hợp mô hình PSR dé phân tíchnhận thức của bên liên quan Delphi về tác động và ứng phó của mưa axit đối với hệ sinh
thái NN ở vùng cao Việt Nam Đây được coi là công trình nghiên cứu đầu tiên về tác động
và ứng phó với mưa axit ở Việt Nam, trong khi hầu hết những nghiên cứu trước đây tậptrung vào việc mô phỏng mưa axit Kết quả nghiên cứu trên đã đóng góp vào chính sách
giảm thiêu mưa axit cục bộ và thích ứng ở Việt Nam Và còn khá nhiều nghiên cứu khác
cũng đã sử dụng phương pháp Delphi.
2.1.2.2 Sự dong thuận trong phương pháp Delphi
Có hai phương pháp chính để đo lường “sự đồng thuận” trong các phương pháp
Delphi (Gliem và cộng sự, 2003).
e Phân tích định tính và thống kê mô tả: Trong nhóm này, các yếu tô như xác định
trước số lượng vòng được thiết lập dé kết thúc, thực hiện phân tích chủ quan dé
phát hiện mức độ đồng thuận nhất định hoặc sử dụng các yếu tố như giá trị trungbình, trung vị và độ lệch chuẩn dé đánh giá và đạt được “sự đồng thuận” giữa cácthành viên hội đồng
e_ Thống kê suy luận: Trong nhóm nay, các thống kê như Chi bình phương, Cohen's
Kappa, Fleiss' Kappa hoặc Kendall's W có thé được sử dụng dé đo lường mức độ
đồng thuận, tùy thuộc vào thang đo xác định
Nếu phân tích chỉ tiết hơn, có thể tìm thấy một kỹ thuật thống kê khác được sử
dụng dé do lường “sự phù hợp” của thang do (bảng hỏi) là:
e Chronbach's Alpha (Cronbach, 1951; Schmitt, 1996): Thống kê nay được sử dung
để đo lường độ tin cậy của một bài kiểm tra cụ thê Thông thường, khi nhắm đếnviệc đánh giá cấp độ không thé quan sát trực tiếp bằng một tập hợp n cấp độ đượcquan sát trực tiếp (ví dụ: n câu trả lời cho một bảng câu hoi), Chronbach's Alpha đolường độ tin cậy của thang đo được đề xuất
Hình 2.2 dưới đây mô tả tóm tắt các bước dé đạt được sự đồng thuận trong phương
pháp Delphi:
23
Trang 30| Định nghĩa vấn đề |
Chọn các thành viên hội đồng dựa trên
chuyên mỗn cần thiết
|
Chuan bị và phát bang câu höi
Phan tích các cầu tra lời bang cầu hoi
oo Có >) _— ~~ Dat được sự ae
( 6) ee đồng thuận _>
—ˆ — `.
Cung cấp thông tin được yêu cầu
va phan hồi được lap bang
Hình 2.2 Các bước tiến hành đạt sự đồng thuận trong phương pháp Delphi (Nguồn:
Tác giả tổng hợp)
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
2.1.3.1 Xác định chủ đề
Bước đầu tiên bao gồm xác định chủ đề và thiết kế bảng câu hỏi Có hai cách tiếp
cận được chấp nhận khi thiết kế bảng câu hỏi cho phương pháp Delphi: sử dụng vòng đầu
tiên để làm rõ bảng câu hỏi hoặc bắt đầu vòng đầu tiên với một bảng câu hỏi đã được xác
định rõ ràng (Hsu và Sandford, 2007) Đề tài chọn cách tiếp cận thứ hai là bắt đầu vòngdau tiên với một bảng câu hỏi đã được xác định rõ ràng vì các yêu tô cân phải được xác
24
Trang 31thực ngay từ đầu quá trình, song bảng câu hỏi có khả năng chịu những thay đồi hoặc điềuchỉnh nhỏ dựa trên phản hồi nhận được qua các vòng Với mục đích này, các kỹ thuậtthống kê sẽ được sử dụng dé đảm bao rang bảng câu hỏi đáng tin cậy trong suốt quá trình.
Như đã đề cập từ đầu, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá phát trién DLNN bền vững áp dung cho vùng chè tại tinh Thái Nguyên Dựa trên quandiém về “phát triển bền vững” được định nghĩa ở Chương 1 là “Phat triển bền vững là
sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ton hại đến khảnăng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòagiữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”, đề tài có 5 trụ
cột được hội đồng đánh giá trong phương pháp Delphi, trong đó có 3 trụ cột theo quan
điểm về phát triển bền vững là Ninh tế, Xã hội, Môi trường, kèm theo 2 trụ cột được đề
xuất là Văn hóa và Quản trị (dựa trên việc xem xét DLNN gắn với yếu tố đặc trưng văn
hóa của từng vùng miền và yếu tố quản trị đóng vai trò quan trọng giúp hoạt động DLNNđạt hiệu quả và bền vững) Trên cơ sở đó, cách tiếp cận của đề tài bắt đầu bằng việc chia
bảng câu hỏi vòng thử nghiệm thành 5 phần, liên quan tới từng trụ cột được xác định và
xác định một tập hợp các nhóm tiêu chí cho phép đánh giá từng trụ cột (Phụ lục 1 — Bang
2.1), cụ thể:
e Kinh tế: Tru cột này có 5 khía cạnh, bao gồm Lợi ích kinh tế của cộng đồng va
diém dén, Tinh thoi vu cia DLNN, Viéc lam, Nang luc canh tranh cua cac DN
DLNN va DLNN và xóa đói giảm nghèo; kèm theo 23 nhóm tiêu chi phục vụ cho
cho từng khía cạnh.
e Xa hội: Trụ cột này có 9 khía cạnh, bao gồm Sự hài lòng của người dân địa
phương với ngành DLNN, Ảnh hưởng của DLNN đối với cộng dong, Sự tham gia
và nhận thức của cộng đồng, Duy trì sự hài lòng của KDL, Sức khỏe, Đối phó với
dich bệnh và bệnh truyền nhiễm, An ninh DL, An toàn công cộng tại địa phương và
Bình dang giới; kèm theo 48 nhóm tiêu chí phục vụ cho từng khía cạnh
e Văn hóa: Trụ cột này có 2 khía cạnh, bao gồm Bảo ton di sản đã xây dựng và Ảnh
hưởng của DLNN tới văn hóa địa phương; kèm theo 8 nhóm tiêu chí phục vụ cho
từng khía cạnh.
25
Trang 32© Môi trường: Trụ cột này có 11 khía cạnh, bao gồm Gidm tác động di chuyển, Quản
lý năng lượng (NL), Biến đổi khí hậu đối với DLNN, Sự sẵn có và bảo tôn nguồnnước, Chất lượng nước uống, Xử lý nước thải, Quản lý chất thải rắn, Ô nhiễm
không khí, Kiểm soát mức ôn, DLNN với tư cách là một đóng góp cho bảo ton
thiên nhiên và Marketing cho DLNN bên vững; kèm theo 43 nhóm tiêu chí phục vụ
cho từng khía cạnh.
© Quản tri: Trụ cột này có 8 khía cạnh, bao gồm Kiểm soát cường độ sử dụng, Quản
lý các sự kiện, Tích hợp DLNN vào quy hoạch địa phương/vùng, Kiểm soát pháttriển, Khả năng tiếp cận, Giao thông vận tải liên quan đến DLNN, Cung cấp nhiễu
trải nghiém/Pa dạng hóa sản phẩm/Đa dạng hóa DV và Các chỉnh sách và thực
tiễn quản lý môi trường và bên vững tại các DN DLNN; kèm theo 45 nhóm tiêu chíphục vụ cho từng khía cạnh.
Tổng cộng có 167 nhóm tiêu chí được tổng hợp từ các bộ tiêu chí đánh giá tính bền
vững của DL từ các tổ chức thé giới UNWTO, WTO, ETIS làm cơ sở cho việc xây dựng
bảng câu hỏi vòng thử nghiệm Bảng câu hỏi được xây dựng trên phần mềm Microsoft
Word, cùng với một số câu hỏi khác giúp xác định đặc điểm chuyên gia Kết quả được
trình bày trong báo cáo của mỗi vòng cũng được ấn danh, loại bỏ bất kỳ tham chiếu nào
đến danh tính của những người tham gia khác
Tiếp theo là việc sử dụng thang do Likert 7 mức độ dé đánh giá từng nhóm tiêu chí(Likert, 1932) Điều này được thể hiện như Bảng 2.2 dưới đây:
26
Trang 33Bảng 2.2 Y nghia thang do Likert
2.1.3.2 Quy trình xử lý thong kê được dé xuất
Dựa trên bảng câu hỏi được trình bay ở phan trên, các kỹ thuật thống kê thích hợp
sau đây được lựa chọn va sử dụng trong quá trình phân tích thông tin thu thập được:
e1; hồng kê mô tả: Phân tích này dựa trên việc tính toán giá trị trung bình, tỷ lệ phần
trăm đồng ý và không đồng ý trong các tỷ lệ nhất định cho mỗi nhóm tiêu chí (câu
hỏi) được đề xuất Những giá trị này giúp xác định sự đồng ý của các chuyên gia
đối với từng câu hỏi được đề xuất, làm nổi bật quan điểm chung của hội đồng vềkhuôn khô đề xuat
e Chronbach's Alpha: Giúp do lường độ tin cậy (sự phù hợp) cua bảng câu hỏi Nó
cũng đánh giá cách công cụ đo lường được đề xuất đáp ứng với các mức độ đánhgiá va cách sửa đôi bổ sung đối với bang câu hỏi có thé ảnh hưởng đến độ tin cậy
của nó thông qua các vòng khác nhau của quy trình.
e© Kendall's W: Giúp đo lường sự đồng thuận (tính đồng nhất) giữa những người
đánh giá khi đánh giá một số mục nhất định bằng thang đo thứ bậc Trong trường
27
Trang 34hop của dé tài này, Kendall’s W được sử dụng để đánh giá sự đồng ý giữa cácnhóm tiêu chí (câu hỏi) xếp hạng qua các vòng, như một thước đo về phân loại sự
ồn định qua các vòng của quy trình
Sau đây, đề tài này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan sâu sắc hơn về các kỹ thuật
thống kê trên dé hiểu rõ hơn về cách chúng được tính toán và áp dụng
© Đối với Chronbach's Alpha (Cronbach, 1951), ké từ khi xuất hiện vào những năm
1950, nó được sử dụng như một chỉ số mặc định dé đánh giá sự tương quan giữa
các thành phần của một công cu (Alonso va cộng sự, 2015) Thông thường,
Chronbach's Alpha được coi là thước đo độ tin cậy cua thang do của một cuộc
khảo sát nhiều câu hỏi Likert, hay mức độ mà công cụ đánh giá các nhu cầu cần đo
lường Đây là trường hợp của bảng câu hỏi được thiết kế cho phương pháp Delphi
đề xuất của đề tài này
Nếu chúng ta đo một số lượng là tông của K thành phan (ví dụ: số lượng thành
phần bên trong công cụ được đánh giá), Chronbach's Alpha được tính như sau:
Ke (+ (K — 1)c
Trong đó, K là số thành phần, ¥ là phương sai trung bình của từng thành phan và ẽ
là giá trị trung bình của tất cả các hiệp phương sai giữa các thành phần của mẫu hiện tại
cua moi người.
Việc do lường độ tin cậy bằng Chronbach's Alpha liên quan đến việc các thànhphan đo lường cùng một cau trúc và chúng có mối tương quan cao (Welch và Comer,
1988) Hệ số càng gần I, tính nhất quán bên trong của các thành phần được phân tích
càng cao George và Mallery (2003) đề xuất các gợi ý trong Bang 2.3 dưới đây dé giảithích các giá trị Chronbach’s Alpha Hơn nữa, một số tác giả nói rang giá trị Chronbach's
Alpha cao hơn 0,8 là một mục tiêu hợp lý (Gliem và cộng sự, 2003; Nunnally, 1967).
28
Trang 35Bảng 2.3 Gợi ý giải thích Chronbach’s Alpha
Phạm vi Ý nghĩaœ>0.9 Xuất sắc
0.9>a>0.8 Tét0.8>a>0.7 Có thé chấp nhận được0.7>a>0.6 Co van dé
0.6>a>0.5 Xau
a<0.5 Không thé chấp nhận được
(Nguồn: George và Mallery, 2003)
© Đối với Kendall's W, đây là một thống kê do lường mức độ đồng thuận giữa một
số người đánh giá đánh giá một tập hợp n thành phần (Legendre, 2005) Điều này
có nghĩa là, nếu một số chuyên gia xếp hạng một tập hợp các thành phan theo mức
độ liên quan của nó, thì có thể thu được hệ số phù hợp của Kendall cho tập hợp dữliệu này Nếu giá trị thu được càng gần 1, điều đó có nghĩa là những người đánh
giá đã gần đạt được sự đồng thuận Nếu giá trị thu được cảng gần 0, điều đó có
nghĩa là không có sự thống nhất giữa các thành viên tham gia hội đồng
Nếu một thành phần ¡ được xếp hạng bởi người đánh giá j, n là tổng số thành phầnđược đánh giá và m là số người đánh giá, thì thứ hạng của thành phan nay (Ri) là:
n
R=) r
Gia tri trung binh cua cac hang 1a:
29
Trang 36Kendall’s W do (Schmidt, 1997) đề xuất:
Bảng 2.4 Ý nghĩa giá trị W của Kendall
Giá trị W của Kendall Sự đồng thuận Sự tự tin về thứ hạng
Tóm lai, Kendall's W có thé được coi là thước do sự đồng thuận giữa những người
đánh gia khác nhau khi sử dụng thang đo thứ bậc Trong nghiên cứu nay, Kendall's W
30
Trang 37được sử dụng dé xác định độ 6n định giữa các vòng, băng cách đo lường sự đồng thuận
giữa các loại của các nhóm tiêu chí thông qua các vòng khác nhau.
2.2 Cơ sở dữ liệu
2.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào
mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu Nguồn tài liệu này được thuthập thông qua sách, báo, tạp chí, văn kiện Chính phủ, các tài liệu và số liệu được công bố
từ Tổng Cục Du lịch, Trung tâm tư vấn và xúc tiễn đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông
tin điện tử tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở đó tiến hành phân tích thông tin phục vụ cho bài
nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài cũng tham khảo các bộ tiêu chí đánh giá phát triển DL bền
vững được tổng hợp từ các nguồn tài liệu hữu ích và đáng tin cậy từ các tổ chức quốc tế
như UNWTO, WTO, ETIS là cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi vòng thử nghiệm.
2.2.2 Dữ liệu sơ cấp
2.2.2.1 Đối với bảng câu hỏi
Như đã đề cập ở những phần trên, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Delphi chuyên gia
dé xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển DLNN bền vững áp dụng cho vùng chè tại
tỉnh Thái Nguyên thông qua 3 vòng bảng hỏi được gửi tới các chuyên gia có sử dụng
thang do Likert 7 mức độ Dữ liệu so cấp được thu thập thông qua việc đánh giá mức độ
quan trọng của các chuyên gia dành cho mỗi nhóm tiêu chí trong bảng hỏi được xây dựng
dựa trên thang đo 7 điểm, sau đó, dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích, xử lý băng các
kỹ thuật thống kê đề xuất như Thống kê mô ta, Chronbach’s Alpha va Kendall W, từ đórút ra bộ tiêu chí đánh giá cuối cùng
2.2.2.2 Lựa chọn và mô tả đặc tính hội đồng chuyên gia
Như đã đề cập, mục tiêu của đề tài này là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển
DLNN bền vững áp dung cho vùng chè tại tỉnh Thái Nguyên, do vậy, lý tưởng nhất là hội
đồng nên bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực DLNN Song, thực tế, dựa trên thông tinthu thập được từ các chuyên gia, có những chuyên gia dù không hoạt động trong lĩnh vực
31
Trang 38DLNN, song họ cũng đã có nhiêu năm kinh nghiệm và nghiên cứu các vân đê liên quan
đến DL và NN, đặc biệt là ở tỉnh Thái Nguyên, do vậy, về cơ bản, họ có những kiến thức
lý thuyết nhất định liên quan tới chủ đề nghiên cứu này
Ban đầu có 23 chuyên gia được mời tham gia khảo sát đánh giá bảng câu hỏi, song
số lượng chuyên gia tham gia đánh giá qua từng vòng có sự khác nhau Bảng 2.5 cho thấy
kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực DLNN của các thành viên hội đồng chuyên gia.
Bảng 2.5 Kinh nghiệm liên quan đến DLNN của hội đồng chuyên gia
Kinh nghiệm Số lượng (người) %
chuyên gia được lựa chọn gôm một nhóm những người có kiên thức và kinh nghiệm vê
lĩnh vực nghiên cứu, đủ cơ sở cho việc đánh giá bảng câu hỏi từng vòng.
Hình 2.3 và Hình 2.4 mô tả loại hình tổ chức mà các thành viên hội đồng đang
làm việc và các chức vụ họ đảm nhận.
32
Trang 39=Khu vực tưnhân # Đại học/Viện nghiên cứu
Hình 2.3 Loại hình tổ chức mà các thành viên hội đồng đang làm việc (Nguồn: Tác giá tự
tính toán)
= Quản lý cấp cao ® Quản lý cấp trung © Nhà nghiên cứu
Hình 2.4 Hồ sơ công việc của các thành viên hội đồng (Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Các số liệu trên cho thấy, hầu hết các thành viên hội đồng là các quản lý cấp trung(60.87%) làm việc cho trường Đại học hoặc Viện nghiên cứu, trong khi một số khác làm
việc cho khu vực tư nhân Có thé tìm thấy quản lý cấp cao và nhà nghiên cứu chiếm
39.13% Một điểm thú vị nữa là hầu hết các chuyên gia trong hội đồng đều làm việc tại
trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, điều này mang đến những quan điểm
toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu cho đê tài này.
33
Trang 40CHUONG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU VE XÂY DỰNG BỘ TIEU CHÍ VE PHÁT
TRIEN DU LICH NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG ÁP DỤNG CHO VUNG CHE TẠI
TINH THAI NGUYEN
3.1 Khu vực nghiên cứu
3.1.1 Khái quát đặc điểm vùng chè tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1 Giới thiệu chung về tính Thái Nguyên
Tinh Thái Nguyên là một trong những trung tâm của vùng Việt Bắc, nằm trong
quy hoạch vùng của thủ đô Hà Nội; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp
với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang
và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3562 km?,dân số trên 1307 triệu người gồm 8 dân tộc cùng sinh sống; có 9 đơn vị hành chính, gồm
2 thành phó, 1 thị xã và 6 huyện với 180 xã, phường, thị tran như được thể hiện trong Phụ
lục 2 — Hình 3.1 (Trung tâm tư van và xúc tiến đầu tư tinh Thái Nguyên, 2020)
Với đặc trưng là đổi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng
bát úp; diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450
ha, diện tích đồng cỏ tương đối lớn (Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên, 2010); Thái
Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển nông, lâm, công nghiệp, DL và các loại hình DV
khác.
Thái Nguyên được chon làm điểm nghiên cứu điển hình vì những lý do sau: Từ
lâu, Thái Nguyên không chỉ được biết đến với đặc sản là loại chè đặc biệt thơm ngon
34