1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa

55 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Phần Mềm Plexsim Mô Phỏng Quy Trình Sản Xuất Bao Bì Carton Của Công Ty TNHH Hòa Dương
Tác giả Nguyễn Thị Lệ Ái, Trần Thị Bửu Hương, Nguyễn Thị Mỹ Trâm
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Hoàng Hải
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 10,4 MB

Nội dung

Hệ thông sản xuất và 2 công nghệ sản xuât của doanh nghiệp Mô phỏng được thực trạng quá trình 2 sản xuât của doanh nghiệp Xác định và đề ra giải pháp sản xuất nhằm giải quyết các vẫ

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TE

PAI HOC

\ THU DAU MOT

2009 THU DAU MOT UNIVERSITY

Tiéu luan THUC HANH HE THONG CIM

DE TAL:

SU DUNG PHAN MEM PLEXSIM

MO PHONG QUY TRINH SAN XUAT

BAO BI CARTON CUA CONG TY

TNHH HOA DUONG Nganh: LOGISTICS VA QL CHUOI CUNG UNG

Trang 2

TRUONG DAI HOC THU DAU MOT

KHOA KINH TE

Tiéu luan THUC HANH HE THONG CIM

ĐÈ TÀI:

SU DUNG PHAN MEM PLEXSIM

MO PHONG QUY TRINH SAN XUAT

BAO BI CARTON CUA CONG TY

TNHH HOA DUONG

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hoàng Hải

Mã môn học: LOQL036 Nhóm môn học: KITE.CQ.01

Nganh: LOGISTICS VA QL CHUOI CUNG UNG Nhóm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Ái_ 2025106050271

Trần Thị Bửu Hương 2025106050393

Nguyễn Thị Mỹ Trâm _ 2025106050413

Bình Dương, tháng 11 năm 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Nhom em xin cam doan day la bai tiểu luận do chính bản thân mình làm trong suốt quá trình tìm hiểu đề tài cũng như theo học môn học Thực hành hệ

théng CIM Quy trình sản xuất là thật được cung cấp từ doanh nghiệp và các số

liệu được nhóm tham khảo từ các trang web chính thống Các tài liệu tham khảo

đều được trích dẫn và ghi nguồn rõ ràng Cam đoan không có sự gian lận trong

quá trình thực hiện đề tài Nếu có sai phạm nhóm em xin chịu mọi kỷ luật của nhà

trường

Nhóm SVTH

Nguyễn Thị Lệ Ái

Trần Thị Bửu Hương Nguyễn Thị Mỹ Trâm

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, cho phép nhóm em gửi lời cảm on dén ThS Nguyén Hoang Hải đã hướng dẫn, giảng dạy và động viên chúng em trong suốt thời gian học tập

và thực hiện bài tiêu luận nảy

Nhóm em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô, giảng viên khoa Ninh tẾ-trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và trang bị kiến

thức hữu ích cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đây là một nền tảng

vững chắc để nhóm chúng em có thê hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình và là

hành trang quý giá cho quá trình công tác của chúng em sau này

Do khả năng và kiến thức còn hạn chế nên bài tiêu luận không tránh khỏi

những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của thầy cô để

giúp bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn !

Nhóm SVTH

Nguyễn Thị Lệ Ái

Trần Thị Bửu Hương Nguyễn Thị Mỹ Trâm

Trang 5

KHOA KINH TE CTDT: LOGISTICS & QLCCU

PHIEU CHAM BAO CAO THUC TAP HE THONG CIM

1 Thông tin hoc phan -

- Ténhoc phan: HE THONG CIM (0+2)

Ho tén sinh vién:

Tran Thị Bửu Hương 2025106050393 Lớp:D20LOQL0I

Nguyễn Thị Mỹ Trâm 2025106050413 Lớp:D20LOQL0I

Nguyễn Thị Lệ Ái 2025106050271 Lớp:D20LOQL02

2 Ý kiến đánh giá

Trinh bay dung quy dinh vé dinh

dạng, không mắc lỗi chính tả Văn l

phong sáng sủa, mạch lạc

Trình bày một số khái niệm, cơ sở lý

thuyết có liên quan đên hệ thông sản l

xuât của doanh nghiệp

Giới thiệu rõ ràng và đầy đủ thông tin

doanh nghiệp Hệ thông sản xuất và 2

công nghệ sản xuât của doanh nghiệp

Mô phỏng được thực trạng quá trình 2

sản xuât của doanh nghiệp

Xác định và đề ra giải pháp sản xuất

nhằm giải quyết các vẫn đề chưa tốt 2

Mô phỏng mô hình sản xuất mới

Kết luận ngắn gọn, rõ ràng đề ra một

số kiến nghị giúp định hướng cho sự I

Thủ Dầu Một, ngày - tháng l1 năm 2023

Trang 6

MUC LUC

DANH MUC HINH ANH VIII

DANH MUC BANG BIEU IX

DANH MUC CHU VIET TAT x

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . -2-sc- se 3

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3

CHƯƠNG 1: CO SO LY THUYET 5

5

5

1.1.1 Khái niệm về quy trình sản xuất

1.1.2 Mục tiêu của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp 5 1.1.3 Các bước tạo ra quy trình sản xuất hoàn thiện trong doanh

1.1.4 Các loại hình sản xuất phố biến hiện nay -5 5-cc5 9

1.1.5 Một số lưu ý trong quy trình sắn xuất s-s cs-scce 12

1.2 Bồ trí mặt bằng [2] 13

1.2.3 Bồ trí mặt bằng theo vị trí cố định 17 1.2.4 Bố trí mặt bằng theo ô 18

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỎNG QUAN VẺ DOANH NGHIỆP 20

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Hoà Đường 20

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 20

2.2.2 Nhiệm vụ 21

VỊ

Trang 7

2.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính của công ty -sc-scseccs 21

2.4 Cơ cấu tô chức công ty TNHH Hoà Đường 2-5-5 23

2.5 Tình hình kinh doanh hoạt động của công ty TNHH Hoa Duong từ

năm 2020-2022 25

CHƯƠNG 3: thực trạng quy trình sản xuất BAO BÌ CARTON TẠI CÔNG

TY tnhh HOÀ ĐƯỜNG mô phỏng trên phần mềm flexim 27

3.1 Thực trạng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty TNHH Hoà

3.2 Mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty TNHH Hoà

3.3 Giải thích quy trình sản xuất bao bì carton của công ty TNHH Hoà

3.4 Đánh giá quy trình sản xuất bao bì carton của công ty TNHH Hoà

3.4.1 Ưu điểm 37 3.4.2 Nhược điểm 38 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOAN THIEN QUY TRINH SAN

XUẤT BAO BÌ CARTON TẠI CÔNG TY TNHH HOÀ ĐƯỜNG MÔ

PHONG TREN PHAN MEM FLEXIM 40

4.1 Đề xuất giải pháp 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

VII

Trang 8

DANH MUC HINH ANH

Hình 2.1 Một số sản phẩm thùng carton 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, - 23

Hình 2.2 Vách ngăn giấy 23 Hình 2.3 Giấy cuộn 2 lớp 23

Hình 2.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Hòa Đường 24

Hình 3.1: Mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty TNHH Hoà

Hình 3.2: Nguyên vật liệu được vận chuyển đến cửa kho . -<«- 29 Hình 3.3: Nguyên vật liệu được đưa vào các máy xả, in, bế . ecc«- 30

Hình 3.5: Máy xả 33

Hình 3.7: Giai đoạn 3 trong mô phỏng quy trình bằng phần mềm plexsim 34

Hinh 3.9: May dan keo 35

Hình 3.10: Giai đoạn 4 trong mô phỏng quy trình bằng phần mềm plexsim 36 Hình 3.11: Giai đoạn 5 trong mô phỏng quy trình bằng phần mềm plexsim 37 Hình 4.1: Cải tiến quy trình sản xuất bằng phần mềm plexsim e se 43 Hình 4.2: Cải tiến quy trình sản xuất bằng phần mềm plexsim e se 44

VIII

Trang 9

DANH MUC BANG BIEU

Bang 1.2 : Kết quá hoạt động kinh doanh

21

26

Trang 10

DANH MUC CHU VIET TAT

TNHH Công ty trách nhiệm hữu Limited Liability

Tién trinh thoi gian Process Time

Sản xuất đề lưu kho Make to stock

Trang 11

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về hàng hóa và các dịch vụ đã và đang ngày càng trở nên gay gắt Đặc

biệt trong ngành công nghiệp chế biến bao bì giấy tại Việt Nam trong những

năm gần đây, đã và đang trở thành điểm đến đầu tư rất lý tưởng của các tập

đoàn đa quốc gia Hàng loạt các công xưởng hiện đại có nguồn vốn đầu tư

nước ngoài đã và đang được xây dựng, khiến cho thị trường cạnh tranh hiện

nay không chỉ là giữa các công ty trong nước với nhau mả còn với các công ty

nước ngoàải

Lợi thế cạnh tranh ở các công ty nước ngoài không chỉ nằm ở quy mô hay công nghệ sản xuất hiện đại mà còn nằm ở cách thức tô chức sản xuất Họ

luôn quan tâm và xác định một cách rõ ràng chi tiết về các chuỗi giá trỊ trong

nhà máy, quy trình sản xuất được hoạch định, điều độ rất chính xác nhằm tối đa

hóa nguồn lực sản xuất cũng như giúp giảm thiểu các lãng phí không cần thiết

Trong đó, các nhà máy vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn sản xuất theo mô hình truyền thống và thiếu hoạch định Cụ thể tại Công ty TNHH Hòa Đường,

nhóm nhận thấy hệ thống sản xuất của công ty hiện nay chưa đạt hiệu quả, còn

tồn tại nhiều vẫn để tồn đọng như: nhiều đơn hàng còn bị trễ, năng suất nhà

máy thấp dẫn đến thời gian sản xuất kéo đài, nhiều bán thành phẩm nằm trên

gidy chuyén lam ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín dịch vụ của

công ty

Tuy nhiên thực tế, các nhà quản lý của công ty lại e ngại về việc nghiên cứu phương pháp cải tiến và thay đôi hệ thống sản xuất trên thực tế bởi vì họ

không thể dùng hệ thống để áp dụng thứ các nghiên cứu Thêm vào đó, là họ

không có nắm bắt được nhiều thông tin để chắc chắn rằng việc cải tiến hay thay

đổi dây chuyền sản xuất là phù hợp và mang lại hiệu quả cho công ty Vì thế

nên việc thực hiện công việc mô phỏng lại hệ thống sản xuất đang dần được

đầu tư và phát triển, hiện nay ngày càng rất phô biến, vì những ưu thế về chỉ

phi, tiện lợi và tính khả thị của nó đã mang lại

Ngày nay, sử dụng phần mềm mô phỏng đã ngày càng chứng tỏ được

Trang 12

vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, khoa học, kỹ thuật và trong kinh doanh,

sản xuất về mọi lĩnh vực Mô phỏng hiện diện ở hầu hết mọi lĩnh vực vận hóa,

kinh tế, chính trị, khoa học, đời sống Sự phát triển nhanh chóng của các phần

cứng đã giúp cho các phần mềm mô phỏng ngày cảng đáp ứng được những đòi

hỏi khắt khe của thực tiễn Điều này làm cho những người trước đây vốn lưỡng

lự bởi khả năng hạn chế của mô phỏng trên máy tính cũng đã bị thuyết phục

Mô phỏng là một công cụ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra các tình huống giả định, các khả năng có thể xảy ra để đánh giá và lựa chọn được các

phương án tốt nhất Kĩ thuật mô hình hóa hiện nay là một công cụ hữu ích được

áp dụng trong nghiên cứu, nhằm phân tích và tính toán được các quy trình vận

hành của hệ thống, xác định những điểm yếu và đánh giá độ mất cân bằng về

thời gian, năng suất Dữ liệu đó góp phần tạo thành một cơ sở để phân tích hiện

trạng của hệ thống, để từ đó có thể đưa ra được những phương án thích hợp để

cân bằng giây chuyền sản xuất, cải thiện được năng lực sản xuất của của công

ty đề hệ thống luôn vận hành ôn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

bên trong lẫn bên ngoài

Trong các công cụ thực hiện mô phỏng thì Plexsim là một công cụ rất mạnh về việc mô hình hóa, mô phỏng lại các vấn đề thường gặp phải Mô

phỏng bằng Plexsim cũng rất thông dụng trong thực tế ngày nay, vì tính dễ

dàng khi sử dụng của nó và khả năng giải quyết cao của các bài toán sản xuất

Từ những điều trên, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn thực hiện để tài tiêu luận cuối kỳ của mình la “Sw dung phần mồm plexsim mé phéng quy

trình sản xuất cia công ty TNHH Hòa Đường" tại công ty TNHH Hòa

Đường với các phương thức áp dụng mô hình hóa - mô phỏng nhằm hỗ trợ

công ty giải quyết các vấn đẻ nêu trên

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng và phân tích quy trình sản xuất bao bì carton tại Công ty TNHH Hòa Đường Mô phỏng lại quy trình sản xuất của công ty

TNHH Hòa Đường bằng việc sử dụng công cụ phần mềm plexsim

Thông qua việc mô phỏng lại quy trình sản xuất bao bì carton tại Công

ty TNHH Hòa Đường Từ đó đánh giá được các ưu điểm, nhược điểm của quy

Trang 13

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng công cụ phần mềm plexsin để mô phỏng lại quy trình sản xuất của công ty TNHH Hòa Đường

Không gian nghiên cứu: Tại công ty TNHH Hòa Đường

Thời gian nghiên cứu: Số liệu trích thông kê từ tháng 9/2023 đến tháng

11/2023

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

Đề hoàn thành bài báo cáo tiểu luận này, phương pháp nghiên cứu được

sử dụng trong bải:

Phương pháp thu thập dữ liệu, nghiên cứu thứ cấp: Những thông tin và

số liệu được sử dụng trong bài được thu thập qua thời gian đi thăm quan thực tế

tại công ty, thông qua tìm hiểu các thông tin trên mạng internet, sách báo, các

giáo trình tài liệu có liên quan đến đề tài, những bài viết và các công trình

nghiên cứu trước, những tải liệu, kiến thức đã thu thập được trên trường học

thông qua các giáo viên hướng dẫn

Phương pháp tiếp cận thực tiễn: Quan sát thực tế quy trình chỉ tiết sản xuất bao bì carton tại công ty TNHH Hòa Đường qua đó đã nhìn nhận, lắng

nghe, quan sát những cái khó khăn thử thách trong quy trình tại công ty thông

qua các anh chị nhân viên công ty, qua đó giúp nhóm tác giả có thêm nhiều cái

nhìn thực tiễn và tổng quan hơn về kiến thức đã được tiếp cận tại trường

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân chia các nguồn thông tin ra thành từng bộ phận để phân tích bộ phận đó áp dụng vào phân tích thực trạng

quy trình chỉ tiết sản xuất bao bì carton tại công ty TNHH Hòa Đường, thông

qua những thông tin và số liệu thu thập được Từ đó, đánh giá, tông hợp, thông

nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức toàn bộ các vẫn đề, và

nắm bắt được tình hình hiệu quả hoạt động của bao bì carton tại công ty TNHH

Trang 14

Hoa Duong hién nay

Phương pháp sử dụng công cụ plexsim: Sử dụng công cụ phần mềm plexsim để mô phỏng lại quy trình sản xuất bao bì carton tại công ty TNHH

Hòa Đường thông qua đó nhận xét ưu và nhược điểm của quy trình và để xuất

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất bao bì carton tại

Công ty TNHH Hòa Đường thông qua việc áp dụng phần mềm plexsim để mô

phỏng cải tiến lại quy trình sản xuất của Công ty TNHH Hòa Đường

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý thầy cô, các anh chị công nhân viên tại công ty, các anh chị sinh viên học chuyên ngành có chuyên môn

và hiểu biết trong lĩnh vực sử dụng công cụ mô phỏng và phân tích quy trình

sản xuất để áp dụng hoàn thành cho nội dung bài tiểu luận này

5 Kết cầu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu bài tiểu luận bao có gồm 3 chương:

Chương |: Cơ sở lý thuyết liên quan đến phần mềm plexsim và quy trình sản xuất bao bì carton tại công ty TNHH Hòa Đường

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Hòa Đường

Chương 3: Thực trạng quy trình sản xuất bao bì carton tại công ty TNHH Hòa Đường mô phỏng trên phần mềm flexim

Chương 4: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất bao bì carton tại công ty TNHH Hòa Đường mô phỏng trên phần mềm flexim

Trang 15

CHƯƠNG 1: CO SO LY THUYET

1.1 Téng quan về quy trình sản xuất [1]

1.1.1 Khai niém vé quy trinh san xuat

Quy trinh san xuất là một chuỗi hoạt động và công đoạn được thực hiện thông qua việc sử dụng các nguồn lực kinh tế hoặc yếu tố đầu vào (như nhân

công, trang thiết bị, máy móc, vốn, nhà xưởng ) để tạo thành hàng hóa / dịch

vụ cung cấp cho người tiêu dùng Quá trình này có thể bao gồm tất cả các bước

từ lên kế hoạch, chuẩn bị nguyên liệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra chất lượng

cho đến đóng gói và vận chuyền sản phâm hoàn thành

Tùy thuộc vào mục tiêu và đặc thủ của từng ngành hàng cũng như tài nguyên có sẵn mà các công ty sẽ tuân thủ những quy trình sản xuất khác nhau

Tuy nhiên, mọi quy trình đều đòi hỏi sự định hướng rõ ràng từ phía nhà quản

trị sản xuất đề tận dụng tối đa tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo

cung cấp hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với yêu cầu của

khách hàng và thị trường

1.1.2 Mục tiêu của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp

Đối với bất kì doanh nghiệp nào thì vấn dé ưu tiên hàng đầu vẫn là đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách

hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trong đó, quy trình sản xuất

sản phẩm hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thực

hiện các mục tiêu sau:

HIối ưu hóa quản lý sản xuất để tránh lãng phí tài nguyên từ quá trình mua nguyên vật liệu và phụ liệu cho đến khi sản phẩm hoản thành

ODam bao quá trình san xuất hiệu quả và hiệu suất cao được diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn đột ngột, từ đó tạo ra nguồn doanh thu én định cho doanh nghiệp

Kiểm soát số lượng hàng tồn kho, nhập xuất kho, tránh tình trạng hàng hóa bị lãng quên hoặc hư hỏng

HĐảm bảo tuân thủ tiến độ sản xuất đã đặt ra, hàng hóa được cung cấp đúng thời gian, đáp ứng nhu cầu khách hàng và các tiêu chuẩn ngày cảng khắt khe của thị trường

Trang 16

Quy trình sản xuất cần có khả năng thích ứng có thê điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu và biến đổi của thị trường giúp doanh nghiệp hòa

1.1.3 Các bước tạo ra quy trình sản xuất hoàn thiện trong doanh nghiệp

Quy trình sản xuất không chỉ đơn thuần là quá trình chuyên đổi vật liệu thành sản phẩm cuối cùng mà còn là một quá trình phức tạp và liên tục gồm

nhiều bước và giai đoạn Từ việc lên kế hoạch, chuẩn bị nguyên liệu, g1a công,

kiêm tra chất lượng đến đóng gói và giao hàng, mỗi bước đều có vai trò quan

trọng để đảm bảo sự thành công của quy trình sản xuất Mặc khác, tùy thuộc

vào nguồn lực và tính chất của lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có

một quy trình sản xuất khác nhau nhưng nhìn chung sẽ gồm 8 bước dưới đây:

1 Hoạch định sản xuất

Ở bước nảy, có ba công việc chính cần thực hiện bao gồm nhận biết nhu cầu, xác định mức sản xuất và lập kế hoạch nguyên vật liệu

oO Xác định nhu cầu sản xuất;

Thông thường, việc này sẽ được thực hiện dựa trên các kế hoạch sản xuất Trong đó, bộ phận sản xuất sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch theo định kỳ

có thể là tuần, tháng, quý hoặc năm Trong một số trường hợp, xác định nhu

cầu cũng phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của khách hàng hoặc các đơn

hàng được đặt theo yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo sự liên tục trong quy trình

bán hàng Ngoài ra, thông qua việc năm bắt lượng hàng tồn kho tại từng giai

đoạn sản xuất, bạn cũng có thể xác định được sản phẩm cần được sản xuất để

bé sung cho tiễn độ dự án cụ thể

oO Xây dựng định mức sản xuất

Trong một doanh nghiệp thì bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm

có trách nhiệm đưa ra số lượng định mức khi có yêu cầu sản xuất sản phẩm

mới Dưới đây là các định mức trong quy trình sản xuất sản phẩm:

Trang 17

O Định mức nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất hàng hóa theo kế hoạch

H Định mức phê liệu phát sinh sau quá trình sản xuất thành phẩm

H Định mức chỉ phí sản xuất để ghi nhận các khoản chỉ phí trong quá trình

kế toán

Các định mức trên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu và tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và

dang tin cay

oO Hoạch định nhu cầu nguyên liệu

Đề xác định nhu cầu nguyên liệu sản xuất thì kết quả của ba bài toán sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết Từ đó, doanh nghiệp có thể

tính toán được số lượng nguyên liệu cần thiết để đáp ứng kế hoạch sản xuất,

đưa ra quyết định đúng đắn về việc quản lý và đảm bảo rằng quá trình sản xuất

diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn

H Bài toán tính toán lượng nguyên vật liệu cần sử dụng

H So sánh số lượng hàng tồn kho hiện tại và bán ra

H Xác định lượng nguyên liệu thiếu cần được bồ sung

2 Yêu cầu sản xuất

Yêu cầu sản xuất là quá trình xác định và gửi các thông tin chỉ tiết về sản phâm cần được tạo ra gồm có số lượng sản phẩm, kỹ thuật, thời gian hoàn

thiện và bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào khác từ phía khách hàng hoặc nội bộ

doanh nghiệp

Sau khi tính toán và xác định chính xác nhu cầu cụ thể, bạn cần phân chia và tạo ra các yêu cầu sản xuất cho từng nhà máy hoặc phân xưởng Để

hoàn thành công việc này, doanh nghiệp của bạn có thê tự mình thực hiện hoặc

sử dụng dịch vụ gia công từ bên ngoài

3 Duyệt lệnh sản xuất

Trong quy trình sản xuất, giai đoạn này sẽ có một lệnh sản xuất được tạo

ra chứa các thông tin chỉ tiết về số lượng hàng hóa, yêu cầu nguyên vật liệu,

thời gian giao hàng và các chỉ định khác liên quan Khi đó, lệnh sản xuất sẽ

được chuyển đến ban giám đốc, ban quản trị hoặc quản lý cấp cao để xem xét

và được duyệt

Trang 18

- Nếu được phê duyệt: lệnh này sẽ được phân chia cho từng công đoạn,

dây chuyền hoặc bộ phận liên quan đề tiến hành thực hiện

- Trong trường hợp không được duyệt: bộ phận sản xuất sẽ tiến hành điều chỉnh nội dung cho phủ hợp và gửi lại lệnh để được duyệt lần thứ hai

4 Lên lịch sản xuất

Lên lịch sản xuất là một bước quan trọng giúp các bộ phận xác định rõ thời gian, trình tự và phân chia công việc cho từng giai đoạn Qua đó, doanh

nghiệp có thể đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và đáp ứng

được nhu cầu của khách hàng Các việc phải làm trong giai đoạn này là:

H Lập danh sách các công việc cần làm trong ngảy, tuần, tháng hoặc năm

Đưa ra các mục tiêu hoàn thành tương ứng

H Uùu tiên sắp xếp theo thứ tự công việc quan trọng trước

Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch

HH Kiểm tra định kì thực hiện

Trước khi lên lịch sản xuất, bạn cần xác định rõ các yếu tố như khả năng của nhà máy, sức chứa của dây chuyền, khả năng vận chuyền và lưu trữ hàng

hóa nhằm tạo ra một lịch trình chỉ tiết và khả thí Một số thông tin quan trong

mà doanh nghiệp cần lưu ý dé dam bảo sự tiến độ, tránh tình trạng thiếu hụt

hoặc trễ hẹn trong giao hàng là mốc thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi giai

đoạn, khi nào hoàn thành sản phẩm, chuẩn bị nguyên liệu và thiết bị mất bao

lâu, thời gian vận chuyên hàng hóa nhanh hay chậm

5, Thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa

Dựa trên định mức đã được quy định rõ trong kế hoạch sản xuất, bạn có thê phân tích nhu cầu nguyên vật liệu cần sử dụng dựa trên số lượng tồn kho

hiện có Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định số lượng nguyên vật liệu cần bố

sung và tiễn hành quy trình đặt mua để đảm bảo thực hiện quá trình sản xuất

được diễn ra liên tục

6 Tiến hành sản xuất, gia công

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất hoàn thiện thành phẩm là tiễn hành sản xuất, gia công Đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng, trong đó nhà

quản lý sẽ đảm nhận vai trò phân chia các nguyên vật liệu theo kế hoạch đã

Trang 19

được định trước và giao cho từng bộ phận chức năng thực hiện sản xuất Dựa

trên lịch trình gia công, các bộ phận tương ứng sẽ chiu trách nhiệm hoàn thành

công việc với đúng số lượng và thời gian đã quy định Đồng thời, nhà quản lý

cũng sẽ tiến hành theo dõi và điều chỉnh tiến độ đơn hàng cũng như đảm bảo

chất lượng của thành phẩm cuối cùng

7 Nhận hàng, thống kê sản xuất và kiểm định chất lượng

Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ được chuyển giao từ

bộ phận sản xuất hoặc đơn vị gia công ngoài đến các cấp quản lý Họ sẽ tiến

hành kiểm tra chất lượng hàng hóa, đánh giá sản phẩm bằng cách lập phiếu QC

và so sánh với các quy chuẩn đã được đề ra trước đó Các tiêu chuẩn này bao

gồm việc thực hiện đo lường, kiêm tra các thông số kỹ thuật, xem xét tính đúng

đắn của sản phẩm và kiêm tra sự hoàn thiện bao bì

8 Hoàn thành và đóng lệnh sản xuất

Trong trường hợp san pham đạt được tiêu chuẩn và được ban quản lý cấp cao chấp thuận, quy trình sản xuất sẽ được kết thúc và thực hiện đóng lệnh

sản xuất Bên cạnh đó, các hồ sơ liên quan đến quá trình sản xuất sẽ được lưu

trữ va bao quản để sử dụng sau này Đồng thời, bộ phận quản lý kho sẽ tiến

hành nhập kho hàng hóa vào hệ thông để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp thị truyền

thông, tung sản phẩm ra thị trường

1.1.4 Các loại hình sản xuất phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại hình sản xuất phô biến được áp dụng đề đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Tùy thuộc vào sản phâm và quy mô phát triển,

doanh nghiệp nên chọn cho mình loại hình phù hợp tối ưu hóa chỉ phí và nâng

cao hiệu suất kinh doanh

1 Loại hình sẵn xuất hàng loạt (Mass production) Hình thức sản xuất hàng loạt còn được gọi là sản xuất theo dòng, đây là một loại hình sản xuất liên tục hoặc thường xuyên nhằm tạo ra các sản phâm

cùng loại trong suốt một khoảng thời gian dài Loại hình nảy sử dụng các hệ

thống công nghệ tự động hoá hoặc quy trình lắp ráp hoàn chỉnh để tạo điều

kiện cho việc sản xuất số lượng lớn các sản phẩm tương tự

Dưới đây là một vài đặc đặc diém noi bat của sản xuât hàng loạt:

Trang 20

O Chúng loại mặt hàng không đa dạng nhưng được sản xuất với số lượng lớn

H Yêu cầu quy trình công nghệ hiện đại, sự tỉ mỉ và độ chuyên môn cao, mỗi máy móc chỉ thực hiện một công đoạn cụ thể Do đó, loại hình này chủ yếu sử dụng các thiết bị chuyên dụng và tô chức sản xuất theo dây chuyên

H Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ cụ thê trong quá trình sản xuất sản phẩm

H Sản phẩm đi qua một đường sản xuất ngắn, ít có các bước phức tạp

O Nang suất lao động cao và được đào tạo tốt về mặt kỹ thuật

Oo Nhân viên có trình độ chuyên môn cao

H' Tỉ lệ thành phẩm cao vì sử dụng dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại

H Đòi hỏi đầu tư vốn lớn về trang thiết bị

H Tính linh hoạt thấp, khả năng thích ứng với môi trường thay đôi kém

Với những đặc điểm trên thì hình thức sản xuất hàng loạt được áp dụng cho các hàng hóa tiêu chuẩn sinh hoạt hàng ngày như bột xà phòng và đồ uống

đóng hộp, kem đánh răng Việc sản xuất trên quy mô lớn giúp giảm chi phí

đơn vị và giá thành, phù hợp với doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào hệ

thông máy móc và phân xưởng chuyên môn

2 Loại hình sản xuất đơn chiếc (Job production) Sản xuất các mặt hàng đơn chiếc là loại hình thường được áp dụng để tạo ra từng sản phẩm riêng lẻ, nhất là các sản phẩm đặc biệt hoặc cá nhân hóa

Có nhiều ví dụ về sản xuất hàng đơn chiếc như đóng tàu, khuôn dập, các công

trình kiến trúc,

Dưới đây là một số đặc điểm của sản xuất hàng đơn chiếc, cụ thể:

- Đa dạng về chủng loại sản phẩm, mỗi loại được sản xuất với số lượng

ít, thậm chí có thê là một sản phẩm duy nhất

- Không tuân theo chu kỳ lặp lại và thường không thể dự đoán trước

Trang 21

- Quy trình công nghệ không yêu cầu sự tỉ mỉ, thường tập trung vào công đoạn chế tạo chính và tất cả các công việc đều thực hiện trên một máy

móc đa năng

- Yêu cầu người lao động có tay nghề giỏi và được đào tạo chuyên môn

- Loại hình này có tính linh hoạt rất cao, có khả năng thích ứng tốt với

các thay đổi trong môi trường sản xuất

3 Sản xuất theo dự án (Make to order)

Sản xuất theo dự án là một loại hình không liên tục và bị gián đoạn,

trong đó quá trình sản xuất chỉ bắt đầu khi có yêu cầu cụ thể từ đối tác, khách

hàng Đây là hình thức có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp vì nó giúp tránh việc

tích tụ hàng tồn kho, giảm bớt tiền quản lý nhân công, tiết kiệm diện tích kho,

từ đó giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận

Loại hình sản xuất theo dự án sẽ có những đặc điểm sau đây:

- Sản xuất theo dự án là một hình thức sản xuất độc đáo vì sản phẩm và quy trình sản xuất không lặp lại liên tục

- Nguyên tắc cơ bản của sản xuất theo dự án là tổ chức và phối hợp các công việc sao cho giảm thiêu thời gian chờ đợi, đảm bảo hoàn thành dự án va

dựng hoặc quần ao may do su dung vi mỗi mặt hàng mà họ sản xuất là độc đáo

4 Sản xuất để lưu kho (Make to stock) Sản xuất đề lưu kho là một chiến lược sản xuất truyền thong, mà khi đó các doanh nghiệp dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong

tương lai nên họ đây mạnh sản xuất hàng tồn kho

Đặc điểm của sản xuất lưu kho là:

Trang 22

- Nhà sản xuất mong muốn sản xuất số lượng lớn để giảm chỉ phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm

- Các hàng hóa có tính chất thời vụ với giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp Thay vì dừng quá trình sản xuất và sa thải công nhân, nhà sản

xuất quyết định sản xuất dé dự trữ và tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu trên

thị trường tăng lên

- Đòi hỏi khả năng dự báo tốt bởi vì nếu dự báo không chính xác, công

ty có thể tích tụ quá nhiều hàng tồn kho, làm hạn chế thanh khoản và gây tốn

thất tài chính Đặc biệt trong các ngành công nghiệp phát triển nhanh như điện

tử hay công nghệ máy tính, hàng tồn kho thừa có thê nhanh chóng trở nên lỗi

thời

1.1.5 Một số lưu ý trong quy trình sản xuất

Dưới đây là một số yếu tổ quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất hàng hóa:

- Cần phân bé công việc và thời gian thực hiện một cách hợp lý để đảm bảo các công đoạn được hoàn thành đúng theo tiến độ đã đề ra

- Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo răng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường

- Nhà quản lý nên thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng để giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quy trình

- Đảm bảo sự hiệu quả trong việc quản lý nguồn lực bao gồm nhân viên, máy móc, nguyên liệu, vật liệu nhằm tối ưu hóa chỉ phí đầu vào

- Cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ để nâng cao năng lực và kiến thức của nhân viên

- Dé dam bảo sự phù hợp với mục tiêu tổng thể, bạn cần cập nhật báo cáo định kỳ để theo dõi tiễn trình sản xuất

- Tích hợp các công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất như tự động hóa, trí tuệ nhân tao, va internet van vat (IoT), c6 thé hé trợ tốt hơn trong việc quản

ly, giam thiéu rui ro giup tăng cường kiêm soát và tôi ưu hóa quy trình sản xuất

Trang 23

- Luôn tìm kiếm cơ hội để cải tiến quy trình sản xuất như thu thập ý kiến phản hồi từ nhân viên, khách hàng, nghiên cứu các phương pháp, áp dụng

công nghệ mới,

1.2 Bồ trí mặt bằng [2]

Bồ trí mặt băng sản xuất trong doanh nghiệp tức là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện sản xuất cần thiết cho sản xuất

và cung cấp dịch vụ Điều nảy giúp cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận

lợi nhất đảm bảo quá trình sản xuất vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các

chỉ phí không cần thiết, không tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất

Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ là khi doanh nghiệp xây dựng

thêm cơ sở mới mà còn có thể do có sự thay đôi đáng kể trong nhu cầu hoặc

khối lượng thông lượng: hay là các dịch vụ/sản phẩm mới được tích hợp trong

gói lợi ích của khách hàng: hoặc quá trình, thiết bị/ công nghệ khác được thiết

lập Kết quả của bố trí mặt băng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các

phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dich vu va day chuyén san

xuất Khi xây dựng phương án bố trí sản xuất cần căn cứ vào luỗng đi chuyền

của công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản

xuất, dịch vụ của doanh nghiệp

L Mục tiêu của bố trí mặt bằng sản xuất có thể kế đến như:

H' Tối thiểu được sự chậm trễ trong việc quản lý nguyên vật liệu và sự đi

chuyên của khách hàng

H Tìm kiếm, xác định một phương án bồ trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống

sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường, duy

trì tính linh hoạt cho hệ thống

O Nang cao tinh thần làm việc của nhân viên và sự hai lòng, thỏa mãn của

khách hàng

H Cung cấp dịch vụ vệ sinh và bảo trì thường xuyên để gia tăng được lòng

trung thành của khách hàng Từ đó có thể nâng cao doanh số trong các

cơ sở sản xuất và dịch vụ

Bồ trí mặt bằng sản xuất cần cân nhắc đến một số vấn đề liên quan đến chỉ phí sản xuất, cung ứng dịch vụ; khả năng thích ứng và tính linh hoạt, hiệu

Trang 24

quả, chất lượng hoạt động của hệ thông: mỗi lo ngại đảm bảo về an toàn cũng

như là trình độ của người lao động: việc lựa chọn các thiết bị phủ hợp cũng như

bài toán điểm nút cổ chai trong hệ thông tác động đến sự vận hành trôi chảy

của hệ thống cũng là điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm

O Tiêu chí đánh giá bố trí mặt bằng hiệu quả

Sử dụng không gian và thiết bị hiệu quả Tăng dòng di chuyên của thông tin, vật liệu và con người Tăng sự thoải mái cho môi trường làm việc an toàn Tăng sự tương tác giữa khách và chủ thé

O Yếu tố quyết định đến bố trí mặt bằng sản xuất

Đặc điểm của sản phâm Khối lượng và tốc độ sản xuất Đặc điểm về thiết bị Diện tích mặt bằng

suất cao, nhịp độ sản xuất cao hơn, tận dụng được tối đa các nguồn lực doanh

nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Ngược lại nếu không bồ trí

mặt băng mật cách hợp lý thì có thể dẫn đến hao phí các nguồn tài nguyên như

tiền bạc, thời gian, năng suất của doanh nghiệp đồng thời có thể tạo ra tâm lý

không tốt cho doanh nghiệp Vì vậy việc nghiên cứu hợp lý để đưa ra một

phương án bố trí tốt nhất là việc phải làm ngay từ ban đầu

O Nguyên tắc bố trí mặt bằng

H Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: tuân thủ sản xuất theo quy trình

công nghệ sản xuất, phân xưởng có quan hệ nên đặt cùng nhau

H Đảm bảo an toàn sản xuất cho người lao động: Bồ trí mặt bằng đòi hỏi

phải quan tâm đến an toàn của người lao động, máy móc thiết bị đảm

Trang 25

bảo chất lượng, môi trường làm việc của công nhân thoải mái Đảm bao khả năng thông gió, chiếu sáng, các phân xưởng nhiều khói bụi, hơi độc bức xạ phải cách xa khu dân cư Phải có các trang thiết bị phòng cháy

và chữa cháy trong các kho

H' Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: việc tận dụng tối đa

diện tích sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê mặt băng Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống: mặt bằng bố trí phải xét đến sự thay đôi của các thiết bị và chi phí phải thấp nhất

H Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu ngược

chiều: vì điều này làm tăng cự ly vận chuyên và gây ùn tắc kênh

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi bố trí mặt bằng luôn chú trọng đến điểm nút cô chai (bottleneck) bởi nếu không được cân đối tốt thì sẽ dẫn đến

tình trạng mất cân đối Tại những điểm nút cô chai của hệ thống, các bán thành

phẩm không được gia công kịp thời làm tốn thời gian chờ dài, ảnh hưởng đến

đầu ra của dây chuyển sản xuất Vì vậy, người giám sát dây chuyền cần phải

lên kế hoạch bố trí mặt bằng phù hợp trước khi triển khai

1.2.1 Bồ trí mặt bằng theo sản phẩm

Bồ trí mặt bằng theo sản phẩm là việc tạo một dòng chảy suôn sẻ và hợp

ly dé ma tất các hàng hóa hoặc dịch vụ di chuyên trong một đường dẫn liên tục

từ một giai đoạn của quá trình qua giai đoạn kế tiếp bằng cách sử dụng cùng

một chuỗi các nhiệm vụ và hoạt động Chiến lược này được sử dụng khi mả

doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và ôn định, trong đó sản phẩm đạt trình

độ tiêu chuẩn hóa cao chẳng hạn như dây chuyền đóng hộp cho thực phẩm

Đề chọn mặt bằng bố trí sản phâm cần phụ thuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng; quy trình công nghệ; tính chất của thiết bị mức độ giám

sát của các hoạt động khác Tuy nhiên, bố trí theo sản phẩm có thể dẫn đến sự

chậm trễ từ hai nguyên nhân: do ứ đọng hệ thống hoặc do thiếu hụt sản phâm

tại trạm làm việc đó Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần xử lý bài toán cân bằng

dây chuyền trong sản xuất đề có thê cân đối thời gian tại các trạm làm việc và

phân công nhiệm vụ cho từng khu vực

Trang 26

O Đánh giá:

H Bồ trí mặt bằng theo sản phẩm có ưu điểm như sau:

Biến phí thấp

Chỉ phí quản lý nguồn nguyên vật liệu thấp

Khối lượng sản phâm dở dang thấp

H Chi phí đầu tư về bảo trì, bảo đưỡng máy móc, trang thiết bị cao

H Các công việc trên dây chuyền phụ thuộc lẫn nhau, do vậy khi có sự

có thì phải đừng toàn bộ hệ thống, điều đó ảnh hưởng đến tính liên

tục của dây chuyền

H Độ linh hoạt về khối lượng và sản phẩm thấp, cho nên khi thay dồi một sản phâm sẽ phải sắp xếp, bố trí lại mặt bằng

H Công việc đơn điệu dễ gây nhàm chán cho công nhân

1.2.2 Bồ trí mặt bằng theo quá trình

Bồ trí mặt bằng theo quá trình là những nhóm công việc tương tự nhau hợp thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc cùng chức năng thực hiện

được bố trí cùng khu vực Trong quá trình chế tạo, sản phâm sẽ di chuyến từ bộ

phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện Chiến

lược nảy cso quá trình sản xuất không được tiến hành liên tục, năng suất thấp

Bồ trí theo quá trình phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, đa dạng về mau

mã và chủng loại, cần sử dụng một máy móc cho hai hay nhiều công đoạn

Chẳng hạn như văn phòng giao dịch ở ngân hàng, xưởng sửa chữa xe hơi,

Trang 27

Để bố trí mặt băng theo quá trình cần tiễn hành thực hiện các bước như

Bước 5: Tìm ra phương án sao cho tông chỉ phí vận chuyền nhỏ nhất

Bước 6: Lập kế hoạch chỉ tiết

LH Đánh giá:

H Ưu điểm của hình thức bồ trí theo quá trình là:

O Chi phi dau tu vé trang thiết bị thấp

O Có tính linh hoạt cao về trang thiết bị và con ngwoi

H Có thể nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân

HH Công việc đa dạng, không gây nhàm chân

H Hạn chế của bố trí mặt bằng theo quá trình là:

O Chi phi van chuyén, chi phi sản xuất đơn vị cao

O Hé thống hoạch định và kiểm soát phức tạp

H Tổng thời gian quá trình dài hơn, việc vận chuyển kém hiệu quả

HH Việc lập lịch trình sản xuất không ôn định

H Năng suất thấp vì các công việc không giống nhau, đòi hỏi nhiều

kĩ năng

1.2.3 Bồ trí mặt bằng theo vị trí cỗ định

Bồ trí mặt bằng theo vị trí cố định là bó trí mang tính đặc thủ của dự án sản xuất, trong đó sản phẩm được đặt tại một địa điểm và ngwoi ta sé mang

máy móc thiết bị, nhân công và nguyên vật liệu đến để thực hiện tại chỗ Hình

thức này áp dụng với các công trình xây dựng lớn, xây lắp, chế tạo tàu thủy,

máy bay Ở hình thức này, mức độ sử dụng thiết bị rất thấp, thường là thiết bị

đi thuê

Ngày đăng: 16/01/2025, 18:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1  Tổng  quan  công  ty - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
ng 2.1 Tổng quan công ty (Trang 30)
Hình  2.2  Vách  ngăn  giấy  Hình  2.3  Giấy  cuộn  2  lớp - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 2.2 Vách ngăn giấy Hình 2.3 Giấy cuộn 2 lớp (Trang 32)
Hình  2.4  Thanh  nẹp  giấy  và  Pallet  giấy - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 2.4 Thanh nẹp giấy và Pallet giấy (Trang 33)
Hình  2.5  Sơ  đô  bộ  máy  tô  chức  tại  Công  ty  TNHH  Hòa  Đường - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 2.5 Sơ đô bộ máy tô chức tại Công ty TNHH Hòa Đường (Trang 33)
Bảng  1.2  :  Kết  quả  hoạt  động  kinh  doanh  của  Công  ty  TNHH  Hoà  Đường - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
ng 1.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hoà Đường (Trang 35)
Hình  3.1:  Mô  phỏng  quy  trình  sản  xuất  bao  bì  carton  của  công  ty  TNHH  Hoà - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 3.1: Mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty TNHH Hoà (Trang 38)
Hình  3.2:  Nguyên  vật  liệu  được  vận  chuyền  đến  cửa  kho - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 3.2: Nguyên vật liệu được vận chuyền đến cửa kho (Trang 38)
Hình  3.3:  Nguyên  vật  liệu  được  đưa  vào  các  máy  xả,  In,  bê - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 3.3: Nguyên vật liệu được đưa vào các máy xả, In, bê (Trang 39)
Hình  3.6:  Máy  bế - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 3.6: Máy bế (Trang 42)
Hình  3.9:  Máy  dán  keo - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 3.9: Máy dán keo (Trang 44)
Hình  3.10:  Giai  đoạn  4  trong  mô  phong  quy  trinh  bang  phan  mém  plexsim - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 3.10: Giai đoạn 4 trong mô phong quy trinh bang phan mém plexsim (Trang 46)
Hình  4.2:  Cải  tiến  quy  trình  sản  xuất  bằng  phần  mềm  plexsim - Sử dụng phần mềm plexsim mô phỏng quy trình sản xuất bao bì carton của công ty tnhh hòa
nh 4.2: Cải tiến quy trình sản xuất bằng phần mềm plexsim (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN