1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục chính trị: Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội"

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về 'Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội'
Tác giả Nguyễn Thi Vui
Người hướng dẫn Thầy Lương Văn Tỏm, Giảng Viên
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục chính trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 23,97 MB

Nội dung

Thực hiện quan điểm giáo dục của Hỗ Chi Minh nhằm đào tạo ra những con người vừa có đức vừa có tài, Hội nghị lan VI Ban chấp hành trung ương khóa IX đã để ra nhiệm vụ của nên giáo dục nư

Trang 1

TRƯỞNG BAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHÍ MINH

KHOA GIAO DUC CHINH TRI

củ &

Nguyễn Thi Vui

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “HỌC ĐI ĐÔI VỚI

` _ _ L2 ` F =

HANH, LY LUAN GAN LIEN VOI THUC TIEN,

NHÀ TRƯỜNG GAN VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI?

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

THU VIỆ:' ,Trường Đại-Hục ::ư- h

TP HỔ-GHỈ-(0U |—

TP.HCM, ngày tháng 4 năm 2005

Trang 2

LOI GAM ON

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện, em đã

hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với để tài : Tư tưởng Hổ

Chi Minh về “học đi đôi với hành , lý luận gắn liền với

thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội”.

Trong suốt thời gian dài nghiên cứu và thực hiện để

tài, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của

Thầy Lương Văn Tám, giảng viên Khoa Giáo dục chính trị.

Đồng thời em cũng nhận được sự khích lệ, động viên của

thay cô trong khoa, gia đình, bạn bè cùng lớp Nhờ sự tận

tình giúp dd và động viên đó mà em đã hoàn thành Khóa

luận tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm on Thay Lương Văn Tám và các thay cô trong khoa cũng như bạn bè đã tận tình giúp

dd.

Trang 3

PHAN MỞ ĐẦU «cscsisererrrrirrrrre mm 1

1 Lý do chọn đê tài ccieecsecccct “—

2 Tinh hình nghiên cứu vấn đê -«<c=cceecerxazenrrerrrrrxrrsassre 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứU -.-«.-c-xeceexeeessresrresserrsrke 3

4, Cơ sử lý luận và phương pháp nghiên cứu -.-«ss-ss os 3

5 Những đóng góp của khoá luận về mặt khoa học sms

6 HE cực củu khòá NI N0 gác GkGGGGioiGGtovaiidkcbgiboiitsass 4

PHẨM NỘI DŨNG scsi cc anastasia cnc asta <5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BAN TRONG TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC se 5

1.1 Quan điểm của HO Chi Minh vẽ mục tiêu giáo đục 5

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện 1ũ

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục toàn đân 14

1.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về trách nhiệm của người thầy

và người làm công tác giáo dỤc «.ecesssressrrrasskessssre 15

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BAN CUA QUAN ĐIỂM HOC

ĐI ĐÔI VỚI HANH, LÝ LUẬN GAN LIEN VỚI

THỰC TIỀN, NHÀ TRƯỜNG GẮN VỚI

GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI -. eSo5Sccsorrxsecrreeeee „20

2.1 Những nhân tố tác động đến việc hình thành quan điểm trên 20

2.1.1 Những han chế của nền giáo dục cũ -vsccecocsssssrsreee 20

* Quan điểm giáo dục thời phong kiến cv 2l

Trang 4

* Quan điểm giáo dục thời chủ nghĩu thực dân Phảp 22

2.1.2 Truyền thống giáo dục gia đình và truyền thống

gián:tuục:của Jan eon en 08g400016088 25

2.1.3 Tiếp thu và vận dụng sáng tao chủ nghĩa Mac-Lénin

và tinh hoa của nhân loại về phương châm giáo dục 27

2.2, Nội dung cơ ban của quan điểm học đi đôi với hành, lí luận

gắn liền với thực tiễn, nhà trưởng gắn với gia đình và xã hội

trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh -‹ ‹ < - 10

2.2.1 Quan điểm học đi đôi với hành sec SO

2.2.2 Quan điểm lý luận gắn lién với thực tiễn 35

2 2.3 Quan điểm nhà trường gắn với gia đình và xã hội 40

CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH,

LÝ LUẬN GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỀN, NHÀ TRƯỜNG GẮN VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 46

3.1 Tình hình giáo dục — đào tạo nước ta hiện nay c 46

* Han chế ni sii kh dat So 484610153 1XSN gia GóiS8 hot äGa 51

3.2 Quán triệt quan điểm giáo đục của Hồ Chí Minh trong

sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta hiện nay e S3

KẾT LH NGG2(0004/00dGi0268ALGi14u0n040020088 Pree 57

TAT TIÊUH THAME BACs rs 58

Trang 5

NHDKH : TS Lương Van Tam _— _ Khúa luận tất nghiện

PHAN Mở BAU

1 Lido chọn dé tải

Chủ tịch Hồ Chi Minh không chi là một thiên tài của dân tộc ta, chiến sĩ

lỗi lạc của phong trào cách mang, mà còn là một người thấy khai sinh ra nên giáó dục mới Việt Nam Theo Người, để có một nền giáo dục mới, phù hợp với

xu thế của thời đại, khác với nên giáo dục phong kiến, thực din, đồi hỏi phải có

quan điểm giáo dục đúng dan Quan điểm giáo dục, đặc biệt là quan điểm “học

đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiến, nhà trường gắn với gia đình và xãhội", mãi mãi tod chiếu và soi sáng sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước

ta, là tài sản vô giá mang lại những thành tựu vinh quang cho nền giáo dục mới

Việt Nam.

Thực hiện quan điểm giáo dục đúng din của Người, trong những năm gan

đây nến giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng Cụ thể:

mạng lưới giáo dục mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, số học

sinh khá, giỏi đạt trong các kì thi quốc gia, quốc tế cao Bao tạo đội ngũ laođộng có khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh các thành tựu công nghệ mới.

Huy động ngày càng nhiễu nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục -đào tạo Các gia đình, đoàn thể, tổ chức xã hôi đã chăm lo giáo dục

nhiều hơn trước Các thông tin dai chúng như đài truyền hình, sách báo wv xây

dựng được ngày càng nhiều các chuyên mục phục vụ cho giáo dục

Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được, hiện nay giáo dục

đão tạo nước ta còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cẩu phát triển kinh

tế xã hội Đáng quan tâm nhất là chất luợng giáo dục còn thấp, trình độ kiến

thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của học sinh còn yếu

Nhiéu học sinh ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuấtcòn hạn chế Một số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có khả năng thích ứng

với sự biến đổi nhanh chóng trong ngành nghề và công nghệ Ngoài ra giáo duc

SVTH : Nguyễn Thị Vui I

Trang 6

NHDKH : TS lương Văn Tam —- - Khóa luận tốt nghiệp

đầu tạo chưa thật sự kết hop với lao động san xuất, nhà trường chưa that sự ganvới gia đình và xã hội Một số gia đình và đoàn thể cộng đồng xã hội chưa phốihợp chặt chẽ với nhà trường, họ cho rằng giáo dục thuộc nhiệm vụ của nhà

trường va thấy cô Chính những hạn chế trên làm can trở sự phat triển của giáo

dục- dao tao ở nước ta hiện nay.

Trước tình hình trên, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đổi mới và hiện

đại hóa giáo dục và đào tạo ra đội ngũ lao đồng có trình độ chuyên môn và khảnăng thực hành, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực

hiện quan điểm giáo dục của Hỗ Chi Minh nhằm đào tạo ra những con người

vừa có đức vừa có tài, Hội nghị lan VI Ban chấp hành trung ương khóa IX đã để

ra nhiệm vụ của nên giáo dục nước ta hiện nay “ Dao tao ra lớp người lao độngnăng động sáng tạo, có sức khỏe có kiến thức làm chủ nghề nghiệp, nhạy với cái

mới có ý thức vươn lên nấm bat thành tựu mới về khoa học và công nghệ”

[17,46] Như vậy, cho đến ngày nay dù Bác Hỗ đã đi xa nhưng quan điểm của

Người về giáo dục vẫn còn nguyên giá trị Đó là tài sdn võ giá đối với sự nghiện

giáo dục và cũng như người làm công tấc giáo dục ở nước ta hiện nay và saunày Đó cũng là lí do để tôi chọn để tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “ Học diđôi với hành, lí luận gắn lién với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã

hội” để làm Khóa luận tốt nghiệp.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chủ tịch Hỗ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà giáo dục lớn Tư tưởng của

Người về giáo dục đã trở thành nên tảng tư tưởng và lí luận cho đường lối, chính

sách giáo dục ở nước ta, cho nên khoa học giáo dục Việt Nam, cho chiến lược

xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Vì vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo

dục được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu.

+ Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hỗ Chi Minh về giáo dục thanh niên, NXB,

chính trị quốc gia, HN 2002

SVTH : Nguyễn Thị Vui 2

Trang 7

NHDKH - TS Lương Văn Tâm Khoa luận tất nghiệp

+ Văn Tùng, Tìm hiểu tư wing Hỗ Chi Minh về giáo dục thành niên,

MXH Thanh nién, HN 1998.

Tuy nhiên, đi vào nghiên cứu cụ thể quan điểm “ Học đi đôi với hành, líluận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội” thì còn rất it học

gid nghiên cứu Chính vì lẽ dé, với lòng say mé học hỏi, kế thừa những công

trình của các học giả đi trước tôi đã chọn nghiên cứu để tài này để làm khóaluận tốt nghiệp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích

- Lâm rõ một số quan điểm cơ bản của Hỗ Chi Minh vẻ giáo dục, những

nhãn tổ tác đông đến việc hình thành, nội dung cơ bản của quan điểm học đi đôi

với hành, lí luân gắn lién với thực tiễn, nhà trường sẵn với gia đình và xã hội,

cũng như việc vận dụng phương pháp giáo dục của Người trong quá trình đổi

mdi giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay và mai sau.

* Nhiệm vụ

- Góp phần làm rõ và trình bày một cách có hệ thống một số quan điểm

cơ bản, những nhân tố tác động và nội dung quan đểm học đi đôi với hành, líluận gan lién với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội trong tư tưởng

giáo dục của Hỗ Chí Minh.

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sơ lí luận.

Khóa luận này dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hỗ Chí Minh về vấn để giáo dục, văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam, cáccũng trình nghiên cứu của nhiều học giả, tạp chí giáo dục và một số tạp chí khác

được phép lưu hành.

* Phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận còn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lé nin,

Trang 8

NHDKH : TS Lương Văn Tám _Khéa luận tốt nghiệp

- Phương pháp phan tichtdng hơn, phương pháp lịch sử cụ thé Qua đólàm ro sự cần thiết phải tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hỗ Chi

Minh vẻ * Học đi đôi với hành ,lí luận gan liền với thực tiễn nhã trường gan vớigia đình và xã hội” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

5 Đóng góp của khóa luân

- Nghiên cứu một cách có hệ thống một số quan điểm cơ bản của HG ChíMinh về giáo dục, đặc biệt là quan điểm “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liềnvới thực tiễn, nhà trường gắn lién với gia đình và xã hội” Qua đó, khẳng định

giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của quan điểm trên

- Góp phan vào việc vận dung quan điểm của Hỗ Chí Minh wong quatrình dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Lam tài liệu tham khảo cho các ban sinh viên khóa sau trong quá trình

nghiên cứu và tim hiểu về vấn để giáo dục.

6 Bố cục khóa luận

Ngoài phẩn mở đầu, phần kiết luận, mục tài liệu tham khảo, khóa luận

gồm 3 chương, 50 trang

SVTH : Nguyễn Thị Vui 4

Trang 9

NHDKH : TS Lương Văn Tam Khéa luận tốt nghiện

PHAN NOI DUNG

CHƯƠNG |

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CO BAN CUA HỒ CHÍ MINK VE GIAO DỤC

Trong suốt cuộc đời đấu tranh cách mang, dù ban trăm công ngần việc,

Hỗ Chi Minh luôn cham lo đến việc giáo dục, mở mang kiến thức, coi đó là điềuquan trọng để giải phóng dẫn tộc, giải phóng con người, làm cho con người thực

sự tự do, hạnh phúc.

Người nhận thấy mối nguy hại của nền giáo dục phong kiến và chính sáchngu dân của thực din Pháp- chính sách hết sức thâm độc đã đẩy dan tộc Việt

Nam vào tinh trạng chìm đắm trong nghèo nan và dốt nat Người hiểu sâu sắc

hiểm họa của sự dét nát, nó không chỉ tàn phá nhân cách của mỗi người mà contan phá cả dân tộc Người coi đốt nat là một thứ gidc- giặc dốt, đó là một trong

ba thứ giặc nguy hiểm mà chúng ta cẩn phải diệt Vì thế nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hoà thành lập, việc xây dựng một nền giáo dục mới được đặt ra nhưmột trong những nhiệm vụ cấp bách phải tiến hành ngay không thể chậm trễ

Người nói:"Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là giáo dục lại nhân dân chúng ta

Chúng ta phải lim cho dân tộc chúng ta trở thành một din tộc dũng cảm, yêu

nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lap” [11,8].

Để xây dựng một nén giáo dục mới, khác với nén giáo dục thực din, Hỗ ChíMinh nêu ra một số quan điểm giáo dục, gắn lién với thực tế phát triển của nền

giáo dục nước ta, góp phan định hướng, chi đạo sự nghiệp phát triển nền giáo

dục nước ta đi đúng hướng, phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước và xu thế

phát triển của thời đại

1.1, Quan điểm của Hồ Chi Minh vé mục tiêu giáo duc

Trong chế độ thực din phong kiến, giai cấp thống trị dùng rượu cồn,

thuốc phiện để huỷ hoại tinh thin và thể xác của người Việt Nam Đồng thời để

SVTH : Nguyễn Thị Vui 5

Trang 10

NHDKH : TS Lương Văn Tám _ — Khóa luận tốt nghiệp

dé bể cai trị chúng còn thực hiện chính xách * làm cho dân ngu để dễ trị” Mục

đích của nên giáo dục thực dân là đào tạo những người phục vụ cho chính quyềnthực dân : tuỳ phát thông ngôn, viên chức nhỏ.

Một chế độ mới ra đời cần thiết nhanh chóng xóa bỏ nền giáo duc đổi bai

với mục đích thâm độc Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chủ trương

mở trường học phát triển giáo dục nhằm mục tiêu hoàn toàn khác với nền giáo

dục cũ.

Mục tiêu của nén giáo dục mới là mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và lành mạnh trong nhân dân Nếu như nền giáo dục thực dân làm cho dân ngu để

trị thì nền giáo dục mới của chúng ta phải làm cho dân hiểu biết, vấn dé ở chỗ

không phải chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới Theo Hồ Chí Minh, sau khi cách mạng tháng Tám thành công phải làm cho dân biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí Người nói: “ Nay chúng ta đã giành được quyền độc

lập Một trong những công việc mà chúng ta phải thực hiện cấp tốc trong lúc này

là nâng cao dân trí Vì một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” |1 1, 30], nên “Chúng

ta phải biến một nước dốt nát, cực kỳ khổ thành một nước có văn hóa cao”.

Hỗ Chí Minh cho rằng, giáo dục sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng

Bởi vì, với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ hiểu được quyển và bổn phận để

tham gia vào công việc xây dựng đất nước Nền giáo dục mới không chỉ giúp con người mở mang trí thức mà còn bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp, yêu nước, yêu dân tộc, phải có tinh thần vì nước quên mình, đặt lợi ích chung lên

trên lợi ích riêng trong mỗi người, làm cho tâm hồn của mỗi người thêm cao

đẹp và trong sáng Không chỉ dừng lại ở đó mà mục tiêu của nền giáo dục mới

là phải đào tạo ra những công dân vừa có đức vừa có tài, biết làm chủ đất nước

làm chủ bản thân, góp phan vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách

mạng đã bàn nhiều nhất về dao đức Người coi đạo đức là gốc của người cách

SVTH : Nguyễn Thị Vui 6

Trang 11

NHDKH : TS Lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

mang Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có

đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo nhân dân dude”

{12 252- 253}.

Trong công tác giáo dục Người đặt vấn dé dao đức lên hang dau, vi dao

đức là nền tảng của sự hình thành nhân cách Vì vậy, theo Người "' giải phóng

dân tộc, giải phóng cho loài người là công việc to tác, mà tự mình không có đạo

đức, không có căn bản, tự mình đã hũ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”

[21 36].

Ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, đạo đức được coi là

một sức mạnh Không phải không có lí mà trong các trường học ngày nay chúng

ta quay về với khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”, với tinh thần và nội dung

mới để phục vụ cho cách mạng “LE” là lễ nghĩa là đạo đức cách mang “Văn”

là van học, là tri thức khoa học hiện đại Đạo đức va tri thức phải hỗ trợ nhau,

gắn bó nhau để hình thành con người lao động mới Hiểu được mối quan hệ biện

chứng của dao đức (đức) và tri thức (tài), Hồ Chí Minh yêu cẩu trong giáo dục

phải kết hợp cả hai, nếu tách riêng “tai” và "đức” sẽ nguy hai cho mọi người,

con người không thể trở thành người có ích cho xã hội Người nói * Có tài mà

không có đức ví như một anh kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đến thụt két thì

chẳng những không làm được gì lợi ích cho xã hội mà còn hại cho xã hội nữa.

Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không

lợi gì cho loài người” [16, 492].

Chính vì giữa đức và tài có mối quan hệ biện chứng với nhau nên Ngườicho rằng giáo dục phải làm cho cán bộ, từ con em của giai cấp công nhân vànông dân lao động phải có đủ tài lẫn đức, sự kết hợp giữa tài và đức là biểu

tượng của con người mới Trong buổi phát biểu với cán bộ và sinh viên Đại học

sư phạm Hà Nội 20 -10 -1964, Người nói: “Day cũng như học phải chú trọng cả

tài và đức" Sự kết hợp giữa tài và đức trong một con người là diéu mà chủ tịch

T00 NA HQ TT NNN NNNNNNNNNNNN NV, —————— ——tmsS%0S°<s<

SVTH : Nguyễn Thị Vui ?

Trang 12

NHDKH : TS Lương Văn Tám — — Khóa luận tốt nghiệp

đặc biệt quan tâm, cả trong Di Chúc Người đã cắn dân “Đẳng cần phải chăm lo

giáo duc đạo đức cách mang cho ho, đào tao ho thành những người kế thừa xây

dung chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”

Theo Người, trong chế độ dân chủ thì bản chất của giáo dục đào tạo đã có

sự thay đổi Mục đích của giáo dục đào tạo là tạo ra những chủ nhân tương lai

của đất nước, "Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhândân, nhằm mục đích đào tạo ra những người công dân và cán bộ tốt” | 15,10]

Vì vậy, mục tiêu cao nhất của giáo dục là: học để làm việc, học để làm người, làm cán bộ Học để phụng sư đoàn thể giai cấp và nhân dân, tổ quốc và

nhân loại Mục đích của nền giáo dục mới không phải chạy theo bằng cấp học,

theo lối nhổi sọ mà là thực học

Bên cạnh việc mở mang dân trí, nâng cao dân trí trên cơ sở đó thì phải cải

tạo tri thức cũ, tiếp thu tri thức mới, tiếp thu khoa học kỹ thuật Hỗ Chí Minh

nói: “Tri thức là sự hiểu biết Trong thế giới chỉ có hai loại hiểu biết: một là hiểu

biết đấu tranh sinh sản, khoa học tự nhiên do đó mà ra Hai là hiểu biết tranh

đấu dân tộc và tranh đấu xã hội, khoa hoc xã hội do đó mà ra" {21,12- 13]

Tri thức có vai trò rất quan trọng có lẽ không ai phủ nhận vai trò quyết

định của tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và đối với

cả lịch sử xã hội loài người Tri thức có hai cấp độ: wi thức kinh nghiệm và wi

thức khoa học Tri thức kinh nghiệm được hình thành một cách tự phát qua quá

trình sống, quá trình hoạt động của cá nhân Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chi

phát huy tác dụng trong những điều kiện khách quan không thay đổi Muốn hoại

động có hiệu quả cao con người phải vươn tới trị thức lý luận, tri thức khoa học.

Chỉ có tri thức lý luận và tri thức khoa học mới làm cho con người vươn đến đỉnh

cao của khoa học của trí tụê, nhờ đó mà lịch sử loài người mới có được những

bước tiến kỳ diệu Song để có tri thức khoa học, lý luận thì phải được giáo dục.

Như vậy, nói đến vai trò quyết định của trị thức đối với sự phát triển của mỗi

quốc gia, của lịch sử cũng chính là nói lên vai trò của giáo dục đào tạo.Với tầm

Trang 13

NHDKH : TS Lương Van Tam Khóa luận tốt nghiệp

quan trọng của trí thức, Người tha thiết mong * Mọi người Việt Nam đều có trí

thức để tham gia vào cuộc xây dựng nước nha"

Ngay từ xưa, ông cha ta đã sớm có ý thức vé vai trò của giáo dục - đào

tạo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Ông cha ta quan niệm rằng

muốn kiến thiết quốc gia, mở mang kinh tế thì phải có người tài Bài văn bia ở

văn miếu dưới thời vua Lê Thánh Tông có câu: “Hiển tài là nguyên khí quốc

gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì đất

nước yếu và càng xuống thấp”

Kế thừa, phát huy truyền thống quý trọng nhân tài của dân tộc, Bác rất

quan tâm đến nguồn lực của đất nước trong tương lai Để phát huy được vai trò

của nguồn lực đồi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người kế tục sự nghiệp

cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh Người đặt niém tin vào thế hệ trẻ

trong cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trong thư gửi các em học sinh tháng

9 năm 1945 Người viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc

năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” [11, 33].

Thấm nhuẩn lời dạy của Người, hàng triệu người Việt Nam đã ra sức học

tập và đã trưởng thành, sống thật có ích cho xã hội Đối với Bác nhân tố conngười với những yếu tố then chốt như : năng lực, đạo đức có vai trò quyết định

đốt với sự thành công của cách mạng và tiến bộ xã hội Người nói : “ Muốn cóchủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa " Con người cẩn

phải được vun trồng chăm sóc, vì vậy, sứ mệnh của giáo dục là to lớn Người

khẳng định “Vi lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ich trim năm thì phải trồng người” (19, 52} Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích giáo

dục là tất cả hướng vào con người, hướng vào sự phát triển toàn diện con người, tạo ra nguồn lực vững chắc cho sự phát triển đất nước.

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục toàn điện

Pu ggŒ.NNNNAAQQHNTNTNNT TẢ | 0n na 000/0.

SVTH : Nguyễn Thị Vui y

Trang 14

NHDKH : TS Lương Văn Tám _ Khóa luận tốt nghiệp

Giáo dục toàn diện là một trong những quan điểm lớn của Hồ Chí Minh.

Giáo dục toàn diện là giáo dục tất cả các mặt: văn hoá chính trị khoa học kỳ

thuật đức duc, trí dục mỹ dục thể dục

Quan điểm giáo dục toàn diện của Người, xuất phát từ quan niệm conngười là mục tiêu là động lực của sự phát triển Con người theo như C.Mác nói:con người là thực thể cao nhất, con người sinh ra đã là con người Nhưng con

người phải được học tập, đào tạo trở thành con người làm chủ với toàn bộ năng

lực, thể lực, năng lực tinh thần, trí tuệ để bản thân tác động cùng với xã hội tổn

tại và phát triển không ngừng

Đối với sự nghiệp giáo dục của chúng ta, vấn để đặt ra, giáo dục làm sao

để từng thành viên trong xã hội Việt Nam trở thành những con người xã hội chủ

nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chiến lược giáo dục là hạt

nhân của chiến lược con người - toàn bộ là ở chỗ đào tạo được thế hệ con người

là chủ tự nhiên và là chủ bản thân.

Vì vậy, theo Hồ Chí Minh giáo dục phải cung cấp cho mọi người nhữngkiến thức văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật Giáo dục là yếu tố quyết định

trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn

nghiệp vụ Giáo dục giúp con người có vốn hiểu biết về lịch sử, văn hoá của dân

tộc Việt Nam và thế giới Theo Người, thế hệ trẻ phải được giáo dục lý tưởng

đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa Cũng như qua giáo dục nhà trường, thế hệ

trẻ phải dẩn dẫn làm chủ được kho tàng kiến thức văn hoá của loài người, trao

déi vốn hiểu biết vé khoa học kỹ thuật cơ bản thiết thực Giữa văn hóa, chính trị,

khoa học kỹ thuật có mốt quan hệ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau Nếu

không có văn hóa, trình độ văn hoá, thì không học được khoa học kỹ thuật,

không học tập khoa học kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cẩu phát triển kinh

tế nước nhà Song phải chú ý học chính trị, bởi nếu học văn hoá khoa học mà

không học chính trị thì như người nhắm mắt mà di Học chính trị là học các môn

lý luận Mác - Lênin - đỉnh cao của trí tuệ văn hoá khoa học, đó là chủ nghĩa

Trang 15

chân chính và khoa học nhất Theo Người, học chủ nghĩa Mác là học tinh thần

xử lí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình, học tập chân lý.

những lí luận phổ biến để vận dụng một cách sáng tạo chứ không máy móc, rập

khuôn, học một cách cẩn thận, chứ không học qua loa đại khái Học khoa học làdiéu cần thiết, bởi chúng ta sống trong thời đại cuộc cách mạng khoa học và

cuộc cách mạng đang diễn ra như vũ bão, loài người vận dụng các thành tựu

khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất và cải tạo thế giới Vì vậy, trong thư gửi

cán bộ giáo dục, giáo viên học sinh, sinh viên năm1968, Người căn dặn “Trén

nền tang giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt phải phấn đấu nâng cao chất

lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quết vấn để cách mạng mà

nước ta dé ra trong thời gian không xa đạt được đỉnh cao của khoa học và kỹ

thuật”(19, 403] Bên cạnh đó, giáo dục toàn điện còn bao gồm giáo dục :thể

dục, trí dục, mỹ dục, đức dục Bởi Người cho rằng, từ bản chất của mình, con

người luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ Vì vậy,

nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường là phải đào tạo ra người lao động phát

triển hài hoà, cân bằng Người lao động ấy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tất

nhiên phải có đạo đức, có sức khoẻ, có trí tuệ v.v Chính vì vậy, Người hình

dung sản phẩm của nhà trường xã hội chủ nghĩa là những người hoàn thiện, nên

Người đòi hỏi nhà nước ta phải chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên, học

sinh cả về đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục Thể đục làm cho con người khoẻ

mạnh cường tráng; trí dục là ôn lại kiến thức cũ, học thêm những kiến thức mới;

mỹ dục là phân biệt được cái xấu cái đẹp; đức dục làm cho học sinh biết yêu tổ

quốc, yêu nhân dân, yêu lao động và khoa học Trong công tác giáo dục Người

đặt vấn để đạo đức lên hàng đâu, nhưng cần có sự kết hợp của tài năng mới trở

thành người có ích cho xã hội.

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục toàn đân

Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu được lòng mong muốn thiết tha của nhân dân ta, đi đôi với việc độc lập, tự do, có cơm ăn, áo mặc còn cẩn phải học hành

——-———— Mn a nnn net cen ne ene THƠ TỰ cee 0 0 9 9/0080 ee em emenes meee 00 6 een rn

SVTH : Nguyễn Thị Vui U

Trang 16

NHDKH : TS Luong Văn Tam Khóa luận tốt nghiệp

và được hưởng một cuộc sống tinh thắn phong phú Người kiên trì quan điểm

xây dựng một nền giáo dục toàn dân Trong buổi trả lời các nhà báo 1/1946, Chủtịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là

làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lap, dân ta hoàn toàn được tự do đồng bao ta

ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hanh"[11,161] Sự ham muốn “ai

cũng được học hành “của Người chính là tư tưởng giáo dục toàn dân- giáo dục

cho mọi người.

Xuất phát từ quan điểm sự nghiệp cách mạng là của quần chúng Vì vậy, muốn làm cách mạng phải hiểu biết Hơn nữa theo Người “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", “dốt thì dai, dại thì hèn” Để chống dốt, làm cho mọi người

hiểu biết, làm dân tộc khỏe mạnh, theo Người phải tiến hành giáo dục cho mọi

người- giáo dục toàn dân Quan điểm của Người về giáo dục toàn dân hoàn toàn

khác vẻ chất so với quan điểm của nền giáo dục cũ- giáo dục cho một số ít người

phục vụ cho chính quyền thực dân.

Quan điểm giáo dục toàn dân là một quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh

về giáo dục, bởi giáo dục toàn dân sẽ tạo ra sức mạnh của toàn dân tộc, tao ra

những người có học thức, hiểu biết để góp phần xây dựng đất nước Do vậy ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, Người khẩn trương nâng cao trí thức bằng

kế hoạch giáo dục toàn dân, Người khẳng định công việc đẩu tiên là thanh toán

nạn mù chữ vì đó là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá

Ngay trong phiên họp đẩu tiên (ngày 3 - 9 - 1945 ) của chính phủ, Chủ tích Hé Chí Minh đã khẳng định “Một dân tộc đốt là một dân tộc yếu, vì vậy, tôi

để nghị mở chiến dịch chống mù chữ” [11,8] Người đặt ra ba nhiệm vụ cáchmạng trước mắt của chính phủ ta là chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm

Dốt nát theo Hồ Chí Minh cũng là một trong ba thứ giặc phải tiêu diệt, coi việc

chống giặc dốt như chống giặc ngoại xâm, giặc đói.Vì vậy chỉ 6 ngày sau khiđọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, ngày 8 -9 -1945 chủ tịch Hổ Chí Minh đã ban

hành sắc lệnh chống nạn thất học

—-—-+ -—-—-—— — —————————~———Ỷằễ th“ coer emrem nes ones ot 6600 km=====

SVTH : Nguyén Thi Vui I2

Trang 17

NHDKH : TS Lương Văn Tim Khóa luận tốt nghiệp

+ Sắc lệnh số 17 về việc thành lập nha bình dân học vụ trong toàn cối

Việt Nam để trông nom việc học của dan chúng.

+ Sắc lệnh số 19 vẻ thành lập những lớp học bình dân vào buổi tối cho

nhân dân, thợ thuyền

+ Sắc lệnh số 20 công bố việc học chữ quốc ngữ là bất buộc và không

mất tién cho tất cả mọi người và trong thời hạn một năm toàn thể dân chúng trên

8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ

Để có thể bảo đảm “ ai cũng phải học hành '', Chủ tịch Hổ Chí Minh đã

quan tâm tới việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân, của tổ chức

Đảng, chính quyển, đoàn thể các cấp về vị trí vai trò của bình dân học vụ, từ đó

động viên toàn xã hội tham gia chống mù chữ Bác đã kêu gọi “Những người

chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ Vợ chưa biết chữ thì chéng

bảo, em chưa biết chữ thì anh bảo, cha mẹ chưa biết chữ thì con bảo, người ăn,

người làm không biết chữ thì chủ nhà bảo, người giàu có thì mở lớp tư gia day

cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giéng, các chủ ấp, chủ dén

điển, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp cho những tá điển, những người làm của

mình”.[11, 36] Với cương vị chủ tịch nước, Người phát động phong trào thi đua

rộng khấp để quần chúng tham gia học bình dân học vụ với khẩu hiệu: đi học

bình dân là yêu nước; đi dạy bình dân là yêu nước v.v

Có thể nói nhờ tuyên truyền mạnh mẽ như vậy mà công cuộc chống mù chữ đã được toàn xã hội tham gia Nhiều gia đình, cá nhân đã đứng ra mở lớp

dạy chữ cho những người chưa biết chữ, các tổ chức, đoàn thể đã góp sức cùng

bình dân học vụ xóa mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho hội viên của mình,

chi sau một năm phong trào bình dân đạt thành tích đáng kể Trong thư gửi déng

bào nhân dip ngày 2 - 9 - 1947, Người đã khen ngợi thành tích của bình dân

học vụ “Trong hai năm chúng ta đã dạy hơn 4 triệu đồng bào, nam, nữ biết đọc,

biết viết và đã có nhiều làng xã biết chữ Đó là thành tích vẻ vang, nhất là trong

lúc cái gì cũng thiếu thốn " Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi thoát khỏi nạn mù

j5“ 1 1) ÐÔÐ11 1 ÐÔÐÔÐẠ1ẢẢ]] CÔ ns cv cnn7/5///4/ ÏÌY Ả YN

Trang 18

NHDKH : TS Lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

chữ, Người còn kêu goi mọi người hãy học thêm: “ Bay giờ số đồng bao đã biết

đọc, biết viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao trình độ van hóa

phổ thông của đồng bao” Tư tưởng này xuyên suốt nhất quan trong cách mạng

dân tộc, dân chủ, nhân dân và trong cả cách mang xã hội chủ nghĩa.

Người cho rằng, chỉ trên cơ sở nâng cao dân trí mới có điều kiện để tiếp

thu kiến thức mới, tiếp thu khoa học kỹ thuật Người đòi hỏi cán bộ "phải học

trước để hiểu biết khoa học kỹ thuật”, vì cái chìa khóa của việc phát triển công

nghiệp là cán bộ công nhân phải thạo kỹ thuật Người lãnh đạo * Chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi vé chuyên môn, không thể lãnh đạo chung

chung ” Người yêu cầu cán bộ của mỗi ngành “Phấn đấu nâng cao chất lượng

văn hóa, và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết vấn để do cách mạng nước

ta để ra và trong thời gian không xa, đạt đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”

Thấm nhudn tư tưởng giáo dục toàn dân của Người, Dang va nhà nước ta

có nhiều chủ trương chính sách, tạo diéu kiện “ai cũng được học hành ” Đặc

biệt là ngày 11-11-1979, Bộ Chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Việt

Nam ra nghị quyết về cải cách giáo dục trong đó có đoạn "Phấn đấu cho nôngdân, công nhân và mọi người lao động ở tất cả các địa phương, thuộc tất cả các

dân tộc, được hưởng đẩy đủ quyền hoc tập” Đây là Nghị quyết quan trọng nó

xác định vai trò vị trí và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo đến

việc giáo dục cho mọi người.

Tiếp đó Nghị quyết Trung ương II khóa VIII cũng đã nhấn mạnh “Tao

điểu kiện để ai cũng được học hành, người nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ học tập Đảm bảo cho người học phát triển tài năng "{2, 19-20].

Tư tưởng đi trước thời đại này của chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tỉnh truyền

thống văn hiến "tôn sư trọng dao” của dân tộc, của đất nước Trong suốt gần 60

năm qua,Việt Nam đã sớm ý thức phấn đấu xây dựng một xã hội mà trong đómọi người đều được đi học, mọi người đều có trách nhiệm cùng tham gia, cùng

làm giáo dục để thực hiện ham muốn tột bật của Chủ tịch Hồ Chi Minh là “ai

SVTH : Nguyễn Thị Vui 14

Trang 19

cũng được học hành”.

1.4 Quan điểm của H6 Chí Minh về vai trò của người thầy và người làm

công tác giáo dục

Dân tộc vốn có truyền thống hiếu học và rất coi trọng vai trò của người

thầy Nhiều câu ca dao đã ca ngợi truyền thống kính trọng thấy giáo của nhân

dân:

* Muốn sang thì bắt câu kiểuMuốn con hay chữ phải yêu mến thay”

Suy rộng câu ca dao đó còn có nghĩa : muốn cho sự nghiệp giáo dục quốc

gia phát triển thì nhà nước và xã hội phải quan tâm đến đội ngũ giáo viên.

Theo Nho giáo, vai trò của người học và vai trò của người thầy được để

cao, quan niệm “Quân, sư, phụ” đã đặt người thầy trước cha mẹ, cho thầy chỗ

đứng của người thay thật cao cả Quan niệm về thứ bậc ấy tuy là của Nho giáo

nhưng được nhân dân ta chấp nhận, điều đó chứng tỏ nhân dân ta đánh giá cao

vai trò của giáo dục, thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam Trước kia, người thay giáo mang nặng quan điểm “ thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào" Do đó, dạy học được coi là *gõ đầu trẻ”, thay giáo vụt lên

thành người kỹ sư tâm hồn và trí tuệ Người kỹ sư ấy có vai trò rất lớn trong quá

trình giáo dục thế hệ trẻ.

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ vi đại của dân tộc ta nói lên vai trò của ngườithdy và người làm công tác giáo dục rất quan trọng, là nhân tố quyết định chất

lượng giáo dục Người nói: “ nếu không có thay thì không có giáo dục” Người

luôn đánh giá cao vai trò của nhà giáo trong xã hội, coi họ là lớp người vẻ vangcủa đất nước “ Người thay giáo tốt- thay giáo xứng đáng là nhà giáo — là người

vẻ vang nhất dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương

Song người thầy giáo tốt là chiến sĩ vô danh " Để xứng đáng với người chiến sĩ

vô danh, thay giáo phải có những phẩm chất chủ yếu sau :tâm hồn, kiến thức và

phương pháp sư phạm.

SVTH : Nguyễn Thị Vui 15

Trang 20

NHDKH : TS Lương Văn Tam Khóa luận tốt nghiệp

* Những phẩm chất cơ bản chủ yếu của người thay

Để trở thành người thay giáo tốt thì người thay can phải có cái tâm: yêungười, tôn trọng người, yêu nghề và có đạo đức nghề nghiệp

Một người giáo viên theo đúng nghĩa trước tiên phải có lòng yêu người,

yêu trẻ bởi đó là phẩm chất đạo đức của con người, là đặc trưng trong nhân cáchngười thay Lòng yêu người, yêu trẻ của người thay thể hiện :

Người thầy cảm thấy sung sướng khi tiếp xúc với học sinh, đi sâu vào thếgiới độc đáo của học sinh, một nhà giáo đã nói : thật sung sướng biết bao khinhìn thấy trí óc của trẻ ngày càng giàu thêm trí thức, tâm hồn của trẻ ngày một

mọc lên tươi tốt, những hạt giống quý giá của nhân loại và những cái đó do

chính bàn tay của mình

Lòng yêu trẻ còn được thể hiện bằng lòng chăm sóc quan tâm, giúp đỡ

hoc sinh, thể hiện thái độ thiện cảm ân cẩn Người thay có thể giúp học sinh

bằng ý kiến hoặc bằng hành động thực tế của mình một cách chân thành, cảm

hóa học sinh bằng tình cảm chân thật, tạo được mối quan hệ tốt giữa thay và trò

Để làm được điểu này H6 Chí Minh khuyên các thấy cô giáo “ phải yêu học

sinh như những người ruột thịt của mình ”.

Lòng yêu người còn thể hiện sự tôn trọng của thẩy đối với học trò, tôn

trọng những suy nghĩ, những đặc điểm của học trò, đặc biệt không dùng cách

day “ thương cho roi cho vọt” hay dùng các biện pháp phi giáo dục, đảm bảotính dân chủ Song phải “trò kính thấy, thay phải kính trò chứ không phải “cáđối bằng đầu”

Ngoài lòng yêu thương học trò, người giáo viên phải có đạo đức nghềnghiệp Hằng ngày thấy giáo làm việc với thế hệ chủ nhân của đất nước Vì thế,

người thay giáo, giáo dục học sinh mình không chi bằng những bài giảng trên

lớp mà bằng tấm gương của bản thân Do đó thay giáo phải là tấm gương sáng

để học trò noi theo, phải luôn rèn luyện và tự cải tạo bản thân vì Bác nói * muốn

cải tạo xã hội phải cải tạo mình ”, người giáo viên tuyệt đối không rượu chè, bê

SVTH : Nguyễn Thị Vui 16

Trang 21

NHŨKH : TS Lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

Tâm hồn cao quý của người thay còn thể hiện sư yêu nghẻ tận tâm tan

lực với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, trong người thấy lòng yêu trẻ luôn

gắn lién với lòng yêu nghề càng yêu trẻ bao nhiêu thì yéu nghẻ bấy nhiêu, yêu

người là cơ sở để yêu nghẻ Chính lòng yêu nghẻ đã tạo động lực mạnh mẽ để

người thay phấn đấu vì sự nghiệp Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở các nhà giáo dùkhó khăn đến đâu phải cố gắng thi dua dạy tốt học tốt: “Dd khó khan đến đâu

cũng phải tiếp tục thi dua dạy tốt Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo

tư tưởng tốt phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn và giải quyết

vấn để mà cách mạng để ra" Hồ Chủ Tịch đã phong cho nhà giáo danh hiệu

“anh hùng vô danh” là những người có vai trò quyết định chất lượng giáo dục,

đào tạo ra một thế hệ làm chủ tương lai Để làm tốt công tác của mình giáo viên

không chỉ có một tâm hồn cao cả mà phải có kiến thức năng lực

người và các khoa học khác có liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy và giáo duc

Bác đã ân cần nhắc nhở “Cán bộ giáo dục luôn luôn ra sức thi đua công tác và

học tập, thật thà phê bình và tự phê bình để cùng nhau tiến bộ ”{ 14,501] Không

nên tự mãn với những gì mình đang có mà phải luôn luôn phấn đấu, học hỏi

“cán bộ giáo viên phải tiến bộ, chớ tự túc, tự mãn cho mình là giỏi rồi dừng lại.

Dừng lại là lùi bước, lùi bước là lạc hậu, tự đào thải, nên “học, học nữa, học

mai” như lời V.I Lénin đã nói Diéu đó giúp cho giáo viên biết rộng rãi về xã

hội con người và các ngành khoa học khác.Vì theo Người, vinh dự của người

thdy giáo là thông qua dạy chữ để dạy người nếu kiến thức không phong phú thì dạy người sẽ hạn chế Ngoài phẩm chất đạo đức và vốn kiến thức mà người giáo

pưèưe e Ợ7./7/7ỢỢỢN ANNNNNNNNNNANNNNg _—_——0yïƑ~——==

Trang 22

NHDKH : TS Luong Văn Tám ————S Khóa luận tot nghiệp

viên có cần phải có một phương pháp day hợp lý, phù hợp với đổi tượng, như

vậy giảng dạy mới đạt hiệu quả.

Phương pháp :

Phương pháp sư phạm của người thầy đóng vai trò quan trọng, phương

pháp không tốt làm hiệu quả giảng dạy giảm đi nhiều Phương pháp sư phạm

gồm nhiều vấn để mà trước hết là cách khơi dậy học sinh sự suy nghĩ, say mê

học tập, sự khao khát hướng về cái thiện, làm cho học sinh hứng thú tìm tòi,

khám phá ra cái mới Bởi thế, việc dạy không nên dừng lại ở mục đích bình

thường là truyền thụ khối kiến thức mà nhằm vào mục đích cao hơn là phát triển

mọi tài năng Sự vẻ vang của thay cô không chỉ dừng lại ở chỗ mang lại sự hiểu

biết cho học sinh mà vươn tới để phat triển tài năng, động viên sức mạnh nội

tâm của người học Dạy học phải nhằm vào trí tuệ, tính độc lập sáng tạo và tính

tích cực của người học, tuyệt đốt tránh lối “nhdi sọ” và không nên “hoc thuộc

lòng từng câu chữ” Người đặc biệt chú ý "trong trường học các thay nên thi đuatim cách dạy sao cho trò dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực" Muốn đạt

được diéu đó theo Hồ Chí Minh “ Vấn dé then chốt, quyết định chất lượng nền

giáo dục là phải xây dựng một đội ngũ đông đảo những ngừời làm công tác giáo

dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu chăm sóc, giáo dục học sinh,

không ngừng trao dổi đạo đức tự bổi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm

gương sáng cho học sinh noi theo” Sau này trả lời Báo Giáo dục và đào tạo số

37 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói: “ Trong nhà trường phẩm chất đạo

đức, năng lực chuyên môn của người thay có tầm quan trong hàng đầu Vì vậy tôi mong muốn đối với các thẩy giáo cô giáo là phải cố gắng thường xuyên trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp".

Thực hiện lời dạy của Người, Hội nghị lần VI Ban Chấp hành Trung ương

Khóa IX đã đưa ra giải pháp tiếp tục đổi mới giáo dục trong giai đoạn từ nay

đến năm 2005 và đến năm 2010 và trong đó nhấn mạnh “xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn điện", để đảm bảo đủ số lượng

SVTH : Nguyễn Thị Vui — I8

Trang 23

NHDKH : TS Lương Văn Tam Khóa luận tốt nghiệp

và cơ cấu đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới Mỗi giáo viên can nhận

thức đủ vai trò chức năng để chủ động tự hoàn thiện đáp ứng sư đòi hỏi của xã

hội và sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong thé kỷ XXI Đặc biệt trong thế

kỷ XXI nhân loại bước vào nén kinh tế tn thức mỗi người không muốn mình

thụt lùi, lạc hậu so với thời đại, đòi hỏi bản thân phải học tập thường xuyên và

học tập suốt đời.

Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục là hệ thống quan điểm khoa học và hoàn chỉnh Nhìn lại nền giáo dục Việt Nam, chúng ta thấy

rằng, lúc nào ở đâu nghiên cứu và quán triệt quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh

về giáo dục thì ở đó đem lại những thành tựu và niềm tự hào lớn cho nền giáo

dục Việt Nam.

Trường Đa'::

-TP

HỖÕ-Cili-w.!-SVTH : Nguyễn Thị Vui : 19

Trang 24

NHDKH : TS Lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lénin đã khẳng định rằng: mọi học

thuyết, tư tưởng ra đời một mặt là sự kế thừa sáng tạo có phê phán những học thuyết trước đó, mặt khác phản ảnh qui luật vận động của hiện thực xã hội.

Đồng thời đó cũng là kết quả của họat động nhận thức của con người với nhân

cách cá nhân, phản ánh ý chí nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc trong

một thời đại nhất định Quan điểm giáo dục của Hồ Chi Minh cũng ra đời theo

qui luật đó Đó là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc những học thuyết, những

quan điểm, tinh hoa văn hóa của nhân loại, của dân tộc Việt Nam Đồng thời

cũng là kết quả của hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân Người

2.1.1 Những hạn chế của nền giáo dục cũ

Giáo dục ra đời cùng với sự xuất hiện của con người và xã hội, nó cùng tổn tại

với loài người Ngay trong thời nguyên thủy, giáo dục được tiến hành dưới hình

thức như người già dạy cho thế hệ trẻ biết tạo ra công cụ lao động và cách ứng

xử trong cộng đồng Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp, giai

cấp nào thì có nhà trường đó để đào tạo ra những con người phục vụ cho mình

Chính vì vậy, mà giai cấp thống trị- phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp

trong những năm tháng xâm lược nước ta đã tìm cách thực hiện một nền giáodục lạc hậu, phản động mang tính chất ngu dân, làm cho giống nòi ta suy yếu,

tách rời giáo dục với hiện thực phát triển của đất nước Trước tình hình đó Hd

Chí Minh đã lên án tố cáo những quan điểm sai lệch của nền giáo dục cũ

SVTH : Nguyễn Thị Vui ` 20

Trang 25

NHDKH : TS Lương Văn Tám ` Khóa luận tốt nghiệp

* Quan điểm của nên giáo dục phong kiến

Nền giáo dục nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nẻn giáo duc phongkiến phương Bắc nổi bật là tư tưởng giáo dục của Nho giáo Nho giáo coi giáo

hóa con người bằng đạo đức, bằng những phương tiện hiệu quả nhất để đào tạo

con người hoàn thiện Song những hạn chế lớn trong tư tưởng giáo dục của Nho

giáo đã làm cẩn trở bước tiến của lịch sử cẩn phải loại bỏ đó là: Nho giáo không

chú ý đến giáo dục các môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, những kiến

thức sản xuất kinh doanh, coi thường lợi ích cá nhân, thủ tiêu động lực pháttriển, những tư tưởng bảo thủ trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chân tay,tách rời lí luận với thực tiễn, tách rời giáo dục với lao động sản xuất, chạy theo

khoa cử.

Từ thời Bắc thuộc, chữ Hán đã được các quan cai trị Trung Hoa dạy lại

cho người Việt, nhưng chỉ nhầm mục đích đào tạo những tay chân phục vụ với tứ

cách thực dụng hơn là truyền bá văn hóa, điểu đó cho ta thấy chính sách ngu

dân vụ lợi của bọn quan cai trị Trung Quốc thuở xưa đối với nhân dân ta Sau

khi đất nước thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc năm 938, dưới triểu

đại phong kiến Ngô- Đinh - Tiển Lê, tôn tại ngấn ngủi không có thời gian chăm

lo cho việc học hành thi cử, việc học tập thường tổ chức trong chùa, trong trường

tư Mãi đến nhà Lí, triểu đình phong kiến mới thực sự quan tâm đến giáo dục

Năm 1075 nhà Lí lập ra trường Quốc Tử Giám để dạy con em hoàng tộc, thu nạp các hoàng tử, con nhà quyển thế, sau đó có cả con em thường dân ưu tú,

nhầm mục đích đào tạo quan lại phong kiến các cấp Do chịu ảnh hưởng của

Nho giáo nên trường học thời phong kiến coi trọng việc dạy lí thuyết văn chương, lịch sử, kinh điển v.v mà không nghiên cứu các môn khoa học tự

nhiên, Giáo dục thường xa rời với thực tế phát triển của đất nước, các tri thức phần lớn có tính chất sách vở, học theo kiểu thầy đọc trò chép và học trò học

thuộc những gi mà thay đã dạy Trong quá trình phân tích nền giáo dục phong

kiến, Hồ Chi Minh khẳng định: nén giáo dục phong kiến là nền giáo dục từ

SVTH : Nguyễn Thị Vui 21

Trang 26

NHDKH : TS Lương Van Tám Khóa luận tốt nghiệp

chương kinh viên xa rời thực tế, không quan tâm đến kinh nghiệm coi sách

thánh hiển là đỉnh cao của trị thức Người nói nên giáo dục trước kia thì:

“Van ban giai hạ phẩm

Duy hữu độc thư cao”

(Nghĩa là tất cả mọi tang lúp ở dưới là thấp kém chỉ có người đọc

xách mới cao hơn hết }

Bên cạnh đó nền giáo dục phong kiến còn có một hạn chế rất lớn là chạytheo chế độ khoa cử Bởi vì mẫu người mà nền giáo dục phong kiến hướng đến

đó là kẻ sĩlà quan lại Chính vì vậy, mà nến giáo dục phong kiến lại đặc biệt

khuyến khích lựa chọn nhân tài qua con đường thi cử Người học cốt là sao cho

đỗ đạt để tiến thân, vì họ quan niệm :

* Nhất tử thu quân ngâu

Toàn gia té thiên lộc

(Nghĩa là một người con làm nên, được vua dùng thì cả nhà được ăn lộc

trời Vì một người thi đỗ thì cả họ được nhờ), không hề quan tâm đến thực học của

* Quan điểm giáo duc thời chủ nghĩa thực dân Pháp

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành việc đánh chiếm và biến

nước ta thành thuộc địa Chúng chia nước ta thành ba kì với ba chế độ khác

nhau Cùng với chính sách “chia để trị", chúng thi hành một chính sách ngu dân

cực kì thâm độc

Từ giữa thế kỉ XIX đến hai thập niên đầu của thế kỷ XX thực dân Pháp

vẫn giữ nguyên nến giáo dục nho giáo phong kiến Việt Nam Bên cạnh hệthống giáo dục phong kiến, thực dân Pháp mở một số trường nhằm phục vụ cho

SVTH : Nguyễn Thị Vui 22

Trang 27

NHDKH : TS Lương Văn Tảm Khóa luận tốt nghiệp

công việc của họ Năm 1886 thực dân Pháp bat đầu tính đến việc chính phục nhân dân ta bằng văn hóa giáo dục dưới chiêu bài “khai phá van mình” chúng

mở thêm trường nhằm mục đích đào tạo tay sai và đồng hóa lâu dai nhân dân ta.Lúc bấy giờ các sĩ phu yêu nước mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã kịch liệtchống đối nền giáo dục thực dân nửa phong kiến mà bọn thực dân Pháp đang ápđặt ở Việt Nam Đó là nên giáo dục hủ bại, nhằm biến người Việt Nam thành

con trâu, con ngựa cực kì khôn ngoan, những tên nô lệ tăm tối về trí tuệ chỉ biết

thừa hành một cách mù quáng mệnh lệnh của thực dân Pháp Phan Bội Châu đã

sớm nhận thức được rằng cẩn phải nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp cứu quốc Sau một thời gian thực

hiện chính sách đồng hóa, thực dân Pháp đã vấp phải tinh thần yêu nước nỗng

nàng của các sĩ phu và ý thức bảo tổn nền văn hóa dân tộc của nhân dân ta, nên không có kết quả Năm 1917 toàn quyển Xa-rô ban hành bộ luật giáo dục, theo

bộ luật này, năm 1919 chúng ra lệnh bãi bỏ các trường học chữ Hán và các khoa

thi Hương, thi Hội, cấm các trường tư hoạt động (trừ trường tư của thiên chúa giáo do cố đạo Pháp dạy ) Từ đó, hệ thống giáo dục Việt Nam theo mô hình của

hệ thống giáo dục Pháp

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh việc tuyển nhân công không

có học thức vào nhà máy hầm mỏ dén điển với giá rẻ mạc, thực dân Pháp còn

thi hành chính sách giới hạn việc học của nhân dân ta ở mức thấp nhất Đối với

trẻ em Việt Nam để học hết bậc trung học phải mất 13 năm trải qua 8 kì thi,

trong khi đó học sinh Pháp ở Ly ceé học luôn 11 năm và chỉ có một lan thi Đặt

ra nhiều cấp, bậc học và nhiều kì thi như vậy nhằm thực hiện âm mưu hạn chế

sự học của con em nhân dân ta Bởi vì thời gian học lâu, trường học bậc cao thì

xa nhà, chỉ phí học lại cao nên con em nhân dân không đủ điều kiện học tiếp

Diéu đó đã minh chứng tính chất thâm độc của chính sách ngu dân của

thực dân Pháp, tính giai cấp và tính bất bình đẳng trong giáo dục

Chống lại chính sách phản động của bọn thực dân, nhiều phong trào đấu

SVTH : Nguyễn Thị Vui 23

Trang 28

NHDKH : TS Lương Văn Tám _ Khóa luận tốt nghiệp

tranh trên mắt trận giáo dục đã diễn ra như phong trào canh tân giáo dục đòi dan chủ hóa trường học phong trào Duy tân Lúc này, ở nước ngoài Hỗ Chi

Minh cũng hoạt động sôi nổi, Người gắn cuộc đấu tranh giành độc lập với cuộc

đấu tranh chống lại chế độ giáo dục nô lệ, đòi một nền giáo dục dân tộc tiến bô.

Người thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Vecxây

(1919) bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điều, trong đó diéu 6 đòi * Tự

do học tập thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh chongười bản xứ [ 10, 435] Đặc biệt trong tác phẩm nổi tiếng “ Bản án chế độ thực

dân Pháp” viết từ 1921-1925 gồm 12 chương trong đó Nguyễn Ai Quốc dành

nguyên chương IX - chính sách ngu dân, để lên án, tố cáo và buộc tội đanh thép

chính sách ngu dân của thực dân Pháp ở Đông Dương Người viết : “Nhân dân

Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách trầm

trọng Mỗi năm vào mùa khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi g6 cửa, chạy chọt mọi nơi thân thế, có khi chịu trả gấp đôi tiển nội trú nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học Và hang ngàn trẻ em đành chịu ngu đốt vì nạn thiếu trường"

24, 426].

Để bóc lột dân bản sứ một cách êm thấm và đánh lừa dư luận Pháp, ngoàiviệc dùng rượu cén và thuốc phiện để hủy hoại giống nòi người dân thuộc

địa,"bọn cá mập của nền văn minh” còn thi hành chính sách ngu dân triệt để.

“Lam cho dân ngu để dé trị”, đó là chính sách mà nhà cẩm quyển ở các nước

thuộc địa của chúng ưa dùng nhất Bởi vì, theo các nhà cầm quyển dốt nát dẫn

đến không hiểu biết vé những quyển tự do cơ bản của con người, quyển tự chủ,

quyền độc lập dân tộc, từ đó họ sẽ không đấu tranh đòi những quyển trên mà

cam chịu và bằng lòng với cuộc sống hiện tại Với âm mưu thâm độc làm cho

dân ngu để dễ bể cai trị thực dân Pháp hạn chế việc xây dựng trường học “ Cứ

1.000 thì có đến 1.500 đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện Nhưng cũng trong số

1.000 làng đó lại có vẻn vẹn 10 trường hoc” {24, 239] Nhưng nếu có mở trường

thì chủ yếu “dao tạo ra những tri thức nô lệ để hầu hạ chúng "14, 398]

SVTH : Nguyễn Thị Vui 24

Trang 29

NHDKH : TS Lương Van Tám Khóa luận tốt nghiệp

Từ mục đích thấm độc trên các nhà khai hoa đưa ra nội dung giảng dạy

phản cách mang, phản khoa học kiểm ham sự phát triển nhân cách của thế hệ

trẻ Tiếng Pháp được học từ lớp đồng ấu và lớp nhì ( bậc tiểu học ) trở lên Tiếng

Việt trở thành ngoại ngữ không được coi trọng Các môn khoa học tự nhiên được

đưa vào khá nhiều nhưng nặng về lý thuyết thiếu thực hành tách rời với thực

tiễn xã hội, với đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng

cấp, dạy theo lối nhồi sọ Có thể tóm tắt âm mưu thâm độc của trường học thực

dân đối với sự phát triển nhân cách của học sinh qua đoạn văn phê phán của

Ngyễn Ai Quốc * Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên Việt

Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ, phat triển tư tưởng

cho họ mà trái lại làm cho họ dan độn thêm người ta đã gieo rắc một nền giáo

dục đổi bại xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự đốt nát nữa, vì một nền giáo dục như

vậy chỉ làm hư hỏng, mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một

lòng "rung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn

mình, đạy cho thanh niên yêu một tổ quốc không phải là tổ quốc của mình và

dang áp bức mình Nền giáo dục ấy làm cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốcgiống nòi mình Nó làm cho thanh niên trở nên ngu ngốc” { 20, 21]

Sau khi cánh mạng tháng Tám thành công, mặc dù chính quyển mới đang

đứng trước tình thế “ ngần cân treo sợi tóc”, để chống lại quan điểm sai lệch của

nền giáo dục phong kiến, chính sách ngu dân thâm độc của thực dân Pháp, chínhphủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn dân dấy lên cao trào bình dân học

vụ để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam mới nhằm “ Đào tạo con người nênnhững người công dân hữu ích cho đất nước Việt Nam ”

2.1.2 Truyền thống giáo dục gia đình và truyền thống giáo dục

của din tộc Việt Nam.

Sự thành đạt của một con người bao giờ cũng gắn bó với nhiều yếu tố Các yếu tố truyền thống và đương dai là cơ sở nền tang tạo nên sự kì diệu trong

tư tưởng và sự nghiệp của một vĩ nhân, trong đó gia đình là một nhân tố ảnh

Pu eẶ .ẹWỢ7N g Ặ.Ặ.Ặ.ẶỢ ence y c.c gggg.gggggggđ g Gg ỢgẠỢ AAỢỢ.NN.,

SVTH : Nguyễn Thị Vui 25

Trang 30

NHDKH : TS Lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

hưởng sdu side nhất, Bởi vì gia đình không chỉ là nơi sinh thành mà còn là môi

trường trưởng thành của mỗi con người Hồ Chi Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống giáo dục lâu đời, coi trọng đạo lí làm người và giáo dục con

cái Trong đó nét nổi bật là tình thương yêu giữa các thành viên với nhau, giữa

bố vợ và con rể; giữa vợ và chồng ; anh, chị, em Một gia đình sống trong tình

cảm gấn bó thân thuộc với bà con láng giéng tối lửa tất đèn có nhau Hổ Chí

Minh chịu ảnh hưởng bởi ý chí nghị lực của người cha thân yêu- cụ Nguyễn

Sinh Sắc Ông là người có lòng hiếu học, có tính cách cao thượng bản lĩnh vững

vàng, lối sống giản dị thanh cao, yêu nước thương dân, căm gét bọn tay sai bán

nước và quân xâm lược Cụ đã để lại dấu ấn về người cha, người thấy sâu sắc,

bản lĩnh trong Nguyễn Tất Thành Vì vậy, chúng ta thấy một điểm nổi bật trong

phẩm chất đạo đức Hồ Chi Minh sau này là lòng thương người nhưng không

phải là thương người siêu giai cấp trừu tượng mà là lòng thương yêu đối với công

nhân, nhân dân lao động và những người cùng khổ Bên cạnh người cha giàu

nghị lực, Hồ Chí Minh còn có người mẹ đôn hậu, hết lòng vì chồng con - ba

Hoàng Thị Loan

Qua những câu hát lời ru như * Giấy rách phải giữ lấy lễ” hay * có công

mài sất có ngày nên kim” ba đã dạy cho các con những điều hay lẽ phải trong

cuộc sống Những đức tính quý báu của người mẹ như những sợi tơ dệt nên nhân cách của Nguyễn Sinh Cung thời thơ ấu và đến lúc trưởng thành.

Bên cạnh ảnh hưởng tốt đẹp từ sự giáo dục của gia đình Hồ Chi Minh

còn được sinh ra trong một đân tộc có truyền thống hiếu học

Cùng với truyền thống chiến đấu anh hùng và cẩn cù trong lao động, dântộc ta là một dân tộc hiếu học, có truyền thống tôn sư trọng đạo Truyền thống

ấy trước hết thể hiện ở các sĩ phu yêu nước, các thế hệ cha anh đi trước của

Nguyễn Tất Thành Nổi bật là Phan Bội Châu, ông sớm có cái nhìn mới mẻ và

tích cực về giáo dục Theo ông tri thức là điểu kiện quyết định mang lại sức

mạnh và vị thế vinh quang cho con người, cho dân tộc, cho đất nước Số phận

Trang 31

NHDKH : TS Lượng Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp

của con người, của dân tộc, vận mệnh của quốc gia không do "mệnh trời "chỉ

phối mà do trí tuệ con người chi phối và trí tuệ của con người được hình thành

thông qua học tập và rèn luyện Tỉnh thần hiếu học không chỉ thể hiện ở các sĩ

phu yêu nước, tang lớp trí thức mà còn thể hiện ở những người dân bình thường

Đối với người Việt Nam dù khó khăn đến đâu, có con học giỏi là một vinh

quang của cha me, cho nên dò có nghèo khổ đến đâu cha mẹ cũng cố cho con

học hành “ Nửa bụng chữ một hũ vàng”, “Day con ham đọc sách thì lo chỉ nhà

nghèo" là những câu tục ngữ biểu hiện sự ham muốn có học thức của dân tộc

Việt Nam.

Có thể nói môi trường giáo dục gia đình cũng như truyền thống hiếu học

của dân tộc Việt Nam đã tác động sâu sắc đến việc hình thành quan điểm giáo

dục của Hồ Chí Minh

2.1.3 Tiếp thu và vận dụng sáng tạo tỉnh hoa của nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc

tiếp nhận có phê phán những tỉnh hoa của nhân loại để làm giàu trí tuệ của

mình Đối với văn hóa phương Đông, Hồ Chi Minh tiếp thu ngay từ thời thơ ấu

và không ngừng bổi dưỡng trong suốt quá trình hoat động cách mạng của mình

Khi nói đến văn hóa phương Đông đẩu thế kỉ XX, trước hết phải nói đến học

thuyết của Khổng Tử Theo Khổng Tử để xây dựng một xã hội lí tưởng điều tiên

quyết là phải giáo dục và đào tạo ra một mẫu người lí tưởng có đủ đức và tài, trí

và lực Ông còn khẳng định: nếu con người không được học tập giáo dục thì sẽ

trở thành ngu muội, cường bạo xa rời đạo lí Để đào tạo ra những con người lí

tưởng Khổng Tử còn để xuất một hệ thống phương pháp dạy học khá chặt chẽ

như phương pháp đối thoại, phương pháp gợi mở, học gắn với hành v.v những

quan điểm của Khổng Tử cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành quan điểm

của Hồ Chí Minh về giáo dục Bên cạnh đó, Người còn tiếp thu những cái hay

và hiện đại của văn hóa phương Tây Thời ở Huế qua sách vở Nguyễn Tất

— a —————~*< tet TC 9A 96 to 6 00 n9 0c mmeeeeeeee 000 i99 remem tet CS Tre nem

SVTH : Nguyễn Thị Vui 27

Ngày đăng: 12/01/2025, 06:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w