1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng công tác xã hội nhóm huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phường Xuân Đỉnh, quận B.Từ Liêm, thành phố Hà Nội

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU THỦY

ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HUY ĐỘNG

NGUON LUC CONG DONG HO TRỢ HỘ GIA ĐÌNH

CO HOAN CANH DAC BIET KHO KHAN TAI

PHUONG XUAN DINH, QUAN B.TU LIEM,

LUAN VAN THAC Si CONG TAC XA HOI

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU THỦY

ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HUY ĐỘNG

NGUON LUC CONG DONG HỖ TRỢ HO GIA ĐÌNHCO HOAN CANH DAC BIET KHO KHAN TAI

PHUONG XUAN DINH, QUAN B.TU LIEM,

LUẬN VĂN THAC SĨ

Chuyên ngành Công tác xã hội ứng dụngMã ngành: 8760101.01 (UD)

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Nhung

HÀ NOI - 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề

tài: “Ung dụng công tác xã hội nhóm huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ hộ

gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phường Xuân Dinh, quận B.Tw

Liêm, thành phố Hà Nội”, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tìnhtừ phía chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu; Quý thầy cô, bạn bè và giađình Với sự biết ơn, tôi xin được bày to lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã hỗtrợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học —

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã dày công truyền đạt kiến thức cho

tôi trong suốt năm học vừa qua Đặc biệt, xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS.

Nguyễn Thị Kim Nhung với những đóng góp quý báu về định hướng nghiên cứuứng dụng cũng như tham gia góp ý, chỉnh sửa dé tôi hoàn thiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ và người dân phường Xuân Đỉnh đã

tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác với tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứuứng dụng Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đối với ông Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Chủ tịch

UBND phường Xuân Đỉnh) và bà Nguyễn Thị Thanh (cán bộ LD-TB & XH) vì sự

giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết cho nghiên cứu ứng dụng của tôi.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn độngviên, tạo động lực cho tôi hoàn thành luận văn này Vì kinh nghiệm còn hạn chế nên

luận văn chắc chắn còn ton tại nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng gópquý báu từ thầy cô, những nhà chuyên môn và cá nhân quan tâm tới đề tài luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn “Ung dung công tác xã hội nhóm huy động

nguồn lực cộng đồng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tạiphường Xuân Đỉnh, quận B.Từ Liêm, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực do chính tôi thựchiện Các tài liệu tham khảo và trích dẫn trong luận văn này đã nêu rõ xuất xứ tác

giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo

Hà Nội, ngày tháng năm 2021Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

LOT MO ĐẦU -°°°e*©+.E2E.44.EE7E.44 8724408702444 970244092244 p9rvtsee 1

1 Lý do thực hiện nghiên cứu Ung dụng - 1s v 3+ rệt 1

2 Tổng quan đề tài nghiên cứu ứng dụng 2- 5¿2++2+++x++zx+zzxerx+zrxesrxee 4

3 Ý nghĩa thực hiện nghiên cứu ứng dụng 2-2 2 s2 ++E++Exe+E+EzExerxerxeee 12

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng - - 5c + skEsessersersee 13

5 Đối tượng nghiên cứu ứng dụng - 2-5 ©5£+S£+EE+EE2EEEEEEEerEerkkrrkrrkerreee 14

6 Phạm vi nghiên cứu Ứng dụng - - + - 13111112 11 9 v.v kg kg rry 147 Phương pháp nghiên cứu Ứng dung - - s5 2S 3311 EEseeeeeerseeerrseeree 14

8 Bố cục luận văn :: ©+++22xvtt222 12221122 rrirriee 17

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC XA HỘI NHÓM HUY

DONG NGUÒN LUC CONG DONG HỖ TRỢ HO GIA ĐÌNH CÓ HOÀNCANH ĐẶC BIET KHO KHAN -°- 2 5° 5£ ssSs£sessssessesserssessse 18

1.1 Các khái niệm CONG CỤ - Ă 2 111219111 rry 181.1.1.COng tac c8 00) 0 017 dd 181.1.2 Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - 5 555 <<<c+scxss2 20

1.1.3 Huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó

0 23

1.2 Lý thuyết ứng dụng ¿- 2 s+SE+SE2EE2EEEEEEEE2112717171121121111211 21111 c0 25

1.2.1 Lý thuyết Nhu cÂu - ¿+ + ©E+SE+EE2EE2E2EEEEEEEEEE2121121121121111 111111 re 251.2.2.Lý thuyết hệ thống . ¿- - 2-52 SE+SE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEE1211211711111111 111.1 281.3.Quan điểm Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc

DISt KNOG KHAN 1 30

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên CỨU - 2-2 252 £+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerkrree 34ý ¡0< 8901107117177 39

CHUONG 2: HOAT DONG HO TRỢ CÁC HO GIA ĐÌNH CÓ HOÀN CANHDAC BIET KHO KHAN VA CAC NGUON LUC THAM GIA TRO GIUPTAI PHUONG XUAN ĐỈNH, QUAN B.TỪ LIÊM, THÀNH PHO HA NỘI 40

2.1 Đặc điểm của các hộ gia đình có hoản cảnh DBKK tại địa bàn phường Xuân

Trang 6

2.2 Nhu cầu của hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK tại phường Xuân Đỉnh 462.3 Các hoạt động hỗ trợ của phía chính quyền địa phương đối với các hộ gia đình

có hoàn cảnh ĐBKK tại phường Xuân Đỉnh 5S sSsstseerrersrersrrrrres 51

2.3.1 Các hoạt động hỗ trợ của chính quyền đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh

DBKK trên địa bàn phường Xuân Đỉnh - - 5 s1 HH ng ng ưệt 52

2.3.2 Kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK

;)8000/)150))7:)0809Ề)/): 01 ad 54

2.4 Nhận diện các nguồn lực hỗ trợ cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

8900001159, 6)7-1089Ề0) 00101010157 56

Tidus két ChUONG 21177777 66

CHUONG 3: THUC HIEN UNG DUNG CONG TAC XA HOI NHOM HUY

ĐỘNG NGUON LUC CONG DONG HO TRỢ HO GIA ĐÌNH CO HOÀNCANH DAC BIET KHO KHAN TẠI PHUONG XUAN DINH, QUAN B.TỪLIÊM, THÀNH PHO HA NOL 2-2-2 s2 se ©ssevssevssesserseersersserse 67

3.1 Lý do ứng dụng CTXH nhóm huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ hộ gia đình

có hoàn cảnh ĐI KKC - 6 2c ST HH Thọ nu nh Hà Hưng 67

3.2 Đặc điểm chung của ứng dụng phương pháp CTXH nhóm huy động nguồn lựccộng đồng hỗ trợ cho hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK 2-2-5552 693.3 Quy trình thực hiện ứng dụng hoạt động CTXH nhóm huy động nguồn lựccộng đồng hỗ trợ cho hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK 2-5-5 5552552 723.3.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhÓm - «+ ssksrseeesee 72

3.3.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt h0 017 79

3.3.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn thực hiện nhiệm vụ 5-55 +<=<+<+ss+++++ 84

3.3.4 Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc cccccccssssessssesesessesececsesesecsesrsucsesvsececseencacaveee 1003.3 Quy trình thực hiện ứng dụng hoạt động CTXH nhóm huy động nguồn lựccộng đồng hỗ trợ cho hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK . -<c<<<<++ 1023.3.1.Đánh giá những điểm mạnh thực hiện hoạt động - - -< +2 1023.3.2 Đánh giá những hạn chế thực hiện hoạt động 2- 2-2 52522 scse¿ 1053.3.3 Đánh giá những điều kiện, những thay đổi cần thiết dé áp dụng hoạt động

0101901190830 106

Trang 7

Tiểu kết chương 3 s-s-sc se se se ©S£ES8ESs£ESSES9E33EE5EESSE34E33925E7393502302527990350250 107

90090 — ,ÔỎ 108

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-s<s<ss©seEss£Essevsseersserseersseorsee 110

PHU LUC ciscsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssesssssssssssssssesssssssesssssssessses 113

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATCĐ Cộng đồng

DBKK Đặc biệt khó khan

ANQP An Ninh Quốc Phòng

CTXH Công tác xã hộiLHPN Liên hiệp phụ nữ

LD-TB&XH Lao động - Thuong binh va Xã hội

Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước và phát triển nông

NN và PTNT thôn

Trang 9

DANH MỤC

DANH MỤC BANG BANG

Bảng 2.1: Bảng phân tích đặc điểm các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn41Bảng 3.1: Thông tin về các thành viên tham gia nhóm 2- 2 5z: 74Bảng 3.2: Bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu của nhóm -2: 5+ 74

Bang 3.3: Bảng dự toán kinh phí hoạt động nhóm 5 55s <+<<+s+se+sx2 78

Bang 3.4: Bảng kế hoạch hoạt động nhóm 2-2 2£ 2+2 £+£++£x£+E£+£z+rseẻ 113

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Báo cáo số liệu việc làm của các hộ I2 43Biểu đồ 2.2 : Nhu cầu của hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK tại phường Xuân Dinh 47Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo của phường Xuân Dinh từ năm 2016 - 2020 55

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow scsssesssesssesssssssssssessecsssesesssecssecsuscseessecssecsesseeasecs 26DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 2.1: Nguồn lực xã hội trên dia bàn phường Xuân Dinh 59

Sơ đô 2.2: Môi liên hệ cá nhân của các nhóm viên - << << << ++£++zs<<+ 87

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do thực hiện nghiên cứu ứng dụng

Hơn 70 năm qua, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng ké trong côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước Dé làm được điều đó, bên cạnh các chínhsách chú trọng phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đời sống của

nhân dân, đặc biệt trong việc cải cách và thực hiện các chính sách An sinh xã hội

cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phan ồn định về chính trị và kinh tế

-xã hội.

Là một đất nước chịu hậu qua nặng né của chiến tranh, bị ảnh hưởng bởi biếnđổi khí hậu; đồng thời, đát nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóanhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam rất lớn, chiếm hơn

20% dân số cả nước Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người

khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 5% hộ nghèo Ngoài ra có

khoảng 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm (do thiên tai, hỏa

hoạn, mất mùa), 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, 204 nghìn người

nghiện ma tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; bên

cạnh đó còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang

thang kiếm sống trên đường phố [5]

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhắn mạnhnhiệm vụ và giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội đối với việc trợ giúp xã hội những

người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: “Nang cao hiệu quả công tác trợ giúp xã

hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dan

mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hop với khả năng ngân sách nhà nước Xâydựng mức song toi thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác địnhngười thuộc điện được hưởng trợ giúp xã hội Tì iép tuc hoan thién chinh sach trogiúp xã hội Củng có, nâng cấp hệ thong cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình

chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đông, khuyến khích sự tham gia của

Trang 11

khu vực tư nhân vào triên khai các mô hình chăm sóc người cao tudi, trẻ mô côi,

người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão ”.

Kế hoạch số 1910/KH-BHXH của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hỗ trợ mua tặngthẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ bệnh nhân nghèo

năm 2019 đã nêu rõ mục đích, yêu cầu: “Huy động sự chung tay, chia sẻ của canbộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành Bảo hiểm xã hội và toàn xãhội hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn tham gia bảo hiểm y tế, giúp đỡbệnh nhân nghèo ”, đây là một trong những nghĩa cử cao đẹp thé hiện tinh than

tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận được với

dịch vụ khám chữa bệnh kip thoi.

Có một thực tế là xã hội Việt Nam hiện nay đời sông nhân dân được nâng cao,nhưng chính sách bảo trợ xã hội vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế dẫn tới kết quảtrợ giúp xã hội còn thiếu bền vững Mức hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng cònthấp; ngoài ra còn một bộ phận những người có hoàn cảnh khó khăn chưa tiếp cậnđược các chính sách, dịch vụ trợ giúp xã hội; các nguồn lực thực hiện việc trợ giúpxã hội chưa được phủ rộng Hiện nay nguồn lực chủ yếu còn phụ thuộc vào ngânsách nhà nước, chưa khuyết khích và thu hút được nhiều sự tham gia của các nguồn

lực bên ngoài từ các cơ quan, don vi, tổ chức tư nhân Bên cạnh đó trên thực tế có

rất nhiều các hoạt động trợ giúp của tư nhân mang tính tự phát, thiếu chuyênnghiệp; nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách còn y lại vào Nhà nước, chưa thực sựphát huy hết thế mạnh của bản thân nhằm cải thiện cuộc sống của chính mình Bởivậy, việc kết nối và huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay trợ giúp cho

người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, trẻ em nghèo là việc

quan trọng và có ý nghĩa, góp phan tạo sự ôn định kinh tế và thực hiện công bang xã

Trang 12

cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không hưởng lương hưu Bên cạnh đó, trợ cap BHXHhưởng trợ cấp xã hội hang tháng; thực hiện chi trả kip thời cho hơn 600 lượt ngườilà đối tượng chính sách Mặc dù vẫn còn nhiều rào cản trong công tác triển khai và

thực hiện nhiệm vụ trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn,

phường Xuân Đỉnh luôn cố gắng quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương của Đảngvà Nhà nước; đặc biệt thực hiện tốt chương trình Mục tiêu Quốc Gia giảm nghèobền vững giai đoạn 2016-2020 Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế xã hội, ANQP đầu năm 2020 phường Xuân Đỉnh đã thực hiện tốt được

chính sách giảm nghèo từ 40 hộ hộ (chiếm tỷ lệ 0.32%) năm 2019 xuống còn 04 hộnghèo (chiếm tỷ lệ 0.03%)

Đề thực hiện tốt được mục tiêu trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn thìvai trò của các nguồn lực tại mỗi địa phương là rất quan trọng, bên cạnh đó là vaitrò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong việc huy động nguồn lực nhằm hỗ trợtoàn diện các yếu tô thiếu hụt của đối tượng thụ hưởng nham trợ giúp phục hồi cácchức năng xã hội là điều thiết thực nhất Hiện tại, phường Xuân Đỉnh chưa có nhân

viên CTXH chuyên nghiệp, thay vào đó người thực hiện chính sách trợ giúp chủ

yếu là cán bộ phòng LDTB& XH Việc triển khai hỗ trợ hộ nghẻo, hộ cận nghèo tiếp

cận được chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghé, tao viéc lam, tao sinh kế, về co

bản được thực hiện bởi Ban giảm nghèo và công cụ thực hiện chi dựa trên nguồn

lực là chính sách của Nhà nước trên phương diện tác động và hỗ trợ thay đổi ở cấpđộ cá nhân, do đó chưa thực sự phát huy hết tiềm năng nguồn lực xã hội trong việctrợ giúp hộ gia đình một cách toàn diện đảm bảo giảm nghèo bền vững.

Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu ứng dụng: “Ứng dụng côngtác xã hội nhóm huy động nguồn lực cộng đông hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn tại phường Xuân Dinh, quận B.Từ Liêm, thành pho Ha Nội” Nộidung đề tài thể hiện hoạt động CTXH nhóm, đối tượng can thiệp trên nhóm nhiệmvụ; cụ thé nhóm này bao gồm những thành viên cốt cán là những cán bộ hoặc người

đứng đâu đại diện của một bộ phận, một nhóm hoặc một tô chức của nguôn lực xã3

Trang 13

hội đặc trưng NVXH lúc này giữ vai trò điều phối nhóm, cô kết nhóm với mục dichthực hiện hoạt động huy động nguồn lực tại cộng đồng dé hỗ trợ nâng cấp điều kiện

sống, hỗ trợ tạo sinh kế cho một hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khannhất trên địa bàn hiện nay Trên cơ sở triển khai phương pháp ứng dụng CTXHnhóm vào việc hỗ trợ đối tượng là nhóm nhiệm vụ, nhân viên CTXH sẽ tìm hiểu

những thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện phương pháp để đưa ra những ý kiến

đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trên.2 Tổng quan dé tài nghiên cứu ứng dụng

Trong quá trình tổng hợp thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu tácgiả gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm các nghiên cứu, các báo cáo, các côngtrình khoa học trước đó liên quan đến hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

bởi “hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” là một phạm vi nghiên cứu khá

rộng Thay vào đó các tài liệu nghiên cứu thường tập trung vào các nhóm đốitượng khó khăn cụ thể như hộ nghẻo, hộ cận nghèo, gia đình có công với Cáchmạng với những chính sách phù hợp với nhóm đối tượng trên như: chính sách vềxóa đói giảm nghèo, cho vay vốn, tạo việc làm, tạo dựng sinh kế, chăm sóc sứckhỏe tinh than Trong luận văn tác giả xin được khu trú phạm vi nghiên cứu ứng

dụng ở nội dung hỗ trợ giảm nghèo cho đối tượng là hộ gia đình có hoàn cảnh

ĐBKK là hộ gia đình nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều Quốc Gia, không có kha

năng thoát nghèo.

Việc đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là vandé quan trọng trong quá trình xây dung va phát triển đất nước Đó cũng là mộttrong những chiến lược phát triển của mỗi Quốc Gia trên Thế giới Trong những

năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về công tác hỗ trợ và

các chính sách an sinh xã hội dành cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đặcbiệt là công tác xóa đói giảm nghèo Trong phan tổng quan các van đề nghiên cứu,tác giả xin được trình bày các công trình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề cụ thể

như sau:

Trang 14

2.1 Các nghiên cứu trợ giúp xã hội cho những gia đình nghèo thuộc nhóm đối

tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Bộ lao động —Thuong binh và xã hội, cục Bảo trợ xã hội trong cuốn “Hệ thốngcác chính sách trợ giúp xã hội ” đã tông hợp các chính sách, các văn bản quy phạmpháp luật về An sinh xã hội tại Việt Nam; đặc biệt trong đó nêu rõ và hướng dẫn cụthể về các chính sách hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về

các mặt: giáo dục, y tế, hỗ trợ nha ở, điện nước Ngoài ra cuốn sách góp phần phố

biến về pháp luật và là tài liệu quan trọng giúp cho người thực hiện sử dụng các

chính sách trợ giúp xã hội được đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả [6]

Lê Bạch Dương và cộng sự đã nhận diện được nhu cầu trợ giúp xã hội và cácvan đề liên quan tới những nhóm người thiệt thoi tại Việt Nam: nghèo đói ở nông

thôn, lao động di cư từ nông thôn ra đô thị, người khuyết tật và người có HIV/AIDS

của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) Ngoài ra, nhóm tác giả đã tổng hợpvà tập hợp các kết quả khảo sát thực nghiệm về những khó khăn ngày càng gia tăngmà các nhóm xã hội trên đang phải đối mặt Đặc biệt chương II của cuốn sách nêurõ những vấn đề nghèo đói ở nông thôn; trong đó đưa ra các lập luận về nhận diệncái nghèo, mối quan hệ giữa nghèo và sự dé bị tổn thương, phân tich sự thiếu hụt và

những nguy cơ phổ biến Từ đó đề cập đến định hướng xây dựng và phát triển hệ

thống an sinh xã hội tập trung vào việc nâng cao năng lực, phòng ngừa cho các

nhóm thiệt thoi tại Việt Nam [12]

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội , đã đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản: thứnhất là quyên tiếp cận hệ thống an sinh xã hội với mục đích đảm bảo công bằng xãhội và phát triển kinh tế; thứ hai là nguyên tắc chia sẻ nhằm nhắn mạnh vai trò củanguôn lực cộng đồng trong việc hỗ trợ các nhóm xã hội; thứ ba nguyên tắc côngbang và bền vững là nguyên tắc quan trọng góp phan vào việc đảm bảo tính 6n địnhvà lâu dài của việc hỗ trợ cho đối tượng hưởng lợi đồng thời gan trach nhiém vaquyền lợi đối với người tham gia hệ thống; nguyên tắc thứ tu là nguyên tắc tăngcường trách nhiệm các chủ thể với mục tiêu giảm thiêu sự lệ thuộc vào nhà nước, vìvậy nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích các thành phần trong xã hội tham gia

5

Trang 15

vào việc vận động và thực hiện chính sách, thúc đây sự nô lực của bản thân nhómngười xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội [7]

Đặng Nguyên Anh đưa ra kết quả về van dé từ thiện xã hội ở Việt Nam đượcthực hiện tại Hà Nội, Nam Định, Đăk Lăk, TP Hồ Chí Minh trong hai năm 2015-

2016 Đề tài nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng cũng như nguồn lực cộng đồng

san sang tham gia các hoạt động từ thiện tại Việt Nam Trong đó, căn cứ vào số liệukhảo sát năm 2015 về “Mức độ quan tâm của người dân đến công tác thiện nguyện”cho thấy kết quả trong mẫu khảo sát có gần 72% quan tâm đến hoạt động thiện

nguyện, mức độ rất quan tâm chiếm khoảng 9.2%, mức độ lưỡng lự chiếm khoảng8.2% và còn lại mức độ không quan tâm và không biết chiếm khoảng 10.7% Điềuđó cho thấy phần lớn trong mẫu khảo sát người dân có ý thức về việc ủng hộ về các

hoạt động thiện nguyện và sẵn sàng tham gia trong công tác hỗ trợ kịp thời đến

những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Ngoài ra báo cáo cũng cho thấy mức độ ưu tiên

ủng hộ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có sự chênh lệch rõ rệt như: đối

tượng là người nghèo chiếm khoảng 79.9%, cứu trợ đối tượng là nạn nhân của rủi rothiên tai 66.6%, trong đó 25.9% hỗ trợ người khuyết tật, còn lại khoảng 73.1% làcác hoạt động hỗ trợ cấp cứu tai nạn, giúp đỡ trẻ em khó khăn, hiến máu, bảo vệ

môi trường Tổng kết báo cáo chỉ ra nhu cầu tham gia các hoạt động thiện nguyện

của cộng đồng người dân tại Việt Nam rất lớn và có xu hướng gia tăng nhằm hỗ trợnhững người có hoàn cảnh khó khăn; tuy nhiên hoạt động từ thiện xã hội được đa séngười dân hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động cứu trợ nhân đạo mang tính tự phát, độtxuất và ngắn hạn Do vậy đây cũng là thách thức và cơ hội cho ngành công tác xãhội phát triển nhằm mang lại những hoạt động hỗ trợ mang tính bền vững và chuyên

nghiệp cho nhóm yếu thé trong xã hội trong tương lai [1]

Đặng Nguyên Anh, trong: Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội cho gia đình

Việt Nam chỉ ra cho đến nay chính sách về ASXH đối với đơn vị thụ thưởng hay

can thiệp là gia đình (hộ nghèo/cận nghẻo, gia đình có công với cách mạng, hộngười DTTS, hộ có hoàn cảnh DBKK) mới chỉ dừng ở chính sách xóa đói giảm

nghèo, hỗ trợ cho vay vốn, chính sách tạo việc làm ), còn lại phổ biến các chính

6

Trang 16

sách ASXH dành cho các đối tượng cụ thể Báo cáo cũng đưa ra nhận định trong

thực tế tác động tích cực của chính sách ASXH lên các đối tượng cá nhân đã mang

lại hiệu quả nhất định trong việc giải quyết những khó khăn chung của gia đình, tuynhiên sẽ hiệu quả hơn nếu như chính sách xã hội tập trung về phạm vi gia đình vàlấy hộ gia đình làm trung tâm Qua đó nghiên cứu đưa ra các đề xuất về hướng“Tiếp cận nghiên cứu chủ yếu của ASXH cho gia đình”, giúp đưa ra một khía cạnhmới về việc xây dựng chính sách ASXH cho gia đình trong giai đoạn hiện nay [2]

Đặng Nguyên Anh đánh giá thực trạng các chính sách ASXH cho các gia đình

và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn dang được trién khai hiện nay Báo cáo phântích từng khía cạnh về: chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách thị trường lao động,

chính sách dao tạo nghề và hỗ trợ việc làm sau học nghề, chính sách trợ giúp xã hội.

Trong đó chỉ ra các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về ASXH là

đúng dan, kịp thời và có độ bao phủ rộng Tuy nhiên, trên thực tế các chính sáchchưa được triển khai hiệu quả và còn nhiều mặt hạn chế Trên cơ sở đó tác giả đềxuất một số giải pháp cụ thê nhằm phát huy và tăng cường chính sách ASXH chocác gia đình Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phúc lợi cho nhóm

đối tượng thụ hưởng [3]

Đào Hữu Hòa nêu nên thực trạng sinh kế của các hộ gia đình nghẻo tại ThừaThiên - Huế, cho thấy chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nghèo chưa đạt đượchiệu quả cao Báo cáo đưa ra được các nguyên nhân dẫn đến việc kém hiệu quả

trong công tác thực hiện sinh kế đó là do các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài

chính và nguồn nhân lực còn yếu kém, chưa được sử dụng một cách hợp lý Bên

cạnh đó việc tiếp cận đến các nguồn lực xã hội còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo ởThừa Thiên — Huế là “Can phải nâng cao khả năng kiém soát sự thay đổi; cải thiệnkhả năng tiếp cận các nguon lực sinh kế; nâng cao hiệu quả của các chương trình,

chính sách hỗ trợ người nghèo; tao môi trudong công đồng thuận lợi cho việc cảithiện sinh kế cho người nghèo ”, từ đó nâng cao năng lực cho các hộ nghèo, tạo

Trang 17

điều kiện giúp họ có cơ hội lựa chọn và thực hiện được chiến lược sinh kế phù hợpdé từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững [14]

Lê Tan Công đã tìm hiểu thực trạng, các nguyên nhân dẫn tới nghèo và các yếutố ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại thị tran Dam Doi Từ đó tác giả đã đềxuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xóa đóigiảm nghèo và hỗ trợ tạo sinh kế nhăm mục đích giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo

thoát nghèo bền vững phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay [9]

Phạm Thái Hưng đã nghiên cứu đã phản ánh tương đối đầy đủ về các mặt đời

sông của các dân tộc thiêu số Nghiên cứu đánh giá tình trạng, nguyên nhân nghèovà điều kiện sống của người dân tộc ở các vùng khó khăn Bên cạnh đó, nghiên cứu

còn chỉ ra các yêu tô ảnh hưởng tới thu nhập giữa các nhóm dân tộc: sự khác biệt vềcác đặc điểm và nguồn lực; các chương trình, chính sách Từ đó, tác giả đưa ranhững giải pháp và khuyến nghị nham hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc cải thiện đời

sông của các dân tộc thiêu sô tại các vùng khó khăn [18]

Nguyễn Hữu Hải cho thấy về nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, Việt Nam

là một Quốc gia rất tích cực cũng như đạt được những thành công không nhỏ trong

quá trình phát triển kinh tế đất nước Đời sống của đại đa số người dân được nâng

cao, đặc biệt là nhóm yếu thế trong xã hội: hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào ở dân

tộc thiểu số Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những khó khăn trong quá trìnhthực hiện công tác xóa đói giảm nghèo: nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn chế và chưa

đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhóm người xã hội, thiếu tính hệ thống, thiếu đội

ngũ cán bộ có đủ năng lực, phâm chat dé thực hiện chương trình [17]

Stuart Rutherford phân tích về cách mà người nghèo ở các nước đang phát triểnquản lý tiền của họ Trong bài chỉ ra cách hiểu rõ hơn về các dịch vụ tài chính cho

người nghèo và từ đó giúp cho việc người nghèo tiếp cận đến các dịch vụ tài chínhtốt hơn, đồng thời hướng dẫn người nghèo sử dụng các dịch vụ về quản lý tiền của

họ Dịch vụ về quản lý tiền sẽ giúp hướng dẫn cho người nghèo cách chi tiêu vàcách thức quản lý sao cho hiệu quả về tài chính mà họ đang có Từ đó giúp họ giảm

8

Trang 18

bớt chi tiêu những khoản không thực sự cần thiết, giúp phan tiết kiệm và giảm

nghèo [36]

Mukul G Asher, Sothea Oum, Friska Parulian nêu lên toàn cảnh bảo trợ xã hội

ở Đông Chau A - thực trang và thử thách, trong đó có Việt Nam do Giang Thanh

Long trình bày Ké từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất địnhtrong cung cấp bảo trợ xã hội cho nhóm thiệt thòi, bên cạnh đó cũng phải đối mặtvới một số thách thức do những thay đổi xã hội diễn ra một cách nhanh chóng nhưhiện nay về các yếu tố kinh tế, sức khỏe Về chính sách ASXH có mức độ bao phủ

khá toàn diện tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như: dịch vụ cung cấp

sức khỏe chưa mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng tiếp cận của nhóm yếu thế

vẫn còn hạn chế Bài viết đã đưa ra định hướng và đề xuất cải cách: chuyển đổichương trình về lương hưu được sang định theo mức lương cơ bản (PAYG DB)sang hệ thống tài khoản cá nhân thông qua chương trình đóng góp được xác địnhtheo danh nghĩa (NDC) như một bước chuyền tiếp và cung cấp trợ giúp xã hội chongười cao tuôi dé giảm tỷ lệ đói nghèo [35]

2.2 Các nghiên cứu về nguồn lực trong công cuộc hỗ trợ hộ gia đình nghèothuộc nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Đặc biệt có một sô nghiên cứu trước đó đã tập trung vào việc phân tích các

nguồn lực hỗ trợ người nghèo từ góc độ CTXH:

Đinh Tuấn Anh, đề tài luận văn đi sâu vào mô tả cách thức thực hiện ứng dụngphương pháp CTXH nhóm nhằm can thiệp hỗ trợ những hộ gia đình nghèo, giúp họtiếp cận đến các dịch vụ công như: dịch vụ khai sinh, dịch vụ khai điện tử, dịch vụbảo hiểmy tế Trong nghiên cứu, tác giả chỉ ra nhu cầu trong việc tiếp cận đến các

dịch vụ công của nhóm người nghèo là rất lớn tuy nhiên thực trạng tỷ lệ tham gia

các dịch vụ công còn thấp Do vậy, việc ứng dụng phương pháp CTXH nhóm đã

thực sự mang lại tính hiệu quả nhất định trong việc hỗ trợ người nghèo tiếp cận đến

được các dịch vụ công thuận lợi và dễ dàng [4]

Trang 19

Nguyễn Thị Hậu, luận văn nghiên cứu về vai trò nhân viên công tác xã hội

trong việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương Thông qua

nghiên cứu có thé thay rõ được những số liệu cụ thé phản ánh được những thay đổi

mang tính tích cực khi có sự tham gia hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội vào việc

triển khai và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương Bên cạnh đótác giả còn chỉ ra được những yếu tổ rào cản cả chủ quan và khách quan đã làm ảnh

hưởng tới vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc phát huy năng lực và tínhchuyên nghiệp của mình [16]

Nguyễn Thanh Thủy đã phân tích tính khả thi và hoạt động hiệu quả về vai tròcủa các tô chức chính trị - xã hội trong hoạt động trợ giúp cộng đồng trong nhữngnăm gần đây Mặt khác đưa ra nhận định về những hạn chế trong những hoạt độnghỗ trợ có quy mô rộng hơn Thực tiễn nghiên cứu cho thấy vai trò của các tổ chức

chính tri-x4 hội trong các hoạt động từ thiện, quyên góp chưa có cách thức phù hợp

nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia, chủ yếu tập trung ở một số tô chức nhấtđịnh Ở một khía cạnh khác nghiên cứu chỉ ra về cách thức tiếp cận tới các nguồnlực; cách thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia của các tô chức chưađược đa dạng và chủ yếu thu hút với người dân thông qua tầm ảnh hưởng của chính

quyền Do vậy, sự phù hợp về quy mô, cách thức và vai trò trong các hoạt động trợ

giúp cộng đồng của các tổ chức chính trị - xã hội là điều cần thiết dé đem lại hiệu

quả cao trong việc hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội hiện nay [28]

Vũ Thị Vinh phân tích về thực trạng tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo hiện

nay, trong đó dé tài đã chỉ ra hệ thống các nguồn lực cần thiết đặc biệt nhắn mạnhđến chính sách xã hội là một trong những công cụ nguồn lực có sự tác động mạnhmẽ trong xóa đói giảm nghèo; đồng thời nêu lên cách thức tiếp cận cũng như sử

dụng sao cho hiệu quả các nguồn lực đó trong công tác xóa đói giảm nghèo Mặt

khác nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghéo tại

Việt Nam hiện nay, đồng thời đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo

ở nước ta từ sau quá trình cải cách đổi mới Từ đó tác giả đưa ra các đề xuất vàphương hướng phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững trong tương lai [34]

10

Trang 20

Chương trình Chia Sẻ - SIDA phân tích về các nguồn vốn sinh kế cũng chính làcác hệ thống nguồn lực: con người, vật chất, tài chính, xã hội và tự nhiên được apdung trién khai tai 03 tinh Yén Bai, Ha Giang và Quang Tri Bao cáo nhấn mạnh sựđóng góp các nguồn lực trong quá trình giảm nghèo đối có sự khác nhau; bên cạnhđó chỉ ra được những nhân tố thuận lợi cũng như khó khăn cản trở trong việc đónggóp của mỗi nguồn lực vào quá trình hỗ trợ giảm nghèo Đánh giá vai trò của cácnguồn lực cho thấy nguồn vốn tài chính và một phần nguồn vốn con người trong

thực tế có tác động tích cực tới chương trình giảm nghèo Vì vậy việc gia tăng

nguồn vốn tài chính và gia tăng nguồn vốn con người mang hiệu quả nhất địnhtrong quá trình giảm nghéo trong ngắn hạn Ngoài ra báo cáo nêu lên việc gia tăng

nguồn lực con người trên khía cạnh giáo duc, đào tạo có chuyên môn sẽ mang lại

kết quả giảm nghèo tích cực hơn trong trong trung hạn Cuối cing muốn giảmnghèo trong dai hạn thì việc tác động vào việc gia tăng các nguồn vốn xã hội và vốntự nhiên là quan trọng và mang hiệu quả cao hơn Do đó, cần có cách điều chỉnh

phù hợp trong việc tác động các nguồn vốn sinh kế hay gọi là nguồn lực vào các

mục tiêu giảm nghèo dé đạt được hiệu quả cao nhất [32]

Nguyễn Thị Phức đi sâu vào phân tích thực trạng đói nghèo của người dân tại xã

An Phú trên các phương diện: đặc điểm hộ nghẻo, điều kiện sinh hoạt, trình độ học

vấn, đặc điểm chủ hộ Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một loạt những nguyên nhândẫn tới nghèo khổ của các hộ nghèo trên địa bàn, đồng thời chỉ ra những thách thức

và khả năng liên kết nguồn lực trong quá trình giảm nghèo xã An Phú, huyện MỹĐức Nội dung chương 2 của đề tài phân tích rõ nhu cầu và các hệ thống nguồn lực

có thé tham gia vào hỗ trợ giảm nghèo, đồng thời chỉ ra được sự cần thiết của việcliên kết các nguồn lực trong việc hỗ trợ giảm nghèo Dựa trên các yếu tố đó tác giả

đã đưa ra một số đề xuất các hoạt động liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm

hỗ trợ quá trình giảm nghèo bền vững tại địa phương [25]

Đặng Hữu Dũng di sâu vào phân tích thực trạng và nhu cầu của hộ nghèo tại

phường Hồng Hải, luận văn chỉ ra nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong quá trình

thoát nghèo vân xoay quanh các vân đê vê nhận thức, tâm lý người nghèo, van đê về

11

Trang 21

sức khỏe Từ đó tác giả ứng dụng mô hình công tác xã hội dựa vào cộng đồng theolý thuyết hệ thống sinh thái, chỉ ra rõ các vấn đề mà các thành viên nhóm thựcnghiệm đã và đang gặp phải, bên cạnh đó đưa ra các nguồn lực tai cộng đồng có thétham gia vào hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm [13]

Những công trình nghiên cứu, bài luận, báo cáo kể trên đã làm rõ những van dé

lý luận về an sinh xã hội, giảm nghéo cho đối tượng là hộ nghèo; vai trò của các

nguon lực trong xã hội Những kết quả của những nghiên cứu, báo cáo và bài viếtnay là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng dé tác giả có thể lĩnh hội được kiến thức

và kinh nghiệm liên quan đến các vấn đề hỗ trợ cho đối tượng là hộ gia đình nghèo

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Trên thực tế các bai viết nghiên cứu trước đó mặc

dù có một số nghiên cứu ứng dụng phương pháp CTXH nhóm trong kết nỗi nguồnlực hỗ trợ nhóm người yếu thế, tuy nhiên chủ yếu thực hiện trên nhóm can thiệp;

chưa ứng dụng phương pháp CTXH nhóm thực hiện trên nhóm nhiệm vụ nhằm khaithác các nguồn lực cộng đồng để thực hiện hỗ trợ toàn diện cho hộ gia đình có hoàn

cảnh ĐBKK Vì vậy, trong nghiên cứu ứng dụng này học viên sử dụng phương

pháp CTXH nhóm, cụ thể thành lập nhóm nhiệm vụ nhằm huy động nguồn lực cộngđồng nhằm hỗ trợ cho hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK giảm nghèo bền vững Từ

đó phân tích làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng thực hiện hoạt

động trên; đồng thời đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm nâng cao việc ứng dụng

thực hiện tốt phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ toàn diện cho hộ

trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; vai trò của nhân viên CTXH trong

việc điều phối nhóm nhiệm vụ thực hiện kế hoạch hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn.

e Y nghĩa thực tiễn

12

Trang 22

Trong quá trình thực hiện, đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng CTXH nhóm huy độngnguồn lực cộng đồng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phườngXuân Dinh, quận B.Từ Liêm, thành phố Hà Nội” đã thực sự mang lại một số ý

nghĩa thực tiễn:

- Thông qua đề tài để thấy được tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp

CTXH nhóm trong công tác trợ giúp hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

cụ thê là hộ nghèo vươn lên thoát nghèo;

- Trên cơ sở đó, giúp ứng dụng và phát triển phương pháp CTXH nhóm một cách

rộng rãi, chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp của nghề CTXH đối vớinhóm người yếu thế trong xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội;

- Có thé làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng hoạt động CTXH

nhóm trong việc thực hiện hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụnge Mục tiêu nghiên cứu ứng dụng

- Ung dụng phương pháp CTXH nhóm trong việc huy động nguồn lực cộng đồngnhằm hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK.

- Dua ra những đánh giá về điểm mạnh và mặt hạn chế trong quá trình triển khai

ứng dụng phương pháp trên trong việc huy động nguồn lực từ phía cộng đồng.Từ đó đánh giá những điều kiện, những thay đổi cần thiết để áp dụng hoạt động

được hiệu quả trong quá trình hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK

e Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng

Dé thực hiện nghiên cứu ứng dung này, luận văn tiên hành các nhiệm vụ sau đây:

- Tìm hiểu và xác định nhu cầu cần hỗ trợ của hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK

trên địa bàn phường Xuân Đỉnh

- Nhận diện hệ thống nguồn lực trong cộng đồng có khả năng hỗ trợ cho hộ gia

đình có hoàn cảnh ĐBKK;

13

Trang 23

- Thực hiện tiến trình CTXH nhóm can thiệp trên nhiệm vụ nhằm triển khai các

mục tiêu hoạt động hỗ trợ cho hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK.

5 Đối tượng nghiên cứu ứng dụng

Ứng dụng CTXH nhóm huy động nguồn lực cộng đồng trong việc hỗ trợ hộ gia

đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phường Xuân Đỉnh, quận B.Từ Liêm, thành

phó Hà Nội

6 Phạm vỉ nghiên cứu ứng dụng

Phạm vi không gian: phường Xuân Dinh, quận B.Từ Liêm, thành phố Hà NộiPhạm vi thời gian thực hiện: từ tháng 05/2020 đến tháng 07/2020

Phạm vi nội dung nghiên cứu ứng dụng: Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả

chỉ tập trung vào việc ứng dụng CTXH nhóm, cụ thể thực hiện trên nhóm nhiệmvụ; hỗ trợ nhóm triển khai các hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng trong

việc trợ giúp cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung

vào là hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều Quốc gia, họ đang

trong tình trạng không có khả năng thoát nghèo Do vậy việc ứng dụng phương

pháp trên nhằm giúp họ nâng cấp điều kiện không gian sống và tạo sinh kế nhamxóa đói giảm nghèo, 6n định va đảm bảo cuộc sống về lâu dài Từ đó đánh giáhiệu quả của việc triển khai ứng dụng này trong quá trình huy động nguồn lựccộng đồng nhằm trợ giúp cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là hộ

gia đình nghèo trong công tác giảm nghèo.7 Phương pháp nghiên cứu ứng dụng

Phương pháp nghiên cứu là một trong những phương diện của cả quá trình

nghiên cứu Phương pháp là cách thức giải quyết chủ đề trọng tâm của đề tài đãchọn Đề thực hiện được cách thức đó, trong luận văn này tác giả đã sử dụng cácphương pháp cơ bản như sau nhằm thu thập thông tin:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên việc

tong hợp tài liệu và phân tích tài liệu Trong đó các nguồn tài liệu cần cho nghiên

14

Trang 24

cứu rất đa dạng như: Văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, sách, báo, tài liệutrong các báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH và Sở LD-TB&XH thành phố Hà Nội; báocáo tình hình kinh tế-xã hội của phường Xuân Đỉnh đầu năm 2020 Ngoài ra, luậnvăn còn phân tích một số báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp có liên quan đến

hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh DBKK

- Phương pháp phỏng van sâu: Phỏng van là đưa ra những câu hỏi đối với người đốithoại nhằm giúp người nghiên cứu thu thập thông tin Phỏng vấn sâu là kỹ thuật

trong việc khai thác thông tin chỉ tiết về một chủ đề nghiên cứu.

Trong nghiên cứu ứng dụng này, học viên sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu với02 nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

+ Đối tượng thụ hưởng: đại diện của 04 hộ gia đình nghèo trên dia ban phườngXuân Đỉnh nhằm tìm hiểu thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống, khả

năng thoát nghẻo, bên cạnh đó xác định hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh ĐBKK

không có khả năng thoát nghèo nhăm trợ giúp họ nâng cao năng lực xã hội.

+ Đối tượng trợ giúp: PVS 07 người nhằm tìm hiểu năng lực và các thức của hoạt

động trợ giúp xã hội cho nhóm đối tượng thụ hưởng trên địa bàn, ngoài ra xác định

nhu cầu hỗ trợ dé giúp họ nang cao năng lực trợ giúp nhóm yếu thé, cụ thé:

Khách thể Số | Giới Mục đích

lượng | tính

Cán bội 0I Nam | Lãnh đạo chính quyên địa phương là phó chủ tịchPhường phường, đây là người lãnh đạo nắm rất rõ các

chính sách, nguôn lực vê tài chính và nhân lực

của phường và đặc biệt cũng rât quan tâm chú

trọng đến công cuộc hỗ trợ những hộ gia đình có

hoàn cảnh khó khăn

Cán bộ CSXH 01 Nữ | Cán bộ chính sách xã hội thuộc phòng LĐTB &

XH tại phường; đây là người nắm được rất rõ các

chính sách, chê độ xã hội mà các hộ gia đình có

15

Trang 25

hoàn cảnh ĐBKK đang được hưởng

Cán bộ Hội| Ol Nữ | Là những người trực tiếp thực hiện công tác hỗ

LHPN trợ hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK tại địa

Cán bộ MTTQ | 01 | Nam | phương nhằm tìm hiểu những khó khăn, vứơng

mắc mà họ gặp phải trong quá trình thực hiện

Cán bộ ĐTN 01 Nam | công tác tại địa phương Bên cạnh đó tìm hiểu các

cách tiếp cận nguồn lực xã hội trong công tác xóa

đói giảm nghèo

Chủ DN 01 Nam | Vì họ là những doanh nghiệp năm trên địa bàn

phường Xuân Đỉnh và họ có những hoạt động tàitrợ hoặc là tình nguyện viên trên địa phương

Đại diện to] Ol Nữ | Vì họ là nguôn lực tiêm năng trong việc hỗ trợ vềchức từ thiện mặt vật chất cũng như tinh thần cho hộ gia đình

có hoàn cảnh DBKK

- Phương pháp thảo luận nhóm: Là hình thức tập trung các thành viên trong nhóm

để cùng thảo luận, khám phá vấn đề, xây dựng ý tưởng và kế hoạch hỗ trợ cho

nhóm đối tượng Để hiểu rõ ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm, trong luậnvăn này học viên tiễn hành thành lập nhóm nhiệm vụ bao gồm 06 thành viên, mỗithành viên là cán bộ đại diện của một bộ phận, một đơn vi hoặc một tô chức nhấtđịnh, họ chính là đại diện của các nguồn lực xã hội và có vai trò huy động cũng

như kết nối các nguồn lực bên trong và bên ngoài xã hội dé thực hiện các mục tiêu

của nhóm đề ra Công cụ triển khai kế hoạch chính là sử dụng phương pháp thảoluận nhóm để các thành viên nhóm cùng thảo luận và bàn bạc về các kế hoạch cụthê nhằm mục đích cuối cùng là trợ giúp cho hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK trênđịa bàn phường Xuân Dinh, giúp ho bù đắp những thiếu hut và nâng cao năng lựcvươn lên thoát nghèo bền vững Trong quá trình thảo luận nhóm cần chuẩn bị kỹ

càng nội dung và các tình huống thảo luận; bắt đầu bằng vấn đề đơn giản thiết

thực dé các thành viên bắt nhịp thảo luận Kết thúc bằng phan tóm tắt va thu thập

16

Trang 26

những ý tưởng chung Trong thời gian triển khai, thảo luận nhóm là một trongnhững công cụ quan trọng và hữu ích nhằm phát huy hiệu quả sức mạnh tập thểtrong quá trình triển khai kế hoạch, được thể hiện rõ trong các buổi sinh hoạt

8 Bô cục luận văn

Ngoài phân mở đâu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đê tài

được kết cầu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về CTXH nhóm huy động nguồn lực cộng dong hỗ trợ hộ

gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Chương | trình bày các khái niệm, hệ thống lý thuyết ứng dụng trong quá trình

thực hiện; quan điểm của Đảng và Nhà nước về mặt chính sách hỗ trợ đối với hộ

gia đình nghẻo có hoàn cảnh khó khăn; bên cạnh đó nêu lên đặc điểm địa bàn

nghiên cứu ứng dụng.

Chương 2: Đặc điểm các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các nguồn lực hỗ

trợ tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chương 2 nêu lên đặc điểm của các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn trênđại bàn; các hoạt động thực tiễn trong việc hỗ trợ của địa phương đã triển khai

trong thời gian qua Ngoài ra chương 2 còn nêu rõ cách thức nhận diện nguồn lựctiềm năng có thể tham gia vào công cuộc hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK,đồng thời chỉ ra được nhu cầu của hộ gia đình có hoàn cảnh DBKK cần được trợgiúp để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chương 3: Thực hiện ứng dụng hoạt động CTXH nhóm huy động nguồn lực cộng

đông hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK tại phường Xuân Đỉnh, quận B.TừLiêm, thành phố Hà Nội

Nội dung chương 3 tập trung mô tả quy trình ứng dụng phương pháp CTXH nhóm

nhằm huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ cho hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh

17

Trang 27

ĐBKK trên địa bàn Từ đó đánh giá kết quả điểm mạnh, điểm hạn chế va đề xuấtnhững thay đổi dé áp dụng thành công của phương pháp trên.

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HUY

DONG NGUÒN LUC CONG DONG HỖ TRỢ HỘ GIA ĐÌNH CÓ HOÀN

CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

1.1 Các khái niệm công cụ1.1.1.Công tác xã hội nhóme Công tác xã hội

Khái niệm 1: Định nghĩa của Hiệp hội Quốc gia nhân viên công tác xã hội

(NASW-1970) cho răng: Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá

nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chứcnăng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhăm đạt được các mục tiêu

của đó [20, tr.10]

Khái niệm 2: Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hộinghị Quốc tế Montreal, Canada, thông qua vào thang 7 năm 2000 lai nhấn mạnh sứmệnh thúc đây công bằng xã hội: Công tác xã hội thúc đây sự thay đôi xã hội, giảiquyết van dé trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng chongười dân nhằm giúp cho cuộc sông của họ ngày càng thoải mái, dé chịu Vận dụng

các lý thuyết hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tác động vào

mỗi quan hệ giữa con người với môi trường của họ [20, tr 10]

Khái niệm 3: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: “Công tác xã hội góp

phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh

các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới

một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống

an sinh xã hội tiên tiên”

e Công tác xã hội nhóm

18

Trang 28

Khi tiếp cận theo quan điểm của tác giả Toseland và Rivas (1998), các tác giảnày đưa ra một định nghĩa bao quát được bản chất của CTXH nhóm: “Công rác xãhội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ, nhằmđáp ứng nhu câu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ Hoạt động này hướng

trực tiếp tới cá nhân, các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong mot hệ

thống Cung cấp địch vụ” [19]

Tác giả Hà Thị Thư (2012) cho rằng: “Công tác xã hội nhóm là một phương

pháp của công tác xã hội nhằm trợ giúp các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội

và môi trường tương tác, chia sẻ những môi quan tâm hay những van dé chung khitham gia vào các hoạt động nhóm để đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướngđến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên ” [27]

Có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận về công tác xã hội nhóm, nhưng có điểmchung nhất giữa các cách tiếp cận trên về bản chất là nêu lên việc sử dụng phươngpháp và tiến trình sinh hoạt nhóm dé tạo dựng duy trì và tăng cường sự tương tác

giữa các thành viên của nhóm nhằm thay đôi thái độ, hành vi cá nhân một cách tích

cực, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên và

của cả nhóm.

Nguyễn Thị Thái Lan (2012), Công tac xã hội nhóm, NXB Lao động — Xã hội;

giáo trình đã nêu lên khái niệm về công tác xã hội nhóm được hiểu trong các vận

dụng và sử dụng trong Công tác xã hội nhóm: “Công tác xã hội nhóm là một

phương pháp can thiệp của công tác xã hội Đây là một tiễn trình trợ giúp mà trong

đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động

tương tác lần nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những van dé chung, tham gia

vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đếngiải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải toả những vấn đề khó khăn.

Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh

hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có

thê là thành viên cua nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điêu phối của nhân viên

19

Trang 29

công tác xã hội.”[19] Bên cạnh đó có rất nhiều cách dé phân chia loại hình nhóm,tuy nhiên trong cuốn sách tác giả đi theo hướng phân chia theo hai loại hình nhóm:nhóm can thiệp và nhóm nhiệm vụ theo quan điểm của Toseland và Rivas (1998),

cụ thé:

- Nhóm can thiệp: là nhóm có các hoạt động hỗ trợ/trị liệu trực tiếp đối với thân chủ

yêu thế hoặc các nhóm người yếu thế có nhu cầu hoàn thiện bản thân

- Nhóm nhiệm vụ hay còn gọi là nhóm hành động: là loại hình nhóm được thành lập

nhằm lôi kéo các thành viên tham gia hợp tác nhóm với mục đích trợ giúp chothân chủ/nhóm thân chủ nâng cao năng lực của bản thân, phục hồi các chức năng

xã hội.

Trong nội dung dé tài của minh, tác giả sử dụng khái niệm trong cách vận dung

và sử dụng trong Công tác xã hội nhóm vì nó phù hợp với nội dung mà tác giả đang

nghiên cứu ứng dụng Ngoài ra dé hoàn thành được các mục tiêu dé ra tác giả lựachọn loại hình nhóm nhiệm vụ đáp ứng nhu câu của thân chủ với mục đích huy

động các thành viên tham gia nhóm nhằm xây dựng, tiến hành triển khai các kế

hoạch hỗ trợ, mang lại lợi ích tốt nhất cho thân chủ.

1.1.2 H6 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khane Hộ gia đình

Trong mỗi một lĩnh vực được định nghĩa hộ gia đình khác nhau để có thái độđúng đắn và có cách ứng xử phù hợp

Khái niệm hộ gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó:“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức dé hoạtđộng kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự

thuộc các lĩnh vực nay”.

Trong Từ điển Kinh tế học khái niệm Hộ gia đình nhân mạnh về các chức năng

kinh tế và quá trình tương tác với thị trường của các thành viên trong hộ gia đình:

20

Trang 30

“Hộ gia đình là nhóm cá nhân có quá trình ra quyết định gắn bó với nhau Tronghệ thống kinh tế, hộ gia đình thực hiện một số chức năng quan trọng Một mặt, họ

gia nhập thị trường với tư cách người mua hoặc người tiêu dùng hàng hóa và dịch

vụ do khu vực doanh nghiệp sản xuất ra (chức năng tiêu dùng) Mặt khác, họ nắm

giữ và cung ứng các dau vào nhân to cho khu vực doanh nghiệp để khu vực này sản

xuất ra hàng hóa và dịch vụ (nắm giữ của cải và cung ứng nhân tổ sản xuất - baogom tư bản, lao động, đất dai và năng lực kinh doanh) Việc cung ứng các nhân tổsản xuất đem lại cho họ thu nhập và họ sử dụng thu nhập này vào mục địch, nộp

thuế và tiết kiệm Các hoạt động kinh tế của khu vực hộ gia đình đều nhằm thựchiện bon chức năng này” [23, tr.410].

Như vậy, căn cứ vào hai nội dung vừa nêu trên, có thê thây hộ gia đình có những

đặc điểm cơ bản như sau:

- Hộ gia đình có từ hai thành viên trở lên;

- Các thành viên trong hộ gia đình cùng đóng góp công sức đề hoạt động kinh tế

- Hộ gia đình có tài sản chung là tư liệu sản xuất của hộ gia đình.;

Tuy nhiên, thông thường thực tế hay dựa trên số hộ khẩu hay số tạm trú để xácđịnh số lượng thành viên của hộ gia đình (cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 24 và khoản4 Điều 30 Luật Cư trú 2006, đã được sửa đổi, bồ sung năm 2013) Khi thực hiện cácgiao dịch liên quan, thủ tục thực hiện thường là đưa thêm số Số hộ khẩu hay số Sốtạm trú cùng với ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp mà mình sử dụng dé xác định

số lượng thành viên của hộ Sau đó, căn cứ nội dung khoản 2 Điều 109 Bộ luật dânsự 2005, sẽ mô tả từng cá nhân có quyền tham gia quyết định việc giao kết hợp

đồng, giao dịch.

Vi vậy, trong giới hạn của luận văn, dựa vào các khai niệm và các quan diémnêu trên tác giả xin đưa ra quan diém về hộ gia đình: “Hộ gia đình là một don vị xã

hội bao gồm một nhân khâu trở lên Doi với những hộ có từ 2 nhân khẩu trở lên,

các thành viên trong hộ có thé có hoặc không có mối ràng buộc về kinh tế Những

“1

Trang 31

người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôidưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai, thỏa thuận chung sống hoàn toàn tự nguyện ”

e Hoàn cảnh đặc biệt khó khan

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống nào cho các thuật ngữ“hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, tuy nhiên chúng ta có thé hiểu ý nghĩa của các từ

này thông qua:

Theo từ điển Tiếng Việt, hoàn cảnh là “Toàn thể nói chung những nhân to kháchquan có tác động đến con người hay sự vật, hiện tượng nao đó nao do” [30, tr.579].

Đặc biệt là “khác han những trường hợp thông thường về tính chất, chức năng hoặcmức độ” [30, tr.388] Khó khăn là “khó, có nhiều trở ngại hoặc thiếu thon” [30,

Bên cạnh đó chúng ta có thé tham khảo cụm từ “đặc biệt khó khăn” trong Điều

3 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 06 năm 2004 có giải

thích rõ về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: “Tré em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ emcó hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh than, không đủ điều kiện dé

thực hiện quyên cơ bản và hòa nhập với gia đình, cong đông ”.

Từ khái nệm “Hộ gia đình ” và cách giải thích các thuật ngữ trên, trong phạmvi thực hiện nội dung của luận văn tác giả xin đưa ra quan điêm vê: “Hộ gia đình có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ” là hộ gia đình có đặc điểm sau:

- Đặc điểm: Hộ gia đình thuộc hộ nghèo đã được chính quyền tại địa phương xácnhận theo chuẩn nghèo đa chiều Quốc Gia

- Về sức khỏe: Trong hộ không có người trong độ tuổi lao động hoặc không có

người còn khả năng lao động, đối tượng cần được hỗ trợ gồm người cao tuôi côđơn; người khuyết tật đặc biệt nặng; người mắc bệnh hiểm nghèo (HIV, ung thư,suy thận mãn phải chạy thận nhân tạo, xơ gan giai đoạn mất bù, suy tim độ 4 và cácbệnh hiểm nghèo khác theo quy định).

22

Trang 32

Nhắn mạnh, trong nghiên cứu này, tác giả hướng đến phân tích hỗ trợ đối với hộgia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là hộ gia đình nghèo mang các biểu hiện

1.1.3 Huy động nguôn lực cộng đồng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn

e_ Nguồn lực

Theo Từ điển Tiếng Việt, nguồn lực là: “Nguồn sức mạnh vật chất, tỉnh thân

phải bỏ ra để tiến hành một hoạt động nao đó ”[30, tr.890]

Các nguôn lực được tiêp cận theo nhiêu chiêu cạnh khác nhau tùy thuộc vào

từng mục đích nghiên cứu, tại mỗi góc độ người ta chia nguồn lực thành các loại

khác nhau, nhưng phô biến nhất vẫn là phân loại nguồn lực như sau:

+ Nhân lực (nguồn lực con người): là những con người sống trong cộng đồng,

bao gồm gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa; bao gồm những kỹ năng của con

người trong những lĩnh vực hoạt động đời sống.

+ Vật lực (nguồn lực vật chất): những cơ sở vật chất về giao thông, trạm điện,

trường học; các phương tiện sản xuất, giao thông liên lạc, năng lượng; nhà cửa.

+ Tài lực (nguôn lực tài chính): là các nguôn tài chính của cá nhân hoặc của cáctô chức, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuât.

+ Nguồn lực tự nhiên: là những tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu,

nguôn nước, khoáng sản, động thực vật.

+ Nguôn lực xã hội: là những mối quan hệ giữa con người với con người Là cácnhóm, các tổ chức, các thể chế Bên cạnh đó là các mối quan hệ giữa cá nhân và cá

nhân, mối quan hệ giữa các tô chức và cá nhân Môi trường xã hội bị chi phối bởi

những thể chế chính trị do Nhà nước quản lý Nguồn lực xã hội mang tính ràng

buộc và có vai trò quan trọng trong việc tiép cận các nguôn lực khác

23

Trang 33

+ Nguồn lực văn hóa: là giá trị vật thé và phi vật thé, truyền thống yêu nước, tinhthần đoàn kết.” [21, tr82-83]

Trong phạm vi luận văn, nguồn lực trước hết là nguôn nhân lực gồm các hộiđoàn thé ở địa phương bao gôm chính quyên địa phương, Hội LHPN, MTTO ViệtNam, Đoàn Thanh Niên, doanh nghiệp địa hương, tổ chức từ thiện và bản thân

thành viên trong hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK Đây là những nguôn nhân lực cóthể tiến hành vào việc huy động các nguồn lực khác như: vật lực, tài lực nhằm trợ

giúp hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK giảm nghèo trong hoàn cảnh hiện nay.e Cộng dong

La đôi tượng nghiên cứu của nhiêu khoa học chuyên ngành khác nhau nên“cộng đông” cũng được tiép cận từ nhiêu góc độ khác nhau va cách định nghĩa về

khái niệm này cũng không giống nhau

Có định nghĩa lại cho rang cộng đồng là “Mới tập hợp người sống thành một xãhội trong cùng thời gian, trên cùng một lãnh thé đã được xác định, có chung đặc

điểm tâm lý, tình cảm, có quan hệ gắn bó với nhau thành một khối và tạo ra mỘt

mạng lưới thông tin với nhau ” [21, tr.15-16]

Mục đích nghiên cứu khác nhau nên người ta phân loại cộng đồng theo nhữngtiêu chí khác nhau, tuy nhiên hiện nay phố biến nhất cộng đồng được chia thành

thành ba loại sau đây:

- Nhóm cộng đồng theo địa vực: bao gồm từ các cộng đồng làng bản, thôn xóm,phường xã, thành phố, vùng, quốc gia

- Nhóm cộng đồng theo nền văn hóa: nhóm này cộng đồng bao gồm tư theo hệ tư

tưởng, văn hóa, tiêu văn hóa, nhóm tộc người, các cộng đồng tôn giáo, cộng đồngđa văn hóa hay các nền văn minh đa nguyên cho tới thậm chí là cộng đồng văn hóatoàn cầu Nhóm này còn có thể bao gồm cả những cộng đồng về nhu cầu hay vềbản sắc, như cộng đồng người khuyết tật hay cộng đồng người cao tuôi

- Nhóm cộng đồng theo tô chức: được phân loại từ những tô chức không chính thức

bao gồm từ gia đình, dòng họ, các mạng lưới, cho tới các tổ chức chính thức như

24

Trang 34

kết cấu của hệ thống hoạch định chính sách, các tập đoàn kinh tế, hiệp hội nghềnghiệp ở các quy mô nhỏ, dân tộc hay quốc tế [21, tr15]

Vậy, trong phạm vi luận văn, cộng đồng được hiểu là một nhóm người hoặc cáctổ chức xã hội được thiết lập bởi chính những thành viên trong cộng đồng nhằm đại

diện cho quan điểm và phương thức hoạt động của họ Họ có cùng đặc điểm, nguồn

tài nguyên, cùng một giá trị cơ bản, cộng tác dé chia sẻ trách nhiệm vì mục đích

e Huy động nguôn lực cộng đồng

Trong từ điển Tiếng Việt, huy động là “Điều động một 56 dong, mot số lớn

nhân lực, vật lực vào một công việc gi” [30, tr.605]

Dựa vào định nghĩa trên, với dé tài nghiên cứu ứng dụng này, huy động nguồnlực cộng đông trong CTXH được hiểu là quá trình điều động các các nhân, tập thểhoặc các tổ chức (không phân biệt giai tang, khoảng cách dia by ) trong cộng

đồng; bằng nhiều cách thức và giải pháp khác nhau nhằm thu hút các nguồn lực để

thực hiện hỗ trợ cho đối tượng yếu thế; cụ thể trong luận văn nay đổi tượng yếu thé

la hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK với mục tiêu giúp họ vươn lên thoát nghèo va

dựa vào chính bản thân mình thực hiện các chức năng xã hội.

1.2 Lý thuyết ứng dụng1.2.1 Lý thuyết Nhu cau

Abraham (Harold) Maslow (1908) ông là nhà tâm ly học người Mỹ và được coi

là cha đẻ của tâm lý học nhân văn Một trong những lý thuyết được ứng dụng rộngrãi nhất trên Thế Giới đó chính là hệ thống nhu cầu của Maslow được thé hiện dướidạng Tháp nhu cầu Tháp nhu cầu thê hiện 05 giai đoạn nhằm mô tả hành động và

động lực của một con người trong cuộc sông.

Theo Maslow, về căn bản, nhu câu của con người được chia làm hai nhómchính: nhu câu cơ bản (basic needs) và nhu câu bậc cao (meta needs) (Maslow

1943) Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thé lý của con người như mong

25

Trang 35

muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều làcác nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ nhữngnhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh dé có được và tôn tạitrong cuộc sống này Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu

bậc cao Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công

băng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng vinh danh với một cá nhân [15,

Clip can

Nhe cle an man

Cie thie

Sher cẩu sinh ber

Nhin vao hinh trén cho thay quan dién cua Maslow cho rang nhu cau cua con

người được chia thành 05 bậc thang từ thấp đến cao với những nội dung như sau:

- Nhu cau cơ bản/sinh lý (basic needs) bao gồm: các nhu cầu cơ bản của con ngườinhư ăn, uống, ngủ, tình dục Đây là những nhu cầu cơ bản nhất, bản năng nhấtcủa con người và được xếp vào bậc thấp nhất Ông cho rằng nếu con người chưadat được những nhu cầu cơ bản này thì con người sẽ bị chi phối hành vi bởi sự chếngự, hối thúc nhằm thỏa thỏa mãn các nhu cầu đó, bên cạnh đó các nhu cầu bậccao hơn sẽ không thé tiễn thêm.

- Nhu cau về an toàn (safety, security needs): Nhu cầu an toàn được thé hiện trong

cả thê chât và tinh thân của con người Con người luôn luôn có xu hướng mong

26

Trang 36

muốn được an toàn dé tồn tại Nhu cầu này thường được khang định khi con ngườicó mong muốn có cuộc sống ồn định, có nhà cửa dé ở Hoặc niềm tin tôn giáocũng giúp cho nhiều người ổn định về tâm lý, tinh thần Nếu nhu cầu an toàn

không được đáp ứng thì sẽ ảnh hưởng tới thể chất cũng như tỉnh thần của con

người, bên cạnh đo không thể thực hiện được các nhu cầu cao hơn

- Nhu câu về xã hội (social needs): Con người không thê tồn tại đúng bản chất loàingười nếu như không có môi trường giao tiếp xã hội Thông qua quá trình giao

tiếp, con người tạo dựng lên các mối quan hệ xã hội, tìm kiếm bạn bè, làm việc,

tham gia nhóm hoặc cộng đồng cùng sở thích sẽ giúp cho con người cảm thấyvui vẻ, tỉnh thần lạc quan và bản thân có giá trị Maslow cho rằng mặc dù xếp nhucầu này ở vi trí thứ 3 nhưng nếu thiếu đi nhu cầu về xã hội thì con người sẽ bị ảnh

hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh than.

- Nhu cau về được tôn trong (esteem needs): Nhu cau nay duoc thé hiện ở 2 cấp độ:nhu cầu được quý mến, ghi nhận của người khác thông qua các thành tích của bảnthân; nhu cầu quý trọng chính bản thân, danh dự, có lòng tự tin vào khả năng củachính ban thân mình Nếu như được thỏa mãn nhu cầu này có thé giúp cho conngười cảm thấy tự tin hơn và trưởng thành hơn.

- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Theo Maslow nhu cau nay

được ở vị trí cao nhất, ông cho rằng “Thể hiện mình” ở đây là sự mong muốn đượclà chính mình, được làm những gi mình mong muốn như “Đam mê” hoặc sở thíchđặc biệt Hiểu một cách đơn giản thi đây là nhu cầu con người thé hiện hết khảnăng tiềm ân của mình để khăng định giá trị bản thân trong công việc và vị trí

trong xã hội.

Qua đó người làm CTXH có hiểu biết về lý thuyết sẽ giúp xác định được những

nhu cầu nào trong hệ thống nhu cầu của thân chủ đang bị thiếu hụt trong thời điểm

hiện tại, đặc biệt về những nhu cầu cơ bản về điều kiện sống, sự an toàn từ đó đưa

ra kế hoạch trợ giúp phù hợp nhất Do đó trong công tác hỗ trợ hộ gia đình có hoàncảnh ĐBKK cụ thê trợ giúp hộ gia đình giảm nghèo, nhân viên CTXH phải hết sứcchú ý đến việc ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất lý thuyết nhu cầu

27

Trang 37

nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản cần thiết nhất để giúp tăng nội lực cho thânchủ; tạo nền tảng cho sự phát triển ở các nhu cầu cao hơn cũng như giúp cho thân

chủ có được cuộc sông tôt hơn.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu ứng dụng, tác giả đãtiến hành lập bảng hỏi nhằm tìm hiểu những nhu cầu của các hộ gia đình nghẻo tại

phường Xuân Đỉnh Từ đó xác định thực trạng thoát nghèo của hộ gia đình có hoàn

cảnh ĐBKK nhất trên địa bàn, đồng thời nhận biết được những nhu cầu chưa được

đảm bảo theo thứ tự từ thấp đến cao đề lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu nào ưu tiên và

cấp thiết trước.

Trong đề tài này, lý thuyết nhu cầu cho thấy được những nhu cầu cấp thiết và

cần giải quyết nhất của hộ gia đình có hoàn cảnh ĐBKK đều là những nhu cầu cơbản: ôn định điều kiện không gian sống, được ăn uống day đủ, đảm bảo kinh tế giađình, được tham gia vào các hoạt động xã hội Theo lý thuyết này, cơ sở để giúpđáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình nghẻo và tạo điều kiện giúp họ có năng lựcthực hiện những chức năng xã hội cần thiết, cơ bản nhất đó chính là sự trợ giúp từchính cộng đồng họ đang sinh sống và niềm tin từ chính họ.

1.2.2.Lý thuyết hệ thông

Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếngLudwig von Bertalanffy (1901) Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa họckhác nghiên cứu và phát triển như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)

[15, tr115]

“Hệ thống được định nghĩa là một téng thé phức hợp gồm nhiều thành tô tươngtác và phụ thuộc lẫn nhau” [15, tr115] Quan điểm của hệ thống cho chúng ta thấyđược có rất nhiều yếu tố, bộ phận từ nhỏ tới lớn cấu thành lên một hệ thống, chúng

liên quan và tác động qua lại với nhau trong môi trường xã hội.

Theo quan điểm của công tác xã hội hiện đại “Hệ thống là một tập hợp cácthành tố sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau dé hoạt động thống nhất” Với quan

28

Trang 38

điểm này lại một lần nữa nhân mạnh về mối quan hệ tương hỗ giữa các phan tử tạonên một hệ thong [15, tr116] Do vay một trong những thay đổi dù nhỏ nhất cũng sẽ

gây ra sự ảnh hưởng của các thành tô còn lại.

Khái niệm hệ thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy vào từnglĩnh vực nghiên cứu khác nhau và các hình thức can thiệp dựa vào hệ thong cũng

khác nhau dựa trên thực tiễn Tuy nhiên về cơ bản chúng ta phải nhận định rõ hệthống là các đơn vị hoặc tổ chức trong đó có sự tương tác của các bộ phận Nhữngđơn vị hoặc tô chức này có thê mang tính vật chất (nhà cửa, đồ dùng ); mang tính

xã hội (gia đình, bạn bè, hàng xóm ); mang tính kinh tế (tài chính, ngân sách đầutư ); mang tính lý luận (lý thuyết, ý tưởng ) Ngoài ra cần nắm được khái niệm“hệ thống mở”: là hệ thống có sự tương tác với môi trường bên ngoài; “hệ thốngđóng” là hệ thống có những giới hạn chặt chẽ và không có sự tương tác bên ngoài.Trong đó mỗi hệ thống được giới hạn bởi “ranh giới” — là những hạn định giúp cho

việc xác định các yêu tô bên trong và bên ngoài hệ thông.

Con người luôn tồn tại trong một hoặc nhiều hệ thống nhất định và chịu ảnh

hưởng hoặc tác động của những hệ thống đó Do vậy trong quá trình can thiệp hỗ

trợ thân chủ thì nhân viên CTXH không chỉ tác động vào thân chủ mà còn phải tác

động vào các hệ thông xung quanh thân chủ đó Những hệ thống nhân viên CTXH

có thé tác động rất đa dạng được phân loại hệ thống tự nhiên hoặc không chính

thức: gia đình, bạn bè ; hệ thống chính thức: các phòng ban xã hội, các cơ quan

đoàn thê ; hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học

Do vậy lý thuyết hệ thống được sử dụng trong đề tài sẽ trợ giúp trong việc tìmhiểu đặc điểm của cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu; từ đó đánh giá được những

tác động tích cực của cộng đồng và những mặt hạn chế trong công tác hỗ trợ nhữnghoàn cảnh khó khăn tại địa phương Khi tiến hành nghiên cứu tại phường XuânDinh, học viên nhận thay cấu trúc hệ thống bao gồm: hệ thống chính thức, hệ thongphi chính thức và hệ thống xã hội có vị trí quan trọng và tích cực trong quá trình hỗtrợ giảm nghèo Trên thực tế nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các hệ thống

29

Trang 39

này thì công cuộc hỗ trợ giảm nghèo thiếu đi tính tối ưu và bền vững Vì vậy dựavào lý thuyết này học viên thành lập nhóm nhiệm vụ trong đó bao gồm các thànhviên là đại diện của các hệ thống trên: MTTQ, Hội phụ nữ, Doan TN, đại diệndoanh nghiệp địa phương, đại diện tổ chức từ thiện nhằm phát huy tính hiệu quảnhất định trong việc triển khai các hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng nhằm

hỗ trợ giảm nghèo tại phường Xuân Đỉnh; để từ đó có phương hướng hỗ trợ phù

hợp với nhóm người yếu thế tại địa phương.

1.3.Quan điểm Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020 đã nêu: “Phát triển hệthống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả Phát triển mạnh hệthống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao

động và bệnh nghề nghiệp Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi dé người lao

động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm Thực hiện tốt các chính sách ưuđãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công Mở rộng các hìnhthức cứu trợ xã hội nhất là đối với các đối tượng khó khăn” Ưu tiên hỗ trợ các đốitượng có hoàn cảnh khó khăn thông qua các chính sách hỗ trợ nhằm giảm nghèo

bên vững.

Bên cạnh đó thực tiễn cho thấy, trong những năm qua công tác trợ giúp những

người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội luôn là một trong những mục tiêu được

Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong đó là công tác xóa đói giảmnghèo Sự quan tâm đó không chỉ được thể hiện trong các văn bản quy phạm phápluật mà còn biéu hiện ở hành động nhất quán, triển khai đồng bộ từ cấp Trung ương

đến địa phương; phù hợp với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững và đảm bảo an

sinh xã hội.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện an sinh xã hội, đồng

thời tăng cường chính sách trợ giúp trực tiếp đối với đối tượng là hộ nghèo có hoàn

cảnh khó khăn thông qua các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người

30

Trang 40

nghẻo được tiép cận với các dich vụ xã hội cơ bản như: dạy nghê gan với tao việclàm, y tê, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.

Hồ trợ về dạy nghề găn với việc làm, giáo dục đào tạo

Các chính sách hỗ trợ dạy về gắn với tạo việc làm, sản xuất kinh doanh, chính

sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009

của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” đã thể

hiệu được tính hiệu quả nhất định về dao tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu

nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyên dich cơ cau lao động và cơ cấu kinhtế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Quyết

định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính

sách hỗ trợ đảo tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Mức hỗ trợ chi phí đào

tạo; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đảo tạo.Trong đó đối tượng áp dụng là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật thamgia học các chương trình dao tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu

tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách

ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiêu số, người thuộc hộ nghèo,hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh,

lao động nữ bị mât việc làm, ngư dân; các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan

Triển khai thực hiện các chính sách việc làm theo quy định tại Nghị định số61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tạoviệc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm” nhằm tạo việc làm cho lao động ngay tại địa

phương, lao động không có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động khác là ngườidân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông

nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính

sách việc làm công

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc

hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh theo quy định taiQuyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Triển

31

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w