1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực tiễn tại quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

79 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 42 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

XU PHẠT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LINH VUC DAT DAI THUC TIEN

TAI QUAN BAC TỪ LIÊM - TP HÀ NỘI

NGUYÊN ĐỨC LONG

Hà Nội - 2020

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

XU PHẠT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LINH VUC DAT DAI THUC TIEN

TAI QUAN BAC TU LIÊM - TP HÀ NOI

Ho va tén : Nguyén Dire Long

Chuyén nganh : Luật hiến pháp và luật hành

Mã số học viên : 25UD02028

Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Thanh Bình

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tÔI.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công

trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

được trích dẫn theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận

văn này.

Học viên

Nguyễn Đức Long

Trang 4

1 Tính cấp thiết của dé tài 5 5- < 5< ssecsessEsersesersessrsessesere 1 2 Tinh hình nghiên cứu dé tài -s- s< s2 se se =sessessesseseesesse 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién Cu G55 5 5 555 S559 3 53.1.Mục đích nghiên CWu .ccccccccccccccceeseeeensnneeeeeeeeeeesesesensneeeeeseeeeeeees 53.2.Nhiệm vụ nghiÊn CỨU . + 1113333125111 xk2 5

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu . << << ses<es=sesese 6

§, Phương nhân nghiỀn CU: suseeeesoeesenwonrnrenegnatubotiponiuoitrntovisivVktDLENGDNGAAttosk 7 6 Những kết quả nghiên cứu đạt đưỢc -5 < 5c s se <sess<sessese 8

7 Kết cầu của Luận Văn s- «<< se se sEssEseEsEserseserserrsersrse 8 CHUONG I: MOT SO VAN DE LY LUAN PHAP LY VE XU PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC DAT ĐAI 9

1.1.Khái niệm, nội dung, câu thành xử phạt vi phạm hành chính trong Tinh vurc Gat 1: 101177277 5 9

1.1.1.Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 9

1.1.2.Nội dung xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat đai 9

1.1.2.1.Nguyén tắc xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai 9

1.1.2.2.Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 14 1.1.2.3.Biện pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Khắc phục hậu qua) ¿- - 2© Sk+E‡E£EEEEEEEEEEeEkekerkrkeree 15

1.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực đất đai -5- 5-5 < s©cscsessessesesseseesesscse 16 1.3 Cau thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat đai 18

Trang 5

1.3.1.Vi phạm hành chính và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh „0 18

1.3.2 Hình thức và mức phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat đai

¬ 21

1.3.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực đất đâai - - E213 3 1 1112111111111 1k ckrkg 21

LTE OED EIGN 270000 vu 111 23 CHUONG II: THUC TIEN XU PHAT VI PHAM HANH CHINH

TRONG LĨNH VUC DAT DAI TAI QUAN BAC TU LIÊM 24 2.1 Thực tiễn về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat dai ở quận Bắc Từ Liêm -° 2° s2 s£ 2 s2 s£s££s£Ss£sEseszEsessesessessese 24

2.1.1 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 24

2.1.1.1 Tham quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Bắc Từ Liêm -¿- + 2 2 +E+SE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrerkee 24 2.1.1.2.Quy định về trình tự thủ tục xử phạt -.-cccccccccscscs2 25 2.1.2.Quy định về hình thức xử phat - - ¿2 2 5s+s+x+E+EeEeErksxerexee 29 2.1.3 Thống kê các vụ việc và kết quả xử phạt vi phạm hành chính tại quận Bắc Từ Liêm ¿2 kE+E#E£EEEEEESE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrkrree 32 2.2.Nguyên nhân của những hạn chế và những bài học về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực dat đai tại quận Bac Từ Liêm 42

CHUONG II: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NANG CAO HIỆU LUC VE XỬ PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC DAT DAI TAI QUAN BAC TỪ LIÊM - TP HA NỘI 49

3.1.Phương hướng dé nâng cao hiệu lực xử phat vi phạm hành chính

trong lĩnh vực đất đai tại Bắc Từ Liêm! -° 5-5 cse<sese- 49

Trang 6

3.2 Giải pháp để nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất đất đai tại Bắc Từ Liêm - -s- 5 scsesscsscscsee 53 3.2.1 Thực hiện tốt việc công bố công khai và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng II 53

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở đữ liệu đất

3.2.3 Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở và các cán bộ chuyên ngành khi để xảy ra tình trạng vi phạm hành

chính, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - - 55

3.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn 5

phường không bi chia tách của quận Bac Từ Liêm giai đoạn 2014 - 2017 33 Bảng 2.3 Tổng hợp số lượng vi phạm hành chính về đất đai trên địa ban 8

phường mới của quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2014 - 2017 - 34 Bang 2.4 Phân loại hành vi vi phạm đất đai chủ yếu trên địa ban quận Bắc

Từ Liêm giai đoạn 2014 - 2Ú Ï7 - c 6 3S 13333 1313515111 Eerrrkeree 34

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Từ xa xưa, các bậc tiền nhân đã có câu “Tac đất tac vàng” dé thé hiện giá trị to lớn của đất đai trong đời sống xã hội Trong điều kiện kinh tế thị trường như nước ta hiện nay, thì đất đai lại ngày càng có giá trị; nên một bộ phận đáng

kế người sử dụng đất sẵn sang vi phạm pháp luật đất đai dé có được lợi nhuận.

Do đó, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai nói chung và xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở nên cấp thiết Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa

học nghiên cứu về van dé này va đã đóng góp một số giải pháp dé hoàn thiện

chế định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Tuy

nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai cho thấy hiệu quả của việc xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực nay còn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng,

mong muốn của xã hội Nhiều vụ vi phạm pháp luật đất đai được phát hiện nhưng được xử phạt với chế tài còn nhẹ, chưa đủ sức ran de, giáo dục người vi

phạm nên vô hình trung đã gây ra tình trạng khinh nhờn, coi thường pháp luật

và sự rỗi ren trong quản lý đất đai Đây là lý do cần phải tiếp tục có sự nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng pháp luật về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm nhận diện những ton tại, bat cap

và nguyên nhân dé từ đó tiếp tục đưa ra các giải pháp góp phan hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Quận Bắc Từ Liêm — TP Hà Nội với vị trí địa lí nam doc phía bờ nam của sông Hong: Phía Đông giáp quận Tây Hồ, phía Đông Nam giáp với quận

Cau Giấy, Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Dan Phượng, Phía Nam giáp với quận Nam Từ Liêm, phía Bắc giáp huyện Đông Anh Được thành lập ngày

Trang 9

27/12/2013 theo Nghị quyết số 132/NQ-CP của Chính phủ, từ việc tách 9 xã:

Liên Mạc, Thượng Cát, Thụy Phương, Tây Tựu, Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Dinh, Cô Nhué, Đông Ngac, xã Xuân Phuong; thị trần Cầu Diễn thuộc huyện

Từ Liêm ci’.

Từ thời điểm thành lập đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của Bắc Từ

Liêm năm sau luôn cao hơn năm trước, hệ thống cơ sở hạ tang kỹ thuật được xây dựng đồng bộ làm thay đổi bộ mặt đô thị Kinh tế phát triển kéo theo giá đất ngày càng tăng, đây là một nguyên nhân khách quan dẫn đến việc vi phạm

pháp luật đất đai Mặc dù chính quyền quận Bắc Từ Liêm đã áp dụng đồng bộ

nhiều biện pháp để phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

(trong đó có vi phạm hành chính về đất đai) song số lượng và tính chất mức độ của các vi phạm hành chính đất đai vẫn không có dấu hiệu giảm Vì vậy đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan, có hệ thống về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại

quận Bắc Từ Liêm hiện nay.

Với những lý do trên, học viện lựa chọn đề tài “Xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai Thực tiễn tại quận Bắc Từ Liêm, thành pho Ha

Nộ?” làm luận van Thạc sỹ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Hiện nay, các công trình nghiên cứu về “Pháp luật xử lý vi phạm hành

chính” khá nhiều, tuy nhiên, những công trình đề cập trực tiếp đến xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai lại chưa phổ biến Đặc biệt, là việc

nghiên cứu van đề này gắn liền với thực tiễn thi hành tại quận Bắc Từ Liêm —

TP Hà Nội thì chưa có công trình nào.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khác mang giá trị tham khảo có thể

' https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_T%E1%BB%AB_Li%C3%AAm

Trang 10

kế đến một số công trình tiêu biểu như: Bàn về vấn đề vi phạm hành chính

nhiều lần và thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính của tác giả Nguyễn Hoàng Việt, Đào Thùy Linh, Tạp chí Nghề Luật số 4/2019, tr 61-66; Một số

góp ý hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính của Trần Quốc Huy, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24/2018, tr 48-52; Điều kiện bảo đảm cho công tác

thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Nguyễn Hoàng Việt, Tạp

chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên dé 5/2015, tr 27 — 32; Sự chồng chéo

giữa biện pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của tác giả Cao Vũ Minh trên Tạp chí nhà

nước và pháp luật số 10/2018, tr 38 — 47 Các công trình nêu trên nghiên cứu những vấn đề chung về xử lý vi phạm hành chính ở các góc độ, khía cạnh khác nhau Ví dụ Bài viết Một số góp ý hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính của tác giả Trần Quốc Huy nêu một số bất cập và góp ý nhằm hoàn

thiện Luật xử lí vi phạm hành chính qua thực tiễn thi hành, như: Hoàn thiện

quy định về mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính, qui định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính Bài viết Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Nguyễn Hoàng Việt phân tích tình hình bảo đảm các điều kiện cho việc thi

hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ké từ thời điểm Luật Xử lý vi

phạm hành chính có hiệu lực, đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn

hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, kiến nghị.

Các luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về dé tài xử lí vi phạm hành

chính trong các lĩnh vực cụ thé như: Hoàng Thị Phuong Ly (2016), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Luận văn thạc sĩ luật học, TS Nguyễn Thị Thủy hướng dẫn, Hà Nội; Trần Thị Lan Anh (2016), Pháp luật

về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ luật học, PGS TS Phạm Hữu Nghị hướng dẫn, Hà Nội; Thực trạng

Trang 11

pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trần Quang Anh; TS Nguyễn Thị Dung hướng dẫn, Hà Nội, 2018 Trong nhóm công trình nghiên cứu về xử lý hành chính trong lĩnh vực cụ thể thì các công trình nghiên cứu về xử lý hành chính trong lĩnh vực đất đai chiếm số lượng lớn Các công trình này dù nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại, đã làm rõ những van đề lý luận về xử

lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phân tích khá thấu đáo thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Các công trình nghiên cứu về thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại các địa phương có thé kê đến bao gồm: Vi phạm hành chính về

đất đai ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp khắc phục, luận văn Thạc sỹ

luật học của Đỗ Thị Phương(2005), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh-Hà Nội; Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và thực

tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Luật học của

Dương Mai Tùng: PGS TS Nguyễn Quang Tuyến hướng dẫn, Hà Nội, 2018;

Hoạt động quản lý xử phạt vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật ở Ninh Bình của Trịnh Thị Hằng Nga đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

Số chuyên dé 7/2016, tr 11 — 14; Một cách làm riêng về xử lý vi phạm hành

chính ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam của Vũ Minh đăng trên Tạp chí Dân

chủ và Pháp luật số 1/2012, tr 53 - 54 Các công trình nêu trên đã tìm hiểu, phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tại các địa phương, nêu những kết quả đạt được trong hoạt động xử

lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; những khó khăn, hạn

chế trong công tác này và đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết được một

Trang 12

số vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm phân tích

khái niệm, đặc điểm, hậu quả của vi phạm hành chính; đánh giá thực trạng và

dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật Đồng thời cũng đã phân tích các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực đất đai và thực tiễn thi hành các quy định này tại các địa

phương Từ đó, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thực thi và giải pháp khắc phục về pháp lý liên quan đến vấn đề này Tuy

nhiên, công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu toàn diện về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật đất đai năm 2013,

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản liên quan áp dung

vào địa bàn quận Bắc Từ Liêm thì chưa có công trình nào đề cập Chính vì thế, trên cơ sở kế thừa và vận dụng có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước, luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại quận Bắc

Từ Liêm.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3.1.Muc dich nghiên cứu.

Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; làm rõ thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và thực

tiễn thi hành tại quận Bắc Từ Liêm Thông qua đó, luận văn nêu các khó

khăn, vướng mắc trong việc thực thi các quy định pháp luật về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực luật đất đai tại quận Bắc Từ Liêm và từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, hoàn thiện pháp luật về van dé này.

3.2 Nhiệm vụ nghién cứu.

Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài cụ thê như sau:

Trang 13

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về xử phạt vi phạm hành chính và xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Nghiên cứu các van đề lí luận về cau thành vi phạm hành chính.

- Tìm hiểu và xác định phạm vi, mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, hình thức

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại quận Bắc Từ Liêm.

- Đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu

quả thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất

đai tại quận Bắc Từ Liêm.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài tập trung vào các nội dung chủ yếu sau

- Các quy định của pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng:

- Các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn

bản liên quan về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại quận Bắc Từ Liêm.

Phạm vi nghiên cứu

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam là một dé tài có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều lĩnh

vực pháp luật khác nhau Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bản luận văn

Thạc sỹ luật, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn ở những nội

dung cu thé sau:

Trang 14

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật xử lí vi phạm hành chính

năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành tham chiếu với các quy định chung từ Luật đất đai năm 2013;

Về không gian: Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của Luật đất đai năm 2013, các quy định vỀ xử phạt vi phạm hành

chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng

dẫn thi hành trong phạm vi không gian của dia bàn quận Bắc Từ Liêm — TP.

Hà Nội.

Về phạm vi, thời gian nghiên cứu: Luận văn có thời gian nghiên cứu

trong giai đoạn từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (từ

01/7/2014) đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Khi thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ

bản sau đây:

- Phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin;- Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so

sánh được sử dụng tại Chương I khi nghiên cứu lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Phương pháp tổng hợp — thống kê, phương pháp so sánh được sử

dụng tại Chương II khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại quận Bắc Từ Liêm —

TP Hà Nội;

- Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê, được sử dụng tại Chương III khi nghiên cứu phương hướng và giải phap

hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực về xử phat vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất dai từ thực tiễn thi hành tại quận Bắc Từ Liêm — TP Hà Nội.

Trang 15

6 Những kết quả nghiên cứu đạt được.

Luận văn hoàn thành với những kết quả nghiên cứu đạt được cụ thé như

- Hệ thống lại chi tiết, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Bắc Từ Liêm — TP.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại quậnBắc Từ Liêm;

- Đưa các phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại quận Bắc Từ Liêm.

7 Kết cau của Luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn dé lý luận pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat dai.

Chương II: Thực tiễn xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat dai tại quận Bắc Từ Liêm.

Chương III: Giải pháp và phương hướng nâng cao hiệu lực về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại quận Bắc Từ Liêm.

Trang 16

CHUONG I:

MOT SO VAN DE LY LUAN PHAP LY VE XU PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC DAT DAI 1.1.Khái niệm, nội dung, cau thành xử phat vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất đai

1.1.1.Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai

Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tô chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không

phải là tội phạm va theo quy định của pháp luật phải bi xử phat vi phạm hành

chính Hoạt động này do các chủ thé có thâm quyên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và

các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính Từ định nghĩa chung về xử phạt vi phạm hành chính có thê hiểu: Xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyên tác động bat lợi lên các cá nhân, tổ chức có vi phạm pháp luật về đất dai mà

không phải là tội phạm và theo quy định cua pháp luật phải bị xứ phạt hành

chính thông qua các biện pháp được đảm bảo thực hiện bằng quyên lực Nhà

1.1.2.N6i dung xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực dat dai 1.1.2.1.Nguyén tắc xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai

Dựa trên nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính chung theo Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012”, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất đai cũng được áp dụng tương tự, cụ thể là:

? Xem: Điều 3 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012

Trang 17

- Nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn

kịp thời và phải bị xứ lý nghiêm minh, mọi hậu qua do vi phạm hành

chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật

Nguyên tắc này được thé hiện ở chỗ mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thâm quyền phải tích cực va chủ động trong hoạt

động thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ dé phát hiện kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Một khi đã phát hiện vi phạm thì phải tiễn

hành xử phạt một cách nhanh chóng, công minh và triệt dé, hậu quả phải được

khắc phục vì lợi ích của xã hội, bảo đảm lập lại trật tự quản lý đất đai đã bị

xâm phạm Phát hiện kip thời va xử phạt kiên quyết, triệt đề, nghiêm khắc các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng trong việc

thiết lập và duy trì trật tự quản lý nhà nước về đất đai, có tác dụng tích cực

trong giáo dục phòng ngừa và chống tái lập lại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, ding thẩm quyền, bảo dam công bang, đúng

quy định của pháp luật

Thứ nhất, việc xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được tiến hành nhanh chong Vi phạm hành chính thường được coi là hành vi có

tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt vi phạm

hành chính không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật Hơn nữa, khi xử phạt vi phạm hành chính, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh

hưởng đến quyên, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt.

Việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kip thời các tác động

tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai

10

Trang 18

thủ tục xử phạt vi phạm hành chính Trong thủ tục xử phạt không lập biên

bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thâm quyền

phát hiện hành vi vi phạm Trong thủ tục xử phạt có lập biên ban, thời han

ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung là 7 ngày; trong

trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tap thì thời hạn là 30 ngày ké từ ngày lập biên ban vi phạm hành chính Với thời hạn như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện nhanh chong vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định dé xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải

được tiến hành công khai, khách quan Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của

người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có

mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm; công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người

chứng kiến, lập biên bản về việc khám Công khai giúp cho việc kiểm soát

dé dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phat vi phạm hành chính, còn

khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

Thứ ba, việc xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải

đúng thâm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Xử phạt

vi phạm hành chính là hoạt động sử dụng quyên lực nhà nước để áp dụng các

biện pháp cưỡng chê đôi với người vi phạm nên chỉ người có thâm quyên mới

Trang 19

có quyền xử phạt vi phạm hành chính và chỉ được xử phạt trong giới hạn thâm quyền pháp luật quy định Thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thể hiện cu thé là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào Việc xử phạt đúng thâm quyền sẽ

tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi

phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn

cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.

- Nguyên tắc việc xử phat vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, doi tượng vi phạm va tình tiét giam nhe, tinh tiết tăng nặng

Bắt cứ hành vi vi phạm hành chính nào cũng có tính nguy hiểm cho xã

hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tùy thuộc vào nhiều yếu tô như bản

thân hành vi đó là hành vi vi phạm đó cụ thể như thế nào, mức độ nghiêm

trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm

trong điều kiện hoàn cảnh nào Vì vậy, để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ dé quyết định hình thức, mức

xử phạt.

- Nguyên tắc chỉ xử phat vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm

hành chính do pháp luật quy định;một hành vi vi phạm hành chính chi bị xử

phạt một lan;nhiéu người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thi

12

Trang 20

mỗi người vi phạm déu bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó;một người thực hiện nhiễu hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiễu lan thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Một hành vi vi phạm pháp luật nói chung đều có 2 dấu hiệu: dấu hiệu

nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội; dấu hiệu hình thức là

hành vi đó phải được pháp luật quy định đó là hành vi vi phạm pháp luật. Nguyên tắc nay thé hiện quan điểm là chỉ có co quan có thẩm quyền mới có quyên xác định một hành vi trái pháp luật liên quan đến đất đai nào đó có phải

là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay không và trong trường hợp

có hành vi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật

chưa quy định đó là hành vi vi phạm hành chính thì không ai có thê bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đó Trong trường hợp

pháp luật quy định một hành vi là vi phạm hành chính thì mỗi lần cá nhân, tô

chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi vi phạm hành

chính đã thực hiện được Nếu người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tô chức thực hiện nhiều vi phạm hành chính hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực

hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tô chức về từng hành vi họ vi

phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một vi phạm hành chính chỉ bị xử

phạt một lần.

- Nguyên tắc người có thẩm quyên xử phat có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính;cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyên tự mình hoặc thông

qua người đại điện hop pháp chứng mình mình không vi phạm hành chính Để xử phạt vi phạm hành chính về đất đai đối với cá nhân, tô chức thi người có thâm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đất đai trên thực tế Nếu không chứng minh được có vi phạm hành chính trên thực tế thì không thể xử phạt Có như vậy, người có thâm quyên mới có thê biêt được cân xử phạt ai va xử phạt như

Trang 21

thé nào dé tránh sai sót Mặc dù vậy, người có thâm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin họ có không rõ ràng, chính xác nên có thé dẫn đến kết luận sai va ra quyết định xử phat sai Dé bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của người bị xử phạt, Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đưa

ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính' Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của

người bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Nguyên tắc đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiễn đối với tổ chức bằng 02 lan mức phạt tiền đổi với cá nhân

Đây cũng là nguyên tắc mới được đưa vào trong Luật xử lí vi phạm

hành chính năm 2012 Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm có tat cả mọi

tình tiết ging nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phat cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên Nguyên tắc này đã được cụ thê hóa trong tất cả các nghị định quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thê và trong lĩnh vực đất

đai cũng không ngoại lệ.

1.1.2.2.Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thiết lập

đối với các cá nhân/tô chức có hành vi vi phạm hành chính trong sử dung đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai, bao gồm: Một

là, hộ gia đình, cộng đồng dân cu, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân); Hai là, tổ

chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( sau đây gọi chung là tổ chức)” Bên cạnh đó, cần lưu ý, theo quy định chung

3 Xem: điểm đ khoản | Điều 3 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012* Xem: Điều 2 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

14

Trang 22

của luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân được áp dụng quyền

ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước

ngoài và cơ quan đại diện của tô chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Phạm vi này áp dụng đối với người sử dụng đất và những người khác nếu có hành vi trái pháp luật trong sử dụng đất, xâm hại trực tiếp đến quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước, quyền sử dụng đất của người sử

dụng đất như: không sử dụng đất hoặc sử dụng dat không đúng mục đích, lắn

chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, hủy hoại đất tùy

vào tính chất mức độ của các hành vi vi phạm này thì sẽ bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, nếu vượt quá thì có thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là nhằm

xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhưng chưa tới mức

phải truy cứu trách nhiệm hình sự, góp phan tạo ra bài học dé ran đe, giáo dục người sử dụng đất nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai và phòng ngừa

tái phạm về sau.

1.1.2.3.Biện pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai (Khắc phục hậu quả)

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vốn là hàng loạt các

hoạt động bất lợi được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của quyền lực công Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng, để ngăn chặn kịp thời

không cho vi phạm của họ tái diễn, đảm bảo cho việc xử lí cũng như thi hành

quyết định xử lí sau này có hiệu quả, người có thâm quyền tùy từng trường

hợp cu thé do pháp luật quy định có thé áp dụng các biện pháp sau đây để

đảm bảo việc xử phạt: Tạm giữ người; Áp giải người; Tạm giữ tang vật,

Trang 23

phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám

người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấy tang vật, phương

tiện vi phạm hành chính; Quản lí người nước ngoai vi phạm pháp luật Việt

Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Giao cho gia đình, tổ chức quản lí người bi đề nghị áp dụng biện pháp xử lí hành chihs trong thời gian làm thủ

tục áp dụng biện pháp xử lí hành chính; Truy tìm đối tượng phải chấp hành

quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai

nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn."

Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi

phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thé bị áp dụng các biện

pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế

hành chính này không mang tính trừng phạt mang nhằm dé khắc phục những

hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã dé lại trên thực tế Các biện pháp này có thé gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban dau; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhằm lẫn; Buộc nộp lại SỐ lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.”

1.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Đề việc chấp hành pháp luật đất đai được nghiêm và đạt hiệu quả thì hệ thống pháp luật về lĩnh vực này cần được xây dựng và hoàn thiện nhằm tạo cơ

sở pháp lý thuận lợi cho quá trình tô chức triển khai trên thực tiễn Đáp ứng > Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2018 Trang

® Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2018 Trang

l6

Trang 24

yêu cầu đó, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã và đang thường xuyên rà soát, sửa đổi, b6 sung các văn bản quy phạm pháp luật và nổi bật phải kể đến việc ra đời các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đất đai năm 2013 cùng văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Tiếp đến, trong lĩnh vực xử lí hành chính là Luật xử

lí vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày

19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong lĩnh vực đặc thù là xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, trên cơ

sở các quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, lần lượt ra đời Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và mới đây nhất là Nghị

định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực đất đai, hiện là văn bản đang có hiệu lực hiện hành Như vậy, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từng

bước được xác lập đã tạo điều kiện thuận lợi do việc triển khai thực hiện trên

thực tế.

Xét riêng tại dia bàn quận Bắc Từ Liêm — TP Hà Nội, công tác thực thi

pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có nhiều

kết quả Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của minh, Ủy ban

nhân dân quận Bắc Từ Liêm đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong quản lí,

điều hành các cơ quan tham mưu, giup việc thiết lập, quản lí đất đai trên địa bàn quận, chỉ đạo hoặc trực tiếp tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa giới hành chính của quận.

Trang 25

1.3 Câu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

1.3.1.Vi phạm hành chính và cầu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong

đời sống xã hội Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội

phạm nhưng cũng là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ich

của Nhà nước, tập thé, cá nhân cũng như lợi ich chung của toàn thé cộng

đồng Dé xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt là xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội

phạm, tạo cơ sở cần thiết để quy định, xử lí cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra định nghĩa chính thức về vi phạm hành chính và phương diện lí luận cũng như thực tiễn,

định nghĩa vi phạm hành chính phải phản ánh được những dấu hiệu đặc trưng

thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này đồng thời cũng phải thé hiện được sự khác biệt giữa chúng với tội phạm.

Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp

lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, tiếp đến là Pháp lệnh xử lí

vi phạm hành chính năm 1995, 2002 Và khái quát những dấu hiệu thuộc về

bản chất của vi phạm hành chính, Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đã trực tiếp đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính: "Vi phạm hành chính là hành vi có lôi do cá nhân, tô chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xu phạt vi phạm hành chính “

Từ định nghĩa trên, có thê đưa ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành 7 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2018, trang

Š Xem: Khoản 1 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012.

18

Trang 26

vi do các cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cô ý hoặc vô ý trai với quy định của pháp luật đất đai, xâm phạm đến quyên đại diện chủ sở hữu đất dai của Nhà nước, chế độ sử dung các loại đất, cũng như xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất mà không phải là tội phạm và theo quy

định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay

không, cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yêu tố cau thành loại vi

phạm pháp luật này Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lí vi phạm

hành chính Tương tự như vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng được cầu thành bởi bốn yếu tố bao gom mat khach quan, chu thé, mat chu quan va khach thé.

- Mat khach quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi

phạm hành chính về đất đai là hành vi trái pháp luật đất đai Nói cách khác,

hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước về đất dai và được các văn bản pháp luật về đất đai ngăn cam Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi của cá nhân, tô chức có phải vi phạm hành chính về đất đai hay không cần phải có những căn cứ rõ ràng từ mặt khách quan của hành vi đó đã xâm phạm pháp luật đất đai và được quy định

là sẽ bị xử phạt hành chính.

- Mặt chủ quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chu quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là dấu hiệu lỗi của chủ thê vi phạm Lỗi này có thé được thé hiện dưới hình thức vô ý hoặc cố ý Cụ thé là khi thực hiện

hành vi vi phạm hành chính về đất đai, người thực hiện hành vi phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiến hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng

Trang 27

vẫn cố tình thực hiện (lỗi có ý) Ngoài lỗi là dau hiệu bắt buộc có trong mặt chủ quan của moi vi phạm hành chính, ở một số trường hợp cụ thé (vi phạm

hành chính trong lĩnh vực đất đai) có thể phải xác định thêm dấu hiệu mục

đích, cần xác định rõ hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay không” Và thường đối với các vi phạm trong lĩnh vực đất đai thì mục đích của các chủ thé vi phạm hau hết đều là lợi nhuận.

- Về chủ thé: Chủ thé thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của luật hành chính Cụ thể là: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư,

cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân); Tổ chức trong nước, tô chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức) ” Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể này cũng phải đáp ứng các điều kiện chung là người không mắc các

bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả

năng điều kiện hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định (người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cô ý và từ 16 tudi trở lên có thé là chủ thé của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp); Tổ chức là chủ thé của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có thê là: các cơ quan Nhà nước, các tô chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật

Việt Nam hoặc nước ngoài được Việt Nam công nhận.

- Về khách thé: Dau hiệu dé nhận biết một vi phạm hành chính có phải thuộc lĩnh vực đất đai hay không là xem xét khách thể của hành vi đó đã xâm

hại đến trật tự quản lí hành chính Nhà nước về đất đai, được pháp luật bảo vệ

và đảm bảo thực hiện băng các biện pháp cưỡng chê của Nhà nước.

? Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2018, trang

'° Xem: Điều 2 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

20

Trang 28

1.3.2 Hình thức và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được hiểu là các biện pháp chế tài cụ thể mà nhà nước áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đất đai Các chế tài này có thể là về vật chất hoặc tinh than hay bị hạn chế về các quyền pháp lý của chủ thé vi

phạm hành chính Các hình thức xử phạt vi phạm này bao gồm: - Các hình thức xử phạt chính như: Cảnh cáo; Phạt tiền.

- Hình thức xử phạt b6 sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tây xóa, sửa

chữa, làm sai lệch nội dung: giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; Tước quyén sử dụng giấy phép hoạt động dich vu tư vấn trong lĩnh vực đất

đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

Đối với mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tùy vào các hình thức xử phạt cụ thể, pháp luật quy định mức phạt tương ứng, nói đến mức phạt thì thường áp dụng khi hình thức phạt là phạt tiền, do hình thức cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nhỏ, lần đầu, có

tình tiết giảm nhẹ Đối với phạt tiền thì mức phạt được áp dụng theo quy

định tại Điều 6, Điều 8 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP và rõ nét hơn với

các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có mức phạt từ tối thiểu

đến tối đa được quy định tại Chương II của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP 1.3.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, ngoài bi xử phạt, chủ thé vi phạm có thé bi áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm góp phan khắc phục

các hậu quả đã xảy ra, thiết lập lại trật tự, hiện trạng đất đai như ban đầu trước khi có vi phạm, các biện pháp này gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình

'' Xem: Điều 5 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Trang 29

thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định; Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất; Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất

còn lại; Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; Buộc hoàn

thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định; Buộc chấm dứt hợp đồng

mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định; Buộc

sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; Buộc khôi phục lại tinh trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm; Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thắm quyên thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai

'? Xem thêm: Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

22

Trang 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi trái pháp luật của

chủ thê sử dụng đất được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến trật tự quản lí đất đai do Nhà nước đại diện quyền sở hữu, xâm phạm đến quyền

và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khác cũng như chế độ sử dụng các

loại đất được pháp luật bảo vệ Do đó, đòi hỏi phải có các hình thức xử phạt

đối với những hành vi này để kịp thời ngăn chặn cũng như tạo ra bài học răn

đe, giáo dục dé ngày một hạn chế, giảm thiểu các vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đất đai.

Vốn là một bộ phận của pháp luật đất đai, pháp luật hành chính và mang

tính liên ngành Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất

đai quy định cụ thé về thấm quyên, hình thức, mức xử phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong quản lí, sử dụng đất

Trên cơ sở lí luận và đúc rút qua thực tiễn thi hành, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã và đang luôn được nghiên cứu, đổi mới dé ngày càng tiến bộ, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đất nước nhằm đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất; Với những cơ hội và thách thức không nhỏ trong tương lai, khi mà giá trị của đất đai ngày một tăng cao thì pháp luật về xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong đất đai càng đóng vai trò quan trọng trong việc

ngăn chan vi phạm, duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động quan lí, sử dụng

đất đồng thời tạo ra tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật đất đai

của người sử dụng đât ở Việt Nam.

Trang 31

CHUONG II:

THUC TIEN XU PHAT

VI PHAM HANH CHINH TRONG LINH VUC DAT DAI TAI QUAN BAC TU LIEM

2.1 Thue tién vé xir phat vi pham hanh chinh trong linh vue dat dai 6

quận Bac Từ Liêm

2.1.1 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

2.1.1.1 Thém quyên xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất dai ở quận Bắc Từ Liêm

Đối với vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh

vực đất đai nói riêng, không phải chủ thé nào cũng có thâm quyền xử phạt mà cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thâm quyền xử phạt của người đứng đầu cơ quan hành chính, với quận Bắc Từ Liêm là đơn vị quản lí hành chính cấp huyện nên thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận (huyện) và Chủ tịch Uy ban nhân dân phường (xã) theo do":

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng: Tịch thu các giấy tờ đã bị tây xóa, sửa chữa,

làm sai lệch nội dung: giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; Áp dụng

biện pháp khắc phục hậu quả; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: Tịch thu các giấy tờ đã bị tây xóa, sửa chữa,

làm sai lệch nội dung: giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; Tước

quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có

'3 Xem: Khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

24

Trang 32

thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời

hạn; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, trong lĩnh vực quản lí đất đai, thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn được giao cho thanh tra chuyên ngành, cụ thê là Ý:

- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên

ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng: Tịch thu các giấy tờ đã bị tây xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dung đất; Áp dụng biện pháp khắc

phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi

- Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành dat đai do

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền: Phat cảnh cáo; Phat tiền đến 50.000.000 đồng; Tịch thu các giấy tờ đã bị tây xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung: giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn

trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn

trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

theo quy định

2.1.1.2.Ouy định về trình tự thủ tục xử phạt

Đối với vi phạm trong lĩnh vực đất đai mà theo quy định phải xử phạt

hành chính, sẽ bi áp dụng trình tự xử phạt như sau:

Bước 1 Phát hiện hành vi và lập biên ban vi phạm hành chính

'* Xem thêm: Điều 39 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Trang 33

- Người có thâm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành

chính, gồm:

+ Người có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính;

+ Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

+ Công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm

tra việc quản lý, sử dụng rừng được lập biên bản- vi phạm hành chính đối với

hành vi lan, chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

vào mục đích khác Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao

nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.

- Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử ly vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, cụ thé: Biên bản phải có đầy đủ các thông tin theo mẫu biên bản 01 của Nghị định 97/2017/NĐ-CP Biên bản gồm nhiều tờ thì phải ký từng tờ, nếu người vi phạm không ký thì phải có 2 người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền địa phương ký Nếu thuộc trường hợp được giải trình thì phải ghi cụ thể thời

gian giải trình cũng như người có thâm quyền giải quyết giải trình Biên bản

phải được giao cho người vi phạm 01 ban.

— Về xác định hành vi vi phạm: Người có thâm quyền phải xác định cụ thé hành vi vi pham cua ca nhân/tô chức là vi phạm điều, khoản nào của Nghị

định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp hành vi đó chưa được quy định trong Nghịđịnh 91/2019/NĐ-CP thì không lập biên ban vi phạm hành chính.

Khi đã xác định được hành vi vi phạm thì trong biên bản phải mô tả rõ

thời gian thực hiện hành vi, kết thúc hành vi là khi nào dé xác định thời hiệu,

26

Trang 34

thời hạn xử phạt vi phạm hành chính Đây là thông tin rất quan trọng dé người có thâm quyền xử phạt quyết định phạt tiền hay chỉ áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả khi đã hết thời hạn, thời hiệu xử phạt.

Bước 2 Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

— Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính nếu thuộc thẩm quyên thì người lập biên bản vi phạm hành chính ban hành quyết định xử phạt vi phạm

hành chính, nếu vượt thẩm quyên thì phải chuyển ngay hồ sơ tới người có

thâm quyền để xử phat.

Việc xác định thâm quyền xử phạt căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt và biện pháp phạt bổ sung, biện pháp buộc khắc phục hậu quả dé xác

định Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi lẫn, chiếm đất chưa sử dụng với diện tích 0,4 ha, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì: Phat tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lần, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta Với trường hợp này phải căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt dé xác định thâm quyên Ở đây khung tối da là

15 triệu nên không thuộc thâm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

mà thuộc thâm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

— Thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai là 07 ngày, đối với trường hợp phức tạp thì 30 ngày, đối với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì tối đa 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản

vi phạm hành chính Đối với những trường hợp mức phạt từ 15 triệu đồng trở

lên đối với cá nhân và 30 triệu đồng trở lên đối với tổ chức thì phải dé hết thời gian giải trình (2 ngày đối với giải trình trực tiếp, 5 ngày đối với giải trình băng văn bản) mới được ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đối với những trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt (hết 2 năm) hoặc quá thời

hạn xử phạt (quá 7 ngày hoặc 30 ngày hoặc 60 ngày tùy từng trường hợp) thì

không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà ban hành quyết

định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng

Trang 35

biện pháp buộc khắc phục hậu quả nếu hành vi đó Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định tịch thu, buộc khắc phục hậu quả.

— Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện

pháp buộc khắc phục hậu quả thực hiện theo mẫu của Nghị định

97/2017/NĐ-CP sửa đồi, bố sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-97/2017/NĐ-CP.

— Sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không xử phạt thì phải gửi cho cá

nhân/tô chức vi phạm trong thời hạn 02 ngày làm việc Việc gửi quyết định trực tiếp cho người vi phạm phải có biên bản ký nhận, có xác nhận của người

chứng kiến hoặc đại diện chính quyền địa phương Nếu gửi qua đường bưu điện thì phải gửi băng hình thức thư đảm bảo, nội dung gửi phải ghi rõ quyết

định, nếu người vi phạm không nhận thì gửi 3 lần.

Bước 3 Thi hành quyết định xử phạt

— Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành quyết định phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc dé cá nhân, tổ chức chấp hành việc nộp tiền

phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

— Trường hợp quá thời gian ghi trong quyết định mà cá nhân không chấp hành nộp tiền phạt cũng như các biện pháp buộc khắc phục hậu quả thì cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành quyết định tiến hành xác minh các thông tin về thu nhập, tiền lương, tài khoản của người vi phạm để tham mưu quyết định cưỡng chế thu tiền phạt cũng như tham mưu cưỡng chế thi hành biện pháp buộc khắc phục hậu quả Trường hợp nếu chưa có điều kiện thi hành cưỡng chế thu tiền phạt thì cần tham mưu cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trước, còn tiền phạt sẽ tiếp tục xác minh dé cưỡng chế sau nhằm kịp

thời cham dứt, khắc phục hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất dai.

— Biéu mẫu quyết định cưỡng chế thực hiện theo mẫu của Nghị định

28

Trang 36

Bước 4 Tổ chức cưỡng chế

Sau khi ban hành quyết định cưỡng chế thu tiền phạt, cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả thì phải gửi ngay cho cá nhân, tô chức vi phạm để thi hành Nếu quá thời hạn tự nguyện thi hành theo quyết định cưỡng chế mà họ không thi hành thì tổ chức cưỡng chế thu tiền phạt, cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

vi phạm hành chính.

Trước khi t6 chức cưỡng chế thì người có thâm quyên cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ xử phạt để đảm bảo việc lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế là đúng thâm quyên, trình tự, thủ tục; nếu qua rà

soát có thiếu sót thì cần phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho đảm bảo Can có thông báo thời gian tổ chức thực hiện cưỡng chế cho người bị cưỡng chế

biết Xây dựng phương án, kế hoạch cưỡng chế dé phân công nhiệm vụ cụ thé

cho từng thành viên tham gia cũng như dự trù các tình huống có thé xảy ra dé

có phương án xử lý kip thời.

2.1.2.Quy định về hình thức xử phạt

Ngày 19/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Nghị định gồm 04 Chương, 44 Điều quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai Nghị định quy định về thời hiệu xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2020, thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i

khoản 6 Điều 57 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm

Trang 37

2017 của Chính phủ./.

Theo đó, Nghị định quy định hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo, phạt tiền; các hình thức xử phạt bổ sung (như tịch thu các giấy tờ đã bị tay

xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư van trong lĩnh vực dat đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dich vụ tư van trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng); đồng thời Nghị định quy

định 16 biện pháp khắc phục hậu quả.

Nghị định cũng quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức,

mức xử phạt tương ứng Theo đó, quy định xử phạt đối với 29 hành vi: (1) Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai; (2) Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai; (3) Sử

dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất

vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai; (4) Sử

dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ

quan nhà nước có thâm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai; (5) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường

hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định; (6) Lan, chiếm đất; (7) Hủy hoại đất; (8) Gây can trở hoặc thiệt hại cho việc sử dung đất của người khác; (9) Không đăng ký dat dai; (10) Chuyển quyên, cho thuê, thé chấp bang

quyền sử dung đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai; (11) Chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lai, thé chấp đối với

30

Trang 38

đất không thuộc trường hợp được chuyên quyền, cho thuê, thé chấp theo quy định của Luật đất đai; (12) Người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, dé cho thuê lại đất, nhưng đã cho thuê lại đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần ké từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực; (13) Chuyển nhượng quyền sử dụng dat dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; (14) Chuyển nhượng quyền sử

dụng đất gan với chuyển nhượng một phan hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 42 và Điều 42a của Nghị định số

43/2014/NĐ-CP được sửa đôi, bỗ sung tại khoản 26 Điều 2 của Nghị định SỐ 01/2017/NĐ-CP: (15) Bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho

thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều

189 của Luật đất đai; (16) Cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 38a của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bố sung tại khoản 24 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; (17) Chuyên nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện của hộ gia đình, cá nhân mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 192 của Luật đất đai; (18) Nhận chuyên nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện quy định tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật dat đai; (19) Chuyển quyền và nhận chuyển quyền đối với cơ sở tôn giáo không đúng quy định của Luật Đất đai; (20) Nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp dé thực hiện dự án dau tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp ma không đủ điều kiện quy định tại Điều 193 của Luật đất dai; (21) Nhận chuyền quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 130 của Luật

Đất đai và Điều 44 của Nghi định số 43/2014/NĐ-CP; (22) Nhận chuyển

quyền sử dụng đất, thuê đất không đúng quy định tại các Điều 153 và Điều 169 của Luật đất đai và Điều 39 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; (23)

Trang 39

Không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không day đủ giấy tờ dé làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản; (24) Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời

hạn 24 tháng liên tục; (25) Không làm thủ tục chuyên sang thuê đất đối với

trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật đất đai; (26) Vi phạm quy

định về quản ly chỉ giới sử dung đất, mốc địa giới hành chính; (27) Vi phạm

quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất; (28) Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ dé giải quyết tranh chấp đất đai; (29) Vi phạm điều kiện về hoạt động dich

vụ trong lĩnh vực đất đai.

2.1.3 Thong kê các vụ việc và kết quả xử phạt vi phạm hành chính tại quận

Bắc Từ Liêm

Quận Bắc Từ Liêm là địa bàn đang trong quá trình đô thị hóa nên nhu cầu sử dụng, chuyển nhượng đất diễn ra rất sôi động Hiện nay, quận Bắc Từ

Liêm đang triển khai công tác lập Quy hoạch sử dụng đất năm 2030 và Kế

hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 của quận Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo nhu cầu sử dụng đất của các phường cho mục đích công cộng, văn hoá - xã hội và các nhu cầu sử dụng đất; phương án quy hoạch sử dụng đất của quận đã được gắn kết với các quy hoạch sử dụng đất của từng khu vực được phê duyệt Bên cạnh những chuyền biến tích cực như vậy, do là dia bàn được chia tách từ 01 huyện lớn của thành phó Hà Nội, giá trị đất đai không ngừng gia tăng, kéo theo đó là các vi phạm pháp luật đất đai về sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà trái phép lan chiếm đất

công trong khu dân cư, hồ ao, một số xã trước khi thành phường còn giao đất

trái thâm quyền cho các hộ trên đất công, đất nông nghiệp cho các công dân tại các khu tập thể Trước thực trạng đó, việc xử phạt và kết quả đạt được

32

Ngày đăng: 07/04/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN