1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An - thành phố Hải Phòng

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em Trong Gia Đình Sau Li Hôn Tại Quận Kiến An - Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Tạ Thị Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hải
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 386,16 KB

Nội dung

Kharchep trong “Hôn nhân và gia đình” Trong một nghiên cứu tâm lí học vào năm 2002 của bà Mavis Hetherington và sinh viên Anne Mitchell Elmore trường đại học Virginia về việc: “Lấy lại t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TẠ THỊ NGÂN - C00732 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH SAU

LI HÔN TẠI QUẬN KIẾN AN -THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Thị Hải

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi sinh con ra cha mẹ nào cũng mong cho con mình có một cuộc sống hạnh phúc, bình an, muốn con mình có thể vươn lên đầy sức sống dưới sự chăm sóc, yêu thương của cha của mẹ Thế nhưng, điều mong ước đó lại bị chính bản thân người cha, người mẹ phá vỡ vì một lý do của cá nhân hai người và kết quả của hành động đó lại để lại một vết thương rất sâu trong lòng những đứa con mà mình yêu thương Khi bố mẹ li dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người Dù ở vào lứa tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm, hỏi han Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ

là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái

Không chỉ đơn thuần là người chồng hoặc vợ dọn ra khỏi ngôi nhà chung mà cảm giác an toàn, vỗ về, yêu thương cũng rủ nhau dọn ra khỏi cõi lòng đang yên bình của các con Với nhiều gia đình, sự kiện li hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng Gia đình và trẻ em là đối tượng thường trực của Công tác xã hội Công tác xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong việc uốn nắn những lệch chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ Gia đình là cơ sở để khôi phục những mất

mát các chức năng xã hội của trẻ, nhất là trẻ trong các gia đình li hôn

Tại Hải Phòng hiện nay tính tới thời điểm hiện tại, theo báo cáo mới nhất của Sở Lao động - Lao động thương binh và Xã hội thành phố về tình hình trẻ em sống trong gia đình sau li hôn chiếm 11% trên tổng số trẻ em trên địa bàn thành phố, chiếm 0.3% trên tống số trẻ em của quận Kiến An Trong những năm qua, công tác chăm lo cho trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách và nguồn lực ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp đã được triển khai thực hiện đồng bộ; thể hiện qua các chương trình, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội giai đoạn và hằng năm của thành phố cũng như của quận Kiến An (Báo cáo của Sở

LĐTBXH Hải Phòng 2017)

Cơ sở vật chất cho giáo dục hoà nhập cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư Hầu hết các nhà trường chưa có các phòng hỗ trợ, can thiệp hỗ trợ giáo dục hòa nhập dành riêng cho trẻ em trong gia đình sau li hôn Trong khi đó mong muốn hòa nhập cộng đồng của các em ngày càng cao

Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội, đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” sẽ góp phần nhỏ bé trong việc mô tả thực trạng cuộc sống

Trang 3

của trẻ em trong các gia đình rơi vào hoàn cảnh li hôn và vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực trạng về những khó khăn của trẻ em trong những gia đình sau li hôn, nguyên nhân, hệ quả và những vấn đề đặt ra hiện nay Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn Từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp hỗ trợ giúp trẻ em có cuộc sống ổn định, hạnh phúc sau khi cha mẹ li hôn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận và thực trạng những khó khăn của trẻ em trong những gia đình sau li hôn

- Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn

- Đề xuất một số biện pháp can thiệp hỗ trợ giúp trẻ em có cuộc sống hạnh phúc sau khi cha

mẹ li hôn

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu trên thế giới

Goode, William J trong “Force and Violence in the Family” “Sức mạnh và bạo lực trong gia đình” (1971) đã đưa ra một số chuẩn mực để xác định gia đình dựa trên các mối quan hệ bên trong

gia đình (Goode, William J trong “Force and Violence in the Family” “Sức mạnh và bạo lực

trong gia đình” (1971))

Tác giả A.G Kharchep trong “Hôn nhân và gia đình” cũng đã coi “gia đình là một hệ thống

cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái” Bà E.K Vaixilieva và bà N.A Maliarova đã nghiên cứu và đề cập nhiều đến lối sống gia đình Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến lối sống gia đình cho phép hiểu được mối tương quan của sự hoạt động của các thành viên

trong gia đình, lối sống gia đình cũng gắn liền với lối sống cá nhân (A.G Kharchep trong “Hôn

nhân và gia đình”)

Trong một nghiên cứu tâm lí học vào năm 2002 của bà Mavis Hetherington và sinh viên

Anne Mitchell Elmore trường đại học Virginia về việc: “Lấy lại thăng bằng cho trẻ khi bố mẹ li

hôn” thì nhiều trẻ em đã trải qua những tác động tiêu cực ngắn hạn của việc li hôn như sự lo lắng,

giận dữ, những cơn sốc và hình thành trong chúng sự mất niềm tin vào mọi thứ Những may mắn là những triệu chứng này sẽ dần mờ nhạt đi hoặc biến mất trong những năm sau đó, chỉ một phần nhỏ

trẻ em cần thời gian lâu hơn để quên đi tất cả (Mavis Hetherington và Anne Mitchell Elmore nghiên

cứu:“Lấy lại thăng bằng cho trẻ khi bố mẹ li hôn”)

Các nghiên cứu của các tác giả ở trên tập trung nhiều vào những vấn đề khả năng thích ứng, khả năng lấy lại sự thăng bằng, những tổn thương mà đứa trẻ phải chịu đựng khi cha mẹ li hôn

Trang 4

Những nghiên cứu ở trên cũng khái quát được những khía cạnh tổn thương mà đứa trẻ phải chịu đựng khi sống trong gia đình có cha mẹ li hôn

3.2 Nghiên cứu trong nước

Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề trẻ em sống trong gia đình li hôn:

Theo số liệu thống kê hôn nhân gia đình hàng năm của Tòa án Nhân dân tối cao, và đặc biệt

là hồ sơ li hôn của những người li hôn từ 2000-2009 của hai quận huyện đồng bằng sông Hồng (tổng cộng 2033 trường hợp, trong đó, có 499 cặp li hôn ở một huyện nông thôn tỉnh Hà Nam, và

1534 cặp li hôn của một quận nội thành Hà Nội) và kết quả nghiên cứu trường hợp những cặp li hôn, bài viết phân tích thực trạng phân chia tài sản, phân chia con cái chưa trưởng thành và mối quan hệ cha mẹ - con cái sau li hôn Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm bảo đảm quyền và phúc lợi của cá nhân, nhất là phụ nữ, sau li hôn Hai phương pháp phân tích dữ liệu định lượng được sử dụng là mô tả và hồi quy đa biến Kiểm định chi bình phương (Chi-square) được tiến hành để kiểm tra liệu có sự khác biệt thực giữa các số liệu hay không Ở mô hình hồi quy

đa biến, biến phụ thuộc là: khả năng phân chia con cái ở cùng ai sau li hôn, con cái sống với ai sau khi li hôn và phân chia nhà ở sau li hôn Các biến số độc lập và các yếu tố xã hội được lựa chọn dựa vào tính sẵn có của dữ liệu, và chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm trước đó về các yếu tố quyết

định tới việc li hôn trên thế giới cũng như các đặc điểm văn hóa, xã hội của Việt Nam (Thống kê

của Tòa Án Nhân dân tối cao năm 2000-2009)

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng trong nghiên cứu “Đời sống tâm lí của trẻ sau khi cha

mẹ li hôn” có kết luận rằng: Bằng chứng là những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học gần đây

ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý mại dâm đều đưa ra những kết luận khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều có bố

mẹ li hôn, li thân hoặc giữa bố mẹ có quá nhiều xung đột (Tạp chí TLH số 2/2003 của tác giả

Nguyễn Thị Minh Hằng)

Trong nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng khái quát lên những con số số và những

hệ luỵ, tổn thương mà trẻ sống trong gia đình li hôn phải chịu đựng Các tác giả cũng khái quát những tổn thương chia theo độ tuổi Trên những nghiên cứu đó, chúng tôi cũng lấy làm cơ sở để hỗ trợ một phần trong quá trình nghiên cứu đề tài khi làm công tác xã hội cá nhân với trẻ cũng phải chú

ý đến độ tuổi để tìm hiểu những tổn thương mà trẻ phải chịu đựng Từ đó có những biện pháp hỗ trợ trẻ

4 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu này khẳng định vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em trong những gia đình sau li hôn Ngoài ra nghiên cứu cũng điểm luận được những khái niệm cơ bản và tổng quan nghiên cứu về công tác xã hội với trẻ em trong những gian đình sau li hôn, đưa ra lí thuyết can thiệp

Trang 5

và các tiếp cận trong nghiên cứu cũng như áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ cho trẻ em trong gia đình sau li hôn

4.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu này mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ cho rất nhiều trẻ trong xã

hội gặp khó khăn khi cha mẹ li hôn Mong muốn áp dụng công tác xã hội để trẻ em sống trong gia đình sau li hôn luôn được hạnh phúc, vui vẻ và được sống cuộc sống bình thường như bao nhiêu đứa trẻ khác

5 Đóng góp mới của luận văn:

Đề tài công tác xã hội với trẻ em sống trong gia đình sau li hôn còn chưa được nhiều người nghiên cứu Nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ trong hệ thống các vấn đề can thiệp cho trẻ của ngành công tác xã hội

6 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

7 Khách thể nghiên cứu

- Phỏng vấn 2 người: bố, mẹ đẻ của trẻ; 08 người: 01 bà ngoại; 03 bạn, 01 cô giáo, 03 cán bộ địa phương (Lãnh đạo địa phương, Lao động-TBXH, Tư pháp)

- Tiến hành can thiệp 01 trẻ em có hoàn cảnh bố mẹ li hôn

8 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng trẻ em trong gia đình sau li hôn hiện nay như thế nào?

- Vai trò của nhân viên công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn hiện nay ra sao?

- Những giải pháp hữu ích nào trong việc hỗ trợ cho trẻ sống trong gia đình sau li hôn cảm

thấy hạnh phúc, vui vẻ, bình an như cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác?

9 Giả thuyết nghiên cứu

- Trẻ em trong những gia đình sau li hôn gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý và các mối quan

hệ xung quanh Vai trò của nhân viên công tác xã hội là rất quan trọng trong việc giúp đỡ hỗ trợ trẻ

và cha mẹ trẻ thích ứng sau khi li hôn Do vậy vai trò của CTXH là hết sức cần thiết trong việc hỗ trợ cho trẻ sau khi gia đình li hôn

10 Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian)

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu việc áp dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em trong gia đình sau li hôn

- Không gian nghiên cứu: quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

- Thời gian dự kiến nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2018

Trang 6

11 Phương pháp nghiên cứu

11.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này được sử dụng trong luận văn khi thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề trẻ em, li hôn, trẻ sống trong gia đình li hôn, công tác xã hội hỗ trợ cho trẻ sống trong gia đình li hôn Sử dụng phương pháp này để phân tích các tài liệu trên các báo cáo, các công trình nghiên cứu, các sách, tạp chí để tổng hợp thành một bức tranh chung về tổng quan nghiên cứu của đề tài cũng như những khái niệm công cụ, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu được áp dụng vào đề tài nghiên cứu

Phương pháp này được áp dụng để nhằm tìm kiếm những thông tin sâu, rộng hơn ở nhóm

tham gia nghiên cứu về việc hỗ trợ cho trẻ sống trong gia đình li hôn

11.4 Phương pháp can thiệp công tác xã hội

Luận văn áp dụng CTXH cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ em sống trong gia đình li hôn tại phương Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

Tác giả vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân 7 bước vào trong quá trình can thiệp cho thân chủ là trẻ có bố mẹ li hôn Cụ thể:

Bước 1: Tiếp cận thân chủ

Bước 2: Nhận diện vấn đề

Bước 3: Thu thập thông tin

Bước 4: Lập kế hoạch can thiệp

Bước 5: Tiến hành can thiệp

Bước 6: Lượng giá

Bước 7: Kết thúc

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÍ THUYẾT ÁP DỤNG

1 Khái niệm nghiên cứu

1.1 Khái niệm Công tác xã hội

1.2 Khái niệm Công tác xã hội cá nhân

1.3 Khái niệm gia đình

3 Hướng tiếp cận nghiên cứu:

4 Các lý thuyết áp dụng trong luận văn

4.1 Thuyết nhận thức – hành vi (behavioral cognitive therapy)

4.2 Thuyết hệ thống sinh thái

5 Chính sách, pháp luật của nhà nước

- TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 chúng tôi đã điểm luận những nghiên cứu trong và ngoài nước để đưa ra những khái niệm công cụ trong đề tài nghiên cứu như: khái niệm công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, trẻ em, gia đình, Khái niệm công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn Trên những khái niệm công cụ chúng tôi đã vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi và hệ thống sinh thái để làm rõ hơn hướng nghiên cứu của đề tài Đây cũng là cơ sở nền tảng cho kế hoạch nghiên cứu tiếp theo được thể hiện kết quả trong chương 2 và chương 3

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ

TRONG GIA ĐÌNH SAU LI HÔN

1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

2 Thực trạng các gia đình li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải phòng

2.1 Thực trạng số lượng trẻ sống trong gia đình li hôn quận Kiến An

Năm 2015 Tòa án nhân dân quận Kiến An thụ lý và giải quyết 21 vụ Năm 2017 Tòa án nhân dân quận Kiến An thụ lý và giải quyết 31 vụ, tăng 10 vụ so với năm 2015 Đặc biệt năm 2018 vừa qua Tòa án nhân dân quận Kiến An đã thụ lý số vụ án li hôn với lượng án thật cao hơn rất nhiều những năm trước với 63 vụ, việc khiến cho công việc của những Thẩm phán chủ yếu là giải quyết việc li hôn giữa các đương sự, đây thực sự là những con số đáng báo động hiện nay đối với toàn xã hội Điều này dẫn đến việc những đứa trẻ sống trong gia đình sau li hôn sẽ tăng theo tỉ lệ thuận

Theo báo cáo thống kê từ năm 2013 đến 2018, quận Kiến An có 21.092 trẻ em trong đó trẻ

em sống trong gia đình li hôn 92 trẻ Tổng số hộ gia đình 27.876 hộ, thì có 386 gia đình li hôn

2.2 Những khó khăn của trẻ em sống trong gia đình sau li hôn tại địa phương

2.2.1 Sự phát triển sinh lý

2.2.2 Sự phát triển về mặt xã hội

2.2.3 Hoạt động học tập

2.2.4 Hoạt động giao tiếp

2.3 Những biểu hiện của trẻ sau khi bố mẹ li hôn

Thực trạng sau khi cha mẹ li hôn, trẻ thường có những biểu hiện đặc biệt cần phải quan tâm

và chú ý

2.3.1 Trẻ ở với các thành viên trong gia đình sau khi li hôn

Bảng số 1: Số Trẻ ở với các thành viên sau khi bố mẹ li hôn

Trẻ em sống với ai Tần suất Tỉ lệ %

Theo chia sẻ của chị T.L.A (35 tuổi): “Vì cuộc sống bất đồng quan điểm, chúng tôi không

có tiếng nói chung, sự tôn trong nhau không con, chúng tôi quyết định chia tay Tôi rất buồn và rất

lo lắng cho con Tôi lo lắng cháu bị tổn thương Khi chia tay tôi không cần gì chỉ cần được quyền

Trang 9

nuôi cháu, đó là điều tôi yên tâm nhất khi toà giải quyết cho tôi nuôi cháu Ít nhất, ở bên cháu tôi sẽ

cố gắng để cháu cảm thấy bình yên nhất và hạn chế sự tổn thương do người lớn tạo ra” (PVS: TLA)

2.3.2 Thực trang chăm sóc thể chất của trẻ sau khi bố mẹ li hôn

Bảng 2: Chế độ ăn uống của trẻ sau khi cha mẹ li hôn

Tần suất Tỷ lệ %

Theo chia sẻ của cháu L.Đ.H 9 tuổi: “bố mẹ cháu chia tay và đi làm ở Miền Nam, cháu ở với ông

bà ngoại, nhà ông bà không có điều kiện, cháu không được ăn nhiều, nhiều khi cháu nhịn đói đi ngủ Cháu chỉ mong bố mẹ cháu nhớ cháu, gọi cho cháu để cháu đỡ nhớ, hoặc bố mẹ cháu về đón cháu thì tốt hơn, nhưng chắc không được vì bố mẹ cháu đi làm xa mà ít về, cháu cảm thấy rất khó, không biết phải làm thế nào”

2.3.3 Các quyền học tập của trẻ sau khi cha mẹ li hôn

Bảng 3: Vấn đề học tập và quyền lợi của trẻ sau khi cha mẹ li hôn

2.3.4 Vấn đề tâm lí trẻ gặp phải khi cha mẹ li hôn

Bảng 4: Trạng thái tinh thần và quan hệ xã hội của các em khi bố mẹ li hôn

Tâm trạng của các em Tần suất Tỉ lệ %

Chia sẻ của em N.K.B.C 12 tuổi: “Cháu chứng kiến bố mẹ cháu thường xuyên cãi nhau, họ cãi

nhau trong bữa ăn, trong làm việc nhà, họ còn có khi cãi nhau to đến nỗi hàng xóm phải can ngăn

Có những khi bố chẳng bình tĩnh bố đánh mẹ, mẹ lại nói lại, bố đánh nhiều hơn… cháu không can

Trang 10

ngăn được Giờ bố mẹ cháu chia tay rồi, cháu ở với mẹ những cháu thật sự buồn và chán nản, các bạn có bố mẹ ở bên, còn cháu thì không có điều đó Cháu thấy mình như bị bỏ rơi bởi mẹ cũng có cuộc sống của mẹ mặc dù mẹ không lấy chồng và bố giờ cũng có gia đình mới, bố có vợ có hai em rồi cô ạ”

2.4 Những giải pháp hỗ trợ cho trẻ em sống trong gia đình khi bố mẹ li hôn

2.4.1 Về phía cha mẹ

Cha mẹ nên chú ý những điểm sau khi quyết định li hôn

- Trẻ con cũng cần được biết về vấn đề hiện tại

- Không nên chia sẻ quá chi tiết

- Tuyệt đối tránh bạo lực, cãi vã trong nhà

- Cha mẹ phải tìm hiểu việc li hôn tác động lên chúng như thế nào?

- Đừng để trẻ con đóng vai trò người lo lắng cho cha mẹ chúng

- Chuẩn bị tinh thần hỗ trợ con cái

- Nói chuyện thường xuyên hơn

- Đừng bao giờ nói xấu về nửa kia của mình trước mặt con cái

2.4.2 Về phía các cơ quan, tổ chức xã hội

3 Vai trò của Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ sau li hôn

3.1 Vai trò tư vấn, tham vấn tâm lí

3.2 Vai trò hỗ trợ tuyên truyền

3.3 Vai trò tìm kiếm nguồn lực

3.4 Vai trò kết nối tới các cơ quan ban ngành

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua chương 2 chúng tôi đã trình bày sơ lược địa bàn nghiên cứu và thực trạng các gia đình li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải phòng đồng thời nêu lên những khó khăn của trẻ em sống trong gia đình sau li hôn tại địa phương và các giải pháp can thiệp Nhân viên CTXH bằng những kinh nghiệm kiến thức kết hợp với các kỹ năng như kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe tích cực,

kỹ năng vãng gia, kỹ năng tham vấn, kỹ năng đặt câu hỏi mà nhân viên CTXH đã giúp thân chủ bộc lộ được cảm xúc suy nghĩ và thu thập được những thông tin cần thiết từ thân chủ, bạn bè, gia đình của thân chủ, để từ đó đưa ra được mô hình can thiệp phù hợp với vấn đề thân chủ đang gặp phải đồng thời nhận diện được những nguồn lực trong quá trình trị liệu

Tuy nhiên, những hoạt động hỗ trợ ở địa phương vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp cao, cần xây dựng những hoạt động hỗ trợ chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

Trang 11

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ

CHO TRẺ SỐNG TRONG GIA ĐÌNH SAU LI HÔN

1 Lí do chọn thân chủ

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu công tác xã hội cá nhân về trẻ trong gia đình sau

li hôn Trên địa bàn tại quận Kiến An sau khi tiến hành phỏng vấn sâu 20 thân chủ cho Luận văn của mình, tôi có tiếp xúc với em Nguyễn Minh P Khi được trò chuyện với em và gia đình em tôi tiến hành can thiệp cá nhân đối với trường hợp điển hình này

Nguyễn Minh P, bé gái, sinh ngày 6/8/2005, em là con gái duy nhất của vợ chồng anh Nguyễn Văn A và chị Đỗ Thị G trú quán tại phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Anh A và chị G cùng là công nhân may mặc, kết hôn với nhau năm 2002 và sinh bé P năm

2005 Hai vợ chồng anh chị đều là người nông thôn quê Thái Bình ra đây làm ăn sinh sống Sau khi sinh bé P cuộc sống gia đình gặp khó khăn hơn vì chị G ở nhà nuôi con nhỏ, anh A làm công nhân lương không đủ nuôi cả nhà Khi bé G được 03 tuổi chị G đi làm lại, nhưng kinh tế gia đình vẫn không được cải thiện Vậy nên năm 2012 anh A quyết định đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan với

hi vọng kinh tế cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện, vợ con sẽ bớt vất vả Năm 2015 anh A đi lao động xuất khẩu tại Đài Loan 03 năm khi trở về, anh A trở về với số tiền lớn trong tay, những tưởng cuộc sống hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình nhỏ của anh chị Nhưng không ngờ, anh A trở

về cùng với người tình mình, họ đã sống với nhau ở Đài Loan 02 năm mà chị G không hề hay biết Anh A mở của hàng nội thất để làm ăn và chia tay chị G để kết hôn với người phụ nữa đó Chị G là một người phụ nữ hiền lành, thật thà, chất phác, khi biết chống mình trở mặt chị không thể chịu được cú sốc tinh thần lớn đến vậy, sau nhiều lần cãi vã, nhiều lần nói chuyện chị rất đau khổ khi biết người chồng đã thay lòng đổi dạ, cuộc hôn nhân này chị không thể cứu vãn được nữa Chị G và

bé P ở lại căn nhà nhỏ 30m2 trước đây vợ chồng anh chị ở, công việc của chị rất vất vả, đi sớm về muộn nên chị đón mẹ đẻ lên ở cũng tiện chăm sóc cho bé P khi chị đi làm Bà ngoại của P không có lương hưu, lên đây ở với mẹ con chị bà mở quán nước để kiếm thêm thu nhập với con cháu Bé P là

cô bé khá nhút nhát, hiền lành, ít nói, không tự tin về bản thân, sống khép mình Ngoài giờ học trên lớp dường như em luôn thu mình trong cái “vỏ ốc” không giao tiếp, vui chơi với bạn bè, hàng xóm

Mẹ và bà ngoại rất lo lắng cho em, muốn em được hòa nhập với mọi người, được sống như những đứa trẻ cùng trang lứa vui vẻ, hạnh phúc và bản thân em cũng mong muốn mình như vậy Biết được mong muốn của thân chủ và gia đình với vai trò là nhân viên công tác xã hội tôi có kế hoạch để can thiệp đối với thân chủ của mình

Trang 12

2 Sơ lược về thân chủ

- Lý do chọn thân chủ, giới thiệu thân chủ (hoàn cảnh, tiềm năng):

Họ và tên: Nguyễn Minh P Giới tính: Nữ Tôn giáo: Không

- Mẹ làm công nhân, mưu sinh kiếm sống

Tiềm năng thân chủ:

Em chịu nhiều tổn thương về tinh thần từ

nhỏ sống xa bố, khi bố trở về thì ruồng bỏ mẹ con

Sợ sự kì thị của xã hội Không có bạn bè Tâm lý buồn chán

- Nhu cầu của thân chủ: được sống hạnh phúc vui vẻ

- Những mong muốn của thân chủ: được tình yêu thương của cả bố và mẹ

2.Tiến trình thực hành Công tác xã hội

Nhân viên CTXH tiếp cận và tiến trình thực hành CTXH cá nhân bao gồm các bước của hoạt động do nhân viên công tác xã hội và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề, gồm 7 bước Đây là bước chuyển tiếp theo thứ tự tuy nhiên trong quá trình giúp đỡ đối tượng không nhất thiết phải tuân theo

7 bước mà rút ngắn lại tùy vào vấn đề thân chủ Gồm những nội dung chính sau:

Bước 1: Tiếp cận thân chủ

Ở trong bước này, sau khi được phỏng vấn sâu qua 20 thân chủ và được liên hệ với cộng tác viên khu phố về gia đình và vấn đề của em P đang găp phải, công việc đầu tiên là nhân viên công tác xã hội tiến hành hoạt động vãng gia, gặp gỡ ban đầu và trao đổi những vấn đề liên quan đến thân chủ

* Mục đích: Tạo mối quan hệ với gia đình và thân chủ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình trợ giúp (Tạo mối quan hệ với gia đình vì để gia đình thấy được khả năng thực hiện của nhân viên CTXH)

Ngày đăng: 02/02/2024, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w