Truyền thống giáo dục gia đình và truyền thống gián:tuục:của Jan eon en 08g400016088 25

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục chính trị: Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội" (Trang 29 - 63)

Sự thành đạt của một con người bao giờ cũng gắn bó với nhiều yếu tố . Các yếu tố truyền thống và đương dai là cơ sở nền tang tạo nên sự kì diệu trong tư tưởng và sự nghiệp của một vĩ nhân, trong đó gia đình là một nhân tố ảnh

Pu eẶ. .ẹWỢ7N g Ặ.Ặ.Ặ.ẶỢ ence y..c.c.. gggg.gggggggđ...g...Gg..ỢgẠỢ...AAỢỢ.NN.,

SVTH : Nguyễn Thị Vui 25

NHDKH : TS Lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

hưởng sdu side nhất, Bởi vì gia đình không chỉ là nơi sinh thành mà còn là môi

trường trưởng thành của mỗi con người. Hồ Chi Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống giáo dục lâu đời, coi trọng đạo lí làm người và giáo dục con

cái. Trong đó nét nổi bật là tình thương yêu giữa các thành viên với nhau, giữa bố vợ và con rể; giữa vợ và chồng ; anh, chị, em .. Một gia đình sống trong tình cảm gấn bó thân thuộc với bà con láng giéng tối lửa tất đèn có nhau. Hổ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi ý chí nghị lực của người cha thân yêu- cụ Nguyễn

Sinh Sắc. Ông là người có lòng hiếu học, có tính cách cao thượng bản lĩnh vững

vàng, lối sống giản dị thanh cao, yêu nước thương dân, căm gét bọn tay sai bán

nước và quân xâm lược. Cụ đã để lại dấu ấn về người cha, người thấy sâu sắc, bản lĩnh trong Nguyễn Tất Thành. Vì vậy, chúng ta thấy một điểm nổi bật trong phẩm chất đạo đức Hồ Chi Minh sau này là lòng thương người nhưng không

phải là thương người siêu giai cấp trừu tượng mà là lòng thương yêu đối với công

nhân, nhân dân lao động và những người cùng khổ. Bên cạnh người cha giàu nghị lực, Hồ Chí Minh còn có người mẹ đôn hậu, hết lòng vì chồng con - ba

Hoàng Thị Loan .

Qua những câu hát lời ru như * Giấy rách phải giữ lấy lễ” hay * có công

mài sất có ngày nên kim” ba đã dạy cho các con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống . Những đức tính quý báu của người mẹ như những sợi tơ dệt nên nhân cách của Nguyễn Sinh Cung thời thơ ấu và đến lúc trưởng thành.

Bên cạnh ảnh hưởng tốt đẹp từ sự giáo dục của gia đình Hồ Chi Minh

còn được sinh ra trong một đân tộc có truyền thống hiếu học.

Cùng với truyền thống chiến đấu anh hùng và cẩn cù trong lao động, dân tộc ta là một dân tộc hiếu học, có truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy trước hết thể hiện ở các sĩ phu yêu nước, các thế hệ cha anh đi trước của

Nguyễn Tất Thành. Nổi bật là Phan Bội Châu, ông sớm có cái nhìn mới mẻ và

tích cực về giáo dục. Theo ông tri thức là điểu kiện quyết định mang lại sức mạnh và vị thế vinh quang cho con người, cho dân tộc, cho đất nước. Số phận

NHDKH : TS Lượng Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp

của con người, của dân tộc, vận mệnh của quốc gia không do "mệnh trời "chỉ

phối mà do trí tuệ con người chi phối và trí tuệ của con người được hình thành

thông qua học tập và rèn luyện. Tỉnh thần hiếu học không chỉ thể hiện ở các sĩ phu yêu nước, tang lớp trí thức mà còn thể hiện ở những người dân bình thường.

Đối với người Việt Nam dù khó khăn đến đâu, có con học giỏi là một vinh

quang của cha me, cho nên dò có nghèo khổ đến đâu cha mẹ cũng cố cho con

học hành . “ Nửa bụng chữ một hũ vàng”, “Day con ham đọc sách thì lo chỉ nhà

nghèo" là những câu tục ngữ biểu hiện sự ham muốn có học thức của dân tộc

Việt Nam.

Có thể nói môi trường giáo dục gia đình cũng như truyền thống hiếu học

của dân tộc Việt Nam đã tác động sâu sắc đến việc hình thành quan điểm giáo

dục của Hồ Chí Minh .

2.1.3. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo tỉnh hoa của nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục .

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc tiếp nhận có phê phán những tỉnh hoa của nhân loại để làm giàu trí tuệ của

mình. Đối với văn hóa phương Đông, Hồ Chi Minh tiếp thu ngay từ thời thơ ấu và không ngừng bổi dưỡng trong suốt quá trình hoat động cách mạng của mình.

Khi nói đến văn hóa phương Đông đẩu thế kỉ XX, trước hết phải nói đến học

thuyết của Khổng Tử. Theo Khổng Tử để xây dựng một xã hội lí tưởng điều tiên

quyết là phải giáo dục và đào tạo ra một mẫu người lí tưởng có đủ đức và tài, trí

và lực. Ông còn khẳng định: nếu con người không được học tập giáo dục thì sẽ

trở thành ngu muội, cường bạo xa rời đạo lí. Để đào tạo ra những con người lí

tưởng Khổng Tử còn để xuất một hệ thống phương pháp dạy học khá chặt chẽ

như phương pháp đối thoại, phương pháp gợi mở, học gắn với hành v.v... những

quan điểm của Khổng Tử cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành quan điểm

của Hồ Chí Minh về giáo dục. Bên cạnh đó, Người còn tiếp thu những cái hay

và hiện đại của văn hóa phương Tây. Thời ở Huế qua sách vở Nguyễn Tất

— a —————~*< tet TC 9A 96 to 6 00 n9 0c. mmeeeeeeee 000 i99 remem tet CS Tre nem

SVTH : Nguyễn Thị Vui 27

NHDKH : TS lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

Thành đã tiến thu nên văn minh giáo dục của châu Au mà tiêu biểu là

Montesquies, Rousseau... Nhà nghiên cứu người Nga Ekobelev trong khi nghiên

cứu vẻ Hồ Chí Minh, ông đã phát hiện: Thành say mê tác phẩm "Thú tội” của

Rousseau, Thành biết chàng thanh niên Rousseau trước khi trở thành nhà khai sáng vĩ đại. Có thể nói rằng ở Hồ Chi Minh, tất cả những giá trị tốt đẹp trong

triết học. trong văn hóa phương Tây, phương Đông đều ưở thành nguồn gốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng nói chung và quan điểm giáo dục của H6 Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam Người tiếp thu văn hóa nhân loại để từ đó đến với chủ nghĩa

Mác -Lênin .

Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đến Nga. Trên qué hương của

V.LLénin, Krupcaia, nhà giáo dục lỗi lạc của đất nước Xô Viết đã giúp Người

nghiên cứu các tác phẩm của C. Mác, Ph. Anghen, V.LLénin dé cập đến vấn dé giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp trường học . Những tác phẩm của các nhà tư tưởng vĩ đại giúp Nguyễn Ai Quốc rất nhiều trong việc xây dựng một

nền giáo dục mới .

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” tác phẩm bất hũ của C.Mác, Ph. Anghen đã

để cập đến vấn để giáo dục và cho rằng giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng ting, cũng như đạo đức, tôn giáo trong xã hội có giai cấp, giáo dục cũng mang tính giai cấp. Vì vậy, nên C. Mác, Ph.Ang ghen cho rằng sau khi giai cấp công nhân nấm được chính quyền phải xây dựng nền giáo dục mới theo nguyên tắc giáo dục phải kết hợp với sản xuất vật chất.

Nguyên tắc này được Hồ Chí Minh vận dụng vào thực tế nhà trường Việt Nam,

phát triển và đúc kết thành quan điểm “học đi đôi với hành, lí luận gắn lién với

thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội".

Còn V.I. Lênin - vị lãnh tụ của cách mạng tháng Mười Nga đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là diéu kiện đảm bảo thắng lợi

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin nói " Người mù chữ đứng

SVTH : Nguyễn Thị Vui 28

NHDKH : TS Lương Vân Tám Khóa luận tốt nghiệp

ngoài chính trị” và nhiệm vụ của giáo dục * thực hiện chế đô giáo dục không

mất tiễn và bat bude, phổ thông và bách khoa ( dạy lí thuyết và thực hành tất cả các ngành sản xuất chủ yếu ) cho tất cả các em trai và gái dưới 16 tuổi. kết hợp

chat chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội” | 23, I I8|.

Quan điểm của C.Mác và V.I.Lênin về giáo dục rất gần gũi với nền giáo dục Việt Nam. Hề Chi Minh đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta để xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn mới khác với nên giáo dục thực dân

phong kiến. Tư tưởng, quan điểm là sản phẩm của con người, là kết quả của quá

trình hoat đông nhận thức và thực tiễn, do con người sáng tạo ra trên cơ sở tác động của các nhân tố khách quan. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần ham học hỏi. Dé đạt được vốn văn hóa uyên bác của “ nhà thông thái hiện đại”, Người tiến hành nhiều phương pháp và hình thức học tập : Tự học, học trong

sách vở, học ở bạn bè, trong thực tế công tác, nghiên cứu và tiếp thu lí luận cách mạng tiên tiến của thời đại. Tuy lao động hết sức cực nhọc, khó khăn và thiếu thốn mà Người vẫn không từ bỏ mục đích học của mình. Những người bạn cùng

làm với Bác khâm phục tinh thần say mê học tập của Bác, họ nói: “Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lit. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ

hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc đến nửa đêm” | 32,

16-17).

Người trao đổi kiến thức qua các hình thức hoc tập đa dang, bổ sung va phát triển kiến thức ngay trong quá trình tự học nghiêm khắc và gian khổ. Người

từng nói so với trí thức nhân loại, con người ta luôn luôn là mù chữ, cho nên

không bao giờ cho rằng đoạt được mảnh bằng cấp nọ, cấp kia là đủ, mà phải

luôn tâm niệm câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mai”,

Như vậy, truyền thống giáo dục của gia đình, truyền thống hiếu học của

dân tộc Việt Nam, tinh hoa của nhân loại và chủ nghĩa Mác- Lénin, cùng với ý

chí nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh là những nhân tố tác động đến việc hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục.

SVTH : Nguyễn Thị Vui 29

NHDKH : TS Lương Van Tám Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Nội dung cơ bản quan điểm “hoc đi đôi với hành, lí luận gắn liền

với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội” trong tư tư áo

dục của Hồ Chí Minh

Có thể nói Hổ Chí Minh là nhà sư phạm vi đại nhất và là bậc thay về

phương châm giáo dục. Cùng với thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ công hòa, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một nền

giáo dục dân tộc khoa hoc, din chủ và đại chúng. Để xây dựng thành công nền giáo dục mới Người cho rằng cần phải để ra phương châm giáo dục đúng đắn và

khoa học .

2.2.1. Quan điểm học đi đôi với hành .

Trong tiếng Việt có từ kép “học hành” đó là sự tổng kết hết sức đẩy đủ

và sâu sắc kinh nghiệm giáo dục của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước

và giữ nước. Song chưa có một ai làm sáng tỏ và hiểu đầy đủ mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành, thực hiện nhất quán điều đó như Hồ Chí Minh.

Quan điểm “học đi đôi với hành” là sự chuyển biến căn bản, cách mạng

về phương pháp giáo dục đào tạo, nó khác hẳn với phương pháp giáo dục thực dân phong kiến . Bản thân Hồ Chi Minh đã từng áp dụng phương pháp giáo dục mới học đi đôi với hành từ khi Người còn là thầy giáo ở trường Dục Thanh cho

đến những lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu và mãi đến lúc miễn Bắc từ

quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi dạy cho học sinh lớp ba lớp bốn ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) hai từ Pháp momtage (núi), Rivìere (sông), Người đã diễn nôm nghĩa hai từ đó như sau:

Nui kia là núi của ai?

Sông sâu nào biết chảy về đâu?

Qua hai câu thơ có vẻ lạnh lùng nhưng đã dấy lên trong lòng học sinh

không chỉ sự hiểu biết kiến thức mà còn gợi lên tình cảm thái độ phát triển thành

hành động trước mắt và lâu dài.

SVTH : Nguyễn Thị Vui 30

NHDKH : TS lương Văn Tám Khóa luận tốt nghiệp

Theo Người, học và hành là hai khâu của quá trình nhân thức luôn gắn bó

khang khít với nhau. Học là hoat động nhân thức tích cực, chủ động của cá nhãn

nhằm chuyển những di sản văn hóa của nhân loại thành vốn hiểu hiết của bản thân và nhờ đó mà làm biến đổi thái độ và hành vi của mình, Học là hoat động nhận thức, vì vậy việc học của mỗi người bao giờ cũng gắn bó với một động cơ nhất định . Động cơ học tập quyết định phương hướng thái độ, phương pháp học

tập. Để giúp thế hệ trẻ xây dựng đúng động cơ học tập, bằng kinh nghiệm của

bản thân Người vạch ra ý nghĩa cách mạng của việc học. Trong bức thư gửi các em nhân ngày khai trường Bác viết: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi dep

hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các

cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập ở các em". Trước yêu cẩu của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trước những

thách thức của thời đại ngày nay lời căn dặn đó của Người có ý nghĩa thật sâu

sắc. Việc học tập của mỗi người không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi cá nhân của

từng người mà còn có ý nghĩa cách mạng. Nó trở thành nghĩa vụ xã hội. nhiệm

vụ đạo đức của từng người. Sự tổn vong của một dân tộc, của đất nước phụ thuộc vào học tập của từng người với động cơ học tập nhất định .

Mục đích học tập, theo Người cần xây dựng mục đích học tập cho thế hệ

trẻ “ Muốn xứng đáng vai trò làm chủ phải học tập... học để phụng sự ai ? để

phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh tức là để

làm nhiệm vụ người chủ nước nhà” [ 14, 398-399]. Bên cạnh đó, học còn để sửa chữa tư tưởng, hăng hái theo cách mạng, vì thế cẩn phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới tránh khỏi sự sai lệch. Học còn để

tu dưỡng đạo đức cách mạng vì có đạo đức cách mạng mới hy sinh tận tụy với

cách mang, mới lãnh đạo được quan chúng đưa cách mang đi đến thắng lợi. Học

để tin tưởng : tin tưởng vào tương lai của dân tộc, tin tưởng vào nhân dân. Và Người nói để đạt được mục đích cẩn phải học toàn diện, cả kỹ thuật, học văn

hóa lẫn chính trị. Học ở trường ở sách vở, học lẫn nhau “ Học trong việc làm

TH V . g W QQNNNNgggW 111111 ee ten een n0... . ——

SVTH : Nguyén Thi Vui 31

NHDKH : TS Lương Văn Tám _Khóa luận tốt nghiệp

hằng ngày. trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ đặc biệt là học trong nhắn

dân, nếu không học ở nhân dân là một thiếu xót lớn ”.

Hành còn có nhiều nghĩa : Từ lời nói trong đối đáp, hành vi trong ứng xử

đến lao đông để sống và tổng quát hơn, cao xa hơn là định ra đường đời và lí tưởng sống. Theo Người hành cũng là một cách để học vừa cũng là cách để củng

cố kiến thức vừa để phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách. Trong quá trình học

tập hành đối với học sinh, sinh viên là “ làm bài tập" thực hành thí nghiệm trong

nhà trường, ứng dụng kiến thức đã học. Dĩ nhiên đó là hành cần thiết, nhưng mới

chỉ là hành ở bước đầu. Hành không chỉ đơn giản là ứng dụng kiến thức đã học.

mà vận dụng tri thức, phát triển tư duy tổ chức cuộc sống của mình và môi

trường xung quanh trở nên đẹp và phong phú hơn. Hành trong việc tu dưỡng đạo

đức được thể hiện như : ở nhà thì nghe lời bố mẹ, đi học siêng năng, đối với thầy

cô phải thương yêu và kính trọng. Hành trong việc giữ gìn vệ sinh là luôn tăng

cường sức khỏe. Hành trong lao động sản xuất như giúp đỡ bố mẹ cải tiến sản xuất chăn nuôi. Hành trong công tác xã hội như trồng cây xanh giữ gìn môi trường, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ. Hành cao nhất là trong họat động

cách mạng có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội thông qua đó để cải tạo

bản thân. Tóm lại hành với Người không chỉ là việc to lớn mà còn là những công

việc bình thường, tùy lứa tuổi, sức lực của mình mà ai cùng có thể làm được . Song việc đó có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình

thành cho con người thói quen vận dụng tri thức của mình vào thực tế, qua đó để

hình thành và phát triển hài hòa nhân cách. Như vậy, qua nội dung của khái niệm học và nội dung của khái niệm hành Người đã vạch ra mối quan hệ biện

chứng giữa học và hành. Trong nội dung học đã bao hàm nội dung hành và ngược lại trong nội dung hành đã chứa đựng nội dung học, giữa hành và học

không thể tách rời nhau mà nó luôn luôn đan xen và bổ sung cho nhau. Vì vậy,

Người đòi hỏi đối với học sinh, sinh viên trong quá trình học phải kết hợp cả hai, mục đích của học là hành để phát triển và để sống .

SVTH : Nguyễn Thị Vui — #8

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục chính trị: Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội" (Trang 29 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)