Nhưng nếu người học chỉ dành phần lớn thời gian cho việc lĩnh hội kiến thức lý thuyết khô khan mà không có bất kì sự thực hành, vận dụng để cũng cố cho phần lý thuyết đã tiếp thu thì lượ
Trang 2Nhóm 3: gồm 10 thành viên
1 Trần Võ Mai Thơ
2 Võ Hà Phương Uyên
3 Trần Nguyễn Xuân Thành
4 Đỗ Thị Cẩm Tú
5 Lê Thị Ngọc Trâm
6 Nguyễn Lê Hoàng Thi
7 Lâm Tấn Thịnh
8 Nguyễn Công Thành
9 Nguyễn Ngọc Kim Sương
10 Nguyễn Kim Khánh
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU 4
B PHẦN NỘI DUNG 5
1 Giải thích 5
2 Mối quan hệ giữa học và hành 6
3 Thực trạng 9
a Nhà trường 9
C HÌNH ẢNH MINH HỌA 14
D PHẦN KẾT LUẬN 18
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xã hội ngày một phát triển gắn liền với quá trình đi lên của Công nghiệp hóa-hiện đại hoá, thì sự hiểu biết, trình độ và khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu đối với mỗi người Do đó mà việc học trở thành nhu cầu tất yếu, tự thân mà chúng ta sẽ tìm mọi phương pháp, cơ hội để tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống Nhưng nếu người học chỉ dành phần lớn thời gian cho việc lĩnh hội kiến thức lý thuyết khô khan mà không có bất kì sự thực hành, vận dụng để cũng
cố cho phần lý thuyết đã tiếp thu thì lượng kiến thức đó cũng sẽ mãi chỉ là những kiến thức “suông” Ngược lại, nếu người học chỉ mày mò thực hành mà bỏ qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết thì sẽ khiến cho quá trình thực hành diễn ra không liền mạch , ngắt quãng và thiếu cơ sở khoa học Theo Điều 3 của Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi:
"Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội" Thật vậy, “học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức vừa thông thạo và hoàn thiện những kĩ năng làm việc Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không
đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao Từ đó cho thấy “Học đi đôi với hành”
là một trong những nội dung quan trọng trong nguyên lí giáo dục cần được quan tâm đến trong việc giáo dục
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
1 Giải thích
Vậy “Học đi đôi với hành” là gì? Học chính là quá trình nhận thức chân lí khoa học hay nói cách khác nó là trình chúng ta tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới,
kỹ năng mới, bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà bản thân đã được học từ trước Học ở đây mang tính đi lên, tiến lên phía trước, học kiến thức để đi lên chứ không phải học để dừng lại, để tụt lùi
Khả năng học hỏi là học những điều tốt đẹp của con người, của các quốc gia, sự học hỏi luôn là cần thiết trong việc phát triển bản thân hơn “Hành” là quá trình luyện tập để hình thành các kỹ năng lao động và hoạt động xã hội, tức là biến những kiến thức đã tiếp thu được thành năng lực hoạt động của từng cá nhân Hành còn hiểu là đưa lý thuyết thực tế vào thực hành, thí nghiệm một cách khoa học nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng , lấy lí thuyết soi sáng thực hành , lấy thực hành củng cố lí thuyết, học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội
Trang 62 Mối quan hệ giữa học và hành
Trong thời đại của khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng phải được diễn ra một cách nghiêm túc Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường
Và thực hành là quan trọng và cần thiết trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống Vì “hành” là hoạt động giúp kiểm chứng lại kiến thức thực tế có đúng không, thực hành theo những gì lý thuyết ghi, vận dụng lý thuyết vào thực hành để đánh giá kết quả có giống như lý thuyết khẳng định không Nó còn mang lại sự tư duy, sáng tạo cho người học Não bộ sẽ được vận hành khi các bạn tìm tòi những điều đã học, tài liệu tham khảo để hành động thực hiện một cuộc khảo sát nào đó Người học sẽ có sự tiến bộ trong nhận thức khi được thực hành nhiều ở các môn học quan trọng Thực hành tốt sẽ giúp cho chúng ta năng động, phát triển nhiều kỹ năng tốt, những kỹ năng được áp dụng để quá trình thực hành đem lại hiệu quả cao “Hành” còn sẽ chứng tỏ khả năng bản thân trong mọi cuộc thi, cuộc thi cả về tri thức lẫn nhân cách Bản thân
Trang 7các bạn học sinh được đánh giá cao khi sự vận dụng kiến thức ở sách vở ra ngoài cuộc sống đem lại chất lượng cao Vì vậy “Hành” là vô cùng cần thiết Khi con người biết thực hành cũng là lúc xã hội xây dựng những người công dân năng động ham học hỏi kiến thức, những giá trị tốt đẹp của đất nước
Có học mới có hành hay có hành phải có học, vận dụng kiến thức thì phải biết
áp dụng đúng đắn trong mọi vấn đề Ta luôn luôn nói học phải đi đôi với hành vì chỉ học thôi các bạn chỉ biết về kiến thức suông trên sách vở, không biết vận dụng áp kiến kiến thức sách vở thành của mình thì chỉ qua thực hành Ta có câu "Trăm hay không bằng tay quen", người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi Điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành Trong khi
đó có những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ Ngày nay với sự phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn Học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau Điều
đó cũng đã được Hồ Chủ tịch khẳng định
Trang 8Và ta có thể thấy rõ mối quan hệ này nhiều nhất qua ngành y Để trở thành một người bác sĩ giỏi chúng ta không chỉ học qua những lí thuyết suông, khô khan mà đó là cả một qua trình học và thực hành vô cùng khó khăn gian khổ Người sinh viên ngành y phải trải qua 6 năm học vất vả và sáu năm ấy là vô vàng những cơ hội cho học sinh thực hành trên cơ thể người Vì ta biết rằng bác sĩ là những người sẽ quyết định đến tính mạng con người vì thế việc thực hành là vô cùng quan trọng Một ví dụ điển hình
là giáo sư Tôn Thất Tùng - một bác sĩ phẩu thuật nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu gan Ông đã đạt nhiều thành tựu và được phong nhiều danh hiệu danh giá Nhưng để đạt được kết quả ấy, đó là một sự phấn đấu và nổ lực không ngừng Trong suốt thời gian từ năm 1935 đến năm 1938, lúc bấy giờ, khi thực tập ở Trường Y Dược Hà Nội, ông cho rằng chỉ nghiên cứu vào ban ngày là không đủ, vì thế ông hay "trốn" ở lại nhà xác để nghiên cứu
Trang 9GS Tôn Thất Tùng hướng dẫn học trò trong một giờ giảng giải phẫu.
Chỉ bằng một con dao nạo thô sơ, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành các sơ đồ đối chiếu Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan" Bản luận án được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông Hay là những người thầy cô giáo Để trở thành những người thầy cô giáo những sinh viên phải học lí thuyết nhưng sau đó là những đợt thực tập giảng dạy để có cơ hội đưa những kiến thức mà mình đã học vào trong thực tế vì chỉ khi đưa vào thực tế ta mới bắt gặp được những vấn đề và từ đó ta hình thành nên sự phản biện
3 Thực trạng
a Nhà trường
Và nhà trường hẳn là nơi thực hiện điều đó Chúng ta biết rằng nhà trường là nơi cung cấp cho học sinh những tri thức, không những là những tri thức về khoa học
và còn là về những tri thức và đạo đức Ở trường ta học được rất nhiều kiến thức từ trong sách vở Nhưng chỉ học những thức trong sách vở chỉ là điều kiện cần và phải có
sự kết hợp với thực hành mới là điều kiện đủ Nhưng thực tế ngày nay từ những trường học chúng ta thấy việc hành diễn ra rất ít và đôi lúc còn không diễn ra Ta có thể thấy được từ những môn học như công nghệ, vật lí, hóa học, sinh học, ngoại ngữ,… là những môn học không những học những lí thuyết suông mà ngoài ra còn cần phải có
Trang 10những hoạt động thực hành Ví dụ như môn hóa học, để hiểu hết và nắm vững những chất hóa học, những phản ứng,… ngoài việc học những lí thuyết suông nhà trường cũng tổ chức cho học sinh những buổi thực hành thí nghiệm tại những phòng thí nghiệm của trường
Học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Gia Lai) trong một giờ thực hành môn Sinh
Hay như môn giáo dục công dân, địa lí, lịch sử là những môn có rất nhiều lí thuyết
và khó để học thuộc, hiểu được điều đó một số nhà trường cũng tiến hành tổ chức buổi thực hành dã ngoại tại một số khu công nghệ cao, tổ chức những buổi tham quan dã ngoại tại những khu du tích lịch sử để cho các bạn học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức mình đã học cũng như có cái nhìn thực tế hơn về chúng và làm cho các bạn học sinh có đam mê hơn yêu thích hơn với môn học
Trang 11Học sinh các trường tiểu học, THCS thăm lán Nà Nưa ở Tân Trào (Sơn Dương) nơi Bác Hồ đã ở
và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945
Hoạt cảnh đố vui tìm hiểu nhân vật Lịch sử: Người Anh hùng vùng đất đỏ miền Đông - chị Võ
Thị Sáu (Tuần sinh hoạt bộ môn Lịch sử)
Hay khi học xong lí thuyết của một kiểu bài tập làm văn, học sinh phải thực hành bằng một bài làm văn cụ thể Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học không thể tách rời với hành Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử dụng từ thường xuyên trong bất cứ tình huống giao tiếp nào Như vậy thì việc nhớ từ mới trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học Nếu bạn chỉ chăm chú học thuộc các thì
Trang 12trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, bạn sẽ khó nhớ và mau quên Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết, bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều Một bài học của môn giáo dục công dân về tình bạn chúng ta chỉ nghe thoáng qua như một mớ lí thuyết giáo điều, thế nhưng nếu thầy, cô giáo cụ thể hóa những khái niệm gọi là chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, hi sinh… bằng thực tế cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ thấy bài học ấy cực kì sống động và giàu ý nghĩa
Tiết mục kịch “Hãy tránh xa ma tuý” do học sinh biểu diễn (Tuần sinh hoạt bộ bôn GDCD)
Ngoài ra, hàng năm các trường cũng tiến hành tổ chức cho học sinh các chuyến đi thực hành dã ngoại, đó là những cơ hội giúp cho học sinh có thể áp dụng những gì mình đã học vào thực tế Vì vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, học tập không ngừng Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc Lí thuyết dẫn đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết… Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc học mà phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa học và hành Ta có thể nói Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu cho phương châm học đi đôi với hành Bác đã từng khẳng định: lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông
Trang 13Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và sử dụng thành thạo không chỉ trong giao tiếp mà còn viết văn, viết báo bằng ngoại ngữ Những tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Pháp như: Con rồng tre, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tập thơ Nhật kí trong tù
và những bài thơ chữ Hán mà Bác sáng tác là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài
Với những phương pháp sáng tạo, Bác Hồ đã thành thạo rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Mặc dù nói như vậy nhưng trong thực tế hiện nay cho ta thấy việc thực hành ở trường ở Việt Nam vẫn có diễn ra nhưng có sự hạn chế và không đủ Nhà trường vẫn
có tổ chức cho học sinh những buổi thí nghiệm, tham quan dã ngoại, những buổi thuyết trình,…nhưng dù vậy nhà trường vẫn chưa đào sâu vào nó mà hầu như vẫnchỉ quan tâm đến việc học nhồi nhét những kiến thức suông, khô cằn và cũng lấy đó là thước đo đánh giá khả năng xếp loại của một sinh mà trong khi đó không áp dụng được những gì đã học vào thực tế thì những kiến thức sách vở đó cũng chỉ là trên sách
vở Đôi lúc một số trường cũng tạo nên cũng buổi thực hành thí nghiệm nhưng nhà
Trang 14trường cũng thường không dành sự chú tâm nhiều đến nó, đôi khi chỉ làm cho có hình thức và không mang lại hiệu quả gì Ta có thể nhìn thấy rõ ràng từ một quốc gia đã phát triển vô cùng nổi tiếng về lĩnh vực giáo dục như Singapore
C HÌNH ẢNH MINH HỌA
Quan sát từ một ngày ở một trường trung học Singapore
Tác giả Jeevan Vasagar của trang Financial Tiems đã có một ngày thăm trường trung học Admiralty và thực sự ấn tượng với phong cách giảng dạy ở đây.Trong một lớp học, cô giáo Wendy Chen chiếu một đoạn video ngắn về tình trạng phân biệt chủng tộc ở Singapore nhắm vào các lao động nước ngoài trong ngành xây dựng, sản xuất hay dịch vụ của nước này cho các em học sinh mới 13 tuổi Sau đó, học sinh được phát một tờ báo trong ngày và được yêu cầu phân tích “Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Tại sao” dựa trên chính thông tin về lao động nước ngoài trong bài báo
Một buổi học thú vị khi học sinh được tiếp xúc với việc thực hành ngay tại lớp.
Không khí trong phòng học khá nghiêm túc và nhà báo Vasagar thực sự ấn tượng với những gì diễn ra trong lớp Môn học tiếp theo là khoa học Những học sinh trong lớp sử dụng những bảng mạch nhỏ nối với đèn LED để xây dựng những “dự án” nhỏ theo yêu cầu của giáo viên Năm ngoái, các học sinh này được yêu cầu lắp ráp một cánh tay robot vào cuối học kỳ Năm nay, đề bài là xây dựng một mô hình xe hơi tự động đồ chơi Tiếp đó, những em nhỏ này làm các bài kiểm tra toán trên máy tính bảng
Trang 15với kết quả hiển thị bằng những đồ thị vui mắt Hiện nay, nhiều quốc gia đang cố gắng
áp dụng mô hình giáo dục của Singapore vào trong các trường học Gần đây nhất, Anh tuyên bố khoảng 50% các trường trung học của nước này sẽ áp dụng mô hình dạy toán theo Singapore với kinh phí đầu tư rất lớn
Học sinh Singapore ứng dụng lí thuyết vào thực hành trong bộ môn toán.
Đặc biệt, chính những thành tựu đáng nể trong giáo dục toán học và khoa học của Singapore đã góp phần không nhỏ khiến quốc gia này hết trở thành quốc gia khởi nghiệp rồi lại đến quốc gia thông minh
Nhưng quay lại với Việt nam chúng ta nhìn thấy đề giữa “học” và “hành” vẫn còn nhiều bất cập Cụ thể trong một cuộc phỏng vấn khảo sát ý kiến của học sinh về chương trình dạy học ở Việt Nam:
Trong một buổi gặp gỡ học sinh, sinh viên (HSSV) tiêu biểu tại Nhà văn hóa Sinh viên thành phố (Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM).Nhiều ý kiến đóng góp thiết thực đã được các HSSV nêu lên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đô thị văn minh
Về vấn đề học tập, em Mai Hải Yến (HS Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6) cho hay hiện nay, chương trình học ở phổ thông vẫn chủ yếu nặng lý thuyết, thực hành
Trang 16rất hạn chế, chưa có ứng dụng nhiều thì làm sao đào tạo được nguồn nhân lực trẻ có chất lượng Ở nhiều bộ môn còn thiếu trang thiết bị, lâu lâu mới có tiết thực hành Các nội dung học về kỹ năng còn hạn chế như ứng xử, giao tiếp Ngoài ra, Yến nói thêm hiện nay cũng có nhiều sân chơi, cuộc thi để tìm kiếm tài năng nhưng sau đó chưa có những giải pháp để phát huy tài năng đó, rất lãng phí
Em Hải Yến phát biểu ý kiến.
Tương tự, em Thảo Vy, HS Trường THPT Thủ Đức (quận Thủ Đức), cho rằng cần đổi mới cách dạy học tiếng Anh hiện nay ở phổ thông vì có những lớp tiếng Anh học phí lên đến 1 triệu đồng/học kỳ là rất cao với nhiều gia đình HS, sĩ số lại 45 em/lớp nên giáo viên rất khó tương tác với HS Ngoài ra, nội dung học suốt 12 năm cứ lặp đi lặp lại về từ vựng, ngữ pháp rất nhàm chán, chưa chú trọng kỹ năng nghe nói Như vậy ta thấy được rằng việc “học” và “hành” là vô cùng quan trọng trong nhà trường vì thế nó phải được diễn ra một cách thường xuyên, song hành trong mỗi môn học Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học, đề cập đến một phạm vi khá rộng với những biểu hiện phong phú, đa dạng Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn vì