1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhânvăn với việc thực hiện “học đi đôi với hành” theo tư tưởnghồ chí minh

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Với Việc Thực Hiện “Học Đi Đôi Với Hành” Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Tô Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Quỳnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 320,47 KB

Nội dung

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021Người thực hiện Trang 3 MỤC LỤCMỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 2.Mục tiêu nghiên cứu 3.Đối tượng và phạm vi nghiên c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐỀ: “SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” THEO TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH.”

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Sau thời gian học tập, rèn luyện, dù còn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng nhờ

sự giúp đỡ tận tình của giảng viên các học phần nói chung, giảng viên học phần Tư tưởng Hồ Chí Mình nói riêng, em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kì của học phần này

Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS Nguyễn Duy Quỳnh – giảng viên học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhiệt tình dạy dỗ và giúp đỡ chúng em trong thời gian qua, dù tình hình dịch bệnh căng thẳng dẫn đến việc chúng

em không thể đến trường

Trong thời gian làm bài tiểu luận cuối kì này, em đã cố gắng hết sức, nhưng vì thời gian và khả năng có hạn, nên bài tiểu luận của em cũng không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế Kính mong thầy sẽ góp ý và chỉ dẫn để em có thể bổ sung, hoàn chỉnh bài tiểu luận và nâng cao được trình độ cũng như kiến thức của bản thân ạ

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

Người thực hiện

Linh

Tô Khánh Linh

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục tiêu nghiên cứu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Phương pháp nghiên cứu

5.Kết cấu của bài khoá luận

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” THEO TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHXH&NV-ĐHQGHN

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẤY VIỆC HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục tiêu nghiên cứu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Phương pháp nghiên cứu

5.Kết cấu của bài khoá luận

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” THEO TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm của việc học

Trải qua sự hình thành và phát triển, đã có rất nhiều khái niệm về việc học được ra đời không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Có khái niệm cho rằng :”Học hay còn gọi là học hành, học tập, học hỏi là quá trình mà con người tiếp thu đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới” Còn có khái niệm lại cho rằng:” Học là trau đồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu Học là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhầm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ”

Càng tìm hiểu về học tập con người lại nhận ra rằng nó có những điểm được trưng của riêng mình Điển hình trong số đó, học là một quá trình không xảy ra cùng một lúc, mà nó là một quá trình từ từ được xây dựng và định hình dựa trên những gì chúng ta đã biết và còn thiếu Bởi, sự thay đổi do học tập gây ra thường kéo dài suốt đời, và thật khó để phân biệt tài liệu đã học dường như bị "thất lạc" với tài liệu không thể lấy lại được Không những vậy, chúng ta còn có rất nhiều hình thức học tập khác nhau, tùy theo từng hoàn cảnh và từng trường hợp riêng

Nhìn chung, đây là công việc đòi hỏi sự trách nhiệm cao của những người học Học tập là vô hạn và không có điểm dừng, học, học nữa học mãi, việc học luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, áp dụng kiến thức vào mọi vấn đề trong cuộc sống

1.1.2 Vai trò của việc học

Học tập có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người Tùy từng giai đoạn, thời điểm nhất định mà học có mức độ cần thiết và vai trò quan trọng khác nhau Nhưng tóm lại, học vẫn mang những vai trò cơ bản như:

Trang 6

- Học tập giúp lĩnh hội kiến thức vững chắc hơn, nhận thức được cuộc sống và năng lực của chính bản thân mình rõ ràng hơn Từ đó có thể xây dựng kế hoạch để học tập

và phát triển bản thân thành phiên bản tốt nhất của chính mình

- Học tập tốt giúp đất nước giàu mạnh, làm rạng danh đất nước, gia đình và bản thân

- Học giúp tâm hồn trở nên phong phú, yêu đời hơn, yêu giá trị tốt đẹp của dân tộc, sẵn sàng đem kiến thức của bản thân đi giao lưu với bạn bè, tạo cho bản thân nhiều cơ hội

- Học để nâng cao giá trị bản thân, mang mình đến với những kiến thức mới trong vũ thụ kiến thức rộng lớn bao la

1.2 Khái niệm của việc thực hành

- Hành hay còn được gọi là “thực hành” Đây là quá trình vận dụng, áp dụng mọi kiến

thức mà bản thân đã tích lũy được hay học hỏi được

- Nói theo một cách khác, “ Hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức,

lí thuyết vào thực tiễn đời sống Là hoạt động giúp kiểm chứng lại kiến thức thực tế có đúng không, thực hành theo những gì lý thuyết ghi, vận dụng lý thuyết vào thực hành

để đánh giá kết quả có giống như lý thuyết khẳng định không

1.2.1 Vai trò của việc thực hành

- Thông qua định nghĩa trên, ta có thể thấy thực hành là quan trọng và cần thiết trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống Bởi vì:

+ “ Hành” là hoạt động giúp kiểm chứng lại kiến thức thực tế có đúng không, vận dụng lý thuyết vào thực hành để đánh giá kết quả có đúng với lý thuyết đã khẳng định hay không

+ “ Hành” giúp cho mọi người năng động hơn, phát triển nhiều kỹ năng tốt hơn

+ Nó còn mang lại tư duy sáng tạo cho các bạn trẻ Vì não bộ dược vận hành khi các bạn mày mò và tìm hiểu những gì đã học qua các nguồn khác nhau

+ Rèn luyện tính chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân, dám đối mặt với khó khăn, thử thách

Trang 7

+ Áp dụng những điều đã học vào thực tiễn giúp mình hiểu bản chất vấn đề, nhận ra những bất cập, để cải thiện bản thân

1.3 Vì sao học với hành phải đi đôi với nhau

Người xưa đã có câu “ học đi đôi với hành”, đây là một trong những câu nói thể hiện mối quan hệ vô cùng mật thiết giữa việc học và việc hành

+ Nếu mọi người chỉ biết học mà không thực hành Đó sẽ là những kiến thức thụ động, máy móc Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học vẹt và học tủ, không hiểu bản chất thật sự của kiến thức

+ Ngược lại, khi mọi người chỉ biết hành là gì những bỏ qua giai đoạn học tập chu đáo, nghiêm túc thì kết quả đạt được sẽ không cao Có thể, thực hành sẽ đem lại sự nhiệt tình, năng động, sự quyết tâm cao nhưng kiến thức không chắc chắn, thì mọi người sẽ không biết nói gì về vấn đề và sự phản biện không thể đem lại hiệu quả cao Càng mông lung với tri thức nhưng lại càng muốn thể hiện ra, khiến người đối diện đánh giá thấp về năng lực của bản thân mình

=> Tóm lại, học và hành có một mối quan hệ liên kết rất chặt chẽ với nhau Là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một

1.4.Cơ sở lý luận về học đi đôi với hành theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.4.1.Cơ sở hình thành

1.4.1.1.Truyền thống hiếu học của dân tộc trong con người của Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc được sinh ra trong một gia đình nhà Nho, được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia đình và dân tộc Người đã được nuôi dưỡng và giáo dục theo lối mở ngay từ khi còn nhỏ, và kể từ đó Nguyễn Ái Quốc đã mang theo tính tò

mò và ham muốn của mình Người thích học những điều mới như thơ văn yêu nước, thích nghe những câu chuyện về cách mạng Sự ham học hỏi đó đã dần tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh thuở ấu thơ và cho đến sau này là một tấm gương tự học, học đi đôi với hành, lý luận và thực hành mà cho đến nay chúng ta vẫn cố gắng, học tập và noi theo

Trang 8

Quê hương Bác - Nghệ An là mảnh đất của bao thế hệ nho sĩ được mệnh danh

là “Đất tổ hiền tài” Nhiều nhà hiền nho đã được sinh ra từ đây Vì vậy, không chỉ chịu ảnh hưởng của gia đình, tổ tiên, Nguyễn Ái Quốc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các nhà nho yêu nước từ quê hương mình

1.4.1.2 Nhân tố chủ quan hình thành nên lý luận về học đi đôi với hành theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến con người của Nguyễn Ái Quốc để hình thành nên lý luận về học đi đôi với hành theo tư tưởng của Người Nhưng có lẽ nhân

tố chủ quan quan trọng nhất và ảnh hưởng đậm sâu nhất để có thể hình thành nên cơ

sở lý luận đó là quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và con đường hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn tự phát triển bản thân bằng con đường tự học

Từ khi còn là một thanh niên với cái tên Văn Ba, Người đã lên con tàu Amiral

La Touche De Tresville từ bến cảng Nhà Rồng, làm phụ bếp trên tàu để sang Pháp năm 1911 để ra đi tìm đường cứu nước Một ngày của người thanh niên có tên Văn Ba

ấy luôn phải làm việc vất vả cả ngày, nhưng tinh thần tự học của anh ấy vẫn rất say

mê Sau này, khi sang Anh, Nga, Trung Quốc, Người vẫn làm việc, anh vẫn tích cực hoạt động cách mạng theo nhiều cách khác nhau Chính phẩm chất nổi bật này đã giúp Người nói được hầu hết mọi ngôn ngữ và quốc gia mà ông đã đến thăm

Không những vậy, Bác còn làm đủ mọi nghề để kiếm sống như nấu ăn, viết báo, tận dụng cơ hội để thực hành và đạt được những mục tiêu cao cả của đời mình Bác cho rằng giáo dục phải đi đôi với làm việc sản xuất, chỉ có như vậy mới bền vững

và phục vụ được nhân dân Và rồi sau đó khi được tiếp xúc và tiếp nhận cái lý luận chính trị của Mác Lê Nin thì lý luận về học đi đôi với hành trong tư tưởng của Bác càng được mở rộng, và tiếp thu nhiều tinh hoa mới của nhân loại Để rồi sau này, lý luận về việc học đi đôi với hành được hoàn thiện trong con người của Hồ Chí Minh

1.2.2 Nội dung

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ‘học” là một hoạt động nhận thức tích cực và chủ động Bởi, mỗi người đều có một động cơ hay mục đích nhất định và rõ ràng đối với việc học Chính động cơ học tập sẽ quyết định phương hướng, thái độ, nội dung,

Trang 9

phương pháp học tập Nhằm giúp cho thế hệ trẻ xác định đúng động cơ học tập, Người

đã nêu và chỉ ra ý nghĩa cách mạng của việc học tập đối với mỗi người và coi học tập

là nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ đạo đức của mỗi công dân Việt Nam Học là để “phụng sự

Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm nhiệm vụ người chủ nước nhà” Trên cơ sở xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng đắn như một kim chỉ nam cho toàn dân tộc, Người yêu cầu phải học toàn diện, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học trong nhân dân”, “học trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ”

Còn về khái niệm “hành” Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra chính là thực hành Đối với Bác, “hành” có nhiều tính chất, phương thức và phương diện và các mức độ khác nhau Có thể là sự vận dụng những kiến thức để giải quyết bài tập cá nhân, bài tập tập thể, thực hành trong phòng thí nghiệm, hay ở bất cứ đâu Có thể còn

là sự vận dụng tri thức đã học để tổ chức, quản lý cuộc sống và môi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú, tốt đẹp Cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội,

để thông qua đó, nhận thức bản thân và “hành” cho bản thân tốt lên “ Hành” bao gồm tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn, ai cũng có thể làm được Không những vậy, Người còn cho rằng, “ hành” cao nhất là hành động cách mạng, còn có tác dụng hình thành cho con người tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ, để góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, cộng đồng dân tộc Như vậy, theo chủ tịch Hồ Chí Minh “hành” không chỉ là việc vận dụng tri thức đã học, mà còn góp phần tạo ra nguồn tri thức, là biện pháp rèn luyện con người toàn diện

Qua hai khái niệm trên, Người cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa học và hành Theo tư tưởng của Người, học phải có hành, muốn hành phải có học Học phải

đi đôi với hành Không tách rời việc học chữ với lao động chân tay, không tách rời trí thức với quần chúng lao động Có kiến thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước

Và chúng ta những người con của dân tộc Việt Nam, ai ai trong chúng ta cũng được dạy và biết về “5 điều Bác Hồ dạy”:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Trang 10

Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Từ đó chúng ra có thể suy rộng ra đối với việc học đi đôi với hành:

Khiêm tốn, thật thà học tập; kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thủ số một của học tập

- Phải tự nguyện, tự giác coi công tác học tập là nhiệm vụ, phải hoàn thành cho được,

do đó mà tích cực, tự giác hoàn thành kế hoạch học tập, nếu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước bất kỳ khó khăn nào trong học tập

- Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng Phải có tinh thần phê phản, không tin một cách mù quảng

- Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc, không được ba phải, điều hòa

- Phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau học tập, mạnh dạn phê bình, thật thà tự phê bình

- Lấy tự học làm cốt Có thảo luận và chỉ đạo giúp vào

- Phải học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời

=> Nhìn chung, theo Người chúng ta phải học tập và hoạt động cách mạng suốt đời Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế Không ai có thể

tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHXH&NV-ĐHQGHN

Sau khi tìm hiểu, xin ý kiến khảo sát của bạn bè, anh chị sinh viên trong trường, để đánh giá một cách toàn diện nhất về thực trạng thực hiện “ Học đi đôi với hành” của sinh viên trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN , tôi tiến hành phân tích trên 2 lĩnh vực như sau:

2.1 Trong lĩnh vực học tập

Đầu tiên, chúng ta cần nói về phương thức dạy và học ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng hiện nay Đó là sự tồn tại đan xen nhau của hai phương thức hàn lâm, thầy dạy trò ghi, học thuộc rồi kiểm tra, trả bài và phương pháp để sinh viên hoàn toàn tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi, phát hiện vấn đề Nhưng phương thức tồn tại này không phải sự đan xen trong cách dạy của từng chủ thể, mà là đan xen giữa các chủ thế khác nhau trong giảng dạy Điều này có những ảnh hưởng tiêu cực tới phần lớn sinh viên, do sinh viên lên Đại học, trước đó học là học sinh, học tập trong môi trường hàn lâm tại các cấp học Bởi vậy, phần lớn đã quen với việc được các thầy cô giáo dạy hết kiến thức và không có tính tự lập trong học tập Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng chán học ở các sinh viên Bởi khi đã quá quen với việc học thụ động, khi buộc phải nghiên cứu một cái gì mới mẻ và có sự giúp đỡ của giáo viên là hạn chế sẽ kéo theo nhiều khó khăn Và sinh viên sẽ cần thời gian tiếp cận và làm quen với sự đối lập phương pháp dạy học này để xây dựng được tính chủ động, ham học hỏi, tim tòi trong tương lai

Nhìn chung hiện nay, cách giảng dạy của các giảng viên đã có sự đổi mới hơn nhiều Ở thời đại công nghệ 4.0 khi công nghệ và khoa học phát triển mạnh, các thông tin quan trọng sẽ luôn được cập nhật sao cho phù hợp với thực tiễn một các nhanh chóng nhất Điều này buộc các thầy cô luôn phải cập nhật tin tức và công nghệ mới, cách khuấy động các tiết học, cho sinh viên tương tác nhiều nhất có thể, thực hiện những hoạt động giúp sinh viên nhớ bài và chủ động trong việc xây dựng

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w