1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi học kì luật thi hành án dân sự đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về thời hiệu thi hành án dân sự

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về thời hiệu thi hành án dân sự
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thi hành án Dân sự
Thể loại Bài thi học kì
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Trong pháp luật hiện hành, thời hiệu yêucầu thi hành án dân sự được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 LTHADS .1 Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là thời hạn do pháp luật quy định chongườ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI: 3

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I.Một số vấn đề về thời hiệu thi hành án dân sự 1

II Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật 4

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

2

Trang 3

ĐỀ BÀI:

Đề 3: Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành ándân sự hiện hành về thời hiệu thi hành án dân sự?

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án được thụ lý và giải quyếtngày một tăng, chính vì thế, các bản án cần thi hành cũng tăng theo Trước thựctiễn này, xin phép được lựa chọn đề tài: “Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá cácquy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về thời hiệu thi hành án dânsự?” để làm đề tài nghiên cứu của mình

NỘI DUNGI.Một số vấn đề về thời hiệu thi hành án dân sự1 Khái niệm thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

Trong thi hành án dân sự, đương sự có quyền tự định đoạt quyền, lợi ích hợppháp của họ cho nên cơ quan thi hành án dân sự chỉ tổ chức thi hành án theoyêu cầu của đương sự Tuy nhiên, nếu đương sự được yêu cầu thi hành án dânsự bất cứ lúc nào thì trong nhiều trường hợp, nhất là trường hợp bản án, quyếtđịnh ban hành đã lâu thì việc tổ chức thi hành án dân sự có thể không thực hiệnđược Vì vậy, để sớm ổn định các quan hệ xã hội và bảo đảm việc tổ chức thihành án dân sự, pháp luật quy định đương sự chỉ có quyền yêu cầu thi hành ándân sự trong thời hạn nhất định Trong khoa học pháp lí, thời hạn này được gọilà thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự Trong pháp luật hiện hành, thời hiệu yêucầu thi hành án dân sự được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 LTHADS 1

Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là thời hạn do pháp luật quy định chongười được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thihành án dân sự, thừa phát lại tổ chức thi hành án dân sự

Việc pháp luật quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự có ý nghĩatrước hết là bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án dân sự

1 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thi hành án dân sự, NXB CAND, 2018

1

Trang 5

Căn cứ vào thời hiệu thi hành án dân sự do pháp luật quy định các đương sựđược lựa chọn, quyết định thời điểm thích hợp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnhcủa mình để yêu cầu thi hành án Ngoài ra, việc pháp luật quy định thời hiệuyêu cầu thi hành án dân sự còn có ý nghĩa bảo đảm cho việc tổ chức thi hành ándân sự được thuận lợi Pháp luật quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án dânsự thì các đương sự chỉ có quyền yêu cầu thi hành án dân sự trong thời hạn nhấtđịnh, hết thời hạn đó họ sẽ không có quyền yêu cầu thi hành án dân sự nữa Dovậy, sẽ tránh được những trường hợp việc xét xử đã lâu đương sự mới yêu cầuthi hành án dân sự gây khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự trong việc xácminh tài sản, địa chỉ của người phải thi hành án, tổ chức thi hành án v.v 2

Xuất phát từ yêu cầu của công tác thi hành án dân sự và ý nghĩa quantrọng của thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự, trong các văn bản quy phạmpháp luật thi hành án dân sự được Nhà nước ta ban hành từ năm 1989 đến nayđều có quy định về thời hiệu thi hành án dân sự Hiện nay, thời hiệu yêu cầu thihành án dân sự được quy định tại Điều 30 LTHADS và Điều 4 Nghị định củaChính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 Theo các quy định này thì việctính thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự như sau:

- Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu trongthời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Trườnghợp bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay thìthời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự vẫn được tính từ ngày bản án, quyết địnhcó hiệu lực pháp luật Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấnđịnh trong bản án, quyết định của toà án thì thời hạn 05 năm được tính từ ngàynghĩa vụ đến hạn Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kì thì thời hạn05 năm được áp dụng cho từng định kì, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn

Trang 6

- Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án thì thời gianhoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự, trừtrường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn, tạmđình chỉ thi hành án.

- Đối với phần bản án, quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sảnthu lợi bất chính, án phí, lệ phí toà án; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thusung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản, các khoản thu khác choNhà nước; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ Nhànước quy định tại khoản 2 Điều 36 LTHADS, thủ trưởng cơ quan thi hành ándân sự chủ động ra quyết định thi hành thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu thihành án dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 3

2 Khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

Về nguyên tắc, việc yêu cầu thi hành án dân sự phải được thực hiện trongthời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự Hết thời | hiệu yêu cầu thi hành án dân sựthì các đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án nữa Tuy vậy, đối vớitrường hợp do xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quan nênđương sự yêu cầu thi hành án quá hạn thì vẫn cần phải chấp nhận vì họ khôngcó lỗi và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quanđều không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự Hiện nay, vấn đề khôiphục thời hiệu thi hành án dân sự trong những trường hợp này đã được quy địnhtại khoản 3 Điều 30 LTHADS và khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định của Chínhphủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 Theo các quy định này, sự kiện bất khảkháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau:

- Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;

3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thi hành án dân sự, NXB CAND, 2018

3

Trang 7

- Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án,quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới,hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mứcmất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừakế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hoáhoá mà chưa xácđịnh được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định củapháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cánhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quannên không thể yêu cầu thi hành án dân sự đúng thời hạn thì đương sự có quyềngửi đơn đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hànhán xem xét Đơn đề nghị phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người yêu cầu, tên củacơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu, họ tên, địa chỉ của người được thi hànhán và người phải thi hành án, nội dung của việc thi hành án và lí do của việckhông thể yêu cầu thi hành án đúng hạn 4

II Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật

Một cách tổng quan có thể nhận định rằng, quy định về thời hiệu thi hànhán dân sự đem lại nhiều ý nghĩa, đầu tiên, Nhà nước đang trao cho mọi người sựchủ động để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Tránh trường hợp có nhiều vụ ánđã xảy ra lâu, mà chưa được thi hành, những người có quyền lợi phải chịu thiệtthòi lại không có quyền lên tiếng đây là công cụ đắc lực để người dân bảo vệquyền lợi cho mình

Thứ nhất, quy định về thời hạn thực hiện quyền yêu cầu thi hành án dânsự

Luật thi hành án dân sự quy định thời hạn yêu cầu THADS là 05 năm, kểtừ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người

Trang 8

phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyếtđịnh THADS.

Với quy định trên, có thể hiểu thời điểm bắt đầu thực hiện quyền yêu cầuTHADS của đương sự được bắt đầu từ khi bản án, quyết định có hiệu lực phápluật, cũng có thể hiểu khi bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thìđương sự không có quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành bản án,quyết định trên thực tế Việc quy định quyền yêu cầu thi hành án chỉ đặt ra khibản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chưa được đầy đủ, không thống nhấtvới quy định tương ứng của Luật THADS về đối tượng được thi hành án Theoquy định tại Điều 2 Luật THADS, đối tượng được tổ chức thi hành án bao gồm:

“1 Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lựcpháp luật:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơthẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định củaTrọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tạiViệt Nam;

đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnhtranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tựnguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;g) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.2 Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thihành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

5

Trang 9

a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệthại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lạilàm việc;

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.Theo quy định tại Điều 30 Luật THADS, đương sự có quyền yêu cầuTHADS khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; trong khi đó, tại khoản 2Điều 2 Luật THADS cũng quy định trong một số trường hợp, bản án, quyết địnhvẫn được tổ chức thi hành mặc dù chưa có hiệu lực pháp luật như: Thi hành ánvề cấp dưỡng, trả công lao động, trợ cấp thôi việc… bồi thường thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích chongười được thi hành án Vấn đề đặt ra là nếu như khoản 1 Điều 30 chỉ quy địnhthời điểm bắt đầu được thực hiện quyền yêu cầu thi hành án là khi bản án, quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật thì trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lựcpháp luật nhưng được thi hành ngay, đương sự có phải đợi đến thời điểm bảnán, quyết định có hiệu lực pháp luật mới được thực hiện quyền yêu cầu không?Câu trả lời là không, vì trái với quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật THADS, xâmphạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án 5

Do đó, việc quy định thời hiệu yêu cầu THADS được tính từ thời điểmbản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là chưa đầy đủ, gây khó khăn cho việcxác định quyền yêu cầu thi hành án của đương sự Để đảm bảo việc áp dụnghiệu quả và thống nhất quy định trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi nhằm hoànthiện quy định của Luật THADS như sau: “Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngàybản án, quyết định có hiệu lực thi hành án, đương sự có quyền yêu cầu cơ quanTHADS ra quyết định thi hành án”

Trang 10

Thứ hai, nếu để người có quyền yêu cầu mà một bên được thi hành án làNhà nước, việc “chờ đợi” bên phải thi hành án thực hiện quyền yêu cầu, điềunày gây tổn hại lợi ích của Nhà nước.

Thứ ba, Quy định về thời hạn thực hiện quyền yêu cầu thi hành án dân sựLuật thi hành án dân sự quy định thời hạn yêu cầu THADS là 05 năm, kểtừ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, ngườiphải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyếtđịnh THADS

Với quy định trên, có thể hiểu thời điểm bắt đầu thực hiện quyền yêu cầuTHADS của đương sự được bắt đầu từ khi bản án, quyết định có hiệu lực phápluật, cũng có thể hiểu khi bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thìđương sự không có quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành bản án,quyết định trên thực tế Việc quy định quyền yêu cầu thi hành án chỉ đặt ra khi6

bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chưa được đầy đủ, không thống nhấtvới quy định tương ứng của Luật THADS về đối tượng được thi hành án Theoquy định tại Điều 2 Luật THADS, đối tượng được tổ chức thi hành án bao gồm:

“1 Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lựcpháp luật:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơthẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định củaTrọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tạiViệt Nam;

6 https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/ban-ve-kiem-sat-thoi-hieu-yeu-cau-thi-hanh-an-dan t7558.html

7

Trang 11

đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnhtranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tựnguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;g) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.2 Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thihành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệthại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lạilàm việc;

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.Theo quy định tại Điều 30 Luật THADS, đương sự có quyền yêu cầuTHADS khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; trong khi đó, tại khoản 2Điều 2 Luật THADS cũng quy định trong một số trường hợp, bản án, quyết địnhvẫn được tổ chức thi hành mặc dù chưa có hiệu lực pháp luật như: Thi hành ánvề cấp dưỡng, trả công lao động, trợ cấp thôi việc… bồi thường thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích chongười được thi hành án Vấn đề đặt ra là nếu như khoản 1 Điều 30 chỉ quy địnhthời điểm bắt đầu được thực hiện quyền yêu cầu thi hành án là khi bản án, quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật thì trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lựcpháp luật nhưng được thi hành ngay, đương sự có phải đợi đến thời điểm bảnán, quyết định có hiệu lực pháp luật mới được thực hiện quyền yêu cầu không?Câu trả lời là không, vì trái với quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật THADS, xâmphạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án 7

Do đó, việc quy định thời hiệu yêu cầu THADS được tính từ thời điểm

Trang 12

xác định quyền yêu cầu thi hành án của đương sự Để đảm bảo việc áp dụnghiệu quả và thống nhất quy định trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi nhằm hoànthiện quy định của Luật THADS như sau: “Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngàybản án, quyết định có hiệu lực thi hành án, đương sự có quyền yêu cầu cơ quanTHADS ra quyết định thi hành án”

KẾT LUẬN

Qua những đánh giá trên, chúng ta có thể thấy rằng, quy định của phápluật về cơ bản luôn đem lại những ý nghĩa thiết thực Bên cạnh đó, các quy địnhnày vẫn chưa thực sự có sự phù hợp Bài viết còn nhiều sai sót, rất mong nhậnđược góp ý từ các thầy cô để bài làm them hoàn thiện hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt NamNXB CAND, 2018

2 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thi hành án dân sự, NXBCAND, 2018

3 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

5 Nghị định của Chính phủ sổ 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/20206 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ7 https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/ban-ve-kiem-sat-thoi-hieu-yeu-cau-thi-

hanh-an-dan t7558.html

9

Ngày đăng: 29/08/2024, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w