Đ ánh giá thành tích đối với giáo viên:– Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho các chủ thể là những người giáo viên nắm bắt được những thông tin mới, từ đó có sự điều chỉnh hoạt đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÀI TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH TRONG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HIỆN NAY
Học phần : Lí luận dạy học hiện đại
Giảng viên phụ trách : TS Nguyễn Văn Thái
Nguyễn Thị Ngọc Tú Mai Thùy Trang Mai Văn Quang
Đà Nẵng, tháng 03 năm 2024
MỤC LỤ
Trang 2I Giới thiệu 4
1.1 Sự cần thiết của việc đánh giá thành tích trong giáo dục hiện đại 4
1.1.1 Khái niệm đánh giá thành tích 4
1.1.2 Tầm quan trọng của đánh giá thành tích 4
1.2 Mục tiêu và phạm vi tiểu luận 4
1.2.1 Mục tiêu 4
1.2.2 Phạm vi tiểu luận 5
II Đánh giá thành tích 5
2.1 Định nghĩa của đánh giá thành tích trong bối cảnh giáo dục 5
2.1.1 Đánh giá là gì? 5
2.1.2 Đánh giá thành tích là gì? 5
2.1.3 Đánh giá thành tích trong bối cảnh giáo dục 5
2.1.4 Ý nghĩa về đánh giá thành tích [3] 6
2.2.Mục đích và vai trò của việc đánh giá thành tích trong quá trình học tập 6
2.2.1 Mục đích 6
2.2.2 Vai trò 7
III Các mô hình đánh giá thành tích trong dạy học hiện đại 7
3.1 Mô hình truyền thống và các phương pháp đánh giá 7
3.1.1 Định nghĩa mô hình truyền thống 7
3.1.2 Ưu điểm của mô hình truyền thống 7
3.1.3 Nhược điểm của mô hình truyền thống 8
3.1.4 Các phương pháp đánh giá 8
3.2.Mô hình đánh giá phản hồi liên tục và cơ hội mà nó mang lại 10
3.2.1 Khái niệm mô hình đánh giá phản hồi liên tục 10
3.2.2 Lợi ích của việc sử dụng mô hình đánh giá phản hồi liên tục trong dạy học 10
3.2.3 Các mô hình phản hồi liên tục tác động đến quá trình giáo dục10 3.2.4 Sự phản hồi đánh giá tác động đến việc học tự điều chỉnh như thế nào? 12
3.3 Mô hình đánh giá chuẩn hóa và những thách thức cần vượt qua 12
3.3.1 Khái niệm mô hình đánh giá chuẩn hóa 12
3.3.2 Các phương pháp đánh giá chuẩn hóa 12
Trang 33.3.3 Lợi ích của mô hình đánh giá chuẩn hóa 12
3.4 Các mô hình đánh giá đặc biệt khác và ứng dụng của chúng 13
3.4.1 Mô hình CIPP (Context – Input – Process – Product) 13
3.4.2 Mô hình Kirkpatrick 16
3.4.3 Vận dụng các mô hình đánh giá chương trình đào tạo vào trong thực tiễn 17
IV Đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học 19
4.1 Các xu hướng đổi mới trong đánh giá thành tích 19
4.2 Công nghệ và phương pháp mới trong đánh giá 20
4.3 Ví dụ và ứng dụng thực tế của đổi mới hoạt động đánh giá 21
V Thách thức và cơ hội 21
5.1 Thách thức trong việc thực hiện mô hình đánh giá mới 22
5.2 Cơ hội và lợi ích của việc đổi mới hoạt động đánh giá 22
5.3 Chiến lược để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội 23
VI Kết luận 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 4I Giới thiệu
1.1 Sự cần thiết của việc đánh giá thành tích trong giáo dục hiện đại
1.1.1 Khái niệm đánh giá thành tích
Đánh giá thành tích là quá trình đánh giá và đo lường kết quả, thành tíchcủa học sinh trong quá trình học tập Nó giúp xác định mức độ thành công củahọc sinh trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển các kỹ năng Đánh giá thànhtích cũng là một công cụ quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục và hiệuquả của quy trình giảng dạy
1.1.2 Tầm quan trọng của đánh giá thành tích
1.1.2.1 Đánh giá thành tích giúp đánh giá hiệu quả về giảng dạy
Đánh giá thành tích có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quảgiảng dạy Nó giúp giáo viên biết được những điểm mạnh và điểm yếu của quátrình giảng dạy, từ đó điều chỉnh phương pháp và nội dung dạy học để đạt đượckết quả tốt hơn Đồng thời, đánh giá thành tích cũng cho phép giáo viên theodõi sự tiến bộ của học sinh và đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp Qua quátrình đánh giá này, giáo viên có thể trở thành người hướng dẫn, đồng hành vàmang đến cơ hội phát triển cho học sinh một cách tốt nhất [1], [2]
1.1.2.2 Đánh giá thành tích tạo động lực cho học sinh
Đánh giá thành tích đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực chohọc sinh Khi học sinh nhận thấy rằng thành tích của mình được công nhận vàđánh giá cao, họ cảm thấy hứng thú và tự tin hơn trong quá trình học tập Điềunày giúp tăng cường sự tham gia và nỗ lực của học sinh, đồng thời khơi dậyham muốn phấn đấu và phát triển bản thân Đánh giá thành tích định hướng vàkhuyến khích học sinh đạt được kết quả tốt và vươn lên cao hơn
1.1.2.3 Đánh giá thành tích là công cụ phát triển cá nhân
Đánh giá thành tích không chỉ là công cụ đánh giá mà còn là công cụphát triển cá nhân Qua quá trình đánh giá này, học sinh được nhận ra điểmmạnh và điểm yếu của mình Điều này giúp họ xác định được mục tiêu cần đạt
và phát triển những kỹ năng, năng lực để đạt được mục tiêu đó Đánh giá thànhtích còn tạo cơ hội cho học sinh tự khám phá, tự nghiên cứu và tự phát triển, từ
đó rèn luyện khả năng tự học và phát triển bản thân một cách toàn diện
1.2 Mục tiêu và phạm vi tiểu luận
Trang 5- GV có cơ sở thực tế để không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học,nâng cao hiệu quả bài dạy học
2.1.2 Đánh giá thành tích là gì?
- Đánh giá thành tích là công cụ giúp giáo viên nắm được thông tin từ học sinh,phát hiện điểm mạnh, điểm yếu ở kết quả học tập của học sinh và nhữngnguyên nhân dẫn tới kết quả đó Nó cũng chính là cơ sở thực tế để giáo viênđiều chỉnh hoạt động dạy và hỗ trợ học sinh điều chỉnh hoạt động học của bảnthân
2.1.3 Đánh giá thành tích trong bối cảnh giáo dục
Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung ( kiến thức, kĩ năng) vàđánh giá tiếp cận năng lực [4]
1 Các bài kiểm tra trên giấy
được thực hiện vào cuối
một chủ đề, một chương,
một học kì,
Nhiều bài kiểm tra đa dạng ( giấy, thựchành, sản phẩm dự án, cá nhân,nhóm ) trong suốt quá trình học tập
2 Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác
3 Quan tâm đến mục tiêu cuối
cùng của việc dạy học Quan tâm đến phương pháp học tập,phương pháp rèn luyện của học sinh
4 Chú trọng vào điểm số Chú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đếncác chi tiết của sản phẩm để nhận xét
5 Tập trung vào kiến thức hàn
7 Đánh giá đạo đức học sinh Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn
Trang 6chú trọng đến việc chấp
hành nội quy nhà trường,
tham gia phong trào thi
2.1.4.1 Đ ánh giá thành tích đối với học sinh:
Chúng ta nhận thấy, việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có
hệ thống sẽ giúp học sinh đạt được những kết quả sau:
– Chúng ta nhận thấy, việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên,
có hệ thống sẽ giúp học sinh có hiểu biết kịp thời những thông tin liên hệngược ở bên trong
– Chúng ta nhận thấy, việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên,
có hệ thống sẽ giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình
Ta nhận thấy rằng, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt thì việc này
sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo,linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết và áp dụng cụ thể vào nhữngtình huống thực tế
2.1.4.2 Đ ánh giá thành tích đối với giáo viên:
– Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho các chủ thể là những người giáoviên nắm bắt được những thông tin mới, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạycho phù hợp
– Việc kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy cô giáo xem xét có hiệu quảnhững việc làm sau: Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
mà người giáo viên đang tiến hành; Hay giúp các giáo viên có thể hoàn thiệnviệc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục
2.2.Mục đích và vai trò của việc đánh giá thành tích trong quá trình học tập
Trang 7Þ Chúng ta nhận thấy rằng, trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập củahọc sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặtchẽ Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy rằngkhông phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích để thực hiện đánh giá.
Þ Mục đích đánh giá nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác địnhđược kết quả học tập, rèn luyện của học sinh so với mục tiêu giáo dục và sựtiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt độngdạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáodục
về kết quả học tập của học sinh, điều chỉnh chương trình và tổ chức dạy học.Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giátrong trường là cần thiết và cấp bách Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánhgiá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như: [5]
+ Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu dạy học của từng môn học,đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và cácbậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến học sinh phải đạt được sau khihọc xong
+ Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khácnhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan Đặc biệt ở phổ thông cần quantâm, từng bước và ưu tiên cho các hình thức mới: bài tập nghiên cứu, thuyết
trình; dự án học tập (một chủ đề, một chuyên đề học tập) hoặc sản phẩm
nghiên cứu khoa học; Sản phẩm thực hành, thí nghiệm, chế tạo (ví dụ như sảnphẩm về khoa học - kĩ thuật, sản phẩm của chủ đề STEM…); tiểu luận mônhọc
III Các mô hình đánh giá thành tích trong dạy học hiện đại
3.1 Mô hình truyền thống và các phương pháp đánh giá
3.1.1 Định nghĩa mô hình truyền thống
Mô hình truyền thống trong dạy học là phương pháp giảng dạy mà giáoviên truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiệntruyền thống như bài giảng, giáo trình, sách giáo khoa Giáo viên đóng vai tròchính trong quá trình truyền đạt kiến thức và học sinh là đối tượng tiếp thuthông tin Mô hình này tập trung vào việc truyền đạt kiến thức một chiều từgiáo viên tới học sinh, trong khi học sinh chỉ là người nhận thông tin
3.1.2 Ưu điểm của mô hình truyền thống
Trang 8- Mô hình truyền thống tạo ra sự tổ chức và đồng bộ trong quá trình giảngdạy Giáo viên có thể chuẩn bị và truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng
và có hệ thống
- Mô hình truyền thống giúp học sinh nhận thông tin nhanh chóng và dễdàng Bằng cách sử dụng các phương tiện như bài giảng, bài đọc, bài tậpđịnh hình, học sinh có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn
- Mô hình này giúp học sinh hình thành những kỹ năng cơ bản và kiếnthức cần thiết để tiếp tục học tập và phát triển trong tương lai
3.1.3 Nhược điểm của mô hình truyền thống
- Phương pháp của mô hình truyền thống thiếu tính tương tác giữa giáoviên và học sinh Học sinh chỉ đóng vai trò người nhận thông tin màkhông được tham gia tích cực vào quá trình học tập
- Mô hình truyền thống khuyến khích ít sự sáng tạo và khả năng phát triển
cá nhân của học sinh Với việc tập trung vào việc truyền đạt kiến thứcmột chiều, mô hình này không khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo,phản biện và khám phá
- Mô hình truyền thống có thể gây nhàm chán và mất hứng thú học tậpcho học sinh, đặc biệt là đối với những học sinh có phong cách học tậpkhác nhau
3.1.4 Các phương pháp đánh giá
3.1.4.1 Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
a Các trường hợp sử dụng kiểm tra vấn đáp
- Được sử dụng bất cứ lúc nào trong dạy học
- Đầu buổi học: ôn lại bài cũ hay để mở đầu bài mới
- Đang lúc giảng bài: đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ hay để pháthiện tình hình kiến thức của học sinh
- Cuối bài học: củng cố nội dung đã học hay trước khi thực hành thínghiệm
- Kiểm tra định kì hay cuối học kì
b Phân loại kiểm tra vấn đáp
- Kiểm tra cá nhân: là hình thức kiểm tra mà từng học sinh có nội dungriêng
- Kiểm tả đồng loạt: là hình thức đặt câu hỏi chung và tất cả học sinh đều
có thể tham gia trả lời được
- Kiểm tra phối hợp: là hình thức tiến hành kiểm tra cá nhân và kiểm trađồng loạt
c Ưu và nhược điểm của kiểm tra vấn đáp
Ưu điểm
Trang 9- Kiểm tra vấn đáp giúp GV dễ dàng nắm được tư tưởng và cách suy luậncủa HS để kịp thời uốn nắn những sai sót trong lời nói đồng thời giúp
HS sử dụng đúng những thuật ngữ và diễn đạt ý một cách logic
- HS hiểu rõ bài hơn và nhớ lâu tài liệu nhờ trình bày qua ngôn ngữ củachính mình
- Giúp GV có thể nhận định được ngay và xác định đúng trình độ của HSnhờ hỏi thêm những câu phụ và các chi tiết hỏi bổ sung
- Kiểm tra vấn đáp là phương tiện giúp cho HS mạnh dạn phát triển ýkiến, luyện tập khả năng đối đáp, diễn đạt ý tưởng được chính xác và tậpcho HS quan sát, suy nghĩ phán đoán được nhanh chóng
Nhược điểm
- Kết quả của một số HS không thể xem là đại diện cho cả lớp Điểm sốcủa vài HS không giúp cho GV đánh giá đúng mức trình độ chung cho
cả lớp
- Áp dụng kiểm tra vấn đáp cho cả lớp mất nhiều thời gian
- Các câu hỏi phân phối cho HS có độ khó không đồng đều nhau
- Do những yếu tố ngoại lai có thể dẫn đến sự chủ quan của GV
3.1.4.2 Kiểm tra viết
a Các trường hợp sử dụng kiểm tra viết
- Thường hạn chế sử dụng vì đòi hỏi phải có thời gian
- Có thể sử dụng ngay trong lúc giảng nhưng trong thời gian ngắn, vì vậy
có ý nghĩa khảo sát tính chuyên cần của HS
- Kiểm tra đinh kì sau khi sử dụng xong một chương trình hay một phần,thời gian kiểm tra là một tiết hay hơn
- Kiểm tra cuối kì, thời gián 2 – 3 tiết
b Phân loại kiểm tra viết
Kiểm tra viết đòi hỏi HS diễn đạt kiến thức, kĩ năng cách viết ra giấy trongthời gian nhất định Thời gian ấn định tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và mụcđích của bài kiểm tra viết bài kiểm tra thường có 2 loại: loại luận đề và loại cáccâu hỏi
- Loại luận đề
+ Thời gian kiểm tra dài
+ Đầu đề là câu hỏi về một vấn đề lớn
+ HS trình bày phải đúng với đề, kết luận và cấu trúc
- Loại câu hỏi
+ Mỗi câu trả lời khoảng 20 – 15 phút
+ Chỉ yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm không cần viết dàidòng nhập đề, kết luận
+ Để rõ ràng các ý thức được gạch đầu dòng
c Ưu và nhược điểm kiểm tra viết
Trang 10- Qua bài kiểm tra viết GV có thể nắm được tình hình trình độ chung của
cả lớp và của từng HS, giúp GV hoàn thiện nội dung bài giảng, phươngpháp dạy học để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng HS khá và phụ đạo HSyếu kém
3.2.Mô hình đánh giá phản hồi liên tục và cơ hội mà nó mang lại
3.2.1 Khái niệm mô hình đánh giá phản hồi liên tục
Mô hình đánh giá phản hồi liên tục là quá trình liên tục thu thập, phântích và sử dụng phản hồi từ học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập Quátrình này tập trung vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và nhằm cảithiện hiệu quả dạy học Mô hình đánh giá phản hồi liên tục đòi hỏi sự tương tác
và phản hồi linh hoạt giữa giáo viên và học sinh, đồng thời khuyến khích họcsinh tự đánh giá và phát triển khả năng tự học
3.2.2 Lợi ích của việc sử dụng mô hình đánh giá phản hồi liên tục trong dạy học
Sử dụng mô hình đánh giá phản hồi liên tục trong dạy học mang lạinhiều lợi ích đối với cả giáo viên và học sinh Đối với giáo viên, mô hình nàygiúp cải thiện quá trình giảng dạy, nhận biết và đáp ứng nhanh chóng nhu cầuhọc tập của học sinh
Ngoài ra, mô hình còn giúp giáo viên đánh giá hiệu quả của quá trìnhdạy học và điều chỉnh phương pháp giảng dạy Đối với học sinh, mô hình tạo
cơ hội để họ nhận phản hồi và hỗ trợ từ giáo viên, giúp họ phát triển kỹ năng vàkiến thức một cách tốt hơn
3.2.3 Các mô hình phản hồi liên tục tác động đến quá trình giáo dục
Mô hình của Hattie & Timperley (2007) về phản hồi cho thấy vai trò củaphản hồi là thu hẹp khoảng cách giữa học thực tế với đích học mong muốn hay
Trang 11phản hồi từ phía người dạy sẽ giúp người học cải thiện thành tựu học tập và đạtđược mục tiêu học mong muốn
Hình 1: Mô hình về phản hồi cải thiện quá trình học (Hattie & Timperley,2007)
Mô hình trên cho thấy phản hồi ở bốn cấp độ tác động đến người học trêntất cả các bình diện: Nhiệm vụ thực hiện, quá trình thực hiện, sự tự điều chỉnh
và bản thân chủ thể Sự phản hồi trên góc độ bốn bình diện này có các mức độảnh hưởng khác nhau đến việc học; trong đó sự phản hồi về sự tự điều chỉnhcủa người học đem lại “sự tự chủ, tự kiểm soát, tự định hướng” “các ý nghĩ,cảm xúc, hành động” được điều chỉnh sao cho đạt được mục tiêu của cá nhânngười học Bên cạnh đó, sự phản hồi về tiến trình học đem lại hiệu quả nhiềuhơn so với phản hồi về thực hiện nhiệm vụ trong việc thúc đẩy học theo chiềusâu trong khi đó “sự phản hồi về bản thân chủ thể có thể tác động đến việc họcchỉ khi nó dẫn đến những thay đổi về nỗ lực, sự tham gia của sinh viên và tínhhữu dụng có liên quan đến việc học hoặc các chiến lược học hiệu quả” Bêncạnh đó, Hattie và Timperley (2007) cho rằng mô hình phản hồi này đòi hỏigiáo viên cần tuân theo triệt để các chỉ dẫn để có sự phản hồi hiệu quả dựa trên
sự đánh giá phù hợp của họ về thời điểm khi nào, bao giờ và ở cấp độ nào đểđưa ra phản hồi phù hợp Thông tin đánh giá cần được “minh bạch/tường minh
Trang 12để sinh viên có thể dùng để tự đánh giá phần làm của họ giống như cách màgiáo viên làm” Mục tiêu của đánh giá quá trình là hiện thực hóa các chiến lượccủa việc học tự điều chỉnh giữa các sinh viên thông qua việc chia sẻ sự phảnhồi bằng lời và các phần đánh giá được viết ra.
3.2.4 Sự phản hồi đánh giá tác động đến việc học tự điều chỉnh như thế nào?
Một trong những vai trò lớn nhất của sự phản hồi đánh giá là đem lại sựđiều chỉnh hợp lí trong việc học hiện thời và tiếp theo của người học Pinchich
và Zusho đã định nghĩa về việc học tự điều chỉnh “là quá trình xây dựng tíchcực mà ở đó người học tự lên mục tiêu học và giám sát, điều chỉnh và kiểmsoát sự nhận thức, động cơ, và hành vi của chính người học dưới sự hướng dẫn
và kiểm chứng của các mục tiêu mà người học đề ra và đặc điểm cảnh huống
về môi trường.” Nghiên cứu về mô hình của việc học tự điều chỉnh, Butler vàWinne (1995) phản ánh sự tác động giữa phản hồi bên ngoài đến các hoạt độnghọc, các nhiệm vụ thực hiện của người học và sự giám sát các loại hình kiếnthức (từ phạm vi, chiến lược cho đến động cơ), mục tiêu học và chiến lược học.Trong mô hình này, hai ông đề cập đến bảy nguyên tắc của phản hồi trong việc
hỗ trợ và phát triển việc tự điều chỉnh của người học như sau: Làm rõ quanniệm về bài làm/ phần thực hiện tốt là như thế nào; Hỗ trợ việc tự đánh giá;Cung cấp thông tin phản hồi chất lượng cao; Khuyến khích đối thoại giữa giáoviên và người học và đối thoại đồng đẳng; Khuyến khích động cơ tích cực vàlòng tự trọng; Cung cấp cơ hội xóa bỏ khoảng cách; Sử dụng phản hồi để cảithiện việc học
3.3 Mô hình đánh giá chuẩn hóa và những thách thức cần vượt qua
3.3.1 Khái niệm mô hình đánh giá chuẩn hóa
Mô hình đánh giá chuẩn hóa là một phương pháp đánh giá mà thông qua
đó một học sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí chung và rõ ràng, không bịảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân và độc đáo của từng giáo viên Đây là một hìnhthức đánh giá khách quan và công bằng, đảm bảo tính nhất quán trong quá trìnhđánh giá học tập
3.3.2 Các phương pháp đánh giá chuẩn hóa
Có nhiều phương pháp đánh giá chuẩn hóa khác nhau được sử dụngtrong quá trình đánh giá học tập Một số phương pháp phổ biến bao gồm: kiểmtra trắc nghiệm, bài tập viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu, vấn đáp trựctiếp Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, tuy nhiên, việc kếthợp sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình đánh giá sẽ mang lại tính đadạng và phong phú cho quá trình đánh giá học tập
3.3.3 Lợi ích của mô hình đánh giá chuẩn hóa
Trang 13Mô hình đánh giá chuẩn hóa mang lại nhiều lợi ích cho quá trình giảng dạy
và học tập Đầu tiên, nó tạo ra một cơ sở chung để so sánh và đánh giá hiệu quảcủa các phương pháp dạy học khác nhau Thứ hai, nó giúp xác định rõ ràng nhucầu học tập của học sinh và tư duy phát triển của họ, từ đó giúp giáo viên thiết
kế các hoạt động học tập phù hợp Thứ ba, nó cung cấp thông tin cho việc đánhgiá tiến trình học tập của học sinh, đồng thời hỗ trợ và định hướng cho họ trongquá trình học tập
3.4 Các mô hình đánh giá đặc biệt khác và ứng dụng của chúng
3.4.1 Mô hình CIPP (Context – Input – Process – Product)
Mô hình đánh giá CIPP do Stufflebean đưa ra vào năm 1983 với mục tiêugiúp người đánh giá có được những thông tin cần thiết liên quan tới công tácđánh giá để đưa ra các quyết định có liên quan Mô hình đánh giá CIPP khuyếnkhích các nhà giáo dục tham gia trực tiếp vào trong quá trình đánh giá và xemđâu là nội dung quan trọng của công tác đánh giá để từ đó đưa ra những quyếtsách phù hợp Mỗi một chương trình đào tạo đều có một giá trị cốt lõi cho cácchủ thể tham gia vào Mô hình đánh giá sẽ tập trung vào bốn khía cạnh chínhbao gồm mục tiêu, kế hoạch, hành động và kết quả đạt được của chương trình
Từ bốn khía cạnh trên sẽ dẫn tới bốn giai đoạn đánh giá khác nhau bao gồm:
Đánh giá bối cảnh (Context) là đánh giá xem mục tiêu chương trình đào
tạo có đạt được trong quá trình triển khai và sau khi hoàn thành chươngtrình đào tạo hay không? Mặt khác đánh giá xem mục tiêu chương trìnhđào tạo đã đem lại những giá trị phù hợp với bối cảnh giáo dục và nhu cầu
xã hội hiện tại hay không? Mục tiêu chương trình đào tạo có đáp ứng được
kì vọng của người học và phù hợp với nhu cầu của người học hay không?Mục tiêu đào tạo có rõ ràng, đáp ứng và đạt được khi chương trình đào tạokết thúc không?
Đánh giá đầu vào (Input) sẽ được đánh giá trên 2 góc độ chính bao gồm
đánh giá nội dung chương trình và đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trangthiết bị hỗ trợ cho triển khai chương trình đào tạo
- Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp không thông qua những đánhgiá xem chương trình đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đề ra; nội dung
có đáp ứng được nhu cầu của người học không?
- Trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập là được cungcấp đầy đủ và đáp ứng nhu cầu như lớp học Trang thiết bị hỗ trợ có thể
là các thiết bị về âm thanh, hình ảnh; thư viện và các nguồn tài liệu hỗtrợ học tập
Đánh giá quá trình (Process) được đánh giá trên 3 góc độ chính bao gồm:
Mức độ tham gia của người học vào chương trình đào tạo, Chiến lược