1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

93 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Tác giả Vế Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn Thạc sĩ Trần Hoằng Anh
Trường học Đại học Sư phạm TPHCM
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 26,67 MB

Nội dung

GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tai chỉ tập trung nghiên cứu về phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tudi trong hoạt

Trang 2

LOI CAM ON

Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn sự

giảng dạy tận tình, những kiến thức quý báu của quý thầy cô

trong suốt 4 năm học tập tại khoa Giáo dục Mam non trường

Đại học Sư phạm TPHCM,

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ

Trần Hoàng Anh đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn

thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tối đa của Ban

Giám Hiệu cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên

khối Lá trường Mầm non Hoa Hồng quận Gò Vắp.

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động

viên dé tôi đạt được những kết quả tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày 12 tháng 05 năm 2011

VÕ THỊ NHƯ QUYNH

Trang 3

DORAN scsi cca cates atest et ms re: |

I1 BDGEENN BE TAT (uc toc GiâcGGGUakGGbdtoe |

3 KHACH THE VA DOI TƯỢNG NGHIÍN CỨU - 3

CO RR NT as: 3

SD: Đi ty nh Ol gen k2 cgeeedeieseosseassei 3

4) GIA THUYẾT NGHIÍN CỦUấccicccc2ctuiaisdicZ-ssae 3

5 GIỚI HAN PHAM VI NGHIÍN CỨU -22c5-5cc<ccsecsee 4

ý, NETIEM VU NGHIEN GUU wis 062cc teases 4

7 PHƯƠNG PHÂP NGHIÍN CUU cccsssssssssssovecesesnssesssssserssneseessneeesnnneste 5

7.1 Phương phâp nghiín cứu luậN «seeeeseess=eseseoeeensssreesessoee 5

7.2 Phương phâp nghiín cứu thực tiem ceccecscssceesonessesneseneesecenecenecessens 5

8: HIG GÓP CURA SR TAN i so 022cceceotoieseinaeeeosaei 6

BED GUO LUẬN VĂN scsi cies sticaitaaa acca bi i etait 6

šOI To er ee Carne ee noe OTN ee te Me ee Ee 7

CHUONG |: CƠ SỞ LY LUẬN CUA DE TAI NGHIÍN CỨU 7

1 Lịch sử vấn đềnghiín (| ee 7

2 Những cơ sở lý luận của vấn đề nghiín cứu -2 10

Ns: TOR ĐT Ồ ¡s6 xi>i20001))01011666401526)0112460110040))044800264x<gg4e 10

2.2 Câc phương phâp phât triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giâo 5-6 tuổi

trong hoạt động lăm quen văn học cv eeeerrrrrerreeerrree 15

2.3 Truyĩn tranh khong p¬n"T"ÏẲẳẲẳ"ươớc7.7.7.7.7.7Ắ.Ắ.6Š76;ẮŠ.ớờ_;—7£ 21

CHƯƠNG 2: KHAO SAT THỰC TE VE DIA BAN VA ĐÔI TƯỢNG DIEU

Trang 4

KET LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ SU PHẠM - - <c 68

Bs Die Daihen cÌ Hồ vaccogisscoaŸkceobbccoiinc0000in000000106iadgicaboá, 68

3: WAR EG Liên dỗ nena size 20000002 00000 CcGG0dDiDGcacocosi 70

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 5555555552552 T2

Trang 5

MO DAU

1 LY DO CHON DE TAI

Một trong những mục tiêu Giáo dục Mam non trong “Chương Trinh

Giáo Dục Mầm Non” ban hành ngày 25 tháng 07 năm 2010 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là “khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,

đặt nên tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt

doi” Trong một thời đại có rất nhiều phương tiện cho con người sử dụng dé

nhận thức thế giới thì văn học vẫn giữ một vai trò to lớn Tuy nhiên, vài năm

trở lại đây, văn hóa đọc đang phần nào dần bị mai một trong giới trẻ, cũng

như văn học — món ăn tinh thần không thé thiếu đối với mỗi con người trong

tuổi ấu thơ lại đang ngày càng trở nên xa vời đối với trẻ nhỏ Do vậy, việc định hướng lại văn hóa đọc cho các em là điều vô cùng cần thiết Chăm lo

nuôi dưỡng văn hóa đọc ở trẻ em, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ là nhiệm

vụ chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Tuy nhiên, nhiệm vụ của

các giáo viên mầm non trước tiên là phải dn dắt trẻ đến với thé giới văn học

một cách tự nhiên nhất Thông qua việc được tiếp xúc thường xuyên với tác

phẩm văn học chọn lọc, trẻ sẽ được kích thích tình cảm thẩm mỹ, phát triển

ngôn ngữ cũng như trí tuệ, trí tưởng tượng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát

triển nhân cách

Blaise Pascal - nhà toán học, nha vật lý học, triết gia người Pháp đã nói:

“Con người là một cây sậy rat yếu trong tự nhiên nhưng là cây sậy biết suy

nghĩ” Con người là động vật duy nhất trên hành tinh này có kha năng tư duy

sáng tạo, đã sáng chế ra nhiều công cụ, máy móc có khả năng cải tạo xã hội

và thiên nhiên Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên sự sáng

tạo chính là trí tưởng tượng Klimentij Arkadevich Timirjazev - nhà tự nhiên

học, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga từng cho rằng “Con người

Trang 6

không biết tưởng tượng vẫn có thé thu thập được sự kiện Nhưng nếu không

có tưởng tượng sẽ không thé có phát mình vĩ dai, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh than” Trí tưởng tượng của trẻ

mam non được phát triển từ rất sớm và nếu không kích thích nó phát triển thì

nó sẽ dé dàng bị mai một di Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có khả năng tưởng

tượng phong phú hơn trẻ ở lứa tuổi nhỏ bởi chúng đã lĩnh hội được số vốn

kinh nghiệm dày dặn hơn Phát huy trí tưởng tượng không những đóng vai trò

quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tudi mà còn tạo tiên đề

quan trọng cho việc chuan bị cho trẻ đến với các cấp học cao hơn

aieng xu thế đổi mới toàn diện ngành giáo dục bậc học mam non cũng

đang rất chú trọng đến việc phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mam non nó:

chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng Trong chuẩn 29 của “Bộ tiêu chuẩn

phát triển trẻ 5 tuổi” đã đề ra hai chỉ số dé đánh giá khả năng sang tạo của

trẻ Một là trẻ biết “Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi hoặc trong tạo

hình, âm nhạc” và hai là trẻ biết “Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu

chuyện đã biết một cách hợp lí°.Có rất nhiều biện pháp cũng như phương pháp được đặc biệt chú trọng nhằm phát huy tối đa khả năng tưởng tượng,

sáng tạo cho trẻ Một trong những hoạt động được các giáo viên mam non sử

dụng là hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo Thực tế cho thấy, việc kẻchuyện sáng tạo của trẻ thường dưới hình thức ké sáng tạo thông qua một câu

chuyện có sẵn hay một câu chuyện trẻ đã được biết, qua đó mà người giáo

viên yêu cau trẻ “làm mới” câu chuyện bằng cách đặt tên hay thay đôi đoạn

kết của câu chuyện Bên cạnh đó, việc cho trẻ tự “sáng tạo” một câu chuyện

mang màu sắc cá nhân thông qua bộ truyện tranh không chữ cũng được

khuyến khích sử dụng ở nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, hình thức cũng

như phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ trong hoạt động kể chuyện

nhằm phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ vẫn còn mới lạ tại Việt

2

Trang 7

Nam Từ thực trạng trên, chúng tôi mạnh dan tiễn hành nghiên cứu dé tai

“Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát triển kỹ năng

kế chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” nhằm tìm hiểu mức độ ảnh

hưởng của truyện tranh không chữ đến kỹ năng kể chuyện sáng tạo cũng như

bước đầu đưa ra phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát '

triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm

non.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phương pháp sử dụng truyện tranh không chi nhằm phát triển kỹ năng

kế chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi trong hoạt động kể chuyện.

Bước đầu đưa ra phương pháp hướng dẫn giáo viên mầm non sử dụng

truyện tranh không chữ trong hoạt động ké chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo

Hoạt động làm quen văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát triển kỹ năng

kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

4 GIA THUYET NGHIÊN CUU

Truyện tranh không chữ là một hình thức tương đối mới tại Việt Nam

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen tác phẩm văn học Nếu đưa ra phương

pháp cũng như kế hoạch t6 chức hoạt động kê chuyện sáng tạo bằng truyện

3

Trang 8

tranh không chữ một cách có hệ thống và khoa học sẽ không những tạo cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi hứng thú với việc khám phá sách, phát triển kỹ năng kẻ

chuyện sáng tạo mà còn giáo dục trẻ lòng ham mê đọc sách sau này.

5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tai chỉ tập trung nghiên cứu về phương pháp sử dụng truyện tranh

không chữ nhằm phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6

tudi trong hoạt động kể chuyện.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng kê chuyện sáng tạo như: khả

năng quan sát, tưởng tượng, xúc cảm tích cực cùng khả năng diễn đạt bằng

ngôn ngữ Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vẻ ảnh hưởng của trí

tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đến kỹ năng kể chuyện sáng tạo

Vì điều kiện nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung:

© Khảo sát thực trạng tai các trường Mầm Non Hồng Nhung, MẦm Non

Hoa Hồng, Mam Non Hoa Lan quận Gò Vắp; trường Mầm Non HoaMai quận 3; trường Mầm Non Thực Hành quận 5; trường Mam Non 1]

quận Tân Binh và một số trường mam non thuộc nội thành thành phố

Hồ Chí Minh

e© Bước đầu thử nghiệm trên nhóm trẻ lớp Lá 1 trường Mầm Non Hoa

Hồng, quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu về truyện tranh không chữ và tác dụng của truyện tranh khôngchữ trong việc phát triển kỳ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6

Bước đầu khảo sát thực trạng tô chức hoạt động kế chuyện sáng tạo qua

truyện tranh không chữ tại một số trường mam non thuộc nội thành thành phố

Hồ Chí Minh.

Trang 9

Bước đầu đề xuất và thử nghiệm phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ.

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp nghiên cứu luận

7.1.1 Phương pháp phân tích — tong hợp lý thuyết Thu thập, đọc, phân tích, tong hợp các tài liệu tham khảo, các công

trình, các bài báo của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về

vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu

Phân loại nguồn tài liệu tham khảo.

Hệ thống hóa và khái quát hóa, định hướng cho đề tải.

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát, dy giờ, ghi chép, khi tham dự giờ hoạt động kể chuyện.

Quan sát hoạt động của giáo viên mam non khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm tìm hiểu hứng thú của trẻ, đánh giá khả năng của trẻ.

Sử dụng phương pháp quan sát còn để ghi lại diễn tiến của quá trình

thử nghiệm nhằm giúp việc đánh giá được khách quan và chính xác

7.2.2 Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, dam thoại

Phỏng van, trò chuyện nhằm trao đổi với Ban Giám Hiệu, một số giáo viên mầm non đang phụ trách nhóm lớp 5-6 tuổi thuộc các trường mâm non trong địa bàn điều tra nhằm thu thập ý kiến, thông tin cần thiết cho vấn đề

nghiên cứu.

Trò chuyện với trẻ nhằm tìm hiểu, đánh giá kinh nghiệm của trẻ và nắm

bắt được sở thích, hứng thú của trẻ khi tổ chức hoạt động ké chuyện sáng tao

với truyện tranh không chữ.

Trang 10

7.2.3 Phương pháp điều tra Anket

Sử dụng hệ thống câu hỏi, thu thập tư liệu khảo sát thực trạng.

với truyện tranh không chữ trong hoạt động kể chuyện nhằm phát triển kỹ

năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hình thức kể chuyện sáng tạo trong

hoạt động làm quen tác phẩm văn học, đặc biệt là kể chuyện sáng tạo với

truyện tranh không chữ nhằm phát triển kỹ năng a chuyén sang tao cho tré

mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mim non.

Từ đó, đưa ra một số dé xuất về phương pháp tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ giúp cho giáo viên mim non tổ

chức hoạt động nảy hiệu quả hơn.

9 BÓ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn được trình bảy theo 3 phần:

© Mở đầu

e Nội dung:

* Chương |: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

* Chương 2: Khảo sát thực tế về địa bàn và đối tượng điều tra

* Chương 3: Dé xuất phương pháp và thử nghiệm sư phạm

se Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 11

Charles Spurgeon sử dụng nó trong bài thuyết giáo của ông vào năm 1866 tại

các nhà tạm đô thị tại London.

Vào khoảng thời gian đầu mới xuất hiện, truyện tranh không chữ chỉ được sử dụng vào việc truyền giáo Mãi cho đến thế kỷ XX, Mercer Mayer mới giới thiệu quyên truyện tranh không chữ dành cho trẻ em đầu tiên trên thé

giới Truyện có tên “A boy, a dog and a frog” và được xuất bản vao năm

1967 Truyện tranh không chữ “The Snowman” được tác giả Raymond

Briggs trình làng vào năm 1978 và nhanh chóng nỗi tiếng trên toàn thế giới.

“The Snowman” còn được xem là đại diện cho thé loại truyện tranh không

chữ dành cho trẻ em Không lâu sau đó, thể loại truyện tranh không chữ đã trở

thành một thể loại độc đáo của văn học ma Sarah Dowhower cho là “một thé

loại của thời đại ”.

Sarah Dowhower đã giới thiệu và đề cao vai trò của sách không chữ

trong bài tham luận “Sách không chữ: Triển vọng và tiềm năng, một thé

loại của thời đại” đăng trong Reading teacher vào năm 1995 Theo tác giả,

cho mọi lứa tuổi với nhiều định dạng và phong cách khác nhau Tác giả cho

biết mặc dù thể loại sách không chữ được nhiều nhà giáo đục khuyến khích sử

Trang 12

dụng trong quá trình dạy và học nhưng vẫn còn quá ít hướng dẫn hỗ trợ cho

các giáo viên sử dụng nhằm phát huy tối đa kết quả mà thé loại này có thé mang lại cho người học Qua bài viết, tác giả đề ra một số hoạt động giáo dục

có thể sử dụng với sách không chữ

Năm 1998, trong “Một nghiên cứu về truyện tranh không chữ” Suh

Jung Ah cho biết trẻ ở các độ tuổi khác nhau thì hứng thú với các câu chuyện

không chữ khác nhau Vì vậy, giáo viên mam non can thiết kế và tiến hành kế

hoạch đạy học phù hợp từng giai đoạn phát triển và độ tuổi của trẻ Theo đó, giáo viên và phụ huynh có thé giới thiệu cho trẻ mẫu giáo nhỏ truyện tranh về

các chủ đề gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, còn với trẻ mẫu giáo

nhỡ và lớn có thể mở rộng đa dạng các chủ dé khác nhau như: phiêu lưu, viễn tưởng nhằm kích thích trí tưởng tượng, khả năng kể chuyện sáng tạo của

trẻ.

Linco Mary Renck Jalongo, Denise Dragich, Natalie K Conrad và Ann

Zhang — các tác giả của quyên sách có tên “Sử dụng truyện tranh không

chữ để hỗ trợ việc làm quen văn học” xuất bản năm 2002 thì truyện tranh

không chữ dựa hoàn toan vào hình vẽ dé kể chuyện Đây là thé loại truyện

tuyệt vời dành cho các cô giáo mầm non Vì truyện tranh không chữ cung cấp

một câu chuyện bằng hình ảnh với hệ thống cốt truyện rõ ràng mà không cần

đến văn bản Các tác giả đã đưa ra một vài gợi ý về hoạt động với truyện

tranh không chữ trong trường mầm non Các tác giả còn đề xuất giới thiệu giá

Năm 2003, trong luận văn “Tác động của các hoạt động xây dựng

truyện bằng truyện tranh không chữ đối với sự sáng tạo của trẻ em”, Lee

Young Ja đã chi ra rằng nhờ có truyện tranh không chữ mà các yếu tô trí tuệcủa sự sáng tạo phát triển đáng kể như sự linh hoạt, trôi chảy, độc đáo và các

yếu tố tình cảm của sự sáng tạo có tác động tích cực hơn Tác giả đã khẳng

Trang 13

định sáng tạo của trẻ có thể được phát triển bởi các hoạt động xây dựng

truyện làm bằng truyện tranh không chữ

Đến năm 2008, Shannon Kavanagh đã công bố các phong cách nghệ

thuật thường được sử dụng trong truyện tranh không chữ cũng như chủ nghĩa

siêu thực và cách sử dụng loại sách này trong các lớp học và ở nhà đẻ hỗ trợ

phát triển văn học trong luận án Thạc sĩ “Một cách tiếp cận văn học siêu

thực”.

Cùng thời gian trên, Marina Mohd Arif cùng Fatimah Hashim xem xét

việc sử dụng và sự hưởng ứng của trẻ 7 tuôi không biết chữ với truyện tranh

không chữ trong “Đọc từ Không chữ: Một nghiên cứu về việc sử dụngtruyện tranh không chữ” Các tác giả đã khẳng định truyện tranh không chữ

là xuất phát điểm rất tốt cho việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.Việc thừa nhận sự quan trọng của truyện tranh không chữ còn mở rộng những

cách tiếp cận của giáo viên đến việc đọc sau này của trẻ Nghiên cứu CỦng vài

ra rằng làm quen với sách không cần hắt đầu +⁄4: <3 ugu Vi với truyện tranh

không chữ, một người không biết đọc đã hiểu được câu chuyện ma không can

đọc văn bản.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều nhấn mạnh tác dụng của truyện tranh không chữ đến nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, tại

Việt Nam, việc sử dụng truyện tranh không chữ, đặc biệt là việc sử dụng

truyện tranh không chữ nhằm phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi còn khá mới mẻ Vì vậy, chúng tôi hy vọng đề tài của mình

bên cạnh việc khảo sát thực trạng sẽ bước đầu đưa ra phương pháp hướng dẫn

trẻ ké chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ nhằm phát triển kỹ năng kẻ

chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Trang 14

2 Những cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu2.1 “Tưởng tượng

2.1.1 Định nghĩa

Trong “Tâm lý học”, Rudich P.A xem tưởng tượng là một quá trình

nhận thức, trong đó có sự xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở “chế

biến” lại những biểu tượng đã có

Tưởng tượng là một hoạt động của ý thức, trong quả trình tưởng

bao giờ có bằng cách dựa vào những hình ảnh mà qua cuộc sông được

giữ lại trong ký ức con người và được cải tạo, biến đổi thành một biểu

tượng mới.

Trong “Tâm lý học sáng tạo văn học”, M A Rnauđốp cho rằng bản

chat tưởng tượng va tư duy giống nhau, chỉ khác ở phương pháp tạo ra sản

phẩm: “Tiưởng tượng là một nguyên tắc sáng tạo độc lập cũng như lý tính

vậy, cả hai đều sử dung các dit kiện của kinh nghiệm hay trí nhớ bằng những

Hiện nay, tại Việt Nam, các tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Xuân

Thức, Nguyễn Quang Uan, Nguyễn Văn Lũy, Dinh Văn Vang, Lê Khanh,

Trần Trọng Thủy, đều thống nhất với định nghĩa khái quát các đặc trưng

của quá trình tưởng tượng: “Tưởng tượng là quá trình tâm ly phan anh những

cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những

hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có "[L26, tr.133].

Tưởng tượng phản ánh những cái mới, chưa từng có trong kinh nghiệm

của xã hội nói chung hay của cá nhân nói riêng Quá trình sáng tạo ra cái mới

của tưởng tượng bắt đầu từ biểu tượng và được thực hiện chủ yếu dưới hìnhthức hình ảnh cụ thể Trong quá trình tưởng tượng, các biểu tượng, tri thức

của con người được “nhào nặn” theo một cách mới, nó là hình ảnh mới do con

10

Trang 15

người tạo nên trên cơ sở biểu tượng của trí nhớ Nếu trí nhớ tái hiện kinh nghiệm một cách chân thực thì tưởng tượng lại biến những kinh nghiệm ấy

thành một thế giới mới, lạ và độc đáo

2.1.2 Phân loại tưởng tượngCác tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Quang Uan,

Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, đều phân

loại tưởng tượng dựa theo tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng

e Tưởng tượng tiêu cực

Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng vạch ra những hình ảnh

không được thẻ hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình, hành vi không được thực hiện và luôn luôn không thé thực hiện được Con người

có những tưởng tượng tiêu cực nhằm trốn tránh những nhiệm vụ không thé

giải quyết, những điều kiện khó khăn trong cuộc sống hay những sai lầm

của bản thân.

e Tưởng tượng tích cực

Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh

nhằm đáp ứng những yêu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của conngười.

Tưởng tượng tích cực có hai loại:

* Tưởng tượng tái tạo

Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh chỉ là mới

đổi với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở sự mô tả của

"Tưởng tượng sáng tạo

Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới một

Trang 16

với xã hội, được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo va

có giá trị.

Tưởng tượng sáng tạo có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội loài

người, là yếu tố quan trọng của hoạt động sáng tạo Giữa tưởng tượng

tái tạo và tưởng tượng sáng tạo không có sự ngăn cách tuyệt đối Mọi

sự tưửng trong sáng tạo đều đòi hỏi lặp lại hình ảnh của các sự vật, hiện tượng nào đo đã biết trước đây và trong quá trình tưởng tượng tái tạo thường có yếu tố sáng tạo.

2.1.3 Đặc điểm trí tưởng tượng của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động cho

trẻ làm quen tác phẩm văn học

Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ Tuổi mẫugiáo là giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng Trẻ rất hay tưởng

tượng Hình ảnh tưởng tượng của trẻ bay bỗng, rực rỡ, giàu màu sắc xúc cảm

và hay vi phạm hiện thực Tưởng tượng của trẻ vẫn chủ yếu mang tính tái tạo,

không chủ định Tưởng tượng tái tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi mang tính có

chủ định và tích cực hơn Tưởng tượng có chủ đích dần được hình thành khi

trẻ tự xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng ấy Trẻ có khả

năng tưởng tượng thầm trong đầu mà không cần chỗ dựa trực quan bên ngoài.

Tưởng tượng sáng tạo dần được phát triển

Văn học góp phần phát triển trí tưởng tượng Việc tham gia vào những

trải nghiệm trong văn học cũng chính là những nỗ lực giàu trí tưởng tượng

bởi vì trẻ đang tự đối chiếu mình vào trong truyện Thường thì trẻ sẽ thấy

những thế giới mà chúng chưa bao giờ thấy hoặc không được chọn lựa dé trải

nghiệm với chính bản thân Việc đương đầu với cuộc sống hiện tại cùng với

những trải nghiệm hơi khác với những gì trẻ đã từng trải có thể làm cho

12

Trang 17

Tưởng tượng chính là thêm vào cái có thật phần nên có và sẽ có, là sự chuẩn bị tích cực cho hoạt động sáng tạo Tưởng tượng là một phẩm chất cơ bản trong tâm hồn trẻ em Tuổi mẫu giáo là mảnh đất phì nhiêu bồi đắp tri

tưởng tượng của đời người Một rãnh nước nhỏ là con sông, một vũng nước

giữa chốn núi đồi, trẻ có thể tưởng tượng đó là biển cả với những đàn cá đủ

màu, với con tàu trắng bồng bềnh trên sông nước Không phải vỏ cớ mả Các

Mác trong những lần đạo chơi với con gái đã từng kê cho con nghe những câu chuyện cổ tích hoang đường kéo dài mãi không hết.

Tưởng tượng hoang đường là giai đoạn đầu tiên và thấp nhất của tưởng

tượng Đặc điểm của nó là thiên về những điều kỳ diệu khác thường Vì vậy,

trong “Tâm lý học sáng tạo văn học”, M A Rnauđốp khẳng định

Sang tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em là nhữngngười chưa quen với những việc tam phào của cuộc sống chưa được

những kinh nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan và rất để tin vào đủ

chuyện có thật Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ làphương tiện duy nhất dé làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải

hoạt động.

Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trình độ tưởng tượng của chúng cao hơn so

với lứa tuổi trước đó Trẻ đã phát hiện được và có hướng xử lý một cách sáng

tạo các yếu tố hiện thực mà chúng cảm nhận được qua các hình tượng nghệ thuật Mức độ phát triển và thiên hướng tưởng tượng ở trẻ mẫu giáo lớn rất

khác nhau và được xác định bằng các đặc điểm riêng của các em Cụ thể như

một trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể về chủ đề “Hai anh em” có đoạn: “Hai anh em

khi thấy me 6m vào rừng hái quả chín cho mẹ ăn Thay hoa hông dep hái về cho mẹ ngửi Thấy dòng suối thân, hai anh em nhà khi lấy đựng vào cái hộp

cho mẹ uong Khi mẹ khỏi bệnh va bao “Các con là người hiếu thảo, mai sau

các con sẽ được sông hạnh phúc suốt doi” Có thé nhận thấy những tình tiết

13

Trang 18

của câu chuyện đã được bắt gặp ở đâu đó trong các câu chuyện “Sự tích con khi”, “Ba cô gái” mà trẻ từng được nghe Dù đó chỉ là sự kết hợp những yếu

tố “cũ” nhưng cũng phải thừa nhận trong câu chuyện trên trẻ đã sử dụng tốt trí

tưởng tượng tái tạo của mình.

Trí tưởng tượng được phát triển dần, từ các hình tượng mang tính đơn giản và nghèo nan về nội dung ở lứa tuổi mẫu giáo bé đến sự khởi đầu tưởng

tượng sáng tạo ở mẫu giáo lớn Sự cảm nhận, cảm hứng và tưởng tượng ở trẻ

mẫu giáo lớn tiếp tục phát triển trong mỗi quan hệ gắn bó hữu cơ với việc mở

rộng và phức tạp hóa phạm vi đọc cho trẻ Người ta không chỉ bắt đầu cho trẻ

làm quen với các tác phẩm gắn với hiện thực cuộc sống mà cả những tácphẩm viễn tưởng, với các câu chuyện phiếm, hài hước, Bên cạnh đó, việc

cho trẻ tiếp xúc những câu chuyện với nhiều nhân vật mang nhiều tính cách,

nhiều tình tiết khác nhau cũng được khuyến khích.

PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang đã kết luận:

Trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ của

trời cho, có tính chất tiên thiên, là tiên dé dé cô giáo thực hiện tốt việc

đọc và ké tác phẩm cho trẻ nghe Từ đấy, trẻ cũng vận dụng trí tưởng

tượng của mình để bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách

sảng tạo [1.5, tr.79]

Tóm lại, đối với lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, cần phát triển tốt trí tưởng

tượng tái tạo làm nền móng cho việc phát huy khả năng tượng tưởng sáng tạo

tiềm an ở trẻ bằng các thé loại truyện cùng các hoạt động ké chuyện sáng tạo

khác nhau.

l4

Trang 19

2.2 Các phương pháp phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo

5-6 tuỗi trong hoạt động làm quen văn học 2.2.1 Các phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen tác phẩm văn học Các phương pháp hướng dẫn trẻ trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học đều giúp phát triển trí tưởng tượng rất tốt.

Nhóm phương pháp trực quan

Sử dụng tranh ảnh, vật thật, mô hình, đồ chơi, các loại rối, kết hợp

với những phương pháp lời nói trong quá trình cho trẻ làm quen tác phẩm văn

học.

Phương pháp trực quan có mục đích giúp trẻ dé hiểu, dễ tưởng tượng,

gây hứng thú và giúp trẻ củng cỗ, mở rộng, nâng cao khả năng cảm thụ vănhọc Từ đó làm trẻ khắc sâu những 4n tượng và phát triển khả năng sáng tạo

của trẻ trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.

e Trực quan hình ảnh: sử dụng vật thật, đồ dùng trực quan

e© Trực quan làm mẫu: đọc, kẻ, động tác, nét mặt, cử chỉ,

e Các phương tiện nghe nhìn hiện đại: bang đĩa, máy chiếu, máy ghi

Nhóm phương pháp dùng lời

e Phương pháp đọc kể

Chúng ta cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách đọc và nghe Khi đọc, ta thụ cảm trực tiếp; khi nghe, ta thụ cảm gián tiếp qua người đọc

hay người kể Đó là nhân vật môi giới giữa tác giả và người nghe Người

đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng mình kết hợp các phương tiện đọc biểu cảm khác để tác phẩm cắt tiếng nói, tạo cho tác phẩm một bức tranh âm thanh tương ứng Nhiệm vụ người đọc ở đây là giúp người nghe nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho bức tranh, hình ảnh tương ứng nỗi lên chân

thực, gợi lên những tình cảm, xúc cảm nhất định.

Trang 20

® Đọc diễn cảm

“ Kẻ diễn cảm

Vốn kinh nghiệm, khả năng nhận thức, ngôn ngữ của trẻ còn hạn

chế Do vậy, giáo viên cần dùng lời kết hợp đồ dùng trực quan hình ảnh

không những để giải thích nội dung, từ khó trong tác phẩm văn học nhằm

giúp trẻ cảm nhận đầy du, chính xác và sâu sắc hơn mà còn truyền những rung cảm đúng đắn, sâu sắc của giáo viên đến trẻ Từ đó khiến trẻ có

những rung cảm, xúc cảm thấm mỹ và khát vọng vươn tới cái đẹp, cái

thiện.

hướng, có kế hoạch trước của giáo viên và những câu trả lời của trẻ Đàm

thoại là phương pháp có ưu thế dễ mở rộng, điều chỉnh kiến thức đã có,

tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tăng cường tư duy cho trẻ,

hướng trẻ vào việc tri giác các vật thật, các hiện tượng ở môi trường xung

quanh, các vấn dé nội dung, các giá trị nghệ thuật, trong tác phẩm văn học, tái hiện lại cái đã tri giác, hệ thống hóa các kiến thức đã biết và dẫn

đến các kết luận một cách tổng quát

Nhóm phương pháp thực hành

Té chức cho trẻ thực hành luyện tập để củng cố kiến thức và vận dụng

những điều tiếp thu được vào việc giải quyết nhiệm vụ thực tiễn hình thành vàhoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo nhất định trên cơ sở đó rèn luyện tính độc

lập cho trẻ.

© Dạy trẻ thuộc thơ, ca dao, đồng dao

© Dạy trẻ kể lại chuyện

° Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

16

Trang 21

® Dạy trẻ đóng kịch

2.2.2 Hoạt động kể chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuỗi

Kể chuyện là hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngônngữ Kể chuyện khởi đầu cho sự tích lũy tri thức khoa học, kinh nghiệm sống.Ngôn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng thêm, đời sống vậtchất và tinh than trở nên phong phú thì kể chuyện không chỉ dừng lại ở mức

độ thông tin mà còn mang chức năng giải trí hay chức năng nghệ thuật.

TS Hé Lam Hồng nhận định trong Luận án “Đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”: “Kể chuyện là sự trình bày

bằng miệng cặn kẽ, liên kết về một hiện tượng nào đó" Ké chuyện là hình

thức ngôn ngữ độc thoại, thuật lại bằng lời nói có logic, có tình cảm về một sự

kiện theo trình tự phát triển của nó Hình thức cơ bản của thông tin theo lối ké

chuyện là câu tường thuật.

Trong Giáo dục Mam non, kể chuyện hay ké lại chuyện là hoạt độngthường xuyên của trẻ Tuy nhiên, trong “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo qua thơ — truyện” tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã phân biệt rõ khái niệm

“kể lại chuyện” và “kể chuyện” ở trẻ Ké lại chuyện là “thudt lại một cấu

chuyện đã nghe Trẻ diễn đạt lại nội dung của chuyện, sử dụng những hìnhthức ngôn ngữ sẵn có Sự diễn cảm của tiếng nói trong lúc kẻ lại chuyện chủ

yếu mang tính bắt chước " Trong khi đó, ké chuyện là “thuật lại về một sự

kiện, miêu tả một đối tượng hay sáng tạo một câu chuyện nào dé” Để kẻ

chuyện trẻ phải tự chọn nội dung và hình thức ngôn ngữ Qua sự phân biệt rõ

hai khái niệm này, tác giả muốn nhắn mạnh đến vai trò của tưởng tượng trong

quá trình kể chuyện Yêu cầu trẻ kể một câu chuyện mà đơn thuần là sự lặp

lại thuộc lòng, dựa vào trí nhớ thì chỉ là ké lại chuyện Kẻ chuyện đòi hỏi phải

có yếu tố sáng tạo, mới mẻ riêng của trẻ.

17

Trang 22

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể kế lại những chuyện đã được học trên lớp

khá đầy đủ, đồng thời sáng tạo thêm nhiều yếu tố mới về mặt từ ngữ, tình tiết,

nhân vật Để phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, trí tưởng tượng trong

quá trình tiếp nhận cảm thụ văn học, giáo viên mầm non không chỉ dạy trẻ kê

lại chuyện mà còn phải day trẻ kể chuyện ma đặc biệt là kể chuyện sáng tạo.Giáo viên cần hướng trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ đi đúng hướng, ủng hộ

và động viên tinh sáng tạo của trẻ khi sáng tạo truyện đồng thời phải theo dõi,

Kể chuyện sáng tạo chính là những câu chuyện mà trẻ tự nghĩ ra dựa

trên kinh nghiệm và vén sống đã có, nhào nặn chúng thành các mối liên hệ

với nhau Trẻ phải biết cách mở đầu và kết thúc câu chuyện sao cho hợplogic, xuyên suốt với chủ đề câu chuyện Việc trẻ biết thể hiện chính xác, diễncảm ý tưởng của mình cũng không kém phần quan trọng

Có rất nhiều hình thức kể chuyện sáng tạo ở trường mẫu giáo hiện nay

như:

e Kế chuyện sáng tạo nối tiếp

Giáo viên chọn một câu chuyện mới dé ké cho trẻ nghe Giáo viên

kể phần đầu, bỏ trống phần kết thúc và yêu cầu trẻ tự nghĩ phần kết.

© Kế chuyện sáng tạo thay đổi lời kết

Giáo viên chọn một câu chuyện cũ, đã kế cho trẻ nghe nhưng chỉ ké phần đầu, yêu cầu trẻ kể phần kết thúc khác với truyện mẫu đã được nghe.

e Kế chuyện sáng tạo với đồ dùng, đồ vật

Giáo viên chọn những đồ dùng, 46 vật quen thuộc với trẻ, yêu cầu

trẻ xây dựng một câu chuyện nhỏ về chúng.

e Kế chuyện sáng tạo từ họa báo

Giáo viên cùng trẻ sưu tầm một số tờ báo cũ Đầu tiên, cho trẻ chọn

THY VIEN

18 !/¡tðng Đạt-Học Su-Pham

TP HỒ.CHI-MINH

Trang 23

chuyện từ những bức tranh mà trẻ sưu tầm được Số lượng tranh được tùy

chọn theo ý thích và khả năng từng cá nhân.

© Kể chuyện sáng tạo lắp ghép tranh

Giáo viên chuẩn bị một bộ tranh chứa đựng nội dung một câu

chuyện Trước hết, yêu cầu trẻ xếp thứ tự các bức tranh theo ý thích củatrẻ Sau đó, yêu cầu trẻ kê thành một câu chuyện theo trình tự các bức

tranh đó.

« Kế chuyện sáng tạo theo chủ đề

Dua cho trẻ một chủ dé gần gũi với cuộc sống hàng ngảy của trẻ, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện về chủ đề đó.

2.2.3 Tác dụng của hoạt động kể chuyện sáng tạo đối với sự phát

triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tudi

L.X Vưgốtxki đã nói “Hoạt động sáng tạo phụ thuộc trực tiếp vào sự

phong phú và đa dạng kinh nghiệm cũ của con người, bởi vì, kinh nghiệm đó

sẽ là chất liệu dé tạo nên cấu trúc tưởng tượng ” [L10, tr.53] Thật vậy, tưởng

tượng là một quá trình tâm lý phức tạp có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm

dễ được tác động bởi các hoạt động giáo dục Kẻ chuyện sang tạo của trẻđược coi là một hoạt động mà trong đó nhân cách của trẻ được thể hiện trọn

vẹn Nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tích cực, tư duy, ngôn ngữ phát triên,

khả năng quan sát, tính chủ định và sự tham gia của các xúc cảm tích cực.

Vì vậy, kể chuyện sáng tạo là một trong những phương pháp giúp trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển trí tưởng tượng Đó là phương pháp được giáo

viên sử dụng với mục đích hình thành ở trẻ những kiến thức về các nhân vật,

các tình tiết, sự kiện va sự vật được miêu tả trong nội dung các câu chuyện kẻ,

đồng thời phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, năng lực nhận thức, khả năng giao

tiếp bằng ngôn ngữ Kẻ chuyện sáng tạo không chỉ được áp dụng trong hoạt

19

Trang 24

động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học mà còn là phương pháp hỗ trợ tốt

trong các hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, làm quen chữ

viết, âm nhạc,

Nhìn chung, kể chuyện sáng tạo là hoạt động ngôn ngữ có thé tác động đến toàn bộ sự phát triển tâm lý của trẻ Để kể sáng tạo được truyện rất cần có

ý tưởng Ý tưởng có khi xuất phát từ nội dung bức tranh, có khi từ vật trẻ

quan sát hay từ một câu chuyện đã nghe, một chủ đề được gợi ý, Từ ý

tưởng của truyện, trẻ tự xây dựng nội dung truyện theo một trình tự hợp lý,

sao cho người nghe hiểu được Khả năng này có phần hoàn chỉnh ở trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi, trẻ đã biết gợi nhớ lại những biểu tượng quen thuộc, có liên

quan đến câu chuyện sẽ kể và liên kết chủng thành một sự kiện có trình tự

hợp lý, chọn lọc từ ngữ thích hợp và sắp xếp chúng thành những cấu trúc câu

liên kết, liền mạch, thể hiện ý tưởng Quá trình trên cho thấy kể chuyện sáng

tạo đòi hỏi sự tham gia của các quá trình tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy,

ngôn ngữ Vì vậy, các quá trình tâm lý trên sẽ được phát huy tốt hơn trong

hoạt động ké chuyện sáng tạo

Trong số các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng kể chuyện sáng tạo thì

_ tưởng tượng chi phối mạnh nhất Những bài thơ, đồng dao, những câu chuyện

cỗ tích, đã từng bước, từng bước boi dưỡng khả năng tưởng tượng cho trẻ

Trong “Bông hồng vàng”, nha văn Nga Pautốpxki đã viết “7rước hết và

tưởng tượng của trẻ mẫu giáo đã phát triển mạnh mẽ, gặp tưởng tượng trong

các loại hình văn học nghệ thuật nó lại bùng sáng thêm vì theo Gorki M thì

“Ban chất của tâm hẳn trẻ em là ưa cái lộng lay, phi thường ".

Ban thân những câu chuyện kẻ cho trẻ đã kích thích trí tưởng tượng của chúng Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giáo viên còn áp dụng hệ thống các

phương pháp rèn luyện các kỹ năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ khiến khả

20

Trang 25

năng này càng tăng lên Cô dạy trẻ cach phát hiện các chi tiết, tình tiết, tính

cách, đặc điểm các nhân vật trong truyện, rồi gợi ý trẻ thử thay đổi những

chỉ tiết đó một cách hợp lý dé tạo thành một câu chuyện hay hơn, hấp dẫnhơn Thực chất, những điều trẻ thay đổi không nằm ngoài những gì trẻ đượcnghe, được nhìn thấy, được trải nghiệm, Tuy nhiên, nó vẫn chứa đựng sựsáng tạo qua việc chắp ghép, sắp xếp những kinh nghiệm cũ vào các tìnhhuống mới

Như vậy, kể chuyện sáng tạo là một hoạt động không thẻ thiếu đối với

trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi Kể chuyện sáng tạo ảnh hưởng đến toàn bộ các đặc điểm tâm lý của trẻ, đặc biệt là tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.

Tuy nhiên, nếu không có sự đầu tư nghiêm túc trong hoạt động kể chuyệnsáng tạo, giáo viên mầm non có thể làm suy giảm trí tưởng tượng, sáng tạo

vốn có của trẻ Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng các hình thức kể chuyện

sáng tạo là việc làm cần thiết của giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên

dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi

243 Truyện tranh không chữ

2.3.1 Định nghĩa Theo Wikipedia

Truyện tranh là một cuốn sách hình ảnh kết hợp tường thuật trực

quan và lời nói và thường dành cho trẻ em Các hình ảnh trong truyện

tranh sử dụng một loạt các phương tiện truyện thông như sơn dau, màu

nước, bút chì,

Vì truyện tranh thường dành cho trẻ nhỏ nên từ ngữ trong truyện rất cụ

thé, dễ hiểu và đặc biệt chú trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc.

GS Lee Chou Hee định nghĩa như sau:

Truyện tranh không chữ là những câu chuyện được xây dựng chỉ

dựa trên hình ảnh minh họa, miêu ta một cách sống động những hành

21

Trang 26

động tình cảm, sự di chuyển, vận động của các nhân vật Thông qua

tranh minh họa người đọc có thé nhận biết ngay mục tiêu và vấn dé nảy

sinh trong câu chuyện là gi Những quyền truyện tranh không chữ có

chất lượng, hắp dẫn độc giả phải là những câu chuyện truyền đạt một

cách phong phú nội dung của câu chuyện đến độc giả bằng những hình

ảnh sống động [IL4, tr.357]

Theo Katharyn Tuten-Puckett và Virginia H, Richey, truyện tranh

không chữ là “một hình thức độc đáo của văn học, trong đó ý nghĩa và nội

dung của tác phẩm được chuyển tải hoàn toàn trong hình ảnh minh hoa”

{II.3, tr XIX]

Khi nói về truyện tranh không chữ, Luken kết luận “hình ảnh nói lên tat cả” (11.6, tr.167] Jalongo Et Al thì cho rằng truyện tranh không chữ “đựa

hoàn toàn vào hình minh họa dé ké một câu chuyện " [IL8, tr.1 1] Còn với Hill

Man thì truyện tranh không chữ hoặc gần như là không có chữ được coi là

“những cuỗn truyện tranh “thuân túy”, có một hay rất ít từ ngữ” [IL6, 167],

nếu có thì chúng chỉ là những từ đại điện âm thanh hay chỉ là ghi chú của hình

ảnh Những hình ảnh thường rất chi tiết và câu chuyện của cuốn sách được

phát hiện sau mỗi bức tranh Câu chuyện được chuyến tải hoàn toàn thông

qua một chuỗi các hình ảnh minh họa Người đọc phân tích các hình ảnh dựa

trên vốn từ, nhận thức va kỹ năng thé hiện ngôn ngữ

Truyện tranh không chữ hiểu một cách đơn giản nhất đó là chuỗi các sự

kiện chỉ được thể hiện bởi các hình ảnh minh họa mà không có văn bản kèm

theo Người đọc có thể thỏa sức tưởng tượng câu chuyện theo cảm nhận cá nhân Điều đặc biệt là người đọc có thể “sáng tạo” nhiều câu chuyện khác

nhau chỉ với một quyển truyện tranh không chữ Đó chính là lý do vì sao

truyện tranh không chữ lại được khuyến khích sử dụng để phát triển kỹ năng

kể chuyện sáng tạo

22

Trang 27

2.3.2 Đặc trưng của truyện tranh không chữ

Truyện tranh không chữ trước hết vẫn là một cuốn truyện tranh thông

thường Các câu chuyện trong truyện tranh chính thống không chỉ phụ thuộc

vào hình ảnh minh họa mà còn chịu ảnh hưởng của văn phong có sẵn của tác giả nhưng câu chuyện trong truyện tranh không chữ chỉ phụ thuộc vào chuỗi

các hình ảnh mà không cần đến sự hỗ trợ của từ ngữ Truyện tranh không chữ

là minh chứng đúng đắn cho châm ngôn của người Trung Quốc “Một bứctranh đáng gia hàng nghìn từ ngữ”, vì đề đọc được một quyên truyện tranh

không chữ, người đọc sử dụng các tín hiệu hình ảnh từ các tranh minh họa

theo ý của bản thân dé sáng tạo ra câu chuyện va thu hút người nghe.

Truyện tranh không chữ vì không có chữ nên buộc người đọc phải quan

sát, xem xét kỹ các hình ảnh minh họa, tình tiết các sự kiện xảy ra trong

truyện hơn là khi đọc truyện tranh chính thống Vì vậy, không có từ ngữ, mọi

sự giải thích đều phụ thuộc vào người đọc mà không phải là chính tác giả của

câu chuyện.

Truyện tranh không chữ la một trải nghiệm độc đáo, đầy thách thức và

bỏ ich cho cả người sáng tác lẫn người đọc Truyện tranh không chữ cho phép

nhiều cách để ké những câu chuyện và thường khác nhau dựa trên sắc tộc hay

nền văn hóa của người đọc Việc “đọc” truyện tranh không chữ đòi hỏi phải

sử dụng tối đa các kỹ năng ké chuyện trực quan và cách diễn đạt của cá nhân

Trong truyện tranh không chữ, tình tiết câu chuyện phụ thuộc vào

người đọc Một người có thể đọc câu chuyện theo cách nảy nhưng người kia

lại có thể tạo nên một phiên bản khác Có thể nói câu chuyện được tạo ra phụ

thuộc nhiều vào khả năng quan sát, tư duy, nhận thức, xúc cảm tích cực, năng

lực tưởng tượng và khả năng điễn đạt bằng ngôn ngữ cá nhân người đọc

23

Trang 28

Xét về hình thức, truyện tranh không chữ được chia làm hai loại:

© Truyện có rất ít chữ, thường là một từ hoặc một câu đơn giản

on wheels!

Trang 29

Xét về phong cách va mức độ phức tạp

e© Truyện nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động, nội dung đơn giản, dé

hiểu, không quá nhiều chỉ tiết

Trang 30

2.3.3 Yếu tố cấu thành truyện tranh không chữ dành cho lứa tuổi

mầm non

Truyện tranh không chữ bao gồm nhiều thể loại Nó có thể là tiểu

thuyết lịch sử và thực tế tưởng tượng, văn hóa dân gian, du lịch hay nhữngcâu chuyện về đề tài muông thú, hài hước, phiêu lưu

Yếu tố cau thành truyện tranh không chữ dành cho lứa tuổi mam non

bao gom tink van hoc va tinh hé thống.

Truyện tranh không chữ có tất cả các yếu tố của văn học Yếu tố văn

học ở đây được hiểu là chủ đề, nhân vật, bối cảnh trong câu chuyện Đối với

độ tuôi mầm non, phan lớn truyện tranh không chữ đều xoay quanh các đề tàinhư gia đình, bản thân, thế giới xung quanh, các mùa trong năm, các hoạt

động thường nhật, Trọng tâm của câu chuyện thường xoay quanh một hoặc

hai tuyến nhân vật chính

Truyện tranh không chữ mang tính hệ thống Khi đọc truyện tranhkhông chữ, trẻ em phải học cách sắp xếp ý tưởng theo một trình tự hợp lý của

các sự kiện, chú ý đến chỉ tiết, suy luận logic Không có từ ngữ hướng dẫn, trẻkhông những phải tự quan sát các hình ảnh minh họa để xác định chủ đề câu

chuyện mà còn phải xác định tính cách nhân vật, phán đoán không gian và

thời gian của truyện, dự kiến các tình tiết có thể xảy ra trước và sau thời điểm

đang kẻ Từ đó, trẻ phát hiện được rằng truyện tranh không chữ không phải là

các hình ảnh minh họa ngẫu nhiên mà đó là một câu chuyện có khởi đầu vàkết thúc rõ ràng và được trình bày thông qua một chuỗi các sự kiện có hệ

thống.

Truyện tranh không chữ dành cho lứa tuéi mầm non giàu chỉ tiết, sắc

nét và day màu sắc Đường nét các tranh minh họa trong truyện tranh không

chữ dành cho trẻ em đơn giản, không phức tạp Hành động của nhân vật

26

Trang 31

thường ở dạng động dễ dàng gợi cho trẻ ý tưởng để xâu chuỗi các hình ảnh

minh họa thành một câu chuyện hoàn chỉnh và lôi cuốn người nghe

Kích cỡ của truyện tranh không chữ cũng giống như những cuốn truyện

tranh thông thường khác Dé phù hợp với việc tri giác gần, thuận lợi cho việc

giở truyện của trẻ, kích thước của truyện thường là tỉ lệ vừa phải, khoảng

(16cm x 20cm), (17cm x 21 cm) dành cho trẻ nhỏ hay (26cm x 22cm), (22cm

x 29cm) dành cho trẻ lớn hơn.

2.3.4 Tác dụng của truyện tranh không chữ đối với sự phát triển

của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Truyện tranh không chữ là công cụ tuyệt vời giúp trẻ em phát triển

ngôn ngữ nghệ thuật, khả năng quan sát, tư duy, phán đoán va năng lực tưởng

tượng thông qua thiết kế và tranh minh họa.

Trong cuốn truyện tranh không chữ vì có rất ít từ ngữ hoặc hoàn toàn

không có “chữ” nào nên người đọc phải xem xét cẫn thận các tinh tiết để giải

thích câu chuyện từ các hình ảnh Có thể nói truyện tranh không chữ còn giúp

27

Trang 32

phát triển khả năng quan sát qua tranh ảnh minh họa Điều này giúp trẻ tập

trung vào chuỗi các sự kiện trong truyện và tạo cho chúng cơ hội phát triển kỹ

năng kể chuyện Thông qua việc trẻ tự giải thích câu chuyện, trẻ sẽ biết đượckết cấu của một câu chuyện: phần mở đầu và kết thúc truyện Cuốn truyệnnày cũng giúp trẻ thực hiện các kết luận hoặc phán đoán tốt những gì đang

xảy ra trong câu chuyện dựa trên những hình ảnh mà chúng nhìn thấy trong

cuốn sách và khả năng nhận thức của chúng

Bea cạnh đó, truyện tranh không chữ còn cung cấp một nền tảng tuyệt

vời cho việc sáng tạo văn học sau nay Truyện tranh không chữ là bước khởi

đầu cho việc phát triển các câu chuyện bằng lời và bằng văn bản qua các cuộc

đối thoại của các nhân vật, thiết lập nội dung, mô tả nhân vật, thứ tự các sự

kiện và phát triển nội dung câu chuyện Do vậy, truyện tranh không chữ có

thể hỗ trợ nhiều trong việc giáo dục người đọc trở nên sâu sắc, nhạy bén và

linh hoạt hơn Đọc truyện tranh không chữ không những giúp trẻ cảm thấy

thoải mái với sách bởi vì ở đây không có câu trả lời đúng hay sai ma chỉ giúp

chúng khám phá niềm vui của việc đọc một cuốn sách Truyện tranh không

chữ còn có tác dụng cải thiện các kỹ năng đọc và viết ở trẻ lớn hơn.

Ngoài ra, truyện tranh không chữ có thể sử dụng cho việc hướng dẫn

còn là định dạng tuyệt vời để khuyến khích trẻ khám phá các khía cạnh và

thuộc tính của một cuốn sách nói chung và một quyền truyện tranh nói riêng

Thông qua việc “đọc” truyện tranh không chữ, trẻ có thể bắt đầu hiểu rằng

không chữ thì ngay cả với những trẻ nhỏ cũng có thé trở thành một “người

đọc” tích cực.

Như đã nói, truyện tranh không chữ không những kích thích óc phán

đoán mà còn phát huy trí tưởng tượng của trẻ Quá trình phát triển tưởng

28

Trang 33

tượng lại gắn bó chặt chẽ với sự phát triển ngôn ngữ Trong hoạt động kể

chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ, ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò

đặc biệt quan trọng đối với tưởng tượng của trẻ Ngôn ngữ cho phép trẻ tái

hiện những cảm nhận, cảm xúc, suy nghĩ, những liên tưởng, tưởng tượng về

đối tượng trên tranh minh họa ra bên ngoài giúp người nghe hiểu được ý nghĩ,

tư tưởng, tình cảm cá nhân đối với biéu tượng về đối tượng mà trẻ tri giác

được.

Nhu vậy, có thé nói truyện tranh không chữ không những kích thich trítưởng tượng, óc phán đoán cho trẻ nhỏ mà còn giúp phát huy một số kỹ năngtiền đọc viết, khả năng cảm thụ văn học một cách cao nhất Truyện tranh

không chữ được coi như là bước đầu tiên để hướng đến việc đọc thực sự.

Quan trọng hơn, truyện tranh không chữ có thể nâng cao các kỹ năng sau

{H.11, tr.4]

e Phat hiện được trình tự không gian va thời gian

e Xác định các chỉ tiết

e Xác định và giải thích các mỗi quan hệ nhân quả

e Kích thích khả năng suy luận, phán đoán

© Phát triển tri tưởng tượng và ngôn ngữ

2.3.5 Tác dụng của truyện tranh không chữ đối với sự phát huy trí

tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tudi

Như chúng ta đã biết, việc phát huy trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi không thể tách rời phát triển ngôn ngữ vì hai yếu tố này luôn song hành

cùng nhau Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ mới có thể bộc lộ được suy nghĩ, tìnhcảm, ý tưởng của mình đến với mọi người

Thể loại truyện tranh không chữ bao gồm những hình ảnh minh họa cho phép người đọc sử dụng trí tưởng tượng và ngôn ngữ cá nhân dé giải

29

Trang 34

thích, tường thuật lại những gì họ thấy và nghĩ Chính vì vậy, truyện tranh

không chữ là cách thức tuyệt vời dé phát huy trí tưởng tượng cho trẻ.

Truyện tranh không chữ còn thúc đây độc giả thẻ hiện trí tưởng tượng

bằng cách riêng mà những quyển sách khác không làm được Một quyên sách

với “đầy những chữ” cho phép người đọc hài lòng với những điều mà tác giả

nói rằng sẽ xảy ra trong câu chuyện Nhưng với truyện tranh không chữ,

người đọc tự tạo ra một câu chuyện với sự giúp đỡ của chính tác giả - người

vẽ tranh của truyện tranh không chữ Để xây dựng câu chuyện của cá nhân,

trẻ cần vận dụng các kinh nghiệm đã được tích lũy từ các câu chuyện được

nghe trước đó kết hợp trí tưởng tượng Trẻ dựa vào hình ảnh minh họa để

tường thuật lại, giải thích các tình huống và xâu chuỗi các sự kiện trong truyện một cách có hệ thống bằng ngôn ngữ cá nhân.

Với bức tranh đưới đây, bé Nguyễn Đắc Hoàng Khang - trẻ lớp Lá | trường mam non Hoa Hồng quận Gò Vap đã kể:

Rồi xong, Voi hỏi:

- Các bạn đang chơi du dây.Các bạn nhớ là du dây rất nguy

hiểm, lỡ các bạn không thấy sẽ đụng vào đuôi của người

30

Trang 35

Có thể nói thông qua những câu chuyện trong truyện tranh không chữ

có thể phát triển khả năng quan sát, tư duy cùng trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ Truyện tranh không chữ là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy sự sáng tạo,

nâng cao vốn từ và hoàn thiện các kỹ năng đọc Với truyện tranh không chữ,

trẻ sẽ học cách "đọc" những hình ảnh minh họa trong truyện.

Truyện tranh không chữ không bị ràng buộc bởi bat cứ một tir ngữ nào

Do đó, trẻ có thể hóa thân vào nhân vật mà trẻ thích Từ đó, trẻ có thể “vẽ”thêm nhiều ý tưởng mới lạ, những câu nói, hành động ma bản thân muốn nói

và làm trong thời điểm ấy Trí tưởng tượng của trẻ sẽ được kéo dài mãi khi trẻ

31

Trang 36

thả mình vào câu chuyện vì truyện tranh không chữ thường có một kết thúc

mở, trẻ có thể tự “viết” một kết thúc “có hậu” theo ý thích.

Với hình ảnh minh họa đưới đây, trẻ đã cho được nhiều cái kết như:

e Voi chở các bạn vào tham quan khu rừng.

e Voi mời các bạn về nhà chơi.

© Sau khi chơi xong, voi chở các bạn về nhà

e Từ đó, voi, khi, rùa và ếch trở thành bạn thân.

© Cac bạn lại tiếp tục lên đường.

Những hình ảnh minh họa trong truyện tranh không chữ như là sự gợi ý

cho trẻ Trẻ sử dụng vốn kinh nghiệm của ban thân cùng trí tưởng tượng dé

xâu chuỗi các hình ảnh minh họa Cuối cùng, trẻ dùng ngôn ngữ để bộc lộ rabên ngoài sản phẩm của trí tưởng tượng là câu chuyện của trẻ sáng tạo

Có rất nhiều hình thức kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển trí tưởng

tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non như: kể tiếp và kết thúc

32

Trang 37

câu chuyện của cô giáo, kể chuyện theo tranh có sự trợ giúp của yếu tố trực

quan, kể chuyện tự do theo chủ dé hay tình huống, kể chuyện theo sách, kẻchuyện theo một số nhân vật do cô giáo nêu ra, Dù với hình thức kể chuyện

sáng tao nao thì câu chuyện của trẻ kể phải bảo đảm:

© Truyện kẻ trình bày một nội dung, ý tưởng cụ thé, phan ánh được

hiện thực khách quan

© Ngôn ngữ kể chuyện phải liên kết, rõ ràng, dé hiểu đối với người

nghe

© Truyện kể phải ngắn gọn, nội dung thông tin đầy đủ và đặc trưng

nhất, loại bỏ những điều vụn vặt, từ thừa, ý thừa trong lời nói

© Truyện phải do trẻ tự kể, tức là thể hiện hoàn toàn bằng ngôn

ngữ độc thoại

e Truyện kể phải có cấu trúc nhất định: mở đầu, diễn tiến và kết

thúc mặc dù không cần thiết chặt chẽ như truyện kể của người

lớn

© Truyện kể của trẻ thể hiện thai độ, cảm xúc tinh cảm của cá nhân

đối với sự vật, hiện tượng

Thực tế cho thấy việc đáp ứng đầy đủ các yếu tế trên trong việc “hoànthành” sản phẩm truyện ké sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi tại các trườngmam non là rat ít Các giáo viên mầm non thường gợi ý cho trẻ quá chỉ tiết,

vụn vặt, can thiệp quả sâu vào ý tưởng cũng như cách thể hiện câu chuyện của

trẻ Điều này vô hình trung là sự gò ép trẻ theo một khuôn khổ, chuẩn mực, ý

tưởng của cô Cuối cùng, trẻ chỉ là người “sao chép” lại, chưa kích thích được

hứng thú của trẻ cũng như phát triển tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng tượng và khả

năng sáng tạo tiềm tàng nơi trẻ Quan điểm giáo dục hiện đại đặc biệt chú ý

đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, xem trẻ là trung tâm củaquá trình giáo dục Vì vậy, cần tìm kiếm hình thức, phương pháp kế thừa và

33

Trang 38

phát triển các phương pháp kế chuyện sáng tạo “truyền thong” nhằm kích

thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo ở trẻ.

Truyện tranh không chữ tuy không có lời dẫn nhưng thứ tự các hình

ảnh minh họa đã thể hiện bố cục câu chuyện: mở đầu, diễn tiến và kết thúc

Chính những đường nét, màu sắc, sắc thái của nhân vật và bố cục của các hình ảnh minh họa đã có thể gợi cho trẻ những liên tưởng, tưởng tượng thú vị

về câu chuyện Trong khi kể, trẻ có thể thoải mái nói lên suy nghĩ, sự tưởng

tượng của mình về hình ảnh minh họa cũng như câu chuyện tùy thuộc vào

kinh nghiệm sống và nhận thức của bản thân Vì vậy, có thể nói hướng dẫn trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng truyện tranh không chữ là phương pháp giúp cho

trẻ có thé chủ động, tích cực hơn trong hoạt động ké chuyện sáng tạo và đặcbiệt là khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo nơi trẻ.

34

Trang 39

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TE VE DIA BAN VÀ

DOI TƯỢNG DIEU TRA

1 Mục đích khảo sát

Bước đầu tìm hiểu các nhận định của giáo viên mầm non và Ban GiámHiệu một số trường mam non về việc phát triển kỹ năng ké chuyện sáng taocho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi thông qua truyện tranh không chữ

2 Nhiệm vụ khảo sát

Bước đầu tìm hiểu thực trạng tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn

học trong trường mằm non, đặc biệt là hoạt động kể chuyện sáng tạo nhằm

phát triển kỳ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Tổng hợp, xử lý các phiếu phỏng vấn một số giáo viên mầm non, Ban

Giám Hiệu các trường mam non để rút ra nhận xét, kết luận.

3 Khách thể khảo sát

58 giáo viên mầm non lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non

thuộc khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh

e© Trường Mầm Non Hoa Mai, quận 3

e© Trường Mầm Non Thực Hành, quận 10

° Trường Mam Non 11, quận Tân Bình

¢ Trường Mam Non Hoa Hồng, quận Gò Vap

© Trường Mam Non Hoa Lan, quận Gò Vấp

© Trường Mam Non Hồng Nhung, quận Gò Vấp

e Một số trường mầm non thuộc nội thành thành phó Hồ Chí Minh

Hiệu Trưởng và Phó Hiệu Trưởng phụ trách chuyên môn trường Mầm

Non 11, quận Tân Bình

35

Trang 40

Phó Hiệu Trưởng phụ trách chuyên môn trường Mam Non Thực Hanh,

quận 10

Phó Hiệu Trưởng phụ trách chuyên môn trường Mam Non Hoa Hồng,

quận Gò Vấp

4 Phương pháp khảo sát

Phát phiếu điều tra giáo viên mầm non đang phụ trách các lớp mẫu giáo

5-6 tudi, Ban Giám Hiệu trường mầm non để tìm hiểu về ý kiến, cách đánh

giá của họ về van dé phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tao qua truyện tranh

không chữ trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.

‘Thong kê, xử lý số liệu thu nhận được

5 Kết quả khảo sát

5.1 Một số nhận định của giáo viên mầm non về việc phát triển khả

năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động làm quen tác phẩm

văn học qua truyện tranh không chữ

Ba ké:

Bảng 1: Khả năng tưởng tượng của trẻ em

KH na

-ý | đồng-ý đồng -ý

năng tưởng tượng

Với bảng 1, kết quả thu được:

Giáo viên mầm non được khảo sát đã nhận định về khả năng tưởng

tượng của trẻ như sau:

e 56/58 phiếu đồng ý với ý kiến mọi trẻ đều có khả năng tưởng

tượng, chiếm 96.55%

36

Ngày đăng: 12/01/2025, 02:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), “Tuyển tập các bài viết về giáo dụcmam non” (3 tập), NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các bài viết về giáo dụcmam non
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Thu Huyền (2005), “Tìm hiểu khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non thuộc khu vựcnội thành thành phô HCM”, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non thuộc khu vựcnội thành thành phô HCM
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Năm: 2005
12. loan Almon, Vũ Huy dịch (2002), “Giáo dục bằng sự làm việc làm saođể phát triển óc sáng tạo cho trẻ em", NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục bằng sự làm việc làm saođể phát triển óc sáng tạo cho trẻ em
Tác giả: loan Almon, Vũ Huy dịch
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2002
13. Nguyễn Xuân Khoa, Dinh Văn Vang (1999), “Phát triển ngôn ngữ chotrẻ mẫu giáo qua thơ - truyện”, NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ chotrẻ mẫu giáo qua thơ - truyện
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa, Dinh Văn Vang
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 1999
14. M.AR.NAU.ĐỐP (1978), “Tâm lý học sáng tạo văn học”, NXB Vănhọc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sáng tạo văn học
Tác giả: M.AR.NAU.ĐỐP
Nhà XB: NXB Vănhọc
Năm: 1978
15. La Thị Bắc Lý (2006), “Giáo trình văn học trẻ em”, NXB DHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học trẻ em
Tác giả: La Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB DHSP
Năm: 2006
16. La Thị Bắc Lý (2008), “Van học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mam non”, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Van học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổimam non
Tác giả: La Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2008
17. L.X.VUGOTXKI (2002), Duy Lập biên dịch, “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tudi thiếu nhỉ", NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí tưởng tượng sángtạo ở lứa tudi thiếu nhỉ
Tác giả: L.X.VUGOTXKI
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2002
18. Lê Thị Thanh Nga dịch (2000), “Nâng cao kinh nghiệm sáng tạo”, Trường CDSPMGTW3, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao kinh nghiệm sáng tạo
Tác giả: Lê Thị Thanh Nga dịch
Năm: 2000
19, Lê Thị Thanh Nga dịch (2007), “Ranh giới giữa sự tưởng tượng vahiện thực”, Thông tin khoa học giáo dục mầm non số 15 — 01/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ranh giới giữa sự tưởng tượng vahiện thực
Tác giả: Lê Thị Thanh Nga dịch
Năm: 2007
21. Nguyễn Thị Tuyết Sương (2006), “Giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ truyện kểthông qua hệ thống câu hỏi”, Tạp chí giáo dục mầm non số 4-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ truyện kểthông qua hệ thống câu hỏi
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Sương
Năm: 2006
22. Dinh Hồng Thái, Tran Thị Mai (2008), “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngônngữ cho trẻ mầm non
Tác giả: Dinh Hồng Thái, Tran Thị Mai
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
23. Dinh Hồng Thái, Lưu Thị Thu Hằng (2005), “Một số kết quả nghiêncứu về đặc điểm kể chuyện theo kinh nghiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, Tạp chí giáo dục 109 — 3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiêncứu về đặc điểm kể chuyện theo kinh nghiệm của trẻ mẫu giáo 5-6tuổi
Tác giả: Dinh Hồng Thái, Lưu Thị Thu Hằng
Năm: 2005
24. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), “Khuyến khích trẻ sáng tạo”, Tạp chí giáo dục mầm non số 4-2006, trang 28-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến khích trẻ sáng tạo
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Khả năng tưởng tượng của trẻ em - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bảng 1 Khả năng tưởng tượng của trẻ em (Trang 40)
Bảng 2: Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và sự cần thiết phát huy trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tudi - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bảng 2 Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và sự cần thiết phát huy trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tudi (Trang 41)
Bảng 3: Biện pháp phát huy trí tưởng tượng trong hoạt động cho - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bảng 3 Biện pháp phát huy trí tưởng tượng trong hoạt động cho (Trang 42)
Bảng 5: Mức độ cần thiết và việc sử dụng truyện tranh không chữ - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bảng 5 Mức độ cần thiết và việc sử dụng truyện tranh không chữ (Trang 45)
Bảng 6: Mức độ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển kỹ năng kể chuyện - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bảng 6 Mức độ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển kỹ năng kể chuyện (Trang 48)
Bảng 7: Khả năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi kể chuyện sáng tạo bằng truyện tranh không chữ - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bảng 7 Khả năng diễn đạt của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi kể chuyện sáng tạo bằng truyện tranh không chữ (Trang 49)
Bảng  8: Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi khi được tiếp - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ng 8: Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi khi được tiếp (Trang 50)
Hình thức đánh giá: chúng tôi tiến hành đánh giá từng cá nhân trẻ theo - Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Hình th ức đánh giá: chúng tôi tiến hành đánh giá từng cá nhân trẻ theo (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w