KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ SƯ PHAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 72 - 76)

1. Kết luận chung

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tông hợp tài liệu va tìm hiểu thực tế nhận thức của một số giáo viên mam non, Ban Giám Hiệu trường mam non

về việc phát triển kỹ năng ke chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông

qua truyện tranh không chữ cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, tưởng tượng là một chức năng cần thiết cho cuộc sống. Trí tưởng tượng bao giờ cũng được xây dựng bằng những yếu tế

lấy trong hiện thực và đã có trong kinh nghiệm của con người. Hoạt

động sáng tạo của tưởng tượng phụ thuộc trực tiếp vào sự phong phú, đa dạng của kinh nghiệm của con người bởi vì kinh nghiệm đó là chất

liệu để tạo nên cấu trúc của tưởng tượng. Kính nghiệm của con người

càng phong phú thì trí tưởng tượng càng có nhiều chất liệu. Chính vì thế mà trẻ càng lớn, khả năng tưởng tượng càng cao hơn trẻ nhỏ. Ở trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi, mam mống của tưởng tượng sáng tạo đã xuất hiện.

Vi thế, giáo viên cần nuôi dưỡng, phát triển khả năng tưởng tượng tái

tạo cho trẻ, làm bàn đạp cho việc phát huy trí tưởng tượng sáng tạo

được tốt hơn.

Thứ hai, thể loại truyện tranh không chữ không phải là thé loại mới của nền văn học thế giới nói chung và thẻ loại dành cho trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, tại các trường mầm non Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng phát huy tác dụng của thé loại truyện này trong nhà trường.

Vì đặc điểm riêng của nó là chỉ có hình ảnh minh họa mà không có chữ nên rat tết trong việc phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ. Trẻ có thể dựa trên nền hình ảnh minh họa của truyện tranh không chữ kết

hợp với vốn sống, kinh nghiệm được tích lũy để dễ dàng “sáng tác”

những câu chuyện mang phong cách cá nhân.

Thứ ba, trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, có rất nhiều hình thức cũng như phương pháp phát triển tưởng tượng cho trẻ. Trong đó, các hình thức kể chuyện sáng tạo có ảnh hưởng tương đối rõ nét đến khả năng tướng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi.

Vì vậy, cần quan tâm phát triển kỹ năng kế chuyện sáng tạo cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Thứ tư, phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo phụ thuộc vào

kỹ năng của trẻ, nhiệm vụ giáo dục và loại kế chuyện. Với mục đích phát triển kỹ năng sáng tạo, giáo viên có thẻ sử dụng nhiều hình thức kẻ chuyện sáng tạo khác nhau như: ké thay đổi đoạn kết, kể theo chủ đẻ,...

Tuy nhiên, các hình thức này thường mang tính áp đặt của giáo viên

nhiều hơn là kích thích trí tưởng tượng ở trẻ. Vì vậy, việc tìm kiếm và áp dụng hình thức cũng như phương pháp hướng dẫn trẻ kế chuyện sáng tạo là việc làm cần thiết của các nha giáo dục.

Thứ năm, phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo với truyện

tranh không chữ là phương pháp giúp trẻ tự vận dụng kinh nghiệm

sống, khả năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp phối hợp với tưởng tượng tích cực, xúc cảm mà “phóng tác” câu chuyện bằng ngôn ngữ cá nhân. Thiết nghĩ, nếu phối hợp tốt phương pháp nảy với các phương pháp khác trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học có thể phát huy tối đa kỹ năng kể chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, góp phần tạo nền tảng cơ bản cho sáng tạo thực thụ sau này của

các em.

Trong quá trình bước đầu thử nghiệm phương pháp day trẻ kẻ chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ cũng cho phép chúng tôi rút ra kết luận

Sau:

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đã có khả năng kể chuyện sáng tao, đặc biệt là với truyện tranh không chữ. Trẻ đã có thể quan sát các hình ảnh minh họa trong truyện kết hợp với trí tưởng tượng của bản thân, kể có hệ thống và kết hợp chặt chẽ các tình huống có vấn đề trong truyện với

nhau tạo thành một “tác phim” có cấu trúc văn chương với mở đầu và

kết thúc rõ ràng.

2. Một số ý kiến đề xuất

Sau khi nghiên cứu tài liệu và bước đầu thăm đò thực tế nhận thức của một số giáo viên mầm non và nhận định của Ban Giám Hiệu trường mầm non

về việc phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo qua truyện tranh không chữ cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho phép chúng tôi rút ra một số đề xuất sau:

Thứ nhất, cần nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ của giáo viên mam non khi tham gia giáo dục trẻ đặc biệt là nhận thức về trí tưởng tượng, khả năng kế chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi.

Thứ hai, thông qua truyện tranh không chữ, giáo viên mam non giúp trẻ bộc lộ khả năng quan sát, tư duy, thể hiện cảm xúc cá nhân,

năng lực ngôn ngữ, kích thích khả năng phán đoản, suy luận, tưởng

tượng, làm quen với sách, chữ viết, tạo tiền đề cho việc ham thích đọc sách sau này. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức đa dạng các hoạt động, tạo

nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm với truyện tranh không chữ nhằm phát

huy tối đa kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ.

Thứ ba, cần tô chức chuyên đề giới thiệu và hướng dẫn các giáo viên mầm non cách sử dụng truyện tranh không chữ trong hoạt động

70

cho trẻ làm quen tác phẩm văn học và chú ý phát triển kỹ năng kể

chuyện sáng tạo cho trẻ.

Thứ tư, dé có thé tiến hành đạt hiệu quả cao hoạt động dạy trẻ

kể chuyện sáng tạo bằng truyện tranh không chữ, giáo viên mầm non cần trang bị cho trẻ vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ tương đối tốt.

Bên cạnh đó, việc t6 chức môi trường hoạt động thân thiện va lựa chọn những bộ truyện tranh không chữ có chất lượng nhằm kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực khám phá nơi trẻ cũng quan trọng không

kém.

Thứ năm, phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học. Phụ huynh cần phối hợp cùng với giáo viên và nhà trường dé tìm kiếm những thẻ loại truyện mới và phù hợp với nhu cầu, nhận thức của trẻ nhằm phát triển toàn diện nhân cách cũng

như trí tuệ cho trẻ.

Thứ sau, các nhà nghiên cứu giáo dục có thé nghiên cứu thêm đề

vận dụng phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo bằng truyện tranh

không chữ cho trẻ lớp Mam, Choi nhằm đón đầu, phát triển một cách sớm nhất khả năng tưởng tượng sáng tạo cũng như kỹ năng kể chuyện

sáng tạo cho trẻ mẫu giáo. :

71

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)